IV.Phim về các lãnh tụ
a) Việt Nam
Phim về Bác Hồ
Hẹn gặp lại ở Sài Gòn (1986)
Bộ phim xúc động này được nhiều tầng lớp nhân dân đón nhận, vì lần đầu tiên, hình tượng Bác Hồ thời trẻ đã được sáng tạo trên màn bạc, trong một tác phẩm hoành tráng, sinh động.
Hà Nội mùa đông năm 46 (1996)
Bộ phim Hà Nội mùa đông năm 46 đưa người xem ngược thời gian trở lại thủ đô vào quãng thời gian vô cùng căng thẳng trước ngày toàn quốc kháng chiến, khi thế nước đang “ngàn cân treo sợi tóc”. Lúc này, thực dân Pháp đã lộ rõ âm mưu xâm lược Việt Nam một lẫn nữa. Giữa những thời khắc quyết định vận mệnh của cả dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những quyết sách vô cùng sáng suốt. Những cuộc đấu trí giữa một bên là những người yêu nước và bên kia là những kẻ xâm lược diễn ra vô cùng gay cấn. Đạo diễn tài năng Đặng Nhật Minh cùng dàn diễn viên xuất sắc đã làm nên một câu chuyện điện ảnh gây nhiều xúc động về Bác. Bộ phim cũng gây tiếng vang lớn tại nhiều liên hoan phim trong nước và quốc tế.
Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông (2003)
Nguyễn Ái Quốc ở Hong Kong là một trong những bộ phim có kinh phí dàn dựng rất lớn: 15 tỷ đồng. Nội dung phim kể về vụ án ở Hong Kong, thực dân Anh cố tình khép tội Nguyễn Ái Quốc để giao Người cho thực dân Pháp ở Đông Dương xét xử (trong khi đó vào năm 1930, Nguyễn Ái Quốc bị kết án tử hình vắng mặt). Đây là vụ án điển hình của phong trào cộng sản quốc tế thời kì 1930-1940. Thời gian này, phong trào cách mạng non trẻ ở Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn thử thách.
Khi thực hiện bộ phim, đoàn làm phim đứng trước một thách thức cực kì to lớn là làm phim về Bác phải chính xác, nghiêm túc, chân thật mà vẫn thu hút người xem, nhất là thế hệ trẻ. Sau khi đào sâu suy nghĩ, đoàn làm phim đã tìm được hai tình huống trung tâm để tạo nêm tính hấp dẫn cho phim: phiên tòa xử Nguyễn Ái Quốc và cuộc giải cứu của các chiến sĩ cộng sản. Hình tượng Người trong phim được khắc họa chân thực, sống động, lột tả được nhân cách của vị lãnh tụ vĩ đại.
Nhìn ra biển cả (2009)
Nhìn ra biển cả là bộ phim nhựa dài 90 phút khắc họa hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn những năm 1920 - 1911. Nhìn ra biển cả khai thác nét mới so với những bộ phim từng thực hiện về Bác. Theo nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát, trước đây đã có nhiều tác phẩm điện ảnh nói về cuộc đời Hồ Chí Minh, nhưng giai đoạn Người giảng dạy tại trường Dục Thanh lại chưa có ai chạm tới.
Vượt qua bến Thượng Hải (2010)
Bộ phim Vượt qua bến Thượng Hải lấy bối cảnh Trung Quốc vào khoảng năm 1933. Thời gian đó Bác từ Hong Kong tới Thượng Hải, tìm đường sang Liên Xô để né tránh sự săn lùng của mật thám Pháp và chính quyền Tưởng Giới Thạch. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tạm lánh trong dinh thự của ông Long - một người Hoa giàu có ở thành phố Hạ Môn.
Không đơn thuần chỉ là một bộ phim lịch sử diễn giải khô khan, Vượt qua bến Thượng Hải còn chinh phục khán giả bởi những cảnh quay đẹp mắt, màu sắc và ánh sáng trau chuốt tỉ mỉ, những pha hành động nghẹt thở đan xen các chi tiết tình cảm sâu sắc.
Đây là bộ phim truyện nhựa do nhóm tác giả Hà Phạm Phú, Lê Minh Ngọc, Giả Phi viết, đạo diễn Triệu Tuấn của Việt Nam và Phạm Đông Vũ của Trung Quốc thực hiện.
Vượt qua bến Thượng Hải quy tụ dàn diễn viên Việt Nam và Trung Quốc như Minh Hải, Mỹ Duyên, Dương Diễm Mẫn…, là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất tham gia cuộc vận động sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật và báo chí về đề tài học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Thầu Chín ở Xiêm (2015)
Đây là bộ phim truyện điện ảnh về lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (mật danh Thầu Chín) trong những ngày Người hoạt động cách mạng ở Thái Lan những năm 1928-1929, chuẩn bị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đây là bộ phim truyện điện ảnh về lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (mật danh Thầu Chín) trong những ngày Người hoạt động cách mạng ở Thái Lan những năm 1928-1929, chuẩn bị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Phim về Bác Tôn
Tổ quốc tiếng gà trưa
Hoàng Sơn vai bác Tôn
b) Trung Quốc
Phim về Tôn Trung Sơn
Quốc Phụ Tôn Trung Sơn (2011)
Phim xoay quanh cuộc đời đầy sóng gió của vị tổng thống lâm thời của Trung Hoa Dân Quốc, chuyện phim sẽ xoay quanh những sự kiện từ khi Tôn Trung Sơn nhậm chức tổng thống vào năm 1912 đến khi qua đời năm 1925. Mối tình của Tôn Trung Sơn và Tống Khánh Linh sẽ chiếm đến 70% nội dung phim, tái hiện câu chuyện tình của hai nhân vật lịch sử từ khi gặp gỡ, yêu nhau đến khi trở thành bạn đời của nhau.
Thập nguyệt vi thành (2009)
Phim kể về chuyến đi Hồng Kông để kêu gọi quyên góp cho cách mạng của nhà ái quốc Tôn Trung Sơn. Biết tin, nhà Thanh lên kế hoạch cho thích khách đi ám sát nhà cách mạng, trong khi đó, các nhân sĩ trí thức yêu nước lại tìm mọi cách bảo vệ, đưa Tôn Trung Sơn về Quảng Châu an toàn.
Cách mạng Tân Hợi - The 1911 Revolution (2011)
Đây là một bộ phim lịch sử đầy tiếng cười và nước mắt phản ánh về Cách mạng Tân Hợi, một tác phẩm dựa theo lịch sử chân thật của cuộc khởi nghĩa năm 1911, với nội dung cứu nước (Trung Quốc), lật đổ vương triều Đại Thanh phủ bại với Đồng minh hội được cầm đầu bởi Tôn Trung Sơn và Hoàng Hưng.
Kiến Đảng Vĩ Nghiệp (2011)
Phim là câu chuyện kể lại cuộc cách mạng từ tháng 10/1917 đến năm 1921 khi Đảng Cộng Sản Trung Quốc thành lập, câu chuyện xoay quanh tuyến nhân vật Mao Trạch Đông thời trẻ, Viên Thế Khải, Tôn Trung Sơn, Chu Ân Lai, Tưởng Giới Thạch, Tống Khánh Linh, Thái Ngạc...
Phim về Đặng Tiểu Bình
Đặng Tiểu Bình (2003)
Bộ phim kể về 20 năm cuối đời của Đặng Tiểu Bình, tiếp nhận cương vị lãnh đạo sau khi Mao Trạch Đông qua đời và bắt đầu tiến hành những cải cách kinh tế làm lay chuyển các thể chế của Trung Quốc và Đảng Cộng sản, mô tả những sự kiện lịch sử vào những năm cuối đời của ông, trong đó có việc đàm phán với cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher về việc trao trả Hongkong cho Trung Quốc và quyết định xây dựng những đặc khu kinh tế ở Trung Quốc, nền tảng của cuộc cải cách kinh tế đất nước.
d)Âu Mỹ
The Lady (2011)
Bộ phim là câu chuyện tình yêu của một cặp vợ chồng phi thường và sự hi sinh mạng sống, hạnh phúc của họ vì nhân loại. Aung San Suu Kyi là một người phụ nữ trong phong trào dân chủ Mianma, Michael Aris là một nhà báo – nhà văn. Mặc dù hai người thuộc hai thế lực chính trị hoàn toàn khác nhau, tình yêu của họ kéo dài đến tận những giây phút cuối của cuộc đời. The lady là câu chuyện về sự cống hiến, sự cảm thông của nhân loại trong bối cảnh chính trị bất ổn.
The Interview ( 2014)
Phim kể về một âm mưu ám sát lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, với nhân vật Kim do diễn viên Mỹ gốc Hàn Quốc Randall Park thủ vai. Trong phim Seth Rogen và James Franco vào vai một nhà sản xuất và một người dẫn chương trình trò chuyện truyền hình, được phép phỏng vấn ông Kim Jong Un. Tuy nhiên họ được CIA ra lệnh ám sát ông Kim.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét