Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info.

23 thg 1, 2014

Trương Hy Tần

Bà tên húy là Jang Ok-jeong  (Trương Ngọc Trinh, Chang Ok-chŏng), sinh ngày 9 tháng Chín (tức 3 tháng 11 năm 1659. Bà là con gái của Lĩnh Nghị chính Jang Hyeong (Chang Hyŏng Trương Huỳnh) và Trinh Kính phu nhân, người gia tộc Yun ở Papyeong (nay thuộc Gyeonggi, Hàn Quốc). Trên bà còn có hai anh trai và một chị gái.
Từ nhỏ, bà được tiến cung và do sự tiến cử của Đông Bình quân Lý Hàng (anh em họ của vua Túc Tông), bà trở thành cung nữ phục vụ cho Đại vương đại phi Jangryeol - Vương phi thứ hai của Triều Tiên Nhân Tổ, tức bà cố của vua Túc Tông sau này.
Năm 1686, sau một lần thăm viếng Đại vương đại phi Jangryeol, Túc Tông gặp cung nữ Jang và ngay sau đó triệu bà vào hầu hạ, phong bà làm Thục viên (Suk-won). Hai năm sau, bà được thăng lên bậc Chiêu nghi (So-ui); và cùng năm bà được thăng lên bậc Tần (, Bin), với phong hiệu là Hy, gọi là Hy tần, sau khi hạ sinh vương tử Lý Quân, tức Triều Tiên Cảnh Tông sau này.



Ngoài vương tử Lý Quân, bà con sinh cho Túc Tông một người con, được đặt tước hiệu là Thành Thọ Quân, nhưng sớm chết non.
Ý định của Túc Tông là sẽ lập vương tử Lý Quân làm Vương thế tử nhưng việc này gặp phải sự phản đối quyết liệt của phái Tây Nhân với lý do xuất thân thấp kém của mẹ vương tử là Hy tần Trương thị. Túc Tông hết sức giận dữ vì chuyện này nên đã ra lệnh xử tử hoặc lưu đày những người có liên quan, Nhân Hiển Vương hậu cũng bị Túc Tông phế truất, và tháng 5 năm 1688, nhà vua đã lập Hy tần lên làm Vương phi, dưới sự ủng hộ của phái Nam nhân. Vương tử Lý Quân được phong làm Thế tử. Từ sau khi Trương vương phi nắm vương vị, phía Nam Nhân củng cố quyền lực tìm cách loại bỏ phái Tây Nhân, nhưng vua Túc Tông thì lại muốn giữ nguyên thế lực Tây Nhân để có sự cân bằng hai phe đối lập trong triều nên xuất hiện mâu thuẫn giữa quyền lợi của vua và phe phái chính trị ủng hộ cho Trương vương phi.
Tình hình của Trương thị càng xấu hơn khi vua bắt đầu sủng ái Thục viên họ Thôi - một cung nữ được đưa vào từ phủ Viên quân Min đại quan cha của Vương phi InHyeon làm người thân cận cho bà(sau này được sắc phong Thục tần mẹ của vua Anh tổ nhà triều tiên). Thôi thị (không rõ tên) từng là cung nữ hầu hạ cho phế hậu Nhân Hiển, đã bí mật cầu nguyện cho phế phi nhân ngày sinh của bà và bị túc tông bắt gặp. Không rõ việc này có phải do sự sắp đặt của tàn dư phái tây nhân hay không nhưng sau đó Thục tần họ Thôi đã cùng Tây Nhân đưa Vương phi In Hyeon phục vương vị
Vào năm 1694, dưới nỗ lực của phái Tây Nhân và Thục Tần họ Thôi, Nhân Hiển vương hậu được phục vị và Trương Ngọc Trinh quay lại ngôi vị Hy tần. Sắc phong và ngọc ấn của Trương thị khi được sách phong vương phi bị vua ban lệnh thu hồi và phá hủy. Tuy nhiên thời gian này bà gần như vẫn nắm toàn bộ quyền hạn trong Nội mệnh phụ. Năm 1701, vương hậu Nhân Hiển qua đời do bị bệnh mãn tính từ những ngày bị lưu đày. Khi đó phái Tây Nhân đã lợi dụng cái chết của vương phi In Hyeon để cho rằng Trương Hy tần cùng anh trai mình thuê một thầy cúng trù ếm cho vương hậu Nhân Hiển mau chết bằng một hình nhân bị găm mũi tên (không có kiểm chứng và chính sử Hàn-Triều chỉ chú thích là sự việc được ghi lại trong cuốn "Nhân Hiển Vương hậu truyện" do một cung nữ thân cận của hoàng hậu InHyeon viết còn lưu truyền tới ngày nay). Trước sự tung tin Trương Hy Tần làm bùa chú sát hại Vương hậu InHyeon và các hoàng tử, kích động của phái Tây Nhân các nho sĩ, sỹ phu đồng loạt dâng tấu ép vua xử tử Jang Hy Tần, vua Túc Tông ban chết cho Jang Hy Tần
Ngày 10 tháng 10 năm 1701, Jang Hee Bin bị xử tử bằng độc dược, thọ 42 tuổi, sau khi chết vẫn được giữ nguyên tước hiệu.
Từ sau cái chết của Inhyeon hoàng hậu và Jang Hee Bin, các quan chức cao cấp của phái Nam Nhân bị loại khỏi chính trường, một số còn lại vẫn ủng hộ Thế tử Lý Quân. Phái Tây In liên tục yêu cầu vua Túc Tông lập Thục tần họ Thôi làm Vương Phi, phế thái tử lập con trai Thục tần họ Thôi làm thế tử.
Vào ngày thứ 7 của tháng thứ 10 năm trị vì thứ 21 của mình (tức năm 1702), vua Túc Tông sắc phong 1 phi tần trong hậu cung làm vương phi Nhân Nguyên và ban lệnh từ nay cấm các phi tần của nhà vua được lập làm Vương hậu nhằm ngăn chặn những âm mưu của các phi tần nhằm đoạt ngôi. Đồng thời vua ban chỉ Thế tử Lý Quân nhận vương phi Nhân Nguyên làm nghĩa Mẫu
Tuy là bị xử tử nhưng vua ban lệnh giữ nguyên tước hiệu Hui-bin nên tang lễ của Trương Hy Tần vẫn được tổ chức theo nghi lễ Hoàng thất hàng chính nhất phẩm theo pháp chế như bình thường. Thụy phong cho bà tại thời điểm đó là Đại Tần Cung Ngọc Sơn Phủ Đại Tần họ Jang.
Jang Hy Tần được chôn cất tại lăng Myeong-reung thuộc tỉnh Kyeonggi Province, nơi vua Sukjong sẽ đến an nghỉ sau 19 năm nữa.
Năm 1701, sau khi ban chết cho Jang Hee Bin, vua Suk Jong bạn chỉ vẫn giữ nguyên tước hiệu Hy tần của bà, vì thế nên tang lễ của Trương Hy Tần vẫn được tổ chức theo nghi thức hoàng thất như các phi tần hàng nhất phẩm chính thất theo pháp chế như bình thường.
Phần mộ táng của Trương Hy Tần là một ẩn số với hậu thế vì sau khi ban chết cho Trương Ngọc Trinh một số ý kiến cho rằng vua Túc Tông đã bí mật sắp xếp mộ bà ở rất nhiều nơi khác nhau. Tuy nhiên ngay trong Minh Lăng thuộc Đạo Kinh Kỳ là tẩm lăng an nghỉ của vua Túc Tông luôn có một bia văn thư được nhà vua đích thân đề, tại phiến đá đó có một cây thông đâm xuyên qua tảng đá mà lớn lên được vua rất chú trọng. Xung quanh khu vực đó được bài trí long trọng, bốn phía và hai bên văn bia đều có các trụ cột hình tròn, mũi nhọn thường được thấy trong cách bài trí mộ của các vương hậu thời Triều Tiên. Năm 1720 sau một thời gian ốm liệt giường, vua Túc Tông băng hà, di thư truyền ngôi cho Thế tử Lý Quân. Ông được táng bên cạnh tấm bia lạ trong Minh Lăng, sau này được xác minh là mộ phần của Trương Hy Tần.
Năm 1722, sau khi lật lại vụ án của mẹ là Hy Tần Jang, vua Cảnh Tông truy phong cho bà lên hàng Đại Phi tức là mẹ vua.



Nguồn forum.matngu12chomsao.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Blog liên quan : Blog zing | Blogspot | Blog tiếng anh | Facebook
Copyright © 2011 - 2014. Thuy trinh's blog - All Rights Reserved