Chương 19 : Văn
tự mật
Nói xong giáo sư Tôn đứng dậy xua chúng tôi ra ngoài, tôi nghĩ bụng
lão già này thật quái đản, vừa mới đến chẳng phải xởi lởi lắm sao, bảo trở mặt
là trở mặt ngay được là thế nào? Nghe cách nói chuyện lúc đầu, có vẻ như đã
chuẩn bị tiết lộ cho chúng tôi biết, nhưng sau đó chẳng biết bằng cách nào lại
nhìn thấu được thân phận của tôi và Răng Vàng, thái độ quay ngoắt, giọng điệu
dữ dằn, có khi lại nghĩ chúng tôi là bọn ma cô, đến lừa bịp không bằng.
Theo tính cách của tôi,
ngày thường, đã đến mức phải nói như vậy, không cần người ta đuổi, tôi cũng sẽ
tự đứng lên ra về, nhưng lần này không phải chuyện đùa, nói không chừng còn
quan ngại đến tính mạng, vả lại ngoài tôi và Tuyền béo ra, có khi còn liên quan
đến chuyện sống còn của Shirley Dương và giáo sư Trần nữa.
Tôi vội nói với giáo sư
Tôn: "Ơ hay, giáo sư! Giáo sư! Ít nhất thì giáo sư cũng nghe cháu nói nốt
câu cuối chứ? Cháu cũng không biết làm sao giáo sư lại ngửi ra mùi đất trên
người cháu và anh bạn đây, quả thật không phải dân buôn đồ cổ, chúng cháu có
một thời gian dài làm cho đoàn khảo cổ. Giáo sư Trần Cửu Nhân ở Bắc Kinh, chắc
giáo sư cũng biết tiếng chứ? Chúng cháu làm việc cho giáo sư Trần ấy."
Giáo sư Tôn hơi ngẩn người
khi nghe tôi nói đến cái tên Trần Cửu Nhân, bèn hỏi: "là ông Trần à? Cậu
nói là hai cậu làm việc trong đoàn khảo cổ của giáo sư Trần?"
Tôi vội vàng gật đầu:
"vâng đúng thế, cháu nghĩ hai giáo sư đều là bậc Thái sơn Bắc đẩu trong
giới khảo cổ, trong ngành chúng ta, cứ mỗi lần nhắc đến quý tính đại danh của
hai giáo sư, ai nghe mà chẳng rụng rời... "
Nét mặt của giáo sư Tôn có
phần hòa nhã hơn, ông già xua tay nói: "cái cậu này, khỏi phải nịnh bợ đi,
tôi thế nào, bản thân tôi rõ. Thôi thì cậu quen biết với giáo sư Trần, thì cậu
ở lại đây, còn để hai người kia tạm lánh đi một lát."
Nghe giáo sư Tôn nói vậy,
tôi biết là có cửa, vội bảo Răng Vằng và ông Lưu tạm thời đi ra,để tôi ở lại
tiếp chuyện riêng với giáo sư Tôn.
Đợi hai người kia ra ngoài,
giáo sư Tôn liền chốt chặt cửa, hỏi tôi một số chuyện liên quan đến giáo sư
Trần, tôi liền kể lại ngắn gọn chuyến đi của tôi cùng giáo sư Trần đến sa mạc
Tân Cương tìm cổ thành Tinh Tuyệt.
Giáo sư Tôn nghe xong, liền
thở dài: "tôi và ông Trần là bạn lâu năm rồi, sự cố ở trên sa mạc bận ấy,
tôi cũng có nghe nói ít nhiều. Chà, ông ấy không chôn xác trong cát kể đã may
lắm rồi, tôi định đi Bắc Kinh thăm ông ấy, nhưng lại nghe nói ông ấy qua Mỹ
điều trị, không biết từ giờ tới cuối đời, có còn cơ hội nào gặp lại được không
nữa. Năm xưa tôi mang ơn ông Trần, cậu đã là người quen của ông ấy, có vài việc
tôi cũng chẳng giấu cậu nữa."
Tôi chỉ chờ mỗi câu nói này
của giáo sư Tôn, vội hỏi: "cháu thấy vết chàm đcho nên cháu mới tìm đột
nhiên xuất hiện sau lưng, hình dạng rất giống nhãn cầu, dường như có mối liên
quan đến thành cổ Tinh Tuyệt trong sa mạc. Bộ tộc Quỷ Động ở nước Tinh Tuyệt
sùng bái năng lực của con mắt, cháu cho rằng mình đã trúng phải một lời nguyền
nào đó, nhưng lại nghe nói vết chàm này không phải là nhãn cầu, mà là một ký
hiệu con chữ, cho nên cháu mới tìm gặp giáo sư thỉnh giáo xem, ký hiệu này rốt
cuộc nghĩa là gì, để có tự có sự chuẩn bị về mặt tâm lý. Dĩ nhiên cháu cũng là
người chết đi sống lại nhiều lần, an nguy cá nhân cháu không coi trọng lắm, chỉ
có điều trên người giáo sư Trần có lẽ cũng xuất hiện dấu hiệu này, cháu lo nhất
chính là ông ấy đấy."
Giáo sư Tôn nói:
"không phải là tôi không chịu nói với cậu, nhưng quả thực là không thể nói
được, cho cậu biết rồi, có thể khẳng định một điều, vết chàm trên lưng cậu
tuyệt đối không phải là lời nguyền hay thứ gì tương tự, không ảnh hưởng gì tới
sức khỏe của cậu đâu, cậu cứ yên tâm."
Tôi càng nghe càng nóng
ruột, nói vậy thì cũng bằng chẳng nói gì. Nhưng giáo sư Tôn bảo đây không phải
là một lời nguyền, một câu này đã khiến gánh nặng trong lòng tôi giảm đi quá
nửa, nhưng người ta càng không nói mình càng muốn biết, thông tin mà những ký
tự đã mất mấy nghìn năm tuổi này ẩn chứa đến nay rốt cục còn có nội dung gì bí
mật mà không thể công bố cho mọi nguời biết, huống hồ cái chữ ấy lại còn hiện
ra ngay trên lưng tôi nữa chứ.
Bị tôi gặng hỏi mãi, giáo
sư Tôn đành tiết lộ và điều.
Giáo sư Tôn đã có nhiều năm
nghiên cứu những di tích văn hóa cổ trên lưu vực sông Hoàng Hà, là chuyên gia
trong ngành cổ văn tự, ông rất giỏi giải mã, phiên dịch các văn tự mật thời cổ.
Thời xưa Thương Hiệt tạo
chữ, sự xuất hiện của chữ viết đã chấm dứt thời kỳ lịch sử hoang dã khi con
người mới chỉ biết bện từng ghi nhớ sự việc. Văn tự chứa đựng khối lượng thông
tin lớn, bao gồm những điều huyền bí về vạn vật trong giới tự nhiên, truyền đến
ngày nay cách đọc chữ Hán cả thảy có bốn âm: bình, thượng, khứ, nhập.
Nhưng vào thời kỳ xa xưa
nhất, chữ Hán có cả thảy tám âm đọc, khối lượng thông tin chứa đựng trong đó
rất lớn, người thường khó thể tưởng tượng được, tuy nhiên những thông tin ngoài
định mức này đều bị giới hạn bởi giới thống trị lũng đoạn, bốn âm còn lại đã
trở thành một loại ngôn ngữ mật, chuyên ùng để ghi chép những sự việc trọng đại
không thể tiết lộ cho dân thường biết.
Sau này trên một số mai rùa
và tre khai quật được, có rất nhiều chữ cổ gần giống với chữ giáp cốt, nhưng từ
đầu chí cuối không ai đọc nổi, có người nói thiên tự vô tự, vô tự thiên thư,
thật ra cũng chỉ là cách nói xuyên tạc. Thiên thư chính là một loại thông tin
đã được mã hóa dưới dạng chữ viết vào thời cổ đại, nhưng nếu không biết cách
giải mã, có bày ra trước mắt, chúng ta cũng chẳng thể nào hiểu nổi. Giáo sư Tôn
đã dành cả cuộc đời gắn bó với các loại thiên thư không ai hiểu được này, nhưng
tiến triển không nhiều, có thể nói mỗi bước một khó khăn, dốc hết tâm trí mà
chẳng nghiên cứu ra thêm được thành quả gì.
Đến năm 1978, đoàn khảo cổ
đã khai quật được một ngôi cổ mộ thời Đường ở núi Mễ Thương, ngôi mộ cổ này đã
nhiều lần bị bọn trộm mộ vơ vét, bên ngoài có đến bảy tám hang trộm, thi thể
của chủ mộ đã bị hủy hoại từ lâu, mộ thất cũng lụp xụp tan hoang, phần lớn đồ
tuỳ táng đều bị vét sạch, những thứ sót lại đều ở trong tình trạng mục nát
nghiêm trọng.
Theo nhiều manh mối khác
nhau, chủ mộ là Thái sử lệnh Lý Thuần Phong, người chuyên nghiên cứu lịch pháp
thiên văn và âm dương số thuật trong cung đình. Vào thời Đường, các lĩnh vực
kinh tế văn hóa, khoa học kỹ thuật có thể coi đã đạt đến đỉnh cao trong lịch sử
văn minh Trung Hoa, Lý Thuần Phong là một "nhà khoa học" danh tiếng
lừng lẫy thời Đường, trong mộ hẳn có nhiều cổ vật, tư liệu quan trọng, rất có
giá trị nghiên cứu, chỉ tiếc là đều bị hủy hoại cả, không thể không nói đó là
một tổn thất hết sức nặng nề, tất cả những người trong đoàn khảo cổ có mặt tại
hiện trường đều cảm thấy nuối tiếc vô cùng.
Nhưng công việc thu dọn vẫn
phải tiến hành. Có điều, trong quá trình thu dọn, bên trong quan tài mục nát
xuất hịên một niềm vui lớn bất ngờ, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một tầng bí mật
bên trong lớp ván ở đỉnh đầu chủ mộ.
Trong phần chóp quan tài
lại có một lớp bí mật, là điều không ai nghĩ tới, kể cả những chuyên gia giàu
kinh nghiệm nhất cũng chưa từng thấy quan tài nào có ngăn ả. Mọi người thận
trọng mở lớp ngăn trong ván quan tài ra, bên trong có một gói bọc bằng da trâu,
sau khi mở ra loại thấy bên trong có một gói bọc bằng vải dầu quét sơn đỏ,
không ngờ trong gói lại là một chiếc hộp ngọc trắng muốt không tì vết, hộp được
khảm vàng nạm bạc, trên có khắc họa tiết linh vật có cánh, chốt khóa trên nắp
hộp được làm từ vàng nguyên chất.
Vì được giấu bên trong ngăn
bí mật của quan tài, chiếc hộp bấy nhiêu năm nay đã thoát khỏi tay biết bao kẻ
trộm mộ, còn nguyên đến ngày nay.
Những chuyên gia có kinh
nghiệm nhìn qua chiếc hộp liền biết ngay là báu vật của hoàng gia Đại Đường,
rất có thể vật do hoàng đế ban cho Lý Thuần Phong, và dược ông ta giấu vào vách
ngăn trong ván quan, thế mới thấy tầm quan trọng của chiếc hộp là thế nào, sau
đó chiếc hộp ngọc đã được chuyển ngay về bản doanh của nhóm khảo cổ.
Trong chiếc hộp được làm từ
nguyên một phiến ngọc mỡ dê (bạch ngọc), người ta phát hiện ra rất nhiều vật
phẩm quan trọng, trong số đó có một miếng long cốt (một loại mai rùa), bên trên
khắc đầy thiên thư, được đặt tên là Long cốt di văn phá, ngoài ra còn có một
tấm vàng ròng, kích cỡ không lớn, bốn góc được tạo hình đầu thú, hai mặt tấm
vàng được đúc chi chít những chữ là chữ, nhìn như một bảng biểu, có chữ đọc
được, có chữ thì không, bấy giờ người ta đặt cho nó cái tên Thú giác mật văn
kim bản.
Thế rồi người ta mời giáo
sư Tôn, chuyên gia văn tự cổ cùng người của ông đến phụ trách việc phá giải
những bí mật khắc trên miếng long cốt cùng tấm kin bản này, giáo sư Tôn nhận
nhiệm vụ, liền giam mình trong phòng nghiên cứu, bắt đầu chuỗi ngày làm việc
quên ăn quên ngủ.
Giáo sư Tôn từng thấy Long
cốt dị văn phá nhiều lần, chữ viết cổ trên đó, có nhắm mắt ông cũng nhớ làu
làu, chỉ có điều mãi vẫn không thể phân tích ra được đó rốt cuộc là văn tự gì,
có hàm ý gì, nội dung được ghi chép thông qua loại văn tự cổ quái này là gì.
Loại văn tự được coi là
thiên thư này là một trở ngại lớn mà các nhà nghiên cứu văn tự cổ Trung Quốc
phải đối mặt, nếu bước không qua, sẽ không có chút tiến triển nào; nhưng chỉ
cần có được một chút đột phá, những vấn đề còn lại sẽ dần dà được giải quyết,
song chướng ngại này quả thực quá lớn.
Có học giả cho rằng thiên
thư là văn tự của một nền văn minh đã mất, song lập luận này chưa cần ai công
kích đã tự sụp đổ, bởi có một số văn tự cổ được khai quật cùng lúc với thiên
thư, lại có thể dễ dàng giải đọc, sau khi thử đo bằng carbon phóng xạ thì đều
thuộc thời Ân Thương, hẳn là cùng được sản xuất trong cùng một thời đại, tuyệt
đối không thể là di vật sót lại của nền văn minh tiền sử nào cả.
Giáo sư Tôn mất hơn một
tháng trời nghiên cứu tìm toài, cuối cùng cũng đã phá giải được bí mật thiên
thư. Thông qua đối chiếu với tấm Thú giác mê văn kim bản tìm thấy trong mộ Lý
Thuần Phong, ông phát hiện ra thiên thư cổ nhân dùng để ghi chép trên long cốt
là một loại văn tự được mã hóa.
Ngay từ thời Đường, Lý
Thuần Phong đã phá giải được loại văn tự mã hóa cổ đại này, để biểu dương công
tích của ông, hoàng đế đã cho đúc kim bài ban thưởng, nhằm ghi nhớ sự kiện này,
các ký hiệu và chữ viết trên kim bài chính là bảng đối chiếu thiên thư mà Lý
Thuần Phong đã giải đọc được.
Trên thực tế thiên thư rất
đơn giản, quy tác của nó là cách chú âm của bốn thanh điệu còn lại, không phải
dựa theo văn tự khác trên long cốt, nhưng chỉ có một số ít người có thể đọc
được cách phát âm bí mật này mới đủ khả năng lý giải nội dung mà văn tự truyền
đạt.
Ngày xưa Lý Thuần Phong đã
nhờ cuốn Bát kinh chú sớ tường khảo mà có sự linh cảm, từ đó tìm ra phương pháp
thấu hiểu thiên cơ, phá giải câu đó thiên thư. Giáo sư Tôn nhờ sự gợi mở từ Thú
giác mê văn kim bản, cũng đã tham ngộ ra cách giải đọc thiên thư, gây chấn động
giới khả cổ, phần lớn văn tự cơ mật cổ đại đã được giả đọc, vô số thông tin
khiến người thời nay phải há mồm kinh ngạc, không ít sự kiện lịch sử vốn đã
định luận, giờ đều sắp đem ra viết lại.
Sau khi xem xét các nhân
tố, lãnh đạo cấp cao đã ra chỉ thị đối với những thông tin mà giáo sư Tôn gải
mã ra, đó là: giữ thái độ thận trong, trước khi có kết luận chuẩn xác, tạm
không được công bố ra bên ngoài.
Giáo sư Tôn nói với tôi:
"vết chàm trên lưng cậu, nếu nói là văn tự mã hóa thời cổ thì không đúng
lắm, bởi đây không phải chữ trong thiên thư, ký hiệu này tôi cũng mới nhìn thấy
lần đầu trên miếng mai rùa tìm thấy ở Cổ Lam. Nó tượng trưng cho một sự vật đặc
biệt nào đó, mà người thời đấy vẫn chưa nghĩ ra từ gì chuẩn xác để hình dung,
tôi nghĩ gọi nó là đồ ngôn là thích hợp hơn cả, đồ ngôn là một loại ký hiệu
mang tính tượng trưng, có điều ý nghĩa của ký hiệu này là gì thì tôi vẫn chưa
rõ lắm, nó xuất hiện xen kẽ trưong văn tự mã hóa thiên thư. Trên long cốt tìm
thấy ở cổ Lam, có một mảnh khắc thiên thư, dường nhưu ghi chép về tai hoạ, hồi
đó mới khai quật, thời gian gấp gáp, tôi mới chỉ xem xét qua loa, còn chưa kịp
phân tích xem ký hiệu này có ý nghĩa gì, ai ngờ trên đường vận chuyển về Bắc
Kinh, máy bay quân dụng gặp nạn, chỉ sợ từ giờ sẽ không ai biêt được những bí
mật ấy nữa rồi."
Tôi thắc mắc: "thứ
quan trọng như vậy, lẽ nào giáo sư không ghi chép lại bản sao nào sao? Tuy nói
là giáo sư cho rằng trên lưng cháu không có dấu hiệu của lời nguyền nào hết,
nhưng cháu vẫn cảm thấy chuyện này rất là kỳ quái, nếu không biết rõ sự tình,
cháu chẳng thể nào mà an tâm cho được. Giáo sư cứ nói cho cháu biết xem, đoạn
văn tự được ghi chép trên mảnh giáp cốt kia rốt cuộc có nội dung gì ạ? Liệu có
liên quan gì đến Động Quỷ ở Tân Cương không? Cháu thề có Mao chủ tịch, sẽ không
tiết lộ nửa lời!"
Giáo sư Tôn đứng phắt dậy
như mắc bệnh thần kinh: "không nói được! Nói ra sẽ kinh thiên động địa
mất!"
Chương 20 : Hồi
tưởng
Sau mấy ngày trời chịu đựng cái nóng oi bức đến độ, chỉ ngồi không
một chỗ cũng đổ vã mồ hôi, cuối cùng ông trời cũng tức nước xả xuống một trận
mưa lớn, mưa khiến đất bốc hơi, rốt cùng cả cái thành phố bỏng rẫy này cũng
được hạ nhiệt.
Phan Gia Viên sau cơn mưa
trở nên nhộn nhịp lạ thường, những tay sưu tập đồ cổ nghiệp dư hay những kẻ đam
mê cổ ngoạn sau mấy ngày chết dí trong nhà giờ đều lũ lượt đổ tới săn hàng.
Răng Vàng bận tiếp chuyện
khách quen, Tuyền béo đang ma két tinh chiếc giày thơm cho cặp vợ chồng Tây mắt
xanh mũi lõ, cậu ta nói với hai người khách: "Ông bà thấy sao? Ông bà cứ
đánh mũi ngửi thử phía trong xem, đây là giày thơm của Marilin Monroe thời Minh
ở Trung Quốc chúng tôi, là một danh... danh kỹ các vị hiểu không?"
Đôi vợ chồng người nước ngoài
có biết chút ít tiếng Trung này rõ ràng là rất thích chiếc giày thuê tinh xảo
mang đậm nét phương Đông này. Tuyền béo mượn gió bẻ măng hét giá lên tới hai
vạn tệ, cái giá cắt cổ này khiến cặp vợ chồng phát hãi định quay đầu bỏ đi.
Những người nước ngoài thường xuyên đến Trung Quốc đều biết mặc cả, Tuyền béo
thấy cặp vợ chồng này không mặc cả, liền biết ngay họ đến Trung Quốc lần đầu,
vội kéo họ lại, viện cớ rằng để thúc đẩy sự giao lưu giữa Trung Hoa với các
nước bạn, lại dựa trên năm nguyên tắc hòa bình cơ bản, có thể giảm giá cho họ.
Tôi ngồi bên cạnh trầm ngâm
hút thuốc, không hề hứng thú với bầu không khí náo nhiệt nơi đây, sau khi từ
Thiểm Tây trở về, tôi có qua bệnh viện kiểm tra, song vết chàm trên lưng tôi và
Tuyền béo không ó bất cứ biểu hiện gì đặc biệt, khiến các bác sĩ cũng không
chuẩn đoán ra được gì.
Hơn nữa tôi cũng không có
cảm giác gì lạ. Thời gian gần đây làm ăn phát đạt, tiền vào như nước, phôi ngọc
Văn hương mang ở Thiểm Tây về đã mang lại cho chúng tôi một khoản tiền có nằm
mơ cũng phải bật cười tỉnh giấc, ngoài ra chúng tôi còn thu mua được mấy món
minh khí rất có giá trị, gần như sau mỗi vụ buôn bán, tiền lãi lại nhân lên gấp
mấy lần. thế nhưng cứ nhớ đến lời giáo sư Tôn đã nói, tôi là có cảm giác như
đang cõng một quả núi trên lưng, không sao thở nổi, mỗi lúc như vậy lòng tôi
lại thấp thỏm không yên, chẳng còn hứng thú gì đối với mọi chuyện nữa.
Lão giáo sư Tôn đáng ghé,
giả nhân giả nghĩa kia, sống chết cũng không chịu nói cho tôi ý nghĩa của ký
hiệu này, mà chỉ có mỗi lão ta nắm được kỹ thuật mã hóa văn tự cổ, còn tôi thì
chẳng thể nào dùng biện pháp mạnh để ép lão nói ra được.
Mặc dù giáp cốt tìm được ở
Cổ Lam đã bị hủy hoại, nhưng chắc chắn là giáo sư Tôn có giữ lại một ít. Làm
sao để nghĩ ra cách, đi Thiểm Tây tìm ông ta chuyến nữa mới được, chỉ khi nào
xác định được ký hiệu trên lưng tôi không liên quan gì đến nhãn cầu trong động
Quỷ ở thành cổ Tinh Tuyệt, tôi mới yên tâm. Nhưng lần trước nói chuyện, tôi vừa
nhắc đến hai chữ động Quỷ một cái, ông ta dã như phát điên phát rồ lên, đến nỗi
sau đó tôi không đám đả động gì đến nơi ấy nữa.
Khổ nỗi giáo sư Tôn càng
lảng tránh giấu giếm, tôi lại càng thấy chuyện này liên quan đến thành cổ Tinh
Tuyệt. Nếu ông ta quyết không nói cho tôi biết, thì đành phải giở chút thủ đoạn
ra thôi, dù sao cũng không thể để cái vết chàm hình nhãn cầu này trên lưng suốt
đời được.
Mùa hè là cái mùa rất dễ
khiến nguời ta ngủ gật, tôi vốn ngồi trên ghế trông hàng, canh chừng mấy ông
Bụt (bọn trộm) tịên tay thó vài món, nhưng đầu óc lại nghĩ ngợi lung tung, rồi
cứ thế thiếp đi lúc nào không hay.
Tôi mơ một chuỗi giấc mơ kỳ
lạ, đầu tiên, tôi mơ thấy mình lấy một cô gái câm làm vợ, cô ấy giơ tay huơ huơ
vẽ vẽ tỏ ý muốn tôi đưa đi xem phim. Cũng chẳng biết bằng cách nào mà chúng tôi
đã đến rạp chiếu phim, chẳng cần mua vé cứ thản nhiên đi vào, bộ phim ấy không
đầu không đũa, cũng chẳng rõ đâu vào với đâu, chẳng phải là cảnh cháy nổ thì là
cảnh núi lở. Bộ phim cứ thế chiếu, tôi và cô vợ câm chợt phát hiện ra rạp chiếu
phim đã biến thành một hang động, bên trong bóng tối mịt mùng, hình như có một
vực thẳm sâu hun hút, tôi kinh hãi, cuống cuồng nói với cô vợ câm, không xong
rồi, đây chính là động Quỷ không đáy ở sâu trong sa mạc, chúng ta mau chạy
thôi. Nhưng vợ tôi lại đứng im bất động, bất thình lình đẩy tôi xuống động Quỷ,
tôi rơi xuống đáy động, ở đó có một con mắt khổng lồ đang chằm chặp nhìn tôi...
Đột nhiên đầu mũi buôn buốt
như bị ai đó véo, tôi choàng tỉnh giấc, thấy lờ mờ trước mắt một hình bóng quen
thuộc. Người đó đang lấy ngón tay véo mũi tôi, tôi vừa mở mắt ra liền gặp phải
ánh mắt của đối phương, vốn đang mơ đến một con mắt to đáng sợ, lại chưa tỉnh
hẳn, đột nhiên thấy có người nhìn đang mình, tôi giật thót người, suýt nữa ngã
từ trên ghế xuống.
Định thần nhìn lại, hóa ra
là Shirley Dương đang đứng trước mặt tôi, Tuyền béo và Răng Vàng đứng bên cạnh
cười ngặt nghẽo, thằng béo cười lớn: "Nhất, mơ giữa ban ngày hả? Mẹ cha, nước
dãi chảy ròng ròng kìa, chắc mơ lấy em nào hả?"
Răng Vàng nói: "tỉnh
chưa anh Nhất? Tiểu thu Dương ở bên Mỹ bay sang đây này. Cô ấy bảo có chuyện
gấp múon gặp anh đây."
Shirley Dương đưa cho tôi
chiếc khăn mùi xoa: "mới có mấy ngày không gặp đã thêm tật xấu rồi. Nước
dãi sắp chảy thành sông rồi đấy, mau lau đi!"
Tôi không nhận khăn của
Shirley Dương, đưa tay áo lên quẹt ngang miệng, sau đó vươn vai, dụi mắt, xong
ngáp ngắn ngáp dài nói với Shirley Dương: "mắt của cô... à, đúng
rồi!" Lúc này cơn ngái ngủ đã hoàn toàn bíen mất, chợt nghĩ đến vết chàm
đỏ hình nhãn cầu trên lưng, tôi vội nói: "đúng rồi, mấy hôm nay tôi cũng
đang nghĩ cách tìm cô đây, có vài việc quan trọng lắm."
Shirley Dương nói:
"tôi cũng có vài việc quan trọng cần bàn với anh. Ở đây ồn quá, chúng ta
tìm chỗ nào yên tĩnh nói chuyện đi!"
Tôi vội đứng lên, bảo Tuyền
béo và Răng Vàng trông hàng, rồi cùng Shirley Dương ra công viên Long Đàm gần
khu chợ đồ cổ.Công viên Long Đàm hồi ấy còn chưa xây lại, không lớn lắm, dù là
ngày lễ tết, nhưng người đến đây cũng không nhiều, Shirley Dương chỉ tay về một
băng ghế đá yên tĩnh bên hồ nói: "chỗ này đựoc đấy, ta ngồi đây nói chuyện
nhé."
Tôi nói với Shirley Dương:
"thường thì chỉ có các đôi yêu nhau, tán tỉnh nhau mới ngồi đây thôi, nếu
cô không ngại, thì tôi cũng chẳng sao. Cái chốn nhỏ nhắn này cũng hay đấy, hẹn
hò ở đây thích hợp quá còn gì."
Shirley Dương sinh ra và
lớn lên ở Mỹ, tuy sống một thời gian dài trong khu người Hoa, nhưng cũng không
hiểu rõ tôi đang nói gì lắm, liền hỏi: "sao cơ? Ý anh là những đôi tình
nhân yêu nhau mới được ngồi bên hồ thôi à?"
Tôi thầm nghĩ bối cảnh văn
hóa hai nước khác biệt quá lớn, chuyện này muốn giải thích cũng khá phức tạp,
đành nói: "đất nước của nhân dân thì nhân dân ngồi, ghế đá trong công viên
ai ngồi chẳng thế, hai ta cứ mặt xác nó đi." Nói xong liền ngồi xuống.
Tôi hỏi Shirley Dương:
"bệnh tình giáo sư Trần đỡ chưa?"
Shirley Dương ngồi xuống
cạnh tôi, thở dài nói: "giáo sư Trần vẫn ở Mỹ điều trị, ông bị sốc nặng
quá, tình hình trước mắt vẫn không có tiến triển gì nhiều."
Nghe Shirley Dương nói bệnh
tình của giáo sư Trần vẫn không có gì biến chuyển, tôi cũng thấy buồn buồn, nói
thêm dăm ba câu rồi đi vào việc chính, đương nhiên không phải việc tôi trả tiền
cho cô,đúng như tôi đã dự đoán, việc đó liên quan đến vết chàm đỏ hình nhãn cầu
đột nhiên xuất hiện trên lưng.
Không chỉ có tôi và Tuyền
béo, cả trên lưng Shirley Dương và giáo sư Trần cũng xuất hiện thứ quái đản
kia. Chuyến đi Tân Cương lần đó, tổng cộng có năm người sống sót, ngoài bốn
chúng tôi ra, còn có một người hướng đạo, lão cáo già sa mạc Anliman, không
biết trên lưng ông ta có xuất hiện vết chàm đỏ này không nữa?
Shirley Dương nói:
"ông Anliman chắc không có đâu, bởi ông ta chưa thấy động Quỷ. Tôi nghĩ
dấu ấn này chắc có mối liên quan nào đó với con mắt của bộ tộc Quỷ Động."
Có quá nhiều điều bí mật
liên quan đến bộ tộc thần bí này chưa được vén lên, nhưng nghĩng bí mật không
ai biết đến đó cùng với cái động Quỷ không hiểu thông đến tận đâu kia đều đã
vĩnh viễn chôn vùi dưới cát vàng lớp lớp, không bao giờ nhìn thấy ánh mặt trời
nữa rồi.
Tôi kể lại cho Shirley
Dương nghe những điều biết dudược từ giáo sư Tôn ở Cổ Lam, hy vọng cô có thể
đưa ra phán đoán nào dó, rốt cuộc dấu hiệu đó có phải một lời nguyền mà Quỷ
Động đã ám vào achúng tôi hay không.
Shirley Dương nghe xong
liền hỏi: "giáo sư Tôn... có phải tên ông ấy là Tôn Diệu Tổ không? Vị giáo
sư này rất có tiếng trong giới khảo cổ phương Tây, là một trong số vài chuyên
gia giải mã văn tự cổ trên thế giới, rất giỏi đọc hiểu ký hiệu, ám hiệu cho đến
những hình vẽ được mã hóa từ thời cổ đại. Tôi đã từng đọc sách ông ấy viết,
cũng biết ông ấy và giáo sư Trần là chỗ thân quen, nhưng từ trước đến giờ chưa
có dịp nào tiếp xúc cả. Năm 1981 trong ngôi mộ của Pharah Gallora ở Ai Cập,
người ta khai quật được một số văn vật, trong đó có một cây quyền trượng khắc
rất nhiều những ký hiệu tượng hình, nhiều chuyên gia đã chịu bó tay với loại ký
hiệu này. Một chuyên gia người Pháp trong đoàn quen biết giáo sư Tôn Diệu Tổ đã
viết thư nhờ ông giúp đỡ và nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của giáo sư
Tôn, cuối cùng phán đoán ra cây quyền trượng này là cây trượng Hoàng Tuyền có
khắc rất nhìeu những văn tự cõi âm trong truyền thuyết Ai Cập. Bấy giờ phát
hiện này đã làm chấn động cả thế giới, từ đó danh tiếng của giáo sư Tôn vang
khắp năm châu. Nếu như giáo sư Tôn đã nói ký hiệu này không phải là hình nhãn
cầu, mà là một loại đồ ngôn tượng trưng nào đó, tôi nghĩ chắc chắn kết luận đó
có đủ lý lẽ."
Tôi thầm tặc lưỡi, không
nhờ ông giáo sư tính tình cổ quái trông chẳng khác gã nông dân kia lại là người
có vai vế đến vậy, thật không thể xem mặt mà bắt hình dong được. Tôi hỏi
Shirley Dương: "tôi thấy cái vết ấy là ký hiệu hay chữ viết gì cũng đựoc,
nhưng quan trọng nhất là nó là điềm lành hay dữ? Liệu có liên quan gì đến cái
di chỉ chết tiệt kia không?"
Shirley Dương nói:
"chuyện này lúc ở Mỹ tôi cũng đã tìm được một số manh mối rồi, anh còn nhớ
cuốn sách tiên tri ở núi Zhaklama không? Trên đó nói trong bốn người sống sót
chúng ta, có một người là hậu duệ của nhà tiên tri, người đó quả đúng là tôi.
Ông ngoại tôi qua đời năm tôi mười bảy tuổi, ông tô ra đi rất đột ngột, không
một lời dặn lại. Đợt vừa rồi về Mỹ, tôi đã lục tìm những di vật của ông, trong
đó có một cuốn nhật ký, rồi phát hiện ra rất nhiều đầu mối hết sức bất ngờ, chứng
minh một cách thuyết phục cho tính chân thực của lời tiên tri."
Xem ra sự việc đã phát
triển theo chiều hướng tôi lo ngại nhất, đúng là ghét của nào trời trao của ấy,
cái động quỷ ác mộng kia, càng tránh nó, nó lại càng như một miếng cao da chó
bám chặt lấy da thịt mình. Có thật chúgn tôi đã bị thành cổ Tinh Tuyệt nguyền
rủa? Nhưng ngôi thành cổ ấy cùng dãy núi Zhaklama, chẳng phải đều đã vĩnh viễn
vùi sâu dưới lớp cát vàng rồi sao?
Shirley Dương nói:
"không phải lời nguyền, nhưng còn phiền phức hơn thế, Zhaklama... tôi sẽ
kể từ đầu cho anh nghe những gì tôi biết."
Chương 21 : Ban
sơn đạo nhân
Núi Zhaklama nằm sâu trong sa mạc Taklimakan, bên dưới ngọn núi đen
này đã chôn vùi vô số bí mật, có lẽ đúng như cái tên của nó, Zhaklama
Trong tiếng Duy Ngô Nhĩ cổ
có nghĩa là "thần bí", cũng có người giải thích là "núi
thần", tóm lại những người dân thường sống quanh khu vực núi Zhaklama đều
rất khó thấy được những sự huyền bí chứa trong ngọn núi này!
Vào thời kỳ viễn cổ, nơi
đây từng sản sinh ra một bộ lạc vô danh được xưng tụng là "thánh
giả", tạm thời ta gọi đó là "bộ lạc Zhaklama". Bộ lạc này di cư
từ đại lục châu Âu xa xôi đến nơi đây, chung sống yên bình quanh ngọn núi
Zhaklama không biết bao nhiêu năm, cho đến một ngày họ vô tình phát hiện ra
động Quỷ sâu hun hút trong lòng núi. Các thầy mo trong bộ lạc đã nói với mọi
người rằng, ở phương Đông xa xưa, có một con mắt ngọc khổng lồ màu vàng kim, có
thể nhìn thấy động Quỷ, vì vậy họ đã phỏng theo đó tạo ra một con mắt ngọc
thạch, dùng để tế bái động Quỷ, kể từ giờ phút đó đại họa đã đổ xuống đầu những
người dân trong bộ tộc này.
Về sau, bộ lạc Zhaklama bị
thánh thần ruồng bỏ, tai vạ ập xuống liên miên. Bậc Thánh giả, vị lãnh sự của
bộ tộc cho rằng nỗi oan nghiệt này ắt hẳn có liên quan tới động Quỷ, cánh cửa
tai họa một khi đã mở ra, muốn đóng lại là rất khó. Để tránh những tai họa đáng
sợ đó, họ buộc phải rời khỏi ngôi nhà quen thuộc mình đã sinh sống nhiều năm,
tiến sâu vào vùng đất phương Đông xa xôi, dần dần hòa vào nền văn minh Trung nguyên.
"Tai họa" đó là gì? Giải thích theo quan điểm hiện đại, có thể
gọi đó là một loại bức xạ, phàm những ai đến gần động Quỷ, sau một thời gian,
trên cơ thể sẽ xuất hiện một vết phát ban mày đỏ như hình con mắt, suốt đời
không thể xóa đi được.
Những ngườii có vết ban đỏ này, sau năm bốn mươi tuổi, nguyên tố sắt trong
máu sẽ dần giảm đi. Máu trong cơ thể người sở dĩ có màu đỏ, là do trong máu có
chứa sắt, nếu nguyên tố sắt trong máu dần dần mất đi, máu cũng sẽ từ từ đông
đặc, lượng ô xy cũng giảm xuống, hô hấp ngày càng khó khăn, cuối cùng khi chết,
máu trong người đều biến thành màu vàng.
Quá trình đau đớn này diễn ra trong vòng mười năm, con cháu đời sau của
những người này, tuy trên cơ thể không còn vết ban đỏ, nhưng vẫn sẽ mang trong
mình bệnh thiếu sắt di truyền, cuối cùng cũng sẽ phải chịu đựng một cái chết
trong sự đau đớn đến cùng cực giống như cha ông họ, cho nên họ chỉ còn cách rời
bỏ quê hương. Sau khi di cư đến Trung Nguyên, qua nhiều thế hệ quan sát, họ
phát hiện ra một quy luật, cách động Quỷ càng xa, thời gian phát bệnh càng
chậm, nhưng bất luận thế nào, chứng bệnh này vẫn mãi tồn tại, thế hệ này nối
tiếp thế hệ khác, lúc lâm chung đều sẽ khổ sở vật vã, không có từ nào có thể
diễn tả cảm giác đau đớn khi toàn bộ huyết dịch chuyển thành khối đông đặc màu
vàng.
Để tìm giải pháp phá giải nỗi thống khổ này, mỗi thành viên trong bộ tộc đã
nghĩ đủ mọi cách. Bao nhiêu năm sau, mãi đến thời Tống, cuối cùng họ cũng tìm
ra được một đầu mối quan trọng, trong lớp bùn nhão dưới hạ lưu sông Hoàng Hà,
phát hiện ra một chiếc đỉnh đồng lớn, có lẽ là vật đời nhà Thương. Chếc đỉnh ấy
rất lớn, bụng sâu đáy lớn, dưới có bốn chân, trông hết sức nặng nề bề thế, lại
còn được chạm khắc hoa văn hình ve sầu hết sức tinh xảo. Đỉnh vốn là thứ lễ khí
quan trọng trong xã hội cổ đại, đặc biệt vào thời kỳ đồ đồng thanh, các mỏ đồng
đều nằm trong tay chính quyền, công nghệ luyện đúc đồng là thước đo sự giàu
mạnh của một đất nước, các vị đế vương cho đúc đỉnh đồng để tế trời đất tổ
tiên, còn cho khắc lên đỉnh những bài minh văn, bẩm báo với trời đất những sự
kiện trọng đại. Ngoài ra hoàng đế cũng thường đem đồng thanh ban tặng cho các
công thần quý tộc, người được hưởng ân huệ, sau khi về sẽ cho người dùng đồng
được ban tặng đó, đúc ra đồ vật để kỷ niệm những sự kiện trọng đại bấy giờ.
Hậu duệ của bộ tộc Zhaklama đã phát hiện ra một chiếc đỉnh đồng có khắc ghi
một sự kiện hết sức quan trọng như vậy, năm xưa vua Võ Đinh nhà Thương từng có
một viên ngọc hình nhãn cầu màu vàng kim, nghe nói viên ngọc này được tìm thấy
trong một ngọn núi bị sụt, đồng thời còn tìm tháy một chiếc áo bào đỏ.
Vua Võ Đinh cho rằng mắt ngọc cổ này là đồ vật của Hoàng Đé để lại sau khi
ngài thành tiên, vô cùng trân quí liền đặt tên cho ngọc này là "Mộc trần
châu", sau đó cho người đúc đỉnh để ghi nhớ, bài minh văn trên thân đỉnh
chỉ có vậy, ngoài ra không có thêm bất cứ thông tin nào.
Mộc trần châu, Tị trần châu, Xích đơn, từ xưa đã là tam đại thần châu nhiều
lần được nhắc đến trong sử sách của Trung Quốc, trong đó Mộc trần châu được làm
từ một nguyên liệu thần bí gần giống với ngọc, tương truyền là do Hoàng Đế tế
trời mà có được, có lời đồn rằng về sau viên ngọc được đem là đồ tùy táng theo
Hán Vũ Đến, về sau Mậu lăng 1 bị dân quân phá hoại, viên ngọc từ đó không có
tung tích. Tị trần châu có thể coi là vật chất mang tính phóng xạ được phát
hiện sớm nhất trên thế giới, ngọc này tìm thấy ở Thiểm tây Trung Quốc, nhưng
khi phát hiện do xảy ra cướp giật, nên cũng thất lạc mất; Xích đơn có lẽ là
viên ngọc có tính truyền kỳ nhất, tương truyền Xích đơn nguồn gốc ở núi Tam
Thần, có công hiệu thần kỳ thay xương đổi cốt, vẫn luôn được giấu kín trong
cung đình, cuối thời Bắc Tống thì mất tích.
Hậu duệ của bộ tộc Zhaklama không ít người giỏi thuât chiêm bốc, nhờ bói
toán, họ cho rằng con mắt ngọc vàng kia chính là mắt thiên thần, chỉ có cách
đem con mắt ngọc này cúng tế động Quỷ, mới có thể tiêu trừ được tai ương do
những thầy mo trong bộ tộc rước đến vì để mắt ngọc nhìn trộm bí mật bên trong
quỷ động. Nhưng viên ngọc đã từng là vật sở hữu của Võ Đinh đã thất lạc trong
chiến tranh, hiện nay rất có thể đã trở thành vật bồi táng trong địa cung của
một vị vua chúa quý tộc nào đó, song do phạm vi bói toán có hạn, chẳng thể nào
biết được vị trí chính xác lăng mộ kia ở đâu.
Bộ lạc Zhaklama bấy giờ từ năm nghìn người lúc mới di cư vào Trung Nguyên,
giảm xuống chỉ còn hơn một nghìn người, họ đã bị văn minh Hán tộc đồng hóa,
ngày cả tên họ cũng theo thời gian mà Hán hóa. Để thoát khỏi gông xiềng tai ác,
bọn họ không thể không tản ra sinh sống ở khắp nơi, chia nhau truy tìm Mộc trần
châu trong các cổ mộ, những người này đã trở thành một phần chi trong tứ đại
môn phái đạo mộ bây giờ.
Từ xưa những kẻ trộm mộ chuyên nghiệp, dựa theo thủ đoạn hành sự khác nhau,
mà phân ra làm bốn phái Phát khâu, Mô kim, Ban sơn, Xá lĩnh. Hậu duệ của bộ lạc
Zhaklama, quá bán học theo "Ban sơn phân giáp thuật", lúc thường cải
trang thành đạo sĩ, tự xưng "Ban sơn đạo nhân".
"Ban sơn đạo nhân" và "Mô kim hiệu úy" khác biệt rất
lớn, mà có thể nhận ra ngay từ tên gọi của hai phái, "Ban sơn" trộm
mộ theo cách thức kèn đồng, là một dạng thức chủ yếu lợi dụng vào ngoại lực phá
hoại, còn "Mô kim" lại chú trọng tới kỹ thuật và kinh nghiệm hơn.
Những Ban sơn đạo nhân của bộ tộc Zhaklama trong những năm tháng sau đó đã
tìm kiếm không biết bao nhiêu cổ mộ, song manh mối tìm kiếm được chỉ ra những
đoạn đứt nối rời rạc.
Tìm kiếm theo kiểu lần mò ấy, Mộc trần châu vẫn tuyệt vô tung tích, và rồi
theo thời gian, thuật Ban sơn ngày một suy yếu, nhân tài rơi rụng, đến những
năm Dân quốc, toàn quốc chỉ còn lại duy nhất một vị Ban sơn đại nhân trẻ tuổi
cuối cùng, người này là kẻ trộm mộ nổi tiếng nhất vùng Giang Triết, bởi có tài
năng bắt chước tiếng các loài vật, nên được tặng cho biệt hiệu Gà Gô. Lâu dần,
tất cả mọi người đều quên mất tên thật của anh ta, chỉ gọi bằng tên Gà Gô. Anh này
biết khinh công, rất thông thạo việc hóa giải cạm bẫy trong cổ mộ, hơn nữa lại
bắn sung như thần, không chỉ trong giới đổ đấu, mà ngay cả trong phường lục lâm
thảo khẩu, anh ta cũng rất có tiếng tăm.
Gà Gô tuân theo di huấn của tổ tiên, lần tìm theo những manh mối mơ hồ, đi
khắp nơi tìm kiếm tung tích Mộc trần châu, cuối cùng anh ta đặt mục tiêu vào
một kho báu của nước Tây Hạ xưa. Tưong truyền kho báu đó cách thành Hắc Thủy
hoang phế của nước Tây hạ cổ không xa, vốn là mộ xây cho một vị trọng thần của Tây
Hạ, nhưng vì Tây Hạ bị Mông Cổ tiêu diệt, còn chưa kịp nhập liệm cho vị vương
công đại thần kia, người ta đã đem hết số ngọc ngà châu báu quý giá trong hoàng
cung, cất giấu cả vào trong đó, rất có thể Mộc trần châu cũng nằm trong số đó,
chỉ có điều trên mặt đất không còn để lại bất kỳ dấu tích lấp mộ nào, thành thử
hết sức khó tìm.
Ban sơn đạo nhân như Gà Gô đều không biết coi phong thủy thiên tinh, xét về
mặt kỹ thuật thì không thể nào tìm ra đựoc kho báu. Lúc này, người cùng bộ tộc
với anh không còn nhiều nữa, nếu còn không tìm ra Mộc trần châu , bộ lạc cổ xưa
này có thể sẽ tuyệt diệt. Đứng trước thảm cảnh của bộ tộc mình, Gà Gô không thể
không cầu cứu một Mô kim Hiệu úy am hiểu thuật phong thủy phân kim định huyệt.
Thế nhưng bây giờ thiên hạ đại loạn, tứ đại môn phái Phát khâu, Mô kim, Ban
sơn, Xá lĩnh gần như đã thất truyền, người biết "Ban sơn thuật" có lẽ
chỉ còn lại duy nhất một mình gà Gô mà thôi, còn như phái Phát Khâu và Xả lĩnh
ngay từ nhiều triều đại về trước đã không còn tồn tại nữa rồi.
Thời bấy giờ cũng không còn nhiều Mô kim Hiệu Úy lắm, tính trên đầu ngón
tay cả nước cũng không còn quá mười người, thời đại đó, người làm nghề trộm mộ
đa phần đều là bọn quan quân dưới trướng quân phiệt, hay như những kẻ trộm mộ
lặt vặt trong dân gian.
Gà Gô dùng trăm phương nghìn kế mới tìm ra được mộ vị Mô kim Hiệu úy đã
xuất gia làm Hòa thượng, cầu xin ông này truyền cho bí thuật phân kim định
huyệt, vị hòa thượng, có pháp hiệu là Liễu Trần , năm xưa sư hòa thượng Liễu
Trần cũng là một Mô kim Hiệu úy, từng đổ không biết bao nhiêu cái đấu, về già
ông nhìn thấu cõi hồng trần, nên quyết định xuống tóc đi tu.
Pháp sư Liễu Trần khuyên Gà Gô "Việc đời không bỏ qua, lòng chỉ thêm
phiền não, riêng Phật tử an nhiên , cừoi muốn sự hão". Thí chủ sao không
nhìn thoáng ra được vậy, lão tăng năm xưa từng làm Mô kim Hiệu úy , mặc dầu cổ
vật có được đa phần đều đem ra giúp dân, nhưng nhiều khi ngồi ngẫm trong lòng
không sao thanh thản được, để những minh khí quý giá kia lần nữa thấy ánh mặt
trời, thế gian lại vì những thứ đó mà nảy sinh bao sự tranh giành đẫm máu. Cái
thứ minh khí này, bất kể dùng cho bản thân hay bán đi làm điều thiện, đều không
phải việc tốt, tóm lại nghề đổ đấu này, nhiều oan nghiệt lắm..."
Không biết phải làm sao, Gà Gô đành kể ra sự thật, pháp sư Liễu Trần biết
được nguyên do liền động lòng trắc ẩn, đồng ý truyền lại kỹ thuật của phái Mô
kim cho Gà Gô, nhưng theo quy củ, Gà Gô phải lập được công trạng, mới được
truyền cho bùa Mô kim.
Hoạt động đổ đấu từ trước tới nay, đều tiến hành trong bóng tối, bất kể động
cơ là gì cũng đều không đựoc phơi ra ánh sáng, cho nên nội quy trong ngành
không thể nào qua loa đại khái cho được, pháp sư Liễu Trần nói với Gà Gô:
"Khi ta tới đây xuát gia, từng thấy gần đây có ngôi cổ mộ, chưa bị đổ đấu,
địa điểm cách chân núi dưới chùa mười dặm về phía Tây Bắc, trong vùng núi đồi
hoang dã. Ở đó có nửa tấm bia đá không chữ, phía dưới là một ngôi cổ mộ thời
Nam Tống. Đặc điểm bên ngoài ngôi mộ chỉ là nửa tấm bia mộ, dưới bia là mộ đạo,
ngôi mộ nằm ở chỗ hẻo lánh, mãi đến giờ vẫn chưa bị đổ đấu lần nào, có điều
huyệt mạch không được tốt, dáng như kiềm gẫy. Ngươi cứ chiếu theo những lời ta
nói, tối nay vào trong ngôi mô lấy một bộ áo liệm của mộ chủ vể đây, coi đó là
công trạng của người. Có lấy được hay không, còn phải xem sư tổ liệu có muốn
ban cho người kỹ thuật của bản phái không đã!"
Sau đó pháp sư Liễu Tràn đưa cho Gà Gô một bộ dụng cụ, đều là các vật dụng
của Mô kim Hiệu úy, đồng thời dặn dò anh phải ghi nhớ nội quy của phái Mô kim. Mô
kim là phải đổ đấu coi trọng kỹ thuật nhất, hơn nữa lịch sử lâu đời nhất, các
tiếng lóng thông dụng trong ngành này quá bán đều được truyền ra từ miệng Mô
kim Hiệu úy. Lấy một ví dụ, những kẻ trộm mộ ngày nay đều tự gọi mình là nghệ
nhân đổ đấu, nhưng vì lẽ gì mà gọi trộm mộ là đổ đấu, có lẽ có rất nhiều người
không trả lời được. Từ này vốn bắt nguồn từ một cách miêu tả sinh động về việc
trộm mộ của Mô kim Hiệu úy. Các ngôi mộ lớn ở Trung Quốc, ngoài xây trong lòng
núi ra, đa phần đều vun đất thành gò, lấy Tần lăng làm ví dụ, hình dạng của gò
đất đó giống như mọt cái đấu đông gạo, úp ngược lên mặt đất, minh khí và địa
cung đều nằm ở trong đấu, cách đơn giản nhất để lấy được minh khí, chính là đổ
đấu ra, cho nên gọi là đổ đấu!
Những điển cố kiểu này và rát nhiều điều cấm kị khác, trước đay Gà Gô chưa
từng được nghe, Ban sơn đạo nhân không có nhiều quy định đến vậy, sau một hồi
nghe Liễu Trần trưởng lão giảng giải, cảm giác như thế vào làn mây mù nhìn thấy
ánh dương vậy.
Pháp sư Liễu Trần cuối cùng còn dặn đi dặn lại, nội quy của nghề này là
phải thắp một cây nến ở góc Đông Nam hầm mộ, nến cháy thì mở văn quan mò bảo
vật, bằng như nến tắt phải tức tốc rút lui, ngoài ra không được lấy thừa thãi,
không được phá hoại quan quách, một ngôi mộ chỉ được ra vào một lần, khi rời
khỏi phải gắng lấp hang trộm lại ...
Ngay đêm hôm đó, Gà Gô một mình đến chỗ có tấm bia võ của ngôi mộ thời Nam
Tống, lúc này đêm đã về khuya, mây trôi bồng bềnh trên không, trăng thoắt ẩn
thoắt hiện sau những đám mây đen, gió đêm khua khoắng cành lá khô xào xạc trong
rừng, nghe như tiếng ma kêu quỷ khóc.
Lần này Gà Gô không sử dụng Ban sơn phân giáp thuật nữa, mà theo chỉ dạy
của Liễu Trần pháp sư, tín dụng thủ pháp của Mô kim Hiệu úy đào một đường hầm
thẳng vào minh điện.
Sau đó anh chuẩn bị đấu mục, dây buộc xác, thảm âm trảo, nến, hương nhuyễn
thi, móng lừa đen và gạo nếp, uống một viên Hồng liêm điệu tâm hoàn, mò lấy
khẩu Mauser băng đạn hai mươi viên nhập khẩu từ Đức ra, dắt vào bên sườn, cuối
cùng dùng một chiếc khăn ướt bịt vào miệng và mũi.
Liễu Tràn pháp sư nói huyệt mộ này hình thế hỗn loạn, phong nghịch khí
hung, hình như kiềm gẫy, thế tựa thuyền lật, loại huyệt dữ điển hình này rất có
thể ươm tà, song Gà Gô bao lần xông pha trận mạc, dẫu cổ mộ có hung hiểm hơn
nữa cũng chẳng nhằm nhò gì. Những loại oan quỷ am hồn, bánh tông âm sát hay hắc
trung bạch trong cổ mộ này, bao năm nay Gà Gô không giết chục tên thì cũng khử
một tá rồi.
Gà Gô thầm nghĩ : "Lần này có lẽ là Liễu Tràn pháp sư muốn thử thách
lòng can đảm và kỹ thuật của mình, quyết không thể làm hỏng thanh danh "Gà
Gô" trong giới đổ đấu được". Nghĩ đoạn, anh chuẩn bị sẵn sàng, ngẩng
đầu nhìn ánh trăng mờ ảo, cầm cây đèn bão, hít một hơi thật sâu, rồi chui vào
trong hang trộm.
Với thân thủ mau lẹ, Gà Gô chẳng tốn bao nhiều thời gian đã chui vào đến
bên trong minh điện, ngôi mộ này không lớn, độ cao hạn chế, cảm giác hết sức
bức bối. Dưới đất chất đống khá nhiều minh khí, nhưng Gà Gô không mảy may để
mắt đến những thứ lặt vặt này, sau khi vào đến nơi, liền tìm đúng đến góc Đông
Nam mộ thất, thắp lên một ngọn nến, quay người kiểm tra quan quách của chủ ngôi
mộ, phát hiện ra ở đây không có quách, chỉ có quan tài , là một cỗ kim quan
đồng giác, toàn bộ đều được làm bằng đồng. Trong đời trộm mộ, đây là lần đầu
tiên anh nhìn thấy cổ quan tài như thế, trứoc dây chỉ nghe nói loại kim quan đồng
giác này được thiết kế nhằm đề phòng trường hợp biến xác, rất có khả năng thi
thể của chủ mộ từ trước khi nhập quan đã có những dấu hiệu biến xác rối.
Song vốn là kẻ nghệ cao gan lớn, Gà Gô vẫn dùng thảm âm trảo mô vân quan
nặng nề lên, thấy bên trong là xác của một phụ nữ, mặt mũi còn như lúc sống,
cũng chỉ đọ ba mươi tuổi, dáng vẻ như một quý phụ, hai má bị phồng, chứng tỏ
miệng có ngậm ngọc chống rữa, trên đầu cắm rất nhiều đồ trang sức ngọc ngà,
trên mình được đắp một lớp chăn thêu. Nhìn nửa thân trên, cho thấy xác mặc chín
lớp áo liệm, giờ chỉ cần lấy đi lớp áp ngoài cùng mang về là được. Gà Gô lăn
mình nhảy phắt vào trong quan tài, rút cuộn dây buộc xác ra, quấn quanh thân
mình hai vòng, thắt nút ở trước ngực, đầu dây còn lại thắt thành vòng thòng lọng,
choàng vào cổ xác chết.
Gà Gô nín thở áp xuống quan tài, mặt đối mặt với xác chết, đốt một nén
hương nhuyễn thi, rồi tiện tay đặt cạnh mặt xác chết Nam Tống, thứ hương nhuyễn
xác này có tác dụng làm xác chết đã cứng đơ mềm ra. Xong rồi anh lúi húi ngồi
lên đùi xác chết trong quan, điều chỉnh lại dây buộc xác, sau đó thẳng lưng
dạy, do chịu lực tác đọng của sợi dây choàng quanh cổ, xác chết cũng ngồi dậy
theo Gà Gô.
Các Mô kim Hiệu úy dùng một đầu dây buộc xác quấn quanh ngực mình, đầu còn
lại kết thành thòng lọng choàng vào cổ xác chết, là để cho xác ngồi dậy, mà hai
tay mình vẫn rảnh rang cởi bỏ quần áo trên thi thể người chết. Vì Mô kim Hiệu
úy cưỡi lên trên nên khi xác chết được kéo dậy sẽ thấp hơn so với Mô kim Hiêu
úy một khoảng, cho nên dây buộc xác mới buộc vào trước ngực Mô kim Hiêu úy, đầu
kia cột vào cổ xác chết, như vậy mới giữ được thăng bằng. Về sau phương pháp
này được lan truyền trong giới trộm mộ dân gian, nhưng lại không tường tận, dây
buộc xác dây thường, không được tẩm mực, những tay trộm mộ dân gian lại khong
nắm rõ cách thức buộc dây, đầu dây không phải buộc vào ngực mình, mà lại buộc
vào ở đầu dây cột vào cổ xác chết, nhiều trường hợp chỉ vì cách buộc dây không
dúng, để rồi chết một cách lãng nhách trong quan tài.
Gà Gô dùng dây buộc xác kéo thi thể ngồi dạy, vừa định đưa tay cởi lớp áo
liệm ra, đột nhiên cảm thấy sau lưng có mọt cơn gió lạnh ập đến, quay đầu lại
nhìn cây nến ở góc Đông Nam hầm mộ, ngọn lửa bị gió thổi lay lắt, dường như có
thể tắt lụi bất cứ lúc nào. Gà Gô lúc này đang buộc mình với xác chết, thấy
ngọn nến sắp tắt đến nơi bèn thầm nghĩ : "Hỏng rồi!" Xem ra bộ áo
liệm này không lấy được rồi, song cái xác đàn bà trứoc mặt đã đột ngột há
miệng, trong cái miệng ban trước ngậm chặt bỗng rơi ra một viên ngọc màu tím
ngắt. Gà Gô nhìn cái xác ở ngay trước mắt, thấy trên mặt nó đang dần dần mọc ra
lớp lông tơ màu trắng rất mảnh, xem chừng chỉ cần ngọn nến ở góc hầm mộ tắt đi,
cái xác này sẽ lập tức biến thành bạch hung ngay, song dù có thực sự xảy ra
biến xác đi nữa, thì cuộn dây buộc xác này cũng có thể khắc chế được nó rồi.
Có điều quy định của Mô kim Hiệu úy là, nến tắt đồng nghĩa với việc không
được phép lấy đi bất cứ minh khí nào trong minh điện, Gà Gô từ năm mười lăm
tuổi đã bắt đầu theo nghiệp Ban sơn đạo nhân, trải qua mười hai năm gian nan
hiểm khó, gặp phải không biết bao tình cảnh phức tạp mà người thường khó tưởng
tượng nổi, buông tay bỏ cuộc, bản thân có thể thóat ra dễ dàng, thế nhưng vừa
thấy khó đã rút lui, đấy tuyệt đối không phải tác phong hành sự của Gà Gô.
Gà Gô tính toán, vừa không thể để nến tắt, cũng không thể cho xác chết có
cơ hội biến xác, đồng thời lại phải cởi bỏ cổ áo liệm đem về trình Liễu Trần
pháp sư, nếu như không làm vậy, sẽ không thể nào tỏ rõ được tài nghệ của mình.
Gà Gô liếc mắt nhìn viên ngọc tím vừa rới từ trong miệng xác chết ra, biết
đại khái đây là một dạng đan dược chế từ chu sa và ngọc tím, đây chính là
"Định thi đan" trong phái Trùng Lao sơn, chuyên dùng để chống không
cho thi thể xảy ra biến xác. Tầng lớp quỷ tộc cổ đại Trung Quốc rất hiếm người
chấp nhận hỏa táng, nếu người chết có biểu hiện xảy ra biến xác, người ta liền
mời đạo sĩ đến dùng đan dược khắc chế, sau đó vẫn cho hạ thổ liệm táng, tuy
nhiên việc này ngoài người thân trong gia đình biết, tuyệt đối không ai được hé
lộ nửa câu ra bên ngoài.
Ngọn nến ở góc Đông Nam hầm mộ, không hiểu bị cơn gió lạnh từ đâu thổi tới,
khiến cho lập là lập lòe, sẽ tắt lụi trong chớp mắt. Gà Gô đang ngồi trên xác
chết, tay trái kéo sợi dây buộc xác, xác chết bị hun trong hương nhuyễn thi đã
lâu, cổ lại bị kéo, lập tức ngửa đầu ra sau miệng há hốc.
Gà Gô vội láy tay phải nhặt viên Đinh thi đan rơi trong quan tài, nhét vào
miệng cái xác.
Ngay sau đó, Gà Gô rút khẩu súng giắt bên hông, bóp cò, "đoàng"
lên một tiếng, bắn rơi một phần ngôi mộ thất xuống. Gian mộ thất này có kết cấu
gạch gỗ, để bảo vệ rui gỗ, khi xây dựng người ta đã phủ một lớp ngói hình trụ
tròn lên rui gỗ, bị viên đạn bắn phải, một mảng ngói lớn rơi xuống, vừa vặn rơi
xuống gần chỗ cây nến, bị hơi gió bên trên tạt xuống, ngọn nến chỉ khẽ lụi một
chút, nhưng không lụn tắt, phát súng vừa rồi nhắm góc độ rất chuẩn xác, nửa
miếng ngói rỗng ruột hình tròn tựa như một lá chắn gió, vừa vặn che chắn hai
hướng Đông Nam của ngọn nến, phía Đông vốn là lối vào mộ đạo, như vậy cũng đã
chặn luôn luồng khí lưu thông từ bên ngoài thổi vào, chỉ cần ngói không bị đổ,
nến cũng không bị thổi tắt!
Vì phải kéo dây buộc xác, tay trái Gà Gô không dám lỏng ra, lại sợ ngọn nến
bị thổi tắt bất cứ lúc nào, nên mới phải ra chiêu mạo hiểm, dựa vào thân thủ
phi phàm của mình, bắn rơi ngói làm vật cản gió.
Chỉ cần nến không tắt, là coi như không vi phạm vào quy định của phái Mô
kim, dẫu có xảy ra biến xác đi nữa, cũng phải dốc hết toàn lực lấy bộ áo liệm
của cái xác thời Nam Tống này.
Thời gian không còn nhiều,
cần phải rời khỏi nơi đây trước khi gà gáy sáng. Các điều cấm kị trong phái Mô
kim rất nhiều, "gà gáy không lấy vàng" là một trong số quy định đó,
bởi bất luận động cơ là gì, là thay trời hành đạo, cho dân, hay cứu nguy tế bần
đi nữ, thì trộm mộ cho cùng vẫn là trộm mộ. Đổ đấu là một nghề tuyệt đối không
được đưa ra ánh sáng, thảng như phá bỏ giới luật, đến khi trời sáng mà vẫn còn
nán lại trong hầm mộ, thì ngay cả sư tổ cũng chẳng thể phù hộ cho được.
Lúc này tuy Liễu Tràn
trưởng lão đã truyền cho Gà Gô đủ các nội quy cũng như thủ pháp của phái Mô
kim, đòng thời còn đưa cho một bộ dụng cụ đầu đủ của môn phái, nhưng lại chưa
trao cho anh vật quan trọng nhất , bùa Mô kim. Nếu không đeo bùa Mô kim,mà lại
đổ đấu dựa vào thủ pháp của phái Mô kim thì nguy hiểm vô cùng, trong hoàn cảnh
khó khăn ấy mà anh vẫn lấy được minh khí trong cổ mộ, thì mới đủ tư cách tiếp
nhận bùa Mô kim.
Việc đào đường hầm dẫn vào
mộ thất vốn đã mất rất nhiều thời gian, để lâu sinh chuyện, phải lấy áo liệm
của người chét quay trở ra càng sớm càng tốt. Gà Gô đoán thời gian không còn
nhiều, liền lập tức triển khai tư thế Khôi tinh dịch đấu, ngồi lên đùi xác
chết, dùng chân và dây buộc xác quấn trên ngực cố định xác chết trong quan tài,
giữ yên tư thế ngồi của xác người phụ nữa, rồi nhanh tay cởi lớp áo liệm ngoài
cùng trên người xác chết ra.
Bỗng nhiên, Gà Gô thấy ngứa
ngáy nơi cổ, giống như có một vật gì đó lông lá đầy mình đang đậu trên vai, dù
là to gan lớn mật, nhưng Gà Gô cũng không khỏi rợn da gà, cố giữ yên không
động, quay đầu lại nhìn xem rốt cuộc trên cổ mình có thứ gì.
--------------------------------
1 Lăng mộ của Hán Vũ Đế Lưu Triệt,
nằm ở Tây An.
Chương 22 : Mèo
hoang
C hỉ thấy một con mèo hoang lông vằn to tướng, không biết từ lúc nào
đã lần theo đường hàm lẳng lặng mò vào hàm mộ, con vật bò trên vai Gà Gô, trợn
đôi mắt lớn nhìn chằm chặp vào kẻ trộm mộ,
Gà Gô lảm bẩm chửi
"đen đủi", dân đổ đấu bất luận theo môn phái nào, đều rất kị gặp phải
các giống mèo, cáo, sói trong minh điện, đặc biệt là mèo hoang, tương truyền
mèo là giống động vật có luồng điện sinh vật rất thần bí, mèo sống mà chạm phải
xác chết, chính là tác nhân dễ gây biến xác nhất.
Con mèo hoang không mời mà
đến này dường như không hề sợ người lạ, nó bám lên vai Gà Gô, lườm anh một lúc,
rồi cúi đầu nhìn về phía quan tài. Con mèo có vẻ như rất hứng thú với những
minh khí được bày biện xung quanh xác chết, trong mắt nó những thứ lấp lánh ánh
vàng kia như những món đồ chơi hết sức hấp dẫn, nó có thể nhảy bổ vào trong
quan tài bất cứ lúc nào.
Tim Gà Gô như bắn ra khỏi
lồng ngực, anh sợ con mèo hoang này sẽ nhảy từ trên vai mình vào trong quan
tài, mà để nó chạm vào xác chết, thì dù cho trong miệng cái xác ấy có ngậm Định
thi hoàn chăng nữa, cũng vẫn sẽ xảy ra biến xác, biến thành bạch hung, mặc dù
bản thân anh không sợ, nhưng chỉ e xảy ra xung đột, nhỡ đâu lại làm tắt nến,
thứ nữa là thời gian không còn nhiều, sợ không kịp lấy được áo liệm về cho Liễu
Trần trưởng lão, gà gáy không lấy vàng, cũng giống như nến tắt không lấy vàng,
đều là những quy định thép mà bất cứ Mô kim Hiệu úy nào cũng phải tuân thủ.
Mặc dù với thân thủ của Gà
Gô, cho dù có phạm phải quy củ của phái Mô kim, lấy cái áo liệm kia vẫn dễ như
lấy đồ trong túi, song người trong đạo rất trọng tín nghĩa, quy tắc này còn
được coi nặng hơn cả tính mạng, cao thủ như Gà Gô lại càng hết sức coi trọng.
Đổ đấu vốn là cái nghề nói thì dễ, nghe theo thì khó, nếu phá bỏ những quy tắc
vốn là chỗ dựa để nghề được tồn tại này, Mô kim Hiệu úy thật cẳng khác nào một
tên ăn trộm vặt vãnh chốn dân gian.
Nói thì chậm nhưng diễn
biến sự việc rất nhanh, những suy nghĩ này cũng chỉ lướt trong óc Gà Gô, không
cho anh thời gian đắn đo, con mèo hoang lông vằn, không chống cự nổi sự mê hoặc
của những minh khí láp lánh kia nữa, liền cong người, định nhảy khỏi vai Gà Gô
xuống dưới.
Gà Gô mưốn đưa tay chộp lấy
con mèo, nhưng lại sợ mình nhúc nhích sẽ làm kinh động đến nó, ngược lại khiến
nó chạm phải cái xác từ thời Nam Tống, thấy con mèo sắp nhảy vào quan tài,
trong cái khó bỗng ló cái khôn, Gà Gô vội huýt lên một tiếng.
Nguyên do anh có biệt hiệu
Gà Gô, xuất phát từ khả năng nhại âm thanh. Gà Gô có thể mô phỏng các âm thanh
của động vật, máy móc thậm chí là tiếng ngáy, mô phỏng tiếng gì là giống y
tiếng ấy, giống đến nỗi không thể phân biệt được thật giả. Lúc này để thu hút
sự chú ý của con mèo, Gà Gô chu miệng huýt vài tiếng, sau đó bắt chước tiếng
mèo kêu, kêu lên mấy tiếng "meo meo".
Con mèo đang chực nhảy vào
quan tài, quả nhiên bị tiếng kêu của đồng loại thu hút, tai nó vểnh lên, bám
vào vai Gà Gô dáo dác tìm xem tiếng mèo kia phát ra ở đâu, có vẻ như con mèo
cũng thấy rất kỳ quặc, có thấy con mèo nào đâu? Trốn đâu rồi nhỉ? Nghe tiếng
thì có vẻ như đang ở ngay đây ấy!
Gà Gô thấy con mèo đã trúng
kế, lập tức tính cách nhử con mèo ra xa cỗ quan tài, chỉ cần có chút thời gian,
cởi bỏ lớp áo liệm là đại công cáo thành rồi. Đến lúc đó con mèo chết tiệt này
có muốn vào trong quan tài chơi thì mặc xác nó, nhưng làm thế nào mới nhử được
con ôn vật ra chỗ khác đây?
Để phân tán sự chú ý của
con mèo, Gà Gô khẽ huýt mấy tiếng chim kêu, con mèo có lẽ đã mấy ngày không có
gì vào bụng, nghe tiếng chim, bụng dạ cồn cào, cuối cùng nó phát hiện, tiếng
chim sẻ kêu kia phát ra từ bên dưới đôi mắt của kẻ đang ở ngay bên cạnh, trên
mặt người này còn có một tấm vải, đoán tấm vải đen này chắc hẳn phải có gì , có
khi lại là một con chim sẻ chăng?
Nghĩ đến chim sẻ, mèo ta
lập tức đói xanh mắt, liền giơ vuốt cào cào vào tấm vải đen bịt trên miệng Gà
Gô, anh cũng mừng thầm trong bụng: "Con mèo ngu đáng chết, đời rồi con ạ!"
Lợi dụng lúc con mèo đang
tập trung sự chú ý vào miếng vải đen, Gà Gô nhẹ nhàng đưa tay nhón lấy một món
minh khí trong quan tài, đó là một chiếc xuyến vàng. Để không làm kinh động đến
con mèo, anh gắng không động đậy cánh tay, chỉ dùng ngón cái búng một phát,
chiếc xuyến vàng văng về phía đường hầm đằng sau.
Chiếc xuyến vàng văng lên
vẽ một đường parabol trên không, rơi xuống gần cửa hầm. Hầm mộ tĩnh lặng như
tờ, một cây kim rơi xuống đất cũng có thể nghe thấy, chiếc xuyến vừa chạm đất,
quả nhiên đã thu hút sự chú ý của con mèo. Lúc này, Gà Gô cũng không dùng khẩu
kỹ nữa, con mèo hoang tường chim sẻ kia nhân lúc nó không chú ý đã chạy ra phía
sau, liền kêu "meo meo", phóng mình về hướng phát ra âm thanh để bắt
mồi.
Gà Gô chỉ chờ cơ hội này,
con mèo vừa nhảy khỏi vai mình, liền tức khắc rút khẩu Mausser của Đức ra, định
quay ra bắn chết con mèo, đề phòng nó quay lại gây rối. Nhưng ai ngờ vừa quay
lại, bỗng phát hiện ra trong hầm mộ ngoài con mèo hoang lông vằn lúc trước, giờ
còn có thêm bảy tám con mèo hoang nữa chui vào, có con còn đứng ngay sát miếng
ngói chắn gió chỗ cây nến, chỉ cần chạm vào một cái ,miếng ngói kia sẽ đổ ụp
ngay lên cây nến.
Mồ hôi trên trán Gà Gô chảy
ròng ròng, anh đã bao lần vượt qua phong ba bão táp, nào ngờ trong ngôi cổ mộ
bé tẹo này lại gặp phải cái tình thế quái gở nghe chưa từng nghe, thấy chưa
từng thấy này, lẽ nào do tiếng chim mình huýt ra lúc nãy đã dụ bọn mèo hoang
quanh đây lại. Tai mèo rất thính, chắc chúng nghe thấy tiếng chim sẻ kêu trong
động, liền kéo nhau chui vào định đánh chen một bữa no nê. Mà trời có thể sáng
bất cứ lúc nào, giờ phải làm sao đây?
Theo lẽ thường, mèo hoang
là loài động vật đa nghi, rất ít khi chủ động chui qua đường hầm vào trong cổ
mộ. Gà Gô ngoái nhìn lũ mèo bé mèo lớn sau lưng, mà dở khóc, dở cười, tối hôm
nay làm sao vậy hả trời, tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa, không ngờ chỉ một việc
đơn giản là lấy bộ áo liệm trong ngôi cổ mộ này, thường ngày có lẽ chỉ loáng
cái là xong, vậy mà tối nay sao lại lắm gian truân trắc trở đến thế.
Lần này thì đúng là
"thành cũng Tiêu Hà, bại cũng Tiêu Hà", sử dụng khẩu kỹ tuyệt thế,
xua được một con mèo đi, nhưng ai ngờ cùng lúc lại gọi một lô xách những con
khác tới.
Bằng tài nghệ bắn súng bách
phát bách trúng của Gà Gô, hoàn toàn có thể giải quyết lũ mèo này trong chớp
mắt, nhưng chỉ hơi chậm trễ một chút, bọn mèo bỏ chạy hoặc bị thương sẽ làm
ngọn nến tắt mất.
Nếu trước khi gà gáy nến
tắt mà không lấy được bộ áo liệm, thì sẽ không học được thuật phân kim định
huyệt của Mô kim Hiệu úy, nghĩ đến chuyện lúc lâm chung người trong bộ tộc mình
phải gánh chịu nỗi đau đớn khổ sở không sao kể xiết, Gà Gô liền cảm thấy không
có khó khăn nào trên đời này có thể ngăn được mình, anh nghiến răng quyết định
, trong tình huống thế này quyết không thể lần khần, phải đánh nhanh thắng
nhanh, trước khi lũ mèo đáng chết lại gây sự, liền tức tốc cởi bỏ áo liệm trên
mình nữ thi.
Gà Gô tay nhanh như chớp,
sau khi cố định laị xác chết, liền giật đứt khuy áo, đưa chân nâng tay trái của
người chết lên, chuẩn bị kéo ống tay áo ra khỏi cái xác, nhưng, vừa mới hành
động, đã thấy hai con mèo nhảy lên thành cỗ quan tài kim loại, sao lũ mèo hoang
này lại chẳng hề sợ người vậy? Nguyên nhân bởi gà Gô làm nghề đổ đấu lâu năm,
nên người âm khí nặng, dương khí yếu, thêm vào đó là bộ quần áo đen, thân thủ
lại nhẹ nhàng, trước đó lại vừa uống một viên Hồng liêm điệu tâm hoàn để phòng
hít phải khí độc do xác ngừoi phân hủy, cho nên, trong mắt lũ động vật này,
người trộ mộ chẳng khác nào một xác chế, mà đối với lũ mèo hoang thì người chết
không hề nguy hiểm chút nào.
Một con mèo mun và một con
mèo khoang bị màu óng ánh của cỗ kim quan đồng quách thu hút, tung mình nhảy
lên mép quan tai, hai con tranh giành cắn xé, cuộn tròn vần nhau rồi cũng rơi
vào trong.
Thấy hai con mèo hoang sắp
chạm vào xác chết đến nơi, bấy giờ trong miệng nữ thi đã ngậm Định thi đan, lớp
lông trắng trên mình cũng đã bớt đi, cái xác trở lại trạng thái ban đầu, song
nếu bị lũ mèo chạm phải, chắc chắn sẽ lập tức xảy ra biến xác. Trong lòng Gà Gô
rất rõ, một khi biến xác, bạch hung sẽ rất mạnh mẽ, chẳng phải là thứ có thể
khắc chế trong một chốc một nhát. Đoán chừng độ một tuần hương nữa, gà sẽ báo
sáng, mặc dù gà gáy, bạch hung cũng không thể làm nổi trò gì, nhưng anh cũng
chẳng thể nào lấy được cái áo liệm trên mình nó nữa.
SỰ việc sau đó đã chứng
minh thân thủ phi phàm của Gà Gô, trong khoảnh khăc trước khi lúc mèo chạm đến
xác chết, Gà Gô liền giật mạnh sợi dây buộc xác, khom lưng buốc dây, lăn người
nhảy ra ngoài, kéo theo cả cái xác ra khỏi cỗ kim quan đông giác, một người một
xác nhẹ nhàng tiếp đất.
Lúc này đã có ba bốn con
mèo hoang nhảy vào trong quan tài mà vui đùa đuổi bắt tán loạn, Gà Gô thầm nhủ
đúng là hút chết. Đã ra khỏi quan tài, lại càng không thể chần chừ nữa. anh mau
chóng đẩy xác chết ngồi dậy, vẫn co chân nâng cánh tay xác chết, toan lột áo
liệm ra, nhưng mượn ánh sáng leo lét của ngọn nến, Gà Gô bỗng phát hiện ra
miệng xác chết đã há hốc ra tự lúc nào, có lẽ là do lúc nãy cắp cái xác nhảy ra
khỏi quan tài, động tác mạnh quá, làm miệng thây ma tự động bẩy ra.
Chỉ thấy trên người nữ thi
lại bắt đầu nổi lên lớp lông nhung trắng muốt, trông giống như nấm mốc mọc trên
đồ ăn để lâu ngày biến chất, mỗi lúc một dài, miệng xác chết há hốc phà thẳng
vào mặt Gà Gô một làn khói đen. Anh giật thót người, hít phải một luồng khí
lạnh, luồng âm khí đậm đặc, nếu như lúc trước không uống một viên Hồng liêm
diệu tâm hoàn, bị khí độc của xác chết này hun cho một cái, ắt sẽ trúng độc
chết ngay tức khắc.
Gặp phải loại thi khí như
khói đen này, Gà Gô không dám khinh suất, lập tức cúi đầu né tránh, thì phát
hiện ra viên Định thi đan màu tím vốn đang nằm trong miệng xác chết người phụ
nữ thời Nam Tống giờ đã lăn ra bên cạnh miếng ngói chắn gió cho ngọn nến. Đối
mặt với thây ma sắp biến xác này, nếu cứ bất chấp tất cả lột áo liệm trên mình
nó ra, chỉ trong nháy mắt nó sẽ biến thành bạch hung. Gà Gô đành buông bàn tay
đang túm chặt vạt áo liệm ra, nói gì thì nói, cũng phải nhân lúc quá trình biến
xác còn đang trong giai đoạn đầu, lấy viên Định thi đan nhét vào miệng nó cái
đã.
Thế rồi Gà Gô lộn một vòng
dưới đất, anh và cái xác sẵn buộc chặt vào nhau bằng sợi dây trói xác, nên thây
ma người đàn bà thời Nam Tống đang dần mọc ra lông trắng kia cũng bị Gà Gô kéo
lê về phía góc Đông Nam hầm mộ.
Góc Đông Nam của hầm mộ là
góc chết duy nhất được chiếu sáng trong mộ, lúc này trong hầm mộ có hai nguốn
sáng, một là cây đèn bão treo trên nắp quan tài, hai là từ cây nến đang được
miếng ngói vỡ che chở ở góc Đông Nam. Bóng của miếng ngói và cỗ kim quan đồng
giác đan xen vào nhau tại góc Đông Nam hầm mộ, viên Định thi đan lại khéo rơi
vào giữa khoảng giao nhau giữa ánh sáng và tối, trong ánh sáng lay lắt, viên
thuốc lúc thì nhìn thấy, lúc lại bị bóng tối nuốt mất.
Gà Gô lăn lộn lại gần, đưa
tay nhặt viên Định thi đan dưới đất lên, bỗng một con mèo lớn lừ lừ thò ra
trong bóng tối sau góc cụt, nó chính là con mèo hoang đầu tiên chui vào trong
minh điện làm loạn, có vẻ con mèo đã đói bèn thấy gì ăn nấy, nó há miệng cắn
lấy viên Định thi hoàn trên mặt đất.
Gà Gô nhìn con mèo như muốn
ăn tươi nuốt sống, nhưng lúc này muốn nhặt lại viên Định thi hoàn thì cũng đã
muộn, trong lúc gấp rút đành phải giở ngón cũ, sử dụng khẩu kỹ đệ nhất thiên hạ
của mình bắt chước tiếng chuột kêu. COn mèo vằn quả nhiên lại trúng kế, ngây
người ra một lát, trừng đôi mắt nhìn Gà Gô, chỉ có điều nó không hiểu vì sao
con chuột to tướng trứoc mặt lại không giống như những con chuột khác, nên chưa
vồ tới ngay.
Gà Gô nhân lúc con mèo đang
chần chừ, nhanh tay chộp viên Định thi hoàn dưới đất, nhét vội vào miệng cái
xác, đồng thời tung cước đá văng con mèo như đá một quả bóng, cú đá của Gà Gô
vô cùng ghê gớm, lại không gây ra tiếng động, con mèo không kịp đề phòng, bị đá
cho đập đầu vào vách từong, gân cốt gãy lìa, óc vỡ bắn tóe ra, chưa kịp kêu lên
một tiếng đã đi đời nhà ma.
Gà Gô đá chết con mèo, nghĩ
bụng : "Tao cũng không muốn giết mày đâu, có điều mày năm lần bảy lượt làm
hỏng đại sự của rao, tao không thể cho mày sống được, thôi hóa kiếp cho mày
nhé!"
Gà Gô có khả năng nắm bắt
đồng hồ sinh học của mình, bằng vào trực giác anh biết, trong khỏang thời gian
đủ để hút chừng nửa điếu thuốc nữa, gà trống trong ngôi làng gần đây sẽ cất
tiếng gáy. Không thể chần chừ được nữa, Gà Gô kéo mạnh sợi dây buộc xác, kéo
cái xác nữ thời Nam Tống ngồi thẳng lên, lớp áo liệm ngoài đã được cởi ra, chỉ
còn vướng hai ống tay áo. Trên mình cái xác mặc chín lớp áo, mỗi lớp độn vào
chật khít, nhưng chỉ cần kéo áo xuống dưới theo chiều cơ thể, động tác thích
đáng là có thể cởi áo mà không cần tốn quá nhiều công sức.
Gà Gô dựng xác chết lên,
chuẩn bị lật ngược ra sau, cố không cần phải nhấc hai tay xác chết mà chỉ cần
kéo áo từ sống lưng xuống, là mọi việc sẽ xong xuôi.
Nhưng Gà Gô chưa kịp lật
xác chết ra sau, đã cảm thấy từng cơn gió tanh ập đến, bọn mèo hoang chui vào
hầm mộ đều nghe thấy tiếng chuột kêu, mà âm thanh đó lại phát ra từ phía Gà Gô,
lũ mèo đều đói ngấu, giờ nghe thấy tiếng chuột, liền nháo nhác mò ra chỗ anh,
hòng tìm xem con chuột nó ở chỗ nào.
Mười mấy con mèo lớn nhỏ
đồng thời nhảy bổ tới, lúc này có mọc ra ba đầu sáu tay cũng chẳng thể cùng lúc
giải quyết bọn chúng được, Gà Gô thấy ớn lạnh cả người: "Thôi xong rồi,
xem ra ý trời đã định, ông trời không cho ta học bí thuật phân kim định huyệt
của Mô kim Hiệu úy rồ."
Song ý nghĩ chán nản ấy chỉ
lóe qua trong đầu anh rồi lập tức biến mất, lũ mèo lao đến rõ nhanh, nhưng Gà
Gô đã nhanh hơn một bước, giả tiếng mèo kêu: "mi ...eo..mi...eo..."
Lũ mèo làm sao biết được Gà
Gô có bản lĩnh này, vốn trên người anh có tiếng chuột kêu, giờ lại phát ra
tiếng mèo hoang, nhất thời cả bọn đều không hiểu xảy ra chuyện gì, mèo hoang
tính vốn đa nghi, liền đứng khựng lại giương mắt nhìn chòng chọc vào Gà Gô.
Trong hầm mộ tối om, mắt lũ
mèo hoang như mấy chục cái bóng đèn nhỏ, phát ra thứ ánh sáng man dại . Gà Gô
mặc xác lũ mèo tính toán thế nào, tức tốc quay cái xác lại, dùng sợi dây buộc
xác cố định lấy nữ thi, giật áo liệm trên mình xác chết xuống.
Dường như đúng lúc ấy, lũ
mèo đói khát cũng đưa ra quyết định, tựa hồ chúng đã bàn bạc từ trước vậy, bất
kể là chuột hay là người chết, đều là thứ có thể ăn được, giờ mặc kệ là tiếng
gì đi nữa, cứ vồ tới ngoạm một miếng rồi tính sau, cả lũ mèo hoang như tên rời
khỏi cung, bổ nhà tới.
Gà Gô cũng ý thức được rắng
, thời điểm này là những dây phút cuối cùng của một đêm dài quái gở, có thành
công hay không, là phải xem mấy giây cuối cùng này. Trong khoảnh khắc ngắn ngủi
ấy, phải cùng lúc hoàn thành ba việc, một là không để cho lũ mèo hoang chạm vào
xác chết, kích thích quá trình biến xác; thứ hai, cũng không được để con mèo
nào làm tắt ngọn nến ở góc hầm mộ; thứ ba, trước khi có tiếng gà gáy phải lột
bỏ được áo liệm trên mình xác chết, quyết không được phạm luật " gà gáy
không lấy vàng" của phái Mô kim.
Gà Gô lùi về phía sau một
bước, giẫm lên mảnh ngói vỡ dưới chân, mũi chân đá xéo miếng ngói vào con mèo
lao lên đầu tiên, miếng ngói vừa vặn cứa phập vào sống mũi con mèo đen, nó kêu
"éo..." lên môt tiếng thảm thiết, lăn sang một bên.
Lúc này Gà Gô cũng ôm cái
thây mà lăn người xuống, tránh khỏi cú vồ của hai con mèo, tiện tay chộp lấy
cây gậy, tay phải cầm nến đốt cháy sợi dây buốc giữa ngực anh và xác chết, tay
trái giữ chắc vạt sau áo liệm. Cà Gà Gô và thây ma đều ngã xuống, anh co chân
đá cái xác của nữ nhi về phía trước, giật bung chiếc áo liệm ra, động tác vừa
rồi có hơi mạnh bạo một chút, một tay Gà Gô cầm chiếc áo liệm, cây nến ở tay
kia cũng đã tắt, tiếng gà gáy văngvẳng vào trong mộ theo luồng gió sớm.
Mèo ăn xác chết là chuyện
hiếm thấy, vậy mà trong mộ thất mười mấy con mèo hoang như rồ như dại, đồng
loạt nhảy bổ vào cái thây thiếu phụ cắn xé điên cuồng.
G à gáy, nến tắt, áo niệm trong tay, dường như mọi sự đều hoàn
thành trong một khoảnh khắc, rất khó phán rõ xem việc nào xảy ra trước việc nào
xảy ra sau. Gà Gô kéo tấm vải đen bịt trên miệng xuống, chỉ thấy những con mèo
hoang đói khát bâu lấy thi thể của người thiếu phụ Nam Tống, xắn xé như điên,
phía bên kia hầm mộ cũng có mấy con méo khác đang tranh nhau xé xác con mèo khi
nãy bị đá chết. Gà Gô thấy mà hãi hung, nghĩ bụng, đây mà là mèo sao, rõ rang
là một lũ quỷ đói khát máu.
Lúc này gà đã áy ba lần,
giờ thì không thể nào xảy ra biến xác được nữa, cái xác thiếu phụ trong cổ mộ
này cứ ngậm Đinh thi đan, bị chất thuốc khắc chế, khiến cho độc tố trữ lại
trong cơ thể, không phát tán ra ngoài được, cho nên xác chết giờ vẫn được bảo
quản hoàn toàn, lũ mèo đói này ăn thịt cô ta, chắc chắn sẽ ngộ độc mà chết.
Gà Gô gấp chiếc áo niệm
lại, xách chiếc đèn bão treo chỗ quan tài, chui qua đường hầm ra ngoài, lúc này
gà đã gáy nhưng trời vẫn tối đen như mực. gà Gô tranh thủ lấp lại đường hầm,
chôn luôn lũ mèo và mọi thứ trong cổ mộ xuống lòng đất, xong xuôi dựng lại nửa
tấm bia đá vào vị trí cũ, nhìn lại lần nữa, ngôi mộ dường như không có bất kì
vết tích đào bới nào.
Bấy giờ gà Gô mới quay
lại Vô Khổ tự, bái kiến Liễu Trần trưởng lão, trình cỗ áo niệm lên, rồi kể lại
tường tận đầu đuôi sự việc, sau cùng nói với Liễu Trần trưởng lão rằng: "
KHi gà gáy nến tắt, đệ tự lấy được áo niệm của thây ma, chẳng thể phân biệt
được sự việc nào diễn ra trước, sự việc nào diễn ra sau, không dám chắc mình có
vi phạm môn quy hay không. Thiết nghĩ đệ tử không có cơ duyên được tôn sư
truyền dạy, ngày sau nếu còn sống, ắt sẽ trở về cúi nghe sư phụ giảng Thiền,
còn bây giờ đệ tử vẫn còn nhiều việc chưa làm, vậy xin được cáo từ!"
Liễu Trần trưởng lão cũng
từng nhiều năm phiêu bạt giang hồ, cũng là bậc xuất chúng trong các Mô Kim Hiệu
úy, nghe Gà Gô nói vậy, sao lại không hiểu được ý của anh, nghĩ lại Gà Gô cũng
là nhân vật đếm trên đầu ngón tay trong giới đổ đấu, nói như vậy ắt là muốn lấy
lùi làm tiến đây.
Liễu Trần trưởng lão nhìn
Gà Gô đang quỳ trước mặt mình mà nhớ lại mình khi còn trẻ, con người ấy cơ hồ
giống hệt Gà Gô lúc này.
Từ khi biết được nguyên
nhân trở thành Ban Sơn đạo nhân của Gà Gô và phen song gió vừa rồi Liễu Trần
trưởng lão đã quyết định, thứ nhất, cứu người thoát khỏi bể khổ là tôn chỉ của
nhà Phật, đã biết đưuocj bí mật của bộ lạc Zhaklama, thì không thể bàng quan
đứng nhìn được, thứ hai tìa năng của Gà Gô rất đáng quý, con người lại thẳng
thắn cởi mở, không hề giấu được hi tiết cởi áo đúng lúc gà gáy nến tắt, trong
cái xã hội nhân tính suy đồi này, thật đáng quý vô cùng, ông hoàn toàn có thể
truyền lại thuật phân kim định huyệt cho con người này.
Liễu Trần trưởng lão đỡ
Gà Gô dậy rồi nói: " mau mau đứng dậy, mặc dù đến lúc gà gáy nến tắt mới
lấy được áo niệm, nhưng như vậy cũng không có nghĩa đã phạm vào môn quy, sư tổ
năm xưa cũng chỉ dặn rằng không được mò vàng sau khi gà gáy nến tắt, chứ nào có
nhắc đến hai chữ cùng lúc đâu!"
Gà Gô nghe Liễu Trần
trưởng lão nói vậy, trong lòng mừng rơn khôn xiết, vội rập đầu hành lễ bái sư:
" Chịu ơn sư phụ khôgn chế, thu nhận môn đồ, thật là phúc đức ba đời, xin
nhận học trò này ba lạy!"
Liễu Trần trưởng lão vội
ngăn Gà Gô lại nói: " Không cần phải hành lễ như vậy, từ cổ chí kim Mô Kim
Hiệu úy chỉ có đồng môn, chưa từng có quan hệ thầy trò, khác với các phái Ban
Sơn,Xà Lĩnh, do thầy truyền lại cho trò, đời àny qua đời khác. Phàm những ngưofi
sử dụng kỹ thuật của Mô Kim Hiệu úy, tuân thu theo môn quy cảu phái Mô Kim, thì
đều coi như đồng môn, lão nạp truyền chon người bí thuật ấy là vì duyên phận
của hai ta, nhưng ta với ngươi cũng chỉ là phận đồng môn thôi, chứ không phải
là thầy trò chi sất"
Mặc dù Liễu Trần trưởng
lão đã ngăn lại, nhưng Gà Gô vẫn nhất quyết hành lễ, đoạn đứng ngiêm lắng nghe
trưởng lão giáo huấn. Liễu Trần pháp sư rát hài lòng về chuyện đổ đấu mò tìm áo
niệm của Gà Gô, lát sau liền đem áo niệm của người thiếu phụ thời Nam Tống đi
hóa, lẩm nhẩm tụng chú Vàng Sinh mấy lượt để cho thấy ma biến sắc ấy sang miền
cực lạc.
Chỉ có điều Liễu Trần
trưởng lão thấy gà Gô đá chết con mèo có phần hơi độc ác, bất kể thế nào việc
này cũng có phần tuyệt tình, đoạn giảng cho Gà Gô về đạo lý nhà Phật, khuyên
anh từ này về sau hễ ra tay với ai, thì phải để cho đối phương một con đường
sống, đừng tuyệt tình quá mà đâm ra cạn tàu ráo máng, làm như vậy cũng là một
cách tích âm đức cho mình.
Mặc dù gà Gô hết sức tôn
kính Liễu Trần trưởng lão nhưng cũng cảm thấy sau khi xuất gia, Liễu Trần
trưởng lão có hơi lắm điều, làm chết có con mèo mà cũng chuyện bé xé ra to, gà
Gô rất không đồng sy với điểm này: " Ngẫm lại, bình sinh mổ giết người như
rác, đá chết con mèo hoang thì có đáng gì!" Nhưng không tiện mở miệng phản
bác, đành nín nhịn, lằng nghe Liễu Trần trưởng lão giảng về luật nhân quả.
Sau một thôi một hồi,
cuối cùng những lời như nhả ngọc phun châu của Liễu Trần trưởng lão mới dứt,
bấy giờ ông mới giảng giải cặn kẽ cho Gà Gô những thủ thuật, điều cấm kị cho
đến sự kế thừa của phái Mô Kim. Lần trước mới chỉ nói giảng lược, lần này thì
tỉ mỉ tường tận, giải thích triệt để tường tận.
Người làm nghề đổ đấu,
gọi là người chẳng bằng gọi là kẻ nửa ngừoi nửa ma thì hơn, ban đêm khi người
thường yên giác, kẻ đổ đấu mới bắt đầu vào mộ mò của. Nếu một ngày không đào
xong đường hầm, có thể kéo dài ra mười ngày, nhưung có một quy định, một khi đã
vào trong hầm mộ, sau khi gà gay không được đụng vào quan tài, mỗi thế giới đều
có phép tắc riêng của thế giới ấy, thế giới sau tiếng gà gáy thuộc dương, cái
âm của bóng đêm buộc phải lẩn tránh, cái này gọi là "người dương lên
đường, người âm lẩn tránh, gà gáy không mò vàng". Thế giới sau tiếng gà
gáy không còn thuộc về kẻ trộm mộ nữa, nếu như phá hỏng môn quy, sư tổ ắt sẽ
giáng tội, người ta bắt buộc phải tin vào những điều này, ắt sẽ có ngày bắn
súng không nên ắt phải đền đạn.
Sau khi Mô Kim Hiệu úy
vào huyền cung trong cổ mộ, trước khi mở quan tài nhát thiết phải thắp một cây
nến đặt ở góc Đông nam, một là để phòng tránh hàm lượng khí độc bên trong đột
ngột tăng cao, thứ hai có thể coi đây là khế ước ngầm giữa người sống và người
chết mà sư tổ đã truyền lại từ mấy nghìn năm trước, nến tắt chứng tỏ minh khí
trong huyền cung không thể lấy được, nếu vẫn ngoan cố lấy đi, cũng không phải
là không thể, nhưng xảy ra chuyện gì thì phải tự mình gánh chịu, chỉ cần là
người cao số, sau khi nến tắt vẫn có thể lấy minh khí đem đi, nhưng việc đó
nguy hiểm vô cùng,có thể nói là thập tử nhất sinh. Đổ đấu mò vàng lấy minh khí
là để cầu tài lộc, chứ không pahir là quật mồ đội mả ngườii ta lên, trên đời
này còn không biết bao nhiêu cổ mộ đầy rấy những minh khí, không nhất thiết
phải đem tính mạng ra đánh cuộc,cho nên quy định " đèn tắt không mò
vàng" mà các Mô Kim Hiệu úy coi trọng nhất này, tốt nhất là nên làm
theo.Hơn nữa ngọn nến sáng hay tắt cũng có thể dự báo hiện tượng biến xác, hay
những lời phù chú độc địa dưới nấm mồ, thành thử nói ánh sáng của cây nến chính
là mạng của Mô Kim Hiệu úy cũng không ngoa, đổ đấu buộc phải thắp nến, đây là
điểm khác biệt lớn nhất giữa MÔ Kim Hiệu úy với những kẻ trộm mộ khác.
Gà Gô khắc cốt ghi tâm
từng lời từng chữ, từ đó về sau giã từ thân phận Ban sơn đạo nhân để trở thành
Mô Kim Hiệu úy.
Liễu Trần trưởng lão rút
trong túi áo ra hai chiếc bùa Mô kim nói: " Bùa này là cổ vật ngàn năm,
người nào nắm hết bí kíp của phái Mô Kim, cùng lắm cũng chỉ có thể coi là một
nửa Mô kim mà thôi, chỉ cho đến khi đeo bùa Mô Kim này mới trở thành Mô Kim
Hiệu úy đích thực. Hai chiếc bùa Mô Kim này là của lão nạp và người bạn đồng
môn, hai người chúng ta đã từng đổ đấu bao lần, chỉ tiếc rằng 20 năm trước ông
ta đã sập bẫy Táng hồn đinh trong một ngôi mộ cổ ở Lạc Dương, ôi... chuyện qua
lâu rồi, không nhắc lại thì hơn. Chiếc bùa Mô Kim của lão nạp từ nay thuộc về
ngươi, chỉ mong sau này đổ đấu mò vàng, hãy tuân thủ môn quy, đừng làm điều gì
có lỗi với danh hiệu Mô Kim Hiệu úy của chúng ta!"
Gà Gô vội đưa hai aty ra
đón chiếc bùa Mô kim, kính cẩn đeo vào cổ, giấu kín trong ngực, rồi bái tạ Liễu
Trần trưởng lão thêm một lần nữa.
Liễu Trần trưởng lão hỏi
kĩ Gà Gô một số sự việc, đều là các mối liên hệ giữa bộ lạc cổ, Mộc trần châu
và Động quỷ, sau đó lại hỏi thêm một số tình hình kho báu ở nước Tây Hạ.
Sau khi nghe Gà Gô đáp
rõ, Liễu Trần trưởng lão chậm rãi gật đầu: " Lão nạp cũng từng nghe nói
đến sự tích của Mộc trần châu này, tương truyền Mộc trần châu còn có tên là
Phượng hoàng đảm, người thì nói đó là di vật của Hoàng Đế để lại sau khi thành
tiên, người lại bảo được thứ này chôn sâu ngàn trượng dưới lòng đất, là viên cổ
ngọc vạn năm do đất mẹ hóa thành, lại có người cho rằng viên ngọc là kết tinh
linh khí của chim phượng hoàng, nói chung các thuyết đều nói khác nhau. Ngọc có
hình dạng như khối nhãn cầu người, là báu vật quý hiếm vào loại bậc nhất trên
thế gian, năm xưa được tùy táng ở Mậu lăng, sau đó bị đội quân Xích Mi khai
quật, không ngờ cuối cùng lại rơi vào tay hoàng tộc Tây Hạ"
Người thân trong bộ tộc
của đệ tử đều bị lời nguyền của động Quỷ ám vào, trước khi chết phải chịu nỗi
đau đớn tột cùng. Tổ tiên đời đời truyền lại, bảo rằng hạo này là do Đại sư tế
trong bộ tộc năm xưa, không biết Mộc trần châu là vật gì, chỉ ngeh thánh dụ,
hay rằng chỉ cần dùng một viên ngọc có hình như nhã cầu là có thể nhìn thấy
động Quỷ, thế rồi tự tọa ra một viên Mộc trần châu giả nhằm nhìn lén bí mật của
động Quỷ, mới gây ra tai vạ khôn lường này. Sau đó người trong bộ tộc di cư tới
Trung nguyên, mới biết trên đời có món thần vật này, chí khi nào tìm ra viên
Mộc trần châu đích thực thì mới tiêu trừ được tai ương của động Quỷ, từ đó trở
đi người trong bộ tộc đều coi việc tìm kiếm Mộc trần châu là nhiệm vụ của mình,
vắt kiệt vô số tâm huyết, để rồi cuối cùng chẳng có thu hoạch gì. Mấy năm trước
đệ tử được tin, vào thời Tống, Mộc trần châu từng lưu lạc sang Tây Hạ, năm ấy
người Mông cổ cũng từng lung sục tìm kho báu của vương thất Tây Hạ, vì các vật
báu quan trọng của cung đình đẫ được cất giấu rất ẩn mật, nên cuối cùng người
Mông CỔ cũng không tìm thấy gì. Tương truyền Tây Hạ có một ngôi thành nổi tiếng
tên là Hắc Thủy Thành, sau đó bị bỏ hoang biến thành ngôi thành chết, gần Hắc
Thủy Thành có một ngôi chùa, tên là Hắc Thủy Hà Thông Thiên Đại Phật tự, vốn
được vải tạo lại từ một cú điểm ở ngoại vi Hắc Thủy thành. Hồi đó nước Tây Hạ
có một vị đại thần trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, tên là DàHợi Lộ
Kinh, hậu duệ của trọng thần Dã Lời Nhân Vinh, ông ta thường nghé qua Hắc Thủy
thành vào ban đêm, tuần tr phía ngoài thành, phát hiện ra trên bầu trời phía
thành đất cách thành chính chừng mười dặm, có ba ngôi sao chiếu sáng, khí tím
tỏa giữa ngàn mây, bèn cho động thổ, xây Thông Thiên Đại Phật tự tại đó, hi
vọng sau khí chết mình được mai táng tại đây. Nhưng sau đó vị đại thần này
hoàng tộc nhà họ Lý giết chết, lăng mộ xây dưới ngôi chàu từ đó bỏ không. Sau
nữa sông Hắc Thủy đổi dòng, quá nửa thành Hắc Thủy bị đất cát vùi lấp, trở
thành một tòa thành hoang phế. Khi mất nước, Hiến Tống Lý ĐỨc Vương đã sai
người đem tất cả những báu vật quý giá giấu vào ngôi mộ trống gần thành Hắc
Thủy. Mộc trần châu tất cũng có khả năng ở đó. CÁc công trình kiến trúc trên
mặt đất ở đó đã bị hủy hoại từ lâu, nếu không dựa vào bí thuật phân kim định
huyệt, thì căn bản không có các nào tìm ra vị trí chính xác"
Pháp sư Liễu Trần nghe
xong, nói với Gà Gô: " Thành HẮc Thủy nằm ngoài dãy Hạ Lan, đầu gối non
cao, chân nương dải ngọc, quả là đất báu phong thủy. Lăng tẩm của quý tộc Tây
Hạ đã hấp thu tinh hao mộ táng của mấy triều Tần, Hán, Lý ,Đường, quy mô hung
vĩ, bố cục nghiêm ngặt, thêm nữa người Tây Hạ sung bái Phạt pháp, đồng thời lại
có những đắc điểm vốn có của dân Đảng Hạng, cho nên kết cấu lăng mộ rất độc
đáo, người đời sau khó mà hiểu được những điều huyền bí, cũng giống như văn tự
Tây Hạ đã thất truyền từ lâu, từng nét phẩy nét mác đều giống như văn từ Trung
nguyên, nhưng lại phức tạp hơn rất nhiều lần!"
Gà Gô tán thành: "
Quả đúng như vậy, mấy năm trước từng có một bọn Tây cấu kết với bọn thổi phỉ,
đến cướp cổ vật vật Hắc Thủy thành, tổng cộng đào được bày ngôi tháp, tước đi
vô số báu vật, trong đó có rất nhiều thư tịch cổ chép bằng chữ Tây Hạ, không
chừng cũng có những ghi chép về Mộc trần châu, chỉ tiếc chúng đã thất lạc ra
nước ngoài vô phương tìm về được nữa rồi. Nếu có thể tìm thấy trong thư tịch cổ
Tây Hạ ghi chép về phương vị cảu huyệt mộ dưới Hắc Thủy Hà Thông Thiên Đại Phật
tự thì cũng đỡ mất nhiều công sức!"
Liễu Trần trưởng lão liền
hỏi: " Văn tự Tây Hạ thất truyền đã lâu, người thời nay cũng chỉ có thể
đọc được một phần, cho dù có ghi chép cụ thể cũng chẳng thể nào dịch ra được.
Song vùng đất có ba sao chiếu rọi, khí tím lan giữa trời, chắc là một tòa lầu rồng
điện ngọc, với bí thuật phân kim định huyệt của Mô Kim Hiệu úy, cho dù trên mặt
đất không có vét tích nào cũng có thể tìm ra vị trí chuẩn xác của kho báu trong
cổ mộ thôi"
Thuật phân kim định huyệt
là một nhánh trong phong thủy thiên tinh, cũng là thuật khó nắm bắt nhất, cần
phải trên thông thiênn văn dưới tường địa lý, mới có thể dựa vào nhật nguyệt
tinh tú để nhìn ra mạch đất. Nếu muốn học phân kim định huyệt, trước tiên phải
học từ thuật phong thủy cơ bản nhất, thuật phong thủy lại phức tạp uyên ảo, không
thể nào mà một sớm một chiều àm có thể nắm được, ít nhất cũng phải học năm sáu
năm.
Liễu Trần trưởng lão biết
lúc này Gà Gô trong lòng nóng như lửa đốt, bèn quyết định cùng anh đi một
chuyến tới Hắc Thủy thành ngoài dãy Hạ Lan, có Mộc trần châu trong tay, rồi sau
truyền lại bí thuật phân kim định thủy cũng chưa muộn.
Gà Gô thấy pháp sư Liễu
Trần muốn đích thân xuất mã thì cảm động vô cùng. Hai người chuẩn bị qua loa
rồi lập tức khởi hành. Liễu Trần trưởng lão là một người xuất gia, trên đường
ông vẫn giữ nguyên trang phục cảu một tăng ni vận đồ tứ hải, Gà Gô xưa này đều
ăn măc theo lối đạo sĩ, song một tăng một đạo đồng hành dễ gây chú ý, thành thủ
Gà Gô phải thay một bộ quần áo dân thường, dọc đường hầu hạ Liễu Trần pháp sư
hết mình.
Từ Triết Giang đến núi Hạ
Lan, đâu cũng thấy núi cao sông cả, cũng may Liễu Trần trưởng lão năm xưa cũng
là một cao thủ đổ đấu Tầm long, mặc dù tuổi tác đã cao, nhưng tay chân vẫn rất
nhanh nhẹn. Ngày hôm đó đến Lãm Xuyên rồi chuận bị xuống xe đi thuyền ra sông
Hoàng Hà, và sau đó xuồng thuyền ở Ngũ Hưỡng bảo, đến đó là không còn xa núi Hạ
Lan nữa rồi.
Trong lúc chờ thuyền, hai
người phóng mắt nhìn dòng Hoàng Hà uốn lượn như một dải lụa ngọc, ngắm cảnh
sông nước hùng vĩ khiến lòng người không khỏi rợn ngợp. Liễu Trần trưởng lão
nói về phong tục tập quán địa phương cho Gà Gô nghe, theo đà câu chuyện liền kể
lại về một cuộc kinh qua tại đây năm xưa.
Năm đó Liễu Trần trưởng
lão cũng chưa xuất gia, cũng là một nhân vật xuất chúng trong phái Mô kim, có
biệt hiệu là "Phi thiên hốt nghê"( hốt:nhanh nhẹn, Nghê: tuấn nghê,
một giống sư tử). có một lần phải tới tháp Bách Linh Bát ở phía bắc khe Thanh
Đồng, người dân bản đại đồn rằng Hà bá dưới sông Hoàng Hà rất thiêng, tàu bè
qua lại đều phải vứt một ít hàng hóa xuống sông, mới có thể đi qua thuận lợi.
Nhưng con thuyền Liễu
Trần trưởng lão đi năm đó là một huyền tư buôn đất hun, trước đây chưa từng đi
qua nhánh sông này, chủ thuyền là một tay hà tiện, cực kỳ keo kiệt, có thợ
thuyền khuyên hắn nên tế thần sông một chút nhưng nói thế nào hắn cũng không
chịu vứt một túi đất hun xuống, mà chỉ rắc một vốc muối.
Đêm hôm đó thuyền thả neo
ở một đoạn sông trước khi đến khe Thanh Đồng, có ông già đầu đội mũ gắn huy
hiệu xanh lét, người ta vẫn đội loại mũ có gắn huy hiệu đó, nhưng cái mũ của
ông gài này lại gắn huy hiệu xanh trông rất chối mắt. Ông già cầm trong tay một
cái gáo, định tìm tay chủ thuyền xin một gáo đất hun, đất hun vốn là loại hương
liệu quý, lão chủ thuyền sao bằng lòng cho không ông già được, đoạn liền xua
tay đuổi ông già đi.
Liễu Trần trưởng lão hồi
trẻ có lòng thương người, thấy ông già tội nghiệp, liền bỏ tiền túi bỏ tiền túi
ra hỏi mua chủ thuyền một gáo đất cho ông già. Loại đất hun này có thể dùng
thay cho đá vôi chèn dưới đáy quan tài, khô ráo mà còn có mùi hương lâu dài, lúc
ấy Liễu Trần trưởng lão cũng không hỏi ông già cần đất hun làm gì, đã tặng luôn
một gáo đất hun, ông cụ cảm tạ rối rít rồi bỏ đi.
Hôm sau thuyền lại tiếp
tục lên đường, đến khe Thanh Đồng thì gặp chuyện giữ, dưới sông bỗng nhiên nổi
lên một ocn ba ba khổng lồ, to cỡ hai ba gian nhà gộp lại.Con ba ba lao thẳng
vào thuyền, mãi đến khi cả con thuyền lộn tùng phèo mới thôi, toàn bộ số hàng
hóa đều chìm hết xuống đáy sông, nhưng cũng may không ai mất mạng, tất cả mọi
người đều được sóng nước cuốn lên bờ, sau này mọi người vẫn nói là nhờ có góa
đất hun bố thí của Liễu Trần trưởng lão, thần sông mới rộng lòng tha cho họ.
Gà Gô nghe mà vô cùng
kinh hãi, người có tài giỏi đến mấy, gặp phải sông nước Hoàng Hà hung dữ cũng
chẳng làm nên trò trống gì, quả thực làm chuyện gì cũng nên chừa lại chỗ lui.
Rồi như đột nhiên nhớ ra chuyện gì anh đột hỏi: " Đệ tử nghe nói tàu bè đi
trên sông nước có rất nhiều điều kiệng kị, như không được nhắc đến những chữ
như lật chìm... nói ra là thuyền sẽ gặp nạn. CÁc thứ kiêng kị trên chốn sông
nước tính ra cũng chẳng ít hơn so với những quy định cảu phải MÔ Kim chúng ta
là mấy đâu nhỉ"
Liễu Trần trưởng lão đang
định trả lời, bỗng thấy những người đợi tàu nhao nhao đổ dồn ra bến, tàu đã đến
nơi hai người ben gác lại câu chuyện, Gà Gô dìu Liễu Trần trưởng lão cùng đoàn
người lên tàu.
Bấy giờ bầu trời không
một gợn mây, nằng như đổ lửa, mặt sông phẳng lặng không sóng không gió, thuyền
chạy êm ru. Hành khách trên thuyền rất đông, vốn không thích sự ồn ào, Gà Gô và
Liễu Trần trưởng lão tìm chỗ ít người, vừa ngắm phong cảnh ven sông, vừa chỉ
trỏ hình thế phong thủy, hết sức thú vị.
Đang câu chuyện câu trò,
Gà Gô đột nhiên hạ thấp giọng nói: " Trên thuyền này có ma!"
Nguồn tusach.mobi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét