Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info.

29 thg 8, 2015

Chuyện tình buồn của Marguerite Duras

Hơn một thế kỉ đã trôi qua, những khoảnh khắc, dấu ấn còn lại từ cuốn tiểu thuyết “Người tình” gây chấn động với số bán kỉ lục vào những năm 1984 vẫn khiến nhiều người miên man cảm xúc khi nghĩ đến. Đây là cuốn tự truyện nổi tiếng nhất của nữ nhà văn Marguerite Duras người đã từng sinh ra và có một tuổi thơ đầy hoài niệm tại vùng Sa Đéc ngày nay. Đến năm 1990 cuốn tiểu thuyết còn được một hãng phim của pháp chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh nổi tiếng L’amant –Người tình được thực hiện tại Việt Nam gây ấn tượng mạnh khi chăm chút tái hiện một  không gian Việt Nam ngày xưa.

Bộ phim đã khai mở một bản tình ca đẹp về mối tình của nữ nhà văn  Marguerite Duras và một người Việt gốc Hoa tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Giờ đây, chiếc cầu Mỹ Thuận đã nối liền 2 bờ sông Tiền nhưng cách đây hơn một thế kỉ trên một chuyến phà định mệnh tại con sông này đã chứng kiến cuộc tình sét đánh giữa cô gái người Pháp xinh đẹp Marguerite Duras và chàng công tử hào hoa Huỳnh Thủy Lê. Câu chuyện tình yêu đã bắt đầu từ đó.


BÀ MARGUERITE DURAS VÀ ÔNG HUỲNH THỦY LÊ LÚC TRẺ

Một thiếu nữ mới lớn từ Sa Đéc lên Sài Gòn học đã choáng ngợp trước chàng công tử giàu nhất nhì xứ Sa Đéc , chàng và nàng nhanh cuốn vào nhau bất chấp mọi rào cản về giai cấp, gia đình. Mỗi ngày chàng đều đặn đón nàng từ trường trung học ở Sài Gòn. Họ đã có những giây phút yêu thương tại căn nhà nhỏ trong khu Chợ Lớn của  Sài Gòn thuở trước trong hơn một năm trời mặn nồng. Và rồi vì chữ hiếu, công tử Huỳnh Thủy Lê phải trở về quê nhà cưới vợ theo sự sắp đặt của gia đình dù trong lòng yêu thương người tình khôn nguôi. Marguerite Duras tan nát con tim cùng với gia đình trở về Pháp sau khi chứng kiến một đám cưới lớn nhất từ trước đến nay tại vùng Sa Đéc .


CẢNH TRONG PHIM NGƯỜI TÌNH (1992)

Sau nhiều năm tháng biến động, nhân chứng cho cuộc tình này chỉ còn một căn nhà cổ bên cạnh dòng sông Sa Đéc đó là ngôi nhà người tình của Marguerite Duras cư ngụ ông Huỳnh Thủy Lê. Tìm về nhà người tình của Marguerite Duras cũng chính là sống lại thiên tình sử bi thương của họ. Căn nhà đã chứng kiến tháng ngày chàng công tử Huỳnh Thủy Lê mê đắm với người tình. Hàng tuần ông đi liên tục như con thoi giữa ngôi nhà này và ngôi nhà ở Chợ Lớn. Căn nhà cũng chính là nơi nhìn thấy trái tim thiếu nữ của Marguerite Duras tan nát khi lặng lẽ hòa vào dòng người xem đám cưới linh đình của Huỳnh Thủy Lê mà .theo những người dân sa đéc kì cựu đó là một đám cưới xa hoa nhất của Sa Đéc.

Ngôi nhà người tình





Căn nhà của ông Huỳnh Thủy Lê được du khách trong và ngoài nước gọi bằng cái tên đầy yêu thương- Nhà Người Tình. Căn nhà có một địạ thế tuyệt vời về phong thủy “Nhất cận giang, nhì cận thị”. Phía trước nhà là con sông Sa Đéc tấp nập người buôn bán vừa thuận tiện việc xuất nhập cảng của gia đình vừa đón gió mát. 



Ngôi nhà này được cha của ông Huỳnh Thủy Lê là Huỳnh Cẩm Thuận xây dựng bằng gỗ từ 1895. Đến 1917 được trùng tu lại bằng gạch, vôi, ô dước, các song the gỗ để lấy ánh sáng tránh người làm phiền vào buổi trưa hoặc buổi tối khi đang sinh hoạt.
Là một người Trung Hoa, nên căn nhà có một lối kiến trúc khá hài hòa. Bên ngoài nhìn như những ngôi biệt thự Pháp nhưng bên trong lại được bài trí rất Á Đông. Chính giữa căn nhà thờ vị Quan Công với nét vẽ vô cùng đặc sắc tinh xảo được đặt vẽ từ Trung Hoa. 



Vì là gia đình kinh doanh nên bàn thờ giữa nhà rất quan trọng. các họa tiết và cách trưng bày đã nói lên phần nào điều đó. Các họa tiết gỗ trong nhà được chạm trổ rất công phu cầu kì, từ bàn thờ đến các cột kèo đều chạm khắc có ý đồ, cách sắp đặt, sắp xếp các phòng rất khoa học. ánh sáng tràn ngập khắp các căn phòng. 



Đặc biệt cách trang trí trong nhà rất tinh tế bố trí phù hợp với phong thủy cho thấy sự bề thế, thịnh vượng của gia chủ. Đa số những vật liệu trong nhà được nhập từ Trung Quốc và Pháp về . 



Ông Huỳnh Thủy Lê được thừa hưởng nhiều tài sản từ cha nhưng căn nhà này khá đặc biệt đã gắn bó nhiều kỉ niệm với cha nên ông Huỳnh Thủy Lê đã sinh sống cùng vợ và 5 người con từ 1930-1973. Sau bao cuộc đổi dời ngôi nhà đã mất đi vẻ hoành tráng của một cơ ngơi giàu có ngày xưa. Khuôn viên nhà đã bị lấn chiếm khá nhiều. Nhà từng được sử dụng phục vụ cho các hoạt động của ngành công an nên bị xuống cấp. Mãi đến năm 2007 nhà người tình Huỳnh Thủy Lê mới được sữa chữa để phục vụ du khách hâm mộ tiểu thuyết của Marguerite Duras. Tuy không thể phục chế như nguyên bản nhưng nhà người tình Huỳnh Thủy Lê hôm nay cũng đem đến cho du khách những hình dung cơ bản.
Ngôi nhà người tình của Huỳnh Thủy Lê còn có một ý nghĩa không nhỏ với Sa Đéc. Bởi ngôi nhà chính là sự đánh dấu về quá trình phát triển của Sa Đéc từ chốn thôn quê trở thành một trong những trung tâm văn minh miệt vườn . Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê cùng với những ngôi nhà cổ khác là nhân chứng sống về một thời thịnh vượng của nơi đây. Sa Đéc nói riêng và các tỉnh miền Tây thời ấy là nơi Pháp chiếm đóng làm bản doanh bởi tiềm năng kinh tế với đất đai trù phú sông ngòi phát triển. Cũng chính vì lẽ đó gia đình bà Marguerite Duras cũng đã có mặt ở đây từ rất sớm . 
Theo dấu tích liên quan đến Marguerite Duras, chúng ta phải nhắc đến trường tiểu học Trưng Vương xưa kia chính là nơi mẹ của Marguerite Duras làm hiệu trưởng và dạy học. Bà và hai người anh được nuôi dưỡng trong hoàn cảnh nghèo khó tại một ngôi nhà công vụ gần nơi này. Nhưng hiện nay dấu tích đã mất do sự phát triển nhanh chóng của Sa Đéc hôm nay. Ngôi trường tuy vẫn còn giữ được kiến trúc pháp nhưng không còn giống hoàn toàn với thời mẹ của Marguerite Duras làm hiệu trưởng.


CẢNH TRONG PHIM- HIỆN TẠI

Năm 1970, Huỳnh Thủy Lê có một dịp sang Pháp vừa làm ăn vừa kết hợp thăm con. Ông biết rằng Marguerite Duras  bây giờ là một nhà hoạt động xã hội , Đảng Viên Đảng Cộng Sản Pháp và là một nữ văn sĩ tên tuổi . Qua tòa đại sứ Việt Nam ở Pháp, ông có được số điện thoại của bà. Khi ông gọi điện thoại cho bà, dù trải qua hơn 40 năm Marguerite Duras vẫn nhận ra giọng nói người tình cũ năm xưa. Trước khi gác máy, Huỳnh Thủy Lê nói một câu và câu nói này chắc hẳn đã chất chứa từ mấy chục năm “ Tôi vẫn còn yêu em như thuở nào” . và có thể chính câu nói này đã làm cho trái tim của Marguerite Duras thổn thức, xao động và bà đã đặt bút viết nên thiên tiểu thuyết tự sự kể về tình yêu của mình.
Cuốn sách “người tình”đã có mặt ở Việt Nam từ rất sớm. Độc giả Việt Nam và quốc tế đều say sưa với một mối tình đẹp dang dở và đầy lãng mạn từ trong trang sách. Và có lẽ vì thế khi đến Sa Đéc , Đồng Tháp ai đã nghe câu chuyện này cũng muốn tìm kiếm dấu xưa của người tình, để khẳng định rằng mối tình này là có thật cũng như thêm hiểu và trân trọng tình yêu.
Nguyenhathuytrinh.blogspot.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Blog liên quan : Blog zing | Blogspot | Blog tiếng anh | Facebook
Copyright © 2011 - 2014. Thuy trinh's blog - All Rights Reserved