Cung Thọ Khang được xây
dựng tráng lệ, màu lưu ly chói lọi dưới ánh mặt trời lấp lánh, giống như những
đợt sóng.
Cung điện trong Tử Cấm
thành, cung Thọ Khang phải tính là hoa lệ, bên trong ngoại trừ thái hậu còn có
các phi tần của tiên đế ở. Không, hiện tại phải gọi là thái phi. Nói toạc ra –
cũng chỉ là 1 đám bà già ở trong “Viện Quả phụ”.
Ánh mặt trời thật là
đẹp, ta phơi nắng có chút mê man. Ngoài cửa sổ gió xuân thổi vào mang theo
hương hoa ngọt ngào, làm cho tòa cung điện hoa lệ tĩnh mịch này có thêm sức
sống.
Hương hoa ngọt ngào,
rất giống mùi hoa ở cố hương Tô Châu của ta. Ngọt ngào, còn có vị mạ non nhẹ
nhàng khoan khoái, làm người ta muốn say đi.
Lúc đó, nương còn gọi
ta là “Ly nhi – ”.
Ta hiện tại, được mọi
người tôn kính xưng hô “Mật thái phi – ”.
Mật thái phi, tân đế
lại tôn ta là Thuận ý Mật thái phi, đây cũng là danh tự hiện tại của ta.
Ta thực sự sắp không
nhớ được ta còn có 1 cái tên khác, gọi là “Ly nhi”. Phảng phất, rất lâu trước
kia, thánh tổ hoàng đế cũng từng gọi ta như thế.
Lần đầu tiên ta nhìn
thấy thánh tổ hoàng đế, là năm Khang Hi thứ 28. Ta 17 tuổi.
Đó cũng là 1 ngày
nắng đẹp ôn hòa như hôm nay, minh quanh rực rỡ. Bầu trời màu lam trong như
nước, trong suốt, mây trắng yếu mềm như những sợi bông từng đám từng đám lạc
cuốn trong không trung. Trong gió có hương hoa đào tươi đẹp, hít nhẹ 1 hơi,
dường như trong phổi cũng thấm được vị đào.
Ngày đó vốn rất nhàm chán. Phụ thân phụng chỉ Thánh thượng đi
tuần ở phía Nam ,
sớm sớm chờ tại nha môn tri phủ Tô Châu. Một mình ta ở trong phủ cùng nương làm
việc thêu thùa, nương đang thêu 1 bức “Loan Phượng tề phi”, chỉ còn đôi mắt là
chưa thêu xong. Nương cười nói. “Thêu xong đôi mắt
rồi, sẽ cho Ly nhi của ta may áo, lưu lại làm của hồi môn”.
Ta giật mình ngẩn ra,
đột nhiên nhớ đến đôi mắt biểu ca, trong lòng nóng rực mềm xuống, sắc mặt như
có rặng mây đỏ che ngang.
Bỗng nhiên Nhị phu nhân tới, tươi cười nói. “Thỉnh đại tiểu thư đi một chuyến. Lão gia mời tiểu thư tới nha môn tri
phủ”.
Ta nghi ngờ ngẩng đầu, hỏi. “Phiền hỏi di nương,
phụ thân kêu ta đi làm cái gì?”.
Nương cũng có chút lo sợ nghi ngờ. “Nha môn tri phủ là nơi của nam nhân…”.
Nhị phu nhân cười nói. “Tam muội và Ly cô
nương lo lắng cái gì? Lão gia nói tiểu thư của các Châu phủ khác cũng đang tụ
họp ở hậu viện nha môn tri phủ, cô nương nhà chúng ta không đi không được. Đây, kiệu còn đang đứng chờ bên ngoài”.
Nương nói. “Đã như thế, thì phải
gọi đi từ sớm, thế nào hiện tại mới…”. Nhưng nương không từ
chối được. “Phụ thân con đã muốn
con đi, con cứ đi 1 chuyến đi”.
Ta vâng lời đứng dậy, Nhị phu nhân lại ngăn cản ta. “Đi thay xiêm y đẹp nhất ấy”.
Ta khẽ gật đầu, Nhị phu nhân tươi cười thần bí, lầm bầm nho nhỏ
cơ hồ không thể nghe thấy. “Đứa nhỏ này đúng
thật là có chút vận khí”.
Nương nắm tay ta, ân cần dặn bảo bên tai, nói. “Nhanh chút trở về”.
Lúc ấy ta không hề
biết, đó là lần cuối cùng trong đời ta nhìn thấy nương.
¬¬¬
Hậu viện tri phủ nha
môn so với sân nhà ta cũng to không thua kém, phụ thân đưa ta tới tâm sự cùng
các tiểu thư. Các nàng trang điểm cực kỳ diễm lệ, đẹp như những đóa hoa đương mùa,
tươi tắn và mạnh mẽ. Các nàng khách khí nói chuyện với nhau, cũng không ai nói
gì với ta. Sau ta để ý quan sát mới phát hiện ra mặt các nàng ai cũng có chút
khẩn trương. Ta không hiểu, từ nhỏ ta sinh trưởng ở nông thôn, lại không biết
cầm kỳ thi họa, phụ thân chưa bao giờ muốn đưa ta đi làm quen với các tiểu thư
quý tộc khác, chỉ sợ ta làm mất mặt ông, không đủ hào phóng.
Ta bỗng nhiên tự ti, xa
xa tránh đi các nàng, tìm một nơi không ai quấy rầy.
Tháng tư nắng xuân rực
rỡ như họa, mềm mại như tơ liễu chiếu khắp cảnh xuân tươi đẹp. Góc sân sáng
sủa, cuối hành làng, một cây bích đào hoa đang nở, hoa trên cành cúi mình trước
con chim sẻ nhỏ, hót ríu rít.
Ta vui hẳn lên, tùy tay ngắt một chiếc lá xanh biếc, ngậm trong
miệng rồi thổi. Thổi một khúc nhạc hoang dã vùng nông thôn, phụ thân từng răn
dạy và quở mắng ta rằng đó là hành vi phóng túng, ta lại không cho là vậy. Hiện
giờ bốn phía yên tĩnh không một bóng người, ta hòa với tiếng chim nhỏ thổi càng
thêm khoan khoái. Đây là khúc nhạc A Ngưu ca ca nhà hàng xóm dạy ta thổi lúc
nhỏ. Thời ta còn nhỏ, khi thổi hết hơi, hoặc thổi rách cả lá, A Ngưu ca ca
thường nhăn mặt, nói. “Muội đần như vậy, về
sau làm sao ta không biết ngượng thú muội về làm vợ chứ”.
Lúc đó, ta thật sự cho
rằng khi trưởng thành sẽ làm vợ A Ngưu ca ca. Hắn cày ruộng, ta dệt vải; hắn
bón phân, ta tưới hoa; nấu xong thức ăn trong bếp sẽ kêu hắn trở về cùng ăn,
sinh 5 6 đứa con, làm 1 đôi vợ chồng thật bình thường.
A Ngưu ca ca rất khỏe
mạnh, có thể 1 mình làm thịt 1 con trâu, 1 ngày cấy xong 1 thửa ruộng, còn có
thể rót đầy nước trong vắt vào cái chum nước to trước cửa nhà ta.
Nương nói với ta. “Phụ thân con sợ là
mải vui mà quên mất 2 mẹ con chúng ta, nếu trở về cũng có thể gả cho 1 nhà tốt.
Thay vì làm thiếp giống nương, không bằng gả con cho A Ngưu, nó là đứa thành
thực, sẽ yêu thương con”.
Ta chẳng hề thích A
Ngưu ca ca. Chỉ là, gả cho hắn cũng không có cái gì không tốt. Thế là, ta cũng
chẳng nói gì thêm. Chỉ cúi đầu, thông thạo may xong xiêm y, dùng răng cắn đứt
sợi chỉ.
Ta từng hỏi nương, vì sao
lại đặt tên ta là “Ly Tâm”.
Nương thở dài nặng nề như gió quét lá rụng, bà nói khẽ. “Đồng tâm mà ly cư, ưu thương sống nốt quãng đời còn lại”.
Ta khịt mũi. “Đồng tâm mà ly cư
đương nhiên sẽ ưu thương, phụ thân tùy tiện an bài 2 mẹ con chúng ta ở nông
thôn, mỗi tháng chỉ gửi cấp chúng ta 1 ít tiền trang trải sinh hoạt hằng ngày,
người như vậy, nương còn cho rằng ông ta và nương là đồng tâm sao?”.
Từ nhỏ, tính tình ta
dịu ngoan an tĩnh, rất ít khi nói chuyện sắc sảo như thế, mấy năm trôi qua, ta
và nương sống dựa vào nhau đã quen, hơn nữa tính ta cũng không phải lúc nào
cũng nói chuyện lợi hại mà bén nhọn đến vậy.
Nương khóc, lời ta nói
đâm vào vết thương lòng của bà.
Ta càng hoảng loạn, cuống quýt xin lỗi nương. Thật lâu sau,
nương nói. “Không thể trách phụ
thân con, ông ấy là bất đắc dĩ”.
Ta biết rõ cái bất đắc
dĩ nương nói là gì, cha xuất thân là Hán quân kỳ, mà nương, đích đích xác xác
là huyết thống người Hán.
Thời đại này, người Hán
bị khinh thị. Cho nên nương dù xuất thân thư hương, cũng chỉ có thể làm 1 tiểu
thiếp tam phòng của Thất phẩm tri huyện, vì bị Đại phu nhân không ưa mới phải ở
trốn ở tránh.
Nương vuốt trán ta,
gương mặt gầy yếu tăng thêm thần sắc lo lắng. Còn có 1 tầng ý tứ mà nương không
có nói ra. Trong lòng ta lại rõ ràng như gương sáng, bởi ta là nữ nhi.
Phụ thân có nhiều nhi
tử, mà ta chỉ là 1 nữ nhi, trước giờ bị xem nhẹ.
Ta trầm mặc, không có
nói thêm gì nữa. Cứ thế, tính tình ta càng lúc càng trầm tĩnh hơn.
Mãi cho đến năm ta 15
tuổi, hai cái kiệu nhỏ không hề báo trước mang chúng ta tới phủ đệ tri huyện.
Thì ra, Đại phu nhân qua đời, phụ thân rốt cuộc dám đem chúng ta trở về.
Nương vừa vui vừa buồn,
nhiều năm như vậy, bà và ta rốt cuộc có danh phận. Chỉ là danh phận này tới quá
muộn, chúng ta đã ở nông thôn 10 năm.
10 năm, nương đã không
còn là nữ nhân mỹ mạo yêu kiều, bà già nua nhất trong các phu nhân. Huống chi,
phụ thân vừa mới thú Bát di thái. Đón ta và nương trở về, bất quá là để bồi
thường thiếu sót đáng tiếc của ông ta từng ấy năm.
Lúc này trong phủ,
đương gia chủ quản là Nhị phu nhân – người đã sinh 2 đứa con trai, mà phụ thân,
dường như cũng không có ý tái lập ai làm chính thất. Ta và nương, cứ như vậy an
tĩnh mà sống.
Ta một mình thổi diệp tiêu, ánh mặt trời xuyên qua kẽ lá tạo
thành những chấm loang lổ, mùi cỏ xanh gay gắt có chút ngỗ ngược. Không biết
qua bao lâu, chú chim nhỏ đột nhiên bay mất. Ta cụt hứng, nghĩ nghĩ sắc trời
cũng dần tàn, nghĩa là cần phải trở về.
Nhưng khi quay đầu lại,
bỗng bắt gặp đôi con ngươi trầm tĩnh đen bóng như mực, tim ta đập lỡ mất mấy
nhịp vì sợ hãi – là đôi mắt của 1 nam nhân.
Ta nén sợ, chỉ hỏi. “Ngươi là ai?”.
Hắn chỉ cười. “Nàng biết thổi diệp tiêu?”.
Ta không trả lời hắn, lại nói. “Nơi này là nha môn Tri phủ đại nhân, lại có nữ quyến, ngươi vẫn nên rời
đi nhanh đi, lỡ có người phát hiện sẽ ăn roi mây đấy”.
Hắn cười cười. “Ta không sợ”.
Ta đoán không ra lai lịch của hắn,
đành phải thăm dò. “Ngươi là thân thích
của Tri phủ đại nhân sao?”.
Hắn hơi sửng sốt, cười khoái hoạt. “Cũng xem như là”.
Hắn
không còn trẻ, khoảng 35 36 tuổi, khuôn mặt góc cạnh có chút kiên nghị, tươi
cười lại đạm đạm ấm áp, tựa như ánh mặt trời. Nét môi cong khi mỉm cười như
thế, có chút giống biểu ca.
Nghĩ
đến biểu ca, tim ta bỗng đập thình thịch. Biểu ca cũng không còn quá trẻ, 24 25
tuổi. Chỉ là hắn có phong độ của người trí thức rất đậm, làm người bình thường
quên mất tuổi của hắn.
¬¬¬
Biểu
ca tên Thường Húc, ta nhìn thấy hắn quả nhiên là khó kìm lòng.
Ta
là người Hán, từ nhỏ đã bị nương bó chân, tuy rằng 3 5 năm sẽ buông tha, không
quấn cả đời. Nhưng vì thế mà chân vẫn không thể giống với các cô nương người
Mãn bẩm sinh được.
Hồi
phủ ngày đó, phụ thân nói ta phải học mang guốc cao gót tròn của người Mãn.
Một
câu này, làm ta cơ hồ nhức đầu không biết bao nhiêu. Ngón chân ta bị quấn chung
quy có chút dị dạng, mang guốc cao gót vào, trọng tâm không cân, guốc cấn vào
ngón chân và lòng bàn chân sinh đau nhức, đi đường cũng lắc lắc lư lư, không
thư thái như đi giày thêu đáy bằng.
Phụ thân tức giận, mắng. “Một chút cũng không giống tiểu thư khuê các, ngay cả guốc cao gót cũng
mang không xong, làm bẽ mặt đại Thanh chúng ta”.
Một
câu mắng của phụ thân, ta không dám ấm ức, nương định nói đỡ, ta lắc đầu ngăn
bà. Phụ thân sẽ không nghe đâu.
Thế
là nhịn đói, cúi đầu học đi.
Lục di nương là cô nương người Mãn nhà
Tha Tha Lạp, thấy ta đi xiêu xiêu vẹo vẹo, mang theo thị nữ vừa đi vừa cắn hạt
dưa giễu cợt. “Không phải ta muốn
cười Ly cô nương, A mã ngươi chỉ có mình ngươi là nữ nhi, khó tránh khỏi vọng
nữ thành phượng.
Chỉ là ông ấy không chịu nghe ta khuyên – cứ khăng khăng! Học đi guốc cao gót làm gì, không thể tham gia tuyển tú như các cô nương người Mãn khác, học mà chi! Dù có liều mạng học, ngươi cũng chỉ có thể gả cho vị đại nhân nào đó làm tiểu lão bà thôi a!”.
Chỉ là ông ấy không chịu nghe ta khuyên – cứ khăng khăng! Học đi guốc cao gót làm gì, không thể tham gia tuyển tú như các cô nương người Mãn khác, học mà chi! Dù có liều mạng học, ngươi cũng chỉ có thể gả cho vị đại nhân nào đó làm tiểu lão bà thôi a!”.
Ta
ấm ức sắp khóc, cắn chặt môi, cúi đầu tiếp tục đi không rên lên 1 tiếng.
Đi nhanh quá, va phải người trước mặt,
đang hoang mang định nhận lỗi, người đó lại cười ôn hòa, nói. “Đừng khẩn trương”.
Ta chưa nhận ra hắn là ai, hắn đã nói
trước. “Là Ly Tâm muội muội
sao. Ta là Thường Húc, biểu ca của muội”.
Ta đang định nói chuyện, Lục di nương
đã mặt mày hớn hở chạy tới chào đón, nói vô cùng ngọt ngào. “Biểu công tử tới, lão gia vừa vặn không ở nhà, trước đến chính sảnh uống
ngụm trà đi. Trời nóng như vậy, biểu công tử đi 1 chuyến đến đây cũng vất vả
rồi”. Nói đoạn, hướng tiền sảnh đi 1 đường. Ta tránh sang bên,
hắn lại quay đầu, cười với ta.
Ta
ngẩn ngơ, nụ cười ôn hòa của hắn dường như có mùi vị mật đường, như vị kẹo tinh
tế ta từng được nhai trong miệng.
Vị
biểu ca này, ta cũng nghe nói qua, dường như có chút địa vị bên cạnh hoàng đế,
nương của biểu ca là người từng hầu hạ bên cạnh hoàng đế. Bởi vậy phụ thân cực
kỳ nịnh hót hắn.
Những
gì ta biết bất quá chỉ nhỏ tí tẹo thế thôi. Ta nghiêng đầu, tiếp tục học đi.
Hai ngày sau, biểu ca lại tới phủ, lần
này mang cho ta 1 đôi guốc cao gót. Hắn nhìn mặt ta đầy vẻ nghi ngờ, ôn hòa
nói. “Muội muội từng quấn
chân, guốc cao gót bình thường quá rộng, muội muội đi không vừa chân, đôi này
là ta nhờ tú phường (phường thêu thùa) làm so theo chân của muội, hẹp hơn 1
chút, mùi giày và đáy có độn bông, muội muội đi có thể thư thái hơn”.
Chân tay ta luống cuống, nhưng hắn
cười bình tĩnh như vậy, ý quan tâm rõ ràng, ta cũng không cự tuyệt, thế là mỉm
cười tạ ơn.
Nam
tử có hảo ý với nữ tử, cho dù ta ngu dốt, cũng hiểu rõ vì sao.
Nguồn hachicoranran.wordress.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét