Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info.

23 thg 1, 2014

Khán giả Trung Quốc so sánh giữa bản cũ và bản mới của Hồng Lâu Mộng


1.Cảnh Đại Ngọc đến Giả Phủ

Bản 2010 : Cảnh quay chỉ dừng ở mức tạm được , hiệu ứng tua nhanh làm mất cảm giác chậm rải của phim , mất cái thuỳ mị của Đại Ngọc 

Bản 1987 : Cảnh quay xuất sắc và hoàn hảo , các vai diễn tròn đến từng chi tiết. Giả Phủ tuy không to lớn bằng , nhưng thể hiện được sự náo nhiệt và vui mừng với sự xuất hiện của Đại Ngọc , tạo ấn tượng tốt về nhân vật. 





2. Bảo - Đại gặp nhau


2010 : Vu Tiểu Đồng diễn quá xuất sắc ở phân đoạn này , tuổi trẻ , tình cảm nhỏ , ngây thơ , bồng bột . Đại Ngọc cũng tròn vai và thể hiện được cái cần của cảm xúc. Có nội tâm , thoại chuẩn. 

1987 : 2 diễn viên diễn nội tâm hơn bản gốc cần , Bảo Ngọc không ra vẻ được 1 thiếu niên mà là 1 thanh niên trưởng thành có suy nghĩ. Đại Ngọc diễn hay nhưng vượt mức cần của bản gốc . Đạo diễn xử lý đoạn này không tốt. Nhất là đoạn Bảo Ngọc quăng ngọc đi. 




3. Phượng Thư chào Đại Ngọc


2010 : Phượng Thư của Điêu Dịch , đài từ hơi tệ , giọng cười chưa sắc và sự xuất hiện quá tầm thường . Chưa hết , đạo diễn cắt bỏ nhiều thoại của các nhân vật , làm giảm đi giá trị của phân đoạn. Đại Ngọc chưa thể hiện được cảm xúc. 

1987 : Quá hoàn hảo , không có bất cứ một khuyết điểm nào , Phượng Thư ra vẻ con nhà giàu nhưng cũng có chút "ít học" , giọng cười khoẻ và đầy ma lực. Nó tái hiện hoàn chỉnh nguyên tác. 





4. Bảo Thoa bắt bướm


2010 : Bảo Thoa chả nắm bắt được cảm xúc của nhân vật , đuổi bướm quá kinh kịch và nặng nề , nụ cười gượng ghiụ và làm mất đi vẻ đài các. Ngoại trừ khung cảnh rộng , còn lại tất cả đều nhàm chán. 

1987 : Đạo diễn xử lý gốc quay hoàn hảo . Tuy có hẹp và chưa làm nổi bật cái rộng lớn của cảnh trí cần có, nhưng diễn viên diễn tốt , nụ cười đầy đặn , thanh tao , động tác nhẹ nhưng đầy khí chất , khoẻ và giàu cảm xúc. 




5.Cảnh Bảo Ngọc cầm mai


Cảnh này cả 2 phiên bản đều không thành công , không thể hiện được hồn của nguyên tác , đạo diễn cũng không sáng tạo thêm , quá sơ sài . Diễn viên chưa thể hiện được tâm trạng. 





6.Đại Ngọc chôn hoa


2010 : bầu không khí thơ mộng, màu môi trường lạnh hơn, phong cách ấn tượng hơn, gần gũi hơn với những cảnh ban đầu vào mùa xuân muộn , diễn viên diễn rất đáng khen ngợi. Lời thơ hơi ít hơn so với nguyên tác , âm nhạc chưa tốt. Nhưng đánh giá đây là cảnh hoàn thiện

1987 : Đoạn này Đại Ngọc đã mang cả linh hồn vào diễn tả nên cảm động tuyệt vời, , đây là lần đầu tiên thơ ca được chuyển tải đến khán giả hoàn thiện nhất, Trần Hiểu Húc đã tạo nên 1 kinh điển 



7.Bảo Thoa nghe lén

2010 : Bảo Thoa làm tốt và diễn tả được tâm lý theo đúng logic tâm trạng : nghe lén , shock , lo lắng và giả vờ . Đạo diễn có sáng tạo về cách xử lý phân đoạn. Cảnh bố trí hợp lý và thoại khá. 

1987 : Cảnh quay nghèo ý tưởng , Bảo Thoa lại quá yểu điệu và chưa thể hiện được sự thông minh tinh ý , cảnh bố trí phức tạp. 



8. Đại Ngọc ngã bệnh- Qua đời

87 : Quá trình bị bênh và cái chết đều làm rất vội vã , sự mệt mỏi , thổn thức chưa thể hiện được. Đạo diễn đã khiến cho bi kịch trở thành 1 tai nạn tình yêu bình thường. 

2010: thành công , hoá trang và tạo hình cùng diễn xuất đã nhập vào nhân vật. Đại Ngọc đang mang không khí buồn thảm vào cốt truyện, sự ra đi tương phản với đại hỉ của Bảo Ngọc, bầu không khí bi thảm đến đỉnh điểm, trong khi tăng một phần của cốt truyện, sau khi chết Giả Mẫu đến thăm , góp phần tăng tính thể hiện của nhân vật..Cái chết của Đại Ngọc trong tư thế nude đã gây tranh cãi rất lớn, mà nhiều người cho rằng đó là thách thức thẩm mỹ truyền thống , mặc dù vậy. nó vẫn không cản trở sự thành công của phân đoạn này. 




9. Đón tiếp Quý Phi

2010 : cảnh sang trọng, thêm vào những bữa cơm gia đình. Quí Phi diễn viên diễn xuất chưa tròn. Nhưng phiên bản này đã cho thấy nhiều nghi thức hoàng gia. Đoạn đố thơ diễn ra tinh tế nhưng có phần bi thương và hơi nghiêm trọng.

1987 : Mặc dù cảnh là hơi thô, nhưng so với các phim cùng thời thì đây là hoành tráng . Phim giảm tối đa các nghi thức hoàng gia, Các chi tiết diễn ra khá vội vã và biến tấu.Vẫn chưa đạt được mức cần thiết 



10.Giả Vân và Con Hồng


2010 : Trung thành với nguyên tác và diễn tả có phần logic hợp lý hơn . 

1987: một sự thất bại lớn vì thay đổi nguyên tác , người xem chẳng hiểu đoạn này có ý nghĩa gì 




11. Tương Vân say ngủ


2010 : Cảnh đẹp , diễn xuất tốt , nhưng đạo diễn làm thô , dáng ngủ ko đẹp và gây thiếu thiện cảm. 

1987 : Cản bố trí đẹp và đạt được cái cần có 





12.Phượng Thư đánh ghen


2010 : Diễn tả khá , có trường đoạn , nhân vật tâm lý tốt , và thể hiện đc sự giật gân . 

1987 : Diễn tả nhạt và không được chú trọng diễn tả 





13.Đọc Tây Sương Ký




2010 : Hiệu ứng âm nhạc tốt , cảnh lãng mạn và đẹp , không gian rộng đem lại nhiều cảm giác. Điểm nội bật của cảnh này là cảm xúc của nhân vật. Tuy TMĐ không thể hiện bằng THH nhưng bù lại VTĐ lại vượt qua được ADPC , lợi thế của họ là thể hiện được cái trong sáng của nhân vật

1987 : Bài hát rất hay, thể hiện tâm lý cũng tốt , nhưng làm vội vã , đạo diễn xử lý chưa hay.Cảnh chưa đẹp . BN chưa nắm bắt được cảm xúc. 

14. Bảo Thoa đến thăm Đại Ngọc

Cả hai phiên bản làm rất xuất sắc , từ trang phục đến diễn xuất , môi trường và không khí cũng đều rất hay. 


15.Bảo Ngọc đến tìm Đại Ngọc


2010 : BN diễn rất tự nhiên , sinh động và thật dễ thương . Cảnh được sắp xếp hợp lý và đáng khen. Khuyết điểm lớn nhất là Đại Ngọc hơi béo , khoẻ và già hơn nhiều so với BN . Nhưng nhìn chung vẫn trội hơn bản 87

1987 : Mất điểm ở đoạn này là khi BN kể chuyện về con chuột . Quá kịch và làm mất đi cái vui của câu chuyện . Đạo diễn dàn xếp cảnh này chưa hay làm mất cả sự đáng yêu .

16. Bộ Ba Bảo Ngọc- Đại Ngọc – Bảo Thoa

2010 : Đây là 1 thất bại của bản này , ba nhân vật vừa đi vừa nói làm loãng các biểu hiện. Đại Ngọc không làm ra được cái ghen tuông . Bảo Thoa tỏ ra kiêu kì chứ không phải trách móc. 

1987 : Bản làm rất hay , các diễn viên tung hứng và diễn rất ăn ý. Cả 3 đã làm nên một không khí sống động và lột tả được tác phẩm. 



17. Tần Khả Khanh từ trần

2010 : Hiệu ứng tốt , ánh sáng phù hợp tạo nên một bầu không khí ma quái .Khả Khanh xuất hiện mong manh và bí ẩn . Đối thoại với Phượng Thư cũng nhẹ nhàng đầy ẩn ý. 

1987 : Hiệu ứng đã phản bội nội dung truyện. Khiến nó như 1 cảnh tiên và không còn không khí rùng rợn nữa. 



18.Tương Vân gặp Kì Lân

Bản 2010 không có , đã làm mất đi dụng ý của đoạn này. trong khi đó bản 87 đã làm tốt cảnh này.



Nguồn  dienanh.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Blog liên quan : Blog zing | Blogspot | Blog tiếng anh | Facebook
Copyright © 2011 - 2014. Thuy trinh's blog - All Rights Reserved