Ông Tổng Cóc có tên thường gọi là Kình. Khi đi lính lên chức Đội
gọi là Đội Kình. Khi làm phó tổng được gọi là Tổng Kình. Tên chữ của Tổng Kình
gọi là Nguyễn Công Hoà. Cóc là tên gọi lúc còn bé. Gọi tên xấu xí cho tà ma bớt
quyấy. Sau này Hồ Xuân Hương có bài thơ “ Khóc Tổng Cóc” nên dân làng
mới gọi ông là Tổng Cóc. Tổng Cóc là con cháu quan nghè Gáp Nguyễn Quang
Thành.
Ông Nguyễn Quang Thành có tiếng thông minh thần đồng nhưng nhà
nghèo không được đi học. Ông Bò Đen làng Kinh Kệ giàu nứt đố đổ vách học nhiều,
không đỗ đạt nhưng vốn trọng người tài năng đã đến ngỏ ý nhận Thành làm con
nuôi đón về nuôi ăn học. Mới chín mười tuổi đầu đã tỏ ra khí chất của bậc
hiền nhân quân tử, chối từ với lý do phải ở nhà phụng dưỡng cha mẹ. Cậu bé chỉ
hỏi mượn sách của ông Bò Đen, trên đường vừa đi vừa đọc chưa đến nhà đã thuộc
làu sách lại phải quay lại đổi sách khác. Trong cuốn “ Lịch Triều tạp kỷ” có
ghi rõ: “ Ông Nguyễn Quang Thành có tiếng là thần đồng, 24 tuổi thi đỗ tiến sĩ
xuất thân năm Canh Thân, Lê Chính Hoà (1680). Ông làm quan trong triều giữ chức
“ Thiểm đô ngự sử”. Nay còn bia số 80 ở Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Là cháu chắt bậc danh giá. Tổng Cóc đã từng theo cửa Khổng sân
Trình và lều chõng đi dự thi Hương. Tương truyền: Tổng Cóc kết thân với Tú Điếc
làng Xuân Lũng và Nho Trâm người làng Kinh Kệ. Ba người quen biết Hồ Xuân Hương
trong dịp họ đi thi hương. Nhờ sự mối manh vủa họ mà cụ Đồ Xứ người Nghệ An (đỗ
đầu xứ nên khi dạy học gọi là Đồ Xứ) đã dẫn con gái là Hồ Xuân Hương về làng
Sơn Dương cạnh làng Gáp để dạy học.
Tổng Cóc và bạn hữu thường xuyên đến thăm và ngâm vịnh thơ phú với
cha con Hồ Xuân Hương. Giai thoại còn để lại nhiều chuyện cụ Đồ Xứ khen tài thơ
văn đối đáp của Tổng Kình. Tiếng tăm của Tổng Kình đã nổi tiếng quanh vùng từ
hồi còn làm lý trưởng. Đó là chuyện Lý Kình đi viếng đám ma mẹ tên Đội Bính
làng Tứ Mỹ. Đội Bính hống hách, khét tiếng khồng thèm đáp lễ lại người vào
viếng trước linh cữu mẹ mình. Biết chuyện này Lý Kình cùng gia nhân tên là anh
Ré đến ngay đám ma nhà Đội Bính. Lý Kình thắp hương vái xong đứng ì ở chiếu
không chịu đi ra. Mọi người đều ngơ ngác kinh hãi. Trong lúc ấy anh Ré đứng bên
ngoài nói đánh tiếng “ông Lý nhà tôi còn phải chờ Quan đội đáp lẽ theo đúng thể
lệ mới ra được”. Đội Bính hống hách phải vái tạ anh Lý làng Gáp đã ầm chuyện cả
một vùng.
Lại có chuyện Tú Đanh ghen với Tổng Cóc từ hội Đền Hùng năm trước.
Vì không lội được Hồ Xuân Hương giãn xa Tổng Cóc nên Tú Đanh đánh tiếng sẽ về
làng Gáp đánh chết Tổng Cóc. Biết tin này Tổng Cóc cùng anh Ré lên làng Hà
Thạch quê quán Tú Đanh.
Cô chủ quán đầu làng Hà Thạch là nhân tình của Tú Đanh. Nhà
cô chủ quán có sập gụ trải chiếu miến cấm người khác ngồi, ngoài Tú Đanh. Tú
Đanh nhắn lời đe doạ Tổng Cóc bèn tới nhà, bảo Tú Đanh cho xin lửa hút thuốc.
Tú Đanh sai người đem lên hòn than đang cháy đỏ. Hắn ngồi xếp vàng vén cao chân
quần để than lên đùi thổi lửa châm đóm. Mùi thịt cháy toả ra vẫn không doạ được
Tổng Cóc. Lợi dụng lúc Tú Đanh sơ ý , Tổng cóc đã phi con dao nhọn găm
trên cái nóc. Khi Tú Đanh thổi lửa lên đùi mình, Tổng Cóc sai anh Dé lấy con
dao chẻ đóm. Anh Ré vỗ đùi bạch một tiếng nhảy phốc lên mái nhà rút xuống con
dao nhọn cầm lăm lăm, đứng thế sắp tấn công để doạ chủ nhà. Tú Đanh biết khổng
thể địch lại thầy trò Tổng Cóc bèn xuống giọng chào mời Tổng Cóc dùng trà thuốc.
Tổng Cóc còn là người giàu có hào phóng quảng giao nên mới lọt
được vào mắt xanh của nữ sỹ Hồ Xuân Hương mặc dù ông ta đã có vợ con.
Vào thời ấy dưới con mắt của nhà quê chân lấm tay bùn thì Hồ Xuân
Hương chỉ là cô gái hư hỏng, lười nhác quen ăn trắng mặc trơn, hoang phí lại
lộng ngôn quen thơ phú diễu đời. Chàng Tú Điếc cũng từng ngấp nghé thích nàng
nhưng bị bố mẹ ép lấy vợ quê để đánh gốc bốc trà lập trong ấp. Chàng nho Trâm
tuy thích Hồ Xuân Hương nhưng bà chỉ coi là bạn. Tổng Kình lấy được Hồ Xuân
Hương làm vợ lẽ. Vợ chồng đều phóng túng nên vong gia bại sản sớm mất cả
nhà cửa đồ tam bảo. Vì thế nhân dân làng Gáp và quanh vùng chỉ kể chuyện xấu
của Hồ Xuân Hương. Nếu như Tổng Kình được coi là thần tượng, một người tài giỏi
văn võ song toàn, nghĩa khí và nghĩa hiệp thì Hồ Xuân Hương bị coi là tà ma ám
hại đời Tổng Kình. Họ ví Tổng Kình như con cá Kình mắc phải lưới tình của Hồ
Xuân Hương mà danh bại thân liệt. Vì thế ngày nay người ta vẫn truyền lại câu
ca:
“Đánh gốc bốc trà may Tú
Điếc”
“Cá Kinh mắc lưới phúc
Nho Trâm”
Tổng Cóc cưới Xuân Hương về làm vợ kế đương nhiên bị vợ cả và con
cái bất bình nhưng vì “ trai làm nên lấy năm bảy vợ” nên họ phải ngậm đắng nuốt
cay. Nhà Tổng Cóc giàu có, có khu ao hồ rộng liền với ao chạ trước cửa đình
Chân. Khi cưới Xuân Hương về,ông làm nhà thuỷ tạ le ra hồ nước cho Xuân Hương
dạy học và coi hồ cá cho có việc, dân làng bớt dị nghị ông thừa của chơi ngông
lấy vợ lẽ về chỉ để ngnắm vuốt vì Hồ Xuân Hương đâu có biết việc đồng áng như
dân làng. Cái nhà thuỷ tạ ấy dân làng vẫn gọi là cái chòi. Hồ cá rộng chạy dài
từ đình Chân ra gần Bờ Đỗi - một con đập dâ làng đắp thêm để đủ hai đường đón
hai vị tân khoa vinh quy là hai cha con là họ Chử cùng đỗ Cống một khoa thi. Do
họ đi đò tưg Trịnh Xã về không đi bằng đường bộ nên con đập có tên là “Bờ Đỗi”.
Thuỷ tạ là nơi họ thường cùng bạn văn chương ngồi ngắm cảnh, ngâm vịnh. Có
khách bà Hồ Xuân Hương lại sai người nhà đánh cá dưới hồ lên đãi bạn. Cá mè dù
to hay nhỏ bà Hồ Xuân Hương chỉ ăn khúc giữa, không bao giờ ăn đầu và đuôi.
Chuyện này rồi lan ra khắp làng khắp vùng để bêu rếu bà là người hoang phí.
Dân làng Gáp cách đây vài chục năm vẫn lấy sự khoẻ mạnh, lưng ong, đùi rế, da ngăm đen làm tiêu chí cho cái đẹp của người phụ nữ. Quang năm suốt tháng đàn bà con gái mặc quần đùi, chỉ trừ dịp cỗ bàn hội hè mới mặc váy. Họ thường mặc quần đùi gánh cua nhảy tàu lửa về bán ở chợ Bắc Qua Hà Nội. Ai hay vận quần đùi chân lấm được coi là người chịu khó nết na. Ai trắng trẻo xinh đẹp bị coi là người buông tuồng, lêu lổng, hư đốn. Sống trong môi trường ấy rõ ràng Hồ Xuân Hương sẽ bị tẩy chay cô độc. Những giai thoại của Hồ Xuân Hương ở Tứ Xã chỉ toàn nói xấu bà. Người ta không hề tự hào về bà chúa thơ nôm ở quê mình. Sống trong cô đơn bà chỉ lấy thơ để diễu cợt người đời. Dân làng ghét bà, nhất là vợ già và người thân của bà ta. Họ đồn thổi bà Hồ Xuân Hương là mã manh không phải người thường. một lão thầy bói còn bảo Tổng Cóc lấy tàu lá chuối tươi lành lặn đắp lên người Hồ Xuân Hương khi bà ngủ. Nếu là người thường ngủ say không biết gì sẽ đè nát tàu lá. Nếu là ma không việc gì không thấy sẽ bỏ tàu lá ra. Quả nhiên sáng dậy Tổng Cóc thấy tàu lá còn nguyên được vứt ra khỏi giường. Ông càng hoài nghi Hồ Xuân Hương. Không khuyên nhủ được vợ kế sống hoà nhập với cộng đồng. Tổng Cóc bực mình. Một lần vợ chồng va chạm Tổng Cóc giận rỗi viết thư trách móc để dưới gối rồi bỏ đi xa một thời gian. Khi Tổng Cóc về thì Hồ Xuân Hương đã bỏ đi. Mãi lâu sau tổng cóc mới dò la biết Hồ Xuân Hương đang sống trong phủ Vĩnh Tường. Tính đếm tháng ngày Tổng Cóc biết Hồ Xuân Hương đã sinh đẻ. Ông ta đến phủ Vĩnh Tường chỉ dám lân la ngoài phố chờ con sen trong phủ ra biết được con gái của Hồ Xuân Hương đã chết khi sinh. Tổng Cóc đành tay không ra về. Sau đó ông nhận được thư của Hồ Xuân Hương bằng bài thơ “Khóc Tổng Cóc”. Đó là một bài thơ khóc cho mối tình đã chết chứ không phải thơ khóc người chết. Dù trong đó hàm chứa sự mỉa mai diễu cợt cả dòng giống nhà Cóc thấp hèn như loại cóc nhái nhưng vẫn vương vấn chút tình khác với khóc ông Phủ Vĩnh Tường là khóc thật nhưng khóc vì ơn nghĩa nhiều hơn. Nếu người vợ khóc chồng vì đau đớn thì gọi hẳn tên cúng cơm chồng chứ không gọi chức tước ra. Ngày nay ta đâu thấy bà vợ nào khóc “Ôi ông í thư ơi!”
