2 thg 12, 2013

Cố Mi Sanh

Cố Mi Sanh tức Cố Mị, nguyên người Nam Kinh, Bản Kiều Tạp Ký chép: "Cố Mị tự Mi Sanh, tên Mị, hiệu Hoành Ba, sau đổi là Thiện Trì. Người trang nghiêm tịnh nhã, phong độ siêu quần; tóc mai như mây biếc , hoa đào xấu hổ, lưng ong nhỏ nhắn, eo thon nhẹ nhàng. Thông văn sử, vẽ hoa lan rất khéo, tài ngang với Mã Thủ Chân , nhưng tư dung xem có phần hơn, được tôn xưng là Nam Khúc đệ nhất nhân." Đủ thấy nàng không những dáng vẻ thùy mị đáng yêu, lại còn đầy đủ văn tài nghệ kỹ.
Trứ danh văn nhân Dư Hoài với Cố Mi tình thâm nghĩa hậu; nhưng sau, Cố và Lưu Phương ước hẹn làm phu phụ, không lâu thì bội ước lên kiệu hoa về làm thiếp của một trong Giang Tả Tam Đại gia đã đầu hàng Thanh binh là Cung Đính Sơn. Lưu do đó phẫn uất lấy thân tuẫn tình. Cung được Cố Mị, cực kỳ sủng ái, nhân thế mới đặt hiệu là Thiện Đặc , về sau lấy Cố làm thê, quan phong đến hàng nhất phẩm. Cung lúc đó là Thanh triều Lễ bộ Thượng thư, được tứ phương danh sĩ tại kinh sư kính ngưỡng trọng vọng, phàm có khách tới cầu Cung về thi thư họa, thảy đều do Cố Mị đại bút, thanh danh tài khí của nàng càng thêm thịnh. Cố thị bèn lợi dụng địa vị chính trị của Cung, đối với kháng Thanh chí sĩ khẳng khái chu cấp giúp đỡ.

Năm 1657, Cung đem Cố Mị du ngoạn Kim Lăng, trọ lại bên bờ sông Tần Hoài trong khu hoa viên gần Đại Du phường. Có một ngày, nàng đưa cho Cung một bài thơ, đại ý nói nàng ở Văn Đức kiều gặp Diêm Nhĩ Mai trong bộ y phục hòa thượng. Cung ấm ớ giật mình. Nguyên lai Diêm là Cử nhân của Bái huyện, lúc Thanh binh xuôi nam thì ông ta ở Từ Châu khuyên Sử Khả Pháp suất lĩnh ba quân ngược bắc lên Sơn Đông ngăn lại; những năm đó ông ta lưu lạc khắp nơi cổ xúy phản Thanh phục Minh, bị Thanh triều truy lùng. Cung bắt được tin đồn rằng Diêm Nhĩ Mai ẩn náu đâu đó trong khuôn viên thôn đường, lần này cho Thanh quân tứ bề bao vây đen kịt, may nhờ Cố Mị cơ trí bảo hộ, che đậy cho Diêm cuối cùng được thoát hiểm. Đại tài tử Viên Mai tán thưởng: "Lễ hiền ái sĩ, hiệp nội tuấn tằng."

Cuối thu năm 1664, ngõ phố Thiết Sư Tử tại Bắc Kinh, Cố Mị trong Cung phủ ngọa bệnh mà mất. Số xe điếu tang ước lượng trăm chiếc; xa xôi tận Giang Nam có Diêm Nhĩ Mai, Liễu Kính Đình, Dư Hoài  nơi An Huy (Lư châu), vì nàng mà khai điếu thiết tế. Cung về lại Trường Bổng tự ở Bắc Kinh cất Diệu Quang các, tập hợp những mẩu chuyện làm thành Bạch Môn Liễu Truyền Kỳ lưu truyền hậu thế




Nguồn dienanh.net.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét