4 CHÙA TRONG THÀNH LUY LÂU : CHÙA DÂU (PHÁP VÂN), CHÙA ĐẬU (PHÁP VŨ), CHÙA TƯỚNG (PHÁP LÔI), CHÙA DÀN (PHÁP ĐIỆN) |
Luy Lâu được xem là trung tâm thương mại trung tâm Phật giáo đầu tiên của Việt Nam từ 2000 năm trước. Dấu tích của thành thị phồn hoa vẫn còn thấy được qua hệ thống di tích, đền đài lăng mộ, chùa chiền , những lễ hội, phong tục, nét văn hóa đặc sắc còn đọng lại tới ngày nay. Bên cạnh đó , Luy Lâu vùng đất nằm bên cạnh sông Dâu còn có một hệ thống lò gốm với qui mô khá lớn và với quy trình công nghệ tiến bộ đã cho ra đời những sản phẩm gốm được coi là mẫu mực của dòng gốm Giao Chỉ phương Nam : gốm Dâu. Tuy nhiên, thời gian cũng như biến động của lịch sử đã làm cho dòng gốm cổ xưa này gần như biến mất , và kĩ thuật để tạo nên những sản phẩm gốm danh tiếng này cũng đã thất truyền .Nói gần như là bởi vì trong những năm gần đây có một người con của miền đất Luy Lâu đã thành công trong việc phục hồi dòng gốm cổ có niên đại gần 2000 năm này. Đó là họa sĩ Nguyễn Đăng Vông ở thôn Mã Xá huyện Thuận Thành.
Nhiều năm trước người làng Mã Xá thường gặp Nguyễn Đăng Vông lang thang trên những đồng bãi quê nhà, hay tha thẩn trong những đền chùa miếu mạo để kiếm tìm những mảnh vụn hay văn hoa còn sót lại của một thời quá vãng. Chắc chắn không ai hình dung được chính từ những lần kiếm tìm ấy đã càng nung nấu trong ông một quyết tâm phục hồi dòng gốm cổ xưa của quê hương mình. Trong những năm học tại Trường Mĩ Thuật Công Nghiệp Hà Bắc, cũng như sau nhiều năm kiếm tìm học hỏi những bí quyết, đúc kết kinh nghiệm từ những lò gốm nổi tiếng cả trong nam và ngoài bắc , Nguyễn Đăng Vông đã tìm thấy cho mình một con đường để có thể tái tạo những kĩ thuật của tiền nhân.
Trong việc sản xuất gốm Luy Lâu, màu men xanh ô liu trầm ấm và trong vắt là đặc trưng cho các sản phẩm gốm Luy Lâu còn gọi là gốm Dâu mà các nhà khảo cổ học đã tìm thấy khi khai quật ở Nguyệt Đức, Thanh Khương , Bãi Định, Bải Nỗi, Hà Mãn thuộc Huyện Thuận Thành, Tỉnh Bắc Ninh ngày nay . Chất liệu men và màu men khiến các nhà chuyên môn liên tưởng đến dòng gốm cũng cổ xưa không kém đó là gốm Thiệu Dương Thanh Hóa, dòng gốm này đã xuất hiện TK III TCN. Theo một số nhà chuyên môn gốm Dâu là gốm phát triển có niên đại cách đây 2000 năm, đến nay gốm Luy Lâu vẫn được xem là sản phẩm mẫu mực của dòng gốm dân gian trong xã hội cổ đại nước ta.
Những sản phẩm gốm Luy Lâu được tìm thấy ở khu vực thành Luy Lâu cho thấy xưa kia các nghệ nhân đã có một trình độ kĩ thuật cao, một số sản phẩm còn thể hiện sự tiến bộ qua kĩ thuật bàn xoay nhanh, nung, đốt là khâu quan trọng và phức tạp trong dây chuyền sản xuất gốm cổ Luy Lâu . Tuy nhiên chất liệu sản phẩm còn tùy thuộc ở khâu chọn đất, làm đất , đất để làm gốm Luy Lâu được khai thác ngay tại chỗ . Đây là loại đất sét có gốc phù sa , lượng sắt nhiều.
Gốm Dâu cổ có độ đanh, hơi xốp và rất chắc chắn , hoa văn trên gốm Dâu cổ tìm thấy ở vùng Luy Lâu trang trí nổi khá đơn sơ. Điểm đặc biệt là người thời đó đã tận dụng chính lá dương xỉ và vải áo để tạo nên hoa văn nổi rất đặc biệt cho sản phẩm .
Có thể nói với trình độ kĩ thuật và hệ thống lò nung đơn sơ , đơn giản chỉ bằng củi và rác ở thời điểm đó thì việc các nghệ nhân Luy Lâu tạo ra được màu men ô liu rất đẹp mắt và trang nhã thì đây là một đột phá lớn trong việc chế tác đồ gốm ở Việt Nam. Nguyên liệu để chế tác men gốm là chất hữu sơ của các loại tro trong đó tro từ thân cây dâu ở vùng Thuận Thành xưa đóng vai trò chủ đạo.
Dùng chất đất phù sa đặc biệt do con sông Dâu bồi đắp nên trên những bãi quê nhà, người họa sĩ đã thành công trong việc phục hồi những sản phẩm gốm với màu đỏ đặc trưng mơ mộng nhưng khỏe khoắn, đơn giản nhưng cuốn hút, màu men đặc biệt từ tro thân cây dâu lại càng làm cho những sản phẩm gốm Luy Lâu hay người ta gọi nôm na là gốm Dâu có nét đặc trưng không thể lẫn với những sản phẩm của bất cứ loại gốm nào khác .
Nguyenhathuytrinh.blogspot.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét