Chương 3: Nhà vua - thi sĩ
Ngày hôm sau và những ngày
tiếp theo là một chuỗi những hội hè, ca vũ và thi đấu.
Sự hoà hợp pha trộn như vậy giữa hai giáo phái vẫn tiếp diễn. Đó là những trò mơn trớn, âu yếm khiến những người Tân giáo nhiệt thành nhất cũng phải rối trí. Người ta đã thấy cha Cotton ăn tối và chơi bời phóng đãng với nam tước de de Courtaumer, người ta đã thấy quận công de Guise đi thuyền ngược sông Seine cùng với hoàng thân Condé.
Vua Charle hình như quên đứt vẻ ưu tư thường lệ của ông và không để ông em rể Henri rời xa mình một bước. Và cuối cùng là Hoàng thái hậu vui vẻ và bận bịu với những đồ thêu, đồ châu báu và những thứ lòe loẹt khác đến nỗi bà phát mất ngủ.
Những người Tân
giáo bị cuốn theo lối ăn chơi xa xỉ này, bắt đầu diện lại những chiếc áo ngắn
bằng lụa, trưng ra những câu cách ngôn và lượn quanh một số ban công, tựa như
thể họ là người Giatô giáo vậy. Từ mọi phía đều có sự hưởng ứng thuận lợi cho
tôn giáo cải cách khiến người ta tưởng như cả triều đình sắp sửa cải theo Tân
giáo. Chính đô đốc, mặc dù đã dày kinh nghiệm, cũng bị vào tròng như những
người khác.Sự hoà hợp pha trộn như vậy giữa hai giáo phái vẫn tiếp diễn. Đó là những trò mơn trớn, âu yếm khiến những người Tân giáo nhiệt thành nhất cũng phải rối trí. Người ta đã thấy cha Cotton ăn tối và chơi bời phóng đãng với nam tước de de Courtaumer, người ta đã thấy quận công de Guise đi thuyền ngược sông Seine cùng với hoàng thân Condé.
Vua Charle hình như quên đứt vẻ ưu tư thường lệ của ông và không để ông em rể Henri rời xa mình một bước. Và cuối cùng là Hoàng thái hậu vui vẻ và bận bịu với những đồ thêu, đồ châu báu và những thứ lòe loẹt khác đến nỗi bà phát mất ngủ.
Và ông phổng mũi đến nỗi một hôm ông quên bẵng đi trong hai giờ liền việc ngậm tăm xỉa răng của mình, mối bận rộn mà ông thường giải quyết từ hai giờ chiều, lúc ông vừa dùng bữa trưa xong, tớỉ tám giờ tối là lúc ông bắt đầu ngồi vào bàn để dùng bữa tối.
Vào các buổi tối mà đô đốc mắc phải sự lú lẫn không thể tưởng tượng nổi này trong các thói quen của mình, vua Charle IX đã cho mời Henri de Navarre và quận công de Guise dùng bữa tối thành một nhóm nhỏ. Khi bữa ăn kết thúc, ông đi cùng họ sang phòng riêng, ở đó, ông giải thích cho họ về cơ chế tài tình của một cái bẫy gấu do chính ông vừa sáng chế ra.
Rồi đột nhiên ông ngừng lại hỏi:
- Đô đốc không tới đây tối nay sao? Hôm nay có ai trông thấy ông và có thể cho ta biết tình hình sức khỏe của ông được không?
- Tôi ạ - Vua xứ
- A ha! - Nhà vua nói, và đôi mắt ông vốn thường lơ đễnh, nay xoi mói nhìn vào ông em rể - Này Henri, mới cưới mà sao anh dậy sớm thế?
- Vâng, thưa bệ hạ - Vua xứ Navarre nói - Tôi muốn hỏi đô đốc là người biết mọi chuyện, xem liệu một vài nhà quý tộc mà tôi còn đang chờ đợi không biết đã lên đường tới đây chưa.
Lại thêm các nhà quý tộc nữa! Hôm cưới anh có tám trăm, ngày nào cũng thấy có người đến thêm, anh định đè bẹp bọn ta chắc? - Charle vừa nói vừa cưởi.
Quận công de Guise cau mày.
- Tâu bệ hạ - Anh chàng Bearn tiếp lời - Người ta đang đồn về một cuộc chinh phạt ở vùng Flandres, và tôi tụ tập quanh mình tất cả những người của xứ sở tôi và các vùng phụ cận mà tôi tin là có thể sẽ giúp ích được cho bệ hạ.
Quận công nhớ lại dự định mà anh chàng
- Được thôi - Nhà vua trả lời với nụ cười dã thú của mình - Càng đông chúng ta càng thích. Cứ kéo họ về đây, Henri ạ. Nhưng những nhà quý tộc đó là ai thế? Ta mong rằng đó là những tay can đảm chứ?
- Thưa bệ hạ, tôi không biết liệu những nhà quý tộc của tôi có sánh được với những nhà quý tộc của bệ hạ, của quận công d
- Anh còn đợi nhiều người nữa không?
- Chừng mười, mười hai người nữa.
- Tên họ là gì nhỉ?
- Thưa bệ hạ, tôi không nhớ được tên của họ. Trừ một người do Téligny giới thiệu cho tôi như là một quí tộc hoàn hảo tên là De Mole, còn lại thì tôi không rõ…
- De Mole! Phải chăng đó là Lerac de Mole, một người xứ Provençal? - Nhà vua vốn rất thông thạo khoa gia phả hỏi.
- Đúng thế! Tâu bệ hạ, Người thấy đấy, tôi tuyển mộ tận trong vùng
- Còn tôi - Quận công de Guise nói với một nụ cười chế nhạo - Tôi còn đi xa hơn cả đức vua xứ Navarre, tôi lục tìm tận xứ Piémontais tất cả những người Giatô đáng tin cẩn nhất mà tôi có thể tìm được.
- Giatô hay Tân giáo không can hệ - Nhà vua ngắt lời - Miễn là họ quả cảm là được.
Khi nói những lời nhằm đem hoà lẫn Giatô và Tân giáo với nhau, nhà vua đã tạo cho mình một vẻ mặt thản nhiên đến nỗi chmh quận công de Guise cũng phải lấy làm ngạc nhiên.
- Hoàng thượng quan tâm tới những người Flamen của chúng ta đó ư? - Đô đốc vừa nghe những lời cuối cùng của nhà vua, bèn cất tiếng hỏi. Chả là từ mấy hôm nay ông mới được nhà vua ban cho đặc quyền được vào tư thất của nhà vua mà không phải báo danh.
- A! Đô đốc cha tôi đã tới - Charle IX kêu lên và giang rộng vòng tay - Người ta đang nói tới chiến tranh, tới các nhà quý tộc tới những người dũng cảm và thế là ông ta tới. Thật đúng là nam châm ở đâu thì sắt quay về đó. Ông em rể de
- Và các lực lượng tăng viện ấy đang tới đây - Đô đốc nói.
- Thưa ngài, ngài có tin tức gì không? - Vua xứ
- Có, con ạ, và đặc biệt là về ông de Mole. Hôm qua ông ta ở Orléans, ngày mai hoặc ngày kia sẽ tới
- Quái thật, ngài đô đốc có phép chiêu hồn hay sao mà biết được cả những việc xảy ra cách đây ba bốn mươi dặm? Còn tôi, tôi chỉ dám ước để được biết điều gì sẽ xảy ra hoặc đã xảy ra trước thành Orléans mà thôi.
Coligny vẫn dửng dưng trước mũi tên ứa máu của quận công de Guise, hẳn là nó nhằm ám chỉ cái chết của Françoise de Guise, cha ông bị giết trước thành Orléans bởi tay Pôltrô de Mêrê, với mối nghi ngờ là đô đốc đã xúi giục việc phạm tội đó.
- Thưa ông - Đô đốc lạnh lùng và đường hoàng đáp lại - Tôi chỉ biết phép gọi hồn những khi nào tôi muốn biết rõ về những việc liên quan đến công việc của tôi hoặc của đức vua mà thôi. Cách đây một tiếng, người đưa tin của tôi từ Orléans tới, Nhờ xe trạm anh ta đã đi được ba mươi hai dặm trong một ngày. Ông de Mole đi ngựa của mình nên chỉ đi được mười dặm một ngày thôi và chỉ tới đây được vào ngày 24. Đấy, tất cả phép thuật chỉ có thế.
- Hoan hô cha, cha trả lời khá đấy! - Charle IX nói - Cha hãy chỉ cho các chàng trai này biết rằng cả trí khôn lẫn tuổi tác đã khiến râu tóc cha bạc dần. Vì thế, chúng ta sẽ thả cho họ đi nói chuyện về các cuộc thi đấu và các mối tình của họ, còn ta sẽ ở lại đây nói chuyện về các cuộc chiến tranh của ta. Những kỵ sĩ cừ sẽ trở thành những nhà vua tốt. Thôi, các ông, ta cần nói chuyện với đô đốc.
Hai người trẻ tuổi bước ra, vua xứ
Coligny nhìn theo họ với một mối lo ngại mơ hồ, vì mỗi khi ông thấy hai mối hận thù này đứng gần nhau, ông đều sợ lại bùng ra một vài tia chớp. Charle hiểu thấu những gì đang diễn ra trong đầu Coligny, tới gần ông và tỳ tay vào vai ông:
- Xin hãy yên lòng, thưa cha, tôi còn đây để giữ cho mọi kẻ đêu vào khuôn phép. Tôi thực sự đã là vua kể từ khi mẹ tôi không còn tà nữ hoàng nữa: và bà ta đã thôi không là nữ hoàng kể từ khi Coligny trở thành cha tôi.
- Ồ! Tâu bệ hạ, Thái hậu Catherine…
- Là người cứ rối tinh rối mù lên. Có bà ta thì chẳng thể yên ổn được. Những người Giatô Ý này đều cuồng nhiệt và chẳng chịu nghe gì ngoài chuyện huỷ diệt. Còn tôi thì ngược lại, tôi không chỉ muốn hoà giải mà thôi, tôỉ còn muốn gây thế lực cho những người Tân giáo. Những kẻ kia vô hạnh quá cha ạ, họ làm tôi tức giận về những trò yêu đương lodn xạ của họ. Này cha có muốn con nói thẳng ra không - Charle tiếp tục thổ lộ tràn trề - Con nghi ngờ tất cả mọi thứ quanh con, trừ những người bạn mới. Tham vọng của Tavan đáng ngờ lắm. Vielleville chỉ yêu có rượu vang ngon, y có thể phản bội lại vua mình chỉ vì một thùng rượu Malvoisie. Monmorency chỉ lo săn với bắn, suốt ngày chỉ quanh quẩn với chó và chim ưng. Bá tước de Rezt là người Tây Ban Nha, bọn Guise là người Lorainne. Chúa tha tội cho con! Con tin là ở Pháp chỉ còn lại mấy người Pháp thực sự, đó là con, ông em rể xứ Navarre của con và cha mà thôi. Nhưng con bị trói chặt vào ngai vàng và không thể chỉ huy quân đội được. Quá lắm thì người ta chỉ để con săn bắn thoải mái ở Saint-Germain và Rambouilliet thôi. Ông em rể de Navarre của con thì trẻ quá và còn thiếu kinh nghiệm. Vả lại con thấy hình như y giống hệt ông Antoine bố y mà đàn bà lúc nào cũng làm hỏng việc. Chỉ còn có cha thôi, thưa cha, người vừa dũng cảm như Giuyliuyt Cédar lại vừa khôn ngoan như Platô. Vì thế nên thực sự con còn chưa biết phải làm thế nào; giữ cha ở đây làm cố yấn hay để cha đi làm tướng. Nếu cha làm cố vấn, thì ai sẽ chỉ huy quân đội? Nếu cha chỉ huy quân đội, thì lấy ai làm cố vấn?
- Tâu bệ hạ, cần phải chiến thắng trước đã, lời khuyên bảo sẽ tới sau ngày chiến thắng.
- Ý cha là thế phải không? Thế thì cũng được. Mọi việc sẽ được làm theo ý kiến của cha. Thứ hai cha sẽ đi Flandres còn con sẽ đi Amboise.
- Bệ hạ định rời Paris sao?
- Đúng thế, con mệt với những trò hội hè ồn ào này lắm rồi. Con không phải là con người của hành động, con là con người mơ mộng. Con sinh ra không phải làm vua mà để làm nhà thơ. Cha sẽ cho lập một kiểu hội đồng để quản trị trong lúc cha ở chiến trường. Và miễn là Thái hậu đừng có trong hội đồng ấy thì mọi việc sẽ yên ổn cả. Con đã báo cho Ronsard(1) đến gặp con rồi. Và ở đó xa những tiếng ồn ào, xa thiên hạ, xa những kẻ xấu bụng, dưới bóng cây rừng hay bên suối, trong tiếng rì rầm của những mạch nước nhỏ, cả hai đứa chúng con sẽ nói những điều về Chúa, là cái duy nhất trên đời bù đắp được cho những điều về con người. Này, cha hãy nghe những vần thơ con viết để mời ông ta tới chỗ con nhé, con mới làm sáng nay.
Coligny mỉm cười, Charle IX đưa tay lên vầng trán vàng vọt nhẵn như ngà của mình và đọc theo kiểu hát nhịp những vần thơ sau đây:
Ơi Ronsard
Ta yêu người vì những vần thơ rực cháy
Nhớ người nhiều mà chẳng thấy người đến gặp ta
Ở xa người ta nào sao nhãng việc thi ca,
Vẫn chăm chút, vẫn học đòi vần điệu.
Gửi áng thơ này ta ngỏ lời đòi triệu,
Đến lúc rồi thôi đừng vui thú điền viên,
Tới Amboise cùng ta quên hết ưu phiền,
Nhen hơi ấm cho lửa lòng bừng cháy
Nếu lỡ hẹn, người làm ta giận đấy
- Hoan hô bệ hạ, tôi thông thạo về chinh chiến hơn là thi ca nhưng tôi nghĩ rằng những vần thơ đó cũng hay ngang với những vần thơ đẹp nhất của Ronsard, Dorat và thậm chí cả của Michel de l Hospital, quan chưởng ấn nước Pháp nữa.
- A, thưa cha, ước gì điều người nói là đúng, vì cha thấy không danh hiệu thi sĩ là cái mà con ao ước hơn tất thảy, và như con đã nói với ông thầy dạy thơ của con mấy hôm trước:
Thuật làm thơ, dù thiên hạ bất bình,
Vẫn cao quý hơn làm vua cai trị đấy,
Vì thi sĩ với quân vương hai người đều vậy,
Mang trên đầu những vòng miện vinh quang,
Là vua, ta nhận, là thi sĩ, người dâng,
Tim người thắm bừng lửa thần rực cháy,
Còn vĩ đại, quân vương ta chỉ vậy
Bên các thần ta tìm kiếm thiệt hơn,
Thi sĩ người sẽ nhận làm con,
Của thần thánh còn ta là hình ảnh,
Và khi tiếng đàn người êm đềm thanh mảnh,
Cất lên thu phục hết trái tim người,
Để lại cho ta hình bóng xác thân thôi,
Thi sĩ hỡi, quả người là vương chủ…
- Tâu bệ hạ, tôi biết người thường xuyên đàm đạo với các nàng thơ, nhưng tôi không biết rằng người còn coi họ là viên cố vấn chính của người.
- Thưa cha, họ còn phải kém cha. Chính vì không muốn bị phiền nhiễu trong mối tương giao với các nàng thơ mà con muốn. đưa cha lên hàng đầu. Cha nghe đây nhé, bây giờ con phải trả lời một bài nhã thi do ông thầy vĩ đại thân yêu của con gửi tới vậy con không thể trao cho cha ngay bây giờ tất cả những giấy tờ cần thiết để giúp cha hiểu được vấn đề lớn chia rẽ Phillip II và con. Ngoài ra, còn có cả một kế hoạch chiến dịch do các thượng thư của con thảo ra. Con sẽ tìm tất cả những thứ đó và trao cho cha vào sáng ngày mai.
- Vào mấy giờ, thưa bệ hạ?
- Mười giờ. Và nếu vô tình con lại bận bịu với thơ phú, con ngồi trong phòng làm việc, thì cha cũng cứ vào, cha sẽ cầm tất cả những giấy tờ mà cha thấy có trên cái bàn này, để trong chiếc cặp đỏ, màu này chói, dễ nhận thấy, cha sẽ không nhầm đâu. Còn con, con đi viết cho Ronsard đây.
- Vậy xin tạm biệt, thưa bệ hạ.
- Tạm biệt cha.
- Bệ hạ cho phép tôi được hôn tay?
- Cha nói gì cơ? Hôn tay ấy à? Chỗ của cha là ở trong cánh tay con, trên trái tim con. Lại đây, ông chiến binh già, lại đây.
Và Charle IX kéo lại phía mình Coligny đang cúi chào và đặt môi lên mái tóc bạc của ông già.
Đô đốc vừa bước ra vừa chùi một giọt lệ.
Charle IX nhìn theo cho tới khi không còn nhìn thấy bóng ông ta nữa, đồng thời vểnh tai nghe ngóng cho tới lúc bước chân ông ta im hẳn. Rồi khi không còn nghe và nhìn thấy gì nữa Charle gục đầu xuống, theo thói quan, và chậm rãi đi từ căn phòng đang đứng sang phòng vũ khí.
Phòng này là nơi ưa thích nhất của nhà vua. Tại đây ông học đấu kiếm với Pompée và thơ phú với Ronsard. Ông cho thu nhặt về đây một bộ sưu tập lớn những vũ khí tự vệ và tấn công đẹp nhất mà ông có thể tìm được. Vì thế nên tất cả các mặt tường đều treo đầy những rìu, mộc, thương, kích, súng lục, súng trường. Cùng ngày hôm đó, một nhà chế tạo vũ khí rất nổi danh đã mang tới cho ông một khẩu hoả mai tuyệt đẹp, trên nòng súng có bốn câu thơ được nạm bằng bạc do chính nhà thi sĩ - quân vương sáng tác:
Để giữ lòng tin Chúa
Em đẹp và thuỷ chung
Chống kẻ thù đức vua
Em đẹp và tàn ác.
Charle bước vào phòng này và sau khi đóng cửa chính là cửa ông vừa đi vào, ông tới vén một tấm rèm treo che khuất lối đi thông sang một căn buồng khác. Ở đó, một người đàn bà đang quỳ trên một chiếc ghế cầu nguyện.
Vì động tác của nhà vua rất chậm rãi và bước chân của ông êm nhẹ trên thảm trải sàn nên người đàn bà không nghe thấy gì hết, vẫn tiếp tục cầu nguyện. Charle đứng yên lặng một lúc nhìn bà ta, dáng ưu tư.
- Này, Madelon! - Nhà vua gọi.
Người đàn bà đang quỳ ngẩng đầu và mỉm cười khi nghe thấy giọng nói thân quen, rồi bà đứng dậy:
- A, con đấy ư,? - Bà nói.
- Vâng, nhũ mẫu lại đây.
Charle thả rơi cánh rèm cửa và tới ngồi lên tay ghế bành.
Nhũ mẫu bước tới.
- Con muốn gì ta, Charle? - Bà hỏi.
- Nhũ mẫu lại đây và trả lời khẽ thôi.
Nhũ mẫu tới gần với vẻ thân mật có thể xuất phát từ tình mẫu tử của một người đàn bà với đứa con mà bà đã cho bú mớm mặc cho những bài vè đương thời gán cho thái độ thân mật đó một nguồn gốc kém trong sáng hơn nhiều.
- Con nói đi. - Bà nói.
- Người mà ta cho gọi đã tới chưa?
- Y đã đến được nữa giờ rồi.
Charle đứng dậy, đển gần cửa sổ nhìn xem có ai rình mò không, đến gần cửa ra vào vểnh tai nghe ngóng để yên tâm là không có ai nghe trộm, rồi ông tới phủi bụi trên các vũ khí chiến tích của mình, vuổt ve một con chó săn lớn vẫn theo sát ông từng bước như bóng với hình, và nói tiếp với nhũ mẫu:
- Được rồi, nhũ mẫu cho y vào đi.
Người đàn bà nhân hậu bước ra, còn nhà vua tới tựa vào một cái bàn trên đó bày đủ các loại vũ khí.
Ngay lúc đó, tấm rèm cừa lại được vén lên nhường đường cho kẻ mà ông chờ đợi.
Đó là một người đàn ông tuổi trạc bốn mươi, mắt màu xám đầy vẻ giả dối, mũi khoằm như mỏ chim cú, gò má nhô cao. Khuôn mặt y cố ra vẻ tôn kính nhưng chỉ hiện lên được một nụ cưởi đạo đức giả trên đôi môi tái nhợt vì sợ hãi.
Charle nhẹ nhàng vươn tay ra đằng sau nắm lấy báng một khẩu súng ngắn kiểu mới sáng chế, bắn được nhờ một viên đá chạm vào một bánh răng thép, thay cho loại bắn bằng ngòi nổ.
Ông đưa con mắt nhìn nhân vật mới vào, vừa nhìn ông vừa huýt sáo một trong những điệu nhạc săn ưa thích đúng giọng và khá êm tai.
Vài giây trôi qua, trong lúc gương mặt của người khách lạ mỗi lúc một thêm thiểu não thì nhà vua cất tiếng:
- Có đúng người là kẻ mà người ta gọi là Françoise de Louis Maurevel?
- Tâu bệ hạ, đúng vậy.
- Chỉ huy pháo thủ?
- Thưa vâng.
- Ta có ý muốn gặp người.
Maurevel nghiêng mình.
- Người biết rằng - Charle vừa nói vừa nhấn mạnh từng từ một - Ta yêu mến tất cả thần dân của ta như nhau.
- Tôi biết - Maurevel lắp bắp - Rằng bệ hạ là cha của dân.
- Và người biết rằng Giatô giáo và Tân giáo đều là con dân của ta.
Maurevel nín lặng nhưng sự run rẩy toàn thân của y càng thêm rõ rệt dưới cái nhìn sắc bén của nhà vua, mặc dù y đứng trong bóng tối.
- Điều đó có làm người phật lòng không? - Nhà vua tiếp tục - Người là kẻ đã ra sức diệt trừ người Tân giáo đến thế cơ mà?
Maurevel quỳ sụp xuống.
- Tâu bệ hạ - Y lắp bắp - Xin Người hãy tin rằng…
- Ta tin rằng - Charle vẫn tiếp tục và chằm chằm nhìn Maurevel với cái nhìn từ trống rỗng dần dần trở thành rực lửa. - Ta tin rằng ở Moncontour người đã thèm khát được giết ông đô đốc vừa ở đây ra. Ta tin rằng người đã bắn trượt và sau đó người bèn gia nhập vào quân của quận công d Anjou, em ta. Và sau hết ta tin rằng người lại gia nhập lần nữa vào quân đội của các hoàng thân Tân giáo, và người đã tòng ngũ trong quân đoàn của ông de Mouy de Saint Phale.
- Ôi, tâu bệ hạ!
- Ông ta có phải là một người can đảm xứ Picardi không nhỉ?
- Ôi, tâu bệ hạ, tâu bệ hạ - Maurevel kêu lên - Xin Người đừng giày vò tôi nữa!
- Ông ta là một sĩ quan xứng đáng - Charle tiếp tục nói và càng nói thì vẻ độc ác gần như hung bạo càng hiện lên nét mặt - Ông ta đã tiếp nhận người như một người con, cho ở, cho ăn, cho quần áo mặc.
Maurevel bật ra một tiếng thở dài tuyệt vọng.
- Người vẫn gọi ông ta là cha, hình như thế - Nhà vua nói một cách tàn nhẫn - Và một tình bạn thân thiết gắn bó người với cậu de Mouy de Saint Phale con phải không?
Maurevel vẫn quỳ, mỗi lúc một rạp người xuống như bị đè bẹp dưới những lời nói của Charle đang đứng như một pho tượng, mặt lạnh tanh chỉ có đôi môi là còn cử động.
- Tiện thể - Nhà vua nói tiếp - Có phải là đáng lẽ người đã lĩnh được mười ngàn écus ở chỗ ông de Guise nếu người giết chết đô đốc không nhỉ?
Kẻ ám sát hoảng sợ sững sờ, đập trán xuống sàn nhà.
- Còn về phần ngài de Mouy de Saint Phale, người cha tốt bụng của người, một hôm người theo ông ta đi trinh sát về phía Sơvrơ, ông ta đã đánh rơi roi ngựa và xuống ngựa để nhặt roi. Lúc đó có một mình người với ông ta, người bèn rút súng trong bao yên ngựa ra và nhân lúc ông ta cúi xuống, người đã bắn vỡ hông ông ta, giết ông ta chết ngay tại chỗ. Khi thấy ông ta đã chết, người bèn tẩu thoát với con ngựa mà ông ta đã tặng cho người. Chuyện là như thế có đúng không nhỉ?
Maurevel im thin thít trước lời buộc tội mà mỗi chi tiết đều hết sức xác thực, còn Charle lại thổi sáo điệu nhạc săn cũng với sự chính xác và êm tai ấy.
- Ề này, thầy cả chuyên nghề sát nhân - Lát sau nhà vua nói - Mi có biết là ta rất thèm được cho treo cổ mi lên không?
- Ôi, bệ hạ! - Maurevel kêu lên.
- Gã de Mouy de Saint Phale con hôm qua vẫn còn cầu xin ta điều đó. Thật ra ta còn chưa biết trả lời y như thế nào, vì lời yêu cầu của y có lý lắm.
Maurevel chắp tay lại.
- Y lại càng có lý hơn bởi vì như mi vừa nói đấy, ta là cha của dân và như ta đã trả lời mi, giờ đây ta làm lành với những người Tân giáo rồi thì họ cũng là con dân của ta như những người Giatô giáo vậy.
- Tâu bệ hạ - Maurevel đã hoàn toàn thất đảm nói - Sinh mạng của tôi nằm trong tay bệ hạ, xin người tuỳ ý định đoạt.
- Mi nói đúng đấy, ta chẳng đổi nó lấy một trinh đâu.
- Nhưng, tâu bệ hạ - Tên sát nhân hỏi - Vậy chẳng còn phương cách nào để chuộc lại tội lỗi của tôi ư?
- Ta không hề biết. Mặc dầu vậy, nếu ta ở vào địa vị của mi thì… Tạ ơn Chúa, điều đó không phải như vậy.
- Vậy, thưa bệ hạ, nếu Người ở vào địa vị tôi thì sao ạ? - Maurevel thì thầm hỏi, mắt nhìn như uống lấy từng lời của Charle.
- Ta tin rằng ta sẽ xoay sở được thôi - Nhà vua nói.
Maurevel chống một tay, và quỳ trên một chân, mắt vẫn đăm đăm nhìn Charle tựa như để yên trí rằng nhà vua không giễu cợt y.
- Hiển nhiên là ta rất yêu quý ông de Mouy de Saint Phale con - Nhà vua tiếp tục - Nhưng ta cũng rất yêu quý ông em họ de Guise của ta. Và nếu ông ta xin cứu mạng cho một người mà kẻ kia đòi phải giết thì ta xin thú nhận là ta sẽ lúng túng lắm. Tuy nhiên, về mặt chính trị cũng như về tôn giáo, đúng ra có lẽ ta sẽ làm cái điều mà ông em de Guise sẽ đòi hỏi, vì rằng de Mouy de Saint Phale, dù là một viên chỉ huy quả cảm đấy, nhưng y thật quá nhỏ bé nếu so với một hoàng thân xứ Lorainne.
Trong khi nhà vua nói những lời đó, Maurevel từ từ đứng dậy như một người chết đang dần dần trở về với cuộc sống.
- Vậy là, trong cái hoàn cảnh hiểm nghèo của mi, điều quan trọng đối với mi sẽ là giành được mối thiện cảm của ông em de Guise của ta. Nhân đây, ta cũng nhớ lại một chuyện mà ông ta kể cho ta nghe hôm qua.
Maurevel xích lại gần thêm một bước.
- "Tâu bệ hạ, ông ta nói với ta, Ngươi có tưởng tượng được không, mỗi buổi sáng, vào lúc mười giờ, kẻ thù không đội trời chung với tôi lại đi từ cung Louvre về qua phố Saint-Germain l Auxerrois. Tôi nhìn thấy y từ cửa sổ của một tầng trệt, đó là cửa sổ nhà ông gia sư cũ của tôi là cha Pie Pil. Vậy là mỗi ngày tôi đều nhìn thấy kẻ thù của tôi và mỗi ngày tôi đều cầu cho quỷ sứ nghiền nát y ra trong lòng đất". Vậy thầy thử nói xem, thầy cả Maurevel - Charle tiếp tục - Nếu mi là quỷ sứ, hoặc nếu mi chỉ ở địa vị quỷ sứ một lát thôi, thì liệu điều đó có làm vui lòng ông em họ de Guise của ta không nhỉ?
Maurevel đã tìm lại được nụ cười đao phủ trên đôi môi còn tái nhợt vì kinh hoàng, y buột miệng:
- Nhưng tâu bệ hạ, tôi không có khả năng mở được lòng đất.
- Ấy vậy mà người đã mở được cửa đất cho ông de Mouy de Saint Phale can đảm đấy, ta nhớ là thế. Người lại sắp sửa nói với ta rằng đó là vì với một khẩu súng lục… Này người không còn khẩu súng ấy nữa à?
- Cúi xin bệ hạ tha tội - Tên sát nhân đã gần hoàn hồn trả lời Nhưng tôi bắn súng hoả mai khá hơn là súng lục.
- Ồ! Charle nói - Hoả mai hay súng lục, có can hệ gì, và ta tin chắc rằng ông em họ de Guise của ta sẽ chẳng cằn nhằn về việc chọn các phương tiện đâu.
- Nhưng - Maurevel nói - Tôi cần có một vũ khí mà tôi có thể tin vào độ chính xác của nó, vì có lẽ tôi sẽ phải bắn từ xa.
- Trong phòng này có mười khẩu hoả mai - Charle IX nói - Với chúng, cách một trăm năm mươi bước ta bắn tin một đồng écus. Người có muốn thử không?
- Ôi tâu bệ hạ, tôi rất vui mừng được thử - Maurevel vừa kêu lên vừa tiến về phía khẩu hoả mai được đặt trong một góc, mà người ta mới đem tới cho Charle ngày hôm ấy.
- Không, không được, đừng có lấy khẩu ấy - Charle nói - Ta để dành nó cho ta dùng. Sắp tới ta sẽ có cuộc săn lớn, ta sẽ sử dụng nó. Ngoài khẩu ấy ra, người muốn lấy khẩu nào cũng được.
Maurevel gỡ một khẩu hoả mai khỏi chùm chiến phẩm.
- Bây giờ thì, tâu bệ hạ, kẻ thù ấy là ai? - Kẻ chuyên ám sát người hỏi.
- Làm sao ta biết được điều đó? - Charle IX trả lời vừa đè bẹp tên khốn kiếp bằng một cái nhìn khinh khi.
- Vậy tôi sẽ hỏi ngài de Guise - Maurevel lắp bắp.
Nhà vua nhún vai.
- Thôi đừng hỏi nữa - Ông nói - Ông de Guise sẽ không trả lời đâu. Ai lại đi trả lời những chuyện như thế. Chỉ có kẻ nào không muốn bị treo cổ thì phải tự đoán lấy thôi.
- Nhưng nói cho cùng thì làm sao tôi nhận ra y được?
- Ta đã nói với người là sáng nào y cũng đi qua cửa sổ nhà cha Pierre Pile cơ mà.
- Nhưng có nhiều người cũng đi qua trước cửa sổ ấy, xin bệ hạ hãy chỉ cho tôi một dấu hiệu nào đó thôi.
- Ồ, dễ quá. Ngày mai chẳng hạn, y sẽ cắp trong tay một chiếc cặp bằng da thuộc màu đỏ.
- Tâu bệ hạ, thế là đủ.
- Ngươi vẫn còn con ngựa chạy rất hay mà ông de Mouy de Saint Phale tặng đấy chứ?
- Tâu bệ hạ, tôi có một con ngựa chiến chạy cực nhanh.
- Ồ, ta chẳng lo lắng gì cho người đâu. Duy có điều người biết được thì cũng tốt, đó là tu viện có một cửa sau.
- Xin cảm ơn bệ hạ, giờ xin bệ hạ cầu Chúa cho tôi.
- A, còn chuyện quái đản ấy nữa cơ mà! Có mà cầu quỷ sứ thì đúng hơn, vì chỉ nhờ có nó phù hộ mà người mới thoát khỏi dây treo cổ.
- Xin tạm biệt bệ hạ.
- Tạm biệt! À, mà này Maurevel, phải nhớ rằng nếu người ta nói về người trước mười giờ sáng mai hoặc lại không nói gì về người sau mười giờ sáng thì ở Louvre có một hầm giam đấy.
Và vua Charle IX lại thản nhiên huýt sáo đúng giọng hơn bao giờ hết điệu nhạc săn ưa thích.
Chú thích:
(1) Nhà thơ Pháp
Chúng ta chắc chưa quên
trong những chương trước câu chuyện có đả động đến một nhà quý tộc tên là de
Mole được Henri de Navarre sốt ruột đợi chờ. Nhà quý tộc trẻ tuổi đó như đô đốc
đã tiên đoán, tới Paris qua cửa ô Saint-Marcel vào xế chiều ngày 21 tháng Tám
năm 1572. Vừa liếc mắt nhìn với vẻ khá khinh thị những quán trọ trương đầy hai
bên đường những biển hiệu lòe loẹt, chàng vừa để cho con ngựa còn đẫm mồ hôi
lao tới tận trung tâm thành phố. Sau khi qua quảng trường Maubert, cầu Nhỏ, cầu
Đức Bà, và đi theo dọc bờ sông, chàng dừng lai ở đầu phố Bresec mà nay chúng ta
gọi là phố Arbre -sec (để tiện cho độc giả, nên giữ nguyên tên gọi hiện đại
này).
Chắc hẳn tên phố làm vừa lòng chàng, vì chàng đi luôn vào phố đó. Phía bên tay trái chàng có một tấm biển tôn lộng lẫy kêu ken két trên cây cột sắt cùng với tiếng chuông hoà nhịp theo khiến chàng chú ý và dừng lại một lần nữa để đọc dòng chữ: "Quán trọ Tinh tú" như để chú thích cho một bức tranh nhằm ve vãn có hiệu quả nhất đối với những du khách đang đói mềm: Một chú gà quay giữa bầu trời đen ngòm, với hình một người mặc măng-tô đỏ chìa tay, túi tiền và những lời nguyện ước của mình về phía "vì sao" kiểu mới đó.
"Một quán trọ có vẻ được ra phết! - Nhà quý tộc tự nhủ - Và thề với linh hồn mình, chủ quán ắt phải là một thằng cha láu cá. Mình vẫn nghe nói rằng phố Arbre - Sec nằm trong khu kế cận cung Louvre, và miễn là quán đáp ững đúng cái biển hiệu của nó phần nào thôi, thì mình ngụ qua đêm ở đây cũng là tốt lắm rồi".
Trong khi anh chàng mới tới này lẩm bẩm bài độc thoại ấy thì một kỵ sĩ khác đi từ đầu phố kia tới, tức là từ phố Saint-Honoré, cũng dừng lại và đứng ngây ngất trước biển hiệu của quán Tinh tú.
Trong hai người thì một người đã được chúng ta biết, ít ra là tên. Chàng cưỡi một con ngựa trắng giống Tây Ban Nha, mặc chiếc áo màu đen điểm hạt huyền. Chàng khoác ngoài một chiếc áo măng-tô bằng nhung tím thẫm, mang ủng da đen, đeo thanh kiếm chuôi bằng thép chạm trổ và con dao găm cũng kiểu như thế. Bây giờ, nếu chúng ta chuyển từ y phục sang dung mạo, chúng ta có thể nói rằng đó là một người khoảng hai bốn, hai lăm tuổi, nước da rám nắng, mắt xanh, ria mép thanh nhã, răng sáng bóng như làm sáng rỡ khuôn mặt khi đôi môi đẹp và quý phái của chàng nở một nụ cười hiền hậu và u sầu.
Người lữ khách thứ hai thì hoàn toàn trái ngược với người thứ nhất. Dưới vành mũ uốn cong để lộ ra những món tóc ngắn, rậm và quăn, màu gần như đỏ quốch hơn là vàng hung. Dưới những món tóc là cặp mắt xám mà bất cứ một sự phật ý nhỏ nào cũng làm cho nó sáng rực lên đến mức lúc đó có thể nói là chúng màu đen. Phần còn lại của gương mặt là nước da hồng hào, cặp môi mỏng dưới bộ ria vàng hoe và hàm răng đẹp. Nói tóm lại, người du khách đó, với nước da trắng trẻo, dáng cao lớn, vai rộng, là một kỵ sĩ rất điển trai theo đúng nghĩa của nó.
Từ một tiếng đồng hồ nay chàng ghếch mũi lên nhìn vào các cửa sổ với cái cớ là tìm những biển hiệu, khiến các bà, các cô phải dõi theo ngắm chàng. Còn về phần các ông thì chắc cũng đã phần nào suýt bật cười khi nhìn thấy chiếc áo choàng chật cứng, chiếc quần chẽn bó lấy người và đôi ủng cổ lỗ của chàng, nhưng họ nén ngay chuỗi cười để bắt đầu bằng một câu êm ái nhất "Chúa giữ cho anh!" khi nhìn thấy nét mặt chàng trong một phút đã thể hiện đến mười vẻ khác nhau, trừ cái vẻ nhân hậu là đặc tính cố hữu của gương mặt người tỉnh lẻ khi lúng túng.
Chàng là người đầu tiên bắt chuyện với nhà quý tộc thứ nhất lúc đó đang mải ngắm quán trọ Tinh tú.
- Mẹ kiếp! Thưa ông - Chàng nói với giọng miền núi đặc sệt khiến cho người ta nhận ra ngay giọng của người vùng Piémontais, có muốn cũng không trộn vào đâu được - Chúng ta đang ở gần cung Louvre phải không? Dù sao tôi cũng tin rằng ông có cùng một sở thích như tôi, thật là thoả mãn cho tôi quá.
- Thưa ông - Chàng kia trả lời với giọng Provençal cũng đặc sệt chẳng kém gì giọng Piémontais của ông bạn - Quả thực tôi cũng nghĩ rằng quán trọ này ở gần Louvre. Tuy nhiên, tôi còn đang tự hỏi không biết liệu tôi có hân hạnh được cùng ý kiến với ông không. Tôi còn nghĩ đã.
- Ông còn chưa quyết ư, thưa ông? Cái quán này nom được ấy chứ. Ngoài ra thì hình như tôi cũng bị quyến rũ vì sự có mặt của ông. Dù sao thì ông cũng nên thừa nhận là bức tranh kia khá hấp dẫn.
- Ồ, hẳn thế, nhưng chính điều ấy lại khiến tôi nghi ngờ sự thực: người ta bảo tôi rằng ở Paris đầy những kẻ lừa bịp. Họ có thể lừa người với một cái biển hiệu cũng như với những thứ khác.
- Mẹ kiếp! Thưa ông - Chàng Piémontais nói - Tôi chẳng lo ngại gì về những trò lừa bịp. Nếu chủ quán dành cho tôi một chú gà kém vàng giòn hơn con gà của y trên biển kia thì tôi sẽ xiên chính y vào que nướng chả và sẽ không rời y cho tới khi y chín vàng một cách thích đáng mới thôi. Ta vào thôi, thưa ông!
- Ông làm cho tôi hết do dự đấy - Chàng Provençal vừa nói vừa cười - Thưa ông, vậy tôi xin đi theo ông.
- Ồ thưa ông, thề có linh hồn tôi, tôi sẽ không đi trước đâu, vì tôi chỉ là kẻ đầy tớ hèn kém của ông, bá tước Anibal de Coconas , mà thôi.
- Còn tôi, thưa ông, tôi là bá tước Joseph Hyacinthe Boniface Lerac de Mole, kẻ luôn luôn sẵn sàng phục vụ ông.
- Vậy thì, thưa ông, chúng ta hãy khoác tay nhau và vào cùng một lúc.
Kết quả của đề nghị dung hoà này là hai chàng trai xuống ngựa, ném dây cương cho một người coi ngựa, khoác tay nhau và vừa chỉnh lại kiếm vừa tiến về phía cửa quán trọ, nơi mà gã chủ quán đang đứng. Nhưng trái hẳn với những lề thói của loại người này, tay chủ quán đàng hoàng này chẳng mảy may chú ý đến các chàng trai vì y đang bận đàm luận với một gã cao lớn, khô khỏng và vàng vọt quấn mình trong chiếc măng-tô màu nấm amandou, hệt như con cú vùi mình trong đám lông vậy.
Hai nhà quý tộc đến gần chủ quán và người mang măng-tô màu nấm amandou đang nói chuyện với y, Coconas bực mình vì thấy người ta dám coi thường mình và ông bạn đến thế liền kéo tay áo chủ quán. Gã này giật mình như tỉnh cơn mơ và lật đật chia tay người đối thoại bằng một câu:
- Xin tạm biệt ông, ông đến nhé. Và nhất là phải cho tôi biết giờ đấy
- Này, lão quỷ quái kia - Coconas nói - Anh không thấy là bọn ta đang cần nói chuyện với anh à?
- À xin lỗi, thưa các ông - Chủ quán nói - Vừa rồi tôi không nhìn thấy các ông.
- Mẹ kiếp, nhẽ ra anh phải nhìn thấy. Giờ đã nhìn thấy rồi thì thay cho chữ "thưa ông", thì anh làm ơn xưng hô là "thưa bá tước", nghe chưa?
De Mole đứng phía sau, để mặc Coconas tự mình giải quyết công chuyện.
Tuy nhiên thật dễ nhận thấy qua cặp lông mày nhíu lại của chàng là chàng sẵn sàng tiếp tay cho Coconas khi có dịp.
- Vậy thì, thưa bá tước, ngài cần gì? - Chủ quán hỏi với giọng bình thản nhất đời.
- Được. Khá hơn rồi đấy phải không?
Coconas vừa nói vừa quay về phía De Mole đang gật đầu biểu đồng tình - Bọn ta, ngài bá tước đây và ta, thấy biển hàng của anh hấp dẫn, chúng ta muốn có nơi ăn chốn ở trong quán trọ của anh.
- Thưa quý ngài - Chủ quán đáp - Tôi lấy làm thất vọng. Chúng tôi chỉ có một phòng và tôi e rằng điều đó không thích hợp với quý ngài.
- Thế chứ, thế càng tốt - De Mole nói - Chúng ta sẽ đi trọ chỗ khác.
- A! Không, không, tôi ở lại - Coconas nói - Ngựa tôi mệt lừ rồi. Tôi sẽ lấy phòng đó vì ông không thích.
- À, nếu thế thì lại khác - Chủ quán trả lời với một giọng tỉnh bơ láo xược - Nếu các ngài chỉ có một người, thì tôi không thể nào cho quý ngài trọ được.
- Mẹ kiếp - Coconas kêu lên – Thế chứ, tên này quả là quân súc sinh dở hơi. Mới rồi chúng ta hai người là thừa, giờ một người lại thành thiếu. Mi không muốn cho chúng ta trọ hả, tên súc sinh kia?
- Thưa quý ngài, nếu quý ngài thấy như vậy thì tôi xin trả lời thẳng thắn.
- Trả lời đi, và nhanh lên.
- Thế thì, thà là tôi muốn không có cái hân hạnh được cho quý ngài trọ thì hơn.
- Bởi vì sao?… Coconas mặt tái đi vì giận, hỏi.
- Vì rằng quý ngài không có đầy tớ, và được một phòng chủ đủ người, thì hoá ra tôi lại có hai phòng đầy tớ không có người. Vậy nếu tôi giao cho các ngài phòng của chủ thì chắc hẳn là tôi không thể cho thuê các phòng kia.
- Thưa ông de La Mole - Coconas vừa nói vừa quay lại phía sau - Có phải ông cũng có ý định như tôi là chúng ta sẽ giết quách cái thằng cha kia đi không?
- Điều đó dễ thôi - De Mole vừa nói vừa cùng với bạn chàng sửa soạn nện cho chủ quán một trận đòn roi.
Nhưng mặc dù có dấu hiệu chẳng lành từ phía hai nhà quý tộc kia, chủ quán vẫn không tỏ vẻ ngạc nhiên. Y lùi lại một bước để đứng hẳn vào nhà và nói với giọng giễu cợt:
- Rõ là quý ngài đây mới ở tỉnh lên cũng phải. Ở Paris, chuyện giết các chủ quán trọ không chịu cho thuê phòng đã hết kiểu cách này rồi. Bây giờ người ta giết các đại lãnh chúa chứ không giết các anh thị dân. Nếu các ngài gào to quá, tôi sẽ gọi hàng xóm của tôi .Và thế là chính các ngài sẽ bị nện roi. Điều đó quả không xứng chút nào với lước hiệu của nhị vị.
- Ấy thế mà nó lại còn chế nhạo chúng ta - Coconas tức tối kêu lên - Mẹ kiếp!
- Grégoire, đem khẩu hoả mai lại đây! - Chủ quán gọi đầy tớ và cái giọng cứ như thể gọi "Đem ghế lại cho các quý ngài đây".
- Trippe del papa!(1) - Coconas vừa thét vừa rút kiếm ra - Cựa quậy đi cho nóng người lên, ông de Mole!
- Thôi thôi, xin ông, trong lúc chúng ta cựa quậy cho ấm thì món súp nguội mất.
- Thế nào? Ông bảo sao? - Coconas kêu lên.
- Tôi thấy rằng cái nhà ông Tinh tú này có lý đấy. Duy có điều ông ấy không biết cách xử sự với lữ khách đó thôi, nhất là khi các lữ khách đó lại là những nhà quý tộc. Thay vì nói năng bỗ bã với chúng ta là "Quý ông, tôi không muốn chứa quý ông" thì lẽ ra ông ta phải nói rất lịch sự rằng: "Thưa quí ông, xin mời vào", rồi sau đó mới ghi rõ: Phòng của chủ ngần này, phòng của tớ ngần này. Nếu chúng ta không có đầy tớ thì rồi chúng ta sẽ lấy đầy tớ vào.
Vừa nói, De Mole vừa nhẹ nhàng gạt chủ quán đang với tay lấy súng sang một bên, đẩy Coconas vào nhà và cũng vào theo sau chàng ta.
- Mặc kệ - Coconas nói - Tôi khó lòng tra được kiếm vào vỏ trước khi tin chắc rằng nó xỉa cũng khéo như những cái que xiên mỡ của thằng cha kia vậy.
Bình tĩnh nào, ông bạn thân mến - De Mole nói - Tất cả mọi quán trọ đều đầy những quý tộc bị thu hút về Paris để dự hội hè nhân đám cưới hoặc để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh sắp tới ở Flandre. Chúng ta chẳng còn tìm thấy quán khác nữa đâu. Vả lại, có lẽ ở Paris người ta có thói tiếp đón những người khách lạ như vậy đấy.
- Mẹ kiếp! Ông mới kiên nhẫn chứ! - Coconas vừa lẩm bẩm, vừa tức giận xoắn bộ ria mép hung đỏ và lườm chủ quán .
- Cái thằng khốn này hãy cẩn thận đấy: Nếu bếp núc nấu không ngon, nếu đệm giường không ấm, nếu rượu nhà mi vào chai không đủ ba năm, nếu đầy tớ nhà mi không nhanh chân nhẹn cẳng…
- Thôi, thôi, thôi, thưa ông quý tộc - Chủ quán vừa nói vừa liếc con dao đeo trên thắt lưng - Ông có thể yên tâm đi, ông lạc vào xứ tiên đấy.
Rồi y vừa khẽ nói, vừa lắc đầu:
- Lại mấy thằng Tân giáo đây! Cái quân phản phúc ấy, từ dạo có đám cưới cái thằng Bearn nhà chúng nó với lệnh bà Margot, đứa nào cũng trở nên láo xược hẳn.
Và với một nụ cười có thể khiến cho khách trọ của y rợn tóc gáy nếu họ nhìn thấy, y nói thêm:
- Và thật là khoái tỉ, mình lại có mấy thằng Tân giáo rơi vào tay, và rồi…
- Bớ chủ quán! Chúng ta có được ăn hay không đây? - Coconas xoe xóe hỏi, cắt ngang dòng độc thoại của chủ quán.
- Vâng, xin hầu đúng ý ông, thưa ông - chủ quán trả lời.
- Thế thì chúng ta ban ý rồi đấy, nhanh lên! - Coconas đáp.
Rồi chàng quay về phía De Mole:
- Này bá tước, trong lúc người ta dọn phòng cho chúng ta, xin ông hãy nói cho tôi hay: ông có tình cờ mà lại thấy Paris vẫn là một thành phố vui tươi không, thưa ông?
- Thế chứ, không - De Mole nói - Dường như tôi chỉ mới gặp ở đây những gương mặt hoặc là hoảng hốt, hoặc là dữ tợn. Có lẽ là vì những người Paris sợ giông chăng. Ông có thấy là trời tối sầm và không khí oi lắm không?
- Bá tước này, ông đang tìm cung Louvre phải không?
- Hình như ông cũng thế thì phải, thưa ông de Coconas.
- Vậy thì nếu ông muốn, chúng ta cũng sẽ cùng tìm đến đó.
- Cái gì cơ. Ra phố bây giờ thì có hơi muộn quá không?
- Muộn hay không, tôi cũng phải đi. Mệnh lệnh giao cho tôi rất rõ ràng. Đến Paris càng sớm càng tốt, và đến lúc nào, phải liên lạc ngay với quận công de Guise.
Nghe đến tên quận công de Guise, chủ quán nhích lại gần, chăm chú nghe.
- Hình như cái thằng ba que kia muốn nghe lỏm chúng ta đấy - Coconas nói. Là người xứ Piémontais, chàng vốn thù dai và không thể bỏ qua cho chủ quán Tinh tú cái tội đã tiếp đón lữ khách một cách kém lịch sự.
- Vâng, thưa quý ông, tôi có nghe quý ông nói chuyện - Chủ quán vừa nói vừa chạm tay vào mũ trùm - Nhưng đó là để hầu quý ông tốt hơn thôi ạ. Tôi nghe đến tên quận công De Guise vĩ đại là tôi chạy lại ngay. Tôi có thể giúp gì cho quý ông không?
- A! A! Cái từ ấy có phép mầu hay sao đây. Lúc nãy mi xấc láo thế sao bây giờ lại ngọt thế. Mẹ kiếp, này chủ quán, chủ quán… tên mi là gì ấy nhỉ?
- Chủ quán La Hurière - Chủ quán vừa trả lời vừa nghiêng mình.
- Thế này chủ quán La Hurière ạ, mi tưởng rằng tay ta không nặng bằng tay quận công de Guise hay sao mà cái tên ông ta lại khiến mi trở nên nhã nhặn thế?
- Không ạ, thưa bá tước, nhưng tay ông ta dài hơn - Chủ quán đối đáp lại và nói thêm - Vả chăng, cần phải nói với ngài rằng Henri vĩ đại là thần tượng của dân Paris chúng tôi.
- Henri nào? - De Mole hỏi.
- Tôi thấy hình như chỉ có một thôi, - Chủ quán nói.
- Xin lỗi, ông bạn, còn có cả Henri de Navarre ta xin anh đừng có nói xấu, ấy là không kể Henri de Condé là người cũng có giá trị.
- Những ông ấy tôi không được biết - Chủ quán đáp.
- Vâng, nhưng ta biết họ - De Mole nói - Và vì ta được gửi gắm cho đức vua Henri de Navarre. Ta xin anh đừng có nói xấu về Người trước mặt ta.
Chủ quán không trả lời de Mole, chỉ khẽ chạm tay vào mũ trùm và tiếp tục săn đón Coconas:
- Vậy là đức ông sắp được hầu chuyện quận công de Guise vĩ đại. Đức ông thật là một nhà quý tộc sung sướng. Hẳn là đức ông đến để…
- Để làm gì? - Coconas hỏi.
- Để dự hội - Chủ quán trả lời với một nụ cười kỳ quặc.
- Có lẽ anh phải nói là dự các hội hè thì hơn, vì ta nghe nói là Paris ngập ứ những hội với hè. Ít ra thì người ta cũng chỉ nói về vũ hội, tiệc tùng với đua ngựa mà thôi. Ở Paris mọi người vui chơi khá đấy chứ nhỉ?
- Thưa ông, vẫn còn từ tốn thôi, Ít ra là tới lúc này. - Chủ quán đáp - Nhưng mà ta sắp được vui chơi đấy, tôi mong là thế.
- Đám cưới của đức vua Navarre thu hút nhiều người tới thành phố này đấy chứ - De Mole nói.
- Thưa ông vâng, nhiều kẻ Tân giáo - La Hurière trả lời vỗ mặt luôn. Rồi y tĩnh trí lại, nói:
- À xin lỗi, có lẽ quý ngài theo Tân giáo chăng?
- Ta mà theo Tân giáo à - Coconas kêu lên - Thôi đi! Ta là người Giatô giáo cũng giống như đức cha giáo hoàng vậy.
La Hurière quay về phía De Mole tựa như muốn hỏi dò, nhưng hoặc là vì De Mole không hiểu cái nhìn của chủ quán, hoặc là vì chàng thấy nên trả lời bằng một câu hỏi khác thì tiện hơn.
- Nếu anh không biết về đức vua Navarre, chủ quán La Hurière, có lẽ anh biết tí gì về đô đốc chăng? Ta nghe nói đô đốc có được hưởng một ân sủng nào đó ở triều đình. Vì ta được gửi gắm đến chỗ ông ta nên ta muốn biết ông ta ngụ tại đâu, nếu như nói ra cái địa chỉ ấy không làm sướt lưỡi anh.
- Ông ta đã từng ở tại phố Béthisy, thưa ông, từ đây đi rẽ phải - Chủ quán nói với vẻ hài lòng không che đậy nổi.
- Thế nào? Ông ta đã từng ở… - De Mole hỏi - Ông ta chuyển nhà rồi à?
- Vâng, có lẽ là chuyển khỏi thế giới này.
- Thế là thế nào? - Cả hai nhà quý tộc cùng kêu lên - Đô đốc chuyển khỏi thế giới này à!
- Sao ạ? Ông de Coconas - Chủ quán tiếp với một nụ cười láu lỉnh - Ông thuộc về phe de Guise mà ông không biết gì cả ư?
- Gì mới được chứ?
- Hôm qua, khi đô đốc đi ngang quảng trường Saint-Germain l Auxerrois, trước nhà cha Pierre Piles, đô đốc bị trúng một phát đạn hoả mai.
- Ông ta bị giết rồi! - De Mole kêu lên.
- Không, viên đạn chỉ làm gãy cánh tay và cụt hai ngón tay, nhưng người ta hy vọng rằng đạn được tẩm thuốc độc.
- Sao, đồ khốn nạn! - De Mole kêu lên - Chúng bay hy vọng rằng…
- Tôi muốn nói "người ta cho rằng" - Chủ quán chữa lại - Chúng ta không nên xích mích nhau về câu chữ, lưỡi tôi bị nhíu đấy.
Và chủ quán La Hurière vừa quay lưng về phía De Mole, vừa thè lưỡi ra với Coconas vẻ giễu cợt và kèm theo cử chỉ đó là một cái liếc nhìn đầy vẻ thông đồng.
- Thật à! - Coconas mặt tươi hơn hớn nói.
- Thật thế ư! - De Mole lẩm bẩm với vẻ ngạc nhiên đau đớn.
- Thật đúng như tôi vừa được hầu chuyện quý ngài đây - Chủ quán trả lời.
- Vậy thì tôi đến cung Louvre ngay đây - De Mole nói - Liệu tôi có gặp đức vua Henri ở đấy không nhỉ?
- Có thể lắm, vì ông ta ở luôn đấy.
- Và tôi cũng đến Louvre đây - Coconas nói - Liệu tôi có gặp được quận công de Guise không?
- Hẳn thế, vì tôi mới thấy ngài đi cùng với hai trăm vị quý tộc qua đây một lát thôi.
- Vậy thì đi nào, ông de Coconas - De Mole nói.
- Tôi xin theo ông - Coconas đáp.
- Nhưng còn bữa tối thì sao, thưa quý vị? - Chủ quán hỏi.
- À - De Mole đáp - Có lẽ ta sẽ ăn tối ở chỗ đức vua Navarre.
- Còn ta thì ở chỗ quận công de Guise - Coconas tiếp.
- Còn ta - Chủ quán nói sau khi nhìn dõi theo hai nhà quý tộc đang đi về phía Louvre - Ta sẽ đánh bóng cái mũ sắt của ta, tra ngòi cho khẩu hoả mai và mài mác. Ai mà biết được sẽ xảy ra chuyện gì?
Chú thích:
(1) Một lời rủa ý như "Tiên sư cha cái thằng"
Chắc hẳn tên phố làm vừa lòng chàng, vì chàng đi luôn vào phố đó. Phía bên tay trái chàng có một tấm biển tôn lộng lẫy kêu ken két trên cây cột sắt cùng với tiếng chuông hoà nhịp theo khiến chàng chú ý và dừng lại một lần nữa để đọc dòng chữ: "Quán trọ Tinh tú" như để chú thích cho một bức tranh nhằm ve vãn có hiệu quả nhất đối với những du khách đang đói mềm: Một chú gà quay giữa bầu trời đen ngòm, với hình một người mặc măng-tô đỏ chìa tay, túi tiền và những lời nguyện ước của mình về phía "vì sao" kiểu mới đó.
"Một quán trọ có vẻ được ra phết! - Nhà quý tộc tự nhủ - Và thề với linh hồn mình, chủ quán ắt phải là một thằng cha láu cá. Mình vẫn nghe nói rằng phố Arbre - Sec nằm trong khu kế cận cung Louvre, và miễn là quán đáp ững đúng cái biển hiệu của nó phần nào thôi, thì mình ngụ qua đêm ở đây cũng là tốt lắm rồi".
Trong khi anh chàng mới tới này lẩm bẩm bài độc thoại ấy thì một kỵ sĩ khác đi từ đầu phố kia tới, tức là từ phố Saint-Honoré, cũng dừng lại và đứng ngây ngất trước biển hiệu của quán Tinh tú.
Trong hai người thì một người đã được chúng ta biết, ít ra là tên. Chàng cưỡi một con ngựa trắng giống Tây Ban Nha, mặc chiếc áo màu đen điểm hạt huyền. Chàng khoác ngoài một chiếc áo măng-tô bằng nhung tím thẫm, mang ủng da đen, đeo thanh kiếm chuôi bằng thép chạm trổ và con dao găm cũng kiểu như thế. Bây giờ, nếu chúng ta chuyển từ y phục sang dung mạo, chúng ta có thể nói rằng đó là một người khoảng hai bốn, hai lăm tuổi, nước da rám nắng, mắt xanh, ria mép thanh nhã, răng sáng bóng như làm sáng rỡ khuôn mặt khi đôi môi đẹp và quý phái của chàng nở một nụ cười hiền hậu và u sầu.
Người lữ khách thứ hai thì hoàn toàn trái ngược với người thứ nhất. Dưới vành mũ uốn cong để lộ ra những món tóc ngắn, rậm và quăn, màu gần như đỏ quốch hơn là vàng hung. Dưới những món tóc là cặp mắt xám mà bất cứ một sự phật ý nhỏ nào cũng làm cho nó sáng rực lên đến mức lúc đó có thể nói là chúng màu đen. Phần còn lại của gương mặt là nước da hồng hào, cặp môi mỏng dưới bộ ria vàng hoe và hàm răng đẹp. Nói tóm lại, người du khách đó, với nước da trắng trẻo, dáng cao lớn, vai rộng, là một kỵ sĩ rất điển trai theo đúng nghĩa của nó.
Từ một tiếng đồng hồ nay chàng ghếch mũi lên nhìn vào các cửa sổ với cái cớ là tìm những biển hiệu, khiến các bà, các cô phải dõi theo ngắm chàng. Còn về phần các ông thì chắc cũng đã phần nào suýt bật cười khi nhìn thấy chiếc áo choàng chật cứng, chiếc quần chẽn bó lấy người và đôi ủng cổ lỗ của chàng, nhưng họ nén ngay chuỗi cười để bắt đầu bằng một câu êm ái nhất "Chúa giữ cho anh!" khi nhìn thấy nét mặt chàng trong một phút đã thể hiện đến mười vẻ khác nhau, trừ cái vẻ nhân hậu là đặc tính cố hữu của gương mặt người tỉnh lẻ khi lúng túng.
Chàng là người đầu tiên bắt chuyện với nhà quý tộc thứ nhất lúc đó đang mải ngắm quán trọ Tinh tú.
- Mẹ kiếp! Thưa ông - Chàng nói với giọng miền núi đặc sệt khiến cho người ta nhận ra ngay giọng của người vùng Piémontais, có muốn cũng không trộn vào đâu được - Chúng ta đang ở gần cung Louvre phải không? Dù sao tôi cũng tin rằng ông có cùng một sở thích như tôi, thật là thoả mãn cho tôi quá.
- Thưa ông - Chàng kia trả lời với giọng Provençal cũng đặc sệt chẳng kém gì giọng Piémontais của ông bạn - Quả thực tôi cũng nghĩ rằng quán trọ này ở gần Louvre. Tuy nhiên, tôi còn đang tự hỏi không biết liệu tôi có hân hạnh được cùng ý kiến với ông không. Tôi còn nghĩ đã.
- Ông còn chưa quyết ư, thưa ông? Cái quán này nom được ấy chứ. Ngoài ra thì hình như tôi cũng bị quyến rũ vì sự có mặt của ông. Dù sao thì ông cũng nên thừa nhận là bức tranh kia khá hấp dẫn.
- Ồ, hẳn thế, nhưng chính điều ấy lại khiến tôi nghi ngờ sự thực: người ta bảo tôi rằng ở Paris đầy những kẻ lừa bịp. Họ có thể lừa người với một cái biển hiệu cũng như với những thứ khác.
- Mẹ kiếp! Thưa ông - Chàng Piémontais nói - Tôi chẳng lo ngại gì về những trò lừa bịp. Nếu chủ quán dành cho tôi một chú gà kém vàng giòn hơn con gà của y trên biển kia thì tôi sẽ xiên chính y vào que nướng chả và sẽ không rời y cho tới khi y chín vàng một cách thích đáng mới thôi. Ta vào thôi, thưa ông!
- Ông làm cho tôi hết do dự đấy - Chàng Provençal vừa nói vừa cười - Thưa ông, vậy tôi xin đi theo ông.
- Ồ thưa ông, thề có linh hồn tôi, tôi sẽ không đi trước đâu, vì tôi chỉ là kẻ đầy tớ hèn kém của ông, bá tước Anibal de Coconas , mà thôi.
- Còn tôi, thưa ông, tôi là bá tước Joseph Hyacinthe Boniface Lerac de Mole, kẻ luôn luôn sẵn sàng phục vụ ông.
- Vậy thì, thưa ông, chúng ta hãy khoác tay nhau và vào cùng một lúc.
Kết quả của đề nghị dung hoà này là hai chàng trai xuống ngựa, ném dây cương cho một người coi ngựa, khoác tay nhau và vừa chỉnh lại kiếm vừa tiến về phía cửa quán trọ, nơi mà gã chủ quán đang đứng. Nhưng trái hẳn với những lề thói của loại người này, tay chủ quán đàng hoàng này chẳng mảy may chú ý đến các chàng trai vì y đang bận đàm luận với một gã cao lớn, khô khỏng và vàng vọt quấn mình trong chiếc măng-tô màu nấm amandou, hệt như con cú vùi mình trong đám lông vậy.
Hai nhà quý tộc đến gần chủ quán và người mang măng-tô màu nấm amandou đang nói chuyện với y, Coconas bực mình vì thấy người ta dám coi thường mình và ông bạn đến thế liền kéo tay áo chủ quán. Gã này giật mình như tỉnh cơn mơ và lật đật chia tay người đối thoại bằng một câu:
- Xin tạm biệt ông, ông đến nhé. Và nhất là phải cho tôi biết giờ đấy
- Này, lão quỷ quái kia - Coconas nói - Anh không thấy là bọn ta đang cần nói chuyện với anh à?
- À xin lỗi, thưa các ông - Chủ quán nói - Vừa rồi tôi không nhìn thấy các ông.
- Mẹ kiếp, nhẽ ra anh phải nhìn thấy. Giờ đã nhìn thấy rồi thì thay cho chữ "thưa ông", thì anh làm ơn xưng hô là "thưa bá tước", nghe chưa?
De Mole đứng phía sau, để mặc Coconas tự mình giải quyết công chuyện.
Tuy nhiên thật dễ nhận thấy qua cặp lông mày nhíu lại của chàng là chàng sẵn sàng tiếp tay cho Coconas khi có dịp.
- Vậy thì, thưa bá tước, ngài cần gì? - Chủ quán hỏi với giọng bình thản nhất đời.
- Được. Khá hơn rồi đấy phải không?
Coconas vừa nói vừa quay về phía De Mole đang gật đầu biểu đồng tình - Bọn ta, ngài bá tước đây và ta, thấy biển hàng của anh hấp dẫn, chúng ta muốn có nơi ăn chốn ở trong quán trọ của anh.
- Thưa quý ngài - Chủ quán đáp - Tôi lấy làm thất vọng. Chúng tôi chỉ có một phòng và tôi e rằng điều đó không thích hợp với quý ngài.
- Thế chứ, thế càng tốt - De Mole nói - Chúng ta sẽ đi trọ chỗ khác.
- A! Không, không, tôi ở lại - Coconas nói - Ngựa tôi mệt lừ rồi. Tôi sẽ lấy phòng đó vì ông không thích.
- À, nếu thế thì lại khác - Chủ quán trả lời với một giọng tỉnh bơ láo xược - Nếu các ngài chỉ có một người, thì tôi không thể nào cho quý ngài trọ được.
- Mẹ kiếp - Coconas kêu lên – Thế chứ, tên này quả là quân súc sinh dở hơi. Mới rồi chúng ta hai người là thừa, giờ một người lại thành thiếu. Mi không muốn cho chúng ta trọ hả, tên súc sinh kia?
- Thưa quý ngài, nếu quý ngài thấy như vậy thì tôi xin trả lời thẳng thắn.
- Trả lời đi, và nhanh lên.
- Thế thì, thà là tôi muốn không có cái hân hạnh được cho quý ngài trọ thì hơn.
- Bởi vì sao?… Coconas mặt tái đi vì giận, hỏi.
- Vì rằng quý ngài không có đầy tớ, và được một phòng chủ đủ người, thì hoá ra tôi lại có hai phòng đầy tớ không có người. Vậy nếu tôi giao cho các ngài phòng của chủ thì chắc hẳn là tôi không thể cho thuê các phòng kia.
- Thưa ông de La Mole - Coconas vừa nói vừa quay lại phía sau - Có phải ông cũng có ý định như tôi là chúng ta sẽ giết quách cái thằng cha kia đi không?
- Điều đó dễ thôi - De Mole vừa nói vừa cùng với bạn chàng sửa soạn nện cho chủ quán một trận đòn roi.
Nhưng mặc dù có dấu hiệu chẳng lành từ phía hai nhà quý tộc kia, chủ quán vẫn không tỏ vẻ ngạc nhiên. Y lùi lại một bước để đứng hẳn vào nhà và nói với giọng giễu cợt:
- Rõ là quý ngài đây mới ở tỉnh lên cũng phải. Ở Paris, chuyện giết các chủ quán trọ không chịu cho thuê phòng đã hết kiểu cách này rồi. Bây giờ người ta giết các đại lãnh chúa chứ không giết các anh thị dân. Nếu các ngài gào to quá, tôi sẽ gọi hàng xóm của tôi .Và thế là chính các ngài sẽ bị nện roi. Điều đó quả không xứng chút nào với lước hiệu của nhị vị.
- Ấy thế mà nó lại còn chế nhạo chúng ta - Coconas tức tối kêu lên - Mẹ kiếp!
- Grégoire, đem khẩu hoả mai lại đây! - Chủ quán gọi đầy tớ và cái giọng cứ như thể gọi "Đem ghế lại cho các quý ngài đây".
- Trippe del papa!(1) - Coconas vừa thét vừa rút kiếm ra - Cựa quậy đi cho nóng người lên, ông de Mole!
- Thôi thôi, xin ông, trong lúc chúng ta cựa quậy cho ấm thì món súp nguội mất.
- Thế nào? Ông bảo sao? - Coconas kêu lên.
- Tôi thấy rằng cái nhà ông Tinh tú này có lý đấy. Duy có điều ông ấy không biết cách xử sự với lữ khách đó thôi, nhất là khi các lữ khách đó lại là những nhà quý tộc. Thay vì nói năng bỗ bã với chúng ta là "Quý ông, tôi không muốn chứa quý ông" thì lẽ ra ông ta phải nói rất lịch sự rằng: "Thưa quí ông, xin mời vào", rồi sau đó mới ghi rõ: Phòng của chủ ngần này, phòng của tớ ngần này. Nếu chúng ta không có đầy tớ thì rồi chúng ta sẽ lấy đầy tớ vào.
Vừa nói, De Mole vừa nhẹ nhàng gạt chủ quán đang với tay lấy súng sang một bên, đẩy Coconas vào nhà và cũng vào theo sau chàng ta.
- Mặc kệ - Coconas nói - Tôi khó lòng tra được kiếm vào vỏ trước khi tin chắc rằng nó xỉa cũng khéo như những cái que xiên mỡ của thằng cha kia vậy.
Bình tĩnh nào, ông bạn thân mến - De Mole nói - Tất cả mọi quán trọ đều đầy những quý tộc bị thu hút về Paris để dự hội hè nhân đám cưới hoặc để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh sắp tới ở Flandre. Chúng ta chẳng còn tìm thấy quán khác nữa đâu. Vả lại, có lẽ ở Paris người ta có thói tiếp đón những người khách lạ như vậy đấy.
- Mẹ kiếp! Ông mới kiên nhẫn chứ! - Coconas vừa lẩm bẩm, vừa tức giận xoắn bộ ria mép hung đỏ và lườm chủ quán .
- Cái thằng khốn này hãy cẩn thận đấy: Nếu bếp núc nấu không ngon, nếu đệm giường không ấm, nếu rượu nhà mi vào chai không đủ ba năm, nếu đầy tớ nhà mi không nhanh chân nhẹn cẳng…
- Thôi, thôi, thôi, thưa ông quý tộc - Chủ quán vừa nói vừa liếc con dao đeo trên thắt lưng - Ông có thể yên tâm đi, ông lạc vào xứ tiên đấy.
Rồi y vừa khẽ nói, vừa lắc đầu:
- Lại mấy thằng Tân giáo đây! Cái quân phản phúc ấy, từ dạo có đám cưới cái thằng Bearn nhà chúng nó với lệnh bà Margot, đứa nào cũng trở nên láo xược hẳn.
Và với một nụ cười có thể khiến cho khách trọ của y rợn tóc gáy nếu họ nhìn thấy, y nói thêm:
- Và thật là khoái tỉ, mình lại có mấy thằng Tân giáo rơi vào tay, và rồi…
- Bớ chủ quán! Chúng ta có được ăn hay không đây? - Coconas xoe xóe hỏi, cắt ngang dòng độc thoại của chủ quán.
- Vâng, xin hầu đúng ý ông, thưa ông - chủ quán trả lời.
- Thế thì chúng ta ban ý rồi đấy, nhanh lên! - Coconas đáp.
Rồi chàng quay về phía De Mole:
- Này bá tước, trong lúc người ta dọn phòng cho chúng ta, xin ông hãy nói cho tôi hay: ông có tình cờ mà lại thấy Paris vẫn là một thành phố vui tươi không, thưa ông?
- Thế chứ, không - De Mole nói - Dường như tôi chỉ mới gặp ở đây những gương mặt hoặc là hoảng hốt, hoặc là dữ tợn. Có lẽ là vì những người Paris sợ giông chăng. Ông có thấy là trời tối sầm và không khí oi lắm không?
- Bá tước này, ông đang tìm cung Louvre phải không?
- Hình như ông cũng thế thì phải, thưa ông de Coconas.
- Vậy thì nếu ông muốn, chúng ta cũng sẽ cùng tìm đến đó.
- Cái gì cơ. Ra phố bây giờ thì có hơi muộn quá không?
- Muộn hay không, tôi cũng phải đi. Mệnh lệnh giao cho tôi rất rõ ràng. Đến Paris càng sớm càng tốt, và đến lúc nào, phải liên lạc ngay với quận công de Guise.
Nghe đến tên quận công de Guise, chủ quán nhích lại gần, chăm chú nghe.
- Hình như cái thằng ba que kia muốn nghe lỏm chúng ta đấy - Coconas nói. Là người xứ Piémontais, chàng vốn thù dai và không thể bỏ qua cho chủ quán Tinh tú cái tội đã tiếp đón lữ khách một cách kém lịch sự.
- Vâng, thưa quý ông, tôi có nghe quý ông nói chuyện - Chủ quán vừa nói vừa chạm tay vào mũ trùm - Nhưng đó là để hầu quý ông tốt hơn thôi ạ. Tôi nghe đến tên quận công De Guise vĩ đại là tôi chạy lại ngay. Tôi có thể giúp gì cho quý ông không?
- A! A! Cái từ ấy có phép mầu hay sao đây. Lúc nãy mi xấc láo thế sao bây giờ lại ngọt thế. Mẹ kiếp, này chủ quán, chủ quán… tên mi là gì ấy nhỉ?
- Chủ quán La Hurière - Chủ quán vừa trả lời vừa nghiêng mình.
- Thế này chủ quán La Hurière ạ, mi tưởng rằng tay ta không nặng bằng tay quận công de Guise hay sao mà cái tên ông ta lại khiến mi trở nên nhã nhặn thế?
- Không ạ, thưa bá tước, nhưng tay ông ta dài hơn - Chủ quán đối đáp lại và nói thêm - Vả chăng, cần phải nói với ngài rằng Henri vĩ đại là thần tượng của dân Paris chúng tôi.
- Henri nào? - De Mole hỏi.
- Tôi thấy hình như chỉ có một thôi, - Chủ quán nói.
- Xin lỗi, ông bạn, còn có cả Henri de Navarre ta xin anh đừng có nói xấu, ấy là không kể Henri de Condé là người cũng có giá trị.
- Những ông ấy tôi không được biết - Chủ quán đáp.
- Vâng, nhưng ta biết họ - De Mole nói - Và vì ta được gửi gắm cho đức vua Henri de Navarre. Ta xin anh đừng có nói xấu về Người trước mặt ta.
Chủ quán không trả lời de Mole, chỉ khẽ chạm tay vào mũ trùm và tiếp tục săn đón Coconas:
- Vậy là đức ông sắp được hầu chuyện quận công de Guise vĩ đại. Đức ông thật là một nhà quý tộc sung sướng. Hẳn là đức ông đến để…
- Để làm gì? - Coconas hỏi.
- Để dự hội - Chủ quán trả lời với một nụ cười kỳ quặc.
- Có lẽ anh phải nói là dự các hội hè thì hơn, vì ta nghe nói là Paris ngập ứ những hội với hè. Ít ra thì người ta cũng chỉ nói về vũ hội, tiệc tùng với đua ngựa mà thôi. Ở Paris mọi người vui chơi khá đấy chứ nhỉ?
- Thưa ông, vẫn còn từ tốn thôi, Ít ra là tới lúc này. - Chủ quán đáp - Nhưng mà ta sắp được vui chơi đấy, tôi mong là thế.
- Đám cưới của đức vua Navarre thu hút nhiều người tới thành phố này đấy chứ - De Mole nói.
- Thưa ông vâng, nhiều kẻ Tân giáo - La Hurière trả lời vỗ mặt luôn. Rồi y tĩnh trí lại, nói:
- À xin lỗi, có lẽ quý ngài theo Tân giáo chăng?
- Ta mà theo Tân giáo à - Coconas kêu lên - Thôi đi! Ta là người Giatô giáo cũng giống như đức cha giáo hoàng vậy.
La Hurière quay về phía De Mole tựa như muốn hỏi dò, nhưng hoặc là vì De Mole không hiểu cái nhìn của chủ quán, hoặc là vì chàng thấy nên trả lời bằng một câu hỏi khác thì tiện hơn.
- Nếu anh không biết về đức vua Navarre, chủ quán La Hurière, có lẽ anh biết tí gì về đô đốc chăng? Ta nghe nói đô đốc có được hưởng một ân sủng nào đó ở triều đình. Vì ta được gửi gắm đến chỗ ông ta nên ta muốn biết ông ta ngụ tại đâu, nếu như nói ra cái địa chỉ ấy không làm sướt lưỡi anh.
- Ông ta đã từng ở tại phố Béthisy, thưa ông, từ đây đi rẽ phải - Chủ quán nói với vẻ hài lòng không che đậy nổi.
- Thế nào? Ông ta đã từng ở… - De Mole hỏi - Ông ta chuyển nhà rồi à?
- Vâng, có lẽ là chuyển khỏi thế giới này.
- Thế là thế nào? - Cả hai nhà quý tộc cùng kêu lên - Đô đốc chuyển khỏi thế giới này à!
- Sao ạ? Ông de Coconas - Chủ quán tiếp với một nụ cười láu lỉnh - Ông thuộc về phe de Guise mà ông không biết gì cả ư?
- Gì mới được chứ?
- Hôm qua, khi đô đốc đi ngang quảng trường Saint-Germain l Auxerrois, trước nhà cha Pierre Piles, đô đốc bị trúng một phát đạn hoả mai.
- Ông ta bị giết rồi! - De Mole kêu lên.
- Không, viên đạn chỉ làm gãy cánh tay và cụt hai ngón tay, nhưng người ta hy vọng rằng đạn được tẩm thuốc độc.
- Sao, đồ khốn nạn! - De Mole kêu lên - Chúng bay hy vọng rằng…
- Tôi muốn nói "người ta cho rằng" - Chủ quán chữa lại - Chúng ta không nên xích mích nhau về câu chữ, lưỡi tôi bị nhíu đấy.
Và chủ quán La Hurière vừa quay lưng về phía De Mole, vừa thè lưỡi ra với Coconas vẻ giễu cợt và kèm theo cử chỉ đó là một cái liếc nhìn đầy vẻ thông đồng.
- Thật à! - Coconas mặt tươi hơn hớn nói.
- Thật thế ư! - De Mole lẩm bẩm với vẻ ngạc nhiên đau đớn.
- Thật đúng như tôi vừa được hầu chuyện quý ngài đây - Chủ quán trả lời.
- Vậy thì tôi đến cung Louvre ngay đây - De Mole nói - Liệu tôi có gặp đức vua Henri ở đấy không nhỉ?
- Có thể lắm, vì ông ta ở luôn đấy.
- Và tôi cũng đến Louvre đây - Coconas nói - Liệu tôi có gặp được quận công de Guise không?
- Hẳn thế, vì tôi mới thấy ngài đi cùng với hai trăm vị quý tộc qua đây một lát thôi.
- Vậy thì đi nào, ông de Coconas - De Mole nói.
- Tôi xin theo ông - Coconas đáp.
- Nhưng còn bữa tối thì sao, thưa quý vị? - Chủ quán hỏi.
- À - De Mole đáp - Có lẽ ta sẽ ăn tối ở chỗ đức vua Navarre.
- Còn ta thì ở chỗ quận công de Guise - Coconas tiếp.
- Còn ta - Chủ quán nói sau khi nhìn dõi theo hai nhà quý tộc đang đi về phía Louvre - Ta sẽ đánh bóng cái mũ sắt của ta, tra ngòi cho khẩu hoả mai và mài mác. Ai mà biết được sẽ xảy ra chuyện gì?
Chú thích:
(1) Một lời rủa ý như "Tiên sư cha cái thằng"
Hai nhà quý tộc được người
đầu tiên họ gặp chỉ đường, rẽ sang phố d Averon, qua phổ Saint-Germain l
Auxerrois, chẳng mấy chốc đã tới trước cung Louvre với những ngọn tháp đã bắt
đầu chìm vào bóng đêm.
- Ông làm sao vậy? - Coconas hỏi De Mole khi thấy chàng này dừng lại trước toà lâu đài cổ kính và nhìn với vẻ kính cấn những cầu treo, những vòm cửa hẹp, những tháp chuông nhỏ nhọn hoắt đang hiện lên trước mắt chàng
- Xin thề là chính tôi cũng chẳng biết nữa - De Mole nói - Tim tôi đập dữ quá. Tuy tôi chẳng phải là kẻ nhút nhát nhưng không hiểu tại sao tôi cảm thấy toà nhà lâu đài này có vẻ thâm u thậm chí có vẻ gì khủng khiếp nữa.
- Tôi thì tôi cũng không biết được tôi ra làm sao, nhưng tôi thấy hiếm khi lại vui vẻ như bây giờ - Coconas nói. Và chàng vừa nói tiếp, vừa nhìn lại y phục đi đường của mình - Quần áo thì có hơi cẩu thả đấy. Nhưng thôi! Càng có vẻ kỵ mã. Các mệnh lệnh giao cho tôi buộc tôi phải vội vã. Chắc tôi sẽ được tiếp đón tử tế vì tôi đã tuân thủ đúng giờ giấc.
Hai chàng trai lại tiếp tục đi, mỗi người đều xao xuyến bởi những tình cảm mà họ vừa thổ lộ.
Cung Louvre được canh gác rất cẩn mật. Hình như mỗi trạm gác đều được tăng cường gấp đôi. Do vậy mà thoạt tiên hai nhà lữ hành của chúng ta khá bối rối. Coconas đã nhận thấy rằng tên của quận công de Guise là một bùa chú đối với dân Paris, chàng tới gần một tên lính canh và vừa nêu cái tên đầy uy lực ấy vừa hỏi y xem nhờ nó mà chàng có thể vào Louvre được không.
Rõ ràng cái tên ấy đã gây hiệu quả đối với tên lính, nhưng y vẫn gặng hỏi Coconas xem chàng có biết mật khẩu không.
Coconas buộc phải thú nhận rằng chàng không biết.
- Vậy thì xin mời ngài ra thôi - Tên lính đáp.
Trong lúc đó, có một người đang nói chuyện với viên chỉ huy trạm gác. Trong lúc nói chuyện ông ta vẫn nghe được lời Coconas yêu cầu xin vào Louvre. Ông ta liền ngừng cuộc chuyện trò và đến gần chàng:
- Ông muốn gặp ông de Guise có chuyện gì- Ông ta hỏi.
- Tôi muốn nói chuyện với ông ta -
Coconas vừa mỉm cười vừa trả lời.
- Không thể được, quận công đang ở nơi nhà vua.
- Nhưng tôi có thư thông báo để tới Paris.
- A! Ông có một thư thông báo?
- Vâng, và tôi từ rất xa tới.
- A, ông từ rất xa tới?
- Tôi từ Piémontais tới.
- Được, được. Thế thì lại khác. Ông tên là…
- Bá tước Anibal de Coconas.
- Tốt lắm. Thư đưa đây, ông Anibal, đưa đây.
"Đây quả là một người tử tế - De Mole tự nhủ - Làm sao mình có thể tìm được một người như thế để dẫn mình tới chỗ vua Navarre được nhỉ?"
- Nào ông đưa thư đây chứ - Người này vừa nói với giọng nói của người Đức,vừa chìa tay về phía Coconas đang ngập ngừng.
- Mẹ kiếp - Anh chàng Piémontais vốn đa nghi như Tào Tháo trả lời - Tôi không biết liệu có thể… Thưa ông, tôi chưa có vinh hạnh quen biết ông.
- Tôi là Pesme. Tôi thuộc về quận công de Guise.
- Pesme - Coconas lẩm bẩm - Mình không hề biết cái tên này.
- Thưa ngài quý tộc, đó là ông de Besme; Chỉ mỗi tội phát âm sai làm ngài nhầm thôi. Ngài cứ đưa thư cho ông de Besme đi, tôi đảm bảo.
- A! Ngài de Besme - Coconas kêu lên - Tôi mà lại không biết tên tuổi ngài ư!… Sao lại thế được! Rất hân hạnh. Thư của tôi đây Xin thứ lỗi cho sự ngần ngại của tôi. Nhưng ta cần phải ngần ngại khi ta muốn trung thành.
- Được, được, không cần phải xin lỗi - de Besme nói.
- Phải thế chứ, thưa ông - Đến lượt De Mole vừa nói, vừa tiến lại gấn
- Vì thấy ông có lòng như vậy, liệu ông có thể chuyển đạt lá thư của tôi như ông vừa làm đối với lá thư của ông bạn tôi hay không?
- Ông tên là gì?
- Bá tước Lerac de Mole.
- Bá tước Lerac de Mole?
- Vâng.
- Tôi không biết.
- Đơn giản chỉ là vì tôi không có hân hạnh được ông biết tới đó thôi, thưa ông. Tôi là người lạ ở đây và giống như bá tước de Coconas, tôi từ rất xa tới.
- Từ đâu?
- Từ Provençal.
- Với một cái thư?
- Vâng, với một bức thư.
- Gửi cho ông de Guise?
- Không, gửi cho hoàng thượng xứ Navarre.
- Tôi không thuộc về phía xứ Navarre, thưa ông - de Besme trả lời với vẻ lạnh lùng đột ngột - Vậy tôi không thể chuyển đạt lá thư của ông được.
Besme quay gót rời De Mole, tiến vào cung Louvre vừa ra hiệu cho Coconas đi theo.
De Mole đứng lại một mình.
Cùng lúc đó, qua cánh cửa cung Louvre song song với cửa mà Besme và Coconas vừa vào, có một toán kỵ sĩ chừng trăm người đi ra.
- Ái chà - Tên lính gác nói với bạn y - de Mouy với lũ Tân giáo nhà y đấy. Chúng vui sướng nhỉ. Hình như đức vua đã hứa cho giết kẻ ám sát đô đốc, hắn ta chính là người đã giết cha của hắn là de Mouy de Saint Phale.đúng là một cú chọi hai chim. Độc thật
Xin lỗi - De Mole nói với người lính - Phải chăng ông vừa nói rằng viên chỉ huy oai hùng kia là ông de Mouy de Saint Phale?
- Thưa vâng, ông quý tộc ạ.
- Và những người đi cùng ông ta là…
- Là những đồ vô đạo… tôi vừa nói đến đó .
- Cám ơn - De Mole nói, không tỏ vẻ để ý đến từ ngữ miệt thị của gã lính - Tôi chỉ cần biết có thế.
Ngay lập tức, chàng đi về phía người thủ lĩnh của đoàn kỵ sĩ và nói với ông ta:
- Thưa ông, tôi được biết ông là ông… de Mouy de Saint Phale.
- Thưa ông vâng - Viên chỉ huy lịch sự đáp.
- Tên tuổi ông được biết rõ giữa những người theo đạo mới, khiến tôi đánh bạo hỏi và nhờ ông một việc.
- Việc gì vậy, thưa ông?… Nhưng trước hết tôi đang vinh hạnh hầu chuyện với ai đây?
- Tôi là bá tước Lerac de Mole.
Hai chàng trai cúi chào nhau.
- Thưa ông, tôi xin nghe ông nói đây - de Mouy nói.
- Thưa ông, tôi từ d Aix tới, mang theo một lá thư của ông d Auriac, tỉnh trưởng tỉnh Provence. Thư này được gửi lên đức vua Navarre và mang nhiều tin quan trọng khẩn cấp. Làm sao tôi có thể trình được thư lên đức vua? Làm sao tôi có thể vào được Louvre?
- Thưa ông, chẳng có gì dễ hơn là vào cung Louvre - de Mouy trả lời - Tuy nhiên, tôi e rằng lúc này đây đức vua Navarre đang bận nên không thể tiếp ông được. Nhưng dẫu sao thì xin ông hãy cứ vui lòng theo tôi, tôi sẽ dẫn ông tới khu phòng ở của nhà vua, phần còn lại xin ông tự lo lấy.
- Xin cám ơn ông!
- Xin ông theo tôi - de Mouy de Saint Phale nói.
.De Mouy xuống ngựa, ném dây cương cho người hầu, đi về phía cửa ra vào cho lính gác nhận mặt rồi dẫn De Mole vào lâu đài ông vừa mở cửa dẫn tới phòng ở của vua Navarre vừa nói:
- Xin ông vào đi và hỏi thăm xem.
Và vừa chào De Mole, ông vừa lui ra.
De Mole còn lại một mình, chàng nhìn xung quanh.
Phòng ngoài chẳng có một ai, một trong số các cửa thông vào trong bỏ ngỏ. Chàng đi vài bước và thấy mình ở trong một hành lang. Chàng gõ cửa và gọi mà chẳng có ai trả lời. Sự yên lặng thăm thẳm bao trùm lên khu vực này của Louvre.
"Ai đã nói với mình về các nghi thức nghiêm ngặt đến thế ấy nhỉ? - Chàng nghĩ - Chứ mình thấy người ta có thể đi qua đi lại trong lâu đài này cứ như trên khu công cộng vậy".
Chàng lại gọi tiếp nhưng cũng chẳng ăn thua gì hơn lần trước.
"Thôi ta cứ đi thẳng vậy - Chàng nghĩ - Rốt cuộc thì cũng phải gặp một người nào chứ".
Chàng tiến theo hành lang, càng vào sâu càng thấy tò mò.
Đột nhiên cánh cửa phía đối diện với cửa mà chàng đi vào mở ra, hai người hầu cầm hai giá đèn sáp xuất hiện. Họ soi đường cho một người đàn bà tầm vóc cao lớn, dáng đường bệ và có một vẻ đẹp chim sa cá lặn.
Ánh sáng chiếu rọi làm De Mole đứng lặng. Người đàn bà cũng dừng lại nhìn De Mole.
- Thưa ông, ông cần gì vậy? - Nàng hỏi chàng trai bằng một giọng thánh thót như một điệu nhạc bên tai chàng.
- Ô thưa bà - De Mole vừa nói vừa nhìn xuống - Xin bà thứ lỗi, tôi vừa mới rời khỏi ông de Mouy de Saint Phale, người đã có lòng dẫn tôi tới tận đây, để tìm đức vua Navarre.
- Hoàng thượng không có ở đây, thưa ông. Tôi tin là ông ta đang ở chỗ ông anh vợ. Thế nhưng vì ông ta đi vắng nên liệu ông có thể nói với hoàng hậu được không…
- Vâng, chắc là được, thưa bà - De Mole nói tiếp - Nếu như có ai rộng lòng dẫn tôi tới chỗ Người.
- Thưa ông, ông đã gặp rồi đấy!
- Sao cơ! - De Mole kêu lên.
- Tôi là hoàng hậu Navarre - Marguerite trả lời.
De Mole có một cử chỉ quá bất ngờ vì kinh ngạc và sợ hãi khiến hoàng hậu mỉm cười.
- Thưa ông, xin ông nói nhanh - Nàng nói
- Vì người ta đang chờ tôi ở chỗ Hoàng thái hậu.
- Ôi thưa lệnh bà, nếu Người đang rất vội thì xin cho phép tôi được lui, vì tôi không thể nói với Người trong lúc này được.
Tôi không thể tập trung ý nghĩ của mình, tôi hoa mắt khi nhìn thấy lệnh bà. Tôi không còn nghĩ được nữa, tôi chỉ chiêm ngưỡng thôi.
Marguerite duyên dáng tiến về phía chàng thanh niên trong lúc chàng không hề biết rằng mình vừa mới xử sự như một đình thần tao nhã.
- Xin ông tĩnh trí lại - Nàng nói - Tôi sẽ chờ ông và để cho người ta chờ tôi.
- Ôi xin lệnh bà tha tội, nếu như lúc đầu tôi đã không chào Người với tất cả lòng tôn kính mà Người có quyền đòi hỏi ở một kẻ tôi tớ hèn kém nhất của Người, nhưng…
- Nhưng - Marguerite tiếp
- Ông chẳng đã nhầm tôi với một người nào trong số các thị nữ của tôi đấy thôi.
- Không, thưa lệnh bà, tôi cứ tưởng là hình bóng của nàng Diane de Poitiers xinh đẹp. Người ta kể với tôi rằng nàng còn hiện về ở cung Louvre.
- Thôi nào, thưa ông - Marguerite nói - Tôi không phải lo ngại gì cho ông nữa đâu, ông sẽ gây dựng được sự nghiệp cho mình ở triều đình đấy. Có phải là ông vừa nói là ông có một bức thư cho nhà vua không? Thật vô ích, nhưng thôi kệ, thư đâu? Tôi sẽ trao thư cho hoàng thượng. Tuy nhiên, xin ông nhanh lên cho.
Trong nháy mắt, De Mole vạch các tua đeo ở áo ngắn và rút trong ngực ra một lá thư đề trong một cái túi lụa.
Marguerite cầm thư và nhìn chữ viết:
- Có phải ông là de Mole?
- Vâng, thưa lệnh bà. Lạy Chúa, phải chăng tôi có diễm phúc là tên mình được lệnh bà biết tới?
- Tôi đã nghe chồng tôi và quận công d Alençon, em tôi, nhắc tới. Tôi biết rằng ông đang được người ta chờ đợi.
Và nàng nhét vào trong chiếc áo chẽn cứng đờ vì châu ngọc và những đường thêu của mình bức thư vừa mới rời khỏi chiếc áo ngắn của chàng trai còn ấm hơi ngực chàng. De Mole khao khát nhìn theo từng cử chỉ của Marguerite.
- Bây giờ thì, thưa ông - Marguerite nói
- Ông hãy xuống tầng sảnh dưới nhà và chờ tới khi có người hầu do đức vua Navarre hoặc quận công d Alençon sai tới. Bây giờ một người hầu của tôi sẽ dẫn ông đi.
Nói xong, Marguerite tiếp tục bước. De Mole đứng dẹp vào sát tường, nhưng lối đi chật quá và khung lồng váy dài của hoàng hậu quá rộng đến nỗi váy bằng lụa của nàng chạm lưới qua quần áo chàng trai để lại mùi hương ngọt ngào toả ra trên lối nàng qua.
De Mole run lên toàn thân. Cảm thấy mình sắp ngã, chàng phải tựa vào tường.
Marguerite biến đi như một ảo ảnh.
- Thưa ông, ta đi thôi chứ ạ,? – Người hầu có nhiệm vụ dẫn De Mole tới tầng sảnh dưới nhà.
- À, vâng, vâng - De Mole đang say đắm trong lòng, thốt lên.
Chàng thấy người hầu trẻ chỉ vào lối mà Marguerite vừa đi qua và hy vọng rằng nếu nhanh chân, chàng có thể lại nhìn thấy nàng.
Quả thật tới đầu cầu thang chàng nhìn thấy nàng ở tầng dưới và vì hoặc tình cờ hoặc vì tiếng chân chàng vọng tới tận chỗ nàng, Marguerite ngẩng đầu lên, thế là chàng được nhìn nàng thêm một lần nữa.
- Ôi! - Chàng vừa đi theo người hầu vừa nói - Nàng chẳng phải là người trần tục mà là một nữ thần, đến cả thần Vệ Nữ cũng chưa chắc sánh kịp nàng.
- Gì vậy, thưa ông? - Người hầu không rõ chàng lẩm bẩm điều gì, bèn hỏi.
- Tôi đây! - De Mole vội vã đáp - Xin lối, không có gì cả, tôi đây.
Họ cùng xuống tầng dưới, qua một cửa rồi đến một cửa tiếp theo. Đến đó họ dừng lại trên ngưỡng cửa. Người hầu nói:
- Đây là nơi ông phải ngồi chờ.
De Mole bước vào gian phòng lớn và cánh cửa khép lại sau lưng chàng.
Trong gian phòng, chỉ có duy nhất một nhà quý tộc đang đi đi lại lại có vẻ sốt ruột chờ đợi ai.
Những mảng tối đổ dài từ những vòm trần xuống khiến cho hai người chỉ cách nhau vài chục bước chân cũng không nhìn rõ nhau. De Mole xích lại gần:
- Chúa tha tội cho con - Chàng lẩm bẩm khi chỉ còn cách nhà quý tộc kia có vài bước - Mình lại gặp bá tước de Coconas ở đây rồi.
Nghe tiếng bước chân, anh chàng Piémontais quay lại và cũng sững sờ nhìn De Mole:
- Mẹ kiếp! - Chàng kêu lên - Ông de Mole đây mà, nếu không thì quỷ bắt mình đi! Ái chà! Ta làm gì thế này! Lại chửi thề ở cung vua kia đấy! Nhưng thôi, hình như nhà vua còn chửi thề khá hơn ta, mà cả ở trong nhà thờ nữa kia. Ơ này, vậy là chúng ta đã ở trong cung Louvre đấy nhỉ?
- Như ông thấy đấy, ông de Besme quả là một tay người Đức dễ thương. Còn ông, ai dẫn đưởng cho ông thế?
- Ông de Mouy de Saint Phale… Tôi đã chả nói với ông là những người Tân giáo cũng không đến nỗi kém cạnh lắm trong triều đình là gì… Vậy ông đã gặp ông de Guise chưa?
- Chưa… Thế còn ông đã được tiếp kiến đức vua Navarre chưa?
- Chưa, nhưng chắc cũng sắp thôi. Người ta đã dẫn tôi đến đây và bảo tôi chờ.
- Ông sẽ thấy đây là một bữa tiệc lớn và chúng ta sẽ ngồi cạnh nhau dự tiệc. Quả là một sự tình cờ kỳ dị! Từ hai tiếng đồng hồ nay, số phận đã gắn bó chúng ta với nhau. Nhưng ông làm sao vậy? Ông có vẻ tư lự thế nào ấy!
- Tôi ư? - De Mole giật mình vội vã đáp, vì quả thực chàng vẫn còn như bị loá mắt bởi cái ảo ảnh đã hiện ra với chàng - Không đâu, nhưng cái nơi chúng ta đứng khiến trong trí tôi nảy sinh một mớ suy nghĩ.
- Triết học, có phải không? Thế thì cũng giống tôi. Chính lúc ông vào đây, những lời căn dặn của ông gia sư của tôi lại hiện ra trong trí tôi. Bá tước, ông có biết Plustarque(1) không?
- Sao cơ! - De Mole vừa nói vừa mỉm cười - Đó là một trong những tác giả ưa thích của tôi đấy.
- Thế thì - Coconas nói tiếp một cách nghiêm trang
- Tôi thấy con người vĩ đại ấy đã không quá khi ông ta so sánh những ưu vật của thiên nhiên như những bông hoa rực rỡ nhưng sớm nở tối tàn. Trong khi đó ông ta coi đạo đức như một cái cây thơm tho có mùi hương vĩnh cừu và có hiệu lực tuyệt vời để chữa lành các vết thương.
- Ông có biết tiếng Hylạp không, thưa ông de Coconas? - De Mole vừa hỏi vừa dán mắt vào người đối thoại với mình.
- Không, nhưng ông gia sư của tôi biết và ông ta đã dặn kỹ tôi rằng khi tới triều đình cần phải nói nhiều về đạo đức.
Ông ta bảo rằng thế là hợp gu lắm. Vì thế, tôi báo trước với ông rằng về mặt này tôi được trang bị đầy đủ lắm. À mà này, ông có thấy đói không?
- Không.
- Thế mà hình như ban nãy tôi thấy ông có vẻ thiết tha đến con gà xiên nướng ở quán Tinh tú lắm. Tôi đang chết đói lả người ra đây.
- Này ông de Coconas, đây là dịp tốt để sử dụng các luận cứ của ông về đạo đức và chứng minh lòng khâm phục của ông đối với Plustarque vì nhà văn vĩ đại ấy đã nói ở một đoạn nào đó rằng:
"Rèn luyện tâm hồn trong thương đau và dạ dày trong can đói là điều tốt".
- Ái chà! Ông biết tiếng Hylạp đấy à?- Coconas kinh ngạc kêu lên.
- Vâng - De Mole trả lời - Ông gia sư của tôi đã dạy cho tôi.
- Mẹ kiếp! Bá tước ạ. Cơ đồ của ông được đảm bảo rồi đầy. Ông sẽ làm thơ với đức vua Charle, và nói tiếng Hylạp với hoàng hậu Marguerite.
- Không kể là - De Mole vừa cưởi vừa nói - Tôi có thể nói tiếng Gascon với đức vua Navarre.
Lúc đó, lối đi ăn thông ra khu phòng của nhà vua mở ra, có tiếng bước chân và người ta nhìn thấy trong bóng tối có một bóng người đang tiến lại. Bóng người đó dần dần rõ nét. Đó là ông de Besme. Ông ta ví mũi vào nhìn hai người để nhận ra người của mình và ra hiệu cho Coconas đi theo ông ta.
Coconas đưa tay chào De Mole.
De Besme dẫn Coconas tới đầu kia gian phòng mở một cánh cửa và đứng cùng với chàng trên bậc đầu tiên của một cầu thang.
Tới đó, ông ta dừng lại, nhìn khắp xung quanh, trên dưới rồi nói:
- Ông de Coconas, ông trọ ở đâu?
- Ở quán Tinh tú, phố Arbre sec.
- Được, được, gần đây lắm… Ông về ngay đi nhé và đêm nay… Ông ta lại nhìn quanh.
- Thế nào, đêm nay thì sao? Coconas hỏi.
- Thế này, đêm nay, ông quay trở lại đây với một chữ thập trắng trên mũ. Khẩu lệnh là Guise. Suỵt, kín miệng đấy.
- Nhưng tôi phải quay lại đây vào mấy giờ?
- Khi nào ông nghe thấy chuông nhà thờ báo động.
- Cái gì, chuông báo động à? - Coconas hỏi.
- Vâng, chuông báo động: bum! bum…
- À, chuông báo động!
- Đúng thế, tôi nói thế đấy.
- Được rồi, tôi sẽ tới - Coconas nói.
Vừa chào de Besme, chàng vừa đi vừa tự hỏi thầm:
- Thằng cha muốn nói cái quỷ gì thế nhỉ, và vì cớ gì mà người ta lại đánh chuông báo động cơ chứ. Dù sao thì mình vẫn giữ ý kiến của mình: ông de Besme dễ thương thật. Hay là mình đợi bá tước de Mole nhỉ? À mà thôi, chắc hẳn ông ta sẽ ăn tối với vua xứ Navarre.
Và Coconas đi về phía phố Arbre sec, nơi biển hiệu quán Tinh tú đang thu hút chàng như một thỏi nam châm.
Trong lúc đó, một cánh cửa của gian phòng lớn thông với những phòng ở của vua xứ Navarre mở ra, một người hầu tiến về phía De Mole và hỏi:
- Có phải ông là bá tước de Mole
- Chính tôi.
- Ông trọ ở đâu?
- Phố Arbre sec, quán Tinh tú.
- Được, gần ngay cửa Louvre. Xin ông hãy nghe… Hoàng thượng cho nói với ông rằng Người không thể tiếp ông trong lúc này. Có thể là đêm nay Người sẽ cho gọi ông. Dầu sao thì nếu sáng mai mà ông chưa nhận được tin tức gì thì ông hãy tới Louvre.
- Nếu lính gác không cho tôi vào thì sao?
- À ừ nhỉ… Khẩu lệnh là Navarre, ông cứ nói lên và mọi cửa đều thông.
- Xin cảm ơn.
- Xin ông chờ cho một chút. Tôi được lệnh dẫn ông ra tận cổng, sợ ông lạc trong Louvre mất.
"Thế còn Coconas? - De Mole tự hỏi khi chàng ra khỏi lâu đài - Ôi chắc y đang chén bữa tối với quận công de Guise".
Nhưng khi về đến quán của Hurière, người đầu tiên chàng trông thấy chính là Coconas đang an toạ trước một dĩa trứng chiên mỡ kếch sù.
- Ố, ồ - Coconas vừa nói vừa phá lên cười - Hình như ông cũng chẳng ăn tối ở chỗ đức vua Navarre nhiều gì hơn tôi dùng bữa ăn ở nơi ông de Guise nhỉ.
- Xin thề là không.
- Thế ông đã thấy đói chưa?
- Tôi tin là có.
- Còn Plustarque thì sao?
- Bá tước ạ - De Mole vừa nói vừa cưới - Trong một đoạn khác của Plustarque đã nói "kẻ có phải chia xẻ cho người không" Vì lòng ngưỡng mộ Plustarque, ông có vui lòng chia sẻ đã trứng chiên với tôi không, chúng ta sẽ bàn về đạo đức trong khi ăn?
- Ôi thôi thôi! - Coconas nói - Bàn về đạo đức chỉ tốt khi chúng ta ở Louvre, chúng ta sợ bị nghe trộm và chúng ta đói mềm. Thôi ông ngồi xuống đi và xin mời!
- Này tôi thấy là hình như số mệnh cứ nhất định gắn bó chúng ta lại. Ông ngủ đây đêm nay chứ?
- Tôi cũng chẳng biết.
- Tôi cũng thế.
- Dẫu vậy, tôi vẫn biết là đêm nay tôi ở đâu?
- Đâu vậy?
- Ông ở đâu thì tôi ở đấy. Chẳng trượt đi đâu được.
Cả hai cùng cười và đánh chén thật cẩn thận món trứng chiên của bác chủ quán La Hurière.
Chú thích:
(1) Plustarque là nhà văn Hylạp.
- Ông làm sao vậy? - Coconas hỏi De Mole khi thấy chàng này dừng lại trước toà lâu đài cổ kính và nhìn với vẻ kính cấn những cầu treo, những vòm cửa hẹp, những tháp chuông nhỏ nhọn hoắt đang hiện lên trước mắt chàng
- Xin thề là chính tôi cũng chẳng biết nữa - De Mole nói - Tim tôi đập dữ quá. Tuy tôi chẳng phải là kẻ nhút nhát nhưng không hiểu tại sao tôi cảm thấy toà nhà lâu đài này có vẻ thâm u thậm chí có vẻ gì khủng khiếp nữa.
- Tôi thì tôi cũng không biết được tôi ra làm sao, nhưng tôi thấy hiếm khi lại vui vẻ như bây giờ - Coconas nói. Và chàng vừa nói tiếp, vừa nhìn lại y phục đi đường của mình - Quần áo thì có hơi cẩu thả đấy. Nhưng thôi! Càng có vẻ kỵ mã. Các mệnh lệnh giao cho tôi buộc tôi phải vội vã. Chắc tôi sẽ được tiếp đón tử tế vì tôi đã tuân thủ đúng giờ giấc.
Hai chàng trai lại tiếp tục đi, mỗi người đều xao xuyến bởi những tình cảm mà họ vừa thổ lộ.
Cung Louvre được canh gác rất cẩn mật. Hình như mỗi trạm gác đều được tăng cường gấp đôi. Do vậy mà thoạt tiên hai nhà lữ hành của chúng ta khá bối rối. Coconas đã nhận thấy rằng tên của quận công de Guise là một bùa chú đối với dân Paris, chàng tới gần một tên lính canh và vừa nêu cái tên đầy uy lực ấy vừa hỏi y xem nhờ nó mà chàng có thể vào Louvre được không.
Rõ ràng cái tên ấy đã gây hiệu quả đối với tên lính, nhưng y vẫn gặng hỏi Coconas xem chàng có biết mật khẩu không.
Coconas buộc phải thú nhận rằng chàng không biết.
- Vậy thì xin mời ngài ra thôi - Tên lính đáp.
Trong lúc đó, có một người đang nói chuyện với viên chỉ huy trạm gác. Trong lúc nói chuyện ông ta vẫn nghe được lời Coconas yêu cầu xin vào Louvre. Ông ta liền ngừng cuộc chuyện trò và đến gần chàng:
- Ông muốn gặp ông de Guise có chuyện gì- Ông ta hỏi.
- Tôi muốn nói chuyện với ông ta -
Coconas vừa mỉm cười vừa trả lời.
- Không thể được, quận công đang ở nơi nhà vua.
- Nhưng tôi có thư thông báo để tới Paris.
- A! Ông có một thư thông báo?
- Vâng, và tôi từ rất xa tới.
- A, ông từ rất xa tới?
- Tôi từ Piémontais tới.
- Được, được. Thế thì lại khác. Ông tên là…
- Bá tước Anibal de Coconas.
- Tốt lắm. Thư đưa đây, ông Anibal, đưa đây.
"Đây quả là một người tử tế - De Mole tự nhủ - Làm sao mình có thể tìm được một người như thế để dẫn mình tới chỗ vua Navarre được nhỉ?"
- Nào ông đưa thư đây chứ - Người này vừa nói với giọng nói của người Đức,vừa chìa tay về phía Coconas đang ngập ngừng.
- Mẹ kiếp - Anh chàng Piémontais vốn đa nghi như Tào Tháo trả lời - Tôi không biết liệu có thể… Thưa ông, tôi chưa có vinh hạnh quen biết ông.
- Tôi là Pesme. Tôi thuộc về quận công de Guise.
- Pesme - Coconas lẩm bẩm - Mình không hề biết cái tên này.
- Thưa ngài quý tộc, đó là ông de Besme; Chỉ mỗi tội phát âm sai làm ngài nhầm thôi. Ngài cứ đưa thư cho ông de Besme đi, tôi đảm bảo.
- A! Ngài de Besme - Coconas kêu lên - Tôi mà lại không biết tên tuổi ngài ư!… Sao lại thế được! Rất hân hạnh. Thư của tôi đây Xin thứ lỗi cho sự ngần ngại của tôi. Nhưng ta cần phải ngần ngại khi ta muốn trung thành.
- Được, được, không cần phải xin lỗi - de Besme nói.
- Phải thế chứ, thưa ông - Đến lượt De Mole vừa nói, vừa tiến lại gấn
- Vì thấy ông có lòng như vậy, liệu ông có thể chuyển đạt lá thư của tôi như ông vừa làm đối với lá thư của ông bạn tôi hay không?
- Ông tên là gì?
- Bá tước Lerac de Mole.
- Bá tước Lerac de Mole?
- Vâng.
- Tôi không biết.
- Đơn giản chỉ là vì tôi không có hân hạnh được ông biết tới đó thôi, thưa ông. Tôi là người lạ ở đây và giống như bá tước de Coconas, tôi từ rất xa tới.
- Từ đâu?
- Từ Provençal.
- Với một cái thư?
- Vâng, với một bức thư.
- Gửi cho ông de Guise?
- Không, gửi cho hoàng thượng xứ Navarre.
- Tôi không thuộc về phía xứ Navarre, thưa ông - de Besme trả lời với vẻ lạnh lùng đột ngột - Vậy tôi không thể chuyển đạt lá thư của ông được.
Besme quay gót rời De Mole, tiến vào cung Louvre vừa ra hiệu cho Coconas đi theo.
De Mole đứng lại một mình.
Cùng lúc đó, qua cánh cửa cung Louvre song song với cửa mà Besme và Coconas vừa vào, có một toán kỵ sĩ chừng trăm người đi ra.
- Ái chà - Tên lính gác nói với bạn y - de Mouy với lũ Tân giáo nhà y đấy. Chúng vui sướng nhỉ. Hình như đức vua đã hứa cho giết kẻ ám sát đô đốc, hắn ta chính là người đã giết cha của hắn là de Mouy de Saint Phale.đúng là một cú chọi hai chim. Độc thật
Xin lỗi - De Mole nói với người lính - Phải chăng ông vừa nói rằng viên chỉ huy oai hùng kia là ông de Mouy de Saint Phale?
- Thưa vâng, ông quý tộc ạ.
- Và những người đi cùng ông ta là…
- Là những đồ vô đạo… tôi vừa nói đến đó .
- Cám ơn - De Mole nói, không tỏ vẻ để ý đến từ ngữ miệt thị của gã lính - Tôi chỉ cần biết có thế.
Ngay lập tức, chàng đi về phía người thủ lĩnh của đoàn kỵ sĩ và nói với ông ta:
- Thưa ông, tôi được biết ông là ông… de Mouy de Saint Phale.
- Thưa ông vâng - Viên chỉ huy lịch sự đáp.
- Tên tuổi ông được biết rõ giữa những người theo đạo mới, khiến tôi đánh bạo hỏi và nhờ ông một việc.
- Việc gì vậy, thưa ông?… Nhưng trước hết tôi đang vinh hạnh hầu chuyện với ai đây?
- Tôi là bá tước Lerac de Mole.
Hai chàng trai cúi chào nhau.
- Thưa ông, tôi xin nghe ông nói đây - de Mouy nói.
- Thưa ông, tôi từ d Aix tới, mang theo một lá thư của ông d Auriac, tỉnh trưởng tỉnh Provence. Thư này được gửi lên đức vua Navarre và mang nhiều tin quan trọng khẩn cấp. Làm sao tôi có thể trình được thư lên đức vua? Làm sao tôi có thể vào được Louvre?
- Thưa ông, chẳng có gì dễ hơn là vào cung Louvre - de Mouy trả lời - Tuy nhiên, tôi e rằng lúc này đây đức vua Navarre đang bận nên không thể tiếp ông được. Nhưng dẫu sao thì xin ông hãy cứ vui lòng theo tôi, tôi sẽ dẫn ông tới khu phòng ở của nhà vua, phần còn lại xin ông tự lo lấy.
- Xin cám ơn ông!
- Xin ông theo tôi - de Mouy de Saint Phale nói.
.De Mouy xuống ngựa, ném dây cương cho người hầu, đi về phía cửa ra vào cho lính gác nhận mặt rồi dẫn De Mole vào lâu đài ông vừa mở cửa dẫn tới phòng ở của vua Navarre vừa nói:
- Xin ông vào đi và hỏi thăm xem.
Và vừa chào De Mole, ông vừa lui ra.
De Mole còn lại một mình, chàng nhìn xung quanh.
Phòng ngoài chẳng có một ai, một trong số các cửa thông vào trong bỏ ngỏ. Chàng đi vài bước và thấy mình ở trong một hành lang. Chàng gõ cửa và gọi mà chẳng có ai trả lời. Sự yên lặng thăm thẳm bao trùm lên khu vực này của Louvre.
"Ai đã nói với mình về các nghi thức nghiêm ngặt đến thế ấy nhỉ? - Chàng nghĩ - Chứ mình thấy người ta có thể đi qua đi lại trong lâu đài này cứ như trên khu công cộng vậy".
Chàng lại gọi tiếp nhưng cũng chẳng ăn thua gì hơn lần trước.
"Thôi ta cứ đi thẳng vậy - Chàng nghĩ - Rốt cuộc thì cũng phải gặp một người nào chứ".
Chàng tiến theo hành lang, càng vào sâu càng thấy tò mò.
Đột nhiên cánh cửa phía đối diện với cửa mà chàng đi vào mở ra, hai người hầu cầm hai giá đèn sáp xuất hiện. Họ soi đường cho một người đàn bà tầm vóc cao lớn, dáng đường bệ và có một vẻ đẹp chim sa cá lặn.
Ánh sáng chiếu rọi làm De Mole đứng lặng. Người đàn bà cũng dừng lại nhìn De Mole.
- Thưa ông, ông cần gì vậy? - Nàng hỏi chàng trai bằng một giọng thánh thót như một điệu nhạc bên tai chàng.
- Ô thưa bà - De Mole vừa nói vừa nhìn xuống - Xin bà thứ lỗi, tôi vừa mới rời khỏi ông de Mouy de Saint Phale, người đã có lòng dẫn tôi tới tận đây, để tìm đức vua Navarre.
- Hoàng thượng không có ở đây, thưa ông. Tôi tin là ông ta đang ở chỗ ông anh vợ. Thế nhưng vì ông ta đi vắng nên liệu ông có thể nói với hoàng hậu được không…
- Vâng, chắc là được, thưa bà - De Mole nói tiếp - Nếu như có ai rộng lòng dẫn tôi tới chỗ Người.
- Thưa ông, ông đã gặp rồi đấy!
- Sao cơ! - De Mole kêu lên.
- Tôi là hoàng hậu Navarre - Marguerite trả lời.
De Mole có một cử chỉ quá bất ngờ vì kinh ngạc và sợ hãi khiến hoàng hậu mỉm cười.
- Thưa ông, xin ông nói nhanh - Nàng nói
- Vì người ta đang chờ tôi ở chỗ Hoàng thái hậu.
- Ôi thưa lệnh bà, nếu Người đang rất vội thì xin cho phép tôi được lui, vì tôi không thể nói với Người trong lúc này được.
Tôi không thể tập trung ý nghĩ của mình, tôi hoa mắt khi nhìn thấy lệnh bà. Tôi không còn nghĩ được nữa, tôi chỉ chiêm ngưỡng thôi.
Marguerite duyên dáng tiến về phía chàng thanh niên trong lúc chàng không hề biết rằng mình vừa mới xử sự như một đình thần tao nhã.
- Xin ông tĩnh trí lại - Nàng nói - Tôi sẽ chờ ông và để cho người ta chờ tôi.
- Ôi xin lệnh bà tha tội, nếu như lúc đầu tôi đã không chào Người với tất cả lòng tôn kính mà Người có quyền đòi hỏi ở một kẻ tôi tớ hèn kém nhất của Người, nhưng…
- Nhưng - Marguerite tiếp
- Ông chẳng đã nhầm tôi với một người nào trong số các thị nữ của tôi đấy thôi.
- Không, thưa lệnh bà, tôi cứ tưởng là hình bóng của nàng Diane de Poitiers xinh đẹp. Người ta kể với tôi rằng nàng còn hiện về ở cung Louvre.
- Thôi nào, thưa ông - Marguerite nói - Tôi không phải lo ngại gì cho ông nữa đâu, ông sẽ gây dựng được sự nghiệp cho mình ở triều đình đấy. Có phải là ông vừa nói là ông có một bức thư cho nhà vua không? Thật vô ích, nhưng thôi kệ, thư đâu? Tôi sẽ trao thư cho hoàng thượng. Tuy nhiên, xin ông nhanh lên cho.
Trong nháy mắt, De Mole vạch các tua đeo ở áo ngắn và rút trong ngực ra một lá thư đề trong một cái túi lụa.
Marguerite cầm thư và nhìn chữ viết:
- Có phải ông là de Mole?
- Vâng, thưa lệnh bà. Lạy Chúa, phải chăng tôi có diễm phúc là tên mình được lệnh bà biết tới?
- Tôi đã nghe chồng tôi và quận công d Alençon, em tôi, nhắc tới. Tôi biết rằng ông đang được người ta chờ đợi.
Và nàng nhét vào trong chiếc áo chẽn cứng đờ vì châu ngọc và những đường thêu của mình bức thư vừa mới rời khỏi chiếc áo ngắn của chàng trai còn ấm hơi ngực chàng. De Mole khao khát nhìn theo từng cử chỉ của Marguerite.
- Bây giờ thì, thưa ông - Marguerite nói
- Ông hãy xuống tầng sảnh dưới nhà và chờ tới khi có người hầu do đức vua Navarre hoặc quận công d Alençon sai tới. Bây giờ một người hầu của tôi sẽ dẫn ông đi.
Nói xong, Marguerite tiếp tục bước. De Mole đứng dẹp vào sát tường, nhưng lối đi chật quá và khung lồng váy dài của hoàng hậu quá rộng đến nỗi váy bằng lụa của nàng chạm lưới qua quần áo chàng trai để lại mùi hương ngọt ngào toả ra trên lối nàng qua.
De Mole run lên toàn thân. Cảm thấy mình sắp ngã, chàng phải tựa vào tường.
Marguerite biến đi như một ảo ảnh.
- Thưa ông, ta đi thôi chứ ạ,? – Người hầu có nhiệm vụ dẫn De Mole tới tầng sảnh dưới nhà.
- À, vâng, vâng - De Mole đang say đắm trong lòng, thốt lên.
Chàng thấy người hầu trẻ chỉ vào lối mà Marguerite vừa đi qua và hy vọng rằng nếu nhanh chân, chàng có thể lại nhìn thấy nàng.
Quả thật tới đầu cầu thang chàng nhìn thấy nàng ở tầng dưới và vì hoặc tình cờ hoặc vì tiếng chân chàng vọng tới tận chỗ nàng, Marguerite ngẩng đầu lên, thế là chàng được nhìn nàng thêm một lần nữa.
- Ôi! - Chàng vừa đi theo người hầu vừa nói - Nàng chẳng phải là người trần tục mà là một nữ thần, đến cả thần Vệ Nữ cũng chưa chắc sánh kịp nàng.
- Gì vậy, thưa ông? - Người hầu không rõ chàng lẩm bẩm điều gì, bèn hỏi.
- Tôi đây! - De Mole vội vã đáp - Xin lối, không có gì cả, tôi đây.
Họ cùng xuống tầng dưới, qua một cửa rồi đến một cửa tiếp theo. Đến đó họ dừng lại trên ngưỡng cửa. Người hầu nói:
- Đây là nơi ông phải ngồi chờ.
De Mole bước vào gian phòng lớn và cánh cửa khép lại sau lưng chàng.
Trong gian phòng, chỉ có duy nhất một nhà quý tộc đang đi đi lại lại có vẻ sốt ruột chờ đợi ai.
Những mảng tối đổ dài từ những vòm trần xuống khiến cho hai người chỉ cách nhau vài chục bước chân cũng không nhìn rõ nhau. De Mole xích lại gần:
- Chúa tha tội cho con - Chàng lẩm bẩm khi chỉ còn cách nhà quý tộc kia có vài bước - Mình lại gặp bá tước de Coconas ở đây rồi.
Nghe tiếng bước chân, anh chàng Piémontais quay lại và cũng sững sờ nhìn De Mole:
- Mẹ kiếp! - Chàng kêu lên - Ông de Mole đây mà, nếu không thì quỷ bắt mình đi! Ái chà! Ta làm gì thế này! Lại chửi thề ở cung vua kia đấy! Nhưng thôi, hình như nhà vua còn chửi thề khá hơn ta, mà cả ở trong nhà thờ nữa kia. Ơ này, vậy là chúng ta đã ở trong cung Louvre đấy nhỉ?
- Như ông thấy đấy, ông de Besme quả là một tay người Đức dễ thương. Còn ông, ai dẫn đưởng cho ông thế?
- Ông de Mouy de Saint Phale… Tôi đã chả nói với ông là những người Tân giáo cũng không đến nỗi kém cạnh lắm trong triều đình là gì… Vậy ông đã gặp ông de Guise chưa?
- Chưa… Thế còn ông đã được tiếp kiến đức vua Navarre chưa?
- Chưa, nhưng chắc cũng sắp thôi. Người ta đã dẫn tôi đến đây và bảo tôi chờ.
- Ông sẽ thấy đây là một bữa tiệc lớn và chúng ta sẽ ngồi cạnh nhau dự tiệc. Quả là một sự tình cờ kỳ dị! Từ hai tiếng đồng hồ nay, số phận đã gắn bó chúng ta với nhau. Nhưng ông làm sao vậy? Ông có vẻ tư lự thế nào ấy!
- Tôi ư? - De Mole giật mình vội vã đáp, vì quả thực chàng vẫn còn như bị loá mắt bởi cái ảo ảnh đã hiện ra với chàng - Không đâu, nhưng cái nơi chúng ta đứng khiến trong trí tôi nảy sinh một mớ suy nghĩ.
- Triết học, có phải không? Thế thì cũng giống tôi. Chính lúc ông vào đây, những lời căn dặn của ông gia sư của tôi lại hiện ra trong trí tôi. Bá tước, ông có biết Plustarque(1) không?
- Sao cơ! - De Mole vừa nói vừa mỉm cười - Đó là một trong những tác giả ưa thích của tôi đấy.
- Thế thì - Coconas nói tiếp một cách nghiêm trang
- Tôi thấy con người vĩ đại ấy đã không quá khi ông ta so sánh những ưu vật của thiên nhiên như những bông hoa rực rỡ nhưng sớm nở tối tàn. Trong khi đó ông ta coi đạo đức như một cái cây thơm tho có mùi hương vĩnh cừu và có hiệu lực tuyệt vời để chữa lành các vết thương.
- Ông có biết tiếng Hylạp không, thưa ông de Coconas? - De Mole vừa hỏi vừa dán mắt vào người đối thoại với mình.
- Không, nhưng ông gia sư của tôi biết và ông ta đã dặn kỹ tôi rằng khi tới triều đình cần phải nói nhiều về đạo đức.
Ông ta bảo rằng thế là hợp gu lắm. Vì thế, tôi báo trước với ông rằng về mặt này tôi được trang bị đầy đủ lắm. À mà này, ông có thấy đói không?
- Không.
- Thế mà hình như ban nãy tôi thấy ông có vẻ thiết tha đến con gà xiên nướng ở quán Tinh tú lắm. Tôi đang chết đói lả người ra đây.
- Này ông de Coconas, đây là dịp tốt để sử dụng các luận cứ của ông về đạo đức và chứng minh lòng khâm phục của ông đối với Plustarque vì nhà văn vĩ đại ấy đã nói ở một đoạn nào đó rằng:
"Rèn luyện tâm hồn trong thương đau và dạ dày trong can đói là điều tốt".
- Ái chà! Ông biết tiếng Hylạp đấy à?- Coconas kinh ngạc kêu lên.
- Vâng - De Mole trả lời - Ông gia sư của tôi đã dạy cho tôi.
- Mẹ kiếp! Bá tước ạ. Cơ đồ của ông được đảm bảo rồi đầy. Ông sẽ làm thơ với đức vua Charle, và nói tiếng Hylạp với hoàng hậu Marguerite.
- Không kể là - De Mole vừa cưởi vừa nói - Tôi có thể nói tiếng Gascon với đức vua Navarre.
Lúc đó, lối đi ăn thông ra khu phòng của nhà vua mở ra, có tiếng bước chân và người ta nhìn thấy trong bóng tối có một bóng người đang tiến lại. Bóng người đó dần dần rõ nét. Đó là ông de Besme. Ông ta ví mũi vào nhìn hai người để nhận ra người của mình và ra hiệu cho Coconas đi theo ông ta.
Coconas đưa tay chào De Mole.
De Besme dẫn Coconas tới đầu kia gian phòng mở một cánh cửa và đứng cùng với chàng trên bậc đầu tiên của một cầu thang.
Tới đó, ông ta dừng lại, nhìn khắp xung quanh, trên dưới rồi nói:
- Ông de Coconas, ông trọ ở đâu?
- Ở quán Tinh tú, phố Arbre sec.
- Được, được, gần đây lắm… Ông về ngay đi nhé và đêm nay… Ông ta lại nhìn quanh.
- Thế nào, đêm nay thì sao? Coconas hỏi.
- Thế này, đêm nay, ông quay trở lại đây với một chữ thập trắng trên mũ. Khẩu lệnh là Guise. Suỵt, kín miệng đấy.
- Nhưng tôi phải quay lại đây vào mấy giờ?
- Khi nào ông nghe thấy chuông nhà thờ báo động.
- Cái gì, chuông báo động à? - Coconas hỏi.
- Vâng, chuông báo động: bum! bum…
- À, chuông báo động!
- Đúng thế, tôi nói thế đấy.
- Được rồi, tôi sẽ tới - Coconas nói.
Vừa chào de Besme, chàng vừa đi vừa tự hỏi thầm:
- Thằng cha muốn nói cái quỷ gì thế nhỉ, và vì cớ gì mà người ta lại đánh chuông báo động cơ chứ. Dù sao thì mình vẫn giữ ý kiến của mình: ông de Besme dễ thương thật. Hay là mình đợi bá tước de Mole nhỉ? À mà thôi, chắc hẳn ông ta sẽ ăn tối với vua xứ Navarre.
Và Coconas đi về phía phố Arbre sec, nơi biển hiệu quán Tinh tú đang thu hút chàng như một thỏi nam châm.
Trong lúc đó, một cánh cửa của gian phòng lớn thông với những phòng ở của vua xứ Navarre mở ra, một người hầu tiến về phía De Mole và hỏi:
- Có phải ông là bá tước de Mole
- Chính tôi.
- Ông trọ ở đâu?
- Phố Arbre sec, quán Tinh tú.
- Được, gần ngay cửa Louvre. Xin ông hãy nghe… Hoàng thượng cho nói với ông rằng Người không thể tiếp ông trong lúc này. Có thể là đêm nay Người sẽ cho gọi ông. Dầu sao thì nếu sáng mai mà ông chưa nhận được tin tức gì thì ông hãy tới Louvre.
- Nếu lính gác không cho tôi vào thì sao?
- À ừ nhỉ… Khẩu lệnh là Navarre, ông cứ nói lên và mọi cửa đều thông.
- Xin cảm ơn.
- Xin ông chờ cho một chút. Tôi được lệnh dẫn ông ra tận cổng, sợ ông lạc trong Louvre mất.
"Thế còn Coconas? - De Mole tự hỏi khi chàng ra khỏi lâu đài - Ôi chắc y đang chén bữa tối với quận công de Guise".
Nhưng khi về đến quán của Hurière, người đầu tiên chàng trông thấy chính là Coconas đang an toạ trước một dĩa trứng chiên mỡ kếch sù.
- Ố, ồ - Coconas vừa nói vừa phá lên cười - Hình như ông cũng chẳng ăn tối ở chỗ đức vua Navarre nhiều gì hơn tôi dùng bữa ăn ở nơi ông de Guise nhỉ.
- Xin thề là không.
- Thế ông đã thấy đói chưa?
- Tôi tin là có.
- Còn Plustarque thì sao?
- Bá tước ạ - De Mole vừa nói vừa cưới - Trong một đoạn khác của Plustarque đã nói "kẻ có phải chia xẻ cho người không" Vì lòng ngưỡng mộ Plustarque, ông có vui lòng chia sẻ đã trứng chiên với tôi không, chúng ta sẽ bàn về đạo đức trong khi ăn?
- Ôi thôi thôi! - Coconas nói - Bàn về đạo đức chỉ tốt khi chúng ta ở Louvre, chúng ta sợ bị nghe trộm và chúng ta đói mềm. Thôi ông ngồi xuống đi và xin mời!
- Này tôi thấy là hình như số mệnh cứ nhất định gắn bó chúng ta lại. Ông ngủ đây đêm nay chứ?
- Tôi cũng chẳng biết.
- Tôi cũng thế.
- Dẫu vậy, tôi vẫn biết là đêm nay tôi ở đâu?
- Đâu vậy?
- Ông ở đâu thì tôi ở đấy. Chẳng trượt đi đâu được.
Cả hai cùng cười và đánh chén thật cẩn thận món trứng chiên của bác chủ quán La Hurière.
Chú thích:
(1) Plustarque là nhà văn Hylạp.
Nguồn vnthuquan.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét