Câu chuyện
này không được nhắc đến trong chính sử nhưng trong dân gian đó lại là một câu
chuyện đã lưu truyền từ đời này qua đời khác .
Thung Thắm là
một khu rừng nguyên sinh với những cây si khổng lồ có tán vươn phủ rộng kín cả
một vùng đồi núi mênh mông
Không ai biết những cây si cổ thụ đó đã bao nhiêu
năm tuổi. không nhiều người hiểu loại cây đó vì sao có thể trường tồn sinh sống
và phát triển như một mạng nhện khổng lồ và cũng không ai có thể đo đếm một
cách chính xác về độ phủ bóng của những cây si. Tại sao lại như vậy?
Đơn giản bởi
vì không phải ai trong số chúng ta cũng có cơ hội đặt chân đến nơi linh thiêng
và đầy bí ẩn này.
Truyền thuyết kể lại rằng khu rừng si này xưa kia là căn cứ địa của triều đình. Sau khi lên ngôi vào ngày 10/3 năm 968 vua Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Nhưng Vua Đinh cũng chỉ tại vị được 12 năm. Ngày 15/08 năm 979 tên tiểu nhân gian thần Đỗ Thích đã dùng thuốc độc sát hại vua Đinh và con trai là Nam Việt Vương Đinh Liễn. Lúc bấy giờ hậu cung trở thành loạn cung, tướng Phạm Bạch Hổ, một người trung thành với triều đình nhà Đinh, đã mang hơn 1.000 quân về cánh rừng này với mục đích khôi phục binh mã, lương thảo chờ thời cơ khôi phục lại vị thế cho triều Đinh.
Tuy nhiên nơi rừng sâu, quân yếu, lương mỏng, quân của Lê Hoàn vây ráp 4 mặt, hai bên giao tranh quyết liệt. Quân của Phạm Bạch Hổ không cầm cự được lâu và 1.000 binh sĩ đều thiệt mạng. Máu chảy ngập thung lũng, thế nên nơi này mới được gọi là Thung Thắm có nghĩa là Thung Máu.
Một chi tiết trong truyền thuyết đã lý giải cho sự xuất hiện và trường tồn của rừng si đó là sau vụ tàn sát người dân đã chôn cất 1000 binh sĩ trong 1000 nấm mồ ở Thung Thắm, trên mỗi nấm mồ đó đều cắm một cành si.
Truyền thuyết kể lại rằng khu rừng si này xưa kia là căn cứ địa của triều đình. Sau khi lên ngôi vào ngày 10/3 năm 968 vua Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Nhưng Vua Đinh cũng chỉ tại vị được 12 năm. Ngày 15/08 năm 979 tên tiểu nhân gian thần Đỗ Thích đã dùng thuốc độc sát hại vua Đinh và con trai là Nam Việt Vương Đinh Liễn. Lúc bấy giờ hậu cung trở thành loạn cung, tướng Phạm Bạch Hổ, một người trung thành với triều đình nhà Đinh, đã mang hơn 1.000 quân về cánh rừng này với mục đích khôi phục binh mã, lương thảo chờ thời cơ khôi phục lại vị thế cho triều Đinh.
Tuy nhiên nơi rừng sâu, quân yếu, lương mỏng, quân của Lê Hoàn vây ráp 4 mặt, hai bên giao tranh quyết liệt. Quân của Phạm Bạch Hổ không cầm cự được lâu và 1.000 binh sĩ đều thiệt mạng. Máu chảy ngập thung lũng, thế nên nơi này mới được gọi là Thung Thắm có nghĩa là Thung Máu.
Một chi tiết trong truyền thuyết đã lý giải cho sự xuất hiện và trường tồn của rừng si đó là sau vụ tàn sát người dân đã chôn cất 1000 binh sĩ trong 1000 nấm mồ ở Thung Thắm, trên mỗi nấm mồ đó đều cắm một cành si.
Sau này những cành si đó đã
bện chặt vào nhau như khí thế của những tử sĩ đến lúc chết vẫn giữ tròn đạo vua
tôi. Có người còn tin rằng gốc si lớn nhất trong rừng si này chính là nơi chôn
cất tướng quân Phạm Bạch Hổ.
Người ta nói
đất lành chim đậu, rừng si ở Thung Thắm có thể tồn tại qua ngàn năm biến cố đó
có lẽ là lý do để những loài vật coi đây là ngôi nhà yên bình của chúng. Rừng
si Thung Thắm hiện là nơi trú ngụ của chim phượng hoàng một loài chim quý hiếm
mà theo tâm linh chỉ xuất hiện những chốn linh thiêng. Hiện tại, nơi đây cũng
đang là tổ ấm của trên 40 đôi chim phượng hoàng lớn nhỏ. Có lẽ sự linh ứng của
một nghìn nấm mồ tử sĩ, cái khí thế của bậc trượng nghĩa trung quân, cái hào
hùng của trận chiến khôi phục vị thế triều Đinh xưa đã làm nên sự linh thiêng
của rừng si này.
Hãy một lần
ghé thăm rừng si Thung Thắm và khám phá bí ẩn về sự trường tồn vĩnh cửu của một
loài cây trên vùng đất cố đô ngàn năm tuổi.
Theo Khám Phá Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét