Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info.

14 thg 1, 2014

Vu Hiệp Quan Sơn - Chương 37 - 39 ( Thiên Hạ Bá Xướng)

Chương 37: Quan Sơn Cốt Đồ

Giáo sư Tôn nói, nếu muốn làm rõ trong mộ cổ Địa Tiên rốt cuộc có bí mật gì, trước tiên phải biết được lai lịch của Quan Sơn thái bảo, đám “trộm mộ Quan Sơn” này vốn có quan hệ rất sâu xa với Lưu Bá Ôn, kỳ nhân thời Minh đã truyền lại Bài ca nướng bánh.
Những năm cuối thời Nguyên, thiên hạ đại loạn, để phản kháng lại chế độ cai trị tàn bạo của triều Nguyên, nông dân khắp nơi ùn ùn khởi nghĩa, tục ngữ có câu “loạn thế tất xuất kỳ nhân”, lời này thực không sai.
Bấy giờ, Minh thái tổ Chu Nguyên Chương đuổi người Hồ trở về Mạc Bắc, lập nên triều Minh. Một hôm, trên điện Kim Loan, ông ta lấy chuyện nướng bánh làm “tượng”, yêu cầu Lưu Bá Ôn tính toán sự hưng vong của thiên hạ ngày sau, nhưng thiên cơ khó nói, nên Lưu Bá Ôn bèn sáng tác ngay Bài ca nướng bánh, dựa theo kết quả bói toán mà soạn thành lời ca, việc hưng vong thành bại của thiên hạ từ đời Minh trở đi đều giấu cả trong bài ca ấy.
Đây là một truyền thuyết khá phổ biến trong dân gian, không có trong chính sử. Trên thực tế, Lưu Bá Ôn đúng là đã từng bốc quẻ bói toán cho Chu Nguyên Chương, nhưng sự việc không phải như trong truyền thuyết nói.
Vào thời điểm Chu Nguyên Chương còn chưa lưng Bắc mặt Nam(26), Lưu Bá Ôn đã cảm thấy vị chủ nhân này là chân long thiên tử, tương lai ắt sẽ lên ngôi cửu ngũ chí tôn, nên mới đầu quân dưới trướng ông ta. Lưu Bá Ôn lời lẽ bất phàm, đoán sự như thần, rất được Chu Nguyên Chương xem trọng, chuyện lớn chuyện nhỏ đều hỏi ý kiến, Lưu Bá Ôn lần nào cũng đối đáp trôi chảy, nhiều lần hiến lên kế hay mẹo lạ.
Một hôm, Chu Nguyên Chương dẫn quân giao chiến với quân Nguyên, lương thảo tiếp tế không đủ, rơi vào cảnh khổ chiến, đúng lúc đó Lưu Bá Ôn xin gặp, bèn dùng máy cái bánh nướng duy nhất còn lại khoản đãi, sau đó hai người bàn về cục thế trước mắt.
Lưu Bá Ôn nói với Chu Nguyên Chương, hoàn cảnh trước mắt của quân ta tuy gian nan, nhưng ấy chỉ vì thiên thời chưa đến, khi thời cơ xuất hiện, chúa công ắt sẽ tựu thành bá nghiệp một phương.
Chu Nguyên Chương lờ mờ nghe ra trong lời Lưu Bá Ôn còn có ý khác, tựa hồ ám chỉ mình sau này có thể làm hoàng thượng, bèn gặng hỏi thêm, thấy quả nhiên là vậy, bèn nói: “Năm xưa Chu Văn Vương mời Khương Tử Nha rời núi, đã tự mình dắt Khương Tử Nha đi bên bờ sông tám trăm lẻ tám bước, kết quả vương triều nhà Chu có được thiên hạ trong tám trăm lẻ tám năm. Nếu đúng như lời quân sư nói, đời này Chu Nguyên Chương ta có phúc phận khai quốc đăng cơ, ta không dám mong cầu giang sơn giữ được nghìn năm vạn năm, càng không dám sánh với bậc thánh quân minh đế như Chu Vân Vương, chỉ cần quốc vận kéo dài được bốn trăm năm cũng thỏa lắm rồi.” Nói đoạn, ông ta liền nhờ Lưu Bá Ôn bốc quẻ bói toán, xem xem khí vận của nhà họ Chu liệu kéo dài được bao nhiêu năm.
Lưu Bá Ôn thấy trong trướng vừa hay có mấy cái bánh nướng, liền lấy đó làm cơ số, chiêm nghiệm ra quẻ tượng, nhưng sau khi được kết quả cuối cùng, lại giấu giếm không chịu nói với Chu Nguyên Chương.
Chu Nguyên Chương bảo, việc thành bại được mất trên thế gian đều là ý trời, cứ nói đi đừng ngại, không phải cố kỵ điều gì hết. Lưu Bá Ôn bấy giờ mới nói, theo quẻ tượng này, người Hồ tuy sẽ bại vong, nhưng khí số của Bắc Long vẫn chưa tận, tương lai giang sơn cẩm tú này vẫn rơi vào tay người Hồ, quốc vận của chúa công chỉ sợ không được bốn trăm năm, thậm chí còn không đến ba trăm năm.
Chu Nguyên Chương nghe vậy bèn lấy làm kinh hãi. Nhưng ông ta không lo lắng vì vận nước ngắn dài, vậy thì lo lắng điều gì chứ? Chủ yếu là bởi những năm Nam chinh Bắc chiến, ông ta từng gặp rất nhiểu mồ hoang mả dại bị trộm mộ phá hủy, đặc biệt là ở vùng phụ cận lăng tẩm các đế vương nhà Nam Tống, giờ đây chỉ còn lại mấy cái hố sâu lớn, bên trong mọc đầy cỏ dại, trở thành hang ổ của lũ chồn cáo.
Sau khi nhà Nguyên diệt Nam Tống, những lăng tẩm đế vương kia đều bị người Hồ vét sạch, thi thể hoàng đế Nam Tống cũng bị chà đạp giày xéo, lẫn lộn với xương cốt trâu ngựa chó lợn, chôn bên dưới tháp Trấn Nam. Nhìn di chỉ Tống lăng, thật đúng là thê thảm vô cùng, chốn hoang lương của ngày nay, xưa chính là nơi quân vương vùi xác, cảnh tượng thật khiến người trông thấy mà thở dài, nghe thấy mà xót xa trong dạ.
Chu Nguyên chương nói, nếu người Hồ ở phương Bắc mấy trăm năm nữa vẫn có thể chiếm cứ thiên hạ thì dù ta có làm hoàng đế cũng chẳng thể vui sướng cho nổi? Sao lại thế? Trên đời này chẳng ai không chết, giờ nếu ta có thể đuổi bọn người Hồ về Mạc Bắc, phục hưng giang sơn nhà Hán, xây dựng lên công nghiệp lớn lao, dĩ nhiên là chuyện vui mừng, nhưng thế gian xưa nay chưa từng có thuốc tiên bát tử, sinh ra ắt sẽ chết đi, có đầu ắt có cuối, chân mệnh thiên tử e rằng cũng khó thoát khỏi ngày phải cưỡi rồng về trời.
Thiên tử qua đời tự nhiên sẽ được chôn trong lăng tẩm, nhưng thử nhìn xem số phận các lăng mộ đế vương Nam Tống Bắc Tống giờ đây thế nào? Không phải đều bị người Hồ dẹp bằng đó ư? Ta làm hoàng đế, lúc tại vị có văn thần võ tướng bảo hộ, chết rồi chôn trong hoàng lăng, dù có cắt đặt đại quân canh giữ, nhưng sớm muộn cũng có ngày nước mất nhà tan, việc thay triều đổi đại là định số trong lẽ tuần hoàn của thiên đạo, không thể bàn cãi, nhưng chết người nhất là sau này lại mất nước vào tay lũ người Hồ. Giờ chúng ta đang bình định Hồ Lỗ, lũ con cháu đời sau của chúng một khi đắc thế, chắc chắn sẽ không ngại ngấn gì trả mối hận hôm nay, vậy hoàng lăng mà ta và con cháu nhập táng há chẳng phải... đều bị lũ gian tặc đào bới lên mà quật thây thiêu cốt hay sao?
Nhớ đến cảnh tượng hoang phế của lăng tẩm hoàng gia nhà Tống, rồi lại nghĩ đến số phận bản thân trong tương lai, Chu Nguyên Chương không khỏi lạnh người, dù có lên ngôi hoàng đế cũng chẳng thấy gì vui sướng. Chu Nguyên Chương biết Lưu Bá Ôn tinh thông thuật phong thủy, bèn hỏi ông trên đời này có cách gì khiến cho hoàng lăng vĩnh viễn không bị người Hồ đào lên phá hủy hay không ?
Lưu Bá Ôn nói ngài nghĩ ngợi xa xôi quá, giờ việc cần suy tính là làm sao giành lấy thiên hạ, chuyện hoàng lăng hãy để khi đại nghiệp thành tựu hãy tính toán cũng không muộn, chuyện này xin cứ yên tâm, đến lúc ấy, nhất định sẽ thay chúa công nghĩ ra một biện pháp ổn thỏa.
Vì bấy giờ đại chiến đang ở trước mắt, chuyện này bảo dừng là dừng, rồi cũng cứ thế qua đi, sau này Nam chinh Bắc chiến trước sau vẫn không có cơ hội nhắc lại, mãi tới khi Chu Nguyên Chương ngồi lên ngai vàng, trở thành Thái Tổ khai quốc của Đại Minh. Theo lệ cổ, khi thiên tử các triều đăng cơ, lập tức phải chuẩn bị hoàng lăng cho chính mình trước nhất, những chuyện khác đều gác cả lại, từ việc lựa chọn long mạch đến quy mô bố cục của hoàng lăng đều là chuyện lớn hàng đầu của quốc gia, không thể qua quýt sơ sài.
Hoàng đế Hồng Võ triệu kiến Lưu Bá Ôn, nhắc lại chuyện năm xưa, nói rằng nhiệm vụ xây dựng hoàng lăng này nhất thiết phải do Lưu Bá Ôn chủ trì sách hoạch, hoàng lăng của vương triều Đại Minh, tuyệt đối không thể để cho người Hổ đào bới.
Lưu Bá Ôn năm ấy hứa suông một câu, đến khi việc rơi xuống đầu vẫn thấy hoang mang không chắc chắn, đột nhiên hai hàng lông mày nhíu lại, kế sách lóe lên trong đầu, liền xin hoàng thượng thư thư cho mười ngày, mười ngày sau nhất định sẽ dâng kế sách lên.
Hồng Võ đế kiên nhẫn đợi thêm mười ngày, quả nhiên mười ngày sau, Lưu Bá Ôn lên điện, sau khi bái lạy theo đúng phép quân thần, liền lấy ra một bức tranh, nói: “Việc xây dựng hoàng lăng Đại Minh, không thể không nhờ vào bức tranh này.”
Chu Nguyên Chương còn tưởng đấy là một tấm bản đó phong thủy của hoàng lăng, tức thì mặt rồng cả vui, vội bảo nội thị đón lấy mang đến cho mình ngự lãm, chẳng ngờ khi mở trục cuộn ra xem, ông ta hết sức ngạc nhiên, hoàn toàn không hiểu ý tứ bức tranh này là gì, liền mở miệng vàng động lời ngọc hỏi: “Lưu ái khanh, bức tranh này của khanh... có ý gì vậy?”
Lưu Bá Ôn tâu: “Hồi bẩm bệ hạ, việc tu tạo hoàng lăng không phải chuyện nhỏ, thần đây tài hèn sức mọn, chỉ sợ phụ kỳ vọng của thánh thượng, ngộ nhỡ xảy ra sai sót gì, thực là chết vạn lần cũng không đền hết tội.”
Sau đó Lưu Bá Ôn lại tiến cử một vị kỳ nhân với hoàng đế Hồng Võ, người này thân mang dị thuật, thông thiên hiểu địa, thừa sức đảm nhiệm trọng trách xây dựng hoàng lăng. Nhưng y vốn là người ẩn dật trong núi sâu, sợ rằng sẽ tìm cớ thoái thác, vậy nên họ Lưu mới hiến lên bức họa này, khi triệu kiến y vào cung, trước tiên cứ nói rõ ý định trước, sau đó bất luận y có nhận lời hay không, cứ đưa bức tranh này ra, chắc chắn y không còn dám thoái thác nữa.
Hồng Vũ hoàng đế nửa tin nửa ngờ, lập tức sai người mời vị cao nhân được Lưu Bá Ôn tiến cử đến, người này tên là Phong Vương Lễ, vốn là ẩn sĩ luyện đơn ở vùng Ba Thục, cũng thường hay đào mồ đổ đấu, chuyên thích tìm kiếm những sách cổ về luyện đơn.
Phong Vương Lễ được vời lên điện Kim Loan, biết được hoàng đế muốn sai ông ta tu tạo hoàng lăng, nhưng từ xưa đã có câu “làm bạn với vua như chơi với hổ”, đây là việc rất dễ rơi đầu, ông ta đời nào chịu nhận lời, vội hoảng hốt chối rằng mình không thông hiểu tang chế, cũng không biết thuật tầm long, ý chừng muốn thoái thác công việc này.
Chu Nguyên Chương thấy quả đúng như Lưu Bá Ôn dự đoán, liền bảo người mang cuộn tranh kia ra cho Phong Vương Lễ xem. Phong Vương Lễ vừa nhìn thấy bức vẽ, liền kinh hồn bạt vía lập tức quỳ xuống trước điện, luôn miệng cầu xin: “Hoàng thượng thứ tội, thảo dân thực đáng muôn chết.”
Thì ra trong bức họa của Lưu Bá Ôn có vẽ một vách đá cheo leo hiếm trở, bên trên có rát nhiều quan tài treo. Trong tranh có mấy tên trộm mộ, một tên đang ôm lấy nắp quan tài bằng gỗ tùng còn nguyên cả vảy ra sức lay chuyển, rõ ràng là vừa bậy được nắp quan; một tên khác bám trên vách đá dựng đứng, cắm dây thừng tròng vào cổ cái xác, kéo xác ông lão trong quan tài ngồi thẳng dậy; ngoài ra, còn hai tên khác ngổi chồm hỗm bên cạnh quan tài, ôm ra từng miếng “giáp cốt”, trên giáp cốt đầy hình vẽ trăng sao và chữ triện cổ.
Bên cạnh bức họa có chú một hàng chữ “Quan Sơn đạo cốt đồ”, Phong Vương Lễ nhìn tranh này mà kinh hồn khiếp đảm, thì ra cảnh tượng trộm mộ trong tranh, chính là hành vi của tổ tiên nhà ông ta.
Nhà họ Phong là danh gia vọng tộc tiếng tăm ở địa phương, bao đời đều cư trú ở vùng hẻm núi Quan Tài thuộc Vu Sơn. Hẻm núi này địa hình hiểm trở, có rất nhiều quan tài treo từ thời thượng cổ, nhà họ Phong chính nhờ trộm được rất nhiều thiên thư, dị khí trong hẻm núi Quan Tài này mà phát tích, học được vô số thuật phù thủy đã thất truyền, rồi dần dần đắm chìm si mê với thuật luyện đan.
Đến giai đoạn cuối Nguyên đầu Minh, truyền đến đời Phong Vương Lễ, ông ta tự xưng là Quan Sơn thái bảo, ỷ mình tinh thông thuật Quan Sơn chi mê, đi khắp nơi bí mật đào trộm sơn lảng. Thực ra, nhà họ Phong không thiếu tiền, động cơ trộm mộ của những người này chủ yếu là nhằm vào các kinh sách cổ giấu trong mộ mà thôi. Khi nhìn tháy bức Quan Sơn đạo cốt đồ, Phong Vương Lễ ngỡ rằng hành động bí mật của gia tộc đã bại lộ, kinh động đến thiên tử, phen này ắt khó thoát họa diệt môn, vả lại, chuyện này xưa nay chưa bao giờ để người ngoài biết, điều này chứng tỏ bên cạnh hoàng thượng có cao nhân nắm rõ ngọn ngành chuyên gia tộc nhà mình đi trộm mộ, rốt cuộc, ông ta đành nhận lời Hồng Vũ hoàng đế đi thiết kế hoàng lăng.
Thời điểm ấy, Lưu Bá Ôn đã có ý rút lui khỏi việc triều chính, nhưng vì vướng vào việc xây dựng hoàng lăng mà không thoát thân được. Ông ta nhớ ra trên đời này còn một đám Quan Sơn thái bảo, cực kỳ tinh thông thuật Độn Giáp, liền đẩy luôn công việc “khó sai hoàng gia” này lên đầu bọn họ. Nhưng Lưu Bá Ôn coi như vẫn còn nể mặt, nên chỉ đặt tên bức tranh là “Quan Sơn đạo cốt”, chứ không nói trắng ra là “Quan Sơn đạo mộ.
Nhà họ Phong chuyên nghiên cứu các loại kỳ môn dị thuật, thủ đoạn hành sự vượt xa tưởng tượng của người thường, hơn nữa còn nắm được rất nhiều bí thuật phong thủy từ các kinh thư viết bằng chữ giáp cốt, bởi vậy, kiến thức về kết cấu lăng mộ và địa điểm lựa chọn để xây lăng đều có chỗ độc đáo riêng, khiến hoàng đế Hồng Vũ vô cùng hài lòng, ban cho Phong Vương Lễ và mấy đệ tử của ông ta thẻ bài vàng ròng, từ đấy trở đi được tự xứng là Quan Sơn thái bảo, ở bên cạnh hoàng đế chuyên trách việc kiến tạo lăng mộ cho hoàng gia.



Hoàng đế Hồng Võ xuất thân từ giai cấp thấp của xã hội, rất am hiểu phong tục trong dân gian, ngài hỏi Phong Vương Lễ, cho dù hoàng lăng không bị người Hồ đào trộm, nhưng cũng chưa chắc đã dứt hẳn mối lo, vì người Hán chúng ta cũng không phải hạng tử tế gì, nghe nói từ thời xưa, thế gian đã có chuyện “phá gò mò vàng”, nếu những người này có ý đồ với hoàng lăng Đại Minh thì phải làm sao?
Phong Vương Lễ đáp, thần cho rằng những kẻ đào mồ đổ đấu trong dân gian ấy, không chỉ riêng bọn Phát Khưu Mô Kim, mà cả Ban Sơn Xả Lĩnh cũng có thủ đoạn đào trộm hoàng lăng. Ban Sơn đạo nhân sở trường đạo sinh khắc, hành tung ẩn mật khó dò, nhiều năm nay hiếm khi tiếp xúc với người ngoài, nhưng bọn họ đào trộm mộ chỉ vì tìm kiếm đan châu, miễn là trong hoàng lăng không chôn theo các loại kim đơn linh dược, Ban Sơn đạo nhân sẽ tuyệt không có ý đồ đào bới, không đáng lo ngại; còn bọn giặc Xả Lĩnh đa phần là lũ thảo khấu lục lâm, khi hợp khi tan, chuyên đào phá các lăng mộ lớn, cũng là khó đề phòng nhất, lại thường có ý mưu phản, chỉ có cách phái quan quân đi lùng bắt tiêu diệt, nhổ cỏ tận gổc, đoạn tuyệt hương hỏa của chúng mới là thượng sách.
Ngoài ra, còn đám Phát Khưu Mô Kim, thực ra là một mạch, cực kỳ tinh thông đạo phong thủy tầm long, thủ lĩnh Mô Kim gọi là Phát Khưu Thiên Quan, bọn này cầm theo ấn phù từ thời Hậu Hán, bên trên đúc tám chữ “Thiên Quan Tứ Phúc, Bách Vô Cấm Kỵ”, tầm long đổ đấu không gì không làm, nhưng bọn chúng cực kỳ xem trọng quy củ của tổ sư gia truyền lại, không có ấn Phát Khưu và bùa Mô Kim thì không đổ đấu, vì vậy muốn đối phó với chúng, cần hủy đi ấn phù tín vật của chúng trước, khiến thuật Mô Kim không còn tồn tại trên thế gian nữa, như vậy có thể một lần ra công suốt đời nhàn nhã, không lo hậu hoạn.
Hoàng đế thấy có kế hay như vậy, tức thời mặt rồng hoan hỷ, liền hạ thánh chỉ, các đời hoàng đế nhà Minh đều nghiêm cấm việc đổ đấu trộm mộ. Có điều, tung tích của Phát Khứu Mô Kim, Ban Sơn Xả Lĩnh rải rác khắp thiên hạ, triều đình cũng không có biện pháp đối phó triệt để, đến tận những năm Vĩnh Lạc, mới có cơ hội hủy đi ấn Phát Khưu và bảy miếng bùa Mô Kim, nhưng trên đời vẵn còn ba miếng bùa Mô Kim không biết ở đâu, đối với đám trộm cướp Xả Lĩnh cũng đã nhiều lần tiễu trừ mà không hết được; có điều, những hành động này vẫn có hiệu quả nhất định, suốt giai đoạn giữa thời Minh, chuyện đào mổ đổ đấu quả có một độ lắng hẳn xuống.
Quan Sơn thái bảo được triều đình trọng dụng, đi theo hoàng thất từ Nam Kinh đến Bắc Kinh, luôn ở trong cung cấm nghe lệnh. Xây dựng hoàng lăng là việc cơ mật rất lớn nên không dám tuyên truyền ra ngoài, cho đến những năm Vạn Lịch, thủ lĩnh Quan Sơn thái bảo chính là Địa Tiên Phong Soái Cổ, người này có tài thông thiên triệt địa, lại vô cùng say mê thuật phong thủy tinh tướng. Ông ta nhận ra tổ tiên mình xây dựng hoàng lăng của Đại Minh kín kẽ trăm điều nhưng lại bỏ sót mất một chuyện, sơ suất không cải táng mộ phẩn của tổ tiên Chu Nguyên Chương, đêm xem thiên tướng, thấy long khí đất ấy sắp tuyệt, liền dâng chiếu xin triều đình cho di dời tổ lăng, nhưng hoàng đế đương triều là kẻ hồ đồ, lơ là quốc sự, chẳng màng đến lời tâu của Phong Soái Cổ.
Phong Soái Cổ thấy thế đạo suy vi, thánh thượng vô đạo, nhất thời tức giận liền tìm cớ cáo bệnh về quê, trải qua hai trăm năm, triều đình sớm đã không còn để ý đến những chuyện cũ từ thời Hồng Vũ nữa, liền chấp thuận cho Phong Soái Cổ trở về cố thổ.
Cơ nghiệp nhà họ Phong ở Vu Sơn vẫn còn đó, thu nhập chủ yếu nhờ khai thác mỏ muối khoáng, nhưng Phong Soái Cổ coi tiền tài như cỏ rác, sau khi về quê nếu không đốt lò luyện thưốc thì cũng bốc quẻ bói toán, thường hay mượn cớ vân du tứ hải, dẫn thủ hạ đi khắp nơi đào trộm mộ cổ, mê đắm với việc thu thập đủ thứ kỳ trân dị bảo bồi táng trong mộ cổ các đời.
Một năm nọ, Phong Soái Cổ bỗng nhớ ra tổ tiên từng để lại một lời di huấn, cảnh cáo con cháu đời sau rằng nhà họ Phong nhờ vào trộm mộ ở hẻm núi Quan Tài, lấy được Độn Giáp thiên thư trong quan tài treo mà phát tích trở thành hào môn vọng tộc, nhưng số lượng quan tài treo ở hẻm núi Quan Tài này há chỉ có hàng nghìn hàng vạn? Ở sâu trong núi, còn có một lăng mộ quy mô khổng lổ, nhưng tuyệt đối không được đụng đến ngôi mộ ấy, bằng không ắt sẽ chuốc lấy họa diệt tộc, vì trong mộ có chôn “thi tiên”.

Phong Soái Cổ sẵn chứng nghiện trộm mộ, lại thường có ý “tìm tiên”, vì vậy một khi ý đồ đã nổi lên, dẫu có mười vạn Kim Cương La Hán cũng không hàng phục nổi. Ông ta vừa nghĩ đến chuyện ngay trước cửa nhà mình có một ngôi mộ cổ Ô Dương vương hết sức thần bí, liền bỏ ngoài tai lời huấn thị của tổ tiên, lập tức dẫn theo thủ hạ vào núi trộm mộ. Không ngờ, trong mộ cổ Ô Dương vương ấy, Phong Soái Cổ đã nhìn thấy những thứ mà ông ta có nằm mơ cũng không tưởng tượng nổi.


Chương 38: Cửu Tử Kim Lăng Giáp

Gia tộc họ Phong ở Thanh Khê đều biết Phong Soái Cổ gặp được một số sự vật vô cùng thần bí bên trong mộ cổ ô Dương vương, tương truyền là thứ cực kỳ cổ xưa, nhưng tình huống thực sự thế nào, ngoài bản thân Phong Soái Cổ ra, suốt mấy trăm năm nay không ai hay biết cả, ngay những người cực kỳ thân thiết với ông ta cũng hoàn toàn mù tịt.
Theo như truyền thuyết lưu truyền ở nhà họ Phong nhiều đời nay, từ sau khi đào bới mộ cổ trong hẻm núi Quan Tài, Phong Soái Cổ trở về nhà đóng cửa không ra ngoài, ba tháng sau đột nhiên tự xưng mình đã đắc thành đại đạo, đồng thời tuyên bố thiên hạ sắp rơi vào một kiếp nạn lớn, chỉ có một lối thoát duy nhát trong hẻm núi Quan Tài, có thể nói là chốn động tiên, sánh ngang Đào Hoa Nguyên mà người Tần tránh nạn năm xưa.
Phong Soái Cổ tự xứng là địa tiên, một lòng muốn độ hóa ngưòi phàm, ông ta dồn hết tâm sức, tiến hành xây dựng Địa tiên âm trạch trong núi sâu, bao nhiêu cổ vật tổ tiên thu được khi trộm mộ đều cất giấu vào trong đó. Trải qua mười mấy năm, rốt cuộc công trình cũng hoàn thành, sau đó, ông ta lại thông cáo với chúng nhân, nếu muốn được thân gió cốt mây, có thể xuất nhập tự do, hư không thanh tĩnh, nhất thiết phải bỏ đi tấm thân máu thịt phàm tục, những người tự nguyện vào mộ chôn sống mới có khả năng thành tiên, mấy trăm năm sau sẽ đắc thành đại đạo, cùng địa tiên trở về thế gian, độ hóa cho mọi người trong thiên hạ, tạo thành công đức lớn lao vô kể.
Đương thời, Quan Sơn thái bảo được hoàng gia khâm điểm, rất có danh vọng ở mạn Vu Sơn Thanh Khê, nhất là Phong Soái Cổ lại tinh thông yêu thuật vu cổ, mười nhà thì có đến chín nhà tin theo ông ta, đám ngu dân ấy đều nguyện ý cùng ông ta tu luyện thuật Quan Sơn chỉ mê. Những người tu tập thứ yêu pháp ảo thuật này có rất nhiều điều kỵ húy, một là sợ máu chó đen, hai là sợ móng lừa đen, ba là sợ chu sa, hễ thấy những vật này ắt sẽ “bại lộ hành tung, nát gan vỡ mật”.
Thuật Quan Sơn chỉ mê nhìn bề ngoài có vẻ huyền diệu, kỳ thực cũng không ngoài những thủ đoạn nuốt bùa phun nước, âm binh phù chú, đa phần đều là tổ tiên nhà họ Phong học được từ Long cốt thiên thư trong quan tài treo ở hẻm núi Quan Tài, nói dễ nghe thì là phương thuật thời xưa, còn nói trắng ra chính là tà pháp yêu thuật giả thần giả quỷ.
Nhưng ở thời đại đó, càng là kẻ tà ma ngoại đạo thì càng dễ mê hoặc nhân tâm, vì vậy Phong Soái Cổ vừa bảo muốn độ người đắc đạo, nhất thời kẻ đi theo liền ùn ùn kéo đến như mây, nửa muốn cầu tiên, nửa muốn tránh họa, già trẻ gái trai trong vùng đa phần đều theo ông ta vào thôn Địa Tiên.
Trong nhà họ Phong có một nhóm nhỏ không muốn đi cầu tiên, địa tiên Phong Soái Có cũng không miễn cưỡng, chỉ dặn dò bọn họ phải giấu lối vào mộ có thật kỹ, đồng thời để lại cho hậu nhân một bài “Quan Sơn chỉ mê phú”, yêu cầu giữ kín bí mật, đặc biệt không thể cho đám Mô Kim hiệu úy biết được căn nguyên. Ông ta mạo hiểm lưu lại một con đường bí mật này, là để chuẩn bị cho con cháu nhà họ Phong đời sau nếu có gặp nạn, có thể chiêu tập những người phàm muốn được độ hóa chạy vào động tiên trong núi Quan Tài. Nếu như năm xưa hủy được hết bùa Mô Kim thì cũng không cần tốn công tốn sức bày bố thế này.
Phong Soái Cổ tính toán hết sức chu toàn tỉ mỉ, tuy rằng hẻm núi Quan Tài đầy mây mù phong tỏa long mạch, khó có thể dùng quyết chữ “vọng” để thăm dò, nhưng vẫn để lại bài “Quan Sơn chi mê phú” cực kỳ bí hiểm khó nhẳn. Đã thế, ông ta còn chưa yên tâm, lại bố trí thêm Cửu Tử Kinh Lăng giáp ở xung quanh. Đây là một dị thuật tổ tiên nhà họ Phong có được từ thời Quan Sơn trộm mộ, kỳ dị khó lường, người đời sau hầu như không biết đến, bình thưòng người nào muốn tiếp cận mộ cổ Địa Tiên, đều sẽ bỏ mạng trong vòng vây khốn của Cửu Tử Kinh Lăng giáp. Giáp này được bố trí bí mật dựa theo tuần hoàn của địa chi, cứ mỗi giáp, tức là mười hai năm, Sinh môn của trận pháp sẽ mở ra trong ba ngày vào một tháng nào đấy của năm Tý, cứ mỗi mười hai năm lại có ngày tháng tương ứng khác nhau, không ngừng tuần hoàn biến đổi, người ngoài khó mà suy đoán được. Đây là thứ chuyên dùng để đối phó với các Mô Kim hiệu úy vào núi tầm long đoạt bảo.
Trong nhóm người không vào mộ cổ Địa Tiên ấy, có một người anh em con chú con bác với Phong Soái Cổ, theo gia phả, ông ta và Phong Soái Cổ đều thuộc hàng chữ “Soái”, tên là Phong Soái Kỳ, lệnh bài Quan Sơn của Minh Thái tổ truyển đến đời chữ Soái, ông ta cũng có một cái.
Chi mạch của Phong Soái Kỳ đều lưu lại bên ngoài núi, bởi ông ta cho rằng di huấn của tổ tiên không thể làm trái, tự tiện tiến vào âm trạch trong núi Quan Tài, sớm muộn gì cũng chuốc lấy đại họa khủng khiếp, nên đã đưa cả nhà rời khỏi Tứ Xuyên.
Phong Soái Kỳ cũng là cao nhân có kiến thức, trước lúc lâm chung, ông ta đã dặn dò con cháu, trong hẻm núi Quan Tài đích thực có “thi tiên”, trong lòng núi ấy có hai mảnh đất báu phong thủy, mảnh nhỏ hơn hình dạng như đầu người, thời cổ từng được Di Sơn Vu Lăng vương xây làm địa cung để chôn xác.
Theo lý thuyết phong thủy từ thời thượng cổ, mảnh đất long mạch hình dạng như đầu người này thực ra là đất hung sát, chuyên để mai táng bạo quân, muốn thanh trừ khí hung sát tích tụ trong địa mạch, phải chôn theo rất nhiều người sống, vì vậy thi cốt của những kẻ bị tuẫn táng trong mộ cổ ấy chất chồng từng lớp, xung quanh lăng mộ lại đầy những quan tài treo, số lượng đến nay đã không thể tính toán, có thể nói, từng viên gạch, từng tấc đất trong mộ, đều bị thi khí thẩm thấu.
Sau khi địa tiên Phong Soái Cổ trộm ngôi mộ này, khí hung sát trong mộ đã bị phá, nhưng Phong Soái Cổ lại phát hiện trong số tế phấm bồi táng có rất nhiều đồ tế bằng đồng xanh, biết được trong hẻm núi Quan Tài còn một mảnh đất báu phong thủy lớn hơn, mảnh đất này ẩn sâu trong núi, hình dạng tựa như một chiếc quan tài đá khổng lổ không có nắp, kỳ diệu nhát là không gian bên trong rộng đến mấy dặm, vách đá xung quanh có hình rồng hình phượng tựa như ván quan tài thật, nhưng tuyệt đối không phải do bàn tay con người đục đẽo, mà được hình thành một cách tự nhiên; trong quan tài đá khổng lổ này, có gò đồi nhấp nhô, mọc vô số loại kỳ hoa dị thảo, kỳ lạ hơn là, bên trong khoảnh đất có địa thế như quan tài đá ấy, có một “cái xác không đầu”, vừa khéo ứng hợp với “đầu người” ở phía xa kia.
Ngọn núi Quan Tài này có từ thuở trời đất mới phân khai, đã tồn tại trên đời hàng ức vạn năm rổi. Thuở bấy giờ, hỗn độn mới phân, dưới gầm trời này còn chưa có con người nói gì quan tài, vì vậy ngọn núi Quan Tài và “cái xác không đầu ở trong lòng đất kia, chắc chắn không phải do bàn tay con người mà là do thiên địa tạo hóa, tự sinh tự thành.
Ở vùng Vu Hiệp, Ba Sơn này, từ thời cổ đã thịnh hành các thuật phù thủy, núi Quan Tài trong lòng núi đã bị người ta phát hiện từ rất sớm, và duy trì mãi tập tục chôn quan tài ở xung quanh để khu trừ hung khí, khiến thi khí trong núi càng ngày càng nặng nề, đến thời Tùy Đường, trong vùng còn rộ lên tin đồn bên trong núi Quan Tài có “thi tiên”. Nhưng “thi tiên” rốt cuộc là thứ gì, thì chưa có ai trông thấy.
Phong Soái Kỳ đến chết vẫn cho rằng, tiên đạo chỉ là thứ hư ảo xa xăm, trên đời này kể cả có tiên gia thật chăng nữa, cũng tuyệt đối không thể có xác cổ nào hóa thành tiên được, cương thi là vật chết mà không hóa trên thế gian, thứ trong núi Quan Tài kia không phải yêu tinh thì cũng là ma quái, chắc chắn chẳng phải chân tiên gì, nhưng thủ lĩnh Phong Soái Cổ của Quan Sơn thái bảo đã quyết ý xây dựng âm trạch trong núi Quan Tài để tìm kiếm thi tiên, đâu chịu để lời khuyên của ông ta vào tai.
Phong Soái Kỳ không biết rốt cuộc vì cớ gì mà Phong Soái Cổ lại tin tưởng chắc chắn như thế, còn cho rằng ông ta đã bị ma quỷ trong mộ cổ Ô Dương vương mê hoặc tâm trí, hẳn đá rơi vào ma đạo. chẳng những vậy, thần thái cử chỉ của Phong Soái Cổ sau khi từ trong mộ cổ trở ra cũng khác hẳn người sống, khí sắc trên mặt hệt như một cỗ cương thi vậy. Sau nhiều lần khuyên can vô ích, Phong Soái Kỳ đành tự giữ lấy thân, dẫn theo những người còn lại rời bỏ quê hương, trước lúc lâm chung còn để lại di chúc, bảo con cháu đời sau tìm cơ hội, dựa vào "Quan Sơn chỉ mê phú” lén thâm nhập mộ cổ Địa Tiên xem xét tình hình, nếu Phong Soái Cổ đã trở thành yêu vật, thì phải nghĩ cách trừ diệt ngay, bằng không, dù địa thế núi Quan Tài rất bí ẩn hẻo lánh, nhưng sớm muộn gì cũng có ngày nó bị đào ra, đến lúc ấy ngộ nhỡ trong mộ có “thi tiên” gì đó thật, ắt hẳn sẽ nhập thế hại người, hậu họa vô cùng vô tận.
Phong Soái Kỳ vỗn cũng là bậc kỳ nhân nhiều thủ đoạn, việc xây dựng mộ cổ Địa Tiên cũng có phần tham dự của ông ta, nhưng khi dời nhà khỏi Thanh Khê, vừa hay gặp đúng lúc thiên hạ có loạn lưu khấu, loạn lạc khắp nơi, không lâu sau ông ta lâm bệnh nặng, đến chết cũng không trở về hẻm núi Quan Tài nữa. Ông ta chỉ để lại di ngôn: hành vi của Phong Soái Cổ thực sự đã khiến danh hiệu Đại Minh Quan Sơn thái bảo rơi vào cảnh vạn kiếp bất phục, con cháu đời sau nhà họ Phong, nếu không diệt trừ được “thi tiên” thì linh hổn tổ tiên trên trời vĩnh viễn không thể yên nghỉ được.
Sau khi Phong Soái Kỳ lìa trần, con cháu đời sau rơi vào cảnh gia đạo suy vi, mỗi lần đến thời điểm có thể tiến vào mộ có Địa Tiên trong năm Tý, nếu không phải vì thời cuộc hỗn loạn thì cũng vì trong nhà có nạn, bao nhiêu năm vẫn không có được cơ duyên. Lại thêm lịch sử Trung Quốc cận đại đã có nhiều biến hóa nghiêng trời lệch đất, trải qua thế sự biến thiên, chi mạch của Phong Soái Kỳ trở nên điêu linh suy bại, dần dần, ngón nghề tổ truyền đã mất hết bảy tám phần, tuy vẫn còn nhớ được toàn văn bảy mươi hai câu trong bài “Quan Sơn chỉ mê phú”, và lưu giữ bản đồ dẫn đến mộ cổ Địa Tiên mà Phong Soái Kỳ để lại, nhưng muốn phá giải “Quan Sơn chỉ mê phú”, cần phải hiểu được kỳ môn ngũ hành và bí thuật phong thủy, trong khi đó con cháu nhà họ Phong lại chỉ biết được chút da lông bề ngoài của những bí thuật này mà thôi.
Vào thời Dân Quốc, hậu duệ của Phong Soái Kỳ có một người tên là Phong Tư Bắc, từng đọc rất nhiều kinh sách Đạo gia, qua tuổi trung niên thì xuất gia làm đạo sĩ ở núi Thanh Thành, Tứ Xuyên, song vẫn canh cánh không quên lời di huấn của tổ tông, nhiều lần tiến vào hẻm núi Quan Tài mà không thành, cuối cùng tọa hóa trong đường hầm, đồng thời dặn dò hai đứa con trai, nếu con cháu nhà họ Phong không trừ được “thi tiên” thì đừng thu nhặt xương cốt ông ta về an táng, ông ta muốn phơi thây ở đây để tận mắt chứng kiến có người tìm được lối vào mộ cổ Địa Tiên. Cái xác ở chỗ bia đá đầu đường hầm tận cùng điểu đạo, chính là người này.
Phong Tư Bắc có hai đứa con, theo sắp xếp trong gia phả: Tư, Học, Ngôn, Đạo, hai người này thuộc hàng chữ “Học”, một người là Phong Học Văn, người nhỏ hơn là Phong Học Vũ, hai anh em cách nhau sáu tuổi, sau khi cha chết, cả hai không còn người thân nào khác, chỉ biết nương tựa vào nhau lưu lạc khắp chốn.
Sinh vào thời chiến loạn, sống sót cũng khó khăn, hai anh em họ đành tạm thời gác lại di nguyện của tổ tông, người anh Phong Học Văn định vào núi làm cướp, tìm đường sống giữa chốn lục lâm. Trước lúc ra đi, Phong Học Văn đãcho em trai vào một nhà giàu họ Tôn làm con thừa tự,ổ tên thành Tôn Học Vũ, cũng chính là giáo sư Tôn này.
Từ đó trở đi, hai anh em bặt tin nhau. Vì chiến tranh, nhà họ Tôn cũng phải chạy khỏi quê hương, những gì Tôn Học Vũ trải qua sau này đại khái đều giống như ông ta kể khi trước. Vì tổ tiên có sự tích Quan Sơn đạo cốt, nên từ nhỏ ông ta đã biết đọc một số chữ cổ, sau này lại học thêm, rồi đảm nhiệm công việc phá giải giáp cốt văn và một số loại văn tự Cổ thần bí khác trong ngành khảo có, tới khi bị đẩy về Quả Viên Câu lao động cải tạo, mới gặp lại người anh Phong Học Văn cũng bị đưa về đó.
Hai anh em trùng phùng, không khỏi cảm thán tạo hóa trêu ngươi, chẳng ngờ lại gặp nhau trong tình cảnh này. Hỏi ra mới biết, từ lúc biệt ly, Phong Học Văn quả nhiên đã gia nhập giới lục lâm, vì vẫn còn hiểu được chút chút thuật Quan Sơn trộm mộ gia truyền, nên đã mai danh ẩn tích, lên Thường Thắng sơn, trà trộn vào đám người phái Xả Lĩnh.
Không lâu sau, người đứng đầu Thường Thắng sơn mất tích, trong vòng mấy năm, đám cường đạo Xả Lĩnh có lịch sử truyền thừa từ đời Hán đã hoàn toàn tan rã. Trung đoàn trưởng Phong tuy mang tên “Học Văn”, nhưng ghét nhất là đọc sách, thà chết cũng không chịu về quê làm ruộng, vừa khéo lúc đó, lại quen được với hai gã đồng bọn người Tây Bắc trong đám đạo tặc Xả Lĩnh, hai người này là anh em, người anh tên Lão Dương Bì, người em tên Dương Nhị Đản.
Lão Dương Bì hèn nhát nhu nhược, gan nhỏ như chuột, còn người em Dương Nhị Đản lại có dã tâm không nhỏ, sau khi băng cướp Thường Thắng sơn tan vỡ, Dương Nhị Đản kéo theo một đám người, chuẩn bị đến ba tỉnh phía Đông Quan Ngoại mở núi lập hội, còn toan tính làm một vài vụ trộm mộ lớn.
Trung đoàn trưởng Phong bấy giờ còn trẻ tuổi, cảm thấy làm cường đạo cũng rất tốt, có ăn có uống, còn có thể ngủ với đàn bà, thấy tên nhà giàu nào không thuận mắt liền xách đao xách súng xông vào cướp con bà nhà hắn luôn, nam tử hán đại trượng phu ở trên đời phải sống như thế mới sướng, bèn nghiến răng cùng bọn họ đi ra Quan Ngoại.
Nhưng đến vùng Đông Bắc, ông ta mới biết Dương Nhị Đản tuy là chưởng quản băng trộm mộ Nê Hội, nhưng lại không có thực quyền, vả lại bọn này còn bị quân Quan Đông mua chuộc, những phi vụ đó đấu của bọn chúng đều do quân Quan Đông sai khiến, dường như đang âm mưu tìm kiếm một ngôi mộ chôn Hoàng đại tiên gì đó.
Tổ tiên nhà họ Phong từng trộm một ngôi yêu lăng đời Đường, trong mộ cổ ấy có một bộ cương thi của hồ ly, tương truyền đây là huyệt mộ của tà giáo vốn là tiền thân của Nguyên giáo, bên trong có rất nhiều ảo thuật, yêu thuật, động vào loại mộ phần này rất dễ chuốc họa vào thân. Ngoài ra, trung đoàn trưởng Phong tuy có máu cường đạo trong người, chỉ thích giết quan tạo phản, nhưng đồng thời cũng là một hán tử rất có cốt khí, người trong giới lục lâm đa phần đều là hạng coi trọng nghĩa khí, từ xưa đã có bản sắc Lương Sơn, trong đám cường đạo Xả Lĩnh ở Thường Thắng sơn đời nào cũng có bậc anh hùng hảo hán cướp giàu cho nghèo không sợ cường quyền, thử hỏi, ông ta sao chịu đi làm Hán gian gây họa cho trăm họ được ?
Bấy giờ, Dương Nhị Đản dẫn theo đám thổ phỉ Nê Hội cầm súng lục ép ông ta nhập bọn, trung đoàn trưởng Phong thầm nghĩ, nếu ta tham sống sợ chết, dối gạt lương tâm đi làm Hán gian, chỉ sợ sau khi chết cũng không còn mặt mũi nào gặp liệt tổ liệt tông nhà họ Phong, nên cương quyết không chịu tuân theo, ngược lại còn khuyên nhủ hai anh em Lão Dương Bì một hồi, bảo rằng: chúng ta đều là hán tử thân cao năm thước, hồi ấy ở Thường Thắng sơn nghĩa khí nhường nào? Lời Trần thủ lĩnh vẫn còn văng vẳng bên tai, lẽ nào mới mấy năm đã quên rổi ư? Cớ gì phải uốn gói khom lưng làm chó săn cho bọn Nhật? Tôi thấy, chúng ta hãy vác súng đi chơi cho bọn quân Quan Đông kia một trận ác liệt vào, vậy mới không hổ uy danh của băng Xả Lĩnh chúng ta.
Dương Nhị Đản nào chịu nghe khuyên, cuối cùng một lời không hợp, hai bên lập tức rút súng bắn nhau, trung đoàn trưởng Phong hạ gục bảy tám tên phỉ, nhưng bản thân cũng bị trúng đạn, bỏ chạy vào trong núi, sau nhiều trắc trở cuôi cùng đã đi theo quân kháng chiến. Những năm ở trong quân đội, ông ta trải hơn trăm trận, nhiều lần lập được kỳ công, nhưng vì tật xấu quá nhiều, nên đến tận khi chiến tranh kháng Mỹ viện Triều kết thúc, Phong Học Văn vẫn chỉ là một trung đoàn trưởng.
Trung đoàn trưởng Phong chuyển ngành về địa phương không lâu, liền gặp phải làn sóng xung kích của Cách mạng Văn hóa, có người tố cáo ông ta từng làm cường đạo và Hán gian. Tội này rất lớn, chỉ kém mỗi tội phản cách mạng, lại thêm ông ta tính tình không tốt, kẻ nào phê đấu ông ta là ông ta đập kẻ đó, dù trên đại hội có cả nghìn người, Phong Học Văn cũng dám xắn tay áo lên trừng mắt chửi nhau với người khác, kết quả, ông ta phải nếm không ít khổ sở.
Cũng may, có cấp trên cũ trong bộ đội bảo vệ ông ta, kiếm cớ đẩy ông ta về nông trường cải tạo lao động. Khai thác đá ở Quả Viên Câu tuy cực nhọc, nhưng dù sao cũng còn hơn chuốc lấy họa sát thân vì cái tính nóng nảy, chẳng ngờ, chuyện này lại giúp ông ta trùng phùng với người em trai đã thất tán nhiều năm Tôn Học Vũ.
Trung đoàn trưởng Phong nói với Tôn Học Vũ: “Đời này anh trai cậu đã sống rất sung sướng thoải mái, nhưng giờ chắc không sướng được nữa rồi, nghe đồn có người đang tra xét gốc gác của anh, nếu bị tra ra được tổ tiên chúng ta là đại địa chủ, vả lại còn đào trộm mộ, xây hoàng lăng thì sự việc lại càng nghiêm trọng, chắc chắn sẽ trở thành quan hệ đối địch không thể dung hòa, vì vậy anh không định ở lại nông trường này chờ chết đâu.
Vừa khéo, năm nay là năm Tý, Sinh môn của Cửu Tử Kinh Lăng giáp trong thôn Địa Tiên lộ ra, anh nghĩ kỹ rồi, đêm nay anh sẽ bỏ trốn, trở về hẻm núi Quan Tài ở quê tìm thôn Địa Tiên, nhất định phải dốc hết khả năng ra hoàn thành di nguyện của tổ tiên rồi mang thi cốt của cha chúng ta đi mai táng. Chỉ cần làm xong hai việc ấy, dẫu có chết anh cũng không còn gì tiếc nuối. Nhưng giờ điều anh lo lắng nhất chính là cậu, cậu hãy nhớ lấy lời của kẻ làm anh này, thời đại bây giờ khác xưa rồi, tuyệt đối đừng bao giờ tiết lộ với bất cứ ai rằng mình là hậu duệ của Quan Sơn thái bảo, tốt nhất cứ để câu chuyện này tan rữa trong bụng đi, đối với người ngoài, đời này cậu chỉ có thể dùng một cái tên thôi, đó chính là... Tôn Diệu Tổ.”
Giáo sưTôn sau khi được nhà họ Tôn nhận làm con thừa tự, đã đổi cả họ lẫn tên, trở thành Tôn Diệu Tổ, đây là do nhà họ Tôn hy vọng ông ta có thể quang tông diệu tổ, nhưng sâu thẳm trong lòng giáo sư Tôn vấn luôn thấy phản cảm với cái tên này, cũng vì ý thức gia tộc của người nhà họ Phong rất mạnh, bản thân là hậu nhân của một đại tông tộc, sao lại đi quang tông diệu tổ cho nhà họ Tôn kia được? Nhưng ở dưói mái hiên nhà người, muốn không cúi đầu cũng khó, sau khi vợ chồng địa chủ họ Tôn qua đời, ông ta thường tự xưng mình họ Tôn, tên Học Vũ, tên thường gọi là Diệu Tổ. Việc thay đổi đăng ký trong hộ tịch không thuận tiện, nên vẫn để là Tôn Diệu Tổ, chỉ có những người thân thuộc với ông ta mới tôn trọng thói quen này, gọi ông ta là Tôn Học Vũ, trong mọi trường hợp riêng tư, ông ta đều dùng cái tên này.
Cuộc đời Tôn Học Vũ không được thoải mái như trung đoàn trưởng Phong, làm gì cũng không thuận lợi, lúc nào cũng trắc trở, bấy giờ ông ta cũng muốn theo anh trai cùng bỏ trốn, nhưng trung đoàn trưởng Phong nói bên trong mộ cổ Địa Tiên hung cát khó lường, nếu hai anh em ta cùng thiệt mạng ở đó, thì nhà họ Phong coi như hoàn toàn xong đời, ngộ nhỡ anh có điểu gì bất trắc, sau này còn phải trông chờ cậu nhặt xác giùm nữa.
Vậy là, ông ta để lại Quan Sơn kim bài, bắt Tôn Học Vũ học thuộc nằm lòng toàn bài “Quan Sơn chỉ mê phú” bảy mươi hai câu, đồng thời sai con khỉ Ba Sơn lén mang mấy món đồ gia truyền từ thời tổ tiên Phong Soái Kỳ vào nông trường, giao lại cho Tôn Học Vũ.
Mấy món đồ này, đều là thu hoạch của Quan Sơn thái bảo trong khi trộm mộ từ mấy trăm năm trước. Bấy giờ Quan Sơn thái bảo chứa được ngự khẩu phong tước, vẫn còn tự xưng là Quan Sơn thái bảo27, để lại cho con cháu mấy bộ Long cốt thiên thư, những món này không bị địa tiên Phong Soái Cổ mang theo vào mộ, trong đó ghi chép toàn phép cổ phong thủy, một khi học hết sẽ hiểu được mấy phần ảo diệu của “hình, thế, lý, khí”, nhưng nội dung có hạn, muốn đạt đến cảnh giới “quan sơn tầm long” vẫn tương đối khó khăn.
Ngoài ra, còn mộc việc quan trọng nhất, năm xưa địa tiên Phong Soái Cổ từng đào được một ngôi yêu lăng đời Đường. Nơi ấy là mộ Đỗ Tiên, tương truyền do một giáo phái thờ cúng hồ tiên thời Đường để lại. Trong lăng mộ có một cuốn kỳ thư, ghi chép đủ loại yêu pháp ảo thuật, đồng thời, trong rương thép vàng bồi táng có rất nhiều vật khí đế thi triển phép chướng nhãn. Trong những vật ấy, có mấy sợi gân rút từ thi thể hồ tiên, trộn với thi cốt đốt lên, có thể tạo ra ảo giác, nhưng thứ này sử dụng không dễ, cần phải để người ta nhìn thấy bích họa trong mộ Đỗ Tiên trước, rồi đốt xác lên, mới có thể trông thấy Đỗ tiên hiện thân, cùng lúc ấy còn phải nghe cả Quỷ âm nữa. Bên trong mộ cổ Ô Dương vương, Phong Soái Cổ đã sắp đặt những bức bích họa bóc từ yêu lăng đời Đường kia. “Quan Sơn chỉ mê phú” ngoài bảy mươi hai câu ra, còn một đoạn cuối ẩn mật nhất, cũng là đoạn quan trọng nhất, được ẩn giấu trong mộ thất của mộ có Ô Dương vương, đốt xác nghe truyền, ngàn lần chớ quên.
Cuối cùng, trung đoàn trưởng Phong định đập cho Tôn Học Vũ một gậy ngất xỉu rồi bỏ trốn, đột nhiên sực nhớ ra một việc, lại dặn dò người em: “Con khỉ Ba Sơn này đã được cha chúng ta huấn luyện từ khi còn sống, tuổi cao thông linh, có thể hiểu được ý người, chỉ kém anh có mấy tuổi thôi. Bao năm nay nó vẫn đi theo bên cạnh anh, chuyến này anh đi tìm mộ cổ Địa Tiên, bất kể sống hay chết, đều sẽ bảo nó trở về báo tin cho cậu. Nếu anh gặp phải chuyện bất trắc, cậu chính là truyền nhân duy nhất của nhà họ Phong chúng ta, mười hai năm sau nhất định phải tìm cách đến hẻm núi Quan Tài, xem xem tên Phong Soái Cổ khi sư diệt tổ kia rốt cuộc có tìm thấy ‘thi tiên” hay không.
Tôn Học Vũ biết đã sắp đến lúc sinh ly tử biệt, vừa thương cảm vừa lo lắng, nước mắt lã chã nói: “Anh chinh chiến nửa đời, có thể nói là kiến thức sâu rộng, bản lĩnh tổ tiên truyền lại anh cũng học được nhiều hơn hẳn em. Chỉ hận một nỗi, đời này em bị chữ nghĩa lụy thân, trở thành một tên mọt sách vô dụng, việc mà ngay cả anh cũng không làm được, e rằng đời này kiếp này em cũng vô vọng mất thôi.”
Trung đoàn trưởng Phong thở dài, vỗ vai em trai nói: “Chuyện này khó khăn nguy hiểm khôn cùng, quả là làm khổ cho cậu, nhưng nếu cậu không làm, nhà họ Phong chúng ta có còn người nào khác nữa đâu?” Ông ta thoáng trầm ngâm, rồi lại tiếp lời: “Nếu sau này cậu cảm thấy mình thân cô lực mỏng, có thể nghĩ cách tìm Mô Kim hiệu úy tương trợ. Anh từng nghe nói, cuối thời nhà Thanh vẫn còn một vị Trương Tam Gia chuyên nghề mò vàng đổ đấu, từ khi ấn Phát Khưu bùa Mô Kim bị hủy vào những năm Vĩnh Lạc thời Minh, trên đời này chắc vẫn còn lại ba chiếc bùa Mô Kim, thiết tưởng, những bí thuật tầm long của Mô Kim hiệu úy ấy đến nay vẫn có truyền nhân đấy.”

Chương 39: Cái chết, không hẹn mà đến

Trung đoàn trưởng Phong dặn dò em trai, lỡ sau này không còn cách nào khác nữa, thì hãy đi tìm Mô Kim hiệu úy hỗ trợ, thường có câu, Bảy mươi hai nghề, Mô Kim đứng đầu, chỉ có bí thuật Mô Kim mới phá giải được mộ cổ Địa Tiên.
Tôn Học Vũ nghe vậy lại càng thấy khó khăn, hồi nhỏ ông ta từng nghe cha mình nói, trong các cao thủ đổ đấu có bản lĩnh chân thực trên đời, từ xa xưa đã có ba chi mạch Phát Khứu Mô Kim, Ban Sơn, Xả Lĩnh. Nhóm cường đạo Xả Lĩnh trên Thường Thắng sơn sớm đã tan rã từ trước Giải phóng; đám đạo nhân Ban Sơn dường như cũng không còn truyền nhân, toàn bộ đều đã mai danh ẩn tích nhiều năm rồi.
Mô Kim hiệu úy là trạng nguyên của nghề đổ đấu, chắc hẳn bản lĩnh rất cao cường, nhưng vào thời Minh, triều đình đã hủy mất tín vật ấn phù của bọn họ. Nếu truy tận căn nguyên, nhà họ Phong bọn họ phải chịu trách nhiệm về việc này, tuy đã cách mấy trăm năm, song e rằng cũng khó thoát khỏi can hệ với sự việc năm xưa.
Trung đoàn trưởng Phong nói, sự tích về Đại Minh Quan Sơn thái bảo cực kỳ bí mật, người ngoài xưa nay chưa từng biết đên, những Mô Kim hiệu úy còn lại chắc hẳn cũng không biết những chuyện xưa cũ ấy. Và lại, từ xưa Mô Kim hiệu úy đã có tác phong tế thế cứu đời, chỉ cần tìm được bọn họ, nói rõ nguồn cơn, chắc chắn bọn họ sẽ ra tay tương trợ.
Tôn Học Vũ vẫn cảm thấy lực bất tòng tâm, mặc dù có truyền thuyết nói cuối thời Thanh vẫn còn một vị Mô Kim hiệu úy, vì ông ta một mình đeo ba chiếc bùa Mô Kim, nên còn được gọi là Trương Tam Liên Tử, nhưng giờ là năm nào tháng nào rồi, từ đó đến nay vật đổi sao dời, thay triều đổi đại, thiên hạ đã xảy ra bao nhiêu biến cố nghiêng trời lệch đất, ai biết được bùa Mô Kim còn có truyền nhân hay không?
Bất luận thế nào, kế cả Trương Tam Gia năm đó có truyền lại bùa Mô Kim và Tầm long quyết thật chăng nữa, thì chẳng qua cũng chỉ truyền được cho hai ba người mà thôi. Hành vi của Mô Kim hiệu úy xưa nay đều cực kỳ bí mật, biển người mênh mông, giờ ai biết được đám Mô Kim hiệu úy kia đã phiêu bạt về nơi nào? Chỉ còn lại một mình ông ta cô độc lẻ loi, ông ta biết đi đâu tìm cho được bọn họ bây giờ?
Trung đoàn trưởng Phong thấy em trai mình quá kém cỏi, lời nói hành động đều sợ trước e sau, biết rằng con người này khó lòng gánh vách được trách nhiệm nặng nề, song ông ta cũng chẳng có cách gì hơn. Từ khi địa tiên Phong Soái Cổ dẫn người vào núi, nhà họ Phong đã không còn sự huy hoàng hiển hách thuở xưa. Tuy rằng ngày nay khoa học phát triển, nhưng ông ta vẫn cực kỳ tin tưởng vào chuyện “thi tiên” trong di huấn của tổ tiên. Trung đoàn trưởng Phong cho rằng, Phong Soái Cổ tu luyện yêu pháp trong núi, có trời mới biết đã được kết quả gì, vạn nhất đúng như lời kẻ này từng nói trước khi vào mộ, sau này sẽ trở lại thế gian độ hóa chúng sinh, như vậy chắc chắn sẽ lại hại chết rất nhiều người vô tội nữa.
Bởi thế trung đoàn trưởng Phong càng hạ quyết tâm, chuyện của nhà họ Phong phải do người nhà họ Phong tự giải quyết, thêm nữa, ông ta có ở lại nông trường cải tạo lao động cũng chỉ có con đường chết, chi bằng bỏ trốn về Vu Sơn, có chết thì chết ở hẻm núi Quan Tài nơi quê nhà còn hơn, biết đâu liều chết xông vào mộ cổ Địa Tiên, lại kết liễu được nghiệp chướng mà nhà họ Phong tạo ra từ những năm cuối Minh đầu Thanh ấy.
Vả lại, trung đoàn trưởng Phong cũng biết, Cửu Tử Kinh Lăng giáp trong hẻm núi Quan Tài mười hai năm mới mở ra một lần, bấm đốt ngón tay tính toán, thời gian còn lại không nhiều, ông ta đành dằn lòng, lấy cán thuổng đánh ngất Tôn Học Vũ, để em trai khỏi bị liên lụy, rồi nhân lúc tối trời bỏ trốn vào núi sâu, chạy một mạch không quay đầu lại.
Việc này khiến Tôn Học Vũ bị kích động mạnh, theo lời dạy của anh trai, từ đó trở đi lão lại càng trâm mặc ít nói, chỉ sợ nói nhiều sai nhiều, cũng rất ít tiếp xúc với người ngoài, vì sự việc đúng như dự đoán của trung đoàn trưởng Phong, trong những năm ấy, nếu bị người ta bới móc ra chuyện tổ tiên từng là địa chủ, chủ mỏ và trộm mộ, bảo hoàng... thì dẫu không chết cũng bị lột mất một lớp da.
Lại thêm tính chất công việc của Tôn Học Vũ cũng cực kỳ khô khan đơn điệu, dần dần khiến lão ta trở thành một người cô độc lầm lì, thường xuyên phải chịu bài xích từ những người xung quanh, chỉ có giáo sư Trần Cửu Nhân còn có thể coi như một người bạn. Nhưng ngay cả bạn bè như giáo sư Trần, lão ta cũng tuyệt đối không dốc lòng dốc dạ giãi bày tâm sự.
Sau khi Cách mạng Văn hóa kết thúc, tuy rằng vấn đề của Tôn Học Vũ tương đối phức tạp, tổ chức vẫn chưa đưa ra kết luận, nhưng lão ta vẫn tạm thời được khôi phục công tác. Bao năm chưa gặp lại anh trai và con khỉ Ba Sơn kia, trong lòng lão ta thường canh cánh chuyện này, cuối cùng cũng tìm được cơ hội một mình tiến vào hẻm núi Quan Tài. Cả đời lão ta chưa bao giờ trở về quê hương bản quán, nhưng tuyến đường và địa hình ở đây đã được lưu truyền từ đời này sang đời khác trong gia đình, lão ta cũng biết được đến tám chín phần.
Bấy giờ, có trấn Thanh Khê đã bị bỏ hoang, lão ta gặp được con khỉ Ba Sơn ấy trong thị trấn hoang vu không một bóng ngưòi, rồi được nó dẫn vào hẻm núi Quan Tài, đến chỗ di thể của trung đoàn trưởng Phong.
Trước lúc chết, trung đoàn trưởng Phong để lại một bức di thư cho Tôn Học Vũ, bên trong ghi chép lại tỉ mỉ những gì ông ta trải qua sau khi bỏ trốn khỏi Quả Viên Câu.
Trung đoàn trưởng Phong bỏ trốn về quê cũ ở trấn Thanh Khê, vừa đúng lúc công trình xây dựng hầm phòng không Thanh Khê đi vào giai đoạn cuối, bấy giờ công nhân thi công đã xây xong đường hầm chính dưới lòng cổ trấn xuyên đến hẻm núi Quan Tài, đồng thời đào được một đống người đá trong mỏ muối khoáng cổ, và vận chuyển một phần đến trụ sở chỉ huy thi công trong thị trấn.
Các công nhân thi công thời đó không hề có khái niệm về hai chứ “văn vật”, chỉ cảm thấy những bức tượng đá hình dạng xấu xí dữ tợn được chôn trong núi này có phần kỳ lạ, định báo cáo lên trên, xin ý kiến chỉ đạo để xử lý.
Trung đoàn trưởng Phong nghe được tin ấy, tự biết phen này không xong, vội vàng dẫn theo con khỉ Ba Sơn giả thần giả quỷ trong thị trấn, làm nhiễu loạn sự chú ý của đám công nhân thi công. Cũng may, khi ấy vì độ kiên cố của hầm phòng không Thanh Khê không phù hợp tiêu chuẩn, cấp trên đã cho đình chỉ công trình giữa chừng, toàn bộ nhân viên thi công đều rút lui, chỉ còn lại một thị trấn có trống khống, chẳng ai để ý đến những cổ vật quanh hẻm núi Quan Tài nữa, bấy giờ ông ta mới thở phào nhẹ nhõm.
Trung đoàn trưởng Phong nửa đời lăn lộn giữa nơi mũi tên hòn đạn, đảm lược và kiến thức đều hơn xa người thường, ông ta dẫn theo đồng bọn duy nhất là con khỉ Ba Sơn tiến vào hẻm núi Quan Tài, nhưng lại phát hiện mình không thể mở được khóa Cửu Cung Ly Hổ. Bản lĩnh tổ truyền ông ta không học hết, bấy giờ mới biết sự lợi hại của địa tiên, đồng thời nhận ra lúc trước mình đã suy nghĩ quá đơn giản, nhất thời nộ hỏa công tâm, vết thương cũ tái phát. Trung đoàn trưởng Phong biết thời gian của mình không còn bao lâu nữa, đoán rằng sau này Tôn Học Vũ có khả năng sẽ vào núi tìm kiếm, bèn để lại tuyệt bút dặn dò.
Trước lúc lâm chung, trung đoàn trưởng Phong đột nhiên nhớ ra một chuyện, năm xưa khi còn ở vùng Đông Bắc, lúc chưa bất hòa với bọn Dương Nhị Đản, từng nghe bọn họ nói quân Quan Đống muốn tìm một món cổ vật trong núi. Đây là một món đồ vật phong thủy, được chôn trong bảo huyệt Miên Long gì đó, có điều cụ thể là vật gì thì không rõ lắm, chỉ loáng thoáng nghe được hình như là gỡ xuống từ một tấm gương cổ, ngoài ra không còn thông tin gì khác.
Việc gương có có thể khắc tà trấn thi đã có truyền thống mấy nghìn năm ở Trung Quốc, vì vậy trong di thư, trung đoàn trưởng Phong dặn dò Tôn Học Vũ, với năng lực của cậu, muốn vào mộ có đối phó với “thi tiên” ắt chỉ có đi mà không có về, cậu không những phải nghĩ cách phá giải khóa Cửu Cung Ly Hổ, mà còn phải nghĩ đến bản đồ đường đi giấu trong địa cung của mộ cổ Ô Dương vương, tấm bản đồ này được giấu trong đống quan tai chất như núi cùng vô số bản đồ giả khác, nếu không thông hiểu Cửu cung Bát quái, thì dẫu có ở ngay trước mắt cũng không biết đâu mới là bản đồ thật.Cậu làm công tác khảo cổ, nếu có cơ duyên tìm được mấy tám gương cố truyền đời, mang theo những thứ này vào mộ có gặp địa tiên, hẳn sẽ nắm thêm mấy phần chắc thắng.
Ở cuối bức di thư, trung đoàn trưởng Phong thú nhận đời này mình có lỗi với người em ruột Tôn Học Vũ, còn dặn đi dặn lại, dẫu có tan xương nát thịt cũng phải hoàn thành chuyện tổ tiên giao phó, bằng không đừng thu nhặt xương cốt mai táng cho anh và cha làm gì.
Tôn Học Vũ ôm đầu khóc to một trận, giấu di thư và di vật của anh trai vào người, sau khi trở về lại tiếp tục mai danh ẩn tích. Trong những di vật ấy, có rất nhiều pháp thuật của tổ tiên nhà họ Phong truyền lại, còn có cả phép chướng nhãn dùng người giấy ngựa giấy đốt hương tạo ảo giác, nhưng không vào trong mộ có, nhìn thấy bích họa thời Đường thì không hiệu nghiệm, vì vậy lão ta cũng không biết thuật này là thật hay giả.
Ngoài ra, tổ tiên Phong Soái Kỳ cùa lão ta cũng từng tham gia xây dựng mộ cổ Địa Tiên, biết được một số nội tình bên trong, đã để lại cho con cháu vài ghi chép có liên quan, dù truyền đến đời Tôn Học Vũ thì chỉ còn vài điều vụn vặt rời rạc, song lão ta cũng biết được một số chuyện trong mộ cổ Ô Dương vương, chẳng hạn như ở đâu có bích họa bóc từ yêu lăng đời Đường, cần tìm bản đổ giấu trong mộ đạo nào, sau đó thì chui vào hang khai thác muối khoáng nào để ra ngoài, dựa theo bản đồ có thể tiến vào mộ có Địa Tiên... trong đẩu lão ta đã vạch ra được những đường nét đại khái của kế hoạch.
Nhưng với sở học của lão ta, muốn phá giải “Quan sơn chỉ mê phú”, từng bước lần dò theo những ám thị khó hiếu ấy để tìm được Sinh môn thì vô cùng khó khăn. Có điều, Tôn Học Vũ tâm cơ sâu sắc, lại có nghị lực và lòng nhẫn nại, lợi dụng công việc của mình, lão ta ngày đêm nghiên cứu quẻ cổ Chu Thiên để sau này vào mộ cổ có thế giải phá những câu đố bên trong, đồng thời đi khắp nơi tìm kiếm gương có trấn thi và Mô Kim hiệu úy có bùa Mô Kim, hy vọng trong những năm còn sống có thế kết thúc món nợ cũ này, giúp cho linh hồn cha và anh trai trên trời được an nghỉ.
Trong ngôi miếu tối tăm lạnh lẽo, câu chuyện của Tôn Cửu gia làm mấy người chúng tôi há hốc miệng vì kinh ngạc, dẫu đầu óc tôi có thêm ba vạn sáu nghìn ý nghĩ nữa, cũng không thể đoán được chân tướng sự việc hóa ra lại như vậy. Nghe lão ta kể xong, tôi đã không còn nghi ngờ gì nữa, bởi một số chi tiét bên trong đều thuộc loại cực kỳ bí mật, tuyệt đối không phải những lời dối trá có thể tùy tiện bịa đặt ra được.
Tôi hỏi Tôn Cửu gia: “Nói vậy ngay từ đầu ông đã để mắt đến Mô Kim hiệu úy chúng tôi rồi? Có thể cho tôi biết bắt đầu từ khi nào không?”
Tôn Cửu gia nói: “Từ lúc gặp nhau lần đầu ở Thiểm Tây, cậu và Răng Vàng cho tôi xem dấu ấn phía sau gáy, bấy giờ cậu phanh có áo ra, tôi vừa liếc liền trông thấy bùa Mô Kim đeo trên cổ cậu.”
Tôi thầm kêu một tiéng “oan uổng”, lúc ấy bùa Mô Kim của tôi vẫn là đồ giả của Răng Vàng đưa cho, về sau Tuyền béo mới tìm được bùa thật trong đống xác khô ở động Long Lĩnh, không ngờ người đeo vô tâm, người nhìn có ý, thì ra từ lúc đó chúng tôi đã bị Tôn Cửu gia để mắt đến rổi. Chắc chắn lão ta đã âm thầm tính kế với chúng tôi từ lâu, vậy mà tôi vẫn mù mờ, còn tự cho rằng mình luôn nắm bắt xu thế phát triển mới nhất của đấu tranh giai cấp, quả này đúng là thất bại triệt để, bị người đem bán, lại còn trả tiền cho người ta nữa.
Tôn Cửu gia nói: “Bấy giờ tôi thấy cậu và Răng Vàng chẳng có đầu óc gì, chẳng khác nào bọn con buôn hạng bét đánh hàng ở Phan Gia Viên, cũng không tin các cậu có thể hiểu được bí thuật Mô Kim, về sau nghe nói cậu dẫn nhóm thám hiểm của lão Trần tiến vào sa mạc tìm được thành cổ Tinh Tuyệt, tôi mới nhìn cậu bằng con mắt khác, nhưng... tôi vẫn muốn thử bản lĩnh của các cậu, vậy là lần gặp mặt thứ hai, tôi đã cho các cậu một số đầu mối về mộ Hiến vương ở Vân Nam.”
Nghe tới đây, tôi lại càng thêm phẫn nộ, nhớ lại tình huống lần đầu tiên nghe giáo sư Tôn nhắc tới ba chữ “mộ Hiến vương” trong tiệm quan tài ở Thạch Bi Điếm, Thiểm Tây, nếu không phải nghe được về Trùng thuật và mộ Hiến vương từ miệng lão ta, khi ấy tôi và Shirley Dương cũng không quyết định đi núi Già Long ở Vân Nam, Tôn Cửu gia này tâm cơ sâu sắc khôn lường, quả không hổ là hậu nhân của Quan Sơn thái bảo.
Tôn Cửu gia lại tiếp lời: “Đời này tôi sống mệt mỏi quá rồi, giờ đã vào mộ cổ Địa Tiên, tôi cũng không còn gì phải giấu giếm nữa, nói hết cho các cậu biết luôn. Sau này, tôi lần lượt có được long phù bằng đồng xanh, lại biết nơi hạ lạc của gương cổ Quy Khư, liền bịa chuyện với lão Trần, để các cậu đi Nam Hải vớt thanh đầu...”
Tôn Cửu gia nói với chúng tôi, sau khi lão ta lấy được tấm gương cổ bằng đồng xanh ấy, liền nảy ý quay lại hẻm núi Quan Tài ở Vu Sơn, nhưng muốn mời Mô Kim hiệu úy đi cùng chỉ sợ không phải chuyện dễ dàng. Lão ta lo nhất là nếu nói hết toàn bộ bài “Quan Sơn chỉ mê phú”, đồng thời lộ ra chuyện mình giấu giếm thân phận và lừa gạt gương cổ, hai gã Mô Kim hiệu úy Hồ Bát Nhất và Tuyền béo, nhìn lời nói tác phong đã biết ngay là hạng đầu cơ trục lợi này, chắc hẳn sẽ không thèm để tâm đến đạo đức nghề nghiệp gì nữa, mà lập tức bỏ rơi lão ta, chạy thẳng đến mộ cổ Địa Tiên đào minh khí phát tài to.
Vì vậy Tôn Cửu gia mới vắt óc nghĩ cách, qua giáo sư Trần, lão ta lại biết được giờ chúng tôi đang tìm kiếm kim đơn ngưng kết bên trong xác cổ, nếu viện dẫn kinh điển ra, thì tên khoa học của thứ này chính là đơn đỉnh của người chết. Vậy là, lão ta liền làm tới, giở khổ nhục kế, tự biên một quyến sổ ghi chép công việc, bên trong tựa vô tình tựa cố ý tiết lộ việc trong mộ có Địa Tiên có đơn đỉnh, đồng thời ghi cả việc mình giấu trời qua biển lừa lấy gương cổ Quy Khư vào đó, nhưng lại đặc biệt nhấn mạnh tác dụng chiêm bốc phương vị mộ cổ của tấm gương cổ, như vậy, chúng tôi đi hẻm núi Quan Tài ở Vu Sơn sẽ không thể không mang theo nó.
Sau đó Tôn Cửu gia bám theo chúng tôi, giả bộ đánh rơi cuốn sổ ghi chép công việc ở Bảo tàng Tự nhiên Thiên Tân, nhưng đến ngày hôm sau, lão mới sực nhớ ra mình tính toán cẩn mật trăm đường mà lại bỏ qua một chuyện, không tính toán ngày tháng, vẫn còn hơn nửa năm nữa mới đến ngày Cửu Tử Kinh Lăng giáp mở ra Sinh môn, đành phải giở thủ đoạn, để lộ một đoạn “Quan Sơn chi mê phú” giữ chân cả bọn, kéo dài thời gian thêm nửa năm nữa.
Lợi dụng khoảng thời gian này, Tôn Cửu gia lại tìm cơ hội một mình lén lút trở lại hẻm núi Quan Tài, bí mật sắp xếp mọi việc, ngay cả bức di thư của anh trai cũng đổi thành một bức thư giả, đồng thời tìm được con khỉ Ba Sơn bấy lâu nay vẵn lảng vảng xung quanh bảo vệ cái xác, khua tay múa chân dặn dò nó một số việc. Con khỉ Ba Sơn ấy cực kỳ thông minh, lại đã sống nhiều năm, nên cũng hiểu được bảy tám phần ý tứ của Tôn Cửu gia. Cuối cùng, Tôn Cửu gia mới giả bộ vội vã từ bên ngoài trở về, dân chúng tôi xuất phát vào núi. Tuy lão ta đầy bụng cơ mưu, nhưng vì rất hiếm khi giao tiếp với người ngoài, nên cũng không giỏi ngụy trang che giấu, có lúc chỉ cán giả bộ ba bốn phần là đủ, lão ta lại cứ giả bộ đủ mười hai phần, dẫn dụ cả bọn, tiết lộ “Quan Sơn chi mê phú” một cách đứt quãng, những nội dung từ đoạn Muốn đến Địa Tiên, hãy tìm Ô Dương... trở đi, quá nửa là do lão ta tự bịa ra hòng đề phòng chúng tôi bỏ lão lại một mình.
Thường có câu người tính trăm tính ngàn, ông trời chỉ tính có một, nhưng người tính không thể bằng trời tính, Tôn Cửu gia nằm mơ cũng không ngờ, nửa đường lại mọc thêm ra một thành viên, cũng chính là Út, truyền nhân của Phong Oa sơn, am hiểu các loại vũ khí cơ quan, ngón nghề gần như thất truyền này đến cả Mô Kim hiệu úy cũng không nắm được, có thể mở khóa Cửu Cung Ly Hổ dễ như trở bàn tay. Ngoài ra, còn có mấy việc từ trước đã tính toán cấn thận, song lại xảy ra sai sót, chuốc lấy vô số chuyện kinh hoàng, về sau nghĩ lại mới cảm thấy mình quả thực rất may mắn.
Đến khi tiến vào mộ cổ Ô Dương vương, trong thông đạo trước cửa mộ vốn không có cơ quan Vũ Hầu Tàng Binh đồ, vì năm xưa dòng nước ngầm dưới lòng đất dâng lên rút xuống bất định nên cuối cùng không thể xây thành, chẳng qua chỉ có cái vỏ bên ngoài vậy mà thôi. Lúc ghép bản đồ trong mộ đạo này, Tôn Cửu gia đã định sau khi lấy được bản đổ thật sẽ bỏ lại chúng tôi, nên ngấm ngầm phát tín hiệu cho con khỉ Ba Sơn, bảo nó nấp sẵn trong mộ đạo tiếp ứng, nhân lúc tôi và Tuyển béo không, đề phòng đốt hương gọi tiên, định dùng yêu thuật Đỗ tiên giữ chân chúng tôi hòng thoát thân.
Tôn Cửu gia thở dài bảo tôi: “Tôi biết các cậu đã bắt đầu nghi ngờ rồi, vậy nên mới có ý lấy bản đồ xong là bỏ đi luôn không ngờ Hồ Bát Nhất cậu quá tinh minh, đám con buôn đầu cơ trục lợi các cậu quả nhiên rất lắm mưu mô, lại đoán được từ trước, lấy bản đồ giả ra gạt tôi, giờ thì hay rồi, các cô các cậu muốn chạy cũng không thoát được nữa, Cửu Tử Kinh Lăng giáp trong núi này sắp đóng lại, phải chờ mười hai năm sau Sinh môn mới mở ra lân nữa cơ”
Tôi thờ ơ nói: “Ông đừng có dọa dẫm nữa, chỉ cần Tôn Cửu gia ông dám vào, tôi đây có gì mà không dám chứ? Cùng lắm thì mười hai năm sau cả bọn cùng đi ra thôi.”
Tôn Cửu gia không trực tiếp trả lời tôi, mà hỏi Shirley Dương xem mấy giờ rổi, Shirley Dương nhìn đổng hồ đáp: “Đúng hai mươi phút nữa thì đến mười hai giờ đêm.”
Tôn Cửu gia nói: “Chúng ta vào đây đã tốn khá nhiều thời gian, nếu đi vòng trở ra, tuyệt đối không dưới hai ba tiéng đồng hồ, qua mười hai giờ đêm, Cửu Tử Kinh Lăng giáp sẽ xuất hiện. Các cậu là Mô Kim hiệu úy hẳn cũng biết thứ này lợi hại chừng nào, Mậu lăng của Hán Vũ Đế năm xưa cũng dùng nó để bảo vệ, lúc nghĩa quân Xích Mi phá lăng đã tử thương vô số, mấy chục vạn người phải tốn nửa tháng mới phá được Cửu Tử Kinh Lăng giáp..”
Tôi ngắt lời lão ta: “Cửu Tử Kinh Lăng giáp lợi hại thế nào tôi đương nhiên biết, nhưng quân Xích Mi năm xưa vẫn chưa có được các thủ đoạn của phái Xả Lĩnh, chẳng qua chỉ là một đám ô hợp đào bới loạn xạ, tử thương bao nhiêu người cũng chẳng có gì là lạ, tôi chỉ muốn hỏi ông, nếu biết vào núi Quan Tài chỉ có chết mà không có đường sống, tại sao ông còn dám vào? Thật sự không muốn sống nữa hay sao?”
Cơ thịt trên mặt Tôn Cửu gia đột nhiên giật giật máy cái, thấp giọng đáp: “Cậu còn nhớ, tôi từng nói... bốn người các cô các cậu đều đã chết rồi hay không?” Tôi giật thót mình, nhớ lại trên người mình quả là có đốm xác, chuyện này hết sức không ổn, liền hỏi: “Nhưng lúc trước cũng chính lão quỷ nhà ông bảo chúng tôi rằng, chỉ cần vào được mộ cổ Địa Tiên trong núi Quan Tài là sẽ sống được, chẳng lẽ cũng là bịa tạc lăng nhăng? Ông có chút thái độ khách quan của chủ nghĩa duy vật biện chứng nào không vậy?”
Shirley Dương cũng cảm thấy khó tin, liền yêu cầu lão ta nói rõ chuyện này, Tôn Cửu gia bất lực lắc đầu: “Thi khí trong hẻm núi Quan Tài quá nặng nề, đốm xác trên người các cô các cậu chẳng có gì đáng ngại, chẳng qua chỉ là trúng thi độc mà thôi, không thế mất mạng được, vừa nãy tôi nôn nóng vào mộ cổ Địa Tiên, không có thời gian giải thích rõ ràng với các cậu nên mới nói dối thế, nhưng đây cũng là do các cậu ép tôi thôi, bây giờ... bây giờ tôi nói thật vậy, các cậu ngàn vạn lần đừng kinh hoảng nhé, tôi xin thề với tổ tiên nhà họ Phong, tuyệt không nói dối, trong năm người chúng ta, ít nhất có một kẻ đã chết rồi, người đã chết ấy... chính là tôi."
Lúc này, cả bọn đã tiến vào miếu Quan Thánh một lúc lâu, hai kẻ gan to lại vô tâm vô tư là Tuyền béo và Út đều mệt rũ người, đã dựa vào vách tường ngủ gục từ lâu, chỉ có tôi và Shirley Dương còn nghe Tôn Cửu gia kể chuyện. Lão ta vừa dứt lời, tôi đã cảm giác toàn thân như bị dội gáo nước lạnh, trong lòng lại ôm thêm cục nước đá, đưa mắt nhìn sang Shirley Dương, thấy sau khi nghe câu cuối của giáo sư Tôn, cô cũng hoang mang hết sức.
Đối với tôi, chuyện này vừa hợp tình hợp lý lại vừa nằm ngoài dự liệu. Hợp tình hợp lý ở chỗ trên người Tôn Cửu gia đích thực có một số biến hóa kỳ dị, nếu chỉ xuất hiện đóm xác mờ mờ như chúng tôi thì không nói làm gì, nhưng thi trùng chỉ có trên xác chết cũng xuất hiện trên người lão ta; nhưng nếu nói lão ta đã chết lâu rổi, vậy rót cuộc lão ta chết từ lúc nào ? Một cái xác sống không hồn sao có thể cùng chúng tôi trò chuyện thâu đêm?
Tôn Cửu gia hình như cũng nhận ra chúng tôi khó mà chấp nhận sự thực này, bèn nói tiếp: “Kỳ thực tôi cũng giống như các cô các cậu, căn bản không biết mình chết như thế nào, thậm chí ngay cả chết lúc nào cũng không nhớ nổi, trên người không ngừng có thi trùng bò ra bò vào, cho đến khi qua đường Đoạn trùng thiết đặt bên ngoài núi Quan Tài, người tôi mới không có thi trùng chui ra nữa. Tôi hoàn toàn không thế lý giải được trên người mình rốt cuộc đã xảy ra sự việc khủng khiếp gì các cậu có tin rằng trên đời này còn tồn tại việc gì đáng sợ hơn cả cái chết không?”



 Nguồn e-thuvienonline.blogspot.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Blog liên quan : Blog zing | Blogspot | Blog tiếng anh | Facebook
Copyright © 2011 - 2014. Thuy trinh's blog - All Rights Reserved