III.Lớp mĩ nhân Việt những năm 70,80
1. NSND Trà Giang
Bộ phim đầu tiên bà tham gia là phim Một ngày đầu thu (đạo diễn Huy Vân), và bộ phim cuối cùng là Dòng sông hoa trắng (đạo diễn Trần Phương).
Trà Giang cũng tham gia nhiều bộ phim nổi tiếng và đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế như: Chị Tư Hậu (huy chương bạc Liên hoan Phim Quốc tế Moskva năm 1963), Vĩ tuyến 17 ngày và đêm (vai Dịu, đoạt giải diễn viên nữ xuất sắc nhất tại Liên hoan Phim Quốc tế Moskva năm 1973).
Trà Giang là một học sinh miền Nam tập kết ra miền Bắc năm 1955 khi đất nước bị chia làm hai miền. Năm 1959, cô học sinh trở thành sinh viên khoa Đạo diễn – Diễn viên của trường Điện ảnh và đến năm 1961, khi mới 19 tuổi, cô đã đóng bộ phim truyện đầu tiên của đời diễn viên, đó là bộ phim “Một ngày đầu thu”.
Từ ngày bắt đầu ấy, cho đến năm 1990, về nghỉ hưu cũng là năm trở về sống ở thành phố Hồ Chí Minh, sau hơn 30 năm chị đã đóng mấy chục bộ phim. Nhiều phim có chị tham gia với các vai diễn đã trở thành những phim kinh điển của nền điện ảnh Việt Nam , để lại nhiều dấu ấn nhất trong lòng người xem. “Chị Tư Hậu”, “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm”, “Làng nổi”, “Người không biết nói”, “Ngày thánh lễ”…
Những bộ phim trong đó nữ nghệ sĩ Trà Giang khắc họa nhiều tính cách phụ nữ Nam bộ và phụ nữ nói chung, những tính cách phụ nữ tiêu biểu cho cả một giai đoạn cách mạng, trong chiến đấu cũng như xây dựng cuộc sống và tâm hồn con người.
2.NSND Như Quỳnh
Như Quỳnh tốt nghiệp ngành diễn viên năm 1971 tại trường Sân khấu Việt Nam (nay là trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội) với vai Kiều Hai năm sau, Như Quỳnh tham gia bộ phim đầu tiên - Bài ca ra trận. Với vai cô Nết trong phim Đến hẹn lại lên (1974), Như Quỳnh đoạt Giải Diễn viên xuất sắc nhất Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 3 (1975).
Bà được Nhà nước Việt Nam phong danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ nhân dân năm 2007. Cuối năm 2007, bà giành giải thưởng Diễn viên nước ngoài xuất sắc Hàn Quốc do Đài truyền hình SBS trao tặng với vai bà mẹ trong bộ phim 64 tập Cô dâu Vàng (Hãng phim truyện I và SBS hợp tác sản xuất).
Ngoài nghiệp diễn viên điện ảnh, bà cũng làm người mẫu tham gia khá nhiều chương trình quảng cáo trên truyền hình.
3.NSƯT Thùy Liên
Tên nghệ sĩ là vẻ đẹp của loài Sen sang trọng luôn có mùi quyến rũ, nhưng nghệ sĩ lại yêu vẻ đẹp tím nhẹ dịu dàng, e ấp, thanh tao, thật nền nã của loài bông súng dân dã. Hình ảnh của một Sáu Linh, Bảy Hạnh bây giờ trong chị là thi thoảng vẫn hâm nóng niềm đam mê diễn xuất trong một số phim truyền hình, còn phần lớn thời gian nghệ sĩ giành chăm sóc cho mảnh vườn tại Long Phước, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh…
Ngay từ khi học cấp 2, lên cấp 3, nghệ sĩ luôn là cây văn nghệ sáng giá của trường, không đơn thuần là ca hát mà Thùy Liên còn thành lập ngay đội kịch mang tên mình cùng nhiều vai trò: viết kịch bản, dàn dựng kiêm diễn viên. Các tiểu phẩm, kịch ngắn luôn có đề tài về những khát vọng của học sinh, sự vượt khó trong cuộc sống, ca ngợi, tri ân tấm lòng của các thầy cô.
Ngay từ khi học cấp 2, lên cấp 3, nghệ sĩ luôn là cây văn nghệ sáng giá của trường, không đơn thuần là ca hát mà Thùy Liên còn thành lập ngay đội kịch mang tên mình cùng nhiều vai trò: viết kịch bản, dàn dựng kiêm diễn viên. Các tiểu phẩm, kịch ngắn luôn có đề tài về những khát vọng của học sinh, sự vượt khó trong cuộc sống, ca ngợi, tri ân tấm lòng của các thầy cô.
Từ đây mà tên tuổi của cô nữ sinh nổi tiếng của Trường cấp 3 Hưng Đạo đã lọt vào khung hình của các đạo diễn như Lê Hoàng Hoa, Lưu Bạch Đàn qua các phim: Bão tình, Chàng ngốc gặp hên, Ngàn dặm tình anh…đóng chung với các nghệ sĩ: Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, La Thoại Tân, Văn Chung…
Sau ngày miền Nam giải phóng, các nghệ sĩ miền Bắc vào xem lại những bộ phim sản xuất của Điện ảnh Sài Gòn đã hỏi tìm được chị để mời đóng phim… Và NSƯT- đạo diễn Khương Mễ là người đầu tiên trao “sự nghiệp” Điện ảnh Cách mạng cho Thùy Liên vào năm 1976.
Bộ phim Cô Nhíp của ông đã quay xong, đang trong thời gian làm hậu kỳ, thì ông phát hiện ra Thùy Liên. Không thể bỏ qua, phải “đẻ ngay” chi tiết kịch bản nữ y tá để giao vai cho chị. Chính sự duyên dáng, đằm thắm rặt chất Nam bộ của nữ y tá càng nâng thêm tính nhân văn cùng sự thuyết phục khán giả cho bộ phim Cô Nhíp. Vừa hoàn thành vai, thì đạo diễn Lê Mộng Hoàng mời Thùy Liên vào ngay vai má của anh hùng Lê Văn Tám trong phim Ngọn lửa thành đồng.
Đây là 2 vai diễn, tuy nhỏ nhưng chính là dấu ấn – cột mốc để các đạo diễn nổi tiếng sau này liên tiếp mời chị tham gia phim như: Mùa gió chướng, Tình đất Củ Chi, Chiều sâu lòng đất…
4.NSƯT Thanh Tú
Bà tên thật Vũ Thanh Tú, sinh năm 1944 trong một gia đình trí thức ở Hà Nội. Bà là con thứ hai trong một gia đình có 8 anh chị em, cha bà nguyên là Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
Năm 1966, cô đóng bộ phim đầu tiên với vai Thảo trong bộ phim Biển lửa của đạo diễn Phạm Kỳ Nam . Bà kết hôn với đạo diễn Phạm Kỳ Nam trong năm đó. Năm 1969, bà tiếp tục thể hiện vai cô diễn viên Hương Giang trong bộ phim chuyển thể từ vở kịch cùng tên Tiền tuyến gọi, do Phạm Kỳ Nam đạo diễn.
Sau Tiền tuyến gọi, bà tiếp tục vào vai mẹ bé Hà trong phim Em bé Hà Nội (1974), vai chị Hảo trong Vùng trời (1975). Năm 1976, bà giành được thành công lớn với vai Nhu trong bộ phim Sao tháng tám của đạo diễn Trần Đắc. Với vai diễn này, bà đã giành giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất ở Liên Hoan phim Việt Nam lần thứ IV năm 1977, được Ủy ban phụ nữ toàn Liên bang Xô Viết trao giải đặc biệt khi dự Liên hoan phim Moskva.
Sau Tiền tuyến gọi, bà tiếp tục vào vai mẹ bé Hà trong phim Em bé Hà Nội (1974), vai chị Hảo trong Vùng trời (1975). Năm 1976, bà giành được thành công lớn với vai Nhu trong bộ phim Sao tháng tám của đạo diễn Trần Đắc. Với vai diễn này, bà đã giành giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất ở Liên Hoan phim Việt Nam lần thứ IV năm 1977, được Ủy ban phụ nữ toàn Liên bang Xô Viết trao giải đặc biệt khi dự Liên hoan phim Moskva.
Sau thành công quá lớn của vai Nhu, bà từ chối tham gia các dự án điện ảnh khác cho đến năm 1984.
Từ năm 1979 đến 1983, bà theo học khoá đạo diễn sân khấu ở trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội. Bà là đạo diễn của nhà hát kịch, từng đạo diễn các vở như Đỉnh cao và vực thẳm (1989), Cơ đấm (1991), Thị trường trái tim (1993), Thoát vòng tục lụy (1994). Bà trở lại điện ảnh từ năm 1984 với những bộ phim Tình yêu và khoảng cách, Truyện cổ tích cho tuổi 17, Thời hiện tại, Gánh hàng hoa, Mối tình sau song sắt. Tuy nhiên những vai diễn này không vượt qua được đỉnh cao là Nhu trong Sao tháng Tám.
Ngoài công việc diễn xuất, bà còn là một giảng viên tham gia đào tạo các diễn viên truyền hình, phát thanh viên và MC.
5.NSƯT Thanh Loan
Dịp 30/4 hằng năm, các đài truyền hình thường phát lại bộ phim "Biệt động Sài Gòn" một phần vì yêu cầu của khán giả, một phần vì đây là bộ phim hay về đề tài này. Nổi bật trong phim là diễn viên điện ảnh Thanh Loan. Khán giả ít khi kêu chị bằng tên thật mà thường gọi là ni cô Huyền Trang.
Đó cũng là vai diễn ấn tượng nhất trong cuộc đời diễn viên của NSƯT Thanh Loan. Huyền Trang là nữ chiến sĩ biệt động thành phải khoác áo tu hành để dễ bề hoạt động, đồng thời cũng là người phụ nữ đa cảm yếu đuối khi ngỡ chồng - cũng là chiến sĩ biệt động thành (Hoàng Sơn) phụ bạc, theo cô gái đài các, sang trọng.
Với đôi mắt nhung, vẻ đẹp thánh thiện, đằm thắm, Thanh Loan được đạo diễn Long Vân chấm vai. Hồi ấy, chị đang là phát thanh viên của Truyền hình Công an nhân dân.
Là con gái Hàng Da, yêu thích sân khấu từ nhỏ do hồi bé hay vào rạp Hồng Hà xem, theo học tại trường Nghệ thuật quân đội, Thanh Loan trở thành diễn viên đoàn văn công quân đội. Ít ai ngờ cô thiếu nữ thị thành thùy mị ấy từng phục vụ văn nghệ tại tuyến lửa khu 4, đường 9 Nam Lào... Trước Biệt động Sài Gòn, chị đã góp mặt trong các phim Người về đồng cói, Bài ca ra trận…
Sau Biệt động Sài Gòn, Thanh Loan tham gia một số phim như: Phương án ba bông hồng, Nơi tình yêu đã chết… nhưng không có vai nào vượt qua được Huyền Trang. Chị cũng cho rằng mình không quen và không thích làm phim truyền hình vì tốc độ nhanh quá. “Nhưng quan trọng là không có đất diễn cho diễn viên phát huy”. Vì vắng mặt quá lâu trên màn ảnh, nên nhiều lần chị bị đồn là bị đánh ghen, tạt axít. Không những thế, còn mấy lần có tin đồn là chị... đã chết. Sự thực thì sau khi theo học nghề đạo diễn, chị không đóng phim nữa.
Ngoài 50 tuổi, lên chức bà rồi, nhưng Thanh Loan vẫn còn đẹp lắm. “Dẫu có tuổi, nhưng người phụ nữ nên dành thời gian tập luyện thể dục, thể thao, đơn giản như: đi bộ, chơi cầu lông, bơi… để giữ sức khỏe tốt, tiếp tục hoàn thành công việc của mình”. Chiều chiều, “ni cô” lại sắp xếp thời gian để lên sàn nhảy, không chỉ dìu dặt với vũ điệu cổ điển mà còn quyến rũ với những vũ điệu hiện đại.
6.NSƯT Phương Thanh
NSƯT Phương Thanh đoạt Bông Sen Vàng tại LHP quốc gia lần thứ 5 (1980) ở hạng mục Nữ diễn viên xuất sắc với vai Hiền “cá sấu” trong bộ phim Tội lỗi cuối cùng. Hiền “cá sấu” được đánh giá là vai diễn để đời của Phương Thanh. Trong cuộc đời nghệ thuật của mình, Phương Thanh luôn cần mẫn, chịu khó, chăm chỉ với từng vai diễn, dù chỉ là vai diễn nhỏ. Chị tham gia đóng nhiều phim truyền hình. Năm 2009, NSƯT Phương Thanh đã qua đời tại bệnh viện 108 sau 5 ngày hôn mê do tai biến mạch máu não.
7.NSƯT Thanh Quý
Bước vào điện ảnh từ năm 18 tuổi đến nay NSƯT Thanh Quý đã có khoảng 20 vai diễn trong 20 phim truyện nhựa, trong đó, vai diễn để lại nhiều ấn tượng nhất với khán giả là vai nữ chính trong phim Người đàn bà bị săn đuổi. Đã có thời, người ta đã gọi Thanh Quý với cái tên “người đàn bà bị săn đuổi” bởi sự thành công chị đã có được với bộ phim này. Thanh Quý có nhiều vai diễn đáng nhớ trong những bộ phim nhựa: Không có đường chân trời, Chuyện tình bên dòng sông, Chuyện tình trong ngõ hẹp, Ngõ hẹp, Tình yêu và khoảng cách…
Với vai diễn Ngân Hà trong bộ phim Tình yêu và khoảng cách (đạo diễn Đức Hoàn), NSƯT Thanh Quý đã được vinh danh tại LHP lần thứ 7 (1985) ở hạng mục dành cho nữ diễn viên xuất sắc.
Từ năm 2000 đến nay, Thanh Quý tham gia đóng nhiều phim truyền hình. Bộ phim truyền hình gần nhất Thanh Quý tham gia là phim Đầm lầy bạc (đạo diễn Bùi Quốc Việt).
8.Phi Nga
Phi Nga vốn là một diễn viên sân khấu nhưng bà lại có duyên với điện ảnh và nổi tiếng trên mảnh đất này. Bà được biết đến nhờ vai Hoài trong bộ phim kinh điển Chung một dòng sông. Đây là bộ phim truyện nhựa đầu tiên và là tác phẩm không thể không nhắc đến trong lịch sử điện ảnh Việt Nam .
Để có được vai diễn trên, Phi Nga đã vượt qua rất nhiều thử thách, đặc biệt là niềm tin đối với thành phần chủ chốt của đoàn phim. Vì Phi Nga xuất thân là diễn viên sân khấu nên khả năng ăn nhập với điện ảnh khá gian nan. Song bằng tình yêu mãnh liệt đối với vai Hoài cùng tài năng của mình, Phi Nga đã hoàn thành vai diễn rất ấn tượng.
Nhận xét về nữ diễn viên này, đạo diễn Hải Ninh từng nói: “Từ trước cách mạng, nước ta cũng đã có người đóng phim, chẳng hạn như Nguyễn Tuân trong phim Cánh đồng ma, nhưng phải đến Phi Nga trong Chung một dòng sông thì lần đầu tiên công chúng rộng rãi mới biết đến một diễn viên điện ảnh đích thực. Diễn xuất của Phi Nga ngay từ vai diễn đầu tiên đã rất “điện ảnh”, nghĩa là rất tự nhiên, giản dị, sống động. Một người chưa qua bất kỳ lớp đào tạo diễn xuất nào trong điện ảnh, làm được thế thực là rất đáng quý”.
Ngoài vai diễn xuất sắc trên, Phi Nga còn tham gia các phim Vật kỷ niệm, Trên vĩ tuyến 17, Rừng O Thắm, Vợ chồng Anh Lực, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm…
9.NSƯT Lê Vân
Đối với dân mộ điệu điện ảnh Việt Nam , NSƯT Lê Vân là diễn viên đẹp và tài năng bậc nhất thời kỳ phim đen trắng.
Với gương mặt đẹp và sáng cùng tài diễn xuất đa dạng, Lê Vân được các đạo diễn tin tưởng chọn lựa đóng các vai diễn lớn. Một trong số đó có đạo diễn Đặng Nhật Minh – tác giả của tác phẩm Bao giờ cho đến tháng Mười.
Với vai Duyên trong Bao giờ cho đến tháng Mười đã đem đến cho NSƯT Lê Vân giải Bông sen Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 7 năm 1985. Diễn xuất của Lê Vân trong bộ phim này được nhiều người yêu thích và ngợi ca. Ánh mắt khổ sầu của người phụ nữ mất chồng, hết lòng vì nhà chồng để nhận lấy đau thương cho riêng mình, Lê Vân khiến người xem thổn thức đến “nổi cả da gà”.
Ngoài vai diễn đình đám trên, NSƯT Lê Vân còn thành công với vai chị Dậu khổ cực trong tác phẩm cùng tên của đạo diễn NSND Phạm Văn Khoa. Người ta kể lại rằng, khi bắt đầu làm phim Chị Dậu, mặc dù mọi khâu đã hoàn tất nhưng vì chưa tìm được diễn viên ưng ý để vào vai chị Dậu nên 5-6 năm đạo diễn Phạm Văn Khoa vẫn kiên quyết không bấm máy cho đến khi gặp được nghệ sĩ Lê Vân. Và không phụ lòng tin của đạo diễn, Lê Vân đã hoàn thành vai diễn xuất sắc.
Bên cạnh hai vai diễn bất tử trong hai tác phẩm trên, NSƯT Lê Vân còn thành công trong các phim nổi tiếng Đêm hội Long Trì, Thương nhớ đồng quê…
10.NSƯT Minh Châu
Nữ diễn viên xinh đẹp Minh Châu là một gương mặt lớn của điện ảnh Việt Nam . Bà ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người hâm mộ với những vai diễn vô cùng cá tính trên màn ảnh.
Xem bà diễn, người ta có thể cảm nhận thấy tình yêu của bà dành cho điện ảnh rất sâu đậm. Có lẽ vì thế, vai diễn nào của NSƯT Minh Châu cũng đều có hồn, có chiều sâu và chất riêng.
Trong sự nghiệp diễn viên đình đám của mình, NSƯT Minh Châu thành công với nhiều dạng vai trên cả màn ảnh rộng lẫn màn ảnh nhỏ. Tuy nhiên, đỉnh cao trong nghề của bà phải kể đến thời kỳ phim đen trắng. Vào thời đó, Minh Châu nổi như cồn nhờ hóa thân xuất sắc vào các hai vai đã trở thành bất tử, trong hai phim Cô gái trên sông và Người đàn bà nghịch cát.
Vai cô gái điếm Nguyệt trong phim Cô gái trên sông đã trở thành bất tử trên màn ảnh Việt nhờ diễn xuất điêu luyện của NSƯT Minh Châu. Diễn xuất có hồn, khắc họa chân thực số phận trắc trở và gian truân của Nguyệt được nữ diễn viên xinh đẹp này hoàn thành xuất sắc. NSƯT Minh Châu đã được trao giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất LHP Việt Nam lần thứ 8 vào năm 1988 nhờ vai này.
2 năm sau đó, NSƯT Minh Châu lại được vinh danh lần thứ hai cùng hạng mục ấy tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 9 với vai Liên trong phim Người đàn bà nghịch cát của đạo diễn Đỗ Minh Tuấn. Đây cũng là vai diễn đỉnh cao trong sự nghiệp đầy vinh quang của NSƯT Minh Châu.
11.NSƯT Hoàng Cúc
Đã có thời, Hoàng Cúc là biểu tượng của màn ảnh Việt. Bắt đầu từ vai diễn Tám Bính trong bộ phim Bỉ vỏ, Hoàng Cúc trở thành ngôi sao vớivẻ đẹp kiêu sa và nụ cười nửa miệng. Diễn xuất của Hoàng Cúc đa dạng, sắc sảo,tinh tế. Hoàng Cúc đoạt Bông Sen Vàng tại LHP lần thứ 9 với vai Thủy trong phimTướng về hưu.
NSƯT Hoàng Cúc sớm dừng sự nghiệp đóng phim để tập trung cho niềm đam mê lớn trong đờichị đó là sân khấu. Hiện tại, NSƯT Hoàng Cúc là phó Giám đốc nhà hátkịch Hà Nội. Chị đã có thời gian dài chiến đấu với căn bệnh basedow.
12.NSƯT Chiều Xuân
NSƯT Chiều Xuân được trao Bông Sen Vàng cho nữ diễn viên xuất sắc nhất tại LHP lần thứ 11 (1996) với vai Na trong phim Người yêu đi lấy chồng.NSƯT Chiều Xuân còn có những vai diễn ấn tượng trong những bộ phim truyền hình. Không chỉ tham gia đóng phim, NSƯT Chiều Xuân còn tham gia học đạo diễn và đầu tư vào lĩnh vực sản xuất phim. Chị được đánh giá là một nhà làmphim năng động.
13.Đoàn
Mai Phương
Là diễn viên kịch nói, điện ảnh. Từng đóng các phim Lầm Lỡ, Biển Bờ,
Những Đứa Con Lạc Loài... và được chú ý trong chương trình “Chuyện trong nhà
ngoài phố” của Đài truyền hình TP.HCM thập niên 80. Hiện sống ở Mỹ.
14.Thanh Mai
Kết hợp với nhạc sĩ Quốc
Dũng để làm thành đôi song ca thành tượng của giới trẻ Sài Gòn thập niên 70.
Từng đóng phim. Hiện sống ở Mỹ.
15.Thúy
Lan
Là diễn viên điện ảnh, nghệ sĩ violoncell. Gương mặt điện ảnh thập niên 80.
Từng tham gia các phim Pho tượng, Vụ án Hồ Con Rùa... Là thân mẫu của nghệ sĩ
Bùi Công Duy.
16.Thúy
An
Là diễn viên điện ảnh .Từng gây ấn tượng với các vai diễn trong Mùa gió
chướng, Cánh đồng hoang, Biệt động Sài Gòn. Hiện sống ở Đức.
17.Băng Châu
Vào đầu thập niên 70, tại Sài Gòn có sự xuất hiện của một
khuôn mặt trẻ trung, còn mang dáng dấp một nữ sinh với những nét đẹp tươi sáng
mà nhu mì, rạng rỡ nhưng vẫn còn phảng phất hương lúa ngọt ngào của miền Tây
trù phú. Đó là nữ ca sĩ kiêm diễn viên điện ảnh và kịch nghệ, Băng Châu.
Cuộc đời của cô gái được mệnh danh “Người đẹp Tây Đô” đến
với nghệ thuật từ sự yêu thích văn chương qua những trang sách, trang vở học
trò...
Khi lên Sài Gòn, Băng Châu được nhạc sĩ Châu Kỳ mời xuất
hiện lần đầu tiên trong chương trình "Tiếng Thùy Dương" của ông với
nhạc phẩm "Nhớ nhau hoài" của Anh Việt Thu. Và khi đến chương trình
"Trường Sơn" của cố nhạc sĩ Duy Khánh thì mọi người đã nhiều về sự
xuất hiện của một người mới trong làng tân nhạc.
Năm 1971, tên tuổi của Băng Châu thật sự được nổi bật với
nhạc phẩm "Qua cơn mê" của nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân.
Bộ phim “Trần Thị Diễm Châu” vừa trình chiếu ở
Sài Gòn thì tên tuổi của Băng Châu đã trở nên quen thuộc trong giới trẻ đô
thành. Chính nhờ sự “chạm ngõ” đầy thuận lợi như vậy, điện ảnh đã mở rộng vòng
tay đón nhận “người đẹp Tây Đô”, cô được mời xuất hiện trong nhiều phim
khác như "Trường tôi", "Bốn thủy thủ sợ ma", "Năm vua
Hề về làng"... Và từ đó, tên tuổi Băng Châu lại nổi bật thêm trong lĩnh
vực điện ảnh.
Sau năm 1975, điện ảnh cách mạng đã góp phần cho Băng
Châu tạo được dấu ấn thật xuất sắc qua những vai diễn đa dạng trong các bộ
phim: Mối tình đầu (diễn
cùng Thế Anh, Như Quỳnh…), Giữa hai làn nước (diễn
cùng Nguyễn Chánh Tín)…Băng Châu vẫn tham gia ca hát, diễn kịch, cô là một ca
sĩ duyên dáng của đoàn kịch nói Bông Hồng. Nghe Băng Châu hát “Cuộc đời
vẫn đẹp sao” rất ấn tượng.
Băng Châu sang Mỹ và cư ngụ ở Utah trong ba tháng sau đó về
cư ngụ tại Nam Cali cho đến nay. Cô đã từng theo học ngành điện toán trong 3
năm trước đây vì cô không nghĩ rằng mình sẽ tiếp tục cuộc đời ca hát ở hải
ngoại. Ra hải ngoại, Băng Châu cũng vẫn hoạt động nghệ thuật trình diễn. Cô đã
cộng tác với các trung tâm băng nhạc như Thanh Lan, Thúy Anh, Làng Văn. Ba cuốn
băng nhạc của trung tâm Hạ Trắng dành riêng cho cô là “Lời này cho anh”, “Lời
cho người tình xa” và “Em”. Cô còn cộng tác với trung tâm băng hình Hải Đăng
qua vở hài kịch “Share phòng lộn - Share tình lầm” của Nguyễn Minh Phương với
Mai Lệ Huyền, Kim Xuyên Lan, Lucie Hương, Văn Chung, Hương Huyền, Linh Tuấn,
Bảo Hiền. Trong vở kịch này cô cắt tóc theo kiểu demi-garcon .
18.Túy Phượng
Nữ nghệ sĩ
Túy Phượng, ái nữ của cố nữ kịch sĩ Túy Hoa. Túy Phượng tên thật là Nguyễn Thị
Kim Phụng, sinh năm 1939 tại Bạc Liêu, cùng tuổi với các nữ tài tử: Thẩm Thúy
Hằng, Kiều Chinh, Kim Vui và nữ nghệ sĩ Bích Sơn.
Túy Phượng là con của Túy Hoa
nhưng được Anh Lân hết lòng thương yêu và bồi đắp trên bước đường nghệ thuật
trình diễn . Túy Phượng giống mẹ như đúc , nhưng nõn nà và bốc lửa hơn mẹ . Vóc
mình cô nhỏ nhắn, cân đối , tay chân xinh xắn . Khuôn mặt cô kết hợp bởi những
đường nét cong, mềm và thanh tú . Đó là một vẻ đẹp chanh cốm, mũm mĩm làm say
lòng người . Cô đoạt giải Hoa Hậu Đông phương trong đó có Kiều Chinh tham dự.
Sáng chói từ cuộc thi Hoa hậu
đông phương của hãng phim Đông Phương vào năm 1957, lúc cô vừa tròn 17
tuổi.Biệt danh “Hoa hậu Đông Phương” gắn liền với cô từ đó. Trong năm 1958, Túy
Phượng tham gia liên tục các phim như: vai Cúc trong “Tình quê ý nhạc” của hãng
Mỹ Vân, Công chúa trong ‘Thạch Sanh Lý Thông” của Văn Thế Phim, Thị Lụa trong
“Bích Câu Kỳ Ngộ” của hãng Alpha… Tuý Phượng đóng rất nhiều phim, trong đó có
phim hợp tác với điện ảnh Philippine như “Ánh sáng đô thành”
Túy Phượng được nghệ sĩ Bích
Thuận nhận làm mẹ đỡ đầu . Cô lại được nữ ca sĩ Mộc Lan luyện giọng . Giọng hát
của cô không có gì đặc biệt . Cô lại hát bằng cách phát âm người miền Nam như Túy
Hoa, Ngọc Hà . Tuy nhiên đây là một giọng có kỹ thuật cao, ngân nga rất vững .
Những bản slow chẳng hạn như bản Sương Thu của Văn Phụng được cô diễn tả rất
nghề, làm thỏa mãn khách sành điệu . Ở bản Mộng Đẹp Ngày Xanh của Hoàng Trọng,
dù gặp chỗ lên cao vượt ngoài âm vực của giọng hát cô, vậy mà cô hát vẫn không
gãy, vẫn ngọt ngào làm cho nhiều người thán phục . Cũng như giọng Mai Hương,
Hồng Phúc, giọng Túy Phượng không thích hợp với sân khấu mà chỉ thích hợp trên
làn sóng điện mà thôi. Nhưng khi cô xuất hiện trên sân khấu ,chính thân hình
nhỏ nhắn và bốc lửa, cùng khuôn mặt mũm mĩm của cô làm say khán thính giả nhiều
hơn là giọng hát Năm 1959, Sài Gòn xuất hiện phòng trà Hòa Bình. Túy
Phượng mặc chiếc robe bằng nhung đen xẻ đùi và hở ngực hở vai khá rộng .
Cô mang găng tay bằng nhung đen dài đến khuỷu tay, đeo những món nữ trang lấp
lánh và cài vương miện trên tóc . Cô hát bài “Mambo Italiano” bừng bừng phấn
khởi, như rải cơn bão lửa khắp phòng trà Hoà Bình . Về sau, khoảng 1961-63, Túy
Phượng xoay qua hát nhạc Twist và trở thành “Nữ Hoàng Nhạc Twist” . Nhưng cô
chỉ nổi tiếng trong một thời gian ngắn ở lĩnh vực mới này . Rất tiếc, Túy Phượng
có biệt tài trình diễn nhạc hay, nhưng khán thính giả chỉ say mê cô qua sắc đẹp
chói chang, qua những điệu hát nhún nhẩy mà không tìm được cái nội lực chân
truyền cùng kỹ thuật thâm hậu trong giọng hát của cô . Cho nên cô phải dùng
nhạc Twist để làm quỷ làm yêu, trổ nhiều quái chiêu để thu phục nhiêù khán giả .
Túy Phượng
đóng kịch rất hay . Sau khi Kim Cương, Vân Hùng và Túy Hồng tách rời khỏi ban
Dân Nam
thì cô thay thế Kim Cương thủ những vai thương cảm nòng cốt của vở kịch.
Tùng Lâm,
Túy Phượng và Tùng Giang hợp với nhau thành một ban hợp ca (nằm trong đoàn Dân
Nam) lấy tên là “ban tam ca Muôn Phương”, ăn mặc theo kiểu Nam Mỹ và hát
nhạc châu Mỹ La Tinh được dịch lời Việt. Nghệ sĩ Tùng Lâm chơi guitar, Tùng
Giang chơi congo ,
còn Túy Phượng lắc tamburan.
Sau năm
1975, Tuý Phượng vẫn tiếp tục con đường nghệ thuật trên sân khấu kịch “Tân Dân
Nam”, Tuý Phượng còn là ca sĩ, một thời nổi tiếng “Nữ hoàng Twist”, nên thời
điểm miền Nam giải phóng giọng ca của chị nổi bật trong các đoàn “Ca múa nhạc
Hậu Giang”, “Tiếng Ca Minh Hải” lưu diễn khắp miền đất nước. Tuý Phượng cũng là
1 giọng ca trình diễn ở sân khấu nhà hát Hoà Bình – Tp. HCM sớm nhất, cùng với
Cẩm Vân, Thu Cúc, Bảo Yến, Nhã Phương, Thanh Hoa, Hồng Hạnh.
Nụ cười của Tuý Phượng vẫn tròn
đầy, từ năm 1995, sau những ngày đau buồn chịu tang mẹ là NS Tuý Hoa, người ta
không thấy NS Tuý Phượng lưu diễn nữa. Chị vẫn hoạt động nhưng là nhận những vở
diễn trong các vở kịch video
Túy Phượng
qua đời tại TP HCM , ngày 13-11-2001. Đám tang của nữ nghệ sĩ Túy Phượng được
chồng chị đứng ra lo chu tất và hỏa thiêu ở Bình Hưng Hòa .
19.Phượng Mai
Phượng Mai là
cháu ngoại của nữ nghệ sĩ Cao Long Ngà của sân khấu hát bộ, cùng thời với Bà
Năm Sa Đéc.
Phượng Mai trả lời phỏng vấn :
- Từ lúc năm tuổi, tôi đã bước vào điện ảnh, chứ không phải sân khấu, tôi từ trong nòi bước ra, bên ngoại Cao, tức là bên với nghệ sĩ Kim Cương, người tôi gọi bằng dì. Các phim của Kim Cương đều cần một vai nhỏ, vai con bé, thì tôi là người đóng phim... Và vào nghề diễn phim năm 5 tuổi trong phim Ảo Ảnh của đạo diễn Lê Hoàng Hoa với nghệ sĩ Kim Cương. Năm 7 tuổi tôi đã được học về bộ môn Hồ Quảng, vì ngoại Cao thấy tôi có khiếu múa. Hai tuồng nằm lòng từ hồi nhỏ của tôi là Lương Sơn Bá và Trúc Anh Đài và Hoa Ngọc Lan. Khi tôi hát hai tuồng này ở nhà, thì ngoại Cao vì quen biết nhiều nghệ sĩ cổ nhạc, nên đã mời họ tới nghe, thì các cô bác đã đề nghị đưa tôi ra ngoài diễn cho công chúng nghe. Ngoại Cao đã đồng ý gởi tôi (7 tuổi) cho ông bầu Duy Ngọc đưa tiếng hát của tôi ra ánh sáng sân khấu. Danh hiệu "tiểu Lăng Ba" tên một cô đào Hồng Kông nổi tiếng thời đó, người cũng đã đóng vai Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài và Hoa Mộc Lan thời đó. Vì vậy, tôi đã được báo chí thời đó dành cho danh hiệu "siêu thần đồng Tiểu Lăng Ba".
- Khoảng 9, 10 tuổi, ông bà ngoại Cao có cho tôi đi học tân nhạc, một lò với Hương Lan và Quốc Anh,…thầy của tôi là nghệ sĩ Bảo Thu. Trước 75, đêm nào tôi cũng hát Hồ Quảng, như về tân nhạc tôi có khiếu và cũng được học. Do đó, tôi cũng đã hát tân nhạc ở các vũ trường. Nói chung, bên ngành cổ nhạc, tôi đã theo đuổi là chính trong nhiều năm ở ViệtNam . Cho tới
khi qua bên Mỹ, do điều kiện hát cổ nhạc không còn, nhờ có vốn tân nhạc sẵn,
nên tôi không có trở ngại gì khi trình diễn tân nhạc. Nói thêm một chút về sự
đóng góp trên sân khấu thời trước 75, thì tôi có tham gia vào các chương trình
Thép Súng, tổng động viên hay xây dựng nông thôn…về môn tân nhạc. Sau đó tôi có
đi công tác tiền đồn với các anh lính biệt động quân, và ca sĩ Hùng Cường là bố
nuôi của tôi. Tôi có hát chung với Phương Hồng Quế, Hương Lan, Trang Thanh Lan
để hát tân nhạc. Sự trở lại với cổ nhạc, là do "ngứa nghề". Tuy
nhiên, cổ nhạc cũng không có đất diễn, nên tôi vẫn phải hát tân nhạc. Sau khi
hết hợp đồng với TT Thúy Nga, tôi về Việt Nam để tham gia vào các hợp đồng
quay tuồng cổ của Tàu như Tam Quốc Chí. Chỉ có bên nhà mới đủ điều kiện để thực
hiện các sân khấu tuồng cổ. Đối với người hát cổ nhạc, giọng hát quan trọng
lắm. Vì ở độ tuổi như tôi, thì sức hát cũng không bao lâu nữa, còn bên tân
nhạc, thì dù lớn tuổi hơn một chút, vẫn có thể hát được…Do đó, tôi đã ký hợp
đồng ở Việt Nam thâu được khoảng 80, 90 tuồng.
Phượng Mai trả lời phỏng vấn :
- Từ lúc năm tuổi, tôi đã bước vào điện ảnh, chứ không phải sân khấu, tôi từ trong nòi bước ra, bên ngoại Cao, tức là bên với nghệ sĩ Kim Cương, người tôi gọi bằng dì. Các phim của Kim Cương đều cần một vai nhỏ, vai con bé, thì tôi là người đóng phim... Và vào nghề diễn phim năm 5 tuổi trong phim Ảo Ảnh của đạo diễn Lê Hoàng Hoa với nghệ sĩ Kim Cương. Năm 7 tuổi tôi đã được học về bộ môn Hồ Quảng, vì ngoại Cao thấy tôi có khiếu múa. Hai tuồng nằm lòng từ hồi nhỏ của tôi là Lương Sơn Bá và Trúc Anh Đài và Hoa Ngọc Lan. Khi tôi hát hai tuồng này ở nhà, thì ngoại Cao vì quen biết nhiều nghệ sĩ cổ nhạc, nên đã mời họ tới nghe, thì các cô bác đã đề nghị đưa tôi ra ngoài diễn cho công chúng nghe. Ngoại Cao đã đồng ý gởi tôi (7 tuổi) cho ông bầu Duy Ngọc đưa tiếng hát của tôi ra ánh sáng sân khấu. Danh hiệu "tiểu Lăng Ba" tên một cô đào Hồng Kông nổi tiếng thời đó, người cũng đã đóng vai Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài và Hoa Mộc Lan thời đó. Vì vậy, tôi đã được báo chí thời đó dành cho danh hiệu "siêu thần đồng Tiểu Lăng Ba".
- Khoảng 9, 10 tuổi, ông bà ngoại Cao có cho tôi đi học tân nhạc, một lò với Hương Lan và Quốc Anh,…thầy của tôi là nghệ sĩ Bảo Thu. Trước 75, đêm nào tôi cũng hát Hồ Quảng, như về tân nhạc tôi có khiếu và cũng được học. Do đó, tôi cũng đã hát tân nhạc ở các vũ trường. Nói chung, bên ngành cổ nhạc, tôi đã theo đuổi là chính trong nhiều năm ở Việt
20.Tô Kim Hồng
Là cô đào đẹp
nổi tiếng của sân khấu cải lương, Tô Kim Hồng đã ghi đậm dấu ấn trong lòng khán
giả. Đặc biệt, chị là một trong những nàng Điêu Thuyền từng sánh đôi với Lữ Bố
- cố NSND Phùng Há (vởPhụng
Nghi đình) - biểu diễn năm
1976 tại Hà Nội.
22.Ngọc Đan Thanh
Nữ nghệ sĩ Ngọc Đan Thanh là một nghệ sĩ có khả năng hoạt động đa dạng
trong số các nghệ sĩ cải lương tài danh định cư tại miền Nam Cali Hoa Kỳ. Nữ
nghệ sĩ Ngọc Đan Thanh học trường Quốc Gia Âm Nhạc Saigon, chuyên khoa cải
lương cùng lúc với các nghệ sĩ Kiều Phượng Loan, Tú Trinh. Khi lên năm thứ hai
khóa cải lương, Ngọc Đan Thanh đã cùng với các nữ nghệ sĩ Phương Ánh, Tú Trinh
được mời làm diễn viên của các Ban cải lương Phương Nam, ...
23.Bạch Lê
Nữ nghệ sĩ Bạch Lê là ái nữ của
NSND Thành Tôn, chị ruột của NSƯT Thành Lộc, Bạch Lựu, Bạch Lý, Bạch Long
Nữ nghệ sĩ
Bạch Lê được cha - NSND Thành Tôn trực tiếp truyền nghề, ngoài ra còn học ở mẹ
là nữ nghệ sĩ Quỳnh Mai (em của nghệ sĩ Minh Tơ, Khánh Hồng…) những kinh nghiệm
diễn xuất các vai đào. Thêm vào đó, Bạch Lê được đào luyện trong lớp Đồng ấu
Minh Tơ nên khi mới được 8 tuổi đã nổi danh trong vai Quách Hải Thọ vở Bao Công xử án Quách Hoè. Những năm 1960,
trên Sân khấu tuồng cổ Minh Tơ, Bạch Lê xuất hiện thật quyến rũ, lôi cuốn, mỗi
đêm chị hóa thân thành từng nhân vật khác nhau, khi thì là Thái hậu Ỷ Lan, cô
Đô đốc Bùi Thị Xuân, nàng sơn nữ A Li, cậu bé Trần Quốc Toản của sử thi Việt Nam.
Lúc lại là Thần nữ, Bàng Quý Phi, Điêu Thuyền, Lý Tiểu Oanh, Phan Kim Liên của
tuồng cổ Trung Quốc. Ở mỗi nhân vật, với giọng ca trong trẻo, đôi mắt to sáng
long lanh, gương mặt xinh đẹp, vũ đạo nhuần nhuyễn, chị đã khắc họa từng nhân
vật thật đậm nét, tạo dấu ấn không phai trong lòng khán giả ở các rạp Hào Huê,
Hưng Đạo, Quốc Thanh, Lao Động… Ngoài các vai đào võ, đào thương, đào lẳng, đào
độc… chị còn có khả năng diễn kịch trên Sân khấu Kim Cương, đặc biệt là chương
trình kịch Quê ngoại của cố nghệ sĩ Bắc Sơn trong vởBông lục bình, Chiếc sừng trâu... Cuối
năm 1967, Bạch Lê được các ký giả kịch trường đề cử tham dự tranh đoạt huy
chương vàng giải Thanh Tâm nhưng tình hình sau Tết Mậu Thân khiến cho ông
Trần Tấn Quốc, người chủ giải thưởng Thanh Tâm phải ngưng cuộc tuyển chọn và
trao giải. Tuy nhiên, với những vai diễn xuất sắc cũng như sự xuất hiện thường
xuyên trên màn ảnh nhỏ thời gian này, chị đã được báo chí ưu ái dành tặng cho
biệt danh Hồ Quảng chi bảo đồng thời nhận về chiếc huy chương
vàng giải Kim Khánh - diễn viên nữ hay nhất trong năm 1973 (một giải thưởng uy
tín thời đó, sau giải Thanh Tâm); năm 1974, Bạch Lê - Thanh Bạch đoạt huy
chương vàng đôi diễn viên xuất sắc nhất trong năm, bổ sung vào hành trang nghệ
thuật của mình. Sau năm 1975, Bạch Lê cùng chồng - nghệ sĩ Thanh Bạch sang Pháp
định cư. Thời gian đầu, họ gặp rất nhiều khó khăn, phải học Pháp ngữ để hội
nhập với xã hội mới, nhưng với quyết tâm cao, Bạch Lê đã ổn định được cuộc sống
và có nhiều hoạt động nghề nghiệp rất thuận lợi
24.Thanh Kim Huệ
Thanh Kim
Huệ là một nữ NSƯT thể loại chính là cải lương người Việt Nam sinh năm 1948. Năm 1972, Thanh
Kim Huệ nổi danh qua các đĩa vọng cổ Yêu Lầm, Biển Tình, Thà Như Giọt Mưa… Bầu
Long – Kim Chung bèn nâng Thanh Kim Huệ lên hát vai đào chính trong đoàn Kim
Chung 2. Thanh Kim Huệ đã thu đĩa, băng, đài truyền hình hơn 300 bài vọng cổ đủ
loại.
25.Bạch Tuyết
Bạch Tuyết (sinh năm 1945) là một nữ nghệ sĩ cải lương danh tiếng, được mệnh danh
là "Cải lương chi bảo". Bà cũng là Tiến sĩ Nghệ thuật Cải lương đầu
tiên của Việt Nam , được nhà
nước Việt Nam
tôn vinh danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.
Bà tên thật là Nguyễn Thị Bạch Tuyết, sinh 24 tháng 12 năm 1945 tại làng Khánh Bình, Châu Ðốc (nay
thuộc xã Khánh An, huyện An Phú), tỉnh An
Giang). Từ thuở còn đi học đã bộc lộ năng khiếu ca, ngâm, thường
được các thầy cô đưa lên trình diễn trong những đêm văn nghệ.
Mồ côi
mẹ năm 9 tuổi (1955), và bắt đầu đi hát ở những nhà hàng ca
nhạc bằng những bài tân nhạc như "Nắng đẹp miền Nam", "Làng
tôi", "Tiếng còi trong sương đêm"...
Cũng
như những bạn cùng lứa, Bạch Tuyết rất hâm mộ nghệ sĩ Thanh Nga… Trong một lần gặp gỡ, nghệ sĩ Thanh
Nga nhận xét rằng Bạch Tuyết rất có khiếu hát cải lương, lời khích lệ đó là một
trong những động lực đưa bà đến với nghiệp hát xướng.
Năm 1960,
Bạch Tuyết vào học trường nội trú, thời gian này bà giao du học hỏi với nhiều nghệ
sĩ, trong đó có soạn giả Điêu Huyền. Nhờ đó tên tuổi của bà dần được xuất hiện
trên các đài phát thanh, trên báo chí. Điêu Huyền nhận bà làm con nuôi, cho gia
nhập đoàn Kiên Giang, sự kiện này giúp đỡ bà rất nhiều trong bước đường sau này.
Năm 1961,
đoàn Kiên Giang diễn vở "Lá thắm chỉ hồng", cô đào chính tới trễ,
khiến Bạch Tuyết bất ngờ được giao vai cô lái đò Lệ Chi, diễn xuất của bà khiến
khán giả hết sức ngạc nhiên. Sau đó là những vở "Kiếp chồng chung",
"Suối mơ rền áo cưới"... Bà được Út Trà Ôn mời
về đoàn Thống Nhất, với vở "Tiếng hát Muồng Tênh", tên tuổi bà bắt
đầu nổi.
Cuối
năm 1962,
bà vào đoàn Bạch Vân. Năm sau được giải Thanh Tâm cho diễn viên triển vọng.
Năm 1964,
bà về hát cho đoàn Dạ Lý hương, hợp tác với các soạn giả danh tiếng bấy giờ là
Hà Triều - Hoa Phượng, tài năng của bà càng được khẳng định. Năm sau, vở
"Tần Nương Thất" đã mang lại cho bà huy chương vàng giải Thanh Tâm
cho nghệ sĩ xuất sắc.
Năm 1966, Hùng Cường gia nhập đoàn Dạ Lý hương, cùng với
Bạch Tuyết tạo thành 1 cặp đôi hoàn hảo trong mắt khán giả. Bà ở lại đoàn Dạ Lý
hương thêm 2 năm nữa.
Sau năm 1968,
tình hình chiến tranh lan rộng, bà ngừng hát một thời gian. Đến năm 1971, cùng
với Hùng Cường, mở gánh hát Hùng Cường - Bạch Tuyết (sau này đổi thành đoàn ca
kịch Bạch Tuyết), diễn các vở kinh điển như: "Trăng Thề Vườn Thúy”, “Má
Hồng Phận Bạc”, “Cung Thương sầu nguyệt hạ”. Gánh hát này được rất đông người
hâm mộ, tuy nhiên do không biết cách quản lý, sau 1 thời gian đã ngưng hoạt động.
Sau đó bà chuyển sang học Luật.
Năm 1985 (40 tuổi), Bạch Tuyết bước vào giảng
đường đại học và có được bằng Cử nhân Ngữ văn.
Năm 1988,
được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú, cũng năm
này bà tốt nghiệp khoa đạo diễn ở Viện hàn lâm Sân khấu và Điện ảnh tại Sofia - Bulgaria
Năm 1995,
bà bảo vệ luận án Tiến sĩ với đề tài "Sự thích nghi của nghệ thuật sân
khấu dân tộc cổ truyền của các quốc gia Đông Nam Á", trở thành tiến sĩ
nghệ thuật Cải lương đầu tiên của Việt Nam. Năm 2012, bà được Nhà nước phong
tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân ở lần xét duyệt thứ 7 (năm 2011)
26.Kim
Cương
Nghệ sỹ Kim Cương có tên họ đầy
đủ là Nguyễn Thị Kim Cương. Theo soạn giả Nguyễn Phương, bà sinh ngày 25 tháng 1 năm 1937,
tại Sài Gòn. Một số tài liệu ghi
năm sinh và nơi sinh của bà không thống nhất. Thân phụ của bà là ông Nguyễn Phước Cương, bầu gánh hát Đại
Phước Cương, và nghệ sĩ Bảy Nam.
Bà có người anh ruột là danh hề Ngọc Trai và em gái ruột tên là Kim Quang.
Sinh ra
trong gia đình nghệ thuật, bà cố, bà nội và cha ruột đều làm bầu gánh, bên mẹ
có 11 người cậu dì thì 4 người nổi danh là Năm Phỉ, Bảy Nam, Chín Bia, Mười
Truyền, bà đến với sân khấu từ lúc mới sinh được 10 ngày tuổi trong vai con của Quan Âm Thị Kính. Với "vai
diễn" đầu đời này, bà được vinh hạnh "diễn" trong dịp mừng thọ Thái
hậu Từ Cung với
"đạo cụ" là một bình sữa.
Sự nghiệp diễn xuất đến sớm, bà
nhanh chóng trở thành đào non trong đoàn Đại Phước Cương, cùng cha mẹ và các
thành viên trong đoàn đi lưu diễn khắp nơi. Vai diễn chính thức đầu tiên của bà
là vai Na
Tra trong vở "Na
Tra lóc thịt", do chính mẹ bà viết kịch bản.
Bà nổi
tiếng trong những vai kịch buồn rơi nước mắt hay những vai dí dỏm. Giữa thập
niên 1950, ký giả Nguyễn Ang Ca đặt biệt hiệu "kỳ nữ" cho bà, từ đó
dân chúng biết đến danh hiệu Kỳ nữ Kim Cương.
Bà từng
soạn nhiều kịch bản kịch nói với bút danh Hoàng Dũng, về sau từng đi tu nghiệp Bulgaria ngành đạo diễn.Ngoài ra, bà còn làm
Phó chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật, trẻ em khiếm thị, trẻ em mồ côi Thành phố Hồ Chí
Minh. Bà cũng là một Phật tử với pháp danh Từ Huệ.
27.Diệu Hiền
Nữ nghệ sĩ
Diệu Hiền sanh năm 1943, con nhà nghèo, thích cải lương từ thơ ấu, đã bỏ nhà
theo đoàn hát để học hát, nhờ có giọng ca thật khoẻ, trong suốt và ngân vang,
Diệu Hiền được ông thầy Hoàng Nở hết lòng dạy ca nhiều bài bản cổ nhạc.
Năm 16 tuổi Diệu Hiền đã chia hát vai đào chánh với nữ nghệ sĩ Trương Ánh Loan trên sân khấu đoàn hát Hoa Anh Đào Kim Chưởng, cô đã hát chánh qua các tuồng Mặt Trời Đêm, Người Nhện Xám, Kim Long Thần Chưởng, Thoại Khanh Châu Tuấn. Sau đó nữ nghệ sĩ Diệu Hiền được ký hợp đồng thủ vai đào chánh trong đoàn hát Hoa Sen của ông bầu Bảy Cao.
Năm 1961, Nữ nghệ sĩ Diệu Hiền được mời đóng chánh trong đoàn hát Thống Nhứt của ông Bầu kiêm danh ca Út Trà Ôn, cùng hát chung sân khấu Thống Nhứt với các nghệ sĩ Hoàng Giang, Tấn Tài, Như Ngọc, Út Hậu, Hoàng Long, Kim Ngọc… Cô đã hát qua các tuồng Nước Mắt Em là Bể Oan Cừu, Võ Tòng Sát Tẩu, Thần Nữ Dâng Ngũ Linh Kỳ, …
Tại sân khấu Thống Nhứt của ông vua vọng cổ Út Trà Ôn, hai giọng ca vọng cổ trẻ nhiều triển vọng nhất lúc đó là Út Hậu và Diệu Hiền đã góp phần thu hút khách mộ điệu không ít cho sân khấu của ông bầu Út Trà Ôn. Giới ký giả kịch trường tiên đoán Út Hậu sẽ nối nghiệp Út Trà Ôn và Diệu HIền sẽ theo bước chân đăng quang của nữ danh ca Út Bạch Lan.
Nhưng đoàn hát Thống Nhứt của hai ông bầu Út Trà Ôn và Hoàng Giang chỉ thọ được hai năm thì rã gánh. Nữ nghệ sĩ Diệu Hiền và Út Hậu được ông bầu Long Kim Chung mời về hát trong các đoàn hát Kim Chung, cả hai cùng nổi danh trong nhiều tuồng như Bên Cầu Vọng Thê, Nhạn Về Xóm Liểu, Mắt em là Bể Oan Cừu, Áo Vũ Cơ Hàn, Nắng Thu về Ngõ Trúc, Mây Chiều Phú Sĩ Sơn…
Năm 16 tuổi Diệu Hiền đã chia hát vai đào chánh với nữ nghệ sĩ Trương Ánh Loan trên sân khấu đoàn hát Hoa Anh Đào Kim Chưởng, cô đã hát chánh qua các tuồng Mặt Trời Đêm, Người Nhện Xám, Kim Long Thần Chưởng, Thoại Khanh Châu Tuấn. Sau đó nữ nghệ sĩ Diệu Hiền được ký hợp đồng thủ vai đào chánh trong đoàn hát Hoa Sen của ông bầu Bảy Cao.
Năm 1961, Nữ nghệ sĩ Diệu Hiền được mời đóng chánh trong đoàn hát Thống Nhứt của ông Bầu kiêm danh ca Út Trà Ôn, cùng hát chung sân khấu Thống Nhứt với các nghệ sĩ Hoàng Giang, Tấn Tài, Như Ngọc, Út Hậu, Hoàng Long, Kim Ngọc… Cô đã hát qua các tuồng Nước Mắt Em là Bể Oan Cừu, Võ Tòng Sát Tẩu, Thần Nữ Dâng Ngũ Linh Kỳ, …
Tại sân khấu Thống Nhứt của ông vua vọng cổ Út Trà Ôn, hai giọng ca vọng cổ trẻ nhiều triển vọng nhất lúc đó là Út Hậu và Diệu Hiền đã góp phần thu hút khách mộ điệu không ít cho sân khấu của ông bầu Út Trà Ôn. Giới ký giả kịch trường tiên đoán Út Hậu sẽ nối nghiệp Út Trà Ôn và Diệu HIền sẽ theo bước chân đăng quang của nữ danh ca Út Bạch Lan.
Nhưng đoàn hát Thống Nhứt của hai ông bầu Út Trà Ôn và Hoàng Giang chỉ thọ được hai năm thì rã gánh. Nữ nghệ sĩ Diệu Hiền và Út Hậu được ông bầu Long Kim Chung mời về hát trong các đoàn hát Kim Chung, cả hai cùng nổi danh trong nhiều tuồng như Bên Cầu Vọng Thê, Nhạn Về Xóm Liểu, Mắt em là Bể Oan Cừu, Áo Vũ Cơ Hàn, Nắng Thu về Ngõ Trúc, Mây Chiều Phú Sĩ Sơn…
Nữ nghệ sĩ
Diệu Hiền và nghệ sĩ Út Hậu yêu nhau từ khi cả hai cùng ở đoàn hát Kim Chung và
đã có với nhau năm con, ba trai hai gái nhưng hạnh phúc gia đình của cô không
được trọn vẹn vì tánh tình Diệu Hiền và Út Hậu không hòa hợp nhau, ý hướng xây
dựng sự nghiệp sân khấu cũng khác nhau nên khi Út Hậu theo đoàn hát Kim Chung 6
đi lưu diễn biền biệt ở miền Trung thì nghệ sĩ Diệu Hiền đi đoàn hát Tấn Tài
lưu diễn Đà Nẵng rồi về miền Hậu Giang, hai vợ chồng xa nhau mỗi người một ngã.
Khoảng đầu thập niên 80, ngôi sao sân khấu Diệu Hiền rực sáng qua các vai tuồng đào võ. Đó là vở Nhụy Kiều Tướng Quân, Diệu Hiền trong vai nữ tướng Triệu Thị Trinh và nghệ sĩ Hoài Thanh trong vai tướng quân Lệ Minh.
Giọng ca của Diệu Hiền khoẻ khoắn, dũng mạnh, ngân vang nhưng khi vào những lớp hát tình cảm thì giọng ca đó trở thành mượt mà, thấm sâu vào lòng khán giả. Với vai Nhụy Kiều Tướng quân Triệu Thị Trinh, Diệu Hiền đã làm cho khán giả rơi lệ thương cảm qua ba câu vọng cổ tuyệt vời khi Triệu Thị Trinh rót rượu tế sống chồng là tướng Lê Minh trước khi tiển Lê Minh đi vào trận chiến mà chuyến đi đó, Lê Minh và Triệu Thị Trinh đều thấy cái chết cầm chắc trong tay.
Ở lớp diễn khác, khi Diệu Hiền - Triệu Thị Trinh quỳ xuống lạy xác chồng ba lạy, ca ba câu vọng cổ, bộc lộ được cái khốc liệt trong chiến tranh và tình người, khiến cho khán giả vô cùng xúc động trước tình nhà nợ nước của các nhân vật anh hùng vị nước vong thân.
Sau năm 1975, Diệu Hiền đi hát cho các đoàn hát ở Hậu Giang.
Khoảng đầu thập niên 80, ngôi sao sân khấu Diệu Hiền rực sáng qua các vai tuồng đào võ. Đó là vở Nhụy Kiều Tướng Quân, Diệu Hiền trong vai nữ tướng Triệu Thị Trinh và nghệ sĩ Hoài Thanh trong vai tướng quân Lệ Minh.
Giọng ca của Diệu Hiền khoẻ khoắn, dũng mạnh, ngân vang nhưng khi vào những lớp hát tình cảm thì giọng ca đó trở thành mượt mà, thấm sâu vào lòng khán giả. Với vai Nhụy Kiều Tướng quân Triệu Thị Trinh, Diệu Hiền đã làm cho khán giả rơi lệ thương cảm qua ba câu vọng cổ tuyệt vời khi Triệu Thị Trinh rót rượu tế sống chồng là tướng Lê Minh trước khi tiển Lê Minh đi vào trận chiến mà chuyến đi đó, Lê Minh và Triệu Thị Trinh đều thấy cái chết cầm chắc trong tay.
Ở lớp diễn khác, khi Diệu Hiền - Triệu Thị Trinh quỳ xuống lạy xác chồng ba lạy, ca ba câu vọng cổ, bộc lộ được cái khốc liệt trong chiến tranh và tình người, khiến cho khán giả vô cùng xúc động trước tình nhà nợ nước của các nhân vật anh hùng vị nước vong thân.
Sau năm 1975, Diệu Hiền đi hát cho các đoàn hát ở Hậu Giang.
28.Lệ Thủy
Bà tên thật là Dương Thị Lệ Thủy, về sau đổi thành Trần Thị Lệ Thủy, sinh ngày 20 tháng 5 năm 1948,
trong một gia đình nông dân nghèo tại làng Đông Thành, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Gia đình bà có 8 chị em, trong đó
bà là chị cả.
Do cuộc
sống khó khăn, từ nhỏ, bà đã theo gia đình lên Sài Gòn để mưu sinh. Năm lên 10 tuổi, một nghệ
sĩ nghiệp dư là Tư Long làm ở ban văn nghệ xóm bên tình cờ nghe bà ca vọng cổ,
đã mời bà tham gia và gửi theo học ca cổ với thầy Năm Truyền làm thợ hớt tóc ở
Khánh Hội. Sau đó Lệ Thủy được gửi sang học bài bản cải lương 3 Nam , 6 Bắc với
nhạc sĩ Tám Đen. Lúc đó các em của Lệ Thủy liên tục đau ốm, gia đình nợ nần tứ
phía. Không tiếp tục đến trường được do không có khai sinh, Lệ Thủy đã phải làm
việc sớm để phụ giúp gia đình và quyết định xin đi theo làm việc ở gánh Trâm
Vàng (ở TP. Biên Hòa -
tỉnh Đồng Nai) để đỡ gánh nặng cho ba má.
Với bài
ca cổ "Cô gái bán đèn hoa giấy",
đầu tiên qua việc ngâm thơ hậu trường, đóng những vai kép con trên sân khấu...
13 tuổi, Lệ Thủy thế vai kép con trên đoàn Trâm Vàng, 14 tuổi Lệ Thủy đóng các
vai đào nhì. Một thời gian sau, Lệ Thủy rời Trâm Vàng để về Công ty Kim Chung
của ông bầu Trần Viết Long, một đại bang có 7 đoàn hát. Tại sân khấu này Lệ
Thủy đã được soạn giả Ngọc Văn nhận làm con nuôi, ông viết nhiều kịch bản đưa
Lệ Thủy vào đóng từ vai phụ cho đến vai chính.
Sau
những bước đi đầu tiên tạo được ấn tượng, ông bầu Trần Viết Long lập đoàn Kim
Chung 3. Lệ Thủy chuyển sang đây diễn chung với nghệ sĩ Thanh Hải trong vở
"Bẽ bàng duyên mới" của soạn giả Ngọc Văn. Tên tuổi của Lệ Thủy bắt
đầu nổi lên, trở thành cô đào chính sáng giá lúc vừa tròn 15 tuổi.
Sau đó
Lệ Thủy hát ở đòan Kim Chung 5, tại đây Lệ Thủy đóng cặp với nam nghệ sĩ Minh Phụng tạo
thành một cặp đào - kép ăn ý, được báo chí thời đó phong tặng là cặp Bão
biển vì mang lại doanh thu
cao cho đoàn qua các vở Xin một lần yêu nhau, Đêm
lạnh chùa hoang, Kiếp nào có yêu nhau,...
Năm
1975, Lệ Thủy gắn bó với Đoàn văn công TP. Hồ Chí Minh qua các vở diễn Cây
sầu riêng trổ bông, Tiếng sóng Rạch Gầm, Khi
bình minh trở lại,...
Tháng 2
năm 1984, nghệ sĩ Lệ Thủy được vinh dự tham gia Đoàn nghệ sĩ lưu diễn Tây Âu
cùng với nghệ sĩ Bạch Tuyết, Diệp Lang,
Ngọc Giàu, Minh Vương,....với các vở diễn Đời
cô Lựu, Câu thơ yên ngựa,.. Báo chí thời đó
gọi là đem chuông đi đánh xứ ngườiđầu tiên sau ngày miền Nam thống nhất.
Sau chuyến đi về các nghệ sĩ trong đoàn đã hợp lại và thành lập nên Đòan nghệ
thuật 2-84. Vở tuồng Tô Ánh Nguyệt và Đời cô Lựu là hai vở tuồng khai trương
cho đoàn 2-84. Ở sân khấu này, nghệ sĩ Lệ Thủy đã làm say đắm bao khán giả qua
các vở tuồng Tô Ánh Nguyệt, Áo
cưới trước cổng chùa, Trắng hoa mai, Kiếp
chồng chung, Lôi vũ,...
Những
năm đầu 1990s Lệ Thủy chủ yếu hoạt động ở lĩnh vực video cải lương. Một số vở
cải lương từng gắn với tên tuổi nghệ sĩ Lệ Thủy khi hát ở đoàn Kim Chung 5
trước năm 1975 cũng được quay video như Đêm lạnh chùa hoang, Tây
Thi, Máu nhuộm sân chùa, Kiếp
nào có yêu nhau, Băng Tuyền nữ chúa,....Những năm sau
1990s, nghệ sĩ Lệ Thủy đi lưu diễn thường xuyên ở các tỉnh miền Tây, các vùng
sâu, đem tiếng hát của mình gần hơn với khán giả nông thôn.
Sân
khấu cải lương ngày càng gặp nhiều khó khăn. Nghệ sĩ Lệ Thủy cùng với nghệ sĩ
Diệp Lang và Minh Vương đã
thành lập chương trình "Những dấu ấn không phai" trực thuộc Nhà hát
Trần Hữu Trang quy tụ các nghệ sĩ U50. U60 tham gia biểu diễn các vở tuồng kinh
điển ngày xưa. Một số vở diễn của chương trình như Giẫc
mộng đêm xuân, Tình mẫu tử, Một
ngày làm vua, Đêm giao thừa,... Năm 2008, chương
trình được hoạt động với tên gọi là nhóm xã hội hóa "Sân khấu vàng"
trực thuộc Nhà hát Trần Hữu Trang nhằm tập hợp các nghệ sĩ tham gia biểu diễn
đồng thời doanh thu từ chương trình dành vào cho hoạt động xây tặng nhà tình
thương. Đến nay, "Sân khấu vàng" do Lệ Thủy và Minh Vương thành lập
đã dựng các vở diễn như Sông dài, Lá
sầu riêng,Một ông hai bà, Đêm
lạnh chùa hoang,... và đã trao tặng hơn 30 căn nhà tình thương cho các
gia đình khó khăn.
Hiện
tại, nghệ sĩ Lệ Thủy vẫn cộng tác thường xuyên với Nhà hát Trần Hữu Trang trong
những chương trình biểu diễn phục vụ công chúng và tham gia đi show ở các tỉnh.
29.Mỹ Châu
Nghệ sĩ Mỹ Châu sinh ngày 21 tháng 8 năm 1950 tại Thủ Thừa, Long An, là con út trong một gia đình có 4 người con.
Cô là một Nghệ sĩ Ưu tú của nghệ thuật cải lương
Việt Nam .
Cô từng được mệnh danh là ngôi sao của thế hệ vàng cải lươngViệt Nam cùng thời với Bạch Tuyết,
Lệ Thủy, Ngọc Giàu, Minh Vương, Minh Phụng..Cô nổi tiếng có một giọng nữ trầm
đặc biệt, và một sở trường đặc biệt là ca dây kép. Nhờ vậy, mà tên cô đã được
dùng đặt tên cho một dây đàn cổ gọi là "dây Mỹ Châu".
30.Ngọc Giàu
Nghệ sĩ nhân dân Ngọc Giàu tên khai sinh
là Phong Thị Ngọc Giàu, sinh
năm 1945, trong một gia đình lao động nghèo ở Thủ
Thiêm (nay làQuận
2, Thành phố Hồ Chí Minh).
Ký ức tuổi thơ của Nghệ sĩ Nhân
dân Ngọc Giàu là những chuỗi ngày bần hàn, cơ cực, nhưng Ngọc Giàu lại rất mê
ca hát. Ngoài giờ học, những lúc rảnh rỗi bà thường học hát qua đài. Rồi bà vừa
học vừa làm thuê trong gánh hát Kim Phụng. Tại đây, bà được học múa ươm tơ, múa
cấy lúa, được làm tỳ nữ trên sân khấu.
Nhờ có
giọng hát trời phú nên tuồng hát nào bà cũng được tham gia hát một câu vọng cổ,
hoặc những vai diễn có sự xuất hiện rất ít trên sân khấu. Ở đoàn hát Kim Phụng
được một thời gian, Ngọc Giàu cùng anh trai được giới thiệu vào Đoàn Sơn Đông
mãi võ.
Một năm
sau, lúc đó bà 12 tuổi, bà được nhận vào gánh hát Mai Lan Phương - Ngọc Chiểu
và chỉ làm tỳ nữ, rồi ngâm thơ hậu trường. Đến khi về đoàn Ngọc Kiều của Hoàng
Kinh - Ngọc Đáng (năm bà tròn 13 tuổi) thì được đóng những vai đào nhì, sau 2
tháng được nâng lên đào chính. Một lần cùng đoàn đi diễn ở Quảng Ngãi, đoàn
Ngọc Kiều diễn vở Đôi mắt giai nhân. Trong số khán giả đến xem đêm diễn ấy có
bà bầu của đoàn Kim Chưởng nên bà đã được mời về làm diễn viên
của đoàn Kim Chưởng.
Sau hơn
một năm cùng đoàn đi lưu diễn khắp các tỉnh từ miền Trung đến miền Tây.
Năm 1958, về đến Sài Gòn,
Ngọc Giàu được chủ rạp hát Hưng Đạo mời
dự lễ khai trương, đồng thời tham gia vai đào chính trong vở Hai cánh én đầu
xuân, đóng cặp cùng nam diễn viên tài danh Minh Chí.
Sau lần diễn đó, Nghệ sĩ Minh Chí đã đưa bà đi giới thiệu với các hãng
băng đĩa ở Sài Gòn.
Chủ hãng Asia,
một hãng đĩa lớn ở Sài Gòn,
sau khi nghe cô bé 14 tuổi ngâm thơ và hát thử đã ký hợp đồng dài hạn.
Hai năm
sau, bà được soạn giả Hà Triều - Hoa Phượng ở
đoàn hát Thanh Minh - Thanh Nga mời
về đoàn. Từ đó tên tuổi của Ngọc Giàu ngày càng được đông đảo khán giả cải
lương ở khắp các tỉnh, thành miền Nam mến mộ. Với những thành công
qua nhiều vai diễn, đặc biệt là vai đào chính Điêu Thuyền, bà được trao giải Thanh Tâm vào
đầu năm 1960. Năm 1967, bà lại vinh dự đón nhận giải thưởng Thanh Tâm.
Ở đoàn Thanh Minh - Thanh Nga, Ngọc Giàu có cơ hội hóa thân vào
nhiều vai diễn từ đào mùi, đào mụ, đào lẳng, đào võ, đến những vai giả lão, giả
trai, và cả những vai... con nít, bà già.
Năm 1960, bà nhận giải thưởng
Thanh Tâm (vai Điêu Thuyền)
Năm
1979, khi mới 34 tuổi, bà đã được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.
Năm
1995, bà được trao Giải thưởng Mai Vàng lần thứ 1.
Năm
2003, bà đoạt giải thưởng Diễn viên được yêu thích nhất trong Gala cười 2003.
Năm
2012, bà được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân ở lần xét thứ 7 - năm 2011.
Cho tới
nay, hơn 40 năm gắn bó với nghệ thuật, và là nghệ sĩ, người thày mẫu mực của
Nhà hát Trần Hữu Trang, nghệ sĩ Ngọc Giàu đã có hơn 100 vai diễn trên sân khấu
cải lương, khoảng 50 vở kịch, hàng chục phim truyện nhựa, video, tấu hài.
31.Hồng Vân
Tên đầy đủ là Ngô Đặng Hồng Vân, sinh
ngày 26 tháng 5 năm 1966) là một diễn viên, đạo diễn sân khấu người Việt Nam .
Quê chị ở xã Châu Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.[2] Từ năm 1989 đến năm 2000,
chị là diễn viên Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 2001,
chị là diễn viên, đạo diễn đồng thời là Giám đốc Công ty Cổ phần Sân khấu Điện
ảnh Vân Tuấn.[2] Hồng Vân cũng là bầu sô
của Sân khấu kịch Phú Nhuận tại thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2012, chị
được công nhận là Nghệ sĩ Nhân dân.
32.Thanh Thủy,
Tên thật Huỳnh Thị Thanh Thủy (sinh
ngày 24 tháng 9 năm 1963) là một diễn viên hài, diễn
viên kịch, diễn viên điện ảnh, người dẫn chương trình và đạo diễn sân khấu nổi
tiếng của miền Nam Việt
Nam. Chị từng đoạt bốn giải Mai Vàng của báo Người lao động và nhiều giải thưởng khác. Mặc dù được
đào tạo chính quy ngành đạo diễn tại Trường Nghệ thuật Sân khấu 2, Thanh Thủy
lại nổi tiếng với vai trò diễn viên. Thanh Thủy có khả năng diễn xuất đa dạng
từ bi đến hài và được mệnh danh là "nghệ sĩ của muôn mặt". Chị phần
nhiều tham gia diễn xuất kịch nói tại sân khấu IDECAF,
5B Võ Văn Tần, Nụ Cười Mới,... cũng như tham gia các phim truyền hình và các vở
kịch truyền hình ngắn, cũng như là một MC trong loạt kịch thiếu nhi Ngày Xửa
Ngày Xưa trên HTV7.
Khoảng
10 năm trở lại đây, người ta nhớ đến Thanh Thủy với những vai nhiều sức nặng về
tâm lý, đòi hỏi ở diễn viên cả kỹ năng cũng như sự trải nghiệm sâu sắc trong
cuộc sống đời thường.
33.Hồng Đào
Tên thật là Nguyễn Thị Hồng Đào, sinh ngày 25/9/1962. Bố mẹ là người Bắc nhưng
sinh cô ở Buôn Mê Thuột. Cả Quang
Minh và Hồng Đào đều là học sinh trường Nghệ thuật Sân khấu 2.
Cô được
biết đến như là một trong những nghệ sĩ kịch thuộc thế hệ vàng của TP. Hồ Chí Minh vào thập niên 90 bên cạnh những tên
tuổi như Thành Lộc, Hồng Vân lúc
bấy giờ.
Năm
1994, sang định cư tại Bắc California theo diện HO.
34.Thanh
Thanh Tâm
Tài sắc vẹn toàn, con nhà nòi thừa
hưởng tinh hoa của thế hệ trước, Thanh Thanh Tâm hợp cùng thế hệ nghệ sĩ thứ ba
tài năng như Vũ Linh, Kim Tử Long, Linh Tâm, Châu Thanh, Cẩm Thu, Tài Linh,
Phương Hồng Thuỷ, Thoại Mỹ, Phượng Hằng, Phượng Loan, Thanh Hằng, Thanh Ngân,…
đã làm rạng rỡ nghệ thuật cải lương cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21. Hào quang
trên sân khấu nhưng chị lại gặp nhiều trắc trở trong đời thường. Oái ăm hơn,
không thể sống nổi bằng nghề, chị cũng như nhiều nghệ sĩ khác phải lao vào
thương trường mưu sinh để được tiếp tục gắn bó với nghiệp tổ truyền.
Nối gót bà nội Phùng Há và các nghệ sĩ đi trước, Nghệ sĩ
ưu tú Thanh Thanh Tâm thường xuyên tham gia công tác từ thiện.
35.Phương
Hồng Thuỷ
NSƯT Phương Hồng Thuỷ tên thật là Đinh Hồng Đào, sinh năm
1960 tại Đồng Nai. 12 tuổi cô đã được gửi vào trường quốc gia Kịch nghệ học hát
bội. Với năng khiếu sẵn có, cộng với sự siêng năng học hỏi và lòng yêu nghề,
ngoài những vai diễn được khán giả yêu thích, cô còn đoạt được huy chương vàng
hội diễn Sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc năm 1990 trong vở Ai giết
nàng Kiều và Lời ru của biển; năm 1991, cô được trao huy chương vàng Trần Hữu
Trang (đây cũng là năm đầu tiên của giải này); năm 1997, cô được nhận danh hiệu
NSƯT. Năm 1998, vai Cầm Thanh trong vở Cô đào hát của cô đoạt huy chương vàng
liên hoan Sân khấu mùa thu năm 1998 và Giải Mai Vàng của báo Người Lao Động…
Nhắc đến cái tên Phương Hồng Thuỷ, khán giả mộ điệu cải
lương hẳn sẽ nhớ ngay đến hình ảnh của một cô đào thương trong nhiều vai diễn,
bài vọng cổ, từng lấy đi không ít nước mắt người xem: Ai giết nàng Kiều, Cô đào
hát, Hàn Mạc Tử, Sông dài, Lan và Điệp, Lời ru của biển, Lá trầu xanh (bài vọng
cổ)... Cô có một giọng ca ngọt ngào, lảnh lót tự nhiên và cách diễn xuất chân
phương, giản dị.
Có ai đó đã gọi Phương Hồng Thuỷ là "giọng hát ứa
lệ", ngẫm kỹ cũng không sai, bởi với chất giọng trời phú và những truân
chuyên, khổ hạnh trải qua trong đời thường đã khiến giọng hát của Phương Hồng
Thuỷ mỗi khi cất lên lời ca buồn đều như hoà lẫn nước mắt, tự nhiên như thể cô
không cần phải diễn. Có lẽ chính vì vậy mà khán giả cải lương luôn cảm nhận
được nỗi đau của những nhân vật Phương Hồng Thuỷ thể hiện, không gai góc, khốc
liệt nhưng thấm sâu, đầy tràn, để lại trong lòng người xem những rung cảm mãnh
liệt.
36.Thọai Miêu
Gốc gác của NS Thọai
Miêu là ở Quảng Nam
– Đà Nẵng, nhưng sinh ra (1953) và lớn lên ở SG.
Thuở ấy phụ mẫu của chị rời quê quán
trước năm 1950 vào SG lập nghiệp. Không ai là họ hàng ở SG lúc bấy giờ, nhưng
cha mẹ chị sống có tình có nghĩa, nên bà con lối xóm thương mến. Ông bà được
một phụ nữ nhận làm má nuôi, tức Thọai Miêu gọi bà ấy là bà nội nuôi.
Những
ngày đầu giải phóng năm 1975, Sài Gòn từng bước ổn định trật tự xã lại hội, các
đơn vị nghệ thuật được củng cố và sắp xếp lại đi vào hoạt động; những nghệ sĩ
hoạt động tự do trước đây được đăng ký lại với ngành VHTT, để sau đó bố trí
biên chế đơn vị theo khả năng chuyên môn của từng nghệ sĩ.
Nhận được thông tin này từ bạn bè, Ngọc Hoa liền đăng ký xin đi hát, rồi chị về nhà nói “láu” với bà nội là “nếu biết nghề mà không đi hát để phục vụ nhân dân thì sẽ bị Cách mạng phê bình, khiển trách...”. Nhiều bà lão thời đó đâu rành “mô, tê” gì, nói Cách mạng phê bình, khiển trách thì sợ... Nên khi hay tin Ngọc Hoa đã đăng ký, bà không do dự gì nữa mà còn lại hối thúc Ngọc Hoa, “Thôi, lo sửa soạn đồ đạc xin đi hát đi con” (!). Lúc đó, Ngọc Hoa trong lòng mừng như mở hội, vừa vui vừa tức cười: một là thực hiện được ước mơ, hai là đã “chiến thắng” được bà nội.
Sau đó, Ngọc Hoa được cấp trên quyết định đưa chị về làm diễn viên dự bị đoàn Cải lương Sài Gòn ll. Lúc đó lực lượng diễn viên Sài Gòn ll rất hùng hậu, là những Lệ thủy, Thanh tuấn, Diệp Lang, Giang Châu; kế đó có Ngọc Bích, Mỹ Châu, Tuấn Thanh... Ngọc Hoa và Đỗ Quyên cùng về Sài Gòn ll một lúc, suốt 4 tháng trời mà hai người vẫn chưa có vai, hàng đêm chỉ ngôi bên cánh gà xem đồng nghiệp đàn anh đàn chị diễn. Trong 4 vở được dựng trong thời gian này là Lỡ bước sang ngang, ánh lửa rùng khuya, Khách sạn hào hoa, Tìm lại cuộc đò, Ngọc Hoa và Đỗ Quyên vẫn chưa chen chân vào được một vai nào, dù là vai nhỏ.
Cuối năm 1975, Đoàn Văn công Giải phóng (TP. HCM) ra đời, với lực lượng diễn viên hùng hậu từ ba nguồn sát nhập: các nghệ sĩ ngoài Bắc về, nghệ sĩ trong chiến khu ra và nghệ sĩ Sài gòn tại chỗ như những Thanh Hùng, Ngọc Hoa, Quốc Hùng, Tứ Đại, Thanh Hồng, Ngọc Hồng, Hữu Phước, Chí Tâm, Hương Lan, Thanh Liễu, Thoại Miêu, Đỗ Quyên....; sau đó có thêm các nghệ sĩ Hoàng Giang, Lệ Thủy, Phương Quang... Giai đoạn đầu ở Đoàn Văn công Thành phố, Ngọc Hoa được hát đào ba - vai sinh viên trong vở “Ngày tàn bạo chúa” của soạn giả Lê Duy Hạnh. Đây là dấu mốc trong cuộc đời đi hát của NSUT Thoại Miêu.
Nhận được thông tin này từ bạn bè, Ngọc Hoa liền đăng ký xin đi hát, rồi chị về nhà nói “láu” với bà nội là “nếu biết nghề mà không đi hát để phục vụ nhân dân thì sẽ bị Cách mạng phê bình, khiển trách...”. Nhiều bà lão thời đó đâu rành “mô, tê” gì, nói Cách mạng phê bình, khiển trách thì sợ... Nên khi hay tin Ngọc Hoa đã đăng ký, bà không do dự gì nữa mà còn lại hối thúc Ngọc Hoa, “Thôi, lo sửa soạn đồ đạc xin đi hát đi con” (!). Lúc đó, Ngọc Hoa trong lòng mừng như mở hội, vừa vui vừa tức cười: một là thực hiện được ước mơ, hai là đã “chiến thắng” được bà nội.
Sau đó, Ngọc Hoa được cấp trên quyết định đưa chị về làm diễn viên dự bị đoàn Cải lương Sài Gòn ll. Lúc đó lực lượng diễn viên Sài Gòn ll rất hùng hậu, là những Lệ thủy, Thanh tuấn, Diệp Lang, Giang Châu; kế đó có Ngọc Bích, Mỹ Châu, Tuấn Thanh... Ngọc Hoa và Đỗ Quyên cùng về Sài Gòn ll một lúc, suốt 4 tháng trời mà hai người vẫn chưa có vai, hàng đêm chỉ ngôi bên cánh gà xem đồng nghiệp đàn anh đàn chị diễn. Trong 4 vở được dựng trong thời gian này là Lỡ bước sang ngang, ánh lửa rùng khuya, Khách sạn hào hoa, Tìm lại cuộc đò, Ngọc Hoa và Đỗ Quyên vẫn chưa chen chân vào được một vai nào, dù là vai nhỏ.
Cuối năm 1975, Đoàn Văn công Giải phóng (TP. HCM) ra đời, với lực lượng diễn viên hùng hậu từ ba nguồn sát nhập: các nghệ sĩ ngoài Bắc về, nghệ sĩ trong chiến khu ra và nghệ sĩ Sài gòn tại chỗ như những Thanh Hùng, Ngọc Hoa, Quốc Hùng, Tứ Đại, Thanh Hồng, Ngọc Hồng, Hữu Phước, Chí Tâm, Hương Lan, Thanh Liễu, Thoại Miêu, Đỗ Quyên....; sau đó có thêm các nghệ sĩ Hoàng Giang, Lệ Thủy, Phương Quang... Giai đoạn đầu ở Đoàn Văn công Thành phố, Ngọc Hoa được hát đào ba - vai sinh viên trong vở “Ngày tàn bạo chúa” của soạn giả Lê Duy Hạnh. Đây là dấu mốc trong cuộc đời đi hát của NSUT Thoại Miêu.
37.NS Thanh Hằng
Nữ nghệ sĩ Thanh Hằng sinh năm 1973, là thế hệ thứ tư trong Đại
Gia Đình nghệ sĩ Hai Núi - Tư Hélène
Ông Hai Núi, ông Cố của nữ nghệ sĩ Thanh Hằng, là một nghệ sĩ tiền phong trong ngành hát bội pha cải lương.
Ông Hai Núi, ông Cố của nữ nghệ sĩ Thanh Hằng, là một nghệ sĩ tiền phong trong ngành hát bội pha cải lương.
Thanh Hằng là một nữ diễn viên đa tài, cô có thể diễn một cách
xuất sắc tất cả các loại vai tuồng như đào mùi, đào lẵng mùi, đào độc, lẵng
độc, vai mụ và cả trong lãnh vực tấu hài, Thanh Hằng diễn có duyên độc đáo
khiến cho khán giả cười hả hê sau đó khán giả thấm thía cái nội dung sâu lắng
của những câu tấu hài của Thanh Hằng.
Nữ nghệ sĩ Thanh Hằng đoạt huy chương vàng giải diễn viên xuất sắc Trần Hữu Trang năm 1991. Năm 1997, Thanh Hằng đoạt thêm giải Mai Vàng, diễn viên hay nhất trong năm do tuần báo Tuổi trẻ tổ chức.
Tuy theo chồng định cư tại nước Úc nhưng Thanh Hằng vẫn tha thiết với nghề hát cải lương. Thanh Hằng cũng giúp đỡ tiền nông cho những nghệ sĩ nghèo yếu neo đơn và đóng góp thật nhiều tiền giúp đồng bào những nơi bị thiên tai bảo lụt.
Nữ nghệ sĩ Thanh Hằng đoạt huy chương vàng giải diễn viên xuất sắc Trần Hữu Trang năm 1991. Năm 1997, Thanh Hằng đoạt thêm giải Mai Vàng, diễn viên hay nhất trong năm do tuần báo Tuổi trẻ tổ chức.
Tuy theo chồng định cư tại nước Úc nhưng Thanh Hằng vẫn tha thiết với nghề hát cải lương. Thanh Hằng cũng giúp đỡ tiền nông cho những nghệ sĩ nghèo yếu neo đơn và đóng góp thật nhiều tiền giúp đồng bào những nơi bị thiên tai bảo lụt.
38.Thanh
Nguyệt
Thanh Nguyệt tên thật là Nguyễn Thị
Thanh Nguyệt, sanh ngày 17 tháng 9 năm 1947, quê ở xã Vĩnh Lợi, Bạc Liêu. Cha
là ông Nguyễn Văn Xinh, thợ xây cất nhà, mẹ là bà Vưu Thị Lành, buôn bán. Năm
1961, Thanh Nguyệt được 14 tuổi, thầy Năm Nhu hướng dẫn cho Thanh Nguyệt ca cổ
nhạc ở Đài Phát Thanh Bạc Liêu.
Năm 1962, ông Mười Ô, bạn của ba cô
Thanh Nguyệt giới thiệu cô vào đoàn hát Hoa Sen. Ông Bầu Bảy Cao sau khi nghe
thử giọng ca, ông nhận Thanh Nguyệt vào đoàn hát và giao Thanh Nguyệt cho nữ
nghệ sĩ đàn tranh Tuyết Mai rèn luyện thêm theo lối ca hát trên sân khấu. Đêm
đêm Thanh Nguyệt ngồi bên cánh gà, theo dõi và học các lối diễn của các nghệ sĩ
đàn anh đàn chị.
Thanh Nguyệt đã hát qua những vở: Người
Gọi Đò Bên Sông( vai Nhật Thường Dung), Mười Đêm Hương Lửa( vai Cát Dung), Qủy
Bảo( vai Thất Hồn Nhân), Và Thanh Nguyệt nổi danh qua vai Tiểu Long Nữ trong
tuồng Song Long Thần Chưởng, cô được giới thiệu tham gia giải Thanh Tâm năm
1964.
Đến vòng chung kết, Thanh Nguyệt đứng
hàng thứ ba, sau nghệ sĩ Lệ Thủy và Thanh Sang. Năm 1964, giải thưởng Thanh Tâm
chỉ phát hai giải huy chương vàng nên Lệ Thủy và Thanh Sang được chấm. Thanh
Nguyệt rớt năm đó. Thanh Nguyệt vẫn phấn đấu cho năm kế tiếp, cô nổi danh qua
vai Gia Cát Anh, tuồng Thiên Hạ Đệ Nhất Kiếm và đoạt huy chương vàng giải Thanh
Tâm năm 1965.
39.Thanh Vy
Nghệ sĩ ưu tú
Thanh Vy sinh ra trong một gia đình có
truyền thống cải lương mặc dù gia đình chị và chị sống ở miền Bắc. Cha của chị
là nhạc sĩ Trần Vân. Mẹ của chị là
nghệ sĩ hài Vân Quý. Cả hai cùng diễn chung trong đoàn cải lương Kim Chung.
Chính vì thế, khi mới 5 - 6 tuổi chị Thanh Vy đã bước lên sân khấu. Dòng máu
nghệ thuật, dòng máu cải lương đã thấm sâu vào chị ngay từ lúc chị còn bé.
Năm 12
tuổi, chị vào học trường sân khấu Việt Nam khoa cải lương. Sau 4 năm tốt
nghiệp, chị về công tác tại đoàn cải lương Nam Bộ.
Năm 1975, đất nước hoàn toàn giải phóng, chị vào Nam lập nghiệp và nhận vai diễn đầu tiên là vai Võ Thị Sáu. Là một nghệ sĩ sinh ra ở miền Bắc nhưng hát cải lương nên chị rất lo lắng và băn khoăn. Vì vậy, chị luôn phấn đấu để hòa nhập với sân khấu cải lương ở miềnNam .
Theo năm tháng, tài năng và bản lĩnh nghệ sĩ của chị ngày càng được khẳng định. Chị đã vượt qua nhiều khó khăn để hôm nay nhân vật và tên tuổi của chị luôn ở trong lòng khán giả.
Năm 1975, đất nước hoàn toàn giải phóng, chị vào Nam lập nghiệp và nhận vai diễn đầu tiên là vai Võ Thị Sáu. Là một nghệ sĩ sinh ra ở miền Bắc nhưng hát cải lương nên chị rất lo lắng và băn khoăn. Vì vậy, chị luôn phấn đấu để hòa nhập với sân khấu cải lương ở miền
Theo năm tháng, tài năng và bản lĩnh nghệ sĩ của chị ngày càng được khẳng định. Chị đã vượt qua nhiều khó khăn để hôm nay nhân vật và tên tuổi của chị luôn ở trong lòng khán giả.
40.Cẩm Vân
Tên thật là Hoàng
Cẩm Vân, sinh ngày 31/05/1959 tại Quận 1 , Sài Gòn , là một nữ ca sĩ có chất giọng khỏe với sở trường là những ca khúc trữ tình, truyền thống và những sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Cẩm Vân được xem
là cánh chim đầu đàn của thế hệ ca sĩ trẻ sau năm 1975. Chị kết hôn cùng Khắc
Triệu, một
tay trống và cũng là một ca sĩ. Hiện nay chị vẫn đang sống tại Thành phố Hồ Chí
Minh cùng gia đình và vẫn tiếp tục hoạt động nghệ thuật. Nhắc đến tên tuổi Cẩm
Vân, người nghe nhạc sẽ nhớ ngay đến những ca khúc gắn liền với chị như
"Bài ca không quên", "Hà Nội mùa vắng cơn mưa", "Sóng
về đâu",...
41.Kim Xuân
Cả chặng đường hoạt động nghệ thuật dài lâu, nghệ sỹ Kim Xuân
khi ngoái đầu nhìn lại con đường không ít chông gai và không ít nước mắt, chị
thấy thật mãn nguyện với những thành tích đã đạt được. Nhưng cũng có một điều
mà chị không hiểu sao chưa bao giờ chị được chạm tay tới nó. Đó là một vai diễn
chính thật nổi bật. Chị đã rất thành công với những vai phụ như 3 danh hiệu
Diễn viên phụ xuất sắc nhất do Hội Điện ảnh Việt Nam (1992), Tạp chí Điện ảnh (1993)
và Hãng Phim truyền hình TP.HCM trao tặng.
Khi còn trẻ, chị cũng đã được giao những vai diễn đào kép
chính nhưng dường như tổ nghề chỉ đãi giải cho chị ở vai phụ. Nên chị vẫn nói
vui rằng, “Tôi mãi là người phụ”. Nói là vậy, nhưng là diễn viên phụ mà được
khán giả yêu mến như nghệ sỹ Kim Xuân, chị cảm thấy mình thật hạnh phúc và toại
nguyện. Tuy vậy, nghệ sỹ vẫn chờ mong một vai diễn chính cho lứa tuổi dày dạn
kinh nghiệm của một diễn viên kỳ cựu. Đó cũng chính là tâm nguyện lớn nhất
trong nghiệp diễn của nghệ sỹ Kim Xuân.
42.Phượng Liên
Phượng
Liên tên
thật là Lữ Phụng Liên (sinh
ngày 14 tháng 7 năm 1947 tại Cần Thơ)
là một nghệ sĩ cải lương.
Phượng Liên hồi nhỏ học rất
giỏi, và cha của Phượng Liên không thích nghề ca hát ( Ca nhạc lẫn cải lương )
vì bị tư tưởng " Xướng ca vô loại" áp đặt.Thế nhưng, bên cạnh việc
học hành, Phượng Liên vẫn say mê ca hát nhưng lại ca nhạc. Cô tham gia ban nhạc
Tây Đô cùng với nữ nghệ sĩ Mộng Tiền ( Tức Kim Liên) và hát rất nhiều bài nhạc
hay. Thế rồi một hôm, đang nô giỡn trên đường cùng bè bạn, Phượng Liên ngâm vài
câu vọng cổ trong vở tuồng " Người vợ không bao giờ cưới" của Thành
Được và Út Bạch Lan,thế là được nghệ sĩ Phước Hậu phát hiện và nhất quyết theo
đuổi tới tận nhà, xin bà mẹ của cô để anh có thể dạy cho Phượng Liên hát giọng
cổ. Và từ đó Phượng Liên say mê giọng cổ, học rất mau lẹ, tập đóng vài vai đào
con, và theo các đoàn nhỏ để hát. Danh tiếng của cô đào 15 tuổi này nhanh chóng
lan đến tai các bầu đoàn và cũng làm cho Phượng Liên càng nuôi ham vọng được cả
nước biết đến,được đóng đào chính và được giải thưởng Thanh Tâm như Thanh Nga,
Bạch Tuyết,Mỹ Châu...
Phượng
Liên xin mẹ ra Sài Gòn lập nghiệp ca hát nhưng lại bị ngăn cản, và thế là cô
quyết tâm khăn gói hành trang chạy đi theo tiếng gọi nghệ thuật. Ngày đi, cô
từng nói:" Con đi chuyến này không thành công, không được giải thưởng
quyết không về!". Phượng Liên lên tới Sài Gòn tham gia nhiều đoàn như Tinh
Hoa, Tuấn Kiệt ( Cùng Kim Ngọc, Phương Quang)và tới đoàn Kim Chưởng làm đào
chính. Về Kim Chưởng, với sự kiên trì trước sự huấn luyện khắt khe,lão luyện
của bà bầu Kim Chưởng nổi tiếng, PHượng Liên cùng với cố nghệ sĩ Dũng Thanh Lâm
- Đôi "Trai gái thanh sắc vẹn toàn" này sáng lên với các vở tuồng để
đời như Tiếng Hạt Trong Trăng, Quỷ Bảo, Mùa Trăng Và Nước Mắt...như một hiện
tượng của sân khấu thời đó, lập tức sánh ngang với Thanh Nga, Mỹ Châu, Lệ Thủy... Và năm 1966, với vợ Người Nhạn Trắng cùng với Phương Quang,Phượng Liên
được vinh danh với giải Thanh Tâm xuất sắc được trao bởi cố nghệ sĩ Thanh Nga.
Sau đó,
cô không hề bị vùi chôn trong thành công mà càng sáng lên với qua các đoàn hát
nổi tiếng như Dạ Lý Hương, Bạch Tuyết Hùng Cường, Thái Dương,Sài Gòn 1,... với
các vai trong Lục Vân Tiên Kiều Nguyệt Nga, Lấy Chồng Xứ Lạ, Đời Là 1 Chữ Tê,
Đời Cô Lẻ,Ngao Sò Ốc Hến,Lữ Bố Điêu Thuyền... Phượng Liên thời đó cùng với Mỹ
Châu là 2 bà hoàng của các hãng đĩa nhựa cùng
với ông hoàng đĩa nhựa Tấn Tài,không biết bao nhiêu CD của Phượng Liên đã phát
hành từ đó cho đến tận bây giờ. Sau 1975,Phượng Liên lại sáng lên với các vở
diễn trong Chuyện Cổ Bát Tràng, Nỗi Oan Thị Kính, Qua Cầu Đắng Cai, Sân Khấu Về
Khuya ( gây so sánh với Thanh Nga nhưng theo quan điểm trong nghề thì mỗi người
1 vẻ, mười phân vẹn mười ), Thúy Vân trong kinh điển Kim Vân Kiều,... và đặc
biệt là vai The trong Nửa Đời
Hương Phấn lấy hàng triệu
nước mắt của người xem và làm cho Phượng Liên trở thành vai diễn để đời vượt
qua cả tiền thân của vở diễn là Út Bạch Lan, Thanh Nga. Trong đời tư thì chồng
trước của Phượng Liên là nghệ sĩ Diệp Lang có với nhau 1 trai, 1 gái. Sau này
và hiện nay là ông Nguyễn Đình Vinh, sĩ quan thời trước.Cô đã theo chồng sang
định cư ở bang Califonia , USA và tiếp tục vùng vẫy trong bầu
trời nghệ thuật hải ngoại. Tóm lại, xin mượn lời tâm sự của cải lương chi bảo
Bạch Tuyết nói về Phượng Liên như sau:"Khi Phượng Liên đã diễn vai đó xuất
sắc rồi,cô để lại một ấn tượng rất sâu sắc trong lòng giới mộ điệu cải lương.Tại
vì,giọng ca của Phượng Liên quá hay cho nên người khác có thể đóng khác hơn, có
thể đẹp hơn, nhưng mà khó có thể thay thế Phượng Liên trong mắt khán giả.Bởi vì
khán giả của cải lương là khán giả nghe ca, họ nghe ca trước,cho nên những vai
diễn nào mà Phượng Liên xuất sắc,người khác khó mà đóng lại, khó mà làm phai mờ
giọng ca của Phượng Liên ở trong lòng khán giả..."
43.Hà Xuyên
NSƯT Hà Xuyên sinh năm 1956
trong gia đình nghèo, đông con vùng ven biển Thái Bình.
Bố chị vốn là cây văn nghệ địa phương, có thể sử dụng được nhiều loại nhạc cụ, ông có thể hát chèo, chầu văn rất hay và khoẻ. Hà Xuyên bén duyên với nghệ thuật từ khi mới 15 tuổi, chị trúng tuyển và trở thành diễn viên múa chuyên nghiệp của đoàn ca múa Thái Bình. Học múa nhưng NSƯT Hà Xuyên đến với điện ảnh như một định mệnh.
Sau vai nữ chính trong phim 'Xa và gần', chị tiếp tục toả sáng ở vai diễn nặng ký Ngọc Mai - vợ của 'ông trùm' Tư Chung trong 'Biệt động Sài Gòn' - bộ phim đình đám một thời của đạo diễn Long Vân.
Từ đó, Hà Xuyên được nhiều đạo diễn để ý tới. Nhận ra thế mạnh cùng niềm đam mê của mình, Hà Xuyên quyết định gắn bó trọn đời với bộ môn nghệ thuật thứ bảy.
Tính đến hiện tại, NSƯT Hà Xuyên không thể nhớ nổi mình đã góp mặt trong bao nhiêu bộ phim. Chỉ biết rằng, điện ảnh như người bạn tốt, đền đáp cho chị nhiều thứ: giải 'Diễn viên xuất sắc' ngay ở vai diễn đầu tiên (Hà trong 'Xa và Gần') tại LHP ViệtNam
lần thứ 8 tại Đà Nẵng.
Chị cũng đã tham gia rất nhiều LHP trong nước và quốc tế. Dù đã cận kề tuổi 60, trong khi thế hệ diễn viên đồng trang lứa đều đã rời xa màn ảnh, Hà Xuyên vẫn sớm đi tối về cùng điện ảnh. NSƯT Hà Xuyên có thể bỏ qua nhiều nỗi niềm riêng nhưng với điện ảnh, chị quyết định gắn bó trọn đời...!
Bố chị vốn là cây văn nghệ địa phương, có thể sử dụng được nhiều loại nhạc cụ, ông có thể hát chèo, chầu văn rất hay và khoẻ. Hà Xuyên bén duyên với nghệ thuật từ khi mới 15 tuổi, chị trúng tuyển và trở thành diễn viên múa chuyên nghiệp của đoàn ca múa Thái Bình. Học múa nhưng NSƯT Hà Xuyên đến với điện ảnh như một định mệnh.
Sau vai nữ chính trong phim 'Xa và gần', chị tiếp tục toả sáng ở vai diễn nặng ký Ngọc Mai - vợ của 'ông trùm' Tư Chung trong 'Biệt động Sài Gòn' - bộ phim đình đám một thời của đạo diễn Long Vân.
Từ đó, Hà Xuyên được nhiều đạo diễn để ý tới. Nhận ra thế mạnh cùng niềm đam mê của mình, Hà Xuyên quyết định gắn bó trọn đời với bộ môn nghệ thuật thứ bảy.
Tính đến hiện tại, NSƯT Hà Xuyên không thể nhớ nổi mình đã góp mặt trong bao nhiêu bộ phim. Chỉ biết rằng, điện ảnh như người bạn tốt, đền đáp cho chị nhiều thứ: giải 'Diễn viên xuất sắc' ngay ở vai diễn đầu tiên (Hà trong 'Xa và Gần') tại LHP Việt
Chị cũng đã tham gia rất nhiều LHP trong nước và quốc tế. Dù đã cận kề tuổi 60, trong khi thế hệ diễn viên đồng trang lứa đều đã rời xa màn ảnh, Hà Xuyên vẫn sớm đi tối về cùng điện ảnh. NSƯT Hà Xuyên có thể bỏ qua nhiều nỗi niềm riêng nhưng với điện ảnh, chị quyết định gắn bó trọn đời...!
44.NSND Thu Hiền
Tên thật Nguyễn
Thị Thanh Hiền sinh ngày 3 tháng 5 năm 1952 tại Đông Hưng, Thái Bình, quê quán Đào Xá, Thanh Thủy, Phú Thọ.
Bà là một ca sĩ Việt Nam nổi tiếng với những
ca khúc cách mạng, trữ tình, dân ca Bắc Bộ.
Năm 1967 đến 1968, Thu Hiền cùng đoàn
quân khu Tây Bắc vào biểu
diễn phục vụ động viên tinh thần chiến đấu chống Mỹ của quân và dân tuyến lửa miền Trung.
Năm 1971, bà về Đoàn Ca nhạc Dân
tộc Trung ương.
Năm 1972, bà cùng đoàn văn
công Tây Nguyên vào giải phóng Quảng Trị.
Thu Hiền là người được tham dự cuộc trao trả tù binh.
Năm 1975, Thu Hiền cùng Đoàn
ca nhạc dân tộc Trung ương vào giải phóng thành phố Huế.
Năm 1984, Thu Hiền được trao
tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.
Năm 1993, bà được Nhà nước
phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.
Hiện nay bà đang
làm Trưởng đoàn ca nhạc Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam.
45.Bảo Yến
Bảo Yến, tên thật
"Kim Yến", sinh ngày 27 tháng 2 năm 1957 tại đồn Mang Cá, Thành Nội
Huế (nguyên quán ở Quảng Trị), xuất thân từ gia đình nặng nợ với âm nhạc. Cha
Bảo Yến là ca sĩ Thủy Triều, người em gái là ca sĩ Nhã Phương và em trai là
nhạc sĩ Kim Tuấn.
Được nuôi dưỡng từ những giọng hò trên sông Hương, núi Ngự, những dòng thơ nhạc chảy trong huyết mạch của người dân xứ Huế và của bố mẹ, Bảo Yến đã có một chất giọng ngọt ngào thiên phú, một phong cách và một giọng ca buồn trữ tình mang đượm nét của thành phố cổ kính...
Không như Nhã Phương hướng đi của Bảo Yến chậm hơn dù rằng từ dáng vóc, chất giọng... của hai chị em gần giống như nhau. Năm 1981, khi Nhã Phương tham gia kỳ thi Những giọng ca PhươngNam
do đài Truyền hình tổ chức và thành công, thì cũng là năm Bảo Yến được đài
truyền hình cùng mời về cộng tác trong những chương trình ca nhạc của đài với
cương vị là diễn viên thanh nhạc.
Những bài hát thành công nhất của chị giai đoạn đầu tiên là: Nói chuyện với người trong tranh của nhạc sĩ Triều Dâng, Tình ca trên biển của nhạc sĩ Thanh Tùng và Hương thầm của nhạc sĩ Vũ Hoàng.
Được nuôi dưỡng từ những giọng hò trên sông Hương, núi Ngự, những dòng thơ nhạc chảy trong huyết mạch của người dân xứ Huế và của bố mẹ, Bảo Yến đã có một chất giọng ngọt ngào thiên phú, một phong cách và một giọng ca buồn trữ tình mang đượm nét của thành phố cổ kính...
Không như Nhã Phương hướng đi của Bảo Yến chậm hơn dù rằng từ dáng vóc, chất giọng... của hai chị em gần giống như nhau. Năm 1981, khi Nhã Phương tham gia kỳ thi Những giọng ca Phương
Những bài hát thành công nhất của chị giai đoạn đầu tiên là: Nói chuyện với người trong tranh của nhạc sĩ Triều Dâng, Tình ca trên biển của nhạc sĩ Thanh Tùng và Hương thầm của nhạc sĩ Vũ Hoàng.
46.Nhã Phương
Nhã Phương
tên thật là Kim Phượng, sinh ra
trong một gia đình gốc Huế rất yêu âm nhạc và mộ đạo. Bố là nhạc sĩ say mê sáng
tác, còn mẹ, thời trẻ đã hoạt động văn nghệ rất nhiệt tình. Chị là ca sĩ Bảo Yến, Cậu em út, Kim Tuấn,
sau này trở thành nhạc sĩ (tác giả
Biển cạn).
Từ nhỏ, Phương đã làm bạn với đàn tranh, đàn bầu, sáo, violon, piano. Bố mẹ còn nhờ một ông thầy gốc Campuchia đến nhà dạy nhạc cho 3 chị em. Mới tám, chín tuổi, Nhã Phương đã là gương mặt thiếu nhi nổi bật của những chương trình văn nghệ Phật giáo hoặc các show truyền hình thường kỳ do bố thực hiện.
Năm 1980, Nhã Phương đoạt HC vàng giọng hát hay miềnNam
với ca khúc Trên biển xanh. Năm 1986 lại đoạt giải lần nữa với bài Những bông hoa trong vườn Bác. Nhận lời
mời cộng tác với Đài Truyền hình
TP HCM, Nhã Phương từ giã Cần Thơ lên Sài Gòn. Từ một nhân viên của Sở VH-TT, Phương chính thức thực hiện bước ngoặt của cuộc đời trở thành
ca sĩ năm 1982.
Năm 1983, Bảo Yến cũng từ bỏ giấc mơ trở thành luật sư để cùng em gái bước vào cuộc đời ca hát. Hai chị em đã toả sáng với phong cách biểu diễn đa dạng, có lúc sâu lắng, có khi sôi nổi .
Từ nhỏ, Phương đã làm bạn với đàn tranh, đàn bầu, sáo, violon, piano. Bố mẹ còn nhờ một ông thầy gốc Campuchia đến nhà dạy nhạc cho 3 chị em. Mới tám, chín tuổi, Nhã Phương đã là gương mặt thiếu nhi nổi bật của những chương trình văn nghệ Phật giáo hoặc các show truyền hình thường kỳ do bố thực hiện.
Năm 1980, Nhã Phương đoạt HC vàng giọng hát hay miền
Năm 1983, Bảo Yến cũng từ bỏ giấc mơ trở thành luật sư để cùng em gái bước vào cuộc đời ca hát. Hai chị em đã toả sáng với phong cách biểu diễn đa dạng, có lúc sâu lắng, có khi sôi nổi .
IV.Lớp đại mỹ nhân Việt những năm 90:
1.Diễm Hương
Vào những năm thuộc thập niên 90 của thế kỷ trước, Diễm Hương được xem là ngôi sao điện ảnh nổi tiếng nhất, là cái tên bảo chứng cho tất cả những bộ phim thị trường lúc bấy giờ như: "Phạm Công - Cúc Hoa", "Nước mắt học trò", "Sơn Tinh - Thủy Tinh"... Với hình ảnh hoàn toàn tự nhiên, cô xứng đáng được xem là một trong những "tuyệt sắc giai nhân" của điện ảnh Việt Nam với nét đẹp trong sáng, hiền hậu.
Cho đến tận bây giờ, nhan sắc của "Người đàn bà không tuổi" Diễm My vẫn khiến không ít các cô gái trẻ ganh tị. Ngày ấy, với mái tóc xoăn nhẹ buông xõa tự nhiên cùng gương mặt tươi sáng, Diễm My toát lên vẻ thu hút khó cưỡng lại. Trong suốt nhiều năm liền, hình ảnh "Nữ hoàng ảnh lịch" Diễm My trở nên rất thân thuộc với phần lớn người dân Việt Nam .
Khánh Huyền thuộc số ít những diễn viên Hà Nội thành danh, được trong thời kì điện ảnh thương mại Việt Nam những năm 1990 của thế kỷ trước. Tài năng diễn xuất, gương mặt sáng sân khấu - ăn điện ảnh cùng nhan sắc rạng rỡ, thùy mị của cô luôn là cái tên được lựa chọn hàng đầu cho các vai diễn vào thời điểm bấy giờ.
Xuất thân là một diễn viên múa thuộc thế hệ đầu tiên của Nhà hát Hòa Bình TP.HCM, nhưng Mỹ Duyên lại rẽ ngang sang lĩnh vực người mẫu thời trang và nhanh chóng được biết đến bởi vẻ đẹp trong sáng, thánh thiện. Cái tên Mỹ Duyên vẫn được khán giả biết đến nhiều hơn cả ở lĩnh vực điện ảnh qua các bộ phim như: "Xóm nước đen", "Chiếc chìa khóa vàng"... Và đến bộ phim "Gái nhảy" - 2003 của đạo diễn Lê Hoàng, Mỹ Duyên đã thực sự trở thành ngôi sao sáng trên bầu trời điện ảnh.
Thuộc số ít diễn viên Hà Nội tham gia vào dòng phim thương mại của TP.HCM những năm thập niên 90, Thu Hà lúc bấy giờ được xem là một gương mặt khả ái đình đám và nổi tiếng hàng đầu sánh ngang với những Việt Trinh, Diễm Hương... "Lá ngọc cành vàng", "Canh bạc", "Hẹn gặp lại Sài Gòn"... là những bộ phim đến tận bây giờ khán giả vẫn không quên được vẻ đẹp cũng như tài năng của cô gái Hà Nội.
Ngày đó, Thủy Tiên được công chúng ái mộ bởi khuôn mặt xinh xắn, vẻ đẹp trong sáng và thánh thiện. Đặc biệt khi người đẹp tham gia diễn xuất trong bộ phim "Vị đắng tình yêu" cùng với 2 tài tử nổi tiếng bậc nhất thời bấy giờ là Lê Tuấn Anh và Lê Công Tuấn Anh thì tiếng tăm của Thủy Tiên nổi như cồn. Tuy nhiên, không lâu sau đó cô nhanh chóng rút khỏi làng giải trí trở về cuộc sống của một người phụ nữ bình thường.
Cùng với Diễm Hương, những năm 90 được xem là giai đoạn tên tuổi Việt Trinh vô cùng nổi tiếng và được rất nhiều công chúng ái mộ. Cô ghi dấu ấn trong lòng khán giả với những vai diễn trong các bộ phim "Sao em nỡ vội lấy chồng", "Ngọc trong đá", "Cô lái taxi"… Gương mặt bầu bĩnh, đôi mắt to tròn, vẻ đẹp của Việt Trinh khiến biết bao đàn ông xao xuyến.
Y Phụng là con gái của cặp đôi nghệ sĩ cải lương nổi tiếng Minh Phụng - Kiều Tiên, nhưng cô lại được biết đến với vai trò là ca sĩ và diễn viên. Với phong cách quyến rũ và cá tính, những bộ phim "mì ăn liền" mang đậm dấu ấn của Y Phụng trong thập niên 90 như: "Áo trắng sân trường", "Yêu chỉ riêng anh", "Đời vũ nữ"... đến tận bây giờ nhiều thế hệ khán giả yêu điện ảnh Việt vẫn còn nhắc nhớ.
9. Mộng Vân
Là cô bạn thân thiết của nữ diễn viên Diễm Hương, Mộng Vân cũng là gương mặt đẹp đình đám một thời của màn bạc nước nhà. Cô cũng chọn cách rời xa showbiz để về ở ẩn bên gia đình như cô bạn nổi tiếng. Nhan sắc của Mộng Vân từng khiến bao khán giả phải... đứng ngồi không yên. Điều đó giúp cô trở thành gương mặt quen thuộc trên các báo, lịch treo thời bấy giờ. Với điện ảnh, Mộng Vân là tên tuổi không thể thiếu vào thời phim thị trường làm mưa làm gió. Cô đóng rất nhiều phim và là gương mặt ăn khách không thể thiếu tại các rạp chiếu thời đó. Sớm có duyên với điện ảnh, Mộng Vân rất có thần trước ống kính nên thật dễ hiểu khi cô thành danh nhanh chóng. Cô đã góp phần tạo nên thành công cho những bộ phim thị trường ăn khách một thời như: Thăng Long đệ nhất kiếm, Lửa cháy thành Đại La, Thanh gươm để lại, Nước mắt học trò, Người không mang họ, Cái chết nhà tỷ phú, Bông hồng đẫm lệ, Đằng sau một số phận… và hàng loạt những tác phẩm khác. Thành công với nghiệp diễn và thành danh chốn phim trường cũng không níu giữ được bước chân của Mộng Vân sau những ồn ào scandal cô vướng phải. Cô rời xa màn bạc trong sự tiếc nuối của ngàn fans hâm mộ. Năm 2010, Mộng Vân tái xuất màn ảnh với vai diễn nhỏ trong phim Tây Sơn hào kiệt. Nhưng chỉ chừng ấy cũng không đủ giải tỏa cơn khát hâm mộ của khán giả dành cho Mộng Vân.
10.Võ Sông Hương
Nữ sinh duyên dáng nhất trong cuộc thi Tiếng hát sinh viên năm 1994 chính là Võ Sông Hương. Vẻ đẹp duyên dáng đã đưa Sông Hương bén duyên với nghệ thuật, trong một lần tình cờ đoàn phim Tôi và em đi tìm cảnh quay ở Mỹ Tho. Nổi tiếng qua một số bộ phim như Không thể rẽ trái, Mặt trời đêm, Bông hoa rừng Sác, Sóng gió đời người, Người đẹp Tây Đô... Nhưng đến thành công vang dội trong Dòng đời thì Sông Hương đột nhiên “mất tích” trên phim ảnh.
Nhớ lại bộ phim Dòng đời là nhớ tới cô béNam giàu lòng vị tha và đức hy sinh. Cuộc kháng chiến đã đưa đẩy 5 cô cậu học trò là bạn của nhau dần trở nên đối lập và riêng biệt. Cô bé Nam vẫn như xưa, vẫn hy sinh hết mình cho gia đình, cho người mình yêu thương. Dòng đời đưa đẩy, Nam chấp nhận lấy An – người bạn từ thời đi học đã yêu cô tới mức tôn thờ, nhưng cô không yêu An. Rồi biết bao sóng gió ập tới, Nam một mình chống chọi bởi sự gan trường và đức hy sinh.
11.Thanh Mai10.Võ Sông Hương
Nữ sinh duyên dáng nhất trong cuộc thi Tiếng hát sinh viên năm 1994 chính là Võ Sông Hương. Vẻ đẹp duyên dáng đã đưa Sông Hương bén duyên với nghệ thuật, trong một lần tình cờ đoàn phim Tôi và em đi tìm cảnh quay ở Mỹ Tho. Nổi tiếng qua một số bộ phim như Không thể rẽ trái, Mặt trời đêm, Bông hoa rừng Sác, Sóng gió đời người, Người đẹp Tây Đô... Nhưng đến thành công vang dội trong Dòng đời thì Sông Hương đột nhiên “mất tích” trên phim ảnh.
Nhớ lại bộ phim Dòng đời là nhớ tới cô bé
So với hình ảnh 18 năm trước, Thanh Mai ngày nay đẹp mặn mà và đầy khôn khéo ở tuổi gần 40. Tuy nhiên, nhắc đến Thanh Mai thì những ấn tượng của một MC Sức sống mới hay bà chủ của trường dạy trang điểm BB Thiên Nga vẫn không làm người ta yêu thích bằng Thanh Mai thiếu nữ nhẹ nhàng, thanh thoát với những nét múa mềm mại, quyến rũ nhiều năm trước; đặc biệt là vai diễn Cô thủ môn tội nghiệp bên cạnh Hồng Đào, Thành Lộc, Hồng Vân
12.Linh Nga
Trùng tên với Linh Nga múa - con gái cặp vợ chồng nghệ sĩ Vương Linh - Đặng Hùng, Linh Nga diễn viên từng nổi tiếng một thời với nhan sắc đài các, xinh đẹp như thiên sứ. Đặc biệt là các bộ phim nổi tiếng, đoạt giải cao mà cô từng tham gia. Không chỉ vậy, Linh Nga còn làm người mẫu ảnh của nhiều nhiếp ảnh gia nổi danh Việt
Sinh năm 1982 tại Hà Nội trong một gia đình có truyền thống âm nhạc và nghệ thuật với cha là nhạc sĩ, ca sĩ, mẹ là ca sĩ dòng nhạc thính phòng, anh trai là biên đạo múa, ngay từ nhỏ, Linh Nga đã phát huy tài năng ca hát và âm nhạc nổi bật. Năm 5 tuổi, cô lên sân khấu lần đầu tiên trong một trích đoạn ảo thuật thôi miên của ảo thuật gia Thế Hiển đoàn ca múa nhạc Nam Định. Năm 1992, cô thi đỗ trường Cao đẳng Múa Việt Nam với số điểm thủ khoa và theo học tại trường hơn 7 năm với một thành tích học tập cao. Linh Nga từng đại diện cho một trong ba học sinh ưu tú nhất của nhà trường tham gia trong vở kịch múa Romeo và Juliet của đoàn nghệ thuật múa Lyon , Pháp và từng đi lưu diễn kịch múa xuyên Việt trong thời gian này.
Năm 1998, Linh Nga nhận lời mời đóng phim truyền hình đầu tiên Khoảng cách của đạo diễn Bạch Diệp và gây sự chú ý với khán giả nói chung bởi gương mặt đẹp rất lạ cùng phong cách diễn chuyên nghiệp. Cũng từ sự kiện này, cô chuyển hướng, bỏ nghề múa đã dày công khổ luyện để bước chân vào điện ảnh và ghi dấu ấn với hàng loạt bộ phim như: Khoảng cách, Đốm lửa biên thùy, Xuôi ngược đường trần, Mạnh hơn công lý, Vùng cửa sóng, Đám cưới ở thiên đường...
Tuy nhiên, khi sự nghiệp đang rạng rỡ, người mà cô yêu và đính hôn là Thuyết "buôn vua" bị bắt và kết án 20 tù giam vì liên quan đến vụ án Năm Cam. Từ đó, những cơn bão tố dư luận đã đổ lên số phận Linh Nga. Linh Nga quyết định đi du học tại Mỹ. Sau đó, tên tuổi cô vắng bóng trên các phương tiện truyền thông.
Được biết, hiện tại Linh Nga đã tốt nghiệp khóa học ngắn hạn về Computer và American - English và thi đậu vào Cao học sản xuất phim chuyên sâu về thiết kế âm thanh cho phim tại trường Đại Học Chapman University (Hoa Kỳ). Hiện nay Linh Nga đang hoàn thành năm học cuối cùng để tốt nghiệp khóa học chuyên sâu với tấm bằng Thạc sỹ về Thiết kế âm thanh cho phim trong năm 2014. Bên cạnh đó, cô cũng làm Phát thanh viên cho Đài truyền hình của người Việt tại Mỹ. Với giọng đọc Hà Nội truyền cảm, chuẩn mực, Linh Nga đã trở thành một trong những gương mặt phát thanh viên sáng giá nhất hiện nay tại Quận Cam, Mỹ.
13.Hồng Ánh
Hồng Ánh đang giữ kỷ lục là nữ diễn viên đoạt nhiều giải Bông Sen Vàng nhất tại các kỳ LHP quốc gia. Hồng Ánh đã 3 lần được trao Bông Sen Vàng cho những vai diễn chính, phụ xuất sắc nhất tạicác kỳ LHP lần thứ 13, 14 và 16.
Nữ nghệ sĩ Cẩm Thu tên thật là Võ Thị Cẩm Thu, sinh năm 1960, quê quán Rạch Giá.
Thân phụ là soạn giả Trương Vũ, mẹ là bà Trương Cẩm Vân, trưởng đoàn Mây Tần năm 1964.
Năm 1982 khi hát ở đoàn Sông Hàn, nghệ sĩ Cẩm Thu đã thành hôn với nam nghệ sĩ Linh Tâm, có hai người con là Võ Vũ Linh Thanh (tức bé Linh Tý hát trên SKCL khoảng năm 1990, hiện là ca sĩ Kim Minh Huy trên sân khấu ca nhạc) và Võ Vũ Thu Tâm.
Là con nhà nòi nên Cẩm Thu có cơ hội đến với sân khấu khá sớm. Từ năm 1980 chị đã đóng vai chính trên sấn khấu đoàn cải lương Sông Hàn - đoàn hát của gia đình. Đoàn dựng các vở : Thoại Khanh Châu Tuấn, Trần Bình Trọng, Nhụy Kiều Tướng Quân, Âm mưu tình yêu..... Năm 1981, nam NS Linh Tâm về đoàn Sông Hàn hát chánh với Cẩm Thu.
Năm 1982, Linh Tâm - Cẩm Thu rời đoàn Sông Hàn về miền nam hát cho đoàn Tiếng ca Sông Cửu với các nghệ sĩ Tài Linh (chưa nổi tiếng), Bo Bo Hoàng, Vuơng Tài, Tuyết Nga....Cẩm Thu có mặt trong các vở Ta là vua, Công chúa tóc thơm, Cây gậy thần..
Năm 1984, CẩmThu và chồng về đoàn cải lương Lâm Đồng hát với Ngọc Đáng, Hồng Nhung, Linh Thiện.....trong Bức ngôn đồ Đại Việt, Xuân về đỉnh Mã Phi....
Năm 1986, Cẩm Thu - Linh Tâm về đoàn Sông Bé 2 (bầu Quới), đứng chung sân khấu với Thanh Cúc, Linh Thanh, Ngân Tuấn, hề Tẩu Tẩu.....Chị đã hát chính trong các vở Tình sử A Nàng, Mùa xuân trên biển, Thúy Kiều 1 và 2, Lửa hồng Đông đô, Rừng đêm hóa trắng, Tàu ô huyết sử,.......
Đặc biệt, với vai Karu trong vở tuồng Tình yêu và nước mắt trên SK Đoàn Sông Bé 2, Cẩm Thu bắt đầu được khán giả TPHCM chú ý. Chị đã nổi danh lớn trong dịp đoàn Sông Bé 2 về TP biểu diễn và xuất hát nào cũng thu hút đông đảo khán giả đến xem. Đầu năm 1989, khi về rạp Quốc Thanh diễn, đoàn Sông Bé 2 với Cẩm Thu - Linh Tâm có xuất hát thu hút đến 1.469 khán giả, một con số khá mơ ước đối với nhiều đoàn cải lương TP thời bấy giờ.
Nguồn diendan.phununet.com; nguontin24h.com; baomoi.com ; m.nguoiduatin.vn; tintuconline.com.vn; ngoisao.vn; maskonline.vn; yeunhacvang.com; manghoidap.vn; vov.vn; giaoduc.edu.vn; nhaccuatui.com; nhacso.net; vntimes.com.vn; tainhaccho.vn; nhavantphcm.com.vn; music.vietfun.com; dacohoailang.com; cailuongvietnam.vn; mp3.zing.vn; giaitri.vnexpress.net; 2sao.vn; baodatviet.vn; ngoisao.vn; 60s.com.vn; phimchieurap.vn; vietbao.vn; dantri.com.vn
14.Ngọc Huyền
Ngọc Huyền sinh
năm 1970 là một nghệ sĩ cải lương nổi tiếng người Việt. Cô
đặc trưng bởi hai lúm đồng tiền trên má và mái tóc đen dài. Ngọc Huyền từng
đoạt nhiều giải thưởng lớn trong nước, nhận danh hiệu nghệ sĩ ưu tú và được đánh giá là người
đã "đưa cải lương bứt phá khỏi các khuôn mẫu cũ... để tiếp cận...nhịp sống
của thời đại ". Cô có giọng hát ngọt ngào, thể hiện qua sự mến mộ của khán
giả. Suốt một thời gian dài, Ngọc Huyền đã thường xuyên xuất hiện trên các kênh
truyền hình trong những chương trình cải lương và các sân khấu lớn trong cả
nước.
15.Tài Linh
Tài Linh có cái tên khai sinh: Phú Nhuận. Phú Nhuận là kỷ
niệm một làng quê xa lắc xa lơ của cha cô. Đó là thôn Phú Nhuận, tổng Tài
Lương, phủ Bồng Sơn, tỉnh Qui Nhơn. Cho nên tên của chị là Tài Lương, tên em là
Phú Nhuận.
Tài Linh có 7
chị em mà 3 người theo nghề hát và cùng nổi danh : Chị là nữ nghệ sĩ Tài Lương,
đoàn cải lương Saigon 3.
Tài Lương đã cùng chồng là nghệ sĩ Minh Tâm đi định cư tại Pháp hồi tháng 5 năm
1981. Kế đó là nữ nghệ sĩ Tài Linh và em trai tên Huỳnh Trung Đức sanh năm
1964, nghệ danh là Chí Linh; vợ của Chí Linh là nữ nghệ sĩ Vân Hà, con gái của
soạn giả Vân An.
Tài Linh theo nghề hát cải lương là do hoàn cảnh đẩy
đưa chớ không phải do Tài Linh thích cổ nhạc, xin gia đình cho đi học cổ nhạc
như trường hợp của Vũ Linh, hay của Kim Tử Long, Ngọc Huyền.
Năm 1977, cha của Tài Linh bị bệnh, mất, thời buổi nầy
tiệm may âu phục ế ẩm, bà mẹ giao cho cô con gái lớn quán xuyến tiệm may, bà
dẫn Tài Linh, Chí Linh và đứa con gái út về quê ở Bến Tre sinh sống. Nữ nghệ sĩ
Tài Lương hát ở đoàn cải lương Saigon 3,
khi có dịp là cô về Bến Tre thăm mẹ và các em. Cuộc sống ở dưới quê khó khăn
nên Tài Lương đưa Tài Linh về Saigon, làm nhân viên bán vé hát của đoàn cải
lương Saigon 3.
Năm 1977, Tài Linh được 21 tuổi, cô thường ca tân nhạc trong các dịp sinh hoạt
Thanh niên trong đoàn cải lương Saigon 3, cô được các nghệ sĩ trong đoàn như
Thanh Điền, Thanh Kim Huệ ngợi khen.
Các nữ nghệ sĩ Lan Chi và
Thúy Lan dạy cho Tài Linh ca cổ nhạc. Tài Linh học thêm ca cổ nhạc với nhạc sĩ
Duy Khanh, con của nhạc sĩ đàn tranh Vũy Chổ, trưởng ban cổ nhạc đoàn cải lương
Saigon 3.
Về cổ nhạc, tân nhạc và tấu
hài, trên lãnh vực nghệ thuật nào Tài Linh cũng thành đạt khó có người hơn cô. Về đời sống gia đình, chồng của Tài
Linh là nhạc sĩ Viết Cường, Viết Cường và Tài Linh là đôi bạn học thân thiết và
yêu nhau từ khi còn cùng chung mái trường, cả hai chung sống hạnh phúc đến nay
hơn hai mươi năm, có được hai con trai nay đã học thành tài.
Hiện nay Tài Linh và gia
đình định cư ở nước Hoa Kỳ, gần đây cô tham gia những chương trình hát cải
lương ở quận Cam, ở San José và rất được khán giả đồng hương ở hải ngoại tán
thưởng.
16. Phượng Hằng
Mê hát và
hát hay, nhưng mãi đến khi được anh trai là nghệ sĩ Minh Tiến, giới thiệu vào
đoàn cải lương Công an TP.HCM, nghệ danh Phượng Hằng mới được biết đến. Và lập
tức, cách hát dài hơi mà vẫn tròn vành rõ chữ của vai Hồng trong vở Chiến công
thầm lặng, vai Thục Oanh trong Vụ án Mã ngưu đã khiến tiếng ca của Phượng Hằng
bay cao, bay xa. Nhìn lại, người ta dễ thấy, con đường đến đỉnh cao nghệ thuật
của chị không quá thăng trầm như nhiều nghệ sĩ cải lương. Chưa đầy 10 năm đứng
trên sân khấu chuyên nghiệp, chị đã đoạt Huy chương vàng diễn viên xuất sắc
Giải thưởng Trần Hữu Trang, được phong danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.... Bây giờ, sau
hơn 30 năm đi hát, Phượng Hằng vẫn là gương mặt sáng giá của lớp nghệ sĩ trưởng
thành sau năm 1975.
17.Thanh Ngân
Thanh Ngân là con gái
út của hai nghệ sĩ Hoài Châu – Kim Hoa, thuộc về thế hệ thứ tư trong đại gia
đình nghệ sĩ tài danh có 4 đời theo nghề hát từ thập niên 1930 đến nay...
Nữ nghệ sĩ Thanh Ngân tên thật là Nguyễn
Thị Ngà, sanh ngày 24 tháng 12 năm 1972 năm Nhâm Tý.
Thanh
Ngân bắt đầu đến với Sân khấu cải lương – năm ấy cô vừa tròn 18 tuổi. Theo các
đoàn hát như Hương Tràm, Hương Bưởi, Minh Tơ... đi diễn khắp các tỉnh, khó
khăn, vất vả trăm bề đối với một cô gái nhỏ nhắn, yếu ớt như Ngân. Nhưng cũng
chính từ đó Thanh Ngân mới thấy rằng cô không thể dứt "cái nghiệp"
này ra được và thấy mình cần phải phấn đấu hơn nữa để khẳng định tài năng của
mình. Có những lúc quá khó khăn, cô cảm thấy bi quan, chán nản nhưng rồi ý chí
sắt đá đã giúp Thanh Ngân vượt qua tất cả để có ngày hôm nay.
Nữ nghệ sĩ Thanh Ngân thuộc về loại đào đẹp,
thật khó mà cầm lòng trước nét tươi tắn duyên dáng kỳ lạ trong nụ cười của
Thanh Ngân. Thanh Ngân được khán giả cho là hậu duệ của cố nữ nghệ sĩ Thanh
Nga. Thanh Ngân có một mái tóc dài đen tuyền như mái tóc của Thanh Nga ngày
xưa, nét mặt xinh đẹp một cách thanh tú, nước da trắng hồng, đôi mắt long lanh
gợi cảm, miệng cười có đôi má núng đồng tiền, Thanh Ngân toát lên được một nữ
tính diụ dàng khả ái trong dáng đi, điệu đứng, từ trong giọng nói tiếng cười,
cô gái tuyệt sắc Thanh Ngân thành công dễ dàng khi cô xuất hiện lần đầu trên
sân khấu.
18.Cẩm Tiên
Nữ nghệ sĩ
Cẩm Tiên tên thật Võ Thị Cẩm Tiên sinh ngày 04 tháng 01, năm 1970 tại Saigòn,
con của ông Võ Văn Mười, tài xế và bà Lê Thanh Xương.
Song thân của cô Cẩm Tiên thích cổ nhạc, đệ tử của nhạc sĩ Sáu Khoẻ, Năm Vinh, hai ông bà thường tham gia đờn ca tài tử với các bạn.
Sau năm 1975, cha mẹ của Cẩm Tiên về quê nhà ở huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh để sinh sồng. Cẩm Tiên được vào học ở trường phổ thông trung học Gò Dầu. Từ nhỏ, Cẩm Tiên đã được cha mẹ dạy ca vọng cổ và các bài bản nhỏ nên mỗi lần ông đi đờn ca tài tử chơi, ông thường cho Cẩm Tiên theo, ca cho chú bác nghe.
Khi cô được 7 tuổi (năm 1977), đoàn cải lương Tây Ninh về hát ở Gò Dầu Hạ, cha cô dẫn cô đến đoàn hát thăm hai bạn của ông là nghệ sĩ Thanh Hiền và Hữu Lộc, Cẩm Tiên đã ca hai bài vọng cổ « Rẽ Mạ Đầu Mùa » và « Hoa Tím Bằng Lăng » trên sân khấu, khán giả nhiệt liệt tán thưởng. Nghệ sĩ Thanh Hiền muốn xin cho Cẩm Tiên theo đoàn hát nhưng cô không chịu. Cô tiếp tục học văn hóa đến hết lớp 12. Thời gian đi học, Cẩm Tiên rất thích lối ca vọng cổ của thần tượng Châu Thanh, Linh Huệ, Linh Vương nên cô tự luyện giọng học ca theo cách ca đó, Cẩm Tiên được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi văn nghệ ở trường và ở địa phương.
Năm 1995, Cẩm Tiên đoạt huy chương vàng giải Trần Hữu Trang.
Năm 2005, Cẩm Tiên đoạt huy chương vàng hội diễn sân khấu cải lương toàn quốc.
Cẩm Tiên thường đóng tuồng cặp với các diễn viên tài danh Minh Vương, Minh Cảnh, Thanh Tuấn, Phương Quang và thu nhiều dĩa tân cổ giao duyên, vidéo tuồng cải lương.
Song thân của cô Cẩm Tiên thích cổ nhạc, đệ tử của nhạc sĩ Sáu Khoẻ, Năm Vinh, hai ông bà thường tham gia đờn ca tài tử với các bạn.
Sau năm 1975, cha mẹ của Cẩm Tiên về quê nhà ở huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh để sinh sồng. Cẩm Tiên được vào học ở trường phổ thông trung học Gò Dầu. Từ nhỏ, Cẩm Tiên đã được cha mẹ dạy ca vọng cổ và các bài bản nhỏ nên mỗi lần ông đi đờn ca tài tử chơi, ông thường cho Cẩm Tiên theo, ca cho chú bác nghe.
Khi cô được 7 tuổi (năm 1977), đoàn cải lương Tây Ninh về hát ở Gò Dầu Hạ, cha cô dẫn cô đến đoàn hát thăm hai bạn của ông là nghệ sĩ Thanh Hiền và Hữu Lộc, Cẩm Tiên đã ca hai bài vọng cổ « Rẽ Mạ Đầu Mùa » và « Hoa Tím Bằng Lăng » trên sân khấu, khán giả nhiệt liệt tán thưởng. Nghệ sĩ Thanh Hiền muốn xin cho Cẩm Tiên theo đoàn hát nhưng cô không chịu. Cô tiếp tục học văn hóa đến hết lớp 12. Thời gian đi học, Cẩm Tiên rất thích lối ca vọng cổ của thần tượng Châu Thanh, Linh Huệ, Linh Vương nên cô tự luyện giọng học ca theo cách ca đó, Cẩm Tiên được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi văn nghệ ở trường và ở địa phương.
Năm 1995, Cẩm Tiên đoạt huy chương vàng giải Trần Hữu Trang.
Năm 2005, Cẩm Tiên đoạt huy chương vàng hội diễn sân khấu cải lương toàn quốc.
Cẩm Tiên thường đóng tuồng cặp với các diễn viên tài danh Minh Vương, Minh Cảnh, Thanh Tuấn, Phương Quang và thu nhiều dĩa tân cổ giao duyên, vidéo tuồng cải lương.
Cẩm Tiên
trước khi theo chồng về sinh sống ở Hoa Kỳ, cô mua nhà cho cha mẹ ở dưỡng già,
giúp các anh em thành đạt trong cuộc sống. Ở Mỹ, Cẩm Tiên vẫn tham gia hát cải
lương mỗi khi Cộng đồng người Việt tại tiểu bang của cô tổ chức. Khi có dịp về
Việt Nam ,
cô tham gia các xuất hát gây qủy từ thiện giúp nạn nhân thiên tai, bão lụt.
19.Cẩm Thu
Nữ nghệ sĩ Cẩm Thu tên thật là Võ Thị Cẩm Thu, sinh năm 1960, quê quán Rạch Giá.
Thân phụ là soạn giả Trương Vũ, mẹ là bà Trương Cẩm Vân, trưởng đoàn Mây Tần năm 1964.
Năm 1982 khi hát ở đoàn Sông Hàn, nghệ sĩ Cẩm Thu đã thành hôn với nam nghệ sĩ Linh Tâm, có hai người con là Võ Vũ Linh Thanh (tức bé Linh Tý hát trên SKCL khoảng năm 1990, hiện là ca sĩ Kim Minh Huy trên sân khấu ca nhạc) và Võ Vũ Thu Tâm.
Là con nhà nòi nên Cẩm Thu có cơ hội đến với sân khấu khá sớm. Từ năm 1980 chị đã đóng vai chính trên sấn khấu đoàn cải lương Sông Hàn - đoàn hát của gia đình. Đoàn dựng các vở : Thoại Khanh Châu Tuấn, Trần Bình Trọng, Nhụy Kiều Tướng Quân, Âm mưu tình yêu..... Năm 1981, nam NS Linh Tâm về đoàn Sông Hàn hát chánh với Cẩm Thu.
Năm 1982, Linh Tâm - Cẩm Thu rời đoàn Sông Hàn về miền nam hát cho đoàn Tiếng ca Sông Cửu với các nghệ sĩ Tài Linh (chưa nổi tiếng), Bo Bo Hoàng, Vuơng Tài, Tuyết Nga....Cẩm Thu có mặt trong các vở Ta là vua, Công chúa tóc thơm, Cây gậy thần..
Năm 1984, CẩmThu và chồng về đoàn cải lương Lâm Đồng hát với Ngọc Đáng, Hồng Nhung, Linh Thiện.....trong Bức ngôn đồ Đại Việt, Xuân về đỉnh Mã Phi....
Năm 1986, Cẩm Thu - Linh Tâm về đoàn Sông Bé 2 (bầu Quới), đứng chung sân khấu với Thanh Cúc, Linh Thanh, Ngân Tuấn, hề Tẩu Tẩu.....Chị đã hát chính trong các vở Tình sử A Nàng, Mùa xuân trên biển, Thúy Kiều 1 và 2, Lửa hồng Đông đô, Rừng đêm hóa trắng, Tàu ô huyết sử,.......
Đặc biệt, với vai Karu trong vở tuồng Tình yêu và nước mắt trên SK Đoàn Sông Bé 2, Cẩm Thu bắt đầu được khán giả TPHCM chú ý. Chị đã nổi danh lớn trong dịp đoàn Sông Bé 2 về TP biểu diễn và xuất hát nào cũng thu hút đông đảo khán giả đến xem. Đầu năm 1989, khi về rạp Quốc Thanh diễn, đoàn Sông Bé 2 với Cẩm Thu - Linh Tâm có xuất hát thu hút đến 1.469 khán giả, một con số khá mơ ước đối với nhiều đoàn cải lương TP thời bấy giờ.
Những năm
sau này, Cẩm Thu ít cộng tác chính thức cho đoàn hát nào do tình hình khó khăn
chung của SKCL. Chị chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực Video Cải lương.
20.Vân Hà
Nghệ sĩ
Vân Hà tên thật là Nguyễn Thị Hà, con gái của soạn giả Vân An. Chị cũng là
người đồng hương với nghệ sĩ Chí Linh, quê hương của xử dừa anh dũng. Nghệ sĩ
Chí Linh – Vân Hà đều xuất thân từ gia đình có người thân hoạt động trong nghệ
thuật cải lương. Vì thế anh chị được làm quen với ánh đèn sân khấu rất sớm và
cùng là đôi bạn học của lớp diễn viên cải lương Nhà hát Trần Hữu Trang (Khoá 1).
Khi nhắc đến Chí Linh - Vân Hà, khán giả yêu sân khấu cũng đều có nhận định chung về anh chị : Là những nghệ sĩ giỏi nghề, yêu sân khấu, có một cuộc sống bình dị và ít điều tai tiếng. Có lẽ có quá nhiều điểm tương đồng nên ông tơ bà nguyệt đã se duyên nợ. Anh chị kết hôn năm 1987 và cho đến hôm nay, 25 năm trôi qua họ vẫn sống hạnh phúc bên nhau với hai cô con gái song sinh Phương Linh và Phương Oanh.
Khi nhắc đến Chí Linh - Vân Hà, khán giả yêu sân khấu cũng đều có nhận định chung về anh chị : Là những nghệ sĩ giỏi nghề, yêu sân khấu, có một cuộc sống bình dị và ít điều tai tiếng. Có lẽ có quá nhiều điểm tương đồng nên ông tơ bà nguyệt đã se duyên nợ. Anh chị kết hôn năm 1987 và cho đến hôm nay, 25 năm trôi qua họ vẫn sống hạnh phúc bên nhau với hai cô con gái song sinh Phương Linh và Phương Oanh.
21.Kim Thoa
Nữ nghệ sĩ Kim Thoa tên thật là Trần Thị Kim Thoa, sinh năm 1968 ở
xã Bình Trước, tỉnh Biên Hòa. Cha của cô là ông Trần Nhật Quang tức soạn
giả Vũ Minh Quang, còn được gọi nghệ danh là Mười Quang. Mẹ của cô là bà Đổ Thị
Cơ tức Mười Cơ, bà bầu của gánh hát Tinh Hoa, nổi tiếng trên 30 năm qua trong
giới sân khấu cải lương. Bà Mười Cơ được kể là một trong bốn bà bầu gánh hát
tài giỏi nhất ở miền Nam .
Đó là Nhứt Thơ, Nhì Chưởng, Tam Cơ, Tứ Yến
22.Thoại Mỹ
Tên thật Nguyễn Thị Ngọc Mỹ sinh ngày 28 tháng 4, năm 1969 tại Việt Nam. Cô bắt đầu đi hát cải lương vào năm 11 tuổi với
sự dìu dắt của chị Thoại
Miêu và Út Trọng là
người đã dạy Thoại Mỹ hát cải
Lương
Năm 1992,
Thoại Mỹ đạt huy chương Vàng Giải Trần Hữu Trang.Ðạt huy
chương vàng, huy chương bạc giải mai vàng do bạn đọc báo người lao động, bình
chọn và diễn viên xuất sắc. Diễn thành công nhất là tướng Ngọc Kỳ Lân trong vai
nữ soái Hồng Phụng.Ngày 12 tháng 09 năm 2003,
đạt huy chương vì sự nghiệp sân khấu.Ngày 14 tháng 01 năm 2004,
đạt giải mai vàng do báo người lao động bình chọN.Ngày 21 tháng 04 năm 2004 đạt huy chương vàng diễn viên tài sắc.Năm 2005,
đạt huy chương vàng cải lương toàn quốc trong vai "Rồng Phượng".Năm
2007, đạt danh hiệu nghệ sĩ ưu tú
23.Thanh
Thanh Hiền
Nghệ sĩ Thanh Thanh Hiền tên thật là Phạm Thị
Thu Hiền, sinh năm 1969 tại Hà Nội, trong một gia đình cả bố và mẹ đều là nghệ
sĩ, trong đó mẹ là nghệ sĩ cải lương Kim Thoa. 6 tuổi, chị đã lên sân khấu biểu
diễn cải lương và thể hiện năng khiếu bẩm sinh từ lúc nhỏ.
Hơn 30 năm gắn bó với nghệ thuật, nghệ sĩ Thanh Thanh Hiền với chất giọng ngọt ngào đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng khán giả yêu cải lương. Không dừng lại ở đó, chị còn "lấn sân" sang nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống khác như chèo, ca trù…Và ở sân khấu nào, chị cũng đều tạo được dấu ấn riêng.
Một nhan sắc trời cho. Một tài năng hiếm có. Nghệ sĩ cải lương duy nhất của miền Bắc có thể xóa được những khoảng cách dị biệt giữa cải lương miền Bắc và miềnNam .
Khi không hát và không diễn, giọng Thanh Thanh Hiền trầm, gần như khàn đặc. Còn khi chị đã cất giọng lên, trong vắt như giọng em bé và trầm đục như vọng từ cõi khác về, đều là giọng Thanh Thanh Hiền. Ca, vũ, trình thức, duyên sân khấu của cải lương xứ Bắc hình như dồn hết vào cô đào này.
Nổi tiếng từ khi còn là sinh viên, ít ai mê sân khấu hồi những năm 1985-1990 quên được những vai diễn thân phận đầy cay đắng chìm nổi của cô đào trẻ này trong những vở diễn lấy nước mắt công chúng: Đôi dòng sữa mẹ, Khi thành phố lên đèn, Lan và Điệp, Mùa tôm... Trẻ đẹp, hát hay, diễn xuất sắc...Thanh Thanh Hiền từng là cái tên đảm bảo bán vé, đồng thời là danh hiệu đảm bảo huy chương vàng trong các kỳ hội diễn sân khấu toàn quốc.
Có những vở diễn mà cả tác giả kịch bản, đạo diễn và nhạc sĩ đều nghĩ đến Thanh Thanh Hiền để “đo ni đóng giày” khi bắt tay vào dàn dựng. Đó là Người đẹp đến Tiền Châu (sau này còn gọi là Sứ giả tình yêu), vở cải lương về mối tình của danh nhân Nguyễn Công Trứ - người vừa là quan phụ trách khẩn hoang lấn biển vùng Thái Bình - Nam Định, vừa là bậc thi hào lừng danh vì sự phóng túng, đa tình.
Hơn 30 năm gắn bó với nghệ thuật, nghệ sĩ Thanh Thanh Hiền với chất giọng ngọt ngào đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng khán giả yêu cải lương. Không dừng lại ở đó, chị còn "lấn sân" sang nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống khác như chèo, ca trù…Và ở sân khấu nào, chị cũng đều tạo được dấu ấn riêng.
Một nhan sắc trời cho. Một tài năng hiếm có. Nghệ sĩ cải lương duy nhất của miền Bắc có thể xóa được những khoảng cách dị biệt giữa cải lương miền Bắc và miền
Khi không hát và không diễn, giọng Thanh Thanh Hiền trầm, gần như khàn đặc. Còn khi chị đã cất giọng lên, trong vắt như giọng em bé và trầm đục như vọng từ cõi khác về, đều là giọng Thanh Thanh Hiền. Ca, vũ, trình thức, duyên sân khấu của cải lương xứ Bắc hình như dồn hết vào cô đào này.
Nổi tiếng từ khi còn là sinh viên, ít ai mê sân khấu hồi những năm 1985-1990 quên được những vai diễn thân phận đầy cay đắng chìm nổi của cô đào trẻ này trong những vở diễn lấy nước mắt công chúng: Đôi dòng sữa mẹ, Khi thành phố lên đèn, Lan và Điệp, Mùa tôm... Trẻ đẹp, hát hay, diễn xuất sắc...Thanh Thanh Hiền từng là cái tên đảm bảo bán vé, đồng thời là danh hiệu đảm bảo huy chương vàng trong các kỳ hội diễn sân khấu toàn quốc.
Có những vở diễn mà cả tác giả kịch bản, đạo diễn và nhạc sĩ đều nghĩ đến Thanh Thanh Hiền để “đo ni đóng giày” khi bắt tay vào dàn dựng. Đó là Người đẹp đến Tiền Châu (sau này còn gọi là Sứ giả tình yêu), vở cải lương về mối tình của danh nhân Nguyễn Công Trứ - người vừa là quan phụ trách khẩn hoang lấn biển vùng Thái Bình - Nam Định, vừa là bậc thi hào lừng danh vì sự phóng túng, đa tình.
24.Thanh Lam
Thanh Lam
nắm ngôi vị Nữ hoàng nhạc pop được tròn 10 năm. Là ca sĩ tiên phong
của nhạc trẻ VN, Thanh Lam được ghi nhớ là một trong những người gây dựng nên
pop Việt. Một giọng hát mê hồn, cá tính táo bạo, bản năng nghệ sĩ thật sự...
của cô đã ảnh hưởng không nhỏ đến lứa ca sĩ đàn em, kể cả Trần Thu Hà, Mỹ Linh
khi họ bắt đầu sự nghiệp. Toả sáng trên sân khấu, nhưng các album của Thanh Lam
lại luôn là những sản phẩm lắp ghép, không rõ ràng về tính cách. Chỉ đến cuối
2001, cô mới có một album hoàn hảo và đúng tinh thần: Mây trắng bay về.
Không đột phá cách tân về âm nhạc, nhưng đầy đặn và kết hợp được những gì tinh
tuý nhất của Thanh Lam và Quốc Trung. Album là viên ngọc sáng có được sau một
quá trình chung sức làm việc, cùng nhau trải qua thăng trầm của đời sống giữa
hai người. Ca sĩ và nhạc sĩ hoà âm đã dựng được một tổng thể đẹp đẽ trên nền cơ
bản của âm nhạc phương Tây kết hợp với văn hoá và cảm thức phương Đông. Đáng lẽ Mây trắng bay về phải mở ra một cơ hội âm nhạc mới cho
Thanh Lam, nhưng có thể do việc kết thúc cuộc hôn nhân với Quốc Trung, nên
không gian của album này đã bị khép lại. Cũng có lẽ do phiền muộn trong đời
sống riêng, nên năm qua, Thanh Lam không tập trung làm được gì, cô xuất hiện đờ
đẫn và thiếu lửa. Về nghệ thuật, Quốc Trung là thuốc nổ cho
Thanh Lam, thiếu Quốc Trung, Thanh Lam không thăng hoa được, cô trở lại với bản
tính vụng về, không đến đầu đến đũa của mình.
25.Hồng Nhung
Cùng tuổi,
cùng thời điểm đến với sân khấu, Hồng Nhung không bắt đầu một cách rực rỡ như
Thanh Lam, nhưng cô thăng
sao chắc
chắn và không vấp váp. Hồng Nhung thông minh, cẩn thận, cô chinh phục khán giả
bằng sự kỹ lưỡng của tổng thể. Từ trước tới nay, các liveshow của Hồng Nhung
luôn sạch sẽ và chu tất. Trong năm 2002, Hồng Nhung là diva xuất hiện đều và
giữ được mối liên hệ thường xuyên với khán giả nhất. Cô hoàn hảo từ trang phục,
lời ăn tiếng nói, cho đến cách hát và trình diễn... Nhưng sự không sơ suất chút
nào của Hồng Nhung lâu ngày đã gây cho công chúng cảm giác cô bị khéo quá. Năm qua, Hồng Nhung ra Ngày không mưa,nhưng
ngoài hai bài rất hay là Ngày không mưa và Hoạ mi hót trong mưa, các ca khúc còn lại bị vênh giữa người hát và người phối
khí. Màu sắc các bài hát của Quốc Trung có vẻ dành cho giọng Thanh Lam nhiều
hơn, lối nhả chữ rõ ràng, nắn nót từng câu của Nhung bị lạc trên nền hoà
âm mênh mang của Quốc Trung. Hồng Nhung phù hợp với kiểu âm nhạc hơi cũ của
Trịnh Công Sơn và Dương Thụ, cô khó vặn vẹo cho vừa không gian đa chiều của
world music. Để đi tiếp, Hồng Nhung sẽ ổn định và an toàn hơn Thanh Lam vì cô
có óc tổ chức, dễ tìm được một nhóm cộng sự chuyên nghiệp cho mình. Hồng Nhung
sẽ bền bỉ ở ngôi vị danh ca với những giá trị đã định hình như Ánh Tuyết, Cẩm
Vân, nhưng chắc rằng ở cô không còn có những đột phá.
26.Mỹ Linh
Những năm
1996-1999, sự xuất hiện của Mỹ Linh quả thật là một hiện tượng âm nhạc. Cô
mộc mạc, nồng nhiệt, đầy đam mê và luôn bất ngờ. Mỹ Linh đã hát là đóng đinh
tên tuổi với ca khúc, vẻ rực rỡ của giọng hát chinh phục khán giả một cách
tuyệt đối. Mỹ Linh đã có đỉnh cao với pop, nhưng cũng dám đánh bạc với sự nghiệp khi quay hẳn sang funk-
soul bằng âm nhạc của Anh Quân. Tóc Ngắn 1 là bước đột phá rất ngoạn mục, kết
hợp hoàn hảo giữa lối hoà âm bài bản chặt chẽ của Anh Quân và bản năng hoang
dại khốc liệt của Mỹ Linh. Tóc ngắn 1 hay nhưng không có tính mở, điều ấy
đã được kiểm chứng ở một bản sao yếu ớt hơn là Tóc ngắn 2. Năm
2002, có hai ca khúc mới được Mỹ Linh hát demo cho CD Made in Viet Namlà Cafe
mùa hè và Trở lại tuổi thơ, vẫn chung thuỷ với phong cách của Tóc ngắn. Cách
hát và trình diễn của Mỹ Linh bắt đầu đi vào một thói quen, vẫn lộng lẫy, nồng
nàn, quyến rũ nhưng không còn mới. Funk- soul là thể loại nhạc chằn chặn về cấu
trúc, nên Mỹ Linh rất dễ bị khoanh vùng lại, không có đất tung hoành cho hết cá
tính của mình. Mỹ Linh dồi dào sinh lực, nhưng để thành biểu tượng diva thì
Linh phải vô cùng can đảm và biết chấp nhận mất mát.
27.Trần Thu Hà
Trẻ tuổi
nhất trong các diva là Trần Thu Hà. Cô lên tới đỉnh cao chính nhờ những nỗ lực
của bản thân. Bắt đầu ghi dấu tên mình với nhạc jazz, nổi tiếng bởi nhạc pop,
khiến người ta sững sờ trong không gian wolrd music, Hà Trần là ca sĩ luôn thay
đổi hình ảnh của mình. Là người biết quan sát, tỉ mỉ đến từng chi tiết, nhẫn
nại và nghiêm khắc với lao động nghệ thuật, cộng với cảm âm đặc biệt tinh tế,
cô đã làm nên phép màu: biến giọng hát bẩm sinh nhiều khiếm khuyết trở thành
một trong những giọng nữ đẹp nhất VN hiện nay. Tuy nhiên cả 4 album của Hà: Đánh thức tầm xuân (cùng Bằng Kiều), Em về tinh khôi, Bài tình cho giai nhân, Tự hoạ 1 mới chỉ đưa đến cảm giác ngòn ngọt,
dễ chịu cho người nghe bởi sự tinh tế. Chỉ đến Nhật thực, cá tính âm nhạc của Trần Thu Hà mới hiển lộ. Nhạc Ngọc Đại
bất ổn, vùng vô thức rất mạnh, cuốn nhoà ranh giới của tính thể loại trong âm
nhạc. Hoà âm hiện đại, chặt chẽ, đồng thời rất mênh mông và có tính ám ảnh của
Đỗ Bảo đã khiến Nhật thực có một không gian đầy nguy hiểm, dễnuốt chửng ca sĩ nếu cá tính yếu hơn. Hà Trần đã bóc được trọn vẹn các tầng cảm xúc của tác giả và
người phối khí, nhưng lối hát và trình diễn của Hà Trần sẽ không dừng lại ở Nhật thực, cô đã tìm thấy khoảng rộng rãi để có thể đi tiếp. Không thể chia nhóm để xếp Trần Thu Hà cùng dòng với bất
cứ ca sĩ VN nào, cô đứng riêng và khác biệt thật sự. Nội lực phong phú, cá tính
quyết liệt, ưa biến động nhưng biết tiết chế, Hà Trần đủ điều kiện là một ngòi nổ mới của âm nhạc VN, nhưng công chúng của cô sẽ luôn ở diện
hẹp.
28.Phương Thanh
Phương Thanh, tên
thật là Bùi Thị Phương Thanh, có biệt danh là "Chanh", là một ca sĩ hát nhạc
pop-rock nổi
tiếng với chất giọng khàn lạ. Cô cũng được biết tới với vai trò là diễn viên
trong một số bộ phim điện ảnh
Cô sinh
ngày 27 tháng 4 năm 1973 tại huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Hiện cô sống và làm việc chủ yếu
tại Thành phố Hồ Chí
Minh. Phương Thanh chưa lập gia đình nhưng có một cô con gái là Bùi
Hà Nghi Phương, hay còn có tên thân mật là bé Gà. Bố của bé Gà, theo như cách
Phương Thanh và báo giới gọi là "người
đàn ông trong bóng đêm".
29.Trương Ngọc Ánh
Trương Ngọc Ánh (sinh năm 1976 tại Hà Nội) là người mẫu và diễn viên điện ảnh Việt Nam.
Cô được phát hiện bởi cố diễn
viên Lê Công Tuấn Anh. Anh
đã thuyết phục đạo diễn Lưu Phước Sang mời cô đóng phim Em và Michael, đánh dấu một
bước tiến quan trọng trong sự nghiệp của cô. Phim nhựa đầu tiên có cô tham gia
diễn xuất là Em còn nhớ hay em
đã quên. Năm 1997, cô thủ vai Mỹ trong phim Giã từ dĩ vãng, gây được thành
công ban đầu để tiếp tục đóng các bộ phim truyền hình nhưĐồng tiền xương máu(1998),...
Cô đã tốt nghiệp khoa Kinh tế
của Đại
học Mở TP.HCM và đã đi
du học tại Singapore
Hiện
nay, cô đang giữ chức Giám đốc công ty in ấn và quảng cáo Ánh Việt. Đồng thời,
sở hữu một nhà hàng bán đồ ăn Italy
mang tên Java và một công ty chuyên nhập khẩu bột mì.
Tại đại
hội Hội Người Mẫu Việt Nam
lần thứ nhất vào tháng 12/2006, Trương Ngọc Ánh được bầu làm một trong những ủy viên
của Hội. Cô còn được mời và thực hiện vai trò giám khảo cho một số cuộc thi sắc
đẹp như Hoa hậu các dân
tộc Việt Nam 2011...
30.Giáng My
Giáng My sinh
trong một gia đình nghệ thuật, bố chị là đạo diễn còn mẹ là giảng viên âm nhạc.
Cái tên Giáng My có nghĩa là nốt mi giáng trên khuông nhạc - nốt nhạc đẹp nhất,
thanh tao nhất. Có lẽ cái tên đó đã phần nào được thể hiện bởi nhan sắc lộng
lẫy của chị.
Năm 1992, Giáng My được tham gia chuyến giao lưu văn hóa tại Trung Quốc với Đoàn Ca nhạc nhẹ Sài Gòn. Sau khi về nước, chị được tuyển vào đoàn.
Là thành viên của Đoàn ca nhạc nhẹ Sài Gòn, Giáng My không chỉ dừng lại ở hát ca. Người xem còn có thể nhìn Giáng My hóa thân ở nhiều vai trò khác nhau, khi là một người mẫu duyên dáng trên sàn diễn, lúc lại là một MC nhanh nhẹn, thanh lịch. Sự trải nghiệm qua nhiều vai trò đã giúp Giáng My cọ xát với nghề.
Không chỉ hoạt động nghệ thuật, chị còn thử sức mình ở công việc kinh doanh. Những lúc không đi diễn, Giáng My lại làm việc ở cửa hàng tranh sơn mài của người thân trên đường Đồng Khởi, Q.1, Tp.HCM.
Thời gian đầu với công việc ở cửa hàng mỹ nghệ, Giáng My đã gặp không ít khó khăn. Từ các khâu chọn tranh, ý nghĩa của tranh, rồi gói quà... tất tật mọi thứ chị đều phải học. Môi trường của một cửa hàng đồ mỹ nghệ thường xuyên tiếp xúc với khách nước ngoài là điều kiện để Giáng My rèn luyện, trau dồi khả năng ngoại ngữ.
Năm 2007, Giáng My từng được mời làm giám khảo cho cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ tại Thái Lan. Chị cũng thành lập công ty GM pro chuyên kinh doanh các dịch vụ truyền thông.
Theo Giáng My mỗi công việc chị trải qua đều mang đến một thành công nhất định. Thế nhưng, tất cả thành công ấy đều phục vụ cho việc nuôi dưỡng nghệ thuật của chị.
Năm 1992, Giáng My được tham gia chuyến giao lưu văn hóa tại Trung Quốc với Đoàn Ca nhạc nhẹ Sài Gòn. Sau khi về nước, chị được tuyển vào đoàn.
Là thành viên của Đoàn ca nhạc nhẹ Sài Gòn, Giáng My không chỉ dừng lại ở hát ca. Người xem còn có thể nhìn Giáng My hóa thân ở nhiều vai trò khác nhau, khi là một người mẫu duyên dáng trên sàn diễn, lúc lại là một MC nhanh nhẹn, thanh lịch. Sự trải nghiệm qua nhiều vai trò đã giúp Giáng My cọ xát với nghề.
Không chỉ hoạt động nghệ thuật, chị còn thử sức mình ở công việc kinh doanh. Những lúc không đi diễn, Giáng My lại làm việc ở cửa hàng tranh sơn mài của người thân trên đường Đồng Khởi, Q.1, Tp.HCM.
Thời gian đầu với công việc ở cửa hàng mỹ nghệ, Giáng My đã gặp không ít khó khăn. Từ các khâu chọn tranh, ý nghĩa của tranh, rồi gói quà... tất tật mọi thứ chị đều phải học. Môi trường của một cửa hàng đồ mỹ nghệ thường xuyên tiếp xúc với khách nước ngoài là điều kiện để Giáng My rèn luyện, trau dồi khả năng ngoại ngữ.
Năm 2007, Giáng My từng được mời làm giám khảo cho cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ tại Thái Lan. Chị cũng thành lập công ty GM pro chuyên kinh doanh các dịch vụ truyền thông.
Theo Giáng My mỗi công việc chị trải qua đều mang đến một thành công nhất định. Thế nhưng, tất cả thành công ấy đều phục vụ cho việc nuôi dưỡng nghệ thuật của chị.
31.Tuyết Thu
Tuyết Thu
là diễn viên kịch được yêu thích khoảng thập niên 1980 và 1990. Chị nổi tiếng
với vai Nữ hoàng chôm trong vở kịch Tiếng nổ lúc 0 giờ.
Năm 1985, chị kết hôn với Nguyễn Dương, nam diễn viên đẹp
trai từng làm say lòng nhiều khán giả với vai tướng cướp Lẫm trong vở kịch Đối
mặt hay vai Minh trong phim Xóm nước đen.
Mối tình đẹp như cổ tích của họ còn được làng nghệ sĩ kịch
kể đến hôm nay. Khi Tuyết Thu bắt đầu bước vào nghề thì chồng chị, Nguyễn Dương
đã là diễn viên nổi tiếng.
Sau khi kết hôn, hai người đã kết hợp
thành một đôi hài ăn ý qua series kịch Trong nhà ngoài phố đình đám một thời.
Chính series kịch này đã đưa cái tên Nguyễn Dương - Tuyết Thu trở thành một
trong số những cây hài đắt sô vào khoảng thời gian đó ở cả trong nước lẫn hải
ngoại.
32.Ngô Mỹ Uyên
Ngô Mỹ Uyên là
con thứ 2 trong gia đình có 4 anh em. Tôt nghiệp khoa quản trị kinh doanh (Đại
học mở bán công) năm 1996. Trở thành người mẫu năm 18 tuổi, sau khi đoạt giải
nhất cuộc thi Tìm kiếm người mẫu thời trang do Bộ văn hoá và thông tin tổ chức.
Cô đoạt giải Hoa hậu điện ảnh năm 1994 và vai chính đầu tiên trong phim Áo trắng sân trường của đạo diễn Lê Dân. Sau đó, trở thành người mẫu quảng cáo cho rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng.
Cô đoạt giải nhất cuộc thi Hoa hậu Ai Cập năm 1999. Đến Mỹ năm 2001 trong một lần du lịch cùng gia đình. Sau đó cô được một công ty ký hợp đồng giúp đỡ để biểu diễn ảo thuật, huấn luyện kỹ năng biểu diễn sân khấu.
Cô đoạt giải Hoa hậu điện ảnh năm 1994 và vai chính đầu tiên trong phim Áo trắng sân trường của đạo diễn Lê Dân. Sau đó, trở thành người mẫu quảng cáo cho rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng.
Cô đoạt giải nhất cuộc thi Hoa hậu Ai Cập năm 1999. Đến Mỹ năm 2001 trong một lần du lịch cùng gia đình. Sau đó cô được một công ty ký hợp đồng giúp đỡ để biểu diễn ảo thuật, huấn luyện kỹ năng biểu diễn sân khấu.
33.Hà Kiều Anh
Hà Kiều Anh (sinh
1976) là Hoa hậu Việt Nam năm 1992 khi mới 16 tuổi, là con của Vương Kiều Oanh,
cháu ngoại ông Vương Quốc Mỹ, nguyên thứ trưởng Bộ Xây dựng, cháu nội ông Hà
Văn Lâu, nguyên đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc.
Hà
Kiều Anh đăng
quang danh hiệu hoa hậu toàn quốc báo Tiền Phong lần thứ 3 vào ngày 20 tháng 9
năm 1992 tại nhà thi đấu Phan Đình Phùng, Thành phố Hồ Chí Minh. Cô là hoa hậu
đăng quang ở độ tuổi trẻ nhất từ trước đến nay của cuộc thi Hoa hậu báo Tiền
Phong (tiền thân của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam ). Khi đó, Hà Kiều Anh16
tuổi, đang là sinh viên trung cấp thanh nhạc năm thứ nhất của Nhạc viện Thành
phố Hồ Chí Minh.
Sau khi đoạt danh hiệu hoa hậu, Hà Kiều Anh đã tham gia đóng một số phim.
34.Lý Thu Thảo
Lý
Thu Thảo được biết đến như là hoa hậu đầu
tiên và cũng là duy nhất của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam do thành đoàn TP HCM tổ chức năm 1989. Sở hữu gương mặt đẹp
phúc hậu cùng hình thể chuẩn, sau khi đăng quang Hoa
hậu, Lý Thu Thảo trở thành người mẫu đắt show của
cả sàn catwalk lẫn ảnh lịch. Bức ảnh trên được nhiếp ảnh gia Đoàn Minh Tuấn ghi
lại vào năm 1994, khoảng thời gian mà Lý Thu Thảo tiếp tục gặt hái vinh quang
khi được đánh giá cao về diễn xuất trong lĩnh vực điện ảnh. Chị đã bước vào
điện ảnh và tham gia những phim như: Sau những giấc mơ hồng, Cổ tích 17, Ngọc trong đá…
Sau khi bị kẻ xấu lợi dụng chụp ảnh khoả thân tống tiền, Lý Thu Thảo rời bỏ luôn cả thế giới giải trí hào nhoáng và nhiều cạm bẫy để sangCanada sinh
sống. Sau thời gian ở nước ngoài, Lý Thu Thảo bất ngờ về nước và tổ chức tiệc
cưới, kết hôn với mối tình đầu ngày xưa của mình: Lưu Tấn Nhơn hay còn gọi là
Đằng Tây, trước kia là thủy thủ tàu Vietrancimex và từng thụ án 3 năm tù trong
vụ Năm Cam. Hiện tại, vợ chồng Lý Thu Thảo sống với nhau khá hạnh phúc tại một
căn hộ ở Quận 2 và có một trang trại ở Bến Tre. Hầu như chị không còn lai vãng
tới giới showbiz nữa.
Sau khi bị kẻ xấu lợi dụng chụp ảnh khoả thân tống tiền, Lý Thu Thảo rời bỏ luôn cả thế giới giải trí hào nhoáng và nhiều cạm bẫy để sang
35.Bùi Bích Phương
Bùi Bích Phương là người đẹp đầu tiên đăng quang ngôi vị Hoa
hậu toàn quốc kể từ sau giải phóng, trong cuộc thi do báo Tiền Phong tổ chức
vào năm 1988 (kể từ năm 2004 đã đổi tên thành Hoa hậu Việt Nam ). Trong tấm ảnh được chụp năm
1993, trông cựu Hoa hậu rất xinh đẹp và rạng ngời. Không giống một số Hoa hậu
khác, Bùi Bích Phương chọn cuộc sống của một người phụ nữ bình thường, lấy
chồng, sinh con và tập trung kinh doanh. Những năm gần đây, tuy các sự kiện
dành cho các người đẹp diễn ra khá dày đặc, nhưng Bùi Bích Phương vẫn gần như
vắng bóng.
36.Lê Vy
Nghệ sĩ Lê Vy là một trong ba mỹ nữ của cặp vợ chồng nghệ sĩ
Lê Mai - Trần Tiến. Cùng với hai người chị gái Lê Vân và Lê Khanh, Lê Vy cũng
được khán giả dành cho nhiều tình cảm bởi vẻ đẹp phúc hậu và tài năng nghệ
thuật hiếm có. Hình ảnh trên của Lê Vy được chụp vào năm 1999, khi cô đang ở
đỉnh cao của nghề múa, với vai trò là diễn viên múa chuyên nghiệp của Nhà hát
ca múa nhạc Việt Nam .
Cô cũng được biết đến qua các bộ phim như: Huyền thoại tuổi 17, Cây bạch đàn vô danh… Hiện, Lê Vy định cư tại Pháp cùng chồng và đã có hai con.
Thỉnh thoảng cô về Việt Nam
thăm gia đình, kết hợp tham gia một số hoạt động nghệ thuật trong nước.
37.Kim Khánh
Bức ảnh được chụp năm 1993, là năm Kim Khánh đoạt giải Hoa
khôi thể thao. Với danh hiệu khá lớn, nhưng Kim Khánh lại được biết đến chủ yếu
với vai trò diễn viên điện ảnh trong thời kỳ phim “mì ăn liền” lên ngôi. Chủ
yếu đóng những vai phụ hoặc vai phản diện với phong cách gợi cảm, cá tính nên
Kim Khánh không “được lòng” khán giả như các đồng nghiệp nữ khác, chuyên trị
vai tiểu thư hiền lành. Tuy vậy, Kim Khánh luôn được xem là nghệ sĩ hoạt động
khá bền bỉ trong gần 20 năm qua, và là gương mặt được nhiều đạo diễn chọn lựa
khi cần người thể hiện một vai diễn khó.
38.La Kim Phụng
Những năm đầu của thập niên 1990, La Kim Phụng nổi lên như
một người mẫu có gương mặt lạ, khác hẳn vẻ thùy mị, đoan trang của những người
đẹp khác. Bức ảnh chụp năm 1994 cho thấy vẻ đẹp sắc sảo của La Kim Phụng, từ
ánh mắt cho đến nụ cười. Thời kỳ đó, La Kim Phụng được xem là người mẫu hàng
đầu của làng thời trang, nổi tiếng không kém gì Diễm Hương, Việt Trinh bên lĩnh
vực điện ảnh. Nhờ gương mặt và phong cách thu hút, nên cô liên tục được khán
giả bình chọn danh hiệu Người mẫu ấn tượng. Hiện nay, sau một lần gãy gánh
trong hôn nhân, La Kim Phụng chọn lối ở ẩn tại TPHCM và tập trung kinh doanh.
39.Thanh Xuân
Những ai yêu thích nghệ thuật thập niên 90 hẳn không quên
được gương mặt khả ái của Thanh Xuân, người đẹp đoạt giải Hoa hậu điện ảnh năm
1991. Tuy đoạt được giải thưởng lớn về điện ảnh, nhưng Thanh Xuân lại nổi bật
trong lĩnh vực thời trang. Trong suốt những năm 1990, hình ảnh Thanh Xuân gần
như tràn ngập trên các bộ ảnh lịch, mà tấm ảnh trên là một ví dụ (ảnh chụp năm
1993). Cô cũng là người mẫu góp mặt trong hầu hết các chương trình biểu diễn
thời trang lớn thời bấy giờ. Khi sự nghiệp đang ở đỉnh cao, cô lập gia đình với
một Việt kiều và sang Canada
định cư. Năm 2003, cô cùng gia đình trở về Việt Nam và sinh sống tại TP HCM. Hiện,
cô đã có 2 con.
40.Người mẫu Ngọc Dung
Cùng với Diễm My, người mẫu Ngọc Dung cũng được khán giả ưu
ái dành tặng danh hiệu Nữ hoàng ảnh lịch. Là thế hệ người mẫu ảnh lịch đầu tiên
tại Việt Nam, những năm 1985 - 1992 là thời kỳ hoàng kim của Ngọc Dung, cùng
Diễm My và ca sĩ Nhã Phương. Theo lời nhiếp ảnh gia Đoàn Minh Tuấn, người chụp
bức ảnh này của Ngọc Dung vào năm 1992, thì cô là gương mặt quen thuộc với hàng
triệu người dân Việt Nam thời kì đó, bởi vẻ đẹp thu hút hiếm có. Tuy nổi đình
nổi đám trong lãnh vực ảnh lịch, nhưng Ngọc Dung không chọn nghệ thuật làm
nghiệp như các bạn bè của cô. Hiện tại, người đẹp vẫn sống ở TP HCM và có một
cuộc sống thanh bình, an nhàn.
41.Trịnh Kim Chi
Trịnh Kim
Chi sinh năm 1972, đoạt giải Á hậu Tiền Phong 1994
Cô từng
theo chồng sang Mỹ vào năm 2006, hai năm sau cô trở về Việt Nam hoạt động nghệ thuật và kinh
doanh.
Phim đã
đóng: Một ngày không có em, Sóng gió thương trường, Blouse trắng, Tình yêu pha
lê, Cô gái xấu xí, Áo cưới thiên đường…
42.Hồng Hạnh
Là con của
đôi song ca nổi tiếng một thời Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết.
Hồng Hạnh thuộc thế hệ ca sĩ đàn chị từng chiếm lĩnh sân khấu ca nhạc Sài Gòn thập niên 80-90, đến nay vẫn còn ghi dấu ấn đậm nét đối với nhiều người nghe nhạc
Từng được ví như 'Người đàn bà xoã tóc hát tình ca', bài hát Tình Ca Cho Em của Nhạc Sĩ Nguyễn Nam đã giúp Hồng Hạnh đoạt giải Mai Vàng năm 1995.
Sau một thời gian im ắng, Hồng Hạnh đã trở lại hoạt động nghệ thuật bằng một Vai diễn trong bộ phim Công Ty Thời Trang của TFS, đồng thời phát hành CD Cánh Nâu Trong Đêm, album nhận được nhiều lời khen ngợi, đánh dấu một bước chuyển mới trong phong cách của Cô.Hiện tại, Cô đang theo đuổi dòng nhạc Jazz với cách hát đầy ngẫu hứng.
Hồng Hạnh thuộc thế hệ ca sĩ đàn chị từng chiếm lĩnh sân khấu ca nhạc Sài Gòn thập niên 80-90, đến nay vẫn còn ghi dấu ấn đậm nét đối với nhiều người nghe nhạc
Từng được ví như 'Người đàn bà xoã tóc hát tình ca', bài hát Tình Ca Cho Em của Nhạc Sĩ Nguyễn Nam đã giúp Hồng Hạnh đoạt giải Mai Vàng năm 1995.
Sau một thời gian im ắng, Hồng Hạnh đã trở lại hoạt động nghệ thuật bằng một Vai diễn trong bộ phim Công Ty Thời Trang của TFS, đồng thời phát hành CD Cánh Nâu Trong Đêm, album nhận được nhiều lời khen ngợi, đánh dấu một bước chuyển mới trong phong cách của Cô.Hiện tại, Cô đang theo đuổi dòng nhạc Jazz với cách hát đầy ngẫu hứng.
43.Thạch Thảo
Thạch Thảo
sinh năm 1976. Cô được biết đến với những bài hát trữ tình ngọt ngào như hoàng
hôn màu tím, cây bã đậu, vẫy tay chào, giấc ngủ đầu nôi….
Năm
1994, khi album song ca Ngọc Hải - Thạch Thảo Thương
mãi ngàn năm và sau
đó là những chương trình video Mưa bụi thì
họ đã trở thành đôi song ca rất được khán giả yêu mến với những ca khúc Hoa mười giờ, Tiễn biệt, Làm dâu
xứ lạ, Tình đời...
Đầu
năm 1998, hai người tạm ngưng hát, Hải lập công ty Bao bì nông hải sản Núi Dinh
ở Bà Rịa - Vũng Tàu và đưa Thạch Thảo xuống làm quản lý, điều hành sản xuất.
Tháng 6/2002, Ngọc Hải quyết định trở lại sân khấu , nhưng lần này anh chỉ xuất hiện một
mình.
44.Thùy Trang
Với chất giọng ngọt ngào, Thùy Trang chọn cho mình dòng nhạc
trữ tình quê hương, không mang tính thị trường. Hiện nay Thùy Trang là 1 trong
những ca sĩ hát nhạc trữ tình âm hưởng dân ca hay nhất. Năm 1992, Thùy Trang
tốt nghiệp khóa diễn viên cải lương, thì cũng là lúc sân khấu cải lương vắng
dần khán giả. Ðó là thời cơ không may cho cô và các bạn đồng nghiệp. Nhưng Thùy
Trang có một may mắn khác là thầy và các bạn bè động viên cô nên bước sang lãnh
vực dân ca. Cô rất đắn đo, vì xuất thân từ một gia đình có truyền thống ca nhạc
tài tử và cải lương (thân phụ cô là ông Sáu Triệu - một nghệ nhân đờn cò khá
nổi tiếng trong vùng). Nhưng cuối cùng Thùy Trang quyết định đi thử và cô bắt
đầu “tìm sư học nhạc”. Nhờ có làn hơi thiên phú, giọng hát ngọt ngào mà Thùy Trang
chiếm được cảm tình khán giả. Người ta biết cô từ những băng nhạc video “Mưa
Bụi” hát chung với các ca sĩ nổi tiếng như Ðình Văn, Tài Linh, Chế Thanh...
Giọng ca của cô còn thu những album cassette, được phát hành rộng rãi khắp nơi
như: Những Giọt Mưa Sầu, Nhà Em, Nhẫn Cưới Cho Em... Thời gian sau Thùy Trang
được mời đi diễn ở nước ngoài liên tục: Năm 1992 đi Nhật và Hàn Quốc; cuối năm
1995 đi diễn ở Ðức, Ý, Ba Lan, Thụy Sĩ, Thụy Ðiển. Cuối năm 1996 lại tiếp tục
đi diễn ở Pháp. Ðức, Ðan Mạch, Thụy Sĩ, Ba Lan và Hòa Lan. Rồi tiếp sau đó lại
được ký hợp đồng đi Canada .
45.Phương Thảo
Ca sĩ Phương Thảo mang 2 dòng máu Việt - Mỹ. Cha là người
nước ngoài, sau khi gặp lại cha, Phương Thảo đổi tên lại thành Yoder Kim Lang.
Thảo đã từng đoạt giải tiếng hát hay thành phố 1989 với bài Ai cho em tình yêu
của Ngọc Lễ.
Trước khi gặp Ngọc Lễ, Phương Thảo cũng từng là một giọng hát đơn ca có đẳng cấp của Ðoàn ca nhạc nhẹ Sài Gòn. Từ khi yêu nhau, Thảo - Lễ lập nhóm Ðen Trắng chuyên hát nhạc của Ngọc Lễ. Nhóm thành công lớn tại liên hoan pop-rock toàn thành lần thứ nhất và sau đó, liên hoan nhạc trẻ tại Ðà Nẵng với "Sài Gòn đêm nay", "Vì ai?".
Sau khi định cư tại Mỹ, Phương Thảo-Ngọc Lễ hầu như không xuất hiện trên báo chí, truyền thông.
Trước khi gặp Ngọc Lễ, Phương Thảo cũng từng là một giọng hát đơn ca có đẳng cấp của Ðoàn ca nhạc nhẹ Sài Gòn. Từ khi yêu nhau, Thảo - Lễ lập nhóm Ðen Trắng chuyên hát nhạc của Ngọc Lễ. Nhóm thành công lớn tại liên hoan pop-rock toàn thành lần thứ nhất và sau đó, liên hoan nhạc trẻ tại Ðà Nẵng với "Sài Gòn đêm nay", "Vì ai?".
Sau khi định cư tại Mỹ, Phương Thảo-Ngọc Lễ hầu như không xuất hiện trên báo chí, truyền thông.
46.Mai Hoa
Bộ phim Đời cát của
đạo diễn Thanh Vân đã làm thay đổi nhiều cuộc đời. Trong đó có diễn viên Mai Hoa.
Vai diễn ấy đã thành công hơn cả mong đợi. “Bà Thoa” đưa cái
tên Mai Hoa tỏa sáng tại LHP Châu Á Thái Bình Dương năm 2000. Chị nhận được
giải thưởng từ tay diễn viên danh tiếng Lương Triều Vỹ. Thành công ấy xứng đáng
là ước mơ cả đời của nhiều người đeo đuổi nghiệp diễn.
Sau Đời cát, Mai Hoa trở về với cuộc đời của mình, giản dị và
lặng lẽ. Rồi chị lấy chồng và theo chồng định cư tại Úc. Hiện tại, dù đã làm
vợ, làm mẹ ở nơi xa xôi như nước Úc, nhưng Mai Hoa vẫn trăn trở với giấc mơ
nghề diễn trót đa mang.
47.Hiền Mai
Lẽ ra, với
tấm bằng tốt nghiệp ĐH Sư phạm Ngoại ngữ TP HCM, chị đã trở thành cô giáo,
nhưng sau bộ phim “Cu Tí và cô giáo Mai”, Hiền Mai trở thành gương mặt sáng giá
của điện ảnh Việt Nam.
Hiền Mai là
con gái của nhà thơ Trang Nghị và nhà văn Hiền Trang, bố mẹ chị đều mắc căn
bệnh nan y nên quanh năm suốt tháng phải vào viện chữa trị.
Sau khi tốt
nghiệp đại học, được nhà trường cử đi học ở Nga, Hiền Mai trở về nước xin việc
thì lọt vào mắt xanh của đạo diễn Phan Hoàng với vai chính trong phim Cu Tí và
cô giáo Mai. Bộ phim thành công ngoài mong đợi nhưng trong khi đóng,
Hiền Mai lại chẳng thấy hứng thú gì.
Tuy nhiên,
sau bộ phim đầu tay, Hiền Mai muốn dứt ra mà không được vì chị đã đam mê điện
ảnh mất rồi. Vẻ mặt hiền dịu của chị được các đạo diễn đo ni đóng giày cho những
bộ phim phần lớn là cô gái quê mùa, chất phác.
48.NSƯT Ái Xuân
Ái Xuân sinh
năm 1973 là ca sĩ trung thành với làn
nhạc quê hương, âm hưởng dân ca.
Ái Xuân đã được nhà nước phong tặng danh hiệu NSƯT
Ái Xuân đã được nhà nước phong tặng danh hiệu NSƯT
49.Minh Anh
Vào thời điểm vinh quang nhất
của nghề nghiệp, Lê Công quen biết và yêu Minh Anh. Trong nỗi cô đơn đầy tự ti
của thân phận trẻ mồ côi, Lê Công được gia đình Minh Anh đón nhận với tình yêu
thương như con cái trong gia đình.
Cái chết ồn ào của diễn viên Lê
Công Tuấn Anh sau khi uống nhiều viên thuốc sốt rét trong tình trạng say khướt,
khiến dư luận đổ dồn miệng lưỡi nghiệt ngã lên người mẫu Minh Anh. Theo lời đồn
đại, anh đã không chịu nổi cú sốc sau khi chia tay mối tình sâu nặng với chị.
Năm 2000 Minh Anh sang Singapore du học ngành marketing và sau đó lập
gia đình với một doanh nhân người Singapore , trở thành mẹ của hai đứa
trẻ.
50.Đào Vân Anh
Đào Vân Anh là con út trong gia
đình có tới 5 cô con gái tại TP.HCM. Sau cái chết của Lê Công Tuấn Anh , suốt
một thời gian dài nữ diễn viên được “miệng đời ” nhắc đến như là kẻ thứ ba gây
ra sự đổ vỡ giữa chàng diễn viên điển trai này với người mẫu Minh Anh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét