Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info.

4 thg 4, 2014

Các mĩ nhân Trung Hoa thời xưa (6)


1.Mĩ nhân Hoa Ngữ đầu thế kỉ XX

Nghiêm San San 

Tại "Trang Tử thử lòng vợ" (Trang Tử thí thê) diễn vai tì nữ, trở thành nữ diễn viên điện ảnh đầu tiên của điện ảnh Trung Quốc. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử điện ảnh một nữ diễn viên thủ một vai nữ. (trước đó những vai diễn nữ đều do các diễn viên nam thể hiện)


Trương Chức Vân 


Được Thượng Hải tân thế giới giải trí bình chọn là Nữ hoàng điện ảnh - Ảnh hậu đầu tiên của Trung Quốc (điện ảnh tinh hậu)




Vương Hán Luân 

Nhờ vai diễn chính trong Chuyện trẻ mồ côi cứu tổ "Cô nhi cứu tổ ký" mà được khán giả biết đến




Ân Minh Châu 

Là nữ diễn viên được yêu thích nhất thời kỳ Dân quốc.



Nguyễn Linh Ngọc

Sự xuất hiện của Nguyễn Linh Ngọc mở ra một phong cách diễn xuất cách tân hướng đến sự chân thật của cuộc sống hiện thực, thoát khỏi những khuôn thức cũ trước đó. Trong cuộc đời rất ngắn ngủi, Linh Ngọc đã sáng tạo nên hình tượng mới về người phụ nữ Trung Hoa trong xã hội cũ. Nghệ thuật diễn xuất của cô thể hiện sự chân thành, chất phác, tự nhiên, phong cách thanh tân đặc biệt, kĩ xảo nhàn thục, thủ pháp có một không hai. Tất cả những điều này đã giúp Nguyễn Linh Ngọc đạt đến chuẩn mực tối cao trong nghệ thuật biểu diễn điện ảnh thời đại bấy giờ. 
Sinh ra ở Thượng Hải trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động. Cha cô qua đời khi Linh Ngọc còn nhỏ nên cô sớm phải bươn chải để phụ giúp gia đình trở thành a hoàn cho một gia đình giàu có. Năm 1927, sau khi gia nhập hãng Minh Tinh, cô chủ diễn bộ phim điện ảnh đầu tiên Giả Danh Vợ chồng (Quải danh phu thê), thể hiện khả năng diễn xuất tiềm tàng. Năm 1928, Linh Ngọc ký hợp đồng với công ty Bách Hợp Đại Trung Hoa, nơi cô đóng 6 bộ phim.

Đột phá lớn đầu tiên của cô là trong Cố Đô Xuân Mộng, bộ phim quan trọng đầu tiên đưa cô trở thành ngôi sao sáng của hãng Liên Hoa mới được thành lập vào năm 1930. Năm 1933, cô được bình chọn đứng thứ hai trong một cuộc thăm dò danh vị Nữ hoàng điện ảnh của Trung Quốc do tờ Minh Tinh nhật báo tổ chức ( người đứng đầu là Hồ Điệp).
Thời gian đầu Nguyễn hay làm việc với đạo diễn Bốc Vạn Thương. Cùng với Ba Người Phụ Nữ Hiện Đại năm 1932 cũng đánh dấu bước cộng tác thường xuyên của cô với nhóm đạo diễn cánh tả tài năng cùng sự ra đời hai tác phẩm kinh điển gắn liền tên tuổi cô. Trong Đồ Chơi Nhỏ (Tiểu Ngoạn Ý, 1933), bộ phim do Tôn Du đạo diễn, Linh Ngọc thủ diễn một nhà sản xuất đồ chơi đầy nhẫn nhục. Bộ phim tiếp theo, Thần Nữ (The Goddess, 1934, đạo diễn Ngô Vĩnh Cương) thường được ca ngợi như đỉnh cao của phim câm Trung Quốc. Hình tượng người phụ nữ bị chà đạp trong Thần Nữ đã được thể hiện một cách xuất sắc. Bộ phim sau này được đưa đi công chiếu nhiều lần ở nước ngoài, trở thành tác phẩm điện ảnh nghệ thuật bất hủ. Cùng năm, cô thủ diễn vai người phụ nữ Thượng Hải buộc phải chết bởi một xã hội vô cảm trong bộ phim áp chót của mình, Phụ Nữ Mới do Thái Sở Sinh đạo diễn.
Bộ phim cuối cùng, Quốc Phong, được phát hành ngay sau cái chết của cô. 
Khi ở tuổi 16, Linh Ngọc quen biết với Trương Đạt Dân, người mà mẹ cô đang giúp việc cho gia đình anh. Trương sau đó bị đuổi ra khỏi gia tộc giàu có của mình do cung cách tiêu xài hoang phí và trở thành một con bạc mãn tính, anh ta sống bằng tiền chu cấp của Linh Ngọc. Không thể chịu đựng thói cờ bạc của Trương, Linh Ngọc chia tay Trương vào năm 1933 và bắt đầu chung sống như vợ chồng với một thương gia. Năm 1935, Trương đệ đơn yêu cầu cô bồi thường, các tờ báo lá cải đã tận dụng cơ hội này khoét sâu vào đời sống riêng tư của Linh Ngọc khiến cô chịu áp lực rất lớn.

Trong bộ phim Phụ Nữ Mới, đạo diễn Thái Sở Sinh đã khắc hoạ một cách gay gắt về những phóng viên báo lá cải, Thái đã buộc phải cắt đi phần lớn cảnh quay trong phim. Tuy vậy điều này đã không giúp Linh Ngọc thoát khỏi sự đeo bám của giới truyền thông.Đối mặt với dư luận và những vấn đề căng thẳng cá nhân, Linh Ngọc đã tự kết liễu đời mình bằng thuốc an thần quá liều vào ngày 08 tháng ba nămg 1935 khi chỉ mới 24 tuổi. Cái chết của cô gây chấn động xã hội bấy giờ, đoàn ngưòi đưa tiễn nữ thần của Thượng Hải kéo dài gần 5 cây số. Đại văn hào Lỗ Tấn sau đó đã thể hiện sự thất kinh về những chi tiết xung quanh cái chết của cô với bài báo có tựa Tin đồn là điều đáng sợ, lên án kịch liệt báo chí. 
Gần đây các nhà nghiên cứu cho rằng mối quan hệ đang trên đà xấu đi với ông chủ Đường có thể đã góp phần vào cái chết của Linh Ngọc. Đường bị cáo buộc đã lạm dụng thể chất của cô trong đêm quyên sinh đó. 
Năm 1992, đạo diễn Hồng Kông Quan Cẩm Bằng đã làm một bộ phim về cuộc đời cô với tựa cùng tên, (Centre Stage), Trương Mạn Ngọc trong vai Nguyễn Linh Ngọc đã thắng giải Gấu Bạc cho Nữ diễn viên xuất sắc nhất tại LHP Berlin, đây cũng là bộ phim đưa tên tuổi Mạn Ngọc ra thế giới.
Năm 2005, Ngô Thanh Liên thủ vai Linh Ngọc trong series phim truyền hình đại lục về cuộc đời Linh Ngọc. Cùng năm đó một phim tiểu sử, Nguyễn Linh Ngọc, nữ thần của Thượng Hải được thực hiện bởi Richard J. Meyer do Trường đại học Báo chí Hồng Kông phát hành.




Châu Tuyền

Châu Tuyền sinh ra ở Giang Tô nhưng bị tách biệt với cha mẹ đẻ từ khi còn nhỏ. Cô đã dành gần như toàn bộ cuộc đời mình để tìm kiếm cha mẹ ruột nhưng điều này đã không bao giờ được sáng tỏ cho đến sau cái chết của cô. 
Theo nghiên cứu gia phả sau này, một người thân nghiện ngập đã mang cô đến thành phố khác và bán Châu Tuyền cho gia đình họ Vương khi chỉ mới ba tuổi. Cô được đặt tên mới là Vương Tiểu Hồng. Sau đó Châu lại được chuyển làm con nuôi một gia đình họ Châu, vì vậy mà cô có tên Châu Tiểu Hồng. Năm 13 tuổi cô mang nghệ danh Châu Tuyền, chữ Tuyền ý chỉ một loại ngọc đẹp.

Năm 1932, cô bắt đầu hoạt động như một thành viên của ca vũ đoàn Minh Nguyệt Thượng Hải, chủ diễn vở ca vũ Chuyến Tàu Đặc Biệt bộc lộ tài năng tiềm tàng. Khi tham gia cuộc thi hát do Liên hiệp các đài phát thanh Thượng Hải tổ chức năm 1934, cô được khán giả tán thưỏng nhiệt liệt và dành tặng cho biệt danh “Kim Tảng Tử” (cổ họng vàng, ý chỉ chất giọng vàng). Châu nhanh chóng trở thành một trong Thập đại ca tinh bấy giờ. Ngay sau đó Châu vụt sáng trở thành minh tinh màn bạc qua bộ phim nổi tiếng Mã Lộ Thiên Sứ (Street Angel, 1937) khi đạo diễn Viên Mục Chi cần tuyển nữ diễn viên chính là một cô gái biết ca hát. Trong sự nghiệp điện ảnh sau này Châu Tuyền tham gia tổng cộng 43 bộ phim nhưng Mã Lộ Thiên Sứ vẫn luôn là bộ phim được yêu thích nhất. Hai ca khúc chủ đề trong phim: Khúc Ca Bốn Mùa và Thiên Nhai Ca Nữ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng công chúng và phổ biến suốt một thời gian dài.
Sau đó cô tham gia vở kịch Bảo vệ cầu Lô Kiều, cùng đoàn kịch nghệ Thượng Hải sang Philippines tuyên truyền kháng Nhật cứu nước. Năm 1938, Châu Tuyền gia nhập công ty Điện ảnh Quốc Hoa, chủ diễn gần 20 bộ phim điện ảnh cổ trang như Nàng Mạnh Khương, Lý Tam Nương, Đổng Tiểu Uyển, Tây Sương Ký…
Ở thập niên 40, cô đứng đầu trong danh sách bảy ngôi sao ca nhạc lớn của Trung Quốc. Khá nhiều ca khúc trứ danh ra đời từ những bộ phim của Châu Tuyền. Sự chân thành ấm áp cùng giọng ca ngọt ngào, dịu dàng đã tỏa ra sức quyến rũ làm lay động hàng triệu trái tim khán giả ở thời đại cô sống. Châu Tuyền có lẽ là người nổi tiếng nhất khi đồng thời có một sự nghiệp điện ảnh đồ sộ song hành đến năm 1953. 
Trong khoảng thời gian 1946 - 1950 cô thường xuyên đến Hồng Kông thực hiện một số bộ phim như Hoa Ngoại Lưu Oanh, Thanh Cung Bí Sử và Khúc Ca Cầu Vồng. Sau khi giới thiệu Đêm Thượng Hải (1949), Châu trở về Thượng Hải. Vài năm sau đó người ta thấy cô thường ra vào những y viện tâm thần. Áp lực qua những năm tháng tìm kiếm vô vọng người thân, đời sống hôn nhân không hạnh phúc đã đưa Châu Tuyền lâm vào khủng khoảng cùng những lần tự tử không thành.
Năm 1957, cô qua đời tại Thượng Hải trong một viện cứu tế tâm thần ở tuổi 39 khi lúc đang diễn ra phong trào chống cánh hữu. Một nguyên nhân được kết luận có thể gây tử vong là chứng viêm não sau những suy nhược thần kinh.
Châu Tuyền để lại hai người con trai, Châu Văn và Châu Vi, được sinh ra bởi những người cha khác nhau. Theo cuốn tiểu sử của Châu Văn, cậu con trai sau, thì Châu Vi là con của Đường Lệ, trong khi cha của Châu Văn không rõ là ai. Hiện nay, Châu Văn sống ở Toronto Canada và có tham gia hoạt động âm nhạc, ông được biết đến như một nghệ sỹ thổi sáo. Ông có hai người con gái đều là nhạc sỹ, cô lớn Châu Tiểu Tuyền là một nghệ sỹ dương cầm cổ điển hiện sinh sống ở Bắc Kinh.
Đã có hai cuốn sách về tiểu sử Châu Tuyền được viết bởi các thành viên còn sống trong gia đình. Cuốn “Châu Tuyền – mẹ của tôi” được viết bởi Châu Vi và vợ ông, trong khi cuốn còn lại do Châu Văn chấp bút với tựa Nhật ký Châu Tuyền. Sau khi những cuốn sách này được xuất bản, Châu Vi cáo buộc Châu Văn thay đổi nhật ký của Châu Tuyền và sao chép nhiều nội dung mang tính đánh lừa người đọc, bóp méo hình ảnh Châu Tuyền. Bác bỏ trên cũng tiết lộ Châu Văn đã căm ghét Châu Vi từ nhỏ. Châu Văn vốn được gửi cho làm con nuôi sau khi sinh. Theo hàng thừa kế, Châu Vi lại được thừa kế hợp pháp tài sản để lại trên Châu Văn.

Năm 1989, đài truyền hình TVB Hồng Kông có làm một bộ phim về cuộc đời Châu Tuyền (Thiên Nhai Ca Nữ - Song Bird) với Trần Tùng Linh trong vai Châu Tuyền còn Lê Minh thủ diễn người tình của cô. Trong bộ phim này những bài hát kinh điển của Châu Tuyền được viết lại bằng tiếng Quảng Đông do Trần Tùng Linh trình bày. Một bộ phim khác dựa trên cuốn tiểu sử do Châu Vi viết với Trương Bá Chi vai Châu Tuyền. Phiên bản này bị Châu Vi cáo buộc như một sự miêu tả sai lầm về mẹ mình và đã gây tổn hại đến danh tiếng của Châu gia. 
Tháng 4, năm 2003 cố minh tinh Châu Tuyền được vinh danh trên Đại lộ Ngôi sao Hồng Kông.





Hồ Điệp

Hồ Điệp là con gái lớn trong hai người con của Chánh Thanh tra Đường sắt quốc gia. Mặc dù gia đình cô là người Quảng Đông, nhưng Hồ Điệp được sinh ra ở Thượng Hải, nơi cha cô làm việc vào thời điểm đó. Vì công việc mang tính lưu động của ông nên gia đình cô thường lưu chuyển đến sinh sống ở nhiều thành phố khác nhau. Điều này đã giúp cô thành thạo một số ngôn ngữ địa phương và hỗ trợ rất nhiều cho Hồ Điệp trong sự nghiệp diễn xuất sau này, khi phim có lời thoại bắt đầu xuất hiện.
Năm 1924, Hồ Điệp trở về Thượng Hải và ghi tên theo học lớp diễn viên đầu tiên của trường điện ảnh Thượng Hải. Cô là một trong những nữ diễn viên hiếm hoi được đào tạo bài bản thời bấy giờ. Sau khi tốt nghiệp, cô xuất hiện trong bộ phim câm “Thành công trên chiến trường” và đảm nhiệm hơn 20 vai chính trước khi gia nhập hãng phim lớn nhất bấy giờ là Minh Tinh.

Sự nghiệp diễn xuất của Hồ Điệp kéo dài bốn thập kỷ, từ thời kỳ khai hoa ban đầu của điện ảnh Trung Quốc giữa những năm 20 đến những năm 60. Tuy nhiên giai đoạn rực rỡ nhất trong sự nghiệp của cô là thập niên 30. Năm 1931, cô đóng vai một ca sỹ tài năng bị chồng ngược đãi song không hề phản kháng trong bộ phim có lời thoại đầu tiên – “Ca nữ hồng mẫu đơn”. Hồ Điệp đã khắc hoạ thành công hình mẫu nhân vật phổ biến của những bộ phim nói về người phụ nữ. Trong “Cuồng lưu”, tác phẩm đầu tiên của trào lưu điện ảnh cánh tả, cô diễn vai một phụ nữ mang vẻ đẹp đằm thắm truyền thống, giàu tinh thần đấu tranh và có thế giới nội tâm phong phú. Hồ Điệp đã nhận về rất nhiều lời khen ngợi. Tuy vậy, đỉnh cao nghệ thuật diễn xuất của cô là vai trò kép trong bộ phim sản xuất năm 1933, “Hoa tỉ muội”, Hồ Điệp khắc hoạ xuất sắc hai chị em bị chia cắt từ thời thơ ấu và lớn lên trong những môi trường khác nhau, phát triển tính cách hoàn toàn khác biệt. Bộ phim phá vỡ kỷ lục phòng vé và giành được nhiều lời ca ngợi khi công chiếu tại Nhật Bản, Đông Nam Á, châu Âu.
Năm 1925, Hồ Điệp là một thành viên của phái đoàn Trung Quốc đến dự LHP Matxcova. Cô có chuyến thăm các cộng đồng phim ở Đức, Pháp, Anh, Ý trước khi trở về Thượng Hải. Chuyến đi là một thành công to lớn cho ngành công nghiệp phim ảnh Trung Quốc, thu hút sự quan tâm rất cần thiết từ các cộng đồng phim nước ngoài. Tuy nhiên một điều xảy ra trong chuyến viếng thăm này đã ám ảnh Hồ Điệp trong suốt phần đời còn lại. Trong buổi tiếp tân tại Đại sứ quán Trung Quốc, một nhân viên đã hỏi Hồ Điệp về cái chết của Nguyễn Linh Ngọc và người ta cho rằng khi nghe đến điều này cô tỏ ra khá thích thú. Câu chuyện phát triển đến mức đã loan truyền thông tin giữa hai nữ diễn viên thường xảy ra bất hoà. Trên thực tế không có điều gì chứng mình cho điều này. Hôm đó tại quầy lễ tân, Hồ Điệp đang trò chuyện vui vẻ cùng một số quan khách, có người đã tiếp cận và nói với cô về Nguyễn Linh Ngọc, Hồ Điệp cho rằng đó chỉ là một câu chuyện đùa được dàn dựng rồi mỉm cười lịch sự. Khi phát hiện ra sự thật, cô đã thực sự bị rơi vào tình trạng đầy rối loạn. Cũng không có điều gì để khẳng định hai người là những đối thủ cạnh tranh trên phim trường. Nguyễn Linh Ngọc rời khỏi hãng Minh Tinh đến Liên Hoa chỉ đơn giản vì cô bị đạo diễn chủ chốt của Minh Tinh đánh giá thấp tài năng của mình.
Mùa hè năm 1937, Nhật Bản tấn công Thượng Hải, Hồ Điệp theo dòng người đi lánh nạn tại Trùng Khánh. Tờ Thời báo New York khi đó cho đăng tải thông tin cô mất tích và bị đồn là đã chết. Sau chiến tranh, Hồ Điệp bất ngờ xuất hiện tại Hồng Kông trên cương vị nhà sản xuất hãng phim tư nhân do chính mình làm chủ. Mãi đến thập niên 60, người ta mới chứng kiến sự quay trở lại ảnh đàn trên cương vị diễn viên của Hồ Điệp. Cô thường đảm nhiệm nhân vật người mẹ gặp rắc rối với những đứa con đang trưởng thành. Trong nhiều bộ phim như vậy, ngôi sao Tiêu Phương Phương thường thủ vai con gái của Hồ Điệp.
Có một thời kỳ đen tối trong cuộc sống của Hồ Điệp đã trở thành câu chuyện đầu đề ở Trung Quốc. Khi cô cùng gia đình chuyển đến Trùng Khánh, nữ ngôi sao đã lọt vào mắt xanh của Đới Lạp, người đứng đầu cảnh sát mật quốc gia và cũng là con người đáng sợ nhất Trung Quốc khi đó. Ông yêu cầu Hồ Điệp làm tình nhân của mình, cô đã không có lựa chọn nào khác nếu không muốn làm tổn thương đến gia đình. Mối quan hệ bắt buộc kéo dài đến sau chiến tranh, khi Đới Lạp bị giết chết trong một vụ tai nạn máy bay được nghi ngờ là âm mưu ám sát chính trị. Dù với nguyên nhân nào, điều đó đã giúp Hồ Điệp được giải thoát khỏi người đàn ông đáng sợ này. 
Năm 1967, Hồ Điệp kết thúc sự nghiệp điện ảnh vang danh của mình và nghỉ hưu tại Canada bên con cháu. Cô mất vì nguyên nhân tự nhiên vào năm 1989 tại Vancouver.




Từ Lai

Từ Lai (1909-1973) là diễn viên Trung Quốc đầu tiên chụp ảnh tắm, để lộ khoảng cơ thể trần. Không đóng nhiều phim, thời gian theo đuổi nghề diễn cũng chỉ có 3 năm nhưng với dung nhan mặn mà, Từ Lai trở thành đại minh tinh nổi tiếng Trung Quốc những năm 30 thế kỷ trước. Đi đến đâu, Từ Lai cũng nhận được sự ngưỡng mộ của người xung quanh.
Thời kỳ Đại Cách mạng Văn hóa (1966-1976), bà bị khép tội “tạo phản” phải ngồi tù. “Vẻ đẹp hoàn mỹ” từ giã cuộc sống khi còn trong song sắt.

Lê Lợi Lợi (1915 -2005)

Cô bắt đầu với vai trò thành viên trong một nhóm ca hát và khiêu vũ, và tính cách dễ mến của cô đã được một số đạo diễn chú ý và không lâu sau cô được nhận những lời mời diễn xuất. 
Lê Lợi Lợi sinh ra ở Bắc Kinh và có tên thật là Tiền Trăn Trăn. Sau này cô chuyển tới Thượng Hải và trở thành một trong những ngôi sao điện ảnh có tiếng nhất ở Thượng Hải. Tính cách mạnh mẽ nhưng lại duyên dáng của cô đã rất được lòng khán giả. 

Cô đã đóng hơn 20 bộ phim trong cả sự nghiệp của mình, gồm có những bộ phim đã rất được yêu thích như "The Little Toys" (1933), "The Highway" (1934) và "The Lost Pearl" (1937)






Lý Ân Kỳ

Nghệ sĩ Lý Ân Kỳ, bà sinh năm 1917 tại Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông. Bà bắt đầu nghiệp diễn từ những năm 30 của thế kỷ XX. Tên tuổi của Lý Ân Kỳ gắn liền với những thế hệ diễn viên lão làng và được khán giả Trung Quốc vô cùng ái mộ thời bấy giờ như Bạch Dương, Thư Tú Văn, Trương Thụy Phương...
Bà ghi dấu ấn ở thể loại kịch nói và điện ảnh, có thể kể đến vai diễn Lâm Nãi Nhàn của bà trong bộ phim Lính gác dưới ánh đền nê-ông, hay vai diễn vợ Cửu trong Mở màn Đông tiến, vai Lê Sơn lão mẫu trong phim Tây Du Ký (1986).. đều là những vai diễn kinh điển, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người hâm mộ. Lý Ân Kỳ qua đời ngày 24/2/2013, hưởng thọ 96 tuổi.



Trương Ái Linh (1920-1995)


Bà là nữ nhà văn xuất sắc vào bậc nhất của văn học hiện đại Trung Quốc. Sinh ra tại Thượng Hải, tuổi trẻ trôi qua trong thời kỳ xã hội đầy biến động, các tác phẩm tiêu biểu của Trương Ái Linh như: Sắc, giới; Chuyện tình giai nhân; Bán sinh duyên được đánh giá cao bởi tài kể chuyện và ngôn từ lột tả vô cùng tinh tế, chuẩn xác, khác hẳn với tác phẩm của các nhà văn đi theo xu hướng chính trị cùng thời. Bà qua đời tại Los Angeles, sau 35 năm định cư tại Mỹ, không một lần quay về Đại lục.


Trần Vân Thường (1921)

Trần Vân Thường sở hữu nhan sắc lộng lẫy, mặn mà. Sinh ra trong gia đình nghèo khó nhưng bằng tài năng, sự sắc sảo của mình, Trần Vân Thường giành được vị trí đáng nể trong làng điện ảnh. Vân Thường là một trong những biểu tượng tượng trang của Hong Kong, Thượng Hải những năm 1940.

Thượng Quan Vân Châu

Thượng Quan Vân Châu tên thật là Vi Á Quân, người gốc Giang Tô. Năm 1937, thế cuộc loạn lạc gia đình cô chuyển đến Thượng Hải sinh sống, Thượng Quan theo học diễn xuất. Năm 1941, cô bắt đầu kiếm sống bằng nghề diễn. Ban đầu cô tham gia các vở kịch nói như Lôi Vũ, rồi chuyển sang điện ảnh thủ vai chính trong các phim Thiên đường xuân mộng, Nhất giang xuân thuỷ hướng đông lưu, Vạn gia đăng hoả, Lệ nhân hành…
Năm 1952 với Quạ và chim sẻ, cô nhận giải thưởng trong cuộc thi Bình chọn tác phẩm điện ảnh ưu tú lần thứ nhất, được các lãnh tụ Mao Trạch Đông và Chu ân Lai thân mật tiếp kiến. Thượng Quan là người có khả năng khắc hoạ rõ nét nhiều loại nhân vật với vẻ ngoài và tính cách hoàn toàn khác biệt. Mặc dù ngoại hình nhỏ nhắn nhưng cô lại rất giỏi che dấu điểm bất lợi của mình, thể hiện tình cảm trong diễn xuất thích hợp mà thoả đáng, nắm bắt tinh tế hồn khí nhân vật đến tài tình. Trong nhiều bộ phim, khi bị đánh giá là tướng mạo, khí chất không hợp với hình tượng “công nông binh”, cô đã nỗ lực chuyển hình, cải biến cách diễn và chứng mình được cái thần rất riêng của mình. Tác phẩm tiêu biểu của cô có thể kể đến Nhất giang xuân thuỷ hướng đông lưu với vai một bà phu nhân quý tộc đóng cùng ngôi sao Bạch Dương, hay Tình vu trung, hình vu ngoại có sức bộc lộ nội tâm rất lớn.

Thượng Quan kiên nghị mà mềm dẻo, phóng khoáng mà linh hoạt. Trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật, cô từng bị hãm hại nhưng không chịu khuất phục với tinh thần phản kháng mạnh mẽ. 
Thời gian về sau, cô tích cực tham gia phong trào “tứ thanh” công tác đội, thâm nhập vào đời sống công xưởng, hoạt động nông nghiệp, vì mệt mỏi lao lực mà dẫn đến thổ huyết. Năm 1966, Cách mạng Văn hoá bùng nổ, Thượng Quan lúc này thân thể đang hư nhược bị đem ra đấu tố, bức hại là phần tử phản phái, có nhiều phát ngôn công kích lãnh tụ….Tháng 9 năm 1968, những kẻ đứng đầu bè lũ bốn tên là Giang Thanh và Lâm Bưu còn trực tiếp lập ra Tổ chuyên án đặc biệt Thượng Quan Vân Châu rồi tiến hành cho người thẩm tra cô nhưng không thu được kết quả. Ngày 23/11/1968, khi thể chất và tinh thần cực độ suy sụp, Thượng Quan đã nhảy lầu tự vẫn kết liễu cuộc đời mình.





Vương Đan Phụng

Vương Đan Phụng, tên thật là Vương Ngọc Phượng, sinh ngày 23 tháng 8 năm 1924 tại Thượng Hải, bà được bầu là một trong “Hai mươi hai đại minh tinh”, là một nghệ sĩ ưu tú của Trung Quốc ngày ấy.
Có lẽ Vương Đạn Phụng là một người phụ nữ may mắn trong giới nghệ sĩ, bà sinh ra trong một gia đình hòa thuận, tình yêu cũng đến với bà thuận lợi và hạnh phúc.
Năm 1942, bà bắt đầu tham gia vào những bộ phim lớn như “ba đóa hoa”, “Dân Phụng Triều Dương”, “Giáo sư vạn thọ”… bà là nữ diễn viên duy nhất được tham gia cải biên những tác phẩm nổi tiếng lúc đó, cũng là nữ diễn viên duy nhất là đại diện của Trung Quốc nhận được lời mời tham gia lễ tựu chức của tổng thống Mỹ…1951 bà kết hôn với Liễu Hòa Thanh là một nhà quay phim nổi tiếng.

Sự nghiệp thành công, hôn nhân hạnh phúc , Vương Đan Phụng đã trở thành niềm mơ ước của tất cả phụ nữ lúc bấy giờ.




Bạch Dương

Danh tiếng của Bạch Dương nổi lên vào năm 1936 với vai chính trong bộ phim “Thập tự nhai đầu”. Trong bộ phim nhựa này, cô đóng cùng với Triệu Đan. Cô đảm nhận vai huấn luận viện nghệ thuật họ Dương. Cô đã diễn tả được một cách sắc nét nhất tính cách của nhân vật.
Những năm của thập kỉ 40, cô tham gia diễn xuất trong hai bộ phim “Tám nghìn dặm đường cùng trăng” và “Nhất giang xuân thủy hướng đông lưu”. Sự nghiệp diễn viên của cô tiếp diễn liên tục cho đến những năm 60, lần lượt với các bộ phim: “Vì hòa bình”, “Chúc phúc”, “Kim Ngọc Cơ”, “Đông mai”,… và nhiều bộ phim truyền hình khác nữa. Đặc biêt, vào năm 1956, với vai thím Lâm trong bộ phim “Chúc phúc”, cô đã đạt đến đỉnh cao trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật của mình.

Giai đoạn sau trong sự nghiệp nghệ thuật của Bạch Dương hình thành phong cách diễn những nét đẹp, tự nhiên, cô đọng mà vẫn tươi sáng, rõ ràng, bộc lộ được sức hút hấp dẫn của người phụ nữ Phương Đông.



Hoàng Tông Anh 

Trong bộ phim “Quạ và chim sẻ” (Ô nha dữ ma tước ) biểu hiện xuất sắc, trở nên nổi tiếng. Cô và ngôi sao điện ảnh Triệu Đan là một cặp đối kháng. 




Vi Vĩ 

Vai diễn của Vi Vĩ trong bộ phim “Mùa xuân trên thành phố nhỏ” (Tiểu thành chi xuân) của đạo diễn Phí Mục đã trở thành vai diễn kinh điển trên màn ảnh. 






Anna May Wong


Tên tht là Hoàng Liu Sương. Bà sinh năm 1905, được xem là thế h n din viên đu tiên ca Trung Quc ln sân vào kinh đô đin nh Hollywood. Anna May Wong vi gương mt thun cht Á Đông và li din sc so đã đ li n tượng trong lòng công chúng. Sau nhng cng hiến mit mài và n lc cho nn đin nh Hollywood, bà đã được gn sao trên đi l danh vng.  Dù thường xuyên xut hin trong nhng vai ph, nhưng tên tui ca Anna May Wong vn được ghi du trong các b phim như “The Toll of the Sea”, “Piccadilly”, “Daughter of Shanghai”, “Daughter of the Dragon”…



Tần Di


Tần Di trời sinh cho vẻ đoan trang, có cặp mắt thu hút hấp dẫn những mọi người. Nhà văn Ngô Tổ Quang ( một nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc) đã từng nói: “Dung nhan mĩ lệ và đôi mắt sáng lạ thường của cô đã thu hút rất nhiều người”.
Những diễn viên xinh đẹp trong giới điện ảnh không phải là ít nhưng những người đạt được thành công thì không phải là nhiều. Tần Di không lấy vẻ đoan trang trời sinh để hài lòng thỏa mãn về bản thân mình, để làm cái “vốn riêng”. Cô luôn siêng năng, cần cù chú trọng việc học hỏi diễn xuất, luôn đặt mục tiêu phải học hỏi nhiều hơn nữa. Thành công của cô có được chính là nhờ điều này. 

Trong thời kì kháng chiến chống Nhật, cô cùng với Bạch Dương, Thư Tú Văn, Trương Thụy Phương được gọi là “Bốn đại nữ danh” trong đài truyền hình Trùng Khánh tại hậu phương. Năm 1947, sau khi kháng chiến chống Nhật của người dân Trung Quốc thắng lợi, Tần Di trở lại Thượng Hải, lần lượt tham gia các bộ phim “Gia đình trung thành”, “Vô danh thị”, “Yêu thương mãi mãi”, “Mẹ”, “Ái tình đánh mất”, và đảm nhận vai chính trong nhiều bộ phim truyền hình khác nữa.
Sau khi nước Trung Quốc mới được thành lập, Tần Di tham gia vào các bộ phim nhựa “Lạc nông gia”, “Mã lan hoa khai”, “Lưỡng gia xuân”, “Bắc quốc Giang Nam”, “Mông phi mộng”… Đồng thời, cô còn là diễn viên chính cho các bộ phim “Đôi du kích đường ray”, “Lâm Tắc Từ”, “Bài ca tuổi trẻ”, “Dông tố”, “Trẻ sơ sinh nước ngoài”… 

Năm 1983, trong bộ phim truyền hình nhiều tập “Thượng Hải lầu thiềm hạ” (Dưới mái nhà Thượng Hải) (Cô đóng vai một nhà cố vấn nghệ thuật), khán giả lại một lần nữa được thấy cô bộc lộ khả năng diễn xuất tuyệt vời của mình cũng như những nét đẹp thùy mị, nết na của người con gái Phương Đông.
Cô thay đổi, biến hóa trong hơn 30 bộ phim. Từ nhân vật chính cho đến nhân vật phụ, thậm chí cả nhân vật quần chúng, cô đều toàn tâm toàn ý để có thể nhập thân vào nhân vật một cách tốt nhất. Lấy cái chân thật, tự nhiên, trong sáng, không một chút giả tạo kĩ xảo, nhào nặn bóp méo nhân vật để chinh phục khán giả trong mấy thập kỉ qua.

Hạ Mộng 


Hạ Mộng sinh ngày 16/02/1932 tại Thượng Hải, tên thật Dương Mông, là diễn viên khiêm nhà sản xuất phim ở HK thập niên 50 - 60. Hạ Mộng vẫn thường được biết đến nhất với tên gọi “người tình trong mộng của Kim Dung”, công chúa cả trong “Trường Thành tam công chúa” (3 nữ diễn viên tài sắc nhất của công ty điện ảnh Trường Thành). 
Ngoại hình của Hạ Mộng được miêu tả như sau: “Diễm nhi bất mị
trinh tĩnh bình hòanhàn nhã đại phương” còn khí chất thì bất phàm, được công nhận là nàng Tây Thi của Hồng Kông. Năm 1950 Hạ Mộng gia nhập công ty Trường ThànhTại đây cô chủ diễn 18 bộ phim, khoảng thời gian 1956 đến 1966, gia nhập công ty Phượng Hoàng. Đại biểu tác phẩm gồm có Tân Quả Nghiệt Hải Hoa Tuyệt Đại giai nhân Tự Thủy Lưu Niên Nghênh Xuân Hoa. Năm 1966 sau khi diễn Nghênh Xuân Hoa, cô di cư sang Canada, đến 1969 trở về Hương Cảng, sau đó đảm nhận việc giám chế phim. Hai phim Đầu Bôn Nộ Hải và Tự Thuỷ Lưu Niên do Hạ Mộng làm giám chế đều thu về giải thưởng Kim Tượng. Năm 1976, sau 17 năm hoạt động Hạ Mộng cáo biệt HK định cư ở Canada. 
Hồi thập niên 50 Kim Dung vốn viết báo cũng thường viết kịch bản phim cho công ty điện ảnh Trường Thành: Tuyệt Đại Giai nhân do Hạ Mộng chủ diễn, cải biên từ tác phẩm Hổ Phù của nhà văn Quách Mạc Nhược, Năm 1957, phim TĐGN đoạt giải phim xuất sắc nhất và biên kịch xuất sắc nhất tại đại hội điện ảnh năm 1949 -1955 do Bộ Văn hóa Trung Quốc tổ chức. Đến năm 1957, Kim Dung vào hẳn Công ty điện ảnh Trường Thành, chuyên trách biên kịch điện ảnh và cũng bắt đầu thử làm đạo diễn. Trước tiên hợp tác với đạo diễn Trình Bộ Cao trong Cô gái Dậy Thì, rồi cùng Hồ Tiểu Phong làm phim Vương Lão Hổ Cướp Dâu. Sau đó ngắn ngày Kim Dung rời Trường Thành bởi không thích ứng nổi cơ chế quản lý và vận hành của công ty điện ảnh này, nhất là không nhất trí với đồng nghiệp về tôn chỉ mục đích sáng tác nghệ thuật điện ảnh. Thuở đó, chỉ bởi muốn làm nhiều phim giải trí để nâng cao hiệu quả phòng vé mà ông bị phê bình là nặng nề tư tưởng giai cấp tư sản. Kim Dung từng tâm sự rằng trong cuộc đời tình ái của ông, người đàn bà làm ông đau khổ nhất chính là người phụ nữ được mệnh danh là đẹp nhất trong lịch sử điện ảnh Trung Hoa ở thập niên 50 này . Lúc ông còn là anh phóng viên nghèo thì nàng đã là một đại mỹ nhân trên ảnh đàn. Kim Dung và nàng vương vấn nhau qua mối tình nghệ thuật, đó là một mối tình khó nắm bắt nhưng lại khắc cốt ghi tâm. Năm 1954, Hạ Mộng lấy chồng, sang Canada, ông đã viết tặng nàng một tác phẩm có tên Xuân Mộng của Hạ Mộng.

Từ Phong nữ sĩ

Từ Phong sinh năm 1950 tại Đài Bắc, cha cô người gốc Phúc Kiến còn mẹ là người Mãn Châu. Cô mất cha khi mới lên sáu, mẹ Từ Phong sau đó tái hôn và có thêm ba người con từ cuộc hôn nhân thứ hai. Gia đình nghèo lại là con gái lớn vì vậy mới 15 tuổi Từ Phong đã phải bỏ học để bươn chải phụ giúp nhà có thêm thu nhập. Cô tìm đến tham gia phỏng vấn ở một nhà máy và một hãng phim. Vào ngày diễn thử trước ống kính, cô được biết chỉ có 12 người được chọn trong số hơn một nghìn hồ sơ đăng ký. Đạo diễn đã yêu cầu cô diễn phân cảnh phải đối mặt với bức hình chụp lễ cưới của người đàn ông mình yêu với một cô gái khác. Tại thời điểm đó tuy không có bất kỳ ý tưởng nào cho diễn xuất nhưng nhìn vào bức hình, rồi nghĩ về cuộc sống khó khăn hiện tại của mình, nước mắt đã tự nhiên tuôn rơi trên gò má cô gái trẻ. Vị đạo diễn bị xúc động bởi đôi mắt đó và cô được chọn góp mặt một vai nhỏ trong Long Môn Khách Sạn. Ông chính là Hồ Kim Thuyên, người đã giới thiệu cô đến với thế giới điện ảnh và thay đổi hoàn toàn cuộc đời cô từ khoảnh khắc này. 

Từ Phong nhanh chóng được ký kết một hợp đồng thời hạn sáu năm với hãng phim Liên Bang.

Hai năm sau ở tuổi 19 cô sở hữu vai diễn chính trong phim võ thuật kinh điển của Hồ Kim Thuyên – Hiệp Nữ (A Touch of Zen). Từ Phong hoá thân vào nhân vật cô gái nhà họ Dương, người đã phải chạy trốn khỏi kinh thành sau khi cha cô bị mưu sát bởi người của Đông xưởng triều Minh. Bộ phim mất đến bốn năm để hoàn thành. Hiệp Nữ đã mang về vinh dự lớn cho phim võ thuật Trung Hoa, là bước ngoặt sự nghiệp quan trọng của Từ Phong. Năm 1975, Hồ Kim Thuyên đưa Hiệp Nữ đến LHP Cannes dự tranh giải. Khi Từ Phong bước trên thảm đỏ đám đông người hâm mộ vỗ tay cổ vũ không ngớt cho vị “nữ kiếm khách” Trung Hoa dũng cảm. Hình tượng lãnh diễm nữ hiệp Từ Phong xinh đẹp bí ẩn, yêu công lý và giỏi võ nghệ được các tạp chí điện ảnh uy tín của phương Tây ca ngợi như một truyền thuyết. Báo Pháp Positif lần đầu tiên sử dụng hình ảnh một ngôi sao điện ảnh Hoa ngữ cho trang bìa của mình. Với khán giả Đài Loan cô trở thành kí ức khó quên của cả một thế hệ cùng sự phổ biến của phim võ hiệp.ở những thập niên 60 – 70. 
Cô tiếp tục hợp tác với đạo diễn Hồ trong loạt tác phẩm sau đó. Chỉ hơn một thập niên, cô tham gia khoảng 50 bộ phim, đa số là các vai đả nữ nổi tiếng. Cô cũng thử thách mình ở nhiều thể loại phim khác nhau như văn nghệ, phim chiến tranh và lịch sử. Sự tinh tế, sâu sắc và trưởng thành về kỹ năng diễn xuất đem lại giải thưởng Nữ diễn viên xuất sắc nhất tại LHP Châu Á Thái Bình Dương 22 và thắng hai giải Kim Mã cho Nữ diễn viên chính trong Thích Khách ( 1976), Nguyên (1980). 
Tháng 5/1980, Từ Phong kết hôn với doanh nhân thành đạt Thang Quân Niên, nguyên chủ tịch tập đoàn Thang Thần. Lễ đường được bố trí 3 vạn đoá hồng, tiên phong cho việc tổ chức đám cưới hào hoa ở Hồng Kông. Nhân dịp này, Hồ Kim Thuyên gửi tặng Từ Phong một cuốn sách tổng hợp những bài báo và bình luận về cô và các bộ phim cô từng tham gia. Ông tỏ ra rất tiếc nuối trước việc đột ngột thoái xuất ảnh đàn của Từ Phong.
Từ Phong lui về trở thành người vợ tốt và mẹ của hai cậu con trai. Nhưng niềm đam mê điện ảnh vẫn luôn thôi thúc cô quay trở lại. “Anh ấy cuối cùng đã mất kiên nhẫn lắng nghe những phàn nàn của tôi và cho tôi một khoản tiền để làm bất cứ điều gì tôi muốn. Tôi suy nghĩ mất một tháng rồi quyết định bắt đầu xây dựng công ty sản xuất phim”. Sau bốn năm im lặng, Từ Phong trở lại ngành công nghiệp điện ảnh thông qua việc sáng lập hãng phim Thang Thần vào năm 1986. Làm thế nào để đạt được sự cân bằng giữa nghệ thuật và kinh doanh là câu hỏi khó ngay cả đối với những nhà chế tác kỳ cựu trong khi Từ Phong lại không có chút kinh nghiệm gì ngoài sự đam mê. Qua nhiều năm thăng trầm, chân lý đơn giản mà Từ Phong rút ra là những quy tắc quan trọng nhất để làm nên một bộ phim hay sẽ thu hút được khán giả đến rạp và tận hưởng nó. Trước sau Từ Phong đã sản xuất được 26 bộ điện ảnh ưu tú, hoạch tưởng vô số. 
Red Dust ( 1990), đạt được thành công ở cả doanh thu phòng vé và nhận giải phim hay nhất tại Kim Mã. Và mặc dù mất một chặng đường dài, lời cầu nguyện về Cành cọ vàng của cô được trả lời sau 18 năm khi Bá Vương Biệt Cơ, xuất phẩm của Thang Thần được đạo diễn bởi Trần Khải Ca với sự chủ diễn của siêu sao Trương Quốc Vinh đã thắng giải cao nhất tại LHP Cannes năm 1993. Tổ hợp hoàng kim được ảnh đàn quốc tế công nhận trở thành niềm tự hào của mọi người dân Hoa ngữ khi tiếp tục đem về giải Quả cầu vàng đầu tiên cho Trung Quốc. Tiếp đó họ lần nữa hợp tác trong một bộ phim khác của Trần Khải Ca - Phong Nguyệt (1995). 
Vì những đóng góp cho ngành công nghiệp điện ảnh Hoa ngữ, Từ Phong vinh dự trở thành người châu Á đầu tiên cũng là người phụ nữ duy nhất được LHP Cannes 51 trao biểu chương Nhà sản xuất nổi bật nhất. Chủ tịch LHP đã phát biểu về Từ Phong: “Cuộc đời của cô và LHP Cannes đã trở thành không thể tách rời, cô là một phần của LHP này”. Cô cũng từng được mời ngồi ghế giám khảo tại LHP Berlin 44 (1994) và LHP Venice 61 (2004).
Năm 1981, Từ Phong sinh hạ con trưởng Thang Tử Gia, hiện là giám đốc điều hành tập đoàn Thang Thần. Năm 1983 có thêm con út Thang Tử Đồng, hiện giữ chức Phó chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn. Khi 15 tuổi, Tử Đồng đã làm quen với chứng khoán, từng được người trong giới ca ngợi là “tiểu cổ thần”. Năm 2008 được mạng internet bình chọn là một trong 9 nhà tài phiệt trẻ tuổi tài năng, trở thành mộng trung tình nhân của vô số cô gái. Chồng Từ Phong,ông Thang Quân Niên là nhà đầu tư quan trọng huy động nhiều kênh tài lực đóng góp vào công cuộc phát triển khu phố Đông Thượng Hải từ đầu thập niên 90. Ông qua đời tại Hồng Kông năm 2004. Chi nhánh của tập đoàn Thang Thần do Từ Phong lãnh đạo ở Thượng Hải sau hơn một thập kỷ làm việc đầy nỗ lực đã trở thành thương hiệu nổi tiếng. Năm 2001, Hoàng gia công quốc Monaco bổ nhiệm Từ Phong làm lãnh sự danh dự của Monaco ở Thượng Hải. Năm 2002, cô sáng lập Công ty giải trí quốc tế Thang Thần, đặt ra phương hướng phát triển mô hình giải trí hiện đại hoá, quốc tế hoá và đa nguyên hoá. Sau 8 năm kể từ Phong Nguyệt, cô quay về sản xuất phim Câu chuyện Thượng Hải (2003), tiếp tục sự nghiệp vang danh của mình.

Lâm Đại

Lâm Đại sinh ngày 27/12/1934 tại Nam Ninh, cô là trưởng nữ của chính trị gia Trình Tư Viễn người Quảng Tây. Thời thơ ấu của Lâm Đại được đánh dấu bởi những biến động chiến tranh và các cuộc di cư. Vào năm 1948, khi cô vẫn là một nữ sinh trung học ở Nam Kinh, Lâm Đại đã phải chạy loạn sang Hồng Kông cùng gia đình vì những lý do chính trị. Sau đó cô tiếp tục học tại Đại họcTân Á. Năm 1951, Lâm Đại chụp một số bức hình tại tiệm ảnh của Tông Duy Anh. Một trong số chúng được phóng to và đặt bên cửa sổ. Bức hình này đã thu hút được sự chú ý của người quản lý công ty điện ảnh Trường Thành. Ông đã mời Lâm Đại gia nhập Trường Thành và đặt cho cô nghệ danh Lâm Đại được gợi ý từ tên tiếng Anh Linda của cô (Lâm Đại vốn tên thật là Trình Nguyệt Như).
Ở Trường Thành, cô không nhận được bất kỳ cơ hội nào để đứng trước ống kính. Đang lúc chán nản, theo lời đề nghị của Nghiêm Tuấn cô chuyển sang hãng phim Vĩnh Hoa và có được bộ phim đầu tay Tiếng hát dưới trăng (1953) chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết ăn khách Thị trấn vùng biên. Sự xuất hiện này bất ngờ gặt hái được thành công lớn, bộ phim nhanh chóng trở thành một hit và đưa Lâm Đại thành thần tượng của vô số fan hâm mộ chỉ qua một đêm. Khi Vĩnh Hoa lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 1953, Lâm Đại trở thành diễn viên tự do. Cô tham gia nhiều xuất phẩm của hai hãng phim lớn là Điện Mậu (MP& GI) và Thiệu Thị huynh đệ (Shaw Brothers). Một trong những phim cô hợp tác cùng Điện Mậu là Búp bê Scarlett (1958) thậm chí đứng đầu bảng doanh thu ở Hồng Kông và Đài Loan.Lâm Đại lần đầu đăng quang Ảnh hậu ở LHP Châu Á cho phần diễn xuất nổi bật trong Kim Liên Hoa (1957) rồi tiếp đó ngay năm sau với phim Điêu Thuyền do Thiệu Thị sản xuất.

