Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info.

13 thg 1, 2014

Thi vương Tương Tây - Chương 6 -10 (Thiên Hạ Bá Xướng)

   Chương 6: Thuật Tống Xác

Hoa Ma Linh rất giỏi nhìn mặt đoán ý, liếc mắt thấy phản ứng của La Lão Oai, liền hiểu ngay ý tứ, lập tức cười xòa, “Nếu nói trong nghĩa trang này có cương thi phá phách thì cũng hợp tình hợp lý, nhưng kỳ lạ ở chỗ trên mặt Hao Tử Nhị Cô không lộ rõ thi độc, mà như sau khi chết mới bị đổ thi độc vào miệng. Tiểu nhân tài hèn sức mọn, đâu dám đâu dám khua môi múa mép trước mặt hai vị lão làng Trần lão gia và La soái đây.”
La Lão Oai chỉ chờ câu này của Hoa Ma Linh, liền giảng giải cặn kẽ cho hắn nghe. Số là ở Lão Hùng Lĩnh đất Tương Tây này có một phong tục rất kỳ quái, trong vòng bảy ngày sau khi chết, người ta phải đổ thi độc vào miệng xác chết rồi dựng đứng sau cánh cửa gọi là “trạm cương”. Phàm là xác chết bất luận vì lý do gì không cứng lại được, trong xác ắt có thi độc. Nếu không có mật pháp “trạm cương” này, thi thể sẽ thối rữa, không chờ được ngày đuổi thây về quê.

Ngoài lão Trần ra, ba người còn lại chỉ nghe nói đến chứ chưa biết thực hư tục đuổi thây Tương Tây thế nào, vừa nghe La Lão Oai nhắc đến mới như chợt tỉnh ngộ, tính tò mò liền trỗi dậy, lại them đêm mưa gió đằng đẵng vô vị, vội thỉnh La soái chỉ cho vài điều huyền bí mở rộng tầm mắt.
La Lão Oai muốn nhân cơ hội này khoe khoang quá khứ trước mặt Hồng cô nương, tất nhiên không chối từ, huống hồ đuổi thây là việc hắn quen thuộc hơn cả, bởi cách đây nhiều năm hắn đã từng là thợ đuổi thây. Hắn vốn quê ở Sơn Đông, năm mười mấy tuổi nghèo quá không sống nổi ở quê nhà bèn tìm tới Tương Tây định nhờ cậy họ hang, nhưng đến nới mới biết người bà con xa đã chết từ lâu, thân cô thế cô lại không nghề không nghiệp, muốn tìm nơi làm công là mướng, thì diện mạo lại xấu xí khó ưa, nhìn là biết không phải hạng tử tế nên không ai chịu thuê.
Bất đắc dĩ hắn đành dấn thân vào giới lục lâm, làm mấy chuyện giết giàu giúp nghèo. Cái gọi là “cướp của người giàu chia cho người nghèo” chỉ là nói cho hay vậy thôi, chứ thực ra, có giết đám dân nghèo cũng chẳng được lợi lộc gì, lại khó tránh khỏi các ác danh hại dân. Có điều hắn là người từ nơi khác tới, không thông thuộc phong tục tập quán của người địa phương nên không có chỗ đứng, về sau may có người chỉ cho hắn một con đường – làm thợ đuổi thây. Thợ đuổi thây thu nhận đồ đệ, nhất thiết cần ba điều kiện, một là lớn gan, hai là dung mạo xấu xí, ba là suốt đời không lấy vợ.
Thợ đuổi thây ở Tương Tây cũng có môn đạo hẳn hoi, Thần Châu Tương Tây là đất sản xuất chu sa, có hai môn đạo lớn là “Hồ Trạch Lôi Đàn” và “Kim Trạch Lôi Đàn”, xưa nay những người hành nghề đuổi thây đều thuộc hai Lôi đàn môn này. La Lão Oai bái thủ lĩnh Kim Trạch làm thầy, theo học thuật đuổi thây bí truyền của nhà họ Kim.
Mảnh đất Tương Tây Hà Nam từ xưa đã có nhiều truyền thuyết thần bí về thuật “tống xác, lạc động, thả sâu độc”, trong đó tống xác còn được gọi là đuổi thây. Bởi Tương Tây núi non gập ghềnh rất nhiều nơi không thể thông đường, các thương nhân từ phương Bắc tới buôn gỗ lậu mong phát tài, phần lớn đều nhằm khi lũ lên, chặt lấy những cây gỗ lớn, thả trôi sông cho nước cuốn xuống phía Nam, thương nhân cũng xuôi theo bè gỗ, bán chác xong xuôi lại xuyên rừng vượt núi trở về quê nhà.
Do vùng đất Di động thổ phỉ hoành hành, lại lắm chương khí trùng độc, dịch bệnh liên miên, thương nhân từ xa đến không quen thủy thổ, dễ mắc bệnh hoặc gặp cướp đều bỏ mạng giữa đường. Các thương nhân ngoại tỉnh đều thương xót cảnh ngộ bạn hang bất đắc kỳ tử, lá lành đùm lá rách góp tiền xây dựng toàn quán, mời thợ đuổi thấy đến giúp người chết đường chết chợ được lá rụng về cội, mang xương cốt về chôn cất nơi quê nhà.
Nhắc đến nghề đuổi thây Tương Tây, quả thực tiếng tăm lừng lẫy, truyền ra ngoài càng muôn phần kỳ bí, khiến ai nghe nói cũng đều biến sắc mặt. Thực ra pháp thuật này từ xưa có tên là thuật “tống xác”, đến thời cận đại bắt đầu được gọi là “đuổi thây”, người phương Tây lại gọi đây là thuật “thôi thây”, người Tây có thuật “thôi nhân”, cũng chính là thuật “thôi miên”, gọi như vậy đại khái ám chỉ đây là thuật thôi miên xác chết.
Đất Tương Tây là nơi người Miêu và người Hán quần cư, địa hình đặc biệt, vô số đỉnh cao vực sâu, dốc đèo dựng đứng, đỉnh núi theo nhau nối dài về hướng Nam, địa hình gian nan hiểm trở, trong vùng núi sâu hầu như không có đường đi. Người chết rồi muốn mang xác về quê an tang không phải là chuyện dễ, hết thảy đều trông vào thợ tống xác, nhưng có những nơi thợ tống xác nửa năm mới đến một lần, đợi có nhiều người chết mới cùng chuyển đi một lượt.
Xác chết để lâu sẽ bị thối rữa, thời đó người ta còn bài xích hỏa táng nên không nghĩ đến chuyện thiêu cốt thành tro, phàm là thi thể muốn đưa về quê hương chôn cất, trước tiên phải bảo quản để thành cương thi, đây là điều kiện tiên quyết.
Làm thế nào để biến xác chết thành cương thi ? Muốn xác chết không bị thối rữa, có thể đổ thủy ngân vào trong xác, nhưng cách làm này khá đắy đỏ, người bình thường không đủ tiền chi trả, hơn nữa làm vậy cũng gây tổn hại đến nội tạng người chết. Một số người bèn dung bí thuật dân gian, khi linh cảm thấy mình chẳng còn sống được bao ngày thì bắt đầu đều đặn uống từng ít một thạch tín, đương nhiên mỗi lần chỉ uống một lượng cực nhỏ. Chờ cho thạch tín ngầm xuống Đan Điền thì ăn thêm vài loại thảo dược lạ như cỏ nghiêu cốt, hoa tử mao mọc ở sườn núi Bắc… Những thứ này nếu ăn một lượng vừa đủ sẽ không ảnh hưởng đến cơ thể người lúc còn sống, nhưng người vừa tắt thở, khí huyết sẽ lập tức đông lại, thi thể không rữa nát, trở thành cương thi bảo quản bằng thuốc, vì vậy mới phải dựng thi thể vào sau cánh cửa cho đủ ngày, đợi khi hoàn toàn cứng lại mới đặt vào áo quan. Sau khi chết cũng có thể đổ thuốc, có điều thi thể lưu giữ không được tốt bằng, sẽ khiến dung mạo biến dạng, xác của Hao Tử Nhị Cô trong nghĩa trang này chính là cương thi được đổ thuốc độc sau khi chết, dựng ra sau cánh cửa để “trạm cương”.
Chỉ thợ tống xác mới biết được những điều huyền bí trong thuật tống xác Tương Tây, bởi nghề này vô cùng “thần bí”, phương thuật tống xác tuyệt không truyền ra ngoài. Người trong nghề cũng không ai gọi theo các người ngoại đạo là đuổi thây, tống xác, mà gọi đây là thuật lùa nước. “Thuật lùa nước” là tên gọi chính thức, còn trong ám ngữ giới hắc đạo gọi là “một bát nước”.
Gặp phải đoàn tống xác xem như gặp phải vận xui, dân gian hồ quen gọi là “gặp nước”, giờ cũng được dung để chỉ gặp tà gặp ma, vì mọi phương thuật trong quá trình tống xác đều dựa cả vào một bát nước sạch, hơn nữa còn bắt buộc phải có hai thợ tống xác đồng hành thì mới phát huy tác dụng.
Hai người thợ một trước một sau, người đi trước dẫn đường tay cầm phướng vải dẫn dắt phương thuật, người đi sau cùng tay bê bát nước sạch, bất luận một chuyến tống bao nhiêu xác, những xác chết đó đều phải đi kẹp giữ hai người thợ tống xác.
Trong hai người thợ tống xác, một cầm phướn một bê nước, người bê nước có vai trò quan trọng hơn cả trên suốt chặn đường, cứ đi được một đoạn lại thêm vào bát nước một câu thần chú Phân phù tụ thủy tinh hồn : “Khai thông thiên đình, sử nhân trường sinh, tam hồn thất phách, hồi thần phản anh. Tam hồn cư tả, thất phách tại hữu, tinh thính thần lệnh, dã sát bất tường. Hành diệc vô nhân kiến, tọa diệc vô nhân tri. Cấp cấp như luật lệnh !” Bùa chú này bắt buộc phải là bùa Thần Châu ở Tương Tây, nếu đổi sang bùa chú của môn phái khác sẽ hoàn toàn mất tác dụng.
Chỉ cần bát nước trong tay không đổ vỡ, xác chết không bao giờ ngã. Trong suốt quá trình tống xác, người chết giống hệt người sống, duy chỉ không thể nói năng, dáng dấp bước đi cũng hơi khác, còn lại sẽ hoàn toàn bắt chước hành động của người cầm phướn: người cầm phướn đi người chết cũng đi, người cầm phướn dừng người chết cũng dừng. Người ta thường xuyên bắt gặp những đoàn tống xác như thế ở Tương tây vào cuối thời Minh, ngạn ngữ ở Tương Tây có câu “ba người ở trong điếm, hai người ăn cơm” chính là để chỉ người tống xác, còn người không ăn cơm trong ba người là người chết.
Khi đoàn tống xác sắp về đến quê người chết, trước đó một ngày người chết sẽ báo một người nhà để họ chuẩn bị áo quan, đồ liệm chỉnh tề. Người chết vào trong nhà, đứng ngay trước áo quan, thợ tống xác hắt bát nước đi, thi thể liền tự ngã vào áo quan, lúc đó phải nhanh chóng tẩm liệm và hạ táng, nếu không xác chết sẽ lập tức thối rữa, mức độ phân hủy tùy theo thời gian đã chết.
Thực ra kỳ môn dị thuật của bát nước này vốn có nguồn gốc từ xa xưa, đến thời Càn Long thì bị thất truyền. Nguyên nhân có lẽ do quá bảo mật, người biết bí thuật ngày càng ít, quá lắm cũng chỉ nắm đại khái chứ không giải thích được nguyên lý của thuật bê nước tống xác.
Mải đến những năm Quang Tự, nhiều kẻ đánh thuốc phiện từ Quý Châu muốn phát tài nhanh nên nảy ra chủ ý giả danh thợ tống xác, lợi dụng sự e sợ của dân gian với việc này làm lá chắn, đầu cơ trục lợi buôn lậu thuốc phiện đạn dược. Trò tống xác này bọn họ bày ra khác xa với thuật tống xác cổ xưa, chẳng qua chỉ cố ra vẻ huyền hoặc mà thôi. Năm đó La Lão Oai tuy không học được bí thuật tống xác, nhưng lợi dụng danh nghĩa thợ tống xác trắng trợn buôn hang cấm, từ đó phát tài to rồi trở thành thủ lĩnh phiến quân, làm mưa làm gió khắp vùng Tam Tương. La Lão Oai không ngại cái xác nữ xấu hoắc kia là bởi cả hắn và lão Trần mù đều biết rõ các xác chết trong nghĩa trang này đều đã được đổ thuốc cương phòng rữa, không thể có chuyện xảy ra thi biến.
Xác chết trong toàn quán này sẽ được thợ tống xác giả dùng làm túi da người đựng hang buôn lậu, tuy nhiên bọn họ lợi dụng người chết vận chuyển hang cấm, xong cũng sẽ tìm cách đưa thi thể về quê an táng, không phải vì nhân nghĩa hay đạo đức gì, chẳng qua là nếu không làm vậy sau này không thể dùng chiêu bài đuổi thây để dọa người khác nữa. Dân bản địa không biết nội tình đằng sau thuật tống xác nên mới kinh sợ, lại thêm thợ tống xác lấy đây làm nghiệp, đương nhiên không đời nào mang đầu đuôi xuôi ngược nói ra với người ngoài, khiến bí thuật này càng có vẻ tà môn gian đạo, thần bí mơ hồ.
Bọn Hoa Linh và Hồng cô nương nghe xong đều tặc lưỡi khen hay, La Lão Oai mồm méo mắt lệc, cử chỉ thô lỗ, lại tham ăn tục uống, cờ bạc đĩ điếm, giết người phóng hỏa không gì không dám, ai ngờ cũng am tường mấy bí thuật dân gian, quả không hổ danh là đầu đảng phiến quân lừng lẫy một vùng, lại còn là huynh đệ kết nghĩa với trùm phái Xả Lĩnh, xem ra cũng có chỗ hơn người. Hoa Ma Linh vội giơ ngón tay cái nịnh nọt :”Cao minh, quả là cao minh, hóa ra La soái cũng là người xuất thân từ môn đạo. Chẳng trách kỳ tài như vậy.”
La Lão Oai ngửa cổ nốc hai ngụm rượu, rõ ràng là vô cùng đắc ý, nhưng không tiện khoe khoang trước mặt lão Trần, chỉ tự trào :” Kỳ tài với chả quan tài cái con khỉ, ta đây học nghề đuổi thây lúc còn trẻ quá, bản lĩnh thợ cả mười phần chả học nổi một, mù tịt mà cứ ra bộ hiểu. Nghe phó quan của ta nói, gần đây ở Giang Nam tòi đâu ra một tiên sinh có học vấn uyên thâm, viết văn rất hay, ông ta bảo trên đời này vốn chẳng gì hiều được nhưng người ta cứ ra vẻ hiểu, lâu dần cũng thành ra hiểu. Lời vị tiên sinh này quả nhiên có lý, sau này tự lệnh ta nhất định phải mời bằng được ông ta tới đàm đạo, chỉ cho La mỗ này thêm ít học vấn, con mẹ nó để vờ vịt hiểu biết.” Nói xong hắn ngoác xẹo cái miệng méo, lắc đầu cười khùng khục, đoạn ngửa cổ tu sạch vò rượu.
Lão Trần tiếp rượu La Lão Oai nên uống cũng nhiều, cả ngày trèo đèo vượt núi mệt mỏi lại ngà ngà say, nhưng lão cảm thấy rõ trong nghĩa trang này dường như có điều cổ quái, càng nghĩ càng không yên tâm, nào dám tùy tiện ngủ nghê. Đang dịnh dặn dò gã câm Côn Luân Ma Lặc cẩn thận canh phòng, nào ngờ vừa liếc mắt bỗng phát hiện ra dưới nền đất một dải dài chân ướt dề. Bọn họ vào cả trong phòng thì trời mới đổ mưa nãy giờ không ai ra ngoài nửa bước, đế giày làm sao ướt được.
Nghĩ đến đây lão vội vàng nhìn về phía cửa ra vào, thấy then cửa vẫn còn chốt chặt từ bên trong, không có vẻ đã bị mở, nhưng giữa lúc không ai để ý những giấu chân còn chưa ráo nước này từ đâu ra? Lão Trần cậy có đôi tai thính, bấy giờ không vội làm ầm lên, vểnh tai nghe ngóng động tĩnh xung quanh, đoạn ngẩng phắt đầu, chỉ thấy trong bóng ánh đèn dầu tù mù, một bà lão áo quần trắng toát đang nấp trên xà nhà, hai con mắt lom lom dòm xuống.

Chương 7: Cắn Tai

Những dấu chân chưa khô bùn đất vừa lộn xộn vừa mờ nhạt, không biết đi về hướng nào, chỉ thấy nhỏ nhắn như chân bó của phụ nữ thời xưa. Đang lúc nghi nghi hoặc hoặc lại nghe tiếng động rất khẽ trên xà nhà, lão Trần vội ngẩng đầu nhìn lên, quả nhiên thấy một cái bong trắng , trong ánh đèn tù mù, nhìn qua giống hệt một lão bà mặc đồ tang.
Lão Trần thầm thất kinh, tự nhủ: “Căn phòng này quả thật có ma!”, vừa nhấc tay lên, con Tiêu thần phong đã phi trúng mục tiêu. Những người còn lại thấy lão Trần bất ngờ ra tay thì biết ngay có biến, ai nấy tuốt hết dao găm sung lục giấu trong người, hét lên một tiếng, lùi sát chân tường, vừa tìm chỗ dựa vừa ngẩng đầu quan sát tình hình trên mái nhà.
Đám trộm ngày thường đã quá quen cảnh binh đao chém giết, gặp tình thế này không hề hoảng loạn, cùng lúc con dao găm của lão Trần găm trúng mục tiêu, những người còn lại cũng đã lùi sát chân tường. “Phập” một tiếng, con Tiểu thần phong loang loáng hàn quang cắm vào xà nhà, găm sâu một tấc. Hồng cô nương giật lấy cây đuốc bên cạnh, giơ cao lên soi, thì thấy con dao găm trúng một bức tranh cổ.
Bức tranh vẽ hình một lão bà mặc áo xô gai, trên mặt chằng chịt nếp nhăn, thần thái già nua ủ rũ, diện mạo kì quái khó tả, nhìn mà thấy ghét, bên cạnh bà ta là một dãy mồ mả đã văng bia đổ ngổn ngang. Bức tranh treo trên xà nhà không biết đã bao năm, chất giấy đã ngấm nước ố vàng nhưng không hề thấy bám bụi.
Vừa rồi lão Trần nghe thấy động nên vội vã ra tay để chiếm thế thượng phong, nào ngờ bên trên chỉ là một bức tranh họa hình lão bà cổ quái, không khỏi “ớ” lên kinh ngạc: “Cái quái gì thế này, sao trong nghĩa trang lại treo thần vị Bạch Lão thái thái?” Nói xong mới sực nhớ ra, toàn quán này trước kia vốn là miếu thờ Bạch Lão thái thái, giờ gian chính điện dùng để đặt thi thể nên thần vị phải mang treo ở đây. Chuyện này lão đã dò hỏi từ trước nhưng ban nãy sự việc xảy ra đột ngột, nhất thời quên mất làm kinh động cả bọn một phen.
Không ai biết Bạch Lão thái thái là vị thần nào, chỉ biết trước đây quanh Lão Hùng Lĩnh thường có sơn dân thờ phụng bà ta, ngay cả ngoài vùng sơn cước cũng thường nghe nói ngu nam ngu nữ trong núi, không phân già trẻ đều sung bái bà lão này, có điều đã hương lụi khói tàn từ lâu. Lão Trần chửi um lên: ”Bức tranh chó má rách nát này nhìn tà ma lắm, để lại chẳng tốt lành gì. Câm, mày gỡ cái tranh đó xuống đem đốt đi…”
Lão đang nói dở, chợt nghe có tiếng mèo kêu, rồi một con mèo mướp thò nửa mình ra từ xà ngang, hai mắt sang quắc nhìn chằm chặp vào xác Hao Tử Nhị Cô dựng sau cánh cửa. Thì ra nghĩa trang mấy ngày nay không người trông coi, lũ mèo hoang mò vào ăn vụng, khổ nỗi chẳng có gì bỏ bụng, định gặm thịt người chết thì xác chết lại để cả trong áo quan, lấy vuốt cào suốt nửa đêm cũng không tài nào mở được. Vừa rồi nhân lúc mưa to gió lớn, con mèo này đã chui qua khe cửa vào phòng, lúc đó cả bọn chỉ chăm chú nghe La Lão Oai kể chuyện đuổi thây, không chú ý đến động tĩnh rất nhẹ của nó. Nó nấp trên xà nhà bị lão Trần phát hiện, phi dao trúng ngay bức tranh ở xà ngang, hoảng quá phải ló mặt ra.
Lão Trần rửa thầm: “Hổ thay, ta đây đường đường là thủ lĩnh đám tặc phỉ, bao tên đầu trộm đuôi cướp phải một điều thủ lĩnh, hai điều ông trùm, không ngờ đêm nay lại thần hồn nát thần tính vì một con mèo.”
Bọn La Lão Oai mới đầu tưởng ma quỷ hiện về quấy phá, nếu không cũng là yêu tà dị nghiệt, đang giương cao tinh thần chiến đấu thì phát hiện chỉ là con mèo hoang thậm thụt, đều thở phào nhẹ nhõm, cười cười chửi đổng vài câu, thu vũ khí rồi trở về chỗ ngồi, người nào lo người nấy, chẳng ai them để ý đến con mèo nữa.
Nào ngờ con mèo hoang nhìn thấy bản mặt chuột của Hao Tử Nhị Cô, nhìn mãi lại tưởng đó là một con chuột bự. Nó bị què một chân, ba chân còn lại lập cập lết xuống xà ngang, hai mắt lấm lét quan sát xác chết, hoàn toàn không màng tới đám người trong phòng.
Mấy người lão Trần đang mải lo việc mình, nào biết trong bụng con mèo què mưu mô cái gì, chắc mẩm nó bị lộ hành tung rồi sẽ bỏ chạy qua khe cửa lúc trước, nên không ai rỗi hơi đi trông chừng nó. Lão Trần sai Hoa Ma Linh trèo lên cố gã câ nhổ con Tiểu thần phong đam găm trên xà nhà xuống, đoạn quay sang nói với La Lão Oai vài câu vớt vát sĩ diện, bảo rằng nhìn thấy bức tranh cổ quái khác thường nên tính cho nó một nhát dao phá tà khí, không liên quan gì đến con mèo què.
Đúng lúc đó chợt nghe Hồng cô nương quát to: “Tặc miêu, to gan!” Mọi người vội quay lại nhìn, thấy con mèo mướp què đang ngồi chồm hỗm trên vai Hao Tử Nhị Cô, cắn từng miếng thịt trên mặt xác chết. Nó thấy mặt mũi Hao Tử Nhị Cô hao hao giống chuột, bèn mò tới cắn, mặt xác chết đã bị nó ngoạm mất một miếng thịt. Do người chết chưa được bao lâu, thạch tín đổ trong miệng còn chưa lan ra toàn thân nên phần mặt chưa nhiễm độc, nếu không con mèo què đã trúng phải kịch độc mà chết ngay khi cắn miếng đầu tiên rồi.
Lão Trần nổi giận đùng đùng, ngoác mồm chửi: “Con mèo khốn kiếp này! Muốn chết phỏng…” Bấy giờ Tiểu thần phong chưa rút được về tay, lão đành giật lấy khẩu súng ngắn giắt sau lưng La Lão Oai, khổ nỗi trước giờ lão không quen dùng súng, biết có bắn cũng khó trúng, bèn vung sung nhằm thẳng con mèo què mà nện. Khẩu sung đó là hang của Mỹ, La Lão Oai còn quý hơn vàng, thấy lão Trần mang làm búa tạ phang con mèo thì vừa tiếc sung vừa lo lão Trần trúng đạn, vội vàng giơ tay can ngăn.
Lão Trần xưa nay ngạo nghễ, sao có thể dung túng con mèo què năm lần bảy lượt làm loạn trước mặt mình? Lão hất tay La Lão Oai, xông đến đập con mèo. Con mèo què cực kì gian xảo không những chẳng sợ mà còn nhe nanh sừng sộ với lão, đoạn quay sang cắn đứt tai Hao Tử Nhị Cô, ngoạm chặt trong mồm, nguẩy đuôi nhảy phắt từ trên vai xác chết xuống đất, lách qua khe cửa như làn khói, nhanh chóng mất dạng trong mưa đêm.
Con mèo hoang tuy mất một chân nhưng động tác vẫn vô cùng tinh ranh, trong tích tắc đã thực hiện xong một loạt các động tác “nhe răng, cắn tai, quay đầu nhảy xuống, chui qua khe cửa, trốn thoát”. Lão Trần tuy nhanh tay vẫn chậm hơn vài bước , không chạm được đến nửa cọng lông của nó.
La Lão Oai tính khí nóng nảy, ngày thường giết người không chớp mắt, nhưng không cao ngạo như lão Trần, cho rằng còn mèo què cắn cái xác nữ kia mấy miếng thì đuổi nó đi là xong, ở đây chẳng Đại soái phiến quân cũng là Thủ lĩnh trộm mộ, đều là những nhân vật có số có má trên giang hồ, tội gì phải làm khó dễ một con mèo. Cũng tại căn phòng chật chội, Hồng cô nương bị mọi người chắn trước mặt nên dù muốn bắt con mèo cũng lực bất tong tâm, gã câm Côn Luân Ma Lặc và Hoa Ma Linh thì đang bắc thang người để nhổ dao trên xà nhà, thành ra cả bọn thấy lão Trần đập hụt, chỉ biết trố mắt nhìn con mèo què ngoạm tai người chết, tập tễnh cao chạy xa bay.
Việc này nếu phải người khác thì thôi, nhưng lão Trần lại đùng đùng tức giận. Từ khi sinh ra đến này, mọi việc của lão hanh thông, ngồi trên cái ghế thủ lĩnh dễ như trở bàn tay, thống lĩnh đám trộm Xả Lĩnh đào được không ít mộ cổ tầm cỡ, làm bao nhiêu đại sự, tuyệt nhiên chưa lần nào thất bại nên có phần kiêu căng, nay chọi khẩu súng không trúng con mèo lão đã đủ giận điên lên rồi, lại thêm thất thủ trước La Lão Oai và thuộc hạ, càng khiến lão điên tiết.
Trong con cả thạn, ngọn lửa tà ác chợt bừng lên, lão chỉ muốn bóp chết con mèo cho hả giận. Thấy con mèo què chạy mất dạng, một ý nghĩ léo lên trong đầu lão. Xưa nay đám trộm Xả Lĩnh vẫn luôn tự xưng tụng là “trộm không rời đạo”, đối với thi thể vương công quý tộc thì giày tro vò cốt, nhưng với thi thể bách tính nghèo hèn lại muôn phần trân trọng , gặp phải người nghèo chết thảm giữa đường đều bỏ của bỏ công mai tang. Tuy rất hiếm người làm theo khuôn phép này, nhưng dù gì đó vẫn là quy ước trong giới trộm mộ, hôm nay gặp phải lý nào lại bỏ qua? Mặt của Hao Tử Nhị Cô mất một miếng thịt cũng chẳng sao, nhưng ngũ quan mà thiếu mất một thì còn ra thể thống gì? Trong tập tục mai tang từ xưa tới nay, giữ gìn dung mạo người chết ven toàn là việc hết sức quan trọng. Con mèo què này quá đáng ghét, tuyệt đối không thể tha cho nó, chí ít cũng phải lấy lại cái tai cho Hao Tử Nhị Cô.
Nói thì lâu cứ thực ra rất nhanh, ý nghĩ vừa léo lên trong đầu,lão liền buông lỏn một câu dặn bốn người phía sau: “Đừng có ai theo, ta đi rồi về…” Lời còn chưa dứt đã giật tung chốt cửa lao vọt đi. Con mèo kia chạy rất nhanh, lão không có thời gian suy nghĩ, còn chậm trễ nữa e là không kịp. Hai chân vừa chạm đất, lão lập tức vận dụng thuất khinh công Lâm Yến Vĩ lần dấu đuổi theo.
Nhà họ Trần có thuật khinh công tổ truyền, là kỹ năng thiết yếu của một kẻ đào tường khoét vách hành tẩu giang hồ, song tuyệt nhiên không thần kỳ như người ta tưởng tượng. Thuật khinh công này có tên là “Lâm Yến Vĩ”, song không thể đuổi kịp chim én túm lấy đuôi chim thật, mà người biết thuật chẳng qua lúc nhỏ được tắm bằng nước lá nấu sôi, gọi là “hoán cốt” khiến cơ thể nhẹ nhàng hoạt bát, sau đó lại khổ luyện những động tác như phóng, đuổi, trèo leo, nhún, lật… trải qua nhiều năm tôi luyện., tuy không thể bay lên liệng xuống, phi mái chạy tường, nhưng bản lĩnh vượt tường nhảy rào thì hơn hẳn người thương.
Nội bộ phái Xả Lĩnh dựa vào kỹ năng tay nghề cao thấp khác nhau mà xưng hô. Muốn làm đại thủ lĩnh bắt buộc phải có bản lĩnh “phiên cao đầu”, đây là cách gọi của dân ăn trộm, ám chỉ khả năng tay không nhảy qua bức tường cao. Lão Trần lúc nhỏ theo đạo sĩ già vào trong núi sâu, tu luyện mấy năm quả cũng học được vài kỳ chiêu, lại thêm sinh ra đã có cặp dạ nhãn, trong đêm tối nín thở đuổi gấp vẫn có thể theo sát con mèo, chốc lát đã xuống sườn núi.
Thời tiết nơi núi sâu thay đổi thất thường, bấy giờ mưa đã tạnh hẳn, mây đen cũng tan đi, chỉ còn mảnh trăng mon lạnh lẽo treo lơ lửng giữa trời, con mèo què tuy động tác nhanh nhẹn, nhưng chạy chậm hơn đồng loại lành lặn nhiều, lão Trần mượn ánh trăng truy đuổi, nhất thời không đến nỗi mất dấu. Con mèo què dường như cũng biết có người đuổi phía sau, chẳng kịp nuốt cái tai trong mồm, cứ cắm đầu chạy thục mạng.
Con mèo què chạy xuống chân núi, bứt được một quãng, vòng đi vòng lại mấy lần vẫn không cắt đuôi được lão Trần, bèn nghĩ ra quỷ kế, chui tọt vào rừng cây bên cạnh. Lão Trần đuổi mãi vẫn không bắt được con mèo, trái lại còn vì đường núi trơn trượt mấy lần suýt rơi xuống vực. Lão rủa thầm: “Con tặc miêu khá lắm, mất một chân mà còn nhanh như vậy,” nghiến răng nghiến lợi chạy tới bìa rừng đã chẳng thấy tung tích con mèo đâu nữa. Nếu cứ tiếp tục đuổi quanh núi thế này, đâu đâu cũng là rừng rậm thâm u, một khi tiến vào rồi e có ngửa cổ cũng chẳng thấy trời.
Xung quanh vắng lặng như tờ, xem ra con mèo què đã chạy tít vào nơi rừng sâu núi dốc hiểm trở. Lão Trần nghĩ mình đã đuổi quá xa, còn theo vào rừng nữa sợ không tìm được đường về, đành giảm dần tốc độ, tức tối rủa thầm: “Con tặc miêu khốn khiếp, thật gian xảo quá lắm, để ông mày bắt gặp lần nữa, không thèm lấy mạng mày, hẵng cứ xẻo một cái chân, để xem mày còn chạy được đến đâu.”
Lão Trần thấy không đuổi được nữa, đang định quay người đi về, bỗng nghe trong khu rừng vắng lặng vọng ra từng tràng tiếng mèo kêu “ngoeo… ngoeo…”, tiếng kêu bi thương như than khóc, lại như sợ hãi run rẩy trước cái chết, mỗi lúc một thảm thiết, giữa đêm khuya nghe mà nổi da gà.
Lão Trần sinh nghi,liền dừng lại nghe ngóng, bụng bảo dạ lẽ nào con mèo què gặp phải chuyện gì trong rừng? Có thể thấy tiếng kêu này cổ quái không lành. Người ta vẫn bảo loài mèo mạng lớn, rốt cuộc là thứ gì mới có thể khiến nó sợ hãi đến vậy?
Bản tính tò mò nổi lên, lão muốn đi xem rõ sự tình, bèn nín thở rón rén bước vào rừng cây.
Ánh trăng xuyên qua tán cây rừng rậm rạp, giúp lão nhận ra một dãy mộ nằm ngay sau gốc cây to, bên trên bia đá ngổn ngang, cỏ dại um tùm, nhìn giống hệt quang cảnh trong bức tranh cổ ở nghĩa trang. Con mèo què đang nằm cuộn tròn dưới một tấm bia vỡ, toàn thân run rẩy, cảnh tượng kỳ dị không ngờ trên tấm bia càng làm trống ngực lão Trần đập thình thịch.

Chương 8: Rửa Ruột

Dưới ánh trăng mờ ảo, lão Trần đuổi theo con mèo què vào trong rừng mộ cổ, u u mê mê không biết đã chạy bao xa. Khu rừng nằm giữa thung lũng, trong rừng toàn cổ thụ cành lá đan chen, chọc trời đâm đất, nhờ ánh trăng có thể thấy sương mù dày đặc luần quần phía sâu, cùng tiếng nước chảy róc rách, toát lên vẻ quỷ dị bất thường.
Tiếng kêu run rẩy của con mèo què phát ra từ sau một gốc cổ thụ, lão Trần áp người vào thân cây, lặng lẽ thò đầu quan sát, bẩm sinh lão đã có cặp dạ nhãn, trong đêm tối không trăng không sao đại khái vẫn có thể nhìn thấy lờ mờ. Lúc này trăng tối mây mù không thể ngăn nổi cặp mắt cú vọ của lão xuyên rừng tìm đến nơi phát ra tiếng mèo kêu thảm. Thì ra phía sau gốc cây lão đang đứng có một bãi đất trống nằm lọt thỏm giữa rừng bách cổ thụ, trên khoảnh đất ấy là những phần mộ nhấp nhô nối nhau chen giữa đám cỏ dại và đá vụn, một dòng suối trong vắt ngang, uốn lượn vào tít sâu trong rừng, sương đêm giăng kín trên lớp cỏ hoang, che khuất quang cảnh sau khu mộ.
Giữa hai cây cổ thụ mé ngoài khu mộ dựng nửa tấm bia mộ, nhìn từ xa không rõ trên đó viết gì, chỉ thấy tấm bia vỡ cao quá nửa người, trên bề mặt ốp một lớp men nham nhở, xem ra không phải lối vào mộ cổ thì cũng là di chỉ cổng chào của một nơi thờ phụng đổ nát nào đó. Con mèo què đang nằm cuộn tròn run rẩy trước tấm bia, cái tai của Hao Tử Nhị Cô đã được nó nhả ra chỏng chơ dưới đất. Con mèo không ngớt kêu gào tuyệt vọng, tiếng kêu như ứa máu, như đang khổ sở cầu xin cái bia kia tha mạng.
Lão Trần bản lĩnh cao cường, to gan lớn mật, nín thở ẩn mình trong bóng cây nơi ánh trăng không soi tới được, chăm chú quan sát con mèo què đang run rẩy cầu xin, càng nhìn lại càng lấy làm lạ, bụng bảo dạ: "Quái, con mèo đáng chết này đang làm trò quỷ gì thế? Sao nó phải sợ tấm bia vỡ kia nhường ấy?". Loài mèo vốn được ông trời hậu đãi, thân thể mềm mại hoạt bát, hiếm có kẻ thù tự nhiên, nghe nói chúng có đến chín mạng nên khả năng sinh tồn và lòng can đảm cũng lớn ngang tính hiếu kỳ. Con mèo này nếu không mất một chân chắc sẽ không bao giờ đi cắn tai người chết. Nhưng giống mèo càng già càng xảo quyệt, sao lại bị một tấm bia cổ doạ đến nông nỗi này? Hay là, sau tấm bia còn có thứ gì khác?
Lão Trần càng nghĩ càng thấy kỳ quái dị thường, bao nhiêu câu hỏi bủa vây, lão chăm chú quan sát tấm bia đối diện lần nữa, định xem xem đằng sau nó là thứ gì, khốn nỗi sương mù giăng nhoà giữa bãi cỏ hoang, bia đá lại ở quá xa dù căng hết hai mắt, lão vẫn không nhìn rõ tình hình sau tấm bia.
Đúng lúc ấy, ánh trăng hoà quyện vào đám sương đêm lởn vởn giữa rừng cây, một thứ ánh sáng kỳ quái mơ hồ trùm lên bãi đất trống trước bia đá. Bỗng nhiên một cặp mắt loé lên sau tấm bia, đảo loạn xạ, tiếp đó một khuôn mặt lông lá từ từ hiện ra, thoạt nhìn ngỡ là một con cáo, to gần bằng con mèo què, nhưng hình dạng lại giống chồn, đầu to mồm rộng, lông hoe vàng, định thần nhìn kỹ, thì ra chủ nhân của cặp mắt gian xảo quỷ quyệtấy là một con báo nhỏ.
Con báo thần thái cổ quái, bước tới trước mặt con mèo chăm chú quan sát, tiếng kêu của con mèo què bắt đầu trở nên kỳ lạ, không còn tuyệt vọng sợ hãi như trước nữa mà dần chuyển sang rên rỉ nhát gừng. Lão Trần nghe tiếng mèo rên mà lòng dạ rối bời, lồng ngực như bịép chặt, chỉ muốn nhảy xổ ra gầm lên mấy tiếng, lão đành cắn nhẹ đầu lưỡi, gắng trấnáp tâm trạng bất an, ổnđịnh lại nhịp tim.
Con báo nở nụ cười xấu xa quỷ dị chăm chú quan sát con mèo què hồi lâu, rồi quay đầu nguẩy đuôiđi về phía dòng suối. Con mèo què lại kêu lên mấy tiếng, toàn thân cứng đờ chậm chạp bò theo sau con báo tới bên bờ suối uống nước. Lão Trần thầm nghĩ: “Giở tròđây mà, thì ra con mèo què này chui vào rừng luyện giọng nửađêm, giờ kêu chán rồi thìđi uống nước. Mình suýt chút nữa bị mê hồn trận của nó che mắt, chi bằng nhânđây bắt lấy bẻ chân, dạy cho nó một bài…”
Đúng lúc lão Trầnđịnh ra tay, bỗng phát hiện ra dáng vẻ uống nước của con mèo không được bình thường. Con mèo ba chân cứ như hồn ma chết khát đầu thai, điên cuồng uống nướcừngực, uống đến khi nước tràn ra cả mũi mồm mới thôi, rồi lại như trúng ma chướng nằmềnh ra đất, tựép cái bụng căng tròn vì uống quá nhiều nước tới mức nôn thốc nôn tháo. Con báo nhỏ giống như một hồn ma, lặng lẽ ngồi bên quan sát con mèo què.
Nôn hết nước trong bụng, con mèo ba chân lạixiêu vẹo bò đến bên dòng suốiuống nướcđiên cuồng, cứ như vậy mấy lần. Lão Trần kinh ngạc quá đỗi, đời lãođã trải qua bao nhiêu chuyện cổ quái, nhưng chưa từng gặp chuyện nào kỳ dị thế này. Hình như con mèo quèđang dùng nước suối để rửa ruột, lẽ nào da thịt trênthi thế Hao Tử Nhị Côđã ngấm độc cương thi? Con mèo quèăn thịt xác chết rồi mới phát hiện ra có độc, bèn dùng cách này để tự cứu mình?
Giả thiết này vừa thoáng qua trong đầu đã bị lão gạtđi ngay. Lão Trần là người dạn dày kinh nghiệm, biết chắc thi độc trong xác Hao Tử Nhị Cô còn chưa ngấm vào da thịt dưới mặt, con mèo què dù cắn vài miếng trên mặt xác cũng không thể nguy đến tính mạng.
Vả lại nhìn con mèo què thần khí đờ đẫn như bị nhập hồn, hoàn toàn mất hết sinh khí, tiếng kêu thảm thiết khiến người ta nghe mà rợn tóc gáy của nó khi nãy cũng tuyệt đối không phải giả vờ. Nhấtđịnh con báo trong khu rừng già này có tà thuật gìđó làm nó khiếp sợ. Nghĩ đến đây lòng bàn tay lão túa mồ hôi, nhưngáng chừng dựa vào bản lĩnh của mình muốn thoát thân cũng không khó, lãoâm thầm tính toán: “Trước mắt cao chạy xa bay e rằng kinh động đến lũ yêu quái trong rừng, không khéo lợn lành chữa thành lợn què, thà rằng cứ nấpởđây, xem rốt cuộc con báo kia giở trò gì. Nếu tiện thì khử luôn, quay về cũng dễ huênh hoang với bọ La Lão Oai, biết ta đây trải qua chuyện ly kỳ cổ quái này, sau này bọn chúngắt phải nhìn ta bằng con mắt khác.”
Dướiánh trăng huyềnảo, lão Trầnẩn mình cuối ngọn gió nên con báo rất khó phát hiện ra. Lão nín thở chăm chú quan sát hành động bất thường của con mèo què. Kể cũng lạ, chỉ thấy con mèo cứ uống vào nôn ra, nôn ra uống vào hết lần này đến lần khác, dịch mật trong ruột đều nôn sạch, đã bắt đầu thổ ra máu màuđỏ sẫm, vậy mà nó vẫn quyết không chịu kêu lên một tiếng. Cuối cùng khi chẳng còn gì để nôn nữa, nó mới lăn ra đất, giươngđôi mắt tuyệt vọng vô hồn nhìn lên vầng trăng tròn giữa bầu không, co vuốt cụpđuôi, chờ đợi cái chết cận kề.
Con báo bấy giờ mớiđi vòng quanh con mèo quèđang co quắp dưới đất, lão Trần hiểu rõ, đã đến thời khắc quan trọng, lập tức giương cao tinh thần phòng bị, vừa quan sát kỹ càng mọi động tĩnh trong rừng, vừa từ từ hạ thấp trọng tâm cơ thể, đầu gối khuỵu xuống, sẵn sàng bỏ chạy nếu có bất trắc.
Chỉ thấy con báo tựa nhưđang dạo chơi dướiánh trăng, bộ lông tơ màu vàng điểm xuyết những đốm hoa văn loang lỗ, thật vô cùng hiếm thấy. Lão Trần xưa nay chưa từng gặp con báo nào có bộ lông như vậy, lòng sinh ngờ vực: “Nghe nói loài báo thíchđào hầm trúẩn trong mộ phần, rất giỏi mê hoặc lòng người, lẽ nào con báo này vừa chui lên từ dưới mồ? Lẽ nào con mèo què đã bị nó dùng tà thuật khống chế? Người miền núi Tương Tây gọi báo là Hoàng yêu, lần này e gặp phải Hoàng yêu thật rồi…”
Trong lúc lão Trầnđang thần người nghi hoặc, con báođã chầm chậm đến bên con mèo què, đưa chân trước khều khều cái bụng mèo phưỡn lên, cười khằng khặc như tiếng vọănđêm. Lúc này con mèo ba chânđã mất hết thần trí, để mặc con báo dày vò, cơ thể chỉ run lên khe khẽ, như thể biết rằng cái chết đã đến gần. Toàn thân nó cứng đờ, trong đôi mắt mèo vô hồn bỗng lộ vẻ bi thương ai oán, ánh mắt chất chứa nhữngức uất bất lực, hai hàng nước mắt tuôn rơi.
Con báo chốc chốc lại dùng chân chọc chọc vào những chỗ mềm mại trên cơ thể con mèo què, đắcý thưởng thức dáng vẻ khổ sở cầu xin của nó. Trêu chọcđã chán, nó liền cúi đầu thè lưỡi liếm bụng con mèo. Không biết lưỡi con Hoàng yêu này dài tớiđâu mà trong chớp mắtđã liếm khắp một lượt, lột sạch bộ lông mèo. Con mèo què vốnđã mặt gian mày xảo, xấu xí khó coi, giờ bị lột sạch lông trơ lại bộ da, chỉ còn hai con mắt động đậy, dướiánh trăng trông càng muôn phần kỳ quái.
Con báo lại giơ một chân trước xoa xoa lên cái bụng bóng loáng của con mèo, chỉ trong giây lát, con mèo quèđáng thương đã bị mổ sống. Cỗ lòng mề bày ra nguyên vẹn trước mắt báo như một bữa tiệc linh đình, nó bắt đầu rứt từngđoạn ruột mèo đãđược rửa sạch sẽ. Lúc này con mèo què vẫn chưa tắt thở, đuôi và chân không ngừng giật giật vì quáđau đớn. Con báo không chút động lòng, sau khi rút hết mớ ruột mèo, nó bắt đầu cắn cổ mèo uống máu, mãi đến khi ấy con mèo què mới trợn trừng hai mắt, trút hơi thở cuối cùng.
Lão Trần thấy thế thầm kinh ngạc: “Trên đời này vật nọ trấnáp vật kia, con mèo què hôm nay gặp phải khắc tinh, ngay đến cơ hội phản kháng cũng không có, còn sợ hãi đến nỗi tự mình rửa sạch ruột dâng cho kẻ thù. Không biết con báo kia dùng tà thuật gì mê hoặc tâm trí con mồi, vờn giỡn chán chê rồi mới nhai ruột uống máu, thủđoạn thật là độcác.”
Con mèo khá lớn nên con báo chỉ uống mấy ngụm máu đã thấy no, không thèm ngó đến cái xác mèo phanh thây, nó kéođoạn ruột mèo vừa moi được quay đầuđi ra sau tấm bia cổ. Lão Trầnđoán chừng nóđãăn uống no nê giờ trở về hang, nơi này không thểở lâu, phải mau đi nhặt cái tai xác chết đặng về làm bằng chứng với bọn La Lão Oai, không lại mang tiếng nói suông.
Nghĩ vậy, nhân cơ hội con báo chui vào sau tấm bia, lão liền nhẹ nhàng nhảy khỏi chỗ nấp, vừa rồi bụng dạ lộn tùng phèo trước cảnh tượng tanh tưởi báoăn thịt mèo, lão không biết con báoấy lợi hại đến mức nào nên không dám manh động, chỉ muốn nhặt lấy cái tai Hao Tử Nhị Cô rơi dưới đất rồi lập tức chạy về.
Trong khu rừngđâuđâu cũng toát lên vẻ quỷ dị, tuy có gió núi thổi qua, nhưng nhữngđám sương mù lẩn quất giữa bãi cỏ hoang vẫn không chịu tảnđi, hơn nữa chỉ ngưng tụở độ cao cách mặt đất hai ba thước. Lão Trần càng tới gần vị trí của cái tai thì lại càng gần với tấm bia vỡ, tầm nhìn tuy đã được rút ngắn nhưng phía sau tấm bia vẫn tốiđen như mực, không thể nhìn thấy thứ gì.
Lão hít một hơi thật sâu, cau mày mò mẫm đến bên xác con mèo què, nhặt lấy cái tai Hao Tử Nhị Cô trên bãi cỏ, thầm nghĩ cuối cùng Hao Tử Nhị Cô cũng có thể thi thủ vẹn toàn an táng được rồi. Bà ta kiếp này số khổ, nếu có kiếp sau cũng không phải làm người phá tướng thiếu khuyết ngũ quan. Lần này chu toàn thi thể cho bà ta, không đến nỗi huỷ hoại danh tiếng phái Xả Lĩnh, bằng không để chuyện con mèo què chạy thoát trước mặt đồn ra ngoài, e rằng khó nghe.
Lão Trầnđã toại nguyện, cũng không muốn làm kinh động tới con báo đằng sau tấm bia, liền nhặt lấy cái tai lẳng lặngđịnh đánh bài chuồn, nhưng chưa kịp xoay người, từ đằng sau tấm bia vỡđã vọng ra tiếng nhai thịt chóp chép. Lão theo phản xạ ngẩng đầu nhìn lên, lập tức cơ bắp toàn thân cứng đờ, ánh mắt cũng như bịđóng băng. Trước mắt lão là một bà già gầy đến mức chỉcòn da bọc xương, mặc quầnáo tang trắng, cưỡi trên con lừa nhỏ lông trắng như tuyết, vẻ mặt nửa người nửa ma, đứng lặng sau tấm bia vỡ trân trân nhìn lão.
Cặp mắt bà ta tuy sáng quắc nhưng thân hình lại quá gầy gò, giống như xác khô vừa chui ra khỏi hầm mộ, trên người có lẽ ngoài da chỉ còn xương, không thấy tí thịt nào, ngay đến da cũng khô khốc, nhăn nheo xù xì như vỏ câyđại thụ, không có chút sắc máu. Bà ta thấp đến lạ lùng, đứng thẳng vẫn chưa nổi ba thước, trên đầu đội mũ có búi trắng trênđỉnh, đôi chân bé tíđi giày trắngđúng chuẩn gót sen ba tấc, phùng mang trợn mắt nhai lấy nhai đểđoạn ruột mèo trong mồm. Con báo ban nãy vừa giết chết con mèo, ngoan ngoãn ngồi bên con lừa trắng, cũng nhìn lão Trần đầy vẻácý.
Da đầu lão Trần như muốn nổ tung, bụng thầm than khổ: “Ối cha mẹơi, là Bạch Lão thái thái hiển linh đây mà, bà ta tuyệt đối, tuyệt đối không phải người, có quỷ mới biết bà ta là thứ quái vật gì. Gặp phải bà ta ở nơi núi rừng heo hút này, mạng mình coi như xong rồi.” Lão Trần tuy biết rõ sự chẳng lành, phải quay đầu bỏ chạy ngay, nhưng không hiểuánh mắtác độc của bà già gầy gò kia có phép thuật gì mà hễ nhìn vào là khiến người đối diện bỗng chốc tê liệt toàn thân, bắt đầu run lên cầm cập từ trong ra ngoài. Lão Trần bị bà ta nhìn đến nỗi hai chân mềm nhũn, đổ oặt ra đất, cả người duy chỉ có tròng mắt là còn động đậy được. Chỉ thấy Bạch Lão thái thái mồm nhai ruột mèo, bên mép vẫn còn dính vài vệt máu, nghẹo đầu nhìn lão Trầnđang ngã lăn ra đất, bỗng nhiên bà ta cất lên một tràng cười trầmđục cổ quái, thúc con lừa trắng tiến lại phía lão.

Chương 9: Bia Báo Cổ

Lão Trần bắt gặp ánh mắt của Bạch Lão thái thái trong bãi tha ma thì hồn bay phách lạc, long tóc dựng đứng, toàn thân ớn lạnh, hai đầu gối nhũn ra, đầu óc tuy vẫn còn tỉnh táo nhưng chân tay lại không chịu nghe lời, khắp cơ thể ngoài mắt và họng, còn lại đều không thể nhúc nhích.
Lão thầm nhủ: “Không hay rồi, nghe nói vào thời Ngũ Đại có nhiều tay kiếm khách hành tung kỳ quái, tinh thông dị thuật, trong khoảng cách ngàn dặm vạn dặm có thể thoắt đến thoắt đi. Cũng có kẻ cưỡi lừa đen lừa trắng, ngày đi được ngàn dặm, bình thường không thấy lừa đâu, đến khi cần mới cắt giấy thành hình lừa, thổi một luồng khí là lừa xuất hiện. Con lừa của Bạch Lão thái thái trắng muốt như tuyết, không có lấy một sợi lông đen, xem ra không phải phàm vật chốn nhân gian, mụ già này chắc chắn không thể coi thường, tiếp đến sẽ phi kiếm lấy đầu Trần mỗ ta cho xem.”
Nhưng nghĩ lại, cũng thấy kỳ lạ, kiếm khách thời xưa luôn có dáng vẻ thoát tục siêu phàm, còn Bạch Lão thái thái này lại ăn ruột mèo chết, tướng mạo gian tà, làm sao là kiếm khách được.
Chính trong khoảnh khắc ấy, lão Trần tưởng như đã cận kề cái chết đột nhiên tỉnh ngộ. Là người thông hiểu phương thuật, lão biết mình đang trúng phải thuật Viên quang. Người Trung gọi phương pháp nhiếp hồn mê hoặc là “viên quang”, còn người phương Tây gọi là “thôi miên”, tên gọi khác nhau nhưng đều cùng một bản chất. Hẳn là con mèo què cũng trúng phải thuật “viên quang” nên mới để con mặc con báo rửa ruột mổ bụng mà không hề phản kháng như vậy.
Lúc này Bạch Lão thái thái đã cưỡi lừa tới bên lão Trần, con báo nhỏ cạnh mụ ta cũng đứng thẳng lên, nhìn lão Trần chăm chăm, cười khằng khặc chế nhạo, tiếng cười khàn sống sượng khiến người nghe run rẩy muốn chết. Cuối cùng lão Trần đã hiểu được cảm giác của con mèo què khi nãy, cổ họng lão lúc này chỉ có thể phát ra những âm thanh ú ớ lạ lùng, cơ thể quá căng thẳng nên dây thanh đới cũng run lên bần bật.
Lão Trần biết loài báo thành tinh giỏi mê hoặc lòng người, nhưng không ngờ lại lợi hại đến mức này, tinh thần lão vẫn còn minh mẫn, biết rằng trước mắt cơ thể không nghe theo lý trí, chỉ lát nữa thôi, đầu óc lão sẽ dần trở nên mơ màng, tự đi rửa sạch ruột giống con mèo què, rồi bó tay chịu chết, mặc cho con báo và Bạch Lão thái thái chia nhau ăn thịt. Nghĩ tới kết cục bi thảm ấy, thật là não lòng.
Lòng nguội ngắt, lão đã định nhắm mắt chờ chết thì phát hiện ra toàn thân cứng ngắc, ngay đến mí mắt cũng không khép lại được, bụng thầm rủa một lượt tổ tông mười tám đời nhà con báo và mụ già gầy đét kia. Hôm nay chết vất vưởng ở đây, e rằng xương cốt cũng chả còn, chỉ còn cách chết rồi biến thành quỷ dữ, tìm về báo thù rửa hận, thù này không báo, lão chẳng còn mặt mũi nào đi gặp liệt tổ liệt tông.
Chó cùng rứt giậu, lão Trần đương nhiên không cam lòng để con báo moi ruột, nhưng lão càng gắng sức thì thân thể càng không nghe lời, trái lại còn gây ra một tác dụng phụ kỳ quái, tựa như mọi sức lực đều dồn lên cổ họng, khiến lão liên tục phát ra những âm thanh quái dị. Đột nhiên lão nhớ ra cách lật ngược tình thế cứu mình thoát chết, trúng phải loại tà thuật này, chỉ cần tự cắn rách đầu lưỡi, toàn thân chịu trấn động mạnh, chưa biết chừng có thể thoát khỏi sự khống chế của Bạch Lão thái thái.
Nhưng hai hàm răng lão cũng đã cứng ngắc, cảm giác tê liệt từ dưới đang dần lan lên trên, từ hai con mắt trở xuống ngây độn như tượng gỗ, muốn cắn đầu lưỡi cũng không được nữa rồi. Lão thầm nghĩ: “Xong rồi, xong rồi, đại nghiệp còn chưa thành đã phải chết dấm chết dúi trong cái rừng mộ cổ này…”
Ngay khi lão Trần mất hết lý trí, con béo sẽ lập tức dẫn lão tới bên dòng suối rửa ruột. Nhưng may sao, xem như số lão vẫn chưa đến đường tuyệt, đúng lúc đó, từ trong rừng mộ cổ bỗng vang lên một chuỗi âm thanh vạch cỏ rẽ cành, chỉ nghe đằng đó có tiếng người sang sảng đọc to: “Trời đất có chính khí, tỏa ra cho muôn loài, là sông núi dưới đất, là trăng sao trên trời, đầy rẫy cả vũ trụ, khí hạo nhiên của người…”
Từng câu từng chữ trong bài “Chính khí ca” ngùn ngụt chính khí hiên ngang giữa đất trời, chuyển để trấn nhiếp gian tà yêu ma. Lão Trần vừa nghe đã cảm thấy toàn thân nhẹ nhõm, trí giác khôi phục mấy phần, đầu có tỉnh táo lại, liền biết ngay có cao nhân trợ giúp, mạng mình coi như được cứu rồi, nhưng không biết là anh hùng phương nào có tấm lòng trương nghĩa, mở mồm định hỏi song cơ thể tê liệt quá lâu, chưa thốt được nên lời.
Mụ già cưỡi con lừa trắng vô cùng khiếp đảm, mặt biến sắc, mắt lấm lét hết nhìn trái lại nhìn phải. Con béo nhỏ bên cạnh mụ ta cũng sợ hãi chẳng kém, run rẩy trốn dưới chân con la, không thôi tò đầu thò cổ ra nghe ngóng.
Lão Trần nhìn thấy ba thanh niên người Miêu, hai nam một nữ đang rẽ cỏ đi ra, trông cách ăn vận thì đều là người Băng Gia Miêu, sau lưng mỗi người đeo một cái sọt tre to tướng, không biết bên trong đựng những gì.
Cô gái Miêu tay cầm ô hoa đi đằng trước. Người Băng Gia Miêu có phong tục con gái ra khỏi nhà đều phải mang theo ô, còn phải dùng dây lưng hoa quấn eo, những thứ này đều có tác dụng phòng ngừa rắn độc và xua đuổi ma núi. Lão Trần nhìn rõ mọi chuyện, lúc này mồm cũng đã nói được, bèn chẳng màng thân phận gì nữa, vội vàng liến thoắng: “Tiên cô ơi, tuy tôi mặc quần áo Tát Gia nhưng cũng là người Mãnh Gia, xin hãy ra tay cứu mạng, tôi nhất định sẽ hậu tạ.”
Lão Trần giỏi mưu mô tính toán, thấy họ là người Miêu thì vội vàng xưng rõ gia môn, nhận mình là người Mãnh Gia. Mãnh cũng chính là Miêu, đều là người Miêu với nhau cả, cô ta lẽ nào thấy chết mà không cứu?
Không ngờ ba người Miêu kia không hề để ý đến lão, miệng lầm rầm vây quanh mụ yêu phụ cưỡi lừa, xòe ô hoa chĩa vào mụ ta, thì ra trên mấy chiếc ô đều gắn rất nhiều mảnh gương chuyên dùng để phá thuật Viên quang. Lão Trần chỉ cảm giác sương đen dưới trăng đồng loạt dạt đi, đầu óc cũng tỉnh táo vài phần, định thần nhìn lại, trước tấm bia vỡ làm gì có Bạch Lão thái thái nào.
Chỉ thấy một con báo toàn thân trốc xám loang lổ cưỡi trên lưng một con thỏ trắng rõ to. Con báo da bọc xương, bộ lông trên mình đã trụi gần hết, chỉ còn lại lớp da già nua màu xám khô đét, nhưng hai con mắt sáng quắc vẫn lấm lét dán vào ba người Miêu trước mặt. Bị vây trong ba chiếc ô gương, con báo nhỏ lông vàng đốm hoa kinh hoàng hoảng loạn, chỉ biết xoay quanh một chỗ, vẻ dương dương tự đắc lúc đầu đã hoàn toàn biến mất.
Lão Trần biết rằng thuật Viên quang của con báo già đã bị ba người Miêu phá bỏ, phép thuật vừa mất nó bèn hiện nguyên hình, lão cũng thấy cơ thể đã có thể cử động, bèn bật người lên như cá chép, xông tới định giết chết con báo rửa hận.
Con báo già thấy những người mới đến không dễ dây dưa, biết rằng đã gặp chuyện chẳng lành, bèn thúc con thỏ đang cưỡi một cái. Con thỏ cõng nó trên lưng lao vào cô gái Miêu trước, khi sắp đụng phải cô gái thì đột ngột chuyển hướng, vòng trở lại tấm bia vỡ, đứng trên tấm bia nhảy vọt lên không, định dùng kế dương Đông kích Tây, nhân lúc ba người Miêu trở tay không kịp, nhảy qua đầu một người bỏ chạy.
Người ta thường ví “nhanh như thỏ”, bởi loài động vật này khi chạy trốn có một tốc độ phi thường, có thể sánh ngang chớp giật. Lão Trần nhìn hoa cả mắt, chỉ còn biết kêu: “Hỏng rồi, để nó xổng mất rồi.”
Không ngờ cú nhảy của con thỏ tuy nhanh nhưng thân thủ người Miêu còn nhanh hơn, đúng lúc nó cõng con báo nhảy vọt qua đầu một người Miêu, người đó bỗng thét lên một tiếng, lộn người nhanh nhẹn không kém chim bay, lăng không tung ra một cú đá móc Tử Kim Quán thần tốc, nhắm trúng mục tiêu. Con báo và con thỏ tức thì trúng cước bay văng đi, đập vào tấm bia vỡ, xương cốt gãy răng rắc.
Con báo già trúng đòn xương cốt nát nhừ, thân mình mềm oặt rơi xuống bãi cỏ nằm bất động. Con thỏ cõng nó bị gãy một chân sau, mồm ộc máu tươi, lê cái chân gãy nhảy như bay vào bãi cỏ hoang, nhanh chóng mất dạng.
Trên tấm bia vỡ còn con báo nhỏ, chính là con đã moi ruột con mèo què, chẳng cần hai người Miêu còn lại tới bắt, nó đã đập đầu vào tấm bia đá, trợn ngược hai mắt, nôn mật mà chết. Đồ nhát gan này đã bị cảnh tượng chết thảm của con báo già dọa cho chết khiếp.
Lão Trần mắt tròn mắt dẹt nhìn gà người Miêu một cước đá chết con báo, hai từ “ác liệt” cũng chẳng thể diến tả hết sức mạnh ghê gớm đó. Lão Trần là người đi nhiều hiểu rộng, biết cú đá vừa rồi rõ ràng không phải đá móc Kim Tử Quán gì trong võ thuật, mà chính là thế “Khôi Tinh Thích Đẩu” của đạo nhân Ban Sơn chuyên dùng để đá cương thi, sao gã người Miêu này lại biết tuyệt kỹ của Ban Sơn đạo nhân? Trừ phi…
Trong lúc lão Trần còn mải băn khoăn, gã người Miêu đá chết con báo đã tiến lại gần, nói với lão bằng ám ngữ của giới lục lâm: “Hái sao phải mời Khôi Thinh thủ, Ban Sơn chẳng dời Thường Thắng Sơn; hương đốt toàn long phụng như ý, nước uống thảy tứ hải ngũ hồ.”
Lão Trần nghe mấy cụm từ quen thuộc, “Thường Thắng sơn” chính là ám chỉ phái Xả Lĩnh, lại nhắc đến “Khôi Tinh’ với “Ban Sơn chẳng dời Thường Thắng sơn” thì biết ngay đối phương là thủ lĩnh Ban Sơn đạo nhân. Lão bất giác đỏ bừng mặt, thầm rủa tay đạo sĩ rởm chuyên giết người phóng hỏa này quả không trượng nghĩa, đến Tương Tây mà không mặc đạo bào, lại đi cải trang thành người Miêu Băng Gia, hại lão ban nãy hoảng loạn không nhận ra, còn bẽ mặt cầu xin. Nhưng giang hồ vốn lấy chữ ‘lễ” làm đầu, lão thân làm thủ lĩnh Thường Thắng sơn, đương nhiên không thể thất thố, bèn đáp lại theo quy tắc lục lâm: “Thường Thắng sơn có cao lâu, anh hùng bốn phương họp lại, long phụng như ý thâm giao, tứ hải ngũ hồ dào dạt.”
Lễ trả xong liền nghe gã người Miêu kia bật cười ha ha, chắp tay nói: “Trần huynh, vẫn khỏe chứ, nếu tiểu đệ nhớ không nhầm thì Trần lão đại là người Hán Tát Gia, vừa nãy sao lại đổi môn đình, tự xưng là người Miêu Mãnh Gia thế? Không phải là muốn bỡn cợt bọn tôi đấy chứ?”
Lão Trần ưa giữ thể diện, vội tìm lý do lấp liếm, nói tổ tông nhà mình đích thị là người Miêu, chỉ vì trà trộn với người Hán quá lâu nên thường quên mất nguồn cội, khi nãy nhìn thấy bóng dáng người Miêu bỗng nhiên cảm giác rất chi gần gũi, dẫu sao thân hay không cũng là người đồng hương, ngọt hay không cũng là nước quê nhà, một cay bút sao có thể viết ra hai chữ “Miêu”.
Thì ra ba người Miêu này đều là Ban Sơn đạo nhân, gã thủ lĩnh biết sử dụng “Khôi Tinh Thích Đẩu” gọi là Gà Gô. Phép thuật của phái Ban Sơn đã truyền được không dưới hai ngàn năm, người tài kẻ sĩ liên tục ra đời, nhưng đa số đều là tuổi trẻ tài cao hào quang sớm tắt. Bọn họ xưa nay chỉ âm thầm đào mồ quật mả, tuyệt không giao du với người ngoài, nghe thiên hạ rỉ tai nhau rằng “Ban Sơn đạo nhân xới mộ cổ hòng cầu tiên dược bất tử”, không biết thực hư thế nào.
Đến thời Dân Quốc, phái Ban Sơn càng suy tàn, may sao trong đám đạo nhân nổi lên một kẻ có thể lấy một chọi trăm như Gà Gô. Anh ta thấy neeus chỉ dựa vào số đạo nhân Ban Sơn ít ỏi còn sót lại, việc kiếm tìm tiên dược thực khó hơn bắc thang lên trời, đành phá bỏ điều cấm kỵ từ ngàn năm, thuyền xuyên trao đổi thông tin với Xả lĩnh lực sĩ. Xả Lĩnh lực sĩ biết rằng Ban Sơn đạo nhân chỉ thích kiếm tìm tiên dược, không ham hố bạc vàng, lại thêm Gà Gô bản lĩnh cao cường, đối đãi với người khác khảng khái nghĩa khí, cho nên cũng muốn kết giao với anh ta.
Lão Trần và Gà Gô là đại thủ lĩnh hai phái Xả Lĩnh và Ban Sơn đương thời, biết nhau đã lâu, tuy là huynh đệ kết bái tương giao, nhưng chuyện lễ tiết vẫn cứ phải giữ, bèn tiên phát lại lần nữa ngay trong rừng. Hỏi ra mới hay, hai người một nam một nữ còn lại đều là sư muội sư đệ đồng tông đồng tộc với Gà Gô, người nữ tinh thông dược tính của muôn loài hoa cỏ, đạo danh Hoa Linh, người nam mang dòng máu Sắc Mục, tóc trên đầu xoăn tít, dáng dấp không giống người Trung Nguyên, đạo danh là Lão Tây. Đạo danh không giống đạo hiệu, mà là tên lóng và biệt hiệu của Ban Sơn đạo nhân. Hai người này tuổi mới đôi mươi, kinh nghiệm non nớt, nhưng trong đám Ban Sơn đạo nhân, Gà Gô cũng không còn trợ thủ nào khác, đành tạm dẫn họ theo.
Ba người bọn Gà gô định đến vùng giáp giới Tương Kiêm đào mộ Dạ Lang Vương, bên ấy lắm động dân sinh sống, mặc đồ đạo gia sẽ rất bất tiện nên họ cố ý cải trang thành người Miêu Băng Gia. Trên đường ngang qua Lão Hùng Lĩnh, nghe nói có Hoàng yêu ẩn náu trong bia miếu cổ, dùng thuật Viên quang hại người, không biết đã giết bao mạng người vô tội, bèn đội mưa vòng đường núi tới định định trừ khử Hoàng yêu, may sao vừa khéo cứu được mạng lão Trần.
Gà Gô bảo Lão Tây và Hoa Linh mỗi người xách một cái xác báo, đoạn chắp tay cáo biệt lão Trần: “Cánh chúng tôi quanh năm vất vả bôn ba, không có lấy nửa ngày nhàn hạ, giờ thân mang việc gấp, hẹn ngày tái ngộ, xin được cáo từ.”
Lão Trần tức tốc thầm nghĩ, thấy mấy cái sọt sau lưng đám Ban Sơn đạo nhân có vẻ nằng nặng, hẳn là đựng khí giới đào mộ. Thuật Ban Sơn Phân Giáp là tuyệt học trong nghề trộm mộ, chi bằng nhờ họ giúp một tay, phá được cổ mộ trong Bình Sơn rồi, mình sẽ đoạt lấy vàng bạc châu báu, còn đơn dược thì phần cho họ. Xưa nãy lão chưa từng động đến mộ cổ đời Nguyên, e có chút khó khăn, nếu có thể hợp sức hai phái Ban Sơn Xả Lĩnh thì lo gì đại sự không thành? Cuộc trao đổi này nhất định có lợi, nghĩ vậy lão vội kể về ngôi mộ cổ đời Nguyên trên Lão Hùng Lĩnh, có ý mời Ban Sơn đạo nhân ra tay tương trợ.
Gà Gô nghe nói Bình Sơn xa xưa vốn là nơi luyện đan cầu dược của Hoàng đế thì lập tức xiêu lòng. Nhưng vụ quật mộ Dạ Lang Vương đã ấp ủ nửa năm nay, giờ chỉ còn sáu bảy ngày là hoàn tất, trong khi ngôi mộ cổ Bình Sơn vẫn rất mù mờ, sợ khó bật ngay được, bèn hẹn với lão Trần sau khi đào xong mộ Dạ Lang Vương sẽ lập tức quay lại Bình Sơn hợp tác với Xả Lĩnh lực sĩ, từ giờ cho đến lúc đó, lão Trần hãy cứ dẫn người đi dó thám trước địa hình.
Mộ cổ đời Nguyên trôn sâu táng lớn, song cũng chả là gì đối với thuật Ban Sơn Phân Giáp. Có điều từ khi đặt chân tới Lão Hùng Lĩnh, Ban Sơn đạo nhân phát hiện ra trong núi sâu thường xuất hiện hai dải cầu vồng vắt lên trời, chỉ biến mất khi bình minh lên, giờ vẫn không rõ là bảo khí vàng bạc châu báu trong mộ cổ, hay là yêu khí chốn rừng sâu.

Chương 10: Thám Bình Sơn


Thủ lĩnh Ban Sơn Gà Gô cảnh báo lão Trần, anh ta từng thấy trong núi sâu có khí mây không lành, tuy nói mộ cổ nếu chứa bảo vật châu báu quý hiếm thường có mây lành vấn vít nhưng cũng không loại trừ khả năng chốn núi sâu rừng thẳm có ẩn nấp yêu ma. Nói đoạn anh ta chỉ vào hai cái xác báo, ý bảo bằng chừng đấy, rồi dặn dò lão Trần dẫn quân thám thính nhất định không được lơ là cảnh giác, muốn quật mộ cổ Bình Sơn phải dùng kỳ thuật mới xong, đợi mấy hôm nữa hai bên hội ngộ bàn bạc kỹ lưỡng cũng chưa muộn.
Lão Trần không phản đối cũng chẳng đồng ý, chỉ gật gật đầu, lão muốn khi về vênh vang với đám đàn em, bèn hỏi xin Gà Gô xác con báo già.
Gà Gô ngậm ngùi đồng ý: “Thịt báo tuy chua nhưng xương báo trăm tuổi đem nghiền vụn có thể làm thuốc chữa bệnh thần kinh, là loại dược liệu vô cùng quý hiếm. Con báo xám đốm tráng này đạo hạnh uyên thâm, nhưng chậm chạp hom hem chắc chưa tu thành kim đơn. Thịt nó già nhách không thể ăn nổi nhưng xương cốt vẫn có thể lấy làm thuốc, hoặc chế hương mê.”
Lão Trần nói tiếng cảm ơn, rồi nhận lấy xác con báo già. Lão biết thuật Viên quang của Trung Quốc cổ đại chia làm hai phái thật giả, người biết thuật Viên quang thật trong quá trình “viên quang” thực sự có khả năng nhìn thấy một số thứ, có thể phân biệt được những đồ vật con người từng gặp qua, có điều phải mời thần tiễn thần, bùa chú cũng lên đến trăm loại vô cùng ảo diệu rườm rà; còn thuật Viên quang giả là thủ đoạn lừa đảo của đám thuật sĩ giang hồ, đầu tiên lấy nước kiềm vẽ hình người lên giấy, sau phun nước là có thể hiện hình.
Con báo này làm ổ ở trong mộ hoang, bao năm nay vung vãi nước đái lên cây cỏ xung quanh, không màu không mùi ai bước chân vào địa bàn này sẽ bị nó mê hoặc tâm trí, trừ phi có ngoại lực tác động, người trúng thuật mới có thể tỉnh táo lại, nếu không chỉ còn cách mặc nó xâu xé, đây giống như thuật Viên quang thực sự. Con báo già cũng phải tập trung toàn bộ tinh lực để thi thuật, khiến người ta đầu óc mụ mị nhìn ra những cảnh tượng cổ quái. Nhưng hễ người bị hại tỉnh lại, kể thi thuật sẽ phải gánh hậu quả, con báo già lõi đời xảo quyệt còn có thể bỏ chạy, chứ như con báo nhỏ không chịu nổi, liền nôn thốc mật mà chết.
Có xương cốt con Hoàng yêu này nghiền thành bột, uống vào có thể hóa giải mọi loại ma thuật. Lão Trần lấy xác con báo, từ biệt ba vị Ban Sơn đạo nhân, tìm đường quay về nghĩa trang trên núi, lúc này trời cũng đã tảng sáng.
Suốt cả đêm, bọn La Lão Oai đứng ngồi không yên, nghĩ Trần thủ lĩnh gặp bất trắc trong núi, chia nhau đi tìm mấy lượt mà không thấy bóng dáng lão đâu. Đang định điều binh lên tìm kiếm thì thấy lão Trần lững thững từ dưới chân núi đi lên, vừa đi vừa cao giọng ngâm nga: “Trời đất có chính khí, tỏa ra cho muôn loài, là sông núi dưới đất, là trăng sao trên trời…”, cử chỉ nhàn nhã ung dung, thần thái phi phàm thoát tục, cà bọn vô cùng bái phục, thầm ngưỡng mộ Trần lão đại quả nhiên xuất khẩu thành thơ, vội vàng chạy ra đón rước.
Lão Trần rất biết dát vàng lên mặt, thêm mắm giặm muối kể lại đầu đuôi sự tình, nào là lão đuổi theo con mèo què ra sao, lạc vào rừng mộ cổ thế nào, rồi trong tấm bia cổ có con báo già dùng yêu thuật hại người, lão liền tiện tay trừ khử, lúc quay về lại gặp một đám Ban Sơn đạo nhân, bọn họ cứ khẩn khoản níu giữ nên lão đành ở lại cùng bàn tính kế hoạch đào mộ đến tận lúc trăng lặn đằng Tây, thành ra mới dây dưa mất mấy canh giờ. Nói xong lão quẳng xác con báo già cùng cái tai người chết xuống đất cho bọn La Lão Oai ngắm nghía thỏa thích.
Bọn La Lão Oai và Hoa Ma Linh cứ trầm trồ mãi, tán dương lão Trần thân thủ cao cường, con báo thành tinh này gian xảo là vậy mà trúng phải một cước của đầu đảng Xả Lĩnh liền tan tành xương cốt. Lão Trần trong lòng đắc ý, nhưng ngoài mặt vẫn tỏ vẻ thờ ơ lãnh đạm, bảo gã câm Côn Luân Ma Lặc mang cái xác báo đi lột da róc xương, còn Hoa Ma Linh thì mang tai của Hao Tử Nhị Cô dán vào chỗ cũ để bà ta được toàn thây trạm cương, sau sẽ bọc liệm nhập quan.
Sáng hôm ấy cả bọn ăn vội vàng mấy chiếc bánh bao nhân thịt, rồi vào bản kiếm một dộng dân làm người dẫn đường. Người Miêu ở Tương Tây chia làm “Miêu lạ” và “Miêu quen”, “Miêu quen” là ngưỡng người thân Hán, biết nói tiếng Hán thậm chí còn thông gia với người Hán; ngược lại người “Miêu lạ” thường ẩn cư nơi rừng sâu, ít qua lại với người ngoài.
Người lão Trần kiếm đương nhiên là một người Miêu quen nhất trong số những người “Miêu quen”. Người này là dân Miêu gốc, nhưng thường đi theo thương nhân Tát gia tới đây buôn bán, nên rất thông thuộc tiếng Hán cũng như phong tục người Hán, lại biết truyền thuyết vùng Mãnh Động, là một lựa chọn vô cùng thích hợp. Lão Trần nói dối người dẫn đường rằng đám bọn họ nghe nói Bình Sơn núi cao sừng sững, là nơi cảnh đẹp hiếm có trong dân gian, chuyến này đánh hàng qua Lão Hùng Lĩnh, tiện đường muốn tới đó du ngoạn, người Miêu kia tham khoản thù lao được hứa trả, nhận lời ngay. Khi ấy đang mùa mưa, trong núi dầm dề cả ngày đoàn người chân đi giày cỏ đầu đội nón tơi, tiến thẳng vào Bình Sơn thăm dò vị trí mộ cổ.
Lão Hùng Lĩnh nằm trong nội địa Tương Tây, rừng sâu vực thẳm, cách biệt với thế giới bên ngoài, nhìn xa giống như một con gấu khổng lồ đang nằm ngủ. Bình Sơn được sơn dân địa phương tin là hóa thân của hổ, là một nhánh của Lão Hùng Lĩnh, lại càng hẻo lánh hoang sơ, không dấu chân người. Bọn lão Trần dưới sự dẫn dắt của người Miêu, xuyên qua rừng rậm, chui vào khe động, lội suối vượt đèo, những gian nan dọc đường không nói cũng biết.
Xuất phát từ lúc bình minh đến tận giữa trưa, mặt trời lên tới ngọn cây, đoàn người cuối cũng cũng đặt được chân lên dốc núi hiểm trở sau Lão Hùng Lĩnh. Đỉnh núi bên này cỏ hoang cổ thụ um tùm, nhìn từ trên cao có thể trông thấy địa mạch Bình Sơn bên dưới. Phóng tầm mắt nhìn xuống, chỉ thấy toàn vách đá cheo leo như những chiếc dùi dựng đứng, đỉnh núi san sát nối dài về phía xa, như ngàn ngọn măng nhú khỏi mặt đất, vạn thẻ ngọc chĩa thẳng lên trời, núi tựa núi, đỉnh sát đỉnh, lấp đầy khoảng cách giữa đất và trời, miên man vô tận.
Người Miêu dẫn đường trỏ một ngọn núi bên dưới vách đá đang đứng, nói: “Nói để các vị hay, đằng kia là núi Bình Sơn đấy!” Cả bọn nhìn theo tay anh chàng người Miêu, thấy núi thần kỳ được tạo hóa ưu đãi, địa hình hiểm trở nhìn đâu cũng thấy vách đá cheo leo không có đường đi. Tuy địa thế nguy hiểm nhưng Bình Sơn lại được bao quanh bỏi núi non trập trung, bốn bề san sát núi rừng xanh ngắt, khói mây bảng lảng như trong một bức tranh. Nhìn sâu vào lòng núi, quả nhiên thấy vài nơi có sương trắng bay lên, ánh cầu vồng thấp thoáng giữa màn sương mù.
La Lão Oai thấy thế mừng rỡ hỏi: “Trần thủ lĩnh, cái mộ cổ đó chắc bị sụp rồi, Bình Sơn này được quây trong núi, khí thủy ngân trong mộ không bay đi được, liền ngưng tụ thành sương thủy ngân, còn cái cầu vồng kia chác là bảo khí xung thiên trong mộ cổ có phải không? Con bà nó trắng trắng, đỏ đỏ, coi chả sướng mắt bỏ mẹ ra…”
Lão Trần đáp: “Chưa biết được, có điều hình như dáng ngọn núi này quả thật đặc biệt: thế núi thu lại, màu đất rắn chắc, mạch đất bắt từ trên cao, nước dễ dàng chảy ra tứ phía. Long thần trên núi không xuống nước, long thần dưới nước không lên núi, nhìn kỹ sơn và thủy nơi này, thấy chân long khí át vạn tượng, chác chắn là đất quý không sao tả xiết. Đứng ở đây không thể nhìn được lối vào mộ cổ, chúng ta phả vào gần hơn nữa xem sao.” Lão Trần vốn giỏi các phương kỹ kỳ môn độn giáp, chiêm bốc ttinh tường, lại thông hiểu phong thủy hình thể tông Giang Tây, nhưng không biết gì về thuật phong thủy đào mộ Phân kim định huyệt của Mô Kim hiệu úy, nên nhìn từ trên cao không thấy được vị trí mộ cổ.
Lão liền nhờ người Miêu nọ dẫn đường, nào ngờ nói mãi anh ta không chịu: “Nói để các vị khách quan hay, chớ thấy Lão Hùng Lĩnh đã là hoang vu biệt lập, Bình Sơn chúng tôi đây tuy cảnh sắc kỳ diệu, quả là thiên hạ độc nhất vô nhị, nhưng đứng đây xem thì được chứ nào ai dám tới đó. Trên núi ấy nhiều linh chi và cửu long bàn nên mãng xà cũng nhiều lắm, những người đó hái thuốc đều một đi không trở về. Trong lòng núi còn có một ngôi mộ cổ, cách đây một trăm năm có một trận động đất lớn, làm mộ cổ nứt ra mấy kẽ, bảo khí bên trong toát ra bức người, bao nhiêu đám trộm mộ rồi thổ phỉ kéo nhau tới kiếm cơ hội đổi đời đều không ai sống sót trở về, vào bao nhiêu bỏ mạng bấy nhiêu. Nghe nói trong núi có táng Thi Vương, các vị đều là thương nhân an phận thủ thường, đang yên đang lành hà cớ gì đi vào nơi ác hiểm đó. Hãy nghe lời tôi, dừng lại ở đây, đặng sớm lên đường về quê..."
La Lão Oai nghe nóng đầu, liền đánh anh người Miêu ngã lăn ra đất, đoạn móc khẩu súng lục gí vào đầu anh ta: "Con bà mày, mở to mắt ra mà nhìn, ai an phận thường? Man di sống trong rừng rú chưa nghe nói đến uy danh Diêm vương La Lão Oai ta hở? Bảo mày dẫn đường thì dẫn đường, con mẹ mày còn nói thêm nửa câu tao bắn nát sọ, lúc về còn giết cả nhà mày luôn!"
La Lão Oai là tư lệnh một nhóm phiến quân lớn ở Tương Âm, trước đây giết người như ngoé, trẻ con nghe danh còn không dám khóc đêm, có điều ở vùng Lão Hùng Lĩnh Tương Tây hoang vu này, động dân nào biết đến hắn là tư lệnh La.
Trăm nghe không bằng một thấy, bị khẩu súng lục lạnh băng kề vào đầu, anh chàng động dân nọ sợ són cả ra quần, lúc ấy mới biết đám thương nhân này đều là cướp, thấy ai chướng mắt liền trừng mắt giết ngay, anh ta nào dám trái lời, vội vàng lập cập nói: "Nói... Nói để các vị hảo hán hay, muốn lên núi phải mang theo mấy cây gậy đuổi rắn..."
Không đợi anh ta nói hết, La Lão Oai liền đá thêm phát nữa: “Mày còn lải nhải cái gì, cái thây mày chính là gậy đuổi rắn đấy, mày đi trước rẽ cỏ cho ông, đi mau!”
Lão Trần xưa nay luôn tâm niệm thay trời hành đạo, tuy hành vi bạo ngược của La Lão Oai khiên lã xốn mắt, nhưng giữa họ có quan hệ lợi dụng qua lại, không ai thiêu ai được, nên lão chỉ đành mắt nhắm mắt mở, mặc cho La Lão Oai áp giải người Miêu nọ lên núi Bình Sơn tìm khe nứt của ngôi mộ cổ.
Cả bọn đi xuống, vòng qua sườn núi tới trước sơn khẩu ngọn Bình Sơn, ở đây có một cánh cổng đá tự nhiên được hình thành từ vòm hang trên khồn, thổ dân bản địa quen gọi là “địa môn”, đối xứng với “thiên môn” trên núi, đi qua đó coi như đã vào trong núi. Bình Sơn được bao quanh bởi núi rừng rậm rạp, tuy bé hơn nhiều so với những ngọn núi sừng sững xung quanh, nhưng ít nhất cũng cao vài trăm trượng.
Lại gần mới biết, toàn bộ ngọn núi là một khối đá lớn màu xanh sẫm, loại đá này có thuộc tính âm hành, chạm phải sẽ thấy rất lạnh, địa mạo địa chất đều khác xa xung quanh. Tạo hóa kỳ diệu đã đẽo gọt khối đá xanh khổng lồ nằm ở đây từ thuở khai thiện lập địa thành hình dạng một chiếc bình cổ, đáy bình chìm sâu vào lòng đất, thân bình nghiêng về hướng Bắc nhue muốn đổ, vách núi phía sau cứ chênh vênh giữa không trung như thể suốt mấy nghìn năm, ngàn lần nguy hiểm nhưng cũng vạn phần ly kỳ, tạo nên một cảnh sắc vô cùng hiếm có.
Do ngọn núi quá nghiêng, sức nặng đá núi dồn xuống, trải qua vài trận động đất, bên sườn Nam đã xuất hiện vô số vết nứt nhỏ được gió núi táp bùn đất lấp đầy, mọc lên từng dải thực vật chen chúc, những chỗ chưa bị nứt vẫn còn nguyên chất đá màu xanh sẫm. Cỏ cây xanh ngắt điểm xuyết bên trên trông như nét hoa văn trang trí trên chiếc bình cổ chỗ đậm chỗ nhạt, chằng chịt san sát.
Có chừng hơn mười khe nứt lớn rải rác trên thân núi, chưa được bùn đất lấp đầy trông như bị dao chém rùi bổ hoác ra, trong khe núi mây mù che kín, sâu không thấy đáy, hai bên vách đá lỉa chỉa kỳ tùng, nguy hiểm khôn lường.
Về địa mạo hình thế của ngọn Bình Sơn, bọn lão Trần, La Lão Oai đã quan sát ngay từ lúc đứng trên vách núi Lão Hùng Lĩnh, giữa mỗi khe nứt lớn đều được dựng cầu đá nối liền từ thời xưa. Đám người men theo đường núi leo lên, trông bé nhỏ tựa một bầy kiến bò trên chiếc bình sứ khổng lồ. Từ sơn khẩu có một con đường đá xanh rộng rãi, bám theo sườn núi mà lượn tít lên trên, xuyên qua lớp lớp vách đá và cây cối, ngoằn ngoèo uốn khúc chín mươi chín vòng liên miên trùng điệp, như một con rồng xanh uốn mình phi lên trời cao.
Lúc cả bọn bắt đầu lên núi, trời đã hơi âm u, tới được lưng chừng thì chẳng còn thấy cầu vồng vắt ngang sườn núi đâu nữa, thay vào đó là sương mây mù mịt, mưa bay lất phất. Con đường đá xanh bị hơi nước che phủ trở nên trơn tuột, mưa mù giăng khắp núi rừng cây cối, mông lung mơ hồ.
Cả bọn bị mắc mưa, trong lòng rối bời, sợ đường núi trơn trượt nguy hiểm, định tìm nơi trú tạm. Nào ngờ đúng lúc đó, mặt trời đột nhiên ló ra khỏi đụn mây, muôn ánh hào quang chiếu xuống núi rừng. Toàn bộ đá núi suối rừng tận trong những nơi thâm u chợt hiện ra trước mắt họ như có phép thần kỳ, rõ ràng đến từng lá cây ngọn cỏ. Nhưng chỉ trong giây lát, còn chưa kịp nhìn kỹ, sương mù dày đặc từ khe núi đã lại bay lên, phủ kín góc rừng vắng lặng.
Bọn lão Trần đứng ở lưng trừng núi chiêm ngưỡng cảnh sắc kỳ tuyệt ấy, chỉ thấy mây mưa giăng kín gần trong gang tấc, khe rãnh suối rừng hiện ra trong tích tắc, thảy đều trầm trồ ca ngợi Bình Sơn quả là nơi động phủ thần tiên ẩn sau màn khói mây biển ảo, trước kia ai mà ngờ được trong lão Hùng Lĩnh hoang vu tiêu điều lại có một nơi cảnh sắc tuyện vời đến vậy.
Trên ngọn Bình Sơn siêu nghiêng có hai đĩnh núi, một nằm ngay nơi cổ bình bằng phẳng, bề mặt có một khe nứt rất rộng; đỉnh còn lại cao hơn một chút, nằm ngay miệng bình, bên trên mọc nhiều cây cỏ lạ lung và lởm chởm đủ loại đá, vách dựng đứng, kỳ vĩ mà hiểm trở. Bọn lão Trần đứng trên cổ bình, quan sát hồi lâu mà chẳng thấy con mãng xà nào. Anh chàng người Miêu dẫn đường cả đời cũng chưa bước chân lên núi này, mấy chuyện trên Bình Sơn chỉ là nghe người ta nói lại, nên không thể biết vết nứt của mộ cổ ở đâu. Lão La thấy vậy nổi giận đùng đùng, định cho anh ta một phát đạn, may có lão Trần ngăn lại.
Lão Trần nhìn thấy trên Bình Sơn, nơi nào có đất thì cây cối um tùm, nơi nào không có đất thì lộ ra lớp đá xanh sẫm, nếu dung thuật nhìn vết bùn phân sắc cỏ của quyết “vọng” e khó mà tìm ra được địa cung và vị trí mộ cổ, vả lại Bình Sơn đất đá kiên tầng này đến tầng khác để tìm địa cung mộ đạo thì dù có huy động ngàn vạn quân cũng khó làm được.
Giờ đành phải lôi quyết “văn” ra thử xem sao. Lão Trần dẫn cả bọn tới một khe sâu trên đỉnh núi, chỉ thấy bên dưới sương trắng mù mịt, nhìn không thấy đáy. Lão bèn bảo La Lão Oai bắn mấy phát sung xuống khe núi, còn mình áp tai lên vách đá, thực hiện thủ pháp thăm dò vị trí ngôi mộ cổ trong núi.
La Lão Oai chĩa sung xuống vực, lên nòng nổ ngay một viên đạn, tiếng sung nổ vang vọng trong sơn cốc. Nhân cơ hội này, lão trần liền thi triển thuật “văn sơn biện long” nghe gió nghe sấm trong quyết “văn”. Lão sinh ra đã có năm giác quan bén nhạy hơn người, độc nhất vô nhị trong thiên hạ, lúc ấy áp tai vào vách đá, nghe tiếng súng nổ vọng lại từ đáy vực rỗng, thấy không gian bên dưới ước chừng rộng ngang một tòa thành.
Sauk hi La Lão Oai nổ liền sáu phát đạn xuống
vực sâu, lão trần đã nghe ra khái quát vài con đường dẫn vào huyệt mộ và ba tòa địa cung, đây rất có khả năng là khu đạo quán cung điện trong núi được người Nguyên chiếm làm huyệt mộ, trong đó, khu địa cung lớn nhất nằm ngay phía dưới vực sâu này.
La Lõa Oai thấy núi Bình Sơn quả nhiên có cổ mộ lớn, địa cung “rộng ngang một tòa thành” , lối vào lại nằm ngay bên dưới vách đá này, vậy thì mệ kiếp, phải có bao nhiêu là vàng bạc châu báu! Tiền tài khiến người ta lóa mắt, La Lão Oai lúc này đã có phần sốt ruột, thấy Lão Trần và mấy người còn lại đều đang dán mắt xuống vực, sẵn trong cái sọt của Côn Luân Ma Lặc vứt dưới đất có lương khô, bình nước và một cuộn dây thừng, hắn bèn nhặt lấy cuộn thừng ném xuống trước mặt anh chàng người Miêu, ép anh ta dung dây thừng tụt xuống thám thính địa cung. Hắn nói lạnh tanh: “Nói để La soái nhà mày hay coi, tại sao mộ cổ có đi mà chẳng có về, đồ man di nhà mày còn hé răng nửa chữ không thì đùng trách La soái ta chỉ biết giết mà không biết chon. “Nói xong, hắn lôi xềnh xệch anh chàng người Miêu tới bênh miệng vực, ra sức đẩy anh ta xuống dưới.



 Nguồn tangthuvien

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Blog liên quan : Blog zing | Blogspot | Blog tiếng anh | Facebook
Copyright © 2011 - 2014. Thuy trinh's blog - All Rights Reserved