1.Tam Quốc Diễn Nghĩa
Tam Quốc Diễn Nghĩa (1986)
Tam quốc diễn nghĩa
, còn có tên khác là Tam quốc, Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa, là một
tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc được La Quán Trung viết vào thế kỷ 14 kể về thời
kỳ hỗn loạn Tam Quốc (220-280). Tiểu thuyết này được xem là một trong bốn tác
phẩm cổ điển hay nhất của văn học Trung Quốc.
Theo trí
tưởng tượng của tác giả truyện Trọng Tương vấn Hán thì Hán Cao Tổ đã đầu
thai thành hoàng đế cuối cùng nhà Hán là Hán Hiến Đế, và ba vị tướng được luân
kiếp thành vua ba nước khác nhau: Hàn Tín hoá thành Tào Tháo; Bành Việt hoá
thành Lưu Bị; và Anh Bố thành Tôn Quyền. Lần này hoàng đế nhà Hán phải chịu sự
trừng phạt qua bàn tay Tào Tháo. Bộ Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung trong
quá khứ có tới 20 bản.
Tiểu
thuyết chương hồi Tam Quốc diễn nghĩa 120 hồi mà ngày nay nhiều người trong
chúng ta biết đến do La Quán Trung viết ra vào khoảng những năm 1330 và 1400
(khoảng cuối nhà Nguyên đầu nhà Minh), do cha con nhà phê bình Mao Tôn Cương
đời nhà Minh chỉnh lý, hoàn thành vào khoảng năm 1522. Tiểu thuyết này được
viết bằng thứ chữ Hán dễ đọc và được xem là tác phẩm chuẩn mực trong suốt 300
năm. La Quán Trung đã sử dụng phần lớn tư liệu lịch sử trong Biên niên sử Tam
Quốc do Trần Thọ biên soạn bao gồm các sự kiện từ thời Loạn Khăn Vàng vào năm
184 cho tới lúc thống nhất ba nước dưới thời nhà Tấn vào năm 280.
La Quán
Trung đã kết hợp những kiến thức lịch sử này cùng với tài năng kể chuyện hấp
dẫn của mình để tạo ra một loạt tính cách nhân vật tiêu biểu. Một trong những
thành công lớn nhất của Tam Quốc diễn nghĩa là tính chất quy mô, hoành tráng
của cốt truyện và nhân vật. Bộ tiểu thuyết này có thể chia thành rất nhiều
“truyện nhỏ” mà đa phần trong số đó có thể hoàn toàn dựng được thành những bộ phim
truyện theo đúng nghĩa. Do vậy mà phần sau đây chỉ cố gắng tóm tắt hết sức sơ
lược toàn bộ truyện theo những nét chính yếu mà không đi vào chi tiết nhân vật
và sự kiện: Truyện lấy bối cảnh vào thời suy vi của nhà Hán khi mà những hoàng
đế cuối cùng của nhà Hán quá tin dùng giới hoạn quan mà gạt bỏ những bề tôi
trung trực. Triều đình ngày càng bê tha, hư nát, khiến kinh tế suy sụp và an
ninh bất ổn. Đến đời Hán Linh Đế, loạn giặc Khăn Vàng nổ ra do Trương Giác, một
người đã học được nhiều ma thuật và bùa phép chữa bệnh, cầm đầu. Hà Tiến chỉ
huy các quan đại thần chẳng mấy chốc dập tắt được quân nổi loạn. Hà Tiến là anh
rể vua và nhờ đó mà nhậm được chức đại tướng quân của triều đình. Tuy nhiên, Hà
Tiến lại mắc mưu của đám hoạn quan, bị chúng lừa vào cung và giết chết. Liền
sau đó các quan đại thần nổi giận chạy vào cung giết sạch đám hoạn quan này.
Trong số các quan lại cứu vua có Đổng Trác là thứ sử Tây Lương. Đổng Trác nhân
cơ hội này vào cung bảo vệ vua.
Sau đó ông
ta phế truất Thiếu Đế và lập Trần Lưu Vương lên làm hoàng đế, rồi làm tướng
quốc nắm hết quyền triều chính vào tay mình. Hành vi tàn bạo, lộng quyền của
Đổng Trác khiến quan lại vô cùng phẫn nộ, họ hội quân với Viên Thiệu và lập mưu
khiến Đổng Trác dời đô từ Lạc Dương về Trường An. Cuối cùng Đổng Trác bị giết
bởi chính người con nuôi của ông ta là Lữ Bố, một chiến binh dũng mãnh, do cùng
giành giật một người con gái đẹp là Điêu Thuyền. Trong lúc đó, trong các quan
lại lục đục nội bộ với nhau, Tôn Kiên, cha của Tôn Sách và Tôn Quyền, lợi dụng
lúc lộn xộn, đã lấy được ngọc tỷ triều đình. Không còn triều đình trung ương
vững mạnh, các quan lại quay về địa phương của mình và bắt đầu giao chiến với
nhau. Nhiều anh hùng như Tào Tháo và Lưu Bị, mặc dù chưa chính thức được ban
tước và quân, cũng bắt đầu xây dựng lực lượng riêng.
Nhân vật
Tào Tháo trong Kinh Kịch. Theo truyền thống, khuôn mặt ông ta được tô trắng để
tượng trưng cho tính cách gian hùng. Quyền lực của Tào Tháo ngày một mạnh lên
sau một loạt những sự kiện sau đó. Trong chiến dịch quân sự đánh Viên Thiệu,
chiến thắng quyết định của Tào Tháo là tại trận Quan Độ. Thất bại của Viên
Thiệu đã đặt cơ sở cho Tào Tháo củng cố quyền lực tuyệt đối khắp miền bắc Trung
Quốc. Cũng trong thời gian này, Lưu Bị đã lập được căn cứ ở Nhữ Nam và tự đem
quân đi tấn công Tào Tháo nhưng bị thất bại. Lưu Bị bèn tới Kinh Châu nhờ Lưu
Biểu là một người anh họ xa của Lưu Bị cho lánh nạn. Tại đó Lưu Bị, sau ba lần
đến thăm lều cỏ của Gia Cát Lượng, đã chiêu mộ được ông ta làm mưu sĩ. Hai lần
đầu tiên, Gia Cát lấy cớ đi có việc để từ chối gặp khách. Chỉ có lần cuối cùng
vì cảm kích bởi sự chân thành và kiên trì của Lưu Bị mà Gia Cát Lượng mới quyết
định theo phò tá. Chẳng may Lưu Biểu mất, để lại Kinh Châu cho hai con trai
nhỏ. Sau khi trừ được Viên Thiệu, Tào Tháo lập tức nhòm ngó về phía nam. Ông ta
tự đem quân đi chiếm Tân Dã. Lưu Bị được lòng dân chúng thành Tân Dã nên trước
viễn cảnh bị xâm chiếm, toàn bộ dân trong thành một lòng xin đi theo Lưu Bị.
Lưu Bị đành đưa dân Tân Dã về thành Tương Dương của người con thứ của Lưu Biểu,
tại đây Lưu Bị bị từ chối không cho vào thành. Không còn cách nào khác ông phải
tiếp tục nam tiến xuống Giang Hạ , là thành của Lưu Kỳ người con
trưởng của Lưu Biểu.
Ở Giang
Hạ, Lưu Bị cuối cùng cũng tạm có được một chỗ đặt chân để chống lại cuộc tấn
công dữ dội của Tào Tháo. Còn ở phía tây nam, Tôn Quyền vừa mới lên nắm quyền
sau cái chết của người anh là Tôn Sách. Cả Tào Tháo lẫn Lưu Bị đều định liên
kết với Tôn Quyền. Tuy nhiên, Gia Cát Lượng tự mình đến quận Sài Tang và thuyết được Tôn Quyền hợp tác với Lưu Bị. Liên minh này đã dẫn đến thất bại
thảm hại nhất của Tào Tháo tại trận Xích Bích. Với ý định loại trừ Lưu Bị,
người mà Tôn Quyền cho là một mối đe dọa tiềm tàng, ông ta bày mưu gả em gái
cho Lưu Bị. Sau đó, Lưu Bị mắc mưu sang Sài Tang để làm lễ cưới. Tuy nhiên, Tôn
Quyền rất nghe lời mẹ Ngô Quốc Thái Phu Nhân; bà này rất quý Lưu Bị và không
cho ai hãm hại Lưu Bị. Cũng do mưu lược của Gia Cát Lượng mà Lưu Bị cuối cùng
đã thoát được quay về Giang Hạ cùng với người vợ mới. Tình trạng giằng co giữa
ba thế lực vẫn bế tắc cho đến khi Tào Tháo chết vào năm 219 (có lẽ do u não).
Năm sau đó, con thứ của Tào Tháo là Tào Phi ép phế Hiến Đế và lập ra nhà Ngụy.
Đáp lại, Lưu Bị tự xưng đế Thục Hán (để chứng tỏ vẫn mang dòng máu quý tộc nhà
Hán nhưng đặt đô tại Thành Đô Thục). Lúc này, Tôn Quyền lại ngả về phía Ngụy.
Ông ta chịu để Tào Phi phong vương nước Ngô. Tôn Quyền làm việc này nhằm tập
trung lực lượng chống Lưu Bị, người đã từng khởi binh đánh Ngô để trả thù cho
Quan Vũ bị Tôn Quyền giết chết. Một loạt những sai lầm mang tính chiến lược do
hành động nóng vội của Lưu Bị đã dẫn đến thất bại của quân Thục. Tuy nhiên, Lục
Tốn , quân sư phía Ngô đã từng chĩa mũi nhọn tấn công về phía
Thục, đã ngưng không tiếp tục dấn sâu về phía tây. Vì tin vào đòn trừng phạt
của Lục Tốn, Tào Phi phát động một cuộc xâm lược vào nước Ngô vì cho rằng như
vậy quân Ngô vẫn còn ở ngoài nước. Cuộc tấn công đã bị đè bẹp bởi sự kháng cự
quyết liệt của quân Ngô cùng với bệnh dịch bùng phát phía bên quân Ngụy.
Trong lúc
đó tại nước Thục, Lưu Bị bị bệnh chết và để lại con trai Lưu Thiện còn nhỏ dại,
phó thác cho Gia Cát Lượng chăm sóc. Nắm bắt cơ hội này, Tào Phi gắng mua chuộc
một số lực lượng, trong đó có Tôn Quyền và các bộ tộc thiểu số để tấn công nước
Thục. Một sứ giả của Thục thuyết được Tôn Quyền lui quân, nhưng Gia Cát Lượng
vẫn phải lo xử lý quân của các bộ tộc thiểu số. Một trong những mưu lược tài ba
cuối cùng của Gia Cát Lượng là tiến hành chiến dịch thu phục Mạnh Hoạch, thủ
lĩnh bộ tộc người Man . Gia Cát Lượng đã bảy lần bắt sống
Mạnh Hoạch, lần nào cũng cho thả ra nguyên vẹn. Mạnh Hoạch vì cảm động bởi mưu
trí và lòng nhân từ của Gia Cát Lượng nên đã thề mãi mãi gắn bó với nhà Thục.
Trong lúc này, Tào Phi cũng lâm bệnh mà chết. Gia Cát Lượng liền nhìn về phía
bắc. Tuy thế, ông không còn sống được bao lâu nữa.
Chiến
thắng đáng kể cuối cùng của ông chống lại quân Ngụy có lẽ là chiêu hàng được
Khương Duy về phía mình. Khương Duy trước đó là một tướng bên Ngụy, về tài năng
có thể nói là một chín một mười nếu so với Gia Cát Lượng. Khương Duy tiếp tục
tiến hành chiến dịch của Gia Cát Lượng chống lại nhà Ngụy tới một kết cục khá
cay đắng, ngay cả sau khi Lưu Thiện đầu hàng. Khương Duy bày mưu kích động xung
đột giữa hai tướng lớn phía Ngụy.
Kế sách
này đã tiến rất sát đến thành công. Thật không may, bệnh tim bộc phát ngay giữa
trận đánh cuối cùng. Ông liền dùng kiếm tự vận, đánh dấu kháng cự cuối cùng của
nhà Thục. Cuộc chiến kéo dài nhiều năm giữa Ngụy và Thục thì phía Ngụy liên tục
đổi ngôi. Nhà họ Tào ngày một yếu thế. Cuối cùng, vào thời Tào Hoán, cháu đại
thần Tư Mã Ý là Tư Mã Viêm bắt Tào Hoán nhường ngôi giống như Tào Phi đã từng
ép Hiến Đế, tức là Tấn Vũ Đế. Tấn Vũ Đế sau đó lập ra nhà Tấn vào năm 265. Vua
cuối cùng của Ngô là Tôn Hạo đến năm 280 bị Tấn Vũ Đế chinh
phục. Cả ba vua cuối cùng của ba nước là Tào Hoán, Lưu Thiện và Tôn Hạo, được
sống cho đến tận cuối đời. Và thế là thời đại Tam Quốc cuối cùng cũng chấm dứt
sau gần một thế kỷ đầy xung đột.
Quan Công võ thánh (2000)
Quan Công, tên là Quan Vũ, tự là Vân Trường, là một viên tướng
thời Tam Quốc. Ông chỉ là một võ tướng bình thường, không phải là một vị tướng
mưu mẹo, một bậc kỳ tài về chiến thuật, chiến lược,… Thế nhưng, Quan Công lại
là một người có công lớn trong việc lập ra nhà Thục Hán, mà vị hoàng đế đầu
tiên là Lưu Bị. Qua hơn ngàn năm, hình ảnh Quan Công vẫn sâu đậm trong lòng
nhân dân như một người anh hùng chân chính không hề biết khiếp sợ, không lùi bước
trước khó khăn, chiến thắng mọi đau khổ về thể xác, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
Ông là một điển hình về khí tiết của người quân tử với những đức tính nhân,
nghĩa, tín, dũng và lòng kiêu ngạo.
Tam Quốc Chí –Rồng tái
sinh (2008)
Tam Quốc Chí là một bộ phim điện ảnh do Hồng Kông sản xuất
vào năm 2008,đâu là một bộ phim do đạo diễn Lý Nhân Cãng dàn dựng cực kỳ hoành
tráng với tổng kinh phí lên tới 25 triệu USD.Bộ phim nói về vị anh hùng thời
Tam Quốc tên là Triệu Tử Long,là một chiến binh anh dũng và tài trí hơn người.Triệu
Tử Long chính là người cứu ấu chúa con của Lưu Bị phá vòng vây của quân địch.Bộ
phim với sự tham gia của các diễn viên như Lưu Đức Hoa, Lý Mỹ Kỳ, Hồng Kim Bảo.Đây
là một bộ phim hoành tráng không thể bỏ qua.
Tân Tam Quốc Diễn Nghĩa (2010)
Tân Tam Quốc Diễn Nghĩa: Tam Quốc
thông qua thuật lại quá trình từ cuối đời Đông Hán quần hùng cát cứ đến khi
thiên hạ quy về nhà Tấn, thể hiện tư tưởng triết học nhân văn, sách lược quân
sự, chính trị,… Phim lấy 6 nhân vật trung tâm là Gia Cát
Lượng, Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền, Chu Du và Tư Mã Ý, bên cạnh đó là tuyến
nhân vật chính và phụ đông đảo: Lã Bố, Đổng Trác, Vương Doãn, Viên Thiệu, Tôn
Sách, Lục Tuần…
Ngoài trục
chính là quá trình hình thành, phát triển thế chân vạc giữa 3 nước Ngụy, Thục,
Ngô, bộ phim lần này còn khai thác những tuyến phụ, như tranh giành ngôi thứ
trong gia đình họ Tào, rắc rối tình ái giữa Tào Phi, Tào Thực và nàng Chân Phi,
bất đồng về chiến lược giữa Gia Cát Lượng và Lưu Bị, mâu thuẫn giữa Chu Du và
Tôn Quyền… để tăng tính hấp dẫn cho bộ phim.
Bộ phim
truyền hình dài 95 tập do Trung tâm sản xuất truyền hình Đại học Báo chí và
Truyền thông Trung Quốc khởi xướng, hoàn thành với sự kết hợp của nhiều đơn vị
điện ảnh có tiếng của Trung Quốc, lấy đề tài từ bộ tiểu thuyết kinh điển Tam
Quốc diễn nghĩa và cuốn sử ký Tam Quốc chí.
Bộ phim được
xem như “con cưng” của Tổng cục truyền thông Trung Quốc, bắt đầu viết kịch bản
từ năm 2004, qua 5 lần chỉnh sửa, chính thức bấm máy vào tháng 9/2008, và sẽ
phát sóng lần đầu ở cả Trung Quốc và Nhật Bản vào đầu tháng 5 này. Bộ phim quy
tụ lực lượng diễn viên hùng hậu với dàn sao đến từ cả Trung Quốc đại lục,
Hongkong và Đài Loan với kinh phí đầu tư khổng lồ.
Nam diễn viên Đỗ Văn
Trạch thủ vai Quan Công trong bộ phim hài Tuyệt chủng thiết kim cương/Spy
Dad(2003) của đạo diễnHồng Kông Vương Sương. Phim có sự góp mặt của dàn sao xứ
cảng thơm,”ảnh đế” Lương Gia Huy, Trần Quán Hy (Edison Chen), Chung Hân Đồng(Gillian
Chung)…
Những
bộ phim liên quan:
Về
Quan Công:
Quan
Vân Trường trung nghĩa thiên thu (1949)
Bộ phim điện ảnh đen trắng Quan Vân Trường
trung nghĩa thiênthu - Guan Yunchang’s Loyalty (1949) của đạo diễn Nhạc
Phong,vai diễn Quan Vân Trường do nam diễn viên Vương Nguyên Long thủ diễn.
Tam
Quốc anh hùng truyện chi Quan Công (1996)
Tạo hình nhân vật Quan Công của Cấu Phong được
coi là phiên bản Quan Công mặt đỏ nhất từ trước đến nay. Trong phim, Cấu Phong
vào vai QuanCông trưởng thành, trong khi Trần Tuấn Sinh thể hiện vai diễn
thờitrẻ.
Giang
hồ báo nguy/Jiang Hu – The Triad Zone (2000)
Giang hồ báo nguy/Jiang Hu – The Triad Zone
(2000) của đạo diễn Lâm Siêu Hiền. Về ngoại hình cũng như tướng mạo của Hoàng
ThuSinh khá giống với tạo hình như trong Tam Quốc diễn nghĩa
Quan
Công(2000)
Quan Công (2000) với vai chính do nam diễn viên
Vương Anh Quyền thể hiện.
Võ
thánh Quan Công xuất Giải Lương (2002)
Hiếm có bộ phim nào đề cập đến tuổi trẻ nhân
vật Quan Công, nhưng với bộ phim truyền hình 13 tập Võ thánh Quan Công xuất Giải
Lương (2002) của đạo diễn Vương Trọng Quang đã làm đượcđiều này. Nhân vật Quan
Công thời trẻ do nam diễn viên Trần Tư Thành đóng.
Tuyệt
chủng thiết kim cương/Spy Dad(2003)
Quan Vân Trường (2011)
Quan Vân Trường là một bộ phim truyện
Trung Quốc,phim được khởi chiếu vào năm 2011.Bộ phim nói về Thánh Võ Quan Vân
Trường hay còn gọi là Quan Vũ.Bộ phim nói về câu chuyện lịch sử Tào Tháo dùng đủ
mọi cách để chiêu mộ Quan Vân Trường về dưới trướng của mình.Quan Vân Trường được
đạo diễn xây dựng như một người văn hay võ giỏi.Trong phim Chung TỬ Đơn sẽ vào
vai người chiến binh huyền thoại và đồng thời giữ luôn vai trò người chỉ đạo võ
thuật cho bộ phim.
Mãi cho đến sau này, anh hùng Tống Giang – một lòng vì quốc muốn đem cái tài của 108 hảo hán ra để giúp nước mà đồng ý chiêu an, tụ lại dưới cờ triều đình. Tống triều khi đó bị bọn gian thần lũng đoạn, cử 108 anh hùng Lương Sơn Bạc đi đánh dẹp Phương Lạp, lần lượt bọn họ hy sinh, số còn lại trở về cũng bị hãm hại cho đến chết.
Hậu thủy hử (1975)
Về
Điêu Thuyền:
Điêu
Thuyền (1958)
LÂM ĐẠI VAI ĐIÊU THUYỀN |
Điêu
Thuyền (1987)
LỢI TRÍ VAI ĐIÊU THUYỀN |
Điêu
Thuyền (1988)
PHAN NGHINH TỬ VAI ĐIÊU THUYỀN |
Điêu
Thuyền (2001)
TRƯƠNG MẪN VAI ĐIÊU THUYỀN |
Lã
Bố và Điêu Thuyền (2002)
Bộ phim Lã Bố và Điêu Thuyền (2002) dài 35 tập
của đạo diễn Trần Khải Ca.
Đổng Tước Đài (2011)
Bộ phim điện ảnh Đổng Tước Đài (2011) đánh dấu lần hợp tác
đầu tiên của Châu Nhuận Phát và Lưu Diệc Phi. Điều bất ngờ là họ được giao vai
Tào Tháo, Điêu Thuyền nhưng lại có khá nhiều cảnh quay tình cảm, mối quan hệ
cũng được phát triển theo hướng sáng tạo của các nhà làm phim.
Trong phiên bản này, Lưu Diệc Phi xuất
hiện với nhiều tạo hình ấn tượng: sắc đỏ nồng nàn, màu trắng tinh khôi và lúc
bị tra tấn chỉ mặc áo yếm, đầu tóc rối bời.
Về Gia Cát Lượng:
Ngọa Long Tiểu Gia Cát -Thời
Niên Thiếu Gia Cát Lượng (2001)
Phim kể về
cuộc đời của Gia Cát Lượng khi còn là một cậu bé cho đến lúc trở thành một
thanh niên mưu lược, tài trí hơn người.
Gia Cát Lượng mồ côi từ nhỏ, theo ở với người chú tên Gia Cát Huyền làm Thái Thú ở Dự Chương. Gia Cát Huyền vì đắc tội với thuộc hạ tâm phúc của Tào Tháo là Chu Hạo nên bị sát hại. Gia Cát Lượng chạy sang Kinh Châu, bắt đầu cuộc sống ẩn dật ở núi Ngoạ Long Cương…
Gia Cát Lượng mồ côi từ nhỏ, theo ở với người chú tên Gia Cát Huyền làm Thái Thú ở Dự Chương. Gia Cát Huyền vì đắc tội với thuộc hạ tâm phúc của Tào Tháo là Chu Hạo nên bị sát hại. Gia Cát Lượng chạy sang Kinh Châu, bắt đầu cuộc sống ẩn dật ở núi Ngoạ Long Cương…
Xích
Bích (2003)
Bộ phim Xích Bích của đạo diễn Ngô Vũ Sâm từng
khuấy đảo các rạp chiếu ở Trung Quốc. Các đại cảnh chiếntrận cũng như hình ảnh,
màu sắc và dàn diễn viên sáng chói đã làmnên tên tuổi của Xích Bích. Bộ phim là
đất diễn chủ đạocủa các nhân vật như Chu Du và Gia Cát Lượng, trong khi
Lưu Bị hay Tôn Quyền, Quan Vũ (nam diễn viên Ba Thương) đóng vai trò
lànhững vai phụ.
Về
Tào Tháo:
Tào Tháo (2000)
Tào Tháo và Thái Văn
Cơ (2003)
BỘC TỒN HÂN VAI TÀO THÁO |
Ngụy vương Tào Mạnh Đức (2007)
KHƯƠNG VĂN VAI TÀO THÁO |
Anh hùng Tào tháo (2011)
Về Hoa Đà
Thần y Hoa Đà (2000)
Bộ phim thuật lại cuộc đời của Hoa Đà. Một danh y thời Tam Quốc,
người nghiên cứu thành công phương pháp chữa trị bệnh truyền nhiễm và soạn thảo
cuốn Y học đại toàn thư đầu tiên của Trung Quốc. Trích: Sau đó, do bất mãn tính
gian hùng của Tào Tháo. Hoa Đà về đầu quân cho Quan Vân Trường…Vì vậy, Tào Tháo
đã ra lệnh chém tất cả các Thái Y trong viện nhằm uy hiếp ông phải quay về Hứa
Xương chữa trị cho hắn.
2.Thủy hử
Thủy hử (1986)
Thủy hử phiên bản Sơn Đông
Lâm xung (1986)
Với cách trình bày mới mẽ, diễn tả
sự tích trung can nghỉa đãm của các anh hùng Lương Sơn Bạc.
Thời Bắc Tống triều chính thối nát, dân chúng khổ sở. Lâm Xung (Cao Hùng) một anh chàng thanh niên cương trực, giàu lòng yêu nước thương dân, khỗ luyện võ công, hy vọng có ngày báo quốc vì dân. Sau này chàng lại lấy được cô Trương Minh Châu (Trần Mẫn Nhi) làm vợ.
Huy Tôn lên ngôi, suốt ngày say mê cô danh kỹ Ly Sư Sư (Thích Mỹ Trân) bỏ bê triều chính, ngược lại cô nàng lại yêu một anh chàng khác tên là Yên Thanh (Thang Trấn Nghiệp)
Con của Thái Úy muốn đoạt Minh Châu không được uất hận trong lòng, bày mưu hãm hại Lâm Xung, vu oan với tội lén vào quân cơ trọng địa. Trong lúc bị đài đi xứ xa, chàng lại được Lỗ Trí Thâm cứu trợ thoát hiểm. Mặt khác Minh Châu vì muốn cứu chồng, đã chết dưới tay của kẻ gian. Trước cảnh vợ chết gia tan, Lâm Xung đành phải trả thù và ép lên con đường Lương Sơn.
Thời Bắc Tống triều chính thối nát, dân chúng khổ sở. Lâm Xung (Cao Hùng) một anh chàng thanh niên cương trực, giàu lòng yêu nước thương dân, khỗ luyện võ công, hy vọng có ngày báo quốc vì dân. Sau này chàng lại lấy được cô Trương Minh Châu (Trần Mẫn Nhi) làm vợ.
Huy Tôn lên ngôi, suốt ngày say mê cô danh kỹ Ly Sư Sư (Thích Mỹ Trân) bỏ bê triều chính, ngược lại cô nàng lại yêu một anh chàng khác tên là Yên Thanh (Thang Trấn Nghiệp)
Con của Thái Úy muốn đoạt Minh Châu không được uất hận trong lòng, bày mưu hãm hại Lâm Xung, vu oan với tội lén vào quân cơ trọng địa. Trong lúc bị đài đi xứ xa, chàng lại được Lỗ Trí Thâm cứu trợ thoát hiểm. Mặt khác Minh Châu vì muốn cứu chồng, đã chết dưới tay của kẻ gian. Trước cảnh vợ chết gia tan, Lâm Xung đành phải trả thù và ép lên con đường Lương Sơn.
Anh hùng thủy hử TVB (1992)
Thời Bắc Tống
Giang mơ thấy Cửu Thiên Huyền Nữ cho biết sau này Giang sẻ đem binh khởi nghĩa,
nhưng Giang kiên quyết tin rằng mình sẽ không phản bội triều đình.
Trong Anh Hùng Thủy Hử Trương Văn Viễn gia
nhập vào phe Giang và được Giang tiếp đãi nồng hậu, không ngờ cả bè lũ đã làm
cho thành trì bị tan vỡ vì một người đàn bà. Cuộc chiến giữa các anh hùng xảy
ra từ năm này qua tháng nọ, thành ngày càng khan hiếm thức ăn lương thực nhưng
họ vẫn cố chịu đựng. Liệu
họ có bảo vệ được thành trì trước sự tấn công của Anh hùng cái thế , Thủy hử
đáng là phim nên xem về bài binh bố trận của các tướng thời Bắc Tống
Thủy hử truyện (1997)
Bối cảnh Thủy Hử Truyện được dựng lên vào đời nhà Tống, triều
đình phong kiến nhũng lạm, xã hội bất công gây nên phẩn uất trong dân chúng.
Nhiều dũng sĩ đứng ra THẾ THIÊN HÀNH ÐẠO, tập hợp nhau ở vùng đầm lầy hẻo lánh
Lương Sơn, tiêu diệt cường hào ác bá, quan lại tham ô, lấy của tham quan phân
phát lại cho bá tánh nghèo khổ. Tiếng đồn lừng lẫy, anh hùng khắp nơi tìm về mỗi
lúc mõi đông, gây nên nổi nhức nhối cho trieu đình. Những thành tích của một số
anh hùng Lưong Sơn Bạc đã trở thành huyền thoại như chuyện anh hùng đả hổ Võ
Tòng, Báo Ðầu Tử Lâm Xung, Hoa Hòa Thượng Lỗ Trí Thâm, Trí Ða Tinh quân sư Ngô
Dung
Anh hùng thủy hử (2006)
Anh Hùng
Thủy Hử là một bộ phim truyền hình Trung Quốc dài 28 tập,phim được sản xuất vào
năm 2006.Đây là một bộ phim làm lại từ tác phẩm Thủy Hử kinh điển của Trung
Quốc nói về 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc,chuyên cướp người giàu và giúp đỡ cho
người nghèo.Trong phim Ngô Kinh thủ vai đại hiệp Thời Thiên,người đứng chót
bảng trong 108 vị anh hùng,võ công cao sieu tinh diệu và tài năng khinh công
vượt bậc.Thời Thiên giả danh một tiểu nhị rất lười biếng mà ông chủ và mọi
người gọi là Tiểu Bọ Chét.Thời Thiên dùng vỏ bọc của mình để hành hiệp trượng
nghĩa,giúp người nghèo khó đồng thời chống lại bọn tham ô.
Tân Thủy hử (2010)
Tân Thủy Hử
hiện là bộ phim truyền hình được chú ý nhất cuối
năm 2010. Phim quy tụ rất nhiều anh tài của điện ảnh Trung Quốc như Trương Hàm
Dư, Lý Tông Hàn, Huỳnh Hải Băng, An Dĩ Hiên, Can Đình Đình…
Thủy Hử của Thi Nại Am trải qua bao nhiêu thăng
trầm lịch sử vẫn luôn được coi là 1 trong các tuyệt phẩm của Trung Quốc bên
cạnh Tam Quốc Chí, Hồng Lâu Mộng, và Tây Du Ký. Mặc dù dựng trên hình ảnh của 1
cuộc khởi nghĩa nông dân nhưng Thủy Hử và các anh hùng Lương Sơn Bạc luôn đại
diện cho tiếng nói và niềm khao khát tự do. Bến Lương Sơn, đầm Lục Nhi đã trở
thành nơi hội tụ của hào kiệt và tráng chí bốn phương.
Mãi cho đến sau này, anh hùng Tống Giang – một lòng vì quốc muốn đem cái tài của 108 hảo hán ra để giúp nước mà đồng ý chiêu an, tụ lại dưới cờ triều đình. Tống triều khi đó bị bọn gian thần lũng đoạn, cử 108 anh hùng Lương Sơn Bạc đi đánh dẹp Phương Lạp, lần lượt bọn họ hy sinh, số còn lại trở về cũng bị hãm hại cho đến chết.
Những
bộ phim liên quan:
Về
Phan Kim Liên- Võ Tòng – Tây Môn Khánh
Phan Kim Liên (1963)
Trong bộ phim
Phan Kim Liên do Hãng Thiệu Thị (Hong Kong) sản xuất năm 1963, nam nghệ sĩ
Trương Xung đã tạo được ấn tượng mạnh khi đảm nhận vai Võ Tòng. Cặp lông mày
rậm của ông rất phù hợp với hình ảnh anh hùng thời ấy.
Võ Tòng (1982)
Năm 1982, đạo
diễn tài danh Lý Hàn Tường thực hiện bộ phim truyền hình Võ Tòng với vai chính
do tài tử Địch Long thể hiện. Đây là lần thứ 4 ngôi sao phim võ hiệp Hong Kong
này hóa thân vào hình ảnh Võ Tòng, trước đó ông đã tham gia các phim Khoái hoạt
lâm (1972), Thủy hử truyện (1972) và Thang khấu chí (1975).
Mối hận kim bình (1994)
Tình nghĩa anh hùng Võ Nhị Lang (2001)
Võ tòng anh hùng Lương Sơn Bạc (2014)
Cả dòng họ Võ có cuộc sống
mưu sinh bằng nghề bán bánh hấp ở Kinh Thành. Trong đó có một người con tên Võ
Tòng tài mạo khôi ngô tuấn tú, võ nghệ tài ba nên được nhiều người yêu mến, một
lần tình cờ anh đi ra kinh thành và trông thấy tiểu nữ xinh đẹp Phan Kim Liên,
con gái hàng xom của tướng Phan Tài Phùng. Phan Kim Liên trong một lần bị bắt bở
một tên háo sắc, thấy thế Võ Tòng cảm thấy uất ức trong lòng, cuộc chiến đấu xảy
ra giữa Trần Nha Nội và Võ Tòng rất khốc liệt, cuối cùng Nội đã chết.
Về
Lý Sư Sư –Yến Thanh
Lãng
tử Yến Thanh (2004)
Khác
All Men Are
Brothers (Hậu Thủy Hử) là phim thứ hai tiếp theo phim The Water Margin 1972
(Thủy Hử Truyện) do Shaw Brothers sản xuất, tiếp theo hồi thứ 70 của bộ Thủy
Hử, kể chuyện triều đình đánh mãi không thắng 108 anh hùng Lương Sơn Bạc bèn
dùng kế chiêu an. Các vị đầu lĩnh Lương Sơn Bạc nghe lời Tống Giang về hàng
triều đình, được phong quan tước và cử đi đánh dẹp các lực lượng nổi dậy khác
(quân Liêu, Vương Khánh, Điền Hổ, Phương Lạp)... Sau khi đánh thắng Phương Lạp
trở về chỉ còn lại 27 anh hùng.
Hậu
thủy hử (1997)
Chuyện xảy ra
vào những năm cuối triều Tống.Thiếu nữ Nhược Nam và thiếu niên Kim Ca tình cờ
gặp gỡ đã đụng độ nảy lửa gây náo loạn.Nhược Nam cải nam trang sống nhờ tại
Hồng Tụ viện do Hồng Lệ dì của cô mở
Kim Ca đi theo đại hòa thượng sư phó tới miếu đền chủ yếu điêu khắc tượng Phật.Từ nhỏ cha mất sớm,mẹ bị hại chết,Kim Ca được sư phó thu làm đồ đệ vân du tứ hải làm nghề khắc tượng Phật kiếm sống tuy nghèo khổ nhưng vui vẻ.Bản tính lương thiện không hiểu thế sự của Kim Ca khá kỳ lạ khiến Nhược Nam nói ra những lời độc ác nào ngờ Kim Ca cũng không chịu thua,Nhược Nam tức giận vô cùng.Cả hai đều tranh chấp không dứt.
Trong thời biến loạn,Kim Ca từ 1 thiếu niên bình thường trải qua yêu thương oán hận,sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau cùng mọi người dần trưởng thành anh hùng loạn thế .
Đó là Võ Tòng người đã ngộ sát mẹ Kim Ca,hòa thượng Lỗ Trí Thâm đã nuôi dưỡng Kim Ca,tình thân của Dương Chí với Nhược Nam con gái ông đã thất lạc từ 7 năm trước,Hồng Lệ nhất mực si tình hết lòng với Tống Sĩ Tuấn đồ đệ của Võ Tòng . Tuy Tống Sĩ Tuấn bề ngoài phong độ thông minh nhưng nội tâm ích kỷ vô sỉ vì trả thù cho Tống Giang cha mình mà phản bội bằng hữu và đất nước.
Kim Ca ngẫu nhiên phát hiện sự thật về thân thế : anh là con của Tây Môn Khánh.Chịu áp lực vì xuất thân không rõ ràng khiến Kim Ca đau khổ.Nhưng vì chấn hưng giang sơn Đại Tống,loạn thế xuất anh hùng ,đứng trước nguy cơ của dân tộc, Nhược Nam,Tống Sĩ Tuấn,Phương Bách Hoa con gái Phương Tịch,Võ Tòng,Lỗ Trí Thâm,Dương Chí cùng Tây Môn Kim Ca đã phấn đấu và trở thành anh hùng Thủy Hử lưu danh sử sách.
Lúc này, Tây Môn Kim Ca phải đối mặt nhiều nguy cơ nối tiếp nhau,mâu thuẫn nội bộ,Dương Chí bị trúng tà gia nhập ma đạo...
Trải qua khó khăn,Tây Môn Kim Ca và các anh hùng cùng dốc toàn lực hỗ trợ đại tướng quân Nhạc Phi,tiêu diệt Tống Sĩ Tuấn.
Kim Ca được mọi người công nhận đại nhân đại nghĩa với danh xưng "Tiểu Cập Thời Vũ "
Kim Ca đi theo đại hòa thượng sư phó tới miếu đền chủ yếu điêu khắc tượng Phật.Từ nhỏ cha mất sớm,mẹ bị hại chết,Kim Ca được sư phó thu làm đồ đệ vân du tứ hải làm nghề khắc tượng Phật kiếm sống tuy nghèo khổ nhưng vui vẻ.Bản tính lương thiện không hiểu thế sự của Kim Ca khá kỳ lạ khiến Nhược Nam nói ra những lời độc ác nào ngờ Kim Ca cũng không chịu thua,Nhược Nam tức giận vô cùng.Cả hai đều tranh chấp không dứt.
Trong thời biến loạn,Kim Ca từ 1 thiếu niên bình thường trải qua yêu thương oán hận,sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau cùng mọi người dần trưởng thành anh hùng loạn thế .
Đó là Võ Tòng người đã ngộ sát mẹ Kim Ca,hòa thượng Lỗ Trí Thâm đã nuôi dưỡng Kim Ca,tình thân của Dương Chí với Nhược Nam con gái ông đã thất lạc từ 7 năm trước,Hồng Lệ nhất mực si tình hết lòng với Tống Sĩ Tuấn đồ đệ của Võ Tòng . Tuy Tống Sĩ Tuấn bề ngoài phong độ thông minh nhưng nội tâm ích kỷ vô sỉ vì trả thù cho Tống Giang cha mình mà phản bội bằng hữu và đất nước.
Kim Ca ngẫu nhiên phát hiện sự thật về thân thế : anh là con của Tây Môn Khánh.Chịu áp lực vì xuất thân không rõ ràng khiến Kim Ca đau khổ.Nhưng vì chấn hưng giang sơn Đại Tống,loạn thế xuất anh hùng ,đứng trước nguy cơ của dân tộc, Nhược Nam,Tống Sĩ Tuấn,Phương Bách Hoa con gái Phương Tịch,Võ Tòng,Lỗ Trí Thâm,Dương Chí cùng Tây Môn Kim Ca đã phấn đấu và trở thành anh hùng Thủy Hử lưu danh sử sách.
Lúc này, Tây Môn Kim Ca phải đối mặt nhiều nguy cơ nối tiếp nhau,mâu thuẫn nội bộ,Dương Chí bị trúng tà gia nhập ma đạo...
Trải qua khó khăn,Tây Môn Kim Ca và các anh hùng cùng dốc toàn lực hỗ trợ đại tướng quân Nhạc Phi,tiêu diệt Tống Sĩ Tuấn.
Kim Ca được mọi người công nhận đại nhân đại nghĩa với danh xưng "Tiểu Cập Thời Vũ "
Anh Hùng Thủy Hử Tiểu Lý Quảng Hoa Vinh (2008)
Phim được xây
dụng từ cuộc đời của nhân vật Hoa Vinh, một trong 36 Thiên Cang Tinh. Khi Lương
Sơn được triều đình ân xá, Hoa Vinh dấy binh tiêu diệt quân phiến loạn được
triều đình phong làm tổng đô thống binh mã Ứng Thiên Phủ. Sau khi nhậm chức Hoa
Vinh càng có thể nhiều kẻ thù. Thêm vào đó ca kĩ Tiêu Tiêu, con gái của Đặng
Nguyên Giác, người Hoa Vinh yêu muốn xuống tay giết Hoa Vinh nhưng chưa tìm
được cơ hội. Còn Bàng Vạn Xuân là đầu lĩnh quân phiến loạn luôn tìm cơ hội giết
chết Hoa Vinh. Bất ngờ Hoa Vinh nhận được tin Tống Giang bị Cao Cầu, Thái Kinh
hại chết…Tiêu Tiêu cũng bị Lôi Chấn giết chết, tinh thần Hoa Vinh sụp đổ. Hoa
Vinh và Lôi Chấn diễn ra một trận đọ sức quyết liệt...
Anh hùng thủy hử -Tôn Nhị Nương (2013)
Phim xoay quanh cuộc đời của
Tôn Nhị Nương một trong những vị anh hùng Thủy Hử là con gái của Lão Đồng Gia
một kiếm khách lừng danh tại Đông Kinh. Từ nhỏ đã cùng cha phiêu bac giang hồ,
tính tình ngang bướng, thông minh lanh lợi, được mệnh danh là Mụ Dạ Xoa.
Thái Viên Tử Trương Thanh
phạm tội ngộ sát bị quan binh truy đuổi chạy vào khách sạn của Lão Đồng Gia,
thấy Trương Thanh thật thà tin cậy, ông cho ở lại khách sạn. Nhưng Tôn Nhị
Nương và Trương Thanh thường xuyên cãi vả nhau, và liên tiếp những sự kiện kì
lạ liên tiếp xảy ra đã làm thay đổi cuộc đời của Tôn Nhi Nương ...
Thần y An Đạo Toàn (2013)
Thủy Hử anh hùng truyện- tác phẩm với câu chuyện về 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc luôn chứa đựng sức hấp dẫn đặc biệt khi miêu tả những nhân vật với những tính cách hoàn toàn khác biệt cùng những câu chuyện đời riêng. Và một trong những con người mưu trí, nghĩa khí, anh dũng đó, An Đạo Toàn là cái tên gắn liền với danh hiệu Thần Y.
Với mưu đồ thôn tính triều đình và khống chế các bang phái, Cao Nội Nha đã dày công nghiên cứu một loại độc dược có tên gọi Bích Giao Sương. Cùng với sự ra đời của Bích Giao Sương là loại thuốc giải được bào chế bởi Bạch Y Hoa Đà.
Vốn là một lương y, không muốn chứng kiến người vô tội bị thảm sát hàng loạt bởi độc dược, Bạch Y Hoa Đà đã phản bội lại Cao Nội Nha, mang thuốc giải trốn đi và không thoát khỏi cái chết bởi sự truy sát của những kẻ dã tâm.
Không có thuốc giải, Bích Giao Sương làm mưa làm gió khắp giang hồ và trở thành loại độc dược chết người gieo tang tóc muôn nơi. Từ kinh thành lặn lội đến Tây Vực xa xôi, An Đạo Toàn quyết tìm cho ra công thức bào chế thuốc giải và nhanh chóng trở thành đối tượng săn đuổi của những kẻ lạ mặt.
Cuộc gặp gỡ tình cờ với Thù Dũng Mai đã giúp An Đạo Toàn tìm thấy di thư chứa một phần công thức bào chế thuốc giải của Bạch Y Hoa Đà. Nhưng tìm ra thuốc giải bây giờ không quan trọng bằng việc phải bảo vệ nó khỏi mưu đồ chiếm đoạt từ phía Cao Nội Nha.
Giang hồ hiểm ác, anh hùng vốn rất nhiều nhưng kẻ tiểu nhân cũng không ít. Sau nhiều nếm trải về lòng tin và sự phản bội, An Đạo Toàn thật sự cảm kích với tấm lòng nghĩa hiệp của khoái đao Truy Phong. Cái chết của Truy Phong nhằm bảo vệ An Đạo Toàn cùng thuốc giải đã mở ra con đường đưa An Đạo Toàn tìm đến Lương Sơn, nơi có những con người nghĩa hiệp vẫn đang giơ cao ngọn cờ chính nghĩa.
3.Hồng lâu mộngVới mưu đồ thôn tính triều đình và khống chế các bang phái, Cao Nội Nha đã dày công nghiên cứu một loại độc dược có tên gọi Bích Giao Sương. Cùng với sự ra đời của Bích Giao Sương là loại thuốc giải được bào chế bởi Bạch Y Hoa Đà.
Vốn là một lương y, không muốn chứng kiến người vô tội bị thảm sát hàng loạt bởi độc dược, Bạch Y Hoa Đà đã phản bội lại Cao Nội Nha, mang thuốc giải trốn đi và không thoát khỏi cái chết bởi sự truy sát của những kẻ dã tâm.
Không có thuốc giải, Bích Giao Sương làm mưa làm gió khắp giang hồ và trở thành loại độc dược chết người gieo tang tóc muôn nơi. Từ kinh thành lặn lội đến Tây Vực xa xôi, An Đạo Toàn quyết tìm cho ra công thức bào chế thuốc giải và nhanh chóng trở thành đối tượng săn đuổi của những kẻ lạ mặt.
Cuộc gặp gỡ tình cờ với Thù Dũng Mai đã giúp An Đạo Toàn tìm thấy di thư chứa một phần công thức bào chế thuốc giải của Bạch Y Hoa Đà. Nhưng tìm ra thuốc giải bây giờ không quan trọng bằng việc phải bảo vệ nó khỏi mưu đồ chiếm đoạt từ phía Cao Nội Nha.
Giang hồ hiểm ác, anh hùng vốn rất nhiều nhưng kẻ tiểu nhân cũng không ít. Sau nhiều nếm trải về lòng tin và sự phản bội, An Đạo Toàn thật sự cảm kích với tấm lòng nghĩa hiệp của khoái đao Truy Phong. Cái chết của Truy Phong nhằm bảo vệ An Đạo Toàn cùng thuốc giải đã mở ra con đường đưa An Đạo Toàn tìm đến Lương Sơn, nơi có những con người nghĩa hiệp vẫn đang giơ cao ngọn cờ chính nghĩa.
Hồng Lâu Mộng (1975)
Vai diễn Lâm Đại
Ngọc trong bản phim Hồng Lâu Mộng của Hong
Kong năm 1975 do Uông Minh Thuyên thể hiện. Khi đó, Uông Minh
Thuyên đã 28 tuổi, lớn hơn rất nhiều so với tuổi của nhân vật nhưng diễn xuất
của cô vẫn nhận được sự đánh giá cao của khán giả Hong
Kong .
Kim Ngọc Lương Duyên Hồng
lâu mộng (1977)
Khi
dự án phim điện ảnh Kim Ngọc Lương Duyên Hồng Lâu
Mộng (1977) khởi động, đạo diễn Lý Hàn Tường mời diễn viên Lâm Thành
Hà và Trương Ngải Gia lần lượt thể hiện hai vai diễn Lâm Đại Ngọc và
Giả Bảo Ngọc. Tuy nhiên khi thử trang phục, đạo diễn cảm thấy có điểm không hợp
lý. Do đó, ông quyết định đổi hai vai diễn của hai người đẹp. Theo đó, Trương
Ngải Gia vào vai Đại Ngọc còn Lâm Thanh Hà hóa thân thành Bảo Ngọc.
Hồng Lâu Mộng (1977)
Trong bản phim truyền
hình Hồng Lâu Mộng (1977), Mao Thuấn Quân được chọn thể hiện
vai Lâm Đại Ngọc. Khi đó, do cô ít kinh nghiệm diễn xuất nên bị chê là
chưa lột tả được tâm trạng nhân vật. Ngoài ra, người xem còn nhận xét cô không
đủ đẹp so với vai diễn Lâm Đại Ngọc.
Hồng lâu mộng (1987)
Hồng Lâu Mộng là bộ phim truyền
hình chuyển thể từ một trong "Tứ đại danh tác" của văn học Trung Hoa.
Phim được đạo diễn Vương Phù Lâm dàn dựng và khởi quay năm 1984, phát sóng năm
1987 và được khán giả quen gọi là Hồng Lâu Mộng phiên bản 1987, để phân biệt với các
phiên bản khác trước và sau này.
Đây là một bộ phim có tỷ lệ người xem
phá vỡ kỷ lục thể loại phim truyền hình mọi thời đại lúc bấy giờ, trở thành tác
phẩm truyền hình kinh điển của điện ảnh Trung Quốc mà khó có phiên bản nào có
thể qua mặt. Ngay đến các diễn viên thể hiện các nhân vật trong phim cũng gây
ấn tượng sâu sắc với người xem, đến nỗi họ trở thành đóng đinh trong tâm trí
khán giả hâm mộ.
Hồng lâu mộng (1989)
Vai diễn Lâm Đại
Ngọc mang về cho Đào Tuệ Mẫn danh hiệu Nữ diễn viên xuất sắc tại
giải thưởng Bách hoa lần thứ 6. Tuy Đào Tuệ Mẫn chỉ thực sự nổi tiếng với bộ
phim ăn khách Dương Nãi Võ và Tiểu Bạch Thái nhưng vai diễn
đáng nhớ nhất của cô vẫn là Lâm Đại Ngọc trong Hồng Lâu Mộng.
Hồng lâu mộng (1996)
Trong bản phim truyền
hình Hồng Lâu Mộng (1996) của Đài Loan, hóa thân thànhLâm Đại
Ngọc là người đẹp Trương Ngọc Yến. Đây là một bộ phim khá ăn khách khi ra
mắt. Dù không được chiếu trên đài vệ tinh tại Đại lục nhưng nhiều khán giả nơi
đây vẫn đánh giá cao diễn xuất cũng như tạo hình xinh đẹp của Trương Ngọc Yến
khi hóa thân thành cô Lâm.
Đại Ngọc Truyện (2010)
Đại Ngọc Truyện là bộ
phim xoay quanh cuộc đời của Lâm Đại Ngọc từ khởi nguồn là Giáng Châu
tiên tử cho tới lúc cô qua đời. Thể hiện vai Lâm Đại Ngọctrong bộ phim là
nữ diễn viên Mẫn Xuân Hiểu.
Tân Hồng Lâu Mộng (2010)
Tân Hồng Lâu Mộng bị
chỉ trích cả về tạo hình lẫn nội dung. Vai diễn Lâm Đại Ngọc của
Tưởng Mộng Tiệp cũng không mấy được lòng khán giả.
4.
Tây du kí:
Tây du ký (1978)
Tây du kí (1986)
Tây du ký có lẽ là tác phẩm gắn liền tuổi thơ của mỗi
đứa trẻ và là tác phẩm kinh điển được tái bản, chuyển thể nhiều nhất hiện nay. Tuy
nhiên, sau gần 30 năm vẫn chưa có bộ phim nào có thể vượt mặt phiên bản Tây du ký năm 1986.
Phiên bản Tây du ký năm
1986 lúc bấy giờ thiếu thốn về mọi mặt từ kỹ thuật, diễn viên đến cơ sở vật
chất nhưng lại trở thành tác phẩm hình mẫu về tạo hình nhân vật. Những tạo hình
sống mãi với thời gian, chiếm tình cảm của các tầng lớp khán giả đến mức mỗi
khi xem một bộ phim tái bản, người xem lập tức so sánh và dễ dàng bất mãn với
những tạo hình mới, những nhân vật trở nên thô thiển và dị hợm trong mắt người
xem.
Tây du kí Châu Tinh Trì (1991)
Tây Du Ký - Phỏng theo bộ film nổi tiếng của Ngô Thừa Ân
- Tây Du Ký, bộ film nói về Tôn Ngộ Không (Châu Tinh Trì) 500 năm sau đó bị kẹt
trong hình dạng con người và tìm cách để gặp được Đường Tam Tạng, người duy nhất
có thể biến Tôn Ngộ Không trở về hình dạng ban đầu của mình. Nhưng làm sao để
tìm được Đường Tam Tạng khi mà ông đã chết? Câu trả lời nằm trong chiếc hộp Pandora...
Tây du kí (1998)
Tây du kí 2(2000)
Phần II phim Tây Du Kí được sản xuất năm 1998-1999, phát
sóng năm 2000, gồm 16 tập, bổ sung cho những chuyện trên đường thỉnh kinh mà
phần 1 chưa kể hết....
Ban đầu phim Tây Du Ký dự định được làm 30 tập nhưng do
kinh phí chỉ đủ cho 25 tập, nên đoàn làm phim đành bỏ dở 5 tập phim còn lại. Sau
này đến năm 2000 đoàn làm phim quyết định đựng lại 5 tập phim còn thiếu, nhưng
do 5 tập ngắn quá mà những tập hay đều làm hết ở phần 1 nên ban biên tập đã cải
biên 5 tập phim đó thành 16 tập với lối dẫn chuyện ban đầu khác. Ở phần 2 nhiều
diễn viên đóng phim ở phần 1 vẫn đóng tiếp tuy tuổi tác có phần già đi nhiều.
Tề thiên đại thánh tôn ngộ không (2002)
Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không là khắc tinh của yêu
quái nhưng lại là con cưng của đất Phật. Được chọn là sứ giả cùng với Đường
Tăng, Trư Bát Giới, Sa Tăng, Bạch Long Mã sang Tây Phương thỉnh chân kinh để
đối phó với 1 cơn bão vũ trụ sắp bùng nổ, đồng thời thay trời hành đạo tiêu
diệt bọn yêu ma...
Tây du kí hậu truyện (2006)
Hậu Tây du ký ( tức Tây du ký hậu truyện) là bộ phim
truyền hình dài 30 tập do Trung Quốc sản xuất năm 2000 do Tào Vinh làm đạo
diễn, nội dung chủ yếu kể chuyện thầy trò Đường Tăng sau khi thỉnh kinh xong,
Như Lai Phật Tổ viên tịch, đại ma đầu là Vô Thiên lợi dụng cơ hội thống trị tam
giới, cuối cùng bị Tôn Ngộ Không tiêu diệt, tam giới lại được khôi phục
Tây du kí Nhật Bản (2006)
Mặc dù đạt rating rất cao khi lên sóng nhưng đối với những ai
say mê tác phẩm Tây du ký của Ngô Thừa Ân hay bộ phim đình đám của Lục Tiểu
Linh Đồng thì phiên bản xứ Phù Tang này vẫn buộc phải xếp vào danh sách
"phim nhảm".
Nhảm ngay từ tạo hình nhân vật, khi các nhà làm phim Nhật Bản "tặng" cho Tôn Ngộ Không (Shingo Katori đóng) mái tóc vàng thời thượng, cho Trư Bát Giới (Atsushi Ito đóng) bộ tóc xoăn tít và cho Sa Tăng (Teruyoshi Uchimura đóng) mái tóc dài đen mượt.
Nhảm ngay từ tạo hình nhân vật, khi các nhà làm phim Nhật Bản "tặng" cho Tôn Ngộ Không (Shingo Katori đóng) mái tóc vàng thời thượng, cho Trư Bát Giới (Atsushi Ito đóng) bộ tóc xoăn tít và cho Sa Tăng (Teruyoshi Uchimura đóng) mái tóc dài đen mượt.
Tân Tây du kí (2009)
Tân Tây Du Ký do đài
truyền hình Triết Giang sản xuất có kinh phí hơn 50 triệu nhân dân tệ và quy tụ
được dàn diễn viên nổi tiếng của truyền hình Hoa ngữ như Trần Tư Hàn, Đường
Quốc Cường, Ôn Bích Hà, Lưu Đức Khải, Lưu Tư, Hàn Tuyết, Lưu Hiểu Khánh... Riêng
nhân vật trung tâm của tác phẩm là Tôn Ngộ Không được hóa thân bởi Phí Dương -
một nghệ sĩ trẻ của sân khấu kinh kịch. Dù thường xuyên bị mang ra so sánh với
diễn viên tiền bối Lục Tiểu Linh Đồng, Phí Dương vẫn tự tin trong diễn xuất và
tạo được nét riêng cho vai diễn của mình.
Tây du kí (2011)
Tạo
hình nhân vật trong Tây du ký 2011 được nhà sản xuất Trương Kỷ Trung đặc biệt
quan tâm nên rất chân thật. Gương mặt của những con yêu quái tuy vẫn dùng mặt
nạ nhưng được thiết kế chi tiết, khiến lên phim chúng trở nên gớm ghiếc vô
cùng. Với tạo hình của hai nhân vật Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới, dù có nhiều
ý kiến khen chê trái chiều nhưng phải thừa nhận đó là những gương mặt đúng
chất… khỉ và heo. Thú vị nhất là Trư Bát Giới, tai không to nhưng mõm dài, có
những nếp nhăn y như thật.
Tây du giáng ma (2013)
"Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện" của đạo diễn
Châu Tinh Trì với sự góp mặt của dàn diễn viên Thư Kỳ, Văn Chương, La Chí
Tường... đoạt doanh thu phòng vé cao nhất: 1,25 tỷ NDT (hơn 206 triệu USD). Đây là phim đạt doanh thu cao nhất trong 2013 .
Những bộ phim liên quan :
Về Trư Bát Giới:
Trư Bát Giới lấy vợ (1957)
Vai Tôn Ngộ Không do Diệp Khôn Hiệp thể hiện.
Chàng trư si tình (3 phần) (2000,2003,2005)
Thời
khắc huy hoàng của Trư
Bát Giới (2000)
Bộ phim bắt đầu từ một chàng trai hiền lành có tên Trư Phùng
Xuân. Phùng Xuân ngô nghê, khờ khạo, chỉ yêu thương và thân thiết với một chú
heo. Trong một lần gặp gỡ và theo Thái Bạch Kim Tinh thu phục miêu yêu, Phùng
Xuân đã gặp nạn và chết. Chú heo vì thương xót chủ đã yêu cầu Thái Bạch Kim
Tinh cho chủ mình sống lại. Bị ép quá, Thái Bạch Kim Tinh bèn đưa linh hồn của
chú heo nhập vào xác Trư Phùng Xuân và đặt tên là Trư Bát Giới. Được sống với
thân phận một con người, chú heo đã xem mình như Trư Phùng Xuân thật
sự. Trư Phùng Xuân bị ép thành thân với một người bạn thanh mai trúc mã,
không ngờ cô ta đã bị miêu yêu nhập xác. Trong đêm động phòng, bị yêu tinh phù
phép, Trư Phùng Xuân bị biến hình thành nửa người nửa heo và bị dân làng truy
bắt.
Trư bát giới phúc tinh chiếu rọi (2003)
Nguyên Soái Vui Vẻ
(2012)
Bộ phim
được xem là nhái của phim Tây Du Kí 1986 với các nhân vật và tạo hình nhân vật.
Nhưng phim Nguyên Soái Vui Vẻ xoay quanh cuộc đời của Trư Bát Giời với nhiều
thăng trầm trong cuộc sống và trắc trở trong tình yêu. Trư Bát giới có mối tình
tay ba với Tiểu Long Nữ - khả ái và trong sáng thuần khiết và Thiên Miêu Nữ
lạnh lùng ác độc.
Về Tôn Ngộ Không:
Tình điên đại thánh (2005)
Đại
Náo Thiên Cung (2014)
Đúng như tên gọi, “Tây Du Kí: Đại Náo Thiên Cung” phóng
tác lại những chương đầu về cuộc đời của Tề Thiên Đại Thánh, Mỹ Hầu Vương Tôn
Ngộ Không trước khi được Phật giác ngộ mà đi theo nhà sư Tam Tạng sang Tây Trúc
thỉnh kinh, đỉnh điểm là sự kiện y đơn thân độc mã đánh làm náo loạn cả chốn
Thiên đình. Tôn Ngộ Không sẽ do siêu sao võ thuật Chân Tử Đan đảm nhận, với sự
tham gia của ca sĩ Quách Phú Thành trong vai Ngưu Ma Vương và lão làng Châu
Nhuận Phát trong vai Ngọc Đế.
Bàn về phần kỹ xảo và đồ họa,
“Đại Náo Thiên Cung” là một siêu phẩm bom tấn của điện ảnh Hoa Ngữ, không chỉ
tân tiến hơn hẳn những phiên bản tiền bối đi trước, mà còn là bộ phim có kinh
phí đầu tư cao nhất trong lịch sử phim ảnh của Trung Quốc tính đến thời điểm
hiện tại. Với thời gian hậu kỳ kéo dài xấp xỉ 3 năm, không quá ngạc nhiên nếu
chỉ từ trailer, “Đại Náo Thiên Cung” đã đem đến cho người xem một cách nhìn
khác về trình độ làm phim của xứ sở kung fu: Nếu chỉ xét về khoản kỹ xảo thì nó
đã đủ sức để cạnh tranh cùng “gã khổng lồ” Hollywood.
Khác
Động bàn tơ (1967)
Vai Tôn Ngộ Không do Châu Long Chương đảm nhận.
Hồng Hài Nhi (1975)
Tây hành bình yêu(1991)
Ngô Thừa Ân và Tây Du Ký (2007)
Ngô Thừa Ân và Tây Du Kí là bộ phim truyền hình của Trung
Quốc. Đây là bộ phim truyền hình sử dụng kĩ xảo 3D đầu tiên trên thế giới có độ
dài 45 tập, được khởi quay từ năm 2007, và công chiếu lần đầu tại Trung Quốc từ
ngày 1 tháng 7 năm 2010.
Nguồn Phim3s.net; xemphimon.com; 9life.vn; news.zing.vn;blognhanh.com; giaitri.vnexpress.net ; thvl.vn; 2sao.vn; phimso.biz; socola.vn; hcm.24h.com.vn; tintuconline.com.vn
Rất tuyệt vời vì những gì bạn chia sẻ
Trả lờiXóamáy khuếch tán tinh dầu hà nội
máy xông phòng ngủ
máy xông mùi thơm
máy khuếch tán tinh dầu silent night
máy xông tinh dầu đuổi muỗi