I. Phim về các vị tướng; các vị thủ lĩnh
Việt Nam
Thủ lĩnh áo nâu
(1987)
Truyện phim kể về cuộc khởi nghĩa oanh liệt của
người thủ lĩnh áo nâu Hoàng Hoa Thám, tức Đề Thám,
nơi núi rừng Yên Thế. Bất chấp chính sách đàn áp
đẫm máu của thực dân Pháp, nghĩa quân Yên Thế vẫn
giành nhiều chiến thắng, gây được thanh thế lớn, khiến quân Pháp thất
điên bát đảo, Đề Thám lại như hùm thêm vuốt khi có bà vợ ba -
bà Ba Cẩn - như một tham mưu sáng suốt, cương nghị.
Cuộc khởi nghĩa ngày càng được mở rộng, viễn cảnh về một nước Nam tự
do lớn dần lên, cũng là lúc những rạn nứt trong nội bộ nghĩa quân xuất hiện,
lúc bà Ba Cẩn nhận ra những âm mưu nguy hiểm đằng sau lời đề nghị hòa
hoãn của người Pháp. Rồi cũng tới lúc quân Pháp trở mặt
và nghĩa quân Yên Thế đã quyết liều mình trong một kế hoạch tuyệt mật
nhằm thay đổi cục diện chiến trường…
Tập 1 : Thủ lĩnh áo nâu
Tập 2 : Lửa cháy đường chân trời
Tráng sĩ bồ đề
Vó
ngựa trời nam (2010)
Phim tái hiện cuộc đời và sự nghiệp của nhà trí
thức, nhà quân sự và nhà thơ Huỳnh Văn Nghệ từ tuổi ấu thơ tới lúc tập kết ra
Bắc. Ông từng bị truy đuổi sang Campuchia, Thái Lan rồi lập báo Hồn cố hương xuất bản bằng tiếng Việt, giúp đồng bào Việt
kiều hiểu rõ được âm mưu của tổ chức “Việt Nam phục quốc đồng minh hội”, chống
lại những âm mưu chia rẽ của thực dân Pháp.
Độc nhãn tướng quân Nguyễn
Bình (2013)
Nguyễn Bình - vị trung tướng đầu tiên của
Quân đội nhân dân VN, lãnh đạo quân dân miền Nam VN kháng chiến chống Pháp - là
nhân vật chính trong bộ phim truyền hình dài 30 tập Độc nhãn tướng quân Nguyễn Bình.
Tướng Nguyễn Bình tên thật là Nguyễn Phương Thảo, sinh năm 1908, tại Hưng Yên.
Thuở ban đầu ông là một con người đầy chí khí, yêu nước, đã tham gia và có chức
sắc trong Quốc dân đảng; sau được nhà cách mạng Trần Huy Liệu giác ngộ và thấy
rõ bộ mặt bán nước, giả dối của Quốc dân đảng nên ông đã kiên quyết từ bỏ và hoạt
động theo các nhà cách mạnh chân chính. Vì lẽ đó, ông bị Quốc dân đảng khoét mất
một mắt
Thái sư Trần Thủ
Độ (2013)
Bối cảnh phim dựa trên cuộc
biến động náo loạn Thăng Long năm 1210 đến thời kỳ gia đình Trần Lý (gồm hai
con Trần Thừa, Trần Tự Khánh và cháu ruột là Trần Thủ Ðộ) cùng Tô Trung Từ phò
thái tử Sảm chiếm lại Thăng Long và lên ngôi, trở thành vua Lý Huệ Tông. Câu
chuyện phim xoay quanh mối quan hệ giữa Lý Huệ Tông – Trần Thị Dung - Trần Thủ
Độ, cùng những thăng trầm của hai triều đại Lý – Trần.
Anh Hùng Nguyễn Trung Trực (2012)
Đây là một bộ phim truyền hình Việt Nam dài 20 tập,
phim do hãng phim Cửu Long sản xuất vào năm 2012. Lấy bối cảnh Việt Nam đầu thế kỷ
thứ 19, giặc Pháp xâm lược nước ta, lúc này triều đình Huế nhu nhược, làm tay
sai cho giặc Pháp,mong muốn yên bình,chịu khổ sở nhất là những người dân. Lúc
bấy giờ ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ nổi lên phong trào chống thực dân Pháp,trong
đó có một phong trào do một người ngư dân tên Nguyễn Trung Trực dẫn đầu.Tuy
quân khỏi nghĩa yếu thế hơn quân địch về mọi mặt nhưng họ đã anh dũng lập hai
chiến tích vang dội đó là hỏa thiêu tàu Esperence trên sông Nhật Tảo và chỉ
trong một đêm ngắn ngủi,họ đã tiêu diệt hoàn toàn thành Sơn Đá Rạch Giá.Nguyễn
Trung Trực sau đó bị bắt,ông đã để lại câu nói bất hữu là :”Khi nào hết cỏ nước
Nam thì mới hết người Nam chống Tây”.Bộ phim Anh Hùng Nguyễn Trung Trực nói lên
tinh thần yêu nước,nhắc lại một thời hào hùng và bất khuất của dân tộc Việt Nam
trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm
Bình tây đại nguyên soái (2013)
Đây là một trong những bộ phim hiếm hoi làm về đề tài lịch sử ca ngợi
các vị anh hùng của dân tộc. Nhân vật chính trong tác phẩm lần này chính là anh
hùng Trương Định - một vị anh hùng được sinh ra ở Gò Công - Tiền Giang. Ông là
người có công khai hoang lập ấp ở miền Nam. Và vì muốn tham gia chống Pháp, ông
đã từ quan triều Nguyễn để thực hiện hoài bão của mình.
Phim quy tụ dàn diễn viên trẻ nhưng có khả năng diễn xuất tốt, bộ phim
cũng quy tụ dàn diễn viên quần chúng và nước ngoài nhiều nhất từ trước đến nay.
Vì là một phim mang dấu ấn lịch sử nên đoàn làm phim gặp rất nhiều khó khăn
trong việc chọn lựa bối cảnh cũng như các công tác hậu trường
.
Trung Quốc và Hồng Kông
Phim về Tào Tháo
Tào Tháo (2000)
Ngụy vương Tào Mạnh Đức (2007)
Năm 2007, nam tài tử Hồng Kông Vương Bân thủ vai Tào Tháo trong
bộ phim Ngụy Vương Tào Mạnh Đức.
Năm 2007, nam tài tử Hồng Kông Vương Bân thủ vai Tào Tháo trong
bộ phim Ngụy Vương Tào Mạnh Đức.
Anh hùng cái thế Tào tháo (2011)
Phim nói về vị anh hùng đặt cơ sở quân dự cho miền Bắc Trung Hoa thời
Tam Quốc - Tào Tháo. Bộ phim sẽ khắc họa Tào Tháo từ thời còn trai trẻ đếm
trung niên. Theo lịch sử Tào Tháo luôn là một nhân vât vô tình nhưng ở phim Anh
Hùng Cái Thế Tào Tháo cái chế tác đã cho Tào Tháo làm một người có tình thậm
chí là đa tình. Được nói đến nhiều nhất là chuyện tình giữa Tào Tháo và Thái
Văn Cơ.
---------------------------------
Khác
Đại Tướng Quân (1982)
Địch Thanh (1986)
Vào thời vu
Tống Nhân Tông, Thái sư đương triều là Bàng Hồng vì có hiềm khích với Địch
Thanh đã xàm tấu với Nhân Tông phái Địch Thanh đi đánh Tây Liêu đoạt Cờ Trân
Châu. Mặt khác, Bàng thái sư cấu kết Tây Liêu nhằm hãm hại Địch Thanh nhưng âm
mưu bất thành. Sự việc thất bại, Bàng Hồng lại tìm cách để Địch Thanh nhầm đánh
nước Đơn Đơn rồi vu tội cấu kết với giặc. May nhờ trung thần Dương Tháo giúp đỡ
mới đoạt được Cờ Trân Châu, lấy công chuộc tội,
Con gái Dương Tháo đem lòng yêu mến Địch Thanh tuy nhiên chàng lại một lòng yêu công chúa Song Song của nước đơn đơn tạo nên một đoạn tình cảm éo le.
Bàng Hồng 1 lần nữa đánh tráo Trân Châu Kỳ, vụ hãm Địch Thanh bị giam cầu. Sau khi thành công, Bàng Hồng cấu kết Tây Liêu xua quânNam hạ nhằm mưu triều soán vị. Nhờ
sự giúp đỡ của công chúa Song Song, Địch Thanh đã đẩy lùi được quân Tây Liêu....
Con gái Dương Tháo đem lòng yêu mến Địch Thanh tuy nhiên chàng lại một lòng yêu công chúa Song Song của nước đơn đơn tạo nên một đoạn tình cảm éo le.
Bàng Hồng 1 lần nữa đánh tráo Trân Châu Kỳ, vụ hãm Địch Thanh bị giam cầu. Sau khi thành công, Bàng Hồng cấu kết Tây Liêu xua quân
Tiết Đinh Sang chinh tây (1986)
Tiết Cương phản Đường (1986)
Tiết gia
vốn được coi là rường cột của Đại Đường, liên tiếp 2 đời Đông chinh Tây phạt,
công cán hiển hách. Nhưng trên đời có câu" Nhất tướng công thành vạn cốt
khô", Tiết Nhơn Quý và Tiết Đinh San qua hai lần nhận lãnh ấn soái mở cuộc
chinh đông và chinh tây tuy đem lại bình yên cho xã tắc nhưng quy ra thì cũng
tạo ra bao vạn oan hồn oán khí bám theo nhà họ Tiết. Đại Nguyên soái Tây Liêu
Dương Phàm, sau khi bị vợ chồng Tiết Đinh San và Phàn Lê Huê giết chết oán khí
không dứt đã đầu thai vào thành con trai của hai người. Phàn Lê Huê thấu hiểu
thiên cơ biết được con trai ruột của mình Tiết Cương chính là do Dương Phàm đầu
thai hòng mong tru diệt nhà họ Tiết. Lê Huê vì muốn trừ diệt tâm ma cho con cắt
đi mối nguy cho nhà họ Tiết nào ngờ ý trời đã định khó thể khiên cưỡng cuối
cùng bị con trai mình vô tình hại chết.
Tiết Cương trong hội hoa đăng, lỡ tay đánh chết con riêng của Thái Hậu Võ Tắc Thiên khiến cho họ Tiết bị tru di tam tộc, còn bản thân phải bôn đào. Nhờ sự giúp đỡ của Quán Chủ Vĩnh Thái, dần dần Tiết Cương đã trừ được tâm ma của mình, đứng lên chiêu binh chống lại Võ Tắc Thiên (lúc này đã lên ngôi hoàng đế) hòng báo thù nhà và chấn hưng Đại Đường....
Tiết Cương trong hội hoa đăng, lỡ tay đánh chết con riêng của Thái Hậu Võ Tắc Thiên khiến cho họ Tiết bị tru di tam tộc, còn bản thân phải bôn đào. Nhờ sự giúp đỡ của Quán Chủ Vĩnh Thái, dần dần Tiết Cương đã trừ được tâm ma của mình, đứng lên chiêu binh chống lại Võ Tắc Thiên (lúc này đã lên ngôi hoàng đế) hòng báo thù nhà và chấn hưng Đại Đường....
Thiết tướng quân (2005)
Phim kể về A Quý là một đại tướng quân nổi tiếng trung thành thời vua Càn Long. Ông là một người chính trực và mưu trí. Những chuyện đen tối chốn quan trường lần lượt bị ông đem ra ánh sáng bằng tài năng và bản lĩnh của mình để trấn an lòng dân. Phim cũng đế cập tới không ít khó khăn của ông khi lòng trung thành của ông đôi lúc cũng bị nhà vua nghi ngờ.
Trong một lần đang đem quân chinh phạt thì nhận được thánh chỉ phải trở về cung trong vòng 7 ngày. Ông đã đem thủ cấp của tên thủ lĩnh lũ thổ phỉ về kinh thành trong ngày cuối cùng của thời hạn và củng cố được lòng tin của Càn Long của như răng đe các gian thần.
Vào một ngày đẹp trời, A Quý cùng Đại Niên bát phố, ngắm cảnh thì nghe có tiếng kèn trống của đám rước dâu nhưng bên cạnh lại là tiếng kêu khóc thê thảm của cô dâu. A Quý bèn ra tay giải cứu cho cô dâu Hồng Trù, dù việc cô khóc chỉ là theo phong tục ở quê của cô mà thôi. Mọi việc hiểu lầm được giải tỏa nhưng Hồng Trù lại đem lòng yêu mến vị tướng quân này. Trong lúc này, Đa Cách Cách muốn chiêu phò mã, vua Càn Long muốn chọn A Quý nhưng thái hậu lại muốn chọn Hòa Lâm - em trai của Hòa Thân. Sau một số sự việc rối ren, thái hậu đã tìm cách đẩy A Quý vào thiên lao. Hồng Trù đã cùng Vương gia tìm cách cứu A Quý với sự giúp đỡ của vua Càn Long. Đến lúc phải chịu một hình phạt là vào Tư khố quán để đọc sách, A Quý lại phanh phui ra những việc xấu xa động trời...
Đại Đường Tướng Quân (2007)
Năm 669 CN, đời vua Đường Cao Tông năm thứ 2, Cao
Tông hoàng đế mắc bệnh nặng, không quản lý nổi việc triều chính phải ủy quyền
cho Võ Hậu. Dân chúng thì bất mãn với triều đình, người Sơn Việt ở Mân Nam nổi
lên làm loạn.
Tin tức truyền tới Tràng An, triều đình và dân chúng đều sợ hãi. Triều đình thì không chủ, quần thần nháo nhác thoái thác trách nhiệm. Mệnh Việt Vương Lý Trinh xuất binh đi dẹp Sơn Việt, bất ngờ ngã bệnh nằm liệt giường.
Bộ phim nói về tướng quân nhà Đường Trần Nguyên Quang (Nghiêm Khoan đóng) có công dẹp loạn do người thiểu số gây ra, khai phá, mở mang vùng đất ngày nay là Phúc Kiến. Ông là người truyền bá văn hóa Trung Hoa, thực hiện hòa hợp Hán -Việt (người Mân Việt), xây dựng châu phủ, phát triển kinh tế tại khu vực này. Người đời tôn Trần Nguyên Quang là Khai Chương Thánh Vương và lập miếu thờ phụng tại rất nhiều nơi quanh vùng eo biển Đài Loan.
Tin tức truyền tới Tràng An, triều đình và dân chúng đều sợ hãi. Triều đình thì không chủ, quần thần nháo nhác thoái thác trách nhiệm. Mệnh Việt Vương Lý Trinh xuất binh đi dẹp Sơn Việt, bất ngờ ngã bệnh nằm liệt giường.
Bộ phim nói về tướng quân nhà Đường Trần Nguyên Quang (Nghiêm Khoan đóng) có công dẹp loạn do người thiểu số gây ra, khai phá, mở mang vùng đất ngày nay là Phúc Kiến. Ông là người truyền bá văn hóa Trung Hoa, thực hiện hòa hợp Hán -Việt (người Mân Việt), xây dựng châu phủ, phát triển kinh tế tại khu vực này. Người đời tôn Trần Nguyên Quang là Khai Chương Thánh Vương và lập miếu thờ phụng tại rất nhiều nơi quanh vùng eo biển Đài Loan.
Tiết Nhân Quý truyền kì (2007)
Vua Đường
Thái Tông nằm mộng thấy mình bị đuổi giết, bỗng có viên tướng mình khoác áo bào
trắng, tay cầm Phương Thiên Họa Kích xuất hiện kịp thời, cứu vua thoát chết.
Hôm sau, vua triệu tập các đại thần đến giải mộng. Từ Mậu Công tiên đoán vị
tướng đó tên là Tiết Nhân Quý, quê ở huyện Long Môn, tỉnh Sơn Tây. Trong khi đó
Trương Sỹ Quý lại khẳng định chính là con rễ của ông ta – Hà Tông Hiến. Tướng
quân Thiết Thế Văn của Bột Liêu cầm quân nổi loạn, Đường Thái Tông ngự giá thân
chinh, lệnh Trương Sỹ Quý chiêu mộ binh sĩ và tìm “ứng mộng hiền thần”. Cùng
thời điểm đó, Tiết Nhân Quý được sư phụ Lý Tịnh cho phép xuống núi.
Tiết Nhân
Quý ba lần đầu quân không thành vì bị cha con Trương Sỹ Quý cản trở, cuối cùng
nhờ tấm kim bài của Trình Giảo Kim, chàng mới được vào làm ở Hỏa đầu quân,
nhưng phải đổi tên thành Tiết Lễ. Quân Đường ra trận, công đầu luôn thuộc về
Hỏa đầu quân. Quân địch nghe đến tên Tiết Lễ đã khiếp sợ, hàng ngũ tan rã, quân
Đường thắng trận liên tiếp. Ngày ca khúc khải hoàn trở về, cha con Trương Sỹ
Quý cướp hết chiến thuyền, thẳng tiến kinh thành, âm mưu soán ngôi, Tiết Nhân
Quý lại một lần nữa ra tay tiêu diệt phản thần. Hết chiến tranh, vua Đường ban
hôn cho Tiết Nhân Quý và công chúa Chiêu Dương, nghĩ đến người vợ hiền ở nhà
nuôi con chờ chồng, Tiết Nhân Quý từ chối, khiến công chúa đau lòng quy y cửa
Phật. Được phong làm Tính Kiên Vương, hùng bá một phương, nhưng nào ngờ, Tiết
Nhân Quý lại tiếp tục bị gian thần hãm hại, các huynh đệ cùng công chúa Chiêu
Dương hợp sức lại mới cứu được chàng. Chiến tranh nổ ra ở biên giới phía Tây,
Tiết Nhân Quý lại lên đường giết giặc, lần này gặp phải kỳ phùng địch thủ, Tiết
Nhân Quý lâm nguy, bỗng một vị anh hùng trẻ tuổi xuất hiện kịp thời để cứu
chàng, đó là Tiết Đinh San, con trai Tiết Nhân Quý, từ đó dựng nên một gia tộc
trung kiên, bốn đời đều là Nguyên Soái.
Don Quixote đang
được đón nhận nhiệt tình khi đây là tác phẩm điện ảnh đầu tiên của châu Á được
quay hoàn toàn bằng công nghệ 3D.
Được khởi động từ cuối năm 2009 và sử dụng công nghệ 3D, Don Quixote là một trong những bộ phim Trung Quốc được chú ý nhất trong năm nay. Không giữ nguyên các tình tiết như trong cuốn tiểu thuyết kinh điển của Cervantes, Don Quixote trên màn ảnh sẽ được "Trung Quốc hóa". Anh chàng này sẽ xuất hiện ở thời nhà Đường và ôm mộng hành hiệp trượng nghĩa.
Bộ phim lấy ý tưởng từ tiểu thuyết Tây Ban Nha nổi tiếng trên toàn thế giới Don Quixote. Trong phiên bản điện ảnh này, hiệp sỹ Don Quixote xứ Mancha sẽ có những nét đẹp của thời Trung Cổ để thể hiện sự giao thoa giữa không gian và thời gian bằng ngôn ngữ điện ảnh. Tham gia cùng với 240 bộ phim của giải thưởng điện ảnh Hồng Kông lần này, Don Quixote là bộ phim 3D duy nhất.
Câu chuyện Don Quixote xuất phát từ Tây Ban Nha thời kỳ Trung Cổ. Khi đó, châu Âu đều vô cùng sùng bái và ngưỡng mộ các kị sỹ, thế nhưng Don Quixote lại là bộ tiểu thuyết đầu tiên mang tiếng nói phản lại xu hướng này. Đạo diễn A Cam cho biết: "Việc chọn tiểu thuyết này để đưa lên màn ảnh chính là chọn đúng vào tính chất đặc biệt của nó trong thời điểm lịch sử đặc biệt. Nhân vật Don Quixote cho tới ngày nay vẫn là nhân vật giàu hình tượng và mang đầy ý nghĩa." Được biết, câu chuyện sau khi được sửa đổi sẽ rơi vào thời đại thịnh Đường, tiểu thuyết kỵ sỹ cũng sẽ trở thành truyền kỳ kiếm hiệp.
Được khởi động từ cuối năm 2009 và sử dụng công nghệ 3D, Don Quixote là một trong những bộ phim Trung Quốc được chú ý nhất trong năm nay. Không giữ nguyên các tình tiết như trong cuốn tiểu thuyết kinh điển của Cervantes, Don Quixote trên màn ảnh sẽ được "Trung Quốc hóa". Anh chàng này sẽ xuất hiện ở thời nhà Đường và ôm mộng hành hiệp trượng nghĩa.
Bộ phim lấy ý tưởng từ tiểu thuyết Tây Ban Nha nổi tiếng trên toàn thế giới Don Quixote. Trong phiên bản điện ảnh này, hiệp sỹ Don Quixote xứ Mancha sẽ có những nét đẹp của thời Trung Cổ để thể hiện sự giao thoa giữa không gian và thời gian bằng ngôn ngữ điện ảnh. Tham gia cùng với 240 bộ phim của giải thưởng điện ảnh Hồng Kông lần này, Don Quixote là bộ phim 3D duy nhất.
Câu chuyện Don Quixote xuất phát từ Tây Ban Nha thời kỳ Trung Cổ. Khi đó, châu Âu đều vô cùng sùng bái và ngưỡng mộ các kị sỹ, thế nhưng Don Quixote lại là bộ tiểu thuyết đầu tiên mang tiếng nói phản lại xu hướng này. Đạo diễn A Cam cho biết: "Việc chọn tiểu thuyết này để đưa lên màn ảnh chính là chọn đúng vào tính chất đặc biệt của nó trong thời điểm lịch sử đặc biệt. Nhân vật Don Quixote cho tới ngày nay vẫn là nhân vật giàu hình tượng và mang đầy ý nghĩa." Được biết, câu chuyện sau khi được sửa đổi sẽ rơi vào thời đại thịnh Đường, tiểu thuyết kỵ sỹ cũng sẽ trở thành truyền kỳ kiếm hiệp.
Đại Binh Tiểu Tướng (2010)
Đó là thời kỳ đen tối nhất
trong lịch sử Trung Quốc, khi những con người đứng đầu đất nước phát động chiến
tranh chỉ để thỏa mãn lòng tham không đáy của bọn họ. Máu chảy thành sông, thây
chất thành núi, hàng triệu người chết bởi những trận chiến vô nghĩa đó. Và những
người còn sống chỉ có hai lựa chọn duy nhất - giết hoặc bị giết. - Quân đội hai
nước Liang và Wei chạm trán trong một trận chiến đẫm máu kéo dài từ sáng sớm đến
tận đêm khuya. Chỉ hai người sống sót, một bộ binh già từ Liang và tướng quân từ
Wei. Người lính đó sống được vì anh vốn rất giỏi trong việc...giả chết với một
thứ gắn chặt trên người trông giống hệt một mũi tên để tăng thêm tính hiện thực.
- Người lính đã bắt chàng tướng quân bị thương hòng mong dùng kẻ thù như một
công cụ để đạt được tự do. Bằng cách giao nộp người tướng quân cho lãnh chúa của
Liang, anh có thể được vinh danh và trở lại với cuộc sống yên bình trước đây.
Còn chàng tướng quân, dù bị bắt giữ vẫn luôn ra vẻ ta đây với người lính đó. Hai
người thường cãi nhau suốt chuyến hành trình dài và đầy sóng gió này. . . .
Tinh Trung Nhạc Phi (2012)
Nhạc Phi (1103-1142)
là một trong những vị danh tướng tài bậc nhất của lịch sử Trung Hoa. Ông xuất
thân hàn vi, từ một binh sĩ bình thường, bằng tài năng, trí tuệ, nhân phẩm của
mình mà trở thành đại tướng quân, thống soái binh mã Nam Tống chống lại quân
Kim. Cuối đời, ông bị gian thần Tần Cối lập mưu hãm hại, chết oan ở Phong Ba
đình.
Phim mô tả cuộc đời truyền
kỳ của danh tướng Nhạc Phi, từ lúc là một binh sĩ bình thường cho đến khi trở
thành thống soái chống quân Kim. Nhạc Phi thiếu thời có cơ duyên từng được thọ
giáo các vị danh thần Lưu Cáp, Hàn Tiêu Trụ, Lý Cương, Trương Sở về quân sự; trải
qua hai mươi năm phấn dũng kháng Kim, thân trải trăm trận, cuối cùng bị gian
thần bức hại, chết oan ở Phong Ba đình.
Hành Thích Ngụy Vương (2012)
Hành Thích Ngụy Vương là một bộ phim điện ảnh võ thuật do Trung Quốc sản
xuất được Miao Shu đạo diễn phụ trách, ngoài ra kèm theo đó là danh sách diễn
viên khủng như là Bryan Leung, Jiang Chao, Chen Kuantai, Dong Zhihua, Xie
Yuanjiang, Zhou Yichen, Xiao Hong, Zhu Guoan, Wang Xiaobao, Wu Ma, Francis Ng,
Frankie Chan....Nội dung câu chuyện kể về cuộc chiến thời xưa của hai nước Sở
và Ngụy khi mà Sở quốc thua cuộc, quốc vương bị bắt giam, vì một lòng một dạ với
đất nước nên Đồ Giáp âm thầm rèn luyện sát thủ để chờ ngày phục kích ám sát vua
Ngụy.
Giải Cứu Tướng Gia (2013)
Trung Hoa dưới thời nhà Tống đứng trước họa
xâm lăng của đội quân Khiết Đan. Gian thần Phan Nhân Mỹ kích động Hoàng Đế, đưa
đệ nhất danh tộc họ Dương ra chiến trường để trả thù riêng.
Dưới sự dẫn dắt của Dương Nghiệp, đại tướng
quân của Dương gia và phu nhân của ông Xa Thái Quân, 7 người con trai Dương gia
lần lượt ra trận chống lại quân xâm lược của Thái tử Khiết Đan - Gia Luật
Nguyên.
Người băng
(2014)
Phim kể về cuộc chiến tranh cách đây 400 năm khi
Chân Tử Đan vào vai một tướng quân tài giỏi bị chôn vùi dưới lớp tuyết dày. Chỉ đến khi thi thể ông được nhóm người leo núi phát hiện sau một trận lở tuyết đã giúp vị tướng quân sống lại với cuộc phiêu lưu dở khóc dở cười.
Phim có sự tham gia của dàn sao "khủng"
của Hồng Kông và Đài Loan: Trịnh Y Kiện, Ngô Tôn, Châu Du Dân, Lâm Phong cùng
người đẹp An Dĩ Hiên...
Hàn Quốc
Nhật Bản
Âu Mỹ
Tướng quân Gye Baek (2012)
Phim nói về vị tướng nổi tiếng của Triều Tiên tên Gye Baek của vương
quốc Baekje. Ông là vị lãnh đạo tài ba, dũng cảm yêu nước và là vị tướng cuối
cùng của triều đại. Sự gan dạ của ông được mình chứng trong phim Tướng Quân Gye
Baek khi ông chiến đấu với nước Silla tới hơi thở cuối cùng dù số quân của ông
rất ích ỏi. " Ta thà chết còn hơn làm nô lệ cho kẻ thù." là câu nói của
ông được nhân dân đất nước này khắc ghi từ đời này sang đời khác. Phim Tướng
Quân Gye Baek dài 36 tập với sự tham gai diễn xuất của Lee Seo Jin, Cha In Pyo,
Jo Jae Hyun...
Nhật Bản
Throne of blood (1957)
Bộ phim như một chuyển thể vở kịch
“Macbeth" của Shakespeare đến xã hội Nhật Bản thời Trung cổ. Sau khi giành
thắng lợi trong một trận đánh lớn, Lords Washizu và Miki bị lạc trong khu rừng
rậm Cobweb, nơi đây họ gặp một bà già bí ẩn đã tiên đoán những điều tuyệt vời
cho mai sau Washizu và thậm chí là một tương lai còn rộng mở to lớn hơn cho hậu
duệ của Miki. Sau khi ra khỏi rừng, Washizu và Miki tức tốc được Hoàng đế thăng
chức. Với sự hậu thuẫn từ người vợ tham vọng của mình, Washizu âm mưu biến những
lời tiên tri trở thành sự thực, thậm chí nếu điều đó có tức thị phải giết được
Hoàng đế...
Người
anh hùng Yoshitsune (2005)
Người anh hùng Yoshitsune là bộ phim lịch sử kể về
cuộc đời của một trong những anh hùng được tôn kính nhất của Nhật Bản vào thế kỷ
thứ 12: Yoshitsune
Âu Mỹ
Chiến binh bất tử - Immortals (2011)
Phim kể về cuộc chiến huyền thoại của các vị thần
thời Hy Lạp cổ đại và cuộc phiêu lưu của chàng dũng sĩ trẻ tuổi Theseus (Henry
Cavill). Theseus lãnh đạo một nhóm các chiến binh chống lại những người Titan
khổng lồ và những vị thần hùng mạnh nhằm giải thoát cho loài người.
Binh đoàn La Mã (2010)
Bối cảnh phim xảy ra vào năm 117 sau Công nguyên, Đế chế La Mã vươn rộng
đến tận Tây Ban Nha và Ai Cập, trải dài đến từng ngóc ngách biển Hắc Hải vỗ đến.
Tuy nhiên, đạo binh của họ gặp phải trở ngại ở miền bắc Anh quốc, nơi tọa lạc của
những bộ tộc Pict - Scotland cổ hung tợn nhất, man rợ nhất. Là chiến binh duy
nhất sống sót sau một cuộc càn quét đẫm máu của họ vào pháo đài tiên phong của
La Mã, Quintus Dias (Michael Fassbender) dồn căm hờn vào quyết tâm trả thù của
anh. Cùng đạo binh số 9 thiện chiến huyền thoại của tướng quân Virilus (Dominic
West), Dias và quân La Mã tiến sâu vào rừng rậm nơi quân thù ẩn náu, nhằm thực
hiện nhiệm vụ xóa sổ hoàn toàn quân phiến loạn khỏi mặt đất.
II. Phim về các vị quan; các vị thánh hiền
Long Thành cầm
giả ca (2010)
Long thành cầm giả ca xoay
quanh cuộc đời và mối lương duyên của hai nhân vật chính Tố Như (Ngọc Ngoan
đóng) và Cầm (Nhật Kim Anh) từ thuở mới lớn cho đến tuổi trung niên. Cầm là một
cô gái xuất thân trong gia đình có mẹ và dì đều là ca kỹ. Lớn lên, cô được gửi
lên Long Thành học đàn. Trên đường đến Long Thành, Cầm tình cờ gặp và quen với
tân khoa Tố Như khi anh trên đường đi thi về. Cuộc gặp gỡ tình cờ với cô bé có
nốt ruồi nơi khóe miệng đã làm xao động tâm hồn của Tố Như dù rằng anh đã có vợ
ở quê nhà.
Trung Quốc và Hồng Kông
Phim về Khổng Tử
Khổng Tử (2010)
Phim xoay quanh cuộc đời của Khổng Tử, nhà tư tưởng lớn của Trung
Quốc, sống cách nay hơn 2 thiên niên kỷ (551–479 trước Công nguyên). Ở tuổi 55,
Khổng Tử là bộ trưởng bộ hình của nước Lỗ nhưng do thất vọng nên rời bỏ nước
này. Ông tới nhiều nước, truyền bá tư tưởng triết học của chính mình nhưng ít
được vị vương hầu nào thực sự để ý. Nhưng ông không phải là người sáng lập một
thứ tôn giáo mà trở thành thầy giáo. Tư tưởng triết học của ông, gọi là Khổng
giáo, được hậu thế truyền bá, phát triển, để 6 thế kỷ sau khi ông mất, nhà Hán
lấy đó làm triết lý duy nhất để trị nước. Cuối thế kỷ 18, dưới ảnh hưởng của
các luồng tư tưởng phương Tây, xuất hiện những xu hướng bài bác Khổng giáo.
Phim về Tôn Tử
Binh Pháp Tôn Tử Và 36 Kế (2000)
Binh Pháp Tôn Tử Và 36 Mưu Kế nói về 2 huynh đệ Tôn Tẫn và Bàng Quyên
cùng nhau bái sư là Quỷ Cốc Tử. Nhưng Bàng Quyên vì ham danh lợi nên xuống núi
trước làm tướng nước Ngụy còn Tôn tẫn thì được truyền Binh Pháp Tôn Tử. Khi
xuống núi Bàng Quyên vì ghét Tôn tẫn đã dùng pháp luật chặt 2 chân chạm vào mặt
để Tôn tẫn không bao giờ lộ diện.
Tôn Tử đại truyện (2012)
Thông qua câu chuyện cuộc đời của tác giả bộ binh pháp Tôn tử nổi
tiếng: Tôn Vũ, bộ phim Tôn Tử Đại truyện khắc họa cảnh Xuân thu
chiến quốc với sự phân tranh khốc liệt của các thế lực cùng những tình yêu,
tình bạn trong thời loạn thế.
Cuối thời xuân thu chiến quốc của Trung Quốc, các nước chư hầu nổi
dậy. Lúc này, trong nội bộ của nước Tề, tứ đại gia tộc Điền thị, Quốc thị, Cao
thị và Bào thị đấu đá nhau không ngừng. Tôn thị và Điền thị là một nhà, từ nhỏ
Tôn Võ đã theo ông chú Điền Nhương Thư học binh pháp.
Anh lớn lên cùng Vô Cữu con trai của nhà họ Bào và Tử Tô tiểu thư của
nhà họ Cao. Tôn Võ và Vô Cữu cùng yêu Tử Tô cô nương, nhưng cô chỉ một lòng với
Tôn Võ. Phụ thân của Tôn Võ - Tôn Bằng - là con người giấu tài, và không tham
gia sự đấu đá của các đại gia tộc nói trên.
Trong cuộc đấu tranh nội tộc ấy, gia tộc Tôn thị bị đẩy đến bờ vực
thẳm, dẫn đến nhà họ Tôn gặp trận đại nạn. Nguyên nhân là do Tôn Võ giao kết
với một người nước Sở - Ngũ Tử Tư. Và biến cố này đã thay đổi hoàn toàn quỹ đạo
cuộc sống của Tôn Võ, người yêu của Tôn Võ là Tử Tô đối xử lạnh nhạt với anh
còn người bạn thân từ nhỏ Vô Cữu - chạy trốn đi nước Sở, trở thành kẻ thù của cuộc
đời Tôn Võ.
Tôn Võ lưu lạc sang nước Ngô, bắt đầu cuộc đời quân sự truyền kỳ của
mình. Ở nước Ngô, Tôn Võ được phát triển tài hoa quân sự của mình. An chỉ dùng
3 vạn quân Ngô để đánh bại 20 vạn đại quân Sở mà người bạn cũ của anh, Vô Cữu
làm thống soái, sáng lập ra phép màu lịch sử chiến tranh trong trận này. Để xóa
hận thù, Tôn Tử dùng Vô Cữu ở bên cạnh mình làm thuộc hạ.
Cùng lúc, bạn thân Ngũ Tử Tư và Tôn Võ ngày càng mâu thuẫn nhau về
quan điểm chính trị. Sự tranh ngôi vị của thái tử dẫn đến Ngô Vương ngày càng
không tin tưởng anh. Vô Cữu thì dùng trăm phương ngàn kế để dựa thế của Ngô
Vương, và trở thành trọng thần của hai đời Ngô Vương. Anh ta giống như con rắn
độc suốt ngày quanh quẩn ở bên cạnh Tôn Võ, lúc nào cũng tìm thời cơ trả thù.
Người yêu cũ - Tử Tô - bị Tề Vương đem hiến cho Ngô Vương làm thái tử phi. Tôn
Võ, Tử Tô và Vô Cữu ba người lại gặp lại nhau trên đất khách, họ dường như đã
mấy đời chưa gặp...
Tôn Võ quyết định trốn đi xa, anh ta hy vọng rời xa chính trị trong
cung đình. Anh ta đem tất cả tâm huyết đi viết sách và viết lên bộ sách để đời
"Tôn Tử Binh Pháp". Rất tiếc cây đã tịnh nhưng gió không yên, một
vòng xoáy chính trị to lớn đang kéo anh vào cuộc... Phim có sự tham gia của các
diễn viên: Trương Phong Nghi, Cảnh Điềm, Tôn Duyệt, Phu Sai, Ông Hồng, Lý Tử
Hùng
Phim về Lã Bất Vi
Lã Bất Vi (2001)
Phim Lã Bất Vi nói về tướng quốc tên Lã Bất Vi của nước Tần.
Trước kia Lã Bất Vi là một thương buôn thành đạt của nước Triệu, ông có tham
vọng về quyền lực nên đã áp dụng phương thức buôn bán để có chức tước. Phim Lã
Bất Vi nói Lã Bất Vi trong lịch sử có thể coi là bật thầy trong việc buôn bán
chức quyền. Đồng thời ông là cha ruột của vị vua đầu tiên của Trung Hoa Tần
Thủy Hoàng vì khi thiếp của ông là Triệu Cơ đang có mang, ông đã mang nàng tặng
cho thái tử Tử Sở. Phim Lã Bất Vi có sự tham gia của diễn viên nổi tiếng Trương
Thiết Lâm và Ninh Tịnh trong vai Lã Bất Vi và Triệu Cơ.
Phim về Kinh Kha
Hoàng đế và thích khách (1998)
Bộ phim về huyền thoại tráng sĩ Kinh Kha thích khách Tần Thuỷ Hoàng..
Lồng vào đó là câu chuyện của tình yêu đôi lứa Lòng yêu đất nước và cao hơn hết
là lòng trượng nghĩa…
Kinh Kha truyền kì (2012)
Kinh Kha trong phim, thuần hậu và có phần nhu nhược, an phận. Điều đó
cũng bình thường thôi ở con người. Nhưng để trở thành một tay kiếm thì lại
khác. Đó là một sự chuyển hóa tính cách. Rồi để trở thành một kiếm khách thì
lại ở một tầng khác nữa.
Đó là bản lĩnh, là ý thức. Và để trở thành một thích khách thì đã là
một con đường, một lý tưởng. Trong cái thời cuộc hỗn mang, chiến tranh liên
miên, thân phận người bèo bọt trôi nổi, để nhận chân một giá trị sống đích
thực, một lý tưởng để tồn tại thì phải thoát xác: làm kẻ ác để diệt ác.
Thích khách trong hành động là lấy ác diệt ác. Nhưng thế nào là ác,
thế nào là tốt xấu?… Có rất nhiều con đường để chọn, để sống. Kinh Kha đã ngộ
ra và đã chọn một con đường và ta có một tuyệt tích Kinh Kha hành thích Tần
Vương.
Phim về Lưu Bá Ôn
Lưu Bá Ôn truyền kì (1992)
Đại Minh quốc sư Lưu Bá Ôn tương truyền bác học đa tài trên rõ thiên
văn dưới tường địa lý, tài trí hơn người, luôn chính trực thẳng thắn hết lòng
vì dân chúng
Bộ phim gồm 40 tập bao gồm 1 loạt các câu chuyện .Những chuyện chính : Sử khai quốc,Kho bạc quốc khố,Minh giáo phong vân,Bí ẩn Ngọc bát quái Phục Hy,Nghi vấn đón văn quan,Song ngọc Lương duyên
Triều Minh những năm Hồng Vũ,Thái Tổ tin lời gian thần sàm tấu , Lưu Bá Ôn quyết tâm trừ diệt gian thần nhưng ko thành thậm chí còn bị hãm hại Quá thất vọng,Lưu Bá Ôn xin từ quan quy ẩn. Hồ Thừa tướng sẵn hiềm khích cũ liền tâu với Thái tổ rằng Lưu Bá Ôn coi bản thân là quan trọng nhất ko có ông thì triều đình sẽ suy tàn . Thái Tổ tức giận vô cùng lập tức ân chuẩn cho Lưu Bá Ôn cáo lão về quê.....
Bộ phim gồm 40 tập bao gồm 1 loạt các câu chuyện .Những chuyện chính : Sử khai quốc,Kho bạc quốc khố,Minh giáo phong vân,Bí ẩn Ngọc bát quái Phục Hy,Nghi vấn đón văn quan,Song ngọc Lương duyên
Triều Minh những năm Hồng Vũ,Thái Tổ tin lời gian thần sàm tấu , Lưu Bá Ôn quyết tâm trừ diệt gian thần nhưng ko thành thậm chí còn bị hãm hại Quá thất vọng,Lưu Bá Ôn xin từ quan quy ẩn. Hồ Thừa tướng sẵn hiềm khích cũ liền tâu với Thái tổ rằng Lưu Bá Ôn coi bản thân là quan trọng nhất ko có ông thì triều đình sẽ suy tàn . Thái Tổ tức giận vô cùng lập tức ân chuẩn cho Lưu Bá Ôn cáo lão về quê.....
Thần kế diệu toán Lưu Bá Ôn ( 2006 - 2008)
Là nhân vật có thật trong lịch sử, Lưu Cơ sinh năm 1311, mất năm 1375
tự Bá Ôn. Ông là người cuối đời Nguyên đầu đời minh ở huyện Thanh Điền, tỉnh
Chiết Giang. Vốn thông minh cơ trí hơn người lại tinh thông kinh sử, am hiểu kỳ
môn độn giáp và cũng không hề kém cỏi võ công, Lưu Bá Ôn góp công không nhỏ
trong công cuộc bình phục Trung Nguyên, thống nhất thiên hạ của Minh Thái Tổ
Bố Y Thần Tướng (2006)
Theo thông lệ của võ lâm, cứ năm năm một lần, cao thủ của Ngũ đại phái
sẽ tham gia cuộc đấu tranh giành Kim Ấn, môn phái nào thắng sẽ giữ ngôi minh
chủ võ lâm trong 5 năm. Ngày tranh tài sắp đến, các cao thủ của phái Bạch đạo
lần lượt bị ám sát. Lý Bố Y là một người tinh thông tướng số, mang nặng lòng
hiệp nghĩa, quyết tìm ra chân tướng sự việc. Trong quá trình điều tra, Lý Bố Y
luôn gặp trở ngại từ phía Lại Dược Nhi – một danh y nổi tiếng trong ma giáo.
Lại Dược Nhi và Lý Bố Y vốn là bạn tâm giao lâu năm, nhưng vì nhận được lệnh
của Thiên Dục chủ Thư Thiên (Lạc Ứng Quân đóng) giết Lý Bố Y, nên buộc lòng Lại
Dược Nhi phải đối phó với người bạn thân nhất của mình.
Thần tướng Lại Bố Y (2008)
Tinh thông y học, vật lý, chiêm tinh, cùng với bộ óc tài ba xuất
chúng, Lại Bố Y đã bao phen cứu nguy cho Tống Cao Tổ - một vị vua bất tài, suốt
ngày chìm đắm trong đam mê tửu sắc, nhẫn tâm tuyển mỹ nữ ngay khi hoàng hậu vừa
mới qua đời, đất nước vẫn còn trong cơn biến loạn, mới thoát khỏi sự chiếm đóng
của giặc Kim trong thế ngàn cân treo sợi tóc nhờ sự đa mưu túc trí của Lại quốc
sư.
Là quốc sư của một nước, trọng thần thân tín bên Tống Cao Tổ, Lại Bố Y không những không kiêu căng, tư lợi. Trái lại, ông luôn nghĩ mình bé nhỏ, chỉ là một học trò áo vải, cống hiến chút tài hèn sức mọn cho đất nước. Đúng với danh xưng “Bố Y” mà ông đã tự đặt cho mình thay cho tên húy.Thế nhưng,“Chữ tài liền với chữ tai một vần”, càng khiêm nhường, lập nhiều đại công cho nhà Tống, Lại quốc sư càng bị các cẩu quan đương triều ganh ghét đố kị, tiêu biểu là thừa tướng Dương Dung, không ngừng tìm cách hãm hại Bố Y, khiến ông phải bị lưu đày biệt xứ.
Cùng với 3 đồ đệ thân tín - Tương Quân, Phi Yến và Lãnh Cương - thần tướng Lại Bố Y vui vẻ chấp nhận lưu đày. Ông xem đó như một cơ hội tốt để ông gần gũi, giúp đỡ bá tánh của Đại Tống nhiều hơn. Đó cũng là cách cống hiến âm thầm của Bố Y cho triều Tống. Xem phim để thấy thấm thía câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” mà ông cha ta đã dạy trong công cuộc dựng nước và giữ nước từ ngàn xưa.
Là quốc sư của một nước, trọng thần thân tín bên Tống Cao Tổ, Lại Bố Y không những không kiêu căng, tư lợi. Trái lại, ông luôn nghĩ mình bé nhỏ, chỉ là một học trò áo vải, cống hiến chút tài hèn sức mọn cho đất nước. Đúng với danh xưng “Bố Y” mà ông đã tự đặt cho mình thay cho tên húy.Thế nhưng,“Chữ tài liền với chữ tai một vần”, càng khiêm nhường, lập nhiều đại công cho nhà Tống, Lại quốc sư càng bị các cẩu quan đương triều ganh ghét đố kị, tiêu biểu là thừa tướng Dương Dung, không ngừng tìm cách hãm hại Bố Y, khiến ông phải bị lưu đày biệt xứ.
Cùng với 3 đồ đệ thân tín - Tương Quân, Phi Yến và Lãnh Cương - thần tướng Lại Bố Y vui vẻ chấp nhận lưu đày. Ông xem đó như một cơ hội tốt để ông gần gũi, giúp đỡ bá tánh của Đại Tống nhiều hơn. Đó cũng là cách cống hiến âm thầm của Bố Y cho triều Tống. Xem phim để thấy thấm thía câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” mà ông cha ta đã dạy trong công cuộc dựng nước và giữ nước từ ngàn xưa.
Phim về Hòa Thân
Tham quan Hòa Thân
Song long hội (2002)
Mộng đoạn tử cấm thành (2002)
Vua cha Ung
Chính có một nàng phi, nhan sắc diễm lệ. Lúc ấy Càn Long còn là hoàng tử Hoằng
Lịch, tuổi gần 20. Một lần có việc vào nội cung, Hoằng Lịch tình cờ gặp nàng
đang soi gương chải tóc. Hoằng Lịch bèn đi vòng phía sau lưng bất ngờ vòng tay
ra trước bịt mắt nàng ấy. Thực ra
Hoằng Lịch chỉ muốn đùa mà thôi, nhưng nàng phi ấy không biết đó là hoàng tử,
bị bất ngờ nên hoảng hốt vung chiếc lược đánh ra phía sau trúng ngay vào trán
Hoằng Lịch làm thành một vết thương nhỏ. Hôm sau Hoằng Lịch tiến cung thăm mẫu
thân là hoàng hậu của vua Ung Chính.
Hoàng hậu thấy trên trán có vết thương bèn hỏi nhưng Hoằng Lịch cứ ấp úng mãi, hoàng hậu sinh nghi gặng hỏi, Hoằng Lịch đành nói là bị nàng phi kia đánh. Hoàng hậu nổi trận lôi đình, nghi là nàng phi kia cố ý trêu ghẹo thái tử, bèn bắt nàng ấy tự vẫn. Hoằng Lịch kinh hoảng muốn thừa nhận là lỗi của mình nhưng lại không dám nói thẳng, trù trừ mãi không nghĩ ra cách gì. Đến khi chạy tới phòng của nàng phi ấy thì nàng đã treo cổ trên xà nhà. Hoằng Lịch vô cùng đau đớn, dùng ngón tay ấn vào hộp son rồi chấm lên cổ thi hài, khấn thầm rằng: “Là ta đã hại nàng. Hồn như có linh thiêng thì sau này hãy đến cùng ta gặp gỡ”. Khấn rồi buồn bã về cung. Ung Chính băng hà, hoàng tử Hoằng Lịch 25 tuổi lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Càn Long, bắt đầu thi thố tài năng, trong suốt gần 30 năm lập nhiều công trạng lớn lao về văn nghiệp cũng như võ công.
Một hôm Càn Long dạo chơi ở Viên Minh Viên, lúc sáng trời mát nhưng đến trưa thì bỗng nắng gay gắt. Lúc này đám thị vệ mới vội vàng chạy đi tìm lọng vàng che nắng cho vua nhưng không có vì quên mang theo, bị Càn Long mắng cho một trận. Bỗng trong đội có một người bước ra thưa: “Những người giữ điển lễ không được từ chối trách nhiệm của mình”. Càn Long quay lại nhìn thấy một thiếu niên trắng trẻo, môi hồng răng trắng, dung mạo trông rất quen, bèn hỏi “Ngươi là ai?”, người ấy đáp: “Nô tài tên gọi Hòa Thân, gốc Mãn Châu, thuộc Chính hồng kỳ, hiện là sai dịch trong đội Loan Nghi”.
Càn Long cảm thấy như đã gặp ở đâu rồi, nhưng nhất thời không nhớ ra, sau khi về cung vẫn cứ suy nghĩ mãi. Bất chợt Càn Long nhớ ra câu chuyện hai mươi năm trước, lập tức cho triệu Hòa Thân vào quỳ trước mặt, ngắm thật kỹ thấy dáng mạo Hòa Thân giống hệt nàng phi thuở nọ. Lại nâng cổ Hòa Thân lên xem thấy có nốt ruồi son lớn bằng đầu ngón tay. Lúc này, Càn Long khẳng định rằng Hòa Thân chính là kiếp sau của nàng phi xưa, lòng vô cùng thương cảm.
Qua hỏi han biết Hòa Thân tuy nhà nghèo nhưng chịu khó học hành, tinh thông 4 loại văn tự là Mãn, Hán, Mông Cổ, Tây Tạng. Càn Long bèn thăng Hòa Thân từ một chân khiêng kiệu lên đến chức tổng quản trong cung.
Hòa Thân lanh lợi khéo léo, lời nói dễ nghe, làm việc mau mắn, tính nết hòa nhã rất là vừa ý Càn Long. Hễ Càn Long thích cô gái nào là Hòa Thân tìm mọi giá để đưa dâng hoàng thượng. Hầu như ngày nào không gặp được Hòa Thân là Càn Long không chịu được, sự sủng ái thậm chí còn hơn cả Hán Ai Đế đối với Đổng Hiền xưa. Hoàng đế Càn Long là người tôn sùng Phật giáo, rất tin vào thuyết sinh tử luân hồi, muốn thi ân bố đức Hòa Thân để báo đáp nàng phi trong tiền kiếp. Tựa hồ Càn Long nghĩ rằng sủng ái Hòa Thân một phần sẽ giảm nhẹ nỗi bi thương với nàng phi ngày xưa được một phần.
Hoàng hậu thấy trên trán có vết thương bèn hỏi nhưng Hoằng Lịch cứ ấp úng mãi, hoàng hậu sinh nghi gặng hỏi, Hoằng Lịch đành nói là bị nàng phi kia đánh. Hoàng hậu nổi trận lôi đình, nghi là nàng phi kia cố ý trêu ghẹo thái tử, bèn bắt nàng ấy tự vẫn. Hoằng Lịch kinh hoảng muốn thừa nhận là lỗi của mình nhưng lại không dám nói thẳng, trù trừ mãi không nghĩ ra cách gì. Đến khi chạy tới phòng của nàng phi ấy thì nàng đã treo cổ trên xà nhà. Hoằng Lịch vô cùng đau đớn, dùng ngón tay ấn vào hộp son rồi chấm lên cổ thi hài, khấn thầm rằng: “Là ta đã hại nàng. Hồn như có linh thiêng thì sau này hãy đến cùng ta gặp gỡ”. Khấn rồi buồn bã về cung. Ung Chính băng hà, hoàng tử Hoằng Lịch 25 tuổi lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Càn Long, bắt đầu thi thố tài năng, trong suốt gần 30 năm lập nhiều công trạng lớn lao về văn nghiệp cũng như võ công.
Một hôm Càn Long dạo chơi ở Viên Minh Viên, lúc sáng trời mát nhưng đến trưa thì bỗng nắng gay gắt. Lúc này đám thị vệ mới vội vàng chạy đi tìm lọng vàng che nắng cho vua nhưng không có vì quên mang theo, bị Càn Long mắng cho một trận. Bỗng trong đội có một người bước ra thưa: “Những người giữ điển lễ không được từ chối trách nhiệm của mình”. Càn Long quay lại nhìn thấy một thiếu niên trắng trẻo, môi hồng răng trắng, dung mạo trông rất quen, bèn hỏi “Ngươi là ai?”, người ấy đáp: “Nô tài tên gọi Hòa Thân, gốc Mãn Châu, thuộc Chính hồng kỳ, hiện là sai dịch trong đội Loan Nghi”.
Càn Long cảm thấy như đã gặp ở đâu rồi, nhưng nhất thời không nhớ ra, sau khi về cung vẫn cứ suy nghĩ mãi. Bất chợt Càn Long nhớ ra câu chuyện hai mươi năm trước, lập tức cho triệu Hòa Thân vào quỳ trước mặt, ngắm thật kỹ thấy dáng mạo Hòa Thân giống hệt nàng phi thuở nọ. Lại nâng cổ Hòa Thân lên xem thấy có nốt ruồi son lớn bằng đầu ngón tay. Lúc này, Càn Long khẳng định rằng Hòa Thân chính là kiếp sau của nàng phi xưa, lòng vô cùng thương cảm.
Qua hỏi han biết Hòa Thân tuy nhà nghèo nhưng chịu khó học hành, tinh thông 4 loại văn tự là Mãn, Hán, Mông Cổ, Tây Tạng. Càn Long bèn thăng Hòa Thân từ một chân khiêng kiệu lên đến chức tổng quản trong cung.
Hòa Thân lanh lợi khéo léo, lời nói dễ nghe, làm việc mau mắn, tính nết hòa nhã rất là vừa ý Càn Long. Hễ Càn Long thích cô gái nào là Hòa Thân tìm mọi giá để đưa dâng hoàng thượng. Hầu như ngày nào không gặp được Hòa Thân là Càn Long không chịu được, sự sủng ái thậm chí còn hơn cả Hán Ai Đế đối với Đổng Hiền xưa. Hoàng đế Càn Long là người tôn sùng Phật giáo, rất tin vào thuyết sinh tử luân hồi, muốn thi ân bố đức Hòa Thân để báo đáp nàng phi trong tiền kiếp. Tựa hồ Càn Long nghĩ rằng sủng ái Hòa Thân một phần sẽ giảm nhẹ nỗi bi thương với nàng phi ngày xưa được một phần.
Trong mắt mọi
người, gia đình Hòa Thân đúng là một nhà với hoàng đế Càn Long. Càn Long đem
con gái thứ 10 là công chúa Hòa Hiếu gả cho con trai Hòa Thân là Phong Thân Ân
Đức. Hầu hết đại thần trong triều là phe cánh của y. Của cải chứa trong nhà Hòa
Thân còn nhiều hơn trong hoàng cung, nhiều gia nô của họ Hòa cũng mặc sức hoành
hành, không ai dám nói.
Song long hội (2002)
Thanh Đình (Alyssa) là con của Hoà Thân
nhưng cô không biết chuyện này, cho đến khi gặp anh mình và
biết được sự thật tại sao anh cô lại truy sát Càn Long gay gắt vậy. Nhưng lực bất
tòng tâm, Hoà Thân không muốn mất đứa con gái cưng này nên đã tìm đủ mọi cách
phong toả thông tin về mẹ cô. Bởi vì cô và mẹ cô giống nhau như hai giọt nước.
Cuối cùng nhờ sự giúp đỡ của Hồng Lập (Càn Long giả), Thanh Đình đã giải được nỗi
oan cho mẹ, và trở về sống với anh.
------------------------------------
Tăng Chí Vỹ vai Hòa Thân trong Thiếu niên khâm sai (2005)
Phim về Lưu Dung
Tể tướng Lưu Gù (1998)
"Giữa đất trời có một cái cân. Nhân dân chính là quả cân, ngài là
quả cân giữ cho giang sơn yên ổn, thanh bình..." Có lẽ vẫn còn rất nhiều
người nhớ như in lời bài hát mở đầu của bộ phim Tể Tướng Lưu Gù. Với câu
chuyện hài hước giữa bộ ba Hoàng Đế Càn Long - Tể
Tướng Lưu Gù - Tham Quan Hòa Thân, bộ phim đã lồng ghép rất
nhiều triết lý thông qua những lời nói dí dóm và tình tiết gây cười. Chính vì
vậy mà khi nhìn thấy Lý Bảo Điền và Vương Cương, người ta đều
nghĩ ngay đến 2 nhân vật tể tướng Lưu Gù và Hòa Thân.
Tiểu tử Lưu Gù (2006)
Câu chuyện truyền kỳ về tể tướng Lưu Gù cũng như tham quan Hòa Thân
(đời Thanh -TQ) tuy đã nhiều lần được các nhà làm phim Trung Quốc đưa lên màn
ảnh, nhưng trong bộ phim Tiểu tử Lưu gù, khán giả sẽ có cái nhìn hoàn toàn mới mẽ.
Đạo diễn Chu Đức Thừa đã dựng lại quá trình trưởng thành và con đường đưa họ
bước vào cửa quan trường, khai thác những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử này
dưới một góc nhìn mới, đầy sáng tạo và hài hước.
Lưu Dung và Hòa Thân học cùng trường Hàm An Quan. Ở trường, Hòa Thân thường trêu chọc cái lưng gù dị dạng của Lưu Dung, nhưng Lưu Dung cũng chẳng vừa, cậu cũng đối phó lại Hòa Thân bằng tài trí của mình, và Hòa Thân luôn là người thua cuộc.
Cha của Lưu Dung là Lưu Thống Huân có một cô con gái nuôi và cô con dâu lớn là Kim Đóa Nhi. Vì nghe lời sàm tấu của bọn gian thần, vua Càn Long đã hạ lệnh tru di cả nhà Kim Đóa Nhi, để trả thù, cô đột nhập vào hoàng cung hành thích Càn Long, nhưng sự việc không thành. Vụ thích sát này xảy ra, Hòa Thân có công cứu giá, nên được Càn Long trọng dụng, phong làm Ngự tiền thị vệ.
Một lần, Lưu Dung tình cờ cứu mạng Vũ cách cách, từ đó hai người kết bạn với nhau. Vũ cách cách rất thích tính cách hóm hỉnh, thẳng thắn của Lưu Dung, ngược lại cô rất ghét thói xu nịnh của Hòa Thân.
Lưu Thống Huân là một vị quan thanh liêm chính trực, hết lòng yêu nước thương dân, trong triều ông luôn đối đầu với Anh Liêm – một tên tham quan gian trá. Anh Liêm thấy được bản chất tham lam của Hòa Thân, nên nhận y làm học trò, với ý định đào tạo thành người kế thừa. Dưới sự dẫn dắt của Anh Liêm, Hòa Thân dần dấn thân vào thế giới đen tối của chốn quan trường.
Lưu Thống Huân nhiều lần dâng sớ hạch tội Anh Liêm rằng, những tấu trình của y về cuộc sống ấm no của nhân dân là không đúng sự thật. Để hiểu rõ thực hư, Càn Long quyết định rời cung vi hành. Nhưng, do Hòa Thân đã sắp xếp trước, nên Càn Long chỉ nhìn thấy cảnh “nhà nhà ấm no hạnh phúc” giả tạo. May là Lưu Dung phát hiện ra kế hoạch của Hòa Thân, kịp thời vạch trần những việc làm xấu xa của hai thầy trò y... Trong buổi yến tiệc mừng thọ Lưu Thống Huân, Càn Long một lần nữa bị hành thích, người thích khách đó không ai khác, chính là Kim Đóa Nhi...
Càn Long cho Lưu Thống Huân bãi chức về Sơn Đông dưỡng già. Hòa Thân và Anh Liêm nghi ngờ Càn Long cho Lưu Thống Huân về hưu sớm là để che mắt mọi người, thực chất là giao cho ông điều tra vụ án tơ lụa, nên phái thuộc hạ trà trộn vào nhà họ Lưu để theo dõi động tĩnh. Còn Hòa Thân thì mượn cớ tìm Vũ cách cách để đến Sơn Đông thám thính tình hình... Nhờ sự giúp đỡ của Vũ cách cách, Lưu Dung đã phá tan âm mưu của Hòa Thân, đưa bọn tham quan ô lại ra trước ánh sáng công lý, chịu sự trừng phạt của triều đình.
Lưu Dung và Hòa Thân học cùng trường Hàm An Quan. Ở trường, Hòa Thân thường trêu chọc cái lưng gù dị dạng của Lưu Dung, nhưng Lưu Dung cũng chẳng vừa, cậu cũng đối phó lại Hòa Thân bằng tài trí của mình, và Hòa Thân luôn là người thua cuộc.
Cha của Lưu Dung là Lưu Thống Huân có một cô con gái nuôi và cô con dâu lớn là Kim Đóa Nhi. Vì nghe lời sàm tấu của bọn gian thần, vua Càn Long đã hạ lệnh tru di cả nhà Kim Đóa Nhi, để trả thù, cô đột nhập vào hoàng cung hành thích Càn Long, nhưng sự việc không thành. Vụ thích sát này xảy ra, Hòa Thân có công cứu giá, nên được Càn Long trọng dụng, phong làm Ngự tiền thị vệ.
Một lần, Lưu Dung tình cờ cứu mạng Vũ cách cách, từ đó hai người kết bạn với nhau. Vũ cách cách rất thích tính cách hóm hỉnh, thẳng thắn của Lưu Dung, ngược lại cô rất ghét thói xu nịnh của Hòa Thân.
Lưu Thống Huân là một vị quan thanh liêm chính trực, hết lòng yêu nước thương dân, trong triều ông luôn đối đầu với Anh Liêm – một tên tham quan gian trá. Anh Liêm thấy được bản chất tham lam của Hòa Thân, nên nhận y làm học trò, với ý định đào tạo thành người kế thừa. Dưới sự dẫn dắt của Anh Liêm, Hòa Thân dần dấn thân vào thế giới đen tối của chốn quan trường.
Lưu Thống Huân nhiều lần dâng sớ hạch tội Anh Liêm rằng, những tấu trình của y về cuộc sống ấm no của nhân dân là không đúng sự thật. Để hiểu rõ thực hư, Càn Long quyết định rời cung vi hành. Nhưng, do Hòa Thân đã sắp xếp trước, nên Càn Long chỉ nhìn thấy cảnh “nhà nhà ấm no hạnh phúc” giả tạo. May là Lưu Dung phát hiện ra kế hoạch của Hòa Thân, kịp thời vạch trần những việc làm xấu xa của hai thầy trò y... Trong buổi yến tiệc mừng thọ Lưu Thống Huân, Càn Long một lần nữa bị hành thích, người thích khách đó không ai khác, chính là Kim Đóa Nhi...
Càn Long cho Lưu Thống Huân bãi chức về Sơn Đông dưỡng già. Hòa Thân và Anh Liêm nghi ngờ Càn Long cho Lưu Thống Huân về hưu sớm là để che mắt mọi người, thực chất là giao cho ông điều tra vụ án tơ lụa, nên phái thuộc hạ trà trộn vào nhà họ Lưu để theo dõi động tĩnh. Còn Hòa Thân thì mượn cớ tìm Vũ cách cách để đến Sơn Đông thám thính tình hình... Nhờ sự giúp đỡ của Vũ cách cách, Lưu Dung đã phá tan âm mưu của Hòa Thân, đưa bọn tham quan ô lại ra trước ánh sáng công lý, chịu sự trừng phạt của triều đình.
Quan Khâm Sai Thất Phẩm Lưu Gù (2011)
Phim đề cập
đến hai vị quan nổi tiếng của nhà Thanh, một người là quan thanh liêm Lưu Dung,
người còn lại là đại tham quan Hòa Thân. Lưu Dung thi đỗ trạng nguyên nhưng do
lưng gù nên chưa được Càn Long triệu kiến. Vì kế sinh nhai, Lưu dung chỉ đành
bán chữ sống qua ngày. Tình cờ quen biết tổng quản cung đình Hòa Thân, Lưu Dung
đã bày kế giúp Hòa Thân lấy lòng được hoàng thượng, rồi lại vô tình bày kế
khiến Hòa Thân và bản thân vào ngục. Thị nội nằm vùng ở Thái An của Càn Long
đột nhiên mất tích, Càn Long bèn phong cho Hòa Thân và Lưu Dung làm khâm sai,
hạ lệnh hai người cùng đến Thái An điều tra án. Kể từ đây, số mạng hai người
như dính vào nhau….
Một đời thanh quan Lưu Gù, nhất đại tham quan Hòa Thân, những
ngày đầu bước vào quan trường, cùng làm khâm sai, phụng lệnh vua phá bốn vụ án
lớn:
Một người là quan thanh liêm, một người lại là quan tham, quan
niệm sống khác nhau, sao có thể cùng hợp tác để phá án? Vì sao Càn Long để họ
làm việc chung với nhau? Kính mời quý khán giả đón xem “Quan khâm sai thất phẩm
Lưu Gù”.
Phim về Kỉ Hiểu Lam
Bản lĩnh Kỉ Hiểu Lam (2001)
Bộ phim dựa trên câu truyện có thật về một đại học sĩ đời vua Càn
Long, triều Thanh. Kỷ Hiểu Lam, một học sĩ ngay thẳng, tương phản với đại thần
Hoà Thân tham lam. Cốt truyện tập trung xung quanh những vấn đề mà nhà Thanh
phải đôi đầu, đồng thời nói lên một cách kín đáo vài quan điểm về hệ thống lãnh
đạo hiện đại ngày nay hoặc trong bất cứ thời đại nào khác, và về sự tham nhũng
đang dần lũng đoạn xã hội
Phong lưu tài tử Kỷ Hiểu Lam (2001)
Khác
Trung Quốc Và Hồng Kông
Quan xẩm lốc cốc (1994)
Trung Quốc Và Hồng Kông
Quan xẩm lốc cốc (1994)
Bộ phim nói về một vị quan huyện tham lam xấu xa và nhận hối lộ. Nhưng
một ngày nọ, ông ta gặp một vị trạng sư tài ba tên Phương Đường Kính hiện là đệ
nhất trạng sư Quãng Đông, Phương Đường Kính làm cho vị quan huyện này thân bại danh
liệt.
Sau này vị quan huyện nhận ra sai lầm và quyết tâm trở thành một vị
quan liêm khiết, đánh bại trang sư xấu xa Phương Đường Kính.
Thanh thiên nha môn P1 (2003); P2 (2007)
Huyện lệnh Đàm Chấn Anh có khả năng phi thường có thể dự đoán tương
lai khi có xảy ra án mạng được xưng tụng là Bao Thanh Thiên tái thế .Nhờ việc
tìm tung tích Thuận Trị đế phụ thân của Khang Hy đế sau đó giúp Khang Hy thoát
khỏi vụ ám sát nên Khang Hy rất tin tưởng Đàm Chấn Anh.Với tài năng hơn
người,Đàm Chấn Anh đã giải quyết tất cả những vụ án thần bí phức tạp
Tri Huyện Phạm Như Hoa- Bố y tri huyện Phạm Như Hoa – Thiết Đảm
Thanh Quan (2004)
Vào triều
vua Khang Hi, có một vị danh sĩ tên là Phạm Như Hoa, thuở nhỏ tính tình bướng
bỉnh. Gia đình sợ cậu bé lớn lên sẽ đắc tội với người ngoài, nên đã lấy một cái
tên con gái đặt cho cậu. Phạm Như Hoa quả nhiên rất giỏi gây sự. Ông đỗ đạt khoa
cử, nhận chức tri huyện...
Thiên cổ phong lưu nhất đàn thố (2004)
Những năm
Trinh Quán triều Đại Đường,đất nước phồn vinh hưng thịnh quy tụ minh quân hiền
tướng,chính trị ổn định tiêu biểu nhất trong số quan lại là tể tướng Phòng
Huyền Linh thông tuệ sáng suốt.
Phòng Huyền Linh có cả ưu điểm và khuyết điểm đặc trưng của nam nhi.Tuy ở nhà,ông luôn chu đáo quan tâm vợ con nhưng lại có cả chuyện "riêng" ở ngoài.. Chính vì thế gây bao chuyện bi hài do ghen giữa vợ chồng ông,do Phòng phu nhân tính tình thẳng thắn cương trực kiên quyết không chấp nhận thỏa hiệp.Trước triều đình Phòng Huyền Linh uy phong bao nhiêu thì trước phu nhân,ông lép vế bấy nhiêu ....
Phòng Huyền Linh có cả ưu điểm và khuyết điểm đặc trưng của nam nhi.Tuy ở nhà,ông luôn chu đáo quan tâm vợ con nhưng lại có cả chuyện "riêng" ở ngoài.. Chính vì thế gây bao chuyện bi hài do ghen giữa vợ chồng ông,do Phòng phu nhân tính tình thẳng thắn cương trực kiên quyết không chấp nhận thỏa hiệp.Trước triều đình Phòng Huyền Linh uy phong bao nhiêu thì trước phu nhân,ông lép vế bấy nhiêu ....
Đại Minh kỳ tài (2005)
Trong vòng quay sinh tử, Giải
Tấn có thể đến Văn Uyên Các (thay chức vị của thừa tướng), đồng thời chủ biên
bộ Bách khoa toàn thư “Vĩnh lạc đại điển” vĩ đại đầu tiên trong lịch sử Trung
Quốc và cả lịch sử thế giới.
Sự song song giữa văn minh và
ngu muội, sự xung đột giữa tiến bộ và lạc hậu, sự đọ sức giữa trung thần và
gian thần, sự va chạm giữa hài hước và hoang đường, nảy sinh ra một giai đoạn
lịch sử oai nghiêm nhưng hài hước, đã tạo ra một “Đại Minh kỳ tài” có sức hấp
dẫn, lôi cuốn người xem.
Đại Hòe Thụ (2010)
Thời hoàng
đế Chu Nguyên Chương thì đất đai đang bị hoang hóa vì hậu quả của những trận
chiến liên liên miên. Minh Thái Tổ Nguyên Chương di dân khi khai phá đất hoang
nhưng đây lại là cơ hội cho khâm sai Thích Quốc Công cùng đại tướng Mã Vinh quơ
quét và bóc lột nhân dân. Chứng kiến cảnh nhân dân lầm than Lâm Ngật
không khỏi chạnh lòng. Lâm
Ngật chỉ là một viên quan bé nhỏ nhưng không sợ quyền hành dân sớ để tấu trạng.
Từ đó việc làm của anh đã làm cho nàng công chúa xinh đẹp Phùng Viện đem lòng
cảm mến. Cô đã ra sức giúp đỡ anh dù không ít lần anh gặp nguy hiểm. Phim Đại
Hòe Thụ có sự góp mặt của hai gương mặt tài năng của Hoa Ngữ là Trần Hảo và Lục
Nghị.
Tư Mỹ Nhân (2017)
Lấy cảm hứng từ bài Tư mỹ nhân của Khuất Nguyên, phim kể về Khuất Nguyên và Sở Hoài vương là những nhân vật có thật trong lịch sử TQ. Bộ phim xoay quanh nhân vật chính là danh nhân thiên cổ Khuất Nguyên, miêu tả về cuộc đời thăng trầm và câu chuyện tình đẹp của ông. Khuất Nguyên xuất thân là danh sĩ thiên tài của tầng lớp quý tộc nước Sở, có tính cách cố chấp, nhưng lại rất cao thượng và giàu lòng yêu thương. Thời trẻ, Khuất Nguyên là một con người lãng mạn, yêu thích cái đẹp, yêu thích tự do. Nhưng đến thời chiến loạn, trong bối cảnh lịch sử các nước giao tranh, Khuất Nguyên lại có khí chất của một văn nhân. Mạc Sầu Nữ một kỳ nữ nước Sở, có dung mạo và giọng hát trời phú, là người si tình, quyết đoán, không chịu khuất phục, tính cách ngang bướng, dám yêu dám hận. Cô là truyền nhân của nữ phù thủy, từ một nữ nô lệ trở thành một thầy pháp bậc nhất nước Sở. Nhưng chuyện tình yêu rất bi kịch, được lưu truyền lại rất lâu sau.Thời chiến quốc, quần hùng tranh phong. Thiếu niên thiên tài Khuất Nguyên (Mã Khả đóng) sinh ra trong gia đình danh môn. Nhờ cơ duyên mà gặp nhau rồi yêu mến nữ nô dân gian là Mạc Sầu Nữ (Trương Hinh Dư đóng). Sau đó, nước Sở gặp cảnh thù trong giặc ngoài, bốn bề đều có nguy cơ nên hai người dù yêu nhau mà không được bên nhau. Không cam chịu số phận, không màng khác biệt về giai cấp mà yêu thương nhau. Trong hoàn cảnh đấu tranh giữa ác bá và quyền quý, hai người vô tình bị cuốn vào vòng xoáy của tranh quyền đoạt lợi nơi cùng đình và vô vàn hận nước tình thù. Giữa lúc ấy, một Khuất Nguyên thân mang tài năng trọng trách lớn, dần dần bước vào con đường cứu đất nước khỏi gian nguy đầy chông gai và thử thách. Có lòng báo quốc nhưng không lại với số trời, cuối cùng, Khuất Nguyên tuyệt vọng đau khổ mà nhảy xuống dòng Cốt La giang, Mạc Sầu Nữ lại giong thuyền bỏ đi, từ đó phiêu bạt giang hồ.
Võ Thần Triệu Tử Long (2016)
Phim lấy cảm hứng về nhân vật Triệu Vân hay còn gọi là Triệu Tử Long trong lịch sử và hình mẫu trong tác phẩm "Tam quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung. Cuối thời Đông Hán, hoàng đế hủ bại, thế lực bên ngoại tiếm quyền, hoạn quan tham dự triều chính. Trước thì có khởi nghĩa Hoàng Cân (Khăn Vàng), sau lại có loạn Đổng Trác, khắp nơi nổi dậy, thiên hạ đại loạn. Triệu Vân là một người võ nghệ cao cường, ghét ác như thù, mang trong mình lý tưởng bình thiên hạ, khi ấy đã quyết định lên đường, tìm kiếm nhân sỹ hào kiệt cùng chí hướng, tạo lập sự nghiệp. Trải qua nhiều gian nan, cuối cùng đầu quân về dưới trướng Lưu Huyền Đức, trở thành người đứng đầu Ngũ hổ tướng, nhiều phen nguy cấp xả thân cứu giúp, trở thành một đại tướng quân truyền kỳ với nhiều chiến công hiển hách. Trong phim, Triệu Vân ngoài sự nghiệp sẽ được mô tả kỹ hơn về mối tình tay ba với Hạ Hầu Khinh Y (Yoona) và Công Tôn Bảo Nguyệt (Giả Thanh)...
Quân Sư Liên Minh (2017)
P1:Bộ phim kể về cuộc đời truyền kỳ của Tư Mã Ý (Ngô Tú Ba đóng), mở ra thời đại anh hùng hậu Tam Quốc. Y thời trẻ vốn là một thư sinh nhát gan nhưng vì mặt mũi gian ác hung tợn nên khi gặp phải Tào Tháo (Vu Hòa Vỹ) nên hai người đã kết duyên. Sau đó thì bị Tào Tháo ép làm quan, dấn thân vào cuộc tranh đấu giành đích tử của Tào gia. Tư Mã Ý sử dụng mưu lược giúp Tào Phi (Lý Thần) lần lượt thông qua thử thách của Tào Tháo, đưa hắn lên vị trí thế tử. Y dốc lòng dốc sức phò trợ Tào Phi trở thành minh chủ lập quốc, lập nên triều chính mới, giúp đỡ sĩ tộc, áp chế tông thất, cống hiến to lớn cho sự ổn định vững mạnh của nước Ngụy.
P2 của bộ phim Đại tướng quân Tư Mã Ý – Quân sư liên minh có nhan đề Đại tướng quân Tư Mã Ý – Hổ khiếu long sầm, quy tụ dàn diễn viên của phần 1.
Hàn Quốc
Shin Don (2005)
Hoàng tử Kang Reung bị đầy sang Mông Cổ khi ông còn nhỏ, người Mông Cổ dùng ông để khống chế Koryo (Triều Tiên xưa). Hoàng hậu Gi của Mông Cổ trước đây là người Koryo, nhưng bị bố mẹ bán sang Mông Cổ, bà ta đã dùng thủ đoạn để leo lên ngôi vị hoàng hậu Mông Cổ. Đất nước Mông Cổ có hai vị vua trị vì, hoàng tử Kulan và công chúa No Gook - con của hai vị vua, đã hứa hôn với nhau. Hoàng hậu Gi sợ việc kết hôn sẽ gây ảnh hưởng lớn đến quyền lực của bà ta, nên đã giết chết Kulan, và bắt No Gook lấy Kang Reung. Trở thành hoàng hậu của đất nước Koryo, No Gook đã giúp vua Gong Min rất nhiều trong việc trị vì đất nước Koryo. Shin Don là quân sư cho vua Gong Min và No Gook.
III. Phim về các vị tài tử; các
nhà thơ:
Trung Quốc Và Hồng Kông
Phim về Lý Bạch
Phim về Lý Bạch
Lý Bạch (2009)
Bộ phim truyền hình nhiều tập Lý
Bạch sẽ xoay quanh ba vấn đề trong cuộc đời Lý Bạch: sự
nghiệp thi ca, chốn quan trường và đời sống tình cảm.
Các tình tiết phim miêu tả
những trải nghiệm tương truyền trong dân gian về thi nhân Lý Bạch từ
lúc ra đời cho tới lúc ông từ giã cõi trần, tái hiện một cách nghệ thuật cuộc
đời nhiều thăng trầm của Lý Bạch. Đây là bộ phim truyền hình đầu
tiên miêu tả về cuộc sống đời thường của thi nhân Lý Bạch.
----------------------------------
Tôn Hải Anh vai Lý Bạch trong Đại Đường Ca Phi (2003)
Vương Lạc Dũng vai Lý Bạch trong Dương Quý Phi Bí Sử (2008)
Phim về Đường Bá Hổ
Hồng Kông
Tam tiếu (1976)
Trịnh Thiếu Thu - Đường Bá Hổ, Lữ
Hữu Tuệ - Thu Hương, Giang Nghị - Chúc Chi Sơn, Quan Thông - Văn Chưng Minh, Lý Đạo Hồng - Châu Văn Tân
Đường Bá Hổ - Châu Tinh Trì (1999)
Châu Tinh Trì vào vai Đường Bá Hổ, một anh chàng đào hoa và mê thơ, sống
buồn chán với 8 bà vợ của mình. Cho đến một ngày kia, anh tìm được tình yêu
đích thực của mình là Thu Hương nhưng gia đình 2 bên không hợp nhau. Liệu Bá Hổ
và Thu Hương có đến được với nhau chăng.
Tứ đại tài tử (2000)
Trương Gia Huy vai Đường Bá Hổ, Quang Vịnh Hà
vai Thu Hương; Âu Dương Chấn Hoa vai Chúc Chi Sơn
Sau khi công thành danh toại tại chốn kinh kỳ , 4
vị hiền sĩ gồm : Đường Bá Hổ, Chúc Chi Sơn, Văn Trương Minh và Châu Văn Tân được
Ninh Vương triệu về làm thuộc hạ .
Về sau khi âm mưu tạo phản của Ninh Vương ngày
càng lộ rõ , liệu Tứ Đại Tài Tử có cùng nhau hợp tác phá tan âm mưu của Ninh
Vương hay không ?
Đường Bá Hổ Và Thu Hương (2010)
Thu Hương Và Đường Bá Hổ nói về đôi oan gia là tài tử Đường Bá Hổ và nha
hoàn tên Thu Hương. Bá Hổ đang vẽ bức tranh có tên là Cửu Mỹ Đồ và còn thiếu 1 vị mỹ nhân nữa nên anh đến
Hàng Châu dạo chơi sẵn tiện tìm mỹ nhân còn lại. Ở đây anh gặp và say mê nha
hoàn của Hoa phủ tên Thu Hương. Anh giả làm gia đinh và phủ để tiếp cận Thu
Hương nhưng cô vô cùng ghét anh. Kể từ ghi Hoa phủ gặp sóng gió và Quận chúa
Chu Đình Ngọc xuất hiện thì Thu Hương mới lấy ghen tức và biết được tình cảm
dành cho anh...
Trung Quốc
Tân giang sơn mỹ nhân (1998)
Thời nhà Minh
lúc bấy giờ, có một nhân vật tài hoa, phong lưu nổi tiếng khắp kinh thành là Đường
Bá Hổ, có tài làm thơ, vẽ tranh, được yêu mến, ngưỡng mộ nhất trong số tứ đại
tài tử thời ấy. Đường Bá Hổ có người bạn thân là Đô Mộc. Trong khi Đường Bá Hổ
đem lòng yêu Thu Hương, thì Đô Mộc ngày đêm thương nhớ Sở Hồng. Thật không may
cho Đô Mộc, người con gái trong mộng của anh đã lọt vào mắt xanh của Lưu Lão Hổ.
Để cứu Sở Hồng, trong lúc Đô Mộc vắng mặt, Đường Bá Hổ đã nhận Sở Hồng là vợ
mình trước mặt Lưu Lão Hổ. Đúng lúc ấy thì Đô mộc xuất hiện…
Tình huynh đệ giữa Đường Bá Hổ và Đô Mộc bị chia rẽ
vì hiểu lầm, Sở Hồng cũng một phen lao đao, khốn đốn vì những tai bay vạ
gió….Cuộc sống, tình cảm của họ bị đe dọa bởi những kẻ tham lam, ngu dốt, nhưng
nắm trong tay quyền lực nơi quan trường…
Thu Hương (2001)
Lý Nhược Đồng vai Thu Hương; Cảnh Lạc vai Đường
Bá Hổ
Tài tử phong lưu Đường Bá Hổ (2002)
Đường Bá Hổ được cha mẹ gửi vào thư viện
Robinson để học hành, ứng thí để làm trạng nguyên, nhưng vào trường học ko bao
lâu thì bị một kẻ- ganh ghét tài năng của Đường Bá Hổ hãm hại, tên là Tống Nhân
Kiệt . Cuối cùng, Đường Bá Hổ bị đuổi ra khỏi thư viện một cách nhục nhã.
Sau đó , Đường
Bá Hổ mới vào Vương Phủ làm người hầu, lấy tên là Hoa An ( lúc sau anh ấy được
Vương Gia cho làm thư đồng của Thiếu gia). Nhưng mục đích là muốn làm quen và
chiếm được tình cảm của Thu Hương. (Bên cạnh Đường Bá hổ còn có Trúc Chi Sơn và
Chu Văn Bân làm bạn! ) Rất tiếc là Thu Hương lại đem lòng yêu tên Tống Nhân
Kiệt.
Nhưng rồi Tống
Nhân Kiệt bị ép lấy con gái ngài viện trưởng( cô này xấu cực kì) nên hắn muốn
trước khi cưới được " hưởng " Thu Hương trước. Biết được điều này,
Đường Bá Hổ đã đến cứu kịp thời. Nhờ vậy mà mối quan hệ giữa hai người tốt hơn.
Thế rồi thư
viện Tứ Duy bị thư viện Robinson đè bẹp( thư viện này do Vương phủ lập ra),
Đường Bá Hổ ra sức giúp đỡ, cuối cùng cũng kéo lại được.
Thế là mối
quan hệ giữa Thu Hương và Bá Hổ vốn tốt đẹp nay càng tuyệt vời hơn. Rồi hai
người làm đám cưới, nhưng Thu Hương vẫn phải để Bá Hổ đi lên kinh ứng thí( vì
yêu cầu của cha mẹ Bá Hổ)
Đường Bá Hổ Và Diễm Thu Hương 2 (2010)
Đây là tiền truyện của bộ phim Đường Bá Hổ Điểm Thu Hương (1993) rất thành
công với sự tham gia của Châu Tinh Trì và Củng Lợi. Sau 17 năm, hai diễn viên
chính của phần 1 đã luống tuổi, đạo diễn Lý Lực Trì khi làm tiếp phần 2 đã chọn
hai gương mặt mới là Hoàng Hiểu Minh và Trương Tĩnh Sơ thay thế. Bộ phim có sự
tham gia đông đảo của các diễn viên hài nổi tiếng của điện ảnh Hoa ngữ, và một
trong số đó cũng từng xuất hiện ở phần 1 như: Chu Mễ Mễ (vai mẹ Đường Bá Hổ),
Trần Bách Tường (vai Chúc Chi Sơn, một trong Giang Nam tứ đại tài tử).
The
Love Of Three Smile - Scholar And The Beauty – Tài Tử
Giai Nhân Tam Tiếu (2010)
The
Love Of Three Smile - Scholar And The Beauty là bộ phim hài về Đường Bá Hổ, một
danh họa đời Minh, ngoài vẽ vời ra, anh còn giỏi ca hát nên được rất nhiều cô
nương thầm yêu trộm nhớ. Trong số đó có nàng Thu Hương ở Hoa phủ và Quận chúa
con của Cửu Thiên Tuế, Ninh vương vì muốn lấy lòng Cửu Thiên Tuế nên đã sai
người truy bắt Đường Bá Hổ giao nộp cho Cửu Thiên Tuế. Đường Bá Hổ trên đường
bỏ trốn đã bị thuộc hạ của ông ta đánh trọng thương, mất trí và nương nhờ Hoa
phủ làm lao công trong đó. Tại đây tình cảm của anh và Thu Hương ngày càng sâu
đậm hơn. Nhưng tình cảm đó lại bị Hoa Phủ ngăn cách, liệu hai người có đến được
với nhau?
Giang Nam Tứ Đại Tài Tử (2014)
Phim Giang Nam Tứ Đại Tài Tử chủ yếu xoay
quanh kể về cuộc sống của 4 chàng thư sinh Từ Trinh Khanh, Chúc Chi Sơn, Văn
Chương Minh và Đường Bá Hổ. Họ là bạn thân chí cốt của nhau, cùng nhau giàu
sinh ra tử, danh tiếng của mỗi người có một nét riêng đều gắn liền với một tài
năng hơn người. Qua các tập của bộ phim khán giả sẽ được chứng kiến chuyện tình
giữa 4 chàng trai cùng chinh phục một cô gái cực kì xinh đẹp và tài năng đến từ
xa xôi ngàn dặm phương Tây. Cô gái may mắn nhận được sự để ý của 4 anh chàng
tài năng đó tên gọi là Tamina, cô sang Trung Quốc vì muốn tìm người anh họ đã
thất lạc từ lâu của mình, vì đó chính là người thân duy nhất của cô.
Phim về Tô Đông Pha
Tài tử Tô Đông Pha (2001)
Phim kể về một kỳ tài có nhiều điểm nỗi trội hơn người, ông là một thi
sĩ kỳ tài cho dân tộc trung hoa, những cạm bạy dụ dỗ ông để mang lại cho ông
nhiều của cãi nhưng đối với Tô Đông Pha những thứ đó không thể nào mua chuột được
con người và trái tim trung quân đối với đất nước, trước lưỡi kiếm sắc bén kia
củng không thể làm gì được ông, điều đó cho thấy ông là một tài tử hiếm có
trong xã hội.
Gia Lục Thường Long là một tên hóng hách kêu ngạo của nước Lưu ông đã bắt
ép tài từ tô đông pha phải về tay ông ta để chống lại đại Tống, đội lại hắng sẽ
cho Đông Pha nhiều châu báu và của cãi sống cả mấy đời không hết, trước những
cám dỗ đầy quyến rũ nhưng bản chất của ông không hề thay đổi dù cho THường Long
tìm mọi cách để thuyết phục. Quan quân trong triều thấy sự tài giỏi củng ông củng
đem phần ganh ghét nên củng đặt ra nhiều bẫy để gài ông vào chổ chết.
Tô Đông Pha (2007)
Phim nói về thời thanh xuân của vị văn hào nổi
tiếng thời Bắc Tống Tô Đông Pha, trong phim Lục Nghị thủ vai Tô Đông Pha, còn
Lâm Tâm Như vào vai thê tử của ông Vương Phất, 1 cô nương thông tuệ hiểu biết.
Nguồn phim3s.net; nhandan.com.vn;
xemphimso.com; phim.let.vn; topphimhay.com; yan.vn; dienanh.net;
vietgiaitri.com; xemphimhan.vn; relax24h.vn; phimtronbo.net; htvc.vn; phim8.vn; sieuthiphim.vn; hayhaytv.vn; phimmoi.net; thegioiphim.com; news.go.vn; thethaovanhoa.vn; giaitriblg.blogspot.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét