Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info.

10 thg 2, 2014

Phim về Những Mỹ Nhân làm Khuynh Đảo Thiên Hạ II



6. Phim về Chân Mật

Huyền thoại bắt đầu (2001)

Bộ phim kể về cuộc đời trang tuyệt sắc Chân Mật, người đã làm mê hoặc không biết bao nhiêu vị anh hùng, trong đó có cả Tào Tháo và hai người con là Tào Phi và Tào Thực.






Lạc Thần (2007)

Thời Tam Quốc, Tào Tháo gian ác dẫn quân đến chiếm Nghiệp Thành của gia tộc Viên Thiệu. Cả nhà Viên Thiệu đều chết hết chỉ để lại mỗi người con dâu tuyệt sắc giai nhân là Chân Mật. Lòng căm phẫn tột độ, Chân Mật đã thề bằng mọi cách sẽ trả mối thù cho gia tộc.
Vốn là trang tuyệt sắc, Chân Mật dễ dàng mê hoặc từng người trong gia đình Tào Tháo, khiến cha con họ Tào nghi ngờ lẫn nhau, anh em thì bất hòa. Tham vọng thống nhất thiên hạ của họ Tào vậy là sắp sụp đổ trong tay mỹ nhân.
Thế nhưng ông trời vốn cứ hay trêu cợt đời người, khi sứ mệnh trả thù đã gần như thành hiện thực, Chân Mật lại đau đớn nhận ra nàng thực sự phải lòng người con trai thứ Tào Thực, và mọi điều rắc rối bắt đầu xảy ra từ đó…


Nàng Chân Mật của Phan Vũ Thần


Tân Lạc Thần truyền kỳ (2013)


Tân Lạc Thần truyền kỳ xoay quanh mối quan hệ tay ba của Chân Mật và hai người con của Tào Tháo là Tào Phi và Tào Thực. Chân Mật và Tào Thực vốn là đôi thanh mai trúc mã, tuy nhiên, vì Tào Phi – người sẽ thừa kế vương quyền của Tào Tháo gây áp lực nên Chân Mật đành chia tay Tào Thực để về làm vợ Tào Phi. 



7. Phim về Võ Tắc Thiên


Võ Tắc Thiên (1940)

Diễn viên Lý Lệ Hoa được coi là người đầu tiên thể hiện nhân vật nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên trên màn ảnh. Bộ phim cùng tên với nhân vật nữ hoàng này được sản xuất năm 1940.





Võ Tắc Thiên (1984)

Tạo hình Võ Tắc Thiên của nữ diễn viên Phùng Bửu Bửu cũng khá quen thuộc với khán giả màn ảnh nhỏ Việt Nam.



Một Đời Nữ Hoàng (1985)

Phan Nghinh Tử - phiên bản Võ Tắc Thiên trong phim Một Đời Nữ Hoàng (1985). Phan Nghinh Tử đã gây ấn tượng mạnh cho khán giả với hình ảnh một Võ Tài Nhân từ ngày chân ướt chân ráo bước vào hoàng cung đến khi bước lên con đường quyền lực của một nữ hoàng đế lừng lẫy, uy nghiêm nhưng cũng vô cùng tàn bạo. Vai diễn Võ Tắc Thiên để đời của Phan Nghinh Tử có lẽ khó có một diễn viên nào qua mặt nổi. Võ Tắc Thiên của Phan Nghinh Tử với tư thái tôn nghiêm, uy nghi mà không nạt nộ, bạo hành.





Võ Tắc Thiên (1995)

Lưu Hiểu Khánh là nữ diễn viên hiếm hoi thể hiện nhân vật Võ Tắc Thiên từ khi là một a hoàn cho đến lúc trở thành một hoàng đế và một thái hoàng thái hậu tuổi 80 vô cùng thành công và ấn tượng.




Chí Tôn Hồng Nhan (2003)

Giả Tịnh Văn trong vai Võ Mị Nương với phim Chí Tôn Hồng Nhan, sản xuất năm 2003. Giả Tịnh Văn hóa thân thành Võ Tắc Thiên trải dài từ năm 16 tuổi đến 66 tuổi.




Vô Tự Bi Ca (2004)

Tư Cầm Cao Oa – phiên bản Võ Tắc Thiên bá quyền nhất, cao quý nhất. Võ Tắc Thiên của Tư Cầm Cao Oa trong bộ phim Vô Tự Bi Ca (2004). Võ Tắc Thiên thể hiện một Võ Tắc Thiên trong giai đoạn hưng thịnh nhất của triều đại nhà Đường với phong thái uy nghi của một nữ hoàng khiến người khác phải nể sợ.






Nhật Nguyệt Lăng Không (2009)

Có lẽ chúng ta ai cũng biết Võ Tắc Thiên là vị hoàng đế nữ đầu tiên của Trung quốc, Nhật Nguyệt Lăng Không sẽ nói về cuộc đời của bà từ lúc đăng cơ một cách sinh động. Nhật Nguyệt Lăng Không còn đào sâu vào mối quan hệ tham giao của bà với tài nữ Tạ Dao Hoàn của vùng đất Ba Thục. Võ Tắc Thiên lần này do Lưu Hiểu Khánh thủ vai, có thể nói Lưu Hiểu Khánh là người thể hiện vai Võ Tắc Thiên thành công nhất từ trước tới nay





Thông Thiên Đế Quốc Địch Nhân Kiệt (2010)

Lưu Gia Linh – Võ Tắc Thiên đỉnh cao của thời đại mới trong phim Thông Thiên Đế Quốc Địch Nhân Kiệt (2010). Có lẽ với tạo hình và đôi lông mày của Lưu Gia Linh ở thời Đường được coi là cái đẹp cao quý. Trang phục cũng được chăm chút kĩ lưỡng với sự xa hoa hào nhoáng và nhiều hoa văn thêu tỉ mỉ.




Mỹ nhân thiên hạ (2011)

Trương Đình – phiên bản Võ Tắc Thiên non tay nhất. Một Võ Tắc Thiên có má lúm đồng tiền khiến người xem cảm thấy khó chấp nhận và khiên cưỡng. Mỗi lần Trương Đình cười, lại thấy má lúm của cô hiện lên, khiến khán giả cảm nhận Võ Tắc Thiên của cô quá yếu đuối.




Võ Tắc Thiên Bí Sử (2011)

Ân Đào – phiên bản Võ Tắc Thiên thuần khiết, trong trắng nhất trong phim Võ Tắc Thiên Bí Sử (2011). Tuy nhiên, với kinh nghiệm từng có khi vào vai Dương Quý Phi trước đó, Ân Đào đã thể hiện rất thành công sự yêu kiều, tràn đầy sức sống của một Võ Tắc Thiên thời thiếu nữ trong phim Võ Tắc ThiênBí Sử.




Mộng hồi đường triều (2013)

Vương Lực Khả hóa thân thành Võ Mỵ Nương trong "Mộng hồi Đường triều".
Lối trang điểm, tô vẽ màu mè vô tình khiến chân dung Võ Tắc Thiên phiên bản 2013 trở nên kém uy nghiêm trong mắt khán giả.




Võ Tắc Thiên (2014)

Phạm Băng Băng quả không hổ danh là mỹ nữ cổ trang đẹp nhất Trung Quốc khi những hình ảnh của cô trong vai Võ Tắc Thiên đã khiến mọi người phải ngây ngất và dành nhiều lời khen ngợi. Trong phim, cô sẽ đóng vai Võ Tắc Thiên từ khi mới 14 tuổi cho đến khi qua đời ở tuổi 82. Tuy đã hơn 30 tuổi nhưng nhan sắc trẻ trung của cô vẫn được đánh giá là phù hợp với nhân vật này khi còn là thiếu nữ mới bước vào cung.





---------------------------------------------------------------------------------


Những Võ Tắc Thiên khác trên phim :

Võ Tắc Thiên của Trương Thanh trong vai Võ Tắc Thiên trong Thượng quan Uyển Nhi.(1994)



Võ Tắc Thiên của Uông Minh Thuyên trong Kính Hoa Truyền Kì (1998)



Võ Tắc Thiên của Quy Á Lôi  trong phim Đại Minh Cung Từ (1999)


Võ Tắc Thiên của Tần Lam trong Tình Sử Đại Đường (2001)




Võ Tắc Thiên của La Quan Lan trong phim Thiên Tử Tầm Long (2002)

Võ Tắc Thiên của Trần Sa Lợi trong Địch Nhân Kiệt (2004)




Võ Tắc Thiên của Ôn Tranh Vanh trong Vô tự bi ca (2004)


Võ Tắc Thiên của Trần Tú Châu trong Thịnh Thế Nhân Kiệt (2009)



Võ Tắc Thiên của Vương Cơ trong phim Đại Đường Văn Tông (2011)



Võ Tắc Thiên của  Lý Tương  trong phim Thái Bình Công Chúa Bí Sử (2011) 



Võ Tắc Thiên của  Lưu Vũ Hân trong phim Thái Bình Công Chúa Bí Sử (2011) 



Võ Tắc Thiên của  Huệ Anh Hồng trong Đường Cung Yến (2012)




8. Phim về Thượng Quan Uyển Nhi


Thượng Quan Uyển Nhi  (1994)

Thượng Quan Uyển Nhi  của Nguyễn Đan Ninh



Thượng Quan Uyển Nhi  (2013)

Phim kể về cuộc đời huyền thoại của vị “nữ tể tướng” duy nhất của Trung Quốc – Thượng Quan Uyển Nhi. Năm 664 sau Công nguyên, Đường Cao Tông Lý Trị lúc đấy đã bệnh nặng, bất bình việc Võ Thắc Thiên chuyên quyền, đã ngầm bàn với tể tướng Thượng Quan Nghi tìm cách phế truất Võ hậu. Sự việc bại lộ, Thượng Quan Nghi bị xử tội chết. Cháu gái của Thượng Quan Nghi là Thượng Quan Uyển Nhi cùng mẹ là Trịnh phu nhân (Trịnh Bình) bị bắt vào cung làm nô lệ.
Tuy lớn lên trong cung chịu nhiều gian khổ, nhưng được mẹ hết lòng dạy dỗ, Uyển Nhi lớn lên trở thành một thiếu nữ vô cùng thông minh lanh lợi. Nàng bắt đầu được Võ hậu để mắt tới, trải qua nhiều gian truân, cuối cùng Thượng Quan Uyển Nhi cũng trở thành cánh tay đắc lực bên cạnh Võ Tắc Thiên.
Sau này, Thượng Quan Uyển Nhi yêu con trai của tể tướng là Bùi Sùng Quang. 2 người đã viết nên một bản tình ca ngàn năm không chuyển, vạn năm không dời, sinh tử có nhau. Khi Võ Tắc Thiên đoạt ngôi xưng đế, trọng dụng những viên quan lại thối nát, Thượng Quan Uyển Nhi cảm thấy mình cần có trách nhiệm với xã tắc, tạo phúc cho muôn dân đã cùng những nhân tài kiệt xuất quyết đấu trí, đấu dũng với bọn quan lại kia, bảo vệ hoàng tộc họ Lý Đường. Cuối cùng Thượng Quan Uyển Nhi cùng tể tướng Trương Giản Chi phát động cuộc đảo chính lật đổ Võ Tắc Thiên, tái tạo lại vương triều nhà Đường.



---------------------------------------------------------------------------------

Những Thượng Quan Uyển Nhi  khác trên phim:

Thượng Quan Uyển Nhi  của Như Bình trong Võ Tắc Thiên (1995)


Thượng Quan Uyển Nhi  của Hoàng Cung Thi trong Kính Hoa Truyền Kì (1998)


Thượng Quan Uyển Nhi  của Trương Đan Lộ trong Chí Tôn Hồng Nhan  (2003)


Thượng Quan Uyển Nhi  của Liêu Hiểu Cầm trong Tấm Bia Vô Danh –Vô Tự Bi Ca (2004)


Thượng Quan Uyển Nhi  của Đường Ninh trong Thịnh Thế Nhân Kiệt (2009)



Thượng Quan Uyển Nhi  của Chung Hân Đồng trong Võ Tắc Thiên Bí Sử (2011)


Thượng Quan Uyển Nhi  của Đồ Lê Mạn trong Thái Bình Công Chúa Bí Sử (2011)


Thượng Quan Uyển Nhi  của Tôn Diệu Kì trong Thái Bình Công Chúa Bí Sử (2011)


Thượng Quan Uyển Nhi  của Lý Băng Băng trong Thông Thiên Đế Quốc Địch Nhân Kiệt (2010)



Thượng Quan Uyển Nhi  của Trần Tú Lệ trong Đường Cung Yến (2012)



9. Phim về Thái Bình Công Chúa


Đại minh cung từ (1999)

Trong Đại Minh cung từ, Châu Tấn hóa thân thành Thái Bình công chúa thời trẻ. Chính sự nhập vai xuất sắc đã mang về cho Châu Tấn danh hiệu Nữ diễn viên xuất sắc nhất tại giải Kim Kê.


Cũng trong Đại Minh cung từ, thể hiện vai công chúa Thái Bình khi trưởng thành là mỹ nhân Trần Hồng.



Thái Bình Công Chúa Bí Sử (2011)

Thái Bình Công Chúa Bí Sử là câu chuyện hư cấu về sự hồi sinh thần kỳ của An Định công chúa đầy ly kỳ hấp dẫn. Phim truyền hình Thái Bình Công Chúa Bí Sử với sự góp mặt của Giả Tịnh Văn, Trịnh Sảng, Trương Hàn, Lý Tương, Lưu Vũ Hân,…. vừa có dịp làm người hâm mộ ngất ngây khi đồng loạt tung ra tạo hình các nhân vật. Thái Bình Công Chúa Bí Sử là dự án đánh dấu sự trở lại màn ảnh nhỏ của Giả Tịnh Văn sau 2 năm dài vắng bóng.
Bộ phim xoay quanh việc Chiêu nương đưa An công chúa vượt qua nguy hiểm trùng trùng, từ kinh thành trốn đến đại mạc; về sau An công chúa bắt cóc em gái là Thái Bình công chúa, thay thế em gái trở về hoàng cung, đợi thời cơ trả thù Võ Tắc Thiên, khởi đầu một cuộc thần long chính biến, tham vọng trở thành nữ hoàng.
Trong phim Giả Tịnh Văn diễn 2 vai phân biệt là Thái Bình công chúa trung niên nhu tình tựa thủy và An công chúa mạnh mẽ, cương nghị.



Đường Cung Yến –Nữ Nhân Thiên Hạ (2012)

Đường Cung Yến –Nữ Nhân Thiên Hạ là một bộ phim truyện lịch sử, cổ trang, Trung Quốc dài 35 tập, Phim như tái hiện lại cảnh Trung Quốc vào thời Đại Đường, trong lúc ấy Đường Cao Tông là người cại tri nước Đại Đường. Vào lúc này, chốn hậu cung không hề yên ổn, Võ Tắc Thiên âm mưu mưu hại Thái Tử nhưng không thành, buộc phải truyền ngôi cho Lý Hiển. Từ đây bao nhiêu mối thù địch xuất hiện, phải đối mặt với bao nhiêu âm mưu đen tối nơi cung đình.




---------------------------------------------------------------------------------

Những nàng  Thái Bình Công Chúa khác trên phim:

Thái Bình Công Chúa của Phan Nghinh Tử Nhất đại nữ hoàng  (1985)


Thái Bình Công Chúa của Lương Lệ trong bộ phim Võ Tắc Thiên(1995)


Thái Bình Công Chúa của Lạc Gia  Đồng trong bộ phim Địch Nhân Kiệt phong tỏa biên quan (2002)


Thái Bình Công Chúa của Ôn Tranh Vanh trong Vô Tự Bi Ca (2004)






10. Phim về Từ Hy


Lửu thiêu vườn Viên Minh (1983)

Lưu Hiểu Khánh  từng vào vai Từ Hy trong Lửu thiêu vườn Viên Minh




Thiếu nữ Từ Hy (1984)

Từ Hy Lưu Tuyết Hoa  trong “Thiếu nữ Từ Hy”



Thanh cung 13 triều – Máu Nhuộm Tử Cấm Thành (1990)

Mễ Tuyết từng thủ vai Từ Hy thái hậu trong bộ phim ATV Thanh cung 13 triều, tuy nhiên chỉ xuất hiện trong 1 phần phim.



Thanh cung 13 triều – Ngụy Thành Tranh Bá (1992)

Âu Dương Bội San trong “Nguy thành tranh bá”



Kịch thuyết Từ Hy (1992)

Từ Hy phiên bản Tùng San trong “Kịch thuyết Từ Hy”



Vận mệnh thanh triều (1994)

Vận Mệnh Thanh Triều lấy bổi cảnh cuối đời nhà Thanh lúc Từ Hy mới vừa nhập cung còn bị chịu sỉ nhục. Lúc đó có một nhà học thuật am hiểu về địa lý, phong thủy tên Hà Trùng được triệu vào cung đề tìm giúp long mạch của nhà Thanh. Đó chình là huyệt Thanh Đình Điềm Thủy. Nhưng khi vào cung, chàng thấy cảnh Từ Hy bị người khác sĩ nhục đã ra tay giúp đỡ, Hà Trùng đã dùng những kiến thức của mình để cố thay đổi vận mệnh của Từ Hy mà không biết rằng anh đã vô tình thay đổi luôn vận mệnh của nhiều người.



Từ Hy tây hành (1997)

Đặng Tiệp trong “Từ Hy tây hành”



Nhất liêm u mộng – Giấc Mộng Đen Tối (2008)

Giữa thời vua Hàm Phong, thế cụcrối loạn, xã hội nhiễu nhương, người thống trị cao nhất của quốc gia là vua Hàm Phong lại không có con nối dõi, nên rất nhiều cặp mắt dòm ngó vào ngôi vị hoàng đế tương lai. Là vua một nước, Hàm Phong biết rất rõ việc đã lập thất sáu năm nhưng đến nay vẫn chưa có người nối dõi sẽ bị Thái phật gia và các hoàng thân làm khó vì muốn lập con cháu của họ làm Thái tử. Chuyện vô hậu trong dân gian đã là chuyện trọng đại, huống hồ gì là hoàng thượng. Theo cách của tiên hoàng Khang Hy, hoàng đế đến Bạch Vân Am xin quẻ bói thì được đạo trưởng tiết lộ thiên cơ rằng chữ “Lan” sẽ giúp vua thức tỉnh được sau giấc mộng dài. Hàm Phong nhớ lại trên đường đến đây ông có gặp một cô gái cầm hoa lan, và tin chắc rằng cô gái đó là người sẽ giúp ông có người nối dõi nên lập tức hạ lệnh cho Thái giám tổng quản An Đức Tân đi tìm kiếm khắp thành. Trong lúc Hàm Phong hoàng đế đang suy nghĩ việc triều chính, An Đức Tân cứu được người yêu của Lan Nhi là Liễu Chí Đồng nên Lan Nhi chấp nhận vào cung làm cung nữ.
Lan Nhi được hoàng đế Hàm Phong sủng ái, phong cho làm quý nhân, nhưng Hoàng Thái hậu Khang Từ cực lực phản đối.Sau một thời gian tranh đấu, cuối cùng Lan Nhi cũng giành được thân phận Quý nhân, nhưng Hoàng Thái hậu quy định trong vòng một năm, nếu Lan Nhi không sinh được hoàng tử thì sẽ bị giam vào lãnh cung.
Vô tình Lan Nhi biết được bí mật khó nói của Hoàng thượng, để củng cố địa vị của mình, Lan Nhi ra lệnh cho Thái giám An Đức Tân đưa bạn của mình là Lăng Trị Đồng vào cung chữa bệnh cho Hàm Phong. Nhưng Lăng Trị Đồng lại mang chuyện của Hàm Phong mật báo lại Khang Từ. Khang Từ quyết định bắn một mũi tên hai nhạn, chứng minh hoàng đế có bệnh, không thể sinh con, và vu oan Lan Nhi tư thông với bên ngoài, để ép buộc hoàng đế phải lập đại a ca làm Thái tử và trừ khử Lan Nhi …
Nhờ rượu thuốc của thần y, hoàng đế Hàm Phong dần khỏe mạnh trở lại. Năm 1856, Lan Nhi hạ sinh hoàng tử, được sắc phong làm Hoàng Quý phi. Hoàng Thái Hậu đang bệnh nặng, nghe tin Lan Nhi sinh được hoàng tử, liền truyền Cung thân vương vào cung, nói rằng “Ngươi đừng đấu với Lan Nhi nữa, đấu không lại đâu”, nói song thì qua đời.
Thiên tử có hậu, đại sự đã định, nhưng tâm bệnh của hoàng gia vẫn còn, An Đữ Tân, Lăng Trị Đồng và những người biết rõ sự tình bị thủ tiêu.
Lan Nhi thắp hương cầu nguyện cho linh hồn của An Đức Tân và Lăng Trị Đồng. Trong khói hương nghi ngút ấy, cô nhìn lại đời mình – cuộc đấu tranh tàn khốc trong cung nội đã biến cô thành một Lan Nhi khác – lạnh lùng và quyết đoán.
  Sáu năm sau, hoàng đế Hàm Phong băng hà, con trai của Lan Nhi lên kế vị ngôi vua, lấy niên hiệu là Đồng Trị. Lan Quý Phi được sắc phong làm Hoàng Thái hậu, chính là Từ Hy Thái hậu trong lịch sử Trung Quốc. Em trai của An Đức Tân được Thái hậu trọng dụng, nhanh chóng giữ chức Tổng quản đại nội. Đây chính là Thái giám An Đức Hải nổi tiếng một thời …



Đại Thái Giám (2012)

Lý Liên Anh (Lê Diệu Tường) cùng với An Đức Hải (Tào Vĩnh Liêm) tuổi thơ nghèo khổ nên đã bị bán vào cung làm thái giám, cùng bái thái giám Lưu Đa Sinh (Chung Cảnh Huy) làm thầy, trở thành một cặp huynh đệ tình cảm sâu đậm, cùng nhau phục vụ cho Hạnh Trinh (Mễ Tuyết) người sau này trở thành Từ Hi Thái Hậu. Thật không may, Đức Hải là người tham lam nên tình huynh đệ giữa họ dần dần tan vỡ. Tổng quản thái giám Trần Phúc (Nhạc Hoa) nhìn thấy Liên Anh và Đức Hải được sự sủng ái của Từ Hi Thái Hậu thì cảm thấy địa vị của mình bị đe dọa nên đã hạ độc thủ lên hai người, nhưng Liên Anh gặp may vì có cung nữ Thiến Dung (Hồ Định Hân) và thái giám Diêu Song Hỉ (Hoàng Hạo Nhiên) làm ở dược phòng đã ra tay tương trợ nên hóa giải mọi hung hiểm.
Khi vua Đồng Trị (Lương Liệt Duy) quyết định lập người thuộc thị tộc Nữu Hỗ Lộc làm hoàng hậu, Lệ Trinh (Thiệu Mỹ Kỳ) (Từ An Thái Hậu) lo sợ Từ Hi từng bước thâu tóm quyền hành trong tay nên hợp tác với Cung Thân Vương (Trương Quốc Cường) gây chia rẽ giữa các thế lực trong triều, cô lập Từ Hi. Trong suốt cuộc đấu tranh quyền lực trong cung, Lý Liên Anh là người duy nhất trung thành bảo vệ Từ Hy Thái Hậu.



---------------------------------------------------------------------------------

Lưu Hiểu Khánh cũng từng vào vai Từ Hy trong bộ phim “Buông rèm nhiếp chính”.



Cai Lệ Lệ vào vai Từ Hy trong “Thái Bình thiên quốc”


Hàn Thái Phần vào vai Từ Hy trong “Con tem Đại Long”


Phương Thư trong “Lưỡng cung Hoàng thái hậu”


Từ Hy phiên bản Lý Minh Khởi trong “Đầu bếp làm quan”


Từ Hy phiên bản Lư Yến




Lữ Lệ Bình vào vai Từ Hy trong “Thập tam cách cách”


Lữ Trung đóng Từ Hy từ lúc trung niên đến cuối đời trong “Hướng tới nền cộng hòa”


Mã Linh trong “Thiên hạ đệ nhất sửu”


Trần Sa Lợi vào vai Từ Hy trong “Canh tử phong vân”


Ngôi sao phim cấp 3 Khưu Thục Trinh trong bộ phim dán mác cấm trẻ em  “Bí mật cuộc sống của Từ Hy”


Từ Cầm Ca Oa vào vai Từ Hy trong “Mặt trời lặn sau Tử Cấm thành” và “Hoàng thái hậu cát tường”



Tống Giai trong “Hồ Tuyết nham”


Từ Hy phiên bản Tạ Phương trong “Tráng sĩ xuất binh”


Từ Hy phiên bản Viên Lập trong “Một đời nô tì”




11.Phim về Đại Ngọc Nhi

Nhất Đại Hoàng Hậu (1992)

Nhất Đại Hoàng Hậu nói về mỹ nhân Hiếu Trang, cô có thể coi là một cô gái hoàn mỹ khi dung nhan hay công dung ngôn hạnh điều đủ đây. Ten thật là Đại Ngọc Nhi, cô sinh ra và lớn lên ở Mông Cổ. Cô cũng có tình yêu sâu năng với Ái Tân Giác La Đa Nhĩ Cổn khi hai người tình cờ gặp nhau từ thuở bé và hứa hẹn sẽ lấy nhau khi trưởng thành. Phim Nhất Đại Hoàng Hậu bắt đầu cảnh chia ly khi cha của Ngọc Nhi quyết định gả cô cho Hoáng Thái cực - người sau này lên ngôi vua. Dù không được ở bên người yêu như mong muốn nhưng Ngọc Nhi và dành cho nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn tình yêu sâu nặng. Chính điều này đã làm cho thái Cực khi biết chuyện đã nghi ngờ đứa bé gọi mình là cha có phải là con mình hay không. Phim Nhất Đại Hoàng Hậu cũng ghi nhớ công của Ngọc Nhi khi nàng lên làm hoàng hậu đã dùng tài năng cũng như lòng từ bi của mình giúp đỡ cho Đại Thanh rất nhiều trong những năm thành bình yên.



Hiếu Trang Bí Sử (2002)

Đại Ngọc Nhi - đệ nhất mỹ nữ Mãn Mông và hoàng đệ Đa Nhĩ Cổn là thanh mai trúc mã đã hẹn ước từ trước. Cô cô của Đại Ngọc Nhi xuất thân bát kỳ đc làm chính phúc tấn của Hoàng thái cực. Vì si mê Ngọc Nhi, Hoàng thái cực đã ép cô nạp cung làm phi. Đa Nhĩ Cổn ôm hận 'cướp ngôi vị, bức mẫu thân chết, đoạt nguời yêu'.
Sau này Hoàng thái cực xưng đế mở ra triều đại nhà Thanh, chính phúc tấn Triết Triết đc làm hoàng hậu còn Ngọc Nhi phong làmTrang phi ở tại Vĩnh Phúc cung. Ngọc Nhi thân với Lan Châu như tỷ muội. Tình cờ Hoàng thái cực trông thấy phải lòng phong làm Thần phi dành sự sủng ái tột bậc.
Cả hai cùng sinh: con Thần phi kém cỏi yếu đuối , Ngọc Nhi sinh ra cửu a ca Phúc Lâm. Thần phi ôm hận trở bệnh nặng. Hoàng thái cực mê đắm Thần phi nghe tin bỏ ngay chiến tuyến lập tức hồi kinh. Hoàng thái cực tức giận thổ huyết trút mọi oán giận lên Ngọc Nhi nhưng Ngọc Nhi vẫn lạnh lùng vô cảm.
Khi Hoàng thái cực trúng phong qua đời, triều đình muốn lập mẹ con quý phi nhưng do Thế lực trong tay Đa Nhĩ Cổn quá lớn nên Phúc Lâm lên ngôi, đó là hoàng đế Thuận Trị, để Đa Nhĩ Cổn làm Nhiếp Chính Vương....



Sóng gió Đại Thanh (2005)

Đây là câu chuyện về 1 mối tình lãng mạn sâu sắc và cuộc tranh đấu quyền lực chốn cung đình.


Cuối triều Minh đầu triều Thanh,Đa Nhĩ Cổn - khai quốc công thần triều Thanh nhiều năm liền nam chính bắc phạt đã thành công trong việc mở rộng bản đồ Mãn Mông .Cuối cùng,Đa Nhĩ Cổn đạt mục đích tiêu diệt hoàng đế triều Minh Sùng Trinh ,kiến lập đế quốc Đại Thanh.Không chỉ võ công cái thế,tài năng hơn người Đa Nhĩ còn nhất mực si tình với đệ nhất mỹ nhân Mãn Mông Đại Ngọc Nhi Hai người là thanh mai trúc mã,tình cảm rất sâu sắc .Trong lúc Đa Nhĩ Cổn chinh chiến xa,hoàng huynh Hoàng Thái cực nhân cơ hội chiếm luôn ngai vàng,hơn nữa còn lấy Đại Ngọc Nhi làm phi khiến quan hệ triều đình cực kỳ căng thẳng.
Đa Nhĩ Cổn lấy đại cục làm trọng,tiếp tục tấn công triều Minh và đánh bại Hồng Thừa Trù đệ nhất tướng quân văn võ song toàn của triều Minh.Hoàng Thái Cực bệnh nặng qua đời,chưa xác định người kế vị.Huynh đệ và tướng dưới quyền của Đa Nhĩ Cổn đều ủng hộ ông chiếm ngai vàng .Một số bá quan văn võ trong triều lại muốn đưa hoàng thái tử lên ngôi.Giữa thời khắc quan trọng cho vận mệnh Đại Thanh,Đa Nhĩ Cổn đồng ý cho tiểu a ca Phúc Lâm mới 5 tuổi Phúc Lâm con trai của Đại Ngọc Nhi và Hoàng thái cực lên ngôi trở thành hoàng đế Thuận Trị.Đa Nhĩ Côn làm Nhiếp Chính Vương còn Đại Ngọc Nhi thành thái hậu Hiếu Trang
Đa Nhĩ Cổn dùng tài năng của mình sau đó xóa sổ triều Minh thống nhất giang sơn.Ông luôn trung thành,hết lòng hỗ trợ Thuận Trị trong việc triều chính.Tình cảm của Nhiếp Chính vương và thái hậu gây nhiều lời bàn tán trong triều.Thuận Trị tuy bản thân nhu nhược không có tài nhưng lại không chấp nhận chuyện của hai người.Hoàng đế càng lớn càng tỏ ra chống đối Đa Nhĩ Cổn làm thái hậu khó xử...
Đa Đạc và quân sĩ dưới quyền âm mưu giết Thuận Trị đưa Đa Nhĩ Cổn lên ngôi.Đa Nhĩ Cổn đã đưa quân dẹp loạn bảo vệ hoàng đế.Qua gian nan,Thuận Trị thật sự hiểu chân tình của mẫu hậu và Đa Nhĩ Cổn nên quyết định đồng ý hôn lễ của 2 người .
Trước ngày đại hôn,Đa Nhĩ Cổn vào rừng đi săn hươu sao làm lễ vật kết hôn cho Hiếu Trang.Lúc hai người 17 tuổi mới yêu nhau, trên thảo nguyên Đa Nhĩ Cổn đã hứa với Đại Ngọc ngày thành hôn nhất định sẽ mang cặp sừng hươu sao đến làm lễ vật.Trong 20 năm qua,đây là lúc Đa Nhĩ Cổn cảm thấy hạnh phúc nhất.Nhưng ông đã gặp nạn và qua đời
Mặc dù chưa một ngày làm hoàng đế Đại Thanh nhưng với công lao chiến tích của mình,ông được hậu thế coi như vị khai quốc nguyên quân của Đại Thanh và sau này truy phong Hoàng đế với miếu hiệu Thánh Tông


Mỹ nhân vô lệ (2012)


Mỹ nhân vô lệ
 xoay quanh cuộc đời của Đại Ngọc Nhi – người sau này trở thành Hiếu Trang Hoàng Hậu và có sức ảnh hưởng lớn đến quá trình xây dựng triều Thanh. Đại Ngọc Nhi vốn là công chúa của bộ tộc Mông Cổ, cô chẳng những xinh đẹp mà còn thông minh, lương thiện. Đại Ngọc Nhi đem lòng yêu Hoàng Thái Cực mà không hề hay biết chàng chính là hôn phu của người cô ruột Triết Triết. Mọi chuyện lại càng càng rối rắm hơn khi Hoàng Thái Cực chỉ hướng về Hải Lan Châu (Trương Mông) mà không hề mảy may đế ý đến tình cảm Đại Ngọc Nhi, trong khi đó Thập Tứ hoàng tử Đa Nhĩ Cổn (Hàn Đống) – người tranh giành ngôi vị Hoàng Đế với Hoàng Thái Cực thì ôm ấp mối tương tư với Đại Ngọc Nhi dẫu rằng nàng vô tâm, hờ hững. 





Đại Ngọc Nhi truyền kỳ (2014)


Bộ phim lấy bối cảnh thời nhà Thanh kể về cuộc đời của Đại Ngọc Nhi  (Cảnh Điềm) xoay quanh hai người đàn ông Đa Nhĩ Cổn và Hoàng Thái Cực.





12.Phim về Lý Phụng Tỷ



Giang sơn mỹ nhân – The Last Conquest (1994)


Câu chuyện kể về chuyện tình lãng mạn nổi tiếng của Chánh Đức Vương khi hạ Giang nam chạm trán Lý Phụng Tỷ. 
Vào thời nhà Minh Vũ Tông hoàng đế tức vua Chính Đức thực quyền không có, chịu sự chi phối của Thái Hậu và Lưu Cẩn
Gia đình Lý Phụng Tỷ có mối thâm thù với triều đình, cha mẹ bị chết oan, Hai chị em đành dựng lên Phượng Lâm Các, nương náu chờ cơ hội giết "Cẩu quân" báo thù.
Một lần, bị kẻ gian hám hại, lưu lạc nhân gian, được chị em Lý Phụng Tỷ cưu mang, từ những hiểu lầm ban đầu, Chánh Đức và Lý Phụng Tỷ dần dần nảy sinh tình cảm. Lý Phụng Tỷ vì Chánh Đức mà bị cuốn vào vòng xoáy phân tranh của Triều đình....

LÝ LỆ TRÂN VAI LÝ PHỤNG TỶ


Phượng Lâm Các (2003)

Vào năm Chính Đức triều đại nhà Minh, sau khi hoàng đế Chính Đức (Giả Nhất Bình đóng) trẻ tuổi lên ngôi, vì ham chơi, đã để cho thái giám Lưu Cẩn (Vương Cương đóng) có cơ hội nắm quyền triều chính. Y cấu kết với người Hồ, ý đồ nhằm phế bỏ nhà vua, khiến Hoàng thái hậu (Tư Cầm Cao Oa đóng) và các quan đại thần trong triều phải ngày đêm lo lắng.
Vua Chính Đức lấy cớ tham quan để vi phục đến Đại Đồng, nhằm âm thầm điều tra và thu thập chứng cứ cấu kết với ngoại bang của Lưu Cẩn. Không ngờ, nhà vua bị cuốn vào một vụ án mạng tại Phượng Lâm Các, từ đó nảy sinh tình cảm với bà chủ của Phượng Lâm Các là Phụng Tỷ (Dương Cung Như đóng). Hai người hẹn nhau du ngoạn danh lam thắng cảnh của Đại Đồng, cùng trải qua một cuộc hành trình đầy vui vẻ.
Trong khi đó, tại kinh thành, Lưu Cẩn bắt đầu triển khai âm mưu lật đổ nhà vua. Để có đủ chứng cứ tạo phản của Lưu Cẩn, vua Chính Đức tạm biệt Phụng Tỷ, trên đường về cung, nhà vua giả vờ trúng kế tiếp tục trọng dụng Lưu Cẩn, đồng thời lập kế hoạch trở lại Đại Đồng, để Lưu Cẩn có cơ hội thi hành âm mưu đen tối của mình.
 Sau khi trở lại Đại Đồng, vua Chính Đức đạt được hiệp ước hữu nghị với tiểu hoàng tử người Hồ, tránh được nỗi lo về một trận chiến giữa hai biên giới. Nhà vua lấy việc phát hiện địa điểm bí mật cất giấu bảo vật đời Nguyên tại Đại Đồng làm mồi, sử dụng kế điệu hổ ly sơn để diệt trừ thế lực tại kinh thành của Lưu Cẩn. Khi Lưu Cẩn nhận được tin báo, vội vàng điều bộ hạ về kinh thì đã bị quân ngự lâm do vua Chính Đức chỉ huy chặn lại, đánh cho tan tác...
Vua Chính Đức có ý định đưa Phụng Tỷ vào cung, nhưng nàng vì muốn bảo toàn đại cuộc quốc gia nên đã từ chối, dẫn đến Phượng Lâm Các bị phong tỏa, Phụng Tỷ quy y cửa Phật, khiến ngôi chùa gặp phải một trận tai kiếp lớn. Cuộc đời của Phụng Tỷ sẽ trôi lạc về đâu? Vua Chính Đức sẽ có sự lựa chọn như thế nào giữa giang sơn và mỹ nhân?





Long Phượng Điếm (2010)


Long Phượng Điếm là câu chuyện về vua Chính Đức giả dạng thường dân vi hành và rồi bị mất trí nhớ. Trong thời gian này, ngài đã gặp rồi đem lòng yêu bà chủ quán “chua ngoa”.


TỪ HY VIÊN VAI LÝ PHỤNG TỶ

-------------------------------------------------------------------------

Tiết Giai Ngưng vai Lý Phụng Tỷ trong Đại Náo Kim Cát Tự




Hướng Hải Lam vai Lý Phụng Tỷ trong Tứ Đại Tài Tử






13.Phim về ba chị em nhà họ Tống

Hồng Kông:


Ba Chị Em Họ Tống (1997)


“Ba chị em họ Tống” là phim do Hồng Kông sản xuất phỏng theo cuộc đời thực của 3 chị em Tống gia :Tống Ái Linh, Tống Khánh Linh và Tống Mỹ Linh



Trung Quốc :


Tống Khánh Linh và chị em gái (1991)


Trong lịch sử lâu dài của Trung Quốc  đã có 1 gia đình nổi bật trong 6 anh chị em có 2 người thành Đệ nhất phu nhân, 1 người thành Chủ tịch nước với 3 đấng lang quân là những nhân vật hiển hách của lịch sử Trung Quốc  : Tôn Trung Sơn chồng của Tống Khánh Linh - Tổng thống đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc ,Tưởng Giới Thạch chồng của Tống Ái Linh - tổng thống Trung Hoa Dân Quốc lãnh đạo Quốc dân Đảng và Khổng Tường Hy chồng của Tống Ái Linh - người giàu nhất Trung Quốc  cháu 75 đời của Khổng Tử .Đó là gia tộc họ Tống.Ba chị em Tống Ái Linh,Tống Khánh Linh,Tống Ái Linh xinh đẹp thông minh thanh thoát mỗi người một vẻ mang đầy chất phương Đông bí ẩn đều có những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống 
Bộ phim không chỉ miêu tả phẩm chất cao quý ,niềm tin và sự kiên trì theo đuổi lý tưởng của Tống Khánh Linh mà còn phản ánh quan hệ gia đình với bố mẹ,chị em,thân tình cốt nhục nhất là đối với Tống Ái Linh,Mỹ Linh và Tử Văn .



14.Phim về Nguyễn Linh Ngọc


Center Stage (1992)


Bộ phim Center Stage kể về cuộc đời của ngôi sao màn bạc nổi tiếng nhất Trung Hoa Nguyễn Linh Ngọc. Người ta từng nói rằng rất khó để tách bạch cuộc đời của nữ diễn viên nổi tiếng này với các bộ phim của cô, vì nhiều câu chuyện trong rất nhiều bộ phim có vẻ như tương tự cuộc đời, như thể cô sống trong những thước phim của mình. Là một biểu tượng của Thượng Hải thập niên 1930 và thời kỳ hoàng kim của nền điện ảnh Trung Hoa trong những năm trước chiến tranh, Nguyễn Linh Ngọc lộng lẫy nhưng bi thương, vừa nóng bỏng vừa chừng mực, thanh tao. 
Bộ phim là một tác phẩm nửa tài liệu nửa phim truyện nghiên cứu đầy đủ cùng những đoạn phỏng vấn với những nhân vật kỳ cựu trong nền công nghiệp điện ảnh Thượng Hải. Center Stage còn cho thấy sự liên hệ thú vị giữa Trương Mạn Ngọc và Nguyễn Linh Ngọc. Có lẽ đây là một màn biểu diễn rất đáng nhớ của Trương Mạn Ngọc để củng cố thêm địa vị nữ thần trên màn ảnh. Cũng giống như Linh Ngọc, Mạn Ngọc là một nàng thơ mắt nai môi đào, lúc nào cũng ngơ ngác dù đang cười hay đang khóc. 



Nguyễn Linh Ngọc (2005)


Bộ phim kể về Nguyễn Linh Ngọc 1 diễn viên nổi tiếng Trung Quốc, được coi là diễn viên tiên phong làm thay đổi phong cách diễn xuất của nền điện ảnh trung quốc những thập kỷ trước.
Trong phim Ngô Thanh Liên thủ vai Nguyễn Linh Ngọc, là một cô gái nghèo con gái của 1 người giúp việc cho những gia đình giàu có. Mẹ cô đi làm người ở để cho cô có thể có tiền ăn học với hy vọng có cuộc sống khá hơn sau này.
Đi học cho vừa lòng mẹ, nhưng trong Linh Ngọc nuôi chút hy vọng về cơ hội trở thành 1 diễn viên nổi tiếng, có thể đứng trước máy quay.
Trớ trêu thay khi Trương Đại Dân (Lý Tông Hàn)-thiếu gia nhà họ Trương lại phải lòng Nguyễn Linh Ngọc khiến cho vị hôn thê sắp cưới của anh mang lòng đố kỵ, đã tìm cách hại mẹ con Linh Ngọc, khiến mẹ cô bị đuổi việc.
Sô phận đưa đẩy để mẹ cô làm việc cho một diễn viên nổi tiếng và tình cờ cô có cơ hội được lần đầu đứng trước máy quay, và bất ngờ hơn bộ phim đầu tiên đẩy cô thành 1 ngôi sao lớn, có vô vàn những ông chủ nổi tiếng sẵn sàng vung tiền kéo cô về tay mình...


15.Khác: 


Hồng Kông:

Trường Bình Công Chúa (2003)

Trường Bình (Xa Thi Mạn) và Chiêu Nhân (Quách Thiện Ni) là công chúa lá ngọc cành vàng, từ bé cùng với con quan đại thần là Châu Thế Hiển )Mã Tuấn Vỹ) chơi đùa và học hành trong hoàng cung
Thời gian dài Trường Bình và Thế Hiển cũng gặp lại nhau, nhưng bên cạnh Thế Hiển đã có Lý Ngọc Nhàn (Văn Tụng Nhàn). Cuối cùng, trải qua nhiều khó khăn, Thế Hiển cũng được thành duyên vói Trường Bình.
Ngày sắc phong phò mã cũng là ngày Thế Hiển vâng lệnh vua dẫn binh đánh giặc Mãn Thanh … Lý Tự Thành và Ngô Tam Quế làm phản, Thế Hiển phải dẫn binh về kinh cần vương, bảo vệ đất nước tránh thù trong giặc ngoài … Lúc đó, Chiêu Nhân đem lòng yêu Thế Hiển nhưng không được đáp lại đã sắp đạt mưu sâu giết hại Trường Bình .




Lương Duyên Tiền Định – Lady Fan (2004)

Đại tướng quân trấn giữ ải Hàn Giang của nước Tây Lương - Phàn Hồng phối hôn con gái của mình là Phàn Lê Huê với Đại tướng quân Dương Phiên. Nào ngờ, vào ngày thành hôn, Phàn Lê Huê đã “đào hôn”, quyết tâm đi tìm người có duyên nợ với cô, theo lời sư phụ Lê Sơn Thánh Mẫu đã nói…
Dũng tướng của nước Đại Đường là Tiết Nhân Quý dẫn quân đánh Tây Lương. Trong cảnh dầu sôi lửa bỏng, Phàn Lê Huê phò trợ cha, xông pha trận mạc. Trên chiến trường, Phàn Lê Huê đối mặt 1 vị tướng trẻ tuổi.
Cô đã dùng phép thuật “bắt 3 lần, tha 3 lần” đối phó với vị tướng trẻ ấy. Khi biết đó là con trai của Tiết Nhân Quý - Tiết Đinh San, Phàn Lê Huê 3 lần, 4 lượt “chiêu thân” Đinh San, nhưng anh kiên quyết từ chối, vì trong lòng đã có ý trung nhân là Trần Kim Định – nghĩa nữ của sư phụ mình..
Tiết Đinh San về Đại Đường, Phàn Lê Huê đuổi theo với quyết tâm phải trở thành thê tử của anh…Sau này, Phàn Lê Huê bị thương, Tiết Đinh San đưa cô về nhà dưỡng thương, nhưng Phàn Lê Huê không nhận được sự hoan nghênh của người trong nhà họ Tiết.

Hoàng đế Đại Đường thấy Phàn Lê Huê có thể giúp ích cho nước nhà, nên hạ chỉ buộc Tiết Đinh San phải cưới Phàn Lê Huê. Vào ngày 2 người bái đường thành thân, Tây Lương tiến binh đánh Đại Đường…



Trung Quốc :

Nàng Phi Yến trong cung nhà Hán (1995)

Bức tranh chân thật về cuộc sống sinh hoạt trong cung thời Hán,
Câu chuyện truyền kỳ về 1 cô gái bần hàn trở thành hoàng hậu.
Triệu Phi Yến là 1 trong những cô gái đẹp nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, cùng hưởng chung danh hiệu có thân hình đẹp "đáy thắt lưng ong" với Vương Quý Phi triều Đường. Cô có thân hình thon thả, có thể ca múa nên được mệnh danh là Phi Yến.
Giữa năm đời Tây Hán, 2 chị em tứ cố vô thân Triệu Phi Yến, Triệu Hiệp Đức lưu lạc đến thành Trường An làm nghề thiêu giày sống qua ngày. Thiếu niên Phương Tử Xuân đồng tình nên tiếp tế cho đôi cô nhi này, Phi Yến mới gặp đã yêu người này. Chị em Phi Yến xinh đẹp nên được em họ của vua Hán Thành Đế là Dương A công chúc nhận về phủ dạy múa hát. Vua Hán Thành đến phủ nghe múa hát, bị sắc đẹp của Phi Yến và tài múa hát của cô làm điên đảo, quyết đem cô về cung. Phi Yến đã sớm hứa thân với Tử Xuân nên không chịu phục tùng, lấy cái chết để phản kháng. Để cứu chị gái, em gái là Hiệp Đức mạo danh Phi Yến vào cung.
Nhưng việc tráo đổi bị bại lộ, Hán Thành đế dùng đủ mọi phương pháp mềm rắn để ép cô vào cung, lừa cô rằng Tử Xuân bị chết ngoài biên cương. Để không liên lụy mọi người, cô chấp nhận vào cung.
Sau khi vào cung, 2 chị em Phi Yến rất được sự sủng ái của Hán Thành Đế, điều này khiến các phi tần và Hứa hoàng hậu ganh ghét. Hứa hoàng hậu mượn cớ 2 người xuất thân là ca kỹ, mượn tay hoàng thái hậu để xử tử cả 2, cũng may có người báo tin cho Hán Thành Đế nên cà hai mới thoát nạn. Đối phó với những đấu tranh hiểm ác của hậu cung, 2 chị em Phi Yến bắt đầu dùng kế để nắm lắy quyền hành phản kích lại. Lợi dụng sắc đẹp và tài ca múa để lấy lòng vua, ngăn cản ông tiếp cận với các cung tần khác, lại lấy đức hạnh để lấy lòng thái hậu. Đồng thời kết hợp với thân tín bên ngoài để củng cố quyền lực của mình. Sau đó, lợi dụng sự sợ hãi tà thuật của hoàng thất mà dụ hoàng hậu hứa mắc bẫy và vì vụ án "Tà Trọng Án" mà bị tru di. Thế là Phi Yến được như ý nguyện nghiễm nhiên trở thành hoàng hậu.
Sau khi lên làm hoàng hậu, Phi Yến vẫn rất nặng tình với Tử Xuân. Tử Xuân từ biên cương trở về lập công lớn, liều chết lẻn vào cung để gặp mặt Phi Yến. Hai người ôn lại chuyện xưa, không nỡ xa nhau. Hệp Đức biết chuyện,vì bảo toàn tính mạng và tiền đồ của 2 chị em, cô bức tử Tử Xuân. Tử Yến đau khổ muốn chết đi; để được Hán Thành Đế sủng ái, 2 chị em cô thường dùng những tích cơ hoàn có xạ hương để giữ cho cơ thể luôn tươi trẻ. Hiệp Đức sợ Phi Yến sẽ có con trước mình nên ngưng dùng thuốc và giấu việc dùng thuốc sẽ ảnh hưởng đến việc không có con cho chị gái biết. Phi Yến sau khi biết chuyện rất đau khổ, chị em mà lại đấu đá tranh giành nhau. Vua Hán Thành tuổi ngày càng cao, mong có con để nối vị, 2 chị em Phi Yến do dùng thuốc nhiều nên không có khả năng sinh con, lo sợ các phi tần khác sẽ có con, làm lung lay địa vị của mình, thế là cả 2 bỏ qua thù oán bắt tay nhau hãm hại các hoàng tử của các cung phi, khiến Hán Thành Đế không có con nối dõi.
Hán Thành Đế vì ham uống quá nhiều thuốc "hồi xuân hoàn" mà chết ngay tại giường của Hiệp Đức. Hiệp Đức sợ tội nên nhảy giếng tự tử. Vương quyền mất, triều chính đảo điên, kẻ trãi qua mọi thế thái nhân tình Triệu Phi Yến tỉnh mộng, đi đến bên giếng, về với nơi mà 5 năm trước 2 chị em đã đến...




Văn Thành công chúa (1999)

Đầu thế kỉ thứ VII, đời vua Đường Thái Tông niên hiệu Trinh Quan, tại vùng cao nguyên Tây Tạng ,Tán Phổ đời thứ 32 - Tùng Tán Cán Bố đã hoàn thanh đại nghiệp thống nhất các bộ tộc , sáng lập ra vương triều Thổ Phồn (đây là quốc gia tập hợp nhìu bộ tộc thiểu số mà đứng đầu là bộ tộc Tạng , có mối liên hệ chặt chẽ với nhà Đường, đến thế kỉ thứ IX thì vương triều sụp đổ).
Sau nhìu lần phái sứ thần đến cầu thân với nhà Đường không thành, Tùng Tán Cán Bố (Nhân Thanh Đốn Châu đóng) quyết định phái đại tướng Lộc Đông Tán (Trương Quang Bắc đóng) đến Trường An tạ tội và xin cầu thân lần nữa....Đường Thái Tông (Hồng Vũ Trụ đóng) cảm động trước thành ý của TTCB nên đã nhận lời cầu hôn của sứ thần, nhưng sau đó ông hết sức rầu rĩ vì trong cung chưa có vị công chúa nào đến tuổi xuất giá.
Lý Tuyết Nhạn (Tào Dĩnh đóng) -con gái của Giang hạ quận vương Lý Đạo Tông (Trương Trí Trung đóng) , nổi tiếng là cô gái thông minh lanh lợi, tài trí hơn người. Tuyết Nhạn liền được tiến cử vào cung, Đường Thái Tông lập tức phong cô làm Văn Thành công chúa để "danh chinh ngôn thuận" sang Thổ Phồn phối hôn cùng Tùng Tán Cán Bố.
Hành trình đến Thổ Phồn đầy gian nan sóng gió .Trên đường đi, phó tướng Thổ Phồn Cung Đốn (Đa Bố Kiệt đóng) và nghĩa tử Bố Sắc (Thường Hiểu Dương đóng) luôn tìm cách hãm hại Văn Thành công chúa nhưng cô đều may mắn thoát nạn. Sau 3 năm ròng rã trèo đèo lội suối, Văn Thành công chúa cuối cùng cũng đến được Tây Tạng, Tùng Tán Cán Bố đích thân ra đón công chúa, ngay lần gặp gỡ đầu tiên, một tình yêu chân thật đã hé mở giữa hai con người thuộc hai sắc tộc Hán-Tạng , thắt chặt thêm mối giao tình giữa hai quốc gia ......
Tùng Tán Cán Bố ko che giấu tham vọng phát triển Thổ Phồn thành một quốc gia hùng mạnh như Đại Đường .Ông ra sức xây dựng và củng cố kinh tế, thiết lập bộ máy chính quyền theo mô hình của nhà Đường : lập ra kỉ cương và luật pháp , chế định "Lục bộ điển pháp" (vạch rõ nguyên tắc hoạt động của Vương triều )..... Theo sự góp ý của Văn Thành công chúa , Tùng Tán Cán Bố còn đặc phái các nhân tài Thổ Phồn đến kinh đô nhà Đường học tập, nâng cao kiến thức.....
"Lục bộ điển pháp" ban ra đã làm nản lòng bọn gian thần .Tùng Tán Cán Bố tiến hành xây dựng Hồng cung-cung điện đầu tiên tại Laxa. Tuy nhiên, khi triều chính bắt đầu đi vào nề nếp , qui củ cũng là lúc Tùng Tán Cán Bố ngã bệnh. Sau cuộc thảo phạt gian thần Cung Đốn ,Tùng Tán Cán Bố qua đời trên đường trở về, hưởng dương 34 tuổi. Mặc dù chung sống đã 10 năm nhưng Tùng Tán Cán Bố và Văn Thành công chúa vẫn chưa có con nối dõi.
Do đó, khi chồng mất và an táng tại Nhã Long , Văn Thành công chúa cũng chuyển đến đó sinh sống.....20 năm sau Đường Cao Tông cho sứ thần đến đón Văn Thành công chúa trở về Trường An nhưng công chúa đã từ chối. Bà hiểu rõ vai trò của mình trong việc duy trì mối bang giao giữa hai nước nên quyết định vĩnh viễn ở lại vùng đất hoang sơ này, và được xưng tụng là "Bạch Độ Mẫu" (Bồ tát sống).





Trần Hương Mai (1999)


Bà Trần Hương Mai được xem là đại sứ dân gian giao lưu hữu nghị Trung Mỹ.Nhân vật Trần Hương Mai trong phim do Tiêu Tường thể hiện






Trang Cơ Công Chúa  (1999)


Vào năm 590 trước Công Nguyên, Trung Quốc đang ở thời đại Xuân Thu, chư hầu tranh bá. Tại Tấn Quốc đã xảy ra một việc thảm kịch nhân hoạ, tướng quốc lúc đó là Triệu Thuẫn, con người cương chính, ghét ác như thù, đã phát hiện được một vị đại phu cấu kết ngoại bang, tấu lên xin xử tử nhưng lại xá miễn cho con trai duy nhất của Đồ Vi tên là Đồ Ngạn Cổ để kế thừa hương hoả của nhà họ Đồ. Đồ mẫu hận Triệu Thuẫn tận xương tuỷ, như vậy bà ta một lòng đốc thúc Đồ Ngạn Cổ, nhắc nhở thù nhà, không đội trời chung. Trong lúc đó, Tấn Linh Công kế vị, do Triệu Thuẫn phù chánh. Tấn Linh Công tính nết lại ham chơi, đối với sự quản thúc nghiêm khắc của Triệu Thuẫn đã sinh lòng bất mãn. Đồ Ngạn Cổ có ơn duyên gặp gỡ được sự tín nhiệm của Tấn Linh Công và trở thành tâm phúc. Tấn Linh Công nghe sự chia rẽ của Đồ Ngạn Cổ sao trảm cả nhà Triệu Thuẫn, 1 tướng quốc trung lương, 3 đời phục vụ, trong vòng 1 ngày, máu chảy thành sông, 327 người đều bị thảm tử. Tuy nhiên, trời phù hộ trung lương, chính nghĩa tại lòng người, 8 người trung nghĩa kia đã không tiếc vào trong hiểm cảnh, trải mọi gian khổ, thậm chí hi sinh cả tính mạng, cuối cùng cũng giữ được sự tồn vong và kế tục huyết mạch Triệu gia. Câu chuyện này đây chính là câu chuyện lưu truyền thiên cổ, nhiều người biết tới, lâm ly cảm động đó là câu chuyện “Cô Nhi Triệu Thị”, mẹ của cô nhi đó chính là Công Chúa Trang Cơ

VƯƠNG TƯ Ý VAI CÔNG CHÚA TRANG CƠ

Dời non lấp biển (2000)


Là một tài nữ xuất thân danh môn, Phàn Lê Huê trở thành nhân vật truyền kỳ không chỉ bởi tài năng, khí phách hơn người mà còn vì những câu chuyện kỳ lạ xung quanh thân thế của nàng. Và những chuyện kể đó chính là nguồn cảm hứng bất tận của phim truyền hình.
Chuyện phim bắt đầu từ chuyện tình tay ba giữa Hạng Vũ, Ngu Cơ và Bá Vương. Từng là bằng hữu vào sinh ra tử, cùng nhau gầy dựng giang sơn, nhưng Hạng Vũ và Lưu Bang lại trở mặt vì cùng đem lòng yêu Ngu Cơ. Mối tình tay ba kết thúc bằng cái chết của Ngu Cơ, mang theo mối hận tình không thể hóa giải.
800 năm sau, tình thù truyền kiếp lại một lần nữa bắt đầu khi Ngu Cơ chuyển thế thành thiên kim nhà họ Phàn. Ngay từ khi mới chào đời, Phàn Lê Huê đã được báo trước một cuộc đời nhiều tai kiếp. Để hóa giải điều đó, cha của Lê Huê vội vàng định hôn sự cho con gái cùng công tử Dương gia- Dương Phiên.

TÔN THÚY PHỤNG VAI PHÀN LÊ HUÊ

Nhưng mấy ai ngờ Dương Phiên chính là tái sinh của Bá Vương và như một trò đùa của số phận, Dương Phiên kết nghĩa huynh đệ cùng Tiết Đinh San, vốn là chuyển thế của Hạng Vũ.
Tái kiến sau 800 năm, ngỡ ngàng nhận ra sự quen thuộc kỳ lạ trong mắt đối phương, họ liệu có đủ bản lĩnh để đổi thay vận số oan nghiệt này?
Là một cô gái tài sắc, dám yêu dám hận, Phàn Lê Huê là nhân vật chủ chốt của bộ phim. Tuy nhiên, mối tình nhiều ngang trái nhưng cũng rất ngọt ngào với Tiết Đinh San cũng là một trong những điểm nhấn quan trọng tạo nên dấu ấn Phàn Lê Huê.


Loạn thế đào hoa (2000)

Những năm cuối triều Tuỳ , Tuỳ Dạng Đế Dương Quảng hoang dâm vô đạo mắc chứng tự kỷ luôn sợ bị ám sát . Liễu Như thiên hạ đệ nhất mỹ nữ quyết ko chịu cảnh nữ nhi thường tình khước từ hôn nhân nên giả nam trang tham gia nghĩa quân . Liễu Như tài năng xuất chúng thông minh khôn ngoan hơn ng là bậc kỳ tài hiếm có 
Thời loạn thế quần hùng khắp nơi nổi dậy nhằm lật đổ triều đình . Liễu Như trúng ma chưởng của Dương Quảng suýt mất mạng . Tần Quỳnh sư huynh cũng là thanh mai trúc mã của Liễu Như rất yêu thương nhau nhưng hữu duyên vô phận Thiếu niên anh hùng Bồi Nguyên Khánh vì muốn cứu anh hùng Ngoã Cương trại đã nhịn nhục giả hàng Vương Thế Sung và phá tan âm mưu độc ác của hắn Các phe nghĩa quân mâu thuẫn sâu sắc gây ra tình trạng rối ren 
Cha con Lý Uyên lập ra nhà Đường kết thúc loạn thế . Liễu Như từ bỏ tất cả danh lợi quyền lực quy ẩn Phim mang tính hư cấu được dựng theo truyền thuyết về nữ anh hùng thời loạn thế

DU PHI HỒNG VAI LIỄU TỰ



Vận Mệnh Đào Hoa (2001)


Được dựng theo tác phẩm "Đào hoa phiến" bộ phim tái hiện sinh động Tần hoài bát diễm - truyền kỳ trong lịch sử về tài tử giai nhân chốn hồng trần.
Hầu Triều Tôn,Lý Hương Quân dung mạo như hoa ,yêu và hận. Liễu Như Thị,Trần Viên Viên đệ nhất mỹ nhân,tái hiện hồng nhan bạc phận. Đổng Tiểu Uyển,Mao Tịch Cương tài tử giai nhân,hữu tình vô duyên .Hàn Tán Đồng,Ngô Tam Quế nhất đại kiêu hùng , tài trí anh dũng và quá tham vọng bất chấp nhân nghĩa 
Hoàng đế Sùng Trinh Chu Do Kiểm ,hoàng đế Hoàng Quang Chu Do Tung cửu ngũ chi tôn,khoảnh khắc đã tan thành tro bụi .Dương Long Hữu,Lý Thần Quân giang hồ hào cường,chính trực thẳng thắn 


TÀO DĨNH VAI LÝ HƯƠNG QUÂN




Tình Sử Đại Đường (2001)


Tình Sử Đại Đường bắt đầu từ khi Lý Thế Dân sau khi đến dự tiệc của anh trai là Kiến Thành thì gặp Đại Cơ, vợ của Kiến Thành. Vì say mê Đại Cơ, Lý Thế Dân quyết tâm cướp Đại Cơ và ngai vàng, gây ra sự kiện Huyền Vũ Môn, sau khi đã mua chuộc tướng giữ thành. Đại Cơ vì muốn bảo toàn mạng sống của 5 đứa con trai của Kiến thành mới đồng ý lấy Lý Thế Dân, sau này cô sinh hạ Cao Dương công chúa. Nhưng Trưởng Tôn Vô Kỵ vẫn cho người giết chết 5 người con của Kiến Thành, khiến Đại Cơ phẫn nộ, Lý Thế Dân quyết định đưa Cao Dương cho Hoàng hậu Trưởng Tôn nuôi dưỡng. Đại Cơ mất con ruột trở nên điên loạn nên bị nhốt vào lãnh cung. 
THẨM NGẠO QUÂN VAI CÔNG CHÚA CAO DƯƠNG



Cuộc Chiến Sinh Tử - Hồn Đoạn Tần Hoài (2002)

Một câu chuyện ly kỳ khúc chiết bắt đầu từ vụ án chưa có hồi kết xảy ra trong cung đình Đại Minh.
Nơi phòng the chốn cấm cung đầy nhiễu nhương biến loạn, cung nữ Vương Ninh Thị đã ẵm theo một bé gái lưu lạc vào nhân gian. Tưởng rằng cuộc sống của mẹ con họ sẽ yên bình sau những trận phong ba thời đại, nhưng hai mươi năm sau, tại bờ sông Tần, một tuyệt sắc giai nhân Liễu Như Thì vì muốn khôi phục triều Minh, đã khiến cho trời đất đảo điên trở lại.



Mạt Đại Hoàng Phi (2003)

"Mạt Đại Hoàng Phi" là câu chuyện lịch sử về hoàng phi Văn Tú, người fụ nữ đầu tiên trong lịch sử TQ dám ly hôn vối bậc "cửu ngũ chí tôn".
Sau khi Viên Thế Khải ép hoàng đế Phổ Nghi thoái vị, Văn Tú cùng phế đế Phổ Nghi buộc fải rời khỏi Tử cấm thành để đến ở fía sau tịnh viên tại Thiên Tân. Tưởng chứng mọi việc sẽ thật dễ dàng với hoàng phi xinh đẹp - Văn Tú. Nhưng vì lòng đố kỵ, ghen tức với những tình cảm mà Phổ Nghi dành cho Văn Tú, nên chính cung hoàng hậu Uyển Dung đã ko từ bất cứ thủ đoạn nào để hãm hại nhằm loại trừ hoàng phi. Từ đó tạo ra cuộc "cách mạng" phi tử, hoàng phi Văn Tú ly dị vua Phổ Nghi.
Những tưởng sau khi ly dị được với vị vua cuối cùng của đất nước Trung Hoa. cuộc sống của Văn Tú sẽ thoát khỏi nỗi ám ảnh "lồng son" của phi tử, nhưng ngược lại, Văn Tú fải trải wa những thời khắc khó khăn nhất của quãng thời gian còn lại của cuộc đời mình...

THỦY LINH VAI THỤC PHI VĂN TÚ


Tào Tháo Và Nàng Sái Văn Cơ (2003)

Kịch Tuyết vai Sái Văn Cơ




Giang Sơn Phong Vũ Tình (2003)



TRƯƠNG LAN LAN VAI TRẦN VIÊN VIÊN

Triều Minh những năm cuối đời hoàng đế Thiên Khải ,triều đình u ám trước những âm mưu . Hoàng đế bệnh nặng ko sống đc bao lâu lại ko có con nối dõi chỉ có duy nhất hoàng đệ Châu Do Kiểm . Đại nội tổng quản Ngụy Trung Hiền âm mưu dùng thai nhi trong bụng cung nữ Anh Nhi mạo danh hoàng tửu nhằm giữ vững địa vị . Nào ngờ , Anh Nhi sinh con gái bị đuổi khỏi cung lưu lạc tới Dương Châu . Châu Do Kiểm được cẩm y vệ đưa về cung lo tang sự sau lên ngôi lấy hiệu Sùng Trinh .Anh Nhi đặt tên con là Trần Viên Viên sống tại kỹ viện . Thời gian trôi qua Trần Viên Viên lớn lên xinh đẹp thông minh hơn người , học nghề ca hát chẳng bao lâu trở thành ca kỹ nổi danh thiên hạ Sùng Trinh lên ngôi quyết tâm chỉnh đốn phục hưng Đại Minh nhưng trong ngoài rối ren triều đình suy yếu . Nhân dân oán thán Lý Tự Thành cầm đầu nông dân phất cờ khởi nghĩa . Quân Bát kỳ của Đại Thanh hùng mạnh chiếm vùng quan ngoại , Hoàng Thái Cực lên ngôi khai quốc . Trước nguy cơ suy vong của đất nước , Sùng Trinh vô cùng lo lắng 
Trần Viên Viên đc cha nuôi là đại công công Vương Thừa Ân tuyển nhập cung , từ chối thẳng sự sủng ái của Sùng Trinh nhưng lại phải lòng dũng tướng Ngô Tam Quế 
Nghĩa quân Lý Tự Thành bị quân triều đình vây chặt tại Xa Sương Hạp Đang lúc Sùng Trinh sắp đánh tan nghĩa quân thì Hoàng Thái Cực đột nhiên đưa quân xuống tấn công kinh thành Sùng Trinh tạm hòa nghĩa quân , nghênh chiến quân Thanh 
Sùng Trinh kiên trì " dĩ chiến mưu hoà" dùng kế đưa Liêu tổng đổc Viên Sùng Hoán ra lăng trì xử tử , cho Ngô Tam Quế làm chủ tướng vì muốn lấy lòng tướng tài nên Sùng Trinh đem Trần Viên Viên gả cho Ngô Tam Quế .3 ngày sua đám cưới ,Ngô Tam Quế ra biên quan còn Trần Viên Viên vẫn ở lại trong cung làm con tin 
Cao Nghênh Tường,Lý Tự Thành đánh vào đất rồng Phượng Dương , Trương Hiến Trung quật Hoàng Lăng chặt đứt long mạch vương triều Đại Minh tại Liễu Châu Nghĩa quân nảy sinh mâu thuẫn ... Sùng Trinh nghe tin hoàng lăng bị hủy đau khổ tột cùng phát bệnh Hoàng Thái Cực dốc toàn lực đánh nghĩa quân khiến nghĩa quân bị hao binh tổn tướng Sấm Vương Cao Nghênh Tường bị bắt đưa về kinh thành xử tử Lý Tự Thành kế thừa địa vị Sấm vương




Phụng cầu hoàng (2003)

Tình yêu và định mệnh, hạnh phúc khổ đau từ nghìn xưa đến nay được thoáng hiện trong bóng dáng cổ khúc Phụng Cầu Hoàng. “Trăng trường An mùa thu trong cung Hán”, câu hát đầy sức gợi trong phim Phụng Cầu Hoàng đã ám ảnh cả bộ phim bằng một vẻ đẹp liêu trai, một vẻ đẹp kỳ ảo nhưng sao mà lạnh lẽo và thấm đượm nỗi buồn để rồi khi Khúc Phụng Cầu Hoàng thăng hoa lại mở ra những nét đẹp tươi sáng.
Chàng Tương Như, nàng Văn Quân; một người đầy tài năng, một kẻ “si tâm bất hối” gặp  gỡ trong những cơ duyên trớ trêu để rồi hoa tình yêu đã nở. Chuyện hai người như một bản tình ca bất tận vượt qua mọi rào cản lễ giáo phong kiến hà khắc để đến với nhau. Phim Phụng Cầu Hoàng hấp dẫn bởi một nội dung lấp lánh đầy những vẻ đẹp nội tâm và dàn diễn viên khá quen thuộc với khán giả màn ảnh nhỏ Việt Nam như Tiêu Ân Tuấn, Phác Mỹ Tuyên, Hoàng Hải Ba, Lưu Hy Viên, Thiệu An Liêm, Lưu Tiểu Phong... 

PHÁC MỸ TUYÊN VAI TRÁC VĂN QUÂN



Lệ Cơ Truyền Kì (2004)

Tần Hải Lộ trong vai Lệ Cơ ,Khưu Tâm Chí vai Trùng Nhĩ


Đại Hán Nữ Anh Hùng (2004)

Đại Hán Nữ Anh Hùng nói về cuộc đời của Tân Truy sau khi gặp tướng quân của Lưu Bang là Lợi Thương. Trong một lần bị thương khi chinh chiến Lợi Thương đã lưu lạc tới Phong Trấn và được Tân Truy cứu giúp đem về nhà. Trước cha cô qua đời đã gửi gấm cô cho Lợi Thương vì thế sau này hai người đã nên duyên vợ chồng. Tuy nhiên cuộc sống của họ lại không diễn ra êm đềm vì thời thế lúc bấy giờ chiến tranh liên miên giữa hai nước Hán Sở. Nhân dân lầm tha, chết chóc đói khổ khắp nơi vì thế thân là tướng nên Lợi thương không thể đứng yên nhìn. Vợ chồng Lợi Thương và Tân Truy cũng lao vào cuộc chiến nhằm giúp đất nước mình. Bên cạnh họ còn có tiểu tử Phù Thân đi theo để bảo vệ cho Tân Truy để sau này anh cũng trở thành 1 hiệp khách
Phim còn là số phận chìm nổi của cô kỷ nữ Vệ Thị khi vô tình lọt vào mắt của Lưu Bang nên cô đã tìm mọi cách tranh giành quyền lực và địa vị cho mình. Cuộc chiến quyền lực và cuộc chiến xâm lâm đó cuối cùng sẽ ra sao? Phần thắng sẽ thuộc về bên nào? Hậu quả sẽ tới mức độ như thế nào? 


THỦY LINH( TƯỞNG CẦN CẦN) VAI TÂN TRUY

Lãng tử Yến Thanh (2004)

Những năm Bắc Tống. Hoàng đế hoang phế triều chánh,giang thần Cao Cầu lộng quyền, hảm hại trung lương ,dân chúng lầm than ,một số anh hùng hào kiệt bắt buộc lên núi thảo khấu. Sự xuất hiện của Lý Sư Sư càng làm cho hoàng đế ỷ loạn tình mê. Điều không ai ngờ đến Lý Sư sư lại là hiệp đạo Phi Tướng Quân làm cho tham quan quyền quí sợ khiếp đảm.Lãng Tử giang hồ Yến Thanh tranh cường hào thắng ,bắt Phi Tướng Quân , mới biết đó chính là người mình yêu cho nên xảy ra cuộc tranh giành hồng nhan giữa hoàng đế và lãng tử ,Cao Cầu lợi dụng dịp này để soán ngôi ,thế là một cuộc yêu hận tình thù xảy ra ,thêm vào những âm mưu của gian thần làm cho truyện tình trở nên trắc trở... 

LÝ SƯ SƯ - VU NA

Giang sơn mỹ nhân tình (2005)

Giang sơn mỹ nhân tình nói về thời Ngũ Đại Tàn Đường, khi Trung Quốc phân chia thành nhiều nước nhỏ như Bắc Hán, Nam Đường, Hậu Thục, Nam Hán… (Chính là quân Nam Hán đã xâm lược nước ta bị Ngô Quyền đánh bại trên sông Bạch Đằng). Phim kể lại cuộc đối đầu dai dẳng giữa hai địch thủ là vua nước Tống, Triệu Khuông Dẫn (Huỳnh Văn Hào) và Lý Hậu Chủ (Ngô Kỳ Long) nước Nam Đường. Họ còn là tình địch vì cùng yêu một giai nhân tuyệt sắc là Châu Nga Hoàng.
Triệu Khuông Dẫn là con một viên quan nhỏ ở nước Bắc Hán, vì ghét hôn quân vô đạo nên anh phiêu bạt giang hồ tìm minh chúa. Khuông Dẫn gặp Lỳ Dục, hoàng tử Nam Đường khi Khuông Dẫn đang trộm gạo giúp dân đói khổ. Hai người bất đồng ý kiến vì Lý Dục muốn dùng văn chương để thuyết phục quan phủ mở kho lương, còn Khuông Dẫn quá hiểu bọn tham quan nên chủ trươgn dùng vũ lực.
Lý Dục giận Khuông Dẫn dám giết quan quân nên bỏ đi. Triệu Khuông Dẫn đến Nam Đường, lần đầu tiên gặp tiểu thư xinh đẹp Châu Nga Hoàng tại một quán rượu “con gái Nam Đường hào khí ngất trời”, khi nàng giành uống rượu với bọn nam nhân để có quyền múa chung với vũ nữ tài hoa Yểu Nương. Sau đó là một màn anh hùng cứu mỹ nhân ngoạn mục trước bọn phàm phu tục tử sàm sỡ Nga Hoàng, khiến Nga Hoàng ngưỡng mộ Triệu Khuông Dẫn vô cùng.
Họ yêu nhau và Triệu Khuông Dẫn hứa đến nhà nàng cầu thân, nhưng Khuông Dẫn vô tình dính líu vào một vụ tranh chấp của giới hoàng thân quốc thích Nam Đường nên bị chúng ám hại phải trị thương nhiều tháng. Khi Khuông Dẫn đến được nhà Nga Hoàng thì nàng buộc phải nghe lời cha mẹ đính hôn với Lý Dục. Châu Phu nhân định hãm hại Khuông Dẫn, Nga Hoàng cứu thoát cho anh, nhưng hai người phải chia tay vì Nga Hoàng không dám chống lại lệnh ban hôn của vua.
Sau nhiều thăng trầm, Triệu Khuông Dẫn trở thành danh tướng của triều đại Bắc Chu và tự lập làm vua, khai sáng triều Đại Tống. Còn Lý Dục, do thời cuộc đẩy đưa cũng thành vua Nam Đường, xưng hiệu Lý Hậu Chủ. Nam Đường nhỏ yếu trở thành thuộc quốc của Đại Tống. Triệu Khuông Dẫn nhiều lần tìm gặp Nga Hoàng nhưng không được. Lý Hậu Chủ khi biết Khuông Dẫn là người yêu cũ của Nga Hoàng thì ghen lồng lộn, lạnh nhạt với Nga Hoàng, lại đem lòng yêu Gia Mẫn, em gái của Nga Hoàng. Triệu Khuông Dẫn hay tin, một mình sang Nam Đường tìm gặp Nga Hoàng lúc nàng đang bệnh nặng, lại quá buồn đau vì con chết, nhưng Nga Hoàng chỉ khẩn cầu Triệu Khuông Dẫn đừng chiếm Nam Đường vì nàng mãi sẽ là quốc hậu của Nam Đường. Triệu Khuông dẫn đau khồ tột cùng: “Mối tình mà vì nó suốt đời ta phấn đấu lại có kết thúc như vậy sao? Trên sa trường ta không có đối thủ, tại sao trên tình trường lại thất bại thảm hại như vậy?”
Cuộc đối đầu sau đó giữa Lý Hậu Chủ và Triệu Khuông Dẫn làm cho Nga Hoàng kiệt sức và nàng qua đời ít lâu sau đó, để lại sự tiếc thương vô cùng trong lòng hai người đàn ông.
Sau này khi chiếm nước Hậu Thục, Triệu Khuông Dẫn gặp Hoa Nhụy Phu nhân, phi tử của vua Hậu Thục có gương mặt giống hệt Nga Hoàng (cũng do Lưu Đào đóng), Quang Nghĩa, em của Khuông Dẫn muốn chiếm Hoa Nhụy nên giết chồng nàng. Triệu Khuông Dẫn đưa Hoa Nhụy vào cung để bảo vẽ nàng. Sau nhiều lần hãm hại Hoa Nhụy không được và thấy ảnh hưởng của Hoa Nhụy đối với Khuông Dẫn ngày càng lớn. Quang Nghĩa dàn cảnh bắn lầm để giết Hoa Nhụy.
Triệu Khuông Dẫn là bậc anh hùng cái thế, chiếm được cả thiên hạ, nhưng lại có cái chết mờ ám, người đời đều cho là do Quang Nghĩa hại.

LƯU ĐÀO VAI CHÂU NGA HOÀNG VÀ HOA NHỤY PHU NHÂN


Tiểu Tử Lý Nguyên Bá (2005)

Vương triều nhà Tuỳ, chiến tranh liên miên, thiên hạ đại loạn. Tuỳ Dương Đế tham lam, hoang dâm, lại được tên đại gian thần Vũ Văn Hoà Cập xúi bẩy, ngày nào cũng chìm đắm trong thanh, sắc, khuyển, mã. Thái Nguyên Hầu Lý Uyên và con thứ hai Lý Thế Dân bất mãn trước cảnh lầm than của bá tánh, ngấm ngầm liên lạc với các nghĩa sỹ giang hồ chuẩn bị lật đổ nhà Tuỳ.
Phụng chỉ đến Sơn Tây tuyển Mỹ nữ cho Tuỳ Dương Đế. Vũ Văn Thành Đô phát hiện vị hôn thê của Lý Nguyên Bá (con trai thứ tư của Lý Uyên) -- Tiêu Mỹ Nương là một mỹ nữ quốc sắc thiên hương, rắp tâm chiếm vị mỹ nữ nghiêng nước nghiêng thành này, Vũ Văn Thành Đô trăm phương ngàn kế lợi dụng quyền thế của phủ tướng quốc thuyết phục Tiêu Mỹ Nương lấy mình. Tiêu Mỹ Nương có tình cảm sâu đậm với Lý Nguyên Bá và phủ Thái Nguyên Hồng. Thuyết phục của Vũ Văn Thành Đô bị cự tuyệt, Vũ Văn Thành Đô dùng luôn thủ đoạn trói buộc Mỹ Nương ngầm áp giải về Trường An. Lý Thế Dân biết tin bèn đuổi theo chặn đường, biết là đuối lý, Vũ Văn Thành Đô lấy cớ là "Tuyển mỹ nữ cho Tuỳ Dương Đế" để bịt miệng Lý Thế Dân, đưa tình yêu giữa Lý Nguyên Bá và Tiêu Mỹ Nương đến con đường cùng. Bị rơi vào hoàn cảnh khốn khó như vậy Mỹ Nương cũng không dám báo cho Lý Nguyên Bá biết vì sợ Lý Nguyên Bá tính tình nóng nẩy gây ra hoạ lớn. Để giữ trinh tiết, Mỹ Nương định treo cổ tự vẫn, Lý Thế Dân biết tin, Mỹ Nương được cứu thoát nạn. Biết tình htế không xoay chuyển được nữa, Lý Thế Dân tương kế tựu kế, lấy đại nghĩa thuyết phục Mỹ Nương nhân cơ hội này vào cung lấy lòng Tuỳ Dương Đế, lúc thời cơ đến góp sức vì đại nghiệp. Không còn con đường nào khác, Mỹ Nương chọn con đường tất cả vì đại nghĩa. Một mặt phải tạo ra dư luận là Mỹ Nương bị bệnh phải ẩn cư chữa trị thật tình là bố trí Hoàng Công Công đến đón đưa đến Trường An. Vẻ đẹp tuyệt trần của Mỹ Nương đã dành được sự sủng ái của Tuỳ Dương Đế.
Cuộc thi đấu võ giữa Lý Nguyên Bá và Vũ Văn Thành Đô đã làm kinh động đến Tuỳ Dương Đế và văn võ bá quan. Lợi dụng được sự sủng ái, Mỹ Nương đã xin cho Lý Uyên được phong làm Đường Vương. Lý Thế Dân được phong làm Tần Vương, Lý Nguyên Bá được phong làm "Dũng mãnh Đại Tướng quân" ngang hàng với Vũ Văn Thành Đô.
Lý Nguyên Bá rất ngạc nhiên về dung mạo của "Tỷ tỷ" lợi dụng công chúa Triệu Dương, Lý Nguyên Bá lọt vào cung nhằm tìm hiểu nhưng bị lộ và bị giam vào đại lao.
Vũ Văn Hoá Cập muốn nhân cơ hội này xử chết Lý Nguyên Bá, được sự giúp đỡ của Mỹ Nương và công chúa Triệu Dương, Lý Nguyên Bá thoát chết. Trong đại lao của bộ hình, đôi trai gái si tình gặp nhau, Mỹ Nương kể hết đầu đuôi câu chuyện cho Lý Nguyên Bá biết. Lúc này Lý Nguyên Bá đã chín chắn và hiểu ra nhiều điều, quyết tâm cùng cha và Mỹ Nương góp sức diệt Đại Tuỳ.
Lấy cớ trùng tu "Thiên Hạ Viên Nam", thực tế là Lý Nguyên Bá phụng chỉ cha lấy kinh phí đó tập tụ nghĩa quân. Kết hợp với lãnh tụ nghĩa quân Tân Quỳnh, Từ Mạo Công, đại chiến "Kê Minh Sơn" tiêu diệt đại quân nhà Tuỳ. Mỹ Nương nhân cơ hội hạ độc vào rượu giết chết Tuỳ Dương Đế rồi lặng lẽ trốn ra ngoài cung. Khởi nghĩa thành công, Lý Uyên chuẩn bị lên ngôi vua, khi đưa bá quan đến kiểm tra hoàng cung, tổng đốc công xuất hiện vạch trần Lý Uyên vì bảo mật Tấn Dương Cung đã bí mật giết hết toàn bộ thợ, các bá quan tân triều kinh ngạc. Biết sự thật tàn khốc như vậy, Lý Nguyên Bá phẫn nộ lên án cha bất nhân bất nghĩa rồi bỏ đi. Mỹ Nương biết mình có mang, tự mình thấy có lỗi với Lý Nguyên Bá, Lý Uyên đã bố trí Mỹ Nương cùng mẹ rời khỏi Trường An.
Sấm chớp ầm ầm, trời đổ mưa như trút nước, trong ánh chớp, trong mưa bão, tiếng gọi Mỹ Nương tha thiết vang vọng trong núi rừng...

TIÊU MỸ NƯƠNG - NINH TỊNH



Kỷ Nguyên Thịnh Đế (2005)



Bộ phim được chia thành 4 phần Phần 1: lấy bối cảnh nhà Tuỳ đang gặp nguy cơ tứ phía và có thể dùng 5 chữ để miêu tả chính là “huy hoàng trong suy tàn”. Từ đêm Nguyên Tiêu của đại nghiệp 11 năm, một tiếng than của Lý Uyên đã dẫn đến tai họa lao ngục. Vua Tuỳ bất chấp sự phản đối của quần thần, quyết định rời Lạc Dương, đi tuần du Giang Nam, khiến cho dân chúng biết rõ nội tại của nhà Tuỳ đang đi đến chỗ tiêu diệt và cũng làm cho ước mơ phục hưng nhà Tuỳ của Lý Thế Dân và Hứa Đa bị huỷ hoại hoàn toàn.
Phần 2: nói về sự sụp đổ của Vương triều từ lúc Lý Thế Dân khuyên Lý Uyên khởi nghĩa nhưng Lý Uyên do dự không quyết định cho đến lúc Lý Uyên chiếm lĩnh nhà Tuỳ dừng chân ở Trường An, vua Tuỳ bị sát hại ở Giang Nam và Vương triều nhà Tuỳ bị diệt vong. Phần này nói về những gian nan trong quá trình lập nên Vương triều mới và nỗi thống khổ của Vương triều cũ bị diệt vong.
Phần 3: nói về quá trình bình thiên hạ, từ lúc Lý Uyên và quần hùng xưng đế đến lúc Vương Thế Sung và Đậu Kiến Đức bị tiêu diệt, thiên hạ thống nhất. Vương Thế Sung, Đậu Kiến Đức và cha con Lý Uyên là đại diện cho 3 đế vương hoàn toàn khác biệt. Vương Thế Sung gian xảo dựa vào quyền thế để đi lên, chính là hình bóng của vua Tuỳ. Đậu Kiến Đức chất phác, luôn tự cho mình là thần dân của vua Tuỳ. Sau khi đánh bại Vũ Văn Hoá thu phục các quan lại cũ của nhà Tuỳ, Kiến Đức gần như giữ lại tất cả các quy chế, các nịnh thần và an tâm chiếm cứ 1 vùng mà không có chí lớn thống nhất thiên hạ. Vì thế ông ấy mới đi nước cờ sai lầm cuối cùng là chi viện cho người mà ông ấy chán ghét Vương Thế Sung khiến cho toàn quân bị tiêu diệt. Lý Thế Dân tiêu diệt hết bọn họ, không phải ở binh lực mà ở nhân tâm, thống nhất thiên hạ.
Phần 4: nói về thời kỳ hưng thịnh, từ lúc Lý Kiến Thành gây rối đến 4 năm Trinh Quán, thiên hạ đại trị. Giống như Vương triều Hứa Đa, sau khi tiêu diệt quân địch bên ngoài xong thì nội bộ bắt đầu tranh chấp quyền lực. Lý Thế Dân hoàn toàn không có ý muốn tranh quyền nhung cha anh ấy nghe lời xàm tấu của các nịnh thần nên an phận không muốn vươn lên. Để diệt trừ Lý Thế Dân, Lý Kiến Thành uy hiếp bằng quyền lực, li gián cha con Lý Thế Dân. Vì thế mới xảy ra chuyện huynh đệ Huyền Võ Môn tự tàn sát lẫn nhau. Lý Thế Dân lên làm thái tử, sau đó làm hoàng đế. LTD thực hiện nguyện vọng tề thế an dân, mở ra thời kỳ hưng thịnh quốc thái dân an.

TÔN PHI PHI - NGHUYỆT DUNG CÔNG CHÚA


Thái hậu Bắc Ngụy (2006)

Bộ phim kể về cuộc sống phong phú truyền kỳ của một nữ cải cách gia đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc – Phùng thái hậu nhà Bắc Ngụy.


NGÔ THANH LIÊN  VAI PHÙNG THỤC NGHI

Phùng thái hậu tên thật là Phùng Thục Nghi, thời còn trẻ, bị mang tội, phải vào cung làm nô tì, nhờ thông minh nhanh nhẹn nên trở thành bạn học với hoàng tử Thác Bạt Tuấn. Thác Bạt Tuấn đã đăng cơ hoàng đế lúc 13 tuổi. Phùng Thục Nghi được chọn làm quý nhân, sau đó trở thành hoàng hậu mẫu nghi thiên hạ. Trong khoảng thời gian đó, Phùng hoàng hậu tạo cơ hội cho anh trai đi xuất chinh để rửa sạch tội danh và sự sỉ nhục cho nhà họ Phùng đồng thời giúp đỡ Văn Thành đế đào đường hầm Vạn Cương.

Sau khi vua Văn Thành qua đời, nhờ sự giúp đỡ của quần thần, Phùng hoàng hậu tiêu diệt triệt để âm mưu cướp ngôi của Ất Hỗn, hỗ trợ cho Hiếu Văn đế còn nhỏ tuổi. Phùng hoàng hậu được tôn làm Phùng thái hậu, lần đầu tiên chính thức lâm triều. Dưới sự dẫn dắt và ủng hộ của Phùng thái hậu, Hiếu Văn đế quyết chí cải chính, phú quốc cường binh, khiến cho vương triều Bắc Ngụy ngày càng hùng mạnh, kinh tế và văn hóa phát triển từ trước tới nay chưa từng có. 



Thiếu niên thiên tử (2006)

Nói về cuộc đời của hoàng đế Thuận Trị. Thuận Trị 5 tuổi lên ngôi, 13 tuổi thân chánh. Đối diện với cục diện rất hỗ n loạn, Thuận Trị rút bài học triều Nguyên triều Minh bị mất nước, vứt bỏ những truyền thống lạc hậu, thu hút văn hóa ưu tú, dùng tư tưởng nhà nho cai tri nước nhà, dựng cơ sở thịnh thế của Khang Hy, Càn Long.Thế nhưng giữa một bên là bá quan văn võ một bên là hoàng thái hậu , Thuận Trị luôn lâm vào cảnh ko muốn mà vẫn phải làm dù nhân hậu nhưng chẳng thế làm gì trc thế lực quá lớn . Hậu cung tranh sủng âm mưu thủ đoạn hãm hại lẫn nhau . Thuận Trị hoàn toàn bất lực chẳng quản nổi đành cam chịu đau khổ uất ức Cuối cùng trước cái chết của Đổng Tiểu Uyển , Thuận Trị cắt tóc đi tu bỏ lại ngai vàng truyền chiếu truyền ngôi cho a ca Huyền Diệp khi đó mới 8 t để các đại thần phụ chính cai quản do Ngao Bái đứng đầu

HOẮC TƯ YẾN VAI ĐỔNG NGẠC PHI

Hồng Phất Nữ (2006)

Câu chuyện xoay quanh đời trước lúc Lý Thế Dân lên ngôi, lúc này đang thời loạn lạc, Vạn Đế bạo ngược vô nhân, Tư Đồ Dương Tố một tay che trời, thay quyền vua, dân chúng lầm than. Tư Đồ Dương Tố đào tạo ra một tổ chức sát thủ gọi là Địa Hạt Cung gồm người đứng đầu là Độc Cô Thành và đào tạo ra các nữ sát thủ chuyên đi hành thích những vương quan đại thần và những người chống đối Tư Đồ phủ. Lý Tịnh là một thanh niên am hiểu binh thư sách lược, võ công thì không giỏi nhưng rất có tài trí và mưu lược, cà đời Lý Tịnh đi ngao du khắp nơi để học hỏi và tìm cho mình một vị minh quân để phò trợ. Hồng Phật là một trong những nữ sát thủ có võ công đứng đầu trong Địa Hạt Cung và là người Tư Đồ Dương Tố thương yêu nhất nhưng trong lòng cô chỉ có Độc Cô Thành dù cô vừa yêu vừa hận vì hắn đã giết chết cha mẹ cô và đem cô vào tổ chức sát thủ máu lạnh này. Trong một lần Lý Tịnh đến Trường An đã tham dự đại hội chiêu hiền do Tư Đồ Dương Tố tổ chức vì nghĩ Dương Tố có thể lật đổ Vạn Đế lên ngôi vua để đem lại sự yên bình cho thiên hạ...


THƯ KỲ VAI HỒNG PHẤT NỮ


Thanh Phong Minh Nguyệt Giai Nhân (2007)

Tái hiện lại cuộc đời Lý Thanh Chiếu đệ nhất tài nữ đời nhà Tống 

HÀN TÁI PHÂN VAI LÝ THANH CHIẾU


Mẫu nghi thiên hạ (2008)

Chính Quân bản tính lương thiện, hiền hậu, là người đầu tiên trở thành Thái tử kỷ. Trong cung, Chính Quân và Phó Dao cạnh tranh nhau quyết liệt để giành quyền được sủng ái và ngôi báu cho con trai mình. Phó Dao muốn con trai Lưu Khang lên ngôi thái tử để mình lên ngôi hoàng hậu nên tìm cách tiếp cận Nguyên Đế thân mật hơn, khoe con trai Lưu Khang thông minh, tài giỏi trước mặt Nguyên Đế
Không chỉ vậy, Phó Dao còn tạo cơ hội để Nguyên Đế có ác cảm với Lưu Ngao. Khi Hán Nguyên đế tuột dốc, Lưu Ngao lên ngôi. Theo thứ tự, Chính Quân lên hoàng thái hậu và ở trong cung Trường Tín. Phó Dao được phong Chiêu Nghi nhưng trong lòng vẫn luôn đố kỵ, đợi lúc Chính Quân và Thành Đế ở trong cung thì phóng hỏa. 

VIÊN LẬP VAI VƯƠNG CHÍNH QUÂN



Mỹ Nhân Tâm Kế (2009)

Mỹ Nhân Tâm Kế là bộ phim bom tấn có kinh phí lớn của Trung Quốc trong năm 2010, là phim truyền hình thuộc thể loại dã sử, do Vu Chính làm biên kịch lấy ý tưởng từ tiểu thuyết Vô tận chìm nổi của Tiêu Kỳ Anh.


LÂM TÂM NHƯ VAI ĐẬU Y PHÒNG


Tần Hương Liên (2010)

Tần Hương Liên  là câu chuyện kể về sóng gió cuộc đời của nữ giai nhân Hương Liên cùng với 2 con nhỏ của mình là Dông Ca và Xuân Muội trong hành trình lên kinh thành tìm kiếm tung tích của chồng mình là Trần Thế Vĩ. Trần Thế Vĩ lên kinh để ứng thi nhằm đổi đời, để mẹ con Hương Liên tại quê nhà với hy vọng chờ chồng. Thế nhưng trải qua bao năm tháng vẫn không nghe ngóng được tin gì của chồng mình, Hương Liên quyết định lên kinh để tìm chồng, vì không còn lộ phí nên 3 mẹ con buộc phải ăn xin dọc đường cho qua ngày. Sau một thời gian họ cũng tìm thấy được Thế Vĩ, chàng lúc này đã trở thành trạng nguyên phò mã, nhưng khi đứng đối diện với Hương Liên và các con, Thế Vĩ thẳng thừng đoạn tuyệt vì sĩ diện của mình, thậm chí hắn còn dùng sát thủ để truy sát 3 mẹ con để trừ đi hậu họa sau này. Hương Liên vì quá đau lòng cố gắng kìm nén đau thương để tiếp tục sống vì 2 đứa con, được sự trợ giúp của Bao Chửng, cộng với vốn ca kì của mình, Hương Liên nhanh chóng trở thành nữ giai nhân được người người chú ý đến.

VIÊN SAN SAN VAI TẦN HƯƠNG LIÊN


Đại Đường Nữ Tuần Án (2010)


Chuyện phim lấy bối cảnh triều Võ Tắc Thiên thời Đường, thuật chuyện nữ quan Tạ Dao Hoàn nhờ phá được kỳ án trong cung mà được Võ Tắc Thiên trọng dụng. Tạ Dao Hoàn được phái đến Giang Nam điều tra vụ án khâm sai bị sát hại. Tại đây nàng gặp được Giang Nam đại hiệp Liên Đình Phi, nảy sinh một mối tình khắc cốt ghi tâm. Rồi những chuyện ly kỳ, bí ẩn liên tiếp xảy ra.....

CHUNG HÂN ĐỒNG VAI TẠ DAO HOÀN


Xa Hương Phu Nhân (2010)


Vào Thời nhà Minh , tại vùng Tứ Xuyên tỉnh Vân Nam , khu vực vẫn trong tình trạng ly khai .
Chu Nguyên Chương Tảo Triều thảo luận những vấn đề về vùng đất Tây Nam , Nguyên Thuận Đế cố thủ ở Vân Nam , nuôi ngựa luyện binh , khiến Chu Nguyên Chương bất an .
Tướng Lưu Bá Ôn đề nghị tấn công Vân Nam , nhất định phải đánh qua vùng Qúy Châu , vùng Thủy Tây là nơi có thế lực các bộ lạc li khai mạnh mẽ nhất Qúy Châu .với dân số 1 triệu người , và 200.000 binh sĩ .
Ái Thúy đưa ra chính kiến để đối phó , các đại thần nghị luận xôn xao , Chu Nguyên Chương quyết định đưa Ái Thúy đến Bình Định các bộ lạc . Về phần Nguyên Thuận Đế cũng gửi sắc lệnh đến Qúy Châu để thuyết phục .
Chu Nguyên Chương hạ lệnh phong Ái Thúy làm Qúy Châu Tuyên Ủy Sứ . Ái Thúy vui mừng khôn xiết .
Nữ tù trưởng Na Châu theo đuổi Ái Thúy , nhưng Ái Thúy luôn luôn từ chối cô ấy . 14 năm trước tại Tứ Xuyên Vĩnh Ninh , Ái Thúy đã có định ước hôn nhân , vị hôn thê của ông là Xa Hương của Tứ Xuyên Vĩnh Ninh Xa Vương Phủ .
Tại Vĩnh Ninh Tứ Xuyên ,hàng ngày Xa Hương đều cùng các cung nữ thân cận cưỡi ngựa bắn tên , vô ưu vô sầu . Nhưng đồng thời , Xa Hương rất thích tìm hiểu nền văn hóa Hán .

NINH TỊNH VAI XA HƯƠNG

Lần đầu gặp vị hôn phu 40 tuổi Ái Thúy , Xa Hương cảm thấy chút khó chịu . Cô mượn lý do đi mua sách ở Qúy Dương ,để các thị nữ thân cận xem xét Ái Thúy . Trong khi đó cô cứu được Ba Căn nghĩa tử của Nguyên Thuận Đế ,Na Châu - thị nữ bên cạnh Xa Hương lặng lẽ đem lòng yêu Ba Căn .
Thủ lĩnh bộ lạc Ô Tát đã bị Thuận Đế mua chuộc , Thuận Đế cũng đã gửi một sứ giả đến vùng Thủy Tây với ý định mua chuộc Ái Thúy bị Ái Thúy khéo léo từ chối .
Ái Thúy thành hôn , Ái Thúy đã gửi em trai thứ 3 Mạc Lý của mình đưa kiệu đến rước Xa Hương .Thuận Đế biết tin , phái Ba Căn điều binh phục kích Xa Hương , bắt giữ Xa Hương ép Ái Thúy phải nghe theo hắn .Na Châu cảm thấy bất mãn , đi theo nhị đệ Phổ Qúy liên kết giúp đỡ Xa Hương .
Đội hộ tống bị phục kích , Mạc Lý tại trận đánh trúng tiễn đã rơi xuống Hà Cốc . Xa Hương và thị nữ nhận ra Ba Căn , Na Châu hét lớn làm Ba Căn do dự không thể ra tay .
Các bộ lạc Thủy Tây biết tin Cô Dâu bị cướp , thắp sáng ngọn hải đăng , cứu nạn Xa Hương , Ba Căn nhân đó thả Xa Hương đi .
Xa Hương bình An trở về Thủy Tây , Đại quản gia Thủy Tây - Ô Mục cho biết vì Xa Hương và Ái Thúy tinh tướng không hợp . Xa Hương không quan tâm .
Xa Hương nhàn rỗi hay đọc sách , Ái Thúy phát hiện đó là Hán Văn , nên không hài lòng .
Mạc Lý vượt bao gian khổ cũng về được Thủy Tây , Thúy Ái giáng chức thành thị vệ của Xa Hương .
Xa Hương cùng thị nữ ra ngòai , trên đường cô thấy 2 bộ độc đang đánh nhau quyết giành nguồn nước . Xa Hương đã có một giải pháp thông minh cho cuộc tranh chấp 2 bộ tộc .Quân đội nhà Minh cũng đã đi đến khu vực Qúy Dương , chuẩn bị mượn vùng Thủy Tây để tiến đánh Vân Nam .Thuận Đế cũng đến Thủy Tây , kêu gọi Ái Thúy hợp tác liên minh , Ái Thúy không đồng ý . Nhưng Phổ Quý lẳng lặng bắt tay kẻ địch , âm thầm liên lạc Thuận Đế , để Ba Căn cho người trà trộn vào trang trại ngựa Thủy Tây .Nhân Lúc phu quân chưa có ý tưởng gì , Xa Hương đưa ra kế sách ngăn chặn quân Minh , Ái Thúy rất tán thành và đánh giá cao .
Một Năm sau , Xa Hương sinh con trai tên Lũng Đệ , Ái Thúy vui mừng ngây ngất .
Thế lực của Thuận Đế được khuếch đại , Chu Nguyên Chương hạ chiếu trong năm phải san bằng Vân Nam . Đưa 10 vạn binh sĩ đến tập kết tại Quý Dương .
Quân Minh gửi sứ giả đến gặp Ái Thúy , hạn định việc mở đường Thủy Tây , lúc này Ái Thúy đang bệnh nặng , Xa Hương thuyết phục chồng theo xu hướng Thủy Triều , Ái Thúy đồng ý . Ba Căn nhận được tin cho người đi phục kích , sứ giả bị giết chết , gây mâu thuẫn lớn giữa Quân Đội và Thủy Tây .
Mạc Lý cho người vây bắt Ba Căn để làm rõ sự tình .
Na Châu đã cứu giúp Ba Căn , và nói dối hắn là anh trai mình , Xa Hương xúc động bởi lời khai của Na Châu nên cứu giữ lại mạng cho Ba Căn . Quân Minh tấn công Vân Nam , Phổ Quý lãnh đạo quân Thủy Tây trợ giúp , lập đại công .
Na Châu âm thầm phóng thích Ba Căn đi , Ba Căn trở về Côn Minh , Côn Minh cũng đang bị Quân Minh tiến đánh và chiếm giữ , Ba Căn đã chôn xác Thuận Đế , lưu lạc tứ xứ .
Ái Thúy bệnh nặng , thượng tấu lên Chu Nguyên Chương , thỉnh cầu cho con trai Lũng Đệ làm Tuyên Ủy Sứ . Đề xuất đưa Xa Hương Phu Nhân lên làm nhiếp chính . Ái Thúy qua đời .
Phổ Qúy thèm muốn vị trí Tuyên Ủy Sứ cùng Na Châu lập kế dìm Lũng Đệ chết đuối , bị Ba Căn bắt gặp , Ba Căn cứu Lũng Đệ .Phổ Qúy dùng Lũng Đệ làm con tin đe dọa Xa Hương , Xa Hương tuyệt vọng , cô muốn con trai và từ bỏ ngôi vị đưa cho Phổ Quý . Đúng lúc đó , Ba Căn trở về cùng Lũng Đệ , kế họach của Phổ Quý đổ vỡ , Na Châu tự sát .
Xa Hương chấp chính , khai thông Hán tự , tập trung phát triển kinh tế Thủy Tây , Thường xảy ra xung đột với Ô Mộc , Ô Mộc từ chức .Chu Nguyên Chương hạ lệnh , tuyên Lũng Đệ 6 tuổi phải học chữ , Xa Hương thuyết phục mọi người , đưa con trai mình lên Kinh Thành .
Xa Hương rời Quý Châu Tuyên Ủy Phủ đến Quý Dương . Tân thống đốc mới của Quí Châu - Mã Diệp một kẻ dị tâm . Khi biết Xa Hương chỉ là một nữ Tù Trưởng hắn tỏ vẻ khinh khi . Mã Diệp với Xa Hương không đội trời chung .
Ô Tát xúi giục Thực Pu rằng Tuyên Ủy Sứ không xứng với Xa Hương , để hắn gửi sát thủ đến Bắc Kinh ám sát Lũng Đệ , Ba Căn vì cứu Lũng Đệ mà chết .
Xa Hương và Thực Pu , 2 bộ tộc sẽ xảy ra chiến tranh , Mã Diệp nhìn thấy ngọn lửa chiến ranh và tìm cách thổi bùng lên , Xa Hương đích thân dẫn đầu đòan quân xuất trận đánh Thực Pu bất ngờ , bao vây tòan bộ sở chỉ huy . Tại thời điểm quan trọng , Thực Pu tìm đến Phổ Qúi nương tựa mới thấy lòng dạ thật sự của hắn , Phổ Quý giết chết Thực Pu , rồi cũng bị Thực Pu ra tay giết chết .
Xa Hương đã dẫn dắt các Bộ Tộc Thủy Tây phát triển thịnh vượng , Mã Diệp liên tục gây cản trở , Mã Diệp nắm chặt không để Xa Hương tiến thêm , bày mưa hãm hại , kích động dân tình làm phản Xa Hương .
Xa Hương lập tức nhận ra được âm mưu của Mã Diệp , Xa Hương thuyết phục mọi người , tất cả cáo ngự trạng về Kinh Thành , Chu Nguyên Chương thấu hiểu mọi chuyện , cắt chức Mã Diệp . 
Sau đó Xa Hương Trở về Quý Châu , tiếp tục đòan kết các bộ tộc , phát triển kinh tế vùng Quý Châu , đưa Tứ Xuyên-Vân Nam-Quý Châu vào con đường hội nhập .Năm 1396 , Xa Hương qua đời ở tuổi 38 .
Sau khi Xa Hương mất , Hòang đế ban chỉ dụ : Xưng " Xa Hương Tài giỏi vượt hơn 10 vạn hùng binh " , ban phong làm " Thuận Đức Phu Nhân "

Khuynh thế hoàng phi (2011)

Được xưng tụng là “tác phẩm truyền hình được mong đợi nhất năm 2011”, Khuynh thế hoàng phi làm các khán giả yêu thích phim cổ trang háo hức từng ngày. Đây là tác phẩm đầu tiên người đẹp xứ Đài Lâm Tâm Như thử sức với vai trò là nhà sản xuất, ngoài ra cô còn kiêm luôn vai nữ chính: công chúa Mã Phức Nhã.
Mã Phức Nhã là nàng công chúa nước Sở dung mạo nghiêng nước ngiêng thành, trong sáng, lương thiện. Những tưởng cuộc đời nàng vẫn mãi êm đềm, hạnh phúc trong nhung lụa… nhưng chỉ trong một đêm mọi thứ đã kết thúc… Chứng kiến tận mắt cảnh phụ mẫu bị hoàng thúc sát hại, bản thân phải rơi vào cảnh nước mất nhà tan, công chúa xinh đẹp đã mang trong mình nỗi hận thù sâu sắc. Biến nỗi đau thành sức mạnh, Phức Nhã quyết tâm khôi phục giang sơn, giành lại những gì đã mất.Sự thông minh, tài giỏi của cô đã làm rung động trái tim hai vương tử - Mạnh Kỳ Hữu và Lưu Liên Thành và 2 người này đã cùng cô trải qua bao biến cố trên con đường phục quốc.

LÂM TÂM NHƯ VAI MÃ PHỨC NHÃ



Nữ tướng Phàn Lê Huê (2011)


Hình tượng nhân vật Phàn Lê Huê không xa lạ với người Việt Nam, hay xuất hiện trong sân khấu. Phàn Lê Huê là một nữ tướng thời Đường, triều Đường Thái Tông. Phàn Lê Huê được nhắc đến trong các truyện ‘Thuyết Đường’, ‘Tiết Gia Tướng’, ‘Tiết Đinh San chinh Tây’…. Nàng là người Tây Lương, tương truyền là tiên nữ trên trời bị đày xuống hạ giới, kết mối lương duyên với Tiết Đinh San. Nàng là đệ tử của Lê Sơn thánh mẫu, mỹ lệ vô song, văn võ song toàn, trí mưu hơn người, có pháp lực thần thông quảng đại. Nàng là người dám yêu dám hận, lấy đức báo oán, có thể nói là một nhân vật phi thường.

TẦN LAM VAI PHÀN LÊ HUÊ



Viện Dệt Hoàng Cung – Y Bị Thiên Hạ - Thiên Nhai Chức Nữ (2011)


Viện Dệt Hoàng Cung nói về cuộc đời truyền kỳ của Hoàng Xảo Nhi (Hoàng Đạo Bà), được xem là người đã khai sáng ra thời kỳ mới cho nghề dệt Trung Hoa, người đã cải tiến kỹ thuật dệt vải của Trung Hoa, nâng nó lên tầm cao mới .





Nữ Nhân Của Vua (2011)


Lấy bổi cảnh cuối đời Tần, đầu thời Hán, Nữ Nhân Của Vua xoay quanh những câu chuyện hấp dẫn về bốn nhân vật nổi tiếng Hạng Vũ, Lưu Bang, Ngu Cơ và Lữ Trĩ (Lữ Hậu). Đồng thời, đây cũng là tác phẩm đánh dấu sự tái hợp của cặp đôi đình đám xứ Đài Trần Kiều Ân và Minh Đạo. Trong tác phẩm này, Minh Đạo sẽ vào vai Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ. Trong khi đó, người đẹp Trần Kiều Ân sẽ hóa thân thành Lữ Trĩ. Cả hai diễn viên ngôi sao này đều cho biết họ rất vui khi được tiếp tục cộng tác. Vì đã từng đóng chung nhiều phim nên Trần Kiều Ân và Minh Đạo rất hiểu nhau và tin tưởng sẽ hợp tác rất ăn ý.
Mới đây, Nữ nhân của vua đã tổ chức buổi thử trang phục và tạo hình Lữ Trí của Trần Kiều Ân thu hút sự chú ý của đông đảo khán giả. Qua loạt ảnh nhà sản xuất công bố, có thể thấy vai diễn của Trần Kiều Ân được chăm chút kỹ lưỡng về phục trang và trang điểm. Các bộ đồ của cô đều vô cùng lộng lẫy, diêm dúa và sang trọng. Trong số tạo hình của Trần Kiều Ân, gây ấn tượng nhất là bộ trang phục theo phong cách Ba Tư. Bộ váyc đen hở vai khiến nhân vật Lữ Trĩ của Trần Kiều Ân trông vừa bí hiểm vừa gợi cảm.
Ngoài Trần Kiều Ân và Minh Đạo, Nữ Nhân Của Vua còn có sự góp mặt của người đẹp cổ trang Hồ Tịnh. Đây là tác phẩm đánh dấu sự trở lại màn ảnh nhỏ của người đẹp này sau một thời gian vắng bóng kể từ khi kết hôn và sinh con.




Liễu Như Thị (2012)


Vạn Tây trong bộ phim điện ảnh Liễu Như Thị (2012)



Đại Hán Hiền Hậu Vệ Tử Phu (2013)

Nữ diễn viên Đại Lục Vương Lạc Đan trong vai Vệ Tử Phu, con gái út của một tỳ nữ làm việc trong phủ của Bình Dương công chúa (Châu Lệ Kỳ), chị gái của Hán Vũ Đế - Lưu Triệt (Lâm Phong). Để thuận bề đối sách, Bình Dương công chúa đã đem tặng Vệ Tử Phu cho Lưu Triệt, người đã ngay lập tức say đắm trước vẻ đẹp của Vệ Tử Phu. Trước đó, Lưu Triệt buộc phải thành thân với hoàng hậu Trần A Kiều (Trịnh Miêu Chi) vì hiệp ước chính trị, quan hệ hai người hết sức căng thẳng.
Trước sự căm ghét tột cùng của Trần A Kiều, Lưu Triệt thành thân với Tử Phu và phong nàng làm phi. Trần A Kiều chuyển sang dùng yêu thuật để nguyền rủa Vệ Tử Phu, nhưng âm mưu của hoàng hậu nhanh chóng bị phát hiện. Vệ Tử Phu cầu xin hoàng thượng tha tội chết cho Trần A Kiều, Lưu Triệt đã phế bỏ ngôi vị hoàng hậu của A Kiều và đày vào lãnh cung. Vệ Tử Phu được phong làm hoàng hậu sau khi sinh đứa con trai đầu tiên cho Hán Vũ Đế và sau này được lập làm Thái tử.
Ngôi vị hoàng hậu của Vệ Tử Phu từng vấp phải sự phản đối của quan chức trong triều, nhưng một Vệ Tử Phu nhún nhường, khiêm tốn đã bình tĩnh chứng minh tài đức của mình. Nàng đưa ra các đề xuất chính trị cho hoàng thượng và sau này Hán Vũ Đế đã tin tưởng giao Vệ Tử Phu cai quản triều chính mỗi khi Người vắng mặt. Vệ Tử Phu còn gặp lại người tình cũ Đoạn Hoành (Từ Chính Hy), nhưng cuối cùng Đoạn Hoành đã chọn làm người ở bên cạnh bảo hộ nàng.
Giám chế Mai Tiểu Thanh từng khẳng định "Vệ Tử Phu" có cốt truyện tương tự "Thâm cung nội chiến" và "Cung tâm kế" của TVB, cô cho biết "Vệ Tử Phu" không tập trung vào việc giải quyết tranh chấp hậu cung, mà là một bộ phim lịch sử miêu tả một cách trung thực cuộc đời biến động của hoàng hậu Vệ Tử Phu. Tuy nhiên, về phương diện giải trí, bộ phim cũng đáp ứng yêu cầu về giá trị nghệ thuật.

VƯƠNG LẠC ĐAN VAI VỆ TỬ PHU


Lan Lăng Vương phi (2013)


Nội dung bộ phim sẽ tiếp tục câu chuyện về cuộc đời của Lan Lăng Vương, một anh chàng đẹp mã tài năng khác với những quan văn võ tướng lúc bấy giờ, rất được lòng nhiều mỹ nhân thiên hạ. Bộ Phim Lan Lăng Vương Phi với kinh phí đầu tư khủng cùng dàn diễn viên trẻ đẹp đầy triển vọng sẽ góp phần tăng thêm sự chú ý của khán giả từ bộ phim. 

TRƯƠNG HÀM VẬN VAI LA LĂNG VƯƠNG PHI


Tử Sai Kỳ Duyên (2013)


Mối tình tay tư đầy éo le và nước mắt nhưng cũng không kém phần lãng mạng được xây dựng trong phim Tử Sai Kỳ Duyên. Bên cạnh đó phim Tử Sai Kỳ Duyên còn cho ta thấy sự phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật nhảy múa, hội họa...Nạp Lan Đông hay còn gọi là là Hoàng Sam kiếm khách đã rơi vào mối tình tay ba rắc rối khi anh phải lòng Hoắc Tiểu Ngọc - nàng vũ công xinh đẹp nhưng bạn thân của anh là Lý Ích cũng có tình với Tiểu Ngọc vì thế để bảo vệ tình bạn, Lan Đông đã quyết định ra đi nhường tình yêu lại cho bạn mình.  Tử Sai Kỳ Duyên còn có 1 nhân vật nữ cũng đem lòng yêu Lan Đông say đắm nhưng sau khi Lý Ích bị hãm hại Lan Đông đã trở về bên Tiểu Ngọc để động viên an ủi cô ấy. Rồi chuyện tình tay tư này sẽ có kết thúc như thế nào? 

DIỆP TUYỀN VAI HOẮC TIỂU NGỌC

Đa tình giang sơn (2013)

Thuận Trị cải trang đi du ngoạn tại Giang Nam đã gặp và yêu Đổng Tiểu Uyển . Sau khi Đổng Tiểu Uyển vào cung , triều Thanh đã ra lệnh nghiêm cấm nữ nhi người Hán nhập cung tiếp cận hoàng thất , đây cũng là luật sắt cấm cung . Điều này gợi ra trước triều đình sau hậu cung với nhiều sóng to gió lớn ! Vì Thuận Trị và Đổng Tiểu Uyển yêu nhau khiến cho Hiếu Trang Thái Hậu cùng các vương công nghị chính phản đối hết sức mạnh mẽ , từng bước xung đột gắt gao . Còn Đổng Tiểu Uyển là cô gái lương thiện hiếu thảo , thông minh trong tình yêu lại càng không vụ lợi Thuận Trị , cả hai phải trải qua bể khổ kiếp nạn , cuối cùng cũng cảm động được Hiếu Trang Thái Hậu .
Hiếu Trang Thái Hậu còn ra sức giúp đỡ cho tình yêu của hai người , Thuận Trị gắng sức cải cách chính trị thông qua Mãn Hán Một Nhà còn chính thức mở ra kế hoạch lớn cho việc nước . Nhưng không may sao một cơn bệnh đậu mùa đã đoạt lấy sinh mệnh của Thuận Trị và Đổng Tiểu Uyển . Lưu lại cho ngàn đời than thở về một tình yêu thiên cổ có một không hai (độc nhất vô nhị) .

HẦU MỘNG DAO VAI ĐỔNG NGẠC PHI

Mị Nguyệt truyện (2014)

Thời kỳ Chiến quốc, Mị Nguyệt vốn là cô công chúa nhỏ được Sở Uy vương yêu quý nhất. Nhưng sau khi cha Sở Uy vương băng hà, mẹ Hướng thị bị Sở Uy hậu trục xuất khỏi cung, Mị Nguyệt  ôm trong lòng nỗi đau người mất nhà tan, trải qua quãng thời gian lưu lạc từ Sở cung đến Tần cung, hiểu rõ hết nhân tình thế thái, dần trưởng thành thành một nhân vật chính trị có đóng góp to lớn cho sự thống nhất TQ.


TÔN LỆ VAI MỊ NGUYỆT


Nữ y Minh Phi Truyện (2014)

Đàm Doãn Hiền sinh ra dưới thời Minh ở Trung Quốc, khi mà quan điểm trọng nam khinh nữ vẫn là lối mòn trong suy nghĩ của tuyệt đại đa số người dân. Vượt qua rào cản về lễ giáo phong kiến, cô đã cố gắng tự học y thuật và từng bước trở thành nữ ngự y đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa.

LƯU THI THI VAI MINH PHI


Ban Thục Truyền Kỳ (2015)

Ban Thục Truyền Kỳ kể về hành trình của cô gái mồ côi Ban Thục đi tìm lại tổ tiên. Cô nhập cung, trải qua nhiều khó khăn thử thách, cuối cùng cũng trở thành nữ phó nội học đường thời Đông Hán. Ban Thục từ chỗ oan gia rồi dần dần rơi vào tình yêu với Vệ Anh (Trương Triết Hạn). Thế nhưng Vệ Anh lại không thể quên được người yêu cũ Lưu Huyên (Trương Hinh Dư). Ban Thục với tư chất thông minh cùng kiến thức sâu rộng nhưng chưa từng học qua các quy tắc trong cung, tính cách nghĩa hiệp của cô nhiều lần gây ra biết bao trận cười tại chốn cung đình.


CẢNH ĐIỀM VAI BAN THỤC

Tịch mịch không đình xuân dục vãn -Trường Tương Y (2016)

Phim cải biên từ tiểu thuyết của nhà văn Phỉ Ngã Tư Tồn, kể về chuyện tình tay ba giữa nàng Lâm Lang (Trịnh Sảng) với vua Khang Hy (Lưu Khải Uy) và Nạp Lan Dung Nhược (Trương Bân Bân).

Đây là tác phẩm đánh dấu sự tái hợp của Lưu Khải Uy và người đẹp 9X Trịnh Sảng sau bộ phim Người đàn ông bắt được cầu vồng.


TRỊNH SẢNG VAI LÂM LANG

Cẩm Tú Vị Ương (2016)


Đây là bộ phim kể về hành trình phục thù của nàng công chúa Vong Quốc Lý Vị Ương. Sau bao nhẫn nhục, cam chịu ngậm đắng nuốt cay, cuối cùng nhờ vào tài năng của mình, công chúa đã trở thành người thắng cuộc.

ĐƯỜNG YÊN VAI LÝ VỊ ƯƠNG

Tư Mỹ Nhân (2017)

Lấy cảm hứng từ bài Tư mỹ nhân của Khuất Nguyên, phim kể về Khuất Nguyên và Sở Hoài vương là những nhân vật có thật trong lịch sử TQ. Bộ phim xoay quanh nhân vật chính là danh nhân thiên cổ Khuất Nguyên, miêu tả về cuộc đời thăng trầm và câu chuyện tình đẹp của ông. Khuất Nguyên xuất thân là danh sĩ thiên tài của tầng lớp quý tộc nước Sở, có tính cách cố chấp, nhưng lại rất cao thượng và giàu lòng yêu thương. Thời trẻ, Khuất Nguyên là một con người lãng mạn, yêu thích cái đẹp, yêu thích tự do. Nhưng đến thời chiến loạn, trong bối cảnh lịch sử các nước giao tranh, Khuất Nguyên lại có khí chất của một văn nhân. Mạc Sầu Nữ một kỳ nữ nước Sở, có dung mạo và giọng hát trời phú, là người si tình, quyết đoán, không chịu khuất phục, tính cách ngang bướng, dám yêu dám hận. Cô là truyền nhân của nữ phù thủy, từ một nữ nô lệ trở thành một thầy pháp bậc nhất nước Sở. Nhưng chuyện tình yêu rất bi kịch, được lưu truyền lại rất lâu sau.Thời chiến quốc, quần hùng tranh phong. Thiếu niên thiên tài Khuất Nguyên (Mã Khả đóng) sinh ra trong gia đình danh môn. Nhờ cơ duyên mà gặp nhau rồi yêu mến nữ nô dân gian là Mạc Sầu Nữ (Trương Hinh Dư đóng). Sau đó, nước Sở gặp cảnh thù trong giặc ngoài, bốn bề đều có nguy cơ nên hai người dù yêu nhau mà không được bên nhau. Không cam chịu số phận, không màng khác biệt về giai cấp mà yêu thương nhau. Trong hoàn cảnh đấu tranh giữa ác bá và quyền quý, hai người vô tình bị cuốn vào vòng xoáy của tranh quyền đoạt lợi nơi cùng đình và vô vàn hận nước tình thù. Giữa lúc ấy, một Khuất Nguyên thân mang tài năng trọng trách lớn, dần dần bước vào con đường cứu đất nước khỏi gian nguy đầy chông gai và thử thách. Có lòng báo quốc nhưng không lại với số trời, cuối cùng, Khuất Nguyên tuyệt vọng đau khổ mà nhảy xuống dòng Cốt La giang, Mạc Sầu Nữ lại giong thuyền bỏ đi, từ đó phiêu bạt giang hồ.

TRƯƠNG HINH DƯ VAI MẠC SẦU NỮ



Lệ Cơ Truyện - The King's Woman (2017)

Phim được chuyển thể từ Tần Thời Minh Nguyệt Tiền Truyện của tác giả Ông Thế Nhân. Phim xoay quanh câu chuyện giữa Lệ Cơ, Doanh Chính và Kinh Kha giữa những âm mưu chốn hoàng cung và sóng gió chính trị. Phim do Lưu Tân làm đạo diễn với sự góp mặt của những gương mặt trẻ đáng chú ý như Địch Lệ Nhiệt Ba, Trương Bân Bân, Lưu Sướng, Lý Thái... 


ĐỊCH LỆ NHIỆT BA VAI LỆ CƠ



Việt Nam:


Đêm hội Long Trì (1989)

Bộ phim là một thành công của Điện ảnh Việt Nam thời kỳ đổi mới với thể loại dã sử - cổ trang. Đêm hội Long Trì quy tụ dàn diễn viên xuất sắc nhất ba thập niên cuối thế kỷ XX, bối cảnh công phu trên nền câu chuyện vốn đã được nhà văn Nguyễn Huy Tưởng mô tả đầy lôi cuốn về những mưu mô chốn cung đình.



Kiếp phù du (1990)

Được coi như phần tiếp theo của bộ phim dã sử cung đình Đêm hội Long Trì, song Kiếp phù du vẫn là một câu chuyện riêng biệt với trung tâm là cuộc đối đầu dữ dội chốn thâm cung giữa Tuyên phi Đặng Thị Huệ và Thái phi Dương Thị Ngọc Hoan sau ngày Chúa Trịnh Sâm qua đời.
Đó không còn là một cuộc tranh đua hờn ghen quanh sự sủng ái của đấng quân vương, mà đã trở thành cuộc tranh giành quyền lực của hai phe cánh trong phủ Chúa. Tuyên phi những tưởng đã giành được ngai chúa cho con trai mình là Trịnh Cán, nhưng lại không lường được sự trỗi dậy của phe Thái phi.

Kiếp phù du cuốn hút bởi một câu chuyện ly kỳ cùng tài năng diễn xuất đẳng cấp cao của hai nữ diễn viên nổi tiếng, hai nhan sắc của Điện ảnh Việt Nam: Lê Vân (Đặng Tuyên phi) và Hoàng Cúc (Dương Thái phi).




Người đẹp Tây Đô 


Người đẹp Tây Đô là tên một bộ phim được xây dựng trên cuộc đời nhân vật Lâm Thị Phấn- nữ chiến sĩ tình báo, con gái của một nhà giáo, hiệu trưởng trường trung học Cần Thơ trong thời Pháp thuộc (tức nhân vật Bạch Cúc trong phim). Câu chuyện viết dựa theo hồi ký của nhân vật mẫu, diễn ra trong thời gian từ sau 1940 đến 1954 tại miền Tây Nam Bộ. Phim gắn liền với tên tuổi của các diễn viên như Việt Trinh, Lê Tuấn Anh,...




'Tây Sơn hào kiệt' (2010)


Nhận được nhiều khán giả yêu mến sau khi trở thành Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam, Thùy Lâm ngày càng tỏa sáng không chỉ trong lĩnh vực ca nhạc. Năm 2010, Thùy Lâm tiếp tục nhận được sự quan tâm của dư luận khi nhận lời đóng vai công chúa Ngọc Hân trong bộ phim nhựa 'Tây Sơn hào kiệt' của đạo diễn Lý Huỳnh. Trong phim, người cùng đóng cặp với Thùy Lâm là nam diễn viên nổi tiếng Lý Hùng, anh vào vai Quang Trung hoàng đế. 

THÙY LÂM VAI HOÀNG HẬU NGỌC HÂN


Thái sư Trần Thủ Độ (2013)

Phim được hãng Phim truyện I sản xuất vào cuối năm 2009 đến đầu năm 2010. Cốt truyện chính của phim là câu chuyện xảy ra từ biến động náo loạn Thăng Long năm 1210 đến thời kỳ gia đình Trần Lý (gồm hai con Trần Thừa, Trần Tự Khánh và cháu ruột là Trần Thủ Ðộ) cùng Tô Trung Từ phò thái tử Sảm chiếm lại Thăng Long, giúp thái tử Sảm lên ngôi vua, trở thành vua Lý Huệ Tông.


Hàn Quốc




Phim về Nàng Hwang Ji Ni 



Nàng Hwang Ji Ni (2006)

Bộ phim Nàng Hwang Ji Ni khi được trình chiếu vào cuối năm 2006 trên kênh KBS2 đã tạo nên cơn sốt hâm mộ khắp Hàn Quốc và Châu Á. Phim trở thành một trong 3 phim truyền hình hay nhất năm với tỉ lệ rating lên đến 32%.
Phim thành công khi cốt truyện được xây dựng dựa trên cuộc đời thật của một nàng kĩ nữ tên Hwang Ji Ni, một kĩ nữ nổi tiểng bởi sắc đẹp và sự thông minh, giỏi cầm kì thi hoạ, am hiểu kinh thư, mang dòng máu quý tộc ở triều đại Chosun vào thế kỉ 16. Chính vì nét đặc biệt của nàng kĩ nữ Hwang Ji Ni khiến nàng rất nổi tiếng ở Hàn Quốc, rất nhiều nhà văn, nhà thơ đã phải tốn biết bao giấy mực để nói về nhan sắc, tài năng cùng số phận éo le của nàng. 




Hwang Jini (2007)

Hwang Jin Yi trong bộ phim cùng tên được coi là tài sản đáng giá nhất của Song Hye Kyo trên màn ảnh rộng. Hóa thân vào hình tượng nàng kỹ nữ nổi tiếng nhất trong lịch sử Triều Tiên, Song Hye Kyo hoàn toàn thoát khỏi cái bóng của kiều nữ yếu đuối trong những phim trước, bộc lộ vẻ đẹp cao sang, trí tuệ và bản lĩnh. 



Phim về Jang Hee Bin

Jang Hee Bin (2008)

Phim Jang Hee Bin nói về cuộc đời người phụ nữ khát khao quyền lực tên jang Ok Jeong. Cô là một người có sắc đẹp và trí thông mình nên sau khi gia tộc sụp đổ cô vào cung làm cung phi với tên gọi Jang Hee Bin. Từ ngày cô vào cung đã tạo nên một làn sóng tranh giành quyền lực chốn hậu cung. Phim Jang Hee Bin cũng bắt đầu cho kế hoạch của mình, sau khi hạ sinh cho đức vua một đứa bé trai cô đã tìm mọi cách hạ bệ hoàng hậu để chiếm lấy vị trí cao quý đó. Với những âm mưu thâm độc và những chính sách mà Hee Bin đưa ra thì cô được ví von như là Võ Tắc Thiên của Trung Hoa.



Jang Ok Jung (2013)

"Jang Ok Jung" kể câu chuyện về nàng Jang Hee Bin (Kim Tae Hee), một phi tần nổi tiếng trong triều đại Joseon, là người đứng sau vua Sukjong ( Yoo Ah In ) trong việc truất phế ngôi hoàng hậu In Hyun. Tuy nhiên, không giống như các bộ phim trước đây, xây dựng nhân vật Jang Hee Bin với khía cạnh phản diện, bộ phim "Jang Ok Jung" sẽ tập trung vào câu chuyện tình yêu giữa cô và nhà vua Sook Jong, trước khi trở thành phi tần Jang Hee Bin. Ngoài ra, bộ phim còn kể về công việc của Jang Ok Jung trong cung là một nhà thiết kế thời trang và nhà sản xuất mỹ phẩm cho triều đình..



Khác:


Hoàng hậu Minh Thành (2001)

Phim do KBS sản suất năm 2001 nói khá cụ thể về cuộc đời Hoàng hậu Minh Thành và tình hình chính trị xã hội Triều Tiên lúc bấy giờ.



Dae Jang Geum (2003)

Có thể nói, nàng Dae Jang Geum chính là phim cổ trang được yêu thích nhất trong lịch sử điện ảnh Hàn Quốc. Với cuộc đời truân chuyên của nữ danh y đầu tiên trong lịch sử Hàn - Dae Jang Geum (Lee Young Ae) cùng bối cảnh hoàng cung Hàn Quốc, văn hoá ẩm thực Hàn được chăm chút trong từng chi tiết của món ăn…đã tạo nên sức hút của phim không chỉ với khán giả Hàn mà còn với khán giả toàn Châu Á.
Chính vì điều này mà khi được công chiếu, phim đã tạo nên cơn sốt về ẩm thực Hàn khắp Châu Á. Một số nhà hàng, cơ sở ăn uống đã phải than phiền về tình trạng buôn bán ế ẩm vì những thực khách của họ đều ngồi ở nhà xem phim Dae Jang Geum.



Bí Mật Nội Phủ (2007)

Vào triều đại Jaseon, hoàng cung đang trong giai đoạn hỗn loạn chính trị. Cheo - Seon được sang ra sau khi cha bị giết và mẹ bị lùng bắt. nên bà đã để con lại nơi cánh rừng hầu đánh lạc hướng bọn chúng và gieo mình xuống dòng sông. Cheo Seon được bà thầy bói đem về nuôi dưỡng.
Khi Cheo Seon gặp So Hwa con gái của một nhà quý tộc quyền thế, Cheo Seon đã yêu cô say đắm Cheo Seon không muốn làm hoạn quan nhưng có tướng mệnh là tam vô, tam tài nên không cải được số phận. Cheo Seon chấp nhận trở thành hoạn quan, vì chỉ như vậy Cheo Seon mới được hầu bên cạnh So Hwa. Cheo Seon sau đó được cho Chi Gyeom một hoạn quan cao cấp nhận làm dưỡng tử Sau khi gia nhập cung, Cheo Seon đã chứng kiến những chuyện trang giành quyền lực giữa nịnh thần và trung thần, giữa các cung phi và hoàng hậu..



Nữ Hoàng Seon Deok (2009)



"Queen Seon Duk" là bộ phim cổ trang dài 50 tập kể về cuộc đời của công chúa Duk Man, người sau này trở thành nữ hoàng Seon Duk, vị nữ hoàng đầu tiên của đất nước Silla. Cuộc đời bà chứng kiến Silla vướng vào nhiều xung đột xảy ra từ trong nội bộ ở thời đại hỗn loạn của Ba vương quốc (Goguryeo, Baekje, Silla).

Bà đã phải đấu tranh chống lại đối thủ chính trị lớn nhất đồng thời cũng là người đàn bà nắm quyền lực mạnh thứ hai của triều đình, Mi Shil. Mi Shil là người phụ nữ có quyền lực lớn thứ hai trong triều đình, sau hoàng hậu, và bà luôn tìm cách làm lung lay quyền lực của các đối thủ bắng cách sử dụng mỹ nhân kế để đạt được mục đích một cách hoàn hảo nhất.



Công chúa Ja Myung (2009)


"Princess Ja Myung Go" Công chúa Ja Myung bị dân tộc của mình, vương quốc Nangnang-guk, từ bỏ kể từ khi cô còn nhỏ.
Nhưng cô lại chính là người có số mệnh bảo vệ dân tộc mình khỏi những kẻ thù.
Sau nhiều biến cố thương đau, cô đã trở về nhà mình và yêu hoàng tử Ho Dong - người đã kết hôn với người chị (em) cùng cha khác mẹ của cô, công chúa Nak Rang.
Vì đất nước của mình, cô đã không được quyền chọn lựa nào khác để đâm kiếm vào người mình yêu thương - hoàng tử Ho Dong.


Dong Yi  (2010)

Dong Yi  là câu chuyện kể về cuộc đời một cô gái bình dân trở thành quốc mẫu Chosun. 
Ji Jin Hee trong vai vua Suk Jong: vị vua của triều đại Joseon, người có khả năng lãnh đạo oai phong lẫm liệt, nhưng lại là một con người có trái tim rất thanh khiết tràn đầy tình cảm
Han Hyo Joo trong vai Choi Suk Bin (Dong Yi): một cung nữ, người sau này sẽ trở thành ái thiếp của vua Suk Jong. Cô sinh hạ cho vua một cậu con trai, người sau này sẽ lên ngôi báu trở thành vua Joseon.
Bae Soo Bin trong vai Cha Chun Soo: một kiếm sĩ cự phách và lực lưỡng. Anh là người bạn từ thủa niên thiếu với anh trai của Dong Yi sau nhận lời bạn, chăm sóc em gái trước khi người anh qua đời. Và tất nhiên, anh đã chăm lo, yêu thương Dong Yi đến hết đời mình.
Park Ha Sun trong vai In Hyun: hoàng hậu của vua Suk Jong. Bà là một người nhân hậu, nhưng bị mất vị thế khi nhà vua sủng ái cung nữ Jang, dẫn tới mối bất hoà trong triều. Cuối cùng bà đã được sủng ái trở lại và Jang bị giáng bậc, nhưng về sau In Hyun bị chết một cách bí ẩn và bè phái của Jang bị cho là đã hạ độc. Bà là nguời đã chăm sóc cho Dong Yi khi cô mới vào cung và dần dà tin tưởng cô.
Lee So Yeon trong vai Jang Hee Bin (Jang Ok Jeong): Từ một nàng cung nữ non nớt, với nhan sắc kiều diễm và sự thông minh, Ok Jeong dần dần chiếm được tình cảm của vua Suk Jong, trở thành vương phi được sủng ái nhất với biệt danh Hee Bin. Bị mù quáng bởi lòng tham, nàng ta đã làm điên đảo triều chính, khiến hoàng hậu In Hyun bị phế vị và nhiều đại thần trong triều bị giết. Sau khi hạ sinh được 1 hoàng tử, Jang Hee Bin trở thành hoàng hậu của vua Suk Jong. Về sau, khi In Hyun được phục vị, nàng Jang luôn tìm mọi cách để hãm hại hoàng hậu và Dong Yi.




Hoàng hậu Ki (2013)

Là câu chuyện kể về tình yêu và sự đấu tranh để sinh tồn của một cung nữ dâng trà tầm thường sống giữa chốn cung đình nhiều thị phi để cuối cùng trở thành ''Hoàng hậu Ki'' của triều Nguyên, nàng cũng là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc đề cao tình yêu trong lý tưởng chính trị của mình và trở thành niềm tự hào của những người phụ nữ trong chốn hậu cung xưa...




 Nhật Bản

Công chúa Atsu (2008)

Công chúa Atsu nói về cuộc đời của cô con gái tên Okatsu sau này thành Atsuhime của đôi vợ chồng Shimazu Tadatake và Oyuki. Tadatake là người đứng đầucủa gai đình thuộc thi tộc Satsuma. sau đó thi tộc cải cách tài chính và Tadatake bị trùng phát vì đã quá nhân từ với người dân. Còn về phần Okatsu thì cô bé luôn tinh nghịch như con trai nhưng có tấm lòng nhân hậu, cô luôn không hiểu vì sao mà cha mình bị trừng phạt. Lớn lên cô chấp nhận lấy tướng quân Tokugawa Iesada của phủ Tokugawa. Từ đó cô trở thành một nàng công chúa với số kiếp thăng trầm. Phim Công chúa Atsu tiếp tục nói về quãng đời làm quả phụ của cô khi không lâu sau chồng cô qua đời khi đó cô mới 23 tuổi. Cô trở thành người có gánh nặng việc quốc gia và làm người đứng đầu trong các cuộc cách mạng khôi phục vương triều Meiji nên có thể nói Công chúa Atsu có tầm ảnh hưởng rất lớn trong lịch sử Nhật bản.


Daibutsu Kaigen (2010)


Ishigami Satomi vai nữ Thiên Hoàng Koken- Nữ Thiên Hoàng cuối cùng trong thời đại N Đế




Tình sử công chúa Go (2014)

Câu chuyện kể về một nàng công chúa vĩ đại trong lịch sử thống nhất đất nước Nhật Bản tên Go - người đã sống trong triều đại Moromachi - các thời kỳ Chiến Quốc của Nhật Bản từ năm 1573 đến năm 1626. 
Ba chị em mỗi người đều có một câu chuyện riêng trong thời đại hỗn loạn và nội chiến. Go là công chúa út, cô mất cha mẹ trong chiến tranh, kết hôn ba lần và xích mích với các chị gái của mình trong việc cạnh tranh quyền lực. Chồng của Go trở thành tướng quân thứ hai và cô trở nên nổi tiếng khi sinh đứa con trai, người sau này trở thành một tướng quân tài ba và cô con gái là vợ của Hoàng đế. 
Bộ phim được thuật lại bởi mẹ của Go – phu nhân Ichi. Go được sinh ra trong cuộc chiến tranh tranh giành địa vị - quyền lực giữa các gia tộc, cha cô là Azai Nagamasa bị bao vây bởi các chư hầu của gia tộc Ođa Toyotomi. Ông bị đánh bại bởi cận thần Toyotomi Hideyoshi. Trước lúc mất, Azai Nagamasa đã xin tha mạng sống cho phu nhân của mình và ba cô con gái Cha-cha, Hatchư  Go, gửi họ đến nương nhờ người cậu Ođa Nobưnaga
Go lớn lên với tính cách vô tư và vô cùng thẳng thắn. Cô rất yêu quý cậu Ođa Nobưnaga của mình, người mang đến cho cô lời khuyên "Hãy tin vào chính mình" – đó cũng là phương châm sống của Go sau này. Còn về Cha-cha và Hatchư thì cho rằng chính Ođa Nobưnaga là người đã dẫn đến cái chết của cha mình, nên luôn mang mối hận thù đối với cậu.Thế giới của Go lại xoay chuyển một lần nữa, phu nhân Ichi đã quyết định tái hôn vớiShibata. Cuộc sống vui vẻ của các thành viên trong gia đình bị phá vỡ bởi bởi cận thần tên là "Sarư" được gọi làToyotomi Hideyoshi vì có phong cách như khỉ. 
Sự mất mát to lớn này là vết sẹo khó phai trong lòng cả ba chị em, Cha – Cha, Hatchư  Go. Họ chọn một cuộc sống bình lặng trong căn nhà của Sarư. Go đã nhìn thấy được bản chất của Sarư khi ông cố gắng chinh phục ba chị em cô, đặc biệt là người chị cả Cha-cha vì cô mang nét đẹp và tính cách giống mẹ. Go đã tìm mọi cách ngăn cản, lúc tức giận Go nhìn hay dọa nạt Sarư thì ông lại thấy cô trong khuôn mặt tức giận của Chúa CôngNobunaga mà ông vẫn sợ nhất. Để bản thân thoát khỏi hình bóng của Nobưnaga, ông gửi Go tới kết hôn với Saji Kazunari nhưng cuộc hôn nhân ngắn ngủi ở Toyotomi chỉ vỏn vẹn 30 ngày, Go buộc phải ly hôn và quay trở lại lâu đài Osaka. Phải chịu nhiều uất ức dưới bàn tay của Sarư, Go tìm kiếm sự an ủi trong nhà của nghệ nhân trà đạo nổi tiếng Rikyu - một nhà pha trà yêu thích của Ođa Nobưnaga, hiện đang bị buộc phải pha trà cho Hideyoshiđến khi chết.
Liệu rằng, Go sẽ có cuộc sống bình yên sau bao chuỗi ngày đau thương, mất mát mà cô đã chịu đựng trong khi tuổi đời còn quá trẻ??? 

Một bộ phim cổ trang mang đậm tính nhân văn và huyền  thoại, sẽ cho chúng ta thấy được cuộc sống hoàng kim là như thế nào trong thời đế chế tại xứ sở hoa anh đào xinh đẹp hay còn được mệnh danh là xứ sở Phù Tang.



Ấn Độ



Trái tim mĩ nhân (2013)

Quân vương Akbar là một thiên tình sử vào thế kỷ thứ 16 của vị vua Akbar của nước Mughal và công chúa Jodha nước Rajputs. Mối nhân duyên này lúc đầu bắt nguồn từ lợi ích chính trị của hai quốc gia nhưng sau trở thành một cuộc tình đầy yêu thương và không kém nước mắt.
Ngoài ra, chuyện phim cũng tập trung rất nhiều tuyến nhân vật khác như các vương phi và các quan lại trong triều, họ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chuyện tình yêu của vị vua chúa này.Sau khi vua cha mất, Akbar (Jallaludin Mohommad) được kế vị ở tuổi 13 và được huấn luyện như một sát thủ bởi đại soái Bairam Khan. Điều này dần hình thành nên ở vị vua Akbar bởi các tính cách không khoan nhượng, hung dữ, mạnh mẽ, vô cảm và kiêu căng.
Vua Akbar luôn luôn suy nghĩ tìm mọi cách để mở rộng bờ cõi và củng cố đế vương bằng mọi giá, cho dù đó là sinh mạng của người khác, là tình yêu, là tình thân.
Trái lại với tính cách của vua Akbar, công chúa Jodha của vương quốc Rajput là một người tình cảm và yếu đuối, cô thương yêu từng cánh hoa,các con vật như ong và chim trong vương quốc của mình.
Cô rất căm thù vương quốc Mughal vì Akbar luôn muốn xâm lăng quê hương cô.Akbar toan tính cuộc hôn nhân của ông với công chúa Jodha là chỉ để mở rộng đế chế của ông vào Rajput. Nhưng càng về sau, Akbar càng dấn sâu vào con đường mà ông không bao giờ tưởng tượng ra, đó là con đường tìm kiếm hạnh phúc thật của đời mình với công chúa Jodha.




Philippines


Huyền Thoại Amaya (2014)

Phim  gột tả số phận và tiếng nói của người phụ nữ thời xưa khi mà văn hóa trọng nam khinh nữ lên ngôi. Amaya một người phụ nữ xinh đẹp tài sắc vẹn toàn đã can đảm dấy lên phong trào đòi quyền lợi cho phụ nữ và chống áp bức. Amaya là hình tượng đại diện cho tần lớp phụ nữ bị áp bức đối đầu với Dian Lamitan một trong những kẻ cầm quyền quốc gia tàn độc. Dẫu biết rằng đây là cuộc so tài không cân sức nhưng Amaya vẫn cố gắng, ngoài những tình tiết tâm lý bộ phim còn kể về chuyện tình của Amaya và Bagani một anh chàng nông dân thật thà chất phác.




Nguồn baomoi.com ; kenh14.vn ; xemphimso.com ; kenh12.com ; giaoduc.net.vn ; dienanh.net ; hcm.eva.vn ; vietgiaitri.com ; chaobuoisang.net ;phim37.net ;news.zing.vn ; v1vn.com ;2sao.vn; tinmoi.vn; tuoitre.vn; phim3s.net; giaitri.vnexpress.net; tv24.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Blog liên quan : Blog zing | Blogspot | Blog tiếng anh | Facebook
Copyright © 2011 - 2014. Thuy trinh's blog - All Rights Reserved