Diện
tích:4569,36
km2
Dân số
:
809246 người (2007)
Đơn vị
hành chính :TP Hòa Bình,Các Huyện Đà Bắc,Mai Châu,Kỳ Sơn,Cao
Phong,Lương Sơn,Kim Bôi,Tân Lạc,Lạc Sơn,Lạc Thủy,Yên Thủy
Vị trí :Phía
bắc giáp Phú Thọ và Hà Nội ,phía đông giáp Hà Nội và Hà Nam,phía tây giáp Sơn
La ,phía nam giáp Ninh Bình và Thanh Hóa.
Danh
nhân:
Sự kiện
lịch sử:
Di tích văn hóa lịch sử: Đền Thác Bờ,Chùa
Tiên-Động Phú Lão,Chuà Kè.
Danh thắng:Tam Động Sơn,Hang Bụt,Bản
Lác,Bản dân tộc Mường,Suối nước nóng Kim Bôi,Công Trình thủy điện Hòa Bình.
Lễ hội truyền thống:Hội xên bản,xên
mường,Hội Cầu mưa,Lễ Cầu mát,Lễ Hội cầu phúc dân bản,Hội xéc bùa.
Đặc sản:Lợn thui luộc.thịt lơn muối chua
,canh lóong,măng chua nấu thịt gà,chả cuốn lá bưởi,món cá nướng đồ,thịt trâu
nấu lá lồm,cơm lam,xôi các màu,măng đắng,rau rừng đồ,rượu cần.
NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN HOÀ BÌNH
Nhà máy Thủy điện
Hoà Bình được xây dựng
tại hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, trên
dòng sông Đà thuộc miền bắc Việt Nam.
Nhà máy do Liên Xô giúp đỡ xây dựng
và vận hành.
Công trình khởi công xây dựng 6 /11/1979, khánh thành 20/12 /1994.
Công suất sản sinh điện năng theo thiết kế
là 1.920mw, gồm 8 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 240.000kw. Sản lượng điện hàng năm là
8,16 tỷ (KWh).
BẢN LÁT Ở MAI CHÂU
Vị trí:Cách Hà Nội 130 km, thung
lũng Mai Châu, Hòa Bình là điểm đến ưa thích của nhiều du khách. Người Thái
trắng ở Mai Châu làm du lịch trong chính nhà sàn của họ, đặc biệt là ở bản Pom
Coọng và bản Lát.
Đặc trưng:Dưới chân núi, những ngôi nhà sàn xen
lẫn hàng cau thẳng đều tăm tắp; trong những ao cá kè đá, hoa súng nở rực hồng.
Vào sáng sớm hay chiều muộn, từng lớp sương núi quyện vào khói bếp, tạo cho du
khách cảm giác kì ảo.
Dọc lối đi trong bản,
hàng thổ cẩm được bày bán rất nhiều, mầu sắc rực rỡ vui mắt,, với rất nhiều
loại: áo, khăn, ví, túi xách, mũ. Bên cạnh đó có nhiều hàng thủ công như giỏ,
rổ, rá có nắp nhỏ.
CƠM LAM
Cơm lam là loại cơm
được làm từ gạo (thường là gạo nếp) cùng một số nguyên liệu khác, cho vào ống
tre, giang, nứa v.v. và nướng chín trên lửa. Cơm đặc trưng của các dân tộc vùng Tây Bắc Việt Nam,
Tây Nguyên và một số dân tộc tại Lào.
Nguyên
liệu và quy trình thực hiện:Nguyên liệu làm cơm lam bao
gồm gạo, ống nứa (tre),
lá chuối. Ngoài ra có thể còn có dừa nạo, nước cốt dừa, vừng trộn lẫn gạo trước khi nướng. Lấy gạo bỏ
vào một chiếc ống giang một đầu hở, sau đó dùng lá chuối bịt kín lại rồi đốt.
Ống giang dùng nấu cơm lam phải còn tươi để khi cơm chín, hạt cơm quyện thêm
một chút vị ngọt và mùi đặc trưng của tre. Nứa thường được chọn giang bánh tẻ,
non quá hay già quá đều không được.Đốt lên một đống lửa, chờ thật đượm, sau đó
đặt lên trên một chiếc kiềng
và xếp các ống Lam trên đó. Trong khi nấu không quên xoay đi xoay lại những
chiếc ống Lam như khi nướng bắp. Khoảng một tiếng đồng hồ thì ăn được.
Khi cơm chín, chẻ bỏ
lớp cháy đen bên ngoài ống cơm thật khéo léo cho đến khi bao bọc phần ruột cơm
chỉ là một lớp lạt giang mỏng. Xắt mỗi ống ra thành năm hay bảy khúc. Khi ăn
chỉ cần bóc bỏ lớp lạt giang bên ngoài.
Thưởng
thức:Cơm lam được dọn ra ăn cùng với thịt gà
hay thịt lợn rừng nướng (những thứ
thịt này cũng được nướng trong ống tre). Tuy nhiên, cơm lam ngon nhất khi ăn
với muối vừng (mè).
tourdulichsapa.net.vn |
CANH LOÓNG
Canh
Loóng là món canh được nấu từ nước luộc thịt với nõn cây chuối rừng của đồng
bào Tây Bắc. Cây chuối rừng đốn về, bóc vỏ ngoài lấy nõn thái mỏng, nhỏ, bóp
với muối để xả chất chát nấu cùng xương lợn Lửng, rắc vào chút hạt dổi nướng
giã nhỏ, cùng lá lốt thái sợi. Đây là món canh rất thanh mát, ngọt, không ngán,
mang đậm linh hồn của rừng núi Tây Bắc.
THỊT TRÂU NẤU LÁ LỒM
Thịt
trâu đem thui cho thơm, cạo sạch rồi bung cho mềm, đem bóc thái miếng nhỏ, hầm
trong nồi đất chín kỹ rồi giã lá lồm ( một loại lá chua), nêm một ít tấm gạo bỏ
vào nồi hầm với thịt trâu. Khi tấm chín nở và hơi sánh thì cũng là lúc thịt
trâu nhừ và ngấm vị chua của lá lồm. Đây là món ăn dân tộc phổ biến của người
Mường Hoà Bình.
CHẢ CUỐN LÁ BƯỞI
Thịt
lợn ba chỉ thái con chì, ướp một chút nước mắm, hành. Lá bưởi cắt làm đôi, cuốn
mỗi miếng thịt một nửa lá to hoặc một lá nhỏ, kẹp vào kẹp tre nướng trên than
hồng. Mỡ lợn gieo xuống than hồng làm dậy lên ngọn lửa mỏng mơn man kẹp chả, lá
bưởi ngả màu hơi tím se lại là được. Khi khách du lịch cắn miếng chả lá bưởi
thơm giòn, gẫy mảnh lẫn vào thịt săn vàng làm tiêu tan sự ngấy, chỉ còn lại mùi
thơm, khi nuốt miếng chả rồi còn lại cảm giác tê tê đầu lưỡi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét