Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info.

21 thg 10, 2013

TỔNG QUAN AI CẬP


Tên nước: Nước Cộng hòa A-rập Ai Cập

Thủ đô: Cai-rô

Diện tích: 997.738 km2

Dân số: 74 triệu người (2006)

Tiền tệ: ̣ Pound Ai-cập; 1USD = 5,78 EGP (2005)

Phần 1: TỔNG QUAN VỀ AI CẬP

1.1.1 Vị trí tuyệt đối

Ai Cập nằm ở tọa độ : Vĩ độ 30° 3' Bắc, Kinh độ 31° 14' Đông.

Tọa độ dạng thập phân: Vĩ độ 30.06263, Kinh độ 31.24967.

Cao độ: 23 mét (75.46 foot).


Ai Cập nằm ở Bắc Phi, Trung Đông và Tây Nam Châu Á.

+ Phía bắc giáp Địa Trung Hải

+ Phía Nam giáp Xu-đăng

+ Phía Tây giáp Li-bi

+ Phía Đông giáp I-xra-en và biển Đỏ

Ai Cập có vị trí chiến lược quan trọng: là một quốc gia liên lục địa, họ sở hữu

một cầu nối lục địa (Eo đất Suez) giữa Châu Phi và Châu Á, và một cầu nối đường thuỷ

(Kênh Suez) nối giữa Biển Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương thông qua Biển Đỏ

Diện tích: 997.738 km2

Ai Cập là một nước Hồi giáo với gần 90% dân số theo đạo này, phần lớn thuộc dòng

Sunni một nhánh của Hồi giáo. Đạo Hồi ở Ai Cập tuy không hà khắc nhưng có ảnh

hưởng sâu rộng trong đời sống mọi mặt của đất nước.

Cơ Đốc giáo chiếm khoảng 10% dân số, phần lớn là dòng Coptic với 9%, 1% còn lại

gồm Công giáo, Hy Lạp Chính thống, Syri Chính thống, và Armenia Chính Thống, phần

lớn sống tại Alexandria và Cairo.

1.4 Ngôn ngữ, dân tộc

Ngôn ngữ chính thức của Ai Cập là tiếng Ả Rập, ngoài ra còn có tiếng Anh và

Dân cư Ai Cập gồm vài sắc tộc, đa số là người Ai Cập ( dân gốc trước thời người

Ả Rập) và người Ả Rập, họ đã xâm chiếm đất nước vào thế kỷ thứ 7. Một phần nhỏ gồm

dòng dõi của người Hy Lạp, La Mã và Thổ Nhĩ Kỳ, họ cũng là những người đã chinh

phục Ai Cập. Một dân tộc dù là rất ít, nhưng rất quan trọng là các bộ lạc Nubi sống dọc

thung lũng sông Nile về phía Nam và dân tộc Beduin sống du mục trong sa mạc.

Hiện vẫn còn một cộng đồng Do Thái nhỏ, với khoảng 300 người Ai Cập.

Phần 2: TIỀM NĂNG DU LỊCH

2.1 Điều kiện tự nhiên

Trên bản đồ, hình bình hành Ai Cập và bán đảo Sinai tạo thành một vùng đất có

diện tích hơn một triệu cây số vuông. Chưa đến 10% diện tích đất nước có người ở và

được khai khẩn – đó là các thung lũng và châu thổ sông Nile, các vùng đất dọc kênh Suez

Sa mạc phủ hơn 90% diện tích, toàn bộ miền Tây là sa mạc Libia, tức là một phần

của Sahara, trong sa mạc có lòng chảo Cattara mênh mông. Cao độ dưới lòng chảo thấp

hơn mực nước biển 113m. Các sa mạc Ả Rập và Nubi phân bố trên vài cao nguyên này

nâng dần từ lưu vực sông Nile lên đến phía Đông và đổ gấp về phía Hồng Hải. Phía Bắc

bán bảo Sinai ( rìa tây bắc của đất nước) là bình nguyên sa mạc, ở phía Nam núi vượt cao

lên. Một trong các núi là Sinal.

Rải rác trên sa mạc là các ốc đảo,với những dòng suối róc rách chảy như ốc đảo

Siwa của Ai Cập, ốc đảo Ainsala Gio-uốt của Angiêri

Khí hậu ở Ai Cập nằm ở vùng cận nhiệt được tóm gọn trong hai chữ: nóng và khô,

ngoại trừ các tháng mùa đông. Phía Bắc lạnh hơn phía Nam, nhiệt độ trung bình giao

động từ 200C trên bờ biển Địa Trung Hải đến 260C ở Aswan. Vào mùa hè, nhiệt độ lên

cao, ở miền Nam tối đa là 310C, và ở phía Bắc tối đa là 500C. Vào mùa đông, nhiệt độ đôi

khi tụt xuống thấp, ở thủ đô Cairo là 80C và dọc theo bờ Địa Trung Hải. Ở sa mạc, nhiệt

độ càng khắc nghiệt hơn, ban ngày nóng bao nhiêu thì ban đêm lạnh bấy nhiêu.

Ai Cập nhận được ít hơn 80 mm lượng mưa hàng năm ở hầu hết các khu vực, bờ
biển phía bắc là vùng ẩm thấp nhất, về phía nam lượng mưa giảm nhanh, ở nhiều nơi vài
năm mới có mưa một lần. Hầu hết mưa dọc theo bờ biển, nhưng ngay cả những khu vực
ẩm ướt nhất, Alexandria, cũng chỉ nhận được khoảng 200 mm lượng mưa mỗi năm. Nhìn
chung độ ẩm ở đây thấp (điển hình ở Cairo cao nhất là 77 vào mùa hè và còn lại là rất
thấp).

Một hiện tượng khí hậu của Ai Cập là mùa xuân gió nóng thổi trên toàn
quốc. Những cơn gió, được biết đến với châu Âu như Sirocco và gió nam thổi ở Ai Cập,
thường đến vào tháng Tư nhưng đôi khi xảy ra trong tháng 3 và tháng 5. Có lẽ vì những
gì khác lạ của một vùng đất sa mạc châu phi mà Ai Cập tạo nên những điều vô cùng độc
đáo, thú vị, khí hậu cũng là một trong những tài nguyên mà du lịch Ai Cập phải đối diện
với nhiều thách thức nhưng cũng không kém phần tạo nên diện mạo đặc sắc của du lịch
Ai Cập.

Ai Cập cổ đại, hay nền văn minh sông Nile, Sử gia Hy Lạp cổ đại là Herodote đã
từng viết: “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nile”. Điều đó nói lên rằng sông đã và đang
giữ vai trò tối cao quan trọng trong sinh hoạt của Ai Cập về sự phát triển kinh tế, xã hội,
văn hóa và lịch sử.


Sông Nile là dòng sông dài nhất thế giới với khoảng 6.650 km, có 7 nhánh đổ ra  
Địa Trung Hải, đã tạo ra nơi sản sinh một trong những nền văn minh sớm nhất thế giới,
nó cắt đất nước từ Nam đến Bắc. Từ Sudan đến Cairo sông chảy trong thung lũng hẹp
khoét sâu trong đá. Hồ chứa Naser xuất hiện sau khi hoàn thành công trình đập Asuan
trên sông Nile (1960 – 1970), là một trong những thủy vực nhân tạo lớn nhất thế giới. Về
phía bắc Cairo là châu thổ sông Nile mênh mông hình chiếc quạt, lấn sâu vào Địa Trung
Hải đến 250km. Phần lớn dân cư, các thành phố lớn và những vùng đất phì nhiêu nhất
đều nằm ở châu thổ sông Nile.

Hàng năm từ tháng 6 đến tháng 10, nước sông Nile dâng cao gây nên những trận
lụt lớn. Sang tháng 11, nước sông rút đi, để lại một lớp phù sa màu mỡ dày đặc, rất thích
hợp cho việc gieo trồng các loại ngũ cốc. Vì vậy, dân cư sống từ thời viễn cổ ở hai bên bờ
sông Nile đã biết nghề nông rất sớm. Ở những dãy núi phía đông và phía tây dọc thung
lũng sông Nile, có rất nhiều loại đá khác nhau: đá vôi, đá huyền vũ, đá hoa cương, đá vân
mẫu. Đây là những vật liệu kiến trúc quan trọng nhất của người Ai Cập thời cổ đại.

Do điều kiện tự nhiên về đặc điểm địa hình, khí hậu mà sinh vật ở đất nước này
cũng không phân bố rộng khắp mà tập trung hầu hết là ở hạ lưu sông Nile. Nó giống như
hình tam giác dài 700km, hai bên bờ sông rộng từ 10 dến 50 km tạo thành một vùng sinh
thái ngập nước và bán ngập nước - một đồng bằng phì nhiêu với động thực vật đa dạng
và đông đúc. Hàng năm từ tháng 6 đến tháng 9, nước lũ sông Nile dâng lên làm tràn ngập
cả khu đồng bằng rộng lớn và bồi đắp một lượng phù sa khổng lồ, màu mỡ. Các loại
thực vật chủ yếu như: đại mạch, tiểu mạch, chà là, sen,… sinh sôi nảy nở quanh năm. Ai
Cập cũng có một quần thể động vật đa dạng và phong phú, mang đặc điểm đồng bằng-
sa mạc như voi, hươu cao cổ, sư tử, lạc đà, trâu, bò, cá sấu, các loài cá, chim,…Tuy có
rất nhiều yếu tố bất lợi, thậm chí thiên nhiên quá khắc nghiệt nhưng sinh vật của Ai Cập
vẫn sống mạnh mẽ, tốt tươi. Tạo nên một nét đặc trưng nổi bật thu hút du khách nhiều
phương đến đây với sự hiếu kỳ và lạ lẫm mà chỉ có vùng đất này mang lại.

2.2. TÀI NGUYÊN NHÂN VĂN

2.2.1 HỆ THỐNG DI TÍCH LỊCH SỬ

2.2.1.1Di tích văn hóa nghệ thuật:

Ngôi đền của thần Horus ở Edfu (còn được gọi là Đền Edfu) được coi là đền thờ giáo phái bảo tồn tốt nhất ở Ai Cập, được xây dựng trong thời đại Ptolemaic 237-257 TCN. Nó phản ánh chính xác kiến trúc truyền thống pharaonic và mang lại nhiều ý tưởng tuyệt vời cho tất cả các ngôi đền khác
Đền Luxor: là quần thể kiến trúc đền lớn nhất Ai Cập cổ, với cửa lớn hùng vĩ, vô số cột đá, tượng khắc đá và tháp nhọn vuông, được xây dựng bởi Pharaoh Amenhotep III, nơi Pharaon (nữ) Hatshepsut thờ thần Amun.
Đền Karnak: là nơi lớn nhất cho sự sùng đạo của người dân Ai Cập. Nó có một đài tưởng niệm để chỉ về mỗi thần trong các tôn giáo Theban. Nó là một phức hợp lớn gồm ba ngôi đền và nổi tiếng nhất trong số đó là đền thờ Amun.
Kim tự tháp: khu lăng mộ Giza là một trong những công trình cổ nhất và duy nhất còn tồn tại trong số Bảy kỳ quan thế giới. Kim tự tháp 4.000 năm tuổi này là niềm tự hào của đất nước Ai Cập .Bức tượng nhân sư Sphinx là công trình nổi tiếng ở Ai Cập .Tượng mang hình quái vật có đầu người, mình sư tử và những chân vuốt xòe ra phía trước, thể hiện sự bảo vệ đối với ba kim tự tháp lớn ở Giza.
2.2.1.2Di tích lịch sử cách mạng:
Pháo đài Quatbay: nằm ở thành phố Alexandria có lịch sử từ thế kỷ XV và là một công trình tuyệt đẹp nằm bên bờ sông Nile
2.2.1.3 Di tích khảo cổ:
Thành phố Thebes là một trung tâm khảo cổ với những di tích nổi tiếng như Thung lũng các vị vua, đền Karnak, đền Luxor... cũng như các lăng mộ của các vị Pharaông
Thung lũng cá voi (Wandi Al-Hitan)
Abu Simbel: là một một khu khảo cổ bao gồm hai ngôi đền lớn tạc từ đá nằm tại phia Nam ai cập, về phia Tây hồ Nasser và khoảng 290 km phia Tây Nam của  Aswan .
2.2.1.4 Di tích danh thắng:
Kênh đào Suez :là kênh giao thông nhân tạo chạy từ phía Bắc tới phía Nam đi ngang qua eo Suez  tại phía Đông Bắc Ai Cập, nó nối Địa Trung Hải với Vịnh Suez, một nhánh của Biển Đỏ .
2.2.2: LỄ HỘI

2.2.2.1 Lễ hội Moulid:

Moulid có nghĩa là “Sự chào đời”. Lễ hội Moulid tổ chức ở Tanta, vùng châu thổ

sông Nil, để tưởng nhớ Ahmed el-Bedawi, vị thánh đạo Sufi thế kỷ XIII. Đạo Sufi là một

nhánh đạo giáo thần bí của Hồi giáo. Có rất nhiều loại hình lễ hội Moulid được tổ chức

ở Ai Cập hàng năm. Một phần hành hương, một phần vũ hội, một phần nghi thức thần bí

Hồi giáo. Moulid là lễ hội ngày càng thu hút sự chú ý của chính quyền Ai Cập.

2.2.2.2 Lễ hội Leylet en Nuktah (lễ hội sông Nil):

Hàng năm, cứ mỗi độ nước lên, người dân Ai Cập sống tại đôi bờ sông Nil lại tổ

chức lễ hội Leylet en Nuktah để chào mừng lũ về. Đây một trong những lễ hội quan trọng

nhất của người dân Ai Cập để tạ ơn những gì sông Nile mang lại cho họ.

2.2.2.3 Lễ Ramadam:

Là một trong những quốc gia theo đạo hồi, người Ai Cập cũng tổ chức lễ

Ramandan vào cuối năm .Tháng Ramadan của người Hồi giáo là tên gọi tháng thứ 9

theo âm lịch Ả Rập. Trong suốt một tháng lễ này, tất cả các tín đồ đạo Hồi đều thực hiện

nghiêm túc quy định: không ăn, không uống, không hút thuốc... (kể cả không sinh hoạt

tình dục). Tuy nhiên, những quy định này chỉ áp dụng vào ban ngày, cụ thể là từ lúc mặt

trời mọc đến khi mặt trời lặn. Sau khi mặt trời lặn, mọi người mới bắt đầu ăn uống.

Ý nghĩa: có sự thông cảm với những người nghèo đói, những đồng đạo còn chưa

đủ ăn, đủ mặc. Bên cạnh đó, hành động này nhằm luyện cho con người một sự tiết chế,

chống những cám dỗ vật chất, để tạo thuận lợi cho việc sau này lên thiên đàng.

2.2.3 CÁC YẾU TỐ GẮN VỚI DÂN TỘC HỌC:

Đa dạng màu sắc và trang trí rất cầu kì với nhiều đồ trang sức quý giá như vàng,

ngọc trai…người Ai Cập rất thích trang điểm, kể cả đàn ông. Mắt là nơi trang điểm cầu kì

và là nét đặc trưng nhất của họ.

Các loại quần áo của người Ai Cập được làm từ vải lanh. Vải lanh được làm từ cây

lanh - một loại cây được trồng dọc theo sông Nile.

Đàn ông: thường để trần phần trên, phần dưới quấn quanh thân một miếng vải lanh

hoặc da thú, có đính lại ở phần ngang hông hay vùng thắt lưng. Trang phục này được gọi

là skhen-ti. Để thể hiện đẳng cấp xã hội hay giai cấp, đàn ông quý tộc thường thắt thêm

một miếng vải màu khác để tạo thành xếp nếp.

Phụ nữ: mặc váy bó sát mang tên fulias, với hai phần váy và gilê được may bằng

vải lanh. Váy là phần vải được quấn quanh cơ thể từ ngực tới chân.

Nghệ thuật kiến trúc đạt đến trình độ cao. Kiến trúc Ai Cập cổ đại chủ yếu là các

đền đài tôn giáo với các cấu trúc khổng lồ và sự thần bí của không gian, được xác định

bởi các bờ tường dày và dốc với ít lỗ mở. Đây có thể là ảnh hưởng từ phương pháp xây

dựng cũ để tạo độ ổn định của tường bằng bùn. Tương tự như vậy, các vệt khắc chạm

trên bề mặt và các chi tiết trang trí bề mặt tường công trình bằng đá có thể xuất phát từ

cách trang trí cho tường bùn đất.

Đặc trưng kiến trúc Ai Cập cổ thể hiện sự khan hiếm vật liệu gỗ, nên người Ai

Cập cổ sử dụng vật liệu trong xây dựng chủ yếu là gạch chưa nung, đá các loại. Trong

suốt các triều đại Ai Cập cổ, vật liệu đá được dùng hầu hết cho các công trình như lăng

mộ và đền đài. Đôi khi, các vật liệu gạch có được dùng trong các công việc xây dựng lâu

đài của các vua, pháo đài và một số công trình dân dụng khác như tường bao quanh lâu

đài, đền đài và đô thị và các công trình phụ trợ ít quan trọng trong các đền đài.

Nằm giữa châu Phi và châu Á, ẩm thực Ai Cập đã tiếp nhận những gì độc đáo nhất

của các quốc gia trong khu vực này. Đó là sự giao thoa giữa nhiều món đặc sản vùng Địa

Trung Hải. Một nửa các món ăn Ai Cập có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ. Bên cạnh dó ẩm

thực Ai Cập còn chịu ảnh hưởng từ Li-băng, Iran, Hy Lạp và cả Anh Quốc.

Các món ăn nổi tiếng:

Món ăn truyền thống của người Ai Cập trong ngày tết là cá, tỏi,rau sống và trứng

Foul là món ăn cơ bản nhất của người Ai Cập, gồm bánh mỳ ăn với đậu hầm.

Người Ai Cập thường thích ăn thịt nướng và thịt băm, nhất là thịt gà và cừu.

Món Shishkebab (thịt ướp gia vị xiên que)

Món kushari, gồm mỳ, gạo, đậu lăng, hành phi và sốt cà chua.

Molokhiyya là món ăn từ lá molokhiyya, nấu cùng với nước hầm từ gia cầm và

Trái cây tươi quả vả, quả chà là, dưa hấu..., mùa nào thức nấy.

Món tráng miệng thường được ướp hương nước hoa hồng và rắc hạt đào lạc

Món Om'ali hỗn hợp gồm bột cán mỏng nhúng trong sữa, trộn cùi dừa và hạt đào

lạc. Đây là món bánh ngọt được ưa thích nhất.

Baklava là tên các loại bánh ngọt nướng cùng quả óc chó và phủ siro đường.

Trà bạc hà là thức uống mọi lúc mọi nơi của người Ai Cập

Nước trái cây :chuối, xoài, lựu, chanh, ổi, mía...

Họ uống trà và cà phê rất ngọt. Cà phê theo phong cách Thổ Nhĩ Kỳ uống kèm với

Karkadé : loại nước uống được chế biến từ hoa dâm bụt (giống như cách pha chè

Bia stella rất phổ biến ở Ai Cập.

Rượu Vin khá ngon nhưng giá cao.

Đa số người Ai Cập theo đạo Hồi. Vì vậy, quan điểm và cách ăn mặc của người Ai

Cập rất khắt khe, đặc biệt là với phụ nữ.

Theo luật Hồi giáo, người theo đạo Hồi không được ăn thịt heo và uống rượu.

Trong bữa ăn, việc cho thêm gia vị vào thức ăn là không nên vì nó đồng nghĩa với việc

Người Ai Cập quan niệm rằng tay trái là tay không sạch sẽ, vì thế bạn nên sử dụng

tay phải trong mọi trường hợp hoặc ít ra là phải sử dụng cả hai tay. Bạn không được để

ngón cái chỉ lên trên, cũng không được để lộ bàn chân ra, vì đó là cử chỉ xúc phạm người


Ở Ai Cập, đám cưới là một công việc mang tính gia đình và là sự kết hợp của hai cuộc đời, hai gia đình. Trong đám cưới, cô dâu luôn đóng vai trò đặc biệt và rất được coi

trọng vì cô dâu chính là cây cầu nối giữa tổ tiên với thế hệ tương lai. Sở dĩ cô dâu được

coi trọng hơn chú rể còn vì rất có thể sau này cô sẽ sinh ra một đứa trẻ đầy sức mạnh, cây

2.2.4 CÁC GIÁ TRỊ NHÂN VĂN KHÁC:

2.2.4.1 Nghệ thuật ướp xác Ai Cập cổ:

Thuật ướp xác của người Ai Cập ra đời từ năm 2700 TCN và kéo dài đến tận thế

kỷ thứ V. Quan niệm của người Ai Cập cổ về sự vĩnh hằng ở thế giới của các thần linh

sau khi chết nên việc ướp xác cũng là đức tin cho sự trường tồn của vương quốc Ai Cập.

Nguyên tắc ướp xác của Ai Cập cổ đại dựa trên việc làm mất nước trong cơ thể

người chết và lấy đi các bộ phận dễ phân hủy như nội tạng và bộ não.

2.2.4.2 Chữ viết Ai Cập cổ:

Các nhà Ai Cập học xếp hệ thống chữ viết của Ai Cập cổ vào thể loại chữ tượng

hình là lối viết sớm của hệ thống chữ viết của thế giới. Những thầy tu thảo ra những chữ

tượng hình Ai Cập cổ từ triều đại đầu tiên (2925 - 2775 TCN).

Ngày nay, các xứ dùng mẫu tự La Tinh, trong đó có Việt Nam, Pháp, Anh; các xứ

dùng mẫu tự Hi Lạp, trong đó có Nga đều thừa hưởng di sản của chữ viết Ai Cập.

2.2.4.3 Văn học - nghệ thuật Ai Cập cổ:

Tác phẩm văn học cổ xưa nhất của Ai Cập có lẽ là các tác phẩm sách giấy papyrus

(chỉ thảo) Ipuwer, có niên đại 1800 TCN,Chuyện của Wenamun (1000 TCN)

Nghệ thuật hội họa Ai Cập cổ đáng để chúng ta kinh ngạc bởi những tranh vẽ trên

tường trong các khu hầm mộ của các pharaon, trên các chất liệu gốm cổ,… Các bức tranh

mô tả cảnh sinh hoạt và sản xuất cũng như tín ngưỡng tập tục của các cư dân và vua chúa

2.2.4.4 Sự kiện văn hóa,thể thao, festival

Lễ hội Hòa Bình:Ngày 9/4 Đây là lễ hội hoà bình hàng năm do Hội Liên hiệp

phụ nữ Ai Cập tổ chức dưới sự chủ trì của phu nhân Tổng thống Ai Cập, bà Suzanne

Mubarak, nhằm tăng cường sự hiểu biết, tình đoàn kết giữa các nước và nhân dân trên thế

Festival :Festival múa bụng tại Cairo, Ai Cập 2009; Festival khiêu vũ quốc tế

Phần 3: MỘT SỐ ĐIỂM DU LỊCH NỔI TIẾNG
 3.1 Cairo – “Thủ đô của những kim tự tháp”

Cairo là thành phố rộng lớn nhất châu Phi, nằm ở phía Bắc của Ai Cập, trên cả hai

bờ của sông Nile, gần đỉnh của tam giác châu thổ con song vĩ đại này.

Phía Đông, phía Nam và phía Tây của Cairo là sa mạc, phía Bắc là đồng bằng

Thành phố Cairo là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của Ai Cập, có hơn 400 di
tích lịch sử đã được công nhận, một con số lớn nhất so với các thành phố khác ở châu Phi
và Trung Đông, trong cả một thời kỳ dài từ năm 130 trước Công nguyên đến đầu thế kỷ
19.

Đặc biệt, Cairo còn nổi tiếng với các kim tự tháp, các lăng mộ của các pharaoh
ngày xưa, các pho tượng nhân sư, có niên đại khoảng 2.500 năm trước Công nguyên.

3.1 .1 Kim tự tháp Giza và tượng nhân sư Sphinx

Kim tự tháp là kỳ quan duy nhất trong 7 kỳ quan kiến trúc thời cổ đại còn tồn tại
đến ngày nay và được lưu danh là 7 kỳ quan thế giới mới năm 2008. Kim tự tháp được
xem là biểu tượng tiêu biểu cho đất nước Ai Cập, cách trung tâm thủ đô Cairo khoảng 15
km về phía Tây Nam. Với hơn 80 kim tự tháp lớn bé được xây dựng chủ yếu giữa những
năm 2600 trước Công nguyên và 1500 trước Công nguyên và hầu như đều nằm gần con
sông Nile huyền thoại.

Những kim tự tháp này chỉ dành cho hoàng tộc, sau khi chết xác họ được ướp
bằng kĩ thuật thủ công và được an táng trong tháp với rất nhiều đồ dùng cá nhân sang
trọng khác. Bên trong Kim tự tháp luôn đặt các cơ quan và cạm bẫy nhằm ngăn ngừa bọn
trộm mộ cũng như những lời nguyền kẻ nào dám đánh thức những Pharaon vĩ đại.

Các kim tự tháp nổi tiếng nhất là Kim tự tháp Giza và tượng Nhân sư: Ước tính
từ 20.000 đến 30.000 lao động được điều phối để xây dựng các kim tự tháp tại Giza với
khoảng thời gian là hơn 80 năm.

Kim tự tháp Kheops hay kim tự tháp Kê ốp, kim tự tháp Khufu hoặc Đại kim tự tháp
Giza (29°58′41″B, 31°07′53″Đ), là một trong những công trình cổ nhất và duy nhất còn
tồn tại trong số Bảy kỳ quan thế giới cổ đại. Mặc dù đã bị mất đi rất nhiều lớp vỏ bọc
bằng đá vôi trắng, cùng các đền thờ bao quanh đã bị đổ nát, nhưng chính kích thước của
những công trình hùng vĩ này vẫn khiến du khách phải sửng sốt. Công trình vươn lên
như một trong số những thành tựu đáng ngạc nhiên nhất trong lịch sử, nhưng thậm chí
ngay cả hiện nay các phương pháp được những thợ xây cổ đại áp dụng vẫn còn là vấn đề
nhiều tranh cãi. Thực tế có hơn 80 Kim tự tháp ở Ai Cập, được xây dựng trong khoảng
thời gian hơn 100 năm, nhưng các Kim tự tháp ở Giza là lớn nhất và được bảo quản tốt
nhất nhờ vào tính chắc chắn của công trình. Kim tự tháp Giza do ba vị vua thuộc vương
triều thứ tư xây dựng: Khufu (còn gọi là Cheops), Khafre (Chephren) và Menkaure
(Mycerinus). Kim tự tháp Khufu (khoảng 2551-228 tr.CN) lớn nhất và còn được gọi là
Kim tự tháp lớn. Với hơn 4.000 năm tuổi, đây là công trình được xây dựng cao nhất trên
thế giới.

Ý nghĩa: Các kim tự tháp Ai Cập thuộc Cổ hay Trung vương triều đều là thượng
tầng kiến trúc của các lăng mộ hoàng gia. Sự chắc chắn và đồ sộ của công trình nhằm
mục đích bảo vệ thi hài của nhà vua, nhưng việc chọn lựa hình dáng kim tự tháp phải có
sự nghiên cứu biểu tượng đáng kể. Kim tự tháp nhằm mục đích giúp nhà vua thăng thiên,
hình dáng thường được giải thích như một đoạn đường dốc hướng lên bầu trời. Kim tự
tháp cũng liên kết với các gò đất nguyên thủy hình thành do sự xáo trộn các khối nước

vào thời điểm xây dựng. Ngoài ra, hình dáng kim tự tháp có thể là biểu tượng mặt trời,
tượng trưng cho các tia nắng mặt trời chiếu chếch ở dạng rắn nổi lên, đôi khi nhìn thấy tia
nắng chiếu xuyên qua mây. Dù sự giải thích hình dáng như thế nào, điều rõ ràng là người
Ai Cập đã cố gắng xây dựng công trình cao nhất có thể, một khối lượng lớn gồm công
trình bằng đá xây dựng theo hình kim tự tháp có lẽ là phương pháp thành công nhất để
đạt đến ước vọng này.

Đại nhân sư Sphinx của Gizah, bức tượng khổng lồ nửa người nửa sư tử nằm bên
bờ tây sông Nile, gần thủ đô Cairo. Đây là một trong những bức tượng có kích thước
lớn nhất thế giới, được người Ai Cập cổ tạo dựng từ Thiên niên kỷ thứ 3 TCN. Tượng
Sphinx nằm ở sa mạc Ai Cập cách thủ đô Cairo khoảng 8 dặm, được người xưa dùng để
canh gác ba kim tự tháp lớn ở Gizah. Đó là một quái vật tạc bằng đá, đầu người mình sư
tử với những chân có vuốt trải ra phía trước.

Hình tượng chạm trổ sơ sài nhưng đầu lại được tạc một cách rất công phu. Đôi mắt
đầy vẻ bí hiểm và có cái nhìn không ai có thể giải thích nổi. Tượng cao hơn 18 mét và
trải dài tới 57 mét, mặt có bề ngang 5 mét, tại 1,57 mét, mũi 1,7mét. Người ta cho rằng
tượng Sphinx đã tồn tại ít nhất 5.000 năm nay! Giữa những cái chân của hình tượng này
tìm thấy một cái am thờ nhỏ. Am thờ nhỏ này có bút tích của hai vị hoàng đế cổ Ai Cập.
Hai vị giải thích rằng tượng Sphinx biểu thị một trong những hình dạng của thần Mặt
trời Harmachis. Và hai vị còn nói rằng, mục đích làm tượng Sphinx là để xua đuổi tất cả
những điểu bạo ác, tội lỗi khỏi khu nghĩa địa quanh Kim tự tháp.

Trong các sách thánh của người Ai Cập, Sphinx có nghĩa là “vua chúa”. Đối với
các tôn giáo nguyên thủy ở Ai Cập cũng như ở các nơi khác, nhà vua được coi là sức
mạnh và sự khôn ngoan của nhiều con thú bằng cách khoác vào lốt ngoài của chúng. Vì
vậy người Ai Cập đã chạm các vị thần và các vị hoàng đế của họ nửa người nửa thú.

3.1.2 Viện bảo tàng Ai Cập cổ đại

Khi đến Ai Cập ngoài việc chiêm ngưỡng các kim tự tháp đồ sộ thì Bảo tàng Ai
Cập tại Cairo chính là điểm đến mà du khách không thể bỏ qua.

Bảo tàng Ai Cập tọa lạc tại quảng trường Tahrir của thủ đô Cairo. Được thành lập
năm 1902 và tồn tại cho đến ngày nay. Tòa nhà nổi bật tại thủ đô với màu đỏ rực rỡ này
là nơi lưu trữ rất nhiều phần quan trọng của lịch sử Ai Cập cổ đại, là nơi chứa bộ sưu tập
đồ cổ Pharaohic lớn nhất thế giới và kho báu của vị Pharaoh nổi tiếng Tutankhamun.

Bảo tàng có hai tầng chính. Tầng trệt là nơi lưu giữ các hiện vật phổ biến của Ai
Cập cổ đại như giấy cói, có những mảnh giấy có niên đại khoảng 2000 năm, tiền xu với
nhiều giá trị khác nhau, bên cạnh đó là các bức tượng, bảng biểu và các quan tài.

Tầng trên là nơi gìn giữ những hiện vật từ hai triều đại cuối cùng của Ai Cập cổ
đại, đặc biệt là nơi trưng bày hiện vật của vua Tutankhamun (cai trị từ năm 1350 - 1340
trước công nguyên) nổi tiếng và quan tài của ngài, có thể nói ngôi mộ của vị Pharaoh này
được tìm thấy gần như nguyên vẹn, quan trọng nhất có lẽ là mặt nạ xác ướp bằng vàng
bên ngoài của Tutankhamun. Ngoài ra còn vô số các hiện vật từ các vị Pharaoh được tìm
thấy trong thung lũng các vị vua và nhiều bức tượng có giá trị khác.

Từ thủ đô Cairo, chúng ta có thể bắt chuyến bay đi Aswan một cách thuận tiện.
Aswan là tỉnh cuối cùng của Ai Cập nằm ở phía Nam, gần biên giới với Sudan. Nó đứng
bên bờ sông Nile, và là một trung tâm bận rộn ở phía Nam này. Tới Aswan quí khách
sẽ có dịp tận hưởng cảm giác du thuyền trên sông Nile để tới tham quan Đập nước High
Dam, đập nước này khiến sông Nile lần đầu tiên trong lịch sử Ai Cập hoàn toàn nằm dưới
sự khống chế của loài người. Tiếp đến sẽ xuôi thuyền đến Edfu tham quan đền Horus -
ngôi đền thuộc triều đại Ptolemy này là một trong những ngôi đền được bảo tồn nguyên
vẹn nhất ở Ai Cập.

3.2.1 Đập nước High Dam

Công trình to lớn này bắt đầu từ 1760, thời tổng thống Nasser. Đập nước có độ
cao 111 m, khẩu độ 3,6 kilomet, vùng đáy độ dày 975 m, thành hình thang hướng lên
phía trên, vùng nóc độ rộng 40 m. Đá, cát, xi măng và vật liệu kiến trúc khác hao tốn để
xây đập nhiều tới mức đủ để xây dựng 17 kim tự tháp. Đập tạo nên một kho nước lớn, hồ
Nasser, với diện tích 5.244 km2, là một trong những hồ lớn nhất thế giới. Hồ tiến về phía
nam, đi qua Nubia, vào Sudan, với chiều dài 510 km.

Thị trấn Edfu nằm giữa Luxor (115km), Aswan (105km) và 65km về hướng
Bắc Kom Ombo. Ngôi đền thần Horus ở Edfu được xây dựng trong thời kỳ Ptolemiac.
Phần lâu đời nhất của ngôi đền là phần Festival Hall đến Sanctuary được khởi công bởi
Ptolemy III năm 237 trước Công nguyên và được hoàn thành bởi con trai ông, Ptolemy
IV Philopator. Hội trường Hypostyle đã được xây dựng thêm bởi Ptolemy VII (145-116
BC) và tháp được xây dựng bởi Ptolemy IX (88-81 trước Công nguyên). Phần cuối cùng
của ngôi đền đã được xây vào thời Ptolemy XII, năm 57 trước Công nguyên.

Đền Edfu là ngôi đền lớn thứ hai ở Ai Cập, sau đền Karnak.

1.3 AswanLuxor

Tiếp tục trên chiếc du thuyền, quí khách sẽ đến với quần thể các đền Luxor, đền
Karnak.

Karnak là quần thể kiến trúc đền miếu lớn nhất Ai Cập cổ, với cửa lớn hùng vĩ,
đình viện, đại điện, rất nhiều cột đá, tượng khắc đá và tháp nhọn vuông. Với lối kiến trúc
phức tạp và sở hữu nhiều tượng đá khổng lồ, khiến cho nhiều người phải kinh ngạc.

Cửa ngoài cùng của đền chính cao 43,6m, rộng 113m, vách tường dày 15m, sau
cửa là hành lang với cột vây quanh, có thể thông đến những đền nhỏ hơn.

Cho đến nay, thì ngôi đền Karnak vẫn được coi là ngôi đền tôn giáo cổ xưa lớn
nhất thế giới. Bởi ngôi đền được nhiều Pharaon chú trọng vào việc tu bổ, sửa sang và thờ
cúng riêng cho các vị thần Amun-Ra (thần Mặt Trời), Montu (thần chiến tranh) và Mut
(vợ thần Mặt trời). Mỗi vị Pharaon dường như luôn cố ganh đua nhau để thể cố chứng tỏ
sự tôn sùng của bản thân với các vị thần tối cao đồng thời cũng để lấy lòng các quan tư
tế.

Đền Luxor nằm sát cạnh đền Karnak, ngay trong thành phố Luxor. Trước ngôi
đền là ngọn tháp cao vút được xây dựng bởi Ramesses II. Ngọn tháp trang trí cảnh những
chiến thắng của Ramesses (đặc biệt là trận đánh ở Kadesh), các Pharaon sau này, nhất là
triều đại Nubian 25, cũng ghi những chiến thắng của họ ở đó.
Lối vào chính dẫn tới khu phức hợp của ngôi đền trước đây được trang trí hai bên
bởi sáu pho tượng khổng lồ của Ramesses - bốn tượng ngồi và hai tượng đứng nhưng
ngày nay chỉ còn tồn tại hai tượng ngồi. Những người đến thăm đền ngày nay có thể nhìn
thấy trước ngôi đền một ngọn tháp bằng đá hoa cương cao 25m. Trước đây là cả một cặp
nhưng hiện nay chỉ còn một cây. Cây còn lại đang nằm ở Place de la Concorde, Paris.

Trước khi được tìm ra và khai quật, ngôi đền này bị lấp hết hơn một nửa (giống
như hầu hết các di tích Ai Cập cổ khác) dưới cát sa mạc. Vào thế kỷ 19, một ngôi đền
Hồi giáo được xây ngay phía trên ngôi đền này và nó vẫn còn sử dụng cho tới ngày nay.
Năm 1885, để "moi" ngôi đền này lên, các nhà khảo cổ đã phải đào cả 1 ngôi làng.

Sau chặng đường tham quan khám phá trên sông Nile, đến đây đoàn sẽ lên bờ
thăm quan thành phố Luxor, Thung lũng các vị vua, và bắt chuyến bay về lại Cairo tham
quan thủ đô, mua sắm đồ cổ, quà lưu niệm.

1.4.1 Luxor – “cố đô yên bình”

Luxor thuộc miền Trung Ai Cập, nằm bên bờ sông Nile. Đã có thời Louxor là kinh
đô Ai Cập. Trái ngược với Cairo luôn ồn ào hối hả, Luxor đón du khách bằng phong cảnh
làng quê thật yên bình. Dòng sông Nile chia Luxor thành hai phần, bờ Đông là "thành

phố của người sống", nơi người dân Ai Cập cổ sinh sống, còn bờ Tây là "thành phố của
người chết", nơi các pharaoh yên nghỉ ngàn thu trong những hầm mộ được đúc sâu vào
lòng núi đá.

Luxor Là địa danh đầu tiên được UNESCO công nhận di sản thế giới (năm 1979),
Louxor chiếm 1/3 di tích thế giới. Được xây dựng trên nền kinh thành cổ Thebes, Luxor
có vô vàn những di chỉ khảo cổ và công trình kiến trúc vô giá.

1.4.2 Thung lũng của các vị vua

Kim tự tháp Gizah và đồng bằng sông Nile là sự lựa chọn tuyệt vời để đặt các lăng
mộ của Pharaoh Ai Cập cổ đại. Tuy nhiên, có một địa điểm khác nằm bên bờ Tây sông
Nile, trên các ngọn đồi cằn cỗi thuộc bờ Tây Luxor, được gọi là Thung lũng các vị vua -
nơi các Pharaoh của thời kì New Kingdom chọn làm nơi an nghỉ.
Đây là một bãi sa mạc rộng mêng mông nằm dưới chân dãy núi Libya đổ ra hướng
thung lũng sông Nile. Các vua Pharaon chọn nơi đây làm nơi yên nghỉ của mình. Có
khoảng 63 vị vua thuộc triều đại thứ XVIII — XIX — XX (niên đại khoảng từ 1539 —
1075 trước CN) được chôn cất ở đây. Các ngôi mộ được xây chìm dưới lòng đất. Lối vào
là các cửa hầm nhỏ. Ngày nay, thung lũng các vị vua mở cửa hạn chế với du khách vì lý
do bảo tồn. Cũng có thể do người Ai Cập không muốn du khách khuấy động vùng đất
thiêng của họ.
3.4.3 Mua sắm đồ cổ ở Cairo

Trong tất cả những điểm đến quan trọng tại đất nước cổ đại này không thể không nhắc
đến những ngôi chợ cổ, nơi thể hiện rõ nhất những nét văn hóa đặc trưng địa phương.

Tại thủ đô Cairo, có rất nhiều chợ Bazzar, nhưng nổi tiếng nhất có lẽ là Khan-El-
Khalili Bazzar. Đây không chỉ là ngôi chợ cổ lớn nhất Ai Cập mà quy mô của nó cũng
đứng đầu vùng Ả Rập. Được thành lập từ năm 1382, ban đầu chỉ là một nhà kho lớn
nhưng dần dần Khan-El-Khalili Bazzar phát triển thành khu chợ lớn và hoành tráng như
hiện nay. Không giống như những ngôi chợ Việt Nam, Khan-El-Khalili Bazzar bao gồm
nhiều dãy phố nằm chen chúc nhau với đấy ắp các cửa hàng và nổi tiếng với những món
đồ cổ độc nhất vô nhị, đồ thủ công mỹ nghệ được chế tác bằng chính đôi tay tài hoa của
những người thợ lành nghề nơi đây. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm cho mình những đồ vật
khác ở đây như thảm len, hương liệu, đồ da cùng muôn vàn mặt hàng khác và tất nhiên là
không thể thiếu những cửa hàng sang trọng bán vàng, đồ trang sức.

Tham quan Khan-El-Khalili Bazzar không chỉ là dịp để bạn tìm kiếm và mua sắm đồ
cổ mà còn là dịp hòa mình vào không khí tưng bừng với người mua kẻ bán để rồi bạn
phải thán phục cách bố trí mê cung nhưng đầy khoa học của người Trung cổ mà Khan-El-
Khalili Bazzar vẫn còn lưu giữ đến ngày nay.

1.5 Sa mạc Sahara

Sa mạc Sahara lớn nhất thế giới nằm ở Bắc Phi, có vẻ đẹp riêng, rất tuyệt vời,
độc đáo. Một bảo tàng thiên nhiên và nghệ thuật điêu khắc đá đồ sộ của loài người thời
tiền sử nằm rải rác trên các vùng của sa mạc luôn là điểm hấp dẫn du khách. Đến đây,
du khách có thể đi bộ để khám phá thế giới không có cây cối; du khách cũng có thể trùm
khăn cưỡi lạc đà trên sa mạc, vượt qua luồng xoáy cát hay những cồn cát mênh mông
hàng ngàn dặm để khám phá những điều kỳ diệu và huyền bí…

Khởi hành từ sáng sớm, trời mát, du khách có thể vừa đi bộ trên cát vừa nhìn
ngắm sa mạc bao la, nhấp nhô từng đụn cát vàng như sóng biển lớn. Đừng nghĩ sa mạc
chỉ có cát, gió và nắng.
Do dưới đất có nước nên hình thành những ốc đảo, như ốc đảo Siwa của Ai Cập,
ốc đảo Ainsala Gio-uốt của Angiêri... với những suối nước chảy róc rách, những hàng
cây chà là cao vút cung cấp nguồn thực phẩm chủ yếu cho cư dân.
Ốc đảo là trung tâm của các hoạt động kinh tế trong sa mạc. Du khách có thể dừng
chân, mua sắm một ít kỷ vật sa mạc, thường là các đồ đá khắc chạm, vòng tay, vòng cổ…
rất tinh xảo. Có một thứ trà đặc biệt của vùng sa mạc. Đang trong cơn nắng nóng, chỉ
uống một vài ngụm nhỏ thôi đã thấy mát rượi cả người.

Ở sa mạc, ban ngày mặt trời đỏ rực như thiêu như đốt. Nếu để một quả trứng trên
cát, chẳng mấy chốc nó sẽ chín ngay. Nhưng đến đêm gió lạnh cắt da cắt thịt. Nếu ở lại
đêm trên sa mạc, du khách phải đốt lửa và chui vào bao ngủ đặc biệt, vì ban đêm cực kỳ
lạnh. Ban ngày nóng bao nhiêu thì ban đêm lạnh bấy nhiêu. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa
ngày và đêm là 15-35 độ C, cao nhất có thể lên đến 38,2 độ C. Đêm trên sa mạc, ngồi
quây quần bên ngọn lửa vừa uống trà, vừa nhìn trời sao, nghe những âm vang đặc thù của
sa mạc… thì không thể nói là du lịch sa mạc không lý thú.

Phần 4: MỘT SỐ LƯU Ý

4.1 Thủ tục xuất nhập cảnh

Hầu hết người nước ngoài vào Ai Cập đều cần có thị thực, ngoại trừ công dân
của Guine, Hồng Kông và Ma Cao. Để xuất nhập cảnh Ai Cập có ba cách là: đến Đại Sứ
Quán Ai Cập; đến Đại Sứ Quán hoặc lãnh sự quán của nước mình ở Ai Cập; và đến thẳng
sân bay Quốc Tế ở Ai Cập. Theo đó, cách thứ ba là đơn giản và tiết kiệm hơn cả.

Một thị thực nhập cảnh có giá trị là ba tháng, và có quyền du lịch trên đất Ai Cập
một tháng.

4.2 Phong tục, tâm lý giao tiếp

Ai Cập cũng có những người theo đạo Thiên chúa giáo, nhưng đại bộ phận người
Ai Cập đều theo đại Hồi giáo cũng giống như các nước thuộc giới A-rập khác. Chính vì
theo đạo Hồi giáo nên việc ăn mặc của người Ai Cập rất khắt khe, đặc biệt là với phụ nữ.
Họ phải mặc trang phục che kín toàn thân (dù thời tiết nóng). Bởi vậy, khi giao dịch với
các đối tác Ai Cập bạn phải nhớ ăn mặc sao cho thật kín đáo, giản dị.

Cả nam giới và nữ giới đều phải thận trọng trong ăn mặc nhưng phù hợp hơn cả
vẫn là bộ comple hay những bộ quần áo giao dịch lịch thiệp như áo sơ mi hay bộ vét nhẹ
nhàng, cũng cần hết sức hạn chế mặc áo cộc tay. Phụ nữ cần mặc những trang phục hết
sức kín đáo và đơn giản, không được mặc váy ngắn.

Có một điều cần lưu ý rằng, nhiều người cho rằng để tỏ lòng kính trọng và sùng ái
đất nước và phong tục tập quán của nước đối tác, họ muốn được ăn mặc trang phục giống
như trang phục của người bản xứ, nhất là các bộ trang phục truyền thống ; tuy nhiên ở Ai
Cập cũng như các nước Hồi giáo khác thì việc bạn mặc trang phục truyền thống giống họ
là một điều cấm kỵ.

4.2.2 Về cử chỉ giao tiếp, chào hỏi

Trong giao tiếp, người A-rập Ai Cập lại có thói quen gặp gỡ trực tiếp, giáp mặt
và đứng/ngồi gần nhau để trao đổi, nói chuyện. Ai Cập là quốc gia an toàn và thân thiện
để du lịch. Đàn ông Ai Cập hay khen tặng phụ nữ, đừng quá phòng thủ họ vì họ chỉ đơn
giản là khen tặng mà thôi..

Người Ai Cập có rất nhiều kiểu chào nhau. Bạn cũng phải quen với những cử chỉ
tỏ ra rất thân mật của người Ai Cập như vỗ vai hay vỗ lưng, nắm tay … Điều này không
có gì khác ngoài việc thể hiện bản tính hướng về con người, cộng đồng của người Ai
Cập. Bởi vậy cách tốt nhất nếu bạn không hiểu rõ họ sẽ làm thế nào thì nên chờ họ làm
rồi làm theo cách của họ.

Khi chào hỏi, cần hết sức lưu ý trong việc gọi tên của người Ai Cập. Tên người Ai
Cập được viết bằng tiếng A-rập, không sử dụng hệ chữ latinh như tiếng Anh nên thường
khó nhớ một cách đầy đủ và chính xác. Cũng có khi cách phát âm cũng làm bạn hiểu sai
ý nghĩa về tên của họ. Vì vậy, nên chắc chắn về tên riêng của người Ai Cập khi gọi tên
họ.

Các đối tác kinh doanh ở hầu hết các nước đều muốn được chào hỏi, được gọi
bằng chức danh của mình, người Ai Cập cũng không phải là một ngoại lệ. Để tỏ ra lịch
thiệp nhất, bạn nên gọi tên riêng kèm theo chức danh của họ. Tuy nhiên với người Ai
Cập, họ cũng không quá câu nệ trong vấn đề này. Vì thế với cùng một người bạn cũng có
thể có những câu xưng hô khác nhau, miễn là cách xưng hô đó hợp lý vào thời điểm bạn
chào hỏi, xưng hô; điều này sẽ không làm thay đổi cách nhìn của người Ai Cập về bạn.

Ai Cập là nước thuộc giới A-rập và ngôn ngữ của họ là tiếng A-rập. Lối nói của họ
có phần chỉn chu, hoa mỹ, họ cũng ít khi muốn làm người nghe phật lòng vì lối nói của
mình. Khi giao dịch, bạn cần hết sức tránh sử dụng tiếng lóng và những thành ngữ không
phù hợp với văn hóa nơi đây. Cần chắc chắn là bạn hiểu rõ những gì mình sẽ nói ra.

Cũng cần chú ý tới cách ghi danh thiếp. Bạn nên ghi danh thiếp bằng tiếng A-rập,
bên cạnh tiếng Anh thông dụng.

Theo luật Hồi giáo, người theo đạo Hồi sẽ không được ăn thịt lợn và uống rượu
(tuy nhiên họ vẫn được ăn cá và các loại thịt đã được giết mổ theo đúng quy trình của đạo
Hồi).

Trong bữa ăn, việc cho thêm gia vị vào thức ăn là một điều cấm kỵ, nó đồng nghĩa
với việc chê món ăn không ngon.

Việc sử dụng tay trái là điều cấm kỵ vì họ quan niệm rằng tay trái là tay không
sạch sẽ, vì thế bạn nên sử dụng tay phải trong mọi trường hợp, hoặc ít ra là phải sử dụng
cả 2 tay.

Bạn không được để ngón cái hướng lên trên, cũng không được để lộ bàn chân ra,
vì đó là cử chỉ xúc phạm họ.

Vệ sinh ở Ai Cập không mấy đạt tiêu chuẩn, tùy vào từng nơi. Số du khách bị
nhiễm khuẩn khá cao, nhớ đem theo thuốc trong thời gian du lịch để phòng ngừa trước.

Thời gian tốt nhất để ghé thăm Ai Cập phụ thuộc vào việc bạn muốn ghé thăm
điểm nào. Nhìn chung, vào mùa đông (từ tháng 12 đến tháng 2) là mùa du lịch thuận lợi
nhất trên tất cả các vùng, và mùa hè (từ tháng 6 đến tháng 8) là thời gian khí hậu khắc
nghiệt, nên là mùa du lịch thấp điểm, ngoại trừ các vùng ở ven biển.

Miền Bắc Cairo lúc nào cũng nóng như lửa từ tháng 6 đến tháng 8, nhất
LuxorAswan, có khi nhiệt độ lên đến 40 độ. Khi đến tham quan những nơi
như Luxor, mùa đông là thời gian thoải mái nhất. Cairo không mấy dễ chịu, trời lúc nào
cũng u ám và giá lạnh vào ban đêm, trong khi đó ở bờ biển Alexandria, vùng Địa Trung
Hải thì mưa nhiều, gây lũ lụt, đường phố bị lún. Ngay cả bãi biển Sinai cũng hơi lạnh nếu
tắm nắng vào tháng 1. Từ tháng 3 đến tháng 5 hay tháng 9 đến tháng 11 là thời gian tốt
nhất để thụ hưởng ấm áp.

Phần lớn những ngày lễ tôn giáo hay lễ quốc gia của Ai Cập không làm gián đoạn
kế hoạch du lịch một cách nghiêm trọng. Vào lễ Ramadan của người Hồi giáo, rất nhiều
quán hàng đóng cửa, các quán bar thì nghỉ hoàn toàn. Nhiều công ty, văn phòng cũng làm
việc cầm chừng.

2.4 Phương tiện vận chuyển

Có rất nhiều cách để đến Ai Cập, tình trạng liên kết giữa Cairo và các thành phố
Châu Âu khác khá tốt. Nên mua một tour du lịch bao gồm cả phiếu khách sạn nghỉ ngơi
có thể rẻ và tốt hơn đặt vé máy bay độc lập, nếu chỗ nghỉ ngơi không như ý muốn, bạn có
thể bỏ phiếu. Chuyến bay từ các nước khác đến Ai Cập khá đắt tiền nên tốt nhất là đi từ

Châu Âu, vì vé máy bay ở châu Âu đến Ai Cập khá rẻ.

Hãng hàng không quốc gia của Ai Cập là EgyptAir, Air Sinai cũng kết nối
tốt tại Ai Cập. Phần lớn du khác đến Ai Cập phải đi qua Cairo, dù số người đến
Alexandria, Luxor, Aswan, Hurghada (Al-Ghardaka), Marsa Alam and Sharm el-Sheikh
ngày càng có chiều hướng gia tăng. Những sân bay đó có một số hãng hàng không nhỏ
và các công ty hợp đồng trực tiếp liên kết với châu Âu.

Còn nhiều cách đến Ai Cập từ châu Phi và Trung Đông, kể cả xe bus từ Israel
thông qua Gulf của Aqaba hay vùng mũi Bắc của dãy Gaza, hoặc phà từ Jordan, Ả Rập
Saudi và Kuwait.

Hệ thống giao thông công cộng và tư nhân ở Ai Cập khá phong phú. Các hãng
hàng không trong nước bảo đảm bay khá nhanh, mặc dù bạn cần có nhiều tiền và một ít
thời gian. Những hệ thống giao thông khác như xe bus, tàu lửa, tàu thủy hay thậm chí là
lạc đà, lừa và ngựa.
Nếu bạn yếu sức khỏe, có thể không thích hợp đi xe bus hay xe lửa, nhưng đó là
những cách tốt nhất để gặp gỡ người bản xứ, cảm giác được văn hóa Ai Cập. Dịch vụ xe
bus hầu như có mặt khắp mọi tỉnh thành ở Ai Cập và 5000 km đường ray xe lửa cũng kết
nối mọi thành phố từ Aswan đến Alexandria.
2.5 Mua sắm, giá cả
Nếu bạn chuẩn bị ở một khách sạn rẻ hay nhà nghỉ, ăn thức ăn lề đường thì cần
15USD/ ngày. Chi phí chính cho du khách đến Ai Cập là phí đi lại và tiền vé vào cửa. Vé
vào Bảo tàng Ai Cập ở Cairo khoảng 10 USD, kèm theo vé vào Phòng xác ướp Hoàng
gia. Giá rượu cũng khá cao, nhất là rượu tăng lực hay rượu ngoại nhập.

Phải cảnh giác móc túi ở các địa danh du lịch, đừng bỏ tiền vào túi sau. Một
số ngân phiếu du lịch nổi tiếng được ưu đãi ở mọi nơi. American Express, Visa,
MasterCard, JCB hay thẻ châu Âu Eurocards được chấp nhận ở nhiều cửa hàng và các
khách sạn.

Tại các khách sạn và nhà hàng áp dụng thuế dịch vụ 12%, thuế mua bán cũng phải
nộp 7%. Thêm vào đó, có thể bạn sẽ phải trả thêm thuế từ 1 – 4% cho các tiện nghi khác,
nên có khả năng bạn sẽ cần phải trả 23% thuế cộng thêm vào giá cả chính thức nếu bạn
nghỉ ở các khách sạn trung bình đến cao cấp.

Việc mặc cả là một phần cuộc sống tại Ai Cập và hầu như mọi thứ đều có thể
thương lượng. Từ phòng nghỉ qua đêm, bữa ăn trưa ở quán lề đường hay thuê tàu đi
trên sông Nile. Có một vài quy tắc trong việc trả giá mà bạn cần tuân thủ như đừng bao
giờ đưa ra một giá mà bạn không chuẩn bị để trả, trước khi mặc cả hãy nghĩ đến giá thật
sự, bạn cứ từ từ suy nghĩ, không ai cưỡng ép bạn phải mua bất cứ thứ gì.
Ai Cập sử dụng đơn vị tiền tệ là Pound.

1 Egyptian pound = 0.179549 đô la Mỹ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. http://kenh14.vn/teeniscover/ghe-tham-karnak-ngoi-den-co-lon-nhat-ai-cap-
2010091110370793.chn
2. LonelyPlanet

3. Diendankienthuc.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Blog liên quan : Blog zing | Blogspot | Blog tiếng anh | Facebook
Copyright © 2011 - 2014. Thuy trinh's blog - All Rights Reserved