Dân làng Gáp cách đây vài chục năm vẫn lấy sự khoẻ mạnh, lưng ong, đùi rế, da ngăm đen làm tiêu chí cho cái đẹp của người phụ nữ. Quang năm suốt tháng đàn bà con gái mặc quần đùi, chỉ trừ dịp cỗ bàn hội hè mới mặc váy. Họ thường mặc quần đùi gánh cua nhảy tàu lửa về bán ở chợ Bắc Qua Hà Nội. Ai hay vận quần đùi chân lấm được coi là người chịu khó nết na. Ai trắng trẻo xinh đẹp bị coi là người buông tuồng, lêu lổng, hư đốn. Sống trong môi trường ấy rõ ràng Hồ Xuân Hương sẽ bị tẩy chay cô độc. Những giai thoại của Hồ Xuân Hương ở Tứ Xã chỉ toàn nói xấu bà. Người ta không hề tự hào về bà chúa thơ nôm ở quê mình. Sống trong cô đơn bà chỉ lấy thơ để diễu cợt người đời. Dân làng ghét bà, nhất là vợ già và người thân của bà ta. Họ đồn thổi bà Hồ Xuân Hương là mã manh không phải người thường. một lão thầy bói còn bảo Tổng Cóc lấy tàu lá chuối tươi lành lặn đắp lên người Hồ Xuân Hương khi bà ngủ. Nếu là người thường ngủ say không biết gì sẽ đè nát tàu lá. Nếu là ma không việc gì không thấy sẽ bỏ tàu lá ra. Quả nhiên sáng dậy Tổng Cóc thấy tàu lá còn nguyên được vứt ra khỏi giường. Ông càng hoài nghi Hồ Xuân Hương. Không khuyên nhủ được vợ kế sống hoà nhập với cộng đồng. Tổng Cóc bực mình. Một lần vợ chồng va chạm Tổng Cóc giận rỗi viết thư trách móc để dưới gối rồi bỏ đi xa một thời gian. Khi Tổng Cóc về thì Hồ Xuân Hương đã bỏ đi. Mãi lâu sau tổng cóc mới dò la biết Hồ Xuân Hương đang sống trong phủ Vĩnh Tường. Tính đếm tháng ngày Tổng Cóc biết Hồ Xuân Hương đã sinh đẻ. Ông ta đến phủ Vĩnh Tường chỉ dám lân la ngoài phố chờ con sen trong phủ ra biết được con gái của Hồ Xuân Hương đã chết khi sinh. Tổng Cóc đành tay không ra về. Sau đó ông nhận được thư của Hồ Xuân Hương bằng bài thơ “Khóc Tổng Cóc”. Đó là một bài thơ khóc cho mối tình đã chết chứ không phải thơ khóc người chết. Dù trong đó hàm chứa sự mỉa mai diễu cợt cả dòng giống nhà Cóc thấp hèn như loại cóc nhái nhưng vẫn vương vấn chút tình khác với khóc ông Phủ Vĩnh Tường là khóc thật nhưng khóc vì ơn nghĩa nhiều hơn. Nếu người vợ khóc chồng vì đau đớn thì gọi hẳn tên cúng cơm chồng chứ không gọi chức tước ra. Ngày nay ta đâu thấy bà vợ nào khóc “Ôi ông í thư ơi!”
Thời
gian sống chung với Hồ Xuân Hương, Tổng Cóc đã bảo bà viết bài văn dài vào bức
vách lịa thừng bằng ván mỏng của ngôi nhà cổ năm gian. Qua nhiều lần ngập lụt,
lau chùi và quá nhiều nhà khoa học bôi chất hiện vào rồi phải chùi sạch làm cho
chữ mờ chữ mất không thể đọc mạch lạc ngữ nghĩa của bài văn. Ngôi nhà này khi
vong gia bại sản Tổng Cóc phải bán sang làng Sơn Dương. Hiện ông Kiều Phú ở
thôn Đại Đình xã Sơn Dương làm chủ ngôi nhà này.
Nguồn phutho.gov.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét