Chương 8: Động đất
Ngọn núi lửa dưới sông
bắt đầu hoạt động rồi, sự việc diễn ra đột ngột, mọi người trở tay không kịp,
suýt nữa rơi hết xuống dưới. Ai nấy ba chân bốn cẳng leo lên một cái dốc tương
đối thoai thoải, ngồi xuống thở hổn hển, vẫn chưa hoàn hồn thì lại thấy mặt đất
chấn động mỗi lúc một mạnh hơn, những vách núi do lớp dung nham chất chồng tạo
thành bất cứ lúc nào cũng có thể đổ ập xuống.
Lạc Ninh nói chưa chắc
núi lửa sẽ phun trào, đây có thể chỉ là hoạt động mang tính chu kỳ, thời gian
của chu kỳ hoạt động này không xác định được, có thể mấy hôm một lần, cũng có
thể mấy trăm năm, mấy nghìn năm mới xảy ra một lần. Núi lửa cũng chia ra làm
nhiều loại, loại núi lửa hình ống như chiếc loa kèn chổng ngược mà chúng ta
thường thấy được hình thành sau khi đã phun trào với quy mô lớn, cũng có loại
núi lửa tuy không phải núi lửa chết, nhưng hành vạn năm cũng chẳng phun trào
một lần, cứ mãi mãi ẩn sâu dưới lòng đất, thỉnh thoảng mới xảy ra chấn động.
Nhưng mặc xác nó bao năm
mới hoạt động một lần, chúng tôi coi như đen đủi, vừa hay gặp đúng lần này. Vốn
định men theo dòng sông ngầm tìm đường ra, nhưng giờ nước sông phía dưới đã sôi
lên sùng sục, xuống dưới có mà thành ra bánh chẻo luộc hết, xem ra đường xuống
không được rồi, đương lúc không biết phải làm sao, Cả Oa bỗng giật gấu áo tôi,
chỉ tay bảo chúng tôi nhìn lên trên.
Ở chỗ cách đỉnh đầu mấy
trăm mét xuất hiện một tia sáng trắng dài mảnh, tôi nhìn đến hoa cả mắt, con
ngươi đau nhói, đó là thứ gì vậy? Lẽ nào lại là một loài sinh vật đã tuyệt
chủng từ lâu?
Lạc Ninh bất ngờ xen lẫn
vui sướng, vội kêu lên: "Là bầu trời! Là bầu trời mọi người ơi!"
Núi lửa dưới lòng đất
chấn động gây ra động đất, mặt đất trên đầu chúng tôi nứt ra một kẽ lớn, bao
lâu rồi chưa nhìn thấy bầu trời ngoài kia, tôi đã quên mất bầu trời như thế nào
rồi, là màu xanh hay màu trắng đây?
Tôi nói với những người
còn lại: "Các đồng chí! Đúng ông trời không tuyệt đường con người, người
kiên trì đến cùng sẽ là người chiến thắng, vì đất nước Trung Quốc mới, hãy tiến
lên!"
Bốn người vốn dĩ đã sức
cùng lực kiệt, bỗng nhiên nhìn thấy hi vọng sống sót, chợt trỗi lên một sức
mạnh tràn trề, hai chân sải bước, cánh tay vung lên, thục mạng men theo con dốc
leo lên trên.
Tiếng động đất bên dưới
càng lúc càng mạnh hơn, những luồng khí nóng hầm hập ép tới, mùi lưu huỳnh nồng
nặc buốt lên tận óc, chúng tôi lo kẽ nứt trên kia lại bị địa chấn làm khép lại,
ai nấy đều mong thoát ra càng nhanh cảng tốt, đều dốc sức như chạy nước rút một
trăm mét trên con dốc bốn nhăm độ.
Càng lên cao, nham thạch
càng lở, có những quãng tựa đang đi trên cát, rất khó đặt chân, leo lên được ba
mét lại bị tụt xuống hai mét, da tay bị chà rách hết, mà chẳng ai để ý đến đau
đớn, nghiến chặt răng, vừa leo vừa bám, có độ năm sáu trăm mét mà vất vả như
trèo đèo lội tuyết trong cuộc vạn lý Trường chinh, sau khi thể lực đã hoàn toàn
cạn kiệt, cuối cùng chúng tôi cũng trở về được mặt đất.
Trời xanh mây trắng, hai
bên núi non nhấp nhô trải rộng, chỗ chúng tôi leo lên là một đoạn của của lòng
sông Côn Luân, cũng là khu vực có độ cao thấp nhất ở cao nguyên Thanh Tạng, từ
đây cách binh trạm ở Bất Đông Tuyền chỉ vài cây số.
Lạc Ninh chẳng còn đủ sức
nữa, chân Cả Oa lại bị thương, đến phút cuối cùng, hai người bị rớt lại phía
sau, tôi không kịp nghỉ ngơi, vội vàng cùng anh Đô buộc thắt lưng và dây buộc
đồ lại với nhau, thòng xuống cho Lạc Ninh và Cả Oa bám lấy.
Động đất càng lúc càng
mạnh hơn, kẽ nứt rộng có hơn một mét này bất cứ lúc nào cũng có thể sụt xuống,
Lạc Ninh và Cả Oa chỉ còn biết bám chắc vào sợi dây, cứ đạpchân bước một bước
rồi lại trượt xuống một bước, chẳng thể trèo lên được thêm chút nào.
Tôi và anh Đô dốc hết sức
kéo lên, nhưng cả hai người có khỏe hơn nữa cũng chẳng thể cùng lúc kéo cả Cả
Oa với Lạc Ninh lên được. Bấy giờ Cả Oa buông dây ra, ở dưới dùng sức đẩy mạnh
Lạc Ninh lên, cộng thêm lực kéo của bọn tôi bên trên, một phát đã lôi được Lạc
Ninh ra khỏi kẽ nứt đó.
Đến khi tôi định thả dây
xuống kéo Cả Oa lên, một đợt rung chuyển mãnh liệt lại dội tới, mặt đất liền
khép chặt lại, kẹp chặt Cả Oa vào giữa.
Nhiệt độ âm hai mươi độ,
áo khoác mũ mão đã mất tự lúc nào, ba người quên cả cái rét, chỉ mặc một chiếc
áo mỏng, vừa khóc vừa dùng tay, lưỡi lê gắng sức bới đất cát ở chỗ kẽ nứt vừa
khép lại ra...
Ba ngày sau, tôi nằm trên
giường trong bệnh viện quân y, tham mưu trưởng quân khu bắt tay tôi, thân thiết
an ủi: "Đồng chí Hồ Bát Nhất! Lần này các đồng chí đã biểu hiện hết sức
dũng cảm, tôi thay mặt quân ủy gửi lời hỏi thăm đồng chí, mong đồng chí sớm hồi
phục, tiếp tục lập những chiến công mới trên con đường cách mạng của chúng ta!
Đồng chí thế nào rồi? Giờ đã đỡ hơn chưa?"
Tôi trả lời: "Cảm ơn
thủ trưởng quan tâm, tôi vẫn... vẫn... vẫn... " định nói là vẫn tốt, nhưng
lúc ấy lại nhớ đến những đồng đội đã vĩnh viễn rời xa mình, Tiểu Lam, Cả Oa,
chính trị viên, tiểu đội trưởng, thì lập tức chữ "tốt" kia liền nghẹn
lại trong cổ họng, chẳng thể nào thốt lên được.
Đúng như Churchill 1 đã
nói, trong cuộc đời chẳng có người bạn nào vĩnh viễn, cũng chẳng có kẻ thù nào
vĩnh viễn, chỉ có những lợi ích vĩnh cửu mà thôi.
Năm 1969, do yêu cầu của
tình hình quốc tế, đơn vị của tôi bị phái đi thi công tận sâu trong núi Côn
Luân, môi trường khắc nghiệt khiến tiến độ thi công chậm hơn dự tính, trong ba
năm có đến mấy mươi chỉ huy và chiến sĩ hy sinh ở công trường, vậy mà công
trình quân sự chúng tôi xây dựng mới chỉ hoàn thành hai phần ba.
Bấy giờ, tình hình thế
giới lại đổi sang ván bài mới, năm 1972 Nixon đến thăm Trung Quốc, quan hệ
Trung-Mỹ bình thường hóa. Tất cả các chiến lược của Trung Quốc đều được điều
chỉnh lại trên quy mô lớn, công trình ở Côn Luân bị đình lại, bọn lính công
trình nửa đường đứt gánh như bọn tôi đều được biên về quân dã chiến, trực thuộc
quân khu Lan Châu.
Ngày qua ngày, năm qua
năm toàn huấn luyện, ra thao trường, diễn tập, học tập, bình bầu. Cuộc sống
trong quân đội chẳng những đơn điệu lại còn gian khổ. Qua mấy năm sau, Cách
mạng Văn hóa chấm dứt, trung ương Đẩng kịp thời dẹp loạn chỉnh đốn, bè lũ bốn
tên bị đập tan, sau tròn mười năm tai họa, xã hội cuối cùng cũng trở lại trật
tự bình thường.
Nhưng quân ngũ là nơi có
môi trường đặc biệt tách hẳn với xã hội bên ngoài, tôi chẳng hề cảm thấy có sự
thay đổi nào rõ rệt, chẳng qua cũng chỉ không cần hễ gặp nhau là phải viện
trích lời Mao chủ tịch nữa mà thôi, nhưng mỗi khi có lính mới vào trại, vẫn
phải tiến hành giáo dục cách mạng như trước.
Sáng hôm đó, tôi vừa đi
họp ở doanh trại về, thông tín viên Tiểu Lưu thở hồng hộc chạy lại: "Báo
cáo đại đội trưởng! Hôm nay có một tốp tân binh đến trình diện, nhưng đồng chí
chính trị viên đã đi học trên quân khu, cho nên mời đại đội trưởng tới giảng
cho các tân binh về cách mạng và truyền thống!"
Giảng cách mạng, truyền
thống, thực chất là kể cho đám tân binh nghe về lịch sử đại đội. Đối với những
chuyện này tôi thực sự là dân không chuyên, nhưng tốt xấu gì thì giờ tôi cũng
đã là một đại đội trưởng, chĩnh trị viên lại không có nhà, thôi thì cứ đánh
liều lên lớp một chuyến vậy.
Tôi dẫn hơn ba mươi tân
binh vào phòng truyền thống của đại đội, chỉ vào lá cờ gấm có thêu mấy chữ
"Đại đội anh hùng", rồi bảo với cả đám, đây là vinh dự do các đồng
chí tiền bối ở đại đội Sáu chúng ta giành được trong chiến dịch Hoài Hải, danh
hiệu này vẫn được giữ lại cho đến tận hôm nay, tôi thêm mắm thêm muối kể lại
cuộc chiến bi tráng lần ấy một lượt, nào là đại đội Sáu chúng ta đã xả thân thế
nào, chiến đấu ra sao, làm thế nào cạn sạch đạn mà vẫn dùng dao lê đánh lui đợt
tấn công của cả quân đoàn phản động Quốc dân Đảng, hoàn thành nhiệm vụ đánh
chặn được cấp trên giao phó một cách oanh liệt, oai hùng.
Tiếp sau đó tôi lại chỉ
vào chiếc nồi sắt mẻ đen sì trong tủ kính, kể: "Các đồng chí, mọi người
chớ có coi thường chiếc nồi mẻ này nhé, năm xưa trong trận Hoài Hải, các đồng
chí tiền bối của đại đội Sáu chúng ta sau khi ăn món miến ninh thịt lợn nấu
bằng cái nồi này, đã lao lên giết giặc lập công trên sa trường đấy. Các đồng
chí xem, vết sứt mẻ trên cái nồi này, chính là do đạn pháo phản động của quân
phản động Quốc dân Đảng gây ra đấy, đến tận hôm nay, nó vẫn âm thầm kể lại cho
chúng ta về chiến tích của những vị anh hùng và tội ác dã man của bè lũ phản
nghich năm xưa."
Những gì tôi có thể kể
cũng chỉ có vậy, nói cho cùng tôi cugx không phải người chuyên phụ trách công
tác tư tưởng, có điều tôi tự cảm thấy mình giảng cũng không đến nỗi, cũng bịp
được tốt đám lính mới non nớt này.
Tôi cho đám tân binh giải
tán đi ăn cơm trong nhà ăn, còn mình và Tiểu Lưu đi phía sau, tôi hởi Tiểu Lưu:
"Vừa nãy cậu thấy đại đội trưởng tôi kể chuyện cách mạng với truyền thống
trình độ thế nào?"
Tiểu Lưu đáp: "Ôi
trời, đại đội trưởng giảng thật tuyệt vời, em nghe mà rớt cả nước miếng, đại
đội ta khi nào theo gương các tiền bối cách mạng, cải thiện bữa ăn một cái, món
miến ninh thịt lợn chắc phải rất tuyệt đấy ạ!"
Tôi nuốt nước bọt, rồi vỗ
vào đầu Tiểu Lưu một cái: "Không nghe gì đến truyền thống cách mạng, toàn
để ý đến cái mẹ gì thịt lợn ninh với chẳng miến, mau vào nhà ăn lấy cơm cho
tôi, mà hình như hôm nay nhà ăn có bánh bao, đến muộn thì bọn lính mới nó cướp
hết. Tôi ra lệnh cho cậu, chạy nhanh lên!"
Tiểu Lưu "vâng"
một tiếng, rồi sải bước chạy một mạch vào nhà ăn, tôi đột nhiên nhớ ra một câu
quan trọng quên chưa nhắc, vội gọi với theo sau: "Này! Chọn cho tôi mấy
cái to to nhé!"
Tôi nằm trên giường, vừa
ăn bánh bao vừa đọc thư nhà vừa gửi tới, nhà tôi mọi việc đều ổn, cũng chẳng
nhắc có chuyện gì quan trọng. Đọc lướt qua hai lượt, tôi gấp lại đặt một bên,
cầm cuốn sách cũ ông nội để lại lên đọc, mấy phen hú vía vài năm trước khiến
tôi lấy làm hứng thú với bộ môn phong thủy này, mỗi khi rảnh rỗi lại giở sách
ra xem.
Do cuốn sách nhắc nhiều
đến các danh từ liên quan đến ngũ hành bát quái và dịch số, ví như nào là
"đông phương giáp ất mộc, nam phương bính đinh hỏa, trung ương mậu kỷ thổ,
tây phương canh tân kim, bắc phương nhâm quý thủy" rồi "càn, khảm,
cấn, chấn, tốn, ly, khôn, đoài" vân vân, có nhiều chỗ không thể hiểu được,
mấy năm gần đay tôi cũng tìm đọc không ít thư tịch, tuy trình đọ văn hóa có
hạn, nhưng vẫn có thẻ tạm đối phó mà hiểu được ba bốn phần.
Mười sáu chữ trong cuốn
Âm dương phong thủy bí thuật thập lục tự này lần lượt là: Thiên, Địa, Nhân,
Quỷ, Thần, Phật, Ma, Súc, Nhiếp, Trấn, Độn, Vật, Hóa, Âm, Dương, Không.
Cuốn sách này chẳng biết
niên đại thế nào, cũng không rõ do ai viết, chỉ có điều nội dung bên trong hết
sức uyên thâm, bao gồm cả sáu mươi tư phép biến của tám quẻ trong bát quái Phục
Hy, kỳ thực tám que ấy phải là mười sáu quẻ, truyền đến thời Ân Thương, vì mười
sáu quẻ tiết lộ thiên cơ, nên bị thần linh xóa đi một nửa, thậm chí đến tám quẻ
còn lại cũng không toàn vẹn. Nhưng người nào hiểu được dăm phần đã lợi hại lắm
rồi, như Gia Cát Khổng Minh, gọn biết một hai phần đã giúp Lưu Bị vận trù trong
trướng, chia thiên hạ thành thế chân vạc, Lưu Bá Ôn chỉ nắm ba phần, đã phò tá Chu
Hồng Vũ gấy dựng cơ nghiệp nhà Minh trải bốn trăm năm. Nhưng những điều ấy tôi
đều không tin, làm gì mà tài thế được chứ?
Điều đáng tiếc duy nhất
chính là cuốn sách chỉ có nửa quyển về kết cấu bố cục của mồ mả theo ngũ hành
phong thủy, nửa còn lại viết về âm dương, bát quái, thái cực thì truyền đến tay
ông nội tôi đã chẳng còn. Đọc sách bị rách mất nửa, có đôi chỗ nôi dung không
nhất quán , vả lại câu chữ tối nghĩa khó hiểu, khó mà ngộ ra thâm ý bên trong.
Tôi nghĩ, nếu có cả cuốn sách trọn vẹn, thì chắc sẽ dễ dàng hiểu hơn.
Bỗng tiếng còi tập hợp ba
hồi dài ba hồi ngắn vang lên phá vỡ bầu không khí yên tĩnh trong doanh trại, ý
nghĩ đầu tiên lóe ra trong đầu tôi là: "Chắc chắn là có chuyện, vô duyên
vô cớ tuyệt đối không thể nào ra lệnh tập hợp khẩn cấp toàn doanh trại giữa ban
ngày thế này được." Tôi nhét nốt hai chiếc bánh bao còn lại vào miệng,
nhảy bật khỏi giường lao ra ngoài.
Từng hàng dọc xếp đều
thẳng tắp, tôi thấy không chỉ có đại đội chúng tôi tập hợp, mà cả trung đoàn
cũng đều hợp lại cả. Những sĩ quan cấp dưới như tôi không có tư cáchđể tìm hiểu
xem là hành động gì, chỉ biết phục tùng mệnh lệnh và vâng lời chỉ huy mà thôi.
Mệnh lệnh tôi nhận được là đi ra ga đợi, cùng các đội quân khác cùng xuất phát
một lượt.
Người hơn một vạn, như
biển như núi, ga quân dụng chen chúc hơn vạn người lính, từ xa nhìn lại tựa như
một dải nước thủy triều xanh ngắt, xem chừng có lẽ là cả sư đoàn đều bị điều
động. Vào thời bấy giờ, huy động cả một sư đoàn thế này không phải là trò đùa,
biên chế của sư đoàn chủ lực như chúng tôi vô cùng lớn, dưới có ba trung đoàn
bộ binh trực thuộc, ngoài ra còn một trung đoàn xe tăng, cộng thêm bộ đội hậu
cần, cũng suýt soát hai vạn người. Hành động quy mô lớn như vậy rốt cuộc là đi
làm gì? Chắc không phải đi cứu nạn rồi, gần đây nào nghe thấy ở đâu có thiên
tai địch họa gì đâu?
Chúng tôi được tàu bọc
thép chở thẳng đến biên giới Vân Nam trong tâm trạng mập mờ khó hiểu, đến đây
mọi người mới ớ người ra, hóa ra là đi đánh nhau, bấy giờ rất nhiều người đã
khóc...
Cùng lúc ấy, Đăng Tiểu
Bình đang sang thăm Mỹ đã phát biểu một câu xanh rờn trong Nhà Trắng công khai
thừa nhận, quân đội Trung Quốc đang tập kết quy mô lớn tai biên giới Trung Việt.
Rạng sáng ngày 17 tháng
Hai, hai mươi hai vạn quân thuộc mười bảy sư đoàn nhất loạt tấn công, đánh
thẳng tới Lạng Sơn, ngày mồng 4 tháng Ba, Trung Quốc tuyên bó rút quân.
Đại đội của tôi là mũi
nhọn của sư đoàn chủ lực, xung phong đi đầu, chiến đấu mười ngày đã thương vong
quá nửa, trong một lần hành quân, chúng tôi bị đặc công Việt Nam phục kích, họ
ném gói thuốc nổ vào xe tải bọc thép chở lính của chúng tôi, tám chiến sĩ dưới
quyền tôi đều bị chết trong xe. Lúc ấy tôi căm phấn vô cùng, đánh chết ba người
tại chỗ, còn bắt sống hai dân binh người Việt, một gìa một trẻ.
Bọn họ là một ông già hơn
năm mươi tuổi và một cô gái trẻ tầm hai mươi, cso vẻ như là hai cha con. Một
cấp dưới báo với tôi, chính cô gái này đã ngụy trang thuốc nổ thành hình đứa bé
ẵm trong lòng, lúc đi qua xe thiết giáp liền ném vào trong. Tuyệt đối không
nhầm được, chính cô ta là kẻ gây hại.
Điều tôi sợ nhất trong
đời chính là nhìn thấy đồng đội chết trước mặt mình, trong cơn thịnh nộ đã quên
sạch cả ba mục kỷ luật, tám điều chú ý và cả chính sách đối đãi với tù binh, mà
ra tay hết sức dã man với họ.
Việc này đã vi phạm
nghiêm trọng kỷ luật quân đội, thậm chí gấy kinh động đến cả Hứa tổng tư lệnh.
Nếu không phải nhà tôi có quan hệ rất sâu trên quân khu, thì sớm đã bị đưa ra
tòa án quân sự rồi, cuộc sống quân nhân của tôi buộc phải kết thúc từ đầy, cầm
tờ lệnh phục viên trong tay, tôi trở về nhà.
--------------------------------
1 Churchill: tên đầy đủ
Winston Leonard Spencer Churchill (1874-1965), nhà quân sự, lãnh tụ Đảng bảo
thủ, Thủ tướng Anh.
Chương 9: Cuộc
trùng phùng
Cuộc chiến sắp đến hồi
kết thúc, tiếng súng lác đác vẫn vang lên đây đó, khắp trận địa đều là khói
thuốc súng, trong chiến hào chồng chất đầy xác lính.
Dưới hầm chừng vẫn còn
sáu bảy lính Việt binh sống sót, tôi sai người phong tỏa khắp các lối ra, rồi
nói vọng xuống dưới: "Dê bu sung cung dê, sung khoan húng tú binh nây!"
Các binh sĩ còn lại cũng
hô theo: " Dê bu sung khung dê, sung khoan húng tú binh nây!" ( Tiếng
Việt Nam, có nghĩa là :" Ra bỏ súng không giết, súng khoan hồng tù binh
này". Thời bấy giờ, binh lính ra trận trước đó đều được phát một cuốn sổ
tay, bên trong có chép vài câu tiếng Việt thường dùng, được chua âm bằng chữ
Hán, ví dụ: "Cang tai nái lái" nghĩa là " còng tay này
lại"... những câu như thế này đều dùng khi bắt tù binh hoặc khuyên hàng,
ngoài ra còn có một số câu tuyên truyền chính sách của quân đội Trung Quốc, đối
với người dân Việt Nam. Thực ra miền Bắc Việt Nam có rất nhiều dân tộc, tiếng
Việt phổ thông không phổ cập mấy, mà phần nhiều các binh lính người Việt cũng
biết nói tiếng Hán.)
Những người Việt bị bao
vây tầng lớp phía dưới hầm trả lời bằng những loạt đạn.
Tôi ném chiếc mũ sắt
xuống đất, mắng lớn: "Bay thật ngoan cố! Vẫn không chịu để bắt sống
sao?" Nói dứt, tôi lập tức quay đầu lại ra lệnh cho những binh lính đứng
sau lưng: "Mang hết lựu đạn, máy phun lửa ra đây, giết hết đi." Lựu
đạn, máy phun lửa là những thủ đoạn hiệu quả nhất đối phó với những kẻ địch
ngoan cố nấp dưới hầm, thoạt nhiên là áp chế bằng cách ném lựu đạn xuống, sau
đó sẽ dùng máy phun lửa hành quyết.
Từng bó lựu đạn được ném
vào hầm, sau những chuỗi nổ lớn, lính Trưng Quốc vác máy phun lửa thọc vào
miệng hầm phụt xối xả. Khói lửa và mùi khét xộc tới khiến mắt không mở nổi, tôi
cầm tiểu liên dẫn đầu chui vào đường hầm. Bây giờ, tôi mới phát hiện ở góc sâu
nhất vẫn còn một bó lựu đạn vẫn chưa phát nổ, tôi vội vã cùng các binh lính
khác chạy ra ngoài, nhứng đã không còn kịp nữa, một tiếng nổ inh óc vang lên,
cơ thể tôi bị trúng đạn, hai mắt tối sầm, cảm giác bị đắp lên một lớp bùn ướt,
chẳng còn nhìn thấy gì nữa.
Tôi cố sống cố chết giằng
bứt, trong lòng khủng hoảng khó tả, đúng lúc ấy cổ tay tôi bị một người nắm
lấy, bên tai văng vẳng tiếng nói: "Đồng chí! Mau tỉnh dậy! Tỉnh dậy! Chỉ
là một cơn ác mộng thôi!"
Tôi mở to mắt nhìn xung
quanh, hai nhân viên phục vụ và cả hành khách đều tròn mắt nhìn tôi, người nào
cũng nhoẻn miệng cười, đến giờ tôi mới hiểu ra vừa nãy chỉ là một giấc mơ, thở
dài một hơi, song cũng chưa hết sợ.
Chẳng ngờ được ngồi trên
tàu về nhà mà cũng mơ được, thực là mất mặt hết chỗ nói. Tôi bối rối cười gượng
với mọi người, có lẽ đây là nụ cười khó coi nhất của đời tôi mất, cũng may là
không có gương, cho tôi khỏi phải nhìn thấy bộ mặt mình lúc này.
Nhân viên phục vụ thấy
tôi đã tỉnh, liền nhắc tôi tàu hỏa sắp đến ga cuối cùng, mau chuẩn bị hành lý
xuống tàu. Tôi gật đầu, đoạn khuân hành lý dồn ra chỗ giữa hai toa tàu, ngồi
lên châm điếu thuốc hút mấy hơi thật sâu, trong đầu vẫn nhớ đến những đồng đội
còn đang ở ngoài trận tuyến.
Mặc bộ quân trang không
có phù hiệu trên cổ, huy hiệu trên mũ, cảm giác gượng gạo thế nào thì khỏi cần
nói, muốn bước đi cũng không nhấc nổi chân lên nổi. Về đến nhà phải ăn nói với
bố thế nào đây? Ông già mà biết tôi bị quân đội đuổi về, chắc sẽ rút thắt lưng
da quật tôi đến chết mất.
Mười mấy phút sau, tàu về
đến bến, tôi bước đi lòng vòng ngoài cửa mà chẳng dám vào nhà, cứ thế đi đi lại
lại trên đường khỗng mục đích, trong lòng thầm tính toán bịa ra một câu chuyện
nói dối ông già cho qua vụ này.
Sắc trời dần tối, bóng xế
tà, tôi vào một quán cơm định ăn chút gì lót dạ, vừa nhìn tờ thực đơn đã giật
bắn cả mình, bao năm nay căn bản tôi có ra ngoài ăn cơm hàng đâu, giờ thức ăn
sao mà đắt vậy? Một đĩa ngư hương nhục mà những sáu tệ, tính ra hơn ba ngàn tệ
tiền phục viên của tôi cũng chỉ vừa đủ ăn năm trăm đĩa.
Tôi gọi hai bát cơm, một
đĩa thịt gà xào và một chai bia, cô phục vụ trẻ cứ giới thiệu cho tôi món tôm
hầm gì ấy, nhưng tôi sống chết không chịu, cô ta lảm bẩm chửi một câu, rồi trợn
mắt hậm hực đi bê thức ăn lên.
Tôi cũng chẳng buồn chấp
con bé ấy, tôi nhập ngũ chẵn mười năm, đổ cả mồ hôi đổ cả máu, vào sinh ra tử
mà chỉ đáng có năm trăm đĩa ngư hương nhục, nghĩ tới đây thật khiến người ta
giở khóc giở cười. Có điều liền sau đó tôi lại nghĩ, so với các đồng đội đã ngã
xuống trên chiến trường, trong núi tuyết, thì tôi có tư cách gì mà đòi hỏi nữa
đây?
Đúng lúc này bên ngoài
lại có một người khách đi vào, trên mặt đeo kính mắt ếch hàng nhái kiểu Mỹ, tôi
thấy cách ăn mặc của anh ta rất hợp thời trang, nên cũng liếc nhìn mấy cái.
Người kia cũng quay sang
nhìn tôi, săm soi một lúc, sau đó bước lại ngồi đối diện.
Tôi nghĩ bụng, thằng cha
này bị sao vậy, bàn trống đầy ra kia không ngồi, cứ phải nhảy vào đây chen chúc
với ông làm gì, liệu có phải quân lưu manh định giở trò gì hay không? Tiên sư
mày, ông đang ngứa ngáy đây, mày lại gãi đúng vào, ông đang bực mình đang định
tìm thằng nào đập cho một phát đây, có điều nhìn bộ dạng tên này lại hơi quen
quen, già nửa cái mặt hắn bị cặp kính to chềnh ềnh kia che rồi, tôi nhất thời
chẳng nhớ ra nổi hắn là ai nữa.
Thằng cha hẩy cái gọng
khính gá trên mũi, lên tiếng trước: "Thiên vương vùi cọp đất!"
Tôi thấy câu này quen
lắm, bèn buột miệng trả lời: "Bảo tháp trấn ma sông!"
Đối phương lại hỏi:
"Mặt sao đỏ thế?"
Tôi dựng ngón cái lên
đáp: "Chưa tìm được vợ, đang sốt sắng đây!"
"Vậy sao mặt lại
trắng ra thế kia?"
"Lấy phải con cọp
cái, nó mạt cho phát khiếp!"
Hai thằng tôi cùng lúc ôm
chầm lấy nhau, tôi nói với hắn: "Tuyền béo! Cậu không ngờ hồng quân trung
ương lại trở về đúng không?"
Tuyền béo cảm động suýt
khóc: "Nhất oi là Nhất! Anh em hồng quân trời nam đất bắc cuối cùng lại
hội quân ở Thiểm Bắc rồi?"
Mấy năm trước, chúng tôi
thư từ qua lại rất nhiều, nhưng xa xôi cách trở nên mãi không găp được. Ai ngờ
vừa về thành phố đã gặp lại nhau ở quán ăn, thật khéo thế không biết.
Bố Tuyền béo còn làm to
hơn bố tôi, chỉ tiếc hồi Cách mạng Văn hóa bố cậu ta không chịu nổi đấu tố,
chết trong chuồng bò. Mấy năm trước, Tuyền béo về thành phố tìm việc, làm hơn
một năm thì đánh nhau với lãnh đạo, tự bỏ ra ngoài đi buôn, ngược lên miền Bắc
bán các băng nhạc đang thịnh hành ở chỗ chúng tôi.
Bao nhiêu năm rồi không
gặp, hai chúng tôi uống cho mặt đỏ gay đỏ gắt, tôi cũng quên khuấy việc bịa
chuyện nói dối, về đến nhà, rượu vào lời ra, tôi đem tất cả mọi việc đã trải
qua nói thật hết với bố, chẳng ngờ ông không hề tức giân, ngược lại còn rất
vui. Tôi nghĩ bụng chắc ông già càng già, giác ngộ càng thấp, thấy người ta
không cần con mình ra trận nữa mà vẫn vui.
Ban chuyển công tác sắp
xếp cho tôi làm phó phòng vệ sinh của một xưởng sản xuất thực phẩm, tôi ở trong
quân ngũ lâu quá rồi nên chẳng muốn sống cuộc sống công sở vào ca, tan ca theo
quy luật nữa, nên chẳng đi nữa, mà theo Tuyền béo lên phương Bắc làm ăn.
Thời gian trôi qua cũng
thật nhanh, thấm thoắt đã bước vào thập niên tám mươi, chúng tôi cũng đầu ba cả
rồi, công việc làm ăn ngày một tệ hại, đừng nói là dành tiền lấy vợ, đến bữa ăn
giờ đây cũng sắp thành vẫn đề rồi, chúng tôi thường xuyên phải xin tiền nhà để
giải quyết nỗi lo trước mắt.
Hôm đó thời tiết khá đẹp,
bầu trời không một đám mây, hai chúng tôi mỗi đứa đeo một cặp kính râm, mặc
quần ống rộng, đẩy xe ba bánh đi dọc đường phố Bắc Kinh, trên xe kê những tấm
ván bày đầy băng cát xét, trên nữa đặt một chiếc đài cũ rích, bật những ca khúc
lưu hành ở Đài Loan thời đó, vừa đi đôi loa vừa kêu í ới.
Có cô nữ sinh đeo kính
chạy lại, chọn mãi không được cái nào, hỏi: "Có Vương Khiết Thực hay Tạ Lệ
Tư không?"
Băng ấy đợt trước bọn tôi
cũng lấy hàng rồi, nhưng đã bán sạch từ hai hôm trước, Tuyền béo cười nhăn nhở
trả lời: "Ối dào, bà chị ơi, giờ thời buổi nào rồi còn nghe mấy bài ấy!
Nghe Đặng Lệ Quân, Thiên Bách Huệ hay Trương Ngải Giai không? Lấy mấy băng về
nghe thử đi! Thề có Chủ tịch Mao, nghe hay phê tít!"
Cô nữ sinh thấy Tuyền bèo
không ra dáng người tốt, liền bỏ đi luôn.
Tuyền béo chửi ra rả phía
sau: "Đồ điên! Ra vẻ tử tế lắm ấy, còn đòi nghe Khiết với chả Lợi, trông
mặt bợm đã thấy kiết lị rồi!"
Tôi bảo: "Sao giờ
cậu lại đổi sang giọng Bắc Kinh thế, nói tiếng phổ thông không được sao, vờ làm
người thủ đô làm gì? Làm ăn ở Bắc Kinh khó khăn quá, bữa nữa có khi chạy xuống
Tây An cho dễ sống vậy."
Tuyền béo định biện bạch
rằng tổ tiên cậu ta là người Bắc Kinh, nhưng chưa kịp nói dứt câu thì bỗng giơ
tay chỉ phía đầu đường: "Bỏ mẹ, bọn quản lý đến quét rồi, chuồn lẹ đi!"
Hai chúng tôi đẩy chân
chỗng xe rồi chạy thục mạng, luồn lách mấy ngõ cuối cùng thì chạy ra đường lớn,
tôi nhìn chung quanh, thấy quái lạ sao mình lại chạy tới chợ đồ cổ Phan gia
viên thế này?
Cả con đường đều buôn đồ
cũ cả, thậm chí cả huân chương, tượng của Mao chủ tịch cho đến sách bìa đỏ 1
đều có người thu mua. Các loại bình ấm, đồng hồ, hài thêu gẫm tam thốn kim liên
2, tiền xu chất thành từng đống, bình thuốc hít, các thứ đồ gia cụ, tẩu thuốc,
tranh chữ, đài nghiên chạm hoa, bút mực giấy xuyến, ống điếu cổ, hộp chơi dế,
đồ sứ, đồ sơn mài, các đồ trang sức bằng ngọc, đá, vàng, bạc, đòng, sắt, thiếc,
chỉ cần là đồ cổ, đồ cũ thì hầu hết thứ gì cũng có.
Tuyền béo có một miếng
ngọc bội gia truyền, từ trước tới nay luôn đeo trên mình, miếng ngọc ấy là do
một vị thủ tướng của quân đoàn dã chiến Tây Bắc tặng cho bố cậu ta, năm đó ông
này đem quân tiến vào Tân Cương, đã tiêu diệt một đám thổ phỉ ở ốc đảo Nê Nhã,
miếng ngọc tìm được trên người tên cầm đầu. Tuy bảo nó là ngọc bội, nhưng thực
ra hình dạng không giống lắm, tạo hình kiểu cổ xưa mà quái dị, bên trên khắc
họa tiết lằng ngoằng, vừa giống bản đồ, lại vừa giống chữ viết, chẳng hiểu để
làm gì.
Tuyền béo đã cho tôi xem
miếng ngọc này nhiều lần, nhà tôi trước kia cũng có không ít đồ cổ, thuở nhỏ
lại từng nghe ông nội giảng cho nhiều về đồ vàng, đồ đá, đồ ngọc. Có điều miếng
ngọc này niên đại giá trị ra sao thì tôi chịu không nhìn ra được.
Tuyền béo định đem miếng
ngọc bãn đi lấy tiền làm ít vốn làm ăn, nhưng tôi đã ngăn lại: "Đây là di
vật của bố cậu, còn cầm cự được ngày nào thì đừng bán ngày ấy, chúng ta cũng
nào đã đến bước đường cùng đâu, nếu quẫn quá thì tớ sẽ xin tiền ông bà già,
đằng nào lương trợ cấp của ông bà già nhà tớ cũng đâu có ít."
Bọn tôi thấy lề đường có
chỗ trống, liền dựng xe ba bánh lại đó, đi mua hai suất lòng ninh bánh ăn trưa.
Món lòng ninh bánh thực
ra là canh lòng lợn nấu với bánh nướng cắt nhỏ, hơn một tệ một bát, vừa ngon lại
vừa rẻ.
Bát của tôi bị bỏ quá
nhiều ớt, ăn cay sè cả lưỡi, nước mắt nước mũi nhoe nhoét.
Tuyền béo ăn được hai
miếng rồi nói với tôi: "Nhât này! Mấy năm nay tớ vốn định dắt cậu đi phát
tài, nào ngờ kinh tế cả nước đều biến động, giờ buôn bán nhỏ không kiếm được
nữa, phải làm to mới ăn. Chẳng như hồi tôi mới mở quầy, cả cái Bắc Kinh này
chẳng có đến ba chỗ bán băng ca nhạc. Đúng là khổ lây cho cậu, mà trước khi về
hưu bố cậu cũng là sư đoàn trưởng, đãi ngộ như phó chủ tịch thành phố, chẳng
bằng cậu về quách, bảo ông già lo lót cho làm việc gì đó trong cơ quan, đừng đi
theo tớ chịu khổ nữa!"
Tôi vỗ vào cái bụng béo
của cậu ta nói: "Người anh em! Tớ cũng nói thật lòng với cậu thế này nhé,
tớ mà muốn đi làm cơ quan thì lúc nào cũng đi được, nhưng tớ không dám đi, mà
cậu biết tại sao không? Tại tớ sợ, tớ mà cứ ngồi yên một chỗ, đầu óc sẽ chẳng
nghĩ được cái gì khác, chỉ toàn nhớ về những đồng đội đã hy sinh, bọn họ cứ lởn
vởn hiện trước mắt tớ, mỗi lần như thế, lòng tớ lại đau quặn lại. Bọn mình bây
giờ chạy đôn chạy đáo, bận bịu làm ăn, chí ít cũng khiến tớ phân tâm mà nghĩ
chuyện khác, chứ nếu không chắc tớ thần kinh mất!"
Ở trong quân đội ngần ấy
năm, chẳng học được gì, chỉ học được mỗi cách cổ động sĩ khí, tôi an ủi Tuyền
béo: "Anh em mình bây giờ cũng chưa được coi là khổ lắm đâu, vẫn còn lòng
ninh là ăn đây còn gì, nhớ cái hồi tôi ở trong núi Côn Luân, mẹ tiên sư nó, thế
mới gọi là khổ ấy chứ. Có bận Tết, mọi người nhớ nhà cả, nhiều lính mới cứ lén
lút khóc. Sư trưởng thấy thế vội bảo mọi người cùng gói bánh chẻo, cải thiện
bữa ăn. Ăn mấy cái bánh chẻo ấy, nói ra chắc cậu chẳng tin, trong núi Côn Luân
chẳng có rau riếc gì, rau còn quý hơn cả vàng, nhưng thịt thì có, bánh chẻo làm
ra toàn bao thịt cả thôi. Nhưng nơi ấy là vùng cao, nước đun không sôi được, bánh
chẻo luộc ra sống sống sít sít, nhân thịt bên trong vẫn còn đỏ. Cậu tưởng tượng
ra nổi cái mùi ấy nó thế nào không? Thế mà tớ còn ăn đến chục cái, no suýt vỡ
bụng, thèm mà, mấy năm có thứ gì được ăn chín đâu, thèm vãi cả ra. Ngay ngày
hôm sau tớ bị đưa vào bệnh viện, tiêu hóa không nổi ấy mà, bụng cứng như sắt.
Cậu còn nhớ trong quyển Hồng nham viết gì không? Đêm trước khi cách mạng thắng
lợi luôn là đêm lạnh lẽo nhất. Chuyện làm ăn của chúng ta không thể lúc nào
cũng thế được, băng cát xét bán không chạy, thì ta bán cái khác!"
Tôi bật đài lên, hai cái
loa lập tức cất lên tiếng nhạc.
Cái đài đã tương đối nát,
chất lượng âm thanh rất kém, bài hát có hay hơn nữa mà qua cái đài này là y
rằng í éo như khua chiêng gõ trống.
Nhưng tôi và Tuyền béo
đều không thấy khó nghe, dù sao cũng hay hơn chúng tôi hát rất nhiều, Tuyền béo
sau khi nghe những lời giáo dục tư tưởng sâu sắc mà dễ hiểu của tôi, tâm tình
cũng cởi mở hơn nhiều, cậu ta vừa vỗ đùi vừa cất cao giọng rao hàng theo nhịp
nhạc: "Băng cát xét nguyên bản Hồng Kong, Đài Loan đơi...! Đại hạ giá
đơi... Chỉ lấy tiền vỗn thôi, ai mua đơi..."
Người đi đường và cả
những quầy buôn bán xung quanh ai cũng nhìn chúng tôi với cặp mắt tò mò, bên
cạnh có một bàn tay bày sạp trên vỉa hè bán đồ cổ, hắn lại gần chào hỏi, vừa
nhoẻn miệng cười đã lộ ngay ra một chiếc răng vàng chóe, Răng Vàng rút thuốc ra
mời hai bọn tôi,
Tôi đón điếu thuốc nói:
"Hãng xịn đây, thuốc lá Mỹ, Marlboro cơ à!"
Răng Vàng vừa châm thuốc
cho tôi vừa nói: "Hai ông anh bán băng nhạc ở chợ đồ cổ Phan gia viên là
nhất đấy, mấy phố quanh đây không có người thứ ba nghĩ ra món này đâu!"
Tôi rít một hơi thật sâu
rồi nhả hai luồng khói trắng qua lỗ mũi, thứ thuốc lá Mỹ này đã thật, tôi ngẩng
đầu nói với Răng Vàng: "Ông anh đừng chế giễu thế chứ, anh em tôi vừa chạy
bọn Cục Công thương, vô tình tới chỗ này thôi, nghỉ một lát rồi đi luôn đây!"
Vòng vo tam quốc thế nào,
cuối cùng hóa ra không phải người xa lạ gì, nhà Răng Vàng ở đảo Hải Nam, hồi
trước từng đi cải tạo ở Vân Nam, bố hắn theo quân Giải phóng đợt Nam tiến, hỏi
ra trong nhà có những ai, cấp gì, sư đoàn nào, đại đội nào, xem chừng quan hệ
với nhau cũng không quá xa.
Có điều bố Răng Vàng
chẳng phải cán bộ gì hết, bố hắn là thợ đổ đấu dân gian, sau này quân Quốc dân
đảng bắt trai tráng đi tham chiến, cũng trong đợt chiến dịch Hoài Hải đó, nhánh
quân của bố hắn làm phản tham gia quân Giải phóng, nhưng ông ta cũng chỉ làm
tau đầu bếp mà thôi. Sau đó bố hắn tham chiến ở Triều Tiên, bị đông cứng một
cái chân, liệt luôn nửa người, mãi đến cải cách mở cửa, mới từ Hải Nam rời lên
Bắc Kinh gom góp đồ cổ buôn bán.
Biết nói không bằng biết
nghe, hắn kể nghe hay lắm, cái gì thợ đổ đẫu này nọ, chẳng qua cũng chỉ là
thằng đào mả trộm mọ mà thôi, mấy thứ này người khác nghe không ra, nhưng tôi
từ nhỏ được ông nội nuôi lớn, những chuyện như vầy ông kể cho tôi nghe đâu có
ít.
Nhà nghề giơ tay, nhìn
cái biết ngay. Bàn sâu thêm chút nữa, tôi mới hỏi Răng Vàng: "Bác nhà
trước từng làm Mô Kim Hiệu úy 3, không biết đã mò phải cái bánh tông bự nào
chưa?" "Bánh tông bự" là tiếng lóng lưu hành trong giới trộm mộ,
giống bọn thổ phỉ nói chuyện với nhau cũng không thể bảo thẳng ra là mình giết
người phóng hỏa, mà có nguyên một bộ tiếng lóng riêng. "Bánh tông"
chỉ thi thể trong mộ được giữ tương đối hoàn hảo, khong bị mục rữa, "mò
được bánh tông bự" tức là nói gặp phải phiền phức, chỉ những thứ bẩn thỉu
như cương thi, ma ác, "bánh tông khô" là chỉ cái xác trong mộ đã rữa
hết chỉ còn lại một đống xương trắng; còn "bánh tông thịt" nghĩa là
chỉ trên xác chết còn nhiều đồ đáng tiền.
Răng Vàng vừa nghe tôi
nói một câu này, lập tức tỏ vẻ cung kính, cứ nằng nặc mời tôi và Tuyền béo ra
phố Đông Tứ ăn thịt dê tái, tiện thể đàm đạo kỹ hơn. Vậy là ba người dọn dẹp đồ
đạc, cùng ra Đông Tứ. --------------------------------
1 Sách bìa đỏ: là cuốn
sách ghi chép những lời nói của chủ tịch Mao, trước kia mỗi người dân Trung
Quốc đều phải có một cuốn để trong bất cứ trường hợp gì cũng có thể lấy ra
trích dẫn, thậm chí từng có thời kỳ cứ vào mỗi sáng cho đến trước bữa ăn, người
Trung Quốc lại đem ra đọc như Kinh Thánh. 2 Tam thốn kim liên: tức"sen
vàng ba tấc". Do quan niệm bàn chân càng nhỏ càng đẹp, phụ nữ Trung Quốc
xưa bị bó chân từ bé. Khi lớn lên, người ta cho rằng bàn chân xinh như
"sen vàng ba tấc", kỳ thực bàn chân ấy đã dị dạng rồi. 3 Mô kim hiệu
úy: "Mô kim" tức "mò vàng"; "Hiệu úy" là tên gọi
của một chức quân thời Hán, đứng sau chức "Tướng quân". Ở đây chỉ
chức Hiệu úy chuyên trộm mộ vậy.
Chương 10: Răng
Vàng
Trong một quán lẩu ở phố
Đông Tứ, thực khách đông kín, hơi nước bốc lên nghi ngút trên những nồi lẩu,
tiếng cụng ly chúc tụng vang lên không ngớt. Chúng tôi chọn một bàn trống trong
góc khuất, Răng Vàng liên tục rót rượu, tôi nhủ, chắc định chuốc cho mình say
rồi moi thông tin đây, liền vội ngăn lại: "Kim gia, cái thứ Nhị Oa Đầu này
nặng quá, thằng em đây tửu lượng kém, xin uống bia vậy!"
Vừa ăn vừa trò chuyện,
chốc lát chủ đề đã quay lại chuyện đổ đấu, Răng Vàng há miệng ra lấy ngón tay
gõ vào cái răng vàng ấy, rồi nói: "Hai ông anh xem, cái răng vàng này tôi
mua ở Phan gia viên đấy, nhổ ra trong miệng bánh tông, vàng Phật Lang thời tiền
Minh đấy nhé. Tôi không nỡ bán đi, đành tự nhổ răng mình trồng vào đấy chứ."
Thằng cha này cũng thật
là, đang bữa cơm mà toàn nói mấy chuyện tởm lợm, càng nghĩ càng thấy buồn nôn,
có muốn để người ta ăn nữa không đây, tiếc tiền thì cứ nói thẳng ra cho xong,
tôi chuyển chủ đề, nói sang chuyện khác.
Tiền đè tay lũ nô tỳ,
nghệ giỏi áp người trong nghề, chúng tôi nói chuyện lan man về nghệ coi mộ
huyệt phong thủy, lại kể mấy chuyện hồi làm lính công binh ở núi Côn Luân, Răng
Vàng nghe mà cứ tấm tắc khen hay, phục tôi sát đất.
Trước khi bị Quốc dân
đảng bắt đi lính, bố Răng Vàng là đồ đệ của một cao thủ đổ đấu họ Sái người Hồ
Nam, biết rất nhiều ngón nghề đào mồ trộm mả, nhưng phép tìm mộ huyệt thì chưa
học được. Bởi ngay bản thân Sái tiên sinh, sư phụ ông ta, cũng đâu có hiểu
thuật phong thủy này. Sau năm Dân quốc thứ mười hai, Lý Ấp Tử, nông dân thành
Lạc Dương, mới phát minh ra xẻng Lạc Dương. Trước đấy, xẻng Lạc Dương còn chưa
lưu hành, phái trộm mộ của bọn họ chủ yếu là dùng mũi ngửi, để duy trì độ nhạy
của mũi, những thứ như đồ cay và bia rượu, họ đều phải kiêng hết.
Người ta dùng xẻng sắt
xiên xuống đất rồi rút ra đưa lên mũi ngửi các thứ mùi xẻng xắt mang từ dưới
đất lên, ngoài ra còn dựa vào cảm giác ở tay khi đào đất nữa, dưới đất trống
rỗng, hay có gỗ, có gạch ngói, cảm giác chắc chắn là khác nhau.
Thực ra cách này cũng na
ná như nguyên lý đào đất của xẻng Lạc Dương, chỉ có điều một đằng là dùng mũi
ngửi, một đằng là dùng mắt nhìn. Đất mà xẻng Lạc Dương mang lên có thể quan sát
rõ thành phần thổ nhưỡng, nếu có mảnh sứ, mảnh vải, miếng gỗ hay vàng bạc đồng
chì sắt thiếc hay thủy ngân gì, hay cả đất nện, gạch ngói vân vân, những thứ ấy
đều chứng minh dưới đất có mộ huyệt, đồng thời cũng có thể dựa vào các đầu mối
ấy ước đoán niên đại cùng kết cấu bố cục của mộ cổ bên dưới.
Có điều thuật ngửi đất
kia đến đời Răng Vàng thì đã thất truyền, bố hắn thì hai chân tàn phế, bản thân
hắn thì hen suyễn bẩm sinh, vậy nên không làm Mô Kim Hiệu úy nữa. Người làm
nghề này thông thường đều thấy không ít đồ thật, hắn chính là dựa vào chút nhãn
lực đó mà đi buôn đồ cổ.
Tôi bảo đùa rằng tay nghề
của ông tổ nhà anh vẫn hơi thấp, tôi nghe người lớn trong nhà kể chuyện đổ đấu,
cao thủ đích thực không cần dùng xẻng sắt hay xẻng Lạc Dương làm gì, toàn cách
đần độn cả, người có bản lĩnh chỉ cần đi đến một nơi, nhìn qua một cái là biết
ngay dưới đất có mộ cổ hay không, chôn ở vị trí nào, kết cấu ra sao. Phàm nơi
nào phong thủy cực tốt, ắt có mộ lớn, người được chôn trong ấy, sinh thời chẳng
hạng tầm thường, trong mộ chắc toàn là bảo bối. Đại hành gia chân chính đều coi
khinh mấy thứ như xẻng Lạc Dương, bởi nếu đất đai không đủ khô ráo, hiệu quả
cũng giảm đi rõ rệt, đặc biệt là ở vùng Giang Nam trù phú, lượng mưa nhiều,
hàng bao mộ cổ đều chìm ngập trong nước ngầm, tầng đất ở chỗ ấy đã bị xối cho
nát be nát bét ra rồi.
Răng Vàng nghe tôi khua
môi múa mép một hồi thì lại càng sùng bái: "Bác Nhất à! Em phục bác rồi,
vẫn có câu gì ấy nhỉ, sớm nghe đạo chiều chết được rồi vậy, được nghe cao luận
của bác, coi như em đã không uổng sống đến chừng này tuổi. Nhân tài vừa hiểu
thuật phong thủy, lại từng làm công binh, hiểu biết về thổ mộc công trình như
bác đây, thật đúng là chỉ có thể gặp mà chẳng thể cầu, có bản lĩnh như bác mà
không làm Mô Kim Hiệu úy thì tiếc lắm!"
Tôi lắc đầu: "Chuyện
thất đức ấy, tôi không muốn làm, những điều tôi nói vừa nãy đều nghe nội tôi kể
đó thôi, ông cụ năm xưa cũng từng làm Mô Kim Hiệu úy, kết quả là gặp phải bánh
tông bự, suýt nữa đền mạng đấy."
Răng Vàng nói nguy hiểm
chắc chắn là có, nhưng thủ vài cái móng lừa đen vào mình là yên tâm ngay, vả
lại vẫn có câu trộm cũng có đạo, cái tiếng đổ đấu không được tốt cũng đều do
cái bọn trộm vặt hạ lưu làm hỏng thôi, cái ngữ chúng nó căn bản đâu phải người
trong nghề, không biết quy củ, chỗ nào cũng phá hoại sao người ta không căm cho
được? Lịch sử của nghề đổ đấu này truy nguyên ra, e cũng không dưới ba ngàn
năm, xưa kia từ thời Tam Quốc, Tào Tháo có một đám quân chuyên đi đào lấy của
cải trong mộ cổ để sung quân phí, thế nên chúng ta mới gọi nghề này là làm Mô
Kim Hiệu úy.
Trước giải phóng, nghề đổ
đấu cả thảy phân ra làm bốn lưu phái Đông Tây Nam Bắc, đến những năm 80, nhân
tài rơi rụng, đã chẳng còn lại được mấy người, vài người sót lại cũng đều rửa
tay gác kiếm chẳng làm nữa rồi. Đám ranh bây giờ toàn lũ trai làng nhàn hạ, kéo
bè kéo lũ đi đào mồ quật mả, nào có biết các quy định "hai không lấy
một", "ba hương ba lạy thổi đèn mò vàng" của nhà nghề, ôi, biết
bao đồ quý giá đều bị hủy hoại trên tay chúng cả.
Răng Vàng cảm khái một
hồi, đoạn lại nói với chúng tôi: "Thằng em đây cắm ở Phan gia viên chơi
mấy món này bao năm rồi, hai ông anh sau này có thứ gì hay, em có thể phụ trách
liên lạc bên mua, giá cả hai ông anh cứ tự bàn bạc, nếu thành thì cho em ít hoa
hồng là được rồi!"
Tuyền béo cứ mải ăn uống,
lúc này cũng đã khá no, bỗng nhiên nhớ ra điều gì, liền lấy miếng ngọc trong
người đưa cho Răng Vàng giám định xem được bao nhiêu tiền.
Răng Vàng coi một lúc,
lại đưa lên cánh mũi ngửi vài phát, phán rằng: "Anh Béo, miếng ngọc của
bác là ngọc tốt đấy, chí ít cũng không dưới ngàn năm lịch sử đâu, ừm... khả
năng còn sớm hơn nữa, có lẽ là trước cả thời Đường. Chữ viết phía trên không
phải chữ Hán, là gì thì thằng em cũng không nhìn ra được, nhưng chắc chắn đáng
giá không ít đâu, nhưng trước khi định được giá cụ thể thế nào, ông anh giữ lại
chứ đừng ra tay sớm quá, kẻo lỗ lớn đấy. Miếng ngọc này sao ông anh lại có vậy?"
Nhắc đến lịch sử gia
đình, Tuyền béo liền trở nên hứng khởi: "Lai lịch của miếng ngọc này à, kẻ
ra thì dài lắm. Thôi tôi cứ kể vắn tắt thế này, miếng ngọc này à, kể ra thì dài
lắm. Thôi tôi cứ kể vắn tắt thế này, miếng ngọc này bố tôi được ông bạn hồi
tham gia cuộc bạo động Hoàng Ma tặng cho, ông bạn bố tôi bấy giờ là thủ trưởng
đứng đầu bộ tư lệnh quân dã chiến, lúc mang quân vào Tân Cương, đội quân của
ông ta gặp phải một nhóm thổ phỉ, bọn này cũng thật là muốn chết, quân cảnh vệ
hộ tống lãnh đạo cấp cao nhất của quân giải phóng lẽ nào toàn ăn cơm không?
Chẳng đến năm sáu phút, hơn trăm tên thổ phỉ đã bị tiêu diệt sạch, khi thu dọn
chiến trường, quân lính phát hiện ra miếng ngọc này trên người tên đầu sỏ, ông
ta liền lấy luôn làm quà lưu niệm đem tặng bố tôi. Còn chuyện trước đó của nó
thế nào, thì tôi cũng không rõ lắm."
Chúng tôi cứ thế ăn nhậu
cho đến hơn mười hai giờ đêm mới rã đám, trước lúc ra về, Răng Vàng tặng cho hai
chúng tôi mỗi người một món đồ cong như móc câu, dài hơn một tấc, đen bóng cứng
nhắc, bên trên còn khắc hai chứ Triện, xem dạng chữ thì có lẽ là hai chữ
"Mô Kim". Món đồ này niên đại xa xưa, chắc là cổ vật, một đầu bị đục
lỗ, luồn dây đỏ qua, có thể đeo lên cổ làm đồ trang sức. Răng Vàng nói:
"Anh em mình mới gặp mà như quen biết từ lâu, hai chiếc bùa hộ mệnh làm
bằng vuốt con tê tê này, hai bác cứ giữ làm kỷ niệm, khi nào rảnh rỗi thì đến
Phan gia viên tìm thằng em, "nước trôi đi mãi, non còn đứng trông",
anh em ta còn gặp lại nhiều."
Tôi và Tuyền béo quay về
căn phòng nhỏ thuê ở gần Sùng Văn môn, vì uống quá nhiều, đặt lưng xuống là hai
thằng nằm mê mệt luôn đến giữa trưa hôm sau.
Sau khi tỉnh giấc, nằm
trên giường nhìn trần nhà thấp lè tè, tôi đã nghĩ ngợi rất nhiều, cái nghề trộm
mộ này, đối với tôi thực ra chẳng lấy gì làm lạ, tôi chắc mình sẽ tìm được một
số lăng mộ lớn. Tiền chẳng phải thứ quan trọng nhất với tôi, có thể nói tôi
chẳng bận tâm là có tiền hay không, nhưng cuộc sống luôn đầy rẫy những mâu
thuẫn, tôi của ngày hôm nay lại quá cần đến tiền.
Bố mẹ đều được nhà nước
cấp dưỡng, tôi không có gánh nặng gia đình, tôi no thì cả nhà cũng chẳng ai
chết đói, nhưng những đồng đội đã hy sinh trên chiến trường thì sao, cha mẹ họ
có ai phụng dưỡng, săn sóc? Tiền khám bệnh uống thuốc, tiền học phí của em gái,
em trai họ, dựa vào mấy đồng tiền tuất còn chẳng đủ mua lấy con cá gỗ.
Trên chiến trường, hình
như ngoài tôi ra, ai cũng có lý do để tuyệt đối không thể chết, nhưng kẻ sống
sót cuối cùng lại là tôi, cái mạng này của tôi được đổi lại bởi chính mạng sống
của hàng bao chiến hữu, giờ tôi phải làm gì cho họ đây?
Lúc này, Tuyền béo cũng
tỉnh, dụi dụi hai con mắt, thấy tôi ngây ra nhìn lên trần nhà, liền nói:
"Này Nhất! Cậu đang nghĩ gì thế? Thực ra cậu không nói tớ cũng biết, tối
qua nghe mấy lời thằng cha răng vàng nói nên giờ động lòng chứ gì? Tớ cũng thấy
ngứa ngáy lắm, anh em mình rốt cuộc thế nào, tớ chờ nghe một câu của cậu thôi
đấy!"
Tôi lấy chiếc bùa hộ mệnh
Răng Vàng tặng ra: "Tuyền béo này! Cậu chớ coi thằng cha ấy là người tốt,
nó cũng là con buôn thôi, có ăn mới nhúng tay vào. Cái móng vuốt này, các Mô
Kim Hiệu úy, thuộc hạ của Tào Tháo thời Tam Quốc vẫn thường đeo, thứ quý giá
như vậy lẽ nào lại tặng anh em mình dễ thế? Nó biết tỏng bản lĩnh của chúng ta
rồi, định kiếm chút lợi lộc từ đó đây."
Tuyền béo bực mình:
"Khốn nạn! Sớm biết bợm chẳng tốt đẹp gì, lát ông đến Phan gia viên bẻ
phăng cái răng bựa của bợm, ông quăng hố xí!"
Tuy nói vậy, nhưng chúng
tôi bàn bạc, thấy vẫn nên lợi dụng nhau thì hơn, tạm thời chưa trở mặt với
thằng cha ấy vội, tôi có một khuyết điểm là quá bộp chộp, làm việc không nghĩ
mấy tới hậu quả, thấy con đường trộm mộ này có thể đi được, Mao chủ tịch nói
bất kỳ sự việc gì trên thế giới này đều có hai mặt, việc tốt có thể biến thành
việc xấu và ngược lại, đó chính là phép biện chứng.
Trong lăng mộ của các bậc
đế vương khanh tướng có vô số của cải báu vật, nhưng có thể nói những thứ ấy
chỉ thuộc về chủ mộ thôi hay sao? Chẳng phải đều bóc lột của nhân dân hay sao,
của lấy từ dân, theo lẽ phải dùng cho dân, sao có thể để chúng vĩnh viễn ngủ
yên dưới đất với đám xương khô ấy được. Muốn làm gì thì phải làm lớn, lăng mộ
trong dân gian cũng chẳng nhằm nhò gì, đa số là chẳng có gì đáng tiền, vả lại
thó đồ của nhân dân thì tổn hại âm đức lắm.
Tôi từng nghe ông nội
giảng về quy củ của Mô Kim Hiệu úy, khác hẳn với bọn giặc trộm mộ. Bọn ấy toàn
một lũ khó chơi bời, thó bừa, xuống tay quá tuyệt tình, mặc xác ông là trung
thần hay lương tướng, kệ thây ông là quan lại hay dân đen, bới được ông nào xơi
ông ấy, chẳng có quy củ gì, mà có thì cũng chỉ là mấy tên nông dân tự nghĩ ra,
căn bản chẳng ra thể thống gì.
Mô Kim Hiệu úy lại
khác,phàm là khai quật mộ lớn, họ đều phải thắp một cây nến bên trong địa cung
của hầm mộ, đặt ở góc đông nam. Sau đó mới mở quan tài "mô kim", vật
quý giá nhất của người chết, luôn mang trên người, một số mộ chủ là bậc vương
hầu trở lên, miệng đều ngậm ngọc châu, mình đắp vàng ngọc, trước ngực còn có
ngọc hộ tâm,trong tay chắp ngọc như ý, thậm chí cả hậu môn cũng được nhét bảo
thạch. Lúc động thủ, không được làm tổn hại đến di hài người chết, phải nhẹ
nhàng sờ nắn từ đỉnh đầu đến gót chân, sau cùng nhất quyết phải để lại cho
người chết vài món bảo vật, trong lúc đó, nếu như ngọn nến ở góc đông nam hầm
mộ bị tắt, thì phải trả ngay những thứ cầm được về chỗ cũ, kính cẩn rập đầu ba
lạy, rồi men theo đường cũ mà chuồn ra.
Bởi theo truyền thuyết
thì trong một số ngôi mộ có hồn ma, còn vì sao những hồn ma ấy không vào cõi
luân hồi, cứ ở trong mộ cả trăm năm ngàn năm thì khó mà giải thích được, rất có
thể là vì không nỡ rời xa sự vinh hoa phú quý khi còn sống, chết rồi vẫn ngày
ngày trông coi đống của cải, gặp phải chủ mộ yêu của hơn mạng như vầy, thì chớ
có gượng cướp đồ của nó.
Cuối cùng, tôi với Tuyền
béo quyết định, đã thế dứt khoát làm Mô Kim Hiệu úy cho xong, cái gì mà tự vấn
lương tâm, thì cứ coi như bị chó nó ăn hết lương tâm rồi đi, mà không, chỉ bị
sen hết một nửa thôi, à... mà vẫn không đúng. Cứ thử nhìn từ một góc độ khác
xem, giờ là thập niên tám mươi rồi, chẳng phải đều kêu gọi cống hiến đó sao?
Giờ cũng đã đến lúc để bọn vương công quý tộc bóc lột nhân dân lao động kia
cống hiến chút ít rồi. Nhưng cái bọn ma quỷ ấy giác ngộ kém lắm, chẳng mong
chúng tự bò ra cống hiến đâu, mấy việc này, thôi để chúng tôi lo giúp vậy, vòi
tiền bọn giai cấp phong kiến thống trị, thu dọn từng cái đĩa bạc âu vàng, phân
chia ruộng đất, kể ra công việc cũng không mấy rảnh rang.
Phương hướng chiến lược
đã xác định, mục tiêu chiến thuật cụ thể và thực hiện ra làm sao còn cần phải
bàn bạc kỹ lưỡng.
Ba vùng Hà Nam, Hồ Nam,
Thiểm Tây là nơi phong trào trộm mộ thịnh nhất, mộ cổ không dễ tìm, vả lại nơi
đông người thì hành sự bất tiện, ngoài ra còn phải che giấu bằng việc cày cấy,
lợp nhà, muốn làm thì tốt nhất đến những nơi rừng sâu núi thẳm, vắng dấu chân
người mà làm.
Nếu nói đến rừng sâu núi
thẳm, xét trong những ngôi mộ lớn mà tôi từng gặp, chắc chắn phải xếp ngôi ở
núi Tim Trâu đứng hàng đầu, hồi lên núi về nông thôn ấy tôi hẵng còn quá trẻ,
chẳng hiểu biết gì, dựa vào sự từng trải của tôi hiện nay mà phán đoán, ngôi mộ
ấy có lẽ trước thời Bắc Tống, thời thịnh Đường, đa số chuộng lấy núi làm lăng,
nếp ấy kéo dài cho đến tận đầu thời Tống, sau thời Nam Tống, quốc lực dần suy
vi, từ ấy chẳng còn lăng mộ hoàng gia nào dám làm công trình lớn như vậy nữa.
Tuyền béo hỏi: Chẳng phải
cậu bảo trong núi Tim Trâu có ma đấy ư? Tìm chỗ nào không có ma mà làm, anh em
ta đối phó với người rừng hay gấu chó cũng chẳng sao, nhưng gặp phải ma thì
chẳng biết nên ra tay thế nào đâu đấy nhé!"
Tôi bảo: "Thứ nhất,
trên đời này không có ma, những gì lần trước tớ nói với cậu có thể chỉ là ảo
giác do sốt cao; thứ hai, đây là lần đầu tiên mình hành động, không nhất thiết
phải vào núi. Cậu còn nhớ ở làng Yến Tử có rất nhiều nhà cổ vật không? Mình cứ
lên thu mua lấy vài cái mang về bán đã, đỡ phải tốn sức đắn đo làm gì."
Ngày hôm ấy, chúng tôi
chia nhau chuẩn bị, Tuyền béo đi xử lý hết đống băng cát xét tồn đọng, còn tôi
đi chợ đồ cũ mua một số dụng cụ cần thiết như đèn pin, găng tay, khẩu trang,
nến, dây thừng, bình nước... Cái làm tôi sướng ngất ngây chính là mua được hai
chiếc xẻng công binh của Đức, tôi cầm xẻng trong tay, cảm giác cứ như gặp lại
bạn cũ vậy.
Loại xẻng công binh này
vốn dĩ được trang bị cho sư đoàn đột kích vùng núi của Đức trong thế chiến thứ
hai, sau bị quân Liên Xô đoạt được rất nhiều, hồi quan hệ Trung - Xô còn hữu
hảo, một phần đã được mang vào lãnh thổ Trung Quốc. Xẻng công binh của Đức rất
tiện, nhẹ có thể gấp lại treo ở thắt lưng, hơn nữa chất thép rất tốt, đừng nói
là chỉ có đào đất phạt đá, đến khi nguy cấp, có thể dùng làm binh khí, vung một
cái là có thể chém phăng nửa cái đầu của kẻ thù như chơi.
Chỉ tiếc một điều là
không mua được mặt nạ phòng độc, năm xưa hồi cả nước tiến hành "ba phòng
chống", dân chúng cũng được phân phát không ít mặt nạ phòng độc loại Sáu
Không, thỉnh thoảng vẫn thấy bán ở chợ đồ cũ, nhưng hôm nay hơi xui nên không
mua được, đành để tính sau vậy. Ngoài ra còn thiếu một số thứ, những thứ ấy đợi
đến trại Cương Cương chuẩn bị sau vậy.
Tổng cộng tiêu hơn một
nghìn năm trăm tệ, chủ yếu là vì hai chiếc xẻng quá đắt, sáu trăm tệ một chiếc,
giá như cắt cổ. Cuối cùng trên người tôi chỉ còn lại sáu tệ, vậy không ổn, hết
tiền mua vé tàu rồi?
Cũng may Tuyền béo bán
tống bán tháo hết đống băng cát xét, trả lại phòng trọ, bán nốt chiếc xe xích
lô, cộng lại cũng hòm hòm được tiền lộ phí. Hai thằng ra mua vé tàu luôn trong
đêm, năm xưa khi rời nơi ấy tôi còn chưa đầy mười tám, giờ mười mấy năm không
quay lại rồi, cứ nghĩ sắp được thấy lại bà con đã nhiều năm không gặp, chúng
tôi thấy hơi xúc động trong lòng
Chương 11: Hắc
Phong Khẩu, Dã Nhân Câu
Tàu xuất phát lúc hai giờ
chiều hôm sau, chúng tôi hồi hộp, thao thức suốt đêm, tôi hỏi Tuyền béo xem
tổng cộng còn bao nhiêu tiền, Tuyền béo đếm một lúc rồi bảo vẫn còn một trăm
rưỡi, chút tiền này cũng đủ tiền ăn và lộ phí quay về.
Tôi nghĩ một luc thấy như
vậy không được, hai chúng tôi mười mấy năm không quay về đó, mang người không
thăm bà con, thật không phải chút nào, phải nghĩ cách gì kiếm ít tiền mua quà
cho bà con mới được.
Tuyền béo nói, hay cứ bán
quách miếng ngọc của cậu ta lấy một ngàn hay tám trăm gì cũng được.
Tôi liền bảo :" Cậu
cứ giữ lại đi, tiên sư nhà cậu hơi tí đã nhăm nhe cái món ông bố để lại, bán đi
rồi là không lấy lại được đâu, rồi có lúc hối cũng không kịp đấy chứ".
Cuối cùng tôi cũng tìm ra
thứ đáng tiền một chút, tôi có cái đồng hồ cơ hiệu Eagle, là mẫu hàng giới hạn
sản xuất, cung cấp có định mức, có tiền cũng chưa chắc mua được, giá thị trường
hồi bấy giờ cũng phải hơn hai trăm tệ. Tôi đến Phan Gia viên bán đồng hồ cho
tên Răng Vàng, thằng cha này cái gì cũng mua sất, vừa nghe thấy bảo chúng tôi
sắp đi Nội Mông, nó còn tài trợ cho bọn tôi một trăm tệ, và hẹn với bọn tôi khi
nào tìm được đồ, sẽ để nó liên lạc với bên mua.
Những năm tám mươi, ba
trăm tệ đó đủ cho một gia đình phổ thông sống xa xỉ độ hai ba tháng, là một số
tiền rất lớn. Cầm ba trăm tệ này, tôi đi mua khá nhiều đồ ăn, mấy loại như mứt,
kẹo sữa, đồ hộp, sô cô la, trà, những thứ ở vùng núi người ta hiếm khi được ăn,
còn lại bao nhiêu tiền thì đổi hết sang phiếu lương thực toàn quốc ở chợ đen.
Hành trình hai ngày hai
đêm trong tâm trạng tràn trề mong đợi rõ ràng là có chút rề rà chậm chạp, đến
ga lại còn phải ngồi xe kéo một ngày, sau đó đi đường núi thêm một ngày một đêm
nữa.
Chúng tôi đi vào trong
núi, chưa được một ngày đã không tài nào cất chân lên nổi nữa. Đồ mang theo quá
nặng, mỗi người gần như phải địu đến hơn năm mươi cân, tôi cố nghiến răng thì
cũng vẫn gắng gượng được, nhưng Tuyền béo thì quả thực không đi nổi nữa, ngồi
dưới gốc cây to, thở hổn hển, nói không ra hơi.
Cũng may gặp dược một tay
kế toán trong làng ra ngoài làm việc, hồi bọn tôi tới đây lao động, nó mới là
một thằng trống choai, cả ngày lẽo đẽo sau mông chúng tôi chơi đùa, mở miệng ra
là gọi "anh Nhất", "anh Tuyền béo".
Kế Toán thấy chúng tôi
mang theo nhiều hành lý, vội chạy về làng gọi mấy người dắt lừa ra đón, những
người có tuổi bọn tôi đều quen cả, còn hai con bé mười hai, mười ba tuổi kia,
chắc sau khi chúng tôi rời đi mới ra đời. Cả hai đều gọi tôi bằng
"chú", tôi nghe mà cứ thấy ngượng nghịu cả người.
Tôi hỏi Kế Toán :"
Sao trong làng không thấy anh em đàn ông đàn ang nhỉ?"
Kế Toán đáp lời :"
Những người có sức khoẻ trong làng đều đi theo đoàn khảo cổ làm việc rồi, sau
cái vụ động đất lớn ở Đường Sơn hồi năm bảy sáu ấy, tuy chỗ ấy cách bọn em ở
đây mười vạn tám ngàn dặm, nhưng cùng thuộc oọt dải địa chấn, động đất làm cả
quả núi Tim Trâu trong Lạt Ma câu tách ra, bên trong có nguyên một ngôi mộ lớn
như toà cung điện ấy, mấy người bạo gan trong làng đều chạy vào đó khuân đồ ra,
cái chỗ ấy đồ tốt ngập lên tận đầu ấy chứ, kết quả chẳng hiểu sao lại đến tai
chính quyền huyện, đoàn khảo cổ cũng theo tới luôn. Thấy bảo đó là lăng mộ của
bà Tiêu thái hậu nước Đại Liêu, còm gom hết đồ tốt trong nhà mọi người mang đi,
không cho giữ lại thứ nào. Đội khảo cổ cũng không bỏ qua mấy thứ trong núi Tim
Trâu, hình như bảo bên dưới còn có nhiều đồ tốt có thể đào lên. Vậy là họ thuê
dân lao động trong làng đi làm hết, được ăn được uống no nê, lại còn trả một
ngày ba tệ. Cứ thế làm đến mấy năm rồi vẫn chưa xong, bao nhiêu người vẫn ở
trong đó làm đấy".
Tôi với Tuyền béo nghe
vậy suýt hộc máu mồm, đúng là dám động thổ trên đầu thái tuế rồi, cả phật gia
mà cũng vỗ mông không từ.
Nhưng cũng hết cách,
không thể tranh địa bàn với bọn đoàn khảo cổ Cục Văn vật ấy được. Đã đến rồi
thì cứ ở lại chơi vài ngày rồi tính tiếp, lúc về nghĩ cách kiếm chỗ khác cũng
được, dù gì thì mộ cổ lớn có phải chỉ có mỗi một ngôi ở núi Tim Trâu đâu.
Lúc sắp về tới làng, bà
con biết tin đều đứng đợi trước cửa, mọi người xúm xít cả lại, ân cần thăm hỏi.
Yến Tử dắt theo con gái tới vừa khóc vừa nói :" Ôi trời ơi! Anh Nhất, anh
Tuyền béo! Chúng tôi nhớ các anh chết mất! Sao đi bao nhiêu năm như vậy mà
chẳng thư từ gì vậy?". Bố Yến Tử ôm chặt lấy bọn tôi :" Hai thằng
ranh này, biến là biến mất tăm mất tích, đợt này mà không ở lại hai ba năm, tau
chẳng cho thằng nào đi đâu hết!".
Tôi và Tuyền béo đều
khóc. Tuyền béo ở đây những sáu bảy năm, còn tôi chỉ ở có một năm, nhưng người
dân nơi đây thật thà chất phác, anh sống ở đây, mọi người sẽ mãi mãi coi anh
như người thân. Nơi đây vẫn như trước kia, chẳng có gì thay đổi, không có điện,
không có đường quốc lộ, không ít người cả đời vẫn chưa nhìn thấy đèn điện thế
nào. Tôi càng nghĩ càng thấy buồn, thầm nhủ đợi khi có tiền, nhát định sẽ xây
một con đường lớn cho dân làng, nhưng đến khi nào bọn tôi mới có tiền đây?
Lúc này, ông bí thư chi
uỷ già trong làng cũng được dìu tới, chưa đến nơi đã nói vang :" Những đứa
con của Chủ tịch quay lại rồi sao? Chủ tịch hiện giờ thế nào rồi? Đại Cách mạng
Văn hoá làm tới đâu rồi?".
Tôi nghe mà thấy rầu rĩ,
ông chủ tịch giờ có khoẻ không, tôi biết làm sao được. Tôi vội chạy đến đỡ cánh
tay của ông già :" Chủ tịch vẫn khoẻ ạ, giờ ngày nào cụ cũng nằm trong nhà
tưởng niệm, bà con ai nhớ cụ, mua vé là có thể vào thăm cụ thôi. À, mà đúng
rồi! Cách mạng Văn hoá đã kết thúc từ lâu rồi ông ạ, giờ đồng chí Tiểu Bình
đang lãnhd dạo mọi người cải cách mở cửa kia ạ!".
Ông già hình như không
nghe thấy tôi nói gì, kéo dài giọng hỏi lớn :" Sao? Đồng chí Tiểu Minh làm
gì hả?".
Yến Tử đứng bên cạnh nhắc
tôi :" Đừng nghe ông cụ nói nữa, cũng chẳng biếtl àm sao, năm bảy ba ông
cụ điếc luôn, chẳng nghe rõ gì, lại còn lẩm cẩm nữa".
Giờ tôi mới hiểu, hoá ra
là như vậy. Tôi nói to vào tai ông cụ :"Bí thư chi uỷ ơi! Con mang cho cụ
nhiều đồ ăn ngon lắm, lát con đưa cụ, cụ để ăn dần nhé!".
Mọi người vừa đi vừa trò
chuyện, thoắt cái đã vào làng, ông bí thư chi uỷ còn nói lớn phía sau :"
Các con ơi! Chúng mày có về thì nhớ báo cáo với cụ chủ tịch, làng chúng ta kiên
quyết ủng hộ công cuộc Đại Cách mạng Văn hoá giai cấp vô sản ... phải làm thế
nào thì cứ làm thế!".
Buổi tối, chiếc bàn con
đặt trên giường đất nhà Yến Tử bày đầy gà rừng xào, đùi nai hun khói, giữa bàn
còn đặt nồi canh dưa thịt lớn, chồng của Yến Tử trước kia cũng quen biết với
chúng tôi cả, bận này anh chàng làm việc ở núi Tim Trâu, tạm thời chưa gặp được.
Bố Yến Tử ngồi cùng chúng
tôi uống rượután chuyện, tôi nhắc đến ngôi mộ cổ ở núi Tim Trâu, rồi tiện hỏi
luôn ông xem trong dãy núi lớn này còn mộ quý tộc thời xưa hay không.
Từ xưa đến giờ, người
vùng cao luôn cho trộm mộ là một nghề làm thêm, không hề có vấn đề đạo đức gì ở
đây hết cả, miền Bắc là như vậy, vùng Tương Tây miền Nam còn coi cướp của giết
người là nghề phụ, người dân nơi ấy ban ngày làm nông, đến tối làm cướp, ẩn náu
trong rừng, chuyên giết khách buôn tỉnh ngoài đi qua đáy, xưa nay chưa từng để
ai sống sót trở về. Đó cũng là do hoàn cảnh sinh tồn của cả trăm ngàn năm dồn
ép, gần núi nhiều củi đốt, gần sông lắm cá ăn, ở nơi sơn cùng thuỷ tận thì ăn
mộ cổ, ăn những kẻ qua đường. Chỉ cần chung quanh có mộ cổ,thé nào cũng có
người đến quật lên. Ở miền biên viễn, phép vua thua lệ làng, tuy những lẽ ấy
đứng ở góc độ pháp luật mà xét thì chẳng ai có thể biện bạch cho thông. Mộ cổ ở
đây phần lớn niên đại lâu đời, trải bao cuộc bãi bể nương dâu, sớm đã chẳng còn
dấu hiệu gì rõ rệt, nếu không cũng bị người dân đào sạch từ lâu rồi.
Bố Yến Tử kể rằng rất lâu
về trước, hồi còn chưa giải phóng, làng này cũng từng có vài tay"trộm
mộ" nghiệp dư ter tuổi, hồi ấy còn chưa biết núi Tim Trâu có mộ, bọn họ
tìm tới một nơi được nhắc tới trong truyền thuyết đào mộ lấy vàng, két quả
chẳng hiểu gặp phải cái gì, tất cả đều có đi không vè, chú của Yến Tử chính là
một trong số đó. Nơi được nhắc đến trong truyền thuyết ấy, bố Yến Tử cũng biết
vị trí đại khái của nó, nhưng trước giờ đều không dám đến.
Nhắc đến chuyện xưa, ông
cụ đắm mình trong dòng hồi ức, châm điếu thuốc Yabuli, bập bập môi hút mấy hơi,
trầm tư một lúc lâu mới cất tiếng :" Chúng bay định đi tìm mộ cổ, gần khu
này ngoài núi Tim Trâu ra thì chẳng còn đâu, nhưng nghe các cụ kể, từ đây đi
theo hướng Bắc, băng qua rừng Đoàn Sơn tiến vào núi, đi năm ngày đường, ở Hắc
Phong khẩu giáo biên giới Trung Mông có Dã Nhân câu, tương truyền nơi ấy toàn
là lăng mộ của vương công quý tộc nước Kim, có điều nơi đó vắng người, lại có
người rừng lui tới, chúng bay liệu có gan đi không?"
Cái tên Dã Nhân câu ngày
xưa tôi cũng từng nghe nói, nhưng chưa từng nghe bảo ở đó có mộ cổ, nhóm trộm
mộ lần đó rốt cuộc bị hại bởi thứ gì, đừng nói tôi và bố Yến Tử không biết, mà
cả cái làng này cũng tịnh chẳng ai hay.
Trong rừng sâu núi thẳm,
nguy hiểm quả thực quá nhiều, các loại mãnh thú, thậm chí là cả thời tiết thay
đổi, môi trường tự nhiên đều có thể lấy đi tính mạng người ta, néu đụng phải
vũng lầy( thực ra là một dạng đâm lầy hình thành bởi lớp lá khô sau khi bị nước
mưa bào mòn, nát rữa), sẩy chân sa xuống đấy, thì dẫu có là thần phật cũng
chẳng thể thoát ra được.
Chúng tôi quyết chí đi
tìm, bố Yến Tử cũng can không nổi, trong làng chưa một ai thực sự từng tới Dã
Nhân câu ở Hắc Phong khẩu cả, mà chỉ biết vị trí đại khái thôi. Vì nơi ấy giáp
biên giới, cũng không có người sinh sống. Dân làng dẫu vào núi săn bắt hay kiếm
lâm sản cũng chẳng thể đi xa đến vậy. Cộng với bố Yến Tử đã có tuổi rồi, lại
mắc bệnh thấp khớp, không thể lên núi được nữa. Yến Tử bây giờ lại đang mang
thai cháu thứ hai, cũng không thể đi xa được. Thanh niên trai tráng trong làng
đều đến làm việc ở khe Lạt Ma, trong quãng thời gian ngắn chắc sẽ không về.
Bố Yến Tử nói :" Tau
không đích thân dẫn chúng bay đi, trước sau cứ thấy không yên tâm, thực ra Dã
Nhân câu nguy hiểm không phải ở ngwoif rừng, mà cái chính là địa hình nó phức
tạp, vừa đến mùa đông là có bão tuyết, vào đó rất dễ lạc đường. Có điều giờ là
đầu thu, không cần lo chuyện này, chúng bay có đi thì nhất định phai đem theo
mấy con chó tốt, lại phải tìm người dẫn đường giỏi, làng mình mấy năm nay có
nuôi mấy con chó ngao, bận này cho chúng bay mang đi hết".
Chó ngao không phải chỉ
riêng chó ngao Tây Tạng, ở vùng Đông Bắc ngwoif ta cũng gọi loại chó dữ có thể
hình to lớn là chó ngao, không hoàn toàn giống với chó ngao Tây Tạng.
Những dân chăn nuôi, săn
bắt sống trong thảo nguyên rừng sâu miền Bắc, hay bị lũ dã thú như sói đàn và
gấu đen uy hiếp, dựa vào chó săn thông thường thì rát khó đối phó, họ bèn học
theo cách nuôi ngao ở Tây Tạng mà nuôi chó ngao. Tục ngữ có câu "chín chó
một ngao", ý câu ấy không phải bảo trong chín con chó sẽ cho ra được một
con ngao. Phải là chó mẹ có giống tốt, đẻ ra một lứa chín con, đem chín con chó
con ấy nhốt xuống dưới hầm đất từ khi còn đỏ hỏn, không cho ăn uống, để chúng
tàn sát lẫn nhau, cuối cùng con suy nhất sống sót chính là ngao.Chó ngao bản
tính dũng mãnh vô cùng, ba con chó ngao đủ để xé tan xác một con gấu người
trưởng thành.
Cả lang tổng cộng có ba
con ngao, cộng thêm năm con chó săn tốt nhất, tất cả còn giao cho chúng tôi, bố
Yến Tử lại giới thiệu cho chúng tôi một người dẫn đường tên là Anh Tử.
Anh Tử mới mười chín
tuổi, là người Ngạc Luân Xuân, một dân tộc rất ít gặp, trong lớp thợ săn trẻ
của làng, không ai xuất sắc đựơc hơn Anh Tử. Cô là tay súng thần nổi tiếng
trong vùng, chớ thấy cô còn trẻ mà coi thường, từ nhỏ Anh tử đã theo cha vào
rừng đi săn, trong rừng không có chuỵen gì là cô không biết cả, ba con chó ngao
trong làng thì có đến hai con là do đích tay Anh Tử nuôi nấng.
Trước khi xuất phát, tôi
lại nhờ Yến Tử giúp chuẩn bị một số thứ, như lồng chim, gạo ếnp, móng lừa đen.
xà beng, một thùng dấm to và rượu trắng.
Sau khi thu xếp xong
xuôi, bố Yến Tử cứ dặn đi dặn lại quả thực không tìm thấy thì đừng miễn cưỡng,
di sớm về sớm, rồi tiễn chúng tôi ra tận khu Đoàn Sơn mới quay về.
Tôi tương đối tự tin mình
có thể tìm ra mộ cổ, chỉ cần đến được Dã Nhâncâu, không có mộ thì đành chịu,
còn nếu có thật, tôi nhất định tìm được. Chuyện đào mồ trộm mả này, tôi học
được một ít từ sách vở, còn phần nhiều là hồi trước nghe ông nội kể. ông nội
tôi, Hồ Quốc Hoa, từng làm sĩ quan cho quân phiệt cũ, thuộc hạ của ông có mấy
tay lính từng đi theo tên đại đạo Đông Lăng Tôn Điện Anh, từng nhiều lần tham
gia khai qquật lăng mộ lớn, kinh nghiệm rất phong phú, những điều ông tôi biết
được, đa phần đều nghe họ kể mà ra cả.
Xưa nay trộm mộ thường
phân làm hai loại: quan trộm và dân trộm, quan trộm là loại ngang nhiên đốt
đuốc vác gậy đi đào xới, chuyên chọn lăng mộ vua chúa mà ra tay. Sở Bá Vương
Hạng Vũ cuối đời Tần, có thể coi là ông tổ của dòng trộm quan vậy, còn như Mô
kim Hiệu uý thời Tam Quốc, bất quá chỉ là hệ thống hoá lại dòng trộm quan, hình
thành nên dây chuyền tác nghiệp mà thôi. Trong dân gian cũng phân ra hai loại
nghiệp dư và chuyên nghiệp, bọn nghiệp dư thì có thứ nào đào tứh nấy, dân
chuyên nghiệp hơn một chút thì chỉ đi tìm mộ đám vương công quý tộc, mộ nhỏ hơn
thì chẳng thèm để mắt.
Mấu chốt của việc trộm mộ
nằm ở chỗ có tìm được mộ cổ hay không. Đây là một ngành học cực kỳ uyên thâm.
Trung Quốc đã trải qua mấy ngàn năm thay triều đổi đại, biến hoá thịnh suy,
cách xây dựng và chọn vị trí cho lăng mộ đế vương đều không giống nhau. Thới
Tần Hán, trên làm sao dưới phoỏg theo làm vậy, phần nhiều là mộ hình đấu úp,
đấu úp tức là chỉ hình dạng giống cái ụ đất, như đem cái đấu đong gạo mà lật úp
lại đậy lên trên vậy, bốn bề thấy rõ góc cạnh, đỉnh trên cùng là một sân vuông
nho nhỏ, hơi giống kim tự tháp Ai Cập, chỉ có điều lăng mộ Trung Quốc nhiều hơn
một cạnh, so với kim tự tháp của nền "văn minh thất lạc" Maya phát
hiện ở Nam Mỹ thì giống nhau đến kinh người. Giữa chúng có quan hệ thế nào,
chẳng ai đoán ra được.
Thời Đường mở núi làm
lăng, công trình kỹ vĩ, khí thế hào hùng, điều này cũng liên quan đến quốc lực
Đại Đường thời bấy giờ, lăng vua chúa đời Đường đau đâu cũng toát lên phong
thái của đế quốc đệ nhất thiên hạ, duy ngã độc tôn.
Quãng thời gian từ thời
Nam Tống đến cuối Minh đầu Thanh, hoạ đao binh liên tiếp diễn ra, mấy đợt thiên
tai lớn nhất trong lịch sử cổ đại Truong Quốc cũng đều xảy ra vào thưòi kỳ này,
sức nước suy yếu, quy mô lăng tẩm của quý tộc vwongc ông cũng chẳng đuợc xa hoa
như trước nữa.
Sau nữa đến đời
Thanh,thời kỳ Khang Hy, Càn Long sức sản xuất và nèn kinh tếất nước đựoc khôi
phục mạnh mẽ. Phong cách kiến trúc của các lăng mộ cũng vì thế mà thay đổi, chú
trọng hơn đến kiến trúc trên mặt đất, kết hợp với vườn cảnh và tông miếu tế tự.
Do tiếp thu kinh nghiệm chống trộm của các triều đại trước, kết cấu của địa
cung mộ thật thời Thanh kiên cố vô cùng, là loại khó xơi nhất.
Nhưng suy cho cùng, bất
kể là triều đại nào, hình thức mộ táng hàng ngàn năm nay của Trung Quốc đều dựa
vào bó cục ngũ hành phong thuỷ diễn dịch từ sáu mươi tư quẻ của Phục Hy, đều
mong chiếm trọn hình thế của thiên hạ, tuy muôn hình vạn trạng mà chung một căn
nguyên. Xét đến ngọn nguồn thì bất quá cũng chỉ là cầu đến tám chữ "trong
vòng tạo hoá, trời người một thể" mà thôi.
Văn hoá mộ táng là nét
đặc sắc của nền văn minh Trung Hoa, có ảnh hưởng rất lớn đén các dân tộc thiểu
số như Mông Cổ, Hồi Khất, Thổ Phồn, Kim Xỉ, Ô Tôn, Tiên Ti, Xa Dân, Nữ Chân,
Đảng Hạng ... Cách thức, bố cục lăng tẩm của họ đều mô phỏng theo hình thức của
Trung Nguyên, nhưng quá bán chỉ là bắt chước được bề ngoài mà thôi. Có thể nói,
chỉ cần biết cách xem xét mạch hướng của núi non sông ngòi trong thiên hạ thì
mộ cổ dẫu có chôn giấu sâu hơn nữa cũng dễ dàng tìm ra.
Cứ tiếp tục đi thẳng về
phía trước chính là rừng nguyên sinh bạt ngàn vô tận, Anh Tử dắt tám con chó to
đi trước dẫn đường, Tuyền béo kéo theo một con ngựa lùn chở lều bạt và các
trang bị khác, tôi xách súng săn đi phía sau. Ba người tiến vào trong dãy non
cao núi thẳm của vùng biên giới Trung Mông.
Tuyền béo vừa đi vừa hỏi
Anh Tử ở phía trước :" Cô em này, người rừng ở Dã Nhân câu rốt cuộc là thế
nào vậy? Người rừng nó ra làm sao? Cô em thấy bao giờ chưa?".
Anh Tử quay lại đáp
:" Em cũng không biết người rừng là thế nào, nghe ba em nói mấy năm lại
đây rất nhiều người thấy nó, nhưng chẳng có ai bắt sống được cả, chết cũng
chẳng thấy xác đâu, người thấy rồi cũng chẳng nói rõ được rốt cuộc hình dạng nó
thế nào".
Tôi ở phía sau cười nói
:" Tiên sư Tuyền béo, dôt ơi là dốt, nghe cái tên là phải biết ngay chứ,
người rừng tức là người sinh ra trong rừng chứ còn gì, từ rày phải học hành cho
cẩn thận nghe chưa! Mà có biết người sinh ra trong rừng là sao không? Tức là có
thể từ trong đất mọc ra, cũng có thể từ trên cây đơm xuống, thế nào cũng không
phải do người ta tạo ra".
Câu chuyện về người rừng
ở Thần Nông Giá, Tứ Xuyên, đã có từ lâu, hồi tôi còn ở trong quân ngũ đã từng
nghe kể. Nghe nói có chiến sĩ Giải phóng quân từng bắn chết một ngwoif rừng ở
Thần Nông Giá, thi thể nó rơi xuống vách núi cheo leo hàng vạn trượng, cuối
cùng cũng chẳng rõ rốt cuộc là người rừng hay là người, hay chỉ là một con đười
ươi mọc đầy lông. Hầu hết tất cả những nhân chứng từng nhìn thấy người rừng đều
nhất loạt khẳng định: người rừng cao to khoẻ mạnh, khắp mình mọc đầy một lớp
lông tóc đen dài.
Nghe Anh Tử kể, Dã Nhân
câu ở Hắc Phong khẩu trước kia không gọi là Dã Nhân câu, mà gọi là "Tử
Nhân câu", nhưng truy về xa xưa hơn nữa thì khe ấy cũng chẳng phải gọi là
khe người chết, mà được gọi là "Bổng Nguyệt câu", vốn là khu mộ địa
của quý tộc nước Kim. Về sau khi quân Mông Cổ đại phá quân chủ lực của nước Kim
tại Hắc Phong khẩu, thấy chất cao như núi. Người Mông Cổ đem xác chết ném xuống
khe này, cả khe núi gần như bị lấp đầy, thế nên người nơi đay mới gọi là
"Tử Nhân câu". Sau nữa có người nhìn thấy quanh đây có người rừng,
đồn qua đồn lại cuối cùng "Tử Nhân câu" được thay thế bằng tên "
Dã Nhân câu".
Người rừng cũng chẳng có
gì đáng sợ, có lợi hại hơn nữa tì cũng liệu đọ được với lũ chó ngao này không?
Trong đầu tôi bỗng chốc nảy ra một ý tưởng, không biết ngoài chợ người rừng bán
đươc bao nhiêu tiền? Nhưng lập tức lại nghĩ làm như vậy thật vô nhân đạo, tốt
nhất không nên đụng tới vật sống, vẫn nên tập trung tư tưởng vào đào mộ cổ thì
hơn.
Do có ngựa nên không thể
trèo qua ngọn núi nào quá dốc, gặp núi lớn thì đành pahỉ đi vòng, đoạn đường
này chúng tôi đi cực kỳ chậm. Cũng may rừng nguyên sinh vào thu cảnh sắc tươi
đẹp, muôn nẻo ngàn non rải một màu lá cây đỏ vàng chen lẫn, khiến người ta đắm
nhìn mà quên di mệt mỏi. Thi thoảng lại thấy nơi xa xa trong rừng chạy ra một
vài con trĩ, con thỏ, hươu bào hay hoẵng, Anh Tử liền để mặc cho mấy con chó
đuổi theo bắt. Đến tối chúng tôi dựng lều nghỉ ngơi, hái ít nấm cỏ hương liệu
trong rừng, đốt lửa trại đun nướng. Tôi và Tuyền béo đều ăn no đã đời, bao ngày
nay đã được ăn bữa thịt rừng nào thịnh soạn thế đâu.
Đi đường trong núi, nếu
không mang chó theo thì chỉ có thể ngủ trên cây, chúng tôi dẫn theo ba con ngao
lớn lại thêm năm con chó săn to nữa, lực lượng như vậy trong rừng gần như là
chẳng có đối thủ, trừ phi gặp phải ba con gấu người trở lên. Anh Tử nói chó
ngao là khắc tinh của gấu người, gấu người trong rừng chỉ cần nghe thấy tiếng
chó ngao sủa sẽ lập tức lánh đi thật xa, cho nên đêm ấy chúng tôi ngủ cả trong
lều, lũ chó săn trung thành nằm xung quanh canh gác, chẳng có gì phải lo cả, lũ
chó ấy so với con người thì đáng tin cậy hơn nhiều.
Tính tình của Anh Tử xông
xáo hơn hẳn Yến Tử hồi trẻ, thuộc tuýp người nói phải nghe đe phải sợ, đi đường
nào, ăn thứ gì, mọi việc phải răm rắp nghe theo cô nàng hết, ai bảo cô là người
dẫn đường cơ chứ, mấy con chó kia cũng đều nghe Anh tử cả. Tuy tôi đã quen làm
đại đội trưởng, nhưng trước mặt cô thì cũng chỉ biết gắng nhịn làm anh binh
nhất quèn mà thôi.
Có điều Anh Tử cũng thật
tài tình, saưn bắn, tìm đường, kiếm nước suối, phân biệt nấm nào có độc nấm nào
không, ở trong rừng sâu phải tìm mộc nhĩ, nấm hương, quả hồng, quả phỉ, đẳng
sâm, ngũ vị tử... thế nào, hầu như thứ gì cô cũng biết. Hơn nữa, trong núi có
những loài vạt tôi cũng chẳng biết tên gọi là gì, cả đời chưa bao giờ thấy, vậy
mà Anh Tử đều kể ra vanh vách, đây là con gì, sống ở chỗ nào, thức ăn chính là
cái gì, dùng bẫy gì để bắt sống. Tôi với Tuyền béo ắmt tròn mắt dẹt lắng nghe,
chỉ thốt lên được hai tiếng : bái phục!
Người Ngạc Luân Xuân là
những thợ săn bẩm sinh. Ba chữ "Ngạc Luân Xuân" là tên chính phủ gọi
dân tộc này, thực ra không chuẩn xác lắm, có lúc họ cũng tự xưng là "Ngạc
Nhi Xuân" hay "Nga Lạc Xuân", có nghĩa là kẻ săn hươu lãng du
trong núi rừng bát ngát. Bọn họ quanh năm rong ruổi trong khu rừng già Tiểu Hưng
An Lĩnh, sống cuộc sống săn bắt du mục. Hồi Trung Quốc vừa giải phóng, dân số
Ngạc Luân Xuân sót lại chẳng quá một ngàn, nhà nước cho họ rời khỏi rừng già
khắc nghiệt, để sống định cư một chỗ, nhưng dân tộc họ có một lòng sùng kính và
ngưỡng vọng gần như thần hoá đối với cuộc sống du cư săn bắn của tổ tiên. Họ
tôn thờ đạo Shaman, sùng bái thiên nhiên, tuy đã sống định cư nhưng vẫn thường
xuyên vào rừng săn bắn.
Trên đường, ai cũng kiệm
lời, có nói cũng chỉ vài câu ngắn gọn, sớm lên đường, tối nghỉ ngơi, đi liền
sáu bảy ngày trời trong rừng nguyên sinh, cuối cùng cũng đến Hắc Phong khẩu
giáp biên giới Trung Mông. Rừng ở Hắc Phong khẩu rậm rạp đến khó tưởng, vào sâu
bên trong dường như không có chỗ nào đứng chân, toàn những loài cây chịu rét
như bạch hoa, bạch dương, thông biển, thông rụg lá ; dưới đất, cành khô lá rụng
lớp nọ chồng lên lớp kia, giãm một bước thụt một bước. Người đi còn đỡ, chứ
ngựa thồ cồng kềnh, thường bị sụt chân xuống dưới, lắm lúc chẳng thể nhấc chân
lên được, lúc ấy chúng tôi đành phải gồng hết sức mình, kẻ xô người kéo, cứ thể
vừa đẩy vừa đi, từng bước tiến về phía trước.
Cũng chẳng biết lớp đất
dưới cùng đã được bao nhiêu năm rồi, cành lá mục nát và xác của lũ động vật bị
kẹt chết bên trong, bốc lên từng đợt mùi thối rữa. Mùi xú uế ấy hoà với mùi hoa
thơm, mùi thông biển càng trở nên kỳ cục, mới đầu thì hơi khó ngửi, nhưng ngửi
nhiều lại khiến người ta thấy nghiện.
Đến Hắc Phong khẩu, những
việc còn lại là của tôi rồi. Chúng tôi tìm được một hẻm núi, nơi đây chắc hẳn
là Dã Nhân câu trong truyền thuyết. Bề ngoài nơi đây không có gì đặc biệt, cũng
chẳng hiểm yếu như ở khe Lạt Ma, nhưng đấy chỉ là cảm giác trực quan. Anh Tử
nói xem chừng trong hẻm núi này chắc chắn có vuũn lầy, nhất thiết phải nhìn cho
rõ rồi mới bước tiếp, sa vào cái vũng ấy thì không thoát ra được đâu. Nếu muốn
xuống Dã Nhân câu, mỗi người phải chuẩn bị một cây gậy gỗ dò đường, lớp lá phía
dưới thực sự quá sâu, còn ghê hơn cả đầm lầy, cũng may giờ không phải mùa mưa,
nếu không thì đừng hòng đi xuống.
Dã Nhân câu thuộc một khúc
của dãy Đại Hưng An Lĩnh, thế núi hai bên thoai thoải, cả hẻm núi nhìn thông
hướng Nam Bắc, hai đằng Đông Tây đều là đồi núi, trong năm, thời gian ánh mặt
trời chiếu vào khu chính giữa rất ngắn, có vẻ âm u tĩnh mịch. Trong hẻm núi
chất đầy lá cây cỏ dại mục nát, ngoài những lùm cây nhỏ thấp lè tè thưa thớt,
thì chẳng mọc bất cứ loại cây gì. Rời khỏi hẻm núi, cây cối lại càng thưa hơn,
rừng nguyên sinh đến đây là hết, đi về phía trước hơn hai trăm dặm nữa chính là
thảo nguyên Ngoại Mông bát ngát.
Lúc này hoàng hôn sắp
xuống, vầng dương đỏ máu treo cuối vòm trời. Chúng tôi leo lên sườn núi, phóng
mắt nhìn xa, chỉ thấy mặt trời tựa hồ sắp rụng, trải khắp phía chân trời xa xăm
là những đám mây đỏ nặng, cả bầu không như bị nhuốm bởi những gam màu sơn dầu đậm
đặc; rừng cây um tùm phủ che dãy núi trải dài trùng điệp, cõi thảo nguyên mênh
mông phía trước giờ trở nên mờ ảo mông lung trong tầm mắt. Thật là núi thẳm
biển xanh, tàn dương đỏ máu.
Tuyền béo ngắm nhìn cảnh
đẹp, trong lòng hân hoan :" Nhất! Cảnh ở đây đẹp quá! Mình đi chuyến này
thật chẳng uổng công!"
Điều tôi băn khoăn nhất
chính là ngôi mộ cổ trong Dã Nhân câu. Tôi quan sát kỹ lưỡng địa hình quanh
vùng, rồi đối chiếu với cuốn Thập lục tự âm dương phong thuỷ bí thuật, sau đó
lại lấy la bàn ra xác định phương vị bát quái, trong lòng ngầm reo :" Coi
như đã tìm đến nơi rồi, mẹ tiên sư, trong hẻm núi này ắt có mộ cổ của bọn quý
tộc".
Dã Nhân câu, tên gốc là
"Bổng Nguyệt câu", địa thế nơi đây vững chắc hào hùng, có khí thế
nuốt trôi vạn vật, một bên là thảo nguyên, bên kia nối liền với dãy Đại Hưng An
Lĩnh, đại thảo nguyên Mông Cổ thì như biển cả mênh mang, còn Bổng Nguyệt câu
thì như một dòng suối lớn đổ dồn ra biển.
Tuy phong thuỷ nơi đây
không đủ để mai táng đế vwong, nhưng táng quan lớn như đại tướng quân hay vương
gia vạn hộ thì dư sức, đợi đến khi trăng trôi giữa trời, ánh trăng sẽ chỉ đường
cho chúng tôi đến vị trí của cổ mộ.
Nguồn tusach.mobi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét