Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info.

15 thg 6, 2014

Phim về Nam bộ xưa và nay

1.Phim về Nam bộ xưa

Những Nẻo Đường Phù Sa (1995)

Trên những mãnh đất màu mỡ ở miền Tây Nam Bộ là nơi sinh ra những con người kiên cường, bền bỉ. Hãng phim nổi tiếng TFS đã làm nên bộ phim ghi đậm dấu ấn cho thể loại phim truyền hình về đời sống của những con người cơ cực lam lũ nhưng luôn biết phấn đấu vươn lên và không bao giờ đầu hàng số phận sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc.
Cuộc đời của mỗi nhân vật là tấm gương lớn cho thế hệ trẻ noi theo. Nhắc đến bộ phim là nhắc đến những giai điệu ngọt ngào sâu lắng của bài hát cùng tên với bộ phim của cố nhạc sĩ Bảo Phúc sáng tác với những ca từ chan chứa tình người. Để chìm đắm trong những giây phút ngọt ngào, sống lại những năm tháng hào hùng, cùng với những con người anh dũng kiên cường. 




Người đẹp Tây Đô (1996)

Người đẹp Tây Đô là tên một bộ phim được xây dựng trên cuộc đời nhân vật Lâm Thị Phấn- nữ chiến sĩ tình báo, con gái của một nhà giáo, hiệu trưởng trường trung học Cần Thơ trong thời Pháp thuộc (tức nhân vật Bạch Cúc trong phim). Câu chuyện viết dựa theo hồi ký của nhân vật mẫu, diễn ra trong thời gian từ sau 1940 đến 1954 tại miền Tây Nam Bộ. Phim gắn liền với tên tuổi của các diễn viên như Việt Trinh, Lê Tuấn Anh,...




Đất Phương Nam (1997)

Phim được chuyển thể từ tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Bộ phim quy tụ nhiều gương mặt của hai thế hệ diễn viên miền Nam, từ ngôi sao nhí Hùng Thuận (bé An) đến diễn viên gạo cội Hồ Kiểng, Mạnh Dung...
Quá trình đi tìm cha của bé An gắn liền với giai đoạn nông thôn Nam bộ chịu cảnh áp bức của thực dân, phong kiến. Cùng với câu chuyện cuộc đời một cá nhân, bộ phim đã làm sống dậy không khí đấu tranh khởi nghĩa của đồng bào miền Nam khi đó.



Con nhà nghèo (1998)


Hội đồng Nghĩa “đánh trống bỏ dùi” làm cho cô Lựu có mang rồi không nhận. Thị Tố, vợ Bưởi vốn là một phụ nữ nóng nảy, bộc trực đã lên tiếng phải trái với ông Hội đồng khiến bà Hội đồng nổi máu ghen đòi lại ruộng. Cả nhà Bưởi phải bỏ xứ ra đi. 


Nhờ chăm chỉ làm ăn và may mắn được quý nhân giúp đỡ, ba anh em Bưởi ngày càng khá giả. Thời gian trôi qua, giọt máu rơi của Hội đồng Nghĩa, con trai Lựu giờ đây đã ăn học thành tài trở thành quan kinh lý Hai. Trên đường công cán, quan Hai đem lòng yêu cô Tư Thục, con của Hội đồng Nghĩa. Nhưng cuộc hôn nhân đó đã không thành khi gia đình Bưởi quyết định nói ra sự thật ngày xưa...

Ông cá hô (1999)

Bộ phim trên được chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên Ông cá hô của nhà văn Lê Văn Thảo. Truyện ngắn này nhà văn Lê Văn Thảo viết trong năm 1995, nhân vật là đào Hồng Điệp và kép Hoàng Dương đi theo gánh hát lưu diễn tứ xứ rồi lỡ vận phải nương náu sống tại cồn Te, gần thị xã Long Xuyên, An Giang. Kép Hoàng Dương si mê Hồng Điệp nên cất cái chòi nhỏ ven sông, bỏ ánh đèn sân khấu chuyển sang nghề săn bắt cá hô, là loài cá khổng lồ, bán kiếm tiền cho đào Hồng Điệp gầy dựng gánh hát... Kết thúc truyện, kép Hoàng Dương già xọm sống đơn lẻ trong căn chòi ven sông cùng một tình yêu mộng mị, còn đào Hồng Điệp yên ấm cùng chồng bên kia bờ thị xã.




 Ân oán nợ đời (2002)



Anh thơm râu rồng (2003)

Thơm là con nhà nghèo, phải cùng chị là Nhang đi ở đợ cho gia đình hương quản Xung. Cha Thơm hằng ngày leo dừa mướn để kiếm sống và không may qua đời sau lần bị rơi từ trên lưng chừng thân dừa cao. Chị Nhang của Thơm cũng bị dòng nước cuốn trôi trong một lần bị bà hương quản Xung ức hiếp.
Từ đó Thơm ghét kẻ giàu ăn hiếp người nghèo, nên cậu bé thường phá phách, chọc giận hương quản Xung. Dẫu vô tình hay cố ý, Thơm luôn bị đòn bằng những hình thức tra tấn, đặc biệt là bị trấn nước. Từ đó, Thơm biết nhiều cách chịu đựng để không bị chết ngạt. Sau nầy, khi trở thành người cách mạng và bị kẻ thù bắt tra khảo bằng những đòn, anh Thơm đủ sức và can đảm vượt qua.
Chuyện phim được kể từ hồi ức của chính ông Thơm ngoài đời khi về già và qua truyện ngắn của một nhà văn từng viết chuyện về anh Thơm.


Nợ đời (2004)

Một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Hồ Biểu Chánh nói về những thăng trầm cuộc sống của người phụ nữ cùng những chuyện trả vay trong cuộc sống. Hai Phục và Ba Có là hai người phụ nữ với mảnh đời bất hạnh bị đàn ông vùi dập đâm ta oán thù và tìm cách trả thủ họ, trả thù đàn ông. Hai Phục là một người phụ nữ xinh đẹp nhưng sớm lầm lở để rồi bị cuộc đời đẩy đưa khi gặp Ba Có - một người phụ nữ cũng hận đàn ông.
Ba Có nhiều lần bị đàn ông phụ tình nên khi gặp Hai Phúc hai người đã cũng nhau dùng nhan sắc của mình để chiêu dụ đàn ông. Để thực hiện được việc đó Hai Phúc đã phải vứt bỏ nút ruột của mình. Xem phim Nợ Đời để thấy những quả báo luân hồi khi họ trả thù qua lại với nhau cuối cùng chính mình cũng nhận lấy những hậu quả khó lường.


Mùa len trâu (2004)

Chuyện phim dựa trên tác phẩm Mùa len trâu trong tập truyện Hương rừng Cà Mau của nhà văn Sơn Nam. Bộ phim kể về cuộc sống của những người nông dân miền Nam đầu thế kỷ 20. Mỗi khi mùa mưa về, nước tràn ngập mọi nơi, có những người làm nghề “len trâu”, đưa trâu đi tìm cỏ để sống qua mùa lũ.

Bộ phim đã dành được khá nhiều giải thưởng danh giá: giải Giải đặc biệt ở LHP Locarno (Thụy Sĩ), Giải đạo diễn xuất sắc nhất ở LHP Chicago (Mỹ), Giải cao nhất, Grand prix của LHP Amiens ( Pháp), Giải đặc biệt của LHP Amazonas (Brasil).


Cay đắng mùi đời (2007)

Cay đắng mùi đời” xoay quanh hai nhân vật chính: thầy Đàng và cậu bé Được - con nuôi của ông. Thầy Đàng là người theo Tây học từng làm thông ngôn. Do chán cảnh hà hiếp dân lành của nhiều quan lại, ông chọn cuộc sống phiêu bạt với nghề dạy đàn.
Trên bước đường ngao du, thầy Đàng nhận Liên và Được - hai đứa trẻ mồ côi làm con nuôi. Gia đình nhỏ này gặp nhiều cảnh bất công trên đường và lần nào thầy Đàng cũng ra tay trợ giúp kẻ yếu, để rồi phải rời xứ ra đi.
Đỉnh điểm là khi ông đến bến tàu Trà Vinh, thầy Đàng bênh vực người nông dân nghèo bị lính hành hung, sau đó ông bị bắt và kết án tù. Sau khi ra tù, ông lâm bệnh nặng và qua đời, bỏ Được và Liên bơ vơ. Liên may mắn được bà Hội đồng Nhàn, người bạn cũ của thầy Đàng, nhận nuôi.
Còn Được một mình lưu lạc đến tận miền Trung. Tại đây, cậu bé Được gặp người bạn đồng cảnh ngộ là Bỉ. Hai đứa trẻ nương tựa nhau và cùng thực hiện cuộc hành trình tìm về quê nhà.



Tại tôi (2009)

Tại Tôi là bộ phim nói về những đính kiến cổ hủ của người xưa đã gây ra bao thương cho con cháu của mình. Bà Cả Kim là một địa chủ lớn giàu có nhất nhì ở vùng đất Cần Thơ, bà có đứa con 1 trai 1 gái, chị cả Phụng đã yên bê gia thất nhưng vợ chồng Phụng - Nghĩa vẫn ở nhà bà Kim. con trai Hữu Thạch học sư phạm ở ngoài Bắc sau khi tốt nghiệp vì không xin chuyển công tác được nên đã bỏ việc dẫn theo vợ là Nhung về Nam. Phim Tại Tôi bắt đầu những bi thương bởi nhưng định kiến xã hội, vì không được cưới hỏi đàng hoàng lại là gái Bắc nên dù đoan trang hiền thục nhưng Nhung vẫn không được chấp nhận. Thương vợ nên Hữu Thạch dẫn vợ lên Sài Gòn kiếm sống, sống trong cảnh nghèo khó nên sau khi sinh con Nhung qua đời, không lâu sau Thạch cũng chết vì bệnh để lại đứa con gái Thanh Nguyên cho bạn thân là Tự Cường nuôi dưỡng. Phim Tại Tôi tiếp tục bi kịch khi Thanhh Nguyên lớn lên có tình cảm với Hữu Nhơn nhưng trái ngang thay Hữu Nhơn chính là con của cô Phụng, sự thật đau lòng làm cho Hữu Nhơn bị điên...



Dưới cờ đại nghĩa (2009)

Phim nói về cuộc sống của người dân dưới thời thực dân Pháp từ khi Pháp nổ phát súng đầu tiên cho đến cuộc cách mạng tháng tám thành công. Phim xây dựng chân thật đời sống cực khổ của người dân Nam Bộ đồng thời cũng ca ngợi tinh thần yêu nước dũng cảm hy sinh của lực lượng cách mạng dướ sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Những tên Mười Trí, Bảy Viễn, Bảy Chơn, Tám Mạnh, Ba Dương, Hai Ngạn.. đã góp phần tạo nên một bộ phim về cách mạng thành công. 



Tân Phong nữ sĩ (2009)

“Tân phong nữ sĩ ”, là bộ phim dựa trên tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Hồ Biểu Chánh. Phim lấy bối cảnh Việt Nam trong giai đoạn nửa phong kiến nửa thực dân, khi nữ quyền vẫn còn bị chà đạp.


'Tân phong nữ sĩ' kể về cuộc đời của Thanh Tân, con ông bà Đại Đạo, là điền chủ, gia đình nề nếp. Thanh Tân là cô gái tân học, có lối suy nghĩ phóng khoáng. Chính vì thế, cô bị vị hôn phu là dr.̀ Vĩnh Xuân từ hôn. Từ đó, cô Thanh Tân nguyện sống độc thân, quyết giành trọn tâm sức giúp đỡ phụ nữ nghèo. Cô vay tiền mở tờ báo Tân Phụ Nữ, lấy bút danh Tân phong nữ sĩ và thực hiện những công việc phục vụ công đồng như: thành lập nhà bảo sanh, trường nữ học.


Tình án (2009)

Ông Huyện Hàm Tân là một phú nông bề thế ở Cần Thơ. Đã mấy đời dòng họ này đều theo Nho học, nề nếp gia phong đâu đó đàng hoàng. Tuy nhiên, cô con gái cưng của ông- Thanh Túy- lại thích sống theo lối tân thời, phóng túng và rất mê tiểu thuyết lãng mạn, diễm tình.
Thời điểm đó, trên văn đàn xuất hiện nhà văn Chí Cao sống buông thả, ruồng bỏ vợ con, ăn chơi trác táng. Để trốn tránh người vợ đã từng cưu mang mình trong những năm tháng nghèo khổ, Chí Cao bỏ Sài Gòn, tìm đường xuống Cần Thơ ở ẩn. Tại đây, tình cờ Chí Cao mua ngôi nhà cạnh nhà ông Huyện Hàm Tân. Bi kịch xảy ra khi Túy say mê thơ văn của Chí Cao và rơi vào lưới tình của gã đàn ông này. Từ đó, hai người thường xuyên lén lút tới lui gặp gỡ. Cho đến một đêm, người ta phát hiện Chí Cao bị giết chết với cây dao rọc giấy còn cắm nguyên trên ngực… Chuyện gì đã xảy ra?



Vó ngựa trời nam (2010)

Phim xoay quanh cuộc đời của Huỳnh Văn Nghệ - một con người tài năng của lịch sử nước ta. Ông không chỉ là nhà cách mạng mà con là một nhà thi tưởng lớn mà chúng ta phải kính trọng. Nghệ được sinh ra trong một gia đình bình thường bởi cha nghệ tuy là một thầy giáo dạy võ nhưng sống an nhàn không màng thế sự. Nghệ được cha cho đi học đàng hoàng nhưng dù là một học sinh rất thông minh thì Nghệ vẫn muốn theo cha đi học võ vì anh chán chứng kiến cảnh kẻ yếu bị hà hiếp, bắt nạt. Thế nhưng cha và anh trai điều khuyên Nghệ phải học chữ để sau này tốt cho bản thân.



Khóc thầm (2010)

Chủ đề của bộ phim là đề cao người phụ nữ, kêu gọi bình đẳng nam nữ, đả phá các hủ tục lạc hậu. Ngoài ra, phim còn tái hiện lại những phong tục tập quán, những nét văn hóa truyền thống của một cùng đất Nam Bộ xưa…



Lòng dạ đàn bà (2011)

Lòng dạ đàn bà” là phim truyền hình được dựng lên từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Hồ Biểu Chánh. Phim là những suy nghĩ, chuyện kể hồi tưởng của nhân vật ông Hội đồng Thành (Cao Minh Đạt đóng) về ba người phụ nữ do Cẩm Lynh, Ngọc Lan và Vân Trang thủ vai. Qua đó, mỗi người đàn bà hiện lên với những tính cách khác nhau. Trong đó, Vân Trang đảm nhận vai Ba Huyền, một đào hát có nhan sắc trẻ trung và luôn lẳng lơ quyến rũ những người đàn ông giàu có.
Vân Trang hóa thân cô gái Ba Huyền ăn chơi, luôn chưng diện thời trang sành điệu. Ba Huyền tán tỉnh và đưa ông Hội đồng Thành vào lưới tình của mình, bắt ông phải chu cấp cho cô. Số tiền kiếm được từ những người đàn ông giàu có đều được Ba Huyền đưa lại cho người tình thật sự của mình (Trương Minh Cường đảm nhận). Đến khi bị ông hội đồng bỏ rơi, cô mới nhận ra tình cảm thật sự của mình.
Dương Cẩm Lynh đảm nhận vai Thanh Thủy, một phụ nữ buôn bán hột xoàn xuyên các tỉnh miền Tây và Nam bộ. Thanh Thủy sở hữu nhan sắc mặn mà và tính cách chân thành, trung thực. Vì hoàn cảnh, cô phải từ giã mối tình đầu cùng đứa con thân yêu để gạt nước mắt lấy chồng giàu có, trả những khoản nợ của gia đình. Sau khi chồng mất, Thanh Thủy trở thành người độc thân. Cô chỉ chăm lo việc bán buôn của mình, đồng thời đi tìm đứa con thất lạc. Tình cờ, cô gặp lại người bạn gái thân thời trung học là Kim Diệp (Ngọc Lan đóng), vốn là vợ của ông Hội đồng Thành (Cao Minh Đạt) Hội đồng Thành tuy đã có vợ nhưng lại say mê nhan sắc và tính cách nhẹ nhàng của Thanh Thủy và tìm mọi cách để tán tỉnh, ve vãn. Sau khi bất thành, anh chàng liền cặp ngay với đào hát Ba Huyền để trả thù...
Tuy cũng có tình cảm với ông Hội đồng Thành, nhưng Thanh Thủy (Cẩm Lynh) không muốn tiến gần vì cô muốn giữ tình bạn tốt đẹp với Kim Diệp (Ngọc Lan). Một mặt khác, cô còn là người giúp đỡ ông hội đồng tránh xa "cạm bẫy" của Ba Huyền (Vân Trang)... Có những lúc Thanh Thủy phải hóa thân thành người lẳng lơ để đưa ông chồng đào hoa của bạn vào cái bẫy do mình và cô bạn thân sắp đặt...
Diễn viên Ngọc Lan đảm nhận vai "bà vợ nhà quê" của Cao Minh Đạt. Nhân vật của cô cũng có nhiều đất diễn với những tính cách phức tạp, khi chân chất, khi nhiều mưu mô... Trong phim này, họ hóa thân thành những người phụ nữ ở nhiều độ tuổi, khi 18-20, lúc độ tuổi trung niên 35-40. “Lòng dạ đàn bà” còn có sự góp mặt của Trương Minh Cường, Nam Cường và nhiều nghệ sĩ khác



Huyền thoại 1C (2012)

Đây là bộ phim truyền hình 22 tập kể về cuộc chiến đấu khốc liệt của lực lượng thanh niên xung phong miền Tây Nam Bộ trên tuyến đường 1C, do NSND Thanh Vân đạo diễn.




Anh hùng Nguyễn Trung Trực (2012)

Phim tái hiện giai đoạn lịch sử của những năm nửa cuối thế kỷ 19, khi giặc Pháp xâm lược VN, ở vùng đất miền Tây xa xôi nổi lên phong trào kháng Pháp do người dân chài Nguyễn Trung Trực chỉ huy.




Đồng Quê (2012)

Dựa theo truyện và phóng sự nổi tiếng của nhà văn Phi Vân viết về đời sống nông thôn người dân vùng Bạc Liêu Cà Mau năm 30-45, thời kỳ chuyển tiếp từ đô hộ sang chống Pháp. Hình ảnh người dân vùng sâu, đói nghèo, lạc hậu bị áp bức cùng những mảng văn hóa tinh thần của dân tộc như hát bội, cải lương…được đan xen thể hiện một cách khéo léo, sinh động. 
Câu chuyện chính của Dong Que dựa vào truyện dài Dưới đồng sâu, nói về cuộc sống của người nông dân dưới sự bóc lột, hành hạ của Chủ Chiếu- một điền chủ giàu có và chuyên nuôi lòng tà dâm. Có người tan nát nhà cửa, có người mất vợ mất con, có người sa vào tình cảnh phải đi cướp bóc. Mỗi nhân vật là mỗi cảnh đời oan khổ do nghèo đói, do thất học, do niềm tin mê muội vào bùa chú...
Nhân vật chính trong phim là Hai Nghĩa- một tá điền trẻ, bị dồn ép tới chân tường nên buộc phải chém chết Chủ Chiếu và bị xử tù.
Đó là mạch chính, phim còn có nhiều những câu chuyện nhánh lẻ hấp dẫn để giúp người xem hình dung được cuộc sống, phong tục tập quán của nông dân Nam Bộ thời xưa. Quan trọng hơn cả là phim khắc họa được tính cách người nông dân Nam Bộ đã hình thành từ thời xa xưa: Trung thực, khí khái, cương trực, trọng lẽ phải, khinh tiền tài và giàu lòng yêu nước.
Trong phim, nghệ sĩ Trung Hậu vào vai Nữ chủ - một nữ tướng cướp khét tiếng vùng Đồng Bằng Nam Bộ, cướp của bọn cường hào, ác bá để chia cho dân nghèo. Cô có một cuộc đời đầy sóng gió. Lúc nhỏ cha mẹ cô bị bọn địa chủ hãm hại đến chết. Sống phiêu bạt ít lâu, cô xin vào một gánh hát nhỏ. Trong một đêm lưu diễn, khi bị tên địa chủ háo sắc cưỡng ép làm vợ, cô đã tự tay giết chết hắn. Từ đó, Nữ chủ ra đời và dần vang danh khắp miền Tây sông nước.



Ngọn cỏ gió đùa (1989), (2013)

Câu chuyện xảy ra đầu thế kỷ 20, ở một làng quê nghèo bị nạn đói hoành hành, Lê Văn Đó đánh liều đột nhập nhà Bá Hộ Cao ăn cắp nồi cháo heo để cả nhà chống đói. Việc trộm thất bại, Đó bị kết án 10 năm tù. Không chịu nổi cảnh bất công, Đó vượt ngục, nhưng không thành, án chồng án, chung thân, đày đi Côn Đảo.
Ở Côn Đảo, Đó nhận được tin cô Lụa (hôn thê của Đó) bị Bá Hộ Cao làm nhục nên đã gieo mình xuống sông tự vẫn. Khi hay tin dữ, Đó và một nhóm bạn tù tổ chức vượt ngục về đất liền nhằm hỏi tội Bá Hộ Cao. Cuộc vượt ngục thành công nhưng việc báo thù bất thành. Đó cùng vài huynh đệ khác trốn thoát trong sự truy bắt ráo riết của nhà cầm quyền.
Một đêm mưa gió, Đó lạc vào một ngôi chùa trong tình trạng tồi tệ và được hòa thượng Chánh Tâm cứu sống. Nửa đêm, Đó đánh cắp bộ bình trà quí bằng ngọc lựu của hòa thượng rồi bỏ trốn. Sáng hôm sau Đó bị bắt đưa trở lại chùa để hòa thượng Chánh Tâm xác nhận tang vật. Không ngờ hòa thượng nhận bộ bình trà là do ông tặng cho Đó. Nghĩa cử này của hòa thượng đã đánh thức nhân tâm của Đó. Từ đó, Đó biến thành con người khác hẳn. Được hòa thượng dạy dỗ và giúp vốn, Đó mua trang trại, xây dưỡng đường nuôi người nghèo, cơ nhỡ (trong đó có vợ chồng Bá Hộ Cao bị phá sản). Đó lấy tên Chánh Tâm, trở thành một “quí ông”. Còn “nhân vật Đó”, tên tù khổ sai vượt ngục đang bị truy nã gắt gao thì không còn ai biết đến…
Tuy nhiên, Đó có được sống yên ổn dưới cái tên Chánh Tâm hay không và sự thật về cái chết của cô Lụa như thế nào… 



NGỌN CỎ GIÓ ĐÙA (1989)




NGỌN CỎ GIÓ ĐÙA (2013)

Bình tây đại nguyên soái (2013)

Phim tái hiện tinh thần yêu nước nồng nàn của Bình Tây Đại Nguyên Soái và mọi tầng lớp nhân dân trong cuộc khởi nghĩa lừng lẫy tại đất Gò Công vào thế kỷ 19. Tuy cuộc kháng chiến chỉ diễn ra khoảng 5 năm nhưng đã viết nên thiên anh hùng ca bất tử về tinh thần bất khuất, kiên cường bảo vệ bờ cõi chống lại ngoại xâm của người dân đất Việt.



Hoán nhân tâm (2013)

Phim xoay quanh gia đình Hội đồng Thanh (Huỳnh Anh Tuấn) ở vùng cù lao Vàm Cỏ. Ông Thanh có 3 vợ và 2 con, sóng gió bắt đầu khi Thắng vào làm gia sư cho cô con dâu tên Lượm. Khán giả mong mỏi xem từng tập phim để được gặp ông Hội đồng Thanh và bà Cả, bà Hai, bà Ba, cậu Sinh, cô Lượm, thầy Thắng, con Sen… Cuộc chiến đa thê, với ba bà tranh giành ngôi vị, quyền lợi; chuyện gian tình sau bức rèm đạo đức… tuy không xa lạ với người xem nhưng vẫn thu hút nhờ cách kể chuyện dung dị, chân thật, sống động.




Hai khối tình (2014)

Hai khối tình là bộ phim của đạo diễn Hồ Ngọc Xum được chuyển thể từ tiểu thyết cùng tên của nhà văn Hồ Biểu Chánh do hãng phim Giải Phóng sản xuất. Phim lấy bối cảnh thập niên 1970, kể về chuyện tình của cô tiểu thư xinh đẹp, mang trong mình khát khao đòi quyền bình đẳng nam nữ trong chế độ phong kiến cùng hai chàng trai có tính cách hoàn toàn đối lập nhau tạo nên một tam giác tình cảm gay cấn.
Bối cảnh chính trong phim là trường quay Thi Sách của hãng phim Giải Phóng và thành phố Đà Lạt. Hóa thân thành cô tiểu thư xinh đẹp nhưng bướng bỉnh, Quỳnh Lam chia sẻ rằng cô như lột xác với nhân vật này vì trước đó, khán giả đã tốn quá nhiều nước mắt cho số phận bi thảm và sự hiền lành nhẫn nhịn của nhân vật Tốt trong bộ phim Khóc thầm do cô thủ vai. Chính vì vậy, với vai diễn mới là tiểu thư tên Cúc, Quỳnh Lam thật sự hứng thú vì sẽ được thể hiện nhiều hơn chứ không chỉ là những cảnh bi lụy đau thương như trước. Nhân vật Cúc của Quỳnh Lam sẽ mạnh mẽ, dám nghĩ dám làm và đấu tranh đến cùng vì tình yêu của mình giữa nhiều biến cố xã hội.
Phim còn có sự tham gia của hoa hậu Đông Nam Á Diệu Hân trong vai cô tiểu thư Genie mang trong mình hai dòng máu Pháp – Việt. Nhân vật Genie này sẽ là nàng thơ của nhân vật nam chính tên Xương do Hoàng Phúc thủ vai. Chuyện tình rắc rối này hứa hẹn sẽ mang đến nhiều bất ngờ cho khán giả.



Ðò Dọc (2014)

Bộ phim kể về bước truân chuyên của gia đình ông bà Nam Thành do những biến động trong xã hội vào những năm 1950. Là một  thầy giáo dạy học ở Bạc Liêu nhưng do chiến tranh loạn lạc, gia đình ông phải di tản vào Sài Gòn kiếm sống, sau rồi lại lui về một vùng quê để lập trang trại, đặt tên Thái Huyên Trang.
Từ thành thị về nông thôn, do lối sống quá khác biệt từ nhận thức, thói quen đến văn hóa… nên bốn cô con gái của ông bà Nam Thành là Hương, Hồng, Hoa, Quá đang trong độ tuổi từ 22-28 không thể hòa nhập được với cuộc sống nơi nông thôn… Ðó cũng chính là nỗi lo lớn nhất của ông bà Nam Thành vì khả năng cả bốn cô con gái của ông bà  ế chồng là rất cao… Và rồi diễn biến câu chuyện sẽ ra sao?






Lời sám hối (2014)

Phim lấy bối cảnh xã hội Việt Nam sau những năm 60 - 70 của thế kỉ trước. Chuyện về mối tình lâm ly bi đát bị chia cắt và đầy mưu tính trong một gia đình. Ba Thiện và Lệ Hằng là một cặp đẹp đôi, họ yêu nhau say đắm nhiều năm và một ngày Ba Thiện quyết định dắt Lệ Hằng về ra mắt gia đình, và cũng chính ngày đó đánh dấu cho những biến cố rắc rối sau này của họ. Hội đồng Vĩnh là anh trai của Ba Thiện đã để ý đến sắc đẹp quyến rũ của Lệ Hằng, mặc dù đã có nhiều vợ nhưng Vĩnh vẫn nhất quyết lấy Lê Hằng làm vợ, chính vì thế mà hội đồng Vĩnh đã lập ra nhiều kế hoạch toan tính nhằm chia rẽ cặp uyên ương này.



Mỹ nhân sài thành (2014)

Mỹ Nhân Sài thành là một bộ phim truyền hình tình cảm do Việt Nam sản xuất được đạo diễn Lê Cung Bắc phụ trách chỉ đạo....Nội dung bộ phim lấy bối cảnh Tam Kỳ Lục Tỉnh ở Sài Gòn thời xa xưa nơi mà bộ ba hoa hậu Bạch Trà, Hồng Trà và Tuyết Trà từng được nhiều người biết đến với danh hiệu hoa hậu của họ. Bộ phim phản ánh số phận của từng cô gái này, Bạch Trà sau khi đăng quang hoa hậu cô trở thành nữ du kích và tham gia nhiều hoạt động cách mạng và cuối cùng đã hi sinh. Còn Tuyết Trà thì vui sướng ăn chơi tột độ suốt nhiều năm tháng, cho đến lúc đã không còn cảm giác gì về cuộc sống hiện tại, cô xuống tóc và quy nhờ cửa phật. Cuối cùng là Hồng Trà, cô trở thành nhà tư sản phản đối những sản phẩm và vật dụng từ nước ngoài đem vào và khuyến khích nhiều phong trào mang lại quyền lợi cho nhân dân của mình. Về sau là quá trình tìm lại quá khứ huy hoàng của Hồng Trà về hai người chị em kia của mình, cô tìm về ngôi chùa nhỏ và hạnh phúc khi được đoàn viên với chị em mình, họ được chôn cất trong ngôi chùa nhỏ đơn sơ. Cảnh tượng làm xao xuyến sẽ lấy nước mắt người xem.



Khúc Tương tư(2015)

Thầy đờn Hai Giỏi (Lương Thế Thành) theo gánh hát của thầy Tư Tỵ (Tấn Thi) lang bạt khắp nơi để biểu diễn mua vui cho bà con mộ điệu nghệ thuật cải lương. Khi dừng chân biểu diễn ở một bến sông, Hai Giỏi tình cờ gặp Lài (Lê Phương) và cả hai nảy sinh tình cảm với nhau. Lài say đắm tiếng đàn của Hai Giỏi, hai người thường hẹn hò với nhau, người đàn, kẻ hát rất tâm đầu ý hợp. Lài là một cô gái xinh đẹp, hiền lành, gia đình nghèo nhưng sống rất có tình nghĩa. Lài lọt vào tầm ngắm của nhiều chàng trai, trong đó có cậu Hai Chánh (Hứa Vỹ Văn) là con của quan Biện Tôn (NSƯT Thanh Điền). Tuyết (Bích Trâm) cũng yêu thương và muốn lấy Hai Chánh nên rất ganh ghét Lài và nhiều lần tìm cách hãm hại cô. Bên cạnh Hai Giỏi cũng có cô đào Thanh Loan (Diễm Phương) ngày đêm chăm sóc và yêu thương như tri kỷ nhưng mãi vẫn không được Hai Giỏi đáp lại. Từ đây, diễn ra cuộc tình tay ba giữa các nhân vật với nhiều tình tiết hiểu lầm gay cấn đầy nước mắt.
Bà Biện Tôn (Trịnh Kim Chi) là người phụ nữ ghê gớm, vì thương con trai Hai Chánh nên dùng mọi thủ đoạn để cưới Lài cho anh, dù bà ghét Lài, cho rằng gia cảnh Lài nghèo hèn, bà chỉ muốn con dâu của mình là Tuyết vì môn đăng hộ đối. Bà Biện Tôn đã vu oan cho Hai Giỏi tội sáng tác nhạc phản động để đẩy anh vào tù, sau đó ép Lài cưới Hai Chánh để cứu Hai Giỏi. Không còn cách nào khác, Lài đồng ý lấy Hai Chánh để cứu Hai Giỏi. Trong ngày cưới, Hai Giỏi và Lài định bỏ trốn nhưng bất thành, cả hai bị lính bắt lại, Lài buộc theo về nhà chồng còn Hai Giỏi thì bị đuổi đi biệt xứ. Ngày ra đi, mưa to gió lớn, người ta đồn Hai Giỏi đã bị nước cuốn mất xác. Lài nghe tin đó thì khủng hoảng và bị tâm bệnh (tương tư).
Sau khi điều trị lành bệnh nhờ tiếng đàn của thầy Tư Tỵ mà trong cơn mê man Lài nghĩ rằng đó là tiếng đàn của Hai Giỏi, Lài phát hiện mình có thai và đứa con đó chính là giọt máu của Hai Giỏi. Tuy Hai Chánh biết nhưng vẫn rộng lòng chấp nhận và coi như con của mình. Lài làm dâu trong nhà Biện Tôn nhưng chẳng khác gì con ở, Lài bị bà Biện ức hiếp, đánh chửi thậm tệ, dù Hai Chánh vẫn yêu thương nhưng cũng không tránh được những trận đòn của bà Biện khi Hai Chánh vắng nhà. Bà Biện cùng với Tuyết âm mưu để gài Hai Chánh cưới Tuyết làm vợ hai. Hai Chánh bị sập bẫy nên buộc phải cưới Tuyết. Từ khi Tuyết về làm mợ Ba, cô ta ngày đêm cùng bà Biện ức hiếp Lài, nhiều lần âm mưu hại Lài sẩy thai, bỏng và mang tiếng ăn cắp,...
Trong khi đó, Hai Giỏi lang bạt cùng với Thanh Loan, gánh hát khi ấy cũng tan rã nên hai người phải kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau. Thanh Loan yêu thương và luôn chăm sóc Hai Giỏi nhưng tình cảm Hai Giỏi thì vẫn một lòng một dạ với Lài. Nhiều năm trôi qua, Hai Giỏi và Thanh Loan quyết định trở về để thăm thầy Tư Tỵ và tìm hiểu tin tức của Lài vì nghe đồn rằng cô sống không hạnh phúc.
Khi trở về, Lài đã có hai con và đang sống hạnh phúc với Hai Chánh. Trong suốt những năm Tuyết sống với Hai Chánh, cô không được Hai Chánh đoái hoài nên đã đi ngoại tình với Cò Lắm, lấy của cải trong nhà cho Cò Lắm. Khi thấy Hai Giỏi trở về, Tuyết tìm mọi cách hãm hại vu oan cho Lài. Hai Chánh cũng vì vậy mà hiểu lầm Lài và Hai Giỏi.

Con gái Lài là bé Mai tình cờ gặp Hai Giỏi và mê tiếng đàn của anh, cô bé lần mò xin theo học và Hai Giỏi cũng đồng ý mà không hề hay biết đó cũng chính là con gái mình. Hai Chánh lâm trọng bệnh, tiền của trong nhà không còn vì Tuyết đã gom hết bỏ nhà theo trai. Chính lúc này Hai Giỏi đã cho mượn tiền để trang trải mọi chi phí. Trước lúc chết, Hai Chánh cũng hiểu được sự chung thủy và trong sạch của Lài và Hai Giỏi. Thanh Loan và Hai Giỏi cũng vẫn là đôi bạn tri kỷ, cùng nhau gầy dựng lại gánh hát và đi biểu diễn khắp nơi như ước nguyện của thầy Tư Tỵ và cũng là niềm đam mê của Hai Giỏi và Thanh Loan.




Ải trần gian (2015)

Lấy bối cảnh những năm 1930-1945, bộ phim xoay quanh số phận của những con người trong gia đình hội đồng Bùi. Những âm mưu, toan tính để tranh đoạt gia tài của gia đình này đã để lại quá nhiều hận thù cho những người vô tội, khiến vòng xoáy ân oán cứ xoay vần không chấm dứt, cho đến lúc quả báo là trái đắng dành cho tất cả, cho kẻ gây ra mối thù và cho cả kẻ đáp trả mối thù đó.



Đoạn trường nam ai (2015)

Hai Hoài (Hoài Lâm), Mận (Dương Mỹ Dung), Phụng (Kiều Khanh) là ba người bạn thân. Mận có năng khiếu và giọng ca mùi mẫn ngọt ngào, luôn mong muốn trở thành đào hát; Hai Hoài có ngón đờn xảo diệu nhờ được ông Chín Đờn Kìm truyền nghề, còn Phụng không có khiếu nghệ thuật, nhưng luôn xem mơ ước của bạn cũng là của mình nên luôn giúp Mận và Hai Hoài. Cuộc đời Mận thay đổi khi cô rời quê tìm gánh hát học nghề, không may gặp cướp giữa đường, mất hết tài sản, phải đi ở cho nhà ông Phủ. Tại đây, Mận gặp và yêu Thê – con trai ông Phủ. Trước khi sang Pháp du học, Thê để lại chiếc vòng ngọc làm tín vật, hẹn ngày trở lại, tuy nhiên bà Phủ sau đó đuổi Mận ra khỏi nhà, trở thành kẻ hát rong. Giọng hát ngọt ngào của cô được vài gánh hát chú ý và được nâng đỡ thành cô đào Ba Tuyết Sương.
Trong khi đó, Hai Hoài vì cãi lời gia đình để theo nghiệp thầy đờn mà phải tha hương cùng Phụng. Hai Hoài kiếm sống bằng ngón đờn, Phụng đi khóc thuê mưu sinh. Trong một lần khóc thuê trong đám tang ông Phủ, thấy Phụng hiền lành dễ sai bảo, bà Phủ quyết giữ Phụng ở lại. Sau khi bắt Thê cưới Hạnh – con bá hộ Hàm làm vợ, bà Phủ cưới Phụng về làm thiếp cho Thê. Hai Hoài đau buồn lặng lẽ rời quê, sau đó cưới Mai – con gái ông Chín Đờn Kìm. Sau nhiều sóng gió, ba người bạn gặp lại trong hoàn cảnh trớ trêu: Vì Thê vẫn nhớ tình xưa nghĩa cũ với Ba Tuyết Sương mà Phụng bị vợ lớn của Thê là Hạnh buộc đi đánh ghen người bạn cũ; còn Hai Hoài lại là họ hàng xa của bá hộ Hàm – kẻ đam mê nhan sắc của Phụng, luôn uy hiếp gia đình cô…

15 năm sau, Hai Hoài (NSƯT Hoài Linh) trở thành soạn giả danh tiếng; sự nghiệp của cô Ba Tuyết Sương (Bảo Châu) xuống dốc; còn Phụng (NSƯT Tuyết Thu) luôn phải chịu vất vả vì nhà chồng và sự hành hạ của Hạnh. Phụng có con gái là Anh Huê (Thanh Trúc), cô Ba Tuyết Sương có con trai Gia Bảo (Trọng Nhân) nhưng thật ra hai đứa bé đã bị tráo cho nhau từ nhỏ. Cuộc sống bình lặng lần nữa dậy sóng khi Anh Huê quyết theo nghiệp ca hát…




Hai người vợ (2015)

Được chuyển thể từ tiểu thuyết “Chữ Trinh” của Hạ Thu, bộ phim xoay quanh câu chuyện của “hai người vợ” Trinh Trinh và Dạ Thảo với hai xuất thân, hai hoàn cảnh khác nhau nhưng có chung  một người chồng – Thế Khải.
Khi nhà thuốc Hòa Hưng Đường – tâm huyết của tổ tiên để lại bị người chú đem rao bán, Thế Khải đã vì tâm nguyện của cha, vì ước mong của mẹ mà mua lại nhà thuốc với sự trợ giúp của ông Phát – người bạn thân của cha anh.Tuy nhiên, Thế Khải phải cưới Trinh Trinh  – con gái của ông Phát  – vì lời giao ước ngày xưa của hai gia đình, trong khi Khải đã có người yêu là Dạ Thảo. Không đành lòng phụ bạc người yêu, cũng không thể làm khác hơn trước ân nghĩa quá lớn của ông Phát, Khải đành cưới Trinh Trinh.
Ngày cưới của Khải, Thảo đến tận ngõ hoa để trông thấy người mình yêu sánh đôi cùng cô gái khác, trong trang phục chú rể. Thảo gục khóc tức tưởi.
Tưởng rằng đã lạc mất nhau mãi mãi, Thảo đồng ý lấy Tỉn – người bạn trai cùng quê thầm yêu cô từ lâu – như một cách chôn vùi nỗi đau với Khải.
Nhưng khi Thảo chuẩn bị phát thiệp hồng thì Khải quay về bên cô bởi anh không tìm được hạnh phúc với Trinh Trinh khi cô thú nhận mình đã không còn trinh trắng, vẹn nguyên khi về với Khải. Sự tự ái của một gã đàn ông gia trưởng, sự tức giận vì cho rằng ba má Trinh muốn gài mình “đổ vỏ”, Khải đay nghiến Trinh, hành hạ cô và tìm về với Dạ Thảo.
Dâng hiến cho Khải cái quý giá vẹn nguyên của một người con gái, Dạ Thảo được Khải hết lòng yêu thương và quyết cưới cô làm vợ. Càng yêu thương, trân trọng Thảo, Khải càng chán ghét và  ghê tởm Trinh Trinh. Bấy giờ Khải đã là ông chủ lớn nên đã mang đến cho Thảo một cuộc sống sung túc.
Sự đủ đầy vật chất khiến Thảo bắt đầu sa đọa và dần thay đổi tính cách để trở thành con người thủ đoạn hơn.Cô bỏ rơi đứa con của mình với Khải khiến anh vô cùng đau đớn. Trong khi đó, Trinh Trinh lại lặn lội đi tìm và mang đứa bé về nuôi dưỡng. Sự hy sinh, dịu dàng và tận tụy của Trinh Trinh dần khiến Khải yêu mến và từ từ lạnh nhạt với Thảo.
Linh cảm của một người phụ nữ khiến Thảo lo sợ, cô đã tìm cách hãm hại Trinh Trinh để thoát  “kiếp chung chồng” …
Trên bối cảnh nói về “chữ trinh” của hai người vợ, bộ phim gửi gắm thông điệp: Chữ trinh của một người phụ nữ dù quan trọng nhưng nó không phải là thước đo đánh giá nhân cách, phẩm hạnh của một người phụ nữ.
Hai người vợ đại diện cho hai đường “chữ trinh”. Một Dạ Thảo với chữ trinh trong trắng, vẹn nguyên về hình thức để dâng tặng cho người đàn ông của đời mình nhưng phía sau “chữ trinh” ấy là sự nhàu nhĩ của tâm hồn, phẩm chất:một người phụ nữ ngoại tình khi đã có chồng; một người mẹ sẳn sàng bỏ rơi núm ruột của mình. Nhân cách ấy dù trinh trắng, vẹn nguyên từ đầu nhưng lại bị những tham vọng, ghen hờn xé phẩm hạnh thanh tao, cao quý.
Ngược lại, với Trinh Trinh, “chữ trinh” bị đánh mất là cội nguồn của mọi bất hạnh trong cuộc đời cô từ khi lấy chồng. Trong một xã hội mà người ta vẫn đề cao sự mong manh của màng trinh, trong một gia đình mà người chồng mang tính gia trưởng thì việc cưới một người vợ “đã qua tay một người đàn ông khác” là sự sỉ nhục quá lớn. Vì thế, Trinh Trinh phải gánh chịu nỗi tủi nhục và đắng cay vô vàn.
Nhưng cô đã sống và cư xử với một nhân cách vô cùng cao quý. Cô không lừa gạt Thế Khải mà thẳng thắn thú nhận với anh mình không còn trinh trắng. Cô chấp nhận sự hành hạ, đay nghiến của Thế Khải như một cái giá phải trả cho việc mình không giữ được trinh tiết cho chồng. Cô âm thầm đi tìm đứa con mà Dạ Thảo bỏ rơi chỉ để mong mang đến cho chồng  hạnh phúc, bình yên…




Ải mỹ nhân (2016)

 xoay quanh các mối quan hệ trong gia đình đa thê của một bá hộ ở miền Tây vào thập niên 1930. Những mâu thuẫn, xung đột, tranh giành quyền lực giữa các bà vợ, sự lừa dối giữa con người với nhau trong xã hội được phản ánh khá chân thực.
Lương Thế Thành vào vai Hậu Sanh, con trai thứ của hội đồng Thanh, nổi tiếng giàu có tại vùng Cù Lao. Tính tình hiền lành, thật thà và thương người khiến anh bị lợi dụng và rơi vào nhiều tình huống dở khóc, dở cười.Hậu Sanh được ông Thanh (Thanh Điền) cưới cho người vợ đầu là Lụa (Thúy Diễm), cô gái có tính tình chanh chua, nói nhiều và bộc trực. Vốn xuất thân nghèo khó và mồ côi cha, Lụa làm nghề bán cá ở chợ để nuôi sống gia đình.Ban đầu, Lụa chấp nhận lấy Hậu Sanh để có tiền chữ bệnh cho mẹ già, nên cô luôn coi anh là người chồng hờ. Lụa cũng hay gây sự với Hậu Sanh do bức xúc chuyện anh khù khờ và tốt bụng vô cớ với bất kì ai. Tuy nhiên, sau thời gian sống chung, cặp đôi dần nảy sinh tình cảm.Trong một buổi tiệc, Hậu Sanh vì uống quá chén nên đi nhầm phòng ngủ của Mai (Diệp Bảo Ngọc). Vì danh dự gia đình, anh đành cưới cô về làm vợ hai. Tuy nhiên, Hậu Sanh lại tỏ ra lạnh nhạt với Mai, khiến cô căm ghét và quyết loại trừ Lụa để độc chiếm chồng.Phim còn có sự tham gia của Dương Cẩm Lynh trong vai Phụng Kiều, một ca nữ nổi tiếng ở phòng trà. Sở hữu giọng hát ngọt ngào và vẻ đẹp sắc sảo, Phụng Kiều khiến ông Thanh say đắm và quyết định rước cô về làm bà Tư.Từ ngày bước chân vào nhà ông hội đồng, bà Tư lộ rõ bộ mặt gian xảo và bất chấp mọi thủ đoạn để đạt được mục đích. Bà kênh kiệu với những thê thiếp khác, câu kết với kẻ xấu để hại chồng nhằm chiếm tài sản. Tuy nhiên, đến phút cuối, bà Tư cũng nhận lấy cái kết cay đắng cho cuộc đời mình.





2.Phim về Nam bộ nay

Bình minh châu thổ (1996)

Bộ phim nói về vùng quê hẻo lánh ở Đồng bằng sông Cửu Long kinh tế thì chẳng có bao nhiêu mà những căn nhà nhỏ bé còn luôn bị nước lũ cuốn đi . Xoay quanh  gia đình một người đàn ông là nhà khoa học làm việc cho chính phủ, ông lao đầu vào công việc và bỏ qua những giây phút bên gia đình để tìm ra cách chống lũ lụt cho bà con nông dân, vì thế vợ ông luôn cằn nhằn và trách móc ông chỉ biết công việc mà không quan tâm gia đình.




Chuyện Tình Bên Dòng Kinh Xáng (2002)

Ông Năm Cải và Hạ, cô con gái vừa tốt nghiệp đại học trở lại kinh Xáng sau hơn 20 năm xa cách. Hồi đó ông là trưởng ban cải tạo nông nghiệp ở đây. Ông cùng ông Mười Phải, ông Ba Thợ và bà Tư Hơn, là những người bạn chiến đấu mong đem hết công sức để xây dựng quê hương Kinh Xáng của mình. Lúc đó ông Năm đưa bà Tư Hơn đi kinh tế mới với diện cải tạo tư sản, mặc dù nhà họ cũng chỉ có một cơ sở xay xát lúa với ba chiếc máy và một tiệm hớt tóc. Ông Ba Thợ lúc đó đang yêu bà Tư Hơn và hai người chỉ còn chờ ngày thành gia thất. Rồi cũng vì mâu thuẫn với chủ tịch xã, ông Ba Thợ đã bỏ việc cơ quan về làm thợ hớt tóc ở tiệm nhà bà Tư Hơn. Ông phải phục vụ cả những người trước kia từng là lính của chế độ cũ mà ông chính là xã đội trưởng từng trừng trị họ. Rồi mặc cảm chủ thợ giữa ông và bà Tư Hơn luôn dằn vặt ông. Bà Tư Hơn đi, ông Ba Thợ không chịu đi cùng. Chuyện tình yêu giữa hai người có những dấu hiệu gãy đổ. Giữa lúc đó ông Năm Cải lại là người thiết kế việc cải tạo, chuyển tiệm hớt tóc của nhà bà Tư Hơn thành tổ hợp hớt tóc Kinh Xáng do chính ông Ba Thợ phụ trách. Ông Năm còn là người tác hợp cho ông Ba Thợ và bà Ba Bay thành đôi vợ chồng. Ông Ba Thợ lập gia đình, bà Tư Hơn cũng chấp nhận lấy chồng. Sau những sự kiện đó, ông Năm được điều lên Thành phố công tác.
Ông Năm về kinh Xáng để cố vấn cho dự án qui hoạch khu du lịch sinh thái. Đồng thời, ông đưa con gái về ghi lại những thành quả của vùng đất từng có bàn tay ông góp công cải tạo. Thế nhưng ông Năm Cải thất vọng. Gia đình ông Ba Thợ thì nghèo vẫn hoàn nghèo. Cả hai cơ sở say xát và hớt tóc mà một thời thuộc tổ hợp do họ phụ trách đã lại trở về tay bà Tư Hơn. Ông Năm sai lầm khi trao quyền quản lý các cơ sở đó cho những người không có năng lực quản lý hoặc có năng lực nhưng không thích công việc quản lý. Và, giờ đây lại là con cháu dâu rể của gia đình ông Ba Thợ đang trở thành người làm thuê cho gia đình bà Tư Hơn tại chính những cơ sở đó. Một sự thật thay đổi khiến ông Năm nhức nhối. Còn riêng Hạ đã thay đổi ý định ban đầu. Cô thấy cần phải viết một điều gì đó ngược lại với những gì cô vẫn tưởng tượng qua chuyện kể của cha cô. Hạ bất đồng với ông Năm khi chính ông với vai trò cố vấn của mình đã tác động thay đổi một số điểm cơ bản trong bản dự án quy hoạch đã được duyệt. Một lần nữa, ông Năm muốm thoát nghèo cho gia đình ông Ba Thợ và sau nữa muốn chứng minh cho ý chí cải tạo của chính ông đối với bà Tư Hơn. Việc thay đổi dự án đã tạo cơ hội cho gia đình ông Ba Thợ giàu lên bất thường. Họ đã xây biệt thự và ăn xài phung phí. Hạ phản ứng với ông Năm về những việc làm trên và nhân việc Ðồng, con trai bà Tư Hơn tỏ ra mến Hạ, ông Năm đã bắt Hạ trở về thành phố. Kinh Xáng giờ đây đã có phố xá do người tứ xứ về đầu tư để đón trước lợi nhuận của một khu du lịch tương lai. Mọi dịch vụ ăn chơi tốt xấu đã theo về. Trong khi đó, thay đổi qui hoạch bất ngờ đã gây cho gia đình bà Tư Hơn và một số gia đình ở kinh Xáng rơi vào cảnh khốn đốn, có nguy cơ bị phá sản vì đã tin và đầu tư theo dự án quy hoạch cũ do chính ủy ban xã kinh Xáng công bố trước dân. Ðồng thời đám cò đất, trong đó có con của ông Ba Thợ lợi dụng tung tin, nâng giá đất kiếm lời. Bà Tư Hơn không chịu lùi bước. Sau khi bàn bạc và được sự ủng hộ của chủ tịch xã Mười Phải, bà bí mật cùng một số gia đình ở kinh Xáng thế chấp nhà cửa, vay vốn ngân hàng mua hết số đất còn lại với ý định đầu tư thành những vườn cây để giữ lại cảnh quan và môi trường sinh thái vốn đặc trưng của vùng kinh Xáng. Sự việc vỡ lở, đám cò đất tính phá đám. Rồi cả ông Năm tính can thiệp nhưng tất cả đều đã muộn. Bà Tư Hơn thắng vì những suy nghĩ đúng của mình. Ông Năm phải thừa nhận mình sai, bởi trước mắt ông là cảnh xáo trộn ở chính gia đình ông Ba Thợ, một gia đình mà ông Năm muốn họ phải trở thành giàu có qua những gì ông dành cho họ thì nay trở thành một gia đình tha hóa cờ bạc, buôn lậu. Còn bản thân ông Ba Thợ thì lại khao khát trở về với đời hớt tóc dạo của mình. Thêm vào đó Ðồng, con trai bà Tư Hơn đã bị bọn chuyên bắt trộm chim ở vườn chim đánh trọng thương chỉ vì anh ngăn cản không cho chúng bẫy chim cung cấp cho mấy nhà hàng đặc sản của chính kinh Xáng. Và Hạ là người đã viết bài tố cáo những việc làm phá hoại môi trường sinh thái của bọn chúng lên báo. Sự thật đã chống lại ý muốn ngỡ như tốt đẹp của ông Năm buộc ông phải cay đắng thừa nhận những điều như vậy trước bà Tư Hơn, ông Mười Phải, ông Ba Thợ, những người bạn, người đồng chí đã từng ca chung bài Lý Ngựa ô với ông thuở nào. 


Mùa sen (2003)

Bàng (Công Dũng đóng) học chung trường Y với Hải - một cô gái miệt Đồng Tháp chính hiệu (Thanh Thuý đóng). Cả hai đều cảm mến nhau, nhưng mối quan hệ của họ bị rạn nứt khi Hải quyết định tạm nghỉ học về quê chăm sóc mẹ. Cùng lúc đó xuất hiện Phượng Duyên (Bích Huyền đóng), một cô gái xinh đẹp, con nhà giàu, học cùng trường. Sau khi tốt nghiệp, Bàng trở thành bác sĩ tập sự của một bệnh viện. Bất bình với những việc “chướng tai gai mắt” trong bệnh viện, anh quyết định nghỉ việc. Bằng thế lực của gia đình, Phượng Duyên giúp Bàng tìm một chỗ làm mới, song sự thẳng thắn, bộc trực một lần nữa lại khiến anh ra đi.

Trong lúc chán nản, Bàng gặp lại người bạn thân cùng trường. Anh được khuyên nên thử xuống miền quê, nơi đang rất cần tay nghề của anh. Tại trung tâm y tế, bất ngờ Bàng gặp lại Hải, giờ đã là y tá. Cô thầm yêu Bàng nhưng lại không thể bày tỏ vì Bàng đã có Phượng Duyên. Sau một thời gian, trước sự hối thúc của Phượng Duyên, Bàng quyết định trở lại thành phố. Trước giờ lên đường, bất ngờ có một ca cấp cứu và Bàng đã dũng cảm đứng ra mổ cho bệnh nhân này. Phim kết thúc bằng cảnh Hải và Bàng chèo xuồng giữa một vựa sen rộng lớn, 2 bông sen chụm đầu vào nhau…



Hương phù sa (2005)

Phim lấy bối cảnh miền Tây sông nước cùng ngành công nghiệp đóng ghe tàu truyền thống của gia đình ông ba Rằn. Ông có ba người con trong đó hai gái một trai. Nhưng đứa con trai tên Ba Hoàng lại không chịu theo nghề của cha mà bỏ lên Sài Gòn làm ăn, để mọi việc cho cô em Út Nhỏ gánh vác.
Tuy là con gái nhưng Út Nhỏ rất kiên cường, nghi lực và trung thực, cô quyết tâm bảo vệ cơ nghiệp của gia đình dù có rất nhiều sóng gió. Phim Hương Phù Sa cũng đề cập đến tình cảm éo le của cô và anh chàng miền Trung tên Việt, dù anh ra sức giúp gia đình cô nhưng họ gặp muôn ngàn khó khăn nhất là kho cô em Út Ráng cũng có tình cảm với Việt. Phim chứng minh cho ta thấy một quy luật nhân quả gieo nhân nào gặt quả ấy, khi Ba Hoàng ruồng bỏ người yêu tên Thanh mà chạy theo Quyền vì biết cô ta sắp thừa kế một gia tài, kết cục Hoàng vẫn phải trắng tay. Bộ phim Hương Phù Sa là bộ phim đưa tên tuổi của nữ diễn viên Tăng Thanh Hà lên hàng sao cùng biệt hiệu " ngọc nữ".




Hoa vàng nơi ấy (2010)

 Gia đình ông bà Hai Hơn có một trai, một gái là Ba Thắm và Hai Thiết. Ông bà gắn liền cuộc đời mình với hoa vạn thọ bên dòng sông Tiền. Chính hoa vạn thọ giúp ông bà nên vợ nên chồng và gầy dựng một mái ấm. Lớn lên, cô con gái út Thắm trở thành sinh viên đại học Nông lâm tại Cần Thơ. Thiết- anh trai của cô là một người trồng hoa giỏi giang nhưng lầm lì, cộc tính. Cuộc sống ở làng hoa vạn thọ đang yên ả thì chính quyền công bố qui hoạch khu này thành sân golf cao cấp. Lớp trẻ khấp khởi vui mừng vì sắp được đổi đời nhờ số tiền bán đất, tha hồ ăn xài. Người già thì đau buồn vì không còn đất đai để canh tác, thậm chí phải lìa bỏ mồ mả ông bà để lập nghiệp nơi khác. Gia đình Hai Hơn, Ba Quá cũng bị cuốn vào cuộc thay đổi với những bi kịch thay đổi số phận mọi người…




Cánh đồng bất tận (2010)

Bộ phim được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.Phim nói về những con người bé nhỏ sống cơ cực ở miền Tây,ở vùng thôn quê này có hai vợ chồng nghéo khó,người vợ vì không chịu nổi cảnh sống cơ cực,người vợ đã bỏ chồng,bỏ lại con thơ theo một người đàn ông khác.Nỗi hận đàn bà trong lòng người chồng xuất phát từ đây,người cha cùng hai đứa con nhỏ lênh đênh khắp nơi trên một chiếc thyền nhỏ.Rồi một ngày kia,cuộc sống của gia đình bé nhỏ này bắt đầu khác đi vì sự xuất hiện của một cô gái làm nghề gái gọi.




Vịt kêu đồng (2010)

Lấy đề tài chăn vịt, phim Vịt Kêu Đồng khắc họa đậm nét đời sống cực khổ của người nông dân với nghề chăn vịt khi mùa dịch bệnh H5N1 xảy ra. Họ phải đấu tranh để bảo vệ kinh tế và cuộc sống đã vốn khó khăn của họ. 



Ngoài ra phim Vịt Kêu Đồng còn khắc họa câu chuyện tình tay ba éo le nhưng đầy xúc động của ba người Tư Bông và hai người chăn vịt khác. Tư Bông là một cô chủ tịch xã đem lòng yêu mến anh chàng chăn vịt nhưng không được đáp lạo vì anh đã yêu cô gái chăn vịt khác. Thế nhưng Tư Bông vẫn hết lòng giúp đỡ anh vượt qua những khó khăn trong cuộc sống kể cả khi anh muốn cùng người yêu bỏ trốn cô cũng sẵn sàng giúp đỡ.

Tiếng tơ đồng (2010)

Bộ phim ca ngợi sự thủy chung son sắc,và phê phán những con người tham lam bạc vàng mà bỏ đi những người đã hết lòng hết dạ vì mình,những thủ đoạn mất hết nhân tính cuối cùng sẽ phải chịu sự trừng phạt thích đáng.Phim còn nói lên tình cảm thiêng liên của cốt nhục tình thâm,những đứa trẻ lạc lõng giữa dòng đời luôn muốn cố gắng vượt lên số phận,chứng minh năng lực của bản thân.Sự đau khổ của những người mẹ bị lạc mất con mình luôn mong mỏi từng ngày tìm lại con thơ.Bộ phim mang tính mộc mạc và dễ được người xem tiếp nhận.



Hát ca bềnh bồng (2011)

Nội dung phim kể về một cô gái tên Liên Anh (do diễn viên trẻ Mi Minh thủ vai chính) cùng với những người bạn của mình Cam (Thái Ngọc Bích), Bưởi (Minh Thảo), Muối (Hồ Cát Trắng) từ miền Tây lên thành phố lập nghiệp cùng với đam mê ca hát của mình. Liên Anh cùng những người bạn của mình đã gặp rất nhiều khó khăn trong những tháng ngày trên đất Sài Thành.  Kết phim khá bất ngờ khi các nhân vật chính đều không trở thành ca sĩ mà đi theo những con đường riêng.  



Về quê cưới vợ (2011)

Người dân miền đồng bằng sông cửu long xưa nay nổi tiếng chân chất thật thà nhưng bản chất ấy dần bị tha hóa khi xã hội ngày càng phát triển. Phim lấy bối cảnh huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp, ba Lém là người hay nổ lại góa vợ, ông có đứa con trai bên Mỹ. Chính vì bản chất hay nổ ông đã gây ra nhiều tình huống sở khóc dở cười khi nói con trai ông có chục tiệm phở bên Mỹ.
Khi hai Bình về nước thăm ông, ông đã tổ chức cuộc tuyển vợ cho Bình làm xôn xao cả làng. Thừa cơ hội hàng loạt cò xuất hiện lấy tiền những cô gái ôm mộng giàu sang ham lấy chồng Việt kiều. Phim Về Quê Cưới Vợ bắt đầu những tình huống éo le khi Bình thất vọng trước sự thay đổi của con người quê mình nhưng lúc đó anh cũng bắt đầu có tình cảm với Út Vân. Út Vân là một cô gái hiền lành lại hiếu thảo nên đã lọt vào mắt xanh của Bình...




Cá rô, em yêu anh ! (2011)

Bộ phim nói về một cô gái tên là Phù Sa, thông minh, dễ mến, hiều hậu, Phù Sa là một nữ sinh nông lâm, cô có tật xấu là rất hậu đậu.Phù Sa sống cùng với gia đình của mình ở Lò Rèn tỉnh Tiền Giang, gia đình cô sống bằng nghề trồng vú sữa, nơi đây nổi tiếng với trái cây vú sữa lò rèn. Ước mơ của Phù Sa là quảng bá hình ảnh trái vú sữa lò rèn ra khắp thế giới. Phạm đình Quang Huy là một chàng trai lớn lên trong êm ấm,gia đình thì giàu có,anh luôn xuất sắc trong học hành và làm việc, từ đó sinh ra bản tính kiêu ngạo.Cá Rô em yêu anh là một bộ phim hài nhẹ nhàng,mang tính thư giãn,nhưng phim cũng truyền đạt cho giới trẻ một thông điệp trên hành trình chinh phục ước mơ.




Lúa trổ bông (2012)

“Lúa trổ bông” đi sâu vào thân phận người nông dân trong thời hiện đại, trước xu hướng hội nhập toàn cầu đầy thách thức. Làm sao để có thể thoát khỏi cảnh nghèo? Làm sao để người nông dân sống được, sống khỏe, sống khá giả từ chính mảnh đất, mồ hôi công sức họ bỏ ra? Đó chính là trăn trở của bộ phim.




Chàng mập nghĩa tình (2012)

Câu chuyện tình hài hước nhưng không kém phần lãng mạng của Út Mập và Đào được xây dựng trong 30 tập của bộ phim Chàng Mập Nghĩa Tình. Đào là một cô gái hiền lành, tốt bụng nhưng có một ước mơ xa vời đó là lấy chồng việt kiều để đổi đời. Cô luôn mơ về chàng David chưa gặp 1 lần ở phương Tây, hằng ngày Đào phải ăn kiêng với rau để giữ gìn vóc dáng. Phim Chàng Mập Nghĩa Tình là câu chuyện tình si của Út Mập đối với Đào. Anh luôn bên cạnh, giúp đỡ và yêu thương cô hết lòng dù biết mình chẳng được quan tâm. Ở hiền gặp lành, sau bao nhiêu sóng gió cuối cùng chàng Mập cũng được Đào chấp nhận vì tấm chân tình mà anh dành cho cô.


Chuyện làng bè (2012)

Bảy Thu (Hoài An) là người phụ nữ điển hình ở Miền Tây Nam Bộ với tính cách mạnh mẽ, dám nghĩ dám làm bà là người đi đầu trong việc nuôi cá tra của cả làng bè, và thường thành công nên được mọi người vị nể. Với mục đích hướng dẫn người dân về kỹ thuật, thông tin giá cả và giới thiệu thị trường, Hiệp hội nghề nuôi và chế biến thủy sản tỉnh đã cử Mạnh Thắng - một thành viên trẻ tuổi xốc vác, năng nổ về khu làng bè giúp bà con nuôi cá đúng kỹ thuật, vận động họ tham gia vào Hiệp hội để quyền lợi được đảm bảo hơn.
Tuy nhiên, mọi việc không như Mạnh Thắng (Chí Dũng) dự tính, cả làng bè, đặc biệt là Bảy Thu, kiên quyết từ chối sự giúp đỡ của Mạnh Thắng vì cho rằng từ trước tới nay chẳng vào Hiệp hội họ vẫn sống được. Cả làng bè đang khấp khởi chuẩn bị vào mùa thu hoạch đã sắp cận kề thì tá hỏa khi một số cá chết ngửa bụng. Được sự hậu thuẫn của Hai Thủy (Diễm Châu), Mạnh Thắng đã giúp cá của làng thoát khỏi bệnh dịch, Bảy Thu tức tối và tuyên bố không cho Út Thịnh (Việt Cường) và Hai Thủy qua lại với nhau. Út Thịnh nhiều lấn chứng kiến sự thân mật của Hai Thủy và Mạnh Thắng nên ghen, ít về quê hơn.
Làng bè bị một phen lao đao vì cá họ nuôi không biết tiêu thụ như thế nào khi Bộ Thương mại Mỹ công bố, cá tra Việt Nam vào thị trường Mỹ bị áp thuế chống bán phá giá tới 130%, lúc này Mạnh Thắng cùng Hiệp hội nghề nuôi thủy sản tiếp tục tích cực vào vụ kiện chống bán phá giá, hứa hẹn với bà con sự việc sẽ sớm được giải quyết, Bảy Thu không tin tưởng và tự tìm hướng đi cho riêng mình. Cùng lúc đó, sau bao nhiêu trăn trở, Hai Thủy cũng nghĩ ra hướng thoát nghèo.
Việc bán cá thông qua công ty ông Hai Cương khiến Bảy Thu nhận ra thị trường nội địa cũng là một thị trường rất mạnh mà mình chưa biết cách khai thác hết. Bà quyết định đầu tư vào và bởi mất một mối làm ăn lớn nên sinh lòng ghen ghét. Hắn rủ Tám Liễu bày trò hại bè cá của Bảy Thu và làm rối chuyện làm ăn của Hai Cương. Nhưng cha con Hai Thủy đã phát hiện ra và âm thầm ngăn chặn.
Những nỗ lực của Mạnh Thắng và Hiệp hội thủy sản cũng có kết quả, Bộ Thương mại Hoa Kỳ phải bỏ hàng rào thuế chống bán phá giá cho cá tra Việt Nam. Mạnh Thắng đẩy mạnh việc khuyến cáo bà con làm vệ sinh bè cá nuôi trước khi bắt đầu vụ. Khu làng bè rộn rã hơn bao giờ hết. Bảy Thu vẫn một mình một ngựa nhưng bà yên tâm vì đã có Hai Cương tiêu thụ hàng cho mình. Một hôm ra bè Bảy Thu phát hiện cá bị bệnh đốm đỏ, bà cứ theo lối cũ trộn kháng sinh vào thức ăn cho cá để chữa bệnh. Bệnh không hết, mâu thuẫn xảy ra, Hai Cương tuyên bố sẽ hủy bỏ hợp đồng với Bảy Thu khiến Bảy Thu rất sốc và bà lên thành phố học hỏi. Tại đây chứng kiến Mạnh Thắng đang nỗ lực cho việc yêu cầu WFF xem xét các tiêu chí và đưa cá tra của Việt Nam ra khỏi danh sách đỏ thành công tốt đẹp và phát hiện Hai Cương chính là cha của Mạnh Thắng. Bà hiểu ra mọi chuyện quyết tâm sửa sai trước khi quá muộn và xin gia nhập vào Hiệp hội thủy sản để cùng chung lưng đấu cật với mọi người, đồng thời bà chấp nhận nhờ người dạm hỏi Thủy cho con trai mình.





Chuyện tình làng hoa (2012)

Phim lấy bối cảnh làng hoa quận Gò Vấp (TP.HCM), nói về những gia đình vốn là nông dân, nhiều đời sống với nghề trồng hoa - cây kiểng và trồng rau, giờ đây đang bị cuốn vào cơn lốc đô thị hoá...




Chuyện xứ dừa (2012)

Phim xoay quanh về nghề làm kẹo dừa và đồ mỹ nghệ của Bến Tre, nói lên tâm quyết đẩy mạnh phát triển thương hiệu quê mình của tầng lớp trẻ hiện nay. Lài cô gái có gia cảnh nghèo nhất vùng, hằng ngày phải đi làm vất vả để mưu sinh, cô được anh chàng quê chân chất Mạch thương yêu nhưng cô không đáp lại tình cảm đó. Mận là cô gái giản dị lam lũ nhưng tính tình cứng nhắc như đàn ông hay làm nhưng việc chỉ dành cho đành ông. Cô cùng Mạch bắt tay nhau hợp sức làm giàu nghê truyền thống, trải qua nhiều khó khăn gia khổ họ cùng nhau vượt qua và cũng dần dần hiểu nhau nên tình cảm phát sinh. Anh trai của Mận cũng say mê nghề làm đồ mỹ nghệ nên góp phần làm cho sự thành công của em gái. Anh cũng cùng với Lài làm cho Chuyện Xứ Dừa có những tình huống hài hước vui nhộn.


Đất mặn (2012)

Phim  là cuộc đối đầu của 2 người từng là đồng đội thân thiết thời chiến tranh nhưng ở thời đại kinh tế họ lại đứng ở 2 chiến tuyến khác nhau. Người thì quyết giữ mãnh đất của ông cha, người thì vì lợi danh muốn bán cho những dự án phát triển đô thị....


Bìm bịp kêu chiều (2012)

Bộ tứ chơi thân với nhau từ thuở còn thơ bao gồm Lực, Sen, Tầm Gửi và Sậy. Giữa họ tồn tại tình bạn thuở hàn cắp cắp sách đến trường. Tuy nhiên, mỗi người một hoàn cảnh nên khi lớn lên họ điều có những hướng đi khác nhau, bên cạnh đó cũng có những người thay đổi tính nết sẵn sàng hại bạn để được thỏa lòng thù hận. Phim Bìm Bịp Kêu Chiều là câu chuyện tình đẹp và lãng mạn của Sen và Lực nhưng lại gặp nhiều sóng gió. Lực là chàng trai biết vươn lên và nhân hậu, anh là đứa trẻ mồ côi được dì Thu nhận nuôi, anh luôn cố gắn làm mọi thứ nghề đề có tiền cưới Sen. Còn Sen là cô gái nghèo sống cùng mẹ, vì hoàn cảnh đẩy đưa cô phải phụ Lực mà về làm vợ Vũ - một công tử nhà giàu có. Chuyện tình tan vỡ Lực hóa điên hóa dại tưởng chừng không thể đứng dậy được nhưng với ý chí mạnh mẽ cộng những lời khuyên của ông chủ tịch, anh đứng lên làm lại cuộc đời. Phim Bìm Bịp Kêu Chiều còn có Tầm Gửi và Sậy, trong khi Tầm Gửi có tình cảm với Lực nhưng luôn đứng ngoài nhìn hạnh phúc của Lực và Sen thì Sậy lại yêu Tầm Gửi và luôn tìm cách hại Lực để thỏa mãn lòng ghen ghét. Anh cũng bắt tay với Vũ để buôn bán trái phép...


Cù lao lúa (2012)

Danh (Lý Hùng), một bác sĩ thành đạt ở Sài Gòn nhưng quyết định trở về quê nội (xóm cù lao) làm bác sĩ ở trạm y tế nhỏ để chăm sóc sức khỏe cho bà con miệt vườn, sau khi dang dở một đời vợ với Kiều (Thúy Diễm). Làm việc tại quê nhà, Danh đã gặp và yêu Lụa (Phương Khánh) - cô y tá trẻ trung, nhân hậu. Thế nhưng mối tình trong sáng này gặp phải sự phản đối kịch liệt của bà Ba Của (Hạnh Quỳnh) và Hai Ruộng (Đình Hiếu) - mẹ và anh trai của Lụa cùng sự phá bỉnh vô cớ của Kiều và bà mụ vườn Năm Hiền (Kim Huyền). Vượt lên tất cả trở ngại và sóng gió, tình yêu chân thành của Danh và Lụa đã có một cái kết hạnh phúc.




Tay chơi miệt vườn (2012)

Duy Phương, Thanh Nam và Bảo Trí hóa thân thành 3 chàng nông dân nhờ bán đất trở thành tỷ phú với những thói học làm sang. Họ sẽ mang đến tiếng cười cũng như những bài học sâu sắc cho khán giả trong bộ phim hài sắp lên sóng.
Tay chơi miệt vườn là bộ phim về nông thôn thứ ba của đạo diễn Lê Quang Hưng hợp tác cùng công ty M&T Picture thực hiện. Nôi dung phim xoay quanh những biến đổi trong cuộc sống của ba gia đình nông dân là ông Tổ (Thanh Nam ), ông Giá (Bảo Trí) và ông Thống (Duy Phương).

Họ là những người nông dân chất phác bỗng chốc trở thành tỷ phú bởi khoản tiền đền bù trong dự án thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp. Từ đó, ngôi làng nhỏ ở vùng nông thôn miền Tây Nam Bộ được thay áo mới, trở thành một thị trấn sầm uất với đầy đủ các dịch vụ thời thượng kéo theo những tệ nạn xã hội vốn chỉ có ở những thành phố phồn hoa.





Về quê (2013)

Phim  là câu chuyện về con đường lập nghiệp của các bạn trẻ không hộ khẩu thành phố. Mỗi người một lựa chọn để đi đến đích của cuộc đời mình. Trong những quyết định ấy, có sự thành công và cả những sai lầm.
Thành công trong sự nghiệp tại các thành phố lớn luôn là niềm khát khao và mục tiêu đeo đuổi của đại đa số thanh niên thời nay. Song vẫn có người sẵn sàng đi ngược với trào lưu ấy, quay về với nơi chôn nhau cắt rốn của mình, với đôi tay, khối óc và mong ước xây dựng quê nhà tươi đẹp hơn.





Duyên nợ miền tây (2013)

Hai con người với hai tính cách khác nhau, sinh ra hoàn cảnh cũng khác nhau. Nàng là tiểu thư nơi thành thị còn chàng là công tử miệt vườn. Họ trở thành oan gia của nhau khi gặp nhau ở trường đại học Nông Lâm. Họ là Định và Thủy. Cha của Định và Thủy là bạn bè có lời hứa làm sui với nhau nhưng lại thất lạc nhau 20 năm, giờ đây họ đã tìm lại được và quyết tâm thực hiện lời hứa. Nhưng họ không biết là hai đứa con của họ vì những hiểu lầm khó nói mà như nước với lửa.
Phim bắt đầu những tình huống dở khóc dở cười khi Thủy về Bạc Liêu thực tập thì mới biết Định là chủ trại heo nơi mình phải ở lại 5 tháng, lúc đó vì tính tiểu thử Thủy lại càng không được lòng mẹ của Định. Trải qua những ngày ở nơi bình dị Thủy bắt đầu thay đổi, cô và Định cũng dần hiểu nhau hơn. Đến lúc hai người mình người mà mình bị ép hôn là đối phương, họ vui vẻ bằng lòng thì tới lúc gặp phải sự phản đối của mẹ Định vì bà đã chấm Thảo làm con dâu...


Sông dài (2013)

Phim nói về mối tình đẹp nhưng gặp nhiều trắc trở của hai con người tàn tật là Lượm và Niểng. Chuyện xãy ra ở một vùng quê miền Tây Nam bộ, Trong một đêm mưa gió, cô Hai Nhớt phát hiện ra một đứa trẻ bị bỏ rơi trong một ngôi nhà hoang với đôi mắt đã hỏng giác mạc vì bị kiến vàng cắn. Hai đứa trẻ cùng số phận khi họ điều là những đứa trẻ bị bỉ rơi và được người khác nhận nuôi. Lượm thì bị mù còn Niểng thì sau khi cứu Lượm thoát khỏi cơn hỏa hoạn cũng bị thương 1 chân và gương mặt bị biến dạng.
Tất cả người dân trong xã nghe bà kể chuyện đều không nén nổi lòng căm phẩn. Họ cất tiếng lên án người mẹ nhẫn tâm sinh con rồi đem bỏ, mặc kệ những lời dèm pha, những ánh mắt ngờ vực từ cha mẹ, bà con lối xóm, Hai Tuất đã nhận nuôi đứa trẻ đáng thương. Lượm lớn lên từng ngày trong tình thương vô bờ bến của cha nuôi, Sau đó ông Hai vì hận bà Mười Một mà luôn cấm đoán Niểng với Lượm. Ông đem Lượm lên thành phố nhưng Niểng để không ngại bao khó khăn mà đi tìm cô. Quyết tâm tách rời đôi bạn trẻ, ông Hai Tuất đã đưa Lượm lên ở nhà cô Ba dần, em gái của ông trên thành phố..
Không ngại khó khăn xa quê nhà, Niễng khăn gói lên thành phố quyết chí tìm Lượm,ông đến tìm Niễng và khuyên anh hãy nói rõ sự thật cho Lượm biết. Nhưng Niễng từ chối. Anh không muốn làm cuộc sống của Lượm thêm một lần xáo trộn. Cô đã nghĩ anh chết thì cứ để cô tin vào điều đó mà yên tâm hạnh phúc bên người chồng xứng lứa vừa đôi. Phần anh xấu xí tật nguyền, sẽ không thể nào đem lại hạnh phúc cho Lượm được. Ông Hai không đồng ý với anh.




Cá lên bờ (2013)

Phim xuất phát từ biến cố lớn xảy đến với nhà ông Ba Thành (NSƯT Phan Ngọc Hạnh).
Từ khi chồng ở tù do làm thất thoát một số tiền lớn của Nhà nước, Hạnh Dung (Tuyết Thu) đã lên một kế hoạch làm ăn táo bạo để cứu vớt gia đình. Cô quyết định về quê lập trang trại nuôi cá bằng nguồn vốn của gia đình cha mẹ ruột.
Ý định tốt đẹp ấy đã nẩy sinh những nghi kỵ, rào cản ngay chính từ những đứa em ruột ở quê. Cảnh "nồi da xáo thịt", phân chia tài sản đã xảy ra khốc liệt.
Nhưng với nghị lực phi thường cùng với tình yêu và cái tâm trong sáng của một người chị, Hạnh Dung dần lấy lại niềm tin yêu của các em.
Không chỉ làm giàu cho bản thân, gia đình, Hạnh Dung còn góp phần mang đến luồng gió mới cho quê hương, trước những đổi thay lớn trong cung cách làm ăn trong thời hội nhập.



Hương sầu riêng (2013)

Phim ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước và con người Nam Bộ. Phim nhắc nhở chúng ta phải biết trân trọng, gìn giữ, bảo tồn và phát huy những tiềm năng vốn có của đất nước, làm giàu cho bản thân và cho chính quê hương. Phim truyền tải thông điệp “Hạnh phúc và của cải được tạo dựng từ đôi bàn tay, khối óc và trái tim biết yêu thương, sẻ chia mới là hạnh phúc bền vững nhất”.
“Hương sầu riêng” xoay quanh cuộc đời Nhã Chi. Cha mất sớm, mẹ đi xa lập nghiệp rồi bặt tin, cô sống với ông nội Hai Đoàn và ông muốn gả cô cho Khánh Toàn, một Việt kiều Canada. Nhã Chi tốt nghiệp khoa công nghệ sinh học, mùa hè cô về quê giúp nội chăm sóc vườn ươm cây giống. Cô ghét anh chàng hời hợt, thiếu sâu sắc, hay phô trương, cao ngạo này. Trong lần đi đám cưới, xuồng của ông cháu Nhã Chi bị ca nô của Nguyên Lãm làm lật và tạo nên mối duyên. Cả hai ban đầu rất ghét nhau, nhưng qua nhiều thử thách lại yêu nhau.
Nguyên Lãm đến chơi nhà ông Hai Đoàn thường xuyên, anh đem theo tài liệu về cách ươm giống sầu riêng ở Thái Lan do mình dịch để tặng Nhã Chi. Anh cũng mở công ty Duyên Quê đóng hộp xuất khẩu trái cây và đưa mẹ – bà Hạnh Nguyên về Việt Nam sinh sống vì bà bị viêm phổi mãn tính không thích hợp với khí hậu ở Canada. Từ ghét sang yêu, từ hiểu lầm sang thông cảm, họ cùng đứng vững chèo chống công ty trước những mưu kế trả thù tàn độc của Khánh Toàn, người không đoạt được tình yêu và Duyên Mỹ, người yêu cũ của Nguyên Lãm. Từ dàn cảnh cướp giật, đến những màn vu khống dựng chuyện, và cả những chiêu mánh của gian thương nhằm làm đối thủ phá sản, cả Khánh Toàn và Duyên Mỹ đều rất “ăn ý”. Cuối cùng, bằng tình yêu, trí tuệ và tấm lòng của những con người chịu thương chịu khó, Nguyên Lãm và Nhã Chi đã có được hạnh phúc mãi mãi.



 Hương Bưởi (2013)

Phi Du (Nhan Phúc Vinh thủ vai) và Phương Thư (Lê Bê La thủ vai) được hứa hôn ngay từ khi chưa lọt lòng cũng chỉ vì danh dự của đời ông bà 2 bên. Khi lớn lên, Du và Thư lại chọn những con đường khác nhau nên không tham gia vào cuộc hôn nhân sắp đặt đó. Thư học năm cuối trường Marketing trong khi Du trở thành 1 tay ăn chơi sành sỏi và thường khiến cho gia đình lâm vào những tình huống dở khóc dở cười. Người anh trai tên Minh (Huỳnh Đông thủ vai) của Du lại trái ngược với anh, với lòng yêu miền quê và xót xa cho giống Bưởi Năm Roi quê nhà ngày càng héo úa, Minh từ bỏ việc học y khoa để dành hết niềm đam mê cho Bưởi, về giống và công nghệ chăm sóc. Minh yêu y tá Thảo có hoàn cảnh khó khăn nhưng lại đồng ý đính hôn với Thư để gia đình không mất danh dự khi Du bỏ trốn, để lại Thảo với nỗi xót xa, đành kết hôn với người khác.
Minh đau khổ lao đầu vào công việc, học tập và nghiên cứu. Anh cùng với Phương Thư ngày càng khắng khít hơn và cùng 1 ước muốn mang thương hiệu Bưởi Năm Roi vươn ra thế giới. Minh yêu Thư nhưng cô lại dành tình cảm sâu nặng cho Đăng, một tên đầy mưu mô, gian xảo, đã ly dị vợ.
Về phần Phi Du, anh thi vào trường Mỹ Thuật, anh gặp và yêu cô người mẫu vẽ chân dung Phương Nghi. Chuyện tình đầy sóng gió khi Nghi rời bỏ Du vì không muốn anh phải bi lụy vì căn bệnh ác tính của cô. Phi Du sa đà vào rượu chè và những cuộc hoan lạc. May sau, anh gặp được Bòn, anh bạn đồng hương thuở nhỏ, động viên và đưa anh quay lại với niềm đam mê nhiếp ảnh.
Bòn bất ngờ phát hiện ra Phương Nghi đang sinh sống ở một nơi khác, 2 người yêu nhau và trải qua một cuộc tình cảm động và đầy nước mắt. Đăng bị vạch mặt là một kẻ xảo quyệt và còn có ý đầu độc Phương Thư để bịt đầu mối về những phi vụ làm ăn phi pháp của mình. Phương Thư mất niềm tin về tình yêu và tuyệt vọng, và nhờ có tình yêu của Minh cô mới có đủ động lực để vực dậy bản thân. Du gặp lại Thư và đem lòng yêu mến cô, nhưng Thư thật sự không có cảm xúc với Du mà chỉ có hình bóng của Minh bên mình.
Biến cố lớn xảy ra, HTX và vườn Bưởi của cha Minh là ông Hào bị bà Hương phá hoại. Bà Hương muốn trả thù ông Hào vì ngày xưa đã bị gia đình ép gả cho ông, để rồi đánh mất đi tình yêu sâu sắc của bà với một thanh niên thương hồ và đứa con mà bà sinh ra. Mọi ân oán đều được giải quyết khi ông Năm Võ, quản gia nhà ông Hào cho biết là con gái bà Hương vẫn còn sống và ông đã cưu mang khi bà bỏ đi biệt xứ.
Phi Du trong một lần tình cờ gặp được BB Hà – con gái của ông Hải giám đốc công ty thời trang và đem lòng yêu cô. Sau nhiều ngăn cấm của gia đình BB Hà, Du cũng được chấp thuận trở thành con rể ông Hải với một lễ cưới như mong đợi.
Nhưng vợ ông Hào là bà Thu nhận ra rằng ông Hải là mối tình vụng trộm của mình và Du là kết quả của mối tình đó. Sự thật khiến Du bỏ nhà đi, BB Hà trở nên trầm cảm, Phương Dung – vợ ông Hải tìm cách gây khó dễ cho bà Thu. Ông Hải lên cơn tai biến và trở thành người thực vật. Bà Thu ngày càng mặc cảm, ông Hào cũng cảm thấy có lỗi cũng bởi tính gia trưởng của mình gây liên lụy cho nhiều người. Phi Du chấp nhận tình cha con ngay trước đêm ông Hải chuẩn bị ra nước ngoài điều trị. Cùng lúc đó, BB Hà đã lấy lại tinh thần và tiếp nhận quản lý công ty của gia đình.
Phương Thư cùng Owen, giám đốc mới của công ty ra nước ngoài du học. Nhưng tình yêu và tiếng gọi từ con tim đã khiến Thư ở lại và trở về quê hương. Cô nhận ra rằng con tim mình đã thuộc về Duy Minh. Hai người ngập tràn hạnh phúc bên nhau và cùng với tình yêu hương vị Bưởi Năm Roi, 2 con người tài giỏi đã đưa HTX trở thành công ty hàng đầu trong việc đưa loại trái cây đậm chất Việt này vươn xa ra thế giới.





Gió về cù lao (2013)


Khi xã hội càng phát triển thì con người ta cũng càng cố gắn lao động và những nơi có nền công nghiệp phát triển luôn thu hút những bạn trẻ. Trong khi các thanh niên trong làng điều tìm cho mình con đường ở nơi thành thị thì Cúc Phương lại đau đáu trong lòng khi nhìn nghề dệt chiếu làng mình có nguy cơ bị lãng quên. Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ Phương về quê xin vào làm công ty du lịch nhằm mục đích thực hiện ước mơ giúp làng mình giữ gìn nghề truyền thống. Nhưng Cúc Phương không biết rằng cuộc đời mình bắt đầu gặp những sóng gió khi vào làm ở đây. Ông chủ nơi cô làm là người cha bị thất lạc từ nhỏ, còn người cô yêu lại là con trai của ông ấy để rồi phải đau khổ khi biết được sự thật.



Sông Trôi Muôn Hướng (2013)


Đây là bộ phim truyền hình mang đậm sắc màu miền tây sông nước với bối cảnh chính ở Đồng Tháp và Sài Gòn. Trong đó, nhiều bối cảnh đẹp lung linh được dàn dựng, chăm chút kỹ lưỡng tại Đồng Tháp hứa hẹn sẽ đem đến những khung hình đẹp mắt làm mãn nhãn những khán giả yêu thích thể loại phim truyền hình về miền Tây.


Mười hai bến nước (2013)

Lấy bối cảnh ở miền sông nước miền Tây đặc biệt là ở Bến Tre, phim  xoay quanh cuộc sống của các cô gái trẻ ở cùng quê dễ bị cám dỗ bởi những thứ xa xỉ ở đô thị. Các cô gái ngây thở ở quê sẽ dễ bị cám dỗ bởi suy nghĩ còn quá trong sáng của mình.
Phim 12 Bến Nước cũng là cuộc đời của nhân vật Út Tài Lanh do Phi Nhung thể hiện. Út Tài Lanh thuộc gái lở thì khi cô phải nuôi mẹ già, cô có cảm tình với Mười xe ôm nên tối ngày đi tìm thầy bói làm bùa yêu mà không biết Mười xe ôm cũng thích mình nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên anh không dám mở lời. Út Tài Lanh bắt đầu bị cám dỗ khi muốn có tiền mà dính vào đường dây đẻ mướn sau đó bị công an bắt. Vượt qua nhiều sóng gió, Mười vừa chăm sóc cho mẹ Út Tài Lanh vừa đi tìm cô nên hai người cuối cùng cũng có hạnh phúc.


Mùa sen cạn (2014)

Phim xoay quanh cuộc đời cô gái tên Thủy, sống thanh bình cùng với 4 người chị kết nghĩa với mình, trong xóm Thủy là cô gái ngoan hiền và xinh đẹp, vì ngây ngô nên Thủy đã bị bà Đinh má mì chuyên chăn dắt bán những cô gái sang nước ngoài. Thủy bị bán sang Hàn Quốc và lấy một ông chồng người Hàn, tưởng chừng sẽ có một cuộc sống ấm no hạnh phúc hơn miên quê cực khổ, thì tại nơi đất khách quê người này, lại là một địa ngục trần gian đối với Thủy. Liên tiếp những trận đòn dã man do người đàn ông này gây ra, sau một thời gian chịu cực hình tủi nhục Thủy đã trút hơi thở cuối cùng của mình tại nơi xa quê hương này.




Dòng sông thương nhớ (2014)

Phim  lấy bối cảnh miền quê sông nước miền Tây Nam bộ mộc mạc giản dị nơi non sông lúa nước quanh năm hình ảnh những đứa trẻ thật thà chất phác quanh năm với ruộng đồng cùng với cha mẹ như một bức tranh tuyệt đẹp bình lặng của một góc nhỏ vùng quê. Các tập tiếp theo của bộ phim sẽ cho chúng ta theo chân một nhóm trẻ em vùng quê, cùng chúng tham gia những trò chơi giân dan và những cuộc trò chuyện ngây thơ trong sáng.



Cưới chạy (2014)


Phim xoay quanh cuộc sống giàu có về vật chất nhưng lại thiếu thốn về tinh thần của ông bà Hai Mơ, cả hai người có hai cô con gái đã đến tuổi trưởng thành, ông Hai Mơ là một người đàn ông cô hủ sống theo lối sống phong kiến tập tục với quy định rõ ràng khi đứa con gái lớn lấy chồng thì mới đến lượt đứa tiếp theo, thế nhưng cô em út ngây thơ vì một lần trót dại với bạn trai mà mang bầu, vì thương em gái mình nên chị gái Phương Thùy đã thuê một chàng trai để giả làm chồng mình nhằm cho em gái mình được xuất giá trước khi quá muộn.


Hai lúa (2014)

Nội dung bộ phim xoay quanh hành trình khám phá phiêu lưu của anh chàng nhà quê chân đất Hai Lúa cùng với hai người bạn nhậu thân thiết từ nhỏ của mình.Chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng toàn cảnh miền Nam sông nước tuyệt đẹp và tiếp đó là hành trình đi lạc của cả 3 người sang đất khách Campuchia.



Nguồn phim3s.net; 2sao.vn; thethaovanhoa.vn; phim8.vn; baomoi.com; yan.vn; thanhniem.com.vn; phim16.com; xemphimso.com; bomtan.org; hctv.com.vn; vietbao.vn; kst.vn; honoilive.com; heyphim.com; tiin.vn

2 nhận xét:

  1. Cho mình hỏi phim gì mà nội dung là.: 1, cô bé sài gòn về quê ngoại ở trà vinh hay gì,nhớ có cảnh nó trược bating r tey giữa đường làng, gặp đám bạn trong đó có bé ng khmer chơi cùng nó r 1 thằng nít ăn cắp mp3 của nó.rồi trả.xong con bé sài gòn nó đi tìm bà nào đó tìm cách chữa bệnh chọ mẹ.vào quán uống nước nhỏ sài gòn cầm tờ 500k trả,nhưng k có tiền thối thì trên đường gặp tụi cướp.tụi nó chay bỏ xe đạp.sau đó ở nghỉ chân trong rừng có cái tháp khmer trong đấy...

    Trả lờiXóa

Blog liên quan : Blog zing | Blogspot | Blog tiếng anh | Facebook
Copyright © 2011 - 2014. Thuy trinh's blog - All Rights Reserved