Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info.

29 thg 7, 2014

Lễ hội “Rước Nước” ở làng Bồng Thượng, Thanh Hóa

I. Giới thiệu

1.Tên lễ hội:

Lễ hội rước nước ở chùa Báo Ân    




2. Nơi diễn ra:

Ở Bồng Thượng – một làng cổ của Vĩnh Hùng- Vĩnh Lộc – tỉnh Thanh Hóa


3.Thời gian:

Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 27-30/2 (ÂL) hằng năm



II.Nội dung

1. Phần lễ

Tối 27/2 (âm lịch) khi làng xóm lên đèn thì tại chùa Báo Ân và bến sông Mã (bến đò Hoành) mọi người đèn nến sáng trưng cả một vùng sông nước. Những chiếc thuyền (bè) đã tập kết trên sông. Sau lời tuyên bố của già làng thuyền, bè, người được chở lướt trên mặt sông đến giữa dòng nước biếc gọi là vụng Quần Tiên. Thuyền hạ cây nêu giữa dòng sông gió lộng đèn nến lung linh. Giữa vùng cạnh cây nêu đặt một cây đèn to sáng hắt lên sông.
Từ vịnh thuyền (hoặc bè) trở về bến Báo Ân hát bài hát dâng trên bến cô Ba, lên bờ lên tháp Viên Quang, vào chùa, bái phật, tạ Mẫu). Sau hội “Hoa đăng” từ 22 giờ đến 24 giờ đêm có lễ “Mục Dục” tại chùa (lễ tắm gọi là Mẫu).
Sáng ngày 28/2 âm lịch là lễ chính ở chùa Báo Ân đó là lễ hội “Rước nước”. Đoàn người được phân công chuẩn bị, ăn mặc lễ hội “Kiệu Mẫu” qua ngõ Vạn, lên ngõ Chùa, qua Nghè Vẹt lên chân núi Báo qua nền Trời đất, sang khe Mang cá đến nền “Rước bóng” về chùa.
Đoàn người rước kiệu Mẫu xong là đến phần “Rước nước”, trên bến Báo Ân đã tập kết 5 chiếc thuyền. Thuyền đi đầu là thuyền Rồng lớn gọi là thuyền Phật lấy nước. Thuyền thứ hai là thuyền Mẫu rất lớn. Thuyền Rồng thứ 3 là thuyền các cô, các cậu. Thuyền thứ 4 nhỏ hơn là thuyền chỉ huy. Thuyền thứ 5 là thuyền giám sát việc lấy nước.Trên 3 thuyền rộng lớn mỗi thuyền có từ 8 đến 10 thủy thủ chèo thuyền: chiếc đầu tiên trở lọng vàng, cờ quạt, 12 nữ mặc áo tứ thân; đi hài trắng, trâm cài, đầu đội các mâm hoa quả, bình sứ hình quả bầu dục để đựng nước. Thuyền thứ 2 gọi là thuyền cô “ba Thoải” gồm các nữ ăn mặc lễ hội hát múa. Trên thuyền có phường bát âm đánh nhạc làm nền cho giọng hát, điệu múa. Số người có trên 5 chiếc thuyền có khoảng 90 đến 100 người.
Hai bên bờ sông Mã người đứng tham quan lễ hội đông đảo vô cùng. Đoàn thuyền chèo ra giữa sông Mã, qua hòn đá Bàn, vượt hòn đá Ngốc, rẽ lái sang ngang. Sau ba vòng lượn đến hòn đá giữa dòng sông thì cắm nêu dừng thuyền.


Ngoài lễ hoa đăng, rước nước tối 29/2 âm lịch bước sang mùng 1/3 âm lịch có lễ tế tạ (ngày hóa của Mẫu)...

2.Phần hội:

Tối 27/2, Đoàn người vừa chèo thuyền quanh cây nêu vừa hát. Giữa đêm xuân tháng hai, gió mát nhẹ đưa lên từng gương mặt mỗi con người, những giọng hát văn, trống quân, hát đối đáp ngân lên vang vọng một khúc sông: Những chiếc đèn hoa sen được thả bạt ngàn trên sông (đoạn sông thả đèn trong vụng Quần Tiên có nhiều đá ngầm nên nước ở đây xoáy nhẹ chạy quanh rồi mới theo dòng xuôi về biển. Đứng trên dòng sông nhìn những đèn hoa sen hàng hàng lung linh sáng lập lờ trên sông nước về xuôi thật là đẹp – Một cái đẹp thanh cao tao nhã và thơ mộng. Đó là hội “Hoa đăng” trong lễ hội.
Trong các ngày diễn ra lễ hội tại khuôn viên chùa tổ chức nhiều trò chơi dân gian truyền thống: So đẩy gậy, kéo co của chị em phụ nữ, cờ người, tổ tôm, bài đếm của các cụ cao niên.




3.Tính tín ngưỡng

Từ xa xưa nước đã trở thành vật báo linh thiêng và cũng là vật đáng sợ trong tâm thức nhà nông. Cũng từ đó nghi lễ và tín ngưỡng cầu nước được nảy sinh làm cầu nối giữa con người với thần thánh lúc cần thiết. vì thế hầu như mọi lễ hội, kể cả tết cổ truyền –với tư cách là lễ hội lớn nhất của một dân tộc, người ta luôn bắt gặp những nghi thức thờ nước hoặc những tục trò liên quan đến tục thờ nước.lễ hội rước nước ở bồng thượng cũng không nằm ngoài phạm vi đó



4.Tính cộng đồng

Những lễ hội ngoài mang tính tín ngưỡng còn mang tính cộng đồng sâu sắc bởi nó giúp dân làng gắn bó với nhau. Vì nước ta là môi trường nước nông nghiệp nên quanh năm mải mê công việc nên ít có dịp gặp gỡ nhau để thắt chặt tình đoàn kết, nhắc lại những thuần phong mĩ tục, khuyến khích những tục hay đẹp mà con cháu phải noi theo. Bên cạnh đó, lễ hội còn nhằm mục đích khuyến khích thanh niên rèn luyện sức khỏe, thể hiện tinh thần thượng võ đặc biệt là với một dân tộc có bề dày lịch sử chống ngoại xâm oai hùng.Ngoài ra,nó còn tạo cơ hội để trai gái trong làng có thế tìm hiểu nhau.


III. Kết Luận

Lễ hội “Rước nước” ở chùa Báo Ân xã Vĩnh Hùng là lễ hội mang đậm truyền thống văn hóa hàng ngàn năm thu hút khách thập phương đến dự lễ hội rất đông.


Trong sự phát triển kinh tề du lịch huyện Vĩnh Lộc lễ hội rước nước ở chùa Báo Ân có ý nghĩa tác dụng tích cực không những đối với địa phương mà còn trong phạm vi toàn tỉnh Thanh Hóa.




Tài liệu tham khảo từ lehoi.cinet.vn; ảnh từ phatgiaothanhhoa.com; pgvn.vn; phatgiao.org.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Blog liên quan : Blog zing | Blogspot | Blog tiếng anh | Facebook
Copyright © 2011 - 2014. Thuy trinh's blog - All Rights Reserved