Truyện Nasreddin
Nax-ret-đin
là người thông thái đầu triều. Một lần mắt chẳng may hơi hiếng.Nhà
vua lại thích đem dị tật ấy ra làm trò cười. Có lần nhà vua cợt nhả hỏi :
- Nax-ret-đin này , nhìn ta , chắc ngươi thấy dung mạo ra vẹo vọ lắm nhỉ ?
- Đâu
có , tâu hoàng thượng ! Phải cái lúc nào thần cũng thấy bệ ha......hai
chân thành bốn- Nax-ret-đin này , nhìn ta , chắc ngươi thấy dung mạo ra vẹo vọ lắm nhỉ ?
Nasreddin đếm lừa như
thế nào ?
Một buổi
sáng nọ cụ Nasreddin rời nhà mang theo sáu con lừa ra chợ. đi được một lúc, cụ
mệt và cụ bèn leo lên một con lừa. Cụ đếm số lừa còn lại, và chỉ thấy có năm
con thôi vì thế cụ leo xuống và đi tìm con thứ sáu. Cụ nhìn tới nhìn lui nhưng
không tìm ra nó, do đó cụ đi lại đàn lừa và đếm chúng lần nữa. Lúc này có sáu
con vì thế cụ lại leo lên lưng một con lừa và tất cả khởi hành.
Vài phút sau, cụ đếm lại số lừa và một lần nữa chỉ có năm con! Trong lúc cụ đang đếm lại, một người bạn cụ đi ngang qua, và cụ đã nói với ông ta "Tôi rời nhà cùng với sáu con lừa, sau đó tôi có năm con; rồi tôi lại có sáu con và bây giờ chỉ có năm con. Nhìn xem, một, hai, ba, bốn, năm".
"Nhưng này cụ Nasreddin", người bạn cụ nói " cụ cũng đang ngồi trên lưng
Vài phút sau, cụ đếm lại số lừa và một lần nữa chỉ có năm con! Trong lúc cụ đang đếm lại, một người bạn cụ đi ngang qua, và cụ đã nói với ông ta "Tôi rời nhà cùng với sáu con lừa, sau đó tôi có năm con; rồi tôi lại có sáu con và bây giờ chỉ có năm con. Nhìn xem, một, hai, ba, bốn, năm".
"Nhưng này cụ Nasreddin", người bạn cụ nói " cụ cũng đang ngồi trên lưng
một con
lừa đấy! đó là con thứ sáu ! Và cụ là con thứ bảy!"
Nasreddin dỗ con ngủ
Một bận ,
bà Nax - ret - đin bảo chồng :
- Ông ơi , không biết thằng bé nhà mình nó làm sao mà tôi dỗ cách gì nó cũng chẳng chịu nín. Hay ông thử viết một câu thần chú đọc cho nó nghe , may ra nó sẽ chợp mắt trong chốc lát được chăng.
Nax - ret - đin vịn tay lên giá , lấy xuống một quyển kinh.
- Bà mang quyển này vào trong buồng đi , - Nax - ret - đin bảo vợ.
- Để làm gì mới được hả ông? - Vợ hỏi.
- Hồi còn trong chủng viện , hễ tôi đọc nó lên là bọn học trò tôi đứa nào cũng ngủ thiếp đi và ngáy vang như sấm. Đối với trẻ lớn mà còn công hiệu như thế , nữa là con nít như lũ nhóc nhà ta.
- Ông ơi , không biết thằng bé nhà mình nó làm sao mà tôi dỗ cách gì nó cũng chẳng chịu nín. Hay ông thử viết một câu thần chú đọc cho nó nghe , may ra nó sẽ chợp mắt trong chốc lát được chăng.
Nax - ret - đin vịn tay lên giá , lấy xuống một quyển kinh.
- Bà mang quyển này vào trong buồng đi , - Nax - ret - đin bảo vợ.
- Để làm gì mới được hả ông? - Vợ hỏi.
- Hồi còn trong chủng viện , hễ tôi đọc nó lên là bọn học trò tôi đứa nào cũng ngủ thiếp đi và ngáy vang như sấm. Đối với trẻ lớn mà còn công hiệu như thế , nữa là con nít như lũ nhóc nhà ta.
Thế gian rộng bằng chừng nào ?
Một hôm ,
Nax - ret - đin ngồi trò chuyện với hàng xóm trước cổng nhà. Một người hỏi :
- Bác Nax - ret - đin này , từng trải ở đây , không ai hơn bác. Bác lại học rộng tài cao nữa. Bác thử nói xem , thế gian rộng bằng chừng nào?
Vừa lúc đó , một đám tang diễu qua. Nax - ret - đin chỉ người nằm trên cáng đáp :
- Chỉ có người kia mới đủ tư cách trả lời các bác , vì anh ta vừa đi trọn quãng đời trần thế. Các bác thử hỏi anh ấy xem !
- Bác Nax - ret - đin này , từng trải ở đây , không ai hơn bác. Bác lại học rộng tài cao nữa. Bác thử nói xem , thế gian rộng bằng chừng nào?
Vừa lúc đó , một đám tang diễu qua. Nax - ret - đin chỉ người nằm trên cáng đáp :
- Chỉ có người kia mới đủ tư cách trả lời các bác , vì anh ta vừa đi trọn quãng đời trần thế. Các bác thử hỏi anh ấy xem !
Phải chờ lâu đấy
- Bác Nax
- ret - đin này , đến lúc nào thì con người ta mới ngừng sinh sôi nảy nở và
ngừng trút hơi thở cuối cùng?
- Bao giờ cả thiên đường và địa ngục chấm hết.
- Bao giờ cả thiên đường và địa ngục chấm hết.
Mày làm gì thế ?
Khi
Nasreddin còn bé, nó không bao giờ làm những điều được bảo làm, vì thế cha nó
luôn luôn bảo nó làm điều trái ngược với điều ông muốn nó làm.
Một hôm, hai cha con chở những bao bột trên lưng lừa về nhà, họ phải vượt qua một con sông cạn. Đến giữa dòng, một trong những chiếc bao trên lưng lừa của Nasreddin bắt đầu bị tuột, nên ông nói: "Chiếc bao này gần rớt xuống nước rồi. Con hãy đè mạnh xuống".
Dĩ nhiên là cha nó mong nó làm điều ngược lại nhưng lần này Nasreddin làm đúng điều cha nó bảo làm. Nó đè mạnh cái bao, và bao chìm xuống dước nước. Dĩ nhiên bột mất sạch.
Cha nó giận dữ la lớn:
Một hôm, hai cha con chở những bao bột trên lưng lừa về nhà, họ phải vượt qua một con sông cạn. Đến giữa dòng, một trong những chiếc bao trên lưng lừa của Nasreddin bắt đầu bị tuột, nên ông nói: "Chiếc bao này gần rớt xuống nước rồi. Con hãy đè mạnh xuống".
Dĩ nhiên là cha nó mong nó làm điều ngược lại nhưng lần này Nasreddin làm đúng điều cha nó bảo làm. Nó đè mạnh cái bao, và bao chìm xuống dước nước. Dĩ nhiên bột mất sạch.
Cha nó giận dữ la lớn:
" Mày
làm cái gì thế hở, Nasreddin?"
Nasreddin
đáp:
"Này,
cha ạ. Lần này con nghĩ là con nên làm đúng cái điều cha bảo con, để cho cha
biết lệnh của cha luôn luôn ngu xuẩn biết là chừng nào.
Anh đang làm gì thế?
Nasreddin
đặt hai cái giỏ nho lớn lên lưng con lừa và đến chợ. Giữa trưa trời rất nóng,
vì thế mà hắn dừng lại dưới bóng một gốc cây lớn. Có nhiều người đàn ông khác ở
đó, và tất cả họ cũng đều có lừa và giỏ nho. Một lát sau, Nasreddin dậy và bỏ nho
từ giỏ một người đàn ông khác vào giỏ của hắn.
Bất thình lình một người thức giấc và thấy hắn.
Bất thình lình một người thức giấc và thấy hắn.
"Anh
đang làm gì thế?" anh ta nói với vẻ giận dữ.
"Ô",
Nasreddin đáp lại. "đừng quan tâm đến tôi. Tôi là người nửa điên nửa dại
nên làm chuyện kỳ cục."
"Ồ, thật không?" người kia trả lời."Vậy tại sao anh không thỉnh thoảng bỏ nho từ giỏ anh qua giỏ của người khác?"
"Anh không hiểu tôi rồi." Nasreddin nói. "Tôi nói tôi nửa điên dại chứ có phải điên dại hoàn toàn đâu!".
"Ồ, thật không?" người kia trả lời."Vậy tại sao anh không thỉnh thoảng bỏ nho từ giỏ anh qua giỏ của người khác?"
"Anh không hiểu tôi rồi." Nasreddin nói. "Tôi nói tôi nửa điên dại chứ có phải điên dại hoàn toàn đâu!".
Hai nửa của sự sống
Trong số hàng ngàn nghề
mà Nasreddin đã làm , anh
nhiều khi phải chèo đò qua sông để kiếm sống .
Một hôm , khi anh đang
đợi khách bên bờ sông , có một vị giáo sư muốn qua đò sang bờ bên kia dáng ra
vẻ rất vội vã . Vừa bước lên đò , ông ta bực mình cao đạo nói:
.- Này nói cho tôi biết ,
anh làm cái nghề mà chỉ cần khua mái chèo là đủ , ta cho rằng anh chẳng biết gì
về văn phạm ?
-Không , Nasreddin trả
lời gọn lỏn, nên ông giáo sư bắt đầu bực mình thật sự .
- Eh ! Anh nên biết là người ta bảo rằng kẻ nào
không biết văn phạm thì đã mất một nửa đời người rồi đó
Khi con đò bơi qua giữa
sông , một con sóng to nổi lên đột ngột . Mặc dù Nasreddin đã cố chèo lái , con
đò bắt đầu bị chìm . Anh ta quay ông giáo sư , lúc này mặt trắng bệch như một
tờ giấy :
-Ông có biết bơi không ?
- Không ! Người đàn ông run rẩy trả lời
-Eh! Hãy để tôi nói cho ông biết rằng
thế thì khốn rồi đó , bởi vì chúng ta đang bị chìm xuồng và nếu vậy thì sẽ mất
cả cuộc đời !
Sự sinh sản của cái nồi
Nasreddin ,
không có của nả gì bao giờ , hay có thói quen mượn đồ của nhà hàng xóm.
Một hôm anh
sang trả lại cho anh hàng xóm cái nồi , anh này rất ngạc nhiên khi nhìn thấy
trong cái nồi mình cho mượn lại có hai cái nồi con nữa .
-Nhưng tôi không hiểu nổi , chắc anh nhầm , tôi
chỉ cho anh mượn có một cái nồi .
- Cái nồi của anh đã đẻ hai cái nồi con đấy , vậy
chúng là của anh .
Bàng hoàng ,
anh hàng xóm về kể lại chuyện với vợ
Vài hôm sau ,
Nasreddin lại cần mượn cái nồi to của nhà hàng xóm . Anh này vội cho mượn ngay Người ta đâu có ngờ …. Sự kỳ diệu có
thể xảy ra thì sao ?
Ngày hôm sau ,
muốn đòi lại đồ , anh hàng xóm gõ cửa nhà Nasreddin :
Nasreddin làm
bộ mặt buồn thiu nói :
- Tôi rất đau buồn , tôi không thể trả lại nồi cho
anh được ,
- Và vì sao ,
tôi hỏi anh ?
- Bởi vì nó đã chết …
- Nồi của tôi đã chết ? Anh nóí rỡn sao chứ bộ ?
- Hoàn toàn không .Một cái nồi có thể đẻ tất nhiên cũng có thể chết lắm chứ !
Những câu đối đáp thông minh của Nasreddin
Một ngày nọ có vài nhà thông thái, những người đang đi khắp
đất nước cố tìm ra lời giải cho một số câu hỏi lớn vào thời của họ, đến chỗ của
Nasreddin và yêu cầu gặp người thông thái nhất nơi đây. Nasreddin bị mang ra và
1 đám đông lớn tập trung lại để lắng nghe.
Nhà thông thái thứ nhất bắt đầu hỏi: "Chính xác thì đâu là trung tâm của thế giới?"
Nasreddin trả lời: "Nó ở dưới gót chân phải của tôi."
"Làm sao ông chứng minh được?" nhà thông thái thứ nhất hỏi.
Nasreddin đáp: "Nếu ông không tin tôi, đo đi rồi ông sẽ thấy."
Nhà thông thái đầu tiên chẳng còn gì để trả lời câu đó nên đến lượt nhà thông thái thứ hai hỏi.
"Có bao nhiêu ngôi sao trên bầu trời?"
Nasreddin đáp: Có nhiều như lông trên mình con lừa của tôi.
Nhà thông thái thứ hai lại nói: "Bằng chứng là gì?"
"Nếu ông không tin tôi thì đếm lông trên người con lừa của tôi đi rồi ông sẽ thấy" Nasreddin trả lời.
"Thật là chuyện ngớ ngẩn" những người khác nói. "Làm thế nào 1 người có thể đếm được lông của lừa cơ chứ?"
"Vậy làm thế nào 1 người có thể đếm được sao trên trời? Nếu chuyện kia là ngớ ngẩn thì chuyện này cũng thế thôi" Nasreddin đáp.
Nhà thông thái thứ hai đành im lặng.
Nhà thông thái thứ ba đang trở nên bực mình với Nasreddin và những câu trả lời của ông, nên ông ta nói: "Ông dường như biết rất nhiều về con lừa của mình, thế ông có thể nói cho tôi biết có bao nhiêu cái lông ở đuôi của nó không?"
"Có chứ. Chính xác là số lông ở đuôi nó nhiều bằng số sợi râu của ông."
Những người khác bảo: "Làm sao ông chứng minh được?"
Nasreddin trả lời: "Rất dễ dàng. Ông này có thế giựt đứt từng sợi lông trên đuôi con lừa của tôi cho mỗi sợi râu mà tôi giựt của ông ta. Nếu lông ở đuôi con lừa của tôi mà không hết đúng lúc tôi giựt hết râu ông ta thì tôi thừa nhận là tôi sai."
Dĩ nhiên là nhà thông thái kia không hề sẵn sàng làm điều ấy, cho nên đám đông đã tuyên bố Nasreddin là người thắng cuộc trong trận tranh cãi hôm đó.
Nhà thông thái thứ nhất bắt đầu hỏi: "Chính xác thì đâu là trung tâm của thế giới?"
Nasreddin trả lời: "Nó ở dưới gót chân phải của tôi."
"Làm sao ông chứng minh được?" nhà thông thái thứ nhất hỏi.
Nasreddin đáp: "Nếu ông không tin tôi, đo đi rồi ông sẽ thấy."
Nhà thông thái đầu tiên chẳng còn gì để trả lời câu đó nên đến lượt nhà thông thái thứ hai hỏi.
"Có bao nhiêu ngôi sao trên bầu trời?"
Nasreddin đáp: Có nhiều như lông trên mình con lừa của tôi.
Nhà thông thái thứ hai lại nói: "Bằng chứng là gì?"
"Nếu ông không tin tôi thì đếm lông trên người con lừa của tôi đi rồi ông sẽ thấy" Nasreddin trả lời.
"Thật là chuyện ngớ ngẩn" những người khác nói. "Làm thế nào 1 người có thể đếm được lông của lừa cơ chứ?"
"Vậy làm thế nào 1 người có thể đếm được sao trên trời? Nếu chuyện kia là ngớ ngẩn thì chuyện này cũng thế thôi" Nasreddin đáp.
Nhà thông thái thứ hai đành im lặng.
Nhà thông thái thứ ba đang trở nên bực mình với Nasreddin và những câu trả lời của ông, nên ông ta nói: "Ông dường như biết rất nhiều về con lừa của mình, thế ông có thể nói cho tôi biết có bao nhiêu cái lông ở đuôi của nó không?"
"Có chứ. Chính xác là số lông ở đuôi nó nhiều bằng số sợi râu của ông."
Những người khác bảo: "Làm sao ông chứng minh được?"
Nasreddin trả lời: "Rất dễ dàng. Ông này có thế giựt đứt từng sợi lông trên đuôi con lừa của tôi cho mỗi sợi râu mà tôi giựt của ông ta. Nếu lông ở đuôi con lừa của tôi mà không hết đúng lúc tôi giựt hết râu ông ta thì tôi thừa nhận là tôi sai."
Dĩ nhiên là nhà thông thái kia không hề sẵn sàng làm điều ấy, cho nên đám đông đã tuyên bố Nasreddin là người thắng cuộc trong trận tranh cãi hôm đó.
Nasreddin hóng chuyện
Đêm khuya,
đang ngủ ngon Nasreddin chợt thức dậy vì tiếng ồn ào như đang có một vụ đánh
nhau ghê gớm trước nhà mình. Vốn rất khoái xem những vụ đánh nhau ngoài đường
nên Nasreddin vội vàng mở cửa sổ coi chuyện gì xảy ra.
Có hai cậu trai trẻ đang đánh nhau rất hăng hái, nhưng khi thấy Naseddin ngó ra, chúng bèn chạy qua bên kia đường và tiếp tục đánh nhau. Nasreddin không muốn bỏ qua chuyện gì, bèn chạy xuống mở cửa trước. Ngoài trời đêm rất lạnh nên ông ta lấy chiếc mền choàng lên người rồi chạy tới góc đường bên kia. Hai cậu trai trẻ vẫn đang la hét và đánh nhau. Nasreddin tò mò lại gần hơn để xem cho rõ và tìm hiểu xem vì sao chúng đánh nhau. Thấy vậy, hai cậu trai lập tức dừng tay, quay sang tấn công Nasreddin. Chúng lấy mất tấm mền ấm của ông ta và chạy biến đi.
Dĩ nhiên Nasreddin không thể đuổi theo chúng nên đành buồn rầu trở về nhà. “Ồ, vì sao tụi nó đánh nhau vậy?”- Vợ Nasreddin hỏi. Ông ta đáp: “Chắc là vì tấm mền của tôi, vì khi lấy được mền là chúng hết đánh nhau ngay!”
***
Một ngày mùa đông, Nasreddin đang ngồi bên cửa sổ thì nghe có tiếng phụ nữ khóc ở bên ngoài. Ông ta thò đầu ra ngó và thấy một đám đông đang tiến về phía nhà mình. Những người đàn ông khênh một chiếc quan tài và tiếng người phụ nữ khóc lóc kể lể: “Ôi, anh ơi là anh ơi..! Sao anh lại nỡ rời bỏ mẹ con em để đến một nơi không có ánh sáng, không có lửa và không có thức ăn? Ở đó sẽ tối tăm, khốn khổ lắm, và anh sẽ bị lạnh, bị đói. Ở đó sẽ chẳng có ai chăm sóc anh, chẳng ai đối xử tử tế với anh và chẳng ai yêu thương anh!…”
“Ôi Chúa ơi! – Nasreddin hốt hoảng bảo vợ - Họ đang nói về nhà mình đó! Họ đang mang người chết đến đây! Đóng cửa vào mau lên, đừng để cho anh ta vào!...”.
Có hai cậu trai trẻ đang đánh nhau rất hăng hái, nhưng khi thấy Naseddin ngó ra, chúng bèn chạy qua bên kia đường và tiếp tục đánh nhau. Nasreddin không muốn bỏ qua chuyện gì, bèn chạy xuống mở cửa trước. Ngoài trời đêm rất lạnh nên ông ta lấy chiếc mền choàng lên người rồi chạy tới góc đường bên kia. Hai cậu trai trẻ vẫn đang la hét và đánh nhau. Nasreddin tò mò lại gần hơn để xem cho rõ và tìm hiểu xem vì sao chúng đánh nhau. Thấy vậy, hai cậu trai lập tức dừng tay, quay sang tấn công Nasreddin. Chúng lấy mất tấm mền ấm của ông ta và chạy biến đi.
Dĩ nhiên Nasreddin không thể đuổi theo chúng nên đành buồn rầu trở về nhà. “Ồ, vì sao tụi nó đánh nhau vậy?”- Vợ Nasreddin hỏi. Ông ta đáp: “Chắc là vì tấm mền của tôi, vì khi lấy được mền là chúng hết đánh nhau ngay!”
***
Một ngày mùa đông, Nasreddin đang ngồi bên cửa sổ thì nghe có tiếng phụ nữ khóc ở bên ngoài. Ông ta thò đầu ra ngó và thấy một đám đông đang tiến về phía nhà mình. Những người đàn ông khênh một chiếc quan tài và tiếng người phụ nữ khóc lóc kể lể: “Ôi, anh ơi là anh ơi..! Sao anh lại nỡ rời bỏ mẹ con em để đến một nơi không có ánh sáng, không có lửa và không có thức ăn? Ở đó sẽ tối tăm, khốn khổ lắm, và anh sẽ bị lạnh, bị đói. Ở đó sẽ chẳng có ai chăm sóc anh, chẳng ai đối xử tử tế với anh và chẳng ai yêu thương anh!…”
“Ôi Chúa ơi! – Nasreddin hốt hoảng bảo vợ - Họ đang nói về nhà mình đó! Họ đang mang người chết đến đây! Đóng cửa vào mau lên, đừng để cho anh ta vào!...”.
Tôi đang bán cái thang của tôi
Gần nhà Naresddin có khu vườn lớn và trong vườn có rất
nhiều cây ăn trái. Một hôm Nasreddin nhìn thấy những trái táo ngon lành trên
cây. Ông về nhà lấy cái thang, dựng vào bờ tường cao của khu vườn và leo lên. Rồi
ông kéo thang lên, để nó xuống bờ tường bên kia và leo xuống khu vườn. Ngay lúc
đó người chủ khu vườn đi quanh góc vườn và nhìn thấy ông.
"Ông đang làm gì ở đây?" chủ vườn la lên.
Nasreddin suy nghĩ rất nhanh và nói:"Tôi đang bán cái thang"
"Bán thang à?" Trong khu vườn của người khác sao? Ông cho là tôi tin vào câu chuyện ngớ ngẩn đó à?" Chủ vườn nói và cầm gậy tiến về phía Nasreddin.
"Nó là cái thang của tôi," Nasreddin nói, "Tôi thích bán chỗ nào thì kệ tôi. Ông không mua thì thôi." Và ông cầm lấy thang và leo trở lại lên tường.
"Ông đang làm gì ở đây?" chủ vườn la lên.
Nasreddin suy nghĩ rất nhanh và nói:"Tôi đang bán cái thang"
"Bán thang à?" Trong khu vườn của người khác sao? Ông cho là tôi tin vào câu chuyện ngớ ngẩn đó à?" Chủ vườn nói và cầm gậy tiến về phía Nasreddin.
"Nó là cái thang của tôi," Nasreddin nói, "Tôi thích bán chỗ nào thì kệ tôi. Ông không mua thì thôi." Và ông cầm lấy thang và leo trở lại lên tường.
Nasreddin ngồi
uống cà phê với mấy người bạn. Họ đang bàn về sự khác biệt giữa ý thức về giá
trị của người này với người khác. Ít phút sau một người bạn bảo: “Này
Nasreddin, anh là người khôn ngoan nhưng sao anh chưa nói gì? Theo anh thì cái
gì là giá trị nhất trên đời?”.
Nasreddin trả lời ngay không do dự: “Tôi cho lời khuyên là có giá trị nhất”. Các bạn anh ta nghĩ ngợi một chút, rồi một người lại hỏi: “Vậy cái gì là vô giá trị nhất trên đời?”.
Nasreddin liền đáp ngay: “Tôi cho lời khuyên là thứ vô giá trị nhất!”.
“Thực quá đáng!” – Một người bạn kêu lên: “Anh đùa giỡn với chúng tôi chắc? Anh vừa nói lời khuyên là thứ giá trị nhất, sao bây giờ lại bảo nó là vô giá trị nhất?!”.
“Đúng vậy” – Nasreddin từ tốn trả lời: “Nếu các anh suy nghĩ kỹ một chút về điều này, sẽ thấy tôi không đùa mà nói rất chí lý. Khi anh khuyên ai đó, và họ nghe theo thì lời khuyên đó có giá trị nhất trên đời. Nhưng khi anh giúp ai đó lời khuyên mà anh ta chẳng thèm đón nhận nó thì nó là thứ vô giá trị nhất, chẳng phải vậy sao?”.
***
Nasreddin phải thuyết giảng cho mọi người vào mỗi thứ sáu, nhưng ông ta chẳng thích công việc này chút nào nên luôn tìm cách tránh né. Một ngày thứ sáu, ông ta nghĩ ra một sáng kiến. Khi đến nơi, ông ta hỏi: “Các anh có biết hôm nay tôi sẽ nói với các anh về cái gì không?”.
“Không” – Mọi người ngạc nhiên trả lời và Nasreddin nói: “Ồ, nếu các anh không biết chút gì về cái điều quan trọng như vậy thì tôi thực phí thời gian để nói với các anh về nó!”. Nói rồi ông ta đi về.
Thứ sáu tuần sau, Nasreddin lại hỏi: “Các anh có biết hôm nay tôi sẽ nói với các anh về cái gì không?”. Lần này, nhớ lại bài học tuần trước nên mọi người đều trả lời: “Có, chúng tôi biết rồi!”. Nasreddin nói với họ: “Tốt, vậy sẽ uổng phí thời gian để nói với người ta những điều mà họ đã biết rồi!”. Và ông ta lại đi về.
Thứ sáu tới, Nasreddin lại hỏi như cũ nhưng lần này thì một số người nói “Biết rồi” và một số nói “Chưa biết”. Nasreddin bèn nói: “Ồ, nếu một số anh đã biết rồi thì hãy nói cho những người chưa biết”. Và một lần nữa ông ta lại ra về mà không nói thêm lời nào!
Nasreddin trả lời ngay không do dự: “Tôi cho lời khuyên là có giá trị nhất”. Các bạn anh ta nghĩ ngợi một chút, rồi một người lại hỏi: “Vậy cái gì là vô giá trị nhất trên đời?”.
Nasreddin liền đáp ngay: “Tôi cho lời khuyên là thứ vô giá trị nhất!”.
“Thực quá đáng!” – Một người bạn kêu lên: “Anh đùa giỡn với chúng tôi chắc? Anh vừa nói lời khuyên là thứ giá trị nhất, sao bây giờ lại bảo nó là vô giá trị nhất?!”.
“Đúng vậy” – Nasreddin từ tốn trả lời: “Nếu các anh suy nghĩ kỹ một chút về điều này, sẽ thấy tôi không đùa mà nói rất chí lý. Khi anh khuyên ai đó, và họ nghe theo thì lời khuyên đó có giá trị nhất trên đời. Nhưng khi anh giúp ai đó lời khuyên mà anh ta chẳng thèm đón nhận nó thì nó là thứ vô giá trị nhất, chẳng phải vậy sao?”.
***
Nasreddin phải thuyết giảng cho mọi người vào mỗi thứ sáu, nhưng ông ta chẳng thích công việc này chút nào nên luôn tìm cách tránh né. Một ngày thứ sáu, ông ta nghĩ ra một sáng kiến. Khi đến nơi, ông ta hỏi: “Các anh có biết hôm nay tôi sẽ nói với các anh về cái gì không?”.
“Không” – Mọi người ngạc nhiên trả lời và Nasreddin nói: “Ồ, nếu các anh không biết chút gì về cái điều quan trọng như vậy thì tôi thực phí thời gian để nói với các anh về nó!”. Nói rồi ông ta đi về.
Thứ sáu tuần sau, Nasreddin lại hỏi: “Các anh có biết hôm nay tôi sẽ nói với các anh về cái gì không?”. Lần này, nhớ lại bài học tuần trước nên mọi người đều trả lời: “Có, chúng tôi biết rồi!”. Nasreddin nói với họ: “Tốt, vậy sẽ uổng phí thời gian để nói với người ta những điều mà họ đã biết rồi!”. Và ông ta lại đi về.
Thứ sáu tới, Nasreddin lại hỏi như cũ nhưng lần này thì một số người nói “Biết rồi” và một số nói “Chưa biết”. Nasreddin bèn nói: “Ồ, nếu một số anh đã biết rồi thì hãy nói cho những người chưa biết”. Và một lần nữa ông ta lại ra về mà không nói thêm lời nào!
Nguồn chutluulai.net; forumveno.vn; savina.com.vn; forum.petalia.org; nhabaovuthanh.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét