Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info.

15 thg 3, 2014

Phim chuyển thể từ truyện Kim Dung

1.Lộc Đỉnh Ký

Lộc đỉnh ký (1984) 

Được khán giả yêu thích qua các nhân vật Trương Vô Kỵ (phim Ỷ thiên đồ long ký 1986), Thạch Trung Ngọc và Thạch Phá Thiên (phim Hiệp khách hành 1988), song vai diễn ấn tượng nhất của Lương Triều Vỹ ở các phim Kim Dung lại là Vi Tiểu Bảo trong Lộc đỉnh ký 1984. Kết hợp với Lưu Đức Hoa (vai Khang Hy), Lương Triều Vỹ đã xây dựng trên màn ảnh nhỏ hình ảnh một chàng thái giám dỏm vô cùng duyên dáng, là thỏi nam châm chủ lực hút khán giả cho bộ phim dài 40 tập này.



Lộc đỉnh ký (1992)

Có thể nói, nhân vật Vi Tiểu Bảo do Châu Tinh Trì thể hiện là gần gũi với nguyên tác nhất, từ ngoại hình, đến tính cách. Bằng lối diễn xuất khoa trương, Châu Tinh Trì đã lột tả được nét hài hước của nhân vật, nhưng đáng tiếc đã làm mất đi hình tượng "anh hùng" của Vi Tiểu Bảo, khiến nhân vật trở thành một tên lưu manh giao xảo, tham tiền, háo sắc, cơ hội...
Với lối diễn hài tự nhiên, Châu Tinh Trì đã thể hiện được bản tính xảo quyệt của Vi Tiểu Bảo, đặc biệt là gương mặt giả vờ bình tĩnh trước những tình huống nguy hiểm. Bản phim "Vi Tiểu Bảo" 1992 của Châu Tinh Trì, được nhà văn Kim Dung đánh giá rất cao.




Tân Lộc đỉnh ký (1998)

Trong phim "Lộc đỉnh ký" (1998), nhân vật Vi Tiểu Bảo do Trần Tiểu Xuân đóng là một tiểu tử ngây ngô, thô bỉ, giống một chàng "ngốc" hơn là một gã thông minh, nhiều quỷ kế. Hơn nữa, do Trần Tiểu Xuân chú trọng khai thác tính ích kỷ, tư lợi của Vi Tiểu Bảo, khiến nhiều khán giả bày tỏ sự bất mãn, thất vọng. Chưa hết, Trần Tiểu Xuân cũng không có "diễm phúc" như Lương Triều Vỹ, Châu Tình Trì vì các cô vợ của anh đều có vẻ "già dặn" hơn chồng.Dù sao, Trần Tiểu Xuân cũng đã khắc họa thành công hình ảnh một Vi Tiểu Bảo có tính ngạo mạn, vẻ mặt bơ phờ, ánh mắt láo liên, cùng vóc dáng của một tên lang thang, càn quấy, dù anh không đẹp trai như trong nguyên tác miêu tả.




Tiểu Bảo và Khang Hy (2000)

Bộ phim được đánh giá hài hước vào đầu thiên niên kỷ mới và đồng thời cũng nhận nhiều phàn nàn vì quá sai lệch nguyên tác. Đạo diễn Vương Tinh đã thay đổi 1 bà vợ của Vi Tiểu Bảo, khi thay Tăng Nhu bằng nhân vật mới Tiểu Ngư Nhi xuất hiện đầu phim do Thư Kỳ thủ vai và chết ngay những tập sau đó. Rồi Kiến Ninh công chúa qua đời trong vòng tay Vi Tiểu Bảo nhằm ngăn chặn xung đột giữa anh và Khang Hy ở cuối phim cũng để lại nỗi buồn sâu sắc và tức anh ách cho khán giả.




Tân Lộc Đỉnh Ký  (2008)

Tân Lộc Đỉnh Ký là một bộ phim truyền dã sử cổ trang do Trung Quốc sản xuất. Phiên bản bộ phim này sử dụng nhân vật cùng với những cảnh quay bắt mắt, khác hoàn toàn so với những phiên bản cũ trước đó, những diễn viên trẻ đẹp và tài năng được đạo diễn tuyển chon kỹ lưỡng nhằm thu hút khán giả xem đài. Nội dung phim xoay quanh chàng trai Vi Tiểu Bảo năng động và tài giỏi cùng sống với 7 người vợ xinh đẹp của mình. Các tập của bộ phim Tân Lộc Đỉnh Ký là từng câu chuyện cuộc đời của các nhân vật trong phim, cùng những tình tiết hài hước và tình cảm của Tiểu Bảo mà anh dành cho các cô vợ xinh đẹp của mình, 7 người vợ, 7 tính cách khác nhau, bộ phim sẽ mang lại cho các bạn những giây phút thư giản và thoải mái nhất




Tân Lộc đỉnh ký (2013)

Tân Lộc đỉnh ký là tác phẩm võ hiệp Kim Dung thứ 2 mà đạo diễn Lại Thủy Thanh bắt tay vào sản xuất sau khi Tân Thiên long bát bộ đóng máy. Vai diễn Vi Tiểu Bảo đã được ông tin tưởng giao cho nam diễn viên đang lên ở Trung Quốc là Hàn Đống. Sau thành công của Bộ bộ kinh tâm, “Cửu gia” Hàn Đống lập tức nổi như cồn. Anh liên tiếp nhận được những vai diễn quan trọng như Đa Nhĩ Cổn trongMỹ nhân vô lệ, Điền Bá Quang trong Tân Tiếu ngạo giang hồ và Hư Trúc trong Tân thiên long bát bộ. 




2. Ỷ Thiên Đồ Long Ký

Ỷ Thiên Đồ Long ký (1978 )

Ỷ Thiên Đồ Long ký 1978 do TVB sản xuất với các diễn viên chính: Trịnh Thiếu Thu (vai Trương Vô Kỵ), Uông Minh Thuyên (vai Triệu Mẫn), Triệu Nhã Chi (vai Chu Chỉ Nhược), Trần Ngọc Liên (vai Tiểu Chiêu). Phiên bản đầu tiên, không có quá nhiều khen chê. Dàn diễn viên chính đều là các diễn viên tên tuổi, “làm mưa làm gió” màn ảnh nhỏ những năm cuối thập niên 70, đầu thập niên 80. 

Ỷ thiên đồ long ký (1984)

'Ỷ thiên đồ long ký' phiên bản 1984 là một trong những bộ phim võ hiệp hiếm hoi của Lưu Đức Khải.




Cô gái Đồ Long (1986) 

Nằm trong series phim Kim Dung đình đám một thời trên màn ảnh nhỏ TVB, Ỷ thiên đồ long ký 1986 quy tụ một dàn sao đã tạo nên "cơn sốt TVB" khắp châu Á thời ấy: Lương Triều Vỹ, Đặng Tụy Văn, Lê Mỹ Nhàn, Trịnh Du Linh, Nhậm Đạt Hoa, Thiệu Mỹ Kỳ, Tăng Hoa Thiên, Tạ Ninh… Phim có độ dài 40 tập, rất được khán giả Việt Nam yêu thích dưới tên Cô gái đồ long.




Ỷ Thiên Đồ Long ký (1994) 

Ỷ Thiên Đồ Long ký 1994 do Đài Loan sản xuất, bị đánh giá là phiên bản tệ nhất. 
Các tình tiết và tính cách nhân vật bị nhà biên kịch can thiệp vào quá sâu, cốt truyện gần như thay đổi hoàn toàn. Vai diễn Trương Vô Kỵ của Mã Cảnh Đào ngờ nghệch đến lố bịch, ngoại hình của anh cũng bị chê là xấu. Diệp Đồng trong vai Triệu Mẫn khá hơn, đoạn đầu được đánh giá khá tốt, tiếc rằng càng về sau càng rời xa nguyên tác và gây phản cảm. Tuy diễn xuất của Châu Hải My trong vai Chu Chỉ Nhược nhận được nhiều lời khen, nhưng nhân vật này lại bị biến thành quá độc ác và tham vọng. Bên cạnh đó, phục trang rườm rà, kĩ xảo võ thuật kém cũng là những điểm trừ “chết người” của bộ phim. 



Ỷ thiên đồ long ký (2001) 

Cũng tương tự như Thiên long bát bộ 1997, ê kíp thưc hiện Ỷ thiên đồ long ký 2001 gặp nhiều áp lực, cản trở bởi phiên bản năm 1986. Thật may mắn, mặc dù vẫn có nhiều lời khen chê trái chiều nhưng bộ phim đã đạt rating rất cao, được khán giả Đông Nam Á yêu thích. Nếu nói về sức lan tỏa thì phiên bản dài 42 tập này thành công hơn đàn anh 40 tập ra đời 14 năm trước. Nhờ tác phẩm này mà tên tuổi của 2 diễn viên Ngô Khải Hoa và Lê Tư có cơ hội "đánh bóng" trở lại.


Ỷ thiên đồ long ký (2003) 

Trong số các tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung, Ỷ thiên đồ long ký  Thiên long bát bộ là hai bộ được yêu thích nhất. Tuy nhiên, so với nam chính Kiều Phong trong Thiên long bát bộ thì Trương Vô Kỵ trong Ỷ thiên đồ long ký lại đào hoa và có kết cục viên mãn hơn.
Chính vì thế nên khi làm phim về Ỷ thiên đồ long ký, các mối quan hệ tình cảm quanh nhân vật Trương vô Kỵ thường được tập trung khai thác. Bản Ỷ thiên đồ long ký 2003 với sự góp mặt của Tô Hữu Bằng, Giả Tịnh Văn gây tiếng vang cũng chính vì nguyên nhân đó. 



Tân Ỷ Thiên Đồ Long ký (2009)

Đây là bộ phim cuối cùng chuyển thể từ tiểu thuyết Kim Dung của đạo diễn nổi tiếng Trương Kỷ Trung. Phim gây ấn tượng với dàn diễn viên trẻ đẹp, đặc biệt là các diễn viên nữ. Nội dung phim bám sát với nguyên tác, các cảnh quay vô cùng hoành tráng, tuy có hơi lạm dụng kĩ xảo. Phim có sự góp mặt của khá nhiều diễn viên gạo cội. 
Từ sau khi đạo diễn Trương Kỷ Trung công bố hai diễn viên chính cho vai Trương Vô Kỵ và Triệu Mẫn là Đặng Siêu và An Dĩ Hiên, rất nhiều người quan tâm đã tỏ ra nghi ngờ tính sáng suốt trong quyết định của ông. Đặng Siêu bị chê về ngoại hình, còn An Dĩ Hiên vốn bị đóng mác với những vai diễn thần tượng. Nhưng sau khi phim ra mắt, cả hai đã nhận được rất nhiều lời khen.
Trương Vô Kỵ của Đặng Siêu được đánh giá là rất có thần. Diễn xuất tuyệt vời của anh đã thực sự để lại ấn tượng sâu sắc. 
Vai diễn Triệu Mẫn của An Dĩ Hiên được nhận xét là “rất có bản sắc”: có sắc sảo, có tinh nghịch, cũng có ngây thơ. Tuy diễn xuất của cô nhiều trường đoạn còn chưa “tới”, nhưng không thể phủ nhận được cố gắng của nữ diễn viên vốn được coi là “bình hoa di động” này. 
Điểm trừ lớn nhất của phim theo nhận xét của khán giả là vai diễn Chu Chỉ Nhược. Ngoại hình của Lưu Cạnh bị chê là quá già so với nhân vật và so với các bạn diễn. Diễn xuất của cô cũng không gây được ấn tượng.



3.Hiệp Khách Hành


Hiệp Khách Hành (1985)


Thạch Trung Ngọc (Tiểu Cẩu Tử) và nàng Đinh Đang của Mạc Thiếu Thông – Triệu Vĩnh Thanh trong Hiệp Khách Hành, Đài Loan sản xuất 1985.


Hiệp khách hành (1988) 

Tuy nội dung ly kỳ, hấp dẫn với cuộc hành trình của 2 anh em song sinh thất lạc Thạch Trung Ngọc và Thạch Phá Thiên, nhưng các nhà làm phim lại ngại "đụng" đến tiểu thuyết Hiệp khách hành của Kim Dung. Có lẽ, việc tìm diễn viên đủ hấp dẫn, diễn tốt để cùng lúc đóng 2 vai không phải chuyện dễ dàng. Chính vì vậy, bản dựng năm 1988 (dài 20 tập) do Lương Triều Vỹ đảm nhận vai chính trở thành tác phẩm truyền hình tiêu biểu của Hiệp khách hành.




Hiệp khách hành (2002) 


Trên giang hồ truyền khẩu với nhau rằng: Ở ngoài khơi Ô Huyện có một hòn đảo tên gọi là đảo Long Mộc. Cứ mười năm, Long đảo chúa và Mộc đảo chúa phái hai sứ giả là Thưởng Thiện và Phạt Ác đến Trung Nguyên phát thiệp mời các vị chưởng môn trong võ lâm lên đảo họp mặt và dùng món Lạp Bát Cúc vào ngày mùng 8 tháng Chạp. Môn phái nào vắng mặt sẽ bị truy sát tới cùng mà người nào ra đi thì kể như mất dạng. Vì vậy giới giang hồ cho rằng đi ra đảo là đi vào chỗ chết khiến lòng người rất đỗi hoang mang lo sợ..





4.Anh hùng xạ điêu

Anh hùng xạ điêu (1983)

 Bộ phim có độ dài 69 tập này đã lăng xê thành công Huỳnh Nhật Hoa và tạo nên "huyền thoại TVB" Ông Mỹ Linh qua hình ảnh Quách Tĩnh và Hoàng Dung. Mãi đến nay, đây là bản dựng thành công nhất trong số những tác phẩm chuyển thể từ tiểu thuyết Anh hùng xạ điêu.




 Anh hùng xạ điêu (1994)

Là tác phẩm mở đầu loạt phim làm lại những bộ phim Kim Dung trên màn ảnh nhỏ TVB thập niên 90 của thế kỷ trước, Anh hùng xạ điêu phiên bản Trương Trí Lâm - Chu Ân đã gánh chịu nhiều áp lực vì trước đó, phiên bản Huỳnh Nhật Hoa - Ông Mỹ Linh đã quá thành công. Tuy nhiên, với lứa khán giả 8x lúc ấy, bộ phim dài 35 tập này cũng rất được yêu thích.




Anh hùng xạ điêu (2003) 

Nhắc đến phim chuyển thể từ tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung đình đám nhất, sẽ không thể không nhắc đến Anh hùng xạ điêu 2003 với sự góp mặt của Châu Tấn, Lý Á Bằng. Sau khi phim phát sóng, Châu Tấn đã trở thành Hoàng Dung được yêu thích nhất còn Lý Á Bằng cũng kịp ghi tên mình vào danh sách những nam diễn viên hợp vai Quách Tĩnh nhất.




Anh hùng xạ điêu (2008) 

Năm 2008, đạo diễn Lý Quốc Lập làm lại Anh hùng xạ điêu với dàn diễn viên trẻ đẹp: Hồ Ca, Lâm Y Thần, Lưu Thi Thi. Dù phần kĩ xảo và võ thuật đã được trau chuốt hơn nhưng “cái thần” võ hiệp Kim Dung vẫn không vượt qua bản cũ. Thế nên đến tận ngày nay, khi nhắc đến Anh hùng xạ điêu, nhiều người vẫn nghĩ đến bản phim 2003 cùng hai cái tên Châu Tấn – Lý Á Bằng.




5. Thần điêu đại hiệp

Thần điêu đại hiệp (1960)

Bản điện ảnh do Nam Hồng diễn vai Tiểu Long Nữ

Thần điêu đại hiệp (1976)

Do quá xa xưa nên phiên bản Thần điêu đại hiệp 1976 do La Lạc Lâm và Lý Thông Minh đóng hầu như không ai được xem




Thần điêu đại hiệp (1983) 

Trong số các tác phẩm TVB chuyển thể từ tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung thập niên 80 của thế kỷ trước, Thần điêu đại hiệp 1983 (dài 50 tập) là bộ phim tạo hiệu ứng khán giả tốt nhất. Mãi đến nay, hình tượng Dương Quá - Tiểu Long Nữ do Lưu Đức Hoa và Trần Ngọc Liên vẫn được xem là kinh điển.



Thần điêu đại hiệp (1984)

Mạnh Phi và Phan Nghinh Tử là một cặp từng dậy sóng màn ảnh phim truyền hình Đài Loan nhưng tiếc thay, Thần điêu đại hiệp 1984 không phải là tác phẩm thành công của họ. Vì một năm trước đó, bản dựng của TVB đã giành hết tình cảm của công chúng.


Thần điêu đại hiệp (1984)

Bản điện ảnh do Trương Quân Quân  diễn vai Tiểu Long Nữ

Dương Quá và Tiểu Long Nữ (1984)

Bản điện ảnh do Ông Tinh Phâm diễn vai Tiểu Long Nữ

Thần điêu đại hiệp (1995)

Dù tượng đài Dương Quá - Tiểu Long Nữ của Lưu Đức Hoa - Trần Ngọc Liên trong Thần điêu đại hiệp 1983 vẫn sừng sững, song trong mắt công chúng trẻ, Cổ Thiên Lạc - Lý Nhược Đồng mới là hình ảnh lý tưởng nhất. Bản dựng năm 1995 (dài 32 tập) cũng chính là tác phẩm thành danh của 2 diễn viên này.


Thần điêu đại hiệp (1998)

Cặp Dương Quá - Tiểu Long Nữ do Nhậm Hiền Tề và Ngô Thanh Liên thể hiện trong Thần điêu đại hiệp 1998 bị chê vì tạo hình xấu, làm mất thiện cảm của khán giả khi cả 2 nhân vật chính đều mặc áo đen.


Thần điêu đại hiệp (1998) -Singapore

Đang có tình cảm với nhau khi đóng Thần điêu đại hiệp 1998 nên cặp đôi Singapore Lý MinhThuận - Phạm Văn Phương đã thể hiện rất lãng mạn mối tình của Dương Quá và Tiểu Long Nữ.




Thần điêu hiệp lữ (2006 )

Thần điêu đại hiệp 2006 của Lưu Diệc Phi – Huỳnh Hiểu Minh có dàn diễn viên đẹp, ngoại cảnh hoành tráng nhưng lại dài dòng, nhiều tình tiết khó hiểu và diễn viên diễn xuất chưa thuyết phục. Bởi thế, Thần điêu đại hiệp 1995 mới vượt qua Thần điêu đại hiệp 2006 và được khán giả yêu thích nhiều hơn. 




Tân Thần điêu đại hiệp (2014 )

Trần Nghiên Hy luôn là đối tượng chỉ trích vì hình ảnh Tiểu Long Nữ của cô bị chê quá xấu.Rất nhiều người hâm mộ tiểu thuyết Kim Dung không đồng tình với lựa chọn của Vu Chính. Các ý kiến cho rằng Nghiên Hy mặt to, dáng mập, thiếu khí chất cổ điển. Đặc biệt cô đã 30 tuổi, không thích hợp làm Tiểu Long Nữ. Lý giải cho quyết định của mình, Vu Chính nói Trần Nghiên Hy đã giảm cân xuống còn hơn 45kg. “Nghiên Hy không béo. Cô ấy đẹp, có khí chất của thần tiên. Đây sẽ là Tiểu Long Nữ độc nhất vô nhị. Khi tạo hình ra mắt, tôi tin sẽ không ai nói Trần Nghiên Hy không giống Tiểu Long Nữ”. .Về chuyện “quá tuổi”, Vu Chính nói: “Điều này dễ hiểu thôi. Trong nguyên tác, Tiểu Long Nữ hơn Dương Quá bốn tuổi, tôi chọn Trần Hiểu sinh năm 1987, nhất định phải chọn Tiểu Long Nữ sinh năm 1983. Lưu Diệc Phi đúng là đóng Cô cô khi rất trẻ (chưa đầy 20) nhưng trong mắt tôi cô ấy không giống Cô cô lắm”.




6.Tiếu Ngạo Giang Hồ:


The Proud Youth (1978)

Bản điện ảnh  Hồng Kông do Wong Yu vai Lệnh Hồ Xung và Shi Si vai Nhậm Doanh Doanh




Tiếu ngạo giang hồ (1986)

Bản truyền hình Hồng Kông do Châu Nhuận Phát vai Lệnh Hồ Xung và Trần Tú Châu vai Nhậm Doanh Doanh




Tiếu ngạo giang hồ (1991)

Bản điện ảnh  Hồng Kông do Hứa Quán Kiệt vai Lệnh Hồ Xung và Trương Mẫn vai Nhậm Doanh Doanh




Tiếu ngạo giang hồ (1992)

Bản điện ảnh  Hồng Kông do Lý Liên Kiệt vai Lệnh Hồ Xung và Quan Chi Lâm vai Nhậm Doanh Doanh




The East Is Red (1993)

Bản điện ảnh  Hồng Kông do  Vương Tổ Hiền vai Nhậm Doanh Doanh


 Tiếu ngạo giang hồ (1996)

Đúng 12 năm sau bản dựng đầu tiên, TVB thực hiện lại bộ phim Tiếu ngạo giang hồ với độ dài 43 tập. Tập hợp dàn diễn viên đang rất được yêu thích lúc bấy giờ như Lữ Tụng Hiền, Lương Bội Linh, Hà Bửu Sanh, Trần Thiếu Hà… nên tác phẩm dễ dàng thu hút khán giả. Ngoài ra, sự tiến bộ của kỹ xảo truyền hình cũng giúp bộ phim có những cảnh quay đẹp, không còn bó gọn trong phim trường toàn cảnh giả làm từ giấy bồi.




Tiếu ngạo giang hồ (2000)

Bản truyền hình Đài Loan do Nhậm Hiền Tề vai Lệnh Hồ Xung và Viên Vịnh Nghi vai Nhậm Doanh Doanh




Tiếu ngạo giang hồ (2000)


Bản truyền hình Singapore  do Mã Cảnh Đào vai Lệnh Hồ Xung và  Phạm Văn Phương vai Nhậm Doanh Doanh


Tiếu ngạo giang hồ (2001) 

Tiếu ngạo giang hồ 2001 do Trương Kỷ Trung làm nhà sản xuất và Hoàng Kiện Trung làm đạo diễn được xem là bản phim Tiếu ngạo giang hồ chuyển thể từ tiểu thuyết thành công nhất. Đa phần khán giả đều cho rằng thông qua diễn xuất của Lý Á Bằng, nhân vật Lệnh Hồ Xung bật lên với sự chung tình, trượng nghĩa. Hạn chế duy nhất của Lý Á Bằng là ngoại hình có phần “lạc nhịp” so với vẻ tiêu diêu, lãng tử của Lệnh Hồ Xung trong nguyên tác.


Tân tiếu ngạo giang hồ (2013 )

Tân tiếu ngạo giang hồ 2013 của Vu Chính cũng là một phiên bản được nhiều người nhắc đến. Đây là bản phim Tiếu ngạo giang hồ ồn ào nhất, chỉnh sửa nhiều nhất và cũng bị khán giả “ném đá” nhiều nhất. 


7. Thiên Long Bát Bộ

Thiên long bát bộ (1977)

Bản điện ảnh Hồng Kông do lý Tu Hiền vai Đoàn Dự

Thiên long bát bộ (1982)

Bản điện ảnh Hồng Kông , các diễn viên chính Huệ Thiên Tứ, Đới Lương Tuần, Cốc Phong

Thiên long bát bộ (1982)

Bản điện ảnh Hồng Kông do Thang Trấn Nghiệp vai Đoàn Dự, Huỳnh Nhật Hoa vai Hư Trúc




Thiên long bát bộ (1982)

Bản truyền hình Hồng Kông  do lý Thang Trấn Nghiệp vai Đoàn Dự, Huỳnh Nhật Hoa vai Hư Trúc




Thiên long bát bộ (1991)


Bản truyền hình Hồng Kông  do Quan Lễ Kiệt  vai Đoàn Dự




Thiên long bát bộ (1997)

Thành công của bộ phim 45 tập này là một bất ngờ vì trước đó, TVB cũng có một phiên bản Thiên long bát bộ ra mắt năm 1982 do Thang Trấn Nghiệp và Trần Ngọc Liên đảm nhận vai chính khá ăn khách. Từ nhân vật Hư Trúc ở bản dựng cũ, Huỳnh Nhật Hoa đã hóa thân xuất thần, thể hiện một Kiều Phong mạnh mẽ, phong trần trong bản dựng mới. Ngoài ra, Lý Nhược Đồng, Trần Hạo Dân, Lưu Cẩm Linh, Phàm Thiếu Hoàng cũng được đánh giá cao khi đảm nhận các vai Vương Ngữ Yến, Đoàn Dự, A Châu, Hư Trúc.




Thiên long bát bộ (2003)

 Cho đến thời điểm này, Thiên long bát bộ 2003 là bản phim thành công nhất trong số các phiên bản chuyển thể Thiên long bát bộ. Dù vẫn còn làm dài các tình tiết nhưng Kiều Phong (Hồ Quân đóng) và Đoàn Dự (Lâm Chí Dĩnh) đã phần nào vớt vát lại cảm tình của khán giả. 
10 năm sau khi phim phát sóng, các diễn viên của Thiên long bát bộ 2003 ngày nào đều có vị trí nhất định trong làng phim Hoa ngữ. Từ Lưu Diệc Phi, Lâm Chí Dĩnh, Hồ Quân cho đến Lưu Đào, Trần Hảo đều thu về lượng fan khổng lồ sau bản phim đình đám này.




Tân Thiên long bát bộ (2013)

Chuyện phim xoay quanh mối quan hệ phức tạp giữa nhiều nhân vật đến từ nhiều nước và môn phái khác nhau: Tiêu Phong, Đoàn Dự, Hư Trúc. Với tác phẩm này, Kim Dung muốn nói đến mối quan hệ nhân - quả giữa chính bản thân các nhân vật với gia đình, xã hội, dân tộc, đất nước. Câu chuyện xảy ra vào thời Bắc Tống và cũng bao gồm các nước Đại Lý, Đại Liêu, Thổ Phồn và Tây Hạ. Bộ phim Tân Thiên Long Bát Bộ có độ dài 40 tập, phim được chuyển thể từ tiểu thuyết võ hiệp Thiên long bát bộ của Kim Dung và đã bắt đầu khởi quay từ tháng 10/2012. Với sự góp mặt của dàn diễn viên trẻ đang lên đến từ Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc và Trung Quốc...


8.Tuyết Sơn Phi Hồ

Tuyết sơn phi hồ (1985)

Cuối đời Minh, Ngô Tam Quế dẫn lính Thanh vào Quan, Sấm Vương Lý Tự Thành bị vây trong Cửu Cung Sơn, Miêu, Phạm, Điền là ba trong số bốn dũng sĩ của ông đã đột vây xin binh viện, chỉ để lại dũng sĩ Hồ bảo vệ Sấm Vương, đến lúc ba người dẫn binh về cứu, đã mất tung tích của Sấm Vương. Sau đó, điều tra ra Hồ đã làm tay sai cho Ngô Tam Quế, tuy muốn giải thích, nhưng đã bị ba người giết chết. Sau đó, xãy ra nhiều vụ thù sát giữa đời con cháu của họ. Hơn nữa, vì muốn tìm kiếm bảo tàng của đời Minh, càng gây thêm nhiều ân oán cá nhân, tranh thẳng đấu ngầm, không bao giờ chấm dứt, Hồ Nhất Đao quyết đấu với Miêu Nhân Phụng làm trời long đất lỡ, quỷ khóc thần sầu. Trong phim còn những chuyện tình dang dỡ: tình cảm giữa Miêu Nhân Phụng và Nam Lan, Từ Tranh và Mã Xuân Hoa, con trai của Hồ Nhất Đao là Hồ Phỉ và Viên Tử Y, Trình Linh Tố, Miêu Nhược Lan... thật là lãng mạn, làm khán giả khá ngậm ngùi. Cuối cùng, vì muốn giải quyết ân oán của đời trước, nên Hồ Phỉ và Miêu Nhân Phụng phải quyết trận thắng bại tại Tuyết Sơn Bảo, thật ra ai thắng ai bại...?


Tuyết sơn phi hồ (1999) 

Tuyết sơn phi hồ đã 5 lần được chuyển thể sang phim truyền hình, trong số này, bản dựng năm 1999 của TVB được đánh giá thành công nhất. Đây là bộ phim đầu tiên Xa Thi Mạn đóng vai chính (Miêu Nhược Lan) sau khi đoạt giải Á hậu 2 cuôc thi Hoa hậu Hong Kong 1997. Tuyết sơn phi hồ 1999 (40 tập) còn có mặt Trần Cẩm Hồng (vai Hồ Phỉ), Huỳnh Nhật Hoa (vai Hồ Nhất Đao), Thiệu Mỹ Kỳ (vai vợ Hồ Nhất Đao)…


Tuyết sơn phi hồ (2007)

Ngọn núi Tuyết sơn quanh năm tuyết phủ là một bối cảnh chính trong bản phim Tuyết sơn phi hồ lần này. Tại đây, ngay mở đầu phim đã diễn ra một trận long hổ tranh hùng giứa hai cao thủ giang hồ lúc bấy giờ là Hồ Nhất Đao và Miêu Nhân Phụng
Từ xa xưa, bốn nhà Miêu- Điền- Phạm- Hồ từng là 4 huynh đệ cao thủ trung thành đi theo Sấm Vương Lý Tự Thành lật đổ triều Minh. Đến khi Sấm vương thất bại, vì một hiểu lầm mà 3 nhà Miêu- Điền - Phạm cho rằng nhà họ Hồ đã bán đứng Sấm vương. Từ đó hai bên kết oán, từng oan oan tương báo đổ máu qua nhiều đời. Đến đời con cháu họ, do Điền Quy Nông - một tên ngụy quân tử đã hàng phục vua nhà Thanh Càn Long, hắn đã bày âm mưu để Hồ Nhất Đao và Miêu Nhân Phụng quyết đấu trên đỉnh Tuyêt sơn để mình đứng giữa Ngư ông đắc lợi...
Miêu Nhân Phụng và Hồ Nhất Đao - hai đại hiệp quang minh chính đại cùng nhau giao đấu trên đỉnh Tuyết sơn qua nhiều ngày không phân thắng bại. Không những vậy trong lúc giao đấu, hai người như tìm được tri âm tri kỷ của mình. Sau mỗi ngày đều cùng nhau ngồi luận bàn võ học. Ai cũng khâm phục đối phương, coi nhau như huynh đệ chỉ tiếc rằng hai nhà vốn có thù... Đồng thời lúc đó vợ của Hồ Nhất Đao là Hồ Phu nhân lâm bồn, sinh hạ một đứa bé trai. Miêu Nhân Phụng cũng hết lòng giúp đỡ và đã đặt giúp tên cho đứa bé là Hồ Phi.
Bấy giờ thấy âm mưu của mình có nguy cơ thất bại, Điền Quy Nông đã sai Diêm Cơ dùng độc dược bôi lên vũ khí của Hồ Nhất Đao. Nào ngờ ngày thứ 5 giao đấu, Hồ Nhất Đao và Miêu Nhân Phụng lại đổi vũ khí cho nhau. Hồ Nhất Đao nhờ phát hiện sơ hở của Miêu Nhân Phụng nên đã giành chiến thắng nhưng Miêu Nhân Phụng của đã đánh trúng một đao lên người Hồ Nhất Đao. Độc tính phát tác ngay lập tức giết chết Hồ Nhất Đao, xác ông rơi xuống vực sâu ở Tuyết Sơn. Điền Quy Nông định chiếm Hồ gia đao phát của nhà họ Hồ nên đã tấn công mẹ con Hồ phu nhân. Biết mình không đủ sức, trước lúc chết, Hồ Phu nhân đã giao lại con trai cho Bình A Tứ- một người trước kia được hai vợ chồng cứu mang, nhờ nuôi dưỡng, đổi tên đứa bé thành Hồ Phỉ và giao cả bí kíp Hồ gia đao pháp...
Bình A Tứ chạy trống bị Diêm Cơ đánh lén, cướp mất một phần bí kíp đồng thời bị hắn chặt một cánh tay, ngã xuống vực nhưng may mắn thoát chết. Tưởng rằng Miêu Nhân Phụng chính là kẻ giết hại vợ chồng Hồ Nhất Đao, Bình A Tứ đã bỏ trốn. Sau nhiều ngày tìm kiếm Hồ Phỉ vô vọng, Miêu Nhân Phụng đành bỏ đi, ân hận vì khôgn thực hiện được lời hứa với vợ chồng Hồ Nhất Đao...
Hơn mười năm trôi qua, Hồ Phỉ được Bình Tứ thúc nuôi dưỡng trở thành một cậu bé khoẻ mạnh, gan dạ . Trong thời gian ấy, Miêu Nhân Phụng cũng đã thành thân với Nam Lan, có một đứa con gái tên là Miêu Nhược Lan. Năm Nhược Lan 3 tuổi, Điền Quy Nông đã tìm đến nhà của Miêu Nhân Phụng. Trong thời gian lưu lại đây đã nảy sinh tình cảm với Nam Lan. Vốn xuất thân tiểu thư khuê các, Nam Lan không thích những người học võ như Miêu Nhân Phụng, lại gặp người có vẻ ngoài hào hoa phong nhã như Điền Quy Nông nên đã xiêu lòng. Cuối cùng cô đã rời bỏ cha con Miêu Nhân Phụng, bỏ đi cùng Điền Quy Nông. Thương con nhớ mẹ, Miêu Nhân Phụng đã dẫn Nhược Lan đi tìm Nam Lan. Đến lúc gặp được lại đúng ở Thương gia bảo, nơi mà cả Bình Tứ thúc, Hồ Phỉ và Diêm Cơ cũng tình cờ đến. Nhờ có mặt Miêu Nhân Phụng, Bình tứ thúc tương kế tựu kế đã đòi lại được phần bị mất của Hồ gia đao pháp từ Diêm Cơ...
Còn về phần Miêu Nhân Phụng, chứng kiến cảnh Nam Lan và Điền Quy Nông bên nhau đành dứt tình, đưa con quay trở về Miêu gia trang sống...
Qua nhiều trận giao đấu ở Thương gia bảo, Hồ Phỉ đã gặp và kết nghĩa huynh đệ với Triệu Bán Sơn- Tam ca của Hồng hoa hội. Từ biệt Bình Tứ thúc, Hồ Phỉ theo Triệu Bán Sơn đến Hồng hoa hội học võ công. Sau nhiều năm khổ luyện cố gắng, Hồ Phỉ đã học thành tài, trở thành một cao thủ. Hồ Phỉ quyết định xuống núi một phần vì công việc của Hồng hoa hội, một phần vì mối thù của cha mẹ... và nhiều cơn sóng gió đã đưa Hồ Phỉ đến những con đường mới.....



9.Thư Kiếm Ân Cừu Lục

Thư Kiếm Ân Cừu Lục (1960)

Bản điện ảnh Hồng Kông do Trương Anh vai Trần Gia Lạc, Tử La Liên vai Hoắc Thanh Đồng

Thư Kiếm Ân Cừu Lục (1976)

Bản truyền hình Hồng Kông do Trịnh Thiếu Thu vai Trần Gia Lạc , Uông Minh Thuyên vai Hoắc Thanh Đồng




Thư Kiếm Ân Cừu Lục (1981)

Bản điện ảnh Hồng Kông do Địch Long đóng vai Trần Gia Lạc

Thư Kiếm Ân Cừu Lục (1984)

Bản truyền hình Đài Loan do Du Thiên Long vai Trần Gia Lạc , Sâm Sâm vai Hoắc Thanh Đồng

Thư Kiếm Ân Cừu Lục (1987)

Bản điện ảnh Hồng Kông do Trương Đa Phúc vai Trần Gia Lạc, Lưu Giai vai Hoắc Thanh Đồng


Thư Kiếm Ân Cừu Lục (1987)

Bản truyền hình Hồng Kông do Bành Văn Kiên vai Trần Gia Lạc , La Tuệ Quyên vai Hoắc Thanh Đồng

Thư Kiếm Ân Cừu Lục (1992)

Hà Gia Kính vai Trần Gia Lạc , Lưu Tuyết Hoa vai Hoắc Thanh Đồng phim "Thư kiếm ân cừu lục" đài Hoa Thị 1992.


Thư Kiếm Ân Cừu Lục (1994)

Bản truyền hình Trung Quốc do Hoàng Hải Băng vai Trần Gia Lạc , Vương Tinh Hoa vai Hoắc Thanh Đồng




Thư Kiếm Ân Cừu Lục (2002)

Bản truyền hình Đài Loan , Trung QuốcSingapore  do Triệu Văn Trác vai Trần Gia Lạc , Quan Vịnh Hà vai Hoắc Thanh Đồng



Tân Thư Kiếm Ân Cừu Lục (2008)

Tân Thư Kiếm Ân Cừu Lục: Thay đổi 1 : Quá trình trưởng thành của Trần Gia Lạc được miêu tả đầy đủ
Trong phim , quá trình trưởng thành của Trần Gia Lạc sẽ được mô tả đầy đủ , đây là điểm khác biệt so với các bản phim khác . Quá trình Trần Gia Lạc học nghệ ở Thiên Sơn thế nào, quen biết Hoắc Thanh Đồng ra sao , và từng buớc trở thành Đương gia Hồng Hoa Hội đều được mô tả đầy đủ . Đây là vai diễn có tính thách thức khá lớn với Kiều Chấn Vũ.
Thay đổi 2 : Vu Vạn Đình thành nhân vật " âm mưu " Trong nguyên tác , Vu Vạn Đình là Tổng Đà Chủ Hồng Hoa Hội , không may bị hại, trước khi chết để lại di mệnh , Trần Gia Lạc kế nhiệm Tổng đà chủ . Nhưng với bản phim lần này , Vu Vạn Đình lại là một nhân vật có dã tâm lớn, ông ta chỉ giả chết , còn thân phận thực của ông ta là " Cửu Vương Gia " , ông ta có mưu đồ làm cho thiên hạ đại loạn, lật đổ Càn Long, lên ngôi hoàng đế .




10.Bích Huyết Kiếm

Bích Huyết Kiếm (1958)

Bản điện ảnh Hồng Kông do Tào Đạt Hoa vai Viên Thừa Chí, Thượng Quan Quân Tuệ vai Lý Thanh Thanh

Bích Huyết Kiếm(1977)

Bản truyền hình Hồng Kông do Trần Cường vai Viên Thừa Chí, Văn Tuyết Nhi vai Lý Thanh Thanh

Bích Huyết Kiếm (1980)

Bản điện ảnh Hồng Kông do Uông Vũ vai Viên Thừa Chí, Nữu Nữu vai Lý Thanh Thanh

Bích Huyết Kiếm (1981)

Bản điện ảnh Hồng Kông do Quách Truy vai Viên Thừa Chí, Văn Tuyết Nhi vai Lý Thanh Thanh

Bích Huyết Kiếm (1985)

Bản truyền hình Hồng Kông do Huỳnh Nhật Hoa vai Viên Thừa Chí, Trang Tĩnh Nhi vai Lý Thanh Thanh


Bích Huyết Kiếm (1993)

Bản truyền hình Hồng Kông do Trịnh Y Kiện vai Viên Thừa Chí

Bích Huyết Kiếm (1993)

Bản điện ảnh Hồng Kông do Nguyên Bưu vai Viên Thừa Chí, Diệp Toàn Chân vai Lý Thanh Thanh




Tân Bích Huyết Kiếm (2000)

Bản truyền hình Hồng Kông do Lâm Gia Đống vai Viên Thừa Chí, Âu Tử Hân vai Lý Thanh Thanh


Tân Bích Huyết Kiếm (2007)

Bích huyết kiếm là tác phẩm thứ hai của Kim Dung, được viết vào năm 1956, lấy bối cảnh triều chính rối ren cuối thời nhà Minh ở Trung Hoa. Mang trong mình nỗi oan khuất của người cha anh hùng mà bạc mệnh, cậu bé Viên Thừa Chí lớn lên dưới sự bảo bọc của những thuộc hạ trung thành như Viên Sùng Hoán và người thầy kì quái Bát Tí Viên Hầu - chưởng môn phái Hoa Sơn. Tình cờ mà cậu có được cây Kim xà kiếm và bí quyết võ công thượng thừa. Nhưng cũng từ đó, cuộc đời cậu đã đổi khác : trở thành kẻ thù của một thế lực lớn trên giang hồ – phái Thạch Lương của Ôn Gia Bảo. Mọi chuyện ghê tởm, đáng khinh bỉ năm xưa lần lượt được phơi bày. Ôn Gia Bảo và Kim xà lang quân Hạ Tuyết Nghi có ân oán gì? Viên Thừa Chí sẽ xử trí ra sao trước tình cảm của Ôn Thanh – người con gái tội nghiệp của Kim xà lang quân, vị sư phụ chưa từng biết mặt của chàng và A Cửu – con gái của Sùng Trinh, kẻ đã trực tiếp hạ lệnh sát hại cha chàng?. Bộ phim Bích huyết kiếm với sự tham gia của các diễn viên : Đậu Trí Khổng, Tiêu Ân Tuấn, Huỳnh Thánh Y, Tôn Phi Phi, Mã Tô, Quách Kim, Tiêu Thục Thận… sẽ là món quà thú vị cho quí vị khán giả say mê phim truyện kiếm hiệp của tác giả Kim Dung. Sau Thần điêu đại hiệp, Trương Kỷ Trung tiếp tục làm bộ phim tiếp theo cải biên từ tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung - Bích Huyết Kiếm  Bộ phim xảy ra vào những năm cuối cùng của đời nhà Minh.  Viên Thừa Chí vô tình có được cây kim xà kiếm của Kim Xà Lang Quân cùng võ công cao cường nhưng điều đó khiến anh trở thành cái gai trong mắt của Ôn Gia Bảo, trưởng môn phái Thạch Lương, một kẻ có thế lực lớn trên giang hồ.




11. Liên Thành Quyết

Liên Thành Quyết (1989)

Nhân vật chính Địch Vân là một thanh niên nhà quê, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được Thích Trường Phát nuôi nấng, dạy võ công từ bé tới lớn. Chàng với Thích Phương yêu nhau và nguyện sau này kết thành vợ chồng.
Một hôm, ba người theo lời mời của Vạn Chấn Sơn đến ăn tân gia. Vạn Chấn Sơn với Thích Trường Phát vốn là huynh đệ đồng môn, cùng với Ngôn Đạt Bình là đệ tử của Mai Niệm Sanh. Ba người từng cấu kết với nhau giết sư phụ để đoạt lấy Liên Thành kiếm phổ, rồi vì cuốn sách bị mất cắp mà thù oán nhau. Tiệc tân gia này họ tái ngộ không ngoài mục đích tìm ra tung tích của cuốn sách.
Sau một số sự vụ nho nhỏ, đến lúc ba sư đồ gần ra về mới xảy ra hai biến cố lớn: Vạn Chấn Sơn bày mưu vu cho Thích Trường Phát tội ăn cắp cuốn sách chạy trốn, sau khi đả thương y và trát vào tường. Còn con trai Vạn Chấn Sơn là Vạn Khuê, vì thèm muốn Thích Phương mà bày mưu hãm hại Địch Vân: Y giàn xếp cho ra chuyện Địch Vân vừa giấu của ăn cắp, vừa hãm hiếp một người thiếp của Vạn Chấn Sơn. Địch Vân liền bị bắt ra quan phủ, chịu nhiều cực hình sau đó do không nhận tội nên bị tống giam.
Tại nơi giam giữ trọng tội này, Địch Vân gặp Đinh Điển, vốn bị vu oan bắt vào. Ban đầu Đinh Điển ngỡ Địch Vân là kẻ xấu, rất căm ghét, không ngày nào không đánh đập tàn nhẫn, nhưng về sau hiểu ra cả hai cùng cảnh ngộ nên kết giao huynh đệ.



Liên Thành Quyết (2003)

Địch Vân là đệ tử của Thích Trường Phát, một trong ba cao thủ xuất chúng đã quy ẩn giang hồ. Từ nhỏ vốn mồ côi, Địch Vân được Thích Trường Phát nhận làm đệ tử, truyền thụ võ công cùng với con gái là Thích Phương. Địch Vân và Thích Phương có tình cảm sâu nặng hơn tình huynh muội, định một ngày nào đó sẽ cùng nhau chung sống dưới một mái ấm nhỏ mà hạnh phúc. Không ngờ đến một ngày, Vạn Chấn Sơn – sư huynh của Thích Trường Phát, mời sư đệ lên thành để truy tìm bí kíp võ công “Liên thành quyết kiếm”. Tại đây, Vạn Khuê – con trai của Vạn Chấn Sơn đã nảy sinh tình ý với Thích Phương, tìm cách hãm hại Địch Vân, đẩy chàng vào chốn tù ngục...




12.Việt Nữ Kiếm 

Việt Nữ Kiếm (1986)


Hai nghìn năm qua, ai ai cũng biết rằng “Tây Thi ôm ngực là hình ảnh đẹp nhất trên cõi đời này” vậy có mấy ai biết tại sao Tây thi lại phải ôm ngực như vậy chăng…? Nước Ngô sai tám võ sĩ tinh nhuệ của mình cùng một thanh kiếm báu sang biếu Việt Vương Câu Tiễn nhằm ý gì? Cứ như Phạm Lãi nói “Ý muốn thấy mình khó khăn mà nản lòng, không để tâm xâm phạm nước Ngô mà báo cừu”. Nhưng Câu Tiễn lẽ nào lại không báo mối thù nằm gai nếm mật cơ chứ… Phạm Lãi một làn vô tình nhìn thấy cuộc đấu kiếm của một thiếu nữ trẻ với tám tên kiếm sĩ của nước Ngô, tám tên đó đại bại và Phạm Lãi đã tìm được một tay kiếm thiên tài để huấn luyện cho đội quân của Câu Tiễn. A Thanh, người thiếu nữ giỏi kiếm thuật kia sẽ cùng với Phạm Lãi và Tây Thi sẽ có một mối tình tay ba?



Nguồn News.zing.vn; afamily.vn; baomoi.com; kenh14.vn; tinngan.vn; 2sao.vn; mananhnho.net ; phim3s.net; vietbao.vn; tv.zing.vn; vn88.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Blog liên quan : Blog zing | Blogspot | Blog tiếng anh | Facebook
Copyright © 2011 - 2014. Thuy trinh's blog - All Rights Reserved