Làng
Vũ Đại trên thực tế được lấy nguyên mẫu từ làng Đại Hoàng, thuộc xã Hòa Hậu,
huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam - quê hương của Nhà văn Nam Cao.
Mặc dù tên Vũ Đại chỉ xuất hiện khi có tác phẩm Chí Phèo nhưng ngôi nhà của Bá Kiến trong truyện ở Đại
Hoàng tồn tại đã trăm năm.
NHÀ BÁ KIẾN |
Ngôi nhà 3 gian truyền thống của người Việt Nam này
được dựng từ 16 cây cột lim, mái lợp ngói, và có nhiều hoa văn họa tiết tinh xảo.
Điều đặc biệt là nhà đã qua 7 đời chủ với hai lần "chết hụt". Lần đầu tiên là năm
1953, ngôi nhà được cứu sau trận càn quét, phóng hỏa của thực dân Pháp. Lần thứ
hai, ngôi nhà suýt bị đem xẻ lấy gỗ nếu cụ Trần Thế Lễ bấy giờ mua được, nhưng
may thay, ngôi nhà đã được một Việt kiều mua lại để định cư.
Cũng
từ cuốn truyện ngắn nổi tiếng của Nam Cao, người ta còn nhắc đến Vũ Đại với bát
cháo hành tình nghĩa và vườn chuối sau nhà. Những
vườn chuối của Làng Vũ Đại ngày xưa, bây giờ cho ra giống chuối ngự Đại Hoàng.
Khung dệt vải của bà cô Thị Nở không còn thủ công nữa, hàng loạt nhà máy dệt
công nghiệp đã được xây dựng. Còn những lò gạch xưa, giờ sản xuất theo công
nghệ Tuynel.
CHUỐI NGỰ ĐẠI HOÀNG |
Ngoài ra, Đại Hoàng còn nổi tiếng với món cá kho Nhân Hậu
không đâu sánh kịp. Niêu cá kho của làng có màu cánh gián, thịt cá rắn, chắc,
bên trong có màu trắng, dù để mười ngày không cần tủ lạnh niêu cá vẫn dậy mùi
thơm ngon. Nhờ những ưu điểm đó, đặc
sản này không chỉ được bán ở Hà Nam mà còn vươn tới Hà Nội, Hải Phòng, Thành
phố Hồ Chí Minh… thậm chí còn được xuất sang tận trời Âu. Cũng nhờ vậy mà món
ăn thấm đẫm hồn Việt này đã gợi cho những người con dù xa Tổ quốc tới nửa vòng
trái đất vẫn dằng dặc nỗi nhớ quê hương, nhớ về cội nguồn của dân tộc.
CÁ KHO ĐẠI HOÀNG |
Nguồn vtv.vn; dulich.vnexpress.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét