Nằm ở ấp Gò Táo,
xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang ,đình Tân Đông là ngôi đình cổ độc
nhất vô vị nhị tại Việt Nam bởi nó được bao bọc giữa những cây
bồ đề lâu đời tạo nên một vẻ hoang sơ kỳ lạ.
Lần tìm về lịch sử , ngôi đình mày
từng nhận được sự ưu ái của Thái hậu Từ Dũ vì là quê hương của bà. Năm 1904 bà
Từ Dũ đã cho dời ngôi làng từ vị trí hẻo lánh ra mảnh đất đắc địa ngày nay. Tuy
nhiên, do gặp thiên tai nên mãi đến năm 1907, ngôi đình mới được an vị tại địa
điểm này. Để đảm bảo chất lượng và tính mỹ thuật, bà Từ Dũ đã cho mời thợ của
Huế để vào đây thi công. Chính vì thế, những dấu tích chạm khắc còn sót lại
trên các đầu cột kèo tại đình đều mang nét truyền thống của nhà rường Huế.
Thời kháng chiến
chống Pháp, đình Tân Đông là nơi hội họp của các chiến sĩ cách mạng. Đến giai
đoạn đánh Mỹ, đình Tân Đông bị biến thành nơi giam giữ, trấn áp các gia đình có
người thân tham gia cách mạng. Qua lời kể của những vị cao niên còn sót lại
trong làng, thời hoàng kim của ngôi đình với những hội hè, lễ tế thu hút cả
ngàn lượt người khắp cả vùng về hội tụ. Những buổi hát bội trong võ ca không
chỉ diễn ra một buổi mà còn kéo dài nhiều ngày. Bò heo được giết mổ liên tục để
làm lễ tế và khao khách tham dự. Nhưng rồi thời cuộc biến động, chỉ còn một dấu
ấn buồn như hôm nay.
Có thể nói nhờ có hai cây bồ đề mà ngôi đình còn tồn tại được
đến bây giờ. Hàng năm, đình Tân Đông tổ chức bốn lễ hội chính như: lễ Kỳ Yên
(16-2 âm lịch), lễ Thượng điền (16-5 âm lịch), lễ Hạ điền (16-8 âm lịch) và lễ
cầu Ông (16-11 âm lịch). Mỗi lần lễ tổ chức hai ngày, người dân trong làng tụ
họp nhau lại cùng nấu ăn linh đình rồi mời các đoàn hát bội khắp nơi về biểu
diễn, làm lễ.
Nguồn dantri.com.vn; mactrieu.vn; nguoiduatin.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét