Hát phường vải,
hay Ví phường vải, là một điệu hát của người dân, thể loại đối đáp giao duyên của dân ca
Nghệ An, Hà Tĩnh. Điệu hát thể hiện sự cần mẫn, trí tuệ, khoe sắc, đua tài.
Xuất hiện:
Từ khi nào chưa ai biết chính xác,
phát triển rộng rãi ở những vùng dệt vải nổi tiếng như Hoàng Trù, Ngọc Đình, Nam Kim,
Trường Lưu…
Các
giai điệu ứng đối, sáng tác, chỉnh sửa. Thường có các ông đồ bổ sung nhiều về
phần đối ứng. Là một môn nghệ thuật như món ăn tinh thần của người dân xứ Nghệ,
một số làng xã đã thành lập câu lạc bộ hay trung tâm hát ví phường vải.
Địa bàn:
Vùng Nghi Xuân, Kì Anh, Đức
Thọ, Can Lộc, Thạch Hà... (Hà Tĩnh); Nam Đàn, Đô lương, Thanh Chương,
Quỳnh Lưu, Diễn Châu... (Nghệ An).
Nội dung:
Hát ví thường là những
lời ca ngợi tình yêu đôi lứa, ca ngợi quê hương đất nước và con người; những
điều “thách đố” đáng yêu; những câu hát giàu trí tưởng tượng, hết mực thông
minh mà cũng dạt dào tình cảm, chân thành, tha thiết.
Nhạc cụ đi theo:
Nhạc cụ như cần, nhị, sáo, trống
con, đàn bầu.
Những chặng hát:
Chặng một, ba bước: "Hát
dạo" - "hát chào", "hát mừng" - "hát hỏi".
Chặng hai, một bước: "Hát
đố", hát đối là bước rất quan trọng, có được mời vào nhà để
tiếp tục hát hay không là ở chặng
này.
Chặng ba, ba bước: "Hát
mời" (vào nhà) - "hát xe kết" (bước căn bản, bước dài nhất)
gồm "hát thương",
"hát nhớ", "hát than", "hát trách"...
Tính trí tuệ:
Trí tuệ
trong hát phường vải xuất phát từ tính chất hát đối đáp, đối thoại, thử thách
về trình độ hiểu biết, trí thông minh của nhau. Bên cạnh tri thức, yêu cầu quan
trọng của người hát là nhanh trí và khôn khéo, có khả năng ứng xử và đối phó
mau lẹ, tinh tế với những tình huống phức tạp, bất ngờ.
Một
trong những thủ tục bắt buộc của một cuộc hát ví phường vải là bên nam phải trả
lời được câu đố của bên nữ mới được mời vào để hát tiếp. Trả lời câu đố xem như
là chiếc vé vào cửa để tiếp tục cuộc vui. Hoạt
động đố - đáp - đố diễn ra liên tục, do đó cả hai bên đều phải có sự chuẩn bị
về kiến thức, đặt lời hát và dự trù các tình huống để trả lời. Nhiều người hát
giỏi cứ nghe ở đâu có phường hát hay là đến, để được thử tài, thi tài.Chính
không khí đối đáp thử thách tài năng đã tạo ra tính trí tuệ cho lời hát ví
phường vải.
Chất trữ tình:
Nội
dung trữ tình của hát ví phường vải rất phong phú, thể hiện vẻ đẹp, chiều sâu
tâm hồn của người dân qua các thời kỳ lịch sử. Hát “ví” nghĩa là hát đối đáp,
giao lưu tình cảm nên âm hưởng trữ tình chiếm vị trí chủ đạo. Tính chất trữ
tình đằm thắm toát lên từ nhiều yếu tố: không gian, thời gian, cử chỉ, điệu bộ,
âm điệu, ca từ… mà để hiểu, cảm một cách đầy đủ, phải trực tiếp tham gia hay
chứng kiến cuộc hát phường vải. Một ánh trăng, làn gió, tiếng xa quay, một ánh
mắt, nét cười, tiếng “ơi”… đều góp phần tạo nên không khí trữ tình đam mê khó
diễn tả, chỉ người trong cuộc mới thấu hiểu. Ở phương diện lời ca, có thể thấy
sự xuất hiện với tần số cao các từ ngữ hô gọi, với âm hưởng tha thiết, hướng
đến sự giao cảm về tâm hồn: “ơi”, “hỡi”, “có hay”, “rứa chàng”, “rứa em”, “tính
răng”, “ơ mình”, “xin thưa”… và các từ ngữ thể hiện tâm trạng, khát vọng “nhớ”,
“thương”, “yêu”, “say”, “mê”, “mến”, “ngẩn ngơ”, “sầu”, “chờ”, “tìm”… Cách xưng
hô cũng hết sức trìu mến: “khách tương phùng - tương tri”, “chàng - thiếp”,
“anh - em”, “bạn - mình”, “đôi ta”, “người tình nhân”, “quân tử - thuyền
quyên”… Khi chia tay bạn hát hỏi: “Ra về có nhớ em không. Hay là vui thú vườn
hồng quên đi?”, chàng trai cất lời: “Ra về nhớ lắm em ơi. Nhớ duyên em nói, nhớ
lời em thưa”. Đúng là rút ruột mà hát. Trong ví phường vải có rất nhiều câu như
vậy.
Trong hát ví phường vải, có rất nhiều hình ảnh so sánh gắn
liền với “đôi ta”, hình ảnh nào cũng gợi hình, gợi cảm, chan chứa yêu thương:
“Đôi ta như chỉ xe đôi. Khi săn, săn cả, khi lơi, lơi cùng”; “Đôi ta như rắn
liu điu. Nước chảy mặc nước, ta dìu lấy nhau”; “Đôi ta như miếng trầu cau. Giấu
thầy giấu mẹ đưa sau bóng đèn”; “Đôi ta như bấc với dầu; Khêu ra cho rạng kẻo
sầu tương tư”; “ Đôi ta như cặp chim non; Khi vui ríu rít, khi buồn vẩn vơ”…
Xu hướng phổ biến trong chất trữ tình của hát ví phường vải
là âm hưởng trầm buồn, tha thiết do hoàn cảnh cuộc sống ngày xưa, những mối duyên tình nam nữ thường
không đạt như ý nguyện; tình duyên càng bị ngăn cản, đè nén càng biểu hiện tha
thiết, mãnh liệt trong lời ca, tiếng hát với bạn tâm giao.
Giai thoại:
Hồi trước vì
say hát ví nên Nguyễn Du đem lòng yêu nhị nữ Trường Lưu là o (cô) Uy và ả (chị)
Sa. Lúc đầu bên so tài. Càng so tài càng quyến luyến nhau đến nỗi trai làng
phải phát ghen. Vốn sợ mang tai tiếng, Nguyễn Du quay gót về Tiên Điền, không
dám sang Trường Lưu nữa. Đêm đêm, mỗi lần quay tơ dệt vải, nhị nữ Trường Lưu
hát ví lại nhớ những buổi so tài với chàng trai Tiên Điền nên nhờ nho sĩ trong
làng “thác lời” gửi Nguyễn Du :
Tảng mai hầu trở ra về/Hồn tương tư hãy còn mê
giấc nồng/Cơi trầu chưa kịp tạ lòng/Tỉnh ra khách đã non song mấy vời.
Lời đáp của chàng trai
phường nón Tiên Điền:
Tiếc thay duyên Tấn phận Tần/Chưa quen đã lạ chưa gần đã
xa/... Về qua liếc mắt trông miền/Lời oanh, giọng ví chưa quên dằm (chỗ)
ngồi...”.
Phát huy thế hệ trẻ
Hiện tại các cấp
chính quyền rất quan tâm cho môn nghệ thuật này, nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả cao
trong công tác. Còn lớp trẻ, do chưa có thời gian tập luyện và chưa đượcbồi dưỡng kỉ,
nên chỉ hát bắt chước điệu. Không thành thạo về kỹ năng, kỹ xảo, chưa kết
hợp được hát và
múa. Muốn tập luyện phải bỏ công dày sức học hỏi mới có điều kiện,phỏng lại hình
ảnh của những người xưa.
Các nghệ nhân
cao tuổi bắt đầu thưa dần, nếu có biểu diễn thì giọng hát của các cụ yếuvà không cất cao
được. Nhằm khôi phục, gìn giữ và phát huy tiếng hát phường vải, theo ông Nguyễn Hữu
Cự là "trẻ học già, già dạy trẻ".
Nguồn honviet.com;
tuoitre.vn; vanhoanghean.com.vn; baomoi.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét