Đời vua Trần Anh Tông
(1293 - 1314) tại động Thanh Nga, huyện Kim Hoa, có bà Đào Thị Thân lấy chồng
họ Trương, được nhân dân quanh vùng khen là hiền hậu đức độ. Đêm nằm mơ thấy
chim phượng hoàng bay vào lòng, từ đấy bà mang thai, sau sinh ra một người con gái
nết na và cực kỳ diễm lệ. Bà đặt tên cho con là Hồng Nương.
Năm Hồng Nương 19 tuổi,
vua Trần Anh Tông đi tuần thú qua động Thanh Nga, thấy nàng nhan sắc tuyệt vời,
bèn rước về cung, phong cho nàng làm Hoàng phi. Hồng Nương tuổi còn trẻ, nhưng
rất tín mộ đạo phật.
Thời đó ở Tháp Miếu (Phúc
Yên) có ngôi chùa Tiêu Dao nằm trên núi Tiêu Sơn rất nguy nga, nhưng lại bị
giặc phương Bắc tàn phá, làm hư hại rất nhiều. Hồng Nương bèn cung tiến 10 thoi
vàng để trùng tu lại ngôi chùa.
Ngày khánh thành chùa,
sau khi làm lễ phật tổ, Hồng Nương đi vãn cảnh, xuống hồ nước dưới chân đồi rửa
chân, thì bắt được con rùa nhỏ mai vàng, chân đỏ rất đẹp. Khi trở về tiền sảnh
chùa, tìm đến rùa thì không thấy đâu nữa. Hồng Nương lo lắng, không hiểu là
điểm dữ hay điềm lành? Đêm ấy Hồng Nương mộng thấy mình trèo lên một đỉnh đồi,
trên xây nhiều cung điện lộng lẫy, giữa vườn các loại cây tùng, cúc, chúc, mai
vươn lên xanh tươi; dưới hồ sen toả hương tứ nhị vàng bông thắm. Hoàng phi đang
ngẩn ngơ thì một sư nữ cao niên xuất hiện, bảo nàng rằng: Đây là chốn cực lạc,
nơi con hằng kỳ vọng.
Sư nữ dẫn Hồng Nương đến
trước phật đài. Phật tổ đang ngồi thiền trên toà sen, chung quanh là hàng nghìn
vị sư sãi đứng chầu. Hồng Nương vội vàng quỳ lạy.
Sau 3 tiếng cồng vang
lên, Phật tổ phán bảo:
- Trong cuộc sống nơi
trần thế, con đã tỏ ra là một người nhân hậu và kiên cường. Nay ta ban cho con
một tiên nữ “Thần nương” để làm bàu bạn.
Lập tức, ngay sau đó, một bé gái từ trong điện ngọc bước ra. Vị thần hộ mệnh liền nói:
Lập tức, ngay sau đó, một bé gái từ trong điện ngọc bước ra. Vị thần hộ mệnh liền nói:
- Con hãy đón nhận bé gái
này.
Hồng Nương giơ rộng hai
tay ra. Bé gái chạy vào lòng, rồi biến mất. Vì thế, ngày hôm sau, Hồng Nương
truyền lệnh cho dân làng Tháp Miếu đổi tên chùa Tiêu Dao thành chùa Cực Lạc.
Ngày 6 tháng Giêng, Hồng
Nương trở dạ sinh ra một bé gái vô cùng thanh tú. Vua Trần Anh Tông đặt tên cho
là công chúa Hưng Nương.
13 tuổi, Hưng Nương rất
thông minh dĩnh ngộ, hiểu biết sâu sắc kinh sách, biên soạn văn thơ, lại thuần
thục đường cung mũi kiếm. Văn võ bá quan hết sức khâm phục.
Năm ấy, trời không mưa,
nhân dân khổ cực vì hạn hán kéo dài. Công chúa xin vua cha cho đi tuần du để nắm
bắt dân tình. Lại xin đức vua ân xá cho các tù nhân, mở kho thóc phát chẩn cho
dân nghèo, lệnh cho các pháp tăng, đạo sĩ thiết lập đàn tràng, tụng kinh niệm
phật 7 ngày 7 đêm.
Bỗng chốc, trời đổ mưa rất to, lúa màu trở nên xanh tốt. Dân tình phấn chấn, suy tôn Hưng Nương là nữ thần sông. Trộm cướp khắp nơi tự nhiên được dẹp tan. Chúng tự giải tán về quê cũ làm ăn lương thiện. Ba tháng sau, mùa màng đến vụ thu hoạch, mọi người yên vui no đủ.
Việc tuần du đã hoàn thành, công chúa trở về động Thanh Nga, quê cũ của thân mẫu. Hưng Nương nghỉ tại chùa, đêm mộng thấy Bạch y tiên nữ đến bảo rằng:
Bỗng chốc, trời đổ mưa rất to, lúa màu trở nên xanh tốt. Dân tình phấn chấn, suy tôn Hưng Nương là nữ thần sông. Trộm cướp khắp nơi tự nhiên được dẹp tan. Chúng tự giải tán về quê cũ làm ăn lương thiện. Ba tháng sau, mùa màng đến vụ thu hoạch, mọi người yên vui no đủ.
Việc tuần du đã hoàn thành, công chúa trở về động Thanh Nga, quê cũ của thân mẫu. Hưng Nương nghỉ tại chùa, đêm mộng thấy Bạch y tiên nữ đến bảo rằng:
Ta
là Bạch Y, trụ trì tại chùa Cực Lạc. Còn con là Thanh Y, đều là đệ tử của Phật
tổ, quê gốc tại Tây Trúc.
Tỉnh
dậy, công chúa cho mời dân làng Khả Do tới và hỏi:
- ở
đây có chùa nào là chùa Cực Lạc không?
Mọi
người trả lời:
Đó
là chùa làng Tháp Miếu. Hoàng phi đã đến cầu tự và đặt tên cho chùa ấy là Cực
Lạc.
Công
chúa bỗng nhớ ra là mẹ mình đã được gặp Phật tổ ở chùa Cực Lạc mà sinh ra mình.
Sau
ngày trở lại kinh thành, công chúa quyết tâm xin với đức vua cho được quy y đầu
phật.
Vua
đành chuẩn y lời thỉnh cầu của công chúa, cho xây bên hoàng cung một ngôi chùa
nhỏ, lại mời các vị cao tăng, uyên thâm phật đạo đến giảng dạy cho nàng.
Được
3 năm, Hưng Nương đã thông tuệ phật pháp, vua sắc phong cho danh hiệu cao quý
Ni sư Huyền Chân Diệu Pháp.
Sáu
năm sau, vua Anh Tông băng hà. Công chúa Hưng Nương trở lại làng Tháp Miếu,
thỉnh chuông lễ phật, rồi nói chuyện với các vị bô lão, các bậc chức sắc và
đông đảo bà con tại chùa làng:
-
Nơi đây, đức phật đã ban ân cho ta. Cũng tại nơi đây, mẹ ta sinh ra ta. Để tỏ
lòng biết ơn sâu nặng đối với mẹ kính yêu, ta hứa sẽ cố gắng chăm lo công việc
cứu nhân độ thế nhiều hơn nữa. Nhân đây, ta cũng đề nghị mọi người hãy đổi tên
chùa này là chùa Báo ân.
Còn
tại chùa Khả Do, công chúa Hưng Nương tiếp tục đôn đốc công việc tu bổ chùa
được hoàn tất.
Tại
lễ đường, trong ngày lễ hội chùa làng Khả Do, công chúa Hưng Nương mặc áo thụng
vàng, tay cầm bông sen, miệng niệm phật, chân ung dung nhẹ bước lên đài hoả
thiêu thiết lập ở sân chùa.
Bỗng
nhiên, từ phía chân trời, mây ngũ sắc ùn ùn bay tới, cuồng phong nổi lên ầm ầm,
khói bụi tung bay mù mịt. Một chốc, trời quang mây tạnh, mọi người kinh ngạc,
chỉ còn trông thấy một chiếc khăn đỏ và một đôi hài vắt trên cành thông.
Dân
làng xây tháp cất giữ xá lỵ và thánh tích của Hưng Nương. Từ đó, người Tháp
Miếu và Khả Do coi nhau như ruột thịt. Hằng năm, hai làng đều tổ chức lễ hội
chung để tưởng niệm công lao, đức độ của công chúa Hưng Nương.
Tượng Hưng Nương công chúa ở chùa Báo Ân |
Các triều đại kế tiếp đều
tôn vinh công chúa là phúc thần.
Như truyền thuyết đã kể
lại, ngôi chùa ở Tháp Miếu đã có 3 tên:
Tiêu Dao, Cực Lạc, Báo
ân. Song vẫn còn một tên thứ tư nữa là Chùa Cấm. Tên đó còn được dùng mãi tới
ngày nay.
Có lẽ thời xưa, những
ngôi chùa ở Tháp Miếu và Khả Do chỉ cho phép phụ nữ đến lễ bái, còn nam giới
thì bị cấm, là bởi những nơi đây đều thờ Hoàng phi và Công chúa. Các triều đại
sau tặng phong Thánh mẫu, nên đàn ông, con trai không được bén mảng tới, để cho
các ni cô, các tín nữ được an tĩnh tu hành
Nguyễn Ngọc Nguyên Khánh
Nguồn vhttdlvinhphuc.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét