Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info.

22 thg 3, 2014

Phim chuyển thể từ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh , Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố

1. Hồ Biểu Chánh 

Con nhà nghèo (1998)


Hội đồng Nghĩa “đánh trống bỏ dùi” làm cho cô Lựu có mang rồi không nhận. Thị Tố, vợ Bưởi vốn là một phụ nữ nóng nảy, bộc trực đã lên tiếng phải trái với ông Hội đồng khiến bà Hội đồng nổi máu ghen đòi lại ruộng. Cả nhà Bưởi phải bỏ xứ ra đi. Nhờ chăm chỉ làm ăn và may mắn được quý nhân giúp đỡ, ba anh em Bưởi ngày càng khá giả. Thời gian trôi qua, giọt máu rơi của Hội đồng Nghĩa, con trai Lựu giờ đây đã ăn học thành tài trở thành quan kinh lý Hai. Trên đường công cán, quan Hai đem lòng yêu cô Tư Thục, con của Hội đồng Nghĩa. Nhưng cuộc hôn nhân đó đã không thành khi gia đình Bưởi quyết định nói ra sự thật ngày xưa...


Ân oán nợ đời (2002)

Chúa tàu Kim Quy (2002)

Bối cảnh của câu chuyện được xây dựng dưới thời Minh Mạng.
Em gái Lê Thủ Nghĩa bị Trần Tấn Thân xâm phạm tiết hạnh, nên Thủ Nghĩa đánh Tấn Thân gãy tay. Ðể trả thù Tấn Thân đút tiền cho quan huyện vu cáo Nghĩa theo đạo Thiên Chúa, nên chàng bị án chung thân. Trong khám chàng kết thân với một người Khách trú và học nói tiếng Quảng Ðông. Trước khi chết người Khách trú tỏ thật cho chàng biết, ông ta là cháu bốn đời của Mạc Cửu. Cha của ông có giấu nhiều vàng bạc tại đảo Kim Quy, một hòn đảo nhỏ ở phía nam đảo Phú Quốc. Nhân khám bị hỏa hoạn Thủ Nghĩa thừa lúc lộn xộn trốn thoát trở về quê nhà thì được biết cha mẹ và em gái đã chết. Chàng tìm được kho tàng, giả làm khách Quảng Ðông mua tàu đi buôn và trở thành chúa tàu Kim Quy .
Chúa tàu Kim Quy tìm cách đền ơn em rể là Kỉnh Chi đã phải chịu điêu đứng vì lo lắng cho cha mẹ và em gái chàng….





Nợ đời (2004)

Một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Hồ Biểu Chánh nói về những thăng trầm cuộc sống của người phụ nữ cùng những chuyện trả vay trong cuộc sống. Hai Phục và Ba Có là hai người phụ nữ với mảnh đời bất hạnh bị đàn ông vùi dập đâm ta oán thù và tìm cách trả thủ họ, trả thù đàn ông. Hai Phục là một người phụ nữ xinh đẹp nhưng sớm lầm lở để rồi bị cuộc đời đẩy đưa khi gặp Ba Có - một người phụ nữ cũng hận đàn ông.
Ba Có nhiều lần bị đàn ông phụ tình nên khi gặp Hai Phúc hai người đã cũng nhau dùng nhan sắc của mình để chiêu dụ đàn ông. Để thực hiện được việc đó Hai Phúc đã phải vứt bỏ nút ruột của mình. Xem phim Nợ Đời để thấy những quả báo luân hồi khi họ trả thù qua lại với nhau cuối cùng chính mình cũng nhận lấy những hậu quả khó lường.


Cay đắng mùi đời (2007)

Cay đắng mùi đời” xoay quanh hai nhân vật chính: thầy Đàng và cậu bé Được - con nuôi của ông. Thầy Đàng là người theo Tây học từng làm thông ngôn. Do chán cảnh hà hiếp dân lành của nhiều quan lại, ông chọn cuộc sống phiêu bạt với nghề dạy đàn.
Trên bước đường ngao du, thầy Đàng nhận Liên và Được - hai đứa trẻ mồ côi làm con nuôi. Gia đình nhỏ này gặp nhiều cảnh bất công trên đường và lần nào thầy Đàng cũng ra tay trợ giúp kẻ yếu, để rồi phải rời xứ ra đi.
Đỉnh điểm là khi ông đến bến tàu Trà Vinh, thầy Đàng bênh vực người nông dân nghèo bị lính hành hung, sau đó ông bị bắt và kết án tù. Sau khi ra tù, ông lâm bệnh nặng và qua đời, bỏ Được và Liên bơ vơ. Liên may mắn được bà Hội đồng Nhàn, người bạn cũ của thầy Đàng, nhận nuôi.
Còn Được một mình lưu lạc đến tận miền Trung. Tại đây, cậu bé Được gặp người bạn đồng cảnh ngộ là Bỉ. Hai đứa trẻ nương tựa nhau và cùng thực hiện cuộc hành trình tìm về quê nhà.





Tại tôi (2009)

Tại Tôi là bộ phim nói về những đính kiến cổ hủ của người xưa đã gây ra bao thương cho con cháu của mình. Bà Cả Kim là một địa chủ lớn giàu có nhất nhì ở vùng đất Cần Thơ, bà có đứa con 1 trai 1 gái, chị cả Phụng đã yên bê gia thất nhưng vợ chồng Phụng - Nghĩa vẫn ở nhà bà Kim. con trai Hữu Thạch học sư phạm ở ngoài Bắc sau khi tốt nghiệp vì không xin chuyển công tác được nên đã bỏ việc dẫn theo vợ là Nhung về Nam. Phim Tại Tôi bắt đầu những bi thương bởi nhưng định kiến xã hội, vì không được cưới hỏi đàng hoàng lại là gái Bắc nên dù đoan trang hiền thục nhưng Nhung vẫn không được chấp nhận. Thương vợ nên Hữu Thạch dẫn vợ lên Sài Gòn kiếm sống, sống trong cảnh nghèo khó nên sau khi sinh con Nhung qua đời, không lâu sau Thạch cũng chết vì bệnh để lại đứa con gái Thanh Nguyên cho bạn thân là Tự Cường nuôi dưỡng. Phim Tại Tôi tiếp tục bi kịch khi Thanhh Nguyên lớn lên có tình cảm với Hữu Nhơn nhưng trái ngang thay Hữu Nhơn chính là con của cô Phụng, sự thật đau lòng làm cho Hữu Nhơn bị điên...




Tân Phong nữ sĩ (2009)


“Tân phong nữ sĩ ”, là bộ phim dựa trên tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Hồ Biểu Chánh. Phim lấy bối cảnh Việt Nam trong giai đoạn nửa phong kiến nửa thực dân, khi nữ quyền vẫn còn bị chà đạp.
'Tân phong nữ sĩ' kể về cuộc đời của Thanh Tân, con ông bà Đại Đạo, là điền chủ, gia đình nề nếp. Thanh Tân là cô gái tân học, có lối suy nghĩ phóng khoáng. Chính vì thế, cô bị vị hôn phu là dr.̀ Vĩnh Xuân từ hôn. Từ đó, cô Thanh Tân nguyện sống độc thân, quyết giành trọn tâm sức giúp đỡ phụ nữ nghèo. Cô vay tiền mở tờ báo Tân Phụ Nữ, lấy bút danh Tân phong nữ sĩ và thực hiện những công việc phục vụ công đồng như: thành lập nhà bảo sanh, trường nữ học.


Tình án (2009)

Ông Huyện Hàm Tân là một phú nông bề thế ở Cần Thơ. Đã mấy đời dòng họ này đều theo Nho học, nề nếp gia phong đâu đó đàng hoàng. Tuy nhiên, cô con gái cưng của ông- Thanh Túy- lại thích sống theo lối tân thời, phóng túng và rất mê tiểu thuyết lãng mạn, diễm tình.
Thời điểm đó, trên văn đàn xuất hiện nhà văn Chí Cao sống buông thả, ruồng bỏ vợ con, ăn chơi trác táng. Để trốn tránh người vợ đã từng cưu mang mình trong những năm tháng nghèo khổ, Chí Cao bỏ Sài Gòn, tìm đường xuống Cần Thơ ở ẩn. Tại đây, tình cờ Chí Cao mua ngôi nhà cạnh nhà ông Huyện Hàm Tân. Bi kịch xảy ra khi Túy say mê thơ văn của Chí Cao và rơi vào lưới tình của gã đàn ông này. Từ đó, hai người thường xuyên lén lút tới lui gặp gỡ. Cho đến một đêm, người ta phát hiện Chí Cao bị giết chết với cây dao rọc giấy còn cắm nguyên trên ngực… Chuyện gì đã xảy ra?





Khóc thầm (2010)

Chủ đề của bộ phim là đề cao người phụ nữ, kêu gọi bình đẳng nam nữ, đả phá các hủ tục lạc hậu. Ngoài ra, phim còn tái hiện lại những phong tục tập quán, những nét văn hóa truyền thống của một cùng đất Nam Bộ xưa…




Lòng dạ đàn bà (2011)

Lòng dạ đàn bà” là phim truyền hình được dựng lên từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Hồ Biểu Chánh. Phim là những suy nghĩ, chuyện kể hồi tưởng của nhân vật ông Hội đồng Thành (Cao Minh Đạt đóng) về ba người phụ nữ do Cẩm Lynh, Ngọc Lan và Vân Trang thủ vai. Qua đó, mỗi người đàn bà hiện lên với những tính cách khác nhau. Trong đó, Vân Trang đảm nhận vai Ba Huyền, một đào hát có nhan sắc trẻ trung và luôn lẳng lơ quyến rũ những người đàn ông giàu có.
Vân Trang hóa thân cô gái Ba Huyền ăn chơi, luôn chưng diện thời trang sành điệu. Ba Huyền tán tỉnh và đưa ông Hội đồng Thành vào lưới tình của mình, bắt ông phải chu cấp cho cô. Số tiền kiếm được từ những người đàn ông giàu có đều được Ba Huyền đưa lại cho người tình thật sự của mình (Trương Minh Cường đảm nhận). Đến khi bị ông hội đồng bỏ rơi, cô mới nhận ra tình cảm thật sự của mình.
Dương Cẩm Lynh đảm nhận vai Thanh Thủy, một phụ nữ buôn bán hột xoàn xuyên các tỉnh miền Tây và Nam bộ. Thanh Thủy sở hữu nhan sắc mặn mà và tính cách chân thành, trung thực. Vì hoàn cảnh, cô phải từ giã mối tình đầu cùng đứa con thân yêu để gạt nước mắt lấy chồng giàu có, trả những khoản nợ của gia đình. Sau khi chồng mất, Thanh Thủy trở thành người độc thân. Cô chỉ chăm lo việc bán buôn của mình, đồng thời đi tìm đứa con thất lạc. Tình cờ, cô gặp lại người bạn gái thân thời trung học là Kim Diệp (Ngọc Lan đóng), vốn là vợ của ông Hội đồng Thành (Cao Minh Đạt) Hội đồng Thành tuy đã có vợ nhưng lại say mê nhan sắc và tính cách nhẹ nhàng của Thanh Thủy và tìm mọi cách để tán tỉnh, ve vãn. Sau khi bất thành, anh chàng liền cặp ngay với đào hát Ba Huyền để trả thù...
Tuy cũng có tình cảm với ông Hội đồng Thành, nhưng Thanh Thủy (Cẩm Lynh) không muốn tiến gần vì cô muốn giữ tình bạn tốt đẹp với Kim Diệp (Ngọc Lan). Một mặt khác, cô còn là người giúp đỡ ông hội đồng tránh xa "cạm bẫy" của Ba Huyền (Vân Trang)... Có những lúc Thanh Thủy phải hóa thân thành người lẳng lơ để đưa ông chồng đào hoa của bạn vào cái bẫy do mình và cô bạn thân sắp đặt...
Diễn viên Ngọc Lan đảm nhận vai "bà vợ nhà quê" của Cao Minh Đạt. Nhân vật của cô cũng có nhiều đất diễn với những tính cách phức tạp, khi chân chất, khi nhiều mưu mô... Trong phim này, họ hóa thân thành những người phụ nữ ở nhiều độ tuổi, khi 18-20, lúc độ tuổi trung niên 35-40. “Lòng dạ đàn bà” còn có sự góp mặt của Trương Minh Cường, Nam Cường và nhiều nghệ sĩ khác




Ngọn cỏ gió đùa (1989), (2013)

Câu chuyện xảy ra đầu thế kỷ 20, ở một làng quê nghèo bị nạn đói hoành hành, Lê Văn Đó đánh liều đột nhập nhà Bá Hộ Cao ăn cắp nồi cháo heo để cả nhà chống đói. Việc trộm thất bại, Đó bị kết án 10 năm tù. Không chịu nổi cảnh bất công, Đó vượt ngục, nhưng không thành, án chồng án, chung thân, đày đi Côn Đảo. 
Ở Côn Đảo, Đó nhận được tin cô Lụa (hôn thê của Đó) bị Bá Hộ Cao làm nhục nên đã gieo mình xuống sông tự vẫn. Khi hay tin dữ, Đó và một nhóm bạn tù tổ chức vượt ngục về đất liền nhằm hỏi tội Bá Hộ Cao. Cuộc vượt ngục thành công nhưng việc báo thù bất thành. Đó cùng vài huynh đệ khác trốn thoát trong sự truy bắt ráo riết của nhà cầm quyền. 
Một đêm mưa gió, Đó lạc vào một ngôi chùa trong tình trạng tồi tệ và được hòa thượng Chánh Tâm cứu sống. Nửa đêm, Đó đánh cắp bộ bình trà quí bằng ngọc lựu của hòa thượng rồi bỏ trốn. Sáng hôm sau Đó bị bắt đưa trở lại chùa để hòa thượng Chánh Tâm xác nhận tang vật. Không ngờ hòa thượng nhận bộ bình trà là do ông tặng cho Đó. Nghĩa cử này của hòa thượng đã đánh thức nhân tâm của Đó. Từ đó, Đó biến thành con người khác hẳn. Được hòa thượng dạy dỗ và giúp vốn, Đó mua trang trại, xây dưỡng đường nuôi người nghèo, cơ nhỡ (trong đó có vợ chồng Bá Hộ Cao bị phá sản). Đó lấy tên Chánh Tâm, trở thành một “quí ông”. Còn “nhân vật Đó”, tên tù khổ sai vượt ngục đang bị truy nã gắt gao thì không còn ai biết đến… 
Tuy nhiên, Đó có được sống yên ổn dưới cái tên Chánh Tâm hay không và sự thật về cái chết của cô Lụa như thế nào… 

Ngọn cỏ gió đùa (1989)




Ngọn cỏ gió đùa (2013)




Hai khối tình (2014)

Hai khối tình là bộ phim của đạo diễn Hồ Ngọc Xum được chuyển thể từ tiểu thyết cùng tên của nhà văn Hồ Biểu Chánh do hãng phim Giải Phóng sản xuất. Phim lấy bối cảnh thập niên 1970, kể về chuyện tình của cô tiểu thư xinh đẹp, mang trong mình khát khao đòi quyền bình đẳng nam nữ trong chế độ phong kiến cùng hai chàng trai có tính cách hoàn toàn đối lập nhau tạo nên một tam giác tình cảm gay cấn.

Bối cảnh chính trong phim là trường quay Thi Sách của hãng phim Giải Phóng và thành phố Đà Lạt. Hóa thân thành cô tiểu thư xinh đẹp nhưng bướng bỉnh, Quỳnh Lam chia sẻ rằng cô như lột xác với nhân vật này vì trước đó, khán giả đã tốn quá nhiều nước mắt cho số phận bi thảm và sự hiền lành nhẫn nhịn của nhân vật Tốt trong bộ phim Khóc thầm do cô thủ vai. Chính vì vậy, với vai diễn mới là tiểu thư tên Cúc, Quỳnh Lam thật sự hứng thú vì sẽ được thể hiện nhiều hơn chứ không chỉ là những cảnh bi lụy đau thương như trước. Nhân vật Cúc của Quỳnh Lam sẽ mạnh mẽ, dám nghĩ dám làm và đấu tranh đến cùng vì tình yêu của mình giữa nhiều biến cố xã hội.

Phim còn có sự tham gia của hoa hậu Đông Nam Á Diệu Hân trong vai cô tiểu thư Genie mang trong mình hai dòng máu Pháp – Việt. Nhân vật Genie này sẽ là nàng thơ của nhân vật nam chính tên Xương do Hoàng Phúc thủ vai. Chuyện tình rắc rối này hứa hẹn sẽ mang đến nhiều bất ngờ cho khán giả.






2. Ngô Tất Tố

Chị Dậu (1981)
Chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết hiện thực phê phán rất nổi tiếng của nhà văn Ngô Tất Tố Tắt đèn, phim Chị Dậu là những hình ảnh cuộc sống cùng khổ của người nông dân Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, phải chịu tầng tầng lớp lớp áp bức bóc lột, gia đình tan nát vì sưu cao thuế nặng. Chị Dậu (Lê Vân) tất cả chạy ngược chạy xuôi trong cảnh khốn cùng để lo kiếm tiền đóng thuế thân cho người chồng đau yếu. chị phải bán tất cả những gì còn lại trong nhà, và dứt ruột bán nốt đứa con gái của mình cho nhà địa chủ Nghị Quế, nhưng vẫn không được yên, cho đến lúc không thể chịu đựng được nữa, chị phải vùng dậy. Sự nổi loạn ấy đã dẫn cuộc đời chị sang một hướng khác, nhưng vẫn không kém phần tăm tối.


Lều chõng (2010)

Bộ phim truyện truyền hình Lều chõng (dài 23 tập, biên kịch: Lê Ngọc Minh – dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Ngô Tất Tố, đạo diễn: NSƯT Nguyễn Thanh Vân, Hãng phim TFS sản xuất) , đây là bộ phim phản ánh được nếp sinh hoạt, ứng xử và những phong tục trong thi cử ngày xưa.
Những diễn viên xinh đẹp hóa thân vào vai các nho sinh và thiếu nữ ngày xưa với khăn xếp, áo the duyên dáng. Bộ phim 30 tập chuyển thể từ tiểu thuyết "Lều chõng" của Ngô Tất Tố đã có những cảnh quay tại làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây).
Lều chõng kể về cuộc đời của những sĩ tử trong khoa thi cuối cùng nhà Nguyễn, dùi mài kinh sử và vác lều chõng đi thi để được đỗ đạt, rạng danh. Nhân vật trong phim là những cậu khóa khoảng 20 tuổi nên đạo diễn Nguyễn Thanh Vân đã chọn những diễn viên rất trẻ. Diễn viên Nguyễn Chí Trung - từng góp mặt trong Người đàn bà mộng du - vào vai thầy khóa Vân Hạc. Thiện Tùng - diễn viên Chớp mắt cùng số phận,Trung úy - đảm nhiệm vai Khắc Mẫn - bạn đồng môn của Vân Hạc. Ca sĩ Duy Khoa sau khi chạm ngõ điện ảnh với phim Chơi vơi đã được chọn đóng vai Đốc Cung - nho sinh nghịch ngợm thường lôi kéo người bạn Vân Hạc vào quán hát ả đào.
Nhân vật nữ chính - hai cô con gái xinh đẹp của thầy đồ Vân Trình được giao cho hai gương mặt mới, có vẻ đẹp rất cổ điển. Vai Ngọc do Thu Trang - diễn viên múa, đang học biên đạo múa tại ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, 22 tuổi - đảm nhiệm. Vai Bích - em gái Ngọc dành cho Bảo Yến, người đang học đàn dân tộc.



3.Vũ Trọng Phụng

Số Đỏ

Số Đỏ (1990)

Xuân "tóc đỏ" một nhân vật từng làm đảo điên Hà Nội thập niên 1930-1940. Xuân "tóc đỏ" là ai? một thằng bé mồ côi lém lỉnh, nhờ thời cuộc, nhờ "số đỏ" mà trở thành me xừ, Xuân sinh viên trường thuốc tài hoa làm tan nát trái tim bao nhiêu bà, bao nhiêu cô gái Hà Nội. Số Ðỏ, lột trần những "quái thai" thời đại trong buổi giao thời "Âu Hóa"...


Gia Đình Số Đỏ (2010)

Gia Đình Số Đỏ là tác phẩm đầu tay của nhà biên kịch Văn Công Viễn (đồng thời là đạo diễn bộ phim) & nhóm Nắng Sài Gòn thuộc thể loại tâm lý tình cảm nhẹ nhàng pha thêm sự hài hước, hóm hỉnhBộ phim có sự tung hứng thú vị của hai gương mặt diễn viên hài nổi tiếng hải ngoại (Hồng Đào, Quang Minh) cùng với các nghệ sĩ hài Việt Nam (Bảo Trí,Văn Hiệp, Thanh Vân). Ngoài ra còn có sự tham gia của người mẫu Ngọc Quyên và nhân vật đang thu hút được nhiều sự chú ý trên cộng đồng online Don Nguyễn...


Giông tố (1991)

Thị Mịch, một cô gái quê mùa, có sắc đẹp, sắp lấy chồng, bị Nghị Hách cưỡng hiếp khiến có thai. Vụ này đưa ra tòa và phần thắng về phía Nghị Hách. Ðể tránh tai tiếng, Nghị Hách cưới Thị Mịch làm vợ bé. Mịch còn yêu người chồng chưa cưới là Long, người yêu của Mịch dù đã lấy vợ khác, vẫn yêu Thị Mịch. Hai bên vẫn hẹn tư tình với nhau..



Bẫy tình (2005)

Nội dung phim kể về cuộc đời sóng gió của Huyền- một cô gái vốn sinh ra trong một gia đình nề nếp ở Hà Nội vào những năm trước cuộc cách mạng tháng 8. Do ảnh hưởng của lối sống phương Tây, Huyền đã dần đánh mất bản thân mình, bị dòng đời đưa đẩy để cuối cùng rơi vào cuộc sống tủi nhục trong nhà chứa.
Sau khi mời một vài diễn viên thử vai cho nhân vật này, cuối cùng diễn viên Thanh Mai được chọn vào vai diễn vì như lời của một thành viên trong đoàn phim "tuy Thanh Mai trông có vẻ hơi lớn tuổi nhưng lại có sẵn tố chất của người Hà Nội".
Hoá thân vào các chàng trai đi qua cuộc đời của Huyền sẽ là diễn viên Hoàng Phúc (ký giả Trọng - bạn học cũ), Quốc Thái (tay chơi Lâm ), Mai Sơn Lâm (vai Tham Kim - chồng Huyền)...



Trò đời (2013)

Phim dài 32 tập của đạo diễn- NSƯT Phạm Nhuệ Giang được chuyển thể kịch bản từ 3 tác phẩm: Số đỏ, Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô .  Bộ phim “Trò đời” ít nhiều đã khơi dậy được phần nào không khí của những năm 1930-1945, những bi kịch xã hội, những trò lố lăng thời Tây hóa, những số phận nổi trôi trong muôn vàn thói đời dối gian, vong quốc. Bộ phim khẳng định được sự nỗ lực, quyết tâm của đạo diễn và ê-kíp làm phim.




Nguồn Thegioivanhoa.com.vn; thethaovanhoa.vn; phim.clip.vn; tfs.com.vn; phim3s.net; mananhnho.net; kenh88.com; giaitri.vnexpress.net; xemphimso.com; rapphim.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Blog liên quan : Blog zing | Blogspot | Blog tiếng anh | Facebook
Copyright © 2011 - 2014. Thuy trinh's blog - All Rights Reserved