Theo các truyền thuyết dân
gian, sinh thời Dương Vân Nga rất xinh đẹp. Bà có khuôn mặt bầu bĩnh như khuôn
trăng song vẫn có nét thanh tú, cao sang như áng mây bồng bềnh. Cái tên Vân Nga
(mây trăng) của bà cũng hàm ý được điều đó. Nước da của bà trắng hồng và cặp
mắt phượng, mày ngài lúc nào cũng long lanh đầy tình tứ. Các nhà nghiên cứu cho
rằng Dương Vân Nga là người đàn bà đẹp nhất trong lịch sử Việt Nam . Nhan sắc
bà được mô tả trong cuốn "Hoàn Vương ca tích" (tìm thấy ở Hà Nam ).
Bà không
chỉ đẹp mà còn tràn đầy sinh lực: “Môi son rừng rực, mặt hoa rờn rờn
Mắt kia sao mọc cờn cờn
Cổ kia đã trắng lại tròn hân hân”.
Vẻ đẹp của bà quyến rũ đến nỗi mỗi nước đi cũng làm cả vùng thiên nhiên, cây cỏ xao động, bừng sáng:
“Ðồi đông điểm ngọc, đồi tây mây vàng
Suối trong tựa ánh nguyệt tràn
Mây ngồi xổm, cá lượn đàn lên mây
Chim kề mỏ, bướm xỏ mày
Bao nhiêu suối chảy thành cây đàn cầm...”.
Chắc hẳn chính vẻ đẹp thanh tú, mỹ miều và uyển chuyển của bà đã khiến cho cả vị chúa động Hoa Lư Đinh Bộ Lĩnh và sau này Thập đạo tướng quân Lê Hoàn mê đắm. Đó là lý do bà được làm chính cung ở cả hai triều đại nhà Đinh và nhà Tiền Lê.
Ở vùng hạ lưu sông Bôi quê
hương của Dương Vân Nga, phía tây bắc cố đô Hoa Lư còn lưu truyền thuyết lý
giải vì sao người dân nơi đây có tục kiêng trồng hoa quỳnh và các loài cây nở
hoa vào ban đêm khác như bầu, bìm bìm... Tục truyền rằng sau khi được Vạn Thắng
Vương đón về Hoa Lư làm hoàng hậu, Dương Vân Nga trở về cố hương bằng kiệu hoa
lộng lẫy. Hoàng hậu muốn làm một đêm dạ tiệc thật ấn tượng để ban thưởng cho
dân làng liền ra lệnh tất cả các thôn nữ xinh đẹp tuổi tròn 16 nếu muốn tham dự
phải trùm khăn che mặt và tất cả các loài hoa xứ này không được nở vào đêm hội
đó.
Thế nhưng, khi đêm hội diễn ra dưới ánh trăng, trong lúc vẻ đẹp của Dương
Vân Nga đang rạng ngời tỏa sáng trước bàn dân thiên hạ thì một luồng gió mát từ
đồi cây thổi tới mang theo một mùi hương thơm ngào ngạt và quyến rũ. Mùi thơm
đó hấp dẫn đến nỗi làm các tướng sỹ và nhân dân mê mẩn, họ vội chạy đến nơi
phát ra mùi lạ thì ra đó là hương thơm của một loài hoa quỳnh đang nở rộ.
Dương
Vân Nga tức giận lệnh cho quân lính nhổ hết những cây hoa đó và đày ra vùng
rừng núi hoang vu phía tây. Từ đó người dân Gia Thủy, Gia Hưng đều có tục kiêng
trồng hoa quỳnh và các hoa nở vào ban đêm. Riêng hoa quỳnh sau khi được đày lên
vùng núi rừng Cúc Phương thì chỉ đẹp khi được mọc ở nơi này.
Nguồn ashui.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét