Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info.

9 thg 8, 2014

Các vị thần Ai Cập cổ đại

Người Ai Cập Cổ Đại tin và thờ hơn 2000 vị thần khác nhau. Bài viết sẽ giới thiệu về các vị thần nổi tiếng nhất trong số các vị thần này.
Người Ai Cập cho rằng , Mặt trời là một ngọn lửa lớn, và để vượt qua được những con sông dẫn đến thiên đường và sang đến thế giới của những linh hồn thì  Thần Ra cần phải đi trên một con thuyền.Vào ban ngày, đó là một con thuyền lớn với tên gọi là Madjet (có nghĩa là Trở nên khoẻ mạnh ), khi Mặt trời lặn thì nó chỉ là một chiếc xà lan nhỏ với tên gọi là Semeketet ( Có nghĩa là Trở nên yếu ớt ) . Cuộc hành trình được bảo vệ bởi rất nhiều các vị thần khác,Thoth và Máat đứng ở 2 bên mạn thuyền , Horus lái thuyền và chính là người chỉ huy con thuyền . Tuy nhiên, cuộc hành trình không hề bằng phẳng, trên đường đi họ gặp phải rất nhiều các quái vật tấn công, như Sebau, Nak và Apep . Apep là kẻ mạnh nhất trong số đó và được coi như là hiện thân của bóng tối , được miêu tả như một con rắn hay một con cá sấu. Ra sẽ phải đánh thắng hắn vào mỗi buổi sáng trước khi hắn có thể biến mất ở phương Đông Thoth và Seth đã thay phiên nhau bảo vệ con thuyền khỏi sự tấn công của Apep. Khi Apep chiến thắng thì Bão tố bao trùm khắp nơi và Mặt trời vụt tắt , thế giới chìm trong bóng tối.



QUAN HỆ CỦA CÁC VỊ THẦN AI CẬP

Thần Ra (Re, Atum, Amun)

Ra là cha của thần Shu và thần Tefnut , ông nội của Nut và Geb , cụ nội của Osiris, Seth , Isis , Nepthys và là kị nội của Horus.

*Quyền năng:
 Là Thần Mặt Trời, buổi sáng là con bọ hung đẩy đĩa mặt trời lên, trưa và chiều là chim ưng đội đĩa mặt trời, tối là con cừu đực lăn đĩa mặt trời xuống núi.
Thần Ra có công trong việc xây dựng, xua đuổi tà ma, thế lực đen tối để phát triển Ai Cập.
*Biểu tượng: 
Một người đàn ông với đầu của loài chim ưng và đội một chiếc đĩa mặt trời trên đầu.
*Truyền thuyết:
Ra (Re) trong tiếng Ai Cập có nghĩa là " Ngọn nguồn của sức mạnh " , một vài truyền thuyết cho rằng , chính Re đã sáng tạo ra con người và người Ai Cập tự gọi họ là " Những con bò của thần Re ".Vị thần này có liên quan tới việc xây dựng kim tự tháp và sự phục sinh của các pharaoh. Ra thường tái sinh vào mỗi buổi sáng khi mặt trời mọc và chết lúc hoàng hôn buông xuống. Sau khi chết, thần Ra bắt đầu hành trình ở thế giới ngầm.
Thần cai trị Ai Cập hàng ngàn năm yên bình và thịnh vượng. Nhưng khi đã lớn tuổi (trong thần thoại Ai Cập, các vị thần già đi rồi lại hồi sinh), một số kẻ bắt đầu cười nhạo và đem ngài ra làm trò đùa. 
Nổi giận lôi đình, Thần Ra biến thần tình yêu Hathor trở thành nữ thần chiến tranh Sekhmet - một cỗ máy chém giết tàn bạo. Sekhmet đã trừng trị hơn một nửa số dân trên toàn lục địa. Đến một ngày, thần Ra nhận ra không có cách nào dừng Sekhmet khỏi cơn khát máu. 
Ngài đành ra lệnh cho người dân nhuộm đỏ 7.000 vò rượu rồi đặt trên đất. Thần Sekhmet nhầm tưởng đó là máu nên đã uống “như chưa bao giờ được uống” cho đến khi say mèm. Lúc này, thần Ra mới có thể biến nữ thần trở lại làm thần tình yêu Hathor (mang hình dạng con bò cái).

Thần Shu

Là con trai thần Ra, là chồng và anh trai thần Tefnut ; cha của 2 thần Geb và Nut. Cháu của ông là Osiris, Isis, Seth  Nephthys. Cháu cố là Horus  Anubis.
*Quyền năng :
Thần gió và không khí.Vị thần này được biết đến như người điều hòa không khí, sự trong lành của trái đất, cũng là người có thể thổi gió tạo ra bão. Người Ai Cập ngày xưa quan niệm rằng trái đất lơ lửng được thế này là do thần Shu nâng cả quả đất trên vai mình. Chính vì vậy nếu ai đã từng tìm hiểu về Ai Cập hẳn sẽ thấy bức tượng của thần Shu đang vác một cái đĩa khổng lồ, tượng trưng cho việc gánh vác thế giới .
*Biểu tượng :
Một người mang một chiếc lông ngỗng trên đầu, tay cầm chữ thập chìa khóa, biểu tượng của sự sống trường tồn.
*Truyền thuyết:
Trong nhiều huyền thoại sau này, ông bị gán cho các thảm họa thời tiết khủng khiếp vào cuối thời Cựu vương quốc, người ta cho rằng đó là do Tefnut và Shu cải nhau, và Tefnut đã bỏ Ai Cập lại cho Nubia (làm cho thời tiết trở nên lạnh hơn như vùng ôn đới). Ngay sau đó Shu nhanh chóng cảm nhận rằng ông đang rất nhớ bà, nhưng bà đã biến thành một con mèo và tiêu diệt bất kì người nào hay thần nào tới gần. Thần Thoth đã cải trang, và cuối cùng đã thành công trong việc thuyết phục bà quay trở về.

Thần Tefnut



Là con gái thần Ra, là vợ và em gái thần Tefnut ; mẹ của 2 thần Geb và Nut. Cháu của bà là Osiris, Isis, Seth và Nephthys. Cháu cố là Horus và Anubis.
*Quyền năng:Thần hơi nước
*Biểu tượng:con mèo hoặc sư tử
*Truyền thuyết:
Thế giới được tạo ra khi thần Shu và Tefnut sinh ra hai đứa trẻ : Nut ( thần bầu trời ) và Geb ( thần mặt đất ).  Con người được tạo ra khi thần Shu và thần Tefnut sơ ý bị lạc trong hoang mạc đen tối, thần Ra dùng đôi mắt của mình đi tìm họ và trong khi xúc động về sự đoàn tụ , nước mắt sung sướng của thần Ra đã tạo nên loài người.




Thần Neith


Được xem là mẹ của các thần, đặc biệt là thần Ra và đôi khi được xem là bò mẹ Mehueret đã từng sinh ra bầu trời trước khi bắt đầu có sự sống.Bà là mẹ của Sebek, thần cá sấu và cũng là người tạo ra con rắn vũ trụ Apep hung tợn bằng cách phun khạc vào vực nước Nun.
*Quyền năng:
Nữ thần địa phương của thành phố Sais, nằm trong vùng châu thổ sông Nile của hạ Ai Cập. Bà còn là một nữ thần chinh chiến và nữ thần quê hương. Là nữ thần chiến tranh, thường là người đi đầu đoàn quân tiến ra mặt trận.
Neith cũng được xem là nữ thần che chở cho người chết. Đôi khi bà được mô tả đang đưa thức ăn, thức uống cho họ khi họ vào đến địa ngục.
*Biểu tượng: là cái cung, cái khiên và hai mũi tên bắt chéo nhau


Thần Thoth

Đôi khi người ta nói ông là con trai trưởng của thần mặt trời Ra dù rằng theo một truyền thuyết thì ông được phóng ra từ trên đầu của ác thần Seth.
*Quyền năng:
Thần thông thái và Mặt Trăng. Thoth thường được xem là đại quan của Osiris, vị thần của thảo mộc và người chết, hoặc là thư ký cao cấp của thần này. Vì có kiến thức thần bí nên Thoth đã từng phụ giúp đắc lực trong việc mai táng Osiris. Ông còn giúp trông nom Horus trong khi Isis nuôi nấng thần này. Về sau Thoth đã kế vị Horus lên ngôi ở vùng Ả Rập và trị vì đất nước này trong sự thái bình trên 3000 năm. Sau đó ông giữ địa vị thần mặt trăng trên trời.
*Biểu tượng:  chiếc đầu cò quăm hoặc khỉ đầu chó
*Truyền thuyết:
Theo một chuyện kể thì ông theo lệnh thần Ra soi sáng bầu trời ban đêm. Tại đây, ông bị các quái vật gặm nhấm dần dần nhưng chúng lại phải từ từ nhả ra từng miếng nhỏ. Thần Thoth thường được mô tả dưới dạng một con cò lớn hoặc một con khỉ đột. Người ta nói là ông viết sách pháp thuật, có tên là Sách của thần Thoth đang được chôn trong một ngôi mộ gần Memphis. Các câu thần chú trong sách được nói là có thể giúp cho người sử dụng có được quyền năng đối với linh. Thoth cũng là thần ghi lại phán quyết của tòa án xét xử người chết dưới âm cung.

Thần Hathor

Là con gái của thần Ra.
*Quyền năng:
Nữ Thần tình yêu và âm nhạc. Là nữ thần của niềm vui và tình yêu, của múa, hát, Hathor chăm sóc cho các bà mẹ và trẻ con. Bà nuôi dưỡng người sống và chở người chết xuống âm phủ. Tại đây, bà làm cho họ tỉnh táo lại bằng thức ăn và thức uống lấy từ cây sung dâu mà người ta cho là hiện thân của bà. Các cỗ quan tài của vua chúa đều làm bằng cây sung dâu, với sự tin tưởng hoặc hy vọng rằng cái chết chẳng qua chỉ là một sự trở về với lòng mẹ mà thôi.
*Biểu tượng: con bò cái
*Truyền thuyết:
Con mắt của thần Ra được xem là đồng nhất với Hathor. Khi thần Ra già yếu, loài người âm mưu chống lại thần. Nghe được chuyện này, thần Ra phẫn nộ quyết định phái thần Mắt, quyền năng thiêu đốt khủng khiếp của mặt trời, xuống giết chết bọn họ. Thần Mắt mang hình thức của nữ thần Hathor, thần này dưới dạng sư tử cái Sekhmet, hoặc "Đấng vạn năng" lao thẳng vào đám người xấu xa và tiêu diệt họ trong một cuộc tắm máu. Cuối cùng thần Ra thấy việc tàn sát như thế đã đủ nên ra lệnh ngưng cuộc giết chóc. Chỉ đến khi có sự can thiệp của thần Ra thì Sekhmet mới chịu nhưng việc hủy diệt nhân loại. 
Để chấm dứt cuộc tàn sát say sưa của Sekhmet, thần Ra đã tưới ướt bãi chiến địa bằng hàng nghìn lít bia pha với nước trái lựu. Sekhmet khát máu uống no thứ nước màu đỏ tươi mà nó tưởng là máu và bị say xỉn không còn tấn công được nựa và được biến hóa trở lại thành nữ thần Hathor xinh đẹp. Để tưởng niệm sự kiện này hàng năm vào ngày lễ Hathor người ta thường uống những vò bia lớn cùng với nước trái lựu.


Thần Ptah

Ptah là một vị thần ở Memphis. Vợ ông là nữ thần sư tử cái Sekhmet và ông là cha của Nefertum.
Quyền lực : 
Ông là vị thần sáng tạo và là thần bảo trợ của các mặt hàng thủ công và nghề thủ công. Ông chỉ huy người dưới với những biểu tượng của quyền lực và sự ổn định. Được cho là người sáng tạo ta các nghệ thuật, thần Ptah đã vẽ kiểu và xây dựng các tòa nhà thế tục, cũng như trông coi việc xây cất các đền đài, ông cũng đã đúc ra các thần và vua từ kim loại. Theo một truyền thuyết thì thần này đã tạo ra thế giới qua năng lực ngôn từ của ông ta.
Khi quyền lực của Memphis suy giảm, thần Ptah thường đi đôi với các thần khác, trong đó có thần Osiris.

Biểu tượng : con  đực Apis. Thần Ptah thường được thể hiện đang quấn một tấm khăn vải lanh bó sát người và đội một chiếc mũ trùm đầu, tay cầm cây vương trượng quyền lực trên đỉnh có cái vòng, biểu trưng của sự sống.


Thần Bastet

Là con gái của thần Ra.
*Quyền năng:
Nữ Thần hoàng hôn. Bastet thường được thờ cúng với những đàn mèo con đứng xung quanh. Khi cần thiết, nữ thần này cho mèo giết chết một con rắn. Bởi lẽ, rắn là một trong những sinh vật giết người nhiều nhất ở xã hội Ai Cập cổ đại.
*Biểu tượng: con mèo hay người phụ nữ có chiếc đầu mèo.






Thần Maat

Là con gái của thần Ra.
*Quyền năng:
Nữ thần công lý và chính nghĩa .Bà chủ trì việc xét xử người chết tại nơi đặt ngai của Osiris. Mỗi người, khi chết đi, đều phải xuất hiện trước 42 quan tòa của họ và khai báo xem họ là vô hay đã mắc nhiều tội lỗi. Linh hồn người chết sẽ được cân trên chiếc cân so với nữ được đại diện bằng một chiếc lông đà điểu. Cân này do thần đầu chó Anubis theo dõi và kết quả được thần Thoth, vị thần mặt trăng, chồng của Maat ghi vào sổ. Nếu quả tim không cân bằng nổi với tội ác thì quái vật cái Ammut khủng khiếp, với hình dạng vừa cá sấu, vừa hà mã, vừa sư tử sẽ ăn thịt người chết. Nếu người quá cố đã từng sống "với thần Maat trong tim", do đó là người thanh khiết, đạo đức, thì họ sẽ thành một thần linh và sống cùng các thần khác để chống lại con rắn Apep.
Là "hơi thở của sự sống", bà thường được mô tả đang chăm sóc cho các Pharaoh bằng cách đưa chiếc thập giá đầu vòng, biểu tượng của sự sống, đến trước mũi họ.
*Biểu tượng: cọng lông, được mô tải cài trên đầu chiếc lông chim mà người ta cho là để đặt lên bàn cân phán xét.

Thần Geb

Con của thần Shu và thần Tefnut, cháu thần Ra, là anh và là chồng của nữ thần Nut.
*Quyền năng:
Thần đất. Người ta quan niệm rằng ông chính là người quyết định sự trồng cây, sinh sống của thực vật trên trái đất. Ngoài ra, mỗi khi Ai Cập bị động đất, nhân dân đều cho rằng đó là do Geb cười lớn.
*Biểu tượng: một con ngỗng đực




Thần Nut

Con của thần Shu và thần Tefnut, cháu thần Ra, là em và là vợ
của thần Geb
*Quyền năng:
Nữ thần bầu trời
*Truyền thuyết:


Khi bà cãi lời thần Ra, kết hôn với anh trai mình, thì thần Ra vô cùng tức giận và sai thần Shu tách riêng đôi vợ chồng này. Shu đẩy Nut về phía trên để tạo nên bầu trời và Geb về phía dưới để tạo nên mặt đất. Thần Ra còn ra lệnh cấm Nut không được có con vào bất cứ tháng nào trong năm. Thần Thoth thấy thương bà quá 

bèn thách đấu cờ với thần Mặt trăng. Thoth chiến thắng và xin mặt trăng ít ánh sáng để tạo thêm năm ngày nữa trong năm. Trong năm ngày này, Nut đã sinh bốn người con là Osiris, Seth, Isis, Nephthys, có truyền thuyết nói thêm là ngày cuối cùng bà sinh ra Horus. Một chuyện khác kể lại việc Nut giúp cho thần Ra xa lánh loài người khi thần này chán ghét kiểu sống của họ. Trong hình dạng một con bò, bà nâng cao thần Ra trên lưng mình. Tuy nhiên, thân Nut càng lên cao bà càng thấy chóng mặt nên phải nhờ bốn vị thần đến giữ chặt bốn chân mình. Bốn vị thần này trở thành bốn con cột của bầu trời.

Thần Osiris

Con của thần Geb và thần Nut, anh trai của thần Seth, anh trai và là chồng của thần Isis, anh trai của thần Nephthys.
*Quyền năng:
Thần cai quản địa ngục, vua của người chết và là quan tòa của thế giới ngầm. Osiris được coi như một vị Chúa Trời, ông đứng đầu tất cả các thần Ai Cập, chỉ sau thần Ra.
Ngoài ra Osiris còn quản lí luôn cả khu vực quanh sông Nile, người dân Ai Cập mỗi khi thấy sông Nile nổi sóng là họ nghĩ tới việc vị thần này nổi giận.
*Biểu tượng: 
Ông thường đội một chiếc vương miện đặc biệt với hai chiếc lông đà điểu lớn ở cả hai phía, và cầm một cây gậy cong mang tính biểu tượng và đòn đập lúa.
*Truyền thuyết:
Khi ông bị người anh em họ xấu xa là Seth giết hại, Isis đã sử dụng phép thuật để đưa Osiris trở lại cuộc sống và giúp bà thụ thai, sinh ra một bé trai. Con trai vị vua này là Horus đã trả thù cho cái chết của cha mình khi giết chết người chú độc ác. Sau đó, con trai của Osiris trở thành vua của Ai Cập trong khi ông trở thành vua của người chết và là quan tòa của thế giới ngầm. Mỗi pharaoh Ai Cập sẽ là Osiris sau khi chết và lúc còn sống họ sẽ là hiện thân của thần Horus. Osiris cũng là vị thần thực vật và thường được tô vẽ màu xanh lá cây lên vùng da của mình.


Thần Seth (Set)

Con trai thần Geb và thần Nut, là em trai thần Osiris và Isis ;anh trai và cũng là chồng của thần Nephthys, chú của thần chim ưng Horus .
Quyền lực :
Chúa tể đền Ombos , là thần sa mạc độc ác .Seth là vị thần của sa mạc và những cơn bão. Vị thần này cũng có mối liên quan đến sự hỗn loạn và bóng tối.
Biểu tượng :
Một người đàn ông có chiếc đầu chó, mõm dài... Thỉnh thoảng, vị thần này được mô tả có ngoại hình giống lợn, cá sấu, bò cạp và hà mã.
Truyền thuyết :
Thần Seth được coi là ác thần trong thần thoại Ai Cập cổ đại. Anh trai thần Seth là thần Osiris - vị thần cai quản bầu trời. Thần Osiris rất có tài trong việc cai trị Ai Cập và có một gia đình khá hạnh phúc với chính em gái của mình là thần Isis - nữ thần vĩ đại đem lại sự sống cho người chết.Seth đã rất ganh tị với Osiris và lập một mưu kế rất “hiểm” - đúc một cỗ hòm thật lộng lẫy và đem đến dự tiệc của Osiris. Seth thách đố sẽ tặng cỗ hòm nay cho người nào nằm vào vừa vặn nhất. 
Không ai biết rằng, đây là mặt hàng “giới hạn” chỉ dành riêng cho Osiris và khi thần nằm vào trong, Seth khóa chặt nắp hòm, bao phủ cỗ hòm với chì nóng chảy rồi vứt xuống sông Nile.
Sau này, thần Isis tìm lại được xác chồng và đưa về Ai Cập. Tuy nhiên, ác thần Seth vẫn chưa chịu buông tha, hắn chặt xác chết thành 14 mảnh và đem rải ra khắp nước như một cách thể hiện sự tàn độc của mình. 
Về sau, với sự giúp đỡ của nhiều vị thần khác, Isis đã tìm được các mảnh thi thể, chỉ trừ bộ phận sinh dục đã bị cá ăn. Theo một số dị bản, Isis đã tìm cách gom được xác và vận dụng quyền năng giúp thần sống lại.


Thần Isis

Con gái của thần Geb và thần Nut , là em gái và cũng là vợ thần Osiris, chị gái thần Seth và Nepthys.
Quyền lực :
Nữ thần của sự trù phú . Isis được tôn thờ như mẹ của muôn loài, đặc biệt là thiên nhiên. Người nữ thần chịu khó lắng nghe lời thỉnh cầu của dân nghèo, nô lệ như bà không có nhiều. Ai được làm Pharaoh cũng đều do bà quyết định .
Bà cũng được tôn thờ là nữ thần đại diện khả năng sinh sản.
Biểu tượng :
Ngai vàng, đĩa mặt trời, sừng bò và cây sung dâu.
Isis được miêu tả là một người phụ nữ cầm một chữ thập chìa khoá - tượng trưng cho sự sống lâu và sinh lực ở Ai cập. Thỉnh thoảng, bà được miêu tả có cơ thể của phụ nữ và mang đầu bò hoặc sừng bò.
Truyền thuyết :
Khi người chồng Orisis của nữ thần bị Seth giết hại, Isis đã thu thập các bộ phận cơ thể của vua Osiris bị chia cắt thành nhiều phần và đặt chúng cùng với băng rồi thực hiện nghi lễ đưa chồng trở lại cõi đời. Thông qua việc đưa Osiris trở lại cuộc sống, nữ thần Isis cũng là người đưa ra khái niệm về làm người chết sống lại có ảnh hưởng sâu sắc đến các tôn giáo khác trong đó có Kitô giáo.

Thần Nepthys

Con gái của thần Geb và thần Nut , là em gái và cũng là vợ thần Seth, em gái thần Isis và Osiris. Con trai của Nepthys là Anubis , nhưng cha của Anubis lại là Osiris.
Quyền lực :
Nữ thần bóng tối. Một trong những nhiệm vụ của bà là bảo vệ thần Hapy , một trong 4 người con trai của Horus.
Biểu tượng :
cái nhà và vải bọc xác ướp
Truyền thuyết :
Nephthys và Seth lấy nhau mà không có con. Tuy nhiên, theo một truyền thuyết, Nephthys đã chuốc rượu cho anh rể mình là Osiris để quyến rủ và mang thai với ông ta. Một số truyền thuyết khác lại nói rằng , bà đã đóng giả làm Isis - vợ của Osiris và có thai với ông.Tình cảm vụng trộm của Nepthys với Osiris đã làm Seth nổi điên và đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Seth sát hại Osiris Đứa con bà sinh ra là Anubis, vị thần đầu sơn cẩu. Khi Seth giết chết Osiris, Nephythys lập tức bỏ chồng để cùng với chị mình lo việc ướp xác cho Osiris. Sau đó hai nữ thần này biến thầnh hai con diều hâu bay lượn bênh trên xác chết, bảo vệ cho xác trong khi chờ đợi mai táng. Do đó Nephthys được xem là gắn liền với người chết.


Thần Anubis

Con thần Osiris và thần Nepthys, là anh em của thần Horus.
Quyền lực :
Thần phán xét và là thần ướp xác. Thẩm phán của những linh hồn. Trong buổi đầu của lịch sử Ai Cập, ông được coi là vị thần của cái chết.
Anubis chính là người đã sáng tạo ra việc ướp xác .Ông Cai quản việc ướp xác , đón nhận các xác ướp vào hầm mộ và tổ chức các nghi thức đưa tiễn các linh hồn sang thế giới bên kia .Nhưng quan trọng hơn cả đó là bảo vệ những người đã chết khỏi sự dối trá và cái chết vĩnh hằng ( nghĩa là không hồi sinh được ) bằng chiếc cân Sự Thật.
Biểu tượng :
Có đầu chó sói, biểu tượng là cái đập lúa (hoặc là lưỡi hái) và cán cân công lí .
Anubis được miêu tả dưới hình dáng thân người đầu chó,cầm trong tay chiếc gậy quyền của các vị vua và tượng của Anubis được tìm thấy trong hầu hết các hầm mộ của các Pharaon Ai Cập , dưới hình dạng này hoặc đơn giản chỉ là dưới hình dạng một con chó rừng.
Truyền thuyết :
Một trong những lý do mà người Ai cập cổ xưa lấy hình tượng thần đầu chó Anubis làm vị thần của cái chết , đó là do họ muốn bảo vệ các xác ướp tại các hầm mộ bởi sự tấn công của loài chó rừng và bằng cách liên kết một vị thần bảo vệ các xác ướp với loài chó rừng , họ hi vọng những xác ướp sẽ được thần Anubis bảo vệ vĩnh viễn.


Thần Horus

Con thần Osiris và thần Isis, là anh em của thần Abinus
Quyền lực :
Thần ánh sáng và bầu trời, Vua của các Pharaoh
Biểu tượng :
có đầu chim ưng có biểu tượng là mắt Wedjat và lôi trượng . Thần Horus thường được mô tả là một vị thần nam có đầu chim ưng, đội vương miện màu trắng và đỏ.
Truyền thuyết :
Horus đôi khi được gọi là Harsiesis để phân biệt thần này với khoảng hai mươi vị thần Horus khác  trong hệ thần của người Ai Cập. Horus được sinh ra, sau khi Osiris đã rút về dưới địa ngục, trên hòn đảo Chemmis gần Bhutto và được mẹ ông bí mật nuôi nấng ở đấy. Harsiesis sau cùng đã báo thù được cho cái chết của cha mình dưới tay của Seth và tuyên bố lên ngôi. Ông cai trị trong thái bình và được thờ cúng trên khắp Ai Cập.Horus được thờ như một vị thần của bầu trời. Hai mắt ông được xem là mặt trời và mặt trăng. 
Herakhty, hay "thần Horus của chân trời", là một thần mặt trời mọc lên nơi chân trời phía đông mỗi buổi sáng mai. Thần này được xem là đồng nhất với thần mặt trời Ra và cuối cùng bị thần mặt trời hút vào, hợp thành thần Ra – Herakhty.


Thần Sebek (Sobek)

Sebek đôi khi được xem là con của Neith, nữ thần mẹ vĩ đại và là nữ thần chiến tranh.
Quyền lực :
Thần cá sấu ( thần sông Nile) người bảo trợ cho Quân đoàn và quân sự Ai Cập thời cổ đại.
Biểu tượng :
Thể hiện hoặc là dưới dạng một con cá sấu hoặc là dưới dạng hình người đầu cá sấu. 
Truyền thuyết :
Việc thờ cúng Sebek phát triển mạnh nhất ở Crocodilopolis, thủ phủ của Fayum. Một con cá sấu sống tên là Petsuchos, được cho là hiện thân của thần này, được nuôi trong một cái hố gần với đền thờ chính của Sebek. Những người thờ phụng Sebek mong có được sự che chở của thần này bằng cách uống nước lấy ở hồ và cho con cá sấu ăn các món ăn ngon. Trong triều đại thứ 13 của thiên niên kỷ thứ 2 trước CN nhiều vị vua được gọi là Sebekhotep có nghĩa là "Sebek hài lòng" và nhiều người đã xem Sebek là thần linh tối cao. Theo một số truyện kể, ác thần Seth đã ẩn mình trong các xác của Sebek để khỏi bị trừng phạt vì tội đã giết Osiris. 




Thần Renenutet





Vợ của Sobek - thần của sông Nile
Quyền lực :
Là nữ thần của mùa màng và sự sung túc ấm no.Cứ vào mùa thu hoạch, người dân Ai Cập cổ lại dâng các lễ vật cho thần để bày tỏ sự biết ơn. 
Biểu tượng :
Renenutet có hình dạng của một phụ nữ đội vương miện với cái đầu rắn.





Thần Maahes



Con trai của thần Bastet.
Quyền lực :Thần chiến tranh
Biểu tượng : Có đầu sư tử



Thần Wadjet

Vú nuôi của thần Horus

Quyền lực :
Các Pharaoh được nữ thần rắn Wadjet bảo vệ. Bà còn là thần hộ mệnh giúp các bà mẹ đang sinh nở. Ban đầu, Wadjet là nữ thần bảo hộ của vùng hạ Ai Cập (vùng hạ lưu sông Nile). Thần xuất hiện trên vương miện của các Pharaoh như một biểu tượng của quyền lực. Người ta tin rằng Wadjet và Nekhbet là các thần bảo vệ cho Pharaoh.Sau khi hai vùng hạ Ai Cập và thượng Ai Cập thống nhất, thần rắn Wadjet cùng thần kền kền Nekhbet cùng xuất hiện trên mũ miện của các Pharaoh. 
Biểu tượng :
Thường được thể hiện dưới dạng một con rắn hổ mang đang chực tấn công, dù rằng đôi khi thần này hiện ra dưới dạng một sư tử cái. 



Thần Nekhbet


Quyền lực :
Nekhbet được nhiều người xem như nữ thần mẹ chăm sóc cho Pharaoh đang trị vì, cùng với Wadjet, nữ thần rắn hổ mang của vùng hạ Ai Cập.
Biểu tượng : 
con kền kền. Bà thường được thể hiện với đôi cánh dang rộng, móng chân có vuốt quặp biểu tượng của sự trường cửu.

Thần Qebehsenuef, Duamutef, Imsety và Hapi

Bốn người con của thần Horus.Thần Imsety là anh hai, tiếp đến là Duamutef và Hapi , Thần Quebehsenuef là em út.
*Quyền lực :
  • Thần Imsety bảo vệ lá gan của xác ướp, là vị thần cai quản phương Nam,có nhiệm vụ  giúp  những người chết hồi sinh ở thế giới bên kia
  • Thần Duamutef bảo vệ ruột non, dạ dày, là vị thần cai quản phương Đông, đóng vai trò quan trọng trong việc đưa những người đã khuất vượt qua nguy hiểm dưới địa ngục.
  • Thần Hapi bảo vệ phổi, là vị thần cai quản phương bắc, là vị thần của những người đi biển và có biệt tài chạy nhanh.
  • Thần Quebehsenuef bảo vệ ruột già, là vị thần cai quản phương Tây, có khả năng làm người chết sống lại.

*Biểu tượng :
Có biểu tượng là bốn chiếc bình Canopic có hình đầu bốn anh em.
Thần Imsety có đầu người, Duamutef có đầu sói, Hapi có đầu khỉ và Thần Quebehsenuef có đầu chim ưng.


Thần Apep (Apophis)


Được cho là do nữ thần Neith sinh ra.

Quyền lực :

Hiện thân của bóng tối và sự hỗn loạn. Kẻ thù không đội trời chung thần Mặt trời Ra - vị thần của ánh sáng và trật tự. 
Biểu tượng :
Có hình dạng của một con rắn khổng lồ luôn tìm cách nuốt chửng Mặt trời
Truyền thuyết :
Người Ai Cập tin rằng, mỗi khi nhật thực xảy ra, Apep đã nuốt được thần Ra trong chốc lát nhưng cuối cùng luôn bị thất bại. 
Cuộc chiến giữa hai thần Apep và Ra không bao giờ ngừng lại. Theo người Ai Cập, khoảnh khắc mà Ra đánh nhau với Apep chính là bắt đầu từ lúc chập tối  và khi con quái vật rút lui là lúc Mặt trời lên. Nhưng họ tin Apep là một vị thần của cõi âm nên sẽ không bao giờ bị giết chết. Sau này, Apep bị xóa bỏ khỏi tín ngưỡng Ai Cập cổ vì các vị thần cho rằng, không thể thờ một con quái vật độc ác thế này được.

Thần Aten (là chính thần mặt trời Ra)

Thần dị giáo do Amenhotep IV (tức Akhenaten) sáng lập ra với ý muốn rằng Tôn giáo Ai Cập  tôn giáo độc thần.
Biểu tượng :
Được mô tả dưới dạng một cái dĩa đỏ lớn với những tia sáng từ đó tỏa ra.
Truyền thuyết :
Thần Aten trở nên nổi bật trong thế kỷ thứ 14 trước CN dưới thời Amenhotep IV, vị Pharaoh của triều đại thứ 18.. Amenhotep IV đã xây nhiều đền thờ dành cho Aten bên cạnh những đền thờ thần Amon tối cao và xếp đầy lễ vật trong các đền thờ thần Aten trước sự bất bình của các tư tế của Amon. Vị Pharaoh này tuyên bố rằng đạo thờ thần Aten là tín ngưỡng chính thức duy nhất và thần này phải được thờ như là vị thần độc nhất tạo ra loài người. Việc thờ cúng tất cả các vị thần khác đặc biệt là thần Amon bị cấm đoán. 
Trong nỗ lựctruyền bá đạo thờ thần Aten trên khắp vương quốc của mình, Amenhotep IV cho đóng cửa các đền thờ của Amon và xóa bỏ hình ảnh của thần này. Pharaoh đổi tên của mình từ Amenhotep có nghĩa là "thần Amon mãn nguyện" thành Akhenaten "thần Aten quang vinh" hoặc "người sùng bái Aten". Ông dời kinh đô từ Thebes đến một thành phố có tên ngày nay là El Armana, mà ông đã cho xây dựng để tôn vinh riêng thần Aten.
Thần Aten luôn luôn được mô tả dưới dạng một cái dĩa đỏ lớn với những tia sáng từ đó tỏa ra. Các tia sáng này, tận cùng bằng những bàn tay, được cho là để truyền cái hay, cái đẹp của thần Aten cho vị vua. Khi Akhenaten chết đi, thần Amon cùng các thần khác được khôi phục và các tia sáng của Aten bị cắt đi để cho cái đẹp của vị thần này không đến được với Akhenaten.

Thần Khnum

Tên của ông có nghĩa là "người nặn đúc"
Quyền lực :
Thần khởi đầu và thần nước. Một vị thần sáng thế của người Ai Cập, được nói là đã nặn ra thế giới trên chiếc mâm của thợ làm gốm của ông ta. Khnum cũng nặn ra những vị thần. Ông còn được cho là vị thần điều khiển sự ngập lụt hàng năm của con sông Nil.
Biểu tượng :
Có biểu tượng là bàn xoay gốm.Vị thần này thường được mô tả dưới dáng một con người có cái đầu con cừu đực đang ngồi trước cái mâm quay đồ gốm, trên đó có những sinh vật do ông tạo ra.
Truyền thuyết :
Trong một truyện kể, nhà thông thái lịch sử Imhotep, thừa tướng và là kiến trúc sư của hoàng đế Zoser trong thiên niên kỷ thứ ba trước CN, được nhà vua tham khảo ý kiến về nguyên nhân gây ra nạn đói bảy năm. Sông Nil đã không dâng lên đủ cao để tưới ruộng đồng và dân chúng bị đói. Imhotep khuyên nhà vua Zoser nên dâng cúng thần Khnum, nhà vua làm theo lời ông thì thấy thần Khnum hiện ra trong giấc mộng và hứa sẽ tháo xả dòng nước. Năm đó vương quốc có được một mùa thu hoạch tuyệt vời.


Thần Meretseger

Quyền lực :
Thần bảo hộ công nhân.Thần chịu trách nhiệm bảo hộ những người công nhân xây dựng lăng mộ các Pharaoh tại Thung lũng các vị vua - nơi tập trung nhiều lăng mộ của hoàng gia Ai Cập cổ. 
Đây là một nữ thần vừa nguy hiểm song cũng lại hết sức nhân từ. Nữ thần chữa lành bệnh cho những người công nhân gặp tai nạn trong quá trình xây lăng mộ và phun nọc độc vào kẻ dám xâm phạm hầm mộ hoàng gia.  
Tuy nhiên, quyền lực của thần Meretseger chỉ giới hạn trong phạm vi những người công nhân xây mộ. Sau khi khu vực Thung lũng các vua bị bỏ hoang, việc thờ cúng nữ thần cũng biến mất ở Ai Cập cổ đại. 
Biểu tượng : con rắn hổ mang




Thần Mehen

Quyền lực :
Thần bảo vệ Mặt trời
Biểu tượng : con rắn



Truyền thuyết :
Theo tưởng tượng của người Ai Cập xưa, Mặt trời thực chất là một con thuyền chở thần Ra đi từ phía Đông sang phía Tây. Sau hoàng hôn, thần Ra sẽ đi vào thế giới âm phủ nơi thần bóng tối Apep đang chờ sẵn, chuẩn bị một cuộc chiến khốc liệt. 
Mehen là một thần rắn, tham gia bảo vệ con thuyền Mặt trời. Thần sẽ cuộn tấm thân của mình xung quanh thần Ra và che chở cho thần. 


Thần Min

Quyền lực :
Min là một vị thần của sự phì nhiêu, tăng trưởng và bảo vệ mùa màng. Lễ hội chính của thần là Lễ bậc thang. Ngồi trên bậc cao của mình, thần tiếp nhận bó lúa đầu tiên của mùa thu hoạch do chính nhà vua cắt lấy.Người ta cho rằng thần Min lúc đầu có thể đã được thờ cúng như một vị thần sáng thế, nhưng qua thời cổ đại ông được thờ cúng như một vị thần đường sá và che chở cho những người đi trên sa mạc
Biểu tượng : rau diếp







Ngoài ra còn có các vị thần khác:


  • Aken - Thần chở phà đưa người chết sang thế giới bên kia
  • Ammit - Nữ thần đầu cá sấu dưới âm phủ
  • Amunet - Nữ thần nguyên thủy
  • Anuket - Nữ thần sông Nin, có biểu tượng là cây sậy
  • Apis - Con  đực thiêng của Ptah
  • Bakha - Con  thiêng của Ai Cập
  • Bat - Nữ thần với gương mặt của người, tai và sừng bò
  • Bes - Á thần lùn, có biểu tượng là một người đàn ông lùn
  • Hapy - Thần sông Nin có đầu cừu
  • Heget (hoặc Heqet) - Nữ thần của những đứa trẻ và sự màu mỡ, có biểu tượng là một con ếch
  • Iusaaset - Nữ thần của các vùng đất
  • Khepri - Thần bình minh, có biểu tượng là hoa ly xanh hoặc con bọ cánh cứng.
  • Khonsu - Thần Mặt Trăng, có biểu tượng là đĩa Mặt Trăng
  • Kuk - Thần bóng đêm
  • Mafdet - Nữ thần đầu sư tử, có biểu tượng là con sư tử hoặc cầy mongoose
  • Meskhenet - Nữ thần của những đứa trẻ, có biểu tượng là tử cung con 
  • Menhit - Nữ thần chiến tranh
  • Monthu - Thần chiến tranh, có biểu tượng là đĩa Mặt Trời và con dao
  • Mnevis - Con bò đực thiêng của Heliopolis
  • Mut - Nữ thần Mặt Trăng, có biểu tượng là chim kền kền
  • Nefertem - Thần của ngành y học và thần sắc đẹp
  • Nu (hoặc Naunet) - Thần nước và thần vực thẳm
  • Qebui - Thần gió Bắc
  • Ra-Horakhty - Thần Mặt Trời  bầu trời, ghép lại từ Ra-thần Mặt Trời và người cháu là thần Horus-thần bầu trời.
  • Serket - Nữ thần bảo vệ và nữ thần bọ cạp, có biểu tượng là con bọ cạp
  •  Seshat - Nữ thần bản thảo  trí thức
  • Tatenen - Thần thiên nhiên
  • Taweret - Nữ thần của trẻ sơ sinh
  • Wadj-wer - Thần màu mỡ
  • Wepwawet - Thần linh cẩu của Miền Thượng Ai Cập
  • Wosret - Nữ thần chiến binh Ai Cập, thấp hơn các thần chiến tranh
Nguồn wiki,  kenh14.vn; kienthuc.net.vn; forum.trasua.vn; vnsharing.net



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Blog liên quan : Blog zing | Blogspot | Blog tiếng anh | Facebook
Copyright © 2011 - 2014. Thuy trinh's blog - All Rights Reserved