Theo truyền thuyết kể lại rằng: Tam phi Nguyễn Thị Nguyệt Ảnh
là vợ Ba của vua Trần Anh Tông; sinh năm 1280 tại Trang Quang Lang nay là thôn
Trang Lang Đông xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình trong một gia đình
làm nghề muối. Từ nhỏ bà là người có tài mạo khác thường, học rộng, biết nhiều,
nhan sắc hơn người. Thấy việc đồng áng vất vả, muốn giúp bố mẹ nhưng mỗi
lần bà ra ruộng mây đen kéo đến che rợp cả một vùng vì thế dân làng đã bàn kế
đóng cho Bà chiếc thuyền mang muối đi buôn ở các vùng xa.
Một hôm, khi chở muối trên một chuyến đò, Nguyệt Ảnh gặp
thuyền của vua Trần Anh Tông trên sông Hồng. Mấy người chèo thuyền khát nước,
liền gọi đò cô bán muối đến và xin nước uống. Bà e lệ sượng sùng, khép nép,
nước cầm tay, tà áo che mặt. Chợt thấy đôi bàn tay xinh xắn của bà, vua đón
sang thuyền mình và sau đó bà được vua Trần đưa về cung làm vợ và phong làm Đệ
Tam Cung Phi.
Bà được Vua
Trần Anh Tông rất sủng ái sau đó có thai nhưng thai nhi đã qua 9 tháng 10 ngày
mà vẫn không sinh đẻ được. Vua Trần cho rước bà về quê ngoại ở Quan Lang, hy
vọng chút khí biến mát lành may ra cứu vớt được thai nhi và bà.
Nguyệt Ảnh về trang Quan Lang sống cùng cha mẹ, nhưng căn bệnh không thuyên giảm mà còn trở nên trầm trọng. Có thuyết cho rằng do chuyện đố kỵ ở hoàng cung và việc thông đồng với thầy bói đặt điều nên hoàng hậu hạ lệnh lấp con ngòi Quan Lang triệt mất long mạch...do đó bệnh tình vô phương cứu chữa
Thấy Bà chiều
nào cũng ngồi bên cửa sổ nhìn ra cánh đồng muối của làng lũ trẻ mục đồng hò
nhau lấy bồ cỏ làm người nộm vây quanh nhẩy múa để bà bớt nỗi buồn. Nhìn lũ trẻ
nhẩy múa rất vui, bà nhếch mép cười rồi qua đời vào ngày 14 tháng tư năm Mậu
Tuất.
Nhà vua được
tin thương tiếc đã sắc phong cho bà làm Phúc thần, cho lập đền thờ và tổ chức
lễ hội 14 tháng 4 âm lịch hàng năm. Lễ hội bà chúa Muối còn có tên gọi là lễ
hội Ông Đùng bà Đà.
Nguồn thaibinh.gov.vn; thaibinhtourism.com.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét