Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info.

31 thg 1, 2014

Phim về đề tài Hậu cung


Hồng Kông 



Dương Quý Phi (2000)

Dương Quý Phi nói về cuộc đời của mỹ nữ tên Ngọc Hoàn, sau bao phen lận đận được vào cung. Nhưng vào cung thì cuộc đời của cô gặp bao nhiêu là sóng gió khác vì cuộc sống đấu đá chốn hậu cung. Kẻ thương người ghét, ganh tỵ rồi hãm hại lẫn nhau, người thì nói cô làm hoàng thượng si mê xao lãng chuyện triều chính...

Những bộ phim về ẩm thực

CHÂU Á


Đài Loan 


Táo quân trên trần thế (1999)


Phim kể về Thực thần đầu thai chuyển thế xuống trần  để tìm 100 món ăn có tình có nghĩa trên nhân gian. Thực Thần – Quỳ Trình Tường (Vương Xán đóng ) được sự âm thầm giúp đỡ của ba vị táo quân lần lượt tìm được những món ăn : thịt dê nhúng, phật nhảy tường, đậu phụ bà mặt rỗ….Các món ăn đều mang đến một câu chuyện riêng, có những câu chuyện ý vị hài hước, cũng có những câu chuyện thấm đẫm nước mắt…



29 thg 1, 2014

Những bộ phim về tráo đổi linh hồn

Thái Lan

Linh Hồn Bị Đánh Tráo (2011)

Kaewta Munjairuk, một cô gái thôn quê nghịch ngợm, cô đang sống rất hạnh phúc với chồng là Wanchai. Kaewta làm việc ở một spa do Wlkanda Kungwaklai, một cô gái thượng lưu làm chủ. Wlkanda nghi ngờ người chồng trăng hoa của mình - Apiwat nên đã thuê thám tử tư theo dõi anh ta và phát hiện chồng dẫn một cô gái vào khách sạn. Wlkanda quyết định cùng Kaewta lái xe đến khách sạn để giải quyết vấn đề.

Hồng Lâu Mộng - Hồi 81- 85 Tào Tuyết Cần và Cao Ngạc

Chương 81:
Bốn chị câu cá chơi, xem ai tốt số;
Hai lần vào trường học, vâng theo lời cha.

Sau khi Nghênh Xuân về, Hình phu nhân vẫn hờ hững như không, trái lại, Vương phu nhân là người nuôi nấng nàng bấy lâu nên rất thương cảm, cứ ngồi trong phòng than thở một mình. Bảo Ngọc đến thăm sức khoẻ, thấy trên mặt Vương phu nhân còn hoen nước mắt, liền đứng sững đấy không dám ngồi, vương phu nhân bảo ngồi, Bảo Ngọc mới ghé ngồi lên giường, bên cạnh Vương phu nhân.

Hồng Lâu Mộng - Hồi 76- 80 Tào Tuyết Cần và Cao Ngạc

Hồi 76
Nhà Đột Bích nghe sáo, cảm nỗi ưu sầu;
Quán Ao Tinh nối thơ, buồn đêm vắng lặng.

Giả Xá và Giả Chính dẫn bọn Giả Trân ra về. Giả mẫu sai cất cái bình phong đi, dồn hai bàn làm một. Bọn đàn bà lại lau bàn sửa các thứ quả, thay chén rửa đũa, bày biện một lượt nữa. Giả mẫu mặc thêm áo, rửa mặt, súc miệng uống trà, rồi mời ngồi quây quần lại. Giả mẫu nhìn không thấy hai chị em Bảo Thoa ngồi ở đấy, biết là họ về nhà thưởng trăng. Lý Hoàn, Phượng thư lại ốm. Thiếu mất bốn người, thành ra buồn tẻ quá.

Liêu Trai Chí Dị - Tập 21-30 - Bồ Tùng Linh

Cô Gái Áo Xanh
    Chàng họ Vu tên Cảnh, tự là Tiểu Tống, người Ích Ðô, ở nhờ chùa Lễ Tuyển để học. Ban đêm Cảnh đang giở sách ra đọc, bỗng một cô gái đứng ngoài song cửa khen: 
    - Vu tướng công chăm học làm sao! 

Liêu Trai Chí Dị - Tập 11-20 - Bồ Tùng Linh

Bộ Da Vẽ
    Thư sinh họ Vương, quê ở Thái Nguyên,một hôm đi sớm, gặp một người con gái ôm bọc quần áo, bôn ba một mình, chân bước ra dáng khó nhọc Vương vội đi vượt lên, nhìn kỹ thì ra một cô gái tuổi chừng đôi tám, nhan sắc tuyệt vời. Bụng yêu thích lắm, liền hỏi: 
    - Sao mới sớm hôm mà đã đi lẻ loi một mình thế? 
    Cô gái đáp: 
    - Là khách qua đường, hiểu sao được nỗi lo buồn của người khác. Hỏi nhau làm gì cho mệt? 

Liêu Trai Chí Dị - Tập 1-10 - Bồ Tùng Linh

Dế Chọi
    Thời Tuyên Đức (1) trong cung rất chuộng chơi chọi dế, hàng năm bắt dân gian cung tiến. Trò đó không phải nảy sinh từ đất Thiểm Tây mà do viên quan huyện lệnh huyện Hoa Âm muốn lấy lòng quan trên đem tiến một con. Quan tỉnh thâý nó chọi hay quá đòi phải cung tiến thường xuyên. Quan huyện lại đòi lý trưởng phải cung cấp. Ngoài chợ bọn tay chơi tìm mua được con nào tốt, đem nhốt vào lồng nuôi, nâng giá lên thành hàng quý lạ. Còn bọn lý dịch giảo hoạt lấy lệ cung tiến dế, sách nhiễu dân chúng. Mỗi đầu dế phải nộp, đủ làm khuynh gia bại sản mấy nhà. 

28 thg 1, 2014

Truyện Bác Ba Phi

Câu cá sấu 

- Xứ mình có nhiều sấu không bác Ba Phi? 

- Ôi! Sấu ở đây no lên bờ nằm nhiều như củi lụt. 

- Vậy làm thế nào bắt nó? 

Truyện Ba Giai - Tú Xuất

Ba Giai – Tú Xuất là một hiện tượng độc đáo của văn học Việt Nam xuất hiện vào những năm đầu thế kỷ 20. Đó là những mẩu chuyện về hai nhân vật đầy cá tính, thích trào lộng và hay chuyên bày ra tình huống quái ác khiến đối tượng bị “chiếu tướng” phải dở khóc dở cười.


Sau một đêm ngủ trọ
Cuỗm được một vố ở nhà một bà góa, Tú Xuất đi thẳng một lèo ra thành phố Nam Ðịnh. Sau những ngày ăn chơi, khi thấy túi đã cạn tiền, Tú Xuất đi mua cái vali, đem mấy cục gạch & giấy bồi bỏ vào, rồi khệ nệ xách đến một nhà hàng cơm, đánh chén một bữa no say, rồi ngủ trọ luôn đó.

Truyện Xiển Bột

Xin đất làm nhà
Từ khi Trạng Quỳnh bị Chúa Trịnh đánh thuốc độc chết, nước nam ta không còn Trạng nữa, nhưng những người tài giỏi thì không thời nào không có. Con cháu Trạng cũng đều là những người thông thái khác thường.

Truyện Trạng Lợn

Sự ra đời của trạng lợn


Họ Dương ở làng Dừa thuộc tỉnh Hà Nam (Bắc Việt) là một quí tộc có nhiều người làm quan to trong triều. Đến đời ông Dương đình Lương thì xa xút, con cháu không nối được nghiệp cha ông, phải làm nghề bán thịt để sinh nhai.

Truyện Trạng Quỳnh

Bà Chúa Mắc Lỡm
Một bà Chúa có nhan sắc mà tính kiêu ngạo, đi ra chơi phố phường thấy ai trái ý là sai lính bắt đánh liền. Quỳnh lững thững đi chơi, gặp kiệu Chúa. Gần đấy có cái ao bèo. Quỳnh vội vàng chạy xuống cầu ao đứng đá nước chơi.

Truyền thuyết về đũa

Ai là người phát minh ra đũa? Đũa được làm ra từ lúc nào? Không ai có thể giải đáp được những câu hỏi này. Hiện có 3 truyền thuyết liên quan đến khởi nguyên của đũa

1- Truyền thuyết liên quan đến Khương Tử Nha

          Truyền thuyết này lưu truyền ở vùng Tứ Xuyên . Theo truyền thuyết này, Khương Tử Nha  chỉ biết mỗi việc là câu cá với lưỡi câu thẳng, những việc khác đều không biết làm, cho nên cuộc sống vô cùng nghèo khó. Vợ của ông ta không thể cùng ông sống qua những tháng ngày cực khổ nên có ý muốn giết ông để đi lấy người chồng khác.

Lai lịch tập tục thoa phấn thơm

  Lai lịch của việc phụ nữ thoa phấn thơm phải nói bắt đầu từ việc Đường Minh Hoàng  sủng ái Dương Quý Phi    Khoảng thời Khai Nguyên  nhà Đường, chính trị ổn định, trăm việc hưng khởi, bốn biển vô sự, thiên hạ thái bình. Để thoả mãn cuộc sống xa xỉ, Đường Minh Hoàng cho xây tại Li sơn  một ngôi đình đặt tên là Tiêu Dao đình , đồng thời cho người đi khắp nơi tuyển chọn mĩ nữ. Lúc bấy giờ tại Vĩnh Tế  Sơn Tây  có một cô gái xinh đẹp tên là Dương Ngọc Hoàn  được tuyển vào cung.

Sự tích chim "Khổ Bất Qua"

Ngày xưa có một bà mẹ chồng luôn hành hạ người con dâu. Cả ngày từ sáng tới tối làm biết bao nhiêu việc, đêm xuống còn phải dệt vải đến khuya mới được đi ngủ. Một ngày nọ, nàng dâu từ ruộng trở về, gặp được một vị tiên (nàng dâu không hề biết), vị tiên hỏi cô ta muốn gì để có thể giúp đỡ. Nàng dâu nói rằng: chỉ cần thoát được bà mẹ chồng đánh đập, dù có biến thành chim cũng cam lòng.

Mạnh Khương Nữ khóc đổ Trường Thành

“Mạnh Khương nữ khốc Trường thành”  là truyền thuyết dân gian cổ đại được lưu truyền ngàn năm nay ở Trung Quốc, có thể nói ai ai cũng biết. Để kỉ niệm nàng Mạnh Khương  vạn lí tìm chồng, Sơn Hải quan  được người đời sau cho là nơi nàng Mạnh Khương khóc 
Trường thành, đồng thời tại nơi đó lập nên một ngôi miếu, du khách khi đến thăm, không ai là không cảm động.

Hồng Lâu Mộng - Hồi 71- 75 Tào Tuyết Cần và Cao Ngạc

Hồi 71:
Người hiềm khích cố ý gây hiềm khích;
Gái Uyên Ương vô tình gặp Uyên Ương.

Giả Chính về Kinh, tâu lại mọi việc xong xuôi, được về nhà nghỉ một tháng. Vì tuổi già sức yếu, công việc nặng nề, lại mấy năm ở bên ngoài, xa cách gia đình. Nay được tụ họp trong nhà, tất nhiên ông ta vui mừng khôn xiết. Vì vậy bất cứ việc lớn nhỏ đều gác một bên, ngày ngày chỉ xem sách, khi buồn thì đánh cờ, uống rượu với bọn gia khách, hoặc ban ngày, mẹ con, vợ chồng cùng ngồi với nhau nói chuyện cho vui.

27 thg 1, 2014

Sự tích hoa Păng xê

Ngày xưa có một cặp tình nhân trẻ, rất đẹp đôi và lãng mạn. Chiều chiều họ đi dạo bên triền núi và chàng trai trẻ bao giờ cũng hái những đóa hoa dại như những cánh bướm tươi tắn để tặng người yêu. Họ yêu nhau tha thiết đến mức tưởng như không gì có thể chia lìa.

Sự tích hoa Lay ơn

Chuyện kể rằng:
"Xưa kia, Hoàng đế La Mã Bácbagalô ra lệnh treo cổ tất cả các tù nhân Phơranki chỉ để lại hai chàng trai khoẻ mạnh và đẹp nhất, đó là Têrét và Xép. Ông dẫn hai chàng về La Mã và đưa vào trường đấu.

Đào hoa nguyên ký

Vào triều Thái Nguyên đời Tấn , có người ở Vũ Lăng  làm nghề đánh cá ,men theo nguồn nước chảy thành khe (dòng )nhỏ mà đi quên cả đường xa gần . Bắt gặp rừng hoa Đào mọc cách người đánh cá mấy trăm bộ , trong ấy không xen lẫn cây khác ,cỏ thơm tươi đẹp hoa rơi rụng rực rỡ . Người đánh cá lấy làm kỳ lạ ,tiến thêm về phía trước muốn đến tận cuối rừng ấy xem.

Câu chuyện hoa giấy

Chuyện kể rằng:
"Trong ruộng mả làng Cối có một nấm mồ nhỏ, nhìn nấm mộ này không đặc biệt gì nhiều so với những nấm mồ khác. Nếu khác biệt duy nhất là trên nấm mồ ấy người ta nhìn thấy một khóm hoa giấy màu tím, bao giờ cũng mọc um tùm xanh tốt, nở hoa tươi thắm bốn mùa.

Sự tích Tình yêu

Ngày xửa ngày xưa, có một hòn đảo nơi đó có tất cả mọi cảm xúc sinh sống: Hạnh Phúc, Nỗi Buồn, Tri Thức và những cái khác, bao gồm cả Tình Yêu. Một ngày kia, các cảm xúc được thông báo rằng hòn đảo này sẽ chìm, vì vậy tất cả đều đóng thuyền và rời đi, ngoại trừ Tình Yêu.
Tình Yêu là người duy nhất ở lại. Tình Yêu muốn chống chọi đến giờ phút cuối cùng khi hòn đảo sắp chìm, Tình Yêu mới quyết định nhờ giúp đỡ.
Sự Giầu Có đang đi qua Tình Yêu trên một chiếc thuyền rất lớn. Tình Yêu nói: “Giàu Có ơi, có thể đưa tôi đi cùng với không?” Sự Giàu Có trả lời: “Không, tôi không thể. Trong thuyền có rất nhiều vàng và bạc, ở đây không có chỗ cho anh đâu.”

Sự tích cây Quỳnh cành Giao

Chuyện kể rằng:

"Hồi xưa trên trời có một đôi tiên yêu nhau. Nhưng phép trời thì không cho yêu nhau nên họ trốn xuống trần gian. Ngọc Hoàng sai người đi tìm và bắt được họ. 

Sự Tích Cây Xương Rồng

Ngày xửa ngày xưa,cách đây lâu lắm rồi,khi ấy còn chưa có loài người,trái đất còn hoang vu lắm,thấy vậy Ngọc Hoàng bèn lấy một nắm đất nhỏ vào đó một giọt nước thần để tạo ra một chàng trai.Ngọc Hoàng dạy người đó biết săn bắn,biết làm nhà rồi đưa chàng trai xuống trần gian.Thế nhưng chàng trai chỉ biết có săn bắn mà không hề biết gì về trồng trọt nên không thể phủ màu xanh lên trái đất.

Hoàng Nguyệt Anh - Người vợ xấu xí của Khổng Minh?

Hoàng Tố tự Nguyệt Anh(188-255), được mệnh danh là một trong năm người phụ nữ tài năng nhưng xấu nhất trong lịch sử Trung Hoa (Ngũ xú Trung Hoa). Bà là con gái của danh sĩ Hoàng Thừa Ngạn và là vợ của Khổng Minh Gia Cát Lượng. Tương truyền Hoàng Nguyệt Anh là một người phụ nữ rất có tài và giúp đỡ rất nhiều cho Khổng Minh.

Sự tích hoa Cẩm Tú Cầu

Từ thuở sơ khai, khi con người dựa vào hoạt động săn bắn và hái lượm để tồn tại thì việc chiếm hữu lãnh thổ là điều thiết yếu để đánh giá quyền lực của mỗi nhóm người riêng lẻ. 
Thời kì hỗn loạn nhất trong lịch sử bắt đầu từ đó, đánh dấu sự ra đời của mười ba bộ tộc với những cuộc chiến tranh triền miên hàng trăm năm đến nỗi không ai còn nhớ nguyên nhân chiến tranh là gì nữa.

Truyền thuyết hoa Bồ Công Anh

Đã lâu lắm rồi, khi con người mới hình thành nên các quốc gia và đang cố gắng củng cố sự vững mạnh của đất nước mình. Ở một vương quốc nọ, cũng giống như nhiều quốc gia khác, họ đang sống trong những ngày tháng đầu tiên của một thời kỳ phát triển mạnh mẽ.

26 thg 1, 2014

Truyền thuyết Hoa Sen

Ngày xưa ở một làng nọ có hai cô bé mồ côi cả cha lẫn mẹ. Hai chị em được một người hát xẩm đưa về nuôi nấng. Ông dạy cho hai chị em các điệu múa, bài hát hay. Một lần người em bị ốm, người chị đã đốt chiếc nhẫn quý của mình làm thành thuốc thần cứu sống em. Càng lớn hai chị em càng trở nên xinh đẹp, hát hay, múa giỏi nổi tiếng khắp vùng.

Hồng Lâu Mộng - Hồi 66- 70 Tào Tuyết Cần và Cao Ngạc

Hồi 66:
Cô bé đa tình, hổ vì tình về nơi địa phủ;
Chàng Hai lạnh nhạt, khi quá lạnh vào chốn không môn.
 
Vợ Bào Nhị đánh thằng Hưng một cái, cười nói:
- Thực thì thực đấy, nhưng đến mồm mày lại thêu dệt to chuyện ra. Nghe câu nói đủ biết mày không giống người nhà cậu Hai, mà giống người nhà cậu Bảo ấy!

Hồng Lâu Mộng - Hồi 61- 65 Tào Tuyết Cần và Cao Ngạc

Hồi 61:
Ném chuột sợ vỡ đồ, Bảo Ngọc đành phải nhận lỗi;
Xét việc thấy oan uổng, Bình Nhi khéo tòng quyền.

Thím Liễu nghe đứa bé nói thế, cười bảo:
- Đồ khỉ con này! Thím mày đi kiếm một ông chồng nữa thì mày chẳng được thêm một ông chú hay sao? Có gì mà đáng ngờ! Đừng để cho tao phải túm chỏm mày dúi xuống! Còn không mở cửa cho tao vào à!

Hồng Lâu Mộng - Hồi 56- 60 Tào Tuyết Cần và Cao Ngạc

Hồi 56:

Thám Xuân thông thạo, tìm mối lợi bỏ hẳn lệ xưa;
Bảo Thoa khôn ngoan, ra ơn nhỏ giữ gìn thể thống.

Bình Nhi hầu Phượng Thư ăn cơm súc miệng rửa tay xong mới đến đằng Thám Xuân, thấy ngoài sân im lặng chỉ có mấy bà già và a hoàn đứng bên cửa sổ chực hầu, đang bàn việc nhà, việc ngày tết đến uống rượu ở vườn nhà Lại Đại. Thấy Bình Nhi đến, Thám Xuân bảo ngồi xuống ghế thấp và nói:
- Có chuyện gì đâu. Nhân nghĩ đến việc chúng ta tiêu mỗi tháng hai lạng bạc, bọn a hoàn cũng đã có tiền lương tháng, thế mà hôm trước lại có người trình mỗi tháng chi hai lạng bạc cho mỗi người về tiền phấn sáp nữa. Số tiền này chẳng khác tám lạng bạc tiền học vậy, cứ chồng chất mãi lên. Việc này tuy nhỏ nhưng số tiền có chừng, xem ra chi tiêu như thế là không đúng, tại sao mợ chị không nghĩ đến việc ấy?

Sự Tích Hoa hồng vàng

Truyền thuyết kể rằng: Ngày xưa , khi thần Zeus – chúa tể thần linh, trong 1 chuyến rong chơi đã phải lòng 1 thiếu nữ trần gian và hạ sinh 1 cô con gái, đặt tên là Elisa. Thần Zeus lấy làm vui mừng phán rằng :
- Bởi vì con là con của thủ lĩnh tối cao trên đỉnh Olympia, nên con sẽ được thụ hưởng tất cả tinh hoa của trời đất, không 1 kẻ phàm tục nào có thể sánh được với con…Ta ban cho con quyền lực của sắc đẹp, sự thông minh tuyệt đỉnh, hết thảy mọi người phải cúi đầu trước gót chân con.

25 thg 1, 2014

Truyền thuyết hoa lan chuông ( Linh lan)

Thời xa xưa có một chàng Gù bất hạnh, sống đơn độc, không biết cha mẹ mình là ai, anh em thân thuộc cũng không có, chẳng ai coi chàng là bạn. Ðối với tình yêu, chàng chỉ biết qua sách vở. Chàng mang máng hiểu rằng tình yêu cũng giống như một hơi thở nhẹ luôn ve vuốt trái tim, hoặc như ngọn lửa thiêu cháy nó, rằng tình yêu có thể nâng con người lên chín tầng mây, và cũng có thể quăng họ xuống địa ngục. Chàng Gù còn tin ràng dù là hơi thở nhẹ hay sức nóng của lửa cũng không thể làm lay chuyển được con tim đau đớn đang đập loạn lên của chàng.

Khúc trường tương tư

Đời Hậu Chu, thời Ngũ Quý (905-955), ở tỉnh Hồ Nam vùng sông Tiêu Tương có nàng Ý Nương, con gái của Lương công. Nàng có sắc đẹp lại hay chữ. Ở trọ nhà có chàng Lý Sinh, một hàn sĩ mỹ mạo tuấn tú.
Nhân một đêm Trung Thu, Ý Nương thưởng trăng bỗng gặp Lý Sinh. Trai tài gái sắc gặp nhau, trao đổi tâm tình. Từ đó cả hai thường tìm cách lui tới.

Truyền thuyết hoa súng trắng

Cả làng đang bước vào mùa cưới. Và cũng chẳng nên ngạc nhiên khi lucun, chàng trai sởi lởi và đáng yêu nhất vùng lại kết hôn với Lilia, người con gái hay lam hay làm, dễ thương nhất ở làng ấy. Thật quả là trai tài gái sắc. 
Nhưng thời ấy có một con quỷ sông lang thang đây đó, chuyên nghề phá vỡ hạnh phúc của những đôi tân hôn. Một buổi chiều lucun ngồi trên bờ hồ chờ đợi Lilia đáp thuyền từ bên kia sông vượt sang. lucun đến trước, ngồi trên một gốc cây mơ màng nghĩ về niềm hạnh phúc lớn lao của mình. Vừa lúc ấy có một người lạ mặt tiến tới gần, lặng lẽ ngồi xuống một bãi cỏ ngay gần chàng và bắt chuyện. 

24 thg 1, 2014

Bà phi Nguyễn Thị Sen - Tổ nghề may áo dài.

Ngay từ thời Hùng Vương dựng nước, người Việt đã biết trồng cây gai, cây đay, trồng dâu nuôi tằm để tạo ra các loại vải may vá thành khăn mũ, quần áo, váy, yếm…
Thế nhưng lại có một người phụ nữ được nhân dân tôn kính phong làm tổ của nghề may và có những nơi thậm chí còn cụ thể hóa bà trở thành Tổ nghề may áo dài, đó là Nguyễn Thị Sen.

Cô gái đẹp khiến quan Trạng đi tu quyết tâm hoàn tục

Đỗ Trạng nguyên là một niềm vinh dự tột bậc mà các nho sinh, học trò thời xưa mơ ước, dồn tâm sức, trí lực "sôi kinh nấu sử" mong có ngày được ghi tên trên bảng vàng, thế nhưng đã đỗ Trạng rồi mà lại từ bỏ con đường quan lộ để đi làm một nhà sư..., đó là câu chuyện lạ của Trạng nguyên Vũ Kiệt.
Qua bài “Đối đình sách” của mình, Vũ Kiệt như một tiếng trống thức tỉnh triều đình. Vua Lê Thánh Tông khi đó đang tiến hành chỉnh đốn bộ máy nhà nước, cải cách hành chính đã nhận thấy Vũ Kiệt chính là người mình đang cần để giúp việc trị nước, an dân.
Nhà vua đã bổ ông vào làm ở Viện hàn lâm với chức Hàn lâm thị thư, sau thăng lên chức Tả thị lang kiêm Đông các hiệu thư. Người đương thời khen Vũ Kiệt là bậc hiền tài, cần mẫn, thanh liêm mẫu mực.

Hồng Lâu Mộng - Hồi 51- 55 Tào Tuyết Cần và Cao Ngạc

Hồi 51:
Cô em họ Tiết làm thơ hoài cổ;
Lang băm họ Hồ dùng thuốc hổ lang.

Mọi người thấy Bảo Cầm lấy đề ở những nơi cổ tích trong các tỉnh mà mình đã đi qua, làm thành mười bài tuyệt cú hoài cổ, trong thơ ám chỉ mười vật, nên đều nói “Thế thì rất là mới lạ!”
Rồi tranh nhau xem:
1. Xích Bích hoài cổ:
Xích Bích sông kia nước chẳng trôi,
Truyền trơ tên họ chở đi thôi.
Ầm ầm gió thảm theo làn khói,
Biết mấy hồn thiêng quẩn đấy rồi.

23 thg 1, 2014

Khán giả Trung Quốc so sánh giữa bản cũ và bản mới của Hồng Lâu Mộng


1.Cảnh Đại Ngọc đến Giả Phủ

Bản 2010 : Cảnh quay chỉ dừng ở mức tạm được , hiệu ứng tua nhanh làm mất cảm giác chậm rải của phim , mất cái thuỳ mị của Đại Ngọc 

Bản 1987 : Cảnh quay xuất sắc và hoàn hảo , các vai diễn tròn đến từng chi tiết. Giả Phủ tuy không to lớn bằng , nhưng thể hiện được sự náo nhiệt và vui mừng với sự xuất hiện của Đại Ngọc , tạo ấn tượng tốt về nhân vật. 

Hồng Lâu Mộng - Hồi 46- 50 Tào Tuyết Cần và Cao Ngạc

Hồi 46:

Người liều lĩnh khó thoát việc liều lĩnh
Gái Uyên Ương thề dứt bạn uyên ương

Phượng Thư thấy Hình phu nhân gọi, không biết là việc gì, liền mặc áo lên xe đi sang. Hình phu nhân đuổi những người trong nhà ra, rồi khẽ bảo Phượng Thư:
- Gọi con đến đây, vì có một việc khó nghĩ quá. Cha con bảo ta điều này, ta chưa biết nghĩ sao, hãy bàn với con trước. Cha con trông thấy con Uyên Ương ở đằng nhà cụ, muốn lấy nó làm nàng hầu bảo ta đến xin cụ. Ta nghĩ cũng là một việc thường, nhưng chỉ sợ người không cho. Con có cách gì giúp được việc này không?

Hồng Lâu Mộng - Hồi 41- 45 Tào Tuyết Cần và Cao Ngạc

HỒI 41:

Am Lương Thúy, Bảo Ngọc thưởng trà ngon
Viện Di Hồng, già Lưu say rượu ngủ

Già Lưu xoa tay nói:
- Đến khi hoa rụng lại là quả dưa.
Mọi người cuời ầm lên. Già Lưu uống chén rượn rồi nói đùa:
- Hôm nay xin nói thực: Tôi chân tay thô kệch, lại uống nhiều rượu không cẩn thận lỡ đánh vỡ chén sứ thì không tiện. Xin cho tôi một cái chén gỗ, có đánh rơi xuống đất cũng không can gì.
Mọi người lại cười. Phượng Thư nói:
- Bà muốn dùng chén gỗ à? Tôi sẽ lấy cho. Nhưng có điều này phải nói trước: chén gỗ không như chén sứ đâu, nó có từng bộ một, phải uống hết mới được.

Hồng Lâu Mộng - Hồi 36 - 40 Tào Tuyết Cần và Cao Ngạc

Hồi 36

Thêu bức uyên ương, hiên Giáng Vân mộng lành báo trước
Ngẫm đường tình phận, viện Lê Hương duyên đẹp định rồi

Giả mẫu từ khi ở buồng Vương phu nhân về, thấy Bảo Ngọc mỗi ngày một khá, trong bụng rất vui mừng. Nhưng sợ Giả Chính lại gọi chăng, liền sai người đi gọi đứa hầu cận Giả Chính đến bảo:
- Từ giờ trở đi, có khách nào ông mày muốn gọi Bảo Ngọc đến tiếp, thì không được gọi, hãy trình với ông mày rằng: tao bảo một là Bảo Ngọc bị đánh đau, phải chăm nuôi mấy tháng mới đi lại được; hai là năm nay nó có sao hạn chiếu mệnh, phải cúng sao, kiêng không tiếp người lạ. Đến hết tháng tám mới được ra ngoài.

Trương Hy Tần

Bà tên húy là Jang Ok-jeong  (Trương Ngọc Trinh, Chang Ok-chŏng), sinh ngày 9 tháng Chín (tức 3 tháng 11 năm 1659. Bà là con gái của Lĩnh Nghị chính Jang Hyeong (Chang Hyŏng Trương Huỳnh) và Trinh Kính phu nhân, người gia tộc Yun ở Papyeong (nay thuộc Gyeonggi, Hàn Quốc). Trên bà còn có hai anh trai và một chị gái.

22 thg 1, 2014

Hồng Lâu Mộng - Hồi 31 -35- Tào Tuyết Cần và Cao Ngạc

Hồi 31:
Xé tan cái quạt, nghìn vàng mua lấy một trận cười
Điềm ứng kỳ lân, hai sao(1) gặp nhau khi đầu bạc

Tập Nhân thấy mình khạc máu tươi ra đất thì lạnh hẳn một nửa người. Cô ta thường ngày nghe người ta nói: “Lúc trẻ mà thổ huyết, thì sẽ chết non, có sống chăng nữa, cũng là người bỏ đi”. Nghĩ vậy, những chuyện mong ước vẻ vang sung sướng mai sau, bất giác lạnh hẳn như đống tro tàn, nước mắt cô ta ở đâu lại ròng ròng chảy xuống. Bảo Ngọc thấy Tập Nhân khóc, bụng cũng chua xót, liền hỏi:
- Chị thấy trong người thế nào?
Tập Nhân cười gượng:
- Người tôi vẫn khỏe, có việc gì đâu?

Đại Chu hậu và Tiểu Chu hậu

Đại Chu hậu tên là Tường, tên thật  là Nga Hoàng. Tiểu Chu hậu thì tên là Vy. Cha của hai chị em họ Chu này là quan Đại tư đồ Chu Tông, vốn là một trọng thần của Nam Triều.
Khi còn nhỏ Nga Hoàng thường xuyên theo cha vào cung chơi. Nga Hoàng không chỉ có dung mạo xinh đẹp hơn hẳn những cô gái bình thường mà còn tinh thông âm luật, giỏi múa hát, đọc thông sử sách, diễn kịch, đánh cờ, không có môn nào là không thạo.

Các mĩ nhân Trung Hoa thời xưa (5)

Thái hậu Long Dụ (1868 – 1913)

Thái hậu Long Dụ vốn là cháu gái của Từ Hy thái hậu. Bà được gả cho Quang Tự hoàng đế theo sự sắp đặt của Từ Hy và lên ngôi hoàng hậu. Khi Quang Tự mất không có người kế vị, hoàng đế Phổ Nghi lên thay khi mới chưa đầy ba tuổi, còn Long Dụ lên ngôi thái hậu. 

Long Dụ Thái hậu được coi là một "Từ Hy thái hậu" thứ 2 bởi lẽ Phổ Nghi lên ngôi khi còn quá nhỏ, mọi công việc triều chính đều do Long Dụ Thái hậu xử lý. Tuy nhiên, trái với Từ Hy thái hậu, Long Dụ thái hậu là một người hiền lành, nhân hậu, thích đọc sách. Trên thực tế, bà cũng từng có tham vọng nắm mọi quyền lực như Từ Hy thái hậu nhưng lại không đủ sắc sảo, mưu mô nên cuối cùng thất bại. Cùng với sự sụp đổ của triều đại nhà Thanh, Long Dụ thái hậu là vị thái hậu cuối cùng của lịch sử Trung Quốc.

21 thg 1, 2014

A Phòng

A Phòng là con gái của một thầy thuốc nước Triệu. 
A Phòng vàTần Thủy Hoàng quen biết nhau từ khi Tần Thủy Hoàng còn ở Hàm Đan. Tần Thủy Hoàng dưới danh nghĩa 1 anh thợ mộc đã ngỏ lời muốn kết hôn cùng A Phòng và đã được nàng nhận lời.

Tình yêu của họ đã gặp muôn vàn trắc trở. Thái hậu Triệu Cơ mẹ của Tần Thủy Hoàng và Lã Bất Vi - tướng quốc nước Tần (thực ra là cha đẻ của Tần Thủy Hoàng ) muốn ông lấy công chúa 1 nước khác để liên kết chính trị. 

Hồng Lâu Mộng - Hồi 26 -30-Tào Tuyết Cần và Cao Ngạc

HỒI 26
Cầu Phong Yêu, nói lóng đưa tình kín,
Quán Tiêu Tương xuân buồn tỏ nỗi riêng.

Sau ba mươi ngày tĩnh dưỡng, Bảo Ngọc không những người đã khỏe, mà vết thương trên mặt cũng khỏi hẳn, lại về ở vườn Đại Quan.
Gần đây, khi Bảo Ngọc ốm, Giả Vân đem người nhà đến trông nom, ngày đêm ở luôn đấy. Hồng Ngọc cùng bọn a hoàn cũng đến ở đấy trông nom Bảo Ngọc. Hai bên ngày ngày trông thấy nhau, lâu dần thành quen. Hồng Ngọc thấy Giả Vân tay cầm cái khăn lụa giống hệt khăn của mình đánh mất ngày trước, muốn hỏi nhưng sợ không tiện.

Hồng Lâu Mộng - Hồi 21- 25-Tào Tuyết Cần và Cao Ngạc

Hồi 21

Giả cách giận hờn, Tập Nhân răn Bảo Ngọc;
Trả lời khôn khéo, Bình Nhi cứu Giả Liễn.

Sử Tương Vân sợ Đại Ngọc đuổi theo, chạy đi ngay. Bảo Ngọc ở đằng sau nói:
- Khéo vấp ngã đấy! Em không đuổi kịp được đâu!
Đại Ngọc vừa đến cửa, Bảo Ngọc giơ tay ngáng lại, cười nói:
- Thôi em hãy tha cho người ta lần này.
Đại Ngọc giằng tay ra:
- Tha cho nó! Trừ khi tôi chết.
Tương Vân thấy Bảo Ngọc đứng ngáng cửa, biết Đại Ngọc không thể ra được, bèn dừng lại cười nói:
- Chị ơi, hãy tha cho tôi lần này.

20 thg 1, 2014

Chuyện hậu trường phim

Nỗi kinh hoàng của diễn viên phim cổ trang




Hãi hùng với hậu trường đóng phim cổ trang


Hồng Lâu Mộng - Hồi 16- 20-Tào Tuyết Cần và Cao Ngạc

Hồi 16

Giả Nguyên Xuân có tài, được tuyển vào cung Phượng Tảo; 
Tần Kình Khanh còn trẻ, đã thác xuống cõi Hoàng Tuyền.

Phượng Thư thu xếp công việc ở chùa Thiết Hạm xong, dẫn Tần Chung, Bảo Ngọc lên xe về thành. Đến nhà, vào chào Giả mẫu, Vương phu nhân rồi về buồng nghỉ. Hôm sau, Bảo Ngọc thấy phòng học đã dọn dẹp xong, hẹn Tần Chung đến tối cùng tới đó học. Tần Chung vốn người yếu đuối, ra ngoài thành bị sương gió, lại mấy lần dan díu với Trí Năng, không biết giữ gìn, khi về bị cảm phong, ho suyễn, không thiết ăn uống, người cứ rạc đi, phải ở nhà tĩnh dưỡng, không đi học được. Bảo Ngọc vì thế mất vui. Không còn cách gì, đành phải chờ cho Tần Chung khỏi bệnh. 

Người Vợ Lẽ - Nguyễn Quang Thân

Ðêm thứ mười hai không phải của Sêchxpia 
    Cuộc điền dã đã đến ngày thứ mười. Một chiếc xe Jeep trắng thuê của Sở Tài chính. Tang vật của một vụ án tham nhũng đang chờ phát mại. Bốn cái bánh của nó đang tạm thời lo bữa trưa ngoài lương chính cho cơ quan sở. Vì thế có lẽ còn lâu lắm nó mới được đưa ra bán đấu giá. Ba sinh viên, hai nữ, một nam. Người thứ tư là một nhạc sĩ, ông không là giáo sư nhưng có uy tín về folklore, lại là bạn thân của chủ nhiệm khoa nên được mời đi với đoàn với tư cách người hướng dẫn. Vậy là đã có bốn người. Ðủ hai người đàn ông để làm chứng và giữ gìn đạo đức cho nhau. 

Hồng Lâu Mộng - Hồi 11-15-Tào Tuyết Cần và Cao Ngạc

Hồi 11

Mừng sinh nhật, phủ Ninh bày tiệc linh đình;
Gặp Hy Phượng, Giả Thụy động lòng dâm dục.

Nói về ngày sinh nhật Giả Kính, Giả Trân sắp các thức ăn ngon và hoa quả lạ, bày vào mười sáu mâm đồng lớn, bảo Giả Dung dẫn người nhà mang đến dâng Giả Kính, lại dặn:
- Phải để ý cẩn thận xem ông có vui hay không, rồi hãy làm lễ chúc thọ, và thưa với ông rằng: “Cha cháu vâng lời ông dạy, không dám đến, sớm hôm nay ở nhà cùng mọi người đã làm lễ bái vọng chúc thọ ông rồi”.
Giả Dung vâng lời, dẫn người mang lễ đi.

18 thg 1, 2014

Hồng Lâu Mộng - Hồi 6-10-Tào Tuyết Cần và Cao Ngạc

Hồi thứ sáu: Giả Bảo Ngọc mới thử cuộc mây mưa-Lưu lão lão đến thăm phủ Vinh quốc


Sớm gõ cửa nhà giàu,
Nhà giàu cũng chưa đủ.
Tuy không tặng nghìn vàng,
Tình còn hơn máu mủ.
Tần thị nghe thấy Bảo Ngọc nằm mê gọi tên tục mình, bụng lấy làm buồn, nhưng không tiện hỏi kỹ.
Lúc này Bảo Ngọc vẫn còn mê man, bâng khuâng như mất cái gì. Mọi người bưng bát nước hoa quế đến, Bảo Ngọc uống hai ngụm mới đứng dậy sửa lại quần áo. Tập Nhân đến buộc hộ thắt lưng, vừa thò tay vào đùi Bảo Ngọc, thấy một đám dính như hồ lành lạnh, Tập Nhân giật mình co tay lại hỏi:
- Cái gì thế này?

Hồng Lâu Mộng - Hồi 1-5 -Tào Tuyết Cần và Cao Ngạc

Hồi thứ nhất : Chân Sĩ Ẩn trong mộng ảo biết đá thiêng;

Hồi thứ nhất này là hồi mở đầu của cuốn sách(1).

Người làm sách xin nói: “Trải qua quãng đời mộng ảo, nên có ý giấu những việc thực, mượn chuyện “Hòn đá thiêng” mà viết ra bộ Thạch đầu ký này; vì vậy tôi đặt nhân vật của tôi là Chân Sĩ Ẩn...(2). Trong sách chép việc gì? Người nào? Người làm sách lại xin nói: “Nay tôi đã sống cuộc đời gió bụi, không làm nên trò trống gì. Chợt nghĩ đến những người con gái ngày trước cùng sống với tôi, so sánh kỹ lưỡng, thấy sự hiểu biết và việc làm của họ đều hơn tôi. Tôi đường đường là bậc tu mi, lại chịu kém bạn quần thoa, thực rất đáng thẹn! Bây giờ hối cũng vô ích, biết làm thế nào! Tôi nghĩ trước kia được ơntrời, nhờ tổ, mặc đẹp, ăn ngon, mà phụ công nuôi dạy của cha mẹ, trái lời răn bảo của thầy bạn, đến nỗi ngày nay một nghề không thành, nửa đời long đong, nên muốn đem những chuyện đó chép thành một bộ sách bày tỏ với mọi người.

Câu chuyện bát mì


Trong cuộc sống ngày nay, xin đừng quên rằng còn tồn tại lòng nhân ái. Đây là một câu chuyện có thật, chúng tôi gọi là "Câu chuyện bát mì". Chuyện xảy ra cách đây năm mươi năm vào ngày 31-12, một ngày cuối năm tại quán mì Bắc Hải Đình, đường Trát Hoảng, Nhật Bản.

Đêm giao thừa, ăn mì sợi đón năm mới là phong tục tập quán của người Nhật, cho nên đến ngày đó công việc làm ăn của quán mì rất phát đạt. Ngày thường, đến chạng vạng tối trên đường phố hãy còn tấp nập ồn ào nhưng vào ngày này mọi người đều lo về nhà sớm hơn một chút để kịp đón năm mới. 

Kim Hoa nữ sĩ Ngô Chi Lan



Tên thật của bà là Ngô Chi Lan, tự Quỳnh Hương, tục danh Ngô Thị Hĩm; còn có tên là Nguyễn Hạ Huệ. Bà sinh vào khoảng giữa thế kỷ XV, tại làng Phù Lỗ, xã An Lạc, huyện Kim Hoa, xứ Phúc Yên (nay là xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn).
Nhiều người biết đến Ngô Chi Lan. Bởi bà không chỉ có sắc đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” mà còn có tài về văn chương, tiếng tăm lừng lẫy. Duy có một điều, chi tiết cụ thể về gia thế của bà, nhất là thân phận “ba chìm, bảy nổi” của nữ học sĩ thì lại rất ít có người biết đến.

Tiêu hoàng hậu (Tiêu Mỹ Nương)

Tiêu hoàng hậu có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, hoa nhường nguyệt thẹn, thậm chí khi bà ở vào tuổi ngũ tuần, Lý Thế Dân phải ngắm nhìn bà với ánh mắt đắm đuối như bỏ quên hết mọi chuyện trên đời.

Có lẽ Tiêu hoàng hậu là một "món quà" tuyệt vời của tạo hóa. Lúc Tiêu hoàng hậu mới chào đời, một thầy bói đã hết sức kinh ngạc trước diện mạo của đứa bé này. Sau một hồi gieo quẻ kỹ lưỡng, người này kết luận trong 8 chữ "mẫu nghi thiên hạ, mệnh đới đào hoa".

Sự tích hoa Thiên Lý

Ngày xưa, xưa xưa, có một chàng trai thổi sáo rất hay. Hay đến mức, một con rắn lục mê tiếng sáo của chàng, đã quyết tâm tu luyện cho thành người để giành chàng làm chồng, mặc dù chàng đã có vợ. Lần ấy, sau một chuyến mang cây sáo trúc đi thổi thi và đoạt được giải nhất trở về, vừa đến đầu làng, chàng trai đã thấy người vợ trẻ vừa xinh, vừa hiền của mình ra đón.

Sự tích con Dế

Ngày xưa có một người đàn ông 2 vợ. Bà vợ cả mất sớm để lại đứa con trai tên là Văn Linh. Người vợ kế cũng sinh được một trai tên là Văn Lang. Lớn hơn em những 5 tuổi, song 2 anh em thương nhau như cùng một mẹ.
Chẳng bao lâu thì người cha mất đi. Để lại một gia tài đồ sộ. Lòng tham không đáy nên bà dì ghẻ tìm cách hại đứa con chồng để chiếm trọn gia tài. Và bà ta âm thầm chờ đợi một cơ hội.
Một hôm bà sai 2 anh em mang tiền đi mua gỗ. Trước khi lên đường bà dặn Văn Lang là phải tìm cơ hội giết anh nhưng vốn tính nhân hậu nên Văn Lang kể cho anh nghe và giục anh nên trốn đi thật xa.
Sau khi anh đi rồi, Văn Lang giết một con chó lấy máu bôi khắp người rồi trở về nói với mọi người rằng Văn Linh đã bị hổ vồ mất. Ai cũng thương xót chỉ có bà dì ghẻ là hả hê vì âm mưu của mình đã thành sự thật.

17 thg 1, 2014

Nữ thần mặt trời và mặt trăng

Vua trên trời là Ngọc Hoàng có hai con gái đẹp. Ngọc Hoàng yêu quý hai nàng lắm nên cho các nàng hàng ngày luân phiên nhau đi xem xét mọi việc của hạ giới để báo lại cho nhà Trời. Cô gái đầu tên là Mặt Trời được ngồi kiệu hoa có bốn người khiêng. Bốn người này chia làm hai tốp: một tốp già và một tốp trẻ. Tốp các cụ già khiêng kiệu luôn luôn lo làm tròn phận sự, chăm chỉ vào công việc nên cô Mặt Trời thường đi một vòng rất nhanh. Còn tốp trẻ bản tính la cà nên những lần được phân công khiêng kiệu thường về muộn. Vì thế, mỗi lần Mặt Trời đi với tốp trẻ thì ngày dài, và đi với tốp già thì ngày lại ngắn. 

Từ Thức gặp tiên

Ngày xưa, vào đời Trần, niên hiệu Quang Thái (1388-1398) có chàng thư sinh ở đất Hóa Châu tên Từ Thức, giữ chức huyện Tiên Du, thuộc tỉnh Bắc Ninh ngày nay.

Cạnh huyện đường có ngôi chùa danh tiếng, trước sân chùa có một gốc mẫu đơn quý lạ. Hàng năm đến kỳ nở hoa, người ta mở hội tưng bừng, trai gái các nơi tấp nập kéo nhau đến dự hội thưởng hoa.

Năm Bính Tỵ, vào khoảng tháng hai, người ta thấy có một cô gái tuyệt sắc trạc lối mười lăm, mười sáu tuổi đến dự hội. Nàng ít tô điểm phấn son song làn da mặt hết sức mịn màng, tươi thắm.

16 thg 1, 2014

Các mĩ nhân Trung Hoa thời xưa (4)

Vạn quý phi

Vạn thị vào cung từ năm 4 tuổi là một cung nữ phục vụ trong hậu cung. Ban đầu, Vạn thị là người hầu của Tôn thái hậu - mẹ đẻ của Anh Tông, tức là bà nội của Minh Hiến Tông Chu Kiến Thâm. 
Bước vào tuổi trưởng thành, Vạn thị trở thành một cô gái hết sức xinh đẹp, lại thông minh và khéo léo lấy lòng người khác. Vì vậy, Vạn thị rất được Tôn thái hậu sủng ái, trở thành một người tâm phúc của thái hậu. Hiến Tông Chu Kiến Thâm là con trai trưởng của vua Minh Anh Tông, sinh vào năm Chính Thống thứ 12.

Những câu nói hay


Với tôi, quá khứ là cơm thiu, tương lai là gạo sống chưa nấu thành cơm, chỉ có hiện tại là cơm nóng dẻo thơm ngon. Sao bạn cứ bắt tôi phải ăn cơm thiu và gạo sống hoài vậy?  (Việt Trinh)

Thiếu thận trọng gây nhiều tai hại hơn thiếu hiểu biết (Franklin)



Bàn tay tặng đóa hồng bao giờ cũng còn phảng phất mùi thơm (KD)

Tiếng vạc sành - Phạm Trung Khâu

Mười hai tuổi đầu, đáng lẽ được yên ấm trong tình thương yêu của bố mẹ thì cậu bé lại phải sống cuộc đời côi cút, phải làm thuê cuốc mướn nuôi thân vì gia đình tan vỡ. Đành rằng cuộc sống buồn vui nơi nào cũng có nhưng tuổi thơ vất vưởng của cậu bé bị bỏ rơi đã làm day dứt nỗi lòng người đọc như tiếng vạc sành trong truyền thuyết xa xưa. 
... Như đờn đứt dây

15 thg 1, 2014

Nắng Gắt - Chương 36 - Hết - Cố Mạn

Chương 36

Tôi tưởng rằng chuyện xảy ra hôm đó sẽ cứ thể trôi qua trong bình lặng, nhưng không ngờ chỉ vài ngày sau Tưởng Á đã bị điều tới phòng kinh doanh. Ý tứ của phó giám đốc Lâm chính là, phòng kinh doanh rất cần những người có “tài ăn nói” như Tưởng Á! = =

Cứ như thế, Tưởng Á bắt đầu kiếp làm việc dưới quyền của vị trưởng phòng họ Lý mà cô ấy từng nói xấu sau lưng.

Nắng Gắt - Chương 31 - 35 - Cố Mạn

Chương 31

Bữa sáng ở khách sạn năm sao thực ra cũng rất bình thường, nhưng mà món vằn thắn thì vẫn ngon đến bất ngờ, chỉ tiếc là số lượng thì quá ít khiến tôi ăn hai bát rồi mà vẫn còn muốn ăn thêm bát nữa.

Người đàn ông ngồi đối diện tôi đã ăn xong, sức lực dồi dào hoàn toàn không giống với người suýt thì thức thâu đêm. Anh ta một tay cầm tách cà phê, một tay lướt qua trên màn hình đọc tin tức, thỉnh thoảng rỗi rãi lại nhìn tôi hỏi: “Ăn nhiều thế lát nữa có ăn được cỗ cưới không?”

Ăn nhiều mới có tinh thần chứ, anh thì hiểu cái gì.

Nắng Gắt - Chương 26 - 30 - Cố Mạn

Chương 26

Có phải nếu tôi vẫn tiếp tục “thiếu i ốt” như thế thì Lâm Tự Sâm vẫn sẽ bắt tôi tăng ca không?

Tôi tắt đèn trong phòng làm việc, đi tới phòng anh ta thăm dò.

Tôi gõ cửa: “Phó giám đốc, anh vẫn chưa về sao? Em về trước nhé.”

“Đợi chút.”

Nắng Gắt - Chương 21 - 25 - Cố Mạn

Chương 21

Có điều, không phải tăng ca đương nhiên luôn là chuyện tốt.

Tôi cân nhắc hai ngày, cuối cùng quyết định ném vấn đề này sang một bên, bắt đầu hưởng thụ kiếp làm công thoải mái của mình.

Đã sang tháng mười hai, tiết trời dần lạnh hơn, quần áo mặc cũng nhiều thêm, vậy nên đồ cần giặt cũng gia tăng chóng mặt. Vì thế, tôi vẫn như lệ, thường tích trữ một đống quần áo cần giặt ném sang phòng trọ của Ân Khiết để giặt bằng máy giặt.

Nắng Gắt - Chương 15- 20 - Cố Mạn

Chương 15

 Trở lại ký túc xá tôi vẫn còn mơ hồ. Ân Khiết đoạt lấy usb trong tay tôi, vội vàng copy vào máy tính mở ra xem, sau đó còn oán trách tôi: “Cậu làm gì mà chậm thế hả?” Tôi thẫn thờ đáp: “Mình đang ở trong phòng download thì đột nhiên xuất hiện một người đàn ông, rồi anh ta lại đột ngột biến mất.” Ân Khiết lập tức click tạm dừng, quay đầu hỏi một câu then chốt: “Cuộc gặp gỡ tình duyên? Đẹp trai không?” Vẫn may mà phản ứng của Vũ Hoa vẫn còn tương đối bình thường, lo lắng nói: “Cậu bị tóm được sao? Hic. Người của bộ phận nào thế? Liệu người ta có đi báo cáo với cấp trên không?”

Nắng Gắt - Chương 8-14 - Cố Mạn

Chương 08

Vừa ra khỏi cổng trường tôi lại chạm mặt Tư Tịnh. Thật hiếm khi thấy cô ấy mất cái vẻ thục nữ thường ngày mà lớn tiếng gọi tôi, giọng nói to đến mức giống như tôi bị khiếm thính ấy.

“Hi Quang.”

Tôi đỗ xe lại: “Tư Tịnh.”

Cô thoáng nhìn luận văn trong tay tôi: “Tới nghe nhận xét sửa chữa à?”

Nắng Gắt - Chương 1-7 - Cố Mạn

Chương 01

Cuối tháng ba đại học năm tư, tôi kết thúc kỳ thực tập làm kế toán viên ở Vô Tích, trở về đại học Nam Kinh. Thực ra tôi rất muốn ở nhà dăm bữa nửa tháng nữa để tiếp tục làm một con sâu gạo, nhưng mà tình thương của mẹ yêu dành cho tôi đã nhanh chóng cạn kiệt, tôi đành phải phải xị mặt mà càn quét tủ lạnh lần cuối cùng, tay xách nách mang buồn thiu quay về Nam Kinh.

Lúc lên xe tôi tiền nhắn tin cho mấy đứa bạn cùng ký túc xá: “Dưa hấu bản cô nương sắp về tới Nam Kinh rồi, các người mau mau từng người ra xếp hàng ngoài cửa nghênh đón đi.”

14 thg 1, 2014

Vu Hiệp Quan Sơn - Chương 37 - 39 ( Thiên Hạ Bá Xướng)

Chương 37: Quan Sơn Cốt Đồ

Giáo sư Tôn nói, nếu muốn làm rõ trong mộ cổ Địa Tiên rốt cuộc có bí mật gì, trước tiên phải biết được lai lịch của Quan Sơn thái bảo, đám “trộm mộ Quan Sơn” này vốn có quan hệ rất sâu xa với Lưu Bá Ôn, kỳ nhân thời Minh đã truyền lại Bài ca nướng bánh.
Những năm cuối thời Nguyên, thiên hạ đại loạn, để phản kháng lại chế độ cai trị tàn bạo của triều Nguyên, nông dân khắp nơi ùn ùn khởi nghĩa, tục ngữ có câu “loạn thế tất xuất kỳ nhân”, lời này thực không sai.

Vu Hiệp Quan Sơn - Chương 31 - 36 ( Thiên Hạ Bá Xướng)

Chương 31: Xác không hồn

Theo tôi thấy, hành vi của giáo sư Tôn chưa bao giờ “bình thường” cả. Người này lụy vào hai chữ “danh lợi” vì chút hư danh mà bỏ nhà bỏ nghiệp, lại bất chấp thủ đoạn dối trá lừa lọc, gạt cả người bạn cũ là giáo sư Trần, hơn nữa tính cách còn cố chấp, chẳng khác nào một tên trộm, nửa đêm nửa hôm lén lút trèo cửa sổ vào viện bảo tàng để “nghiên cứu khảo cổ”, thử hỏi hành vi của loại người như thế, có thể dùng hai chữ “bình thường” để hình dung sao ?
Blog liên quan : Blog zing | Blogspot | Blog tiếng anh | Facebook
Copyright © 2011 - 2014. Thuy trinh's blog - All Rights Reserved