Mặc dù có lịch trình làm việc dày đặc, Lâm Đại vẫn để ra thời gian tham gia kịch và các lớp học ngôn ngữ tại trường đại học ColombiaNew York. Tại nơi đây cô đã gặp rồi đem lòng yêu Long Thăng Huân, con trai thứ năm của cựu tỉnh trưởng Vân Nam Long Vân. Ngày 12/2/1961 họ tổ chức lễ cưới tại một thánh đường Hồng Kông. 
Sau khi kết hôn, Lâm Đại chính thức ký hợp đồng với Thiệu thị, sự nghiệp của cô tiếp tục thăng hoa rực rỡ. Cô thắng giải Nữ chính xuất sắc nhất lần thứ 3 và 4 tại LHP Châu Á hai năm 1961, 1962 trong Thiên Kiều Bá Mị và Bất Liễu Tình (Love Without End). Bất Liễu Tình là tác phẩm kinh điển của thể loại phim bi kịch, nhân vật nữ chính vì người yêu mà hy sinh tất cả, tuy cuối cùng nên vợ chồng nhưng cô lại mắc bệnh nan y và qua đời. Motif này về sau rất phổ biến trong các bộ phim ở Á châu. Năm 1993 đạo diễn Nhĩ Đông Thăng cũng làm bản Tân Bất Liễu Tình nổi tiếng với nữ chính do Viên Vịnh Nghi đóng. Giai thoại “tứ ưng ảnh hậu” LHP Châu Á đã mở ra thành tựu chưa từng có trong lịch sử điện ảnh Hoa ngữ của Lâm Đại. Danh tiếng của cô dần lan rộng qua biên giới. Năm 1962, một tác phẩm khác của Lâm Đại là Bạch Xà Truyện đã phá vỡ mọi kỷ lục phòng vé cho phim địa phương và nước ngoài trình chiếu ở Hồng Kông. 
Tháng 12 năm 1961 Lâm Đại trở thành mẹ đỡ đầu của Phùng Bửu Bửu, ngôi sao nhí nổi tiếng Hồng Kông. Ngày 06/4/1963 Lâm Đại hạ sinh một cậu con trai ở New York. Nhưng chỉ một năm sau vào ngày 17 tháng 7 năm 1964 do những buồn phiền trong gia đình Lâm Đại đã tự tử tại nhà bằng liều thuốc ngủ quá liều và khí ga. Cô qua đời chỉ 5 tháng trước sinh nhật tròn 30 tuổi. Cái chết bi thảm của Lâm Đại khiến cộng đồng người Hoa trên toàn cầu bàng hoàng. Hàng ngàn fan hâm mộ đã đổ về dự tang lễ của cô tại nghĩa trang Công giáo La Mã ở Hồng Kông. 
Một tháng sau khi Lâm Đại qua đời, Thiệu Thị và công ty nhiếp ảnh Quốc tế phối hợp tổ chức một cuộc triển lãm ảnh về cuộc đời Lâm Đại tại Tòa Thị chính để tưởng nhớ cô. Để đáp ứng yêu cầu của người hâm mộ, triển lãm sau đó được kéo dài thêm một tuần vào tháng Chín tại khách sạn Tổng thống ở Cửu Long.
Năm 1966, di tác Xanh và Đen đang thực hiện dở dang của Lâm Đại được hoàn thành. Nhân dịp này Liên hoan phim Châu Á đã trao một giải đặc biệt cho bộ phim để tưởng nhớ Lâm Đại. Ngày 15 tháng 11 năm 1995, Cục Bưu chính Hồng Kông phát hành bộ tem đầu tiên về các Ngôi sao điện ảnh Hồng Kông, bao gồm Lâm Đại, huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long, siêu sao Việt kịch Nhậm Kiến Huy và Lương Tỉnh Ba. Lâm Đại là ngôi sao tiếng Quan Thoại duy nhất có mặt trong bộ tem này. Mặc dù cô đã qua đời hơn ba thập kỷ, nhưng khó để nghi ngờ rằng Lâm Đại vẫn là một Nữ hoàng điện ảnh không thể nào quên của Hồng Kông.

Lăng Ba

Lăng Ba (Ivy Ling Po) sinh năm 1940 tại Sán Đầu, Quảng Đông. Sau nội chiến gia đình cô chuyển đến Hồng Kông. Khi 12 tuổi, Lăng Ba xuất hiện lần đầu tiên trên màn ảnh trong một cuốn phim của hãng Amoy. Dù liên tục đóng 50 đầu phim nhưng cô chỉ thực sự được chú ý sau khi tham gia những bộ phim Hí khúc Hoàng Mai của Thiệu Thị. Ban đầu do có giọng ca ấn tượng, Lăng Ba được cử lồng tiếng cho vai nam chính trong Hồng Lâu Mộng có Lạc Đế diễn nữ chính Lâm Đại Ngọc. Lăng Ba khiến đạo diễn chủ lực ở Thiệu Thị là Lý Hàn Tường chú ý đến trong lúc ông cũng đang tìm kiếm một gương mặt mới cho tác phẩm tiếp theo là Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài (Love Eterne, 1962). Lý Hàn Tường đã nảy sinh ý tưởng độc đáo để Lăng Ba cải nam trang diễn Lương Sơn Bá. 
Do phải cạnh tranh với Cathay cũng đang có dự án về đề tài này, Thiệu Thị đẩy nhanh kế hoạch hoàn thành sớm Lương Chúc. Khi bộ phim thành công vang dội vào năm 1962, hãng này quyết định đình chỉ việc thực hiện dự án khác đang dở dang của Lăng Ba (một bộ phim Hoàng Mai nhưng cô diễn vai nữ giới) để lăng xê hình tượng cải nam trang. Mặc dù phiên bản của hãng Cathay có sự tham gia của hai ngôi sao nổi tiếng Lý Lệ Hoa và Vưu Mẫn, Lương Chúc của Thiệu Thị ra mắt trước đó 20 tháng đã hoàn toàn làm lu mờ đối thủ. Lăng Ba với hình tượng mới bên cạnh Chúc Anh Đài Lạc Đế gây ra hiệu ứng hâm mộ cuồng nhiệt ở Hồng Kông và Đài Loan. Khi cô đến Đài Bắc quảng bá cho bộ phim, hàng ngàn người chen lấn xô đẩy nhau tại sân bay và hai bên đường phố để tiếp cận gần hơn với thần tượng. Ở mọi nơi cô đi qua, họ gọi lớn “Anh Lương”, một nickname gắn liền với cô đến tận bây giờ. Thậm chí một số người đã xem Lương Chúc đến 100 lần, khiến ông chủ Thiệu Thị là Thiệu Dật Phu đưa ra tuyên bố không thu phí vào rạp của những fan cuồng nhiệt này nữa. Ban giám khảo Giải thưởng điện ảnh Kim Mã lần thứ 2 bị ấn tượng bởi diễn xuất của Lăng Ba đến nỗi trao riêng ra một giải thưởng đặc biệt cho cô. Tại Sài Gòn trước 1970, bộ phim này nổi tiếng được nhiều người yêu thích chẳng kém những phim võ hiệp ăn khách của đạo diễn Trương Triệt, nhất là với giới mộ điệu cải lương. 


Một năm sau thành công của Lương Chúc, Lăng Ba thắng giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất LHP Châu Á 11 cho vai diễn trong Nữ tướng Hoa Mộc Lan. Thiệu Thị coi Lăng Ba là ngôi sao số một dòng phim ca nhạc Hoàng Mai và cô thường xuyên đảm nhiệm những nhân vật nam trên phim. Hàng năm, cô đều có tên trong các bảng bình chọn 10 ngôi sao hàng đầu Hồng Kông trên tạp chí. 
Khi phim Hí khúc Hoàng Mai dần sa sút, để tránh tạo cảm nhận nhàm chán, Lăng Ba thử sức trong những thể loại khác nhau như võ hiệp và phim hiện đại. Cô lại thành công khi đem về giải Kim Mã thứ hai với vai người vợ xấu số của Quan Sơn trong Phong hoả vạn lý tình. Năm 1972, Lăng Ba diễn Mộc Quế Anh trong Thập tứ nữ anh hào, bộ phim quy tụ các nữ tài tử sáng giá của Thiệu Thị này là phim có doanh thu cao nhất trong năm. Năm 1975, Lăng Ba vẫn thắng giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc trong phim cổ trang Thái hậu của Lý Hàn Tường dù đất diễn không nhiều và phải cạnh tranh gay gắt. Năm 1974, vai diễn trải dài từ tuổi thanh xuân đến khi về già trong Cha, Chồng và Con giúp Lăng Ba nhận giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất LHP Châu Á lần thứ 20.
Sau khi kết thúc hợp đồng với Thiệu Thị vào năm 1975, Lăng Ba chuyển sang đóng chung với chồng cô cũng là một diễn viên nổi tiếng ở nhiều phim truyền hình và điện ảnh. Cô chính thức nghỉ hưu năm 1989, sau đó cùng chồng và ba con trai di cư sang Toronto, Canada. 
Những năm 2000 các chuyến lưu diễn ca cổ trên sân khấu của Lăng Ba cùng một số diễn viên kỳ cựu của Thiệu Thị ở Malai, Singapore, Đài Loan, Mỹ đã thu về thành công ngoài mong đợi. Các bộ phim do Thiệu Thị sản xuất những thập niên trước đây được tái phát hành khiến tên tuổi Lăng Ba hâm nóng trở lại. Năm 2004, Lăng Ba được mời tham gia khánh thành Đại lộ Ngôi sao ở Hồng Kông, cô cũng là một trong những nhân vật nổi tiếng được vinh danh đợt đầu.

Lạc Đế

Lạc Đế (Betty Loh Ti) sinh ngày 29 tháng 8 năm 1937 tại khu phố Đông Thượng Hải. Cô được mệnh danh “cổ điển mỹ nữ” của dòng phim cổ trang và là một trong những ngôi sao sáng của ảnh đàn Hồng Kông thập niên 60. 
Lạc Đế mồ côi cha mẹ từ nhỏ, cô được nuôi dưỡng bởi bà ngoại. Năm 1949, Lạc Đế theo gia đình chuyển đến định cư tại Hồng Kông. Cô gia nhập ngành công nghiệp giải trí từ năm 1954 và tham diễn trong 44 bộ phim với những vai trò khác nhau cho đến khi qua đời vào năm 1968. Quãng thời gian này Lạc Đế lần lượt ký hợp đồng với 3 hãng phim Trường Thành (1953 – 1958), Thiệu Thị (1958 – 1964), Điện Mậu (1963 -1968), nhưng Lạc Đế chỉ bắt đầu nổi tiếng từ những phim cô đóng cho Thiệu Thị.
Trong năm 1960, bộ phim Thiến Nữ U Hồn do Lạc Đế và Triệu Lôi diễn chính được trình chiếu tại LHP Cannes. Đây là phim màu nói tiếng Quan Thoại đầu tiên tham gia một kỳ liên hoan phim lớn. Thiến Nữ U Hồn được các khán giả ở Cannes chào đón nồng nhiệt, họ ca ngợi Lạc Đế như ngôi sao đẹp nhất của Phương Đông.

Năm 1962, Lạc Đế đóng Lâm Đại Ngọc trong tác phẩm cổ điển Hồng Lâu Mộng. Mặc dù cô diễn không thật xuất sắc nhưng cũng làm khán giả phải xúc động. Kể từ bộ phim này Lạc Đế được người hâm mộ đặt danh xưng “cổ điển mỹ nữ” của điện ảnh Hồng Kông.
Năm 1963, Lạc Đế trở thành Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất giải Kim Mã cho vai diễn trong Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài. Bộ phim kinh điển này đã phá vỡ kỷ lục phòng vé tại nhiều quốc gia Đông Nam Á. Đài Bắc thậm chí được ví như “thành phố điên” bởi hiệu ứng cuồng nhiệt Lương Chúc. Nhiều người đã coi nó hơn 100 lần và xem bộ phim như Cuốn theo Chiều Gió trong thế giới phim ảnh Hoa ngữ. 


Lạc Đế kết hôn với nam tài tử nổi tiếng Trần Hậu vào năm 1962 nhưng hai người ly dị vài năm sau đó. Ngày 27 tháng 12 năm 1968, người ta phát hiện Lạc Đế hôn mê bất tỉnh trên giường, cái chết của cô bị nghi do tự vẫn, điều này vẫn là đề tài gây tranh cãi.
Những năm 2000, ở Đài Loan, Hồng Kông và Trung Quốc đã tiến hành nhiều hoạt động kỷ niệm về Lạc Đế, đặc biệt là công tác phát hành sách ảnh tư liệu liên quan đến cô. Có thể nói sự ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ của hai nữ tài tử Lâm Đại và Lạc Đế đã gây ra chấn động lớn trong ngành giải trí Hồng Kông và thế hệ khán giả hâm mộ phim Hoa ngữ những năm 60. 

Lý Lệ Hoa

Lý Lệ Hoa - Teresa Li( 1924 -), nguyên quán Hà Bắc, sinh tại Thượng Hải , là con gái của gia đình nghệ sỹ kinh kịch nổi tiếng Lý Quế Phương. Năm 16 tuổi cô gia nhập công ty điện ảnh Nghệ Hoa Thượng Hải và bắt đầu nổi tiếng với bộ phim đầu tay Tam Tiếu. Năm 1955. Lệ Hoa chủ diễn trong phim điện ảnh màu đầu tiên của Hồng Kông – Hải Đường Hồng (Blood Will Tell) vẻ đẹp sắc sảo của cô được Hollywood biết đến. Cô là minh tinh Hoa ngữ đầu tiên được mời tham gia phim Hollywood. Năm 1960, tại HK Lý Lệ Hoa chủ diễn Dương Quý Phi, Vạn Cổ Lưu Phương, Võ Tắc Thiên đạt kỷ lục phòng vé. Năm 1964 vai diễn của cô trong Cố Đô Xuân Mộng đoạt giải nữ dv xuất sắc nhất Kim Mã lần thứ 3. Năm 1969 cô nhận giải Kim Mã cho nữ chính trong Dương Tử Giang Phong Vân. So với nhiều người cùng thời, Lệ Hoa có cuộc đời hoạt động nghệ thuật lâu dài, liên tục đến 3 thập niên với 140 bộ phim. Lý Lệ Hoa di cư sang Mỹ từ năm 1983. Năm 1993, cô được giải kỷ niệm của LHP Kim Mã. 



Hà Lợi Lợi

Hà Lợi Lợi nổi tiếng xinh đẹp, cô tham gia phim trường từ khi mới 13 tuổi và tham diễn trong rất nhiều thể loại, kể cả vai cải nam trang và đồng tính. Cô cũng là người đầu tiên đóng phim chuyển thể từ tiểu thuyết Quỳnh Dao. Nhưng cô sớm theo chồng bỏ cuộc chơi, lễ cưới của cô với con trai vua tàu biển Hồng Kông năm 1974 gây rúng động một dạo.


Lý Thanh

Lý Thanh thì được khán giả Việt biết đến qua các cuốn phim của Trương Triệt. Nhưng trước đó cô từng là Nữ hoàng điện ảnh trẻ nhất của Shaw nhờ vai diễn đoạt giải trong Lý Tiểu Ngư đóng cùng Lăng Ba vào năm 17 tuổi. Sau này vì bất mãn với Shaw, Lý Thanh đã giải nghệ.

Trịnh Phối Phối

Trịnh Phối Phối nổi danh từ vai Kim Yến Tử cổ quái trong Đại Túy Hiệp của Hồ Kim Thuyên. Tiếc là lương duyên của cô với đạo diễn Hồ ngắn ngủi, khi Hồ Kim Thuyên sang Đài Loan thì cô vẫn vướng hợp đồng với Shaw. Nhưng cô cũng nổi tiếng trong phim Trương Triệt dù các bộ phim của Trương Triệt thường nhấn mạnh sức mạnh nam giới. Nhắc đến Trịnh Phối Phối không thể bỏ qua danh xưng Ảnh hậu võ hiệp mà báo giới Hồng Kong dành cho cô.




Thạch Tuệ

 


Thạch Tuệ là một diễn viên điện ảnh Hồng Kông  thập niên 50 - 60, tên thật là Tôn Tuệ Lệ, người huyện Ngô Hưng tỉnh Chiết Giang, là một trong những hoa đán hàng đầu của công ty sản xuất điện ảnh Trường Thành, cùng với Hạ Mộng và Trần Tư Tư hợp xưng “Trường Thành tam công chúa” ( vẫn gọi là nhị công chúa Thạch Tuệ). Thạch Tuệ sinh năm 1933 tại Giang Tô, sau đó rời đến Hồng Kông , đến năm 1951 gia nhập công ty Trường Thành. Tác phẩm tiêu biểu có thốn thảo tâm mật nguyệt chân giả thiên kim, sinh tử bác đấu. Chồng Thạch Tuệ là diễn viên kiêm đạo diễn Phó Kỳ Nhân, hai người yêu nhau sau khi hợp diễn trong Lam Hoa Hoa, Phó Minh Hiến là con gái chung của Thạch Tuệ và Phó Kỳ Nhân.Ngoài diễn xuất cô tham gia ca hát, từng là Đại biểu đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc, lý sự trưởng hội liên hiệp điện ảnh Hoa Nam... Thạch Tuệ sau đó di cư sang Canada.



Vưu Mẫn

Vưu Mẫn sinh ngày 19 tháng 8 năm 1936 tại Hồng Kông, cô là con gái lớn của một nghệ sỹ Việt kịch nổi tiếng. Vưu Mẫn vốn tên thật là Tất Ngọc Nhi, nghệ danh này do chính cô đặt cho mình từ việc ghi lại các họ tên mà cô ưa thích lên những phiếu giấy rồi ngẫu nhiên chọn ra được kết quả là hai từ Vưu và Mẫn. 
Từ nhỏ Vưu Mẫn đã theo công ty của cha mình đi lưu diễn ca kịch. Do cha mẹ cô quá bận rộn với sự nghiệp biểu diễn nên Vưu Mẫn được gửi làm con nuôi một người bà con ở Macao. Tại nơi đây cô được hấp thụ nền giáo dục của các trường dòng. Vào năm 1952, khi vẫn là một nữ sinh, Vưu Mẫn được một giám đốc điều hành của Thiệu Thị để ý đến trong lần ông này đến thăm nhà cha mẹ cô và bắt gặp bức hình của Vưu Mẫn treo tại đây. Vưu Mẫn có được bộ phim đầu tay Ngọc nữ hoài xuân cũng trong năm 1952. Tuy khi phát hành ở nước ngoài bộ phim có tựa “Bất cứ điều gì đều có thể xảy ra” nhưng tựa tiếng Hoa có nghĩa “Ngọc nữ tìm kiếm tình yêu”. Kể từ đó cô được người hâm mộ và báo giới mệnh danh là Ngọc nữ vì khí chất thanh lệ của mình. 

Năm 1954, Vưu Mẫn đóng cặp với Triệu Lôi trong một tác phẩm được chuyển thể từ câu truyện liêu trai của Bồ Tùng Linh. Tháng 7, 1958 cô rời hãng Thiệu Thị và chuyển đến làm việc tại công ty Cathay mới được thành lập. Vai diễn đầu tiên cô đóng cho Cathay là trong bộ phim ca nhạc hài Ngọc Nữ Tư Tình ( tuy có nghĩa đen chỉ những mỗi quan hệ cá nhân của Ngọc nữ nhưng khi phát hành được đặt tựa tiếng Anh Her Tender Heart). Với vai diễn này, Vưu Mẫn đã trở thành Nữ diễn viên xuất sắc nhất tại LHP Châu Á lần thứ 6 ở Kuala Lumpur vào năm 1959. Cô tiếp tục lập lại thành tích trên ngay năm sau tại Tokyo với phần diễn xuất trong Gia hữu hỷ sự (tức Trong nhà có chuyện vui hay All in the Family)





Sau khi tên tuổi Vưu Mẫn nổi tiếng khắp Châu Á, Cathay đề nghị cô đóng vai chính trong dự án phim màu Hương Cảng Chi Dạ hợp tác chung với công ty Toho của Nhật. Hương Cảng Chi Dạ đã phá vỡ mọi kỷ lục phòng vé cho một bộ phim không nói tiếng Nhật tại nơi nó ra mắt, nhà hát Tokyo và thu về doanh thu khả quan sau một tháng phát hành. Vưu Mẫn trở thành ngôi sao nữ nước ngoài nổi tiếng nhất ở Nhật, cô được báo chí Nhật xưng tụng là Viên minh châu của Hồng Kông.
Tháng 10, 1962 Vưu Mẫn diễn chính trong tác phẩm sử thi chiến tranh Tinh Tinh, Nguyệt Lượng, Thái Dương (The Stars, the Moon and the Sun). Cô cũng là người đầu tiên đăng quang Ảnh hậu Kim Mã với vai A Lan trong phim này. (Bộ phim nằm trong Top 100 phim của Kim Mã bình chọn^^). Cùng năm, Vưu Mẫn có tên trong danh sách top 10 ngôi sao điện ảnh do báo Nhật Ashahi Shimbun thực hiện.
Vào tháng 4, 1964 sau khi quay xong vai diễn cuối cùng - Đổng Tiểu Uyển, Vưu Mẫn kết hôn với một doanh nhân gốc Hoa giàu có ở London. Cặp đôi hạnh phúc đã đi hưởng tuần trăng mật vòng quanh châu Ấu suốt một tháng trước khi họ trở về Hồng Kông. Ngày sinh nhật tròn 28 tuổi, Vưu Mẫn tuyên bố thoái xuất ảnh đàn khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp của một trong những ngôi sao nổi tiếng nhất Á Châu. Cuộc sống sau khi từ giã làng giải trí của Vưu Mẫn dường như rất thoải mái, cô cùng chồng mình có thú vui đi du ngoạn khắp thế giới. Họ có chung 3 cậu con trai, tất cả các con sau này đều định cư ở Mỹ. 
Vưu Mẫn rất hiếm khi xuất hiện ở những nơi công cộng. Cô chỉ từng nhận lời làm giám khảo tại cuộc thi Hoa hậu Hồng Kông lần thứ 3 diễn ra năm 1975. Lần cuối cùng cô xuất hiện ở một sự kiện liên quan đến điện ảnh là tại lễ trao giải điện ảnh Kim Mã lần thứ 10 năm 1981 khi cô lên trao giải cho Nam diễn viên chính xuất sắc. Cô mất ở một bệnh viện Hồng Kông vì cơn đau tim vào ngày 29 tháng 12 năm 1996, hưởng dương 60 tuổi.

Dương Lệ Khôn

 

Dương Lệ Khôn sinh năm 1942, là con thứ 9 trong một gia đình người dân tộc Di tỉnh Vân Nam. Dương Lệ Khôn mồ côi mẹ từ nhỏ, gia cảnh đi đến khốn khó, năm 1952 Dương Lệ Khônđược gửi nuôi ở nhà người thân tại Côn Minh. 12 tuổi cô được đoàn trưởng ca vũ đoàn Vân Nam phát hiện. Nhỏ tuổi nhưng khắc khổ luyện công, đối với nghiệp vụ trân trọng cơ hội, nỗ lực trau dồi. Sau đó cô chính thức tham gia biểu diễn vũ đạo, trước cùng tập thể rồi đi độc diễn. “Xuân giang hoa nguyệt dạ” là tác phẩm tiêu biểu được quảng đại quần chúng yêu thích và tán thưởng, các ý cảnh thập phân tế nhị, ưu mỹ hàm súc. Sau này phụ thân bị vu là phần tử phản cách mạng, chị gái bị gán là hữu khuynh. Vốn trời sinh tính hoạt bát, yêu nói yêu cười Dương Lệ Khôn trở nên trầm mặc quả ngôn, vô cùng hướng nội. Năm 1960 trong dịp Kỷ niệm 10 năm thành lập Cộng hoà nhân dân TH, bộ phim kỷ niệm Ngũ đoá kim hoa trên nền ca vũ thể hiện đời sống đồng bào thiểu số vùng biên giới do Dương Lệ Khôn chủ diễn được phát sóng tại 46 quốc gia và địa khu lập kỷ lục phát hành ở nước ngoài, cô được tổng thống Ai Cập trao giải tại LHP Á Phi. Năm 1964 xưởng chế tác phim Thượng Hải làm phim ca vũ màu đầu tiên A Thi mã , nói về truyền thuyết kinh điển của người Di, tình yêu lứa đôi giữa A thi mã và chàng A hắc. Đây là thời CMVH, Dương Lệ Khôn bị phê đấu mang phong cách tiểu thư tư sản, tuyên dương quan điểm luyến ái tư sản khiến tinh thần bị kích thích nghiêm trọng. Cô một đời chỉ diễn hai bộ điện ảnh, hoạch tưởng vô số nhưng cũng chịu phải bi kịch. Năm 1973 cô kết hôn, hai người có chung một cặp song sinh trai. Năm 2000 cô qua đời tại Thượng Hải ở tuổi 58. 





Tiêu Phương Phương


Sinh ra ở Tô Châu vào năm 1947, Tiêu Phương Phương ( Josephine Siao ) đã không có tuổi thơ bình thường như bao đứa trẻ khác. Năm lên 2 tuổi, Tiêu gặp vấn đề về thính lực, cô bị điếc tai phải, một trở ngại sức khỏe đeo bám cả cuộc đời cô. Một năm sau Phương Phương chuyển tới Hồng Kông cùng gia đình. Mẹ cô nhận được lời đề nghị để con gái bước vào làng giải trí, trong lúc quẫn bách về tài chính, bà đã chấp nhận cho Phưong Phương quay bộ phim đầu tiên khi mới 6 tuổi. Mặc dù ra mắt khán giả trong một bộ phim nói tiếng Quan Thoại nhưng Phương Phương chủ yếu hoạt động trong ngành điện ảnh tiếng Quảng Đông.Những năm 50 – 60 điện ảnh Hồng Kông có sự phân chia rõ rệt giữa hai dòng phim này cả về đặc tính, phong cách và các ngôi sao. Phương Phương nhanh chóng trở thành một ngôi sao nổi tiếng ở môi trường cần nhiều những diễn viên nhí cho các bộ phim về chủ đề gia đình như nền điện ảnh tiếng Quảng thời kỳ này.


Năm 1956, cô gần như trở thành ngôi sao nhí nổi tiếng nhất với vai diễn trong Mai Gia (The Orphan Girl). Cô là cái tên được khán giả nhớ đến đầu tiên trong nhóm Bảy công chúa của phim tiếng Quảng những năm cuối thập niên 60. Một điều thú vị rằng khán giả Hồng Kông bấy giờ công khai chia ra làm hai phe tranh luận sôi nổi để ủng hộ hai thần tượng trẻ của mình là Tiêu Phương Phương và Trần Bảo Châu, một ngôi sao thường hợp diễn với Phương Phương trong các bộ phim võ hiệp. Giai đoạn này, số lượng đầu phim cô tham gia đã lên tới con số 100 với nhiều thể loại. Thỉnh thoảng cô cũng xuất hiện trong một số phim nói tiếng Quan Thoại, thường là những vở nhạc kịch được sản xuất bởi hãng Thiệu Thị.

Đang lúc nổi tiếng, Tiêu cảm thấy mệt mỏi với guồng quay của làng giải trí. Ở tuổi 21, cô sang Hoa Kỳ du học 4 năm rồi tốt nghiệp ngành truyền thông đại chúng và Đông Phương học của trường Seton Hall. Sau đó cô trở về Hồng Kông thuyết phục mẹ sang Hoa Kỳ định cư. Nhưng bà không muốn rời Hồng Kông nên cuối cùng Tiêu cũng phải nghe theo. Cô tiếp tục sự nghiệp diễn xuất và tham gia nhiều bộ phim cung cấp cho thị trường Đài Loan. 
Cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70 chứng kiến sự suy yếu của dòng phim tiếng Quảng. Đây cũng là những năm tháng thể hiện khả năng linh hoạt và thích ứng cao của Phương Phương. Cô có sự thay đổi mạnh mẽ trong sự nghiệp, đạt được nhiều thành tựu mới. Cô sở hữu nhiều vai diễn đáng nhớ trong Khiêu Hôi (Jumping Ash), Lam Ah Chun và Hu Du Nam. Tiêu thành lập công ty sản xuất riêng và cũng tham gia viết kịch bản, đồng chỉ đạo làm phim Jumping Ash cùng đạo diễn Lương Phổ Trí, một trong những tác phẩm được nhận định là sự báo hiệu khởi đầu cho phong trào Làn sóng mới vào những năm 80 ở Hồng Kông. Cô trở thành một trong những nhân vật quyền lực của ngành điện ảnh xứ Cảng thơm. Năm 1974 cô nhận giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất ở LHP Tây Ban Nha và LHP Đài Loan.
Từ năm 1975 trở đi, cuộc sống riêng tư chiếm nhiều thời gian của Phương Phương. Cuộc hôn nhân đầu tiên không có hạnh phúc khi chỉ sau ba tháng Tiêu và người chồng chia tay nhau do không thể dung hoà quan điểm. Đầu thập niên 80 cô tái hôn và có một cuộc sống viên mãn với người chồng thứ hai. Tiêu chia tay với phim ảnh, sang Úc cùng phu quân và sinh hạ được hai con gái. Thời gian này cô cũng tranh thủ học lấy bằng thạc sỹ về tâm lý học trẻ em của Đại học Regis. Nhưng cô vẫn nhận được rất nhiều lời đề nghị hợp tác và cuối cùng đồng ý quay trở lại Hồng Kông. Năm 1995 đánh đấu đỉnh cao diễn xuất của Phương Phương khi cô có vai diễn xuất sắc thể hiện một bà nội trợ trung niên chật vật chăm sóc người cha chồng bị bệnh Alzheimer trong Nu nhân tứ thập của đạo diễn Hứa An Hoa. Vai diễn này đã mang về cho cô giải Gấu bạc dành cho Nữ diễn viên xuất sắc nhất ở LHP Berlin cùng năm.
Do thính lực của cô ngày càng yếu đi nên đây cũng là một nguyên nhân khiến Tiêu Phương Phương quyết định từ giã ngành công nghiệp điện ảnh vào năm 1997. Cô thành lập một quỹ từ thiện chống lạm dụng tình dục ở trẻ em và là nhà hoạt động xã hội tích cực. Năm 2009 cô được Hiệp hội Điện ảnh Hồng Kông trao giải Thành tựu trọn đời vì những đóng góp của mình cho điện ảnh Hồng Kông.

Lâm Sở S




Hạ Bội Trân





Dương Nại Mai



Trần Yến Yến



Vương Nhân M


Hoàng Mạn Lê


Trương Thụy Phương



Bạch Quang




Bạch Yến



Mai




Tử La Liên



Hồng Tuyến Nữ



Lâm Thúy



Lâm Phượng


Trần Bảo Châu



Đường Bảo Vân



Mục Hồng



Lý Tinh




 


2.Mĩ nhân Hoa Ngữ thập niên 70, 80

Lô Yến

Lô Yến được thần tượng không chỉ bởi bà có một sự nghiệp lâu dài trong làng giải trí Trung Quốc mà ít người có thể sánh được mà còn vì bà từng đóng phim với các ngôi sao nổi tiếng Hollywood như Marlon Brando, Henry Fonda và James Stewart, và được thừa nhận về tài năng. 
Năm  1947, Lô Yến theo học tại trường Đại học Hawaii và năm 1956, gia đình bà chuyển tới Los Angeles. Tại đây, bà làm công việc kế toán, song niềm đam mê diễn xuất vẫn lẩn khuất trong tâm trí bà. Với sự khuyến khích của gia đình, bà đã tham gia trung tâm nghệ thuật trình diễn Pasadena Playhouse và được giao một số vai diễn nhỏ.
Tuy nhiên, Lô Yến lại chỉ tạo được bước đột phá lớn trong sự nghiệp khi trở về Hong Kong và nhận vai nữ chính với phim The Arch (1970). Trong phim này, bà thủ vai một góa phụ trẻ phải kìm nén tình cảm của mình dành cho một sĩ quan quân đội. Lô Yến đã tạo được ấn tượng sâu sắc với vai diễn này qua lối diễn lột tả nhiều sắc thái cảm xúc. Năm 1987, nhà làm phim Italia Bernardo Bertolucci lại mời bà tái diễn nhân vật này trong phim The Last Emperor (Hoàng đế cuối cùng).
Vai diễn đã đem về cho Lô Yến giải Kim Mã đầu tiên và sau đó bà “rinh” được 2 giải Kim Mã nữa, một với vai diễn Từ Hy Thái Hậu trong phim lịch sử The Empress Dowager (Từ Hy Thái Hậu - 1975) của đạo diễn Lý Hàn Tường. Theo đánh giá của nhiều nhà phê bình, chưa ai khắc họa được chân dung Từ Hy Thái Hậu trên màn bạc một cách thuyết phục như Lô Yến.

Ngoài ra, Lô Yến còn xuất hiện trong rất nhiều bộ phim tiếng Anh và tiếng Hoa. Khi không đóng phim, bà trở lại sân khấu và luôn tạo dấu ấn ngay cả với những vai diễn rất nhỏ.



Lưu Hiểu Khánh

Lưu Hiểu Khánh đã từng là ngôi sao điện ảnh trứ danh đứng đầu Trung Quốc, trước sau đã đạt sáu giải “Kim Kê” và “Bách hoa”. Và có thể khẳng định rằng cho đến thời điểm hiện nay, cô vẫn còn là một trong diễn viên ở tuyến một của giới điện ảnh, truyền hình Trung Quốc.
Không chỉ là một diễn viên truyền hình, cũng như những người bằng lứa tuổi, cô cũng là một người dân Trung Quốc đã sống qua những thời kì với các sự kiện trọng yếu của đất nước Trung Hoa. 

Trong phong trào cải cách văn hóa, Lưu Hiểu Khánh cũng đã xuống nông thôn, trở thành nông dân, công nhân,… như bao nhiêu người cùng lứa tuổi khác. Bởi khả năng diễn xuất bẩm sinh của mình, cộng với những nỗ lực và những cơ hội trong cuộc sống, Lưu Hiểu Khánh đã thành công và làm thay đổi được vận mệnh của mình. Do đó từ một người thuộc tầng lớp trung bình trong xã hội, Lưu Hiểu Khánh đã trở thành một ngôi sao của màn ảnh, một nữ diễn viên nổi tiếng. 
Cô được sự đánh giá là người thể hiện một cách khoáng đạt, có sở trường về nắm bắt nhân vật, sử dụng được những chi tiết nhỏ trong đời sống sinh hoạt để làm nổi bật lên tính cách của nhân vật. Dù có những người yêu quý, những người ghét, thậm chí đôi khi còn có những người bảo cô là người kiêu ngạo song trong hơn hai mươi năm vừa qua, Lưu Hiểu Khánh luôn là ngôi sao thu hút được rất nhiều sự quan tâm chú ý của khán giả và là một cá nhân xuất sắc không thể không đánh giá trong giới nghệ thuật Trung Quốc.



Trần Xung

Trần Xung nổi tiếng là người đẹp màn bạc của Trung Quốc từ 30 năm trước được mệnh danh là “Elizabeth Taylor của Trung Quốc”
Trong thời hoàng kim của sự nghiệp, Trần Xung nổi tiếng ở Hollywood chẳng kém gì tại Trung Quốc. Sinh năm 1961 trong một gia đình bác sĩ, chị nổi danh rất sớm với vai diễn ở phim Youth (1976) của cố đạo diễn Tạ Tấn. Vai diễn trong The Little Flower (1979) đã đem về cho Trần Xung giải Bách hoa Nữ diễn viên xuất sắc nhất, đưa chị trở thành nữ diễn viên nổi tiếng nhất trong nước và được tạp chí Time gọi là “Elizabeth Taylor của Trung Quốc”. Năm 20 tuổi, Trần Xung sang Mỹ học làm phim ở California. “Bạn bè cùng lớp không biết tôi là một diễn viên nổi tiếng ở Trung Quốc. Những ngày đầu ở Mỹ, tôi cũng gặp nhiều khó khăn như mọi sinh viên đồng hương, phải làm các công việc bán thời gian như rửa bát đĩa để kiếm sống”, chị nhớ lại. 
Trần Xung ra mắt Hollywood trong một vai không có lời thoại. Đến năm 1986, chị được giao vai nữ chính đầu tiên trong Tai- Pan và nhờ đó có cơ hội tham gia The Last Emperor (1987) - phim đoạt giải Oscar của đạo diễn Bernardo Bertolucci. Ở phim này, Trần Xung thủ vai một vị hoàng hậu phải chịu đựng nhiều bi kịch trong tình yêu và cuộc đời. Sau đó, chị đóng vai Jocelyn Packard trong bộ phim truyền hình dài tập Twin Peakscủa David Lynch. Năm 1993, Trần Xung vào vai một người mẹ Việt Nam phải chịu đựng hậu quả chiến tranh suốt đời trong phim Heaven & Earthcủa đạo diễn Oliver Stone. 


Diễn viên này nói rằng chị biết ơn những ngày đầu đầy khó khăn ở Mỹ bởi thực tế đó đã giúp Trần Xung rất nhiều khi vào vai các phụ nữ bất hạnh. “Tôi luôn có tâm trạng bấp bênh và điều đó khiến tôi làm việc không ngừng, tìm kiếm vai diễn và các bộ phim mới”, Trần Xung cho biết. 
Trở về Trung Quốc năm 1993, Trần Xung có được vai diễn trong phimRed Rose, White Rose của đạo diễn Quan Cẩm Bằng. Trong phim được tham gia tranh giải Gấu Vàng này, chị thủ vai một người đàn bà có chồng mà vẫn khao khát tình yêu. Vai diễn trên đã đem về cho chị giải Kim Mã Nữ diễn viên xuất sắc nhất. 


Năm 2004, Trần Xung xuất hiện trong phim Jasmine Women của đạo diễn Hầu Vĩnh cùng với Chương Tử Di. Ba năm sau đó, Trần Xung góp mặt trong Lust, Caution của Lý An và The Sun Also Rise của Khương Văn - bộ phim đã đem về cho chị giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất tại lễ trao giải Điện ảnh châu Á. Gần đây hơn, Trần Xung đóng vai một nữ công nhân trong phim 24 City được tham gia tranh Cành cọ Vàng của đạo diễn Giả Chương Kha. 

Lâm Thanh Hà

Lâm Thanh Hà được mệnh danh là “mỹ nhân phương Đông”, là nữ minh tinh người Hoa có đẳng cấp thế giới. Tung hoành trong giới điện ảnh hai mươi năm, thu được không ít những giải thưởng. Năm 40 tuổi, kết hôn với một thương nhân, từ đó nhạt bóng dần trên màn ảnh. 
Năm mười sáu tuổi, Lâm Thanh Hà là diễn viên chính trong bộ phim “Song ngoại” và đã nhanh chóng trở thành một ngôi sao mới trong làng điện ảnh. Năm 1975, khi cô 21 tuổi, trong bộ phim “Tám trăm tráng sĩ”, đóng vai một người chở đò đưa các tráng sĩ qua sông, cô đã đạt được giải nữ diễn viên chính xuất sắc trong liên hoan phim Châu Á. Cô cùng với Tần Di Lâm, Tần Hán là hai gương mặt tiêu biểu của điện ảnh Trung Quốc hợp tác. Đặc biệt, cồ và Tần Hán cùng chung một mối tình. Đây được coi là câu chuyện đầy ý nghĩa trong giới điện ảnh.
Mặc dù thành công khi còn rất trẻ song Lâm Thanh Hà luôn luôn cố gắng nỗ lực để tạo dựng hình ảnh của mình. Năm 1980, cô đi Mỹ để học thêm một lớp diễn xuất. Năm 1984, cô lại đến Mỹ để tham gia những buổi học dạy diễn xuất của một trường đại học quốc tế về nghệ thuật. Năm 1990, bộ phim mà cô tham gia diễn viên chính “Cõi trần không dứt” đã đạt được giải thưởng lớn. Lâm Thanh Hà là người đã thể hiện được một cách hết sức thành công rất nhiều nhân vật kinh điển. Cho đến nay, cô vẫn được coi là một đại mĩ nhân của giới điện ảnh Trung Hoa.



Trương Ngải Gia

Trương Ngải Gia sinh năm 1953 tại thành phố Gia Nghĩa, Đài Loan trong một gia đình gốc Sơn Tây từng nhiều đời làm quan chức cho Quốc Dân Đảng. Năm 17 tuổi khi chưa tốt nghiệp trung học, do yêu thích âm nhạc và biểu diễn, cô bất chấp phản đối của người thân, bỏ học tại Mỹ, bước chân vào làng giải trí để phát triển sự nghiệp với vai trò người dẫn chương trình ở đài phát thanh và MC tại đài truyền hình. Năm 1972 cô có vai diễn điện ảnh đầu tiên trong Long hổ kim cương. Bốn năm sau Trương Ngải Gia có giải Kim Mã đầu tiên ở hạng mục nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất với vai diễn trong Bích vân thiên. Tới năm 1981 Trương Ngải Gia một lần nữa chiến thắng ở giải Kim Mã, lần này là trong hạng mục nữ diễn viên chính xuất sắc nhất với vai diễn trong Ngã đích da da . Giữa tuổi 30, khi đang thành công trên vai trò diễn viên và ca sỹ Trương quyết định mạo hiểm thử sức với cương vị nhà sản xuất và đạo diễn bộ phim đầu tay Once upon a Time. 
Thập niên 1980 tiếp tục là một giai đoạn thành công trong sự nghiệp của Trương Ngải Gia. Chuyển hoạt động sang Hồng Kông, bà được công chúng biết tới với vai diễn trong loạt phim hài ăn khách Tối giai phách đương (1982). Trương Ngải Gia được hầu hết các đạo diễn danh tiếng của hòn đảo này mời cộng tác, có thể kể tới Thượng Hải chi dạ (1984) của Từ Khắc, A Lang đích cố sự ( 1989) của Đỗ Kì Phong hay Tối giai phúc tinh ( 1986) của Tằng Chí Vĩ. Trương Ngải Gia nổi tiếng là một diễn viên có thể thử sức với nhiều dạng vai khác nhau từ cô gái ngây thơ, nữ giáo viên, người mẹ tuyệt vời đến kẻ lang thang, viên cảnh sát thô lỗ, kẻ nghiện rượu..
Cũng trong năm 1986, Trương Ngải Gia viết kịch bản, đạo diễn và kiêm luôn diễn viên chính bộ phim xuất sắc Tối ái (Passion), vai diễn trong bộ phim này đã đem lại cho Trương Ngải Gia giải nữ diễn viên chính xuất sắc nhất ở cả Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông và giải Kim Mã.


Trong thập niên 1990, Trương Ngải Gia giảm dần việc diễn xuất để tập trung cho vai trò đạo diễn. Tuy vậy cô vẫn có những vai diễn đáng chú ý trong Ẩm thực nam nữ ( 1994) của Lý An hay Tân bất liễu tình ( 1994) của Nhĩ Đông Thăng. Trương Ngải Gia thường đạo diễn những bộ phim do chính cô viết kịch bản, cô liên tiếp giành hai giải kịch bản xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Châu Á-Thái Bình Dương với Thiểu nữ tiểu ngư ( 1995) và Kim thiên bất hồi giao ( 1996). Năm 1999 Trương Ngải Gia cho ra đời bộ phim tình cảm lãng mạn xuất sắc Tâm động (Tempting Heart). Bộ phim với dàn diễn viên tên tuổi Kaneshiro Takeshi, Mạc Văn Úy, Lương Vịnh Kì này đã đem lại cho cô giải kịch bản xuất sắc nhất tại Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông. Những bộ phim cô đạo diễn thường mang chủ đề đương đại xoay quanh cuộc sống của các nhân vật và khám phá mối quan hệ giữa họ với nhau. Hai năm sau Tâm động, Trương Ngải Gia có chiến thắng thứ hai tại Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông ở hạng mục nữ diễn viên chính xuất sắc nhất với vai diễn trong Địa cửu thiên trường (Forever and Ever). Cô là người giữ kỷ lục được đề cử nhiều lần nhất Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông ở hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất, với chín lần đề cử và hai lần thắng giải. Trương từng có vinh hạnh được mời làm thành viên Ban giám khảo LHP Quốc tế Berlin lần thứ 42.
Bên cạnh sự nghiệp điện ảnh thành công, Trương Ngải Gia cũng là một ca sỹ nổi tiếng. Cô được biết đến như nhân vật đại diện cho thời đại dân ca trong thập niên 70 thế kỷ trước ở Đài Loan, đồng thời cũng là nghệ nhân lão thành của Công ty nhạc Rock Records và là nhân vật được tạp chí "Thời đại"của Mỹ từng dùng 3 trang để giới thiệu. 
Các Album ca nhạc do cô cùng La Đại Hựu và Lý Tông Thịnh hợp tác phát hành như "Bận rộn và mù quáng", "Thời thơ ấu", "Cái giá của tình yêu" đều được đưa vào bảng xếp hạng Album quan trọng nhất trong lịch sử âm nhạc của Đài Loan và cho đến nay vẫn được nhiều người ưa thích. Tuy giọng hát của Trương Ngải Gia không thật chuyên nghiệp, nhưng những thăng trầm về tình cảm và những từng trải cuộc sống của một cô gái chín chắn được thể hiện trong các bài hát khiến người khác rung động. Cô có nhiều bài hit karaoke, đặc biệt “Cái giá của tình yêu” thường được khán giả chọn hát.
Trương Ngải Gia cũng là một nghệ sỹ sân khấu tài năng. Cô bắt đầu biểu diễn trong những vở kịch từ 30 năm trước nhưng sau đó chuyển sang chuyên tâm cho những vai trò khác và mới trở lại gần đây trong vở kịch Cuộc sống và tồn tại (Design for Living) năm 2008. Cô diễn một bà chủ trung niên có quan hệ tình cảm với nhân viên trẻ tuổi của mình. Theo lời Trương Ngải Gia cô bị thu hút bởi đạo diễn Lâm Dịch Hoa, ông đã mời những anh chàng đẹp trai như Trịnh Nguyên Sướng tham gia vở kịch.
Trương Ngải Gia khá kín tiếng trong cuộc sống riêng tư, cô kết hôn với một doanh nhân và có một cậu con trai. Vào năm 2000, xảy ra một sự kiện gây xáo động cuộc sống gia đình cô khi con trai cô bị bắt cóc và số tiền đòi chuộc lên đến 15 triệu đô la Hồng Kông. Tuy nhiên cảnh sát đã tìm thấy cậu bé sau vài ngày và bắt giữ những kẻ bắt cóc. Con trai an toàn và không bị thương, nhưng đó cũng là một cú sốc với vợ chồng cô.
Trương Ngải Gia là một nhà hoạt động xã hội năng nổ, tình nguyện viên suốt đời cho một tổ chức chống đói nghèo và nạn đói trên thế giới. Từ 20 năm trước, cô đã có nhiều hoạt động giúp nâng cao nhận thức về suy dinh dưỡng ở các nước thứ ba.

Phan Nghinh Tử 

Phan Nghinh Tử từng gây ấn tượng mạnh mẽ với khán giả Việt Nam qua vai diễn Võ Tắc Thiên. Nữ diễn viên này sinh năm 1945 nhưng những ai chưa biết tuổi thật của cô đều ngã ngửa khi Phan Nghinh Tử tiết lộ bà đã ngoài 60. Phan Nghinh Tử sở hữu một gương mặt đẹp, có sự pha trộn giữa Âu và Á, và đặc biệt là bà luôn giữ gìn cho nó được trẻ trung bất chấp sự tàn phá của thời gian.
 Ngôi sao 66 tuổi này còn rất chăm chút gìn giữ dáng vóc. Bí quyết của Phan Nghinh Tử là duy trì một chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục đều đặn và giữ cho tâm hồn luôn tươi trẻ. 




Phùng Bửu Bửu

Phùng Bửu Bửu là một trong số ít các diễn viên từng được hóa thân thành nhiều mỹ nhân hàng đầu của Trung Hoa như Tây Thi, Dương Quý Phi, Võ Tắc Thiên, Mạnh Khương... Từ năm 1995, Phùng Bửu Bửu đã ngừng đóng phim. Đến năm 2010, người đẹp đình đám một thời này góp vui với vai diễn khách mời trong bộ phim điện ảnh All About Love mà Ngô Quân Như và Châu Huệ Mẫn đóng chính.


Quy Á Lôi 

Năm 1964, khi 20 tuổi, Quy Á Lôi lọt vào mắt xanh của nữ sĩ Quỳnh Dao và được bà chọn đóng vai Lục Y Bình trong Dòng sông ly biệt. Tuy là lần đầu tiên đóng phim nhưng nhờ vẻ đẹp thuần khiết và diễn xuất tự nhiên, Quy Á Lôi vẫn chiếm được sự yêu mến của đông đảo khán giả. Cũng nhờ vậy, sự nghiệp điện ảnh rộng mở thênh thang cho Quy Á Lôi.


Hiện tại, Quy Á Lôi đã bước sang tuổi 70 nhưng vẫn rất tích cực đóng phim. Một số tác phẩm tiêu biểu của diễn viên này bao gồm Mùa quýt chín, Đại minh cung từ, Hán Vũ đế, Kỳ tích, Phong hỏa giai nhân...

Uông Minh Thuyên

Nhắc đến TVB, người ta nghĩ ngay đến Uông Minh Thuyên. Từ khi còn là một cô bé tuổi teen cho đến năm 60 tuổi, ngôi sao họ Uông vẫn một mực trung thành với TVB. Bà được coi là chị cả của đài truyền hình nổi tiếng. Khi báo chí công khai thông tin Minh Thuyên bị ung thư vú năm 2002, cả làng giải trí xứ cảng thơm đều bị sốc. Cùng lúc đó, bạn trai La Gia Anh đã công khai ngỏ lời yêu bà, thề sẽ chăm sóc bà đến trọn đời, cho dù bà có bị cắt bỏ một bên ngực, ông vẫn không bận tâm.
Rất nhiều người nói, Minh Thuyên là một phụ nữ thành công, không chỉ trên phim ảnh, sân khấu, kinh kịch và rất nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác. Người đẹp Lâm Thanh Hà cũng từng thể hiện sự ngưỡng mộ: “Minh Thuyên là một trong những nghệ sĩ tận tâm với nghệ thuật nhất”. Giờ đây, Minh Thuyên thực sự khiến nhiều người ghen tị với sự nghiệp rạng rỡ và một tình yêu tuyệt vời.







Địch Na



Lục Tiểu Phân




Bạch Tuyết Liên




Phương Diễm Phân



Nguồn yan.vn; hanoilive.vn; giaoduc.net.vn; dienanh.net; baodoi.com; tinngan.vn; soha.vn; 2sao.vn; thongtintonghop.com; tinmoi.vn; news.zing.vn;m.nguoiduatin.vn; hn.24h.com.vn; ngoisao.vn; baoanhdatmui.vn; thethaovanhoa.vn; thvl.vn; vietbao.vn; tinmoi.vn; hn.eva.vn; tienphong.vn;kenh14.vn; vtv.vn; dulich.chudu.com;022.net.com; tintuconline.com.vn; xaluan.com; afamily.vn;vietgiaitri.com; megafun.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Blog liên quan : Blog zing | Blogspot | Blog tiếng anh | Facebook
Copyright © 2011 - 2014. Thuy trinh's blog - All Rights Reserved