Ngu Thuấn
Một vị vua trong Ngũ Đế thời thượng cổ họ Diêu tên là Thuấn, một trang
hiếu tử. Sau được vua Nghiêu, hiệu là Đào Đường gả hai người con gái là Nga
Hoàng và Nữ Anh, rồi lại truyền ngôi báu cho. Vua Thuấn lên ngôi đặt niên hiệu
là Đường Ngu.
Nguyên cha của Thuấn
là người hung bạo, không biện biệt được người hay kẻ dỡ, người đương thời đặt
tên là Cổ Tẩu (người mù mắt). Mẹ của Thuấn mất sớm, Cổ Tẫu tục huyền với người
đàn bà sau này sinh ra Tượng. Vì có lời gièm pha của người kế mẫu và đứa em ngỗ
nghịch cùng cha khác mẹ, Cỗ Tẫu không ưa Thuấn và định bụng giết đi. Biết thế,
nhưng Thuấn vẫn trọn gìn chữ hiếu đối với cha và người dì ghẻ ác nghiệt, hòa
thuận với đứa em độc ác, không một lời than oán. Khi cha bắt đi cày ở đất Lịch
Sơn cốt tìm cách trừ đi, vì nơi đây có tiếng là nhiều thú dữ hay ăn thịt người.
Nhưng tấm lòng hiếu thảo và hòa mục của Thuấn động đến lòng trời, cả đàn voi ra
giúp Thuấn cày đất và muông chim vô số đáp xuống nhặt cỏ hộ. Thấy không hại được
Thuấn Cổ Tẫu và người dì ghẻsai Thuấn đánh cá ở Hồ Lôi Trạch, nơi có nhiều sóng
to gió lớn, nhưng khi Thuấn đến thì sóng lặng gió yên. Đến khi được vua Đường Nghiêu truyền ngôi, suốt 18 năm trị vì, Đế Thuấn chỉ ngồi gảy đàn hát khúc Nam Phong mà trị bình thiên hạ, nhà nhà đều lạc nghiệp âu ca.
Văn Đế
Tên thật là Hằng, con người vợ thứ của Hán Cao Tổ Lưu Bang em cùng cha
khác mẹ với vua Huệ Đế. Vi người vợ cả của Hán Cao Tổ có tính hay ghen dữ tợn
và sợ con của người vợ thứ sau này dành ngôi, nên không muốn cho Hằng và mẹ là
Bạc Hậu ở triều. Theo lời đề nghị của đình thần, vua Hán Cao Tổ liền phong cho
Hằng chức Đại Vương ở đất Đại. Hằng tính tình hiếu thuận được triều thần nhà
Hán cũng như thần dân đều mến phục. Sau khi anh là vua Huệ Đế mất, không con nối
nghiệp, các quan liền ra đất Đại rước Hằng về lên ngôi, tức là Hán Văn Đế. Khi
làm vua rồi, mẹ là Bạc Hậu lại đau yếu trong suốt ba năm liền, Văn Đế, ngoài những
buổi chầu, vẫn mặc đại phục của vị Vương đế và đứng hầu mẹ, biếng ăn bỏ ngũ,
đêm thức canh chừng bệnh mẹ. Thường ngự y dâng thuốc lên, Văn Đế đở lấy rồi nếm
trước sợ có thuốc độc.
Các quan trong triều cũng như ngoài dân chúng biết Văn Đế là người hiếu tử đều bắt chước theo. Nhờ đó, người trong nước đều giữ lòng hiếu thảo hòa mục và thiên hạ thái bình thạnh trị không khác gì ở thời Tam Đại thuở trước. (Tam Đại gồm có các đời vua nhà Hạ, nhà Thương, nhà Chu).
Các quan trong triều cũng như ngoài dân chúng biết Văn Đế là người hiếu tử đều bắt chước theo. Nhờ đó, người trong nước đều giữ lòng hiếu thảo hòa mục và thiên hạ thái bình thạnh trị không khác gì ở thời Tam Đại thuở trước. (Tam Đại gồm có các đời vua nhà Hạ, nhà Thương, nhà Chu).
Tăng Tử
Tên là Sâm, tự là Tử Dư, người ở ấp Vũ Thành thuộc nước Lỗ, sinh vào đời
Xuân Thu, là học trò giỏi nhất của Khổng Tử. Tăng Tử được liệt vào hàng tứ phối,
nghĩa là trong số bốn người, cùng được phối hưởng với Khổng Tử. Ông thờ cha mẹ
rất hiếu thảo, bữa ăn nào cũng cố gắng tìm đũ rượu thịt cho cha mẹ dùng. Khi
cha mẹ dùng bữa xong, còn thừa món ăn nào, ông hỏi cha mẹ cho ai thì ông vâng
mà cho người ấy. Một hôm ông vắng nhà để vào rừng kiếm củi, có người khách đến
chơi, mẹ ông muốn cho ông về ngay, nhưng không biết phải làm cách nào, liền cắn
vào đầu ngón tay để động lòng con mình. Quả nhiên ở trong rừng ông cảm cảm thấy
trong lòng quặn đau, vội vã gánh củi về nhà.
Mẫn Tử
Khiên
Tên chữ là Tồn, học trò Khổng Tử, sinh vài đời Xuân Thu, mẹ ông mất sớm,
người cha có vợ khác và sinh hạ được hai con. Người dì ghẻ đối với ông vô cùng
khắc nghiệt, nhưng ông vẫn một lòng hiếu thuận. Mùa Đông giá rét, hai con riêng
của bà thì được mặc áo lót bông, riêng Mẫn Tử Khiên thì mặc áo độn hoa lau ở
bên trong. Tuy không đủ ấm, nhưng ông chẳng bao giò hở môi. Một hôm, cha ông dạo
chơi ông theo đẩy xe, vì quá rét, tay cóng lại rời tay xe ra. Cha ông thấy thế
biết là người kế mẫu ác nghiệt để cho ông chịu rét lạnh, liền có ý định đuổi
người đàn bà cay nghiệt kia đi Ông khóc lóc và kêu van với cha xin đừng đuổi kế
mẫu đi. Vì người kế mẫu còn chỉ có mình ông chịu rét, nếu bà đi rồi, cả hai em
chịu rét và khổ sở lây. Cha ông nghe theo, và người kế mẫu hiểu biết chuyện hiếu
thảo của người con chồng, từ đó bà thay đổi cách cư xử và trở nên bậc hiền mẫu.
Trọng Do
Trọng Do, người ở ấp Biện, thuộc nước Lỗ, sinh vào đời Xuân Thu, học trò
Khổng Tử Lộ. Thờ cha mẹ rất có hiếu. Nhà nghèo, ông thường đi đội gạo đường xa
hàng trăm dặm về nuôi cha mẹ. Không có tiền mua thức ăn, phải tìm các thứ rau về
nấu canh dâng lên cha mẹ dùng tạm. Sau khi cha mẹ mất, ông sang nước Sở, được
vua Sở trọng dụng, phong ban tước cao sang, cấp nhiều bổng lộc. Ông thường than
phiền là không còn cha mẹ để được phụng dưỡng như xưa, để ngày ngày đội gạo, bữa
bữa nấu canh rau. Khổng Tử thường khen Tử Lộ là người hiếu để và thận trọng từng
hành vi.
Diễm Tử
Diễm Tử sinh vào đời nhà Chu, thờ cha mẹ hết lòng. Cha mẹ già, đôi mắt
lòa không trông rõ, thèm muốn được uống sửa hươu. Diễm Tử liền lấy da hươu khô
làm áo mặc vào giả hươu con vào rừng đến gần các hươu mẹ có sửa, vắt lấy đem về
dâng cho hai thân. Một hôm, Diễm Tử gặp bọn săn tưởng lầm là hươu, dùng cung
tên toan bắn Diễm Tử vội vàng bỏ lớp hươu ra trình bày mọi lẽ, bọn thợ săn thôi
không bắn nữa.
Lão Lai Tử
Lão Lai Tử vốn người ở nước Sở, sinh vào đời Xuân Thu, đã 70 tuổi mà cha
mẹ vẫn còn sống, ông thờ cha mẹ rất có hiếu. Không muốn cha mẹ thấy con già nua
mà lo buồn, ông thường mặc áo sặc sỡ, rồi tay múa miệng hát trước mắt cha mẹ. Lại
có khi bưng nước hầu cha mẹ, ông giả vờ trợt té rồi ngồi khóc oa oa trước mặt
cha mẹ như trẻ nít mới lên 5, 3 tuổi vậy. Cha mẹ vui cười trước trò ngộ nghĩnh
của con mình.
Đồng Vĩnh
Người đời nhà Hậu Hán, nhà tuy nghèo nhưng Vĩnh rất hiếu thảo. Khi cha
chết trong nhà không tiền để lo việc ma chay cho ấm cúng, Vĩnh liền đến làng
khác vay tiền một người nhà giàu, hứa sẽ dệt trả công 300 tấm lụa để trả vào số
tiền mượn, số tiền công dệt lụa kia trội hơn gấp mấy lần tiền vay. Vay được tiền
Đồng Vĩnh về lo việc tang ma cho cha xong xuôi, thu xếp việc gia đình định đến
nhà người nhà giàu để dệt trả công. Dọc đường Đồng Vĩnh gặp người con gái cùng
nhau hứa hẹn kết làm chồng vợ, nhưng hẹn dệt xong 300 tấm lụa, rồi sau sẽ thành
hôn. Người con gái này giúp Vĩnh dệt xong 300 tấm lụa rất nhanh để trả món nợ
cho người nhà giàu .
Khi cả hai cùng trở về đến ngay chỗ gặp, người con gái lúc trước, nàng ấy biến mất. Đó là vì lòng hiếu thảo của Đồng Vĩnh động lòng Trời sai tiên nữ xuống giúp.
Khi cả hai cùng trở về đến ngay chỗ gặp, người con gái lúc trước, nàng ấy biến mất. Đó là vì lòng hiếu thảo của Đồng Vĩnh động lòng Trời sai tiên nữ xuống giúp.
Quách Cự
Người đời nhà Hán, thờ mẹ chí hiếu, nhân khi cửa nhà sa sút, thường bữa
ông thấy mẹ không dám ăn no, cứ bớt phần cơm để đưa cho con của ông mới vừa lên
3 tuổi ăn. Hai vợ chồng cùng nhau bàn bạc: Mẹ già không đủ ăn, mà vợ chồng ta
còn sinh đẻ được, nếu để con mình chia xẻ ngọt bùi của mẹ là không phải đạo. Thế
rồi hai vợ chồng định đào hố chôn con đi. Khi hai vợ chồng đào hố xuống chừng
được phân nữa, thì bỗng tìm thấy một hủ vàng, trên miệng có đề hàng chữ:
Hiếu Tử Quách Cự, Hoàng Kim nhất hủ dung dĩ tứ nhữ.
Nghĩa là: Người con hiếu là Quách Cự một hủ vàng đầy để cho nhà ngươi. Nhờ đó mà hai vợ chồng khỏi phải chôn con và có đủ tiền phụng dưỡng mẹ già.
Hiếu Tử Quách Cự, Hoàng Kim nhất hủ dung dĩ tứ nhữ.
Nghĩa là: Người con hiếu là Quách Cự một hủ vàng đầy để cho nhà ngươi. Nhờ đó mà hai vợ chồng khỏi phải chôn con và có đủ tiền phụng dưỡng mẹ già.
Khương Thị
Người đời Hán có vợ là Bàng Thị, cả hai vợ chồng đều hiếu thảo. Mẹ chồng
muốn uống nước sông, hàng ngày Bàng Thị phải đi thật xa, để gánh nước về. Trời
rét, mẹ muốn ăn gỏi cá tươi, vợ chồng cố tìm cho đủ đem về. Lại sợ mẹ ở một
mình buồn bực, nên thường mời các bà bên cạnh đến chơi. Về sau, tự nhiên ở bên
cạnh nhà có suối nước ngọt chảy ra giống như vị nước sông, hàng ngày lại có hai
con cá chép đủ làm gỏi cho mẹ dùng. Từ đó, Bàng Thị và chồng không phải đi quảy
nước xa, và kiếm cá nữa.
Thái Thuận
Người đời nhà Hán, mồ côi cha từ thuở còn bé, nhà rất nghèo. Thái Thuận
hết lòng thờ mẹ. Gặp năm mất mùa đói kém vì loạn lạc, Thái Thuận vào rừng tìm
trái dâu về để ăn thay cơm. Được trái nào chín, Thuận để qua một bên, trái nào
vừa đỏ để qua một bên khác. Gặp tướng Xích My đi ngang qua, trông thấy hỏi Thuận
vì cớ nào lại phải lựa dâu để riêng ra như vậy. Thuận liền đáp: Trái nào chín
ngọt dành phần cho mẹ tôi, trái nào đỏ còn chua, đó là phần của tôi. Tướng giặc
khen Thuận là người con hiếu, liền truyền quân lính cho một thúng gạo và một
đùi thịt trâu để khen thưởng.
Đinh Lan
Người đời nhà Hán, mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ, khi trưởng thành, nhớ công
ơn cha mẹ, thuê thợ tạc tượng cha mẹ bằng gỗ để thờ phượng. Ngày dâng hai bữa
cơm, tối đến lại lo quạt màn, sửa soạn gối chăn, hầu hạ chăm nom in như hồi cha
mẹ còn sống. Phụng thờ như vậy trong mấy mươi năm. Về sau, vợ Đinh Lan sinh
chán nản, lại dùng kim châm vào kẻ tay trượng gỗ xem có gì lạ không. Không ngờ
nơi ấy cứ nhỏ từng giọt máu tươi xuống mãi.
Đến bữa, Đinh Lan bưng cơm vào cúng, nhìn thấy tượng gỗ rươm nước mắt, kẻ tay lại chảy máu. Ông biết là vợ đã châm kim vào tay cha mẹ, liền đuổi bỏ người vợ ngay.
Đến bữa, Đinh Lan bưng cơm vào cúng, nhìn thấy tượng gỗ rươm nước mắt, kẻ tay lại chảy máu. Ông biết là vợ đã châm kim vào tay cha mẹ, liền đuổi bỏ người vợ ngay.
Lục Tích
Người đời Đông Hán, từ lúc mới lên 6 tuổi đã biết hiếu thảo. Một hôm Lục
Tích theo cha sang quận Cửu Giang viếng Viên Thuật. Họ Viên làm việc thết đãi,
Lục Tích thấy trong tiệc có quít ngon, bèn lấy hai trái bỏ vào túi áo dấu. Đến
khi chào Viên Thuật ra về, Vô ý để quít lọt ra ngoài. Viên Thuật nói đùa: Sao lấy
quýt giấu như thế?. Lục Tích đáp ngay: Mẹ tôi thích ăn quít lắm. Nhân tiện
trong tiệc có quít ngon nên tôi giấu vài quả đem về biếu mẹ tôi. Viên Thuật
khen Tích là người con chí hiếu.
Giang Cách
Sinh vào đời nhà Hán, mồ côi cha từ lúc còn bé, Giang Cách chí hiếu.
Trong lúc loạn lạc họ Giang cõng mẹ lánh nạn, giữa đường gặp giặc toan bắt đi.
Ông kêu van khóc lóc thảm thiết và cho biết còn mẹ già phải phụng dưỡng, nay nếu
ông bị bắt đi thì mẹ già không người nuôi nấng. Thấy tình cảnh của Giang Cách
đáng thương, giặc tha cho về. Giang Cách liền cõng mẹ chạy về Hạ Bì, cố hết sức
làm thuê làm mướn để nuôi mẹ qua cơn loạn lạc.
Hoàng Hương
Người đời Đông Hán, mẹ mất vào lúc mới lên 9 tuổi. Hoàng Hương gào thét
và kêu khóc thảm thiết, người trong làng cho là con có hiếu. Thờ cha rất mực
cung kính, sớm khuya hầu hạ, không dám lãng xao. Mùa đông, Hoàng Hương nằm ủ
vào chăn chiếu của cha để được truyền hơi nóng cho cha khỏi rét, đến
mùa hè quạt màn gối của cha để cho mát mẻ luôn, nhờ đó mà cha được ăn ngon ngủ
yên, quanh năm quanh năm vui vẻ không biết có mủa đông, mùa hè. Quan Thái thú ở
quận ấy nhận thấy họ Hoàng là người con hiếu thảo, liền làm sớ tâu vua Hán. Hán
đế ban cho Hoàng Hương tấm biển vàng đề chữ là người con hiếu để.
Vương Thôi
Người nước Ngụy đời Tam Quốc, cha làm quan nhà Ngụy. Sau nhà Tây Tấn diệt
nước Ngụy nhất thống thiên hạ. Cha Vương Thôi bị nhà Tây Tấn giết hại, ông quá
thương xót, phủ phục trước mộ khóc mãi. Tương truyền nước mắt ông chảy quá nhiều,
làm cho cây trắc bên mồ kkhô héo được tươi lại. Suốt đời Vương Thôi không bao
giờ ngồi day mặt về hướng Tây, (vì Tây Tấn ở phương Tây) để tỏ ý chí cương quyết
không bao giờ làm tôi cho nhà Tây Tấn.
Mẹ ông lúc sinh thời hay sợ sấm, cho nên khi mất rồi, hễ khi nào trời mưa có sấm chớp, ông lại ra mồ mà khấn rằng Có con đây rồi cốt để cho mẹ khỏi sợ. Biết ông là người tài giỏi, nhà Tây Tấn nhiều lần mời ông ra làm quan, nhưng ông cương quyết khước từ, ở nhà mở trường dạy học. Mỗi khi ông giảng sách cho học trò đến thiên Lục Nga trong Kinh thi có câu: Phụ Hề sinh ngã ông nhớ đến cha rồi tự nhiên nước mắt tuôn rơi, học trò đều cảm động và bỏ thiên Lục Nga không dám đọc nữa.
Mẹ ông lúc sinh thời hay sợ sấm, cho nên khi mất rồi, hễ khi nào trời mưa có sấm chớp, ông lại ra mồ mà khấn rằng Có con đây rồi cốt để cho mẹ khỏi sợ. Biết ông là người tài giỏi, nhà Tây Tấn nhiều lần mời ông ra làm quan, nhưng ông cương quyết khước từ, ở nhà mở trường dạy học. Mỗi khi ông giảng sách cho học trò đến thiên Lục Nga trong Kinh thi có câu: Phụ Hề sinh ngã ông nhớ đến cha rồi tự nhiên nước mắt tuôn rơi, học trò đều cảm động và bỏ thiên Lục Nga không dám đọc nữa.
Ngô Mãnh
Người đời nhà Tấn, lúc mới lên 8 tuổi đã biết thờ mẹ rất có hiếu, nhà
nghèo, mùa hè nhiều muỗi, không có tiền mua màn, sợ cha mẹ bị muỗi đốt, Ngô
Mãnh cởi trần nằm cho muỗi đốt mà chẳng dám xua đuổi, để cha mẹ được ngủ yên.
Vương Tường
Người đời nhà Tấn, mẹ mất sớm. Vương Tường ở với cha, nhưng bị bà mẹ ghẻ
rất sâu cay thường kiếm lời nói ra nói vào, khiến cho cha ông ghét bỏ. Nhưng
ông không oán ghét bà mẹ ghẻ mà ăn ở rất có hiếu. Mùa đông, nước đóng lại thành
băng, bà mẹ ghẻ đòi ăn cá tươi, ông cởi trần trên băng giá để tìm cá. Bỗng
nhiên băng nứt đôi ra, có hai con cá chép nhảy lên, ông bắt về làm món ăn cho kế
mẫu. Trước lòng hiếu thảo chân thành của đứa con chồng, bà mẹ ghẻ hồi tâm và
cha của Vương Tường cũng hết giận, từ đó hai người yêu mến đứa con như vàng.
Dương Hương
Dương Hương sinh vào đời nhà Tấn, vừa 14 tuổi đầu đã tỏ ra chí hiếu, cha
đi đâu cũng theo hầu một bên. Một hôm, hai cha con cùng đi thăm ruộng nơi xa, gần
vùng núi rừng, giữa đường gặp một con hổ chực nhảy đến vồ cha, Dương Hương cố
liều chết, nhảy vào với đôi tay không quyết cùng sinh tử với con hổ. Ông đánh rất
hăng, cuối cùng hổ hoảng sợ bỏ chạy, cha ông nhờ đó mà thoát chết.
Mạnh Tông
Người ở đất Giang Hạ, về đời Tam Quốc, mồ côi cha, Mạnh Tông ở với mẹ rất
có hiếu. Một hôm, bà mẹ của Mạnh Tông đau thèm ăn canh măng, nhưng bấy giờ là
mùa đông, khó tìm ra măng. Ông đi vào trong rừng tre, ngồi bên gốc tre mà khóc.
Bỗng đâu có mấy mục măng từ dưới đất mọc lên, quá mừng rỡ. Mạnh Tông mang về
nhà nấu canh cho mẹ ăn. Ăn xong bà mẹ liền hết bịnh. Người ta cho rằng lòng hiếu
động của Mạnh Tông, động lòng trời, nên măng mọc lên để cho ông được tròn chữ
hiếu. Về sau này có một loại măng màu xám được đặt tên là Mạnh Tông, hình dáng
trông rất đẹp và ăn ngon.
Măng tre mạnh tông |
Du Kiềm
Lâu
Cũng chép là Sứu Kìm Lâu Người nước Tề, được nổi tiếng là chí hiếu. Khi
được bổ nhậm là Thái Thú ở quận Bình Lăng, đến nhậm chức được mười hôm, bỗng Kiềm
Lâu thấy tâm thần bàng hoàng, mồ hôi chảy như tắm, biết là nhà có việc chẳng
lành, liền xin từ chức. Về đến nhà, mới hay cha đau nặng đã hai ngày. Kiềm Lâu
lại nghe thầy thuốc nói hễ người bệnh nặng mà phân đắng thì chữa khỏi, bằng
trái lại phân ngọt thì khó chữa. Ông liền nếm thử phân của cha thì thấy ngọt,
lòng vô cùng lo lắng đứng ngồi không yên. Đêm đêm ông đốt hương nhắm sao Bắc Đẩu.
mà khấn xin được chết thay cha. Sau ông nằm mơ thấy có một người cầm một thẻ
vàng có mấy chữ: Sắc trời cho bình an. Quả nhiên ngày hôm sau cha ông được khỏi
bệnh ngay.
Đường Thị vợ họ Thôi
Đường Thị, vợ nhà họ Thôi, ở với mẹ chồng rất có hiếu. Mẹ chồng quá già
rụng cả răng, không nhai được cơm. hàng ngày Đường thị phải tắm rửa thật sạch sẻ
rồi cho mẹ bú. Nhờ đó mẹ chồng mấy năm liền không ăn mà vẫn được no. Cảm ơn
nàng dâu hiếu để, mẹ chồng không biết lấy gì đền đáp, lúc sắp chết liền khấn
nguyện trời phật cho con cháu nhà họ Thôi sau này người nào cũng hiếu thảo như
Đường Thị vậy. Quả nhiên về sau con cháu dâu nhà họ Thôi người nào cũng bắt chước
gương tốt của Đường Thị ăn ở hiếu thuận với nhà chồng. Họ Thôi nhờ đó được hưng
thịnh.
Châu Thọ Xương
Châu Thọ Xương, người Tống, là con của người vợ thứ. Năm ông vừa lên 7
tuổi, người vợ cả đuổi mẹ ông đi. Về sau ông được làm quan nghĩ đến công sinh
thành tác tạo của mẹ đang sống lưu lạc khổ sở, ông cảm thấy chua xót trong
lòng. Ông liền xin từ quan chức để đi tìm mẹ đẻ. Trước khi đi, ông thề rằng: Nếu
không tìm được mẹ chết cũng đành Tìm kiếm khắp nơi, may đến đất Đồng Châu mẹ
con lại được trùng phùng. Tuy xa cách nhau đến năm mươi năm, mẫu tử được đoàn
viên, ông lấy làm vui mừng. Ông liền rước mẹ về ở chung và phụng dưỡng tận
tình.
Hoàng Đình
Kiên
Người đời nhà Đường, làm quan đến chức Thái Sử, một chức quan coi về việc
chép sử, thờ cha mẹ rất có hiếu. Tuy làm chức quan cao, nhà có nhiều đầy tớ hầu
hạ, nhưng ông tự mình săn sóc đến những thứ cần dùng của cha mẹ. Những đồ dùng
tiểu tiện của cha mẹ, dù dơ bẩn thế nào, ông cũng chính tay lau rửa và không bảo
đầy tớ làm.
Nguồn vnthuquan.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét