Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info.

10 thg 2, 2014

Phim về Những Mỹ Nhân làm Khuynh Đảo Thiên Hạ I

1.Phim về Tây Thi

Ba bản phim Tây Thi cổ nhất: Năm 1949

Ba bản phim Tây Thi cổ nhất: Năm 1949, Bạch Yên (bên trái trên),
Lạc Đế (bên trái dưới), Bạch Tuyết Tiên (bên phải)




Tây Thi  (1965)


Giang Thanh trong Tây Thi 1965






Tây Thi (1983)

Nàng Tây Thi Đổng Trí Chi trong bộ phim "Tây Thi" .Gương mặt của Đổng Trí Chi với đôi lông mày, đôi môi quyến rũ theo kiểu cổ điển




Tây Thi (1984)

Nàng Tây Thi Lê Yến San trong bản "Tây Thi" 1984





Giang sơn và mỹ nhân (1995)

Nàng Tây Thi Phùng Bửu Bửu trong bộ phim cùng tên được đánh giá rất cao.Phùng Bửu Bửu sở hữu đôi mắt đẹp, quyến rũ mê hồn.



Tây thi (1995)

Từng thành công với nhiều vai diễn trong Tam quốc, Thủy hử, Tưởng Cần Cần không gặp khó khăn khi hóa thân thành Tây thi trong bộ phim truyền hình cùng tên năm 1995.
Vẻ đẹp thanh lịch quyến rũ của cô chiếm được thiện cảm của nhiều người, đặc biệt là khán giả nam vốn yêu thích hình tượng ngọc nữ hiền dịu.





Cổ ngô xuân thu (1997)

Nàng Tây Thi Tào Dĩnh vừa xinh đẹp vừa thông minh trong phim "Cổ ngô xuân thu (Năm 1997).



Chiến quốc hồng nhan (1998)

Nàng Tây Thi Trương Mẫn trong bộ phim "Chiến quốc hồng nhan"


Vị vua tái sinh (2005)

Trong bộ phim Việt Vương Câu Tiễn năm 2005, cảnh phim Tây Thi xuất hiện trong trạng thái ăn vận kiệm vải, tư thế mời gọi khiêu khích đã tạo nên một làn sóng phản đối giữ dội. 
Hầu hết khán giả bày tỏ sự tức giận với cách xử lý táo bạo, “thiếu tôn trọng nhân vật lịch sử”. Bên cạnh đó cũng có một bộ phận cư dân mạng lên tiếng khen ngợi hiệu quả hình ảnh của cách làm mới này.
 Trong đó, nhân vật chính làm nên sự hấp dẫn – nữ diễn viên Châu Dương được đánh giá cao và mệnh danh là “Tây thi có vóc dáng người mẫu” gợi cảm.




Việt Vương Câu Tiễn (2006)




Ngoài hai nghệ sỹ kỳ cựu là Trần Đạo Minh và Hồ Quân, bộ phim Ngọa tân thường đảm còn có thêm một điểm sáng là vai Tây thi do An Dĩ Hiên đóng.
Nữ diễn viên Đài Loan từng khiến khán giả nam xao xuyến trong Những ngã rẽ cuộc đời (Đấu ngư) đã có sự xuất hiện ấn tượng từ tạo hình cho đến diễn xuất. Những bộ váy áo cổ trang màu sắc tươi sáng rực rỡ đã góp phần tôn lên vẻ đẹp ngọt ngào, duyên dáng của An Dĩ Hiên.
Bên cạnh đó, với “vũ khí” là đôi mắt to tròn biết nói, mỹ nhân xứ Đài đã khiến người xem phải thổn thức trong mỗi cảnh quay sướt mướt và không thể rời mắt khỏi màn hình khi An Dĩ Hiên xuất hiện.

Tranh bá truyền kỳ (2006).

Ít người ngờ rằng, nữ diễn viên từng đoạt giải hoa hậu Hồng Kông năm 1999 và hoa hậu Hoa Kiều năm 2000 lại xuất hiện với tạo hình Tây thi giản dị đến vậy trong phiên bản Tranh bá truyền kỳ (2006).
Từ trang phục, hóa trang cho đến phong cách diễn xuất của cô đều mang đến cho khán giả cảm giác gần gũi, thân thiện. Tuy nhiên, cũng chính điểm này lại khiến nhiều người không hài lòng. Họ cho rằng một hình tượng hồng nhan họa thủy (Sắc đẹp là mầm của tai họa) như vậy cần được xây dựng và đưa lên vị trí cao sang, mang chút bí ẩn và người thường khó có thể tiếp cận.




Tôn Tử đại truyện  (2009)

Tạo hình của Ban Gia Gia trong Tôn Tử đại truyền bị đánh giá không tương xứng với thời đại và thân phận của Tây thi. Riêng tấm màn che mặt từng được so sánh với tạo hình của các nữ hiệp trong phim võ thuật.
Tuy nhiên, với thần sắc diễm lệ và phong thái đặc biệt, cô vẫn tạo nên vẻ quyến rũ hiếm thấy. Vẻ đẹp không nằm trong tiêu chuẩn quen thuộc đã chiếm được cảm tình của đông đảo khán giả.





Anh hùng (2011)

Gây ấn tượng tốt sau bộ phim truyền hình Thiên sơn mộ tuyết, Dĩnh Nhi được mời đảm nhiệm vai Tây Thi trong tác phẩm Anh hùng năm 2011. Tuy nhiên, cô đã không dễ dàng chinh phục được các khán giả khó tính, đặc biệt là những người tôn sùng vẻ đẹp hoàn hảo của Tây thi
Đầu tiên, Dĩnh Nhi đã gây sốc khi tiết lộ dùng thuốc giảm béo để gầy đi 5 kg – phù hợp với yêu cầu hà khắc của đạo diễn. Tiếp đó, khi cư dân mạng cho rằng vẻ ngây thơ trong sáng của cô chưa phù hợp với nhân vật thông minh lanh lợi, Dĩnh Nhi lại tuyên bố rất thẳng thắn: “Tôi đã rất cố gắng rồi. Còn nếu muốn hơn thế nữa, trừ phi…phẫu thuật thẩm mỹ mới có thể như ý mọi người”.



Tây thi bí sử (2012)


Bộ phim Tây thi bí sử được đánh giá cao với sự xuất hiện của Ô Tĩnh Tĩnh.Ban đầu, nữ diễn viên này đã gây tranh cãi lớn vì được ưu ái nhập đoàn (cô là cháu gái của phu nhân đạo diễn Ưu Tiểu Cương). Tuy nhiên, sau khi bắt tay vào công việc, Ô Tĩnh Tĩnh đã chinh phục được tất cả đồng nghiệp cũng như khán giả bởi năng khiếu diễn xuất tuyệt vời, dung mạo xinh đẹp rung động lòng người.




2.Phim về Diêu Thuyền

Điêu Thuyền (1958)

Điêu Thuyền cổ nhất là năm 1958. Vai Điêu Thuyền do diễn viên Hồng Kông Lâm Đại thủ vai



Tam Quốc Xuân Thu (1976)

Âu Dương Bội San vai Điêu Thuyền trong phim "Tam Quốc Xuân Thu" (Năm 1976)




Điêu Thuyền (1987)

Phu nhân Lý Liên Kiệt – hoa hậu châu Á năm 1986 Lợi Trí được mời vào vai Điêu Thuyền trong bộ phim cùng tên năm 1987.Cô được đánh giá là Điêu Thuyền gợi cảm nhất trong số tất cả các phiên bản điện ảnh, truyền hình và kịch nói. 
Mặc dù phục trang rất kín đáo, phong thái nền nã, diễn xuất “khiêm tốn” nhưng sự quyến rũ toát lên từ khí chất con người cô đã khiến khán giả như bị hút vào màn hình. Sức hấp dẫn này được fan yêu mến dành tặng lời khen có cánh “Điêu Thuyền tái thế”.



Điêu Thuyền (1988)

Khi tham gia bộ phim truyền hình Điêu Thuyền năm 1988, Phan Nghinh Tử đã 39 tuổi nhưng dung mạo của cô vẫn trẻ trung như thiếu nữ trăng rằm. Với phong cách hóa trang đặc trưng của các hãng sản xuất phim Đài Loan, hình tượng Điêu Thuyền hiện lên vừa lộng lẫy, quyến rũ nhưng cũng không kém phần gần gũi và đáng yêu. 
Đặc biệt, qua lối diễn xuất tự nhiên và sáng tạo của Phan Nghinh Tử, đại mỹ nhân nổi tiếng với mưu toan chính trị trong lịch sử Trung Quốc đã hiện lên thật rõ nét.



Tam quốc anh hùng truyện – Quan Công Võ Thánh (1990)

Khâu Vũ Đình trong "Tam quốc anh hùng truyện"



Tam Quốc diễn nghĩa (1994)

Cặp lông mày tô đậm và tạo hình rườm rà, kém tinh tế là đánh giá chung cho phiên bản Điêu Thuyền của Trần Hồng.Mặc dù nhan sắc không hề thua kém các phiên bản trước nhưng diễn xuất thiếu đột phá (so với lần tham gia bộ phim Lữ Bố và Điêu Thuyền do chồng co - đạo diễn Trần Khải Ca làm giám chế sản xuất trước đó) khiến nhân vật của Trần Hồng trở nên mờ nhạt. 





Điêu Thuyền (2001)

Trương Mẫn vai Điêu Thuyền trong bộ phim cùng tên, bộ phim do Đài Loan và Trung Quốc hợp tác sản xuất




Lữ Bố và Điêu Thuyền (2002)

Trần Hồng vai Điêu Thuyền trong phim "Lữ Bố và Điêu Thuyền". Trần Hồng một lần nữa lại được thử
thách với vai diễn mình từng đóng thành công. Dù nội dung phim có thay đổi nhưng cả hai bản
phim Điêu Thuyền đều được đánh giá rất tốt



Tào Tháo và Thái Văn Cơ (2003)

Làn da nâu khỏe khoắn và gương mặt trái xoan với những đường nét “rất Tây” khiến Ninh Tịnh được khán giả Trung Quốc đặt cho danh hiệu "Điêu Thuyền hiện đại nhất". Với kinh nghiệm diễn xuất lâu năm với thể loại cổ trang, Ninh Tịnh đã không khó khăn để nhập vai và chinh phục người xem.
Cho đến giờ, những đoạn đối thoại lém lỉnh giữa cô và nhân vật Lữ Bố vẫn còn để lại ấn tượng sâu đậm với nhiều thế hệ khán giả.




Tân Tam Quốc diễn nghĩa  (2010)

Được mệnh danh là “vạn người mê”, Trần Hảo đã không phụ lòng khán giả khi hoàn thành xuất sắc vai diễn trong bộ phim truyền hình Tân Tam Quốc Diễn Nghĩa năm 2010.Cô được bình chọn là Điêu Thuyền có điệu vũ đẹp nhất, biểu diễn thông minh và ánh mắt làm say lòng người.
Mặc dù xuất hiện với tần suất không nhiều nhưng Trần Hảo đã tạo được dấu ấn sâu đậm với khán giả. Ngay tới người xem ngoại quốc cũng mê mệt với nhan sắc của cô, “truy lùng” bằng được các tác phẩm khác mà người đẹp từng tham gia diễn xuất.



Đổng Tước Đài (2011)

Bộ phim điện ảnh Đổng Tước Đài (2011) đánh dấu lần hợp tác đầu tiên của Châu Nhuận Phát và Lưu Diệc Phi. Điều bất ngờ là họ được giao vai Tào Tháo, Điêu Thuyền nhưng lại có khá nhiều cảnh quay tình cảm, mối quan hệ cũng được phát triển theo hướng sáng tạo của các nhà làm phim.
Trong phiên bản này, Lưu Diệc Phi xuất hiện với nhiều tạo hình ấn tượng: sắc đỏ nồng nàn, màu trắng tinh khôi và lúc bị tra tấn chỉ mặc áo yếm, đầu tóc rối bời.



Anh hùng Tào tháo (2011)

Là phiên bản Điêu Thuyền gần đây nhất (năm 2011), diễn xuất của Hàn Tuyết chưa vượt qua được các “đàn chị” đi trước. Hơn nữa, vẻ hiền dịu và trong sáng của nàng chưa xứng với miêu tả Điêu Thuyền "bế nguyệt" hay nhan sắc “nghiêng nước nghiêng thành”.



------------------------------------------------ --------------------------------

Lý Hinh Vũ vai Điêu Thuyền trong phim "Quan công". Đây là vai diễn Điêu Thuyền ít gây ấn tượng nhất với khán giả




3.Phim về Vương Chiêu Quân


Vương Chiêu Quân (1964)

Do kỹ thuật hình ảnh cũng như hóa trang những năm thập niên 1960 còn lạc hậu nên tạo hình Lâm Đại không thực sự làm toát lên vẻ đẹp "lạc nhạn" của Vương Chiêu Quân. Nhưng bù lại, Lâm Đại lột tả xuất sắc các cung bậc cảm xúc của Vương Chiêu Quân, chiếm được cảm tình của đông đảo khán giả. 




Vương Chiêu Quân (1984)


Trong bản Vương Chiêu Quân năm 1984, tạo hình nhân vật được cải thiện hơn nhiều. Ngụy Thu Hoa trông  đẹp rạng ngời với bộ áo chàng màu sắc rạng rỡ. 
Ngụy Thu Hoa cũng chính là người thể hiện vai diễn Hoàng Dung trong Thần Điêu Đại Hiệp năm 1995 (do Cổ Thiên Lạc và Lý Nhược Dồng đóng chính). Khi xem lại tạo hình Vương Chiêu Quân của Ngụy Thu Hoa, không ít khán giả đã rất ấn tượng với vẻ đẹp thời trẻ của nữ diễn viên này.



Chiêu Quân Truyền Kỳ (1987)

Tình đến thời điểm này, bộ phim Vương Chiêu Quân năm 1987 vẫn được đánh giá là tác phẩm ấn tượng nhất về "Người đẹp lạc nhạn". Khán giả hoàn toàn bị chinh phục bởi vẻ xinh đẹp, thanh cao của nàng Vương Chiêu Quân do Hoàng Hồng thể hiện.



Vương Chiêu Quân (1988)

Trong những năm 1980, Tống Võng Lăng cùng với Phan Nghinh Tử và Thi Tư là những viên ngọc báu của màn ảnh xứ Đài. Hầu hết những bộ phim họ tham gia đều đạt rating rất cao. 
Mặc dù tạo hình của Tống Võng Lăng được khen ngợi nhưng bản phim này lại không được đánh giá cao vì có nhiều tình tiết sai lịch sử.



Chiêu Quân Xuất Tái (2004)

Vai diễn Vương Chiêu Quân của Lý Thể Hoa không được đánh giá cao bởi khán giả cho rằng nhan sắc của cô vẫn chưa xứng tầm với "Người đẹp lạc nhạn". Bên cạnh đó, khán giả còn cho rằng Lý Thể Hoa mang nét đẹp hiện đại, không thực sự hợp với dòng phim cổ trang.



Vương Chiêu Quân (2005)

 Năm 2005, cuộc tuyển diễn viên cho vai Vương Chiêu Quân diễn ra rầm rộ. Và thật bất ngờ khi nàng "Quách Tương" đáng yêu Dương Mịch đã vượt qua nhiều đàn chị khác như Phạm Băng Băng, Lý Băng Băng, Trần Hảo, giành được vai diễn trên. Theo lời đạo diễn Trần Gia Lâm, Dương Mịch được chọn vì ở cô toát nên khí chất thoát tục, vẻ đẹp thanh cao - rất hợp với hình tượng Vương Chiêu Quân.Dương Mịch là diễn viên trẻ tuổi nhất thể hiện vai Vương Chiêu Quân. Tham gia cùng với cô trong bộ phim này đều là những gương mặt diễn viên gạo cội như Trần Đức Khải, Lưu Hiểu Khánh nhưng diễn xuất của Dương Mịch không vì thế mà bị "lép vế".
Tạo hình của Dương Mịch nhận được sự tán thưởng của đông đảo người xem. Nhiều khán giả thậm chí còn nhận xét đây là nàng Vương Chiêu Quân xinh đẹp nhất trong lịch sử.


4.Phim về Dương Quý Phi

Dương Quý Phi (1962)

Lý Lệ Hoa trong “Dương Quý Phi” năm 1962.



Dương Quý Phi (1986)

Phùng Bửu Bửu được khen có vẻ đẹp cổ trang hiếm có trong làng giải trí Hoa ngữ từ trước tới nay. Có lẽ nhờ thế mà nàng Dương Quý Phi củaPhùng Bửu Bửu rất đa chiều, vừa hồn nhiên ngây thơ vừa có phần “lả lơi” quyến rũ.  



Đường Minh Hoàng (1990)

Bộ phim Đường Minh Hoàng là câu chuyện về cuộc đời thăng trầm sóng gió của vua Đường Minh Hoàng. Dương Quý Phi do Lâm Phương Binh đóng chỉ xuất hiện trong những tập cuối của phim sau khi được gả cho thái tử con vua. Dương Quý Phi của Lâm Phương Binh“na ná” với Vương Lộ Dao với vẻ đẹp đầy đặn và viên mãn. Dù được sủng ái nhưng nàng Dương Quý Phi của Lâm Phương Binh luôn hiền dịu và có phần đáng thương. 




Dương Quý Phi (1992)

 Chu Khiết vai Dương Qúy Phi




Thiên sử Dương Quý Phi (1994)

Điềm Nữu trong “Thiên sử Dương Quý Phi” năm 1994



Dương Quý Phi hậu truyện (1996)

Hầu Tuấn Kiệt trong “Dương Quý Phi hậu truyện” năm 1996



Dương Quý Phi (2000)

Năm 1998 hoa hậu Hồng Kông Hướng Hải Lam dù chưa có kinh nghiệm diễn xuất nhưng đã được đài TVB mời đảm nhận vai diễn nặng kýDương Quý Phi trong bộ phim cùng tên. Đây có lẽ là nàng Dương Quý Phi gây tranh cãi nhất trên màn ảnh. Dư luận cho rằng, Hải Lam đã sinh sống ở nước ngoài khá lâu và việc để cho cô ấy đảm nhận vai “cổ trang lịch sử” là không hợp lý. Đó là chưa kể tới chuyện cô ấy là “lính mới” trong làng giải trí khi đó. 



Đại Đường ca phi ( 2003)

Trong Đại Đường Ca Phi, tuyến vai Dương Quý Phi chỉ đóng vai trò “thứ chính” so với một số phi tần khác của Đường Minh Hoàng. Tuy vậy,Vương Lộ Dao với làn da trắng tinh, dáng người đầy đặn quyến rũ được nhiều fans hâm mộ nhận xét là rất giống miêu tả về mỹ nhân bậc nhất của Trung Quốc. 



Đại Đường phù dung viên (2004)


Theo sử sách ghi lại, Dương Quý Phi có một vẻ đẹp “phú thái” đầy đặn. Xinh đẹp, thông minh và sắc sảo, vẻ đẹp trời phú của Phạm Băng Băngkhông có gì để bàn cãi tuy nhiên cô lại khá gầy. Thật bất ngờ khi Phạm Băng Băng với vẻ đẹp mảnh dẻ đã vượt qua cả trăm người đẹp và được đạo diễn tin tưởng giao cho vai nữ chính Dương Quý Phi trong Đại Đường Phù Dung Viên.




Lý Bạch (2009)


Y Năng Tịnh  vào vai quý phi trong phim Lý Bạch (2009)




Dương Quý Phi bí sử (2010)


Ân Đào trong “Dương Quý Phi bí sử” năm 2010




Dc Vng Đi Minh Cung (2014)


Ni dung phim Dc Vng Đi Minh Cung s k v mt kiến trúc sư t M đến Tây An - Trung Quc và phát hin ra nhng văn vt liên quan đến Dương Quý Phi, t đó hi tưởng li mi tình lãng mn ngàn năm trước ca Dương Quý Phi và Lý Long Cơ. Qua cái nhìn ca kiến trúc sư ngoi quc đ th hin nhng góc đ và suy nghĩ ca người thi nay vi câu chuyn tình này: phi chăng có th vì người yêu t b giang sơn, hay vì giang sơn đang tâm giết chết người ph n mình hết lòng thương yêu?


POSTER GHÉP CỦA PHIM




Dương Quý Phi (2014)

Dương Quý Phi là một cung phi của Hoàng đế Đường Minh Hoàng (618-907). Bà được Đường Minh Hoàng yêu chiều một cách thái quá và bà bị xem là một trong những nguyên nhân khiến nhà Đường suy vong.
Nữ diễn viên đại lục Phạm Băng Băng được chọn thủ vai Dương Quý Phi, trong khi nam tài tử Hong Kong Lê Minh, đóng vai Hoàng đế Đường Minh Hoàng.




5.Phim về Đát Kỷ

Đát Kỷ (1939)

Bộ phim đầu tiên có thể nhắc đến là bộ phim điện ảnh Đát Kỷ sản xuất năm 1939 do Công ty Điện ảnh Tân đại lục phát hành, vai Tô Đát Kỷ khi này được giao cho nữ diễn viên Lâm Muội Muội.

Đát Kỷ (1955)

Năm 1955, Công ty Chế tác Điện ảnh Nghệ Liên sản xuất bộ phim Đát Kỷ với vai Tô Đát Kỷ do nữ diễn viên Tạ Gia Hoa thủ vai.

Đát Kỷ (1964)

Năm 1964, công ty TNHH Huynh Đệ Thiệu Thị đầu tư phát hành. Nhân vật Tô Đát Kỷ do Ảnh hậu LHP Châu Á Thái Bình Dương lần 4 là Lâm Đại thủ vai, một tạo hình Đát Kỷ cũng có thể gọi là để lại ấn tượng khó quên nhất đối với khán giả Trung Quốc.
Cũng bởi Đát Kỷ của Lâm Đại là phiên bản đầu tiên và cũng vì sắc đẹp của bà khiến nhiều người phải mê mẩn, đi vào lòng người một cách sâu sắc. Khi đó, Đát Kỷ của Lâm Đại ai ai cũng biết đến, tiếng tăm nổi như cồn. Với vẻ đẹp liễu yếu đào tơ, gương mặt tựa hoa nở, dáng điệu yêu kiều thướt tha khiến Đát Kỷ của Đại Lâm hiện lên hết sức sinh động, tự nhiên, tinh tế và biểu cảm được thần thái của nhân vật, để lại dư vị sâu xa trong lòng khán giả suốt nhiều năm qua. Phiên bản của Lâm Đại vẫn được gọi là Đát Kỷ của hoài niệm, để lại ấn tượng sâu sắc và khó quên nhất.



Bảng Phong Thần (1989)

Bộ phim truyền hình Bảng Phong Thần sản xuất năm 1989, vai Đát Kỷ do nữ diễn viên Lương Lệ đóng. Phim ban đầu có 45 tập, tuy nhiên chỉ chiếu đến tập 5 đã phải ngừng chiếu và mất hút không còn sủi tăm và cũng ít được nhắc đến. Mặc dù vậy, tạo hình của Lương Lệ vẫn được nhắc đến với nàng Đat Kỷ với sức mê hoặc không thể chối cãi, đồng thời để lại ấn tượng khó phai trong lòng khán giả.



Bảng Phong Thần (1990)

Bảng Phong Thần sản xuất năm 1990 do nữ diễn viên Phó Nghệ Vỹ thủ vai Tô Đát Kỷ. Phó Nghệ Vỹ từng “chuyên trị” thể hiện đóng những vai đại mỹ nhân hay tuyệt sắc đại mỹ nhân. Vai Đát Kỷ của Nghệ Vỹ từng khiến say đắm không biết bao nhiêu khán giả, người hâm mộ bởi sắc đẹp và kỹ năng diễn xuất của cô. Trước khi nhập cung, Phó Nghệ Vỹ thể hiện là một nàng Đát Kỷ ngây thơ, kiều diễm, khiến người đời mê mẩn, không ngoại trừ cả Trụ Vương.
Khi bị hồ ly nhập, Đát Kỷ của Phó Nghệ Vỹ trở thành một người đẹp yêu ma, quỷ quyệt, lúc cau mặt tươi cười khi trau mày, hai con mắt đảo sắc lẹm hiện rõ âm mưu ác độc trong đầu. Ngay đến Phó Nghệ Vỹ từng nói: “Đát Kỷ đã khiến tôi trở nên đẹp hơn”. Tạo hình vai diễn này của Phó Nghệ Vỹ đến nhiều năm sau vẫn làm khán giả nhớ đến một Đát Kỷ vừa xinh đẹp tuyệt săc vừa ma mỵ, gian xảo. Phiên bản Đát Kỷ của Phó Vỹ Nghệ được coi là phiên bản kinh điển, một Đát Kỷ kiều diễm, ma mỵ nhất.



Liên hoa đồng tử Na Tra (1998)

Một phiên bản khác về Đát Kỷ là của nữ diễn viên La Hải Quỳnh trong bộ phim Liên hoa đồng tử Na Tra (1998) lại là một sự thất bại cũng như khiến nhiều người thấy sốc, vẻ đẹp và sự ma mỵ, mưu mô của một Đát Kỷ hồ ly mà mọi người vốn biết đến đã sụp đổ hoàn toàn qua sự thể hiện của La Hải Quỳnh. Một Đát Kỷ thuần khiết và ngây thơ có thừa, không đủ độ “yêu ma” và diêm dúa của Đát Kỷ.
Chính vì vậy mà Đát Kỷ của Hải Quỳnh khi đó đã gây tranh cãi rầm rộ trong dư luận. Ngoài đặc điểm về sắc đẹp cũng như thân hình, ngoài ra ở La Hải Quỳnh không có điều gì hấp dẫn người xem. Kỹ năng diễn xuất cũng nhạt, không đủ thuần thục, sự chín chắn và mưu mô cần có thì ở La Hải Quỳnh lại hiện lên là một Đát Kỷ ngây thơ quá đỗi. Phiên bản của La Hải Quỳnh được coi là phiên bản gây tranh cãi nhất, một Đát Kỷ quá ngây thơ, non nớt.



Bảng Phong Thần (2001)

Trong phiên bản Bảng Phong Thần của đài TVB sản xuất năm 2001, khá nhiều tình tiết và kịch bản đã được thay đổi. Nhân vật Đát Kỷ với Bá Ấp Khảo là một cặp tình nhân, tình yêu trong sáng của hai người khiến người đời chỉ biết đó là một cặp trời sinh. Sau này Đát Kỷ bị ép tiến cung cho Trụ Vương. Bá Ấp Khảo đã cùng các quần thần đứng dậy phản kháng chống lại Trụ Vương, đồng thời từ bỏ tình cảm bấy lâu nay với Đát Kỷ khiến nàng ôm hận và dẫn đến thù ghét Ấp Khảo.
Phiên bản Đát Kỷ của Ôn Bích Hà trước khi tiến cung là một cô nương ngây thơ, trong sáng và thiện lương với sắc đẹp làm động lòng người. Sau khi vào cung thì hóa thành lòng lang dạ sói, thủ đoạn mưu ma chước quỷ, không từ bất kỳ thủ đoạn nào để sát hại những bậc chung thần, nghĩa sĩ. Hình tượng Đát Kỷ của Ôn Bích Hà là một người đẹp của sự kết hợp sự ngây thơ thuần khiết và diêm dúa lẳng lơ, gợi cảm và gợi dục. Nhiều người còn đánh giá, Đát Kỷ của Ôn Bích Hà là phiên bản sexy nhất trên màn ảnh, phiên bản khiến nhiều người mê mẩn và hấp dẫn nhất.



Tân Bảng Phong Thần (2007)

Trong phiên bản Tân Bảng Phong Thần (2007), tạo hình Tô Đát Kỷ do “nữ hoàng scandal” Phạm Băng Băng thể hiện lại là một Đát Kỷ mới mẻ hơn cả, một Đát Kỷ hai trong một. Đát Kỷ của Phạm Băng Băng không những là một người đẹp tai họa, thâm độc mà còn là một mỹ nhân với nhiều tầng lớp tâm lý khác nhau. Có thể nói, phiên bản Đát Kỷ do Phạm Băng Băng thể hiện là nhân vật quy tụ tất cả những ý nghĩa mang tính đột phá và lật đổ tất cả những khái niệm trước đây về con người Đát Kỷ; Một Đát Kỷ hai mặt không giống với bất kỳ phiên bản Đát Kỷ nào từ trước đến nay.
Phiên bản của Phạm Băng Băng, hồ ly Đát Kỷ bị nhân tính hóa, tức là khi cái ác và tính thiện trong con người Đát Kỷ song song tồn tại. Khi đối diện với tình yêu, tình thân, con người “Tô Đát Kỷ” bên trong đã chọn hy sinh vì nghĩa, lúc đối mặt với quyền lợi và dục vọng, “Đát Kỷ hồ ly” lại biến thành một kẻ hại nước bạo tàn. Phiên bản Đát Kỷ của Phạm Băng Băng được gọi là phiên bản mới hoàn toàn.



Bảng Phong Thần (2008)

Phiên bản Tô Đát Kỷ qua sự thể hiện của Lâm Tâm Như trong phiên bản mới Bảng Phong Thần(2008) lại có nét khác biệt khá xa so với truyền thuyết. Trong những phiên bản trước, sự sụp đổ, suy vong của nhà Thương là do mầm mống mỹ nhân của Đát Kỷ gây ra. Còn trong bản mới của Lâm Tâm Như, sự suy vong của nhà Thương lại do chính Trụ Vương tạo nên, vì vậy Tô Đát Kỷ và Đát Kỷ hồ ly đã được nhân tính hóa.
Một Tô Đát Kỷ nhân từ, thiện lương đã vì nghĩa lớn mà rời xa gia đình, từ bỏ tình yêu để tự hiến thân vào kinh đô Triều Dương. Khi là Đát Kỷ hồ ly thì cố gắng hoàn thành nghĩa vụ mà Nữ Oa nương nương giao phó, trợ giúp Trụ Vương “bá đạo” thiên hạ, sách nhiễu dân lành, lật đổ nhà Thương, cho dù nội tâm của nàng vẫn luôn là một người nhu mì, yếu đuối.



Truyền thuyết Thiên sư chung đạo chi mỹ lệ (2010)

Ngoài ra còn có phiên bản Tô Đát Kỷ của nữ diễn viên đại lục Hoắc Tư Yến trong bộ phim Truyền thuyết Thiên sư chung đạo chi mỹ lệ (2010) của đạo diễn Phan Văn Kiệt, đóng cặp với nam tài tử Hồng Kông Âu Dương Chấn Hoa. Hoắc Tư Yến thể hiện một nhân vật với sự kết hợp của hồ tiên và hồ yêu, một Đát Kỷ với những nét đột phá khi vừa cho thấy sự lả lơi, ma mỵ và vẻ đẹp kiều diễm, ánh mắt hút hồn, nụ cười lẳng lơ, thân hình tròn đầy với khuôn ngực căng tràn… một phiên bản Đát Kỷ không kém phần khêu gợi và quyến rũ so với phiên bản của Ôn Bích Hà.




Bảng Phong Thần anh hùng (2013)

Mới đây, bộ phim Bảng Phong Thần anh hùng (2013) dài 90 tập của đà CCTV sản xuât, đạo diễn Vương Vỹ Đình dàn dựng, với vai Tô Đát Kỷ do người đẹp “ngực khủng” Trương Hinh Dư thủ vai. Nội dung phim xoay quay nàng Đát Kỷ dung sắc đẹp của mình đẻ mê hoặc Trụ Vương và Khương Tử Nha ra sức thu phụcNgoài ra là câu chuyện tình đẹp và không kém phần lãng mạng giữa Chàng trai Tử Nha và Mã Chiêu Đệ. Phiên bản Tô Đát Kỷ của Trương Hinh Dư khi bị ép công nạp vào cung, vì quá phẫn uất đã định tự sát, nào ngờ bị hồ ly tinh chiếm thân xác khiến cuộc đời Đát Kỷ trở thành một con người hoàn toàn mới. Đát Kỷ hợp sức với Cửu Đầu Trĩ Kê Tinh (Trịnh Diệc Đồng) và Tỳ Bà Tinh (Mạch Địch Na) nhiễu loạn dương gian, khiến Triều Ca sụp đổ. Khán giả đang mong đợi ngày nàng Đát Kỷ của Trương Hinh Dư lên sóng, mặc dù nhiều người không mấy tin tưởng vào khả năng diễn xuất của người đẹp.




Nguồn hcm.24h.com.vn ; ngoisao.vn ; 2sao.vn ;giaoduc.net.vn ;soha.vn; phim3s.net; dienanh.net

Phim về Những Mỹ Nhân làm Khuynh Đảo Thiên Hạ II

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Blog liên quan : Blog zing | Blogspot | Blog tiếng anh | Facebook
Copyright © 2011 - 2014. Thuy trinh's blog - All Rights Reserved