Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info.

1 thg 4, 2014

Phim của đạo diễn Lưu Trọng Ninh, Châu Huế

1.Phim của đạo diễn Lưu Trọng Ninh

Thuyền và bến

Phim  gây tiếng vang với thủ pháp nghệ thuật rất  riêng. Phim được so sánh như là một bài thơ.


Canh bạc

Một nữ sinh viên không cam chịu cảnh sống nghèo đã dấn thân vào đời sống để tự cứu mình, hy vọng thay đổi số phận.Phim canh bạc đã được dư luận đánh giá là bắt nhịp được với cuộc sống hiện đại. “Canh bạc” dự Liên hoan phim (LHP) quốc gia lần thứ 10, được giải Bạc. Diễn viên Thu Hà trong vai Mai được nhận giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. “Canh bạc” sau đó được đưa đi tham dự 4 LHP quốc tế. Lưu Trọng Ninh ghi được tên mình vào hàng những đạo diễn trẻ hiếm hoi thành công ngay ở bộ phim đầu tay.



Ngã Ba Đồng Lộc (1997)

Tại LHP quốc gia lần thứ 12, “Ngã ba Đồng Lộc” vinh dự được nhận Bông sen Vàng và tham dự nhiều LHP quốc tế. Lưu Trọng Ninh có tên trong hàng ngũ những đạo diễn tài năng. 



Bến không chồng (2000)

Năm 2000, đạo diễn Lưu Trọng Ninh chuyển thể tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng thành kịch bản phim. Đã có những tranh cãi về việc chuyển thể, nhưng không thể phủ nhận những thước phim giàu chất điện ảnh mà Lưu Trọng Ninh gửi gắm trong Bến không chồng.
Phim có nhiều cảnh quay đẹp. Những bông hoa gạo đỏ rực và những người phụ nữ ngồi lặng thinh trên bến nước như một nỗi ám ảnh.
Bến không chồng vẫn được đánh giá là bộ phim thành công nhất của đạo diễn Lưu Trọng Ninh tính đến thời điểm hiện tại. Bến không chồng cũng là bộ phim có sức ám ảnh dai dẳng nhất về số phận người lính thời hậu chiến.

Hoa cỏ may (2001)
Được chia làm hai phần nhỏ Thời niên thiếu và Những ngày bình yên, bộ phim của đạo diễn Lưu Trọng Ninh đã nhận được những hiệu ứng tích cực từ phía khán giả. 
Bộ phim kể về câu chuyện của một nhóm bạn từ khi còn là những cô bé, cậu bé cho tới khi trưởng thành, chạm ngõ tình yêu và gặp phải những vấp váp trong cuộc sống.
Hoa cỏ may đã là bàn đạp đưa rất nhiều diễn viên trẻ tới thành công, trong đó phải kể tới Hồ Ngọc Hà
 
Hoa cỏ may là bộ phim đầu tiên giúp đạo diễn Lưu Trọng Ninh cũng như ba diễn viên chính là Hồ Ngọc Hà, Vi Cầm, Hải Anh làm quen với lĩnh vực phim truyền hình. 


Dốc tình (2003)

Dốc Tình đề cập tới giới trẻ thành thị với những tâm tư, khát vọng về tình yêu và nghề nghiệp 
Bộ phim của đạo diễn Lưu Trọng Ninh đã phản ánh đối tượng giới trẻ thành phố đương đại với những khát vọng về tình yêu, nghề nghiệp... một cách trực diện,  chân thực nhưng lại cũng hết sức thơ mộng. 
Với những bối cảnh được quay tại Đà Lạt, Dốc Tình hiện vẫn được đánh giá là một trong những bộ phim truyền hình lãng mạn của Việt Nam.



Đi về phía mặt trời (2006)

Hai tập đoàn giải trí lớn Hưng Thịnh và ABC từ lâu vốn đã có sẵn những mối hiềm khích. Mối quan hệ nặng nề này đã có dịp bùng lên mạnh mẽ bởi sự khiêu khích của 1 tay hacker trẻ tuổi tên Kiên.
Ông Năm – chủ tịch tập đoàn Hưng Thịnh có con trai là Phong, tính cách hoàn toàn trái ngược với cha. Trong khi ông Năm kiêu căng, ngạo mạn bao nhiêu, thì Phong lại càng thâm trầm lạnh lùng bấy nhiêu. Còn ông Hoàng – chủ tịch tập đoàn ABC, một con người lạnh lùng đầy thủ đoạn nhưng lại rất mực yêu chiều cô con gái duy nhất là Dương.
Phong quen Dương trong 1 dịp tình cờ, nhưng chỉ xem cô là bạn, vì anh đã dành hết tình yêu cho Lan. Nhưng với 1 cô gái hiếu thắng như Dương, đó lại là 1 điều sỉ nhục. Vì những mâu thuẫn trong tình yêu, vì sự cạnh tranh khốc liệt trên thương trường giữa Hưng Thịnh và ABC, từ những người bạn thân thiết, Dương đã quay lưng đối đầu với Phong.

Cũng theo mô típ nhiều phim trước đây, có tình yêu là có sự hận thù, song Đi về phía mặt trời đã chuyển tải nội dung phim theo chiều hướng hiện đại hơn. Những nhân vật trong phim có tính cách đa chiều, không đứng hẳn vào 1 tuyến nhân vật chính diện hay phản diện. Họ chỉ là những con người trẻ khát khao được khẳng định mình. Tất nhiên, đôi khi sự ghen tuông và tị hiềm cũng khiến hướng đi của họ bị chệch choạc nhưng quan trọng là cuối cùng, bằng tình yêu thương và bản ngã hướng thiện, những nhân vật trong phim đã có đủ tự tin và sự rộng lượng, để có thể đến với nhau 1 cách chân tình.
1 điểm hấp dẫn đối với các bạn trẻ “nghiện “net”, là sự xuất hiện của những tin tặc thời hiện đại trong phim. Những tay hacker lão luyện ẩn mình dưới lớp vỏ bọc trí thức và hành động chỉ vì 1 mục đích duy nhất: “được thể hiện mình!”..



13 nữ tù nhân (2009)

Nội dung tập phim kể về cuộc đời bi thương của cô sinh viên năm cuối trường mỹ thuật. Cô gái sống cùng người mẹ đã không gần đàn ông trong khoảng 20 năm trời. Cô giành được tình cảm yêu thương chân thành từ người thầy giáo trẻ tuổi của mình…


Hoa cỏ may (2012)

Tiếp nối sự thành công của Thời niên thiếu, Những ngày bình yên ở phần 1, phần 2 sẽ có tên Giông bão. Phần 2 gồm 34 tập, có nội dung về cuộc sống khi trưởng thành của nhóm bạn với những sóng gió về tình yêu, công việc, hoài bão tuổi trẻ và con đường đi tìm chính mình.




Khát vọng Thăng Long (2012)

Khát vọng Thăng Long của đạo diễn Lưu Trọng Ninh được sản xuất nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Bộ phim xoay quanh cuộc chiến “huynh đệ tương tàn” của triều Lê và công sức dẹp yên thiên hạ, tìm đường về Thăng Long của Lý Công Uẩn. Bộ phim được đánh giá giàu chất liệu lịch sử, giàu chất liệu văn hóa truyền thống. 



Bước khẽ tới hạnh phúc (2014)

Bước khẽ tới hạnh phúc là bộ phim nhựa xoay quanh chuyện Việt kiều trở về thăm quê và đóng góp xây dựng đất nước trong giai đoạn đổi mới. Đây là đề tài hay nhưng lại ít nhà làm phim khai thác. Phim hội tụ những gương mặt quen thuộc của làng giải trí như Ngân Khánh, Quách Ngọc Ngoan, Doãn Tuấn, Minh Béo. Phim do nhóm Việt kiều Công ty VME đầu tư với kinh phí khoảng 7 tỷ đồng và Hãng phim Hồng Ngát sản xuất.



2.Phim của đạo diễn Châu Huế


Vụ án đêm cuối năm (1983)

Nghệ sĩ Duy Thanh (Nhà hát Tuổi trẻ) với vai diễn anh Cảnh sát Thiện trong bộ phim nhựa“Vụ án đêm cuối năm” của đạo diễn Châu Huế. 

Tình ngoài (1989)

Bộ phim điện ảnh với nghệ sĩ Trọng Khôi trong vai Trọng 

Đời hát rong


Bộ phim điện ảnh với vai chính là 2 diễn viên Trần Lực và Thu Hà


Những Nẻo Đường Phù Sa (1995)

Trên những mãnh đất màu mỡ ở miền Tây Nam Bộ là nơi sinh ra những con người kiên cường, bền bỉ. Hãng phim nổi tiếng TFS đã làm nên bộ phim ghi đậm dấu ấn cho thể loại phim truyền hình về đời sống của những con người cơ cực lam lũ nhưng luôn biết phấn đấu vươn lên và không bao giờ đầu hàng số phận sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc. Cuộc đời của mỗi nhân vật là tấm gương lớn cho thế hệ trẻ nôi theo. Nhắc đến bộ phim là nhắc đến những giai điệu ngọt ngào sâu lắng của bài hát cùng tên với bộ phim của cố nhạc sĩ Bảo Phúc sáng tác với những ca từ chan chứa tình người. Để chìm đắm trong những giây phút ngọt ngào, sống lại những năm tháng hào hùng, cùng với những con người anh dũng kiên cường. 



Bình minh châu thổ (1996)

Bộ phim nói về vùng quê hẻo lánh ở Đồng bằng sông Cửu Long kinh tế thì chẳng có bao nhiêu mà những căn nhà nhỏ bé còn luôn bị nước lũ cuốn đi . Xoay quanh  gia đình một người đàn ông là nhà khoa học làm việc cho chính phủ, ông lao đầu vào công việc và bỏ qua những giây phút bên gia đình để tìm ra cách chống lũ lụt cho bà con nông dân, vì thế vợ ông luôn cằn nhằn và trách móc ông chỉ biết công việc mà không quan tâm gia đình.




Con của sông Dinh (2000)

Phim dựa trên những chi tiết có thật về cuộc đời của anh hùng liệt sĩ công an nhân dân Lê Thành Duy. Nhờ vai diễn trong phim này Quyền Linh đã đạt giải "Diễn viên thể hiện vai người chiến sĩ công an xuất sắc nhất" tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 13.



Cô thư kí xinh đẹp (2000)





Chuyện Tình Bên Dòng Kinh Xáng (2002)

Ông Năm Cải và Hạ, cô con gái vừa tốt nghiệp đại học trở lại kinh Xáng sau hơn 20 năm xa cách. Hồi đó ông là trưởng ban cải tạo nông nghiệp ở đây. Ông cùng ông Mười Phải, ông Ba Thợ và bà Tư Hơn, là những người bạn chiến đấu mong đem hết công sức để xây dựng quê hương Kinh Xáng của mình. Lúc đó ông Năm đưa bà Tư Hơn đi kinh tế mới với diện cải tạo tư sản, mặc dù nhà họ cũng chỉ có một cơ sở xay xát lúa với ba chiếc máy và một tiệm hớt tóc. Ông Ba Thợ lúc đó đang yêu bà Tư Hơn và hai người chỉ còn chờ ngày thành gia thất. Rồi cũng vì mâu thuẫn với chủ tịch xã, ông Ba Thợ đã bỏ việc cơ quan về làm thợ hớt tóc ở tiệm nhà bà Tư Hơn. Ông phải phục vụ cả những người trước kia từng là lính của chế độ cũ mà ông chính là xã đội trưởng từng trừng trị họ. Rồi mặc cảm chủ thợ giữa ông và bà Tư Hơn luôn dằn vặt ông. Bà Tư Hơn đi, ông Ba Thợ không chịu đi cùng. Chuyện tình yêu giữa hai người có những dấu hiệu gãy đổ. Giữa lúc đó ông Năm Cải lại là người thiết kế việc cải tạo, chuyển tiệm hớt tóc của nhà bà Tư Hơn thành tổ hợp hớt tóc Kinh Xáng do chính ông Ba Thợ phụ trách. Ông Năm còn là người tác hợp cho ông Ba Thợ và bà Ba Bay thành đôi vợ chồng. Ông Ba Thợ lập gia đình, bà Tư Hơn cũng chấp nhận lấy chồng. Sau những sự kiện đó, ông Năm được điều lên Thành phố công tác.
Ông Năm về kinh Xáng để cố vấn cho dự án qui hoạch khu du lịch sinh thái. Đồng thời, ông đưa con gái về ghi lại những thành quả của vùng đất từng có bàn tay ông góp công cải tạo. Thế nhưng ông Năm Cải thất vọng. Gia đình ông Ba Thợ thì nghèo vẫn hoàn nghèo. Cả hai cơ sở say xát và hớt tóc mà một thời thuộc tổ hợp do họ phụ trách đã lại trở về tay bà Tư Hơn. Ông Năm sai lầm khi trao quyền quản lý các cơ sở đó cho những người không có năng lực quản lý hoặc có năng lực nhưng không thích công việc quản lý. Và, giờ đây lại là con cháu dâu rể của gia đình ông Ba Thợ đang trở thành người làm thuê cho gia đình bà Tư Hơn tại chính những cơ sở đó. Một sự thật thay đổi khiến ông Năm nhức nhối. Còn riêng Hạ đã thay đổi ý định ban đầu. Cô thấy cần phải viết một điều gì đó ngược lại với những gì cô vẫn tưởng tượng qua chuyện kể của cha cô. Hạ bất đồng với ông Năm khi chính ông với vai trò cố vấn của mình đã tác động thay đổi một số điểm cơ bản trong bản dự án quy hoạch đã được duyệt. Một lần nữa, ông Năm muốm thoát nghèo cho gia đình ông Ba Thợ và sau nữa muốn chứng minh cho ý chí cải tạo của chính ông đối với bà Tư Hơn. Việc thay đổi dự án đã tạo cơ hội cho gia đình ông Ba Thợ giàu lên bất thường. Họ đã xây biệt thự và ăn xài phung phí. Hạ phản ứng với ông Năm về những việc làm trên và nhân việc Ðồng, con trai bà Tư Hơn tỏ ra mến Hạ, ông Năm đã bắt Hạ trở về thành phố. Kinh Xáng giờ đây đã có phố xá do người tứ xứ về đầu tư để đón trước lợi nhuận của một khu du lịch tương lai. Mọi dịch vụ ăn chơi tốt xấu đã theo về. Trong khi đó, thay đổi qui hoạch bất ngờ đã gây cho gia đình bà Tư Hơn và một số gia đình ở kinh Xáng rơi vào cảnh khốn đốn, có nguy cơ bị phá sản vì đã tin và đầu tư theo dự án quy hoạch cũ do chính ủy ban xã kinh Xáng công bố trước dân. Ðồng thời đám cò đất, trong đó có con của ông Ba Thợ lợi dụng tung tin, nâng giá đất kiếm lời. Bà Tư Hơn không chịu lùi bước. Sau khi bàn bạc và được sự ủng hộ của chủ tịch xã Mười Phải, bà bí mật cùng một số gia đình ở kinh Xáng thế chấp nhà cửa, vay vốn ngân hàng mua hết số đất còn lại với ý định đầu tư thành những vườn cây để giữ lại cảnh quan và môi trường sinh thái vốn đặc trưng của vùng kinh Xáng. Sự việc vỡ lở, đám cò đất tính phá đám. Rồi cả ông Năm tính can thiệp nhưng tất cả đều đã muộn. Bà Tư Hơn thắng vì những suy nghĩ đúng của mình. Ông Năm phải thừa nhận mình sai, bởi trước mắt ông là cảnh xáo trộn ở chính gia đình ông Ba Thợ, một gia đình mà ông Năm muốn họ phải trở thành giàu có qua những gì ông dành cho họ thì nay trở thành một gia đình tha hóa cờ bạc, buôn lậu. Còn bản thân ông Ba Thợ thì lại khao khát trở về với đời hớt tóc dạo của mình. Thêm vào đó Ðồng, con trai bà Tư Hơn đã bị bọn chuyên bắt trộm chim ở vườn chim đánh trọng thương chỉ vì anh ngăn cản không cho chúng bẫy chim cung cấp cho mấy nhà hàng đặc sản của chính kinh Xáng. Và Hạ là người đã viết bài tố cáo những việc làm phá hoại môi trường sinh thái của bọn chúng lên báo. Sự thật đã chống lại ý muốn ngỡ như tốt đẹp của ông Năm buộc ông phải cay đắng thừa nhận những điều như vậy trước bà Tư Hơn, ông Mười Phải, ông Ba Thợ, những người bạn, người đồng chí đã từng ca chung bài Lý Ngựa ô với ông thuở nào. 




Chúa tàu Kim Qui (2002)

Sau khi Lê Thủ Nghĩa đánh Trần Tấn Thân vì hắn hiếp em gái mình nên anh bị chính tên ác độc ấy vu oan theo đạo Thiên chúa (thời Minh Mạng, Chúa Nguyễn cấm dân theo tôn giáo này). Lê Thủ Nghĩa lãnh án tù chung thân. Một hôm, trong nhà giam, bất ngờ Thủ Nghĩa gặp Mạc Tiễn khi anh này đào đường hầm trốn trại, nhưng lại trở lên đúng phòng giam Thủ Nghĩa. Hai người kết nghĩa anh em. Trước khi Mạc Tiễn qua đời, anh giao cho Thủ Nghĩa bản đồ chỉ nơi cha anh từng chôn giấu vàng bạc, châu báu nơi đảo xa.
Thủ Nghĩa tiếp tục đào đường hầm và cuối cùng vượt ngục. Sau vài năm làm ăn và gặp quí nhân ủng hộ, anh ra được hòn Kim Qui. Lấy được của báu, anh sắm tàu sang Trung Hoa thăm mộ thân phụ Mạc Tiễn. Khi trở thành “Chúa Tàu”, anh tập họp người hiền, dùng tiền cứu nhân độ thế. Anh báo thù người đã hại mình và trả ơn những người anh từng mang ơn.



Hướng nghiệp p1 (2004), p2 (2006)

P1 : Phim đi sâu vào số phận các nhân vật vừa rời ghế nhà trường với nhiều lo toan, bồng bột trước tình yêu, tình bạn, sự nghiệp - nói một cách khác: Hướng nghiệp I tập trung thể hiện ước mơ, sai lầm, có cả thất bại và thành đạt của một lớp trí thức trẻ.


P2: câu chuyện của những trí thức trẻ lại trở nên khốc liệt hơn, lãng mạn hơn, ngang trái và sâu sắc hơn khi Hướng nghiệp dành một tỉ lệ đáng kể cho số phận những người trót trượt chân ở giai đoạn mới bước vào đời (ở phần I) như Trọng, Kiều Vi, Sơn, Thịnh bò… Ở phần II, tác giả vừa để họ phải nhận diện hố sâu mà họ đang đứng trong cuộc đời, đồng thời tác giả cũng hết lòng yêu họ qua các cuộc tình thật khốc liệt, đau đớn và có khả năng tạo xúc động lớn



Sóng gió cuộc đời (2007)

Bộ phim truyện Việt Nam dài 44 tập và được xản xuất năm 2007. Lan là một cô bé trong gia đình có hai chị em,cô bị mẹ ruột của mình ghét bỏ,vì bà rất mê tín,bà tin mạng của cô bé khắc với gia đình. Ngược lại,chị gái của Lan là Thanh được mẹ hết lòng nâng niu chiều chuộng, bà tin là cô con gái lớn sẽ đem lại may mắn  cho gia đình. Lan lớn lên trong cảnh thiếu tình thương cha mẹ,dù vậy cô vẫn nết na,đoan trang,thùy mỵ, Lan có người yêu là một kiến trúc sư trẻ đẹp tên là Trung.Thanh thì lớn lên trong hạnh phúc, nhưng vì sự chiều chuộng đã biến cô thành một người ích kỷ,hỗn xược,nhưng cô có một bề ngoài xinh đẹp,cô đã làm cho Duy yêu thuong  và muốn cưới Thanh làm vợ. Một người đàn ông tên Lộc có bề ngoài chải chuốc,bảnh bao đã dụ dỗ bà Mỹ cho ông ta mượn một số tiền để mở công ty,nhưng đó là vỏ bọc của đường dây mối giới các cô gái trẻ  để xuất cảnh sang Đài Loan làm vợ người khác. Phim Sóng Gió Cuộc Đời nói lên số phận của những con người bị đồng tiền cám dỗ,những cô gái trẻ vì ham giàu sang để rồi phải vỡ mộng nơi xứ người.




  KTX  (2007)



Nội dung phim kể về cuộc sống sôi động, đa sắc màu của một nhóm bạn trẻ từ mọi miền đất nước về học tập, làm việc tại TP.HCM với thông điệp chính: "Những con người trẻ tuổi với cái nhìn trong trẻo và hồn nhiên khi bước chân vào ngưỡng cửa cuộc đời sẽ vấp phải không ít khó khăn và thử thách. Sẽ có người gục ngã nhưng cũng có người vươn lên bằng ý chí và nghị lực"...


Dòng sông định mệnh (2008)

Chuyện phim Dòng sông định mệnh xoay quanh mối oán thù nhiều năm của hai gia đình giàu có nhất nhì vùng sông nước miền Tây. Hai người con của họ là Hai Trịnh và Ba Ánh có hôn ước. Nhưng sau khi lên Sài Gòn học, Hai Trịnh đã phụ bạc Ba Ánh và cưới Tư Lan- một cô gái ở Sài Gòn. Thất vọng, Ba Ánh tự tử, cha của Hai Trịnh là ông Chín Trực tức giận không nhận dâu con, kể từ đó Hai Trịnh bỏ lên sống hẳn trên thành phố.
Hai mươi năm sau, Ly-con gái của Hai Trịnh-một lần giận cha mẹ đã tìm về quê nội chơi. Cuộc sống nơi thôn quê đã cuốn hút cô gái trẻ, và trong một lần tập điều khiển ghe máy đuôi tôm, Ly bị té xuống sông. Cô được Út Tường-cháu gọi Ba Ánh bằng cô ruột cứu sống. Có một cuộc đời riêng đầy sóng gió, Út Tường là con trai thứ của bà Bảy Hà-một người phụ nữ giàu có ở thôn quê. Goá chồng, Bảy Hà đã thuê bạn của chồng là Sáu Tiến làm quản lý, nhưng ông ta đã lợi dụng sự thiếu thốn tình cảm và sự yếu đuối của bà để thâu tóm mọi quyền quản lý. Thuở nhỏ, Tường từng bị mẹ và Sáu Tiến vu cho bị “ma nhập” nên nửa điên nửa dại. Sau đó anh phải lưu lạc lên Sài Gòn kiếm sống. Hơn 10 năm sau, Tường trở về quê với uyết tâm làm giàu bằng một trung tâm nuôi cá giống qui mô lớn.
Vụ té sông đã trở thành cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Tường và Ly. Khi khám phá ra những oan trái giữa hai gia đình thì cũng là lúc hai người phải lòng nhau. Tình yêu của Ly và Tường đã gặp phải sự phản đối của cả hai nên gia đình vì những mâu thuẫn quyền lợi và quan niệm cổ hủ khắt khe truyền thống. Họ phải làm gì để vượt qua mọi định kiến và bảo vệ tình yêu của mình?
Bộ phim Dòng sông định mệnh gửi đến người xem thông điệp: Lối sống ghen ghét, đố kị, nhỏ nhen có nguồn gốc từ đời sống tiểu nông chật hẹp đã làm cho bao gia đình tan nát. Bởi vậy, mọi người hãy sống khoan dung và độ lượng để vượt qua số phận trớ trêu và hướng tới cuộc sống hòa đồng vì tình yêu thương cao đẹp.



Kẻ Di Trú (2009)

Kẻ Di Trú là một bộ phim truyền hình dành cho lứa tuổi teen do đài truyền hình Việt Nam sản xuất. Nội dung phim xoay quanh một chàng trai nghèo lên thành phố học tên là Sơn.  Lúc mới vào học Sơn thường hay bị bạn bè coi thường và chê cười nhà quê này nọ. Về sau Sơn dần khẳng định mình và dần dần tập thể lớp đều kính nể và yêu thích Sơn.




Ám ảnh xanh (2010)

Những nhân vật trong phim là biểu tượng của một thế hệ từng xả thân cho độc lập tự do trong những năm tháng chiến đấu giành độc lập, tự do và họ vẫn còn đứng mũi chịu sào trong công cuộc bảo vệ an ninh đất nước, nhằm tạo dựng một xã hội thật sự công bằng, dân chủ, văn minh. Cuộc chiến chống tham nhũng của họ khó khăn ngàn lần, khi kẻ phạm tội lại chính là người đồng ngũ trong quá khứ…


Hoàng tử xấu trai (2010)

Đôi khi các bạn trẻ cá biệt đi chệch hướng, mang nhiều suy nghĩ lệch lạc về nhân sinh quan trong cuộc sống nhưng may mắn, dù ở bất cứ trường hợp nào, đang sa đà, sa ngã hay sắp bị lôi kéo vào những mục đích xấu, nhóm bạn trẻ cá biệt ấy luôn có được sự dìu dắt từ những người thân, trong gia đình, nhà trường, mà đơn cử là Hoàng – một học sinh tỉnh lẻ vừa chuyển trường, có một quá khứ đầy tội lỗi. Hoàng muốn thay đổi, muốn làm lại từ đầu, chính vì điều đó Hoàng đã giúp đỡ những bạn học của mình từ một nhóm học sinh cá biệt đã biết suy gẫm, nhìn lại những hành động nông nổi và quyết định thay đổi để trở thành con ngoan, trò giỏi trong mắt mọi người chung quanh, cũng như có được những ước mơ chính đáng làm nền tảng tiến thân, cống hiến cho xã hội sau này.



Vẫn hoài ước mơ (2012)


Dưới mái ngôi trường thuộc một tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long, bốn học sinh Ý Nhi, Khánh Hoàng, Minh Mẫn, Loan Phượng là những bạn bè rất thân thiết. Tuy mỗi người có hoàn cảnh khác nhưng tất cả đều có chung ước mơ là trở thành giáo viên.
Ý Nhi (Thiên Kim) - con cô Tiểu Yến, là lớp phó học tập, luôn tích cực lo cho lớp. Khánh Hoàng (Hoàng Phương) tuy là con thầy hiệu trưởng nhưng không hống hách, kiêu căng mà học rất giỏi nên luôn được các bạn kính nể. Minh Mẫn (Khắc Tuận) là lớp trưởng mẫu mực rất hòa đồng với các bạn còn Loan Phượng (Nguyễn Hương) thì hay điệu đà nhưng rất hài hước, vui nhộn. Không hẹn mà gặp, cả bốn cô cậu lớp 12 này đều chọn sư phạm lại nghề tương lai.
Dù bà Nguyệt Thu (Kim Tính) - người đã thấm thía cái nghèo, cái cực mà nghề giáo đã quyết liệt khuyên can con trai chọn ngành kinh tế thay vì sư phạm nhưng Khánh Hoàng vẫn quyết tâm nộp đơn thi.
Nhờ có năng lực tốt nên cả bốn đều đậu đại học Sư phạm. Tuy nhiên, vì nhà nghèo nên Minh Mẫn, Ý Nhi, Loan Phượng phải ở ký túc xá. Ngoài giờ học, họ còn phải đi làm thêm để kiếm tiền trang trải học phí đỡ đần ba mẹ.
Còn Khánh Hoàng, do gia đình khá giả nên ngoài việc học, anh chỉ biết yêu đương, ăn chơi, quậy phá. Khánh Hoàng yêu Kiều Oanh hoa khôi trường nghệ thuật sân khấu điện ảnh và thường xuyên bỏ học đi chơi với Kiều Oanh. Điều này khiến Ý Nhi rất đau lòng vì cô đã yêu thầm Khánh Hoàng từ thời cấp ba.
Sau khi bị Kiều Oanh bỏ rơi để theo một người con trai khác, Khánh Hoàng đã tỉnh ngộ và quyết liệt xin về công tác chung với các bạn tại một trường cấp ba nghèo vùng sâu vùng xa - mặc dù bà Nguyệt Thu chạy cho Khánh Hoàng ở lại thành phố học cao học. Vậy là bốn bạn trẻ đã cùng hội cùng thuyền trên con đường dạy dỗ các em thơ.
Khánh Hoàng dần dần cũng nhận ra chính Ý Nhi mới là người anh yêu thật sự. Thế nhưng, khi tình yêu giữa hai nhà giáo trẻ chớm nở thì người thầy Khánh Hoàng đã ra đi mãi mãi trong lúc cứu các em học sinh trên chuyến đò ngang bị lạc dòng nước.   
Mất người yêu, Ý Nhi đau khổ tột cùng. Càng yêu Khánh Hoàng, cô càng lao vào công tác, chăm lo cho học sinh của anh như học sinh của lớp mình. 
Ba người bạn thân đã thay cho Khánh Hoàng làm tròn thiên chức nghề giáo như ước nguyện một đời của anh. 




Khi yêu đừng hỏi tại sao (2013)

Bộ phim đề cao tinh hoa ẩm thực dân tộc mà ông cha đã dày công nghiên cứu, chế biến... đồng thời lên án sự xuống cấp về đạo đức kinh doanh của một số nhà hàng vì lợi nhuận, bất chấp mọi thủ đoạn khiến người tiêu dùng phải dùng những thực phẩm kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn. Khi yêu đừng hỏi tại sao cũng vạch trần những âm mưu thủ đoạn vì quyền lợi họ sẵn sàng triệt hạ đối phương.




Đảo ngọt (2014)


Đây là bộ phim được quay hoàn toàn trên Đảo Phú Quốc và trong Doanh Trại Bộ Tư Lệnh Vùng 5 Hải Quân.
Bộ phim nói về đề tài biển đảo: Biển đảo là nơi đầu sóng, ngọn gió. Ở đó, những chiến sĩ hải quân ngày đêm xả thân sẵn sàng hy sinh vì nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, biển đảo và luôn hướng về đất liền, người thân với tất cả những tình cảm dạt dào.
Được đón những người từ đất liền không ngại hiểm nguy, say sóng, vất vả vượt muôn trùng bão tố để tới với những lính đảo sẵn lòng hiếu khách - thật sự là những tình cảm trong sáng không dễ gì quên với những người gìn giữ đảo xa.
Bộ phim khai thác những khía cạnh tâm lý, những cảm xúc chân thành, song cũng đi vào những góc khuất lắng sâu của tâm hồn. Chính chất người đầy nhân văn sẽ làm con người ta gần nhau – cần nhau và cùng nhau hy sinh vì những điều cao cả.


Nguồn vietbao.vn; dantri.com.vn; thanhnien.com.vn; baophapluat.vn; qdnd.vn; freely.vn; giaitri.vnexpress.net; ngoisao.net; thegioivanhoa.com.vn; Phimsomot.com; phimsao.com; xemphimso.com; xemphimfullhd.com; yan.vn; baomoi.com;
 v-art.vn; mbaodatviet.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Blog liên quan : Blog zing | Blogspot | Blog tiếng anh | Facebook
Copyright © 2011 - 2014. Thuy trinh's blog - All Rights Reserved