Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info.

13 thg 1, 2014

Thi vương Tương Tây - Chương Mở đầu -5 (Thiên Hạ Bá Xướng)

Mở đầu

Từ cổ chí kim, cứ nói đến bọn giặc cướp, trong mắt người đời kẻ nào cũng đều là hạng đáng bị chết băm chết vằm, bại hoại xấu xa vô cùng. Nhưng ngẫm cho kỹ từ triều thần thiên tử cho đến sĩ nông công thương, ba trăm sáu mươi nghề trong thiên hạ từ sang tới hèn thiếu gì những tên tặc tử tang tận lương tâm, chuyên dùng thủ đoạn gian trá đề lừa dối người khác? Trộm lớn cướp nước, trộm vừa cướp nghĩa, trộm nhỏ cướp danh, thành làm vua thua lam giặc, chỉ có những kẻ mạt hạng nhất mới đi cướp của cải.
Thường có câu” ạo bất đạo, phi thường đạo”(“Trộm mà không trộm người có đạo, không phải là kẻ trộm tầm thường”), hoặc “Đạo diệc hữu đạo, đạo bất ly đạo”(“Trộm cũng có đạo, trộm không rời xa đạo”). Xưa nay trong giới Lục Lâm chuyên gây bè kết đảng, tụ nghĩa chia của cũng không hiếm bậc anh hung hào kiệt làm nên sự nghiệp người thường khó mà tưởng tượng nổi, những hạng bàng môn tả đạo không thể đem ra sò bì được. Trong đó, nổi danh nhất phải kể đến phái Xả Lĩnh.

Người phái Xả Lĩnh hoặc phân tán khắp thiên hạ, hoặc tụ tập chốn sơm lâm, thờ Quan Đế, đồng thời tôn Tây Sở Bá Vương làm sư tổ, cứ có mộ cổ mả lớn là lũ lượt kéo đến, chung sức khai quật, hủy thây dẹp gò, vết sạch châu báu không để lại thứ gì, học theo nghĩa quân Xích Mi thuở trước.
Thử nhìn lại lịch sử các triều đại sẽ thấy, thời nào cũng có những câu chuyện đổ đấu quật mộ của đám người phái Xả Lĩnh, nếu kể ra, những hành động muôn phần quái dị, kinh hồn bạt vía đó quả không thua gì sự tích của các Mô Kim hiệu úy.
Phái Xả Lĩnh luôn tụ tập hành sự, khai quật cổ mộ, vượt qua hiểm nguy trở ngại, cũng không chỉ dựa vào than thủ nhanh nhẹn và sức đông người. Chính như câu”trộm cũng có thuật”,”thuật” của phái Xả Lĩnh thảy đều nằm trong các món khí giới đã lưu truyền gần hai ngàn năm, lập nên nhiều kỳ sự xưa hiếm nay không. Nhưng sự vật trong thiên hạ hưng vong đều do số có sinh tất có diệt, Lực sĩ Xả Lĩnh xuất hiện thời loạn nhà Hán, thính thời Đường Tống, suy thời Minh Thanh, đến thời Dân Quốc thì im hơi lặng tiếng, đến nay coi như đã thất truyền.
Các thủ thuật của bốn phái Phats Khưu, Mô kim, Ban Sơn, Xả Lĩnh đều không nằm ngoài tứ quyết “vọng, văn, vấn, thiết”, tứ quyết phần làm bát pháp, chia làm thượng và hạ. Ví như thượng pháp của “vọng” chính là trên xem thiên tính dưới dò địa mạch, hạ pháp là nhìn vết bùn, phân sắc cỏ, giữa thượng pháp và hạ pháp chênh lệch nhau rất xa, nhưng đều có đạo lý tiêng, kỹ năng tầm thường không thể sánh kịp. Thường có câu “trong bảy mươi hai nghề, nghề trộm mộ là vua”, “tứ quyết bát pháp” của cổ thuật trộm mộ thảy đều có trong quyển Ba của phần II Ma Thổi Đèn, “Thi Vương Tương Tây”.

  Chương 1: Lưu Ly Xưởng

Con người ta sống ở trên đời, phúc họa an nguy hay bi hoan ly hợp đều do số trời định đoạt, đâu phải bản thân mình muốn là được? Nhận lời ủy thác của Giáo sư Trần, tôi và Shirley Dương tổ chức một đội trục vớt đi tới chỗ con tàu đắm ở vực xoáy San Hô mò tìm món quốc bảo Tần Vương Chiếu Cốt kính. Nhờ sự giúp đỡ của dân mò ngọc vùng Nam Hải, chúng tôi mới thoát chết, coi như không phụ sự ủy thác, mang được tấm gương cổ trở về.
Nào ngời, một trong những người giúp đỡ chúng tôi là Đa Linh lại trúng phải tà thuật Giáng đầu trong con tàu đắm. Thật đúng là “còn chút hơi tàn nghìn tác dụng, một khi hơi đứt vạn sự buông”, xem ra khó long cứu chữa. May thay có người mach rằng: Thuật thi giáng ấy làm tiêu hao sinh khí của người sống, chỉ có “nội gia nhục đơn” trong cổ mộ mới cứu được. Nội đơn chính là kim đơn do những người đắc đạo mượn linh khó của trời đất luyện thành. Xưa nay, có bao người đi tu tiên học đạo, nhưng kẻ học được phép luyện ra nội đơn thực hiếm như long phượng sừng lân, tuyệt đối không phải hạng tầm thường có thể tìm được. Giáo sư Trần cũng nghe nói loáng thoáng về chuyện trong một ngôi mộ cổ nào đó ở Hồ Nam có giấu nội đơn, may ra có thể tìm được nội đơn ỏ đó, có điều không biết ngôi mộ ấy đã bị đào trộm hay chưa. Giáo sư Trần nhắc tới chuyện ấy làm tôi sực nhớ tới lão thầy bói mù mất tích ở Bắc Kinh, lão ta từng là thủ lĩnh của một băng trộm mộ Xả Lĩnh, đã vào đổ đấu quật mộ ở Tương Tây, nhất định có biết chút manh mối gì đó. Nói không chừng, Tử Kim nội đơn kết tinh bên trong cỗ cương thi thời Nguyên được người đời gọi là Thi Vương Tương Tây đã rơi vào tay lão mù ấy rồi cũng lên. Về tới Bắc Kinh, dù đào sâu ba thước đất cũng phải tìm bằng được lão thầy bói mù ấy, quyết tra ra tung tích của nội đơn,
Những năm Dân Quốc, các thế lực quân phiệt và thổ phỉ Tương Tây tổ chức khai quật mộ cổ trên diện rộng, sinh ra nhiều chuyện kỳ quái rợn người, trong đó nổi tiếng nhất là câu chuyện về cổ thi của một vị tường nhà Nguyên ở Tương Tây, đền giờ vẫn còn rất nhiều tin đồn liên quan đến vụ việc này. Hồi tôi còn buôn bán ở Phan Gia Viên cũng có nghe mấy người khách thường xuyên qua lại thu mua đồ cổ giữa vùng Hồ Nam và Quế Châu nhắc đền.
Những lời đồn đều nói ngôi mộ cổ bị đào ở Tương Tây thời trước Giải phóng có địa cung to lớn, hình thế kỳ quái, cạm bẫy hiểm hóc, trong mộ chứa báu vật, lại có cả thi biến kinh hồn… Vô số ngón nghề mà kẻ trộm mộ đã giở ra để mở cửa địa cũng cho đến bây giờ vẫn tuyệt đối là hành động khoáng cổ tuyệt kim, để lại cho bao lời đồn đại, thiên hạ không ai biết.
Nhưng đa số những lời đó đều là “tin tức vỉa hè”, xung quanh sự kiện đáng sợ trong giới trộm mộ này, mọi người cũng chỉ nghe nói, mỗi người lại kể theo một kiểu chẳng ai giống ai. Dẫu sao thì thời gian đã lâu, lại không tận mắt chứng kiến, chưa chắc là thật. Duy có lão thầy bói mù họ Trần khi ấy đang làm thủ lĩnh trộm mộ ở Tương Tây là đã tận mắt nhìn thấy thi thể vị tường nhà Nguyên.
Trong vấn đền này, Shirley Dương lại rất lạc quan, cô nói với tôi: “Mạng của Đa Linh có giữ được hay không đều nhờ cả vào nội đơn trong cái xác cổ đó, vừa khéo chúng ta lịa quen với lão Trần từng trộm mộ nội đơn ở Trương Tây. Nếu như đây không phải bằng chứng về sự tồn tại của Tượng đế thì tôi thật không biết nên gọi là gì nữa”.
Với tôi Thượng đế có tồn tại hay không còn chưa biế được, nhưng trước khi chết, sư phụ Nguyên Hắc của Đa Linh có nhờ tôi tìm giúp con bé ông bố người Pháp đã thất lạc. Nay ở vực xoáy San Hô điều tra mới biết tay người Pháp ấy chính là một thú thương buồn bán cổ vật, đã cùng với tàu Mariana vùi thây nơi đáy biển, xem ra việc này không thể làm xong rồi, Có điều, dù khó khăn đến mấy tôi cũng sẽ dốc hết toàn lực, tìm cách giữ lại mạng sống cho Đa Linh.
Sauk hi mọi người chia nhau số thanh đầu, Minh thúc đưa Cổ Thái và Đa Linh tới Hồng Kông trức, tạm thời điều trị tại một bênh viện hiện đại, duy trì trạng thái sống thực vật. Tôi và mấy người còn lại quay về Bắc Kinh tìm lão mù họ Trần. Răng Vằng muốn đi Mỹ trước, bảo rằng tuổi cao sức yếu, ở trong nước ăn không ngon ngủ không yên. Từ đảo Miếu San Hô về, hắn lập tức xuất cảnh, làm tiền trạm cho đội ngũ sang Tây lao động sản xuất chúng tôi, bắt đầu phát triển kinh doanh ở Mỹ, từ đây thôi không nhắc đến hắn nữa.
Nhưng tìm tung tích lão mù ở Bắc Kinh không phải dễ dàng, hành tung lão thoắt ẩn thoắt hiện, thậm chí bọn tôi không thể xác định lão còn ở trong thành phố hay không, đánh phải kiên trì hỏi thăm. May là tôi có nhiều người quen ở Phan Gia Viên, trong chợ đồ cũ vàng thay lẫn lộn, đủ kiểu người qua lại, chính là một kênh tin tức tốt nhất, hễ có động tĩnh gì, thế nào cũng được truyền ra từ Phan Gia Viên.
Tôi và Tuyền béo ngoài việc hỏi thăm tin tức lão Trần, còn một nhiệm vụ quan trọng, đó là đem số thanh đầu vớt được ở đảo Miếu San Hô ra bán. Đằng nào hai việc đều không thể lỡ, chúng tôi bày một sạp hang giữa chợ, vừa bán hang vừa nghe ngóng tin tức.
Thấm thoắt đã nửa tháng có dư, sắp đến Tết cổ truyền của Truong Quốc, chúng tôi đành bỏ ý định qua Mỹ ăn Tết. Khi ấy không khí Tết đã tràn ngập khắp Bắc Kinh, thành phố chưa cấm đốt pháo, còn lâu mới đến giao thừa nhưng đã nghe tiếng phảo nổ lác đác, khiến cái chợ đồ cũ vống đã nào nhiệt lại càng them phần hỗn loạn.
Chợ đồ cũ Phan Gia Viên ngày nay náo nhiệt hơn nhiều so với hồi tôi mới đến, cả biển người đông nghịt cứ chen chúc nhau. Đương nhiên, cũng vì sắp Tết, những người bày bán hang Tết trong cửa hang thực phầm Thiên Phú, và trong chợ ngày càng đông, nhiều người ưa náo nhiệt, thấy người ta châu đầu trong chợ đồ cũ cũng theo tới góp phần xôm tụ, tiết trời tuy lạnh nhưng người vẫn mỗi lúc một nhiều.
Hơn năm trở lại đây, chợ đồ cũ Phan Gia Viên đích thực đã sầm uất dần lên, hoàn toàn khác xa với những ngày đầu. Ngoài mấy món đồ cũ và đồ đồng nát, chỉ riêng cổ vật với các món đồ chơi sưu tậm đã vô cùng phong phú. Nào là thư họa, gốm sứ, đồ đồng, đàn cổ, tiền cổ, ngọc quý, gương đồng cổ, lư hương, nghiên cổ, mực cổ, sách cổ, bản khắc cổ, giấy quý của các triều đại, gạch ngói cổ, con dấu, đồ thêu thùa, đồ Cảnh Thái Lam, tranh sơn mai, ầm Tuyên Hưng, đồ pha lê màu, ngà voi, điêu khắc trên tre, quạt tay, đồ gỗ gia dụng, binh khí, đã quý… chất cao như núi, đứng bên này không nhìn thấy bên kia, nếu ai muốn xem, cứ cho một ngày coi được mười món thì cả đời cũng không xem hết hang hóa trong chợ đồ cũ này.




Không giống như Lưu Ly xưởng Bắc Kinh có từ giai đoạn cuối Minh đầu Thanh, toàn đồ chơi văn nhã, Phan Gia Viên chơi theo lối “hoang dã” hơn, hàn hóa cũng tạp nham, “hang tây bối” giả cổ chiếm đến chin phần, muốn kiếm một món hang thật ở Phan Gia Viên này, ngoài cặp mắt lửa ngươi vàng để phân biệt thật giả ra, còn phải trông vào vận may mới có thể mò được kim nơi đáy biển.
Tôi và Tuyền béo tiếng lành đồn xa nên tất nhiên không thể đem so sánh với bọn con buôn hạng hai chuyên đánh hang giả. Có vài khác quen thường ghé Phan Gia Viên chẳng rõ nghe đâu mà biết trong tay tôi và Tuyền béo có minh khí, minh khí hang thật giá thực bới được dưới mồ, dù chỉ là một đồng tiền cổ trông chẳng có gì đặc biệt, không chừng lại là “tiền áp khẩu” mà các Mô Kim hiệu úy moi ra trong mồm “bánh tông” cũng nên.
Nhiều người vừa nhìn thấy tôi, đã mở mồm hỏi luôn: “Anh Nhât, có minh khí đào được trong mộ cổ không vậy? Anh cứ thoải mái phát giá, chỉ cần là hang thật quyết không kỳ kèo”.
Tôi nghĩ bụng, lâu rồi mình không lộ mặt ở Phan Gia Viên, chắc chắn trước khi đi Răng Vàng đã xua hết khách quen qua chỗ mình. Nhưng trong tay tôi làm quái gì có minh khí, huống hồ thường xuyên tiếp xúc với những thứ này cũng đều là kiêng kỵ. May mà thanh đầu với được ở Nam Hải thì rất nhiêu. Thực ra bản chất minh khí và thanh đầu không mấy khác nhau, chỉ là cái nằm trong đất còn cái kia nằm dưới biển cũng như tay gấu trên núi khác vây cá dưới biển mà thôi. Vậy là tôi bèn chèo kéo khách mua xem thử đống thanh đầu, chủ yếu là mấy món cổ ngọc trong đống ấy. Những miếng ngọc này toàn là đồ mua lại từ tay Võ thọt chuyên buôn hang thanh đầu trên đảo Miếu San Hô sau khi chugns tôi ở Vực xoáy San Hô trở về, so với bộ ngọc khí Người bói mai rùa bị vỡ lúc đầu còn hư hoại nhiều hơn, vì vậy giá mua vào rất thấp. Tôi chỉ định bày mấy thứ này ra trước, xem coi tình hình thị trường thế nào đã.
Dân sưu tầm ngày nay đều cảm thấy mặt hang ngọc thạch đang lên giá, nhưng họ chỉ nhận laoij ngọc cũ nhuận màu, ngọc thanh đầu của chúng tôi tuy đã lên màu nhưng lại bị ngâm trong nước biển nhiều năm, muối cặn bịt kín cả ngọc tủy, giống như một lớp vôi dày bao bọc bên ngoài, đến khách sành ngọc nhìn thấy cũng phải lắc đầu.
Đang khi ngã giá có người quen trong chợ tới báo, nói Kiều Nhị gia của Tàng Chân Đường ở Lưu Ly xưởng mời chúng tôi qua. Tôi thấy việc này hơi lạ, Kiều Nhị gia là cái tên lớn trong Lưu Ly xưởng ở thành Bắc Kinh này, lão đã kinh doanh tiệm đồ cổ Tàng Chân Đường từ trước thời Giải phóng, bao năm nay chưa từng bị ai qua mặt, cổ vật qua tay lão nhiều vô số kể, ngay ở Phan Gia Viên này, ai ai cũng biết Kiều Nhị gia là bậc nguyên lão trong giới chơi đồ cổ. Tôi từ lâu đã có ý viếng thăm nhưng chưa có cửa tiếp cận, không ngờ lão lại mời chúng tôi qua bên đó đàm đạo, không hiểu có ý đồ gì đây?
Hỏi kỹ người đưa tin mới biết, thì ra Kiều Nhị gia nghe nói chỗ tôi có ngọc cổ Nam Hải, lão xưa nay vốn là kẻ nghiện cổ vật, ngọc cổ vớt dưới biển là thứ rất hiếm ở Bắc Kinh, bình thường khó mà gặp được trên thị trường, nên mới đặc biết nhờ người đưa tin, mời tôi mang ngọc cổ tới nhà lão xem hang họ thế nào.
Tôi nghĩ bụng tốt rốt uộc cũng gặp được chuyên gia biết người biết của, lại có long muốn tới nhà Kiều Nhị gia mở rộng tầm mắt, bèn cùng Tuyền béo vội vã ôm một gói hang, đi thẳng về phố Chùa Diên Thọ ở phía Đông Lưu Ly xưởng. Đầu đường có một căn nhà hai tầng phía trước đượm sắc cổ giả, khí thế bất phàm, nhìn lên tấm biển đen thiếp chữ vàng, thì chính là bảng hiệu lâu năm của “Tàng Chân Đường”.
Tôi giải thích lý do thăm viếng với người trong tiệm, họ không đưa chúng tôi lên lầu mà dẫn thẳng tới khu nhà ống cách đó khá xa. Chỗ này đã gần Tiên Nông Đàn, trong sân tồi tàn cũ kỹ, lỗi đi chất đầy than đá, còn xếp cả rau cải thao cao như bức tường. Kiều Nhị gia quen ở chỗ này, có tuổi rồi không muốn di chuyển, mọi sinh hoạt thường ngày đều diễn ra ở đây.
chỉ thấy Kiều Nhị gia đã gần tám mươi, tóc rụng hết chẳng còn cọng nào nhưng chòm râu lại rất dài, trắng như tuyết, cặp mắt sang rực, chứng tỏ tinh thần hãy còn minh mẫn, già mà chưa lẫn. thấy chúng tôi liền vội vã mời ngồi. Người giúp việc bưng trà lên, bộ đồ trà tinh xảo, hương trà thơm đậm đà, có điều tôi và Tuyền béo đã quen uống trà bằng bát, chẳng hiểu quái gì về trà đạo, lại them ngoài trời lạnh cóng nên trong bụng đang run lên cầm cập, ngửa cổ một cái đã tu cạn đến đáy chén, mồm còn tấm tắc: “Trà ngon đấy, phiền ông cho xin bát nữa, tốt nhầ là đổi sang cái ca to vào”.
Kiều Nhị gia vuốt râu cười, vội sai người mang bát to cho anh Nhất và anh Tuyền béo,lại khen rằng, vừa thấy cách uống trà, biết ngay hai chúng tôi đều là những kẻ phóng khoáng không nề hà tiểu tiết.
Tôi cười nói: “Để Nhị gia phải chê cười, chúng tôi trông hang nửa ngày trời ở Phan Gia Viên, sắp đông cứng mất rồi”. Uống liến mấy bát trà người mới dần ấm lại, lúc ấy tôi mới để ý quan sát xung quanh. Trong căn phòng này hầu như không có thứ gì mới. Trên kệ sách kiểu cũ bày một động thư tích cổ, mé ngoài toàn là đồ cổ như bạch ngọc, pha lê, đá Tho Sơn, tương Phật, điêu khắc ngà voi, lọ thuốc hít… đầy ắp cả phòng vốn không to lắm. Nếu ở bên ngoài không rõ nguồn cơn, ai dám tưởng tượng được Kiều Nhị gia một đời buôn bán minh khí cổ vật lại sống ở nơi tồi tàn thế này.
Tôi và Tuyền béo thấy lão sinh hoạt giản dị, trong bụng cũng them phần kính nể. Đôi bên hàn huyên mấy câu, Kiều Nhị gia dường như biết chúng tôi là Mô Kim hiệu úy, liền hỏi tôi vào câu về phong thủy trong thành Bắc Kinh, bảo tôi nói xem vân khí kinh doanh ở Lưu Ly xưởng thế nào.
Tôi ngấm ngầm đề phòng, tuy rằng Kiều Nhị gia là nhân vật nổi tiếng ở Bắc Kinh, hạng người như Minh Thúc không thể so bì, nhưng tôi không hề có ý định hiển lộ những điều tinh túy trong Thập lục tự âm dương phong tủy bí thuật, nên chỉ nói đãi bôi mấy câu: “Thành Bắc Kinh như hai con rồng trên cạn, hình thế long mạch vừa khéo trùm lên Lưu Ly xưởng, chính là xe như nước chảy ngựa như rồng, hai dòng tài khí nằm cả ở đây, chỗ này mà kinh doanh e là phải đếm tiền mỏi tay”.
Kiều Nhị gia nghe thế mừng lắm, lại tấm tắc thêm hồi lâu, Tuyền béo nóng ruột kiếm tiền, chán chẳng buồn nghe lão giá lải nhải, vội lấy thanh đầu ra cho lão xem, hỏi lão trả giá bao nhiêu. Kiều Nhị gia lôi kính lúp và kính lão ra, xem đi xem lại một lúc lâu, lại mân mê them một hồi, đoạn nói: “Ngọc tốt, ngọc tốt đây! Đích thực là ngọc cổ ngàn năm dưới đấy biển, chỉ tiếc là chưa lên được màu xưa cũ. Cậu Tuyền, cậu Nhất, ngửi mùi là biết hai cậu thường xuyên tiếp xúc với minh khí. Người thật thà không nói lời giả dối, không giấy gì hai cậu, trước giải phóng họ Kiều này cũng là đồng nghiệp của các cậu đấy, thời đó khcas bây giờ, trong tay không có hang thật thì sao buôn đồ cổ ở Lưu Ly xưởng này được, cho nên tôi biết loại ngọc xưa này chỉ có trong di tích dưới đấy biển hoặc trong hầm mộ cổ trên núi mà thôi, dân gian tuyệt đối không có thứ này”.
Tôi và Tuyền béo nghe xong giật mình đánh thót, không ngờ Kiều Nhị gia lại nói toẹt ra như thế, hóa ra đều là nghệ nhân đổ đấu cả. Bên dưới căn nhà lão ở ngày nay trước đây từng có một ngôi mộ cổ đời Nguyên, năm đó Kiều Nhị gia đào được ngôi mộ nên mới có vốn buôn bán ở Lưu Ly xưởng. Lão tham phong thủy tốt ở khu vực xung quanh ngôi mổ cổ nên không nỡ rời đi. Sau đó, mộ cổ bị san phẳng rồi cất nhà bên trên, lão vãn cứ ở đây, hôm nay mời tôi đến một là muốn gom mua thanh đầu, hai là khu nhà này sắp phải dỡ bỏ nên muốn nhờ tôi tìm cho một nơi phong thủy tốt để chuyển tới đó.
Tôi bảo bác nhờ thế là làm khó cho tôi rồi, Mô Kim hiệu úy không cướp nhà người sống nên đâu xem được dương trạch phong thủy, huống hồ bác đã là nghệ nhân đổ đấu, sao còn tin vào thuyết phong thủy cơ chứ?
Tôi khuyên giải một hồi những mong lão thôi mê muội, nhưng Kiều Nhị gia không hề lay chuyển, lão chỉ xuống nền nhà dưới chân nói: “Ngôi mộ cổ đời Nguyên này quả thật nằm nơi phong thủy bảo huyệt. Năm đó tôi từ mộ đạo chui vào địa cung, nhìn thấy tình hình trong mộ, kinh ngạc đến nỗi suýt chút nữa thì cằm rơi xuống đất, bấy giờ mới thực sự tin trên đời này có cái gọi là phong thủy, tuyệt đối không phải là thứ huyền hoặc xa xôi gì…” Nói đến đây lão dùng một câu ám ngữ của dân đổ đấu thuật lại cho chúng tôi thứ lão nhìn thấy trong đêm đó: “Trong ngôi mộ cổ này… có nước mà không có cá!”

Chương 2: Na Tra Bát Tý


Tôi nghe Kiều Nhị gia nói trong ngôi mộ dưới khu nhà ông này “có nước mà không có cá” cũng lấy làm lạ, bởi tôi biết mộ cổ thời Nguyên thường áp dụng theo thuật phong thủy Mật tong chon sâu tang lớn, trên mặt đất không có lối vào, cũng không trồng cây, trước nay vẫn là loại khó tìm nhất. Trong ám ngữ của dân đổ đấu, đồ gốm sứ trong mộ cổ gọi là “nước” mà loại minh khí bồi tang thường thấy nhất trong mộ cổ đời Nguyên chính là đồ gốm sứ. Nghệ nhân đổ đấu xưa nay đều gọi xác cổ đời Nguyên là “cá”, vì mộ chủ đời Nguyên khi nhập liệm hạ tang, đều được bọc một tấm lưới đánh cá rồi mới cho vào quan tài, đây cũng là tập tục của người Săc Mục ( Người sắc mục: thời ngà Nguyên, tất cả các dân tộc từ vùng Tây Bắc, Tây Vực đến châu Âu ngoại trừ Mông Cổ ra, đều gọi là người Sắc mục ) theo maatk tong, người đời nay đa phần khó mà hiểu nổi.
Nếu nói “có nước mà không có cá” nghĩa là trong hầm mộ chỉ có đồ gốm sứ mà không có xác cổ, lẽ nào là loại mộ chỉ chon áo quan và di vật? Tôi và Tuyền béo đều rất hứng thú với chuyện đổ đấu, tính hiếu kỳ trỗi dậy, liền giục lão mau kể tường tận, tố nhất là nói xem những thứ “nước” ấy thế nào, trị giá liệu được bao nhiêu.
Thì ra Kiều nhị gia năm xưa nhờ đổ đấu phát tài to, nay đã rửa tay gác kiếm nhiều năm, chỉ chuyên buôn bán đồ cổ tranh chữ. Lão xuất thân giống với tổ tiên nhà Răng vangfm là phường trộm vặt dân gian, biết được chút bản lĩnh xem vết bùn, phân màu cỏ, khứu giác và vị giác nhạy cảm bẩm sinh, cả đời không rượu không thuốc, hễ nhắc chuyện đổ đấu năm xưa với đồng nghiệp liên hớn hở tự cho mình là bậc nguyên lão, dáng vẻ rât đắc ý.
Bố cục thành Bắc Kinh ngày nay khởi nguồn từ thành Đại Đô nhà Nguyên bảy trăm năm trước, do kỳ nhân thuật số Lưu Bình Trung¬ thiết kế. Nghe nói trong long đất thành này có nghiệt long thủy quái ẩn mình, cho nên thành trì được kiến tạo theo hình dáng Na Tra Bát Tý, trấn long áp quái để giữ yên vương khí. Trong bố cục thành trì đã giấu đi ba đầu sau tay và hai cái chân, còn lại lục phủ ngũ tạng đều đầy đủ, đây cũng là một dạng bố cục phong thủy phức tạp, dưới long đất chon xác không biết bao vương công quý tộc,
Tổ tiên Kiều Nhị gia trước là người Khâm Thiên giám, sau được cử đi biên soạn Tứ khố toàn thư, lâu dần học hết cuốn Âm dương ngủ yếu, rất tâm đắc với thuật phong thủy âm dương và thiên tinh tướng pháp. Truyền đến đời Kiều Nhị gia, lão liên cậy vào chút bản lĩnh phong thủy sơ sài ấy, cùng với khả năng xem vết bùn phân màu cỏ, liên tiếp mò được mấy ngôi mộ cổ. Khi đào ngôi mộ cổ đời Nguyên này, vừa gạt lớp đất phía trên ra, từ trong hầm mộ có mấy làn khí đen xông thẳng lên trời, đợi hai ngày sau khí đen tan hết lão mới dàm vào trong, tới trước cửa địa cung thì phát hiện trên cánh cửa khảm đầy ngọc.
Mừng vui khôn xiết, lão bèn lấy tay cạy, nhưn chúng nát ngay thành bột mịn, lớp bụi màu đỏ lúc gần lúc xa, nhìn kỹ lại mới biết là chu xa từ mấy năm trước. Bên trong mộ cổ đời Nguyên thường có chu sa, chuyện nay không có gì lạ, nhưng lão vẫn không khỏi thật vọng, Lão phá cửa vào, thấy trong mộ thất có dây sắt treo quan tài, quan quách được treo lơ lửng trên cào bằng vòng sắt, phòng khi nước mưa hoặc nước ngầm tràn vào làm ướt quách gỗ.
Nhưng trong mộ thất hoàn toàn không có nước đọng, có rất nhiều bình lọ gốm sứ còn nguyên vẹn, đầy đủ như tư gia trên cõi nhân gian, lại đều là gốm sứ Thanh Hoa cổ, bên trên vẽ toàn chuyện tu tiên luyện đan, tử khí đông lai. Kiều Nhị gia do ảnh hưởng của gia tộc, có một tình cảm mắc mứu rất khó gọi tên với nhwungx chuyện huyền hoặc này, cực kỳ tin phục, nhưng tin gì thì tin, chuyện đổ đấu cũng không thể bỏ qua được. Lão bèn bật săng quăng nắp, chỉ thấy trong quan tài tầng tầng áo liệm, áo tím đai vàng còn như mới nhưng trong áo bào mũ miện lại trống rỗng, ngay cả móng tay ợi tóc của người chết cũng không có lấy nửa cọng.
Lão hành nghê đồ đấu đã lâu nên đương nhiên biết có loại mộ giả, mộ y quan ( Chính là loại mộ chỉ chon quần áo và di vật của người chết đã nói ở trên, nhưng phán đoán theo kinh nghiệm thì ngôi mộ cổ này quyết không phải là mộ trống không chủ, vậy chỉ còn một cách lý giải rằng đây chính là bảo huyệt phong thủy, mộ chủ sau khi được hạ tang không laau, thi thể còn chưa kịp thối rữa khô héo đã hóa thành tiên bay lên trời.
Sau lão lại nghe ngóng được ở gần đây có một ngôi miếu cổ đời Minh, lúc xây miếu đã đào được trong long đất một tấm bia khắc chữ “Chôn ở đây thì hóa, sống ở đây thì cát”, cũng không biết chon từ đời nào kiếp nào. Kiều Nhị gia vốn mê tín thuyết phong thủy nên từ đó trở đi, lão liền tìm cách để được ở quanh khu đất này, cả đời không muốn rời xa, thậm chí còn hy vọng sau khi qua đời cũng được chon cất ở đây, hòng đắc đạo thành tiên thoát khỏi vòng luân hồi.
Quả nhiên khi dọn đến đây ở, việc buôn bán của lão ngày càng hưng thịnh, dù thay triều đổi đại vẫn không ngừng phát tài, hơn nữa, khu nhà rách này quá tôi tàn, thời Cách mạng Văn hóa, Hồng về binh đi xét nhà lục của cũng bỏ qua chỗ này khiến lão lại càng them tin tưởng. Giờ nơi đây sắp bị san phẳng để làm công viên, chuyện này sức người không xoay chuyển được, bởi vậy mới mời tôi đến xem trong cái bố cục Na Tra Bát Tý này liệu còn nơi nào có phong thủy tốt để lão chuyển nhà tới hay không.
Tôi nghe xong liền bấm bụng cười thầm, Kiều Nhị gia bất quá cũng chỉ có vậy. Giờ dân chơi đồ cổ ở Tứ Cửu thành ( Thành Bắc Kinh xưa gồm Ngoại thành, Nội thành, Hoàng thành, Tử Cấm thành. Thành tứ Cửu là cách gọi gộp của Hoàng thành có bốn cửa thành và Nội thành có chin cửa thành ), không ai là không biết danh tiếng của Kiều Nhị gia, song lão tuy có chỗ hơn người trên phương diện giám định và đinh giá cổ vật, nhưng về thuật phong thủy thanh ô và đạo âm dương ngũ hành thì vẫn còn kém cỏi lắm. Lão già đã từng đổ đấu, nhưng mấy cái mồ rách của lão làm sao so được với những lăng mộ to lớn trong núi mà Mô Kim hiệu úy từng khai quật. Mộ cổ đời Nguyên xưa nay vốn rất khó tìm, ngay trong cuốn Thập lục tự âm dương phong thủy bí thuật cũng ít đề cập đến. Theo lý mà nói, niên đại của mộ cổ đời Nguyên không thể so được với mộ thời Tần Hán xa xưa, thi thể cho dù thối rữa tiêu tan, nhưng nếu ở trong quan tài bằng gỗ tốt thì không thể tiêu tan hết sạch không chút dấu vết như thế được. Tại sao trong ngôi mộ cổ Kiều Nhị gia đào được lại không có tí xương cốt nào? E là chẳng liên quan gì đến việc hóa tiên hết. Nay mộ cổ đã bị san phẳng nhiều năm, vô căn vô cứ nên tôi cũng chẳng có cách nào suy đoán.
Tôi vẫn hy vọng Kiều Nhị gia sẽ trả giá cao để mua mớ thanh đầu nên không tiện nói trắng ra, cứ thuận theo ý lão nói bừa nói bây mấy câu, rồi vội vàng lái sang chuyện làm ăn. Kiều Nhị gia chỉ là kẻ tập tọe trong đạo phong thủy, nhưng xét đến nghề cổ vật vàng bạc đá quý thì lại là bậc hành gia đích thực, hơn nữa lão từng làm nhiều phi vụ lớn, lần này đang có long kết giao bèn mang hết bí quyết dưỡng ngọc ra giảng giải cho chúng tôi.
Phàm là bảo thạch trong đám đồ minh khí thanh đầu, thường bị bùn đất nước biển xâm thực, nên lên nhiều màu sắc khác nhau, khi cất giữ phải dùng “phép dưỡng ngọc” để khôi phục bản tính. Đồ ngọc cổ ấm nhuận thuần hậu, mượt mà óng ánh, nhất là mang đủ loại màu sắc diệu kỳ, giống như mây giăng ngang trời, hạc lượn tầng không, độc đáo khác thường, khiến người ta ngắm nhìn mà long dạ thư thái.
Nhưng ngọc cổ chưa được dưỡng thì xỉn chứ không sang, sắc ngọc ẩn sâu không nhìn thấy được, ngọc tính giống như đá thô.
Từ xưa phép dưỡng ngọc được chia làm ba loại, dưỡng gấp, dưỡng chậm, và dưỡng ý. Dưỡng gấp cần phải kiếm được cô gái dung nhan xinh đẹp đeo bên người, đem hơi người ủ ngọc, đợi mấy tháng sau chất ngọc cứng lại, dùng vải mềm cũ lau chùi, đền khi ngọc tính phục hồi thì lại dùng vải mới chà đi chà lại, nhất định phải dùng vải thô trắng, tuyệt đối đối không được dùng vải màu. Ngọc thạch càng lau càng nóng, lau liền mấy ngày mấy đêm, tapjc hất dơ bẩn sẽ tự nhiên mất đi ,màu ngấm vào cũng tự nhiên ngưng kết với sắc ngọc, quyện hòa càng them tươi đẹp, phơi bày hết giá trị hương sắc sống động của ngọc cổ.
Nhưng ngọc cổ chon dưới đất vùi dưới nước niên đại quá lâu, địa khí hải khí đã xâm nhập vào ngọc cốt, nếu không “mài nước” sáu bả mươi năm thì không dễ gì dưỡng sang lại được. Đối với dân đổ đấu trộm mộ, ngọc Tần Hán chỉ là ngọc cũ, ngoc của ba nhà Hạ, Thương, Chu mới gọi là ngọc cổ, không quanh năm mang theo bên mình sờ nắn vuôt ve thì tinh quang trong ngọc tủy tuyệt không hiển lộ, đây chính là thuyết dưỡng ngọc chậm đối với ngọc cổ.
Dưỡng ý lại vô cùng kỳ diệu, phương pháp này có phần huyền bí nên nhiều người không lý giải nổi, nhưng kỳ thực chung quy chỉ ở tám chữ: “long thành có đủ, đá vàng cũng mở”. Người dưỡng ngọc nhốt mình trong tinh thất, đốt nhang đoạn tuyệt cõi trần, lấy khí chất tính tình dưỡng hóa tinh ngọc, nội trong vài tháng, ngọc cổ sẽ tự khắc phục hồi nguyên trạng. Cách ngồi thiền trong bốn bức tường này, thực chất có thể là dùng bí dược như “mỡ người cao người” để ninh ngọc. Thủ thuật này chẳng mấy ai biết, nhưng Kiều Nhị gia lại hết sức thông thạo, đây là tuyệt học lão cất sâu đày hòm, cho nên mới dám trả giá cao mua về mớ thanh đầu ngọc cũ hệt đá thô, một khi bán được qua tay, nhất định lão sẽ lời gấp mấy lần, hạng con buôn tinh quái như lão, đời nào chịu lỗ vốn.
Tôi và Tuyền béo nóng ruột xuất hang, nhưng nếu kiếm một đám thiếu nữ để dưỡng ngọc theo cách của Răng Vàng thì phiền phức quá, mà đợi mà nước dăm ba năm cũng sốt ruột, nên thấy giá cả hợp lý bèn bán tuốt cho Kiều Nhị gia.
Hôm đóm, Kiều Nhị gia giữ tôi và Tuyền béo ở lại ăn cơm, còn lôi ra cuốn Quách tử mật địa nhãn đồ bàn về phong thủy. Cuốn sách này là yếu quyết phong thủy Hình Thế Tông của Gian Tây, xuất hiện từ thời Tống, được biên soạn vào những năm Vĩnh Lạc thời Minh, vừa hay có bản đồ “Na Tra Bát Tý” của thành Bắc Kinh. Kiều Nhị gia bảo tôi chỉ cho lão xem cẫu trúc “Na Tra Bát Tý” trong thành, tiện sau này còn tìm chỗ tốt cất nhà. Nhưng dấu tích cổ từ thời Nguyên đã thiên biến vạn hóa, sao còn nguyên vẹn được đến tận bây giờ. Tôi đành chỉ đại vài chỗ, bịa ra mấy câu dọa dẫm, khiến lão già sợ đến ngơ ngẩn cả người.
Tôi phát hiện cuốn Quách tử mật địa nhãn đồ này có vẻ rất quen, hình như đã trông thấy ở đâu, chợt nhwos ra lần đầu gặp lão Trần mù tại tiệm Thạc Bài, Thiểm Tây năm xưa, lão từng gạ bán cho tôi cuốn sách này, kết quả bị tôi lật tẩy là hang giả cổ, quyên sách khi đó hình như cũng chính là cuốn sách đang nằm trong tay Kiều Nhị gia, tôi vội hỏi lão do đâu mà có.
Kiều Nhị gia bảo cách đây vài hôm, làm ăn ở Thiên Tân có thu được một cuộn tranh cổ, nghe nói trong công viên Trung Sơn có lão thầy bói mù xem số rất chuẩn, được xưng tụng là thần số, Kiều Nhị gia vốn cực kỳ mê tín, lập tức tim đến hỏi han, quả nhiên danh bất hư truyền. Thì ra lão tiên sinh đó không chỉ thông hiểu số mệnh, những món nhưu xin xăm vấn quẻ, vọng thiên gieo quẻ hay mò cốt đoán chữ… không gì là không tinh thông, từng câu từng chữ như lời vàng ý ngọc dẫn người ta khỏi bến mê.
Kiều Nhị gia thính mũi, ngửi thấy trên người bối tiên sinh đầy mùi tanh bùn đất. Nhưng tiên sinh ấy bảo khi hai mắt còn sang thường xem phong thủy âm trạch cho người ta nên mới có mùi như vậy, chứ tuyệt đối không phải là dân đổ đấu. Nay hai mắt đã mù, chẳng cách nào xem phong thủy phân âm dương được nữa, chỉ còn lại cuốn Địa nhãn đồ gia truyền nay, lão giao kèo với Kiều Nhị gia, dùng cuốn cổ tập phong thủy đã thất truyền nhiều năm đổi lấy cuộn tranh cổ Kiều Nhị gia vừa thu được.
Tôi nghe đến đây, trong long đã tỏ, thì ra lão TRần mù không sống nổi ở Bắc Kinh nên trốn đến Thiên Tân rồi, báo hại tôi lung sục bao lâu, đến giờ coi nhưu cũng có chút manh mối. Kiều Nhị gia là nhân vật máu amwtj trong giớ buôn đồ cổ, vậy mà vẫn bị lão Trần đã hỏng cả cặp đèn pha xoay như con rối. Một là do Kiều Nhị gia mê tín phong thủy thái quá, sinh ra u mê, dễ nghe đâu tin đấy. hai là chốn thiên hạ rồng chầu hổ phục này, rất nhiều những bậc cao nhân chân chính cả đời đều âm thầm lặng lẽ, hang phàm tục xuất đầu lộ diện danh nổi như cồn trái lại đa phần chỉ hữu danh vô thực, chẳng chút bản lĩnh gì.
Tôi sốt ruột đi tìm lão Trần mù, ăn cơm xong liền hỏi thăm cặn kẽ tình hình ở Thiên Tân, rồi vội vã từ biệt Kiều Nhị gia để Tuyền béo buổi chiều về nhà mang hết số ngọc cổ còn lại tới, kiểm hang giao tiền với lão, hoàn tất vụ mua bán đã thỏa thuận. Tuyền béo cũng là nhân vật có thể đọc lập tác chiến ở Phan Gia Viên, trước nay quen bán dầu vừng, chỉ có ăn chặn của người ta chhuws không bao giờ chịu thiệt, thể nào cũng lại bịa ra lý do gì đấy chặt chem. Kiều Nhị gia cho xem.
Tôi tìm Shirley Dương trước, cùng cô nàng tới Thiên Tân. Lão Trần mù không giống người thường, diện mạo đặc biệt, lời nói cử chỉ đều khác người. Dựa theo thông tin Kiều Nhị gia cung cấp, nghe ngóng them tý nữa, quả nhiên không mất nhiều công sức, chúng tôi đã tìm thấy lão ở chợ đồ cổ trên đường Thẩm Dương, vừa sang tay bức họa cổ.
Lão Trần thấy tôi tìm đến Thiên Tân thì kinh ngạc lắm, nhưng vẫn nói cừng: “Hôm đó vội vàng từ biệt ở ào Nhiên Đình, lão phu bị một đám các mụ đàn bà hổ báo ở ủy ban khu dân cư truy đuổi, lẩn trốn khắp nơi, khó khăn lắm mới thoát được. Đoán chừng sau này khó mà trụ lại Đào Nhiên Đình, chường mặt ra là bị tóm ngay, giờ lão phu tuổi cao sức yếu, chẳng may bị người ta giải lên chính quyền thì chẳng phải đùa, nên lão bèn cái trang thành cán bộ giá, trà trộn lên tàu hỏa tời Thiên Tân. Điểm cuối con sông Cửu này thực là nơi đất quý, lão cứ vui vẻ ung dung tự tại ở đây thô, không đinh trở về kinh kỳ pháp độ thâm nghiêm kia nữa. Đợi đến sang năm xuân ấm hoa nở mới nghĩ đến chuyện xuôi xuống phí Nam Tô – Hàng - Thượng Hải, ngẫm Giang Nam cũng là đất dưỡng nhân, nhân tiện thì phát mấy lộ tài ở đó. Đang định tìm người đưa tin cho cậu, nhưng bấm đốt tay đoán được hai vị Mô Kim hiệu úy Hồ Dương sẽ đến hội ngộ, quả nhiên không ngoài dự liệu, đây chẳng phải liễu mờ hoa tỏ lại tường phùng hay sao”.
Xem ra cái tật tỏ vành tỏ vẻ của lão Trần mù vẫn không đỏi được, tục ngữ có câu: “Người cao sáu thước, thiên hạ khó giấy”, đừng nói là chạy tới Thiên taanb, có chạy lên trời tôi cũng sẽ tìm cách lôi cổ lão xuống, trước mắt cứ để lão bốc phét, tôi có nhiều chuyện uan trọng đang muốn hỏi lão nên phải tìm nơi ăn tối trước đã. Trong lúc ăn cơm, Shirley dương đem những việc xảy ra gần đây kể lại vắn tắt cho lão nghe một lượt.
Lão Trần nghe xong liền cười khì khì nói: “Nếu Luận về thứ bậc thì lão phu bằng vai với ông ngoại Ban Sơn đạo nhân của Dương tiêu thư đấy. Kể ra cũng thật có duyên, lại gặp được hậu duệ của cố nhân thế này. Xem ra đến lượt Mô Kim hiệu úy phục hưng, ngay cả hậu nhân Ban Sơn đạo nhân cũng đèo bùa Mô Kim mất rồi. Ban Sơn Quật Tử Giáp kia lại đã tuyệt tích thất truyền. Lão phu với thủ lĩnh Ban Sơn Gà Gô vốn là chỗ bạn cũ, chỉ vì anh ta có khiếu khẩu kỹ, học được đủ loại âm thanh trong dân gian nên mới có biệt hiệu này. Người này gan lớn tày trời, lại tinh thông mọi phép thuật Ban Sơn, tiếc rằng sau này lưu lạc tận hải ngoại, chết nơi đất khách Chau Mỹ, thực là… nhân thế hơn người bản lĩnh cao, Bá Vương cũng có lúc đường cùng, ngầm lại mà khiến người ta bồi hồi thương cảm. Các đạo nhân Ban Sơn cơ bản không phải là đạo sĩ, chẳng tu chân cũng chẳng cầu tiên, chỉ đi khắp nơi đào mồ quật mả tìm kiếm châu đơn, vì tránh người đời nhòm ngó nên mới ăn mặc theo lối đạo sĩ như vậy, ngoài đào mộ ra còn làm cả nhwungx việc giết người trong đêm tối, phóng hỏa khi gió lớn nữa”.
Lão mù càng nói càng huyên thuyên, nhưng Shirley dương muốn nghe chuyện cũ trong gia tộc mình nên gicuj lão kể chi tiết hơn tý nữa. Lão Trần liền kể cho cô nàng nghe vài sự tích của Ban Sơn đạo nhân, toàn là những chuyện kỳ quái hiếm thấy ít nghe.
Tôi lại suốt ruột muốn nghe sự tích đào mộ Tương Tây của Xả Lĩnh lực xĩ năm xưa, bèn mượn Kiều Nhị gia gợi chuyện, hỏi lão có biết về bí mật mộ cổ đời Nguyên không. Lão mù gật đầu nói:” Cô cậu nghe lão tiểu tử họ Kiều ấy nói nên mới đến Thiên Tân tìm lão phu chứ gì? Thực ra cái thằng Kiều Nhị gia đó chỉ là tên nhãi nhép trong làng đổ đấu, lão phu chưa từng nghe danh, vậy mà nay lại phát tích trong thành Bắc Kinh cơ đấy. Con chuột ấy thì biết cái cóc khô, ở trên di chỉ mộ cổ đời nguuyeen mà cứ dương dương tự đặc, lại tưởng mình chiếm được đất báu phong thủy chó gì…” nói xong liền cười khẩy.
Tôi nói: “Hình như trước giờ Mô Kim hiệu úy chưa từng thực sự đào được ngôi mộ cổ đời Nguyên lớn nào, chỉ vì thuật Phaan kim Định huyệt không thích hợp với nó, nên mộ cổ đời Nguyên đến nay vẫn rất thần bí.
Lão Trần mù đang muốn khoe khoang bản lĩnh, nghe tôi hỏi như được gãi đúng chỗ ngứa, mặt lộ rõ vẻ đắc ý, nhướng mày nói: “Ngôi mộ đời Nguyên mà thằng Kiều Nhị đào được chỉ là một phần mộ quý tốc thông thường không đáng nhắc đến, cái gì mà có nước không có cá, là bởi bọn họ không biết huyền cơ trong mộ cổ đời Nguyên… Lão phu cứ nói không đầu không cuối thế này sẽ không hết được nội dung chính. Hôm nay nhân lúc nhàn rỗi, nhân sinh vốn tan hợp vô thường, sau khi này xuống phía Nam, một đi ngàn dặm không quay lại nữa, không biết còn cơ hội kể lại chuyện cũ với cô cậu không. Hay là để lão phu kể lại từ đầu, đặng cô cậu hiểu rõ nguồn cơn, sau này truyền ra cũng là để nhân thế biết rằng, thiên hạ Vọng Tự Quyết bí thuật Mô Kim các cậu còn có những sự tích kinh thiên động địa của Ban Sơn Xả Lĩnh chúng tôi”.

Chương 3 : Câu Chuyện Đào Mộ


Sau khi nhà Tần diệt vong, Hán Cao Tổ Lưu Bang xưng đế, truyền được mấy đời, trước sau đều là thiên hạ nhà Hán, sử gọi là Tây Hán, đến khi Vương Mam soán ngôi, lại có Quang Vũ phục hưng, Đông Hán ra đời theo như số trời đã định, nhưng đó là chuyện sau này khoan hãy nói ở đây.
Giai đoạn giữa Tây Hán và Đông Hán, thiện hạ đại hạn dân đói đầy đồng, bách tính không chịu nổi thống khổ lũ lượt vùng lên. Trong các lộ nghĩa quân có Lục Lâm và Xích Mi là hai cánh quân mạnh nhất, chấn động trong triều ngoài nội từ trên xuống dưới, anh hùng hào kiệt khắp nơi ùn ùn kéo đến đầu quân.
Quân Xích Mi khởi nguồn từ đám dân đen đói khát, bàn đầu chỉ đánh lộn cướp bóc để mưu sinh, sau bị quan quân truy quét gắt gao, đánh liên tiếp mấy trận thắng lớn, từ đó uy danh lừng lẫy. Để quyết lâm trận chỉ tiến chứ không lui, ai nấy cũng nhuộm lông mày thành đỏ. Tựa như quả cầu tuyết lăn, nghĩa quân dần phát triển len tới mấy trăm nghìn người, thế như chẻ tre đánh thẳng vào Trường An, vơ vét của cải lương thực trong thành, đồng thời châm lửa đốt cháy cung điện. Nhưng giống như đa số các cuộc khởi nghĩa nông dân thời cổ đại, số quân càng nhiều thì sức chiến đấu càng yếu, về sau quân Xích Mi liên tiếp bại trận, giằng co mấy trận ở Quang Trung, trong lúc lâm vào cảnh cùng đường tuyệt lộ, đã đào hầm thông thiên xuống lăng mộ Hán Đế.
Thời Tần Hán rất tôn sùng ngọc liệm, thi thể các bậc đế phi trong lăng đều được khoác tráp ngọc giao long và tráp ngọc huyền phụng, haauk thế gọi là áo ngọc đai vàng, tất thảy đều bị lột sạch, báu vật tùy táng trong lăng mộ Hán chất cao như núi cũng bị quân Xích mi cướp hết.
Đội quân Xích Mi tung hoành khắp thiên hạ tan rã, đám tàn quân trở thành bọn cướp đường tụ tập chốn sơn lâm, vẫn giữ vững truyền thống đào trộm mồ mả, vơ vét của cải trong mộ làm vốn, hễ tìm được dấu vết của mộ hoàng thất quý tộc, thủ lĩnh bèn dẫn quân đi đào. Phương pháp đào mộ dùng cuốc to xẻng lớn, khi đông nhất tập hợp tới cả vạn người, xới trăm hang nghìn lỗ trên núi, thực có sức mạnh “dời non lấp bể”, cho nên các phái trộm mộ coi phương pháp đổ đấu này của họ là “Xả Lĩnh”.
Đến cuối thời Tống, Hoàng Hà và Bắc Đô bị quân Kim xâm chiếm, tập đoàn quân sự do Đào Sa Quan ở Hà Nam thống lĩnh nhất loạt khai quật Hoàng lăng, các lăng mộ của hoàng đế Bắc Tống đều bị hủy hoại, đào rỗng vét sạch. Không được mấy năm, Kim lại bị Mông Cổ tiêu diệt, tàn quân của Đào Sa Quan từ đó nhập vào đám trộm Xả Lĩnh. Lưu Tử Tiên cầm đầu đám trộm Xả Lĩnh lúc bấy giờ là một kỳ nhân, ông ta tiếp thu một cách rộng rãi các phương pháp tiên tiến khai quật Tống lăng, cải tiến dụng cụ trộm mộ, truyền lại thuật thiên can và bí quyết Khoanh huyệt.
Tuy dụng cụ và phương pháp trộm mộ đã qua mấy đời cải tiến có những thay đổi long trời lở đất, nhưng thực lực của đám trộm Xả Lĩnh ngày càng sa sút, ẩn trong giới lục lâm đã mấy trăm năm mà chưa có vụ nào ra hồn, chỉ là ngẫu nhiên tụ tập, đào vài ngôi mộ kiếm ít vàng bạc của cải. Truyền mãi đến thời Dân quốc, kẻ cầm đầu cuối cùng của phái Xả Lĩnh là lão Trần mù vốn tên Trần Ngọc Lâu, tự kim Đường, đám lục lâm quen dùng tên giả nên ít ai biết tên thật của lão.
Sau này lão dẫn người đi Van Nam tìm mộ Hiến Vương, nào ngờ chưa tìm thấy quầng thủy long đã gặp phải bầy trùng độc trong trùng cốc, hỏng cả đôi mắt rồi biệt tăm từ đó. Cây đổ thì khỉ tan đàn, đám trộm Xả Lĩnh kế truyền cả ngàn năm từ đây biến mất trong lịch sử như mây tan khói tản.
Lai lịch xuất thân của lão Trần mù mang nặng màu sắc truyền kỳ, Trần gia là gia tộc hiển hách một vùng Tương Âm Hồ Nam, tiền muôn bạc vạn, ruộng tốt ngàn mẫu, kỳ thực đều nhờ vào trộm mộ mà phát tài. Trần gia đã ba đời cầm đầu đám trộm, lão Trần ra đời đúng lúc chiến tranh loạn lạc, để trốn tránh tai họa chiến tranh, người trong gia tộc đều trú xuống một địa cung mộ cổ đã bị vét sạch, suốt hơn hai tháng không nhìn thấy mặt trời, đợi loạn binh đi qua mới dám quay về gia viên. Lão được sinh ra trong chính địa cung ấy, ra đời trong hoàn cảnh tối tăm không thấy mặt trời khiếm thị lực lão không giống người thường, có thể nhìn thấy mọi vật trong bóng tối. Lúc lên mười tuổi lão được một đạo sỹ áo quần rách rướitrên phố dắt đi, thì ra đạo sỹ này thấy lão có cặp “dạ nhãn” hiếp gặp, hơn nữa cốt cách tao nhã không giống người thường, biết rằng nếu bỏ công dạy dỗ có thể phân biệt báu vật thế gian, bèn dăt lão lên núi truyền dạy dị thuật.
Còn chưa học xong thì lão đạo sỹ chết già, lão Trần xuống núi trở vầ nhà, thừa kế gia nghiệp, cầm đầu đám trộm Xả Lĩnh. Sở dĩ có thể ngồi trên cái ghế kim giao, bàn thân lão có bản lĩnh gì chỉ là thứ yếu, chủ yếu phải dựa vào vòi bặc tuộc của Trần gia, hai phái chính tà đều ăn được cả, mọi giao dịch buôn bán thuốc phiện và vũ khí đạn dược qua lại giữa Hồ Nam – Quý Châu đều do một tay lão lũng đoạn, nên các cánh quân thổ phỉ vùng Tam Tương Tứ Thủy, bất luận thế lực lớn nhỏ thế nào đều phải dựa vào lão, lão nghiêm nhiên trở thành vua một vùng.
Thời kỳ Dân quốc, Trung Quốc bước vào thời đại xung đột kịch liệt giữa trào lưu tư tưởng mới và tư tưởng tàn dư cổ hủ, tình hình xã hội vô cùng hỗn loạn, không chỉ chiến sự liên miên giữa các cánh quân phiệt, mà còn xuất hiện tình trạng hạn hán phương bắc, lũ lụt phương nam trăm năm khó gặp, khiến cho nhiều tỉnh thất thu mùa màng, hàng vạn dân đen gặp nạn, để có cơm ăn càng nhiều người liều lĩnh dấn thân làm thổ phỉ, hoặc làm những việc thất đức như buôn người, buôn lậu thuốc phiện, vận chuyển vũ khí, đó quả là “thập niên can qua thiện địa lão, tứ hải thương sinh thống khổ thâm”.
Thường có câu: “ đồ cổ thời tịnh, vàng ròng thời loạn”. Trong những năm tháng chiến loạn, chỉ có đại hoàng ngư (vàng thỏi) nguyên chất mới là đồng tiền mạnh. Nhưng trong mắt dân trộm mộ, với cục diện này, luật pháp nhà nước đã trở thành thứ có cũng như không, đây chính là thời cơ cực tốt để đào mồ quật mả vơ vét mật khí. Những tay trộm mộ lão luyện đương nhiên không thể bỏ qua cơ hội. Đợi đến một ngày chính trị ổn định, giá trị cổ vật tất sẽ tăng cao, lúc đó đem bán những thứ trộm được sẽ phất to.
Lão Trần mù cầm đầu đám trộm Xả Lĩnh, việc đổ đấu phát tài đương nhiên đã làm không ít, khi ấy mắt lão còn chưa hỏng, nhãn lực quả thật hơn người, có thể xem xét vết bùn nhận màu cỏ, phân biệt bảo vật nên thường dẫn thuộc hạ đi khắp nơi hành sự. Thế sự càng loạn thì việc làm ăn của lão càng vượng, lão thích hành trang gọn nhẹ nên thường cải trang thành thầy phong thủy, tới những bản làng hẻo lánh thu thập tin tức, thăm dò mồ mả xưa cũ.
Thuật trộm mộ không nằm ngoài tứ quyết “vọng, văn, vấn, thiết”, có khi chỉ nghe qua địa danh là biết, ví dụ như phàm những “Lăng thôn, Mộ trang, Song khâu trấn, Thổ Phần câu, Hoang Táng lĩnh…” đề ẩn chứa huyền cơ, thế nào cũng có khu mộ táng lớn. Có nhiều thôn trang do những người giữ lăng cho dòng dõi hoàng tộc năm xưa cư ngụ mà thành, hoặc được đặt theo tên cổ nhân được chôn cất ở nơi đó, tuy bể dâu biến đổi, những gò đất mộ cổ đã bị san bằng, không còn dấu vết trên mặt đất, nhưng vẫn có thể “vấn” được một chút manh mối từ các bậc già cả địa phương. Muốn moi được thông tin cần có kinh nghiệm và bản lĩnh cao minh, không phải ai cũng làm được.
Lão Trần mù giỏi ứng biến lại mồm mép tép nhảy, lời từ mồm lão nói ra cứ như chín chín tám mốt đóa hoa sen, không chỉ tỏa ngát hương sắc mà mỗi đóa còn muôn màu muôn vẻ, cho nên tự quyết “vấn” này được lão phát huy triệt để. Nhưng trong môn bát đạo “vọng, văn, vấn, thiết”, moi tin từ mồm dân bản chỉ là hạ pháp của “vấn”.
Thượng pháp của vấn không phải hỏi người mà là “gieo quẻ hỏi trời”, thông qua gieo quẻ mà đoán ra vị trí mộ cổ, để đào hầm khoét lỗ xuyên thẳng quách âm, hoặc bói xem việc trộm mộ hung cát thế nào. Lão Trần mù không thạo mấy cổ thuật này, tuy cũng hiểu nguyên lý bên trong nhưng hễ triển khai thường không ứng nghiệm, nghe nói chỉ có Mô Kim hiệu úy mới thông hiểu thượng pháp của hai quyết “vọng, vấn”.
Nhưng lão có vài ngón ngề chân thực, phương pháp và khí giới truyền lại bao đời của phái Xả Lĩnh không gì là lão không tinh thông, những thuật còn lại của “vọng, văn, vấn, thiết” lão cũng nắm rõ trong lòng bàn tay, nên máy năm trời đặt chân khắp thiên sơn vạn thủy quả thật đào được không ít mộ cổ.
Có một tên đầu đảng phiến quân xuất thân từ đám cướp Tương tây tên là La Lão Oai, là anh em kết bái của lão Trần. Khi ấy thời cuộc hỗn loạn, kẻ nào nắm trong tay nhiều người nhiều súng thì là kẻ mạnh, với sự hỗ trợ của lão Trần, La Lão Oai đã thành lập được một tiểu đoàn công binh chuyên đi quật mồ trộm mộ, vét sạch tất cả các mộ cổ có thể vét trên địa bàn, đem bảo vật đổi lấy tiền, mua súng ống đạn dược ồ ạt nên nhất thời thực lực càng lớn mạnh, lại từng bước mở rộng địa bàn, thôn tính các phiến quân nhỏ, rồi tiếp tục tìm mộ cổ quật trộm.
Hôm ấy La Lão Oai đích thân tới Trần gia trang ở Tương Âm tìm gặp lão Trần, bảo gần đây gặp phải áp lực lớn về mặt quân sự, muốn mua một lô súng trường hiện đại của anh quốc, nay ham vọng ngày càng lớn, không gáy thì thôi chứ đã gáy là phải kinh người, định trang bị một lượt cho cả sư đoàn. Thói đời bây giờ là phải đông súng lắm nắm đấm to thì mới có trọng lượng, nếu có thể nhanh chóng thành lập sư đoàn vũ khí tinh nhuệ này, chỗ dựa của y mới càng thêm vững chắc, cho nên muốn mời lão Trần ra tay, dẫn theo mấy trăm cao thủ Xả Lĩnh cùng một tiểu đoàn công binh, vác thuốc nổ vào núi, quan phỉ cùng hợp tac tìm lấy một ngôi mộ lớn để đào, minh khí cưa đôi mỗi bên một nửa.
Lão Trần cười nói: “La soái này, trang bị cả một sư đoàn ít nhất cũng cần mấy nghìn khẩu súng trường, lại thêm mấy triệu đầu đạn và mười mấy khẩu đại bác. Chú phải biết hàng Anh quốc không hơn gì hàng Hán Dương Tạo(1), lại không rẻ hơn chút nào, chú lấy bàn tính ra gảy thử, tính xem phải đào bao nhiêu minh khí mới đủ cho chú mua số vũ khí đạn dược ấy? Cứ theo tham vọng của chú, chú ít cũng phải tìm được mộ của Chư Hầu Vương. Nay mộ cổ quanh đây sớm đã bị chúng ta đào sạch rồi, muốn tìm mộ như thế đâu có dễ.”
La Lão Oai thấy lão Trần khó khăn thì không dám nhắc chuyện mở rộng tân binh nữa mà chai mặt cầu xin: “Ông chủ Trần ơi, ông anh của tôi ơi, nếu là việc nhỏ thì phiền ông anh làm gì? Độ này lính tráng tăng thêm nhanh quá, quân phí lại căng, nếu còn không phát cho anh em ít thuốc phiện hoặc bạc trắng thì con bà nó, tôi nắm chắc thế nào bọn ấy cũng nổi loạn. Ông chủ Trần, nếu ông anh thấy chết mà không cứu thì anh em chúng tôi đành vứt cái sạp rách này tiếp tục lên núi làm cướp thôi.”
Trong bụng lão Trần sớm đã có chủ trương, lão gần đây cũng túng, đang tính làm một vụ lớn, chỉ hiềm chưa chắc ăn nên chưa muốn nói với La Lão Oai mà thôi. Nhưng đã đến nước này thì cũng đành lật bài ngửa, vội vàng nói: “Nghe nói ở lưu vực sông Mãnh Động rừng núi thâm u, là nơi người Di Hán sinh sống hỗn tạp không ai quản lý năm xưa quân Nguyên kéo xuống phía nam đã ác chiến với thổ dân suốt một năm ròng, chết mất kha khá phiên tử(2) quý tộc, trong đó có một phiên tăng(3) và một Đại tướng thống binh là tùy táng hậu hĩnh nhất. Nay trong núi Bình Sơn vẫn còn giấu không ít mộ phần của thổ ty, thổ dân và binh tướng nhà Nguyên. Có điều mộ cổ đời Nguyên bên trên thường không có lỗi vào cũng không trồng cây, trước nay vốn chôn sâu táng rộng, hơn nữa người Miêu Động biết phóng mê hạ độc, lại có tà thuật yêu dị như lạc động(4), đuổi thây(5), thế lực của chúng ta không với được tới đó, tùy tiện xông vào e xảy ra sơ xuất, thế nên tôi chần chừ khó quyết vụ này mãi…”
La Lão Oai là tên quân phiệt đào mộ thành nghiện, vừa nghe trong Bình Sơn có nhiều mộ thì không khỏi vui sướng ngất ngây. Trước đây hắn bị người ta chém một nhát vào mặt, để lại vết sẹo to tướng làm khóe miệng lệch sang một bên vì thế mới có tên là La Lão Oai(6), lúc này hắn mới sướng điên đến nỗi khóe miệng vốn đã méo càng như sắp ngoác đến tận sau gáy.
Hắn đứng dậy khỏi ghế, quen thói tác phong thổ phỉ, bình thường nói chuyện cũng thích rút súng, bèn móc khẩu súng lục bàng bằng ngà voi, lệch cho phó quan lập tức trở về tập hợp đại đội súng ngắn và tiểu đoàn công binh, lính công binh mang theo xà beng, mai, xẻng, cuốc chim, đồng thời chuẩn bị lượng thuốc nổ lớn, ngày hôm sau phải dẫn quân vào núi.
Lão Trần vội vàng ngăn lại, việc này cần bàn bạc kỹ càng, mộ cổ trong núi Bình Sơn không thể nói đào là đào, nếu không tìm được địa cung và mộ đạo thì bao nhiêu thuốc nổ cũng không xong việc, vả lại đại quân di chuyển khó tránh khỏi kinh động đến thổ dân bản địa, ở nơi địa hình phức tạp không chừng còn xảy ra nhiều việc khó lường. Trước mắt chỉ nên dẫn theo vài người nhanh nhẹn đắc lực, vào thám tính ngọn nguồn cái đã.
1.Hán Dương Tạo là loại súng nổi tiếng được chính phủ Thanh đặt chế tạo ở xưởng công binh Hán Dương theo mẫu súng trường M1888 của Đức. Súng sử dụng đạn súng mô de đường kính 7,92mm, sơ tốc đầu đạn 650m/s, cự ly thước ngắm 200m, dài 1.293mm, 5 băng đạn cố định.
2.Người dân tộc thiểu số.
3.Thầy tu đạo Lạt ma.
4.Tương Tây Hồ Nam có rất nhiều địa danh lấy Động làm tên, theo tín ngưỡng của dân tộc Miêu, vạn vật có linh hồn, hang động thần bí u tối nhất định có thần động, “lạc động” có nghĩa để rơi hồn vào trong hang động, chỉ trạng thái tâm hồn ngơ ngẩn, mất hồn.
5.Đuổi thây là pháp thuật có thể sai khiến xác chết đi đứng trong truyền thuyết thuộc một loại trùng thuật của dân tộc Miêu.
6.Oai trong tiếng TQ có nghĩa là lệch.

Chương 4: Nghĩa Trang Lão Hùng

La Lão Oai đào mộ thành nghiện, nóng lòng phát tài, cũng muốn đi theo vào núi thăm dò địa bàn, bèn bí mật bàn bạc cùng lão Trần. Kế hoạch đã địch, lão Trần gọi người tới dặn dò một lượt, sau đó dẫn theo mấy tay thuộc hạ đắc lực, thay đổi phục sức, thu xếp hành trang chuẩn bị tới sông Mãnh Động tìm ngôi mộ cổ đời Nguyên ẩn trong núi Bình Sơn.
Lão Trần hóa trang giả làm thầy bói, theo lão còn có ba thuộc hạ, một người là “Hoa Ma Linh (1)” mặt mày vàng vọt người ngợm xanh xao quỷ kế đa mưu, tổ tiên mấy đời đều làm nghề khám nghiệm tử thi phục dịch trong nha môn nhà Thanh, hiểu biết các loại thi lạp, thi độc, thi trùng, lại thêm tính tình tinh quái, là quân sư quạt mo trong đám trộm Xà Lĩnh.
(1) Ma Linh, tiếng địa phương, nghĩa là con ếch
Một người sừng sững như cây cột sắt, cao lớn chọc trời, sức khỏe vô địch, tiếc là bị câm bẩm sinh, chỉ vì gã từ đầu tới chân đen sì như than nên có biệt hiệu là “Côn Luân Ma Lặc”, ý nói dáng vẻ gã tàn ác như kỳ nhân “Côn Luân Nô” thời Ngũ Đại vãn Đường. Lão Trần năm xưa lên núi Nhạn Đãng trộm mộ, vô tình cứu được mạng gã, kể từ đó gã một lòng một dạ đi theo lão Trần làm kẻ hầu tâm phúc.
Ngoài ra còn có một cô gái trẻ xuất thân mãi nghệ giang hồ, nghệ danh là “Hồng cô nương”, biết đủ loại Cổ thái Hí pháp(2).Trước bị một kẻ quyền quý trong vùng nhòm ngó muốn cưới về làm thiếp, tức tử phụ thân, Hồng cô nương tính tình mạnh mẽ, trong lúc nóng giận đã giết chết kẻ hèn hạ kia, rồi chạy đến Hồ Nam vào rừng làm cướp, nhờ bản lĩnh Nguyệt Lương Môn đầy mình mà gia nhập đám trộm Xả Lĩnh.
(2) Cổ thái Hí pháp, tức tạp kỹ dân gian
Lão Trần cùng ba thuộc hạ, cộng thêm La Lão Oai lần lượt cải trang thành thương nhân và người bán rong. Do lưu vực sông Mãnh Động Tương Tây địa thế phức tạp, núi non cheo leo gập ghềnh nên còn được gọi là chốn “bát sơn nhất thủy nhất phân điền”, từ xưa đã hiếm người sinh sống. Chính phủ bạc nhược, nạn thổ phỉ hoành hành nghiêm trọng, nên đám thương nhân không cùng phường hội đi qua đây thường kết thành một nhóm đồng hành. Năm người bọn họ giả làm một nhóm bạn đường khiến người khác khó mà sinh nghi.
Năm người mang theo khí giới hai ngắn ba dài giấu cả trên người, ngoài đeo trong giắt, lẳng lặng tiến về sông Mãnh Động.
Vào núi không lâu đã gặp ngay biên thành Miêu Cương(3) từ xưa để lại. Miêu còn gọi là “Mãnh”, sông Mãnh Động chảy xiết xưa kia vốn là vùng đất của người Di định cư trong hang động. Tương truyền trong những cánh rừng nguyên sinh dọc hai bên bờ sông toàn là hang động của người Miêu cổ vốn chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa Vu Sở, vô cùng thần bí trong mắt người đời, ở đây đâu đâu cũng có thể bắt gặp những di tích totem “huyền điểu” từ thời cổ xưa.
(3) Biên thành Miêu Cương, còn gọi là Trường Thành phương Nam, là sản phẩm của giai cấp thống trị hai triều Minh Thanh dựng lên để củng cố quyền lực, trấn áp các dân tộc thiểu số ở phương Nam, đặc biệt là người Miêu. Giai cấp thống trị lấy dãy Miêu Cương ở Tương Tây làm mốc phân chia Nam Bắc, cấm người Miêu và người Hán giao thương, giao lưu văn hóa, nhằm cô lập và trừng phạt người Miêu
Lão Trần mù bảo La Lão Oai lệnh cho mấy trăm người ngựa tiểu đoàn công binh và tiểu đội súng ngắn mai phục trong cánh rừng rậm ngay cạnh di chỉ cổ thành, để tiện điều binh bất cứ lúc nào. Sau đó năm người họ cũng lội qua sông, vượt núi băng rừng nhắm thẳng hướng núi Bình Sơn mà đi. Chỉ thấy bốn bề núi non trùng điệp, khe động dọc ngang, hoa cỏ tranh riêng có ở Tương Tây nở rộ đầy núi đầy đồng, một dải cảnh sắc nguyên thủy cách biệt với thế giới bên ngoài.
Cả bọn chưa ai tới Bình Sơn, sợ lạc đường gặp phải thú dữ nên không dám đi lại tùy tiện, hỏi thăm sơn dân qua đường mới biết, thì ra dãy núi nở đầy hoa cỏ tranh này được gọi là Lão Hùng Lĩnh, thuộc địa phận huyện Nộ Tinh nằm trên lưu vực sông Mãnh Động Tương Tây, bên kia dãy núi chính là vùng đất hoang không dấu chân người. Bình Sơn là ngọn nùi nằm sâu trong Lão Hùng Lĩnh, ở đó trước đây cũng có vài bản làng người Di Hán sinh sống hỗn tạp, ngoài ra còn có cả người Miêu và người Thổ Gia.
Lão Trần sau khi thăm dò kỹ lưỡng, biết được trong dãy núi phía trước có hai bản Nam Bắc, bèn nói với mọi người: “Hôm kia tôi xem thiên văn thấy ánh sáng chòm Bắc Đẩu lu mờ, Nam Đẩu chủ sinh Bắc Đẩu chủ tử, người xưa đã nói vậy rồi. Bọn ta muốn vào núi tìm mộ cổ lúc này e rằng không gặp thiên thời, chi bằng tránh Bắc hướng Nam, vòng qua bản Nam của Lão Hùng Lĩnh trước xem sao?”
Bốn người còn lại xưa nay vốn ngưỡng mộ lão Trần trong nghề đổ đấu, đương nhiên đồng thanh hưởng ứng, để Hoa Ma Linh giả làm người bán rong đi trước dẫn đường, men theo đường núi đi về hướng Nam. Không bao lâu quả nhiên nhìn thấy một bản làng tọa lạc giữa sườn núi xanh biếc, cảnh sắc tươi đẹp như tranh sơn thủy.
Trong bản ước khoảng có hơn trăm hộ, do đất ở đây nặng chướng khí, trên núi nhiều cỏ độc và rắn hổ mang ẩn nấp nên người bản địa không phân Di Hán đều nhất loạt sống trên nhà sàn, trèo lên bằng thang gọi là “can lan”. Tất cả nhà cửa đều tựa lưng vào núi trổ mặt hướng Nam. Để tránh rắn độc và trùng độc, tầng dưới nhà nào cũng áp dụng cấu trúc chín cột trống đất, rầm ngang xuyên đôi, đỡ lấy căn nhà gác phía trên, kiểu kiến trúc này gọi là nhà gác treo. Dưới mỗi căn nhà gác treo đều có một tượng gỗ huyền điểu mang màu sắc thần bí pha chút kỳ dị.
Đám trộm Xả Lĩnh chăm chú quan sát, âm thầm ghi nhớ, vào đến bản liền khua chiêng bán hàng. Dân bản địa vốn chất phác thật thà, giao dịch với nhau chỉ thích hàng đổi hàng chứ ít khi lưu thông bằng tiền, sản phẩm họ làm ra có nến in hoa, lạp xường, rượu tam xà.... Tuy xa xôi hẻo lánh nhưng người ngoài tới đây cũng không hiếm, hầu như tháng nào cũng có mấy người bán hàng rong tới đổi sơn vật, nên bà con thấy thương nhân từ nơi khác đến thì chẳng lấy làm lạ, nhà nào nhà nấy đều mang sơn vật ra đổi.
Hoa Ma Linh bán hàng xén, toàn những thứ linh tinh thường dùng như cây kim sợi chỉ; gã câm Côn Luân Ma Lặc giả làm phu khuân vác, gánh muối cho khách thương buôn lậu La Lão Oai. Tiền bạc trên núi là thứ vô dụng, có tiền cũng không có chỗ tiêu, giữa sơn dân với thương nhân và người bán hàng rong trước giờ chỉ là hàng đổi hàng, thương nhân mang hàng vượt núi đổi lấy sơn vật, rồi lại đem sơn vật ra thị trấn bên ngoài bán lại kiếm lời.
Do núi cao rừng sâu đi lại khó khăn nên thứ có giá trị nhất ở đây là muối, bản thân muối đã được người dân bản địa coi như đồng tiền mạnh nhất, bọn họ thường có câu “ba gánh gạo nửa cân muối”, có thể coi như một loại “tỷ giá” được công nhân chốn này.
Lão Trần đã tính toán chu toàn từ trước, thứ bọn họ mang tới đều là nhu yếu phẩm cần thiết của sơn dân, lại không so đo thiệt hơn như những thương nhân khác nên rất được lòng dân bản, chẳng tốn mấy công sức đã mua bán xong xuôi, lại kiếm người xin bát nước, giả vờ nghỉ ngơi uống nước nhân tiện dò hỏi tin tức mộ cổ Bình Sơn.
Bọn lão mượn cớ xem phong thủy tìm âm trạch, hỏi thăm đường đi lối lại trong núi, quả nhiên dễ dàng moi được vài manh mối từ mồm sơn dân. Lão Hùng Lĩnh bên dòng sông Mãnh Động này là nới núi cao non thẳm cách mực nước biển cả ngàn trượng, không rõ ngày xưa có gấu(4) xuất hiện trong núi thật hay không như bây giờ thì rất hiếm gặp. Tương truyền tổ tiên người Miêu, Miêu Vương Xi Vưu chính là hóa thân của một con gấu khổng lồ, cho nên núi này mới có tên là Lão Hùng Lĩnh, là núi thần khới nguyên của người hang động, trong núi sâu còn lưu giữ rất nhiều di tích cổ.
(4) Lão Hùng nghĩa là gấu
Người Di cổ thường sống trong hang đá gọi là động dân, phân thoe bộ tộc thì tổng cộng có bảy mươi hai động, Trong Lão Hùng Lĩnh có một ngọn kỳ phong tên gọi Bình Sơn, hình dáng giống như chiếc bình tiên từ trên trời rơi xuống, trông rất tự nhiên, trên núi mọc vô số các loài kỳ hoa dị thảo không biết tên. Bình Sơn có hang động tự nhiên, bên trong khe động dọc ngang sâu không thấy đáy. Tương Tây lại sản sinh nhiều chu sa và thủy ngân vốn là nguyên liệu không thể thiếu trong việc luyện đơn, nên từ thời Tần Hán, Hoàng đế các triều đã không ngừng cử thuật sĩ tới Bình Sơn luyện lấy tiên đơn bất tử, cho xây dựng đạo quán cung điện trong hang động, xẻ núi lấy đá, mang báu vật các nơi tới xếp đầy bên trong để cầu thần tiên ban cho đơn dược, dựng nên chốn tiên cảnh trong động phủ đạo gia.
Trải qua gần nghìn năm thay triều đổi đại, động thất trong núi Bình Sơn đã điện gác trùng trùng, vượt xa chốn nhân gian, nhưng tiên đơn bất tử thì mãi vẫn chưa luyện thành. Đến khi Nguyên diệt Nam Tống, động dân không chịu nổi ách cai trị tàn bạo nên hò nhau làm phản, binh tường nhà Nguyên ra tay liền diệt trừ động dân ngay tại Lão Hùng Lĩnh, cuộc thảm sát diễn ra vô cùng tàn khốc, động dân các động hầu như bị giết sạch không còn một ai. Quân Nguyên do không thích nghi được với môi trường nóng ẩm trong núi nên bệnh dịch liên miên, tổn thất cũng rất nặng nề, ngay đại tướng quân cũng bỏ mạng ở đây. Để trấn áp động dân khiến họ vĩnh viễn không dám tạo phản, người Nguyên đã lấy Bình Sơn làm huyệt mộ chôn cất tướng sĩ tử trận, báu vật của cải trong đạo quán sơn động đều đem làm minh khí tùy táng, động dân sống sót cũng bị giết chết theo tuẫn táng, dùng đá lớn, nung đồng nấu thép bịt kín huyệt động, trong mộ chôn sâu táng lớn, kín mít không lối vào cũng không trồng cây để hậu nhân vĩnh viễn không tìm ra mộ đạo và địa cung.
Sơn dân ở Lão Hùng Lĩnh đã truyền tai nhau truyền thuyết này suốt mấy trăm năm, ai cũng biết trong núi Bình Sơn có một ngôi mộ cổ khổng lồ, nhưng chỉ dừng ở đó, nội tình cụ thể thì không ai hay, vì năm đó động dân các động hầu như đều bị giết sạch cả rồi. Lão Trần đã nghe phong thanh chuyện này từ lâu, nay đến tận nơi thăm dò, càng thêm khẳng định truyền thuyết về mộ cổ Bình Sơn không chỉ là lời đồn, chẳng những vậy còn moi được vài nội tình ít ai biết đến.
Dân bản địa thấy đám thương nhân muốn tới Bình Sơn, đâu nghĩ rằng đây là bọn trộm mộ, còn hết lòng khuyên can, xung quang Bình Sơn dốc thẳm rừng sâu, từ xưa đã có nhiều dược thạch luyện đơn quý hiếm, thu hút vô số trùng độc, vào nơi hiểm ác đó thực là vạn phần hung hiểm, người sống vào đó, mười người thì ít nhất cũng chín người mất mạng.
Lão Trần vội vàng giải thích: “Chỉ là trên đường qua đây nghe địa danh Bình Sơn kỳ lại, không nén nổi tò mò hỏi vài câu thôi. Bọn tôi đều là những kẻ xuôi ngược giang hồ buôn bán kiếm miếng ăn qua ngày, đâu dám bén mảng tới gần mộ cổ.” Nói xong lại thương lượng với đám thôn dân, muốn ở nhờ trong bản một đêm.
Người già trong bản nói với bọn lão Trần rằng ở đây có quy định không được cho người ngoài ở lại qua đêm, vì mấy năm gần đây bọn trộm cướp sơn tặc hoành hành quá táo tợn. Tục ngữ nói “tặc đến như lược thưa, binh đến như lược dày, phỉ đến như dao cạo”, cướp đến là y rằng thảm sát đẫm máu ngay, nên ban đêm phải đóng chặt cổng bản, một nửa người lạ cũng không được ở lại để tránh bọn cướp trà trộn vào hòng trong ngoài phối hợp. Tuy nhìn các bạn đều là người buôn bán thật thà, quyết không phải hạng người trộm cướp giết người hôi của, nhưng không thể vì các bác mà phá vỡ quy định bản làng, tốt nhất các bác nhân khi trời đương sáng, mau mau ra khỏi núi đi.
La Lão Oai nóng tính, ngày thường đã quen thói hách dịch, vừa thấy người trong bản không muốn cho ở lại qua đêm, liền chửi luôn con bà mày, toan rút súng bắn bỏ vài đứa. Lão Trần biết La Lão Oai tính khí nóng nảy, sợ hắn làm lộ hành tung hỏng việc lớn bèn vội vàng ấn tay hắn xuống, lại hỏi thăm dân bản cặn kẽ về mấy con đường xung quanh rồi lập tức dẫn mọi người rời khỏi bản.
Tới được vùng rừng núi thì mặt trời đã ngả về Tây, La Lão Oai hỏi lão Trần giờ phải làm sao, nơi núi hoàng rừng vắng này đến một chỗ trú chân cũng không có, hay ngay đêm nay quay về trực tiếp điều binh, lấy cớ “diễn tập quân sự” tiến vào Bình Sơn.
Lão Trần ngẩng đầu nhìn bóng nắng nhẩm tính thời gian, trầm ngâm một lúc mới quay lại nói: “La soái đừng nóng vội, trong núi trời nhanh tối lắm, sợ đêm nay không kịp quay về. Vừa nãy hỏi thăm từ dân bản được biết trên Lão Hùng Lĩnh có một toàn quán lưu xác, hay chúng ta tới đó tá túc một đêm, sớm ngày mai lại vào núi quan sát địa hình Bình Sơn, xem ngôi mộ cổ đó rốt cuộc có quật được hay không.”
“Toàn quán” là tên gọi khác của nghĩa trang, giải thích đơn giản chính là “nhà khách của người chết”. Trong mấy bản làng quanh đây có rất nhiều người Hán, họ không phải trốn quân dịch thì do trốn tô thiếu thuế mới chạy tới nơi này, cũng có một số ít là người buôn bán thường qua lại giữa các bản. Do phong tục mai táng của người Miêu và người Hán khác nhau, những người này hễ chết ở đây coi như chết nơi đất khách quê người, quan niệm cũ tối kỵ điều đó nên họ đều mong muốn được đưa xương cốt về quê nhà chôn cất. Có điều đường núi gập ghềnh xa xôi, chuyển thi thể ra khỏi núi là việc vô cùng khó khăn, dù cõng xác hay đuổi thây thì cũng nửa năm mới có một lần. Trước đây tử thi chưa chuyển ra khỏi núi đều tập trung giữ tại nghĩa trang do các bản làng cũng góp tiền thuê người trông nom, những nơi như thế thường rất hay gặp ở vùng rừng núi Tương Tây.
Bọn lão Trần đều quen trộm mộ cổ nên ai cũng to gan lớn mật, qua đêm ở nghĩa trang chỉ là chuyện vặt, chủ ý đã định, liền trèo lên Lão Hùng Lĩnh mây đen cuồn cuộn, đường núi như tơ giăng. Nghĩa trang đó cách xa thôn làng, tận lúc lên đèn cả bọn mới tìm đến nơi. Chỉ thấy nơi này hình như được cải tạo từ một ngôi miếu Sơn thần bị bỏ hoang, nhưng quy mô cũng không hề nhỏ, trước sau chia làm ba gian, chính điện tiêu điều đã đổ sụp một mẻ, trên mái ngói rêu xanh phủ kín, dưới ánh trăng lạnh lẽo, một bầy dơi bay liệng giữa không trung, cánh cửa gỗ rách nát đã tróc hết sơn nửa khép nửa mở, kẽo cà kẽo kẹt trong gió núi.
Đám người tuy bạo gan nhưng thấy cảnh tượng này trống ngực cũng đập thình thịch, nín thở đẩy cửa bước vào. Lão Trần đã dò hỏi từ trước, biết trong quán có một phụ nữ trung niên coi xác, do tướng mạo xấu xí, sống cô độc trong rừng sâu không qua lại với ai nên mới làm công việc này. Nhưng hai ngày trước bà ta đã chết vì nhiễm bệnh, thi thể giờ vẫn để ở nhà sau nên nghĩa trang trên núi hoang này tạm thời không có người lo liệu.
Trời đã tối hẳn, nhưng không thể vội vã nghỉ ngơi, trước tiên lão Trần đi xem xét các cửa ra vào, phòng khi đêm tối gặp gì bất trắ còn có thể thoát thân, sau đó mới dẫn mọi người đốt một cây đuốc bước vào chính đường, thấy bên trong đặt bảy tám cỗ quan tài sơn đen cũ nát, đều là “giường đệm” trong nhà khách của người chết, mấy năm nay không biết đã đựng qua bao nhiêu xác người. Ngay trước quan tài là bài vị bằng gỗ, ghi tên từng linh chủ, mùi lạ trong phòng xộc thẳng vào mũi, âm khí tích tụ, các xác chết đều được dùng thạch tín ướp thành cương thi để không bị thối rữa. Lão Hùng Lĩnh vô cùng hẻo lánh nên thợ đuổi thây khoảng nửa năm mới đến một lần, lúc ấy sẽ dựng xác chết trong quan tài dậy dẫn đi. Người coi xác trong nghĩa trang có nhiệm vụ trông coi xác chết, đề phòng xuất hiện thi biến hoặc bị thú hoang ăn mất.
Hoa Ma Linh xuất thân từ nghề khám nghiệm tử thi, trong đám trộm được coi là kẻ khá mê tín, hễ bước chân ra khỏi cửa là gặp núi bái núi qua sông bái sông. Có điều những câu như “bái núi bái sông bái bến đò” lại không thể nói ra trong giới lục lâm, chỉ vì lục lâm kỵ nhất chữ “bái(5)”. Cả bọn vừa bước vào cửa gã đã vội tìm bát nhang trên bàn thờ, đốt cho người chết trong quan tài mấy nén nhang thơm, miệng lầm rầm khấn: “Chúng tôi trên đường qua núi hoang, lạc vào quý xá, xin tá túc một đêm, không có ý quấy rầy, mong liệt vị lão gia rộng lòng bỏ qua...” chưa dứt lời đã nghe một loạt tiếng động phát ra từ trong áo quan, cơn gió lạnh đột ngột thốc tới, đèn nến đều lu mờ hẳn đi.

Chương 5: Hao Tử Nhị Cô

Một cơn gió lạnh thổi qua nghĩa trang, nén nhang và cây đuốc trong tay toán trộm mộ chấp chới trực tắt, liền đó từ mấy cỗ áo quan cũ nát đặt trong phòng phát ra tiếng sồn sột, tựa như có những chiếc móng tay rất dài đang cào vào nắp áo quan, khiến ai nấy nghe mà sởn da gà.
Lão Trần thấy có động lạ vội nắm chặt con dao găm giắt ở thắt lưng, lão xưa nay không thích dùng súng, mỗi khi đổ đấu chỉ mang theo một con dao găm phòng thân. Con dao này cũng có lai lịch, là con dao ngọc “Tiểu thần phong” năm xưa Hoàng đế ngự dụng, thường đi đôi với súng thần trước khi ngự giá, hàn quan thấm nhuận, sắc bén vô cùng. Lão rút dao ra, thấy ánh dao lập lòe, liền biết ngay toàn quán này không sạch sẽ, nếu không phải ma quỷ ẩn nấp thì cũng là cất giấu vật yêu tà.
Lão Trần lập tức khoát tay, ra hiệu cho mọi người tản ra xung quanh, vòng lên phía trên, lần lượt bật nắp từng cỗ áo quan, xem có phải thi biến hay không. La Lão Oai cũng lăm lăm hai tay hai súng đi theo kiểm tra. Thấy động, âm thanh lạ bên trong áo quan chợt ngưng bặt, chỉ còn tiếng gió núi bên ngoài thổi u u, quất vào tán cây cổ thụ trên mái ngói, nghe đến não lòng.
Cả đám đều là những kẻ sừng sỏ quanh năm đào mồ quật mả, tài cao gan lớn, hơn nữa dân trộm mộ kỵ nhất là lộ vẻ sợ hãi trước mặt đồng bọn, sau khi qua lại tuần sát vài lượt giữa mấy chục cỗ áo quan, thấy không có gì bất thường, chúng bèn chăng thừng những cỗ áo quan có chứa xác. Dây thừng này đã được ngâm tẩm chu sa, cương thi không thể nhúc nhích, lại bị thừng giăng đè chặt trong áo quan sẽ không thể nào ra được. Xong xuôi chúng đóng nắp áo quan lại rồi mới khép cửa rời khỏi chính đường.
Trở ra mảnh sân cũ nát, nhìn lên thấy trời không trăng không sao, gió cuốn mây dồn đỉnh núi, kiểu này chắc sắp mưa to. Hạ pháp của “vọng” chính là nhin vết bùn nhận màu cỏ, sau khi nước mưa giội xuống sẽ càng dễ thực thi. Qua dãy núi này chính là địa giới Bình Sơn, đợi sớm mai tạnh có thể đi thăm dò hình thế mộ cổ, nên cả bọn quyết định ngủ lại trong nghĩa trang. Trên người ai nấy đều mang theo hung khí giết người và ống mực trừ yêu, một cái toàn quán để xác nhỏ nhoi này có gì đáng sợ.
Đảo quanh nghĩa trang hai vòng, thấy đâu đâu cũng lụp xụp bẩn thỉu, chỉ có can phòng nhỏ ngay mé cửa sau là có thể ở tạm. Căn phòng này vốn là nơi ở của người trông xác, cũng là căn phòng duy nhất dành cho người sống trong “nhà khách người chết”. La Lão Oai đi cả ngày đường núi, chỉ mong mau mau chóng chóng được dừng chân nghỉ ngơi, bèn nói với lão Trần một tiếng “mời”, rồi giơ chân đá bật cánh cửa gỗ, sải bước vào phòng.
La Lão Oai bước vào phòng, vừa quay người lại đã thấy lù lù trước mắt một cái xác dựng đứng sau cánh cửa, thi thể được quấn bằng một tấm vải trắng chỉ lộ ra dáng người mờ mờ, trên đầu cắm một linh bài gỗ, ngọn đèn phía trước le lói cỡ hạt đỗ tương. La Lão Oai ngày thường giết người như ngóe vậy mà lúc này này cũng giật thót mình, mồ hôi lạnh túa khắp người, theo phản xạ rờ tay lên khẩu súng lục.
Lão Trần đi ngay sau hắn, thấy vậy vội giữ chặt tay La Lão Oai, đoạn săm soi linh vị trên đầu xác chết, trên tấm gỗ, dán một lá bùa giấy vàng, giơ đèn dầu lên soi thì thấy câu chú bên trên rất quen mắt. Lão Trần trước kia tưng lên núi học đạo, nghe hơi nồi chõ nên cũng biết chút bùa văn. Đây là một tấm bùa Tịnh thi trong bùa chú Thần Châu, bên trên viết rằng: “Tả hữu lục giáp, hữu hữu lục đinh, tiền hữu lôi điện, hậu hữu phong vân, thiên tà vạn uế, trục khí nhi thanh. Cấp cấp như luật lệnh.”
Lão lại khẽ lật một góc tấm bùa lên, trông thấy có hàng chữ viết bên dưới linh bài liền đọc thành tiếng: “ Hao Tử Nhị Cô Ô Thị chi vị… Chắc đây là thi thể người đàn bà trông nom toàn quán. Bà ta chết mới được hai ngày, theo phong tục ở đây thì phải dựng đứng sau cánh cửa để thành cương thi, sau đó mới có thể nhập quan. Nghe nói bà ta cũng là người khổ mệnh, chúng ta đôi bên nước giếng không phạm nước sông, cứ để bà ta đứng đấy.”
Ba thủ hạ của lão Trần ai cũng có nỗi khổ trong lòng, nếu không đã chẳng phải dấn thân làm kẻ cướp đường, trước nay luôn thương cảm những kiếp người nghèo khổ thấp hèn, nghe lão Trần nói vậy đều đồng tình: “Ông chủ mói phải lắm, từ xưa kẻ khổ đã chẳng bắt nạt kẻ nghèo, mấy người chúng ta đều bị bức ép mới phải lên Lương Sơn chiếm cứ, làm việc hào kiệt, dựng chút nghiệp anh hùng, lẽ nào lại gây khó dễ cho một người chết mệnh khổ.”
La Lão Oai tuy có ý thiêu luôn cái xác để đỡ phải chung đụng cả đêm, nhưng thấy khó chống lại ý kiến số đông, hơn nữa việc quật mộ cổ còn phải dựa vào mấy người họ nên đành nín nhịn, theo lão Trần vào trong phòng. Hoa Ma Linh vội vàng dọn dẹp một chỗ sạch sẽ rồi mời hai vị thủ lĩnh thượng tọa, ba kẻ lâu la thân phận thấp kém không dám ngồi ngang hàng, sau khi thu xếp thỏa đáng liền ngồi luôn xuống đất gặm lương khô lèn bụng, tợp vài ngụm rượu đỡ lạnh.
Vừa cắn được nửa miếng đã nghe sấm sét bên ngoài nổi lên ầm ầm, dội cho ngôi nhà rung lên bần bật, tiếp đó mưa ập xuống như trút nước. Lão Trần đang ngồi xếp bằng uống rượu, nhắm mắt nghiền ngẫm những tin tức dò la được trong ngày, hình dung ra quy mô ngôi mộ trong Bình Sơn, nghe tiếng sấm lôi đình vẫn thản nhiên nói với ba người Hoa Ma Linh, Hồng cô nương và Côn Luân Ma Lặc: “Nghĩa trang này không yên lắm, đêm nay phải cẩn thận một chút không ai được ngủ đấy!”
Bọn Hoa Ma Linh vâng vâng dạ dạ, sau đó cùng nhau uống rượu gác đêm, trong lúc chuyện trò tào lao vô tình nhắc đến Hao Tử Nhị Cô Ô Thị, thấy tên bà ta sặc mùi cổ quái, lẽ nào dung mạo xấu xí như chuột? Có điều xác chết đã được bọc kín trong tấm vải trắng không nhìn thấy mặt, quả thật khó mà tưởng tượng ra dung mạo của bà ta.
La Lão Oai rít đã thuốc phiện, tinh thần sảng khoái. Hắn lâu nay vốn để ý Hồng cô nương, muốn rước cô về làm bà tám, nhưng cô gái này tính cách mạnh mẽ, sau biến cố đau thương của gia đình đã lập lời thề ở vậy cả đời, quyết không đồng ý. Hơn nữa cô ta nắm trong tay kỹ thuật Cổ thái Hí pháp của Nguyệt Lương Môn, là cao thủ hóa giải bẫy rập trong cổ mộ, quật mộ khai quan không thể thiếu mặt cô ta. La Lão Oai là đệ tử của nàng tiên nâu, chỉ tham tiền tài, chứ không ham hố nữ sắc, lại thêm Hồng cô nương là tay chân đắc lực của lão Trần nên hắn đành từ bỏ ý định. Nhưng đêm nay tá túc nơi nghĩa trang núi hoang, nhân lúc nhàm chán tội gì không kiếm cớ bắt chuyện cùng mỹ nhân.
Nghe Hoa Ma Linh nhắc đến dung mạo cái xác nữ kia, La Lão Oai buông một tiếng: “Diện mạo thế nào, cứ xem khắc biết.” Dứt lời lão bước tới bên cửa, giơ tay lật tấm vải trắng quấn quanh xác chết, mặt người chết hiện ra dưới ánh đèn tù mù, khiến ai nấy dều sững sờ, La Lão Oai cang thất kinh, chửi um lên: “Con bà nó chứ, trên đời sao lại có con chuột tinh to thế không biết!” Ngay cả gã câm Côn Luân Ma Lặc cũng há hốc mồm nhìn đến lồi cả mắt.
Chỉ thấy da xác chết không còn sắc máu, thi thể không trắng bệch mà ngả xám, sâu trong lớp da xám tro đó ẩn hiện một lớp khí màu đen. Ngũ quan trên mặt Hao Tử Nhị Cô rất ngắn, mũi nhỏ mắt nhỏ, tai còn hơi nhọn, hàm răng hô lồ lộ vẩu ra dưới cặp môi tím ngắt, chỉ hiềm không có lông, còn lại tất cả y chang mặt chuột.
Lão Trần thấy cả bọn nghệt ra sửng sốt đành lên tiếng: “Ồn ào quá, thật xấu hổ cho đám Xả Lĩnh ngày thường vãn tự xưng quật nhiều Đế lăng nhất, mới gặp một cái xác nữ dung mạo quái dị mà đã như lạ lắm ấy.”
Lão Trần là kẻ cáo già, chuyện to chuyện nhỏ dều đã thăm dò chu toàn từ lúc còn ở dưới núi, bọn La Lão Oai chỉ chăm chăm nghe ngóng tin tức về mộ cổ đời Nguyên, những chuyện khác không mấy lưu tâm nên không biết lai lịch của Hao Tử Nhị Cô, đành chờ Lão Trần kể lại cho nghe.
Xung quanh cảnh ngộ của vị Hao Tử Nhị Cô này, câu chuyện được lưu truyền phổ biến nhất là: Cách đây mười mấy năm, trông coi nghĩa trang này là một người đàn ông họ Ô, sơn dân quen gọi là “lão Ô nghĩa trang”. Dân Thổ Gia trên núi đều rất thích ăn món đậu phụ huyết, đậu phụ huyết được làm từ tiết lợn và đậu phụ trộn lẫn, nặn thành từng tảng, đặt vào sàng tre, rồi sấy khô trên bếp lửa, sau đó có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.
Một hôm, lão Ô nghĩa trang nấu một nồi đậu phụ huyết định ăn tươi một bữa, món này nấu lên, chỉ nhìn hay ngửi cũng đủ khiến người ta thèm rỏ dãi. Đậu phụ huyết còn chưa nấu chín, nhưng mùi thơm đã lan tỏa khắp nơi, lão Ô ngồi canh bên nồi mà nước dãi cứ rỏ tong tong. Đột nhiên có tiếng gõ cửa dồn, lão vội vàng chạy ra mở cửa, nhưng bên ngoài chẳng có đến một bóng ma, đừng nói chi đến người. Lão Ô quay vào, đã thấy một người đàn bà trẻ đang ngồi xổm bên nồi múc đậu phụ ăn, chắc hẳn ả ta đã gõ cửa trước để dương Đông kích Tây, rồi nhân lúc lão Ô chạy ra mở cửa thì lẻn vào bằng lối cửa sau.
Lão Ô ngĩa trang thấy thế thì nổi giận đùng đùng, bụng bảo dạ đây hẳn là nữ tặc trên núi tới phá phách, chủ nhân còn chưa chết đâu, đâu dến lượt mày ăn vụng đậu phụ huyết, bèn vớ lấy cái rìu chẻ củi bổ ngay một nhát. Ả đàn bà đang cắm cúi ăn, nghe tiếng rìu bổ xuống liền bê cái nồi nhảy ra khỏi cửa.
Lão Ô nghĩa trang đuổi sát theo, chạy đến thung lũng thì đuổi kịp ả, một rìu bổ tới trúng ngay mông, máu tuôn xối xả, ngay lúc đó, một cái đuôi chuột to tướng rơi xuống, thì ra ả này là chuột tinh. Lão Ô trông coi xác chết đã nhiều năm nên to gan lớn mật, trong cơn thịnh nộ định giết chết không tha. Thấy chiếc rìu trong tay lão toan bổ xuống, ả đàn bà liền khóc lóc van xin: “Hôm nay ngửi thấy mùi đậu phụ huyết thơm quá, nô gia thèm không chịu nổi mới mò ra ăn vụng, nào ngờ lại bị tướng công chém đứt mất đuôi, không trở lại nguyên hình được nữa. Nếu tướng công không chê nô gia dung mạo xấu xí, xin nguyện cùng tướng công kết nghĩa phu thê, chung sống qua ngày.”
Lão Ô trước kia là kẻ du côn, lại quanh năm trông coi nghĩa trang, ngay đám đàn ông trong bản cũng ngại va chạm, đàn bà càng không ai chịu gả cho lão, nắng hạn đã lâu mà chẳng gặp mưa rào. Lão nhìn kỹ thấy ả đàn bà này tuy mặt mũi giống chuột nhưng thân hình vẫn là đàn bà, bèn đồng ý lấy ả làm vợ ngay trong đêm đó. Mấy năm sau lão Ô vì lên núi hái thuốc cho vợ chữa bệnh, bị gấu ăn thịt, vợ chồng họ không con không cái, sau khi lão Ô chết đi, vợ lão là Ô thị trở thành quả phụ, tiếp tục kiếm sống nhờ vào nghề trông coi nghĩa trang.
Người già trong bản đều biết chuyện thực ra không phải vậy, Ô thị vốn dĩ không phải chuột thành tinh, mà là một phụ nữ trên đường lánh nạn, lạc bước lên núi nên được lão Ô giữ lại, vì bộ dạng bà ta vô cùng cổ quái nên đám hậu sinh trong bản đặt điều thêu dệt, lời dồn mỗi lúc một nhiều, lâu dần thành quen, mọi người đều gọi bà ta là “Hao Tử Nhị Cô”. Không ít bà mẹ trong bản đều đem bà ta ra dọa trẻ con lúc chúng không nghe lời, còn bịa chuyện Hao Tử Nhị Cô canh hôm khuya khoăt tìm đến bắt người, trẻ con hễ nghe nhắc đến người đàn bà chuột tinh ấy liền nín bặt không dám khóc lóc ăn vạ nữa.
Lão Trần hồi trẻ học cao hiểu rộng, tài trí hơn người, lại rành xem tướng, lão biết trên đời có những người mặt mũi dị hợm, điều này không lạ, chẳng qua mẹnh khổ tướng dữ, khác nào đã xấu lại còn mang áo rách, kiếp này không biết sống ra sao. Lão bèn giải thích cho cả bọn nghe, bảo bọn họ từ nay chớ hàm hồ đoán mò nữa.
La Lão Oai cũng thấy hành động ban nãy của mình thật quá lố bịch, tổn hại đến uy danh nguyên soái, đành chuyển dề tài, hòng tỏ ra hiểu biết vớt vát chút sĩ diện, quay sang hỏi Hoa Ma Linh: “ Ma Linh này, nghe nói tổ tiên mấy đời nhà chú nổi tiếng trong nghề khám nghiệm tử thi, chú có biết Hao Tử Nhị Cô này vì sao mà chết không?”
Hoa Ma Linh quay sang nhìn cái xác, đá mắt hai cái dã hiểu rõ sự tình, mặt thoáng biến sắc nói: “ Bẩm thủ lĩnh, tiểu nhân bất tài, thấy môi xác chết xanh đen, ngũ quan khép chặt, giống như trong miệng chứa đầy thi độc, lẽ nào trong nghĩa trang này có kẻ giả dạng xác chết… hạ độc bà ta?”


Nguồn 5book.vn 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Blog liên quan : Blog zing | Blogspot | Blog tiếng anh | Facebook
Copyright © 2011 - 2014. Thuy trinh's blog - All Rights Reserved