Bà tên là Ngô Nữ Thị Hoằng .Bà sinh trưởng trong
một gia đình nghèo tại làng Dương Phạm, nổi tiếng hát hay, mặt hoa da phấn và
đối đáp rất giỏi. Một buổi trưa hè năm 1468, bà cùng với mấy người trong xóm đi
cắt cỏ ngoài ven sông. Sau khi đã cắt đầy gánh cỏ, cả nhóm rủ nhau xuống sông
tắm. Đúng lúc này có đoàn thuyền của vua Lê Thánh Tông vi hành qua. Thấy thế,
mấy người cùng tắm đã bỏ đi chỉ còn mình bà ở lại. Thấy lạ, nhà vua sai quân
lính đến dò hỏi người con gái đang tắm dưới sông là ai? Không một chút ngại
ngần, bà đã đối đáp nhà vua một cách thông minh. Không chỉ có thế, sự duyên
dáng của người con gái thôn quê đã làm vua Lê cảm phục. Và ngay trong chuyến đi
này, nhà vua đã đón nàng về dinh, phong làm Nhị cung phi tần. Năm ấy nàng mới
tròn 19 tuổi, cái tuổi đẹp nhất của người con gái”.
Vốn là người tài sắc bà
đã trở thành cánh tay phải cho nhà vua mỗi lần Ngài nhiếp chính hay tiếp sứ giả
của các nước láng giềng mỗi khi giao bang. Những kế sách, cương nhu của nàng đã
nhiều lần khiến các quan triều Lê hết lòng nể phục. Chính vì lẽ đó, bà càng
được nhà vua yêu chiều.
Thế nhưng, đúng những lúc này thì nàng lâm trọng bệnh. Rất nhiều lương y danh tiếng được nhà vua triệu tới cũng đành bó tay. Năm 1471, bà đã trút hơi thở cuối cùng trong niềm tiếc thương vô hạn của quần thần, dân chúng.
Thế nhưng, đúng những lúc này thì nàng lâm trọng bệnh. Rất nhiều lương y danh tiếng được nhà vua triệu tới cũng đành bó tay. Năm 1471, bà đã trút hơi thở cuối cùng trong niềm tiếc thương vô hạn của quần thần, dân chúng.
Trước khi lâm chung, bà
muốn được an táng tại quê nhà nên Vua tôi nhà Lê đã chiểu theo nguyện vọng của
bà. Ngày 10/6 (âm lịch) năm 1471, chín chiếc thuyền cát ngũ sắc, trống rong cờ
rủ đưa thi hài của bà từ kinh thành về quê an táng. Vừa đưa thi thể của bà về
đến quê nhà, chưa kịp xây mộ thì một cơn mưa rất to kéo đến. Chỉ qua một đêm,
nơi quàn thi hài của bà đã đùn lên một đống mối rất to. Biết là có điềm nên dân
làng ngay lập tức xây mộ của bà tại nơi đất đó. Điều bất ngờ hơn, qua một đêm,
cũng đúng chỗ này xuất hiện một cây lạ. Từ rễ, lá đến thân đều toả mùi hương
ngan ngát.
Đã qua 542 năm, trải qua khá
nhiều sự đổi thay nhưng trên chính điện vẫn còn bức đại tự được sơn son thiếp
vàng “Đức Hoàng Cô” được cho là bút tích của Vua Lê Thánh Tông tặng người phi
tần tài hoa nhưng yểu mệnh này. Ngoài ra bên ngoài còn đôi câu đối để chỉ sự
thuỷ chung son sắt của Đức Hoàng Cô “Một tấm lòng băng sáng cùng nhật nguyệt.
Nghìn năm trinh tiết đẹp với non sông”.
Nguồn tienphongonline.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét