Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info.

13 thg 1, 2014

Thi vương Tương Tây - Chương 11 - 16 (Thiên Hạ Bá Xướng)

Chương 11: Tiểu Đoàn Công Binh

Dưới khe núi sâu của đình Bình Sơn sương trắng cuộn bay, vết nứt tự nhiên sâu không thấy đáy này khiến ngôi mộ cổ trong lòng núi lộ ra, nếu có thể xuống thẳng địa cung từ đây sẽ giảm bớt được biết bao công sức đào đá dỡ núi. Nhưng theo tuyền thuyết về mộ cổ Bình Sơn lưu truyền bấy lâu, chưa từng có ai lấy được châu báu từ đó trở về, bọn sơn tặc thổ phỉ trong vùng cũng đã nhiều lần định đột nhập mộ cổ từ vết nứt này, song đều bỏ mạng dưới đáy vực, không ai biết dưới lớp sương mây bí ẩn kia chứa đựng những hiểm nguy gì.
La Lão Oai nhân lúc mọi người không để ý, bắt anh chàng người Miêu nàu nhảy xuống khe núi thăm dò địa cung mộ cổ, xem rốt cuộc vì sao dưới đó chỉ có đi mà không có về.
Quân phiến loạn thời đó chính là Lão Thiên Vương, bách tính có câu ví von rất chuẩn xác rằng: “ đuôi của lừa mẹ không cần vé, bao súng của lão Vương là giấy thông hành”, am chỉ bọn phiến quân ăn uống, đánh bạc, chơi quỵt gái điếm xong việc là vỗ bao súng xoay người đi thẳng, nếu có giết mấy mạng thảo dân trong núi cũng là chuyện thường tình như người ta di mấy con kiến. Vì vậy chuyện sống chết của một tay người Miêu sao có thể làm bận lòng La Lão Oai.
Anh chàng người Miêu bị dí súng vào đầu, sợ đến vãi cả cứt đái, hai đầu gối nhũn ra, quỳ sụp xuống đất ôm chân La Lão Oai mà cầu xin tha mạng. Khe núi này sâu hun hút, người nhát gan đứng từ trên nhìn xuống đã hoa mắt run chân, nào có dám xuống dò tìm địa cung mộ cổ gì.
La Lão Oai không thèm để ý, kéo xểnh xệch anh ta tới bên cạnh miệng vực, đang định dùng vũ lực đẩy anh ta xuống thì trông thấy sương màu trong khe núi bốc lên, dưới vực vọng lên tiếng ầm ầm như có cả đoàn xe lửa chạy qua, vách núi rung lên bần bật, tựa hồ trời long đất lở. Lão Trần mặt biến sắc, khoát tay kêu to: “chuồng lợn, mau tránh ra!”
Những người còn lại thấy thủ lĩnh ra hiệu rút gấp thì biết có sự chẳng lành, ngay cả la lão oai cũng quên béng mất anh chàng người Miêu, cắm đầu chạy như bay xuống dưới núi, đến lưng chừng mới dám dừng lại. lão trần thở phào nói: “Nguy hiểm quá, ngọn núi này quả nhiên danh bất hư truyền, cầu vồng trong khe núi không phải ánh sáng của châu báu trong mộ cổ mà đều là khí độc do trùng độc, rắn, rết nhả ra. Hiện giờ vẫn chưa thể phán đoán đó là thứ gì, nhưng theo thanh thế này thì hẳn là vật độc được tiềm dưỡng cả trăm năm. Khi mặt trời ngả bóng, khí độc sẽ từ dưới vực sâu bay lên, vừa nãy nếu chúng ta không nhanh chân chắc giờ đã trúng độc mất mạng rồi.”
Bọn la lão oai và Hoa Ma Linh nghe vậy không khỏi kinh hãi. Bấy giờ phương pháp phòng độc còn lạc hậu, đám trộm cướp này giết người như ngóe, không sợ binh đao lửa đạn, chỉ sợ khí độc. Hơn nữa không biết khí độc do loài vật độc nào nhả ra, khó mà có thuốc giải cứu chữa, một khi trúng độc chỉ còn nước chết. Trong tiếng lóng của dân đồ đấu xả lĩnh, mộ cổ có độc được gọi là “hầm đen”, cửa hầm đen chính là chuồng lợn. Thời xưa chuồng lợn đa phần dựng ngay bên cạnh hầm chứa phân, thứ mùi ở hai nơi này trộn lẫn khó ngửi vô cùng, chẳng ai muốn tới gần. Dân đồ đấu gọi độc là hầm đen, có ý cần phải tránh xa, ám ngữ này đến cuối thời Thanh đầu Dân quốc đã không còn được sử dụng, nhưng từ xưa tính lại, đám lực sĩ xả lĩnh đào mồ quật mà chết trong hầm đen không đếm xuể.
La lão oai thấy lòng núi có trùng độc, vẫn không cam tâm, bèn hỏi lão trần không lẽ bỏ cuộc ở đây.
Lão trần lắc đầu, làm bộ làm tịch nói: “Sơn dân ắt có diệu kế nhưng đây không phải là chỗ nói chuyện, chúng ta hẵng lên núi bàn tiếp.” Rồi nhân lúc trời còn sáng, lão dẫn mọi người quay lại nghĩa trang Lão Hùng Lĩnh, lấy nhà khách của người chết này làm sở chỉ huy tạm thời.
Trước mặt lão trần, la lão oai tuy không giết người Miêu đẫn đường, nhưng cũng không thể thả anh ta đi vì sợ lộ bí mật quân cơ, đành tạm bắt theo làm chân hậu cần, lo mấy việc gánh nước quét nhà.
Anh chàng người Miêu vừa từ cõi chết trở về, nào dám trái ý dám cướp, vội vàng sắp sửa dọn lấy một căn phòng rộng rãi, khiêng cái bàn bat tiên cũ nát và mấy chiếc ghế vào bày. Bọn lão trần và la lão oai khuềnh khoàng ngồi xuống, cơm rượu xòn xuôi, bắt đầu bàn mưu tính kế suốt đêm, tìm cách quật ngôi mộ cổ trong Bình Sơn.
Lão trần là thủ lĩnh đội đổ đấu xả lĩnh, đương nhiên chính là người vạch ra mớ kế hoạch này. Qua chuyến khảo sát hôm nay, có thể phán đoán trong núi Bình Sơn có ít nhất dăm ba huyệt động lớn, nói với nhau thông qua hành lang. Lối vào hành lang nằm ngay cạnh địa môn, tuy đã bị che kín, nhưng lão trần vỗ giỏi quyết “văn”, nghe tiếng mưa gió sấm chớp là có thể tầm long yểm huyệt, muốn ước chừng vị trí huyện môn không phải chuyện khó, chỉ cần có đủ thuốc nổ, cho nổ mấy tầng đất đá bên trên, chắc chắn sẽ đào được cửa mộ nằm sâu trong lòng đất. Có điều mộ đời Nguyên chôn sâu táng lớn, nếu trực tiếp đào núi dỡ đất, e rằng phải tiêu tốn mất nhiều sức người sức của.
Hơn nữa khe vực trên đỉnh núi ít nhất cũng đã có từ hai, ba trăm nẵm, trông như dùng rìu bổ xuống, sương ngũ sắc bay lên rừ dưới đáy vực chỉ khi ánh nắng mặt trời chiếu rọi thì khí độc mới tiêu giảm. Khe núi này tuy có thể dẫn thẳng tới địa cung, nhưng bên trong nhất định có loài thực vật cực độc nào đó chiếm cứ làm hang ổ, xuống địc cung từ đây. Dù có tránh được khí yêu độc thì cũng khó thoát bị ăn tươi nuốt sống.
Xét trên những nhân tố này, lão trần thấy nếu chỉ dựa vào sức của phái xả lĩnh thì đại sự khó thành, có ý nhớ đến Ban Sơn đạo nhân tới trợ giúp. Nhưng bọn Hoa Ma Linh lại không biết nhiều về thuật Ban Sơn Phân Giáp, cho rằng đó đều là mấy lời đồn đãi truyền kỳ, vốn không phải là thật. thời buổi thiên hạ đại loạn, thần tiên cũng khó tránh nổi mũi tên hòn đạn, dù bản lĩnh tày trời, thì chỉ bằng một băng đạn quét qua cũng gục cả thôi, trên đời này làm gì có phép với thuật.
Lão trần trách mắng, nói các người đều là ếch ngồi đáy giếng, chỉ biết cạy đông thế lớn, ỷ vào thuốc nổ khí giới xẻ núi đổ đấu mà cou thường thiên hạ. Ngày nay ngoài đám trộn cắp tép riu, bậc trộm cướp có đạo vẫn tồn tại ba phái lớn là Phát Khâu, Mô Kim, Ban Sơn và Xả Lĩnh. Mô Kim đào mộ dùng “thần”, xả lĩnh dùng “sức”, còn Ban Sơn thì lại dùng “thuật”, thuật cơ huyền diệu, quỷ thần khó đoán, lớn có thể dời non lấp biển, nhỏ có thể xuyên qua lỗ kim, đi đến ngàn dặm, không gì ngăn nổi, lẽ nào lại không có “thuật”?
Hoa Mai Linh biết lão trần vốn tính kiêu căng, không đời nào giương cao uy phong của người ta mà giảm nhuệ khí quân mình, đã nói như vậy hẳn là thực sụ coi trong thuật Phân Giáp của Ban Sơn đạo nhân, lại thấy ngôi mội cổ Bình Sơn không dễ xơi nên mới chủ trương dùng sức của xả lĩnh kết hợp với thuật của Ban Sơn, đôi bên hợp tác hành sự mới là sách lược vẹn toàn, trong bụng khâm phục lắm.
La lão oai nghe xong kế hoạch của lão trần lập tức vò đầu bứt tai; “ con bà nó, đợi lũ đạo sĩ tép riu ấy từ đất Kiềm quay lại thì biết bao giờ. Mỡ dâng đến miệng rồi còn khó trôi…” Hắn không đành lòng để Ban Sơn đạo nhân nhúng tay vào việc này, dù bọn họ tìm thuốc hay tìm ngọc, theo quy định trong giới lục lâm, ít nhất một phần minh khí lấy được sẽ bị chia sẻ. Trên đất Tam Tương Tứ Thủy, đám trộm xả lĩnh chỉ cần hô một tiếng cũng có thể tập hợp mấy trăm cao thủ đổ đấu bất cứ lúc nào, lại thêm trong tay la đại soái hắn còn mấy vạn người súng, với thực lực này, muốn quật một ngôi mộ cổ mà còn phải đợi mấy tay đạo nhân tới giúp? Chuyện này lọt ra ngoài thì khó nghe nhường nào, từ nay phái xả lĩnh biết giấu mặt đi đâu?
La lão oai nhăm nhăm lợi ích của mình, bèn khuyên lão trần đừng đợi đám ban sơn đạo nhân nữa, bọn ta cứ xúc tiến đi thôi, trong tay đã có sẵn tiểu đoàn công binh quật mộ trang bị đến tận răng, có cổ mộ nào không phá nổi? Chỉ cần kế hoạch hợp lý thì lo gì không phá đc Bình Sơn, có mất đi ngàn lính cũng mặc, ở cái thời mạng người không đáng một xu này, mẹ kiếp, chỉ cần bạc trắng và thuốc phiện là có thể dựng cờ chiêu binh. Bọn lính kiếm cơm muốn bao nhiêu có bấy nhiêu, không đủ thì ta lại bắt gia đinh trai tráng. Chỉ cần đào được mộ cổ trong Bình Sơn, phát bội tài, mẹ kiếp, lúc ấy muốn bao nhiêu người bao nhiêu súng mà chả được.
Lão trần vốn tính tự cao, trước đây chẳng phải hiểm nguy, từng được thủ lĩnh Ban Sơn Gà Gô cứu mạng hai lần, trong lòng không khỏi rấm rứt, thấy mình thế nào vẫn kém ban sơn đạo nhân một bậc. lúc này nghe la lão oai ngon ngọt lão cũng thấy có lý, nếu phái xả lĩnh đơn phương hành sự, tuy về nhân lực sẽ tổn thất nặng nề, nhưng việc lơn mà thành, đám đạo sĩ Gà Gô kia ắt phải chống mắt lên xem thủ pháp cao cường của phái xả lĩnh. Khi xưa lên núi dốc lòng khổ luyện suốt mấy năm trời, giờ có cơ hội tốt dương danh lập vạn, làm lão bỏ qua sao cho nổi.
Nghĩ vậy, lão trần hạ quyết tâm quay sang nói với mọi người:” Các anh em, phái xả lĩnh chúng ta từ khi gia nhập nghĩa quân Xích Mi, gây bè kết đảng, tụ nghĩa lục lâm, đã tuân theo di huấn tổ sư gia thay trời hành đạo, quét sạch bọn bất lương. Thường nghe câu “kẻ ăn không hết người lần chẳng ra”, thật đúng trời xanh không ngược đãi chúng dân. Nay mộ cổ trong núi Bình Sơn vàng bạc châu báu nhiều không kể xiết, đều là mồ hôi xương máu của bách tính bao đời tích tụ, rất hợp với tôn chỉ phái xả lĩnh chúng t, hãy đoạt lấy châu báu trong mộ để cứu tế lương dân, hoàn thành đại nghiệp.”
Các thủ lĩnh trước đây của phái Xả Lĩnh không ai có tài ăn nói như lão Trần, chuyện đào mồ trộm mả mà lão mang ra nói thành chuyện đường đường chính chính, khí khái quyết liệt, khiến bọn La Lão Oai nghe xong đều mắt tròn mắt dẹt, khâm phục bội phần, nhao nhao hiến cách bàn mưu, lên kế hoạch cho hành động trộm mộ lần này.
Trước tiên, lão Trần bảo La Lão Oai viết một bức mật lệnh, đóng dấu ký tên, giao cho gã câm Côn Luân Ma Lặc mang đi, hỏa tốc điều quân đội tới.Đội quân mai phục bên dãy thành cổ Miêu cương được chia thành ba cánh, trong đó có cánh quân gồm gần trăm tên thảo khấu Tương Âm, là đám trộm mộ Xả Lĩnh do lão Trần trực tiếp thống lĩnh; hai cánh quân còn lại đều là thuộc hạ của La Lão Oai, cánh lớn nhất quân số lên tới mấy trăm người, gọi là “tiểu đoàn công binh”. Thực ra trong đội ngu phiến quân hỗn tạp kiểu này, biên chế đều không chính quy, lính tráng phần lớn không thể tham gia đơn vị công binh chuyên nghiệp. hơn nữa tiểu đoàn này được La Lão Oai lập ra cũng không phải để đào công sự hay đặt địa lôi mà thực chất chỉ là đội quân đồ đấu chuyên đi đào mồ quật mả, tập hợp những kẻ to gan lớn mật, không tin vào tà thuật yêu ma, chỉ cần tiền không cần mạng, được đào tạo qua loa,sau đó trang bị các lọa khí giới của phái Xả Lĩnh, cấp nhiều la và ngựa để chuyên chở mìn pháo thuốc nổ, hoặc vận chuyển của cải châu báu đào được từ mộ cổ.
Ngoài ra còn có một tiểu đội súng ngắn, gồm các tay chân thân tín của La Lão Oai, tương đương một đội quân thiện chiến, có trách nhiệm trừng trị những kẻ dám lấy trộm bảo vật minh khí, hoặc tìm cách bỏ trốn trong quá trình trộm mộ. Quân sí trong đội súng ngắn được trang bị vũ khí tinh nhuệ của quân đội Đức, mỗi người hai khẩu M1932, sức chiến đấu và hỏa lực đều mạnh.
Đây là loại súng mô de của Đức, hộp tiếp đạn lớn nhất có thể chứa đến mười hai đầu đạn. Sau cách mạng Tân Hợi, các phiến quân hỗn chiến liên miên, cộng đồng quốc tế liền áp dụng luật cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc, hạn chế quân đội Trung Quốc mua súng trường và súng máy hạng nặng. Song các phiến quân vì muốn tăng cường hỏa lực cho đội quân của mình tất có cách lách luật. Loại súng mô de do Đức sản xuất được liệt vào hàng súng ngắn tự vệ, không nằm trong danh sách cấm, nhưng nòng súng to, tầm bắn xa, lực sát thương lớn. Súng có chốt bắn nhanh và bắn tỉa, khi gạt sang chế độ bắn nhanh có thể xả một loạt hai mươi viên đạn, sánh ngang súng máy, hơn nữa lại có thêm báng súng tăng độ chuẩn xác, có thể dùng thay súng cạc bin, xét từ mọi góc độ đều xứng đáng là loại vũ khí cá nhân vô cùng thiết thực hữu ích.
La Lão Oai nhờ trộm mộ mà phát tài nên mới lập ra đội biệt động súng ngắn này, bỏ một khoàn tiền lớn mời giáo viên người Đức tới huấn luyện, đặt dưới quyền mình trực tiếp chỉ huy. Lần này tới Lão Hùng Lĩnh bên dòng Mãnh Động, Tương Tây khai quật mộ cổ, chính là dải địa bàn tranh chấp giữa mấy đám phiến quân khác, không khéo xảy ra xung đột vũ trang, thêm nữa cũng phải đề phòng đội công binh mang toàn súng Hán Dương Tạo kia thấy tiền lóa mắt trở mặt làm phản, nên lão đặc biệt điều tiểu đội quân súng ngắn tới đây.
Lão Trần muốn cùng lúc xâm nhập cả vào huyệt môn lẫn địa cung, nên ngoài thuốc nổ còn lênh cho tiểu đoàn công binh mang thoe một lượng lớn vôi bột và chu sa thần châu, chuẩn bị đối phó với loài trùng độc cự xà ẩn mình dưới vực. Gã câm Côn Luân Ma Lặc nhận lệnh lê đường, vốn gã là người rừng sống trong núi, tứ chi dài thượt, toàn thân rắn chắc, hai gan bàn chân dày cộp vết chai sần, nhìn chẳng khác một con tinh tinh đen trụi lông, trèo núi vượt đèo như đi trên đất bằng, quãng đường từ Lão Hùng Lĩnh tới thành Miêu Cương chỉ là chuyện nhỏ với gã. Tuy vậy, quân nhu tiểu đoàn công binh mang theo khá cồng kềnh, gã câm xuất phát ngay trong đêm, có lẽ phải chập tối mai mới dẫn được quân đội tới.
Đám trộm mộ bố trí đâu vào đấy, đêm hôm đó nghỉ ngơi dưỡng sức, sáng sớm hôm sau lại bắt anh chàng người Miêu dẫn đường xuống đi một vòng quanh chân núi Bình Sơn. Ngọn Bình Sơn ngoài bốn bề cổ thụ cao vút, trong khe núi còn có vài dòng thác trong đục chảy ra. Người Miêu dẫn đường nói trong núi vốn không có mạch nước ngầm, chắc hẳn là do mưa lớn tích lại trong núi, cuốn trôi đất đá, trút xuống đỉnh núi xanh âm u này.
Nghe nói có nước đọng trong Bình Sơn, lão Trần không khỏi chau mày lo địa cung bị ngập nước, cổ vật rất dễ bị nước mưa ăn mòn. Nếu quả như vậy, minh khí trong điện sâu có thể đã bị hủy hoại từ lâu, chỉ e chuyến này công cốc. Nhưng trong lúc nghe đất tìm long mạch, lão thấy trong núi phải có tới mấy địa huyện rộng ngang cỡ tòa thành, thông với nhau bằng hành lang, nếu nước mưa tràn vào một hai địa cung, chỉ cần trong mộ đạo lớp lớp đóng chặt, chắc sẽ còn một phần mộ thất tương đối nguyên vẹn, cũng không cần quá lo.
Đoàn người mõ mẫm quanh núi Bình Sơn, đến đâu cũng bắt gặp những cầu đá đền đá, đều là di tích kiến trúc thời Tống Nguyên, bị phá hủy dưới thời Nguyên. Mộ cổ đời Nguyên không được xây trên mặt đất, cũng không có tượng đá, bia đá, mà chỉ sót lại vài dấu vết nho nhỏ của các hố đầm đất lấp đá, song không thể qua nổi cặp mắt cú vọ của lão Trần. Những hố đất bịt đá này chắc chắn đều là các lò tuẫn táng, bên trong chẳng có gì đáng tiền. lão Trần vừa nhìn ngó xung quang vừa ra lệnh cho thủ hạ là Hồng cô nương vẽ lại địa hình Bình Sơn ra giấy. Ngàn thước xem thế, trăm thước ra hình, đứng dưới núi quan sát , tầm nhìn bị hạn chế, vẽ bản đồ nhìn sẽ rõ ràng hơn nhiều.
Khối nham thạch hình dáng kỳ quái tuy đức gãy hung hiểm, nhưng vẫn tuân theo luật âm dương, hiển lộ khí thế phi phàm. Lão Trần đi được một vòng quanh chân núi thì mặt trời cũng sắp lặn, lão không dám lưu lại trong rừng rậm quá lâu, đang định dẫn mọi người quay về sở chỉ huy lâm thời đặt ở nghĩa trang, nào ngờ đi được nửa đường bỗng thấy có một hố huyệt bị đào rỗng, đám giun đất và chuột trũi bên dưới thấy có bóng người liền toán loạn chui rúc xuống đất. Dưới huyệt mộ cỏ dại chen chúc um tùm, lão trần nhìn thấy cảnh tượng này sực nhớ ra một chuyện, vội túm lấy cổ áo người miêu dẫn đường, gằn giọng hỏi: “Hôm qua mày nói trong Bình Sơn chôn Thi Vương là ý làm sao?”
Anh chàng người Miêu bị lão Trần hỏi vặn, sắc mặt lập tức xám ngoét, còn khó coi hơn cả người chết, tựa hồ có tai họa sắp đổ xuống đầu: “Nói để thủ lĩnh hay, ngàn vạn lần không thể vào trong lòng núi, đó là chỗ ai cũng không dám vào, động dân chúng tôi đều biết Bính Sơn là đất dời thây mà.”

Chương 12: Đất Dời Thây


Người sau khi chết được khâm liệm, đặt vào quan quách rồi chôn xuống đất, giả sử có cơ hội đào đất bật săng, sẽ thấy thi thể dù mới hay cũ, chỉ cần chôn cạnh ngọn Bình Sơn, thì lập tức không cánh mà bay. Tuy lớp đất bên trên vẫn còn nguyên vẹn, nắp áo quan cũng không hề bị cạy mở, nhưng bên trong chỉ còn lại vài bình gốm đũa tre tuỳ táng, áo liệm mặc theo người chết vẫn nguyên xi, cúc áo không hề bị mở, nhưng tuyệt nhiên không thấy mẩu xương thịt nào.
Dân bản địa thường truyền tai nhau rằng, trước khi binh lính nhà Nguyên đánh tới, Bình Sơn vốn là cấm địa luyện đơn của hoàng đế. Ngoài lý do địa hình đặc thù, được trời phú cho nhiều hang động tự nhiên, còn có một nguyên nhân quan trọng khác là vì Tương Tây Thần Châu sản xuất nhiều chu sa, thuỷ ngân tinh luyện từ chu sa vốn là nguyên liệu không thể thiếu trong quá trình luyện đơn. Nơi đây luyện từ những loại thần dược trường sinh bất lão cho tới phương thuốc bí truyền chốn phòng the, nên trong núi quanh năm dào dạt dược khí.
Lâu dần, nham thạch bùn đất trên Bình Sơn cũng nhiễm phải dược khí tiêu xương hoá cốt, thi thể hễ chôn trong núi chỉ còn lại làn khí mờ, lưu động theo dòng khí trong địa mạch, hành tung bất định, bởi thế nơi này được gọi là đất dời thây. Chỉ có cái xác cổ của vị tướng nhà Nguyên đặt trong lòng núi do trúng phải tà thuật của động dân mà chết, biến thành cương thi không thể thối rửa, lại hấp thu dược lực của tiên đơn trong mộ nên đã thành tinh.
Nghe nói sau khi vết nứt trên núi để lộ ra ngôi mộ cổ, cứ cách mấy chục năm lại có người nhìn thấy cương thi mình mặc áo giáp, đầu đội mũ giáp xuất hiện trong núi, ai cũng nói chính mắt nhìn thấy chứ không phải chỉ nghe kể lại. Ở Tương Tây thịnh tục đuổi thây, người Tương Tây đặc biệt tin vào những chuyện cương thi tác oai tác quái, họ đồn đãi nhau rằng trong Bình Sơn có Thi vương, biết bao người vào núi đào mộ hay hái thuốc đều bị cương thi và âm binh hãm hại, tam sao thất bản, còn ai ăn gan hùm mật gấu dám bước vào địa cung mộ cổ trong lòng núi nữa?
Lão Trần nghe xong chỉ cười nhạt, lão hiểu rộng biết nhiều, mấy lời đồn đãi của đám thổ dân sao doạ nổi. Cái tên đất dời thây lão quả có nghe qua, nhưng đó chỉ là truyền thuyết Vu Sở thời Xuân Thu Chiến Quốc, trên đời lấy đâu ra đất dời thây thực? Mộ thời Nguyên thường chôn sâu táng lớn, bên trong ẩn chứa vô vàn phương kỹ phòng trộm của Tây Vực, đồ bồi táng cũng chẳng bằng mộ đám vương tôn quý tộc Trung Thổ, nên xưa nay không phải là mục tiêu hàng đầu của dân trộm mộ.
Tuy vậy, vị tướng nhà Nguyên được chôn trong núi Bình Sơn lại chết trước khi lâm trận, trong cuộc càn quét tàn sát người Miêu bảy mươi hai động ông ta chắc hẳn đã cướp được không ít của cải, lại thêm số châu báu nhiều không kể xiết bao đời Hoàng gia cúng tiến cất cả trong điện tối địa cung, e rằng số minh khí tàn trữ trong ngôi mộ đời Nguyên này cũng không thua kém bất kỳ lăng mộ Đế vương nào. Ngôi mộ cổ này hình thể đặc biệt, quân số ít ỏi khó mà đào được, hơn nữa lại nằm ở nơi xa xôi hẻo lánh, hiếm người biết đến, nếu không dân đổ đấu đã kéo tới từ lâu, chứ sao còn đến ngày nay. Hiện giờ cơ duyên đã đến, đây chính là cơ hội để phái Xả Lĩnh hoàn thành đại nghiệp.
Lão Trần tính toán, đám bọn họ từ nơi xa đến, không quen đường sá, nếu không có người dẫn đường sẽ khó làm nên chuyện, vì thế không thể giết người diệt khẩu. Có điều trước tiên phải vỗ yên anh chàng người Miêu này đã, bằng không để anh ta lỡ lời lộ ra chuyện gì làm dao động lòng quân thì gay. Lão bèn nói với anh ta: “Không phải khoác lác đâu, nhưng nhân sĩ ở Tương Âm đều biết ông chủ Trần ta giỏi nhất bắt quỷ đuổi thây, lại thêm tính tình hào sảng, sẵn lòng giúp đỡ người tốt. Giờ có ý dẫn thuộc hạ đi trừ hại cho dân, tiêu diệt cương thi trong núi Bình Sơn, nếu ngươi chịu giúp, sẽ không thiếu phần của ngươi đâu.” Nói đoạn nhét vào tay anh ta mười đồng bạc.
Anh chàng người Miêu thấy ông chủ Trần ra tay hào phóng, còn đại soái La hễ trợn mắt là muốn giết người, hễ có ý bất phục là mất mạng ngay, hai lão tổ tông này một người mặt đỏ một người mặt đen, cả hai đều không thể đắc tội, giữa cục diện vừa cương vừa nhu, có chạy cũng không thoát, muốn giữ tính mạng chỉ còn cách phục tùng nghe lời, dù lên núi đao xuống biển lửa cũng phải theo. Nghĩ vậy, anh ta không dám hé răng nửa lời, vội vã dẫn đám trộm xuyên qua cái hố tuỳ táng đã bị sơn tặc khoét rỗng, trở về nghĩa trang Lão Hùng Lĩnh.
Qua mấy lần khảo sát thực địa, nắm được tình hình, bọn lão Trần đã có tính toán đâu vào đấy, chỉ còn đợi gã câm Côn Luân Ma Lặc dẫn tiểu đoàn công binh tới là có thể bắt tay vào việc. La Lão Oai chờ đợi mà lòng nóng như lửa đốt, cứ hỏi đi hỏi lại lão Trần châu báu trong địa cung có thể vận chuyển bằng xe hay không; đám tướng sĩ nhà Nguyên chôn trong mộ cổ có phải đều là lính Mông Cổ hay không.
Lão Trần nói mấy ngày nay trời vừa tờ mờ đã đi khảo sát, biết được rất nhiều căn nguyên. Ngôi mộ cổ này tuy đã lộ ra từ thời nhà Thanh, nhưng một là địa hình hiểm trở, hai là bên trong lắm cạm bẫy trùng độc nên những tên trộm mộ tép riu không làm gì được, mười phần chắc chín rằng trong địa cung châu báu chất cao như núi, điều đáng lo là có thể bị mưa gió ăn mòn nghiêm trọng.
Ngoài ra binh tướng nhà Nguyên cũng không hoàn toàn là người Mông Cổ, năm đó quân Nguyên san bằng Tây Vực phía Bắc Trung Quốc, tiến xuống phía nam, khí thế ngang liên quân tám nước đánh thành Bắc Kinh năm Canh Tý, là liên quân của các ngoại tộc Tây Vực, trong hàng ngũ cũng có cả đám lính người Hán đầu hàng, thành ra phong tục mai táng không hề giống nhau. Bọn họ biến động núi tự nhiên Bình Sơn này làm huyệt mộ, cũng hòng trấn áp Long khí Nam triều. Bình Sơn xưa nay là cấm địa của Hoàng gia, vốn đã có rất nhiều bẫy mai phục phòng bọn trộm thuốc, sau khi lấp kín thành mộ thất khổng lồ, hệ thống bẫy này đa phần đều được giữ lại, lát nữa chúng ta vào đó nhất định phải cẩn thận đề phòng.
Chuyện vãn trời cũng đã ngã về chiều, đến khi nhá nhem gã câm mới dẫn ba cánh quân hỗn tạp về tới nơi. Hơn trăm tên trộm mộ thủ hạ của lão Trần tuy là tạm thời chắp vá nhưng đa số đều có quen biết từ trước, đã qua thao luyện tương đối nên không đến nỗi hỗn loạn. Trái lại, quân đội dưới trướng La Lão Oai về cơ bản là một đám ô hợp, lính tráng trong tiểu đoàn công binh đào mộ này không phải là con nghiện thì là phường đàn điếm, xóc đĩa tổ tôm, kẻ nào kẻ nấy đều coi tiền hơn mạng sống, cũng chỉ bọn họ mới có gan đào mộ quật mả, chẳng kiên dè gì.
Đối với mấy phiến quân các vùng lân cận, La Lão Oai như cái đinh trong mắt cái dằm trong thịt, lần này hắn rời khỏi hang ổ vào sâu đất Tương Tây trộm mộ, nhất nhất đều bí mật hành động, không dám rêu rao ầm ĩ, cũng không dám điều động đại đội. Nguyên nhân chủ yếu là vì hắn sợ các cánh phiến quân khác phục kích đánh lén, ngoài ra đào mộ quật mả vốn chẳng phải việc tốt đẹp gì, nhỡ lọt ra ngoài chỉ tổ gánh lấy búa rìu dư luận. Mỗi lần đi trộm mộ La đại soái đều chỉ mang theo một tiểu đoàn công binh và một tiểu đội súng ngắn. Chuyện quật mộ trên Lão Hùng Lĩnh Tương Tây lần này cần nhanh chóng bí mật, xong việc là giải tán ngay, toàn bộ quá trình tốt nhất không quá dăm ba ngày, đề phòng đêm dài lắm mộng. Đây không như lãnh địa của hắn, có thể mượn danh nghĩa diễn tập phong toả cả ngọn núi, muốn đào lấp gì cũng được.
Lão Trần thấy người ngựa đã đông đủ, e kinh động đến dân bản địa, không dám nấn ná thêm, quyết định phải nhanh chóng hành động, bèn lệnh cho mọi người trước tiên lấy dải lĩnh đỏ tẩm chu sa buộc quanh cánh tay trái, để ba nhánh quân dễ nhận ra nhau, sau đó đóng quân quanh nghĩa trang, nghỉ ngơi đến tầm nửa đêm thì bắt đầu xuất phát. Dưới ánh trăng đêm, đoàn quân tổng cộng gần một nghìn nhân mạng, kẻ dắt ngựa người dắt la, mang theo đủ loại quân nhu, đi theo anh chàng người Miêu dẫn đường, rồng rắn tiến về ngọn Bình Sơn. Để bưng bít thông tin, phàm những người gặp phải trên đường, bất kể Di Hán đều bị bắt theo làm phu khuân vác. Tờ mờ sáng hôm sau, tiểu đoàn công binh trộm mộ đã tới được địa môn ở lưng đèo Bình Sơn.
Cả đám không đào cửa mộ ngay tại lưng đèo, mà muốn tiết kiệm sức, thâm nhập thẳng địa cung cổ mộ từ khe nứt trên đỉnh núi. Đường núi khúc khuỷu dốc ngược, ngựa lên đến lưng chừng đã phải dừng lại không đi tiếp được nữa, đống vật tư cần thiết lúc này đành chuyển sang lưng đám phu khuân vác. Đoàn người dài dặc men theo con đường đá xanh ngoằn ngoèo lên đỉnh núi, từ trên cao nhìn xuống, chẳng khác nào một con rồng vàng treo mình bò lên chiếc bình cổ.
Buổi sáng hôm đó Bình Sơn sương giăng mù mịt, ngẩng đầu nhìn lên cảm giác như lạc trong sương mù, đến khi lên cao hơn cúi xuống lại thấy mây mù giăng kín dưới chân. Lính công bình đều biết chuyến này lên núi trộm mộ, nếu là đánh trận còn khó tránh có kẻ chùn chân, nhưng đổ đấu thì chẳng khác nào bới đất mò vàng, mong việc tốt nào hơn nữa. Mấy tháng nay chưa thấy lương lậu gì, giờ cuối cùng cũng vớ được ngôi mộ cổ nên ai nấy đều hăng hái hăm hở, tranh nhau theo trưởng quan lên núi, dù đường núi hiểm trở vẫn không than vãn nửa lời.
Thực ra trong quá trình đổ đấu, mấy trăm lính công binh này chỉ đảm nhận vai trò khổ sai làm việc nặng nhọc, giữ vai trò chính đều là đám thuộc hạ của lão Trần. Hơn trăm tên trộm mộ lưng đeo sọt tre, bên trong đựng khí giới độc môn của phái Xả Lĩnh-thang rết treo núi. Đây là loại than tre được chia làm nhiều đốt, là vật dụng không thể thiếu của đám trộm Xả Lĩnh khi đi đổ đấu, dù lên núi xuống động, đối mặt với gian nan hiểm trở đều không thể thiếu loại khí giới này.
Thang rết leo núi gồm những ống tre cỡ bằng cánh tay ghép lại, đây là loại tre bương dẻo nhất, ngâm qua vạc dầu mấy chục lần, có uốn cong cũng không bao giờ gãy. Hai đầu ống tre gắn móc cài trước sau, thân ống khoét hai hốc tròn cỡ thân tre, khi sử dụng các ống tre được xuyên ngang nối với nhau bằng một cây sào dài, làm thành chỗ để chân, phía đầu thang có bách tử câu gắn vào vách đá, nhìn từ xa giống hệt một con rết đốt tre.
Gặp phải vách núi cheo leo hiểm trở không trèo được, từng người luân phiên dựng hai thanh thang rết, móc vào khe đá là có thể thoăn thoắt leo lên vách đá dựng đứng. Thang có tên “treo núi”, nên cũng không phải chỉ có tác dụng leo trèo, “núi” và “đấu” đều là tiếng lóng gọi mộ cổ, núi tức chỉ “sơn lăng.” Do huyệt động hoặc vốn chật hẹp, hoặc bị cho nổ mìn ngổn ngang đất đá, dân trộm mộ khi đi vào khó lòng mang theo dụng cụ cồng kềnh, chỉ riêng thang rết tháo lắp tuỳ ý là có thể chia ra để mỗi người mang theo bên mình, không bị địa hình hạn chế. Ở một số mộ cổ đề phòng địa cung ngập nước, quan quách đều được treo cao giữa mộ thất bằng xích sắt, có thang rết hỗ trợ, trong quá trình đổ đấu sẽ bớt được rất nhiều công sức. Loại thang rết treo núi này nguyên bắt nguồn từ một loại vũ khí công thành của nghĩa quân Xích Mi thời Hán, trải qua biết bao thế hệ bỏ công sửa đổi cải thiện, đến nay mới có hình dạng thế này.
Lão Trần dẫn mọi người lên tới đỉnh núi, thấy sương ngũ sắc vẫn đang bay lên từ dưới khe vực, có điều bấy giờ mới gần chính Ngọ nên sương không dày lắm. Trùng độc trăn độc là những loài ưa tối tăm, lúc này chắc chắn chúng đang lo ẩn nấp, đây chính là thời khắc hành động. Lão khoác tay, ra hiệu cho đám phu khuân vác đem từng bao vôi bột quăng xuống vực sâu. Bao vôi đập phải đáy vực, lập tức vỡ tung, vôi bột bắn ra tung toé, độc vật dùng hung hiểm đến mấy hít phải cũng chết sặc, con nào may mắn thoát chết cũng nhất định cao chạy xa bay.
Song do thời gian gấp gáp, đội công binh chỉ chuẩn bị được hơn hai trăm bao vôi bột, lúc ném xuống vực bị gió thổi mất một phần, số còn lại không phủ kín được đáy vực, thành ra chỉ như chén nước chữa cháy không thấm vào đâu.
Đám người từ trên nhìn xuống, thấy vôi bột ít quá thì lo lắng vò đầu bứt tai, nhưng cũng may trận vôi bột này rắc xuống vẫn đạt được hiệu quả cao, lớp khí độc dày đặc dưới vực đã dần dần tiêu tan, chỉ còn lại mây mù trắng xoá mênh mông. Lão Trần định cử hai ba người thân thủ nhanh nhẹn xuống trước thăm dò liền hỏi cả bọn: “Có ai muốn xuống không?”
Từ đám trộm mộ lập tức bước ra hai gã cao to vạm vỡ, một kẻ tên Trại Hoạt Hầu, một kẻ tên Địa Lý Băng, đều là những cao thủ vượt núi băng rừng. Bọn họ từ lâu đã mong có cơ hội thể hiện trước mặt thủ lĩnh, lần này liền xung phong liều mình xuống vực thăm dò. Lão Trần khen họ dũng cảm rồi lệnh cho hai người leo xuống.
Hai gã trai cúi mình nhận lệnh, miệng ngậm một miếng bánh ngũ độc dược, lưng mang lồng bồ câu thử độc, eo giắt pháo hộp (pháo hộp còn gọi là súng pạc-khọoc tức súng mô de quân đội thường dùng) và dao găm, mũi miệng bịt kín bằng tấm the đen, thả xuống vực hai chiếc thang rết, thoăn thoắt xuyên mây vạt sương, nhanh chóng mất dạng vào màn sương mù. Những người còn lại đứng trên vách vực trông theo mà vã mồ hôi lo thay, chuyến này đi sống chết thế nào đều trông cả vào số mệnh hai người họ.
Lão Trần tuy ngoài mặt tỏ ra bình tĩnh, nhưng thấy việc hung cát khó lường, trong bụng cũng thấp thỏm không yên. La Lão Oai lại càng sốt ruột, liên tục móc đồng hồ quả quít ra xem, nhưng đợi mãi đợi mãi, cổ vẹo mắt mỏi, réo gọi rát cổ bỏng họng mà dưới vực sâu vẫn lặng như tờ, chẳng thấy bất kỳ động tĩnh gì, chỉ có lớp sương mù không lành càng lúc càng dày thêm.



Đúng lúc mọi người đang nóng lòng sốt ruột, bỗng có tiếng tên xé gió từ vực sâu lao vút lên không trung, đó chính là tín hiệu hai kẻ do thám phát ra, thông báo dưới đáy vực không có khí độc.
Đám trộm ồ lên hoan hô, ai nấy kéo tay xắn áo, xin được xuống dưới tác chiến, lão Trần cầm đầu phái Xả Lĩnh mấy năm, biết rõ thời buổi này không còn như thời Tống Giang, muốn làm kẻ dưới phục tùng không thể chỉ nhờ vào cái lỗ miệng, ngoài trọng nghĩa khinh tài, còn phải tiên phong đi đầu, đồng cam cộng khổ, lúc đào mồ cần đích thân xông xáo, không ngại hiểm nguy, phải tỏ rõ bản lĩnh hơn người trước mặt thuộc hạ thì cái ghế thủ lĩnh này mới ngồi vững được. Lão lập tức chọn ra hai ba chục tên tay chân thân thủ nhanh nhẹn, rồi đích thân dẫn đầu, bắt thang rết leo xuống vực.
Độc vật dưới vực sâu có thể chỉ là sợ ánh sáng, hoặc tạm thời bị vôi bột xua đuổi, nên tạm náu vào ngõ ngách nào đó, giờ để cả đoàn cùng vào địa cung vận chuyển bảo vật e vẫn còn quá sớm, chỉ đành dẫn nhóm quân cảm tử tinh nhuệ xuống trước quét sạch hiểm họa ẩn nấp nơi đáy vực.
Mấy chục người dùng móc thừng mềm và thang rết xuyên qua lớp mây mù tụt xuống vách đá, thang tre quẹt qua làm đất đá trong các khe nứt rơi lả tả. Khoảng cách giữa hai bên vách đá khá hẹp khiến âm thanh bị bưng kín, một viên đá nhỏ rơi xuống cũng có thể phát ra tiếng động rất lớn, lỗ tai người nào người nấy lùng bùng tiếng vọng đá rơi. Vách đá rêu xanh trơn trượt, dây leo chằng chịt, chỉ lơ là một chút là có thể trượt chân rơi xưống, hoặc chẳng may thang rết bị tuột thì cả bọn coi như mất mạng. Một thử thách khảo nghiệm cả tinh thần lẫn thể lực, song đám trộm đều là những tên bạt mạng, theo thủ lĩnh nín thở ngậm tăm, lẳng lặng leo xuống đáy vực.
Càng đi sâu vào lớp sương mây, ánh sáng càng tù mù, hai bên vách đá ướt đẫm nước, khí lạnh bức người, toán trộm ước chừng địa cung đã ở không xa, âm khí càng lúc càng nặng nề, mộ cổ táng lớn chắc nằm ngay trước mắt, tinh thần cả bọn phấn chấn hẳn lên. Thời đó phương thức thắp sáng trong núi chủ yếu chỉ có đốt đuốc bằng tre hoặc nhựa cây, đèn bão dùng dầu hỏa là thứ xa xỉ không phải ai cũng có tiền dùng. Vậy mà dân trộm mộ không chỉ sắm được đèn bão, đèn măng sông, còn tậu được cả đèn mỏ từ tay chủ hầm mỏ Đông Dương, tóm lại là đa dạng muôn vẻ, không trang bị đồng nhất. Bấy giờ đèn mỏ đèn bão mỗi người đeo bên mình đều được bật lên, bỗng chốc trên vách núi ẩm thấp mịt mùng như có đến mấy chục con đom đóm lập lòe nhấp nhô lên xuống.
Lão Trần có cặp dạ nhãn nên không cần đèn cũng chẳng cần đuốc, là người đầu tiên xuống vực, cũng là người chạm đáy trước tiên. Khe nứt trong núi Bình Sơn càng xuống sâu càng chật hẹp, chỗ hẹp nhất hai người đứng không đủ cựa mình, gọi là đã tới đáy, chứ thực ra vết cắt trong lòng núi vẫn còn kéo dài xuống dưới nữa.
Một hang động đá vôi rất lớn lộ ra trong khe núi, lòng hang sâu rộng, chỉ nghe gió dữ rít gào, tuy tầm nhìn bị hạn chế nhưng vẫn có thể cảm nhận không khí tối tăm nặng nề hết sức bên trong. Ngay phía dưới khe nứt là một tòa điện thờ sừng sững thâm nghiêm, lợp ngói lưu ly như vảy cá, nằm lọt thỏm vào lòng hang, bên trên mái ngói phủ đầy vôi bột vừa ném xuống, bên dưới rui mộc lộ ra cả. Trên nóc hang đóng một lớp sương thủy ngân, xem ra trước đây trong địa cung từng có rất nhiều thứ này, nhưng đến nay đã bốc hơi hết qua khe nứt, chỉ để lại vô vàn những đốm đen sì loang lổ. Lão Trần rón rén bước trên thanh rui mộc, tới một nơi chắc chắn bèn dừng lại cất tiếng hú gọi Trại Hoạt Hầu và Địa Lý Băng.
Trên mái điện thờ sương mây mù mịt, không hề thấy dấu vết nào của hai người họ. Lúc này Hoa Ma Linh cũng dẫn những người khác lục tục kéo tới, đảo mắt một lượt rồi hỏi: “Ông chủ, sao giờ?”
Lão Trần nói: “Đến cái điện xiêu vẹo này thì Trại Hoạt Hầu và Địa Lý Băng không thấy đâu nữa rồi, anh em phải hết sức cẩn thận, tìm trên mái trước đã.” Hoa Ma Linh biết trong địa cung đâu đâu cũng có nguy hiểm rình rập, vội vàng khoát tay, đám trộm mộ nhất loạt rút khí giới, vừa giơ cao cây đèn bão vừa dán sát người trên những tấm ngói lưu ly kiếm tìm tung tích đồng bọn.
Cả bọn tản ra tìm kiếm, mò mẫm từ bên mái sập này sang đến bên mái sập kia vẫn không thấy tăm hơi họ đâu cả. Hai con người bằng xương bằng thịt vậy mà sống không thấy người chết không thấy xác, nhưng vừa mới đây thôi bọn họ còn từ đáy vực bắn tên lên báo hiệu, giả như xảy ra sự cố trong lúc đám trộm leo xuống thì với đôi tai thính nhạy của lão Trần, lại thêm trong vực núi vọng lên, nhất định phải nghe thấy động tĩnh , lẽ nào là gặp ma. Bình Sơn là núi luyện đơn, không thể xem thường, bên trong mộ cổ không có gì thì thôi, nếu có chắc chắn phải là thứ hiểm độc. Nghĩ đến đây, vẻ âm u trong địa cung càng khiến người ta lạnh buốt sống lưng, nổi cả da gà.
Ra tới mép ngoài mái điện, có thể thấy huyệt động sau điện đã bị bịt kín bằng đá tảng, xung quanh dựng mấy dãy hành lang quây vuông hình chữ hồi, lại có cả một ngọn giả sơn đắp bằng đá Thái Hồ, trông như một vườn hoa, những chỗ lõm tích đầy gỗ mục, đọng ứ nước bẩn hôi thối. Trên nóc động gác rất nhiều máng đá, không biết để làm gì. Đám trộm thấy cửa điện đã bị lấp, đành quay lại chỗ mái điện đổ nát. Hoa Ma Linh vứt xuống một ít phốt pho, ánh sáng bừng lên trong gian điện tối om, trước mắt bọn họ hiện lên những cột trụ sơn đỏ, cảnh tượng nguy nga tráng lệ không kém Hoàng cung, nhưng lưu huỳnh chỉ chiếu sáng được trong tích tắc, còn chưa kịp nhìn kỹ đã tắt ngấm.
Lão Trần vẫy tay ra hiệu, lập tức có hai tên tay chân vác thang tre tới, thả xuống điện thờ qua lỗ thủng trên mái ngói, vài kẻ gan dạ nhất xách khẩu M1932 của Đức, lách cách lên đạn rồi theo thang tre tụt xuống.
Tuy biết không khí bên trong luôn được lưu thông, nhưng để đề phòng khí độc họ vẫn mang theo lồng chim, bên trong nhốt một con bồ câu trắng. Vừa đặt chân vào trong gian điện, bọn bồ câu trong lồng liền nhảy nhót không yên như kinh sợ điều gì, cả đám nhìn nhau ngơ ngác, bồn chồn giơ cao đèn bão rọi quanh, lập tức phát hiện ra sự việc bất thường, vội mời thủ lĩnh xuống xem.
Lão Trần tay nắm chặt con Tiểu thần phong, dẫn theo đám thuộc hạ còn lại trèo xuống tới nơi, chỉ thấy đám người xuống trước mặt cắt không còn hột máu. Thì ra bên trong gian điện xiêu vẹo này không hề có quan quách, nền điện lát gạch vuông đá tím, đồ bày biện đều là các loại vũ khí nhà binh như khôi giáp đao thương, cung tên khiên búa, ngoài ra còn có mấy chục bộ yên ngựa, quang cảnh hệt như một kho quân dụng. có lẽ đây đều là đồ tùy táng của tướng sĩ nhà Nguyên tử trận, nhưng nhìn vào sâu trong gian điện, ngay cả lão Trần cũng lạnh cả gáy.
Trên nền là đống quần áo giày tất của Trại Hoạt Hầu và Địa Lý Băng, tất cả được trải phẳng, cúc áo còn nguyên chưa mở, lồng chim bọn họ mang theo vứt lăn bên cạnh, cửa lồng cài chặt, không có bất kỳ dấu hiệu bị phá hoại nào, nhưng bồ câu bên trong đã chẳng thấy đâu nữa. Lão Trần và bọn Hoa Ma Linh trông thấy cảnh tượng này lập tức nhớ tới truyền thuyết về đất dời thây Bình Sơn, thi thể hễ nhập núi liền hóa thành âm khí, lẽ nào chuyện tà ma này có thật?
Lão Trần chợt nảy ra một ý, vội bảo thuộc hạ soi đèn, còn mình lấy chân khều khều đống quần áo, thấy con Tiểu thần phong bỗng nhiên lóe sáng, lão biết ngay có sự chẳng lành, vội vàng đảo mắt khắp lượt, dỏng tai lên nghe ngóng, tuy không phát hiện ra điều gì bất thường, nhưng da thịt toàn thân cứ run lên từng chặp, như đang âm thầm thôi thúc: “Mau chạy đi! Mau chạy đi!”
Cuộc đời lão Trần trải qua biết bao hiểm nguy kinh hồn bạt vía, trực giác của lão đối với nguy hiểm được đánh đổi từ những lần từ cõi chết trở về, chí ít cũng chính xác đến bảy tám phần. Lúc này lão đâu còn tâm trí tiếp tục lục soát đống quần áo, vội ra hiệu cho đồng bọn yên lặng rút lui. Lão Trần vốn đang đứng chính giữa gian điện kiểm tra đống quần áo, bấy giờ quay người bỏ đi, vừa đi dược một bước bỗng thấy phía sau có ai túm lấy vai mình.
Lão tuy không phải hạng nhát gan, nhưng sự việc xảy ra quá đường đột, lại không ngờ có kẻ dám vỗ vai thủ lĩnh, nên cũng giật mình vã mồ hôi lạnh, quay đầu nhìn lại càng kinh hãi khôn cùng. Thì ra Hoa Ma Linh lúc nãy đi sau lão, không hiểu vì sao mặt mưng đầy mủ đặc, toàn thân như tưới đẫm sáp nến.
Hoa Ma Linh vừa sợ vừa đau, mủ đặc không ngừng chảy ra từ mồm và mũi, hắn không nói được đành phải túm lấy vai lão Trần, chỉ một động tác như vậy, mà cánh tay giơ ra của hắn đã nát rữa hoàn toàn, ngay bản thân hắn cũng không dám tin, bèn nhấc tay đưa lên trước mặt quan sát, nhưng chỉ trong tích tắc ấy, cặp mắt hắn trợn trừng nhìn cánh tay như sáp nến gặp lửa, dần tan chảy thành dịch mủ.
Đám trộm mộ sợ chết khiếp không biết làm sao, sững ra giây lát đã thấy đầu Hoa Ma Linh nát bét, cái xác không đầu chưa kịp đổ xuống đã tan luôn thành nước, bộ quần áo rỗng không rơi xuống, bên trong vẫn còn một vũng mủ đặc. Một người sống sờ sờ, bỗng tan chảy sạch trong nháy mắt? Không một ai kịp nhìn thấy chuyện gì đã xảy ra với hắn.
Hoa Ma Linh là thân tín của thủ lĩnh phái Xả Lĩnh, có địa vị trong đám mộ, không ngờ hôm nay lại bỏ mạng nơi đây. Tận mắt chứng kiến cái chết của hắn, lão Trần cũng không khỏi sợ hãi: “Chẳng lẽ Linh tử đã đụng phải âm khí đất dời thây? Tà thuật gì lại ác ôn thế này…” Dù lão là người thần cơ ứng biến, nhưng gặp phải kịch biến trước nay chưa từng thấy thế này cũng khó lòng đối phó, chỉ còn cách nhanh chóng rút khỏi đây rồi tính tiếp.
Đúng lúc này, trong gian điện thờ thâm u bỗng dưng vang lên những tiếng động khác thường, hơn trăm con rết to hoa văn sặc sỡ, mình dài bốn năm tấc, miệng nhả dãi trong suốt, sột soạt bò tới bộ quần áo của Hoa Ma Linh, hút lấy hút để chỗ nước mủ còn lại. Tiếp đó, từ các khe kẽ trên cột kèo cũng xuất hiện vô số rết, nhện, trùng độc trông coi điện thờ, mình chi chít vân đỏ tươi cực độc.
Vốn dĩ sau khi lò luyện đơn trên núi Bình Sơn bị bỏ hoang, dược thảo và kim thạch sót lại rất nhiều, lâu ngày dược khí ngấm sâu vào đất đá, thu hút các loài trùng độc tìm tới. Rồi núi Bình Sơn nứt lộ ra mộ cổ, đám trùng độc này liền lấy âm trạch làm sào huyệt, ngày ngày nhả truyền độc cho nhau, lại thêm tác dụng của dược thạch dần dần trở thành những loài kỳ độc. Người chạm phải dịch độc do chúng tiết ra sẽ lập tức rữa thành mủ trong giây lát, chỉ cần là cơ thể có máu có thịt, thì từ trong ra ngoài xương tủy gân cốt, ngay đến cọng lông cũng không còn. Bọn trùng này còn thường chui vào trong mộ thất cắn xác chết, khiến thi thể tan ra thành nước rồi hút sạch, thổ dân không biết nên đều đem truyền thuyết đất dời thây ra lý giải cho hiện tượng kỳ quái hiếm gặp này.
Ban nãy lũ trùng độc sợ vôi bột, trốn biệt vào điện thờ và khe núi, giờ mới lũ lượt kéo ra khiến người ta trở tay không kịp. Đám trộm mộ đang lúc hoảng loạn, liên tiếp có hai ba người trúng độc, dịch độc này lợi hại dị thường, chỉ dính tí chút là toàn thân sẽ nhanh chóng biến thành mủ dặc bầy nhầy, trong gian đại điện hỗn loạn không ngừng vang lên tiếng gào thét đau đớn như phanh tim xé phổi. Có người trong cơn hoảng loạn bóp cò loạn xạ, tên bay đạn lạc, lập tức lại thêm mấy mạng người chết oan dưới tay đồng bọn. Thoắt cái, đám trộm theo thủ lĩnh xuống địa cung đã chết gần hết, chỉ còn lại dăm bảy người.
Gã câm Côn Luân Ma Lặc đứng bên lão Trần, tuy không nói được nhưng đầu óc bén nhạy linh hoạt, gã nhận thấy địa cung này chính là hang ổ của đủ loại trùng độ, người sống khó lòng lưu lại lâu, vội kéo chủ nhân lùi vào một góc điện. Gã tuy cao lớn nhưng động tác rất nhanh nhẹn, nghĩ lúc này bám vào thang rết leo lên nhất định sẽ bị lũ trùng độc đuổi theo cắn đít, bèn nắm lấy chiếc thang giật mạnh.
Thang tre tuy dẻo dai nhưng vẫn bị gã giật đứt một đoạn, đem vụt tới tấp lên mấy thanh xà mục, mái ngói bên trên cùng vôi bột nhất loạt rơi xuống, phủ trắng bốn bề. Trùng độc rắn rết các loại rất sợ vôi bột, hít phải bột vôi chỉ kịp giãy giụa vài cái đã lăn ra chết phơi bụng, thấy vôi văng tung tóe, chúng nhanh chóng lẩn mất, để lộ ra một khoẳng trống.
Ddám người lão Trần cũng vội che kín mắt mũi miệng, tránh trận vôi bột. Trước mắt thang tre đã hỏng, muốn thoát thân chỉ còn cách đi qua cửa chính điện thờ, nào ngờ rui gỗ rơi rụng quá nhiều, không đỡ nổi thanh xà ngang trên nóc mái. Thanh xà này tuy không phải xà chính trong “chín ngang tám dọc một kim xà” nhưng cũng to cỡ mấy người ôm, do lâu ngày không dược tu sửa, lại chịu mưa gió dãi dầu, đúng lúc này bỗng rầm một tiếng, trượt lệch xuống từ trên đỉnh mái, mang theo ngói vỡ gỗ mục, rơi thẳng xuống chỗ đám trộm mộ.
Thanh xà ngang này nếu sập xuống chảng khác nào sấm giăng sét giội, dù tránh được cũng bị dồn tới chỗ không có vôi bột dể lũ trùng độc tấn công, chết chẳng toàn thây. Côn Luân Ma Lặc tự bé đã phải chịu cảnh bần hàn lưu lạc, gã chịu ơn lão Trần nên nguyện một lòng theo lão báo đáp ân tình. Gặp cảnh nguy cấp nóng lòng cứu người, gã liền gạt đồng bọn sang bên, xoạc chân đứng tấn, thành thế Thác Tháp Thiên Vương, dang
Thanh xà ngang này nếu sập xuống chảng khác nào sấm giăng sét giội, dù tránh được cũng bị dồn tới chỗ không có vôi bột dể lũ trùng độc tấn công, chết chẳng toàn thây. Côn Luân Ma Lặc tự bé đã phải chịu cảnh bần hàn lưu lạc, gã chịu ơn lão Trần nên nguyện một lòng theo lão báo đáp ân tình. Gặp cảnh nguy cấp nóng lòng cứu người, gã liền gạt đồng bọn sang bên, xoạc chân đứng tấn, thành thế Thác Tháp Thiên Vương, dang rộng hai cánh tay như hai lá quạt hương bồ, gồng mình đỡ lấy thanh xà. Cả than người bị lực quán tính giội khuỵu xuống, tuy gã được trời phú cho sức khỏe hơn người, nhưng mắt mũi không khỏi tối sầm, suýt chút nữa còn ộc cả máu tươi, ngọn đèn bão đeo trước ngực cũng tắt ngóm trước luồng kình phong. Song dù thịt nát xương tan, gã vẫn quyết tâm chừa lại đường sống cho Trần thủ lĩnh.
Lão Trần không cam tâm để mặc gã câm đã trung thành tận tụy theo mình bao năm nay chết trong địa cung, định quay lại cứu gã, nhưng mấy tên trộm còn lại đều biết tính mạng gã câm chỉ là chuyện nhỏ, mạng sống thủ lĩnh mới là quan trọng. Nếu Trần thủ lĩnh bỏ mạng trong hầm mộ này, phái Xả Lĩnh sẽ tan tác như rắn mất đầu, việc đã gấp đến nước này cũng chẳng màng đến tôn ti trật tự gì nữa, không nói nhiều lời ra sức lôi kéo lão Trần đi, đạp tung cửa điện xông thẳng ra ngoài.
Lão Trần lòng như lửa đốt, cổ hòng nghẹn cứng, mồm há hốc không kêu được thành tiếng, nhìn trừng trừng vào gã câm hai tay đã không còn chịu được sức nặng của thanh xà, bất cứ lúc nào cũng có thể thổ huyết mà chết. Cùng lúc ấy, đám rết hoa sặc sỡ thấy bụi vôi tan liền thừa cơ bò lên hai ống chân gã, chỉ e còn chưa đợi xà ngang đè chết thì cả người gã cầm đã biến thành mủ máu bầy nhầy.



Thấy Côn Luân ma Lặc liều mạng cứu mình, lão Trần thật không đành lòng, phái Xả Lĩnh hành sự dựa vào người đông thế mạnh, tụ tập nhau lại luôn coi trọng hau chứ “ nghĩa khí”, lão thân là thủ lĩnh sao có thể chỉ lo cho mạng sống của mình? Nghĩ vậy, lão gầm lên, vùng khỏi hai tên đồng bọn đang co kéo mình bỏ chạy, xông trở vào đại điện, hất chân đá vôi bột bay mù mịt, xua đuổi lũ rết đang bò lên chân gã câm.
Lúc này gã câm đã không chịu nổi sức nặng của thanh xà nữa, hai mắt trợn ngược, miệng thở phì phò, gã thấy đường đường một thủ lĩnh đầu đảng trộm cướp khắp thiên hạ dám liều chết quay lại cứu mình thì cảm kích vô cùng, hai tròng mắt vằn đò, xém chút rơi nước mắt. Thạch xà đè xuống quá nặng, gã giờ đã không thể thoát thân, chỉ giây lát nữa e rằng đến chống đỡ cũng khó, gã có ý bảo thủ lĩnh mau chạy đi, nhưng khổ nỗi miệng không cất nổi nên lời, chỉ biết trừng trừng nhìn lão Trần.
Lão Trần quả thực không hổ danh thủ lĩnh, thực có tài tùy cơ ứng biến, nhìn thấy một đoạn thang rết gãy bên cạnh liền lấy chân móc lên. Giơ tay chộp lấy. loại thang tre này chó thể thu ngắn kéo dài, tùy nghi tháo lắp sử dụng.nên.cũng không thể gọi là gãy, bên cạnh đó còn nhẹ nhàng tiện lợi dẻo dai, hơn hẳn những loại tre khác.
Lão Trần đón được đoạn thang tre cũng là lúc Côn Luân Ma Lặc không chống đỡ nổi nữa, cả người đổ sập xuống tựa trời long đất lở, thanh xà gỗ cũng sụp xuống theo. Nói thì lâu nhưng sự việc diễn ra rất nhanh, tuy lão Trần kịp chống đoạn tre đỡ lấy thanh xà, làm nó khựng lại trong tích tắc, song đoạn thang rất dẻo dai không chịu nổi sức nặng khủng khiếp ấy chỉ nghe “ rắc” một tiếng, cả đoạn thang liền tan tành, thạch xà gỗ rơi rầm xuống dất.
Chính trong khoảnh khắc thanh xà khựng lại ấy, lão Trần đã nhanh tay kéo gã cầm thoát ra. Giật sợi tóc mà động toàn thân, thanh xà vừa rơi, cả phần mái điện kép bên trên đã chuẩn bị dổ sụp. bụi đất ngói vỡ rơi rào rào.
Lão Trần khéo Côn Luân Ma Lặc nhày ra khỏi điện thờ, hét lên với đám thuộc hạ đứng ngoài: “Đốt!” Mấy người này hiểu ý, vội ném đèn bão vào gian điện, đèn đập vào cột trụ thếp đỏ vỡ tan, dầu hỏa mồi lửa văng tung tóe, ngôi điện thờ được dựng chủ yếu bằng gỗ, giờ mối lửa lan ra, trong thoắt chốc lửa bùng lên dữ dội, bầy rết độc đều bị thiêu chết trong trận lửa.
Lão Trần nhân lúc hỗn loạn vội vàng kiểm tra xem gã câm có bị thương hay không. Côn Luân Ma Lặc vừa từ cõi chết trở về, chẳng khác nào chết đi sống lại, tuy to tan lớn mật, cũng không khỏi rã rời mệt mỏi mãi sau thổ ra một ngụm máu tươi mới thấy thấy dễ thở hơn chút, hai tay xua rối rít, ý nói mọt người yên tâm, gã không chết được.
Đám trộm sau khi phòng hỏa điện thờ phải đi tìm lỗi khác thoát thân. Ngoài cửa ngôi điện thờ là một mảnh sân như hoa viên, chính là vết tích còn lại của động thiên ngày xưa. Có điều trong đám giả sơn lâm viên ấy cũng ẩn nấp rất nhiều trùng độc, chúng bị trận lửa trong điện thờ kinh động, lũ lượt bò ra từ những hốc cây kẽ đá,nhìn mà hoa cả mắt. Mất người may mắn thoát chết lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan, đành ra dấu bảo nhau, phải trở lại phần mái điện đang bắt đầu bén lửa, theo lối cũ leo lên bờ vực trở về.
Nhưng số thang rết còn lại đều để ở trên mái điện, đại điện thì quá cao, bọn họ dù có bản pĩnh phiên cao đầu cũng khó lòng leo lên được. Đang khi nguy cấp, chợt nhìn thấy trên mái điện thấp thoáng một bóng áo đỏ, thì ra Hồng cô nương canh chừng trên khe núi nghe bên dưới động tính bất thường, bèn dẫn theo mấy anh em xuống ứng cứu, thấy tình hình nguy cấp liền thả thang rết xuống, Đám lão Trần như chết đuối vớ được cọc, nào dám nấn ná trong địa cung nguy hiểm khôn lường này thêm nữa, vội vàng bám lấy thang tre nhanh nhanh chóng chóng, cuống cuồng trèo lên như bị lửa đốt đít.
Lão Trần trèo tới mái điện, cảm thấy mái ngói dưới chân rung lên bần bật, nóng rát vô cùng, hẳn trong đại điện đã bị lửa thiêu cháy đến bảy tám phần. Không ngờ chỉ trong một tuần trà, hai mươi mấy huynh đệ đã bỏ mạng nơi đây, nghĩ đến điều này lão không khỏi rầu lòng. Lần này quả thật sơ suất, nhưng ai mà lường được trong địa cung lại lắ, rết đến thế, rồi độc tính của chúng lại kinh khủng như vậy, mật dược phòng độc loại thông thường cơ hồ đều không chế ngự nổi chúng, dù đã mang theo bình thuốc ngũ độc bên mình cũng chẳng tác dụng gì, Nhưng trước mắt sinh tử quan đây, không phải là lúc để day dứt hối hận, nghĩ vậy lão nghiến răng dẫn mọi người bắc thang rết theo vách đá dựng đứng len lên miệng vực.
Mấy người sống sót móc chắt bách tử câu ở đầu thang rết vào các khe núi hoặc đám cành cây nhô ra, lần lượt sử dụng mấy chiếc thang tre, leo lên vách đá nhắn thín tựa mặt gương. Côn Luân Ma Lặc là kẻ giỏi leo trèo nhất trong số bọn họ, địa hình càng hiểm trở cheo leo, gã càng có cơ hội thể hiện bản lĩnh vượn người, Gã câm và Hồng cô nương mỗi người một bên hộ tống lão Trần, cùng mọi người leo lên mỗi lúc một cao, vừa xuyên qua lớp sương mờ đã gặp ngay một tia sáng chói mắt, chắc hẳn đường thoát thân chẳng còn bao xa.
Dưới chân họ sương mây mù mịt, cúi đầu nhìn xuống mà hơi lạnh sống lưng, đám trộm mộ tuy gan lớn tày trời, song trải qua một phen cửu tử nhất sinhvừa rồi, ai nấy đều đã nhùn chân mỏi gối, bụng dạ run cầm cập, có các vàng cũng không dám nhìn xuống vực nữa.
Lão Trần lóng càng như lửa đốt, từ dưới mộ cổ tuyệt hiểm bắc thang trèo lên mà vẫn không cam lòng, thấy Hồng cô nương đưa qua chiến thang móc,lão bèn tiện tay cầm lấy, móc vào khe đá trên đỉnh đầu, nhón hai bướcđã trèo lên ngọn thang, trong lúc ấy hơi đạp lên thang tre, lão bống phát hiện ra từ khe đá xanh trước mặt, một cây linh chi đỏ tươi to bằng cái bát tô nhô ra từ khe đá xanh trước mặt, lòng đang ngổng ngang, thấy gốc linh chi mọc giữa vách đá cheo leo, lão chẳng nghĩ ngợi gì cả liền thò tay ra hái.
Không ngờ cây linhc hi này do ngấm phải khí độc trong khe núi nên đã khô héo từ lâu, chỉ còn lại cái xác không, vừa chạm tới lập tức tan thành bột đỏ, bay tứ tung trước mặt lão. Lão Trần thầm giật thót: “Có độc!” Hình ảnh Hoa Ma Linh tan chảy như sáp nến trong địa cung mộ cổ tức thì lóe lên trong đầu lão. Như “chim hãi cành cong”, lão sợ đến quên khuấy mất mình đang ở giữa vực sâu, chỉ mải tránh né đám bụi đỏ, chân đạp mạnh vào vách đá, thang rết vẫn cầm trong tay mà cả người lân thang đã rơi khỏi vách vực. Đến khi lão ý thức được mình đang lơ lửng giữa không trung thì đã quá muộn, chỉ kịp hét lên một tiếng rồi rơi thẳng xuống lớp sương mù dày đặc.
Gã câm leo dưới lão Trần nghe tiếng gió là lạ, ngẩng đầu nhìn lên vừa kịp thấy lão Trần cùng thang tre đang trên đã tơi xuống, Côn Luân Ma lặc nhanh mắt nhanh tay, vội vàng chìa thang rết của mình ra khớp vào thang lão Trần. Nhưng mưu sự tại nhân mà hành sự tại thiên, gã không ngờ tuy hai chiếc thang tre được nối chắc vào nhau nhưng thang của gã do dùng lực quá mạnh nên cũng văng khỏi vách đá, hai người hai thang theo nhau ơi xuống vực sâu.
Lão Trần và ga câm rơi xuống chưa đầy mấy thước thì gặp phải một cành tùng cổ thụ mọc chìa từ khe đã, chắn ngang lòng vực, hai cái thang tre dính liền vướng vào vào cây tùng. Thang rết của phái Xả Lĩnh được làm từ loại vầu đặc biệt nên vô cùng dẻo dai, lão Trần và gã câm mỗi người bám một đầu thang, lơ lửng giữa không trung, đoạn thang bị trĩu hai đầu, cong lên như cánh cung, rung bần bật, còn hai người họ cứ lắc lư chao đảo trồi lên tụt xuống n hư chơi bập bênh. Họ cố đạp chân loạn xạ trong làn sương mù dày đặc, định kiếm chỗ lồi lõm nào đấy giẫm lên lấy thăng bằng, nhưng vách đá phủ đầy rêu xanh, mỗi lần đạp chân chỉ thấy đã vụn và rêu xanh ào ào rơi xuống, để lại một vệt hằn trượt dài trên vách núi, tình cảnh hết sức nguy hiểm vạn phần.
Chẳng đợi hai người kịp trở tay, bách tử câu ở đầu thang của lão Trần đã không còn bấu víu nổi, cây thang rắc một tiếng gãy làm đôi, gã câm vẫn kẹt lại trên cây còn lão Trần lại tiếp tục rơi xuống. Lần này không còn gì ngăn giữ lại nữa, chỉ nghe bên tai gió thổi ù ù, đầu lão bông một tiếng, thoắt chốc trở nên trống rỗng. Song lão từ nhỏ đã khổ luyện suốt hai mươi năm, học được thuật khinh công từ Nam Phái Yêu Mã, trong tình cảnh hiểm nghèo ngàn cân treo sợi tóc này , công sức hai mươi năm cuối cùng cũng phát huy tác dụng.
Lão Trần rơi xuống thấy khe vực càng lúc càng hẹp, càng lúc càng gần đáy khe nứt Bình Sơn, may sao trong lúc nguy hiểm cận kề đầu óc lão vẫn chưa đến nỗi mất tỉnh táo, biết rằng nếu còn chậm trễ, cái đầu lão sẽ va vào vách đá nát bét trước. Đang lơ lửng giữa không trung, lão vận hết lực dồn toàn bộ sức mạnh cơ thể vào hông và chân, đột ngột xoay ngang chiếc thang tre vẫn đang giữ trong tay, sau một loạt tiếng tre cào vào vách đá chói tai, chiếc thang rết nhờ độ dài và tính dẻo dai đã mắc ngang giữa hai vách đá.
Lão Trần bị treo lơ lửng dưới thang rết, cảm thấy trời đất quay cuồng, hai bàn tay bị đoạn thang tre gãy cào rách không biết bao nhiêu chỗ, lại thêm ban nãy dồn sức xoay ngang cây thang, cánh tay bị vặn suýt chút nữa sai khớp, giờ như rời ra khỏi cơ thể, ngoài từng cơn tê rần, không hề thấy đau gì cả.
Cây thang rết đã phát huy quá mấy lần khả năng chịu đựng, lúc này sức cùng lực tận, nếu còn phải địu thêm lão Trần một lúc nữa chắc chắn sẽ gãy làm đôi. Nghĩ vậy lão vội vàng dùng nốt chút sức tàn bò lại lên thang, thấy bên cạnh có một mỏm đá nhỏ nhô ra vừa đủ đặt chân, bèn chẳng nghĩ ngợi giẫm ngay lên, dang hai tay dán chặt người vào vách đá lạnh băng, điên cuồng khấn niệm :”Tổ sư gia hiển linh”.
Lão Trần đứng vững chân, tâm thần cũng ổn định lại đôi chút, đưa mắt nhìn quanh trước sau trái phải, thầm nhủ không biết đây là chỗ nào mà tứ phía mây mù giăng kín, vách núi trước mặt và sau lưng dốc đứng như thành vại, nhìn xuống dưới chân vẫn hun hút không thấy đáy, nhưng trông thế dốc này chắc cũng phải hơn mười trượng nữa mới tới chỗ hai vách giao nhau. Do lúc lên xuống đều phải lần theo các kẽ đá trên vách vực để bắc thang, nên không cứ là đi theo phương thẳng đứng, vị trí rơi xuống lần này đã cách rất xa ngôi đại điện trong lòng cổ mộ.
Không Khí dưới đáy vực có phần âm u lạnh lẽo, trên vách đá toàn rêu xanh ẩm ướt, theo tính toán từ đây tới đay vực vẫn còn hơn mười trượng, lại thêm tầm nhìn trong sương mù chỉ hơn mười bước, nên dù có cặp dạ nhãn lão cũng chịu không thể nhìn rõ địa hình phía dưới. Dùng mũi đánh hơi thấy có mùi lửa cháy coi như xác định được đại kháo vị trí gian đại điện cách chỗ lão đang đứng khoảng hơn mười trượng. Dưới đáy khe núi xa nhất đoán chừng chẳng toàn đá nhọn thì cũng là khe nứt chật hẹp, nếu nhảy xuống chẳng khác nào tự tìm cái chết, mà nguy nhất là thang rết đã sắp tan tành, không thể dùng được nữa.
Lão Trần lại ngẩng đầu nhìn lên, dưới đáy vực sâu này hoàn toàn không nhìn thấy ánh sáng mặt trời, hơn nữa lại không âm vọng, lão không thể gào to thông báo cho gã câm và đám thuộc hạ, cũng không thể nghe được tiếng gọi từ trên vọng xuống. Trên cả vách đá dôc đừng chỉ có duy nhất một mỏm đá lồi ra có thể dung thân thì lại vừa hẹp vừa dốc, lão phải dang tay dán người vào vách mới trụ vững, được một lát đã thấy chân mỏi nhừ. Nơi này ở lâu không lành, dù đám thuộc hạ của lão có xuống ứng cứu thì đợi bọn họ bắc thang trèo xuống đến nơi cũng muộn rồi.
Lão Trần bản lĩnh cao cường, tới nay rơi vào tuyệt cảnh này, nhiều nhất chỉ có thể đứng vững như vậy trong một tuần trà, sau đó hai chân nhũn ra, chỉ còn đường cắm đầu xuống đáy vực. Trước khi ngã chết, lão vẫn còn hai sự lựa chọn, một là kiên nhẫn đợi ứng cứu, nhưng nước xa không cứu được lửa gần, không thể chỉ trông mong đám thuộc hạ kịp thời xuống cứu mình, hai là dựa vào thân thủ của chính lão, kiếm được nơi có thể leo trèo, trèo xuống đáy vực rồi tìm đường thoát thân.
Thoáng suy nghĩ, lão liền hiểu ra, muốn giữ được mạng phải dựa vào chính bản thân mình, hơn nữa thời gian càng kéo dài càng bất lợi. Nghĩ thế, lão cố nén cơn nhức buốt đang giày vò hai chân, đứa mắt quan sát xung quanh, định tìm một chỗ đặt chân nhưng sương mù dày đặc đã nhấn chìm mọi thứ. May sao chếch xuống dưới bên trái có một bóng đen thấp thoáng trong làn sương trắng, nhìn kỹ có vẻ giống một cây tùng cong cong đâm ra từ trong khe đá.
Để kiểm tra xem chỗ đó có thể đỡ nổi mình hay không, lão móc một viên đá nhỏ ném qua. Hòn đá phi trúng thân cây phát ra tiếng khô khốc, rồi lăn xuống vực, mãi lâu sau mới nghe tiếng vọng lại. Lão Trần nhẩm tính qua khoảng cách từ chỗ đang đứng tới cây tùng, vì đang chơi vơi giữa tầng không không thể lấy đà nên nếu nhảy sang thì tỉ lệ thành công không lớn, nhưng giờ ngoài cây tùng mọc chìa ra trong sương mù kia, bốn phía đều là vách đá dốc đứng, chẳng kiếm nổi nơi nào có thể đặt chân nữa, tay chân lão càng lúc càng tê cứng, nếu còn dây dưa thêm giây phút nào nữa, ắt phải chết chắc.
Đứng mãi một tư thế quá lâu, hai chân lão Trần bắt đầu run rẩy, lão Nghiến chặt răng, quyết định dốc túi đánh nốt canh bạc cuối, nhảy sang cây tùng nghiêng vẹo. Lão nhắm mắt, cố thả lỏng toàn thân, định trước tiên nhảy lên, đạp xuống cái thang rết đang mắc ngang khe núi lấy đà rồi từ đó nhảy sang cây tùng cổ thụ phía xa kia, như thế là chắc ăn nhất, với điều kiện chiếc thang rết vẫn còn chịu được sức nặng của lão.
Thể lực và thời gian đều không cho phép lão chân chừ thêm nữa, gạt hai chữ sinh tử khỏi đầu, lão hít một hơt thật sâu, khẽ nắm hai bàn tay đang áp trên vách núi, đoạn nhảy vọt lên, phi thân nín thở đạp lên thang rết. Mũi tên đã bắn đi không thể rụt lại, lần này lão đem cả tính mạng đặt cược vào cú nhảy này, sống hay chết chỉ quyết định trong tích tắc này thôi.
Bàn chân vừa chạm tới, thang tre lập tức chùng xuống tựa một cây cung, lão Trần bị bắn bật lên cao, tiếp đó “rắc” một tiếng, thang rết gãy đôi, rơi xuống làn sương mùi mịt mất hút. Lão Trần nhờ sức bật của thang rết, hét lên một tiếng, tung người vè phía thân cây, thân hình như một con chim lớn liệng xuống cây tùng cổ thụ bên dưới. Nhưng ngay trong khoanh khắc lơ lửng đó, khi khoảnh cách càng lúc càng được thu hẹp, cây cổ tùng trong làn sương mù cũng càng lúc càng hiện rõ, lão chợt nhìn thấy cành cây đen sì khẽ rung lên trong sương mây, tựa hồ không phải tùng bách gì.
Lão Trần giật mình kinh sợ, nhưng người đã rơi xuống, dù có là Đại La Kim Tiên cũng không thể quay ngược lại được. Chưa kịp phân biệt “cành tùng” đó là thứ gì, hai chân lão đã đáp xuống một chỗ láp ráp như vỏ cây khô, cả người theo đà rơi xuống dưới.
Khe núi càng sâu càng tối, sương mù cũng dày hơn. Lão trần vừa tiếp đất, còn chưa đứng vững, chỉ kịp nhận ra mình đang đứng trên một lớp giáp xác đen bóng, giống như phần đầu của một còn rết khổng lồ, chưa kịp định thần thì mắt đã hoa lên, “ầm ầm” mấy tiếng bên tai rồi cả người như cưỡi mây đạp sương bay vút lên không trung.
Tốc độ lao đi nhanh vun vút làm lão Trần loạng choạng, nào còn tâm trí xem mình đang đứng trên thứ gì, hai tay cố sống cố chết bám vào nơi có thể bám được, vách núi dốc đứng cao tới trăm trượng lướt qua trước mắt, cả người lão được một sức mạnh to lớn kéo lên, xuyên qua sương mù, càng bay càng cao.



Đám trộm trên đỉnh núi đang mỏi mắt chờ đợi, bỗng nghe từ dưới vực sâu vang lên những tiếng ùng ục sùng sục như nước sôi, tiếng động dữ dội khiến mấy trăm con người đều kinh sợ, chen chúc tới miệng vực nhìn xuống, lập tức kinh ngạc há hốc mồm, dường như không tài nào tin nổi cảnh tượng trước mắt.
Chỉ thấy một luồng khí đen xé toạc màn sương mây mù mịt, một con rết khổng lồ dài khoảng một trượng đang leo nhanh như bay từ dưới vực sâu lên. Con rết mình dẹt đầu đen, trên lưng mọc ba đôi cánh trong suốt như cánh chuồn, toàn thân toả ra một làn khí đen, phần thân chia làm hai mươi hai đốt, có dải lằn đỏ chạy dọc từ đầu đến đuôi, đốt trên cùng màu nâu vàng, những đốt còn lại mặt trên xanh sẫm mặt dưới vàng sậm, mỗi đốt đều có năm cặp chân đua ra như mái chèo, móng vuốt sắc bén linh hoạt, hơn trăm cái chân hai bên mình lào rào ngoe nguẩy trên vách đá dốc đứng, đưa nó rầm rầm lao lên như một con rồng đen.
Mọi người càng kinh ngạc hơn khi thấy có người đang cưỡi trên lưng con rết sáu cánh, người này mặc áo bào xanh, lưng đeo lồng chim, vai buộc sợi dây thừng tẩm chu sa, vạt áo lụa đỏ bay phấp phới trong gió, chẳng phải ai xa lạ chính là Trần thủ lĩnh của phái Xả Lĩnh. Lão đang cố sống cố chết túm chặt lấy hai hàm con rết khổng lồ, điều này rõ ràng khiến nó kinh sợ, làm cuộn lên một trận lốc đen nơi khe sâu, mải mốt men theo vách đá dựng đứng lao lên miệng vực.
Loài rết vốn thích nơi tăm tối, ban ngày thường ẩn nấp dưới đáy vực âm u không dám xuất hiện dưới ánh mặt trời, ai ngờ lão Trần tưởng nhầm nó là khúc cây nên nhảy trúng đầu nó, làm nó kinh động cuống cuồng bò lên miệng vực, quên cả nhả độc. Bò tới miệng vực, thân mình nó đột nhiên cong lại, đầu đuôi dồn sức, bật một cái cao tới hơn mười trượng.
Đám người đứng trên miệng vực đều là những kẻ dạn dày kinh nghiệm, song không thể ngờ dưới đáy vực sâu đến mấy trăm trượng lại vọt lên một con rết to đến thế. Tập tính hung hãn của loài rết được xác định dựa theo số chân ít nhiều, giữa lúc hỗn loạn này chẳng ai kịp đếm rõ ràng, nhưng con rết này nhìn lắm chân như vậy đã đủ khiến người nào người nấy trông thấy đều sởn hết da gà, rợn cả tóc gáy. Loài rết phải sống trên trăm năm mới mọc ra được một đôi cánh, vậy mà con rết này lại có hẳn sáu cánh, không biết nó đã bao nhiêu tuổi rồi?
Đám trộm Xả Lĩnh, rồi tiểu đoàn công binh, tiểu đội súng ngắn ai ai cũng mang theo súng bên mình, nhưng trước thanh thế như vũ bão của con rết, tất cả đều sợ ngây ra như phỗng, hét lên một tiếng rồi dạt ra xung quanh ẩn nấp, chẳng ai màng đến chuyện nổ súng, có điều như vậy lại giữ được tính mạng lão Trần, nếu nhất loạt nổ súng lúc này khác nào bắn cho lão tan xác.
Nhưng tình cảnh trước mắt của lão Trần cũng không tốt đẹp gì, cả người lão lúc này chẳng khác gì một con hạc giấy đậu trên lưng con rết khổng lồ, bị tốc độ khủng khiếp của nó quăng quật, hễ buông tay là rơi xuống nát bét ngay. Đột nhiên bị ánh mặt trời rọi chói mắt, con rết bây giờ đã từ miệng vực nhảy lên không trung, ba đôi cánh chỉ là đồ trang trí, toàn bộ sức mạnh giúp nó từ đáy vực lao lên đây đều do quá sợ hãi mà ra, giờ thấy ánh sáng mặt trời, nó nào dám nấn ná thêm nữa, vội quay ngoắt mình, cắm đầu chạy vào khe núi trốn, một tên trộm đã leo lên gần miệng vực bị nó va phải liền ngã lăn xuống mất hút dưới đám sương mù dày đặc. Sau một chuỗi những tiếng cào lạo rạo vào vách đá, con rết sáu cánh cũng không thấy tăm hơi đâu nữa.
Trong lúc con rết sáu cánh lao xuống, lão Trần bị văng khỏi đầu nó, lộn một vòng rơi xuống tán cây đại thụ bên miệng vực, may mà cội cây đó cành lá sum suê nên gân cốt lão không hề hấn gì, tuy vậy toàn thân vẫn không khỏi đau đớn rã rời. Ngã một cú nhất Phật thăng thiên nhị Phật xuất thế, đầu óc lão thất kinh bát đảo, chẳng còn biết trời đất gì nữa.
La Lão Oai thấy con rết đã chui xuống vực sâu, bấy giờ mới rút súng bắn chết mấy kẻ bỏ chạy khi nãy để răn đe sĩ tốt, rồi vội chạy lại khiêng lão Trần từ trên cây xuống. Bọn người Côn Luân Ma Lặc cũng vừa lên khỏi miệng vực, lo lắng cho tính mạng của thủ lĩnh, cả đám xúm lại xem lão Trần sống chết thế nào.
Hai mắt lão Trần nhắm nghiền, La Lão Oai phải lay gọi mãi lão mới từ từ mở mắt, kêu á lên một tiếng, đau đến nghiến răng nghiến lợi. Khi nãy lão hết từ dưới lao lên lại từ trên lao xuống, lên lên xuống xuống mấy bận khiến đầu óc choáng váng, mắt hoa lên nhìn gì cũng chỉ thấy nhập nhoè, mãi hồi lâu định thần lại, lão mới trừng trừng nhìn La Lão Oai: “La soái này... sao tự dưng mọc ra hai cái đầu thế?”
Kế hoạch trộm mộ lấy tiền bổ sung quân bị trông mong cả vào lão Trần, giờ thấy lão không sao, La Lão Oai mừng không để đâu cho hết. Hơn nữa khi nãy mọi người đều tận mắt chứng kiến, lão Trần cưỡi trên lưng con rết bay thẳng lên không trung, thoát khỏi hiểm cảnh mà chẳng suy suyển nửa cọng lông, đấy đâu phải là việc người thường có thể làm được? Ai cũng tấm tắc khen: “Trần thủ lĩnh quả không hổ danh là đại thủ lĩnh trong giới lục lâm, thực có tài phép thông thiên, hôm nay tận mắt chứng kiến bọn thuộc hạ đều đã tâm phục khẩu phục, nguyện một lòng đi theo thủ lĩnh...”
Lão Trần tuy còn chưa hết hồn xiêu phách lạc nhưng vẫn giữ phong độ thủ lĩnh Xả Lĩnh, lão gượng nhếch mép cười, ôm quyền huyên thuyên: “Không dám không dám, sau lưng anh hùng có anh hùng, bên cạnh hảo hán có hảo hán. Nếu không có các huynh đệ đây coi trọng nghĩa khí, liều mạng cứu giúp thì Trần mỗ ta dù có ba đầu sáu tay cũng không sống nổi tới giờ.” Nói đoạn liền vùng đứng dậy, lúc này mới phát hiện hai chân đã mềm nhũn như sợi mì, ba hồn bảy vía đều bay đâu mất, làm sao còn đứng nổi.
La Lão Oai vội vẫy tay gọi mấy tên thuộc hạ tới, sai chúng kiếm một cái cáng để khiêng lão Trần, Tương Tây là vùng sơn cước, giao thông chủ yếu bằng đường núi nên dù là người quyền thế, khi ra khỏi cửa cũng không cưỡi ngựa hay ngồi kiệu, chỉ ngồi cáng hai người khiêng là tiện hơn cả. Xong xuôi hắn chỉnh đốn hàng ngũ, rồi lệnh cho toàn quân rút về chân núi Bình Sơn.
Mãi đến cuối ngày, lão Trần mới coi như hoàn hồn. Chuyến trộm mộ này ra quân thất bại, tổn thất chưa từng có, lão Trần càng nghĩ càng không cam lòng, hối hận vì không nghe lời thủ lĩnh Ban Sơn đạo nhân Gà Gô đã đành, lại còn chuyện lão thân làm thủ lĩnh phái Xả lĩnh, vậy mà đưa quân đi trộm mộ lại chẳng thu hoạch được gì, từ nay về sau còn mặt mũi nào nói này nói nọ với người ta nữa? Giới lục lâm vốn xem thường mạng sống, đề cao sĩ diện, nhưng dù có đưa quân xâm nhập vào địa cung lần nữa cũng chỉ đi theo vết xe đổ, ngôi mộ cổ này chẳng khác nào sào huyệt của đủ loài trùng độc, nếu chỉ dựa vào mình phái Xả Lĩnh thì không thể đối phó được.
Lão Trần đang do dự đã nghe Hồng cô nương ở bên cạnh khuyên nhủ: “Lần này tiến sâu vào đất Động Di, thiên thời địa lợi đều thiếu cả, chẳng bằng tạm quay về Tương Âm trước rồi bàn tính kế hoạch...”
Thấy Hồng cô nương có ý khuyên thủ lĩnh lui binh, La Lão Oai sao chịu nổi, liền cắt ngang: “Khoan đã, La Lão Oai tôi xuất thân nhà binh, xưa nay ra trận chưa bao giờ biết đến chữ bại, kỵ nhất là chưa đánh đã lui. Đã dẫn anh em tới đây mà lại tay không ra về thì biết ăn nói thế nào? Không làm thì thôi, đã làm thì không có chuyện chùn bước, không vào được từ trên thì tao đào cửa mộ dưới chân núi, đi đến đâu rắc vôi bột đến đấy. Cái này trong binh pháp gọi là tiến bước nào, rào bước nấy, tuy hơi tốn sức nhưng kín kẽ an toàn, chấp cả cụ nội con rết sáu cánh trong hầm mộ, ông đây kêu thuộc hạ vãi cho mấy loạt đạn, bảo đảm ra bã.”
La Lão Oai nói xong, vừa hay liếc thấy dung nhan xinh đẹp của Hồng cô nương trong bóng chiều tà, đôi mày thanh tú ngời ngời anh khí, quả thật diễm lệ vô ngần, khiến hắn không nén được lòng tơ tưởng bấy lâu. Hắn biết tâm nguyện lớn nhất của Hồng cô nương là tới Thượng Hải chấn hưng lại môn Cổ Thái Hí Pháp của Nguyệt Lương Môn, bèn dỗ ngọt: “Chúng ta trộm mộ lấy tiền tài báu vật là để hoàn thành đại nghiệp trong thời loạn, đợi sau này thiên hạ thái bình, La đại ca và Trần thủ lĩnh của cô lẽ nào lại không được phong vương bái tướng? Đến lúc đó, cô em có muốn tới chốn Thượng Hải đèn hồng rượu lục, dựa vào dáng dấp lẫn tài nghệ Cổ Thái Hí Pháp Nguyệt Lương Môn của cô em, lại thêm tôi đây dốc lòng nâng đỡ, cần tiền có tiền, cần người có người, đảm bảo sẽ giúp cô em vang danh một cõi...”
Chưa nói hết câu, hắn đã hứng trọn cái tát như trời giáng của Hồng cô nương. Cô ra tay nhanh như chớp khiến má hắn vừa đau vừa rát, cái mồm méo xém chút nữa bị tát thành cân lại. La Lão Oai tuy biết mình nhất thời hứng chí lỡ mồm nói tục, nhưng lão thân làm đầu đảng phiến quân, chẳng khác nào tiểu hoàng đế, trước nay chưa từng có kẻ nào dám động đến một cọng lông! Thẹn quá hoá giận, hắn định rút súng bắn chết con đàn bà không biết trời cao đấy dày này.
Lão Trần biết Hồng cô nương tính tình mạnh mẽ, thà làm ngọc vỡ còn hơn ngói lành, để báo cừu từng giết sạch cả nhà kẻ thù, còn La Lão Oai lại là hạng Diêm vương thảo khấu giết người như ngoé, để hai người họ gây với nhau e rắc rối to, vội đứng ra khuyên giải: “La soái hẵng tạm nguôi giận, chớ vội giương uy hùm sói, ta đây tài hèn song biết xem tướng, sớm đã nhìn ra chú em là Thai lý đ̍o[20], chỉ vì thời trẻ giết quá nhiều mạng người nên đại đức hao tổn, tiên cốt tiêu mòn, nhưng sau này công hành thông suốt, vẫn sẽ có ngày mặt quay hướng Nam lưng dựa hướng Bắc[21]. Hồng cô nương đây cũng là người có đạo cốt, cái tát vừa nãy của cô ấy đã phủi sạch vận xui ba năm cho chú, xem ra hoàng đồ bá nghiệp của La soái đã ở ngay trước mắt rồi, đáng chúc mừng, đáng chúc mừng!”
La Lão Oai vốn rất nể phục tài năng của lão Trần, nghe lão nói thế thì tin sái cổ, đắm đuối nhìn Hồng cô nương, dẩu môi nói: “Ta đây lòng dạ cũng mềm yếu lắm, sao có thể chấp nhặt đàn bà chân yếu tay mềm? Từ nay cô em có ngứa chân ngứa tay thì cứ việc đánh, con bà nó chứ, cái mặt bản soái là của cô em đấy!”
Lão Trần sợ lão La còn nói lung tung không khéo lại gây hoạ. Hồng cô nương đâu phải kẻ khiếp sợ La Lão Oai vì mấy vạn binh mã trong tay hắn, cô ả điên lên thì đến Hoàng đế còn dám giết nữa là. Hai người này, một có thế lực một có bản lĩnh, là hai cánh tay trái tay phải của lão Trần, không thể để họ cắn xé lẫn nhau, nghĩ thế lão vội nói lái sang chuyện cắt đặt trộm mộ Bình Sơn lần hai.
Sau buổi hôm nay, có thể thấy dù đổ bao nhiêu vôi bột từ đỉnh núi xuống địa cung cũng không thể đuổi hết lũ trùng độc ẩn nấp dưới đó, còn tiếp cận địa cung theo khe núi chỉ tổ làm mồi cho bọn rết, vả lại còn con rết khổng lồ sáu cánh náu mình dưới vực sâu, e rằng vôi bột cũng không ăn thua, may ra chỉ có đồng loạt nổ súng mới mong giết nổi nó, nhưng cả đội quân làm sao cùng lúc leo xuống vách đá xuống địa cung được. Nếu vậy chỉ còn cách xâm nhập vào đó qua mộ đạo, làm theo kế của La Lão Oai, tiến bước nào rào bước nấy mà thôi.
Trước hết phải nhanh chóng cử người quay về vận chuyện thêm vật tư cần thiết, số quân còn lại sẽ tới gần địa môn dưới chân núi Bình Sơn, đào cửa mộ theo chỉ dẫn của lão Trần.
Lão Trần vận dụng thuật “văn địa” sở trường, khoanh vùng một số vị trí có thể là lối vào của mộ đạo, để La Lão Oai chỉ huy tiểu đoàn công binh đốt đuốc đào xới ngay trong đêm.
Đào đến nửa đêm bỗng trên núi nổi mưa gió, mưa mỗi lúc một to, trời đất tối đen, chỉ nghe tiếng sấm rền vang dội. Gặp phải cơn mưa to, mấy cây đuốc đều tắt ngấm không tài nào thắp lên nổi, nhưng việc đào mồ quật mả dưới chân núi không vì thế mà dừng lại. Đám người dùng đèn bão để soi, đội nón lá mặc áo tơi, cặm cụi tìm kiếm cửa huyệt dưới từng tia chợp rạch ngang bầu trời cùng cơn mưa như trút.
Thời đó, trong dân gian thường lưu truyền một quan niệm rằng, trong lúc đào mộ cổ nếu gặp phải thiên tượng bất thường thì chính là điểm báo vong hồn trong mộ hiển linh, giữa nơi rừng sâu núi thẳm thế này gặp phải mưa to gió lớn dù sao cũng khiến người ta kinh sợ. Trong đội công binh có mấy kẻ nhát gan, bắt đầu xì xầm to nhỏ, vừa đào đất vừa ghé tai chụm đầu bàn tán...
Một người nói: “Ông anh này, mưa nổi bong bóng thế này, chắc là cô hồn dã quỷ trong mộ biết có người tới phá phách nên khóc xin tha mạng đó.”
Người kia đáp: “Chú em à, chú không thấy trên trời toàn sấm vang chớp giật đấy sao? Đây đâu phải là oan hồn than khóc, chắc là quỷ dữ dưới mồ đang phẫn nộ, nếu cứ tiếp tục đào, e rằng chúng sẽ hiện lên đòi mạng...”
Câu chuyện đang đến hồi rùng rợn, bỗng nghe hai tiếng súng nổ khô khốc hoà trong tiếng mưa, hai tên lính đen đủi đều bị lão Oai “điểm danh” từ sau gáy bằng khẩu súng lục, chẳng kịp kêu lên tiếng nào đã vỡ sọ, gục xuống chết ngay tại chỗ.
Thì ra La Lão Oai trong lúc xách súng đi tuần, đốc thúc đám lính công binh đào mồ, vừa hay nghe được những lời ma quỷ nhảm nhí của hai tên lính này, liền nổi cơn tam bành tiện tay cho mỗi tên một phát súng kết liễu, đoạn đằng đằng sát khí răn đe: “Con bà chúng mày, mở to mắt mà nhìn, đứa nào còn dám to nhỏ làm loạn lòng quân thì sẽ có kết cục như hai thằng này!”
Lần này La Lão Oai đã lộ bản chất thực, lão không cho người mang xác hai tên lính công binh đi chỗ khác mà để nguyên dưới trời mưa cho mọi người đều trông thấy. Hơn trăm lính tiểu đội súng ngắn kẻ nào kẻ nấy mặt như hung thần vây quanh khu đào bới, mở rộng tầm kiểm soát, nòng súng đen ngòm trong tay giương cao, di chuyển theo tầm nhìn. Lính công binh biết lợi biết hại, không ai dám ho he câu nào nữa, chỉ răm rắp giơ cuốc vung xẻng, đội mưa đào xới.
Địa môn dưới chân núi bị đào thành vô số những rãnh nước, nước mưa chảy vào sâu ngập đầu người, La Lão Oai lệnh cho mấy sơn dân bị bắt đi theo lấy thùng tát nước, cặm cụi tới quá nửa đêm, rốt cuộc cũng đào được mấy thứ mà ai thấy cũng phải kinh ngạc: “Là đầu người? Hay là dưa hấu? Sâu dưới đất thế này sao lại có dưa hấu? Bên dưới hình như còn rất nhiều nữa!””


Hai vị thủ lĩnh Trần, La nghe tiếng ồn ào bên phía ngoài tiểu đoàn công binh, cái gì mà đào ra “đầu người, dưa hấu” thì biết ngay có chuyện khác thường, bèn kéo tới xem. Lúc này trời đã hừng sáng, mưa cũng tạnh hẳn, địa môn này nằm trên sườn núi Bắc, địa thế cao ráo, nước mưa trút xuống đều thoát hết ra xung quanh, tạnh mưa là không còn chút nước đọng nào nữa. Song mặt đất bị đào bới suốt đêm, mấp ma mấp mô, toàn bùn nhão với nước bẩn, lão Trần vòng qua mấy rãnh đất đang thi công, gạt đám người xúm xít bu quanh, nhìn vào cũng vô cùng sửng sốt, “á” lên một tiếng, bụng bảo dạ: “Quái thật!”
Thì ra sâu dưới mười mấy thước đất, có rất nhiều “dưa hấu”, cũng cành lá đan mắc đủ cả, chỉ là bị vùi sâu trong đất, vỏ dưa lồi lõm trông như mặt người, bên trên lại lốm đốm loang lổ tựa vệt máu, nếu không biết rõ sự tình, hoặc bỗng dưng nhìn thấy, khó tránh ngỡ là “đầu người” chôn dưới đất.
La Lão Oai lấy chân đá vỡ một quả, thấy ruột dưa bên trong tràn ra lênh láng, đỏ như máu, không giống ruột dưa bình thường, bèn hỏi nhỏ lão Trần: “Trần thủ lĩnh, thằng em này một thời tống xác buôn lậu ở Tương Tây, việc quái dị trên núi tuy gặp đã nhiều nhưng chưa từng thấy cái giống này bao giờ, hôm nay đào được không biết là lành hay dữ?” Hắn tuy là đầu đảng phiến quân giết người như ngóe, quen thói ức hiếp, dối trên gạt dưới nhưng cũng chỉ là kẻ xuất thân dưới đáy xã hội, vẫn có vài phần kính sợ với việc cõi âm, cảm thấy đào được mấy quả dưa đầu người tuyệt chẳng phải điềm gì tốt lành nên mới hỏi vậy.
Lão Trần bê một quả dưa từ dưới đất lên, ngắm nghía hồi lâu mới nói: “Anh em không biết đấy thôi, tại sao trên đời này có bí đao gọi là dưa Đông, dưa hấu gọi là dưa Tây, bí ngô gọi là dưa Nam[22] mà không có trái gì là dưa Bắc? Kỳ thực không phải không có, chỉ là rất rất hiếm người biết đến mà thôi. Bởi giống dưa Bắc ấy chỉ sinh trưởng ở trốn rừng thiêng nước độc Động Di, còn có tên gọi khác là Thi đầu man, được kết thành từ oan khí của người chết, thường mọc sâu dưới lòng đất, rất hiếm gặp, thứ chúng ta vừa đào được đây chính là Thi đầu man trong lòng đất đó.”
Tương truyền, phàm linh hồn những người chết oan đều hay chui xuống lòng đất, ví dụ hễ chỗ nào có hồn ma treo cổ, đào xuống bên dưới sẽ thấy ngay một khúc than đen, hay nói có xác chặt đầu, tất sinh ra loại dưa đầu người này, là thứ kết từ oan khí khó lòng tiêu tan trước khi lìa đời của kẻ bị chặt đầu. Thông thường Thi đầu man chỉ hay thấy ở pháp trường hoặc chiến trường xưa, đào mồ quật mả rất hiếm khi gặp phải. Lão Trần đi nhiều hiểu rộng, tuy nhận ra nhưng cũng không rõ là lành hay dữ. Có điều gần Bình Sơn xưa kia vốn là nơi trận mạc, vô số người Miêu bảy mươi hai động bị tàn sát ở đây, vong hồn trấn giữ dưới Bình Sơn nhất định oan khiên thấu trời, vì vậy đào được Thi đầu man ở đây cũng không có gì lạ, trái lại càng chứng tỏ dưới chân núi này âm khí nặng nề, chắc chắn cách cửa huyệt không bao xa.
La Lão Oai tuy một chữ bẻ đôi không biết, tính tình lại tàn bạo, nhưng cũng hiểu không phải lúc nào cũng ỷ được vào súng ống, nay lính công binh đào thấy dị vật, người nào người nấy sợ run bần bật, lúc này việc cần làm là vỗ yên lòng quân để tránh tính trạng đào ngũ đang mỗi lúc một gia tăng. Hắn đảo mắt tính kế, đoạn cúi xuống hố bùn moi lên một quả dưa đầu người, mồm lẩm bẩm niệm: “Cầu lại cầu, đường lại đường… áo quần lại cầm đồ, Na Tra Đông Hải cũng không sợ… chỉ sợ thanh niên lính phòng không…” Bài thần chú này lão học lỏm được từ hồi còn làm thợ tống xác, nay ra vẻ đọc vài câu cho siêu độ vong hồn, dỗ yên lòng đám công binh kẻo lỡ mất đại sự trộm mộ.
Có điều thần chú này đã lâu không dùng, lão ấp úng quên tiệt, chỉ đành đọc xiên đọc xẹo, không ngờ La Lão Oai vừa nói xằng được mấy câu, quả Thi đầu man trên tay lão bống như sống lại, từ tay lão lăn xuống đất rồi tiếp tục lăn lông lốc xuống dốc.
Đám trộm và đám lính đều há hốc mồm kinh hãi, La Lão Oai càng giật thót mình ngồi bệt xuống đống bùn nước. Chỉ có lão Trần đứng bên nhanh mắt nhanh tay, đã rút sẵn con Tiểu thần phong, chém một nhát bổ quả Thi đầu man đó làm đôi. Thì ra bên trong quả dưa là một con rết đen sì, vì thích chỗ tối tăm nên rúc mình vào đó, lưỡi dao sắc lẹm đã chặt nó thành hai khúc. Trong thân con rết có mấy chục hạt minh châu to nhỏ trông như những cái móng tay gọi là Rết Châu, vật này bình thường không được chạm vào mũi miệng, nhưng nếu trên người có mụn nhọt ghẻ lở, có thể lấy nó xoa vào chỗ bị thương, chất độc sẽ được hút ra, là một loại dược liệu quý hiếm.
La Lão Oai tưởng đó là dạ minh châu liền nổi máu tham, lệnh cho thủ hạ đào lấy tất cả Thi đầu man dưới lòng đất, bổ ra kiểm tra nhưng rốt cuộc chẳng tìm được thứ gì. Hắn bèn nổi trận lôi đình, không lòng dạ nào ra vẻ đạo mạo nữa, quát đám lính công binh tiếp tục đào bới, hôm này mà không đào ra cửa mộ của mộ cổ Bình Sơn thì con bà nó, đừng mong dừng lại.
Đa phần binh lính trong tiểu đoàn công binh đều là con nghiện, phải đào đất suốt đêm gân cốt sớm đã rã rời, luôn mồm ngáp vặt, có vài tên thực tình không chịu nổi cơn vật, nằm giật ngay trên đống bùn đất, lập tức bị kéo vào rừng thủ tiêu. Phương pháp cảnh cáo này quả nhiên hiệu nghiệm, những tên còn lại chỉ còn biết cắm cúi đào.
Kể dài cũng được kể ngắn cũng xong, đào một mạch đến giữa trưa, bên dưới lớp đất sâu toàn Thi đầu man quả nhiên lộ ra một cánh cửa đá uy nghi đồ sộ.
Thì ra đêm qua gió mưa chớp giật nhằng nhịt, vừa khéo lại là thời cơ để lão Trần thi triển tự quyết “văn” sở trường, trong tiếng mưa sấm nghe không ngớt âm vang trong lòng đất thì biết ngay cửa mộ chỉ có thể nằm dưới chân núi, tuy chôn rất sâu nhưng kiên trì đào thẳng xuống ắt sẽ thấy. Những kẻ trộm mộ bình thường sao có bản lĩnh nghe tiếng tìm huyệt này, nếu không nhờ lão Trần, mấy trăm lính công binh có đào đến hộc máu cũng không thể thấy cửa mộ nhanh như thế.
La Lão Oai mừng rớn, hùng hồn tuyên bố sẽ thưởng cho mấy tay công binh đã đào ra huyệt môn mỗi người hai lạng cao Phúc Thọ[23] thượng đẳng. Miệng nói, chân đã cùng lão Trần dẫn đầu đội quân trộm mộ, gạt đám lính công binh đang mệt lả sang hai bên mà tiến vào cửa mộ. Chỉ thấy tấm cửa bằng đá xanh thẫm chia làm hai cánh, chiều cao bằng ba người cộng lại, bề ngang cũng rất rộng, hệt như một cánh cổng thành đóng im ỉm. Cánh cửa đá chôn sâu dưới lòng đất vừa dày vừa nặng, e rằng không dưới dăm ba ngàn cân, khe cửa được đổ chì đổ sắt kín mít, đến khoan thép cũng không cạy nổi. Địa cung mộ cổ này rất lớn, tuy trong ngôi đại điện rách nát lúc trước không có vàng bạc châu báu gì, nhưng theo truyền thuyết bản địa thì tất cả số của cải các vị Hoàng đế cung tiến thần tiên đều được chôn dưới một miệng giếng sâu bên trong đại điện. La Lão Oai nghe thế thì nổi lòng tham, cổ họng khô rát, nuốt nước miếng ừng ực, chỉ muốn lập tức tới đó.
Lúc này có vài tên trộm tinh mắt phát hiện ra trên cánh cửa đá có khắc dòng chữ cổ, phủi sạch bùn đất nhìn cho rõ nhưng vẫn không đọc ra nổi. Đám trộm Xả Lĩnh là dân thảo khấu lục lâm, tuy trong bọn cũng có vài kẻ biết chút chữ nghĩa, nhưng học vấn nông cạn nên không đọc được loại chữ Triện cổ này. Con người ai chẳng có tính tò mò, đã không hiểu thì lại càng muốn biết, bọn họ xưa nay đào không ít mộ cổ, nhưng cửa huyệt khắc chữ thì chưa thấy bao giờ, việc này không đúng với nghi thức mai táng cho lắm.
Trong cả đám chỉ có lão Trần là học cao hiểu rộng, bụng chứa đầy kinh luân điển cổ, nên lập tức được mời lên xem dòng chữ Triện cổ kia nói gì. Mới chỉ nhìn qua, lòng dạ lão đã nhộn nhạo như có mười lăm gầu nước lên lên xuống xuống. Thì ra dòng chữ lớn trên cánh cửa đá không phải Triện thư khắc bia gì, mà là lời nguyền của mộ chủ đối với đồ đệ phái Phát Khưu Mô Kim. Tuy mộ chủ này là người Mông C, nhưng kẻ trộm mộ trước đây đều là người Hán, cho nên dòng chữ này chính là chữ Hán được khắc theo lối Triện cổ, nội dung là vô vàn lời nguyền rủa oán hận thâm độc đối với những kẻ trộm mộ to gan lớn mật dám động đến âm trạch này.
Lão Trần cầm đầu phái Xả Lĩnh, từng quật biết bao mồ to mả lớn ở khắp mọi nơi, xưa nay không tin vào mấy lời nguyền báo ứng kiểu này, vậy mà đứng trước cánh cửa đá đồ sộ uy nghi, lão lại có cảm giác rất lạ, dự cảm bất an bỗng dưng ùa tới, lão linh cảm trong bóng tối âm u sau cánh cửa này ẩn chứa nguy hiểm khủng khiếp, một cơn ác mộng kinh hoàng đang chờ đợi mọi người nếu họ phá cửa xông vào. Có câu “trời xanh trên đầu không thể phạm, trước khi hành sự phải đắn đo, vạn sự trước sau đều có báo, chỉ là sớm muộn đến mà thôi”, đám trộm Xả Lĩnh tung hoành trong thiên hạ, trộm mộ đã nhiều song không khỏi có lúc chột dạ.
Có điều mũi tên phóng ra khỏi nỏ không thể quay đầu, cả mấy trăm cặp mắt đang dồn về mình chờ đợi khiến lão không thể do dự sợ hãi dù chỉ thoáng chốc. Nghĩa vậy lão bèn chỉ tay vào cánh cửa đá, nói với đám thuộc hạ: “Đọc mấy chữ trên bia đá, chính là anh tài thời xưa… đầy đều là tước vị của mộ chủ, khắc tước vị trên cửa mộ là phong tục của bọn man di Tây Vực, các anh em không có gì phải sợ!”
Đám trộm nghe xong liền gật đầu lia lịa, tấm tắc xuýt xoa. La Lão Oai cười nói: “Trần thủ lĩnh quả nhiên hiểu biết, cái thứ chữ chim cò nhìn như bùa chú này thì tôi chịu, một chữ bẻ đôi cũng không biết.” Nói xong liền vẫy tay gọi tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn công binh tới: “Lại đây, mau đem thuốc nổ phá tung cái cửa hố xí của thằng mọi này cho ta!”
Phái Xả Lĩnh xưa nay chuyên dùng cuốc to xẻng lớn, đào mộ nào là hủy luôn mộ ấy, hành sự không tính tới hậu quả, hai ba mưới lính công binh thạo việc gài mìn được cử ở lại, có nhiệm vụ đục lỗ trên cửa mộ để gài mìn và thuốc nổ. Cánh cửa đá xanh này dày nặng kiên cố, một cái lỗ sẽ chẳng thấm vào đâu, việc này cần nhiều thời gian nên số người còn lại tranh thủ vào rừng ăn uống nghỉ ngơi, lấy sức chờ vào mộ đổ đấu.
Đến tận buổi chiều, tiếng nổ chát chúa của mấy lỗ mìn mới đồng loạt vang lên rung chuyển cả ngọn Bình Sơn, cánh cửa huyệt mộ nặng tới mấy ngàn cân cuối cùng đã bị cho nổ tung. Từ trong hầm mộ, lớp lớp khói sương ùn ùn tràn ra, tới lúc trăng mọc đằng Đông mới hết. Đám trộm mộ ước chừng khí độc trong mộ đạo đã được gió núi thổi tan mới bước vào xem xét, nào ngờ vào rồi chỉ biết kêu trời, thì ra phía cuối mộ đạo đã bị bịt kín bằng đá tảng, to đến thần kỳ, tảng bé nhất cũng phải trăm cân đổ lại. Trong mộ đạo không tiện dùng thuốc nổ, chỉ còn cách lệnh cho công binh đục lỗ mũi trâu trên mỗi tảng đá, xuyên dây thừng qua, dùng lừa ngựa kéo ra, đây đúng là “trâu kéo ngựa lôi, không có gì là không được”.
Việc này vừa tốn nhiều công sức lại mất đứt một ngày, làm La Lão Oai sốt ruột hết gãi đầu lại gãi tai, riêng lão Trần đã biết trước mộ cổ đời Nguyên toàn dạng “xẻ đá làm quách, đục núi mà chôn”, nếu không kiên cố như vậy thì mấy trăm năm qua hẳn đã bị dân trộm mộ khoắng sạch từ lâu. Lão bình tĩnh, kiên nhẫn chỉ huy đám trộm từng bước kéo đá, sau khi tảng đá cuối cùng được kéo ra, lại phải đục thủng một cánh cửa đá nữa, mộ đạo sâu hun hút mới lộ ra trước mắt. Nhìn từ cấu tạo vật liệu, có vẻ mấy tấm cửa mộ khổng lồ này đều được dỡ ra từ những đền đài đạo quán trên núi Bình Sơn, thang đá cầu đá được mang tới hết đây lấp kín mộ đạo để phòng trộm cướp. Đoạn mộ đạo nằm sát lối cửa vào này còn cách cửa vào địa cung khá xa, từ đây tới đó không biết còn bao nhiêu lớp cửa bảo vệ, cùng cạm bẫy hiểm độc. Nghĩ vậy, lão Trần bèn dặn dò mọi người phải hết sức cẩn thận, nhất định không được chủ quan.
Đám trộm xếp hàng từng tốp trước cửa, tốp vác trên lưng những bao tải thảo dược và vôi bột vừa được chuyển đến để đối phó với khí độc trùng độc trong hầm mộ, tốp mang theo thang rết, phòng khi phải leo trèo trong địa cung mộ cổ, hay gặp nước bắc cầu, tốp đứng hàng đầu mỗi người ôm một bó rơm to, bên trong giấu chín lớp da thuộc đã được ngâm nước, đám còn lại đều mang theo khiên đề phòng ám tiễn trong mộ; đội quân bên La Lão Oai cũng đã no thuốc, nạp đạn lên nòng, sẵn sàng đợi lệnh.
Lão Trần thấy quang cảnh mấy trăm thuộc hạ xếp hàng ngay ngắn trước mộ đạo thì đắc ý lắm, khí thế này tuy không bằng đại quân Xả Lĩnh mấy chục vạn người khai quật Đế lăng nhà Hán năm xưa, nhưng cũng đáng tự hào. Nghĩ lại phái Xả Lĩnh đang trong cảnh chợ chiều, giờ nhờ tay lão dăn dắt mà ngày một chấn hưng, lão càng hừng hực hào khí, cao giọng nói: “Chúng ta không phải sinh ra đã là thảo khấu, chỉ vì thời thế loạn lạc, bách tính chịu cảnh nồi da xáo thịt, nên mới thành anh hùng hảo hán chốn lục lâm, làm những việc tỏ chính khí để người đời nhìn bằng con mắt khác. Trong địa cung sau mộ đạo này đều là vàng bạc châu báu được tuẫn táng, chủ nhân của những món minh khí ấy là những cổ thây trong mộ này ư? Thử hỏi anh em, có thứ nào trong số đó không phải do vơ vét từ nhân dân? Lúc còn sống hưởng thụ đã đành, nay chết rồi còn giữ khư khư bên mình để trở thành phế phẩm, cứ ngỡ trời xanh trên đầu không có mắt ư? Nay chính là lúc thiên đạo luân hồi, chúng ta hãy đoạt lấy những thứ này, xem như thay trời hành đạo. Hỡi các anh em, dám làm những việc phi thường tất là bậc anh hùng hào kiệt, thường có câu có máu làm quan có gan làm giàu, anh em hãy dốc hết can đảm đi đổ đấu cùng tôi!”
Dứt lời, đám trộm liền đồng thanh hưởng ứng, theo chân thủ lĩnh tiến vào mộ đạo, La Lão Oai cũng rút súng, họa theo lão Trần: “Những ai tiến về phía trước đều sẽ có thưởng, lùi về phía sau… tất sẽ ăn đạn của ông đây. Tổ cụ nhà nó, có bao nhiêu minh khí khuân hết về Soái phủ cho ta, không được để lại gì hết!”
Lão Trần giỏi thuật xem tướng, biết La Lão Oai tuy là tên Diêmương tính nóng như lửa, nhưng cũng là kẻ lăn lộn trong chốn lục lâm, rất coi trọng nghĩa khí, thêm nữa việc trộm mộ sau này vẫn còn phải nhờ tới lão Trần, hắn sẽ không làm mấy trò lật lọng. Lúc này kẻ đã đổ đấu thành nghiện, hủy thi thành ham như hắn muốn lao vào địa cung là lẽ đương nhiên, nhưng đám tay sai canh bên ngoài cửa mộ đều do một tay Phó quan của La Lão Oai chỉ huy, tuy nói là thân tín của hắn nhưng vẫn không thể yên tâm hoàn toàn. Tính toán một hồi, lão Trần bèn lệnh cho Hồng cô nương chỉ huy một đám trộm Xả Lĩnh ở lại phòng khi có biến.
Đám trộm dùng vải đen che mặt, nhất tề xông vào mộ đạo. Đi đầu là tốp ôm rơm, lưng đeo lồng chim bồ câu, phía sau có người chuyên giơ đèn chiếu sáng, đuốc nến đèn bão đầy đủ cả. Mộ đạo này vốn là hành lang mái vòm trong điện tiên luyện đơn trước kia, rộng rãi bằng phẳng, xe ngựa cũng có thể qua, hai bên mộ đạo cứ cách mươi bước chân lại có một cột đá hoa biểu, cao bằng đầu người, dùng làm nơi đặt đèn đuốc chiếu sáng.
Gần đây trong núi thường xuyên mưa nên mộ đạo có hiện tượng ngấm nước, sâu trong bóng tối tĩnh mịch vang lên những tiếng tí ta tí tách. Cửa mộ bị đóng kín đã lâu, khí đọc khó tiêu tan, ai nấy đều lo đoạn mộ đạo này có cạm bẫy trùng độc, thành ra di chuyển hết sức chậm chạp, cứ đi được một đoạn lại để lại một bó đuốc trên cột hoa biểu, hai bên tường thấy chỗ nào có vết nứt là lập tức đồ vôi bột lấp kín.
Đi được ba bốn trăm bước thì thấy mộ đạo dần rộng ra, do người đông nên ai nấy đều khó thở, đèn đuốc thiếu không khí cũng trở nên mờ mịt. Cuối mộ đạo là một bức tường gạch đỏ thẫm, xây bít kiên cố như tường thành, trên không có mái, dưới có một khung cửa hình tròn, hai cánh cửa tán đinh đồng khép không kín lắm, đoạn xích sắt khóa trên vòng cửa chỉ chịu được vài nhát rìu của gã câm đã đứt rời.
Lão Trần chỉ về phía trước, lệnh cho thuộc hạ dùng thang rêt húc cánh cửa tán đinh đồng, bốn cái thang rết lập tức được đưa tới, mấy tên trộm dồn sức đẩy mạnh, hai cánh cửa hoen gỉ rít lên cót két, từ từ mở ra. Đám người nín thở định thần, mọi cặp mắt dồn cả vào cửa mộ, hiếu kỳ không biết cảnh tượng bên trong sẽ như thế nào. Cánh cửa vừa được mở, liền nghe từ trong vọng ra tiếng hét thảm thiết của một người con gái, tiếng kêu thảm vang vọng trong lòng mộ đạo khiến người nghe hồn xiêu phách lạc, toàn thân nổi da gà.

 Nguồn tangthuvien

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Blog liên quan : Blog zing | Blogspot | Blog tiếng anh | Facebook
Copyright © 2011 - 2014. Thuy trinh's blog - All Rights Reserved