Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info.

27 thg 12, 2015

Các mĩ nhân nổi tiếng trên phim

Ngu Cơ

Ngu Cơ thường xuyên đi cùng Hạng Vũ ra chiến trận, sát cánh cùng Sở Bá vương trong suốt nhiều năm chinh chiến. Đoạn tiễn biệt giữa hai người trong thành Cai Hạ là một đoạn bi tráng rất nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc được Sử ký của Tư Mã Thiên nhắc tới.

Hạng Vũ và Lưu Bang vốn đã giảng hoà ở Hồng Câu để chia đôi thiên hạ. Nhưng sau đó Lưu Bang bội ước đánh úp Hạng vương khiến Hạng vương phải chạy vào thành Cai Hạ
Hạng vương đóng quân ở trong thành Cai Hạ, binh ít, lương hết. Quân Hán và quân chư hầu bổ vây mấy vòng. Đang đêm, Hạng vương thức dậy nghe quân Hán ở bốn mặt đều hát giọng Sở, Hạng vương kinh hoàng, nói:

Hán đã lấy được Sở rồi sao? Sao mà người Sở lại đông như thế?
Đêm hôm đó Hạng vương uống rượu trong trướng cùng Ngu Cơ. Hạng vương đau đớn cảm khái làm bài thơ, được đời sau gọi là bài "Cai Hạ ca":

Lực bạt sơn hề, khí cái thế,
Thời bất lợi hề, Chuy bất thệ
Truy bất thệ hề khả nại hà,
Ngu hề, Ngu hề nại nhược hà. 

Dịch:

Sức nhổ núi, khí trùm đời,
Ngựa Chuy chùn lại bởi thời không may!
Ngựa sao chùn lại thế này?
Nàng Ngu, biết tính sao đây hỡi nàng? 

Hạng vương ca mấy lần, Ngu Cơ múa kiếm, hát hòa theo, lời ca rằng:

Hán binh dĩ lược địa,
Tứ diện Sở ca thanh.
Trượng phu ý khí tận,
Tiện thiếp hà liêu sinh. 

Dịch:

Quân Hán lấy hết đất,
Khúc Sở vang bốn bề.
Trượng phu chí lớn cạn,
Tiện thiếp sống làm chi.

Rồi Ngu Cơ lấy gươm tự vẫn để "tránh làm vướng bận" Hạng Vũ. Hạng Vương thấy Ngu Cơ chết, khóc chảy nước mắt, tả hữu đều khóc, không ai có thể ngẩng lên nhìn.
Tương truyền nơi máu bà đổ xuống mọc lên một thứ cỏ hễ có rót rượu gần bên thì cỏ múa lả lướt như Ngu Cơ trong tiệc rượu của Hạng Vũ. Người ta gọi cỏ ấy là "Ngu mỹ nhân thảo". Lại có thuyết cho rằng hương hồn bà không tan, hóa thành 2 khóm cỏ trên mộ, ngày đêm cứ quấn quít vào nhau, người ta gọi là Cỏ ngu.



Các diễn viên hóa thân vào vai Ngu Cơ

Quan Chi Lâm trong Tây Sở Bá Vương (1994)
Dương Cung Như trong Triều đại nhà Hán (2004)
Ngô Mỹ Hạnh trong Hán Sở Kiêu Hùng (2005)
Trương Manh trong Thần Thoại (2010)
Lý Y Hiểu trong Sở Hán Truyền Kỳ (2011)
Viên San San trong Nữ Nhân Của Vua (2011)
Lưu Diệc Phi  trong Hồng Môn Yến (2011)
Hà Đỗ Quyên  trong Bữa tiệc của hoàng đế (2011)




Điêu Thuyền

Ðiêu Thuyền bị loạn Ðổng Trác nên gia cảnh tan tành, cha mẹ bị giết hết, phiêu bạt lênh đênh, xin vào làm người ở cho quan Tư đồ Vương Doãn. Thấy nàng đẹp, có tài hát hay, đàn giỏi nên Vương Doãn nhận làm con nuôi. 
Ðổng Trác vốn làm chức quan nhỏ nhưng nhờ khéo léo dùng lễ vật làm nhân tình, lo lót nên thăng đến chức quan cao, thống lãnh hơn 200,000 quân ở Hiệp Tâỵ Lòng tham không đáy, Ðổng Trác nuôi mộng chiếm luôn ngôi vua. 
Nhân dịp triều đình bị loạn Thập thường thị (10 tên hoạn quan), Ðổng Trác lấy cớ bảo giá kéo quân về triều. Ðổng Trác chuyên quyền, khống chế các quan, giết vua Thiếu đế, Hà hậu, và Ðường phi. Ðổng Trác vào cung gian dâm cùng cung nữ và ngủ luôn trên long sàng, làm nhiều điều ngang ngược.
Ðổng Trác có đứa con nuôi tên Lữ Bố, sức đánh trăm người nên Ðổng Trác càng kiêu ngạo, hống hách. Ai chống đối thì bị giết ngay. Trước sự tàn bạo của Ðổng Trác, lòng dân căm phẩn, tất cả 18 chư hầu nổi lên nhưng đều bị Lã Bố dẹp yên. Ðại thắng, hắn càng kiêu căng. Và càng thẳng tay giết chóc. 
Vương Doãn nghĩ đến hành vi lộng quyền, sát nhân của Ðổng Trác mà xốn xang, phiền muộn và muốn tìm cách giết đi . Mãi suy nghĩ mà chưa ra một kế nào thì một hôm, Ðiêu Thuyền nói với Vương Doãn rằng nàng tình nguyện làm bất cứ điều gì để báo ơn nuôi dưỡng của Vương Doãn. Vương Doãn cả mừng nói: 
"Cha tin lòng của con nhưng ngại con không thực hiện được. Nguyên cha con thằng Ðổng Trác là phường hiếu sắc, bây giờ cha muốn dùng "liên hoàn kế", trước đem con hứa gả cho Lữ Bố rồi sau lại hiến con cho Ðổng Trác. Con ở giữa tùy cơ ứng biến làm cho hai cha con nó trở lại giết hại lẫn nhau. 
Nếu làm được như vậy là con liều thân giúp nước, công nghiệp vô cùng to lớn." 
Ðiêu Thuyền vâng lời. Vương Doãn bày tiệc tại nhà, mời Lữ Bố đến dự Trong bữa tiệc, Vương Doãn không ngớt lời ca tụng sức mạnh oai dũng của Lữ Bố làm cho Lữ Bố hừng chí, uống rượu hết bát này đến bát khác. Ðộ một lát, Vương Doãn truyền quân hầu đi nghỉ, chỉ để vài thị nữ ở lại châm rượu. Khi thấy Lữ Bố đã thấm hơi men, Vương Doãn truyền thị nữ phò Ðiêu Thuyền ra Mặt hoa mơn mởn, lại trang điểm vô cùng diễm lệ, mình liễu uyển chuyển, Lữ Bố vừa trông thấy giựt nẩy mình, tưởng là tiên nữ hạ phàm, nhìn không chớp mắt! Vương Doãn bảo Ðiêu Thuyền mời rượu Lữ Bố. Nàng uốn hai bàn tay ngà ngọc nâng ly rượu mời, anh mắt long lanh như sóng nước hồ thu đưa tình, bốn mắt nhìn nhau, rồi lại nhìn nhau nữa khiến cho kẻ ngẩn ngơ, người ngơ ngẩn. Vương Doãn giả say. Lữ Bố mời Ðiêu Thuyền ngồi. Có phải là "Tình trong như đã, mặt ngoài còn e" không? (!) Lữ Bố rõ ràng là "chết ngắc", cứ ngồi ngây người ra như tượng gỗ! Sau đó, Vương Doãn bảo Lữ Bố: 
"Lão muốn đưa con gái lão qua làm tiểu thiếp tướng quân để hầu hạ trang anh hùng duy nhất thời nay. Chẳng hay tướng quân có lòng thương yêu dung nạp không?" 
Tất nhiên là Lữ Bố còn gì sung sướng cho bằng. Vương Doãn lại bảo là để chọn ngày lành rồi nay mai sẽ đưa Ðiêu Thuyền sang làm vợ Lữ Bố. 
Ngày hôm sau, Vương Doãn lại mời Ðổng Trác đến nhà ăn tiệc. Vương Doãn ra lệnh tấu nhạc, rồi mời Ðổng Trác uống rượu. Khi trời về chiều, rượu đã ngà say Vương Doãn mời Ðổng Trác vào hậu đường. Bấy giờ, đuốc hoa đốt lên ráng rực cả nhà. Vương Doãn chỉ giữ lại mấy cô hầu dâng rượu, rồi thưa với Ðổng Trác: 
"Nhà cũng có phường giáo nhạc nhưng sợ kém cỏi vụng về, sợ không đẹp ý Thái sư nên không cho ra diễn tấu. Duy còn một kỳ nữ tài hoa khá lắm, xin cho phép gọi ra hầu." 
Một lần khác, Lữ Bố lén gặp Ðiêu Thuyền. Ðiêu Thuyền tỏ vẻ tươi cười bảo Lữ Bố: 
-Lang quân ra sau vườn đến Phụng nghi đình mà chờ thiếp. 
Ðiêu Thuyền trang điểm xong, vội vàng bước ra Phụng nghi đình gặp Lữ Bố, rưng rưng nước mắt nói: 
-Thiếp tuy là con nuôi của quan Tư đồ song người coi như con đẻ. Người gả thiếp cho lang quân là chọn chỗ xứng đáng cho thiếp trao thân, gởi phận. Mừng chưa kịp no, không dè Thái sư (tức Ðổng Trác) lòng trâu dạ chó, bắt thiếp cưỡng bức như thế này. Sở dĩ thiếp chưa chịu chết vì chưa gặp mặt chồng. Nghĩ lại thiếp ngày nay chẳng khác hoa tàn, nhụy rữa còn phụng sự anh hùng sao đặng. Vậy thiếp xin tự tử trước mặt lang quân để lang quân hiểu rõ nỗi lòng của thiếp. 
Nói xong Ðiêu Thuyền nhắm ngay ao sen toan nhảy xuống. Lữ Bố lật đật ôm lại, cảm động nói: 
-Ta biết rõ lòng nàng lắm rồi 
Gặp đã lâu, Lữ Bố sợ Ðổng Trác về bắt gặp nên xách kích muốn đi. Ðiêu Thuyền nói: 
-Thiếp ở chốn khuê phòng nghe danh tiếng lang quân anh hùng trên đời có một, không ngờ lại bị có người kiềm chế như thế!
Nói rồi lại khóc òa lên như mưa như gió một cách bi thảm. Bố lấy làm thẹn thùa, xấu hổ để kích xuống, ôm lấy Ðiêu Thuyền, rút khăn chậm nước mắt cho nàng, tìm lời vỗ về an ủi. Hai người đang bịn rịn, âu yếm, không nỡ buông nhau thì thấy Ðổng Trác! Trác nổi máu ghen sùng sục, Lữ Bố hoảng hồn bỏ chạy, quên cả cây kích dựa lan can. Trác cúi xuống, cầm kích phóng ngay vào người Lữ Bố nhưng không trúng. 
Sau đó, do lời khuyên của Lý Nhu, Ðổng Trác muốn gả Ðiêu Thuyền cho Lữ Bố nên gọi Ðiêu Thuyền vào và nói: 
-Sao mi dám tư thông với thằng Lữ Bố? 
Ðiêu Thuyền khóc nấc lên rồi kể: 
-Thiếp đương xem hoa nơi sau vườn, thình lình Lữ Bố bước vào, thiếp hoảng sợ toan chạy trốn. Hắn nói hắn là con của Thái sư, không hề chi, rồi cầm kích rượt thiếp đến Phụng nghi đình. Thấy nó sinh tâm xấu xa như vậy, thiếp định liều mình nhảy xuống ao sen. Nó lại ôm cứng lấy thiếp. 
Ðương cơn bối rối thì vừa may ngài vào kịp nên thiếp mới toàn tính mạng. Vậy mà Thái sư không thương lại còn nói oan, nói xấu cho thiếp. 
Trác nói: 
-Ý ta muốn gả mi cho Lữ Bố, vậy mi có bằng lòng không? 
Ðiêu Thuyền thất sắc, nức nở: 
-Thiếp đã thất thân với Thái sư, bây giờ Thái sư lại nỡ lòng đem đưa thiếp cho con là một thằng thất phu như thế thì trái đạo quá. Vậy thiếp thà chết còn hơn sống mà chịu nhơ danh. 
Nói xong Ðiêu Thuyền bước lại rút lấy gươm treo trên vách toan đâm vào cổ. Trác hốt hoảng, vội giựt gươm, ôm Ðiêu Thuyền vào lòng, v.v.... 
Cuối cùng, trong âm mưu với Vương Doãn và Lý Túc, chính Lữ Bố là người cầm kích đâm ngay yết hầu của Ðổng Trác. 

Các diễn viên hóa thân vào vai Điêu Thuyền

Lâm Đại trong Điêu Thuyền (1958)
Âu Dương Bội San trong Tam Quốc Xuân Thu (1976)
Lợi Trí  trong Điêu Thuyền (1987)
Phan Nghinh Tử trong Điêu Thuyền (1988)
Khâu Vũ Đình trong  Quan Công Võ Thánh (1990)
Trần Hồng  trong Tam Quốc diễn nghĩa (1994)
Trương Mẫn trong Điêu Thuyền (2001)
Trần Hồng trong Lữ Bố và Điêu Thuyền(2002)
Ninh Tịnh trong Tào Tháo và Thái Văn Cơ (2003)
Lý Hinh Vũ trong phim Quan công
Trần Hảo trong Tân Tam Quốc Diễn Nghĩa (2010)
Lưu Diệc Phi trong Đổng Tước Đài (2011) 
Hàn Tuyết trong Anh hùng Tào tháo (2011)
Cổ Lực Na Trát trong Võ thần Triệu Tử Long (2015)









Chân Mật

Chân Mật sinh ra trong một gia đình danh giá, 
giàu có. Nhan sắc của nàng lộng lẫy đến nỗi thời Tam quốc có câu: “Đông Ngô hữu nhị Kiều, Bắc phương Chân Mật tiếu”.Như vậy, Chân thị ít ra cũng đẹp không kém gì hai nàng Đại Kiều và Tiểu Kiều nhà Đông Ngô. Chính vì nổi tiếng như vậy nên Viên Thiệu,
chúa tể Ký Châu, đã cưới nàng cho đứa con thứ ba của mình là Viên Hy
Họ Viên dần dần bị Tào Tháo triệt hạ. Năm 204 khi Tào Tháo đánh Nghiệp Thành, thủ phủ của Ký Châu, Chân thị, khi đó 22 tuổi lọt vào tay quân Tào. Thấy nàng quá xinh đẹp, con trai lớn mới 18 tuổi của Tào Tháo là Tào Phi lập tức si mê, đoạt lấy nàng làm vợ.
Theo “Tam quốc diễn nghĩa”, khi thắng trận, Tào Phi dẫn quân xông thẳng vào nhà họ Viên, thấy hai người đàn bà đang ôm nhau khóc, hỏi ra thì là vợ và con dâu thứ ba của Viên Thiệu.
Tào Phi kéo người phụ nữ trẻ lại gần, thấy tuy cố làm cho đầu bù, mặt nhọ nhưng quả là một trang quốc sắc, bèn dịu giọng hứa sẽ bảo toàn cho cả gia đình.
Khi gặp Tào Tháo, vợ Viên Thiệu biết ý Phi bèn dâng nàng dâu cho Phi, dù con trai bà ta lúc đó còn sống. Tháo nhìn dung nhan Chân thị, gật đầu nói: “Thật đáng là con dâu họ Tào”.
Tuy nhiên, cũng có một biến tưởng của câu chuyện Chân Mật về làm dâu nhà họ Tào là: vì nghe đồn về nhan sắc kiều diễm của Chân thị, chính Tào Tháo rất thèm khát nên khi đem quân triệt hạ họ Viên đã có ý định chiếm lấy nàng về mua vui cho mình.
Vì thế, ông ta ra lệnh không ai được xâm phạm đến gia quyến nhà họ Viên. Thật không may là cậu con trai nhanh chân hơn đã chiếm được người đẹp, khiến Tào Tháo tuy tiếc đứt ruột vẫn phải cưới nàng cho con trai mình. Từ đó, Chân Mật trở thành con dâu nhà họ Tào.
Từ đây, mặc dù sở hữu một sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành nhưng cuộc đời Chân Mật cũng bất hạnh không ai bằng. Tám tháng sau khi kết hôn cùng Tào Phi, Chân Mật đã hạ sinh một đứa con trai đặt tên là Tào Tuấn.
Vì sinh sớm nên nhiều phi tần của Tào Phi đã dèm pha rằng Tào Tuấn là con của Viên Hy chứ không phải chứ không phải máu mủ nhà họ Tào.
Mặc dù, Tào Phi đủ khôn ngoan để không chối bỏ giọt máu của mình vì khi Chân thị về với y, Viên Hy đã rời vợ đi trấn thủ U Châu đã gần năm trời. Nhưng cũng chính vì những lời dèm pha này, Chân Mật đã bị thất sủng và ngày càng bị chồng ghẻ lạnh.
Tào Tháo mất, Tào Phi kế nghiệp làm Ngụy Vương. Được ít lâu, Phi bức Hán Hiến đế nhường ngôi, trở thành hoàng đế đầu tiên của nhà Ngụy.
Chân thị trở thành vợ vua, mẹ của thái tử Tào Tuấn, nhưng hạnh phúc không đến với nàng bởi Tào Phi đã có nhiều mỹ nhân khác. Tào Phi ngày càng lạnh nhạt với Chân Mật, suốt thời gian dài gần như không đoái hoài gì đến cuộc sống của nàng.
Một trong những tình địch ghê gớm nhất của Chân Mật là Quách thị. Vì Chân Mật là vợ cả lại là người có sắc đẹp hơn người nên Quách thị luôn tỏ ra ghen tức quyết tâm tiêu diệt Chân Mật để trở thành chủ hậu cung.
Bày mưu tính kế chán chê nhưng không hại được Chân Mật nên Quách thị đã sử dụng chiêu bài “độc”, để bùa trong phòng của Tào Phi rồi tố cáo Chân thị yểm bùa hãm hại chồng. Mặc dù ban đầu không tin lời của Quách thị, nhưng vốn tính đa nghi, Tào Phi đã cho điều tra và quả nhiên bắt được tượng gỗ đề tên mình trong phòng của Chân Mật.
Sau khi tìm được vật chứng, Tào Phi đã ra lệnh cho Chân Mật uống thuốc độc tự tử. Không những thế, sau khi chết, Chân Mật còn bị nhét đầy cám vào mồm, rũ tóc che khuất mặt mới được mai táng. Khi đó, nàng 39 tuổi.
5 năm sau, Tào Phi chết, con của Chân thị là Tào Tuấn lên ngôi, tức là Ngụy Minh đế. Nàng họ Quách tuy không có con nhưng là hoàng hậu của Tào Phi nên nghiễm nhiên trở thành thái hậu.
Còn Chân thị bạc mệnh chỉ được an ủi với danh hiệu “Văn Chiêu hoàng hậu” mà con trai truy tặng cho mình. Một năm sau khi Chân thị qua đời, Tào Thực, em trai Tào Phi, đi qua sông Lạc Thủy nằm mộng thấy nữ thần sông này, tỉnh dậy cảm động mà viết bài “Lạc thần phú” nổi tiếng.
Tào Thực vốn là người con với tài thơ phú nổi tiếng của Tào Tháo. Tài năng thơ cả của Tào Thực được kể lại rằng lúc Tào Tháo xây xong Đồng tước đài thì Tào Thực chỉ khoảng 10 tuổi.
Vậy mà, khi nghe cha ra lệnh các con làm thi phú để tán tụng, ông làm xong bài phú Đồng tước đài, khiến cha vừa mừng vừa kinh ngạc, và Tào Phi bắt đầu ganh tị với ông từ đó. Ban đầu, Tào Tháo đã định lập ông làm Thái tử, nhưng vì tính tình phóng túng, không phục tùng ai.
Không những vậy, Tào Thực lại bị Tào Phi đố kỵ, xúc xiểm, nên ông không còn được cha tin tưởng. Nhiều người cho rằng, bài thơ này được viết tặng hương hồn mỹ nhân họ Chân và nữ thần sông Lạc mà Tào Thực gặp trong mơ chính là Chân thị.
Không ít sách vở viết rằng, giữa Tào Thực và Chân thị từ lâu đã có tình cảm sâu nặng nhưng không ai nói ra, chỉ để lộ qua ánh mắt. Đây là một trong những nguyên nhân khiến Tào Thực bị Tào Phi ghét cay ghét đắng, ra sức chèn ép.
Theo những người tin vào giả thiết này, Chân thị bị Tào Phi cưỡng hôn nên vốn đồng sàng dị mộng, khi gặp em chồng có tâm hồn thi nhân thì rung động. Còn Tào Thực thì cảm sắc đẹp, nét dịu dàng hiện hậu của chị dâu, cộng với xót thương cho tình cảnh bất hạnh của chị nên giữa hai người “tình trong như đã mặt ngoài còn e”.
Về chuyện tình giữa Tào Thực và Chân mật, có truyện kể, khi quân Tào đánh Nghiệp Thành, bắt gia quyến họ Viên, chính Tào Thực đã xin cha gả Chân thị cho mình, nhưng Tháo lại gả cho Phi.
Tuy nhiên, theo một số sử gia, chuyện tình chị dâu em chồng này không có thực, bởi khi Tào Tháo hạ Nghiệp Thành, Tào Thực mới 13 tuổi, ít hơn Chân thị 9 tuổi, nên khó có chuyện xin cha cho cưới nàng.
Giới nghiên cứu cũng cho rằng, bài “Lạc thần phú” không phải viết về Chân thị, vì nếu đây là bài phú tưởng nhớ giai nhân họ Chân thì Tào Thực phải tôn nàng là thần sông Chương, con sông ở Nghiệp Thành, nơi có mộ của nàng, chứ không phải sông Lạc ở gần lạc Dương.

Các diễn viên hóa thân vào vai Chân Mật


Thái Thiếu Phân trong Huyền thoại bắt đầu (2001)
Phan Vũ Thần trong Lạc thần (2007)
Lý Y Hiểu trong Tân Lạc Thần truyền kỳ (2013)








Thượng Quan Uyển Nhi

Thượng Quan Uyển Nhi là cháu gái Thượng Quan Nghi, hiệu xưng Cân Quốc Thủ Tướng, là một trong những phụ nữ tài năng nhất của lịch sử Trung Quốc, cũng là một trong những mỹ nữ hứng chịu nhiều điều bi thảm. 
Ông của Uyển Nhi là Thượng Quan Nghi phò Đường Cao Tông, đã thất bại trong nỗ lực phế truất Võ Tắc Thiên và bị hành hình. Cha của Uyển Nhi cũng bị ép phải tự vẫn. Uyển Nhi và mẹ là Trịnh phu nhân trở thành nô lệ trong cung điện hoàng đế.
Thượng Quan Uyển Nhi xinh đẹp, thông minh mẫn tiệp lạ thường, nàng thông thuộc thi thư, ngâm thơ, viết văn, thấu hiểu chuyện xưa nay. Hoàng đế Võ Tắc Thiên rất ấn tượng với nàng, sau khi lên ngôi liền phong cho Uyển Nhi một chức quan văn chuyên thảo những chỉ dụ, sắc lệnh. Uyển Nhi đem lòng thương yêu một trong những người tình của Võ Tắc Thiên, và khi nữ hoàng họ Võ phát hiện sự việc, bà đã trừng phạt nàng bằng cách khắc hình bông hoa lên trán Uyển Nhi. Tuy nhiên, điều này lại càng làm cho Uyển Nhi thêm quyến rũ hơn.
Uyển Nhi cũng bắt đầu quan hệ tình cảm với Võ Tam Tư, cháu trai Võ Tắc Thiên - sau này trở thành người có quyền lực và ảnh hưởng lớn. Sau khi Võ Tắc Thiên buộc phải thoái vị vì tuổi đã cao, con trai thứ ba của bà là Đường Trung Tông trở thành hoàng đế, khôi phục lại triều Đường, chấm dứt triều đại nhà Chu ngắn ngủi. 
Vợ của Đường Trung Tông là Vi Hậu cũng dan díu với Võ Tam Tư. Để tránh những rắc rối, Võ Tam Tư đã quyết định tiến cử Thượng Quan Uyển Nhi với Trung Tông.
Trung Tông đã có thời gian dài tiếp xúc với Uyển Nhi, hiểu rõ sắc đẹp và tài năng của nàng, và rất sủng ái Uyển Nhi, nàng trở thành một trong những ái phi của Trung Tông. Quyền lực của Uyển Nhi ngày một lớn ở chốn hậu cung, nhưng vẫn duy trì chức quan văn trong hoàng cung - một sự nghiệp chưa từng có với một phi tần. Thượng Quan Uyển Nhi và Vi Hậu vẫn duy trì cuộc tình tay ba cùng Võ Tam Tư.
Trung Tông là một người đàn ông bạc nhược, không dám đối mặt với vợ và chỉ im lặng trước mọi lời đồn đại. Vi Hậu ngày càng khao khát được tiếp bước Võ Tắc Thiên. Mong muốn của Vi Hậu được con gái là công chúa An Lạc và Thượng Quan Uyển Nhi khuyến khích. Trở ngại chính của họ lúc này là Thái tử Lý Trùng Tuấn. Cả ba người bấy giờ đều khẳng định quyết tâm loại bỏ Trùng Tuấn, thành lập triều đại riêng dưới sự trị vì của Vi Hậu.
Công chúa An Lạc rất được Trung Tông cưng chiều vì xinh đẹp và khéo ăn nói. An Lạc bắt đầu dèm pha Lý Trùng Tuấn và muốn trở thành người nối ngôi vua cha. Trung Tông lưỡng lự nhưng rồi rốt cuộc đã từ chối An Lạc vì nghe theo lời khuyên của Tể tướng đầu triều. An Lạc sau đó bắt đầu thù ghét cha. Lý Trùng Tuấn nhận thấy rõ tình thế nguy hiểm của mình, đã thực hiện cuộc binh biến năm 707 với sự giúp đỡ của tể tướng và một số đại thần.
Lí Trùng Tuấn tuyên bố nhận được mật lệnh của vua Trung Tông rằng, Võ Tam Tư và Thượng Quan Uyển Nhi âm mưu giết vua, đem theo 300 lính ngự lâm quân tới nơi ở của Võ Tam Tư, giết chết Võ Tam Tư và hơn 10 kẻ hầu người hạ khác. Công chúa An Lạc may mắn thoát thân vì đang ở cung hoàng đế. Nhưng Trùng Tuấn đã tự mình dẫn theo lính tới cung vua, tìm Vi hậu và An Lạc. Công chúa An Lạc được Trung Tông che chở an toàn ở Cửa Huyền Vũ, khi Trùng Tuấn đến nơi thấy Trung Tông ngồi ở trên thành cùng Thượng Quan Uyển Nhi. Uyển Nhi sợ vua nghe theo lời con bèn nói: "Thiếp tin là đầu tiên hắn muốn bắt thiếp, sau đó là hoàng hậu và cuối cùng là cả hoàng đế’’.
Trung Tông tin theo, bèn ra lệnh ngăn chặn cuộc binh biến của Lý Trùng Tuấn. Một hoạn quan khá nổi tiếng về lòng dũng cảm đã dẫn đầu đội ngự lâm quan tấn công Trùng Tuấn, giết chết tướng chỉ huy. Lính tham gia binh biến bắt đầu nao núng. Vua Trung Tông bấy giờ ban chỉ dụ thu phục quân lính tham gia đội binh biến. Bấy giờ, ngự lâm mới biết không phải Trung Tông ra lệnh giết Võ Tam Tư cùng bè đảng, bèn quay giáo giết các tướng chỉ huy. Trùng Tuấn trốn khỏi Trường An với vài trăm người thân tín, nhưng rồi bị một kẻ dưới quyền giết chết khi đang ngủ. 
Vi Hậu bấy giờ quyết định gia tăng thanh thế của mình, phong tước vị cho rất nhiều con cháu thân thuộc với âm mưu thay thế triều Đường bằng một triều đại của riêng mình. Công chúa An Lạc, sau cái chết của chồng ở vụ binh biến, đã tái hôn, và dan díu với con chồng cùng nhiều người khác như một nhà sư, một thái y, một đầu bếp hoàng gia...
Trung Tông bắt đầu không thể chịu nổi cuộc sống phóng đãng của vợ và con gái, năm 710 quyết định phế truất Vi Hậu. Khi biết điều này, Vi Hậu và công chúa An Lạc âm mưu giết vua. Thái y chuẩn bị thuốc độc, đầu bếp trộn thuốc vào những chiếc bánh bao chế biến hấp dẫn, công chúa tự mình dâng vua món ăn. Hoàng đế Trung Tông sau khi ăn bánh bao đã qua đời.
Thượng Quan Uyển Nhi đã ép Trung Tông lập chiếu nhường ngôi cho con thứ tư của một phi tần là Lý Trọng Mậu (Thiếu Đế) tuổi còn nhỏ. Vi Hậu trở thành người nắm giữ triều chính với tư cách Hoàng Thái Hậu nhiếp chính. 
Sau này, Lý Đán lên ngôi, phế truất Lý Trọng Mậu. Vi Hậu, công chúa An Lạc và Thượng Quan Uyển Nhi bị giết chết.
Cuộc đời của Thượng Quan Uyển Nhi, theo những sử gia Nho giáo, là ví dụ nổi trội cho một hình mẫu phụ nữ tài năng nhưng phóng đãng. Mối quan hệ phức tạp của Thượng Quan Nhân với Võ Tam Tư (người tình), Vi Hậu (đồng minh và tình địch), Trung Tông (hoàng đế và chồng) có lẽ luôn bị coi là trái luân thường đạo lý, là đầy rẫy âm mưu. Nhưng cũng cần đề cập tới một thực tế là, mọi điều có thể sẽ tồi tệ hơn nhiều nếu Vi Hậu và công chúa An Lạc bắt đầu một triều đại mới kiểu ’’gia đình trị’’ họ Vi mà không có sự can thiệp của nhiều thế lực khác, trong đó có Thượng Quan Uyển Nhi.

Các diễn viên hóa thân vào vai Thượng Quan Uyển Nhi  

Nguyễn Đan Ninh trong Thượng Quan Uyển Nhi  (1994)
Như Bình trong Võ Tắc Thiên (1995)
Hoàng Cung Thi trong Kính Hoa Truyền Kì (1998)
Trương Đan Lộ trong Chí Tôn Hồng Nhan  (2003)
Liêu Hiểu Cầm trong Tấm Bia Vô Danh –Vô Tự Bi Ca (2004)
Đường Ninh trong Thịnh Thế Nhân Kiệt (2009)
Lý Băng Băng trong Thông Thiên Đế Quốc Địch Nhân Kiệt (2010)
Chung Hân Đồng trong Võ Tắc Thiên Bí Sử (2011)
Đồ Lê Mạn trong Thái Bình Công Chúa Bí Sử (2011)
Tôn Diệu Kì trong Thái Bình Công Chúa Bí Sử (2011)
Trần Tú Lệ trong Đường Cung Yến (2012)
Hầu Mộng Dao trong Thượng Quan Uyển Nhi  (2013)







Dương Quý Phi



Dương Quý Phi là một cung phi của Hoàng đế Đường Minh Hoàng (618-907). Bà được Đường Minh Hoàng yêu chiều một cách thái quá và bà bị xem là một trong những nguyên nhân khiến nhà Đường suy vong.

Các diễn viên hóa thân vào vai Dương Quý Phi

Lý Lệ Hoa Trong Dương Quý Phi (1962)
Phùng Bảo Bảo Trong  Dương Quý Phi (1986)
Lâm Phương Bình Trong Đường Minh Hoàng (1989)
Châu Khiết  Trong Dương Quý Phi (1992)
Điềm Nữu Trong Thiên Sử Dương Quý Phi (1994)
Hầu Tuấn Kiệt  Trong Dương Quý Phi Hậu Truyền (1996)
Hướng Hải Lam  Trong Dương Quý Phi (2000)
Vương Lộ Dao Trong Đại Đường Ca Phi (2003)
Phạm Băng Băng Trong Đại Đường Phù Dung Viên (2004)
Ân Đào  Trong Dương Quý Phi Bí Sử (2008)
Bạch Vũ trong Đại Minh Cung (2009)
Y Năng Tịnh trong Lý Bạch (2009)
Phạm Băng Băng Trong Dương Quý Phi (2014)







Đại Ngọc Nhi

Đại Ngọc Nhi là tên thật của Hiếu Trang hoàng hậu, người được mệnh danh là “đệ nhất mĩ nhân của tộc Mãn – Mông”.Cô cô của Ngọc Nhi xuất thân bát kỳ được làm chính phúc tấn của Hoàng thái cực . Ngọc Nhi và một hoàng đệ – thập tứ A Ca Đa Nhĩ Cổn là thanh mai trúc mã đã hẹn ước từ trước nhưng Hoàng thái cực vì si mê Ngọc Nhi đã ép cô làm phi tần.Đa Nhĩ Cổn ôm hận ” cướp ngôi vị,bức mẫu thân chết, đoạt nguời yêu”. Sau này HTC xưng đế mở ra triều đại nhà Thanh , chính phúc tấn Triết Triết đc làm hoàng hậu còn Ngọc Nhi phong làm Trang phi ở tại Vĩnh Phúc cung. Ngọc Nhi thân với Lan Châu như tỷ muội Tình cờ HTC trông thấ yLan Châu phải lòng phong làm Thần phi dành sự sủng ái tột bậc . Cả hai cùng sinh :con Thần phi kém cỏi yếu đuối , Ngọc Nhi sinh ra cửu a ca Phúc Lâm.Thần phi ôm hận trở bệnh nặng . HTC mê đắm thần phi nghe tin bỏ ngay chiến tuyến lập tức hồi kinh . HTC tức giận thổ huyết trút mọi oán giận lên Ngọc Nhi nhưng Ngọc Nhi vẫn lạnh lùng vô cảm, Hai năm sau, Hoàng Thái Cực bổng dưng băng hà, ,triều đình muốn lập mẹ con quý phi nhưng do Thế lực trong tay Đa Nhĩ Cổn quá lớn nên đưa con trai của Ngọc Nhi là Phước Lâm lên ngôi hoàng đế hiệu Thuận Trị để ĐNC làm Nhiếp Chính Vương ……
Ngọc Nhi đã là Hiếu Trang Hoàng Hậu. Hiếu Trang vì con trai và cơ nghiệp Đại Thanh, dùng nhu tình giữ chặt dã tâm xưng đế của Nhỉ Cổn, Hiếu Trang lúc đó tâm lực tiều tụy, trước cái chết của chồng, người yêu, con trai… nhưng vì giang sơn Đại Thanh, Hiếu Trang vẩn cố gắng phấn đấu, lập con trai của Thuận Trị làm vua, niên hiệu Khang Hy.
Xét về bản lĩnh , Hiếu Trang hoàng hậu còn cao hơn Từ Hy một bậc nhưng lại không có dã tâm thôn tính giang sơn của con cháu mình . Việc Hồng Thừa Trù đầu Thanh cũng có công sức không ít của nàng. Sau khi Hoàng Thái Cực băng hà, một mình nàng phải đấu tranh với rất nhiều thế lực chống đối để giữ vững ngai vàng cho con mình, trong đó nguy hiểm nhất là Đa Nhĩ Cổn. Trong 13 triều vua đời Thanh có nói, Hiếu Trang đã chấp nhận làm vợ Đa Nhĩ Cổn để y không làm hại đến vị thái tử còn non nớt.

Các diễn viên hóa thân vào vai Đại Ngọc Nhi

Phan Nghinh Tử trong Nhất Đại Hoàng Hậu (1992)
Ninh Tịnh trong Hiếu Trang Bí Sử (2002)
Hứa Tịnh trong Sóng gió Đại Thanh (2005)
Phan Nghinh Tử trong Mỹ Ly cách cách (2011)
Viên San San trong Mỹ nhân vô lệ (2012)
Cảnh Điềm trong Đại Ngọc Nhi truyền kỳ (2014)



1 nhận xét:

Blog liên quan : Blog zing | Blogspot | Blog tiếng anh | Facebook
Copyright © 2011 - 2014. Thuy trinh's blog - All Rights Reserved