Chương 7: Khu vực bị
xóa khỏi bản đồ
Lúc này, mây mù lại dần
dần tụ lại, che đi đỉnh núi mông lung, Tông Cửu gia ngồi trên xe thất thần,
không ngừng lẩm bẩm: “Núi non không khai ... trăm bước chín hồi...” như một kẻ
si dại.
Tôi từng đọc cuốn sổ
ghi chép của giáo sư Tôn nhiều lần, biết ông ta nghiên cứu giải mã các ký hiệu
cổ đại đã nhiều năm, rất kiên trì với những câu đố kiểu này, nên suy nghĩ có
phần cứng nhắc, thường đâm đầu vào ngõ cụt. Lúc này, thấy ông ta liên hệ đỉnh Thần
Nữ với mộ Địa Tiên, tôi bèn bảo: “Truyền thuyết về đỉnh Thần Nữ này xa xưa quá
rồi, cơ hồ xảy ra vào thời kỳ thần thoại, mà vua Đại Vũ cũng không phải vị
vương không đầu; trong thần thoại chỉ có Hình Thiên múa búa là không có đầu,
lấy bụng làm mặt, nhưng Hình Thiên không phải vương, sự tích cũng không có vùng
Vu Hiệp này. Tôi thấy câu Nương tử không đến núi non không khai kia, không
giống như có liên quan đến thần thoại đâu, có thể trong dãy Vu Sơn, có truyền
thuyết gì tương ứng không chừng.”
Shirley Dương cũng nói
nên tập trung chú ý vào vùng phụ cận trấn Thanh Khê, nếu bài vè gợi ý lối vào
thôn Địa Tiên của trung đoàn trưởng Phong không phải giả, vậy thì mộ cổ Địa
Tiên đến tám chín phần là ở nơi có giếng muối, dù trong quá khứ không ai tìm
thấy nhưng chúng ta có mấy điều kiện thuận lợi: trước tin là câu đố vị trí địa
tiên kia để lại cho hậu nhân nhà họ Phong, ít nhất cũng được một nữa; ngoài ra
còn có “tuyệt chiêu sát thủ” chính là tấm gương cổ bằng đồng xanh có thể chiêm
đoán sinh khí của long mạch, đến thời điểm mấu chốt đem ra dùng, tí nhiều cũng
có chút gợi ý.
Tôi đưa tay rờ rờ chiếc
gương “Quy Khư quẻ kính’ trong ba lô, nói với mọi người: “Dạo trước tôi có nhờ
sư huynh Trương Doanh Xuyên giúp nghiên cứu cách dùng quẻ phù, may mà anh ấy là
cao thủ chiêm nghiệm suy đoán, hiểu rất nhiều đạo thuật âm dương, lại tham khảo
thêm quẻ số và lời chú cổ xưa của Đản nhân ở Nam Hải, gần đây cuối cùng đã có
chút manh mối. Nhưng hải khí trong tấm gương cổ này sắp tiêu tán hết rồi, e
rằng nhiều nhất cũng chỉ dùng được một lần nữa thôi, mà tôi cũng không dám chắc
có thể hiểu được một nửa quẻ tượng hiện lên. Không đến lúc vạn bất đắc dĩ,
tuyệt đối không thể tùy tiện sử dụng. Phát Khưu Mô Kim, Ban Sơn Xả Lĩnh để lại
rất nhiều cổ thuật tầm long trộm mộ, tôi không tin bốn phép Vọng Văn Vấn Thiết
không đối phó được thuật Quan Sơn chỉ mê của đám địa chủ trùm sỏ mỏ muối kia.”
Tôn Cửu gia tỏ vẻ không
đồng tình: “Các cậu còn trẻ, kinh nghiệm non nớt quá. Cậu bảo mộ cổ Địa Tiên
chỉ cất tay là tìm được, dễ như ăn bắp à? Tôi đây dựa trên sử liệu suy đoán,
Minh Hiếu Lăng an táng Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương chính là do Quan Sơn thái
bảo chọn đất thiết kế, vị địa tiên kia tiếp nhận danh hiệu tổ tiên truyền lại,
Quan Sơn kim bài cũng là vật vua ban, vì vậy Quan Sơn chỉ mê tuyệt đối không
phải thứ vớ vẩn, mà là tinh túy của văn hóa truyền thống đấy.”
Tôi không đồng tình với
luận điệu của giáo sư Tôn: “Cứ suy luận như thế thì bùa Mô Kim còn là tổ tiên
mười tám đời của kim bài Quan Sơn kia, mộ Tào công chính là do Mô Kim hiệu úy
xây dựng mới gọi là linh dương treo sừng, không biết đâu mà tìm , cái thứ bố
cục trên bàn giấy như Minh Hiểu Lăng kia mà đòi sánh à?”
Giáo sư Tôn nói: “Hồ
Bát Nhất, cậu ăn nói ba hoa. Chuyện Mô Kim hiệu úy xây mộ Tào Tháo là cậu tiện
mồn bịa ra đúng không? Làm gì có chính sử nào chép lại chứ? Đây không phải là
thái độ chính xác cần có khi nhìn nhận lịch sử, tôi từ chối thảo luận với cậu.”
Tôi cãi: “Thử nhìn lại
tự cổ chí kim, có bao nhiêu việc lớn không được ghi vào chính sử? Sử sách xưa
nay đều do triều đình viết ra, chẳng phải kẻ cầm quyền muốn viết thế nào thì
viết ư? Những chuyện cơ mật thực sự, mấy tay viết sử làm sao biết được? Chẳng
phải chỉ biết đem những bí ẩn không lời giải đáp đó, bôi thành mấy hàng mập mờ
trên giấy trắng để người đời sau tự nghiền ngẫm suy luận ư? Bảo là sử xanh mà
toàn những nội dung tăm tối mập mờ.”
Tôi lại bảo giáo sư
Tôn, mộ Tào Tháo được giấu trong vùng khí hồng hoang hỗn độn còn lại từ thuở
trời đất chưa phân cách, nhìn tưởng không, mà thực ra là có. Lúc hạ táng, phải
tìm bắt một xà nữ, đánh vảy chọc tiết trong mộ, chỉ man phần mỡ ra ngoài, sau
đó niêm phong hầm mộ lại. Từ đó trở đi, không ai có thể nhìn thấy ngôi mộ này
từ bên ngoài được nữa. Những khi tế bái, phải dùng mỡ xà nữ làm dầu đốt đèn mới
có thể nhìn thấy chỗ ánh sáng đỏ lấp lóa trong núi mà cúng tế. Nhiều năm sau,
khi mỡ xà nữ dùng hết, thần tiên cũng chẳng thể nào tìm được vị trí ngôi mộ ấy.
Đây đều là thủ đoạn thần thông của Mô Kim hiệu úy thời xưa, vì vậy ngàn vạn lần
không thể coi thường trí tuệ và kỹ thuật của người xưa được. Chúng ta chuyến
này tìm kiếm mộ cổ Địa Tiên ở Vu Sơn, đừng hòng được thong dong.
Giáo sư Tôn một mực
không tin, nguyên tắc của ông ta là “một chữ trong sách cũng đáng tin, trong
thư tịch không ghi thì kiên quyết không tin”, cực kỳ cố chấp. Dọc đường, chúng
tôi cứ tranh luận không ngớt, trong khi Tuyền béo ngủ ngáy khò khò, chẳng ai để
ý xem xe khách đã chạy được bao lâu, giữa chừng, Út đột nhiên gọi tài xế dừng
xe lại.
Tôi còn tưởng đến bến
rồi, vội vàng đánh thức Tuyền béo dậy, cả bọn lục tục xuống xe, đứng lại quan
sát, chỉ thấy bốn phía đều là núi non trùng điệp giữa màn mây mù bảng lảng, rõ
ràng là một nơi trước không thấy nhà sau chẳng thấy tiệm. Tôi liền hỏi Út xem
đây là đâu?
Út nói: “ Không phải đã
nói rồi ư, mấy anh chẳng ai nhớ hết hở? Phải đi đường Năm Thước mới đến Thanh
Khê được, từ chỗ này đi xuống, chính là đường Năm Thước đấy mà.”
Tôi nhìn theo chiếc xe
khác đưa chúng tôi đến đây, thấy chẳng còn tăm hơi đâu nữa, vốn định đến huyện
thành nghỉ chân rồi mới hành động, nhưng kế hoạch lại không theo kịp biến hóa,
đành tiến thẳng vào núi vậy. Út lớn chừng này tuổi rồi, cũng chỉ đi qua đây có
một lần, có trời mới biết phải đi bao lâu mới tới?
Năm người chúng tôi men
theo con đường nhỏ ngoằn ngoèo, đi vòng theo triền núi, không lâu sau liền tìn
thấy dấu vết sạn đạo cổ xưa. Đó là vách đã thẳng đứng, đã phiến và gỗ bắc thành
một con đường rộng năm thước treo lơ lửng bên trên. Từ thời Tiên Tần, đoạn sạn
đạo cổ này đã được xây dựng để vận chuyển muối Vu ra bên ngoài núi. Công trình
thời Tần không phải hạng vừa, Trường thành, sông Tần Hoài, sạn đạo cổ, Tần
lăng, cung A Phòng... đều có mức độ hiểm trở và quy mô vĩ đại khiến người ta
khó lòng tưởng tượng nổi.
Chúng tôi đặt chân lên
đường Năm Thước, di xuyên qua hẻm núi mây mù thăm thẳm, cảm giác như đạp mây mà
đi, mỗi bước hạ xuống, phiến đá đặt chân đều lung lay, có những chỗ cọc đá,
phiến đá đều đã sụt lở, chỉ còn lại mấy khúc gỗ chỏng chơ bắc ngang. Tuyền béo
thấy út di qua hết sức thong dong tự tại, thà chết cũng không chịu mất mặt,
đành liều mình dấn bước, cứ tóm chặt lấy ba lô của tôi, nhích từng bước một.
Mọi người đều nín thở
dán mình sát vào vách núi nhích lên từng bước, không ai dám lơ là, càng không
dám nhìn ngó xung quanh, thi thoảng cũng buộc phải dừng chân nghỉ ngơi giây
lát, phóng mắt nhìn ra, chỉ thấy toàn núi cao non cả trùng điệp. Dưới chân, nước
xiết cuồn cuộn như sấm động hổ gầm, nhìn xuống khe núi toàn là mây mù, chỉ nghe
tiếng nước lớn ầm ầm, mà không thấy được cảnh dòng nước xiết cuộn trào dữ dội.
Con đường Năn Thước cổ
xưa này có lẽ cũng không dài lắm, nhưng tôi có cảm giác như thể đi mãi cũng
không đến tận cùng, càng đi sâu vào trong núi, cảnh sắc xung quanh càng kỳ lạ.
Rõ ràng trông thấy vách đá chắn ngang không còn đường để đi tiếp nữa, nhưng tới
chỗ ngoặt, lại thấy mây rẽ ra một vùng trời mới, hơi nước mù mịt không tan
nương theo thế núi lững lờ bốc lên, hóa thành mây bay, thành mưa bụi. Có nơi
mây đen cuồn cuồn, có nơi lại sương trắng mang mang, mây mù vấn vít như ảo
cảnh. Sạn đạo cổ cũng vì thế mà trở nên nguy hiểm bội phần, độ cao so với mực
nước biển đã lên tới cả nghìn mét, chẳng ai dám phân tâm thưởng thức những khói
mây biến ảo mời mịt mông lung kia nữa cả.
Khó khăn lắm mới đi đến
tận cùng sạn đạo, người nào cũng tê chồn cả chân tay, ngồi xuống nghỉ ngơi hồi
lâu vẫn thấy tâm thần hoảng hốt, khó mà tưởng tượng nổi sao mình có thể kiên
trì đến tận lúc này. Nghĩ đến lúc trở về lại phải đi thêm một chuyến nữa, bất
giác ai nấy đền rùng mình.
Út chỉ xuống dưới dốc
núi bỏa tôi: “Anh Nhất nhìn đi, bên dưới chính là trấn Thanh Khê mà các anh
muốn tìm đấy. Anh xem, phòng ốc trong trấn vẫn còn, nói không chừng nhà cũ của
em cũng chưa bị sập đâu.”
Lúc này mây mưa vừa
tan, vầng tà dương đỏ như máu treo lơ lửng ở góc trời, sắc hoàng hôn thấm đẫm
rặng núi xa xa, trời đất non song tự như một bức họa mông lung kỳ ảo. Tôi vội
vực lại tinh thần, nhân lúc trời chưa tối hẳn , cầm ống nhòm lên quan sát dịa
hình bên dưới, chỉ thấy một khu vực toàn kiến trúc dân cư theo phong cách cổ
xưa phân bố rải rác ở lừng chừng núi, đường phố nối với nhau bằng bậc thang đá.
Vì trấn cổ này hoang phế từ lâu, bên trong hoàn toàn không có anh đèn đuốc và
dấu vết của con người, cơ hồ cả lũ chuột đồng mèo hoang cũng chẳng còn, hoàn
toàn lặng ngắt như tờ, thậm chí trên bản đồ cũng chẳng còn đánh dấu nơi này nữa.
Lại quan sát xung quanh
trấn cổ, bề mặt đất đã bị phá hoại nhiều chỗ, không thể quan sát hình thế phong
thủy được, nếu mộ cổ Địa Tiên ở gần đây, tôi thực khó lòng tưởng tượng thuật
Quan Sơn chỉ mê xem đất tìm long mạch bằng cách nào. Thấy sắc trời đã muộn, mọi
người sau một chặng đường dài vất vả đều vừa đói vừa mệt, muốn hành động gì
cũng phải đợi sáng mai tính tiếp. Nghĩ đoạn, tôi bèn lấy đèn pin mắt sói ra,
điều chỉnh lại độ sáng rồi soi đường dưới chân, dẫn đầu đi xuống dốc núi, định
tìm một nơi nghỉ ngơi qua đêm trong trấn.
Lúc cả nhóm xuống đến
chân núi trời đã tối mịt, Út bảo tôi tìm một cành cây dài để dò đường, thì ra
bắt đầu từ chỗ này, đường đi đầy những hố, có một bãi tha ma rất lớn, quan tài
đã được chuyển đi nơi khác lúc di chuyển mộ tổ, để lại toàn huyệt rỗng, cỏ dại
mọc cao quá gối, nếu không cầm gậy dò đường như người dò mìn, thì trong đêm tối
mù mịt thế nào thế nào cũng có người hụt chân rơi xuống dưới.
Tôi đành dùng cành cây
vừa đi vừa chọc chọc, bốn người còn lại bước theo sau lưng. Trong lùm cây bụi
cỏ rất nhiều muỗn, chùm sáng đèn pin trên tay lại càng thu hút vô số muỗi mòng
thiêu thân không ngừng lao bổ vào mặt người ta, vửa đi vừa phải vung tai đuổi.
Tôi cũng không nhịn được nhăn nhó mặt mày, hoàn cảnh và địa hình của trấn Thanh
Khê này phức tạp hơn nhiều so với dự liệu của tôi, chẳng hiểu rốt cuộc còn có
những gì trong thị trấn như tòa thành chế này nữa?
Cả bọn chân thấp chân
cao đi qua bãi tha ma, mặc dù chỗ hở ra ngoài trên cơ thể đều đã bôi thuốc
chống muỗi, nhưng rốt cuộc vẫn bị bọn muỗi mòng như biệt đội cảm tử Thần Phong
ở đua hút không biết bao nhiêu máu. Chúng tôi di vòng qua mấy cái hồ cạn khô,
cuối cùng cũng vào được cổ trấn. Chỉ thấy các kiến trúc cổ trong trấn này đều
vắng ngắt, cửa rả mở toang hoác, đa phần đến cả cánh cửa cũng bị gỡ mất, đồ đạc
trong nhà đã được dọn đi hết, chỉ còn lại cái xác nhà với vô số khẩu hiệu trên
tường, trong màn đêm tựa như những bóng ma cao lớn đen kịt. Thời tiết giữa hè
nóng bức oi ả, chẳng có lấy một ngọn gió thổi qua, không khí ban đêm lại càng
ẩm thấp bức bối, khiến cảm giác bất an trong lòng người cũng tăng lên gấp bội.
Giáo sư Tôn nói: “Cũng
may chúng ta đi cả nhóm, nếu chỉ có một thân một mình, ai dám ở đây qua đêm
chứ? Mau mau tìm một gian nhà nghỉ ngơi thôi, bằng không ở bên ngoài này bị
muỗi đốt cả đêm, đến Kim Cương La Hán cũng không chịu nổi đâu.”
Tôi bảo chúng ta không
mang lều bạt, chắc chắn phải tìm căn nhà hoang nào đấy qua đêm rồi, có điều
nhìn trăng nhạt sao mờ, nửa đêm về sáng quá nửa sẽ có mưa ròa kèm sấm chới, ông
xem những căn nhà này đều lâu năm không được tu sửa, có thể sập xuống bất cứ lúc
nào. Chuyện này muốn gấp cũng không được, phải chọn nơi nào kiên cố một chút
mới yên tâm.
Tuyền béo giơ đèn pin
mắt sói lên, đứng giữa phố quét mấy vòng: “Tôi thấy cái nào cũng thế cả, trời
tối om rồi, đi đâu tìm chỗ yên ổn đây chứ? Chi bằng cứ xem vận may, vào bừa một
căn đi, nhà không sập coi như chúng ta có phúc.”
Tôi không tán thành
cách làm ăn may của Tuyền béo, vận may nên để đến lúc mấu chốt mới lấy ra đặt
cược, sao có thể lúc nào cũng nhờ cậy vào nó chứ? Vậy là tôi dẫn theo cả bọn
tiếp tục đi dọc theo phố chính. Lúc này Shirley Dương lên tiếng hỏi Út: “Trong
trấn có công trình kiểu như đồn cảnh sát hay bệnh viện không? Hay ... có chỗ
phòng ốc lớn nhất, đẹp nhất không?”
Út nhớ kỹ lại rồi nói:”
Đồn công an và bệnh viện thì không có đâu, hồi trước có hợp tác xã mua bán, nhà
khách, trạm y tế cũng đều chẳng ra sao cả, nhà cửa cũ kỹ thô sơ, bây giờ chắc
chắn không ở được. Nói đến to đẹp nhất, thì phải tính đến nhà họ Phong đầu
tiên, khu nhà ấy to lắm, còn to hơn cả miếu Long Vương nữa. Nhưng mọi người đều
nói ở đấy không sạch sẽ, là đất dữ, từ lâu đã không còn ai ở nữa rồi. Nhà học
Phong chì là tên cũ thôi, mấy người chỉ đời sau đều không phải họ Phong, cổng
chào bằng đá xanh với đôi sư tử đã trước nhà họ, đã có đến mấy trăm năm lịch sử
rồi đấy”.
Tôi vừa nghe nói đến
giờ vẫn còn “dương trạch” năm xưa của Quan Sơn thái bảo, đương nhiên muốn đi
xem thử, liền bảo Út dẫn đường. Cô rời khỏi nơi này đã lâu, cũng không nhớ
đường lắm, may mà nhớ ra nhà cũ của họ Phong nằm ở trung tâm cổ trấn. Lần mò
tìm tới, liền thấy phía trước một ngôi nhà tường trắng ngói đen, có đôi sư tử
đá đứng ngoài cổng hộ vệ.
Đại bộ phận khu nhà cũ
đã bị dỡ đi, không còn diện mạo năm xưa nữa, quy mô phần còn lại nhỏ hơn hồi
trước rất nhiều, ngoài đôi sư tử đá trước cổng, chỉ còn lại một tòa lầu và một
cổng chào cao lớn nguy nga bằng đá xanh, là kiến trúc cổ giữ được từ trước thời
nhà Thanh.
Tôi thấy nước sơn trên
mái hiên, cột nhà tuy đã tróc hết, nhưng chất gạch chất gỗ và cấu tạo đều xa
hơn những nhà dân thông thường. Căn nhà tuy cũ kỹ lâu đời, nhưng còn kiên có
hơn nhiều phòng ốc được xây dựng sau này trong thị trấn, chỉ là không biết hung
trạch nhà họ Phong đêm nay có được thái bình hay không?
Lúc này trên trời đã
bắt đầu lác đác hạt mưa, cả bọn chúng tôi đều mệt lử người, cũng không do dự
thêm nữa, lập tức quyết định qua đêm trong ngôi nhà này, mỗi người cầm một
chiếc đèn pin đi vào trong.
Tôi vừa bước vào liền
ngẩn người tại chỗ, dưới ánh đèn pin mắt sói loang loáng, chỉ thấy trong phòng
chứa rất nhiều thứ chẳng ai ngờ tới. Tôi lấy làm ngạc nhiên, sau nhà trước ngõ
sao lại cõ nhiều sư tử đá hình dáng ký quái thế này? Đột nhiên, một tia chớp
dài lóe lên như con rồng lướt qua giữa bầu không, trong khoảnh khắc chiếu sáng
bừng cả phòng trong phòng ngoài. Qua cửa sổ và cửa sau, có thể trông thấy ở sân
sau cũng xếp đầy những con thú đã kỳ dị.
Chương 8: Hầm phòng
không Thanh Khê
Vào khoảnh khắc sấm nổ
chớp lóe đó, chúng tôi trông thấy bên trong tòa lầu trơ trọi của khu nhà họ
Phong bày đầy những con thú đá hình thù quái dị, trong lòng liền rất nghi hoặc.
Tôi bước lên trước, giơ đèn pin mắt sói lên soi thử một con, chỉ thấy con thú
đá ấy diện mạo hung ác dữ tợn, hình dáng tròn tròn, cũng có mấy phần tương tự
con sư tử đá trước cổng nhưng lại không có khí chất uy vũ mà chỉ khiến người ta
cảm thấy tà ác đáng sợ. Tôi chưa từng trông thấy con sư tử đá nào như vậy, sao
nó có thế xấu xí hung tợn thế được?
Shirley Dương nói: “Những con thú đá này không
giống sư tử trấn trạch, mà trông như tượng đá giữ mộ ở khu vực lăng mộ hơn.”
Tôn Cửu gia cũng đeo kính lão lên nhìn một lúc
lâu: “Chắc chắn không phải sư tử đá, lông bờm trông như kiếm, hai tai đặc biệt
to, lỗ mũi hếch lên trời, theo tôi thấy... đây là ô dương, muốn đến Địa Tiên,
hãy tìm ô dương; ô dương, ô quỷ đều là lợn mà. Tôi nghĩ mãi không hiểu mộ cổ
Địa Tiên này có liên quan gì đến ô dương, còn định ra lò mổ hỏi thăm, thì ra
trên đời này lại có thứ tượng đá Ô dương thế này.
Út là người bản địa, nhưng cô chưa từng thấy
những thứ này, tôi đành hỏi Tôn Cửu gia: “Thú đá ô dương là totem cổ hay là
tượng đá trấn lăng?” Giáo sư Tôn đáp: “Không đoán được, hình dạng ô dương đã bị
quỷ quái hóa đi rồi, phong cách rất kỳ dị, tôi chưa từng thấy khu lăng mộ nào
trấn lăng bằng vật này, cũng không giống như totem của thần đạo”. Nói xong, lão
ta liền móc quyến sổ ghi chép ra viết viết vẽ vẽ, miêu tả lại từng chi tiết nhỏ
của thú đá để làm tư liệu tham khảo quan trọng cho việc tìm kiếm mộ cổ Địa Tiên.
Tôi nghĩ mãi không ra tại sao tượng thú đá ô
dương lại được bày trong nhà họ Phong, trấn Thanh Khê này đã trải qua mấy phen
biến thiên dời đổi, khiến người ta chẳng biết căn cứ vào đâu đế suy đoán nữa,
nếu đã không có đầu mối, tốt nhất là đừng tốn sức suy nghĩ đoán bừa đoán bậy
làm gì. Để tiết kiệm pin, tôi và Tuyền béo thắp mấy ngọn nến chiếu sáng, tìm
chỗ khô ráo trong nhà bắc gạch làm bếp, nấu ít nước nóng để mọi người ăn chút
gì rồi đi nghỉ, xem địa thế cổ trấn này tương đối phức tạp, ngày mai thế nào
củng phải bận rộn một phen.
Tôi lại đi quanh trong nhà một lượt, xem hết
từng căn phòng, thấy trong một phòng ở tầng hai có bàn gỗ ghế gỗ, đều là những
món nội thất đơn giản thời cận đại, trên bàn, trên tường treo rất nhiều bản vẽ,
nhìn kỹ mới thấy đều là bản vẽ kết cấu đường hầm mỏ muối khoáng, còn ghi chú rõ
ràng về tiến độ công trình. Tôi hồi trước làm lính công binh, biết xem bản vẽ,
vừa nhìn thấy những thứ này liền sực hiểu ra ngay. Thì ra, hồi xây dựng hầm
phòng không ở khu vực trấn Thanh Khê này, nhà họ Phong chính là bộ chỉ huy thi
công, về sau tình hình quốc tế thay đổi, công trình bị đình chỉ và vô hiệu hóa,
lúc rời đi, những bản vẽ này cũng bị bỏ lại nơi đây.
Còn trên mình những tượng thú đá ô dương kia,
ngoài một lớp bụi dày, còn có dấu vết bùn đất, rõ ràng là chưa từng được cọ
rửa, chắc hẳn đội ngũ thi công đào được chúng dưới lòng đất, chưa kịp xử lý thì
công trình đã bị đình chỉ, nên bỏ lại sở chỉ huy này.
Nói không chừng, khu vực đào được tượng thú đá
ô dương cách mộ cổ Địa Tiên không xa, tôi vội vàng cuộn hết bản vẽ mang xuống
tầng dưới, nói cho cả bọn phát hiện mới này. Bấy giờ Tuyền béo đã nấu xong món
mì ống trong túi chân không chúng tôi mang theo, mọi người đều đói ngấu, liền
vừa ăn vừa nghiên cứu bản vẽ hầm phòng không.
Út hỏi Tuyền béo đây là thức ăn kiểu gì vậy?
Nhão nhoen nhoét, thật là khó ăn. Tuyền béo nói: “Đây là hàng Mỹ đấy em gái,
nhưng cái mùi vị này... đúng là hơi tệ thật, không phải do anh béo của em kém
tài đâu, chủ yếu là tại cái thứ mì ống Mỹ này đây, nghe nói nếu người Mỹ nào
muốn tự sát từ từ, thì cứ ngày ngày xơi cái thứ này”.
Tôi thì mặc xác mùi vị thế nào, chỉ cần nhét no
cái bụng là được, và vội mấy miếng, nhanh chóng giải quyết xong xuôi phần của
mình. Nhìn đồng hồ, thấy mới tầm chín giờ tối, tuy hơi mệt mỏi, nhưng tôi vẫn
gắng vực dậy tinh thần, xem xét từng bản vẽ một, để riêng những bản có thể dùng
đến ra một chỗ, quyết định ngày mai đi xuống hầm phòng không thăm dò trước.
Shirley Dương hỏi tôi có kế hoạch gì không? Tôi
liền trải bản vẽ ra, chỉ vào những ký hiệu trên đó, nói cho cô biết ý tưởng
hình thành trong đầu mình: “Hầm phòng không Thanh Khê là sản phẩm lịch sử của
thời kỳ đào hầm tích trữ lương thực, anh đoán thời đó người ta xây dựng hầm
phòng không quy mô lớn ở đây, hẳn là vì nơi này có nhiều giếng khai thác muối
khoáng dưới lòng đất, nhìn trên bản đồ cũng đủ thấy điều ấy, đơn vị thi công
cải tạo gia cố, đồng thời nối liền những hang động nửa thiên nhiên nửa nhân tạo
này lại, khiến chúng trở chành một hệ thống công trình thời chiến ngang dọc
chằng chịt. Có điều trên bản vẽ cũng đánh dấu nhiều chỗ đã bị sụt lún ngập
nước, công trình tiến triến rất không thuận lợi.”
Tôi dùng phép loại trừ, đánh dấu mấy khu vực
không thể đào được di chỉ cổ. Núi non xung quanh cổ trấn Thanh Khê đều đã bị
đào rỗng, những nơi như đường hầm giếng muối và hầm phòng không, bao gồm cả
lòng đất bên dưới cổ trấn này cũng rỗng không, không thể có mộ cổ Địa Tiên
được, vì vậy có lẽ cần tập trung vào “khu vực chân không”.
Shirley Dương là người tinh ý, lập tức hiểu ra
ý tôi, gật đầu nói: “Rất có lý, khu vực chân không, chẳng phải còn được gọi là
vùng mù của mạch khoáng sao ? Vị trí đào được tượng thú đá ô dương, nhất định
là ở khu vực đường hầm công trình lệch với đường hầm mỏ khoáng.”
Tôi nói, đúng vậy, trước khi khởi công xây dựng
hầm phòng không chuẩn bị cho chiến tranh, chắc chắn người ta đã phải khảo sát
kỹ lưỡng địa hình núi non sông ngòi ở các khu vực lân cận, đỡ rất nhiều công
sức cho chúng ta. Đồng thời, ta cũng đã biết được gợi ý rất quan trọng: “Muốn
đến Địa Tiên, hãy tìm ô dương”, vậy thì mục tiêu hàng đầu, đương nhiên chính là
địa điểm có khả năng đào thấy tượng thú đá ô dương này nhất. Tất cả hầm mỏ ở
đây đều được đào men theo mạch khoáng muối Vu, vì vậy cực kỳ lộn xộn, không
theo quy tắc nào cả.
Phân tích trên bản vẽ, thì chỉ có đoạn phía Tây
của hầm phòng không Thanh Khê là được xây mới do nhu cầu sử dụng, hoàn toàn
không lợi dụng các đường hầm khai thác muối khoáng có sẵn, vả lại, dựa theo các
tiêu chuẩn trên bản vẽ, có thể thấy đường hầm phía Tây này vẫn chưa hoàn tất
thi công. Điều này chứng tỏ công trình ở khu vực này vẫn được tiến hành đến
phút cuối cùng. Còn tình hình thực tế và bước tiếp theo hành động thế nào,
chúng ta phải đến thực địa xem xét rồi mới nắm chắc được.
Shirley Dương lại tự tin thêm một phần: “Không
sợ đầu mối rối như tơ vò, chỉ sợ không có manh mối nào thôi. Nếu đã tìm được
một số đầu dây mối nhợ rồi, chúng ta cứ lần theo đó mà tiến, cuối cùng thế nào
cũng tìm được mộ cổ Địa Tiên.”
Giáo sư Tôn ở bên cạnh nghe chúng tôi nói
chuyện hồi lâu, gật đầu tán đồng: “Cậu Nhất đúng là lính chiến dạn dày kinh
nghiệm, vừa đến Thanh Khê đã nắm bắt được trọng điểm công tác rồi. Năm đó,
trung đoàn trưởng Phong bị đày ải ở nông trường cải tạo lao động với tôi cũng
là kẻ chinh chiến nhiều năm, đại khái chắc vì đánh trận giỏi quá, nên được thủ
trưởng trong quân đội nuông chiều quen thói, chẳng chịu để ai quản chế cả.
Người đó rất vênh váo, cũng rất ngạo mạn, ông ta bảo hồi trước đánh trận ở
Triều Tiên, ngày nào cũng ngói xe Jeep cướp được của quân Mỹ, ăn đồ hộp Mỹ, có
bận máy bay Mỹ vù qua trước hiên, bom nổ ngay trước mặt mà cũng không làm tổn
thương ông ta được cọng tóc nào. Loại người ấy sao có thể ngoan ngoãn ở mỏ đá
chịu khổ chứ? Vì vậy ông ta mới quyết tâm trốn về quê cũ. Hồi trước, tôi luôn
nghĩ ông ta không thể sống sót chạy về đến đây, nhưng giờ nghĩ lại, những người
đã thực sự được tôi luyện trong chiến trận như cậu vói ông ta, đích thực có chỗ
hơn người, cũng không biết trung đoàn trưởng Phong ấy...” Nói tới đây, lão ôm
đầy mội bụng u uất, chìm vào trầm ngâm suy nghĩ.
Tôi khuyên Tôn Cửu gia đừng nghĩ ngợi nhiều, có
người nghi ngờ ông giết chết vị trung đoàn trưởng Phong đá mất tích nhiều năm
sau khi bỏ trốn, nhưng đấy là chuyện chết không đối chứng, mà thực ra cũng chỉ
bọn tiểu nhân muốn hãm hại ông mới suy đoán như vậy thôi. Bọn họ chưa từng
nghĩ, với bản lĩnh của Tôn Cửu gia ông đây, cho dù ngấm ngầm ra tay sợ rằng
cũng chẳng thể làm gì nổi vị trung đoàn trưởng họ Phong kia. Người ta là sĩ
quan chỉ huy cấp quân đoàn của Chí Nguyện quân từng đánh trận với quân đội Mỹ chứ
có phải đùa đâu, vậy nên tổ chức không định tội ông cũng có cái lý của họ.
Chuyện này người có đầu óc một chút đều hiểu được, chẳng qua không chính thức
đứng ra thanh minh cho ông mà thôi.
Tôi nghĩ hồi đó chỉ cần trung đoàn trưởng Phong
chạy về được đến đây, quá nửa là đã trốn vào mộ cổ Địa Tiên rồi, dù hiện giờ
ông ta sống hay chết, cũng sẽ bị chúng ta tìm thấy. Vụ án oan của ông đến lúc
đó sẽ có lời giải đáp.
Đã có kế hoạch hành động sơ bộ, cũng không còn
băn khoăn điều gì nữa, chúng tôi cắt lượt canh đêm, rồi lần lượt chìm vào giấc
ngủ trong tiếng mưa rào rào bên ngoài, cả đêm không nói chuyện gì. Sáng sớm hôm
sau vẫn còn mưa phùm lất phát, khắp nơi khắp chốn trong thị trấn Thanh Khê đều
là hố, rãnh nước, lại thêm đường núi sau mưa lầy lội không thể đi được, chúng
tôi đành quyết định đi xuống địa đạo ở sân sau, tiến về phía mé Tây của hầm
phòng không.
Nghe nói, đường hầm này vốn là địa đạo ngầm, vì
trước Giải phóng, người ở trong khu nhà họ Phong không phải địa chủ thì cũng là
chủ hầm mỏ, tình hình xã hội bất ổn, quân phiệt thổ phỉ hoành hành, chủ mỏ muối
lại toàn cự phú nhiều vàng lắm bạc, vả lại người nào người nấy hai tay đều
nhuốm đầy máu tươi của phu mỏ, để đề phòng bất trắc, ngoài việc ngấm ngầm nuôi
dưỡng một đám “tử sĩ” làm gia đinh trông nhà giữ cửa, còn đặc biệt xây dựng
đường hầm bí mật, phòng khi cấp bách có thể nhanh chóng đào thoát.
Có điều, các đường hầm bí mật thời đó dường như
đều bị phá hoại lúc thi công công trình, lối vào bí mật lộ ra ngoài, bên trong
cũng trở thành một phần của hệ thống hầm phòng không quy mô lớn. Cái gọi là hầm
phòng không này, không phải chỉ để dân chúng ẩn nấp khi có ném bom, mà ở mức độ
thấp nhất cũng có tác dụng “ba phòng”. Thời đó chủ nghĩa đế quốc vẫn chưa từ bỏ
tham vọng xâm chiếm Trung Quốc, hơi tí là rêu rao phải tiến hành “ném bom chiến
lược phẫu thuật ngoại khoa” cho Trung Quốc. Với mục tiêu phòng ngự tích cực,
toàn quốc mới tiến hành “đào hầm sâu, trữ lương thực” trên diện rộng, tác dụng
lớn của loại công trình ngầm này chính là có thể cất giấu một lượng lớn các vật
tư thiết bị chuẩn bị cho chiến tranh, từ đạn dược, máy bay cho đến lương thực,
quần áo đều có thể cất chứa trong này, việc thiết kế xây dựng hoàn toàn dựa
theo yêu cầu thời chiến, quy mô không nhỏ.
Khu vực bên dưới cổ trấn Thanh Khê này đều là
những kho hàng trấn hình vòm cung nối liền với nhau, được cải tạo lại từ các
giếng muối hồi xưa, tường xi măng màu xám nhạt đem đến cho người ta cảm giác
cực kỳ u ám lạnh lẽo. Những chỗ xi măng tróc lở, còn có thể nhìn thấy tầng nham
thạch bên trong, tình trạng ngấm nước trong phạm vi cục bộ hết sức nghiêm trọng.
Mặc dù trong đường hầm cứ mười mấy mét lại có
một ngọn đèn chiếu sáng, nhưng đường điện đã bị ẩm, thiết bị phát điện thô sơ
cũng đã bị phá hoại từ lâu, không thể sử dụng được nữa, chúng tôi đành dùng đèn
pin mắt sói soi đường. Dựa vào bản đồ và la bàn để tham chiếu dò đường, thông
đạo dưới lòng đất này cũng không khó đi lắm, vả lại những chỗ đường hầm giao
cắt nhau còn có chỉ dẫn rõ ràng.
Men theo đường hầm đi về phía Tây, trong hầm
phòng không mỗi lúc một thêm ẩm thấp, được nửa đường thì gặp đoạn hầm sụt lún,
không thể tiến lên theo tuyến đường đã định ban đầu được nữa. Tôi lấy bản vẽ ra
xem, thấy chỉ có thể đi vòng theo lối rẽ ở mé bên, liền vòng lại chỗ ngã tư gần
nhất, nhìn lại ký hiệu trên bản vẽ, nếu đi theo con đường phía bên trái sẽ là
một hầm mỏ nguyên thủy, ra khỏi phạm vi của hầm phòng không, ở lối vào có hàng
rào sắt, bên trên treo một tầm bảng gỗ.
Tôi giơ đèn pin lên soi, thẫy trên bảng gỗ hình
như có chữ viết nhưng đã bị bùn đất che khuất. Tuyền béo bước lên lấy tay quệt
quệt, hàng chữ màu đỏ tức khắc hiện ra, cậu ta đọc to lên: “Phía trước sạt lở -
Nguy hiểm. Nhất này, xem chừng hầm mỏ bên này có nguy cơ sạt lở, chắc chắn
không dễ đi đâu, chúng ta vòng theo lối bên phải thì hơn.”
Shirley Dương giơ đèn pin chiếu vào đường hầm
mé bên phải: “Trên tường phía bên phải này cũng có chữ, dám đấu tranh, dám
thắng lợi... thế là ý gì vậy?”
Tôi ngẩng đầu lên nhìn hàng biểu ngữ kẻ trên
tường xi măng phía mé phải, thật là vô cùng quen thuộc, bèn cười cười nói:
“Chắc chắn em không hiểu được đâu, cái này gọi là chỉ thị tối cao. Trên bản đồ
có đánh dấu lối đi bên phải này là thông đạo dự phòng, tương đối chật hẹp thô sơ
nhưng đã hoàn công, các đồng chí, chúng ta đến đây rồi thì không còn lựa chọn
nữa, đành phải đi theo bên có biểu ngữ này thôi.”
Tuyền béo nói: “Được rồi, nghe theo chỉ thị tối
cao của tư lệnh Nhất là không sai đâu, đi thôi...” Nói xong liền nghênh ngang
đi vào trước. Tôi lo Tuyền béo đi nhanh quá bị lạc đội ngũ, vội thúc giục ba
người còn lại rảo bước theo sau cậu ta. Đường hầm ở mé Tây bị ngấm nước còn
nghiêm trọng hơn cũng có thể là do trận mưa lớn đêm qua, hai bên tuy có đường
ống thoát nước nhưng nước vẫn ngập hết bàn chân, bên dưới tường xi măng mọc đầy
những rêu.
Ốc sên trắng phớ bò kín chân tường xanh đen,
trông rất nổi bật, càng đi sâu vào trong ốc sên càng nhiều, có con còn sống, có
con chết rồi để lại vỏ, bước một bước lại nghe tiếng vỏ ốc vỡ lạo xạo.
Út mặc dù gan dạ, nhưng giẫm lên một đám ốc sên
chết thối rữa nhoen nhoét cũng không khỏi cảm thấy tởm lợm: “Hồi trước làm gì
có nhiều ốc sên thế này ? Chả hiểu bọn chúng ở đâu chui ra nữa?”
Tôi ngoảnh đầu lại bảo cô: “Nơi này ngấm nước
quá nhiều, rêu mọc dày, thành thử mới kéo bọn ốc sên đến, em chỉ cần đừng nghĩ
đến chúng nó thì sẽ không thấy ghê tởm nữa, theo sát anh nào, chớ để lạc đội
ngũ...” Tôi còn chưa dặn dò xong, đã nghe đằng trước có người “ối cha” một
tiếng ngã lăn ra đất. Thì ra Tôn Cửu gia bị lũ ốc sên nhầy nhụa dưới đất làm
trượt chân ngã chổng vó lên trời, hai tay cũng bị vỏ ốc vỡ đâm toạc cả máu.
Tôi vội vàng đưa tay đỡ lão ta dậy, thấy không
bị thương gân cốt mới yên tâm phần nào. Trong đường hầm ẩm ướt chật hẹp này
không thể dừng chân nghỉ ngơi, đành bảo lão ta cố nghiến răng chịu đựng, cũng
may Tôn Cửu gia từng phải chịu tội chịu khổ, ngã bầm tím mình mẩy cũng không để
tâm lắm, chỉ xuýt xoa một chút rồi lại đi tiếp được.
Tôi thấy trong đội ngũ có già có trẻ, nếu ngã
gãy tay gãy chân thì không phải chuện đùa, liền bảo Út và Shirley Dương đỡ giáo
sư Tôn đang khập khà khập khiễng, còn tôi và Tuyền béo đi phía trước, vừa đi
vừa dùng xẻng công binh xúc từng đống từng đống ốc sên dưới đất, dẹp đường cho
bọn họ.
Cứ đi như vậy một lúc, cuối cùng chúng tôi cũng
qua hết đoạn đường hầm lổn nhổn toàn ốc sên ấy, đẩy cánh cửa sắt ra, bên trong
rộng rãi thông thoáng hẳn, phía trên có những lỗ thủng để ánh sáng từ bên ngoài
núi rọi vào, mưa đã tạnh, một luồng không khí mát lạnh trong lành ùa vào mặt,
cả bọn ai nấy đều thở phào nhẹ nhõm. Đây là khu vực tiếp nối cuối đường hầm dự
phòng, chỉ chốc lát nữa thôi là có thể đến được mé Tây của hệ thống hầm phòng
không. Khu vực này chạy xuyên vào lòng núi, hồi trước toàn giếng khai thác
muối, nhưng giờ bên trong đã được cải tạo thành bê tông cốt thép cả rồi.
Tôi thấy Tôn Cửu gia đau đến nỗi nghiến răng
kèn kẹt, hai tay máu mê đầm đìa, liền bảo cả bọn nghỉ ngơi một lát, băng bó vết
thương trên tay lão rồi đi tiếp.
Giáo sư Tôn cởi ba lô, tìm một chỗ khô ráo ngồi
xuống. Shirley Dương lấy túi cứu thương ra rửa vết thương cho ông ta, chỉ nghe
giáo sư Tôn thở dài nói: “Không chịu già cũng không được, nếu là mười năm
trước, ngã một cú thế này có đáng gì đâu chứ? Nhớ năm xưa ở nông trường cải tạo
Quả Viên Câu..”
Tôi ngồi xuống, thấy Tôn Cửu gia lại giở giọng
già cả ra, chuyện lớn làm không nổi chuyện nhỏ làm chẳng xong, đang định giễu
cợt mấy câu, ngước mắt nhìn lên bỗng thấy phía sau ông ta và Shirley Dương có
một bóng người, cái bóng đen ấy ngói chồm hỗm dưới đất, đang len lén vươn tay
nhón lấy con ốc sên dính trên lưng giáo sư Tôn, bắt được con nào liền bỏ vào
miệng ăn con ấy. Bóng đen đó hết sức lặng lẽ, Shirley Dương và giáo sư Tôn đều
không phát giác.
Tôi giật bắn mình, vội kéo Út ra sau lưng, kêu
một tiếng “có chuyện”, rồi lập tức bật dậy, lăm lăm xẻng công binh trong tay.
Tuyền béo phản ứng cũng cực nhanh, giơ nỏ liên châu lên bắn luôn. Hai mũi tên
ngắn có thể xuyên cả giáp sắt ấy như hai con châu chấu “vù” một tiếng lướt qua
giữa giáo sư Tôn và shirley Dương, sượt qua bóng đen kia ghim vào tường xi măng.
Bóng đen trong góc tựa như quỷ mị, sau phút
kinh hãi liền lách người bỏ trốn, thân hình nhanh đến khó bề tưởng tượng. Tuyền
béo đang định dùng nỏ liên châu bắn nữa, chợt nghe giáo sư Tôn thất thanh kêu
lên: “Đừng bắn!” Kế đó, lảo ta lại hô vang: “Lão Phong... ông đừng chạy, chúng
tôi không đến bắt ông đâu... Cách mạng Văn hóa kết thúc rồi mà..."
Tiếng gọi của giáo sư Tôn không ngừng vọng đi
vọng lại trong hầm phòng không trống trải, nhưng đáp lại lão ta không phải
tiếng người, mà là tiếng còi hụ cảnh báo có máy bay tập kích thê lương khôn tả
vảng ra cừ sâu bên trong.
Chương 9: Còi báo động
máy bay tập kích
Tôi và Tuyền béo đang
định nhổm dậy đuổi theo bóng đen kia, chợt nghe trong hầm phòng không vang lên
tiếng còi báo động chói tai, đường hầm này rất tụ âm, tiếng rít dài khủng khiếp
ấy tựa hổ được cả núi non sông suối đồng thanh hưởng ứng, khiến người ta nhất
thời kinh hồn bạt vía.
Cả bọn thảy đều kinh hãi, trong đường hầm phòng không Thanh Khê bỏ hoang nhiều năm, sao lại có tiếng còi báo động máy bay được chứ? Lẽ nào đây là hành vi của trung đoàn trưởng Phong kia? Tuyền béo buột miệng chửi bậy: “Thằng cha trung đoàn trưởng kia cầm tinh con thỏ hả, sao chạy nhanh thế?” Út lắc đầu nói: “Không phải người, ai mà nhanh thế được chứ? Em thấy giống khỉ Ba Sơn hơn…”
Một màn vừa rổi diễn ra thực sự quá nhanh, trong đường hầm có rất nhiều chỗ nứt toác như giếng trời, lấy được không ít ánh sáng, tuy không phải chỗ nào cũng tối om như mực, nhưng ánh sáng nhập nhèm mông lung, căn bản không kịp nhìn rõ cái bóng đen kia là người hay khỉ. Lúc này, nghe tiếng còi hụ báo động vang lên đầy cổ quái, chúng tôi do dự không biết có nên tiến vào trong xem xét hay không.
Đột nhiên thấy giáo sư Tôn bật dậy, chạy thẳng vào sau bên trong đường hầm, vừa chạy lão ta vừa hét gọi tên trung đoàn trưởng Phong, tôi và Shirley Dương định vươn tay ra níu lão ta lại. nhưng đều hụt mất. Tôi gọi với: “Tôn Cửu gia, ông điên rồi à?” đoạn cũng guồng chân đuổi theo lão. Đồng thời gọi mấy người kia nhanh chóng bám sát.
Cả bọn chạy dọc theo dường hầm dược mấy chục mét , đến trước một cánh cửa vòm bằng xi măng rất lớn, Tôn Cửu gia chạy đằng trước thình lình dừng phắt lại, tiếngcòi hụ báo động phát ra chính từ chân bức tường có kẻ biểu ngữ “Chuẩn bị chiến tranh, đề phòng mất mùa”. Đó là một góc chết ánh sáng không chiếu vào được, trong góc có thứ gì đó đang nhấp nhổm không yên, dường như đang quay một cái còi báo động phòng không kiểu quay tay.
Tôi nhân lúc giáo sư Tôn dừng lại liền tóm chặt lão ta, đồng thời giơ đèn pin mắt sói soi về phía góc chết tối om ấy. Vật trong góc cảm nhận được sự thay đổi của ánh sáng, lập tức ngẩng đầu lên, không ngờ lại là một bộ mặt lông lá kỳ dị như dã nhân, đôi mắt xanh lam sáng rực như ngọn đuốc.
Con quái vật lập tức bị ánh sáng chói từ đèn pin làm hoa mắt, kinh hãi kêu lên một tiếng quái dị rồi ném bỏ thiết bị báo động phòng không đang cầm trên tay xuống. Tiếng còi hụ vang khắp hầm phòng không lập tức im bặt, chỉ thấy nó giơ tay lên che cột sáng chói lóa đang chiếu vào mắt, da trên bàn tay nhăn nhúm đầy lông đen sì, móng tay cũng dài thượt, tuyệt đối không thể là tay người.
Lúc này, Shirley Dương, Út, Tuyền béo cũng lần lượt chạy tới. Tuyền béo thấy vậy lập tức giơ nỏ liên châu lên định bắn chết con vật kia, nhưng Tôn Cửu gia vội đẩy cái nỏ của cậu ta ra, thở hồng hộc nói: “Đừng... chớ bắn tên, lão Phong... là... là lão Phong.
Út không hiểu lão Phong mà giáo sư Tôn nói đến là ai, ngẩng mặt lên nhìn, bất giác kinh ngạc thốt: “Lão Phong cái gì chứ? Đây là con khỉ Ba Sơn thường gặp trong núi lắm mà, người trong núi ai mà chẳng gặp rồi ?”
Con khỉ Ba Sơn trong góc cao gần bằng người, nhân lúc chúng tôi chưa xông lên, liền bưng cặp mắt bỏng rát vì ánh sáng của đèn pin mắt sói, lách người chui vào bóng tối phía sau khung cửa xi măng, tiếng hú chớp mắt đã ở xa ngoài trăm bước. Lúc này dù là nỏ liên châu cũng chẳng theo kịp nó nữa rồi.
Tôi sợ giáo sư Tôn lại lên cơn điên đuổi theo con khỉ kia, vẫn tóm chặt lấy bắp tay lão ta không dám buông ra, hỏi: “Tôn Cửu gia, ông bị hoa mắt hay mất trí vậy? Cả người với khỉ mà cũng không phân biệt được à? Ông không nhìn rõ sao? Đó đâu phải trung đoàn trưởng Phong chứ?”
Giáo sư Tôn giậm chân nói: “Cậu tưởng tôi không chịu được đả kích như lão Trần, bảo điên là điên luôn đấy hả? Đó rõ ràng là con khỉ trung đoàn trưởng Phong nuôi mà, hồi đó ở nông trường cải tạo lao động tôi đã gặp nó rồi. Con khỉ này cực kỳ tinh quái, tuy không ở cạnh chủ nhân, nhưng toàn đi khắp nơi trộm đồ ăn, nhân lúc người ta không để ý lại mang đến cho lão Phong, thuốc lá bánh kẹo trà lá trứng gà hoa quả... chẳng gì mà nó không trộm được, bấy giờ tôi cũng được hưởng sái ăn theo không ít thứ.”
Shirley Dương hỏi Tôn Cửu gia: “Giáo sư có thể xác định không ? Loài khỉ Ba Sơn này ở trong rừng đâu đâu cũng có, trong thiên hạ nào phải chỉ có mỗi con khỉ được trung đoàn trưởng Phong thuần dưỡng ấy.”
Giáo sư Tôn đáp: “Dù tôi già cả mắt kém, nhưng tuyệt đối không thể nhìn lầm được, tại sao biết không? Vì trên cổ con khỉ già ấy có đeo một cái kim bài. Tôi thoáng liếc mắt đã thấy ngay, hồi trước trung đoàn trường Phong bị đày đi lao động cải tạo, không được phép mang theo bất cứ vật phẩm cá nhân nào. Nhưng ông ta có một miếng kim bài Quan Sơn thái bảo của tổ tiên truyền lại, đấy là vật Minh Thái Tổ ngự ban, nếu bị phát hiện chắc chắn sẽ bị tịch thu. trung đoàn trưởng Phong không nỡ bỏ vật này, bèn đeo lên cổ con khỉ mình nuôi. Lúc ống ta bỏ trốn về đây, chắc chắn cũng dẫn theo cả con khỉ ấy cùng về.”
Tôi nói: “Xem ra vị trung đoàn trưởng Phong này cũng là một nhân vật đượm màu sắc truyền kỳ đây, nếu ông ta còn sống đến nay, tôi thật rất muốn gặp một lần cho biết.”
Tuyền béo nhặt bộ còi báo động phòng không kiểu quay tay lên, nói thứ nàv giờ là hàng hiếm, ở Phan Gia Viên chuyên thu mua, cũng không biết con khỉ kia trộm ở đâu ra, bỏ đây thì tiếc quá, nói đoạn cậu ta tiện tay nhét luôn vào ba lô, rồi bảo: “Nếu con khỉ Ba Sơn ấy hiểu được ý người, chi bằng chúng ta đuổi theo bắt sống, ép nó dẫn chúng ta đi quét sạch thôn Địa Tiên, con khỉ này chắc chắn thích ăn kẹo, ở đây ta có đầy sô cô la Mỹ, còn sợ không tìm được lối vào mộ cổ hay sao ?”
Giáo sư Tôn nói: “Khỉ Ba Sơn tuy rất thông minh, nhưng dù sao cũng là loài thú, ép nó dẫn đường cho chúng ta thì không thể, nhưng có thể lần theo dấu vết của nó, không chừng lại tìm thấy lão Phong và mộ cổ Địa Tiên cũng nên.”
Tôi gật đầu nói: “Cứ vậy đi, tiểu đội trưởng đầu heo Vương Khải Tuyền, không phải cậu muốn làm tướng quân sao? Cậu đi trước mở đường cho chúng ta đi, nhanh chóng xuất phát.”
Bọn tôi sợ để con khỉ Ba Sơn chạy xa quá sẽ không thể theo dấu được, không dám lần lữa, vội chạy dọc đường hầm đuổi theo nó. Đường hầm này chạy xuyên qua cả ngọn núi phía Tây trấn Thanh Khê, trên mặt đất có đường ray để vận chuyển đất đá, những mỏ muối khoáng xung quanh đã đào rỗng ruột ngọn núi, hầm phòng không và đường hầm chính quy chỉ là một phần nhỏ trong đó, bên trong địa hình phức tạp, nhiều chỗ rẽ nhánh. Chúng tôi di trong đường hầm tối đen như mựckhoảng mấy cây số vẫn không thấy bóng dáng con khỉ Ba Son kia đâu, chẳng rõ nó đã chạy đến tận đâu rồi.
Trước mắt, muốn tìm “Địa Tiên”, vẫn phải tìm thấy “ô dương” chứ không thể theo con khỉ Ba Sơn kia chạy loạn trong hệ thống đường hầm như mê cung này được. Chúng tôi đành tiếp tục đi về phía cuối đường hầm, chỗ đó nối liền với một hẻm núi đan xen chằng chịt, là nơi mạch khoáng muối không vươn tới, cũng là khu vực chúng tôi định khảo sát theo kế hoạch ban đầu.
Đi đến cuổi đường hầm, chỉ thấy bức tường mé bên đã sạt lở, để lộ một hang núi rất lớn, trong hang toàn gạch đá vỡ vụn, nhìn màu sắc thì đều là gạch cổ, bên trong vẫn còn một đống thú đá ô dương mới bới ra được một nửa, một nửa vẫn chìm trong tầng đất, nhìn qua đủ thấy số lượng cũng không ít.
Tôi nói với những người còn lại, chỗ này có thể bị sụt lún lộ ra lúc công trình đi gần đến giai đoạn cuối. Hầm phòng không này là sản phẩm đặc thù của một thời đại đặc thù. Thực ra trong lòng núi chằng chịt những hầm mỏ khai thác muối khoáng thời xưa này, tình hình ngấm nước và sạt lở rất nghiêm trọng, căn bản không thể xây công trình phòng hộ nào hết, người chui vào đây không bị chôn sống là may phước rồi, còn mong gì phát huy tác dụng ba phòng với chẳng bốn phòng.
Giáo sư Tôn cắm đèn pin chiếu vào hang động lộ ra ở chỗ sụt lún xem xét: “Đây là hố tuẫn táng à? Nhưng cũng không giống..." Ngay sau đó, lão ta phát hiện ra những con thú đá ô dương mới đục đẽo một nửa và đống đá nguyên liệu, liền đoán đây có thể là nơi điêu khắc tượng thú đá thời cổ. Bên trong hang động lớn bằng khoảng bảy tám nhà dân, bề mặt tầng nham thạch trơn nhẵn kiên cố, mạch đá hết sức đặc biệt. Những tảng đá dùng điêu khắc thú đá ô dương đều được khai thác tại chỗ, ngoài ra không còn vật gì đặc biệt, nhưng hang động này không có mạch khoang muối Vu, nếu chẳng phải vì công trình đường hầm kéo dài đến đây, thì không thể phát hiện ra được .
Shirley Dương phát hiện trên vách núi có luồng gió lưu động, cơ hồ có khe hở thông ra ngoài, bèn lấy xẻng xúc lớp đất bám bên trên, để lộ một bức tường không chắc chăn lắm. Cô đưa tay đẩy nhẹ, tường gạch liền rầm ràm đổ xuống, ánh sáng bèn ngoài chiếu thẳng vào. Tôi thò đầu ra quan sát, thấy miệng hang này mở ra lưng chừng núi, phía trước có một con đường đi dốc đứng ngoằn ngoèo dẫn xuống đáy hẻm núi, nhưng từ chỗ này nhìn xuống không thể thấy được tình hình phía dưới.
Đối diện là một vách núi dựng đứng dựa trời tiếp đất, vách cao nghìn thước, khói mây mù mịt, mấy chục dòng thác hình thành sau cơn mưa từ trong núi cuồn cuộn trào ra, chảy từ các khe ránh trên vách đá xuống đáy hẻm núi. Vì vách núi rất cao, những dòng nước chảy ra đều như những sợi chỉ bạc buông thẳng, rơi xuống giữa những sườn dốc hiểm trở cây cối um tùm, trông hết sức hùng vĩ.
Trên vách đá cheo leo hai bên hẻm núi đều có đường đục vào lòng núi, ngang dọc đan xen như mạng nhện, không biết là dẫn tới những đâu. Đoạn đường dốc bên dưới miệng hang có tượng thú đá ô dương chỉ là một đoạn rất nhỏ trong hệ thống ấy. Tôi hỏi Út có biết hẻm núi này là nơi nào không? Út bảo, đây là hẻm núi Quan Tài, khắp nơi đều là quan tài treo. Nơi ấy thuở trước có phong tục "treo quan tài lấy may, gỗ rơi xuống là điểm lành", chẳng biết đã qua bao nhiêu đời. Rất nhiều khe núi quanh đây đều là quan tài treo, nhưng hẻm núi Quan Tài là nhiều nhất, vì vậy mới có tên .
Tôi thầm nghĩ, truyền thuyết về Mộ cổ thôn Địa Tiên chưa từng nhắc đến chuyện treo quan tài trên vách đá, Quan Sơn thái bảo hẳn cũng không chọn nơi lộ ra cho gió dập mưa vùi này làm âm trạch, bèn hỏi tiếp Út, dưới hẻm núi này có gì không? Có ai từng xuống dưới đó chưa?
Út lắc đầu, ý bảo mình cũng không rõ lắm, vì dân bản địa đa phần đều biết, hẻm núi Quan Tài không chỉ là một hẻm núi, mà mười mấy hẻm núi khe sâu hun hút đan xem chằng chịt với nhau, từ trên cao nhìn xuống, địa hình trông tựa như một chữ “Vu”, nên còn được gọi là Tiểu Vu Hiệp. Trong đó, hầu hết các vách đá đều có đường sạn đạo do cổ nhân xây dựng, có điều vì đã quá lâu, hệ thống sạn đạo đã biến thành một mê cung phức tạp, nhiều chỗ đi được một nửa là không còn đường đi nữa. Đồng thời, từ bên ngoài cũng không có đường nào để tiến vào. Ngay cả dân trong vùng cũng rất ít người thông thạo đường đi lối lại, bởi ngoài việc đường đi khó khăn nguy hiểm, bên trong hẻm núi Quam Tài còn đầy những quan tài treo lơ lửng, toàn là xương cốt người chết, ai rỗi hơi đến đây làm gì? Hồi trước, Út từng nghe người già trong trấn nói rằng: “Hẻm núi Quan Tài, một đường trời, mười người trông thấy chín kẻ sầu”.
Tôn Cửu gia nói: “Vậy thì đúng rồi, người trong vùng hiện nay đã không phân biệt nổi sạn đạo cổ lơ lửng trên vách núi và điểu đạo khảm vào lòng núi nữa. Kỳ thực cổ đạo ở hẻm núi Quan Tài này đều được khoét vào vách núi dựng đứng, cách một đoạn lại có một hang nông, giống như ổ chim vậy, nên mới gọi là điểu đạo. Chắc chắn câu Điểu đạo tung hoành, trăm bước chín hồi kia chỉ hệ thống điểu đạo chằng chịt ở khu vực này, trăm bước điểu đạo có lẽ là một đoạn nào đó, chỉ cần nghĩ cách tìm dược đoạn đường ấy, thì chúng ta đã đến rất gần lối vào mộ cổ Địa Tiên rồi đấy.”
Shirley Dương quan sát một lúc, đoạn nói: "Độ cao của vách đá dựng đứng không dưới một nghìn mét, hệ thống điểu đạo trên đó ngang dọc rất phức tạp, có thể nói là cực kỳ ngoằn ngoèo, chẳng những vậy thế núi lại cheo leo mờ mịt, xung quanh bị sương mù phong tỏa, làm sao phán đoán được đoạn nào mới là chỗ trăm bước chín hồi chứ?”
Tôi thấy hình thế hẻm núi Quan Tài này quả thực bất phàm, chênh lệch độ cao hơn một nghìn mét là khái niệm thế nào chứ? Tương đương chồng vài tòa nhà mấy chục tầng lên nhau đấy. Vả lại, mỗi hẻm núi đều chạy vòng tít tắp, trong núi mây mù mờ mịt, nước xiết cuồn cuộn, khí tượng thần bí vô cùng, vừa hùng vĩ vừa tráng lệ, nhìn mãi không hết, ngắm mãi không chán.
Những nơi thâm nghiêm hiểm trở mà tôi từng thấy trong đời, đều không thể bì với nơi này. Dù giẫu mười vạn đại quân trong hẻm núi Quan Tài, cũng tuyệt đối không thể lộ chút dấu vết nào, nếu mộ cổ Địa Tiên được xây dựng tại đây, người ngoài không hiểu nội tình và bí mật bên trong, sợ rằng có được thần tiên giúp cũng khó lòng tìm ra nổi.
Tôi bảo mọi người, muốn soát sơn tàm long, phân kim định huyệt ở đất này chỉ e còn khó hơn lên trời, tốt nhất phải nghĩ cách tìm được “điểu đạo trăm bước”. Tình hình trước mắt cho thấy, mấy câu gợi ý của trung đoàn trưởng Phong đa phần đều đã có đối ứng, bây giờ chúng ta đang ở vùng ngoại vi của hẻm núi Quan Tài, đợi tiến vào trong xem xét rõ tình hình rồi tính toán tiếp, cứ tùy cơ ứng biến là được.
Tuyền béo nghe loáng thoáng phải đi trên “điểu đạo nghìn thước”, ngước lên đã thấy hoa mắt chóng mặt, trông xuống thì đầu váng mắt hoa, thực quá cao quá nguy hiểm, lập tức đòi đánh trống lui quân, viện cớ nói Quan Sơn thái bảo chắc chắn không ở trong hẻm núi Quan Tài này, vẫn nên quay lại hầm phòng không Thanh Khê tìm con khỉ dẫn đường mới là thượng sách.
Tôi liền giở phép khích tướng, vỗ vỗ cái bụng thịt của Tuyền béo, hỏi cậu ta gần đây có phải mải mê hưởng thụ đến chột cả lá gan đi rồi hay không? Hẻm núi Quan Tài đích thực là nơi thập phần hiểm yếu, “dẫu bậc cái thế anh hùng cũng phải khiếp đảm kinh tâm” nhưng nếu không phải vậy, mộ cổ Địa Tiên đã không thể thoát khỏi bàn tay đám trộm mộ mà giữ được nguyên vẹn đến ngày nay. Chủ nhân ngôi mộ ấy, chính là một kẻ trùm sò năm xưa từng đi trộm mộ khắp nơi, kim châu bảo ngọc bên trong, có thể nói là nhiều không kể xiết, tư lệnh Tuyền béo nhà cậu còn không mau chóng đi tiếp quản thì sớm muộn gì cũng thành vật trong túi kẻ khác đấy.
Tuyền béo bị tôi gãi đúng chỗ ngứa, nghe thấy mấy chữ “kim châu bảo ngọc” càng sáng bừng hai mắt, hừng hực lửa lòng, nghiến răng nghiến lợi mãi rồi cũng hạ quyết tâm, dằn giọng nói: “Hôm nay để cho các người thấy, ông Tuyền béo còn chưa về hưu đâu, tiên sư nó chứ, ông chính là loại người dám đấu tranh, dám thắnglợi đây, nêu không có đảm lượng khí phách mặc sóng to gió lớn, ngồi vững Điểu Ngư đài(1), thì đâu xứng với sự nghiệp đổ đấu này nữa chứ?”
Cả bọn thảy đều kinh hãi, trong đường hầm phòng không Thanh Khê bỏ hoang nhiều năm, sao lại có tiếng còi báo động máy bay được chứ? Lẽ nào đây là hành vi của trung đoàn trưởng Phong kia? Tuyền béo buột miệng chửi bậy: “Thằng cha trung đoàn trưởng kia cầm tinh con thỏ hả, sao chạy nhanh thế?” Út lắc đầu nói: “Không phải người, ai mà nhanh thế được chứ? Em thấy giống khỉ Ba Sơn hơn…”
Một màn vừa rổi diễn ra thực sự quá nhanh, trong đường hầm có rất nhiều chỗ nứt toác như giếng trời, lấy được không ít ánh sáng, tuy không phải chỗ nào cũng tối om như mực, nhưng ánh sáng nhập nhèm mông lung, căn bản không kịp nhìn rõ cái bóng đen kia là người hay khỉ. Lúc này, nghe tiếng còi hụ báo động vang lên đầy cổ quái, chúng tôi do dự không biết có nên tiến vào trong xem xét hay không.
Đột nhiên thấy giáo sư Tôn bật dậy, chạy thẳng vào sau bên trong đường hầm, vừa chạy lão ta vừa hét gọi tên trung đoàn trưởng Phong, tôi và Shirley Dương định vươn tay ra níu lão ta lại. nhưng đều hụt mất. Tôi gọi với: “Tôn Cửu gia, ông điên rồi à?” đoạn cũng guồng chân đuổi theo lão. Đồng thời gọi mấy người kia nhanh chóng bám sát.
Cả bọn chạy dọc theo dường hầm dược mấy chục mét , đến trước một cánh cửa vòm bằng xi măng rất lớn, Tôn Cửu gia chạy đằng trước thình lình dừng phắt lại, tiếngcòi hụ báo động phát ra chính từ chân bức tường có kẻ biểu ngữ “Chuẩn bị chiến tranh, đề phòng mất mùa”. Đó là một góc chết ánh sáng không chiếu vào được, trong góc có thứ gì đó đang nhấp nhổm không yên, dường như đang quay một cái còi báo động phòng không kiểu quay tay.
Tôi nhân lúc giáo sư Tôn dừng lại liền tóm chặt lão ta, đồng thời giơ đèn pin mắt sói soi về phía góc chết tối om ấy. Vật trong góc cảm nhận được sự thay đổi của ánh sáng, lập tức ngẩng đầu lên, không ngờ lại là một bộ mặt lông lá kỳ dị như dã nhân, đôi mắt xanh lam sáng rực như ngọn đuốc.
Con quái vật lập tức bị ánh sáng chói từ đèn pin làm hoa mắt, kinh hãi kêu lên một tiếng quái dị rồi ném bỏ thiết bị báo động phòng không đang cầm trên tay xuống. Tiếng còi hụ vang khắp hầm phòng không lập tức im bặt, chỉ thấy nó giơ tay lên che cột sáng chói lóa đang chiếu vào mắt, da trên bàn tay nhăn nhúm đầy lông đen sì, móng tay cũng dài thượt, tuyệt đối không thể là tay người.
Lúc này, Shirley Dương, Út, Tuyền béo cũng lần lượt chạy tới. Tuyền béo thấy vậy lập tức giơ nỏ liên châu lên định bắn chết con vật kia, nhưng Tôn Cửu gia vội đẩy cái nỏ của cậu ta ra, thở hồng hộc nói: “Đừng... chớ bắn tên, lão Phong... là... là lão Phong.
Út không hiểu lão Phong mà giáo sư Tôn nói đến là ai, ngẩng mặt lên nhìn, bất giác kinh ngạc thốt: “Lão Phong cái gì chứ? Đây là con khỉ Ba Sơn thường gặp trong núi lắm mà, người trong núi ai mà chẳng gặp rồi ?”
Con khỉ Ba Sơn trong góc cao gần bằng người, nhân lúc chúng tôi chưa xông lên, liền bưng cặp mắt bỏng rát vì ánh sáng của đèn pin mắt sói, lách người chui vào bóng tối phía sau khung cửa xi măng, tiếng hú chớp mắt đã ở xa ngoài trăm bước. Lúc này dù là nỏ liên châu cũng chẳng theo kịp nó nữa rồi.
Tôi sợ giáo sư Tôn lại lên cơn điên đuổi theo con khỉ kia, vẫn tóm chặt lấy bắp tay lão ta không dám buông ra, hỏi: “Tôn Cửu gia, ông bị hoa mắt hay mất trí vậy? Cả người với khỉ mà cũng không phân biệt được à? Ông không nhìn rõ sao? Đó đâu phải trung đoàn trưởng Phong chứ?”
Giáo sư Tôn giậm chân nói: “Cậu tưởng tôi không chịu được đả kích như lão Trần, bảo điên là điên luôn đấy hả? Đó rõ ràng là con khỉ trung đoàn trưởng Phong nuôi mà, hồi đó ở nông trường cải tạo lao động tôi đã gặp nó rồi. Con khỉ này cực kỳ tinh quái, tuy không ở cạnh chủ nhân, nhưng toàn đi khắp nơi trộm đồ ăn, nhân lúc người ta không để ý lại mang đến cho lão Phong, thuốc lá bánh kẹo trà lá trứng gà hoa quả... chẳng gì mà nó không trộm được, bấy giờ tôi cũng được hưởng sái ăn theo không ít thứ.”
Shirley Dương hỏi Tôn Cửu gia: “Giáo sư có thể xác định không ? Loài khỉ Ba Sơn này ở trong rừng đâu đâu cũng có, trong thiên hạ nào phải chỉ có mỗi con khỉ được trung đoàn trưởng Phong thuần dưỡng ấy.”
Giáo sư Tôn đáp: “Dù tôi già cả mắt kém, nhưng tuyệt đối không thể nhìn lầm được, tại sao biết không? Vì trên cổ con khỉ già ấy có đeo một cái kim bài. Tôi thoáng liếc mắt đã thấy ngay, hồi trước trung đoàn trường Phong bị đày đi lao động cải tạo, không được phép mang theo bất cứ vật phẩm cá nhân nào. Nhưng ông ta có một miếng kim bài Quan Sơn thái bảo của tổ tiên truyền lại, đấy là vật Minh Thái Tổ ngự ban, nếu bị phát hiện chắc chắn sẽ bị tịch thu. trung đoàn trưởng Phong không nỡ bỏ vật này, bèn đeo lên cổ con khỉ mình nuôi. Lúc ống ta bỏ trốn về đây, chắc chắn cũng dẫn theo cả con khỉ ấy cùng về.”
Tôi nói: “Xem ra vị trung đoàn trưởng Phong này cũng là một nhân vật đượm màu sắc truyền kỳ đây, nếu ông ta còn sống đến nay, tôi thật rất muốn gặp một lần cho biết.”
Tuyền béo nhặt bộ còi báo động phòng không kiểu quay tay lên, nói thứ nàv giờ là hàng hiếm, ở Phan Gia Viên chuyên thu mua, cũng không biết con khỉ kia trộm ở đâu ra, bỏ đây thì tiếc quá, nói đoạn cậu ta tiện tay nhét luôn vào ba lô, rồi bảo: “Nếu con khỉ Ba Sơn ấy hiểu được ý người, chi bằng chúng ta đuổi theo bắt sống, ép nó dẫn chúng ta đi quét sạch thôn Địa Tiên, con khỉ này chắc chắn thích ăn kẹo, ở đây ta có đầy sô cô la Mỹ, còn sợ không tìm được lối vào mộ cổ hay sao ?”
Giáo sư Tôn nói: “Khỉ Ba Sơn tuy rất thông minh, nhưng dù sao cũng là loài thú, ép nó dẫn đường cho chúng ta thì không thể, nhưng có thể lần theo dấu vết của nó, không chừng lại tìm thấy lão Phong và mộ cổ Địa Tiên cũng nên.”
Tôi gật đầu nói: “Cứ vậy đi, tiểu đội trưởng đầu heo Vương Khải Tuyền, không phải cậu muốn làm tướng quân sao? Cậu đi trước mở đường cho chúng ta đi, nhanh chóng xuất phát.”
Bọn tôi sợ để con khỉ Ba Sơn chạy xa quá sẽ không thể theo dấu được, không dám lần lữa, vội chạy dọc đường hầm đuổi theo nó. Đường hầm này chạy xuyên qua cả ngọn núi phía Tây trấn Thanh Khê, trên mặt đất có đường ray để vận chuyển đất đá, những mỏ muối khoáng xung quanh đã đào rỗng ruột ngọn núi, hầm phòng không và đường hầm chính quy chỉ là một phần nhỏ trong đó, bên trong địa hình phức tạp, nhiều chỗ rẽ nhánh. Chúng tôi di trong đường hầm tối đen như mựckhoảng mấy cây số vẫn không thấy bóng dáng con khỉ Ba Son kia đâu, chẳng rõ nó đã chạy đến tận đâu rồi.
Trước mắt, muốn tìm “Địa Tiên”, vẫn phải tìm thấy “ô dương” chứ không thể theo con khỉ Ba Sơn kia chạy loạn trong hệ thống đường hầm như mê cung này được. Chúng tôi đành tiếp tục đi về phía cuối đường hầm, chỗ đó nối liền với một hẻm núi đan xen chằng chịt, là nơi mạch khoáng muối không vươn tới, cũng là khu vực chúng tôi định khảo sát theo kế hoạch ban đầu.
Đi đến cuổi đường hầm, chỉ thấy bức tường mé bên đã sạt lở, để lộ một hang núi rất lớn, trong hang toàn gạch đá vỡ vụn, nhìn màu sắc thì đều là gạch cổ, bên trong vẫn còn một đống thú đá ô dương mới bới ra được một nửa, một nửa vẫn chìm trong tầng đất, nhìn qua đủ thấy số lượng cũng không ít.
Tôi nói với những người còn lại, chỗ này có thể bị sụt lún lộ ra lúc công trình đi gần đến giai đoạn cuối. Hầm phòng không này là sản phẩm đặc thù của một thời đại đặc thù. Thực ra trong lòng núi chằng chịt những hầm mỏ khai thác muối khoáng thời xưa này, tình hình ngấm nước và sạt lở rất nghiêm trọng, căn bản không thể xây công trình phòng hộ nào hết, người chui vào đây không bị chôn sống là may phước rồi, còn mong gì phát huy tác dụng ba phòng với chẳng bốn phòng.
Giáo sư Tôn cắm đèn pin chiếu vào hang động lộ ra ở chỗ sụt lún xem xét: “Đây là hố tuẫn táng à? Nhưng cũng không giống..." Ngay sau đó, lão ta phát hiện ra những con thú đá ô dương mới đục đẽo một nửa và đống đá nguyên liệu, liền đoán đây có thể là nơi điêu khắc tượng thú đá thời cổ. Bên trong hang động lớn bằng khoảng bảy tám nhà dân, bề mặt tầng nham thạch trơn nhẵn kiên cố, mạch đá hết sức đặc biệt. Những tảng đá dùng điêu khắc thú đá ô dương đều được khai thác tại chỗ, ngoài ra không còn vật gì đặc biệt, nhưng hang động này không có mạch khoang muối Vu, nếu chẳng phải vì công trình đường hầm kéo dài đến đây, thì không thể phát hiện ra được .
Shirley Dương phát hiện trên vách núi có luồng gió lưu động, cơ hồ có khe hở thông ra ngoài, bèn lấy xẻng xúc lớp đất bám bên trên, để lộ một bức tường không chắc chăn lắm. Cô đưa tay đẩy nhẹ, tường gạch liền rầm ràm đổ xuống, ánh sáng bèn ngoài chiếu thẳng vào. Tôi thò đầu ra quan sát, thấy miệng hang này mở ra lưng chừng núi, phía trước có một con đường đi dốc đứng ngoằn ngoèo dẫn xuống đáy hẻm núi, nhưng từ chỗ này nhìn xuống không thể thấy được tình hình phía dưới.
Đối diện là một vách núi dựng đứng dựa trời tiếp đất, vách cao nghìn thước, khói mây mù mịt, mấy chục dòng thác hình thành sau cơn mưa từ trong núi cuồn cuộn trào ra, chảy từ các khe ránh trên vách đá xuống đáy hẻm núi. Vì vách núi rất cao, những dòng nước chảy ra đều như những sợi chỉ bạc buông thẳng, rơi xuống giữa những sườn dốc hiểm trở cây cối um tùm, trông hết sức hùng vĩ.
Trên vách đá cheo leo hai bên hẻm núi đều có đường đục vào lòng núi, ngang dọc đan xen như mạng nhện, không biết là dẫn tới những đâu. Đoạn đường dốc bên dưới miệng hang có tượng thú đá ô dương chỉ là một đoạn rất nhỏ trong hệ thống ấy. Tôi hỏi Út có biết hẻm núi này là nơi nào không? Út bảo, đây là hẻm núi Quan Tài, khắp nơi đều là quan tài treo. Nơi ấy thuở trước có phong tục "treo quan tài lấy may, gỗ rơi xuống là điểm lành", chẳng biết đã qua bao nhiêu đời. Rất nhiều khe núi quanh đây đều là quan tài treo, nhưng hẻm núi Quan Tài là nhiều nhất, vì vậy mới có tên .
Tôi thầm nghĩ, truyền thuyết về Mộ cổ thôn Địa Tiên chưa từng nhắc đến chuyện treo quan tài trên vách đá, Quan Sơn thái bảo hẳn cũng không chọn nơi lộ ra cho gió dập mưa vùi này làm âm trạch, bèn hỏi tiếp Út, dưới hẻm núi này có gì không? Có ai từng xuống dưới đó chưa?
Út lắc đầu, ý bảo mình cũng không rõ lắm, vì dân bản địa đa phần đều biết, hẻm núi Quan Tài không chỉ là một hẻm núi, mà mười mấy hẻm núi khe sâu hun hút đan xem chằng chịt với nhau, từ trên cao nhìn xuống, địa hình trông tựa như một chữ “Vu”, nên còn được gọi là Tiểu Vu Hiệp. Trong đó, hầu hết các vách đá đều có đường sạn đạo do cổ nhân xây dựng, có điều vì đã quá lâu, hệ thống sạn đạo đã biến thành một mê cung phức tạp, nhiều chỗ đi được một nửa là không còn đường đi nữa. Đồng thời, từ bên ngoài cũng không có đường nào để tiến vào. Ngay cả dân trong vùng cũng rất ít người thông thạo đường đi lối lại, bởi ngoài việc đường đi khó khăn nguy hiểm, bên trong hẻm núi Quam Tài còn đầy những quan tài treo lơ lửng, toàn là xương cốt người chết, ai rỗi hơi đến đây làm gì? Hồi trước, Út từng nghe người già trong trấn nói rằng: “Hẻm núi Quan Tài, một đường trời, mười người trông thấy chín kẻ sầu”.
Tôn Cửu gia nói: “Vậy thì đúng rồi, người trong vùng hiện nay đã không phân biệt nổi sạn đạo cổ lơ lửng trên vách núi và điểu đạo khảm vào lòng núi nữa. Kỳ thực cổ đạo ở hẻm núi Quan Tài này đều được khoét vào vách núi dựng đứng, cách một đoạn lại có một hang nông, giống như ổ chim vậy, nên mới gọi là điểu đạo. Chắc chắn câu Điểu đạo tung hoành, trăm bước chín hồi kia chỉ hệ thống điểu đạo chằng chịt ở khu vực này, trăm bước điểu đạo có lẽ là một đoạn nào đó, chỉ cần nghĩ cách tìm dược đoạn đường ấy, thì chúng ta đã đến rất gần lối vào mộ cổ Địa Tiên rồi đấy.”
Shirley Dương quan sát một lúc, đoạn nói: "Độ cao của vách đá dựng đứng không dưới một nghìn mét, hệ thống điểu đạo trên đó ngang dọc rất phức tạp, có thể nói là cực kỳ ngoằn ngoèo, chẳng những vậy thế núi lại cheo leo mờ mịt, xung quanh bị sương mù phong tỏa, làm sao phán đoán được đoạn nào mới là chỗ trăm bước chín hồi chứ?”
Tôi thấy hình thế hẻm núi Quan Tài này quả thực bất phàm, chênh lệch độ cao hơn một nghìn mét là khái niệm thế nào chứ? Tương đương chồng vài tòa nhà mấy chục tầng lên nhau đấy. Vả lại, mỗi hẻm núi đều chạy vòng tít tắp, trong núi mây mù mờ mịt, nước xiết cuồn cuộn, khí tượng thần bí vô cùng, vừa hùng vĩ vừa tráng lệ, nhìn mãi không hết, ngắm mãi không chán.
Những nơi thâm nghiêm hiểm trở mà tôi từng thấy trong đời, đều không thể bì với nơi này. Dù giẫu mười vạn đại quân trong hẻm núi Quan Tài, cũng tuyệt đối không thể lộ chút dấu vết nào, nếu mộ cổ Địa Tiên được xây dựng tại đây, người ngoài không hiểu nội tình và bí mật bên trong, sợ rằng có được thần tiên giúp cũng khó lòng tìm ra nổi.
Tôi bảo mọi người, muốn soát sơn tàm long, phân kim định huyệt ở đất này chỉ e còn khó hơn lên trời, tốt nhất phải nghĩ cách tìm được “điểu đạo trăm bước”. Tình hình trước mắt cho thấy, mấy câu gợi ý của trung đoàn trưởng Phong đa phần đều đã có đối ứng, bây giờ chúng ta đang ở vùng ngoại vi của hẻm núi Quan Tài, đợi tiến vào trong xem xét rõ tình hình rồi tính toán tiếp, cứ tùy cơ ứng biến là được.
Tuyền béo nghe loáng thoáng phải đi trên “điểu đạo nghìn thước”, ngước lên đã thấy hoa mắt chóng mặt, trông xuống thì đầu váng mắt hoa, thực quá cao quá nguy hiểm, lập tức đòi đánh trống lui quân, viện cớ nói Quan Sơn thái bảo chắc chắn không ở trong hẻm núi Quan Tài này, vẫn nên quay lại hầm phòng không Thanh Khê tìm con khỉ dẫn đường mới là thượng sách.
Tôi liền giở phép khích tướng, vỗ vỗ cái bụng thịt của Tuyền béo, hỏi cậu ta gần đây có phải mải mê hưởng thụ đến chột cả lá gan đi rồi hay không? Hẻm núi Quan Tài đích thực là nơi thập phần hiểm yếu, “dẫu bậc cái thế anh hùng cũng phải khiếp đảm kinh tâm” nhưng nếu không phải vậy, mộ cổ Địa Tiên đã không thể thoát khỏi bàn tay đám trộm mộ mà giữ được nguyên vẹn đến ngày nay. Chủ nhân ngôi mộ ấy, chính là một kẻ trùm sò năm xưa từng đi trộm mộ khắp nơi, kim châu bảo ngọc bên trong, có thể nói là nhiều không kể xiết, tư lệnh Tuyền béo nhà cậu còn không mau chóng đi tiếp quản thì sớm muộn gì cũng thành vật trong túi kẻ khác đấy.
Tuyền béo bị tôi gãi đúng chỗ ngứa, nghe thấy mấy chữ “kim châu bảo ngọc” càng sáng bừng hai mắt, hừng hực lửa lòng, nghiến răng nghiến lợi mãi rồi cũng hạ quyết tâm, dằn giọng nói: “Hôm nay để cho các người thấy, ông Tuyền béo còn chưa về hưu đâu, tiên sư nó chứ, ông chính là loại người dám đấu tranh, dám thắnglợi đây, nêu không có đảm lượng khí phách mặc sóng to gió lớn, ngồi vững Điểu Ngư đài(1), thì đâu xứng với sự nghiệp đổ đấu này nữa chứ?”
Chương 10:
Những bức nham họa trên
vách đá cổ ấy giống như một dạng totem hay truyền thuyết, phong cách kỳ dị hiếm
thấy, men theo điểu đạo nghìn thước đi xuống, chỗ nào cũng có, không biết từ
niên đại nào sót lại đến ngày nay. Những cảnh tượng được vẽ lại, cơ hồ đều là
những tai họa khủng khiếp, có nạn châu chấu che kín cả mặt trời, có nước lũ
ngập tràn mặt đất, cũng có núi lửa phun trào, núi long đất lở, loài người và
muông thú tàn sát lẫn nhau...
Tôi xem mà lấy làm kỳ
quái, sao bao nhiêu kiếp nạn khủng khiếp đều đổ dồn về hẻm núi Quan Tài trấn
Thanh Khê này như vậy? Thật đúng là “nước sôi lửa bỏng”, nhưng nhìn địa thế khu
vực hẻm núi chằng chịt đan xen này, tựa như vô số con rồng đang cuộn mình tiềm
phục, trong núi mây khói biến ảo vấn vít, thác nước trên vách đá cheo leo như
sông Ngân từ trời đổ xuống, theo quan điểm phong thủy học thì đây là đất “ẩn
nạp, tàng tiên”, lẽ nào thời viễn cổ lại là chốn Địa ngục A Tỳ hay sao?
Shirley Dương nói:
“Nước sông cuộn máu, ếch nhái khắp nới, rận rệp thành đàn, dã thú chết hết, ôn
dịch lây lan, da dẻ thối rữa, mưa đá lửa đỏ, châu chấu ùa về, bóng tối xâm
chiếm, con trưởng chết thảm là mười hình phạt của Chúa Trời được ghi chép trong
Kinh Thánh. Tuy rằng văn hóa Trung Quốc và phương Tây có sự khác biệt, nhưng
tôi thấy nơi này thật giống vùng đất bị thần linh lãng quên được nhắc đến trong
Kinh thánh vậy.”
Giáo sư Tôn không đồng
ý với cách nhìn của chúng tôi, lão ta lập tức chỉ ra: “Chớ nên theo chủ nghĩa
duy tâm tin vào thần linh hay trời phạt, theo kinh nghiệm của tôi, những bức
nham họa này là di tích có từ trước thời Chiến Quốc. Trước khi Tiên Tần xây
dựng công trình thủy lợi Đô Giang Yến, vùng Ba Thục này liên tiếp gặp thiên
tai, năm nào cũng có lũ lụt hay núi lửa phun trào, hoàn toàn không phải truyền
thuyết không có thật đâu.”
Tôi vốn định tranh luận
thêm với lão ta, nhưng điểu đạo càng đi càng hiểm trở, không thể phân tâm nói
chuyện hoặc để ý đến những bức họa trên vách đá được, ai nấy đều phải dán lưng
sát vách, nhích từng bước một. Tuyền béo mặt mày tái mét, nhắm tịt mắt lại
không dám nhìn xuống dưới, bốn phía mênh mang toàn sương khói mông lung mờ ảo,
người đi trên điểu đạo như lạc giữa tầng mây, chẳng thể phân biệt được Đông Tây
Nam Bắc.
Chúng tôi đi trên điểu
đạo đục lõm vào vách đá một lúc lâu, chợt nghe tiếng nước ầm ầm như sấm động
dưới chân, trên vách đá lạnh toát toàn hạt nước, thiết tưởng cách đáy hẻm núi
không còn bao xa nữa. Lúc này, Shirley Dương đi đầu đột nhiên dừng lại, thì ra
con đường đã bị cắt đứt, không sao tiến thêm lên được, có điều, chỗ này chỉ
cách mặt đất chừng ba mét mà thôi.
Shirley Dương nói bên
dưới có thể đặt chân được, bèn thả phi hổ trảo xuống, để mọi người lần lượt bám
vào dây xích đánh từ thép ròng tụt xuống đáy hẻm núi. Dưới đáy hẻm là một dòng
sông nước chảy rất xiết, hai bên có nhiều bãi đá xanh tự nhiên. Giữa những bãi
đa nguy hiểm “loạn thạch tứ tung, sóng dữ cuộn trào” ấy, có mấy con đường lát
đá quanh co khúc khuỷu có thể đi được.
Tuyền béo chạm được
chân xuống đất, mới thấy yên tâm: ‘Nhất à, chúng ta đến đâu rồi ? Viện bảo tàng
mộ cổ của địa tiên ở trong hẻm núi này đấy hả?
Tôi đảo mắt nhìn quanh
bốn phía, trên đỉnh đầu là màn sương mỏng thoắt tụ thoắt tan, đáy hẻm núi thì
đầy hơi ẩm, nước bẩn tung tóe, chỉ thấy khắp dải núi non đều mênh mang mờ mịt,
thực không biết đã đến nơi nào. Còn chưa biết trả lòi Tuyền béo ra sao, chợt
nghe Shirley Dương nói: “Mọi người nhìn phía sau kìa...” Chúng tôi vội ngoảnh
đầu nhìn, thì ra bên dưới vách đá sau lưng chúng tôi toàn đá vụn lở vỡ, trong
đám ngổn ngang ấy lộ ra mấy chỗ gần giống dấu tích của rường đá, cửa đá, xem
chừng trước đây dưới chân vách đá này có một cửa hang bằng đá rất lớn, nhưng
giờ đã bị đất lở bít kín hoàn toàn.
Shirley Dương nói: “Út
nói nơi đây là khu vực rìa của hẻm núi Quan Tài, đường hầm dẫn đến cửa đá này,
rất có thể là đường tiến vào từ bên ngoài hẻm núi, giờ chúng ta đã đến được
cổng lớn của hẻm núi Quan Tài rồi đấy.”
Tôi và Tôn Cửu gia đểu
cảm thấy mười phần chắc tới tám chín là như vậy, nhưng hẻm núi Quan Tài này địa
thế hiểm trở, không rõ có mạch khoáng hay giếng khai thác gì không. Phỏng
chừng, hầm phòng không Thanh Khê cũng chưa vươn vào tới đây, bản đồ bản vẽ tìm
được trong thị trấn đều vô dụng mất rồi. Bởi vậy, tuy đã vào đến cửa núi, nhưng
đối diện với hẻm núi sâu thần bí khó lường này, tôi thực tình cũng không biết
bước tiếp theo nên hành động thế nào.
Mọi người thương lượng
tại chỗ vài câu, rồi nhanh chóng quyết định dựa theo phương vị của cửa đá ở lối
vào hẻm núi, từ đây tiến sâu vào trong thăm dò kỹ hơn. Chúng tôi mang theo
nhiều lương khô, đủ dùng trong thời gian ngắn, chỉ có điều, hẻm núi Quan Tài
này cách biệt với thế giới bên ngoài, bên trong lại im lìm hoang vắng, chỉ sợ
sẽ gặp phải nguy hiểm khó lường, về mặt trang bị rõ ràng có hơi đơn sơ. Tôi
thấy Út tuy rất gan dạ, lại quen trèo đèo vượt núi, nhưng dẫu sao vẫn còn thiếu
kinh nghiệm, bèn dặn dò Shirley Dương chiếu cố đến cô, đừng để cô đi phía
trước, cũng chớ để cô rớt lại đằng sau.
Tuyền béo vẫn canh cánh
“kim châu bảo ngọc” trong bảo tàng mộ cổ, liền xách nỏ liên châu đi trước mở
đường, vừa đi vừa hỏi dò giáo sư Tôn: “Cửu gia, ông tiết lộ cho bọn tôi nghe
chút ít nội tình đi, kim châu có phải bằng vàng ròng không? Bảo ngọc quý giá
đến chừng nào?”
Giáo sư Tôn nghe giọng
điệu Tuyền béo có vẻ không ổn, vội nói: “Cái cậu Tuyền béo này, lại định giở
quẻ đấy à, đã nói trước là các cậu chỉ cần đơn đỉnh, phần tôi là quẻ phù Long
cốt, những thứ khác coi như phát hiện chung của mọi người, báo lên cấp trên hẳn
công lao không nhỏ, sao cậu lại nảy ý khác rồi ?” Tuyền béo nói: “Ông đừng phí
lời, giờ là thời buổi dân chủ, mà chúng tôi còn đang nắm thóp ông đấy nhé, đại
gia Tuyền béo đây mốn làm thế nào thì làm thế ấy, đâu đến lượt nhà ông mặc cả
mặc lẽ ? Có muốn lấy lại quyển nhật ký công tác kia nữa không đây?”
Giáo sư Tôn đành đấu
dịu: “Được, được, được, tôi chỉ cần quẻ phù Long cốt, những thứ khác... các cậu
muốn thế nào thì thế ấy đi, có điều sau này nhất thiết không được nói quẻ phù
Long cốt của tôi là tìm thấy trong mộ cổ nhé. Không phải tôi thèm muốn gì vật
này, chỉ là không nỡ để nó vĩnh viễn chôn vùi dưới lòng đất, mà cũng muốn nhân
chuyện này giành lấy cơ hội vươn lên...”
Tuyền béo nói: “Tôn Cửu
gia cũng đừng ngại, chẳng phải chỉ là mấy mảnh mai rùa thôi sao? Còn nhớ ông Lỗ
Tấn từng nói thế nào không? Người đọc sách trộm sách không tính là trộm cơ mà,
Cửu gia ông uống đây một bụng mực đen, bây giờ đi đào mộ trộm thiên thư, có gì
mà phải khó xử? Cứ dứt khoát mặt dày mày dạn, thoải mái mà làm là được rồi, lúc
về diệt hết bọn cầm đầu phái học thuật phản động mắt chó không biết nhìn người
kia đi, cũng là biểu dương uy phong của Mô Kim hiệu úy chúng tôi.”
Lời lẽ của Tuyền béo
tuy toàn là pha trò giễu cợt, nhưng không câu nào không cắt đúng chỗ đau hiện
nay của giáo sư Tôn, khiến nét mặt lão ta lúc trắng lúc xanh, hết sức ngượng
ngập, lẩm bẩm tự hỏi lòng: Người đọc sách trộm sách không tính là trộm... Lỗ
Tấn từng nói vậy sao? Lão dường như cảm thấy hết sức bức bối, bất giác ngẩng
đầu thở dài, đột nhiên chỉ lên không trung bảo chúng tôi: “Mau nhìn mau nhìn,
có quan tài treo!”
Chúng tôi ngước mắt
lên, quả nhiên thấy trên vách núi dựng đứng có treo vô số quan tài, phân bố cao
thấp đan xen, vị trí cực kỳ phân tán, những chiếc ở nơi cao nhất trông chỉ bằng
cái chấm đen, số lượng cực nhiều, không sao đếm xuể, áng chừng sơ sơ cũng phải
lên đến hàng vạn, quả là một kỳ quan hiếm thấy.
Từ chỗ này, hẻm núi âm
u cũng dán thu hẹp lại, ngẩng đầu nhìn lên, trời mây chỉ còn là một sợi chỉ
nhỏ, tựa hồ cách chỗ chúng tôi đang đứng một khoảng vô cùng vô tận, nếu có hòn
đá nhỏ từ trên cao rơi xuống đập trúng đầu, ắt cũng đủ lấy mạng người ta. Giữa
chốn thâm sơn cùng cốc này, mọi người bất giác rùng mình run sợ.
Tuy biết nơi này được
gọi là hẻm núi Quan Tài, thế nào cũng sẽ bắt gặp quan tài treo trên vách đá,
nhưng lúc này thấy số lượng quan tài treo trên vách đá đối diện nhiều đến khó
tin, cả bọn cũng không khỏi hiếu kỳ, bèn đứng lại quan sát một lúc lâu. Tuyền
béo cứ lải nhải bảo tôi leo lên xem trong quan tài treo có cái gì không, nhưng
tôi nói: “Treo quan tài không phải hình thức thổ táng, không hề quan trọng việc
nhập thổ vi an, cậu nhìn đống quan tài kia ở trên cao đã trải bao gió dập mưa
vùi rồi, đa phần đều mục nát hết cả, mà công nghệ chế tạo cũng rất thô sơ, toàn
là thổ dân chặt gỗ ở khu rừng nguyên sinh gần đấy, trực tiếp khoét rỗng thân
cây, đặt xác người chết vào trong đấy, rồi đắp vỏ cây lên làm nắp quan tài,
chẳng có thứ minh khí bồi táng nào đáng tiền đâu. Thời xưa, nghề trộm mộ cực kỳ
thịnh hành, nhưng rất ít người có ý định đi trộm quan tài treo, vì thực sự
chẳng có gì để trộm cả.”
Giáo sư Tôn nói: “Chưa
chắc, táng theo kiểu treo quan tài này có nhiều hình thức khác nhau, có thể
chia làm dạng hang động, dạng khe hở trên vách núi và dạng đóng cọc vào vách
núi, cũng có sự phân chia cao thấp sang hèn như mộ phần bình thường vậy. Những
quan tài treo ở đây, thuộc dạng đóng cọc vào vách núi, có lẽ toàn là nơi táng
xương cốt của dân chúng...” Nói tới đây, lão ta chợt bảo: “Không đúng lắm...
mọi người có cảm thấy có gì đó là lạ không... sao quan tài treo đều tập trung
cả ở một bên? Phía bên kia sao không có cái nào...” Lời còn chưa dứt, Shirley
Dương đã đột ngột chen vào: “Mọi người nhìn kỹ xem, những quan tài treo kia xếp
thành hình dáng... giống như là...?”
Lúc này, chúng tôi đang
đi bên dưới vách đá có quan tài treo, nghe Shirley Dương nói vậy không biết là
ý gì, bèn lập tức ngẩng đầu lên nhìn theo cô, chỉ đúng lúc mây mù trong núi tan
đi, từ góc độ này nhìn lên, chỉ thấy những cỗ quan tài treo rải rác trên cao
đột nhiên tập trung lại, lở mờ phác họa nên một bóng người khổng cao lớn kỳ vĩ.
Càng nhìn lâu, hình
dáng mơ hồ của mảng quan cài treo ấy càng trở nên rõ nét, bộ dạng ngồi ngay
ngắn giống hệt như thật. Hai vai bằng nhau, hai tay đặt trên đùi, hai chân
khổng lồ giẫm lên dòng nước cuồn cuộn dưới đáy hẻm núi. Có điều, đường nét ấy,
tuy giống hình người như đúc, song lại không có đầu, tựa hồ như một vị thiên
thân không đầu cao lớn uy vũ, im lìm bất động dính chặt vào vách núi cao nghìn
thước, năm người chúng tôi đều chỉ là những con kiến nhỏ dưới gót chân vị thần
ấy.
Tôi nhìn đến ngẩn cả
người ra, đến lúc cảm thấy cổ mỏi nhừ đau nhức mới giật mình sực tỉnh, thấy mấy
người Tôn Cửu gia xung quanh vẫn đang ngẩng đầu thẫn thờ nhìn đám quan tài treo
đầy trên vách đá, há hốc miệng tấm tắc khen lạ. Lúc này, trong đầu mọi người
ngoài “trầm trồ kinh ngạc” ra, hẳn đều không hẹn mà cùng nghĩ đến câu ám ngữ
Hay cho đại vương, có thân không đầu.
Hình người không đầu do
vô số quan tài treo ghép lại mà thành này, nếu không đứng dưới chân ngước lên
nhìn, thì dù từ góc độ nào khác cũng không thể hiện lên rõ ràng như vậy được,
người xưa tựa hồ cố ý sắp xếp như thế, đế những người đến nơi này đều phải
ngẩng đầu lên chiêm bái vậy.
Giáo sư Tôn mừng rỡ ra
mặt: “Hình dạng ẩn giấu trên vách đá quan tài này uy vũ trang nghiêm, hệt như một
vị vương giả thời cổ, vả lại còn thiếu mất cái đầu, ứng với câu có thân không
đầu, quả nhiên ông bạn cùng chung hoạn nạn năm xưa không gạt tôi…”
Mặc dù tôi đã đứng dưới
chân hình vóc vị thiên thần không đầu tạo thành từ vô số quan tài treo, cũng
biết rõ những quan tài thần bí này có liên quan mật thiết đến ám ngữ của trung
đoàn trưởng Phong để lại, song vẫn không hề có cảm giác hân hoan, mà ngược lại
còn cảm thấy câu đố về mộ cổ Địa Tiên quyết không thể dễ dàng giải được.
Tương truyền, trước khi
địa tiên vào mộ, trong gia tộc có một số người không tin vào huyền cơ vi diệu
của ông ta, không muốn nhập mộ thành tiên, vì vậy vị địa tiên chân quân, đồng
thời cũng là thủ lĩnh Quan Sơn thái bảo đã để lại cho người đời sau một đoạn ám
ngữ, chỉ cần lần theo đầu mối này sẽ có thể tiến vào mộ cổ thôn Địa Tiên bất cứ
lúc nào, thoát khỏi xác phàm, vũ hóa phi thăng, đắc thành đại đạo, trường tồn
cùng nhật nguyệt.
Trung đoàn trưởng Phong
chính là người nắm giữ bí mật này, nhưng huyền cơ sao có thể tùy tiện tiết lộ
như vậy? Ông ta muốn khuyên giáo sư Tôn cùng bỏ trốn với mình nên mới nói ra
một đoạn trong đó, nội dung rất hữu hạn, chỉ là mấy câu mở đầu. Từ khi chúng
tôi tiến vào trấn Thanh Khê, đã liên tiếp gặp được những sự vật đối ứng với
đoạn ám ngữ này, ở đây không chỉ có “mạch khoáng muối Vu”, “thú đá Ô dương”, mà
giờ còn gặp một lượng lớn quan tài treo trên vách đá xếp thành hình đại vương
không đầu.
Mặc dù những manh mối
này đều từ một khía cạnh chứng minh mộ cổ Địa Tiên nằm ở Thanh Khê, nhưng sự
việc lại thông hề thuận lợi như những gì hiện lên trước mắt. Mấu chốt nhất là
giữa những đầu mối ấy hoàn toàn không có mối liên hệ nào cả, khiến người ta
càng thêm hoang mang không biết phải làm thế nào.
Tôi nói những âu lo này
ra với mọi người, đến Tôn Cửu gia cũng chẳng thể nào vui nổi: Lão Phong này...
bí hiểm với tôi mười mấy năm, đến giờ vẫn khiến người ta không thể đoán biết
được, từ lúc tiến vào hẻm núi Quan Tài này, mọi việc dường như thuận lợi đến
mức khó tin, nhưng giờ nghĩ kỹ lại... những đầu mối tìm được chẳng có cái nào
hữu dụng cả.
Tôi gật đầu: “Đúng là
phạm phải sai lầm của chủ nghĩa lạc quan mù quáng rồi... trước đây tôi cứ nghĩ
Quan Sơn thái bảo chỉ là một tên địa chủ, liệu được bao nhiêu phân lạng chứ?
Giờ xem ra, e rẳng là bậc cao thủ có bản lĩnh thực sự đấy.” Đầu óc tôi bắt đầu
rối loạn, hẻm núi trước mắt núi non trập trùng, lại không có đầu mối nào để lần
theo, giữa lúc nôn nóng, cũng may còn có người hiểu chuyện như Shirley Dương
giúp đưa ra chủ ý. Nghĩ đoạn, tôi bèn hỏi ý kiến cô, theo điều lệ quân sự, sĩ
quan tham mưu có quyền kiến nghị ba lần về quyết định cụ thể của chỉ huy, không
nên lãng phí.
Shirley Dương ngước
nhìn vách đá dựng đứng, ngãm nghĩ một lúc mới nói: “Mọi giả thiết và suy đoán
đều phải dựa trên cơ sở ám ngữ năm xưa trung đoàn trưởng Phong để lại là thật.
Em nghĩ, mạch khoáng muối Vu, tượng thú đá Ô dương, hình đại vươngkhông đầu,
đều là di tích cổ có thực ở khu vực Thanh Khê, từ đây có thể hoàn toàn loại trừ
khả năng đoạn ám ngữ kia là một câu đố kiểu chiết tự hay thơ đố chữ, mà quá nửa
là có liên quan đến một truyền thuyết cổ xưa nào đó của địa phương này, đồng
thời, lối vào mộ cổ Địa Tiên ẩn giấu chính trong truyền thuyết ấy.”
Tôn Cửu gia tán đồng:
“Cô Dương phân tích có lý lắm, nói trúng điểm mấu chốt rồi đấy, nhưng rốt cuộc
đó là truyền thuyết thế nào? Thân hình vị vương giả tổ hợp từ những quan cài
trên vách đá chắc hẳn chính là đại vương không đầu được nhắc đến trong câu đầu
tiên của ám ngữ rồi, nhưng vị vương không đầu này chỉ là di tích totem người
xưa dùng để trấn núi trấn hẻm hay vào thời cổ đại nơi này đích thực từng có một
vị vương như thế?”
Những gì Shirley Dương
và giáo sư Tôn vừa nói, tuy không đưa đến kết quả rõ ràng gì, nhưng lại cho tôi
khá nhiều gợi ý, loại trừ khả năng nội dung ám ngữ là câu đố, mà nghĩ theo
chiều hướng trong đó ẩn chứa một truyền thuyết cổ xưa, trong những câu nghe
tưởng như thông mà lại chẳng thông này, có lẽ ẩn giấu cả những nội dung không
phải truyền thuyết mà cũng chẳng phải câu đố.
Tôi tự hỏi, âm thầm
nhẩm đi nhẩm lại mấy lượt: “Hay cho dại vương, có thân không đầu; nương tử
không đến, núi non không khai; đốt củi bắc lò, nấu gan nấu phổi; đào giếng lấy
muối, hỏi quỷ xin tiền; điểu đạo tung hoành, trăm bước chín hồi; muốn đến Địa
Tiên, hãy tìm ô dương...” đoạn lại ngẩng lên quan sát kỹ vô số quan tài treo
trên vách đá hiểm trở, trong đầu chợt lóe lên một ánh chớp, đột nhiên nghĩ đến
một mắt xích quan trọng nhất mà từ đầu đến giờ mọi người vẫn lơ là, huyền cơ ẩn
chứa trong đoạn ám ngữ để tìm kiếm lối vào mộ cổ Địa Tiên hẳn chính là ở đây.
Tôi thầm mắng mình càng
lúc càng hồ đồ, sự việc quan trọng như vậy mà lại quên béng mất, vội bảo mọi
người: “Quan Sơn thái bảo giỏi nhất việc gì nào?”
Những người kia nghe
hỏi đều ngớ ra, Út đáp: “Những người trong mộ yêu tiên, đương nhiên biết yêu
pháp, giỏi nhất chính là yêu pháp chứ gì.”
Tôn Cửu gia lại nói:
“Bản lĩnh sở trường của Quan Sơn thái bảo, đương nhiên là trộm mộ và xây mộ...
còn chuyên môn sưu tầm cổ vật nữa.”
Tuyền béo nói: “Mặc xác
nó là ai, nó giỏi cái gì thì đại gia đây chẳng biết, đằng nào việc đại gia
Tuyền béo này giỏi nhất mà cũng muốn làm nhất bây giờ, chính là vào mộ nó mò
vàng phát tài một phen đây.”
Trong những người này,
chỉ có Shirley Dương là tư duy mạch lạc, nói cũng tương đối hợp lý, không hẹn
mà trùng với điều tôi đang nghĩ trong đầu: “Quan Sơn thái bảo... Quan Sơn chỉ
mê”.
Chương 11: Lò mổ trong
núi sâu
Giáo sư Tôn nghe
Shirley Dương nói ra bốn chữ “Quan Sơn chỉ mê”, lập tức vỗ đầu, bừng tỉnh ngộ:
“Sao tôi lại không nghĩ ra nhỉ? Quan Sơn thái bảo của triều đình Đại Minh sở
trường nhất chính là thuật Quan Sơn chỉ mê. Quan Sơn chỉ mê có lẽ chính là
thuật phong thủy, lẽ nào muốn tìm kiếm mộ cổ Địa Tiên... phải dùng thuật phong
thủy thanh ô?”
Tôi nói, vậy cũng chưa
chắc, lúc này vẫn chưa thể phán đoán mấy câu đằng sau, nhưng câu “Hay cho đại
vương, có thần không đầu” thì chắc chắn là một ám ngữ tàng phong nạp thủy, chỉ
điểm huyền cơ. Trước đây tôi chỉ biết thuật Phân kim định huyệt của Mô Kim hiệu
úy độc bộ thiên hạ, mà thường quên mất đám người Quan Sơn thái bảo cũng là cao
thủ trộm mộ biết thuật tầm long.
Giáo sư Tôn bỗng sinh
lo lắng: “Quan Sơn chỉ mê là thuật phong thủy cực kỳ cao thâm, những phần còn
sót lại trên đời đến giờ giả nhiều thật ít, nếu ám ngữ gợi ý lối vào mộ cổ Địa
Tiên ngầm hợp với thuật phong thủy thanh ô thật, chỉ sợ tôi khó lòng đảm nhận
được trách nhiệm nặng nề... phá giải không nổi những câu đố này.”
Tôi vừa ngẩng đầu chăm
chú nhìn những quan tài treo đầy trên vách đá như quân cờ trên bàn cờ, vừa nói
với giáo sư Tôn: “Chuyện này cũng không cần lo lắng, Tầm long quyết của Mô Kim
hiệu úy dung nạp hết thảy núi non sông ngòi trong thiên hạ, Quan Sơn chỉ mê
chẳng qua chỉ là thuật bàng môn tả đạo, xem nó có bản lĩnh gì, liệu có nhảy ra
được lòng bàn tay Phật tổ hay không? Mộ cổ Địa Tiên không dính dáng gì đến pho
thủy địa mạch thì thôi, bằng không đừng hòng thoát khỏi mấy cặp mắt lửa ngươi
vàng của Mô Kim hiệu úy chúng tôi. Tôi đây không sợ cái tay Quan Sơn thái bảo
kia giở ra chiêu này chiêu nọ, mà chỉ sợ lão già ấy chẳng có chiêu có thức gì
thôi.”
Trong lòng tôi đã có
chút manh mối, chỉ thấy trên vách núi dựng đứng treo đầy quan tài, vì niên đại
quá xa xôi nên đa phần đều đã bị phong hóa mục nát cả, e rằng hễ đụng nhẹ sẽ vỡ
tan thành bụi phấn. Không ai nói rõ được tại sao trong hẻm núi Quan Tài lại có
nhiểu quan tài treo dạng đóng cọc vào vách đá như thế, xác chết trong quan tài
là người triều đại nào cũng chẳng ai hay, nhưng theo kinh nghiệm của Mô Kim
hiệu úy chúng tôi, những thứ này hẳn đã có từ thời thượng cổ, trước cả giai
đoạn Tần Hán trong lịch sử, khẳng định không phải vật của triều Minh cách ngày
nay có mấy trăm năm.
Từ thời Tây Chu, thuật
phong thủy âm dương đã có mặt trên đời, trong Kinh Thi từng có một đoạn miêu
tả, nói bấy giờ Công Lưu(2) vì chọn đất để xây dựng Chu Nguyên(3) đã “độ kỳ
tịch dương, tương bỉ âm dương...”, chứng tỏ từ thời Thương Chu mấy nghìn năm
trước, người ta đã bắt đầu chú trọng hoàn cảnh địa lý “thiên nhân tương ứng”
rồi.
Trước thời Tần Hán, tuy
rằng lý luận phong thủy tỉ mỉ chặt chẽ vẫn chưa được hình thành, nhưng những
khái niệm “hình thế lý khí, long sa huyệt thủy” của hậu thế đều phát triển từ
thuật phong thủy cổ. Cũng có nghĩa là, tiêu chuẩn của việc chọn lựa âm trạch
dương trạch ở những thời đại tương đối xa xưa như Tây Chu, Xuân Thu và thời Tần
Hán Đường Tống về cơ bản là giống nhau, cùng là “trong vòm tạo hóa, thiên nhân
nhất thể”. Nhưng có thể vì thời đại thay đổi, mà có sự khác biệt ở khuynh hướng
lựa chọn long mạch. Chẳng hạn như mộ cổ thời Xuân Thu Chiến Quốc đa phần đều
đặt ở chốn đồng bằng rộng lớn, còn đến thời Đường Tống lại chủ yếu chọn nơi núi
cao xây lăng dựng mộ.
Thậm chí, ngay cả những
dân tộc thiểu số quanh vùng Trung Nguyên cũng bị ảnh hưởng một cách sâu sắc,
tuy chưa hẳn đã có lý luận phong thủy cụ thể gì, nhưng hẩu hết mộ phần lăng tẩm
đều ở chốn “thâm u tĩnh mịch” dựa vào thế núi, lại có nước chảy xung quanh.
Tôi nhìn lên vách đá cổ
dựng đứng, vô số quan tài treo tạo nên một hình người khổng lổ không đầu, tựa
như một vị thiên thần trấn giữ ngoài cửa hẻm núi, chân đạp lên dòng nưóc cuồn
cuộn chảy, đúng như trong Tầm long quyết đã viết: “ Thế núi như cửa nước như
rồng, núi cao nước hẹp rồng muốn đi; bên trong cửa dài phải trấn phục, không để
non kia nước ấy đi”, tuy không biết quần thể quan tài treo có quy mô khổng lổ
này là di tích từ thời đại nào còn tồn lưu lại, nhưng cách sắp xếp lại ngấm hợp
với phép cổ, chứ không phải tùy tiện bày ra, mấy nghìn năm nay vẫn trấn thủ
long khí phong thủy ở hẻm núi Quan Tài này.
Trong đầu tôi không
ngừng hồi tưởng lại mọi chi tiết được chép trong Thập lục tự m dương Phong thủy
bí thuật, hòng tìm ra vị trí của “long khí” mà quần thể quan tài treo trấn
phục, phát hiện ra hình dáng người khổng lổ không đầu đang ngồi ngay ngắn ấy có
mấy chỗ tàn khuyết. Ở bàn tay trái, dưòng như thiếu mất một mảng quan tài,
khiến bàn tay khổng lồ ấy chẽ ra hai ngón, tựa hồ đang bắt quyết, chỉ vào chỗ
xeo xéo trên vách đá trước mặt. Nếu không phải đứng bên dưới hẻm núi quan sát
hồi lâu, chúng tôi tuyệt đối không thể phát giác ra chi tiết này.
Chúng tôi biết chỗ ấy
ắt hẳn có sự lạ, đều quay người nhìn lên vách núi phía sau, nhưng vách đá này
phần trên nhô ra phần dưới lẹm vào, từ góc chúng tôi đang đứng không thể thấy
được bên trên có gì, trừ phi sang phía bên kia. Nhưng giữa hẻm núi là dòng nước
cuồn cuộn, không thể nào tiếp cận được mé vách núi có quan tài treo, giữa hai
vách đá tuy cũng có xích sắt nối liền, song họa may loài khỉ vượn mới đi qua
được.
Nếu muốn nhìn rõ trên
vách đá đối diện với quần thể quan tài treo ẩn tàng bí mật gì, chỉ còn cách men
theo điểu đạo trên vách núi quay trở lại mà thôi. Cả bọn thấy đường vào sâu
trong hẻm núi trước mắt đã đứt đoạn, không thể đi tiếp, lập tức quay đầu leo
lên điểu đạo hiểm trở. Đoạn đường này lại càng khó khăn nguy hiểm bội phần, mãi
đến khi mặt trời khuất sau rặng núi Tây, dưới đáy hẻm núi tối đen như mực, chỉ
những chỗ cao mới còn chút ánh sáng lờ mờ, nhìn sang phía đối diện chỉ thấy
toàn quan tài treo đập vào mắt, chúng tôi mới đến được chỗ ngón tay của hình
người khổng lổ không đầu chỉ vào.
Thế núi nơi này gần như
dốc đứng, trái ngược với vách đá đối diện treo đầy quan tài, vách đá bên này
lại chẳng có lấy một cỗ, chỉ toàn bụi gai và dây leo chằng chịt. Tôi nhìn xuống
đáy sơn cốc tối đen như mực dưới chân, lòng thầm kêu khổ: chưa tối hẳn mà đáy
hẻm núi đã như đêm khuya rồi, lúc này muốn trở lên trên cũng không thể lần mò
trong đêm tối được, chẳng lẽ phải qua đêm trên vách đá này sao?”
Đang khi lo lắng, tôi
chợt thấy bên dưới đoạn điểu đạo phía trước có một cửa hang, bên ngoài có mấy
bụi cỏ dại trông rất kỳ quái, vừa khéo đối ứng với chỗ bố cục quần thể quan tài
treo chỉ vào, đứng dưới đáy hẻm núi dùng ống nhòm nhìn lên cũng khó mà tìm được
chỗ này. Tuy chúng tôi không giỏi phép “xem vết bùn, phân sắc cỏ” của hội Ban
Sơn Xả Lĩnh, nhưng đã nhiều lần nghe nói về pháp môn này, cũng biết trên vách
đá dựng đứng mà có bụi cỏ dại ắt không phải dấu hiệu bình thường.
Tôi định xuống dưới tìm
hiểu xem sao, nhưng bị Shirley Dương ngăn lại. Cô ỷ vào thân thế nhẹ nhàng,
dùng phi hổ trảo móc lên vách đá, mạo hiểm xuống dưới trinh sát, phát hiện
trong hang có dấu vết đục đẽo của con người, ben trong là một cửa đá khổng lồ,
phía ngoài có rất nhiều bùn đất, khiến cỏ dại mọc đầy, che kín toàn bộ khung
cửa. Phía trước con đường từ cửa vào, lởm chởm rất nhiều gỗ đá, có lẽ trước đầy
từng có sạn đạo rộng rãi nối liền vào cửa hang này, nhưng giờ đã không còn nữa,
chỉ sót lại một vài tàn tích.
Tôi bảo giáo sư Tôn:
“Xem ra phương hướng cùa chúng ta đúng rồi, quần thể quan tài treo phía đối
diện quả nhiên có ẩn tàng huyền cơ, trong cửa đá giấu trên vách núi này, mười
phần chắc tám chín là con đường buộc phải đi qua để đến mộ cổ Địa Tiên, nhân
lúc trời còn chưa tối, vào trong xem xét rồi tính sau.”
Tôi và bọn Tuyền béo
lập tức chia nhau trèo từ điểu đạo xuống, chui vào cửa hang mở trên vách núi.
Bật đèn pin lên quan sát, chỉ thấy trên khung cửa đá khổng lồ có điêu khắc
những dị thú ô dương hình dạng cực kỳ hung tợn. Khung cửa này đã sập từ nhiều
nằm trước, con đường bên trong quanh co khúc khuỷu, đèn pin mắt sói không thể
chiếu đến cuối đường. Tôi bèn thu phi hổ trảo lại, dặn mọi người nhanh chóng
kiểm tra các thiết bị chiếu sáng mang theo, rồi tiến vào con đường phía sau cửa
đá.
Chúng tôi vừa dợm bước,
chợt nghe Út ngạc nhiên thót: “Ủa... con khỉ kia, từ nãy nó vẫn bám theo chúng
ta à?” Tôi Vạt đám cỏ dại mọc trước cửa đá, nhìn theo hướng Út chỉ, liền thấy
trong ánh sáng mờ mờ còn sót lại của buổi chiều tà, trên vách núi có một bóng
đen hai tay dài thượt đang nhảy nhót leo xuống giữa những chiếc quan tài treo,
chính là con khỉ chúng tôi gặp bên trong hầm phòng không Thanh Khê. Khu vực hẻm
núi Quan Tài này địa hình chằng chịt phức tạp, thiết tưởng không phải là tình
cờ gặp gỡ lần thứ hai, mà nãy giờ nó vẫn bám theo chúng tôi từ đằng xa.
Tuyền béo bảo, nó thì
tử tế gì chứ? Chắc chắn là loại “lành thì chẳng đến, đến ắt chẳng lành”, tiếc
nỗi nỏ liên châu không thể bắn xa được, bây giờ mà có khẩu súng trường ở đây,
đại gia chỉ cần một phát là cho nó xuống gặp Diêm vương điểm danh báo cáo rồi.
Tôn Cửu gia vội vàng
khuyên can: “Con khỉ Ba Sơn này rất có linh tính, xưa nay chưa từng gây hại cho
người, không ngờ sau bao nhiêu năm như thế nó vẫn còn sống, chỉ không biết
trung đoàn trưởng Phong sinh tử ra sao ? Nó từ chỗ hầm phòng không theo ra đến
đây, có lẽ muốn dẫn chúng ta đi tìm chủ nhân của nó cũng nên, mọi người đừng ra
tay với nó.”
Lúc này, mặt trời đã
lặn, cả hẻm núi Quan Tài hoàn toàn chìm vào bóng tối, không thấy bóng dáng con
khỉ ấy đâu nữa, tôi bèn bảo cả bọn: “Con khỉ Ba Sơn kia chắc chắn không vô
duyên vô cớ theo chúng ta vào trong núi, nhưng lúc ở hầm phòng không nó đã bị
một phen kinh hoảng rồi, không dám tùy tiện tiếp cận chúng ta đâu. Lúc này muốn
bắt sống hay làm thịt nó đều không dễ, mà hẻm núi Quan Tài này cũng chẳng phải
nơi thái bình yên ả gì, mọi chuyện đều phải xử lý hết sức cẩn thận mới được.”
Tôi dặn dò mọi người
phải đề phòng cảnh giác, âm thầm chú ý tung tích của con khỉ kia, nếu phát hiện
nó có ý đồ xấu thì cứ giết luôn tại chỗ, còn không thì đừng tùy tiện ra tay làm
hại nó, nhưng trước mắt, hẵng tiến vào hang động sau cửa đá để tìm kiếm mộ cổ
Địa Tiên trước đã. Trời vừa tối, ngoài hẻm núi và bên trong lòng núi đều tối om
như mực, hầu như chẳng còn gì khác biệt, duy chỉ có sâu trong hang thi thoảng
vẳng ra những tiếng gió rít quái dị.
Đường hầm ẩn giấu trên
vách đá dựng đứng này vừa sâu vừa rộng. Muốn đục núi mở đường ở chốn này chắc
phải có sức mạnh của thần tiên tạo hóa chứ con người e khó mà làm nổi, nhưng
bên trong đường hầm lại cực kỳ nhẵn nhụi chỉnh tề, không giống hang động thiên
nhiên, hai bên vách và trần vòm đều ốp gạch cổ, đồng thời có rất nhiều đèn đá
thú đá. Mấy bát đèn đá đều cạn khô, không biết đã tàn lụi khô dầu từ bao nhiêu
năm trước. Trên bề mặt đường hầm rộng mười mấy mét, thi thoảng còn trông thấy
xương thú, mai rùa và những khúc gỗ mục. Cứ từ đây mà suy, đường hầm sâu hun
hút không dò được này tựa như một con ngõ trong tòa thành cổ nào đó, lại có mấy
phần giống như mộ đạo phía trước địa cung trong mộ có vậy.
Tuyền béo thấy thế lập
tức phấn chấn hẳn tinh thần, nhìn tình hình này thì đây quá nửa là mộ đạo, chắc
chắn sắp đến mộ cổ Địa Tiên chứa đầy minh khí rồi.
Nào ngờ giáo sư Tôn lại
nói: “Đừng vội mừng, đời tôi chưa từng gặp mộ đạo nào thế này cả, tôi thấy cách
thức bố trí kiểu này, tuyệt đối không phải mộ đạo thông thường đâu”. Tuyền béo
phản bác: “Tôn Cửu gia ông chẳng có kinh nghiệm gì cả, những chỗ kiểu này đại
gia Tuyền béo đây quá quen đường thuộc lối rồi, tôi cam đoan với ông chỗ này
chính là mộ đạo, đi thêm tí nữa, tám mươi phần trăm là ba tầng mộ thất, hai bên
còn có hai gian phụ, chính giữa là một cái quách to tướng... không tin chúng ta
cứ đi mà xem”.
Đối với những vấn đề
học thuật, xưa nay Giáo sư Tôn không bao giờ chịu thỏa hiệp, lập tức chỉ đống
xương thú dưới đất nói: “Trong mộ cổ đích thực là có người và thú tuẫn tang,
nhưng những thứ đó đều nằm trong rãnh tuẫn táng với hố bồi táng, thậm chí cũng
có khi ở điện trước của mộ thất, tự cổ chí kim, chẳng bao giờ thấy trường hợp
nào giết người giết thú tuẫn táng trong mộ đạo cả, mà cậu nhìn những xương cốt
này đi, hết sức tản mác lộn xộn, vì vậy tôi dám khẳng định đây không phải mộ
đạo.”
Tôi đi trước dò đường,
càng đi càng thấy cổ quái, lại nghe Tuyền béo và Tôn Cửu gia ở đằng sau cứ
tranh cãi mãi, cũng muốn thảo luận với họ mấy câu. Đúng lúc này, nhờ ánh sáng
của đèn pin mắt sói, tôi nhận ra phía trước đã hết đường, hai bên đều có tường
đá trắng toát, trên tường vẽ hai cái đầu lợn đen máu thịt bẩy nhầy tựa như hai
con ác quỷ gác cửa.
Bên dưới tường đá có
một bàn đá hình chữ nhật, bày bừa bãi cả mấy nghìn cái đầu lâu chồng chất như
ngọn núi nhỏ, thịt sớm đã thối rữa từ lâu, nhìn răng và hình dạng sọ thì hơi
giống đầu người, có lẽ là xương sọ của loài linh trưởng nào đấy. Đứng trong
đường hầm cổ xưa này, tựa hồ vẫn cảm nhận được mùi máu canh nồng nặc của cuộc
đồ sát hiến sinh từ nghìn năm về trước.
Tôi thoáng động tâm,
lập tức dừng bước, ngoảnh lại bảo Tôn Cửu gia và Tuyền béo: "Đừng cãi nhau
nữa, đây không phải mộ đạo đâu, tôi thấy quả này chúng ta lạc vào trong xưởng
chế biến thịt rồi ”
Shirley Dương chưa nghe
qua từ này bao giờ, liền hỏi: “Xưởng chế biến thịt là cái gì?” Tôi đáp: “Thường
có câu, xưởng chế thịt ánh đao bóng máu, xưởng chế thịt chính là nơi chọc tiết
lợn ấy, anh thấy nơi này chính là một cái lò mổ ở trong núi sâu”.
Chương 12: Đại vương
không đầu
Shirley Dương dẫn theo Út đi
phía sau tôi, nghe thấy tôi bảo chỗ này là lò mổ trong núi sâu, liền lên tiếng:
“Cái anh Nhất này lại nói xằng nói bậy dọa người ta rồi, hẻm núi Quan Tài này
đã bao lâu không có dấu chân người, làm gì có lò mổ chứ?” Nhưng khi đi tới phía
trước tôi, rọi đèn pin vào đống đầu lâu khỉ chất chồng cao ngất, lại thấy hai
cái đầu lợn chết không nhắm mắt được vẽ sống động như thật trên vách đá, cả hai
đều không khỏi biến sắc. Hang động này rốt cuộc là nơi nào vậy?
Lúc này Tuyền béo và Tôn Cửu gia cũng đã đến gần, thấy tình hình đó, đều hết sức ngạc nhiên khó hiểu, giáo sư Tôn nói với chúng tôi: “Thế này thì càng không giống mộ đạo, vừa có khỉ vừa có đầu lợn, chẳng lẽ chúng ta đến mộ Hầu vương rồi?”
Tôi và Tuyền béo bật lại lão: “Uổng cho ông hay nói phải có thái độ khách quan và chính xác với lịch sử, sao lại móc đâu ra cái mộ Hầu vương thế ? Hầu vương là ai ? Tôn Ngộ Không à? Thành Phật từ đời nào rồi, lấy đâu ra mộ phần chứ?”
Giáo sư Tôn tự biết mình lỡ lời, vội nói: “Không phải tôi có ý này, chỉ là cảm thấy ở đây xương khỉ chất chồng như núi, mới vô tình nghĩ đến chuyện mộ Hầu vương thôi, câu chuyện Tôn Ngộ Không đi Tây Thiên lấy kinh là do tiểu thuyết gia hư cấu, nhưng ở Chiết Giang đúng là có di tích mộ Hầu vương thật, không phải tôi bịa ra đâu. Tôi khác các cậu, các cậu nói cho sướng cái mổm rồi vỗ đít đi luôn, chằng chịu trách nhiệm gì, người làm giáo sư như tôi sao có thể thế được ? Tôi không nói gì, người khác còn tìm đủ trăm phương nghìn kế kiếm chuyện phiền phức với tôi nữa là, vì vậy bao nhiêu năm nay, tôi chưa bao giờ nói ra dù chỉ nửa câu vô căn cứ.”
Shirley Dương nói: “Trước cửa có bức phù điêu đầu lâu ô dương trông rất thần bí, tôi nghĩ nơi này hẳn có liên quan đến ô dương. Muốn đến Địa Tiên, hãy tìm ô dương, bên trong là một sơn động, hình như không gian cũng không phải nhỏ, sao không vào trong xem xét rồi tính sau?” Nói xong, cô liền giơ ô Kim Cang lên hộ thân, gác đèn pin mắt sói vào tán ô, dẫn đầu đi vào qua con đường chật hẹp giữa đống xương đầu lâu khỉ chồng chất. Giữa hai vách đá có một cửa hang, bên trong loạn thạch tua tủa, nhũ đá buông xuống, không ngờ lại là một hang động đá vôi thiên nhiên.
Tôi thấy hang động này toát lên yêu khí, lo cô và Út ở phía trước có gì sơ sẩy, vội ra hiệu, dẫn theo Tuyền béo và Tôn Cửu gia bám sát theo sau. Không gian bên trong hang động lớn không ngờ, với phạm vi chiếu sáng hữu hạn của đèn pin mắt sói, nhất thời khó mà thăm dò được địa hình xung quanh, chỉ có thể thấy trước mắt là một khoảng đất trống bằng phảng, cách những nhủ đá trên đỉnh đầu chừng mười mấy mét.
Cả bọn không ai dám lơ là bất cẩn, tụ lại một chỗ lần mò tiến về phía trước, chốc chốc lại dùng đèn pin chiếu ra xung quanh, nhưng ánh đèn pin như bị bóng tối nuốt chửng, căn bản không thể nhìn được tình cảnh ở ngoài khoảng cách mấy bước chân. Trong hang động này dường như cũng không có gì, Tuyền béo lấy ra một quả pháo sáng, “xòe” một tiẽng, ánh sáng đò lập tức chiếu lòa cả khoảng không gian xung quanh.
Chỉ thấy một khối đá xanh lớn như một tấm bia khổng lồ, nằm ngang phía trước chúng tôi chừng mấy chục mét, bên trên có một người ngọc cao lớn khôi vĩ, sắc ngọc đỏ tươi như máu, Người ngọc này thân khoác mãng bào, đeo thắt lưng, đầu to như cái đấu, an tọa trên một bệ màu trắng ở chính giữa, tiếc rằng khoảng cách vẫn hơi xa nên không nhìn rõ mặt, lại thấy bốn phía xung quanh có mấy mươi tượng đá nam nữ nô bộc đang quỳ, hai tay nâng đèn nến và đồ uống rượu.
Chúng tôi thấy có phát hiện, liền rảo bước đến xem khối đá ấy, còn leo hẳn lên bệ đá quan sát kỹ lưỡng. Thì ra trên đầu người ngọc ở chính giữa ấy trùm một cái mặt nạ bằng đồng, trông như cái ấm tích, nhưng không có đường nét trên mặt, ngay cả lỗ để thông hơi và nhìn cũng không có. Tôi lấy ngón tay gõ lên mặt nạ đồng, thấy âm vang rổn rảng, xác thực là cổ vật bẳng đồng xanh.
Giáo sư Tôn ngạc nhiên nói: “Chẳng lẽ là táng kiểu trùm đầu?” Nói đoạn, lão ta giơ đèn pin lại gần, chiếu vào cái mặt nạ không có mặt mũi ấy, chăm chú nhìn hồi lâu.
Tuyền béo đưa tay rờ rờ lên người ngọc, cảm thấy không khênh về được thì thật đáng tiếc, bèn lẩm bẩm thôi mang cái đầu về cũng tạm được, đoạn giơ tay nhấc mặt nạ đồng lên, chằng ngờ, cậu ta giật một phát mà chẳng thấy nhúc nhích gì.
Giáo sư Tôn thấy Tuyền béo có ý xấu, vội vàng ngăn lại, một tay chộp lấy cánh tay Tuyền béo, tay kia ấn xuống một bên mặt nạ đồng xanh, đề phòng Tuyền béo giật bung cả cái mặc nạ ra.
Chẳng ngờ, hai người vừa dùng sức, đã làm cái mặt nạ xoay một vòng tại chỗ, phần gáy quay ra phía trước. Giáo sư Tôn kêu lên một tiếng, cuống cuồng xem xét coi mặt nạ đồng có bị tổn hại gì không, nào ngờ không nhìn thì thôi, vừa nhìn lão ta liền kinh hãi vã mổ hôi lạnh, suýt chút đánh rơi cả cái đèn pin mắc sói đang cầm trên tay.
Tôi và Shirley Dương, Út đang ở phía sau xem xét những người đá tay nâng đèn nến, đột nhiên phát giác thân hình Tôn Cửu gia co rút lùi về phía sau, suýt nữa ngã phịch xuống đất, vội đưa tay đỡ lấy lão ta, hỏi: “Chuyện gì thế?” Đồng thời, cũng ngẩng đầu lên nhìn.
Vừa ngước nhìn, mấy người chúng tôi cũng giật mình kinh hãi, tại sao lại kinh hãi chứ? Thì ra phần mặt nạ phía sau gáy người ngọc có cả ngũ quan, mắt mũi miệng đều đầy đủ, nét mặt cũng nghiêm trang, có điều đó không phải mặt người, mà là một bộ mặt “ô dương”. Lúc này, mặt nạ đồng xanh bị Tuyền béo và giáo sư Tôn xoay ngược lại, cộng thêm thân hình người ngọc ấy vốn cao lớn to béo, nên thoạt trông cứ như một con yêu tinh ô dương khoác mãng bào ngồi sừng sững ở đó vậy.
Cả bọn đều lấy làm kinh ngạc: “Người ngọc này có phải đại vương không đầu không? Tại sao nói là có thân không đầu? Không phải có cái đầu lợn đấy sao ? Trong hang động không như trong địa cung mộ cổ, tượng ngọc quái dị này rốt cuộc đứng ở đây để làm gì?”
Út tuy lanh lợi gan dạ, nhưng dẫu sao cũng không có kiến thức gì, thấy mặt nạ “ô dương” kỳ dị như thế, không khỏi hoảng hồn, sợ hãi hỏi giáo sư Tôn: “Người ở trấn Thanh Khê chúng tôi từ xưa đến nay, chẳng ai chịu ăn thịt ô dương cả, tại sao lại đội cái đầu ô dương lên cổ trông phát khiếp thế kia?”
Giáo sư Tôn nghe câu ấy liền ngẩn người ra, hỏi lại Út: “Cô bé, cháu nói thật đấy chứ? Vùng này thời xưa có tục không ăn thịt ô dương à?” Không đợi Út trả lời, lão ta đã lẩm bẩm một mình: “Hay cho đại vương, có thân không đầu... muốn đến Địa Tiên, hãy tìm ô dương... lẽ nào đại vương không đầu kia chính là ô Dương vương?”
Tuyền béo vừa rồi không đắc thủ, sau khi xoay một vòng lại phát hiện bên trong mặt nạ trùm đầu rỗng không, không có đầu người bằng ngọc, đang lấy làm khó chịu, thấy giáo sư Tôn lẩm bẩm mấy câu khó hiểu, bèn nói: Đại gia Tuyền béo này sống hơn ba chục năm, chẳng bao giờ nghe cái nước khỉ nào có Ô Dương vương quái gì cả, Nhất, cậu có nghe nói chưa?”
Tôi lắc đầu, xưa nay chưa từng nghe đến chuyện “Ô Dương vương” bao giờ, Shirley Dương cũng nói: “Tôi từng xem một mục tin tức, theo bài báo đó, đoàn khảo có hai nước Trung Nhật liên hợp khảo sát di tích văn hóa Ba Thục cổ đại, địa điểm chính là Vu Sơn này. Mặc dù không thu được kết quả gì, nhưng trong bản tin nhiều lần nhắc đến chuyện người Ba thời xưa thờ cúng totem hổ, chứ không hề nói bất cứ chuyện gì về ô dương cả.”
Tôi thấy giáo sư Tôn nhìn cái mặt nạ “ô dương” đến ngây ngẩn bần thần, thầm nhủ có lẽ lão ta tìm được đầu mối gì đó, đang vắt óc suy nghĩ, tốt nhất không nên làm phiền, lại thấy mọi người đi cả ngày trời trên điểu đạo vắt vẻo lưng chừng vách đá, ai nấy đều đã mệt mỏi, bèn bảo cả bọn tạm thời nghỉ ngơi giây lát, rồi mới xác định bước hành động tiếp theo.
Tượng ngọc đầu trùm mặt nạ đồng “ô dương” ngồi trên một cái bệ màu trắng, xưa nay tôi vốn chẳng coi các vị đế vương khanh tướng thời xưa ra gì, đâu thèm quan tâm Ô Dương vương kia là người hay yêu, chỉ đưa mắt nhìn rồi nói với nó một câu: “Lão già này ngồi đây mấy nghìn năm, trong khi nhân dân lao động lại phải quỳ dưới kia mấy nghìn năm... không thấy xấu hổ à?” Dứt lời, bèn ngồi dựa lưng vào bức tượng ngọc ấy.
Tuyền béo cưỡi lên lưng tượng người bằng đá quỳ gần đấy, huyên thuyên tán phét với tôi. Út ngồi trên một cái ba lô chăm chú lắng nghe, có điều nội dung câu chuyện của chúng tôi tương đối chuyên nghiệp, người ngoại đạo thông thường đều không hiểu nổi, chẳng hạn như tượng người ngọc kia để nguyên hay chia thành từng mảnh thì được giá hơn? Không có cái đầu bằng ngọc thạch nguyên bản, liệu có làm mất đi giá trị thẩm mỹ và giá trị sưu tầm hay không?
Đang tán chuyện lung tung, tôi chợt cảm thấy dưới mông có gì đó không ổn lắm, đang định nhổm người đứng dậy thì nghe Tuyền béo ở bên cạnh xỉa: “Tư lệnh Nhất, vẻ mặt cậu cứ quai quái thế nào ấy, có phải chỗ ngồi của Ô Dương vương không thoải mái không? Cậu tưởng chỗ ngồi của lãnh đạo cao cấp bậc ấy là dễ ngồi chắc? Chắc chắn là vừa cứng vừa lạnh rồi, có câu thế nào ấy nhỉ ? À, trên cao vẫn sợ lạnh(4), cẩn thận bị lạnh bụng đấy nhé...”
Tôi vỗ vỗ lên tượng người ngọc bên cạnh, bảo Tuyền béo: “Cái gì mà trên cao vẫn sợ lạnh? Con bà nó, cả đánh bạn với vua như chơi với hổ nữa, nhưng cậu không nói thì thôi, đúng là lạ thật, ngồi đây không phải không thoải mái, mà ngược lại... rất thoải mái là đằng khác, còn giông giống ghế sô pha, lạnh thì cũng có hơi hơi... nhưng mà không cứng.”
Tuyền béo và Út nghe vậy, đều lấy làm lạ, trong hang núi này ngoài đá ra thì cũng chỉ có mỗi đá, dù cái bệ ngọc này có thể làm từ thứ ngọc ấm khiến người ta không thấy lạnh lẽo nhưng sao có thể giống như ghế sô pha được chứ?
Bản thân tôi lại càng ngạc nhiên hơn, bất giác đưa tay sờ thử, thấy trên bề mặt bệ là một lớp bụi, nhưng bên dưới mềm mại trơn nhẵn, giống như da thuộc, không biết làm bằng vật liệu gì. Cúi đầu xuống nhìn, thì ra cái bệ này được ghép từ những khói gạch màu trắng hình chữ nhật, trông như cái gối, ở rìa mép là mảng tua dài màu đen. Tôi thấy lạ, liền đưa tay giật lấy một mảng, thấy khô như rơm, không khác gì tóc người chết, bèn buột miệng: “Ở đâu ra nhiều tóc thế này?”
Đúng lúc này, Shirley Dương đột nhiên kéo tôi ra phía sau. Tôi thấy sắc mặt cô có vẻ khác lạ, biết tình hình có biến, vội vàng nương đà kéo ấy đứng bật dậy, đồng thời rút cây Nga Mi thích bằng thép tinh luyện cầm trên tay, ngoảnh đầu nhìn theo chùm sáng đèn pin của cô, chỉ thấy ở mặt bên cái bệ màu trắng ấy, không biết từ lúc nào đã lẳng lặng lộ ra một gương mặt đàn bà. Gương mặt ấy tuyệt đối không phải được điêu khắc từ ngọc thạch, mà rõ rành rành là một bộ mặt cương thi mắt mũi miệng đều rỉ máu.
Tôi không chuẩn bị tâm lý, lập tức cảm thấy lạnh buốt sống lưng, cảm tưởng như tóc trên đầu “pực” một tiếng dựng đứng hết cả lên, vội vàng kéo Tôn Cửu gia và Út ra sau lưng mình, Tuyền béo cũng hoàn toàn không có đề phòng, bất thình lình trông thấy một gương mặt rỉ máu trắng ởn hiện ra dưới chùm sáng của đèn pin, không khỏi cuống lên, chẳng kịp rút nỏ liên châu sau lưng ra, đã rối rít một tay móc móng lừa đen, một tay nhặt xẻng công binh lên đập.
Nghe tiếng Shirley Dương can: “Đừng hoảng, nó không cử động đâu!” tôi định thần lại, nhìn kỹ cái đầu người ở mé bên bệ đá màu trắng, quả nhiên là một xác chết, mắt miệng đều há hốc, trong bóng tối trông lại càng thêm phần dữ tợn, nhưng thứ chảy dài trên mặt nó không phải máu tươi, mà là thứ gì đó bị nhét đầy trong miệng. Tôi cầm Nga Mi thích cẩn thận khêu khêu một chút, hóa ra toàn là cát đỏ như máu, không biết lúc sống người này đã bị đổ đầy một bụng thứ thuốc gì.
Không chỉ có một xác chết, nguyên cả phần bên dưới tượng người ngọc đeo mặt nạ đồng xanh kia, không ngờ lại là sáu tấm lưng của sáu cái xác trần truồng. Những xác đàn bà ấy chia làm hai hàng quỳ dưới đất, có người cúi gằm đầu xuống, có người lại nghiêng mặt qua, bộ dạng khủng khiếp khác nhau, nhưng đều hướng lưng lên trên. Sáu cái xác này phỏng chừng dáng người đều tương đương, chiều cao cũng đồng đều, làm thành một cái bệ bằng da thuộc mềm mại. Người ngọc đeo mặt nạ ô dương bằng đồng kia, chính là ngồi trên cái ghé mềm ghép bằng xác người chết ấy.
Giáo sư Tôn đeo kính lên nhìn chằm chằm hồi lầu, biến hẳn sắc mặt, nói với chúng tôi: “Không cần khảo chứng nữa, tôi lấy danh dự ra đảm bảo, đây là... ghế... ghế người, ghế người thật trăm phần trăm, trong sử sách cũng có ghi chép, không ngờ đến đây lại thấy vật thực! Bên trong những cái xác đàn bà này đổ đầy cát đỏ, có thể đều là thuốc dùng để duy trì cho xác thịt không bị cứng lại sau khi chết.”
Tôi nhớ lại, mình vừa ngồi lên lưng máy cái xác cổ, lại còn cảm thấy hết sức dễ chịu, không khỏi toát hết mô hôi lạnh, tim đập thình thịch liên hồi: “Ghế người là cái quái quỷ gì thế? Không ngờ lại giết cả người sống để làm ghế... thế này thảo nào quần chúng lao khổ chẳng tạo con bà nó phản ?”
Giáo sư Tôn giải thích: “Cách gọi ghế người này là do các học giả đời sau tự thêm vào, còn tên gọi thực của nó giờ đã chẳng thể khảo chứng được nữa rồi. Vật này đích thực đã có từ thời xã hội nô lệ, trước cả thời Tam Đại(5), tương truyền Hạ Kiệt, vị vua cuối cùng của triều Hạ là một bạo quân nổi tiếng, ông ta cực kì xa xỉ, còn so mình với trời, tự xưng mình là vầng thái dương, nữ nô lệ phải quỳ rạp xuống đất làm ghế người, còn nam nô lệ thì làm xe người, ngựa người để cưỡi, đều do ông ta phát minh ra cả. Chế độ ngược đãi tàn khốc này còn kéo dài rất nhiều triều đại về sau, nghe nói đến thời Nguyên vẫn còn. Từ xứa đã có tục trần sao âm vậy, các vật phẩm quân vương hưởng dụng lúc sống lúc chết nhất thiết cũng phải đầy đủ, cái... ghế bẳng xác chết này, hẳn là vật thay thế cho ghế người ở chốn âm thế.”
Tôi nghe mà lửa giận bừng bừng bốc lên, hỏi giáo sư Tôn: “Vậy thì... cái ghế xác này là minh khí tuẫn táng theo Ô Dương vương hả? Nhưng sao không thấy quan quách và xác Ô Dương vương đâu?”
Giáo sư Tôn lắc đầu đáp: “Tôi đã nói từ trước rồi, các cậu chẳng ai chịu nghe cả, đây căn bản không phải minh điện mộ cổ, mà là một chỗ để tế bái cúng lễ thôi, trong huyệt mộ của Ô Dương vương từ lâu cũng không còn quan quách và thi thể nữa rồi, bởi vì... Quan Sơn thái bảo đã quật mộ ấy từ lâu, đồng thời kiến tạo nên thôn Địa Tiên ở trong huyệt mộ quy mô cực lớn ấy để làm nơi náu thân, Muốn đến Địa Tiên, hãy tìm ô dương, há chẳng phải ứng với chuyện này hay sao ?”
Tôi cảm thấy chuyện này càng lúc càng rắc rối ly kỳ, lẽ nào thời xưa thật sự từng có một vị Ô Dương vương? Câu Hay cho đại vương, có thân không đầu chính là chỉ vị Ô Dương vương này? Vừa rồi còn không có đầu mối nào, chỉ trong chốc lát, làm sao giáo sư Tôn biết được ?
Shirley Dương bảo tôi: “Lúc nãy khi anh ngồi... ngồi trên ghế người, giáo sư Tôn phát hiện trên bệ đá ở dưới, toàn là chữ triện cổ theo thể Trùng Ngư, còn có rất nhiều phù hiệu cổ giống như nhật nguyệt tinh tú. Em xem không hiểu gì cả, nhưng giáo sư Tôn là chuyên gia giải các loại văn tự cổ, theo ông ấy nói thì những gì khắc trên bệ đá là truyền thuyết xưa về hẻm Quan Tài, tuy rằng không biết thật giả, nhưng có thể khẳng định trong hẻm núi này có một lăng mộ cổ đại quy mô bất phàm.’’
Giáo sư Tôn gật đầu: “Đúng thế, tượng ngọc Ô Dương vương chưa bị hủy đi, có thể là do Quan Sơn thái bảo cố ý làm vậy, vị vương có thân không đầu, chính là chân thân của tượng ngọc này, không gọi là Ô Dương vương, mà phong hiệu chính xác của nó phải là “Vu Lăng Di Sơn vương", có điều các cô các cậu chớ tưởng Vu Lăng vương là người, theo truyền thuyết cổ xưa này, Vu Lăng vương thực tế là... là một con ô dương rất lớn.”
Lúc này Tuyền béo và Tôn Cửu gia cũng đã đến gần, thấy tình hình đó, đều hết sức ngạc nhiên khó hiểu, giáo sư Tôn nói với chúng tôi: “Thế này thì càng không giống mộ đạo, vừa có khỉ vừa có đầu lợn, chẳng lẽ chúng ta đến mộ Hầu vương rồi?”
Tôi và Tuyền béo bật lại lão: “Uổng cho ông hay nói phải có thái độ khách quan và chính xác với lịch sử, sao lại móc đâu ra cái mộ Hầu vương thế ? Hầu vương là ai ? Tôn Ngộ Không à? Thành Phật từ đời nào rồi, lấy đâu ra mộ phần chứ?”
Giáo sư Tôn tự biết mình lỡ lời, vội nói: “Không phải tôi có ý này, chỉ là cảm thấy ở đây xương khỉ chất chồng như núi, mới vô tình nghĩ đến chuyện mộ Hầu vương thôi, câu chuyện Tôn Ngộ Không đi Tây Thiên lấy kinh là do tiểu thuyết gia hư cấu, nhưng ở Chiết Giang đúng là có di tích mộ Hầu vương thật, không phải tôi bịa ra đâu. Tôi khác các cậu, các cậu nói cho sướng cái mổm rồi vỗ đít đi luôn, chằng chịu trách nhiệm gì, người làm giáo sư như tôi sao có thể thế được ? Tôi không nói gì, người khác còn tìm đủ trăm phương nghìn kế kiếm chuyện phiền phức với tôi nữa là, vì vậy bao nhiêu năm nay, tôi chưa bao giờ nói ra dù chỉ nửa câu vô căn cứ.”
Shirley Dương nói: “Trước cửa có bức phù điêu đầu lâu ô dương trông rất thần bí, tôi nghĩ nơi này hẳn có liên quan đến ô dương. Muốn đến Địa Tiên, hãy tìm ô dương, bên trong là một sơn động, hình như không gian cũng không phải nhỏ, sao không vào trong xem xét rồi tính sau?” Nói xong, cô liền giơ ô Kim Cang lên hộ thân, gác đèn pin mắt sói vào tán ô, dẫn đầu đi vào qua con đường chật hẹp giữa đống xương đầu lâu khỉ chồng chất. Giữa hai vách đá có một cửa hang, bên trong loạn thạch tua tủa, nhũ đá buông xuống, không ngờ lại là một hang động đá vôi thiên nhiên.
Tôi thấy hang động này toát lên yêu khí, lo cô và Út ở phía trước có gì sơ sẩy, vội ra hiệu, dẫn theo Tuyền béo và Tôn Cửu gia bám sát theo sau. Không gian bên trong hang động lớn không ngờ, với phạm vi chiếu sáng hữu hạn của đèn pin mắt sói, nhất thời khó mà thăm dò được địa hình xung quanh, chỉ có thể thấy trước mắt là một khoảng đất trống bằng phảng, cách những nhủ đá trên đỉnh đầu chừng mười mấy mét.
Cả bọn không ai dám lơ là bất cẩn, tụ lại một chỗ lần mò tiến về phía trước, chốc chốc lại dùng đèn pin chiếu ra xung quanh, nhưng ánh đèn pin như bị bóng tối nuốt chửng, căn bản không thể nhìn được tình cảnh ở ngoài khoảng cách mấy bước chân. Trong hang động này dường như cũng không có gì, Tuyền béo lấy ra một quả pháo sáng, “xòe” một tiẽng, ánh sáng đò lập tức chiếu lòa cả khoảng không gian xung quanh.
Chỉ thấy một khối đá xanh lớn như một tấm bia khổng lồ, nằm ngang phía trước chúng tôi chừng mấy chục mét, bên trên có một người ngọc cao lớn khôi vĩ, sắc ngọc đỏ tươi như máu, Người ngọc này thân khoác mãng bào, đeo thắt lưng, đầu to như cái đấu, an tọa trên một bệ màu trắng ở chính giữa, tiếc rằng khoảng cách vẫn hơi xa nên không nhìn rõ mặt, lại thấy bốn phía xung quanh có mấy mươi tượng đá nam nữ nô bộc đang quỳ, hai tay nâng đèn nến và đồ uống rượu.
Chúng tôi thấy có phát hiện, liền rảo bước đến xem khối đá ấy, còn leo hẳn lên bệ đá quan sát kỹ lưỡng. Thì ra trên đầu người ngọc ở chính giữa ấy trùm một cái mặt nạ bằng đồng, trông như cái ấm tích, nhưng không có đường nét trên mặt, ngay cả lỗ để thông hơi và nhìn cũng không có. Tôi lấy ngón tay gõ lên mặt nạ đồng, thấy âm vang rổn rảng, xác thực là cổ vật bẳng đồng xanh.
Giáo sư Tôn ngạc nhiên nói: “Chẳng lẽ là táng kiểu trùm đầu?” Nói đoạn, lão ta giơ đèn pin lại gần, chiếu vào cái mặt nạ không có mặt mũi ấy, chăm chú nhìn hồi lâu.
Tuyền béo đưa tay rờ rờ lên người ngọc, cảm thấy không khênh về được thì thật đáng tiếc, bèn lẩm bẩm thôi mang cái đầu về cũng tạm được, đoạn giơ tay nhấc mặt nạ đồng lên, chằng ngờ, cậu ta giật một phát mà chẳng thấy nhúc nhích gì.
Giáo sư Tôn thấy Tuyền béo có ý xấu, vội vàng ngăn lại, một tay chộp lấy cánh tay Tuyền béo, tay kia ấn xuống một bên mặt nạ đồng xanh, đề phòng Tuyền béo giật bung cả cái mặc nạ ra.
Chẳng ngờ, hai người vừa dùng sức, đã làm cái mặt nạ xoay một vòng tại chỗ, phần gáy quay ra phía trước. Giáo sư Tôn kêu lên một tiếng, cuống cuồng xem xét coi mặt nạ đồng có bị tổn hại gì không, nào ngờ không nhìn thì thôi, vừa nhìn lão ta liền kinh hãi vã mổ hôi lạnh, suýt chút đánh rơi cả cái đèn pin mắc sói đang cầm trên tay.
Tôi và Shirley Dương, Út đang ở phía sau xem xét những người đá tay nâng đèn nến, đột nhiên phát giác thân hình Tôn Cửu gia co rút lùi về phía sau, suýt nữa ngã phịch xuống đất, vội đưa tay đỡ lấy lão ta, hỏi: “Chuyện gì thế?” Đồng thời, cũng ngẩng đầu lên nhìn.
Vừa ngước nhìn, mấy người chúng tôi cũng giật mình kinh hãi, tại sao lại kinh hãi chứ? Thì ra phần mặt nạ phía sau gáy người ngọc có cả ngũ quan, mắt mũi miệng đều đầy đủ, nét mặt cũng nghiêm trang, có điều đó không phải mặt người, mà là một bộ mặt “ô dương”. Lúc này, mặt nạ đồng xanh bị Tuyền béo và giáo sư Tôn xoay ngược lại, cộng thêm thân hình người ngọc ấy vốn cao lớn to béo, nên thoạt trông cứ như một con yêu tinh ô dương khoác mãng bào ngồi sừng sững ở đó vậy.
Cả bọn đều lấy làm kinh ngạc: “Người ngọc này có phải đại vương không đầu không? Tại sao nói là có thân không đầu? Không phải có cái đầu lợn đấy sao ? Trong hang động không như trong địa cung mộ cổ, tượng ngọc quái dị này rốt cuộc đứng ở đây để làm gì?”
Út tuy lanh lợi gan dạ, nhưng dẫu sao cũng không có kiến thức gì, thấy mặt nạ “ô dương” kỳ dị như thế, không khỏi hoảng hồn, sợ hãi hỏi giáo sư Tôn: “Người ở trấn Thanh Khê chúng tôi từ xưa đến nay, chẳng ai chịu ăn thịt ô dương cả, tại sao lại đội cái đầu ô dương lên cổ trông phát khiếp thế kia?”
Giáo sư Tôn nghe câu ấy liền ngẩn người ra, hỏi lại Út: “Cô bé, cháu nói thật đấy chứ? Vùng này thời xưa có tục không ăn thịt ô dương à?” Không đợi Út trả lời, lão ta đã lẩm bẩm một mình: “Hay cho đại vương, có thân không đầu... muốn đến Địa Tiên, hãy tìm ô dương... lẽ nào đại vương không đầu kia chính là ô Dương vương?”
Tuyền béo vừa rồi không đắc thủ, sau khi xoay một vòng lại phát hiện bên trong mặt nạ trùm đầu rỗng không, không có đầu người bằng ngọc, đang lấy làm khó chịu, thấy giáo sư Tôn lẩm bẩm mấy câu khó hiểu, bèn nói: Đại gia Tuyền béo này sống hơn ba chục năm, chẳng bao giờ nghe cái nước khỉ nào có Ô Dương vương quái gì cả, Nhất, cậu có nghe nói chưa?”
Tôi lắc đầu, xưa nay chưa từng nghe đến chuyện “Ô Dương vương” bao giờ, Shirley Dương cũng nói: “Tôi từng xem một mục tin tức, theo bài báo đó, đoàn khảo có hai nước Trung Nhật liên hợp khảo sát di tích văn hóa Ba Thục cổ đại, địa điểm chính là Vu Sơn này. Mặc dù không thu được kết quả gì, nhưng trong bản tin nhiều lần nhắc đến chuyện người Ba thời xưa thờ cúng totem hổ, chứ không hề nói bất cứ chuyện gì về ô dương cả.”
Tôi thấy giáo sư Tôn nhìn cái mặt nạ “ô dương” đến ngây ngẩn bần thần, thầm nhủ có lẽ lão ta tìm được đầu mối gì đó, đang vắt óc suy nghĩ, tốt nhất không nên làm phiền, lại thấy mọi người đi cả ngày trời trên điểu đạo vắt vẻo lưng chừng vách đá, ai nấy đều đã mệt mỏi, bèn bảo cả bọn tạm thời nghỉ ngơi giây lát, rồi mới xác định bước hành động tiếp theo.
Tượng ngọc đầu trùm mặt nạ đồng “ô dương” ngồi trên một cái bệ màu trắng, xưa nay tôi vốn chẳng coi các vị đế vương khanh tướng thời xưa ra gì, đâu thèm quan tâm Ô Dương vương kia là người hay yêu, chỉ đưa mắt nhìn rồi nói với nó một câu: “Lão già này ngồi đây mấy nghìn năm, trong khi nhân dân lao động lại phải quỳ dưới kia mấy nghìn năm... không thấy xấu hổ à?” Dứt lời, bèn ngồi dựa lưng vào bức tượng ngọc ấy.
Tuyền béo cưỡi lên lưng tượng người bằng đá quỳ gần đấy, huyên thuyên tán phét với tôi. Út ngồi trên một cái ba lô chăm chú lắng nghe, có điều nội dung câu chuyện của chúng tôi tương đối chuyên nghiệp, người ngoại đạo thông thường đều không hiểu nổi, chẳng hạn như tượng người ngọc kia để nguyên hay chia thành từng mảnh thì được giá hơn? Không có cái đầu bằng ngọc thạch nguyên bản, liệu có làm mất đi giá trị thẩm mỹ và giá trị sưu tầm hay không?
Đang tán chuyện lung tung, tôi chợt cảm thấy dưới mông có gì đó không ổn lắm, đang định nhổm người đứng dậy thì nghe Tuyền béo ở bên cạnh xỉa: “Tư lệnh Nhất, vẻ mặt cậu cứ quai quái thế nào ấy, có phải chỗ ngồi của Ô Dương vương không thoải mái không? Cậu tưởng chỗ ngồi của lãnh đạo cao cấp bậc ấy là dễ ngồi chắc? Chắc chắn là vừa cứng vừa lạnh rồi, có câu thế nào ấy nhỉ ? À, trên cao vẫn sợ lạnh(4), cẩn thận bị lạnh bụng đấy nhé...”
Tôi vỗ vỗ lên tượng người ngọc bên cạnh, bảo Tuyền béo: “Cái gì mà trên cao vẫn sợ lạnh? Con bà nó, cả đánh bạn với vua như chơi với hổ nữa, nhưng cậu không nói thì thôi, đúng là lạ thật, ngồi đây không phải không thoải mái, mà ngược lại... rất thoải mái là đằng khác, còn giông giống ghế sô pha, lạnh thì cũng có hơi hơi... nhưng mà không cứng.”
Tuyền béo và Út nghe vậy, đều lấy làm lạ, trong hang núi này ngoài đá ra thì cũng chỉ có mỗi đá, dù cái bệ ngọc này có thể làm từ thứ ngọc ấm khiến người ta không thấy lạnh lẽo nhưng sao có thể giống như ghế sô pha được chứ?
Bản thân tôi lại càng ngạc nhiên hơn, bất giác đưa tay sờ thử, thấy trên bề mặt bệ là một lớp bụi, nhưng bên dưới mềm mại trơn nhẵn, giống như da thuộc, không biết làm bằng vật liệu gì. Cúi đầu xuống nhìn, thì ra cái bệ này được ghép từ những khói gạch màu trắng hình chữ nhật, trông như cái gối, ở rìa mép là mảng tua dài màu đen. Tôi thấy lạ, liền đưa tay giật lấy một mảng, thấy khô như rơm, không khác gì tóc người chết, bèn buột miệng: “Ở đâu ra nhiều tóc thế này?”
Đúng lúc này, Shirley Dương đột nhiên kéo tôi ra phía sau. Tôi thấy sắc mặt cô có vẻ khác lạ, biết tình hình có biến, vội vàng nương đà kéo ấy đứng bật dậy, đồng thời rút cây Nga Mi thích bằng thép tinh luyện cầm trên tay, ngoảnh đầu nhìn theo chùm sáng đèn pin của cô, chỉ thấy ở mặt bên cái bệ màu trắng ấy, không biết từ lúc nào đã lẳng lặng lộ ra một gương mặt đàn bà. Gương mặt ấy tuyệt đối không phải được điêu khắc từ ngọc thạch, mà rõ rành rành là một bộ mặt cương thi mắt mũi miệng đều rỉ máu.
Tôi không chuẩn bị tâm lý, lập tức cảm thấy lạnh buốt sống lưng, cảm tưởng như tóc trên đầu “pực” một tiếng dựng đứng hết cả lên, vội vàng kéo Tôn Cửu gia và Út ra sau lưng mình, Tuyền béo cũng hoàn toàn không có đề phòng, bất thình lình trông thấy một gương mặt rỉ máu trắng ởn hiện ra dưới chùm sáng của đèn pin, không khỏi cuống lên, chẳng kịp rút nỏ liên châu sau lưng ra, đã rối rít một tay móc móng lừa đen, một tay nhặt xẻng công binh lên đập.
Nghe tiếng Shirley Dương can: “Đừng hoảng, nó không cử động đâu!” tôi định thần lại, nhìn kỹ cái đầu người ở mé bên bệ đá màu trắng, quả nhiên là một xác chết, mắt miệng đều há hốc, trong bóng tối trông lại càng thêm phần dữ tợn, nhưng thứ chảy dài trên mặt nó không phải máu tươi, mà là thứ gì đó bị nhét đầy trong miệng. Tôi cầm Nga Mi thích cẩn thận khêu khêu một chút, hóa ra toàn là cát đỏ như máu, không biết lúc sống người này đã bị đổ đầy một bụng thứ thuốc gì.
Không chỉ có một xác chết, nguyên cả phần bên dưới tượng người ngọc đeo mặt nạ đồng xanh kia, không ngờ lại là sáu tấm lưng của sáu cái xác trần truồng. Những xác đàn bà ấy chia làm hai hàng quỳ dưới đất, có người cúi gằm đầu xuống, có người lại nghiêng mặt qua, bộ dạng khủng khiếp khác nhau, nhưng đều hướng lưng lên trên. Sáu cái xác này phỏng chừng dáng người đều tương đương, chiều cao cũng đồng đều, làm thành một cái bệ bằng da thuộc mềm mại. Người ngọc đeo mặt nạ ô dương bằng đồng kia, chính là ngồi trên cái ghé mềm ghép bằng xác người chết ấy.
Giáo sư Tôn đeo kính lên nhìn chằm chằm hồi lầu, biến hẳn sắc mặt, nói với chúng tôi: “Không cần khảo chứng nữa, tôi lấy danh dự ra đảm bảo, đây là... ghế... ghế người, ghế người thật trăm phần trăm, trong sử sách cũng có ghi chép, không ngờ đến đây lại thấy vật thực! Bên trong những cái xác đàn bà này đổ đầy cát đỏ, có thể đều là thuốc dùng để duy trì cho xác thịt không bị cứng lại sau khi chết.”
Tôi nhớ lại, mình vừa ngồi lên lưng máy cái xác cổ, lại còn cảm thấy hết sức dễ chịu, không khỏi toát hết mô hôi lạnh, tim đập thình thịch liên hồi: “Ghế người là cái quái quỷ gì thế? Không ngờ lại giết cả người sống để làm ghế... thế này thảo nào quần chúng lao khổ chẳng tạo con bà nó phản ?”
Giáo sư Tôn giải thích: “Cách gọi ghế người này là do các học giả đời sau tự thêm vào, còn tên gọi thực của nó giờ đã chẳng thể khảo chứng được nữa rồi. Vật này đích thực đã có từ thời xã hội nô lệ, trước cả thời Tam Đại(5), tương truyền Hạ Kiệt, vị vua cuối cùng của triều Hạ là một bạo quân nổi tiếng, ông ta cực kì xa xỉ, còn so mình với trời, tự xưng mình là vầng thái dương, nữ nô lệ phải quỳ rạp xuống đất làm ghế người, còn nam nô lệ thì làm xe người, ngựa người để cưỡi, đều do ông ta phát minh ra cả. Chế độ ngược đãi tàn khốc này còn kéo dài rất nhiều triều đại về sau, nghe nói đến thời Nguyên vẫn còn. Từ xứa đã có tục trần sao âm vậy, các vật phẩm quân vương hưởng dụng lúc sống lúc chết nhất thiết cũng phải đầy đủ, cái... ghế bẳng xác chết này, hẳn là vật thay thế cho ghế người ở chốn âm thế.”
Tôi nghe mà lửa giận bừng bừng bốc lên, hỏi giáo sư Tôn: “Vậy thì... cái ghế xác này là minh khí tuẫn táng theo Ô Dương vương hả? Nhưng sao không thấy quan quách và xác Ô Dương vương đâu?”
Giáo sư Tôn lắc đầu đáp: “Tôi đã nói từ trước rồi, các cậu chẳng ai chịu nghe cả, đây căn bản không phải minh điện mộ cổ, mà là một chỗ để tế bái cúng lễ thôi, trong huyệt mộ của Ô Dương vương từ lâu cũng không còn quan quách và thi thể nữa rồi, bởi vì... Quan Sơn thái bảo đã quật mộ ấy từ lâu, đồng thời kiến tạo nên thôn Địa Tiên ở trong huyệt mộ quy mô cực lớn ấy để làm nơi náu thân, Muốn đến Địa Tiên, hãy tìm ô dương, há chẳng phải ứng với chuyện này hay sao ?”
Tôi cảm thấy chuyện này càng lúc càng rắc rối ly kỳ, lẽ nào thời xưa thật sự từng có một vị Ô Dương vương? Câu Hay cho đại vương, có thân không đầu chính là chỉ vị Ô Dương vương này? Vừa rồi còn không có đầu mối nào, chỉ trong chốc lát, làm sao giáo sư Tôn biết được ?
Shirley Dương bảo tôi: “Lúc nãy khi anh ngồi... ngồi trên ghế người, giáo sư Tôn phát hiện trên bệ đá ở dưới, toàn là chữ triện cổ theo thể Trùng Ngư, còn có rất nhiều phù hiệu cổ giống như nhật nguyệt tinh tú. Em xem không hiểu gì cả, nhưng giáo sư Tôn là chuyên gia giải các loại văn tự cổ, theo ông ấy nói thì những gì khắc trên bệ đá là truyền thuyết xưa về hẻm Quan Tài, tuy rằng không biết thật giả, nhưng có thể khẳng định trong hẻm núi này có một lăng mộ cổ đại quy mô bất phàm.’’
Giáo sư Tôn gật đầu: “Đúng thế, tượng ngọc Ô Dương vương chưa bị hủy đi, có thể là do Quan Sơn thái bảo cố ý làm vậy, vị vương có thân không đầu, chính là chân thân của tượng ngọc này, không gọi là Ô Dương vương, mà phong hiệu chính xác của nó phải là “Vu Lăng Di Sơn vương", có điều các cô các cậu chớ tưởng Vu Lăng vương là người, theo truyền thuyết cổ xưa này, Vu Lăng vương thực tế là... là một con ô dương rất lớn.”
Nguồn e-thuvienonline.blogspot.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét