Bao giờ cũng vậy, thường
vào độ cuối năm khi cơn gió heo may chợt về, chiếc lá khô xào xạc rời cành thì
tiếng những con cào cào vỗ cánh đạp lá dường như rõ hơn, khô giòn hơn…
Ở làng quê cây cối, tre pheo, cỏ rả nhiều loại. Do vậy những chú cào cào hình như cũng có sự lựa chọn nơi trú ngụ thích hợp cho mình. To nhất, dữ tợn nhất là cào cào dứa, toàn thân nhuộm một màu xanh lét, đôi mắt lúc nào cũng long sòng sọc, bộ cánh ngoài cứng bóp không lún, nhất là đôi càng to mập, khoẻ, túm không vững chúng chỉ đạp một phát đã bay vèo để lại vết gai đâm vào tay đau điếng. Muốn bắt được rất khó vì chúng đậu cao, len lỏi trong bụi dứa dại đầy gai góc. Thứ đến là cào cào tre, còn gọi là cào cào ngô, bao giờ cào cào ngô cũng đậu ở bụi tre, bọn này sinh sôi nhanh có khi “tàn phá” làm cả những bờ tre bên làng xơ xác, chỉ còn lại trơ cành trơ cuộng, phân rơi vãi lả tả chân bờ. Thân xác thì nhỏ hơn cào cào dứa nhưng cũng thuộc loại dữ tợn có màu đặc trưng – xanh.
Cào cào cỏ, cào cào lúa cùng một loại chúng chỉ ăn lá
cỏ lá lúa, thân chỉ nhỏ bằng đầu đũa, con đực bao giờ cũng nhỏ nhưng đanh, rắn,
nhanh nhẹn hơn con cái. Đôi cánh viền nâu xanh nhạt, có năm bọn cào cào châu
chấu phát triển thành dịch phá hoại mùa màng. Khi mùa lúa gặt đã vãn chúng dồn
cả lên vệ cỏ, ven đường người qua lại tung bay ràn rạt. Ở làng quê cây cối, tre pheo, cỏ rả nhiều loại. Do vậy những chú cào cào hình như cũng có sự lựa chọn nơi trú ngụ thích hợp cho mình. To nhất, dữ tợn nhất là cào cào dứa, toàn thân nhuộm một màu xanh lét, đôi mắt lúc nào cũng long sòng sọc, bộ cánh ngoài cứng bóp không lún, nhất là đôi càng to mập, khoẻ, túm không vững chúng chỉ đạp một phát đã bay vèo để lại vết gai đâm vào tay đau điếng. Muốn bắt được rất khó vì chúng đậu cao, len lỏi trong bụi dứa dại đầy gai góc. Thứ đến là cào cào tre, còn gọi là cào cào ngô, bao giờ cào cào ngô cũng đậu ở bụi tre, bọn này sinh sôi nhanh có khi “tàn phá” làm cả những bờ tre bên làng xơ xác, chỉ còn lại trơ cành trơ cuộng, phân rơi vãi lả tả chân bờ. Thân xác thì nhỏ hơn cào cào dứa nhưng cũng thuộc loại dữ tợn có màu đặc trưng – xanh.
Chúng rất sán lửa “cào cào thấy lửa bò vào”, biết vậy tối chỉ cần đốt một đống rấm ngoài đồng rồi mang dậm ra chao, thoáng một cái đã bắt được lưng lửng giỏ, về vặt chân, vặt cánh, rút đầu rang nhạt ăn rất ngon nên quê tôi còn gọi cào cào là “tôm bay”. Bắt được nhiều, rang qua mang chợ bán nhiều người ưa thích. Vào cữ cuối năm đi câu, cào cào là thứ mồi câu cá rô rất nhạy, chả vậy mà ca dao Việt Nam đã có câu hát vui, hát ngược “Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô” chúng tôi học thuộc lòng từ bé.
Cùng họ với cào cào còn có con cành cạch, cành cạch đầu nhọn, cào cào đầu tròn chúng đều có đôi râu ngồ ngộ. Cành cạch thường chân nhỏ, mảnh hơn chỉ ăn tha thẩn rúc rích trong vườn trên những bụi rau rền, rau đay ngọt, tía tô, rau ngót gần bờ dậu, chum vại nước rất dễ vồ dễ bắt, em bé ba bốn tuổi loạng choạng cũng bắt được cành cạch. Đặc biệt cành cạch có bộ áo cánh rất hấp dẫn, cánh ngoại màu xanh lá mạ hoặc vàng tơ, cánh trong mỏng bóng tươi màu hồng nhạt khi bay trông loang loáng như một bông hoa…Bọn trẻ chúng tôi hay chơi trò túm vào đôi chân cào cào, cành cạch cho chúng nhún nhảy vừa reo vừa hát “cào cào giã gạo cho nhanh/ Mẹ may ao đỏ áo xanh cho cào”, vui không biết chán! Ngoài cào cào ra còn phải kể đến châu chấu và muỗm. Châu chấu khác cào cào là đầu nhọn, thân cánh dài, càng khoẻ; châu chấu cũng sống trong bờ cỏ, ruộng lúa, nhưng có lẽ do khả năng sinh sản, phát triên chậm nên không đông đúc bằng họ hành cào cào.
Còn muỗm là con vật bọn trẻ chúng tôi yêu thích hơn cả, thứ nhất muỗm có thân hình mềm mại, hiền lành, đầu hơi dài nhưng khi nào cũng béo múp, quê tôi ai béo tốt thường được ví “béo như muỗm” là vì vậy. Thứ hai muỗm là loại thức ăn đặc biệt mỗi khi được thưởng thức muỗm nướng, muỗm rang bao giờ cũng để lại dư vị vừa béo, vừa ngậy, vừa thơm không sao quên được.
Nhớ những ngày mùa mẹ tôi đi gặt bao giờ cũng dùng sợi rơm buộc túm miệng túi áo, hoặc thắt đầu chiếc bao tượng đũi, về đổ ra hàng mẻ, nào muỗm, nào châu chấu, cào cào đủ loại. Chúng tôi túm vào chia nhau đem nướng, gặp than rơm hồng thân hình cong lên vàng ngậy. Có lần theo mẹ ra đồng mang chiếc ống bò đuổi vồ bắt cào cào châu chấu về nuôi chim sáo chim cu. Còn nhớ cũng vào cữ tháng mười, tháng năm khi đồng điền đã thu hái vãn, cào cào, châu chấu, muỗm xanh, muỗm rạ dồn lại nhất là những thửa ruộng gặt gần xong vơ không kịp…
Lớn lên đi học, bạn bè tứ xứ có lần cãi nhau con nào là cào cào, con nào là châu chấu, đấu nhọn, đầu tù, có khi dằng co mất cả buổi mà không phân thắng bại, đủ biết hình ảnh cào cào châu chấu đã thấm vào tình cảm dân giã không riêng chỉ một vùng quê nào .
Bây giờ khi qua chợ, qua đường hay hội hè đình đám, có những người khéo tay dùng lá dừa tỉa tót tạo hình những con châu chấu giống như thật góp phần làm vui thêm cảnh hội, khối người nhất là bọn trẻ túm tụm vào xem. Chỉ tiếc chơi chả được mấy chốc đã xác xơ, héo queo không còn ra hình thù gì nữa, nhìn mà tội nghiệp. Đành rằng cào cào, châu chấu bị liệt vào loại “côn trùng” gây hại mùa màng nên con người đã tìm mọi cách tiêu diệt. Nhưng bây giờ mỗi bận về làng ngang qua ruộng lúa chỉ còn bóng dáng lưa thưa… Dù sao tôi vẫn thấy nhớ nhung vì chúng đã gắn bó cùng với bao kỉ niệm về đồng quê, làng mạc của mình, lặn cả vào câu hát đồng dao “Cào cào giã gạo cho nhanh/ Mẹ may áo đỏ áo xanh cho cào”, mà nhớ mà thân thương biết mấy…
Nguồn trannhuong.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét