Dọc theo đường từ thị xã Tuyên Quang xuống cách bến Bình Ca chừng 400
m có một khu đất rộng mấy ki lô mét vuông. Trên khu đất này còn lại nhiều đoạn
thành đất hay xây gạch , có đường lên thành lát đá xanh. Gạch ở đây cỡ lớn,
thường thấy vào thời Lê.
Bằng vào dấu tích còn lại cho thấy quy mô của thành
khá lớn. Khu vực này còn tìm thấy rất nhiều đạn đá đường kính từ 2 - 3 cm. Sử
sách nói đó là thành nhà Bầu.PHẾ TÍCH THÀNH NHÀ BẦU |
Chúa Bầu là tên chỉ chung các đời dòng họ Vũ cát cứ ở Tuyên Quang
thời Trịnh - Nguyễn phân tranh gần 200 năm (từ 1527 đến 1699), có công lớn đối
với nhà Lê Trung hưng, đồng thời ra tay diệt trừ những tù trưởng gian ác, ổn
định đời sống cho dân chúng trong vùng. Các đời họ Vũ trấn giữ trên thành ở núi
Bầu nên được nhân dân xưng tụng là Chúa Bầu. Người khởi đầu sự nghiệp dòng họ
là Vũ Văn Uyên - người có công chiêu mộ dân khai phá, mở mang đất Đại Đồng. Năm
1553, trong một trận chiến chống nhà Mạc, Vũ Văn Uyên tử trận, em trai là Vũ
Văn Mật kế tục sự nghiệp của anh, chuyển căn cứ về Đại Đồng (nay thuộc xã An
Khang, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang).
Thành được xây dựng trên
khu vực đồi Bông Thượng và đồi Bông Hạ, thuận theo địa hình tự nhiên trên các
sườn đồi, địa thế hẹp và hiểm trở, tường xây bằng gạch vồ to và dày, làm từ đất
nung (loại gạch đặc trưng của thế kỷ 16). Vũ Văn Mật cho quân lính đào sông
thông qua Bình Ca đến sông Lô tạo con hào rộng bao quanh thành. Từ chân tường
thành có con đường lát đá xanh làm lối đi lên mặt thành. Trên mặt tường thành
đặt các bệ súng thần công bắn đạn đá hướng ra sông Lô, trấn giữ thủy lộ Bắc
tiến thời bấy giờ…
Năm 1565, khi họ Vũ mời
các văn sĩ đến làm thơ phú ca ngợi phong cảnh Đại Đồng, Nguyễn Hãng phóng bút
viết ngay Đại Đồng phong cảnh phú, trong đó có đoạn: “rời sinh chúa thánh/Đất
có tôi lành… Hình thế ấy khen nào kể xiết/Phong cảnh này thực đã nên danh”.
“Lối xưa xe ngựa hồn thu
thảo”
Con đường từ thị xã Tuyên
Quang đến huyện Yên Sơn chưa đầy 20 km lổn nhổn đá cuội lớn cỡ nắm tay. Vào
chân núi, leo lên thành, chỉ còn thấy các đoạn thấp được đắp bằng đất, cao hơn
có một số đoạn xây bằng gạch vồ, thỉnh thoảng bắt gặp những tảng đá lớn được kè
làm bậc cho người và ngựa lên xuống.
Trong quá trình xây dựng,
trồng trọt ở khu vực thành nhà Bầu, người dân đào được nhiều bát, đĩa cổ nhưng
thường làm vỡ, vứt đi hoặc nhặt đem về cho người sưu tầm đồ cổ. Cái nào nguyên
vẹn thì bán với giá của một thứ đồ cũ bỏ đi. Rải rác trên mặt thành còn nhiều
viên đạn được chế tác từ đá trắng. Có viên to bằng miệng bát, có viên nhỏ như
hạt táo, tròn đều, tương đối nhẵn nhụi. Có những chỗ người dân dọn đất làm
vườn, đạn đá lẫn đá cuội vun thành đống.
BẾN BÌNH CA |
Xung quanh khu vực bến Bình Ca thuộc địa phận An Khang còn những tên
xóm, tên làng có xuất xứ liên quan đến hoạt động của chúa Bầu như xóm Thúc Thủy
là nơi hội quân đường sông, xóm Trường Thi là nơi tuyển chọn nhân tài. Anh em
họ Vũ xuất thân từ nông dân đứng lên chống phong kiến. Nhưng khi đạt được thắng
lợi thì họ gia nhập hàng ngũ giai cấp thống trị. Đó là hạn chế lịch sử của thời
đại.
Nguồn tuyenquang.gov.vn (Phù Ninh); baomoi.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét