Đại thi hào Lý Bạch không chỉ nổi tiếng bởi
tài năng thi ca mà còn bởi cái chết lãng xẹt của ông.
Dân gian lưu truyền lại câu chuyện về cái
chết của vị thi sĩ như sau, nhà thơ du ngoạn trên sông Thái Trạch, huyện Đang
Đồ (thuộc thành phố Mã An Sơn, tỉnh An Huy) trong một đêm trăng rằm. Thấy ánh
trăng phản chiếu xuống mặt nước đẹp, sẵn có hơi men trong người, ông đã cố với
tay ra, rồi bị mất đà, ngã xuống nước mà chết đuối.
Tại nơi thi sĩ chết đuối có một cái đài, mà sau này người
đời đặt tên là "Tróc nguyệt đài" (nghĩa là: Đài bắt trăng).
TRÓC NGUYỆT ĐÀI |
Tuy nhiên, cũng có nhiều bằng chứng lịch sử sau này ghi
lại, có thể nhà thơ đã tự tử chứ không phải chết đuối. Điều này có thể lấy bằng
chứng từ bài thơ "Nguyệt hạ độc chước" - Một mình uống rượu dưới
trăng mà nhà thơ viết trước ngày mình qua đời khoảng vài tuần.
Nguồn kenh14.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét