Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info.

7 thg 11, 2013

Tổng quan về Malaysia

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MALAYSIA

1.1 Khái quát chung:

Thủ đô maylaysia là Kualalumpur. Tuy nhiên Putrajaya là thủ đô hành chính mới được xây dựng của chính phủ Malaysia, với mục đích để giảm bớt chênh lệch phát triển giữa thủ đô Kalalumpur với các vùng còn lại. các thành phố lớn khác như: Georgetown, Ipoh, Johor Bahru, Kuching, Kota Kinabalu, Alor Star, Malacca Town và Klang.
Giành độc lập từ Anh ngày 31 tháng 8 năm 1957
Tổng diện tích 329.847 km2 hạng 64.
Dân số 28.250.000 hạng 46.
Đơn vị tiền tệ Ringgit.

 "Ma Lay" theo tiếng Mã Lai là "hoàng kim".
Malaysia là một liên bang bao gồm mười ba bang và ba lãnh thổ liên bang tại Đông Nam Á. Nước gồm hai vùng địa lý riêng biệt bị chia tách bởi biển đông. Bán đảo Malaysia hay tây Malaysia trên bán đảo Mã Lai có biên giới trên bộ phía bắc với Thái Lan và thông qua đường nổi Johor – Sigapore, phía đông giáp biển đông, phía nam giáp eo biển singapore phía tây giáp eo biển malacca.
Phần lãnh thổ này gồm chín bang: Johor, Kedah, Kelantan, Negeri, Perlis, Selangor Và Terengganu. Hai bang dưới sự lãnh đạo của thống đốc: Malacca và Penang, và hai lãnh thổ liên bang: Putrajaya và Kualalumpur.
Đông Malaysia chiếm phần phía bắc đảo Broneo, giáp biên giới với Indonesia và bao quanh vương quốc hời giáo Brunei. Phần lãnh thổ này gồm các bang Sabah và Sarawak lãnh thổ liên bang Labuan.
Tanjuung piai, nằm ở bang phía nam johor là mũi cực nam lục địa châu á. Eo malacca nằm giữa sumatra và bán đảo malaysia được cho là tuyến đường hàng hải quan trọng nhất thề giới.

1.2 Lịch sử

Cái tên Malaysia được chấp nhận năm 1963 khi liên bang mã Lai, Singapore, Sabah và Sarawak hình thành một liên nang gồm 14 bang. 1965 Singapore tách ra khỏi liên bang và trờ thành một quốc gia độc lập.     

1.3 Chính trị

Chính phủ theo hình thức quân chủ lập hiến. Hiến pháp ban hành ngày 31 – 08 – 1957, sửa đổi ngày 16 – 09 – 1963. Hiến pháp quy định phân chia quyền lực giữa cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đứng đầu nhà nước là Quốc Vương, Quốc Vương do hội nghị Tiểu Vương bầu ra. Được lựa chọn bởi chín Tiểu Vương của toàn liên bang và có nhiệm kỳ 5 năm

1.4 Tôn giáo

Hồi giáo là tôn giáo chính thức của quốc gia. Tuy nhiên, Hiến pháp Malaysia đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng. Do đó, Thiên Chúa giáo, Ấn giáo và Phật giáo cũng là những tôn giáo chính thức trong xã hội Malaysia.

1.5 Văn hoá

Trong khoảng cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, Đế quốc Anh đã thành lập chế độ thuộc địa và bảo hộ tại khu vực đất nước Malaysia hiện nay; mà trước đó khu vực này đã bị người Nhật chiếm đóng từ năm 1942 tới năm 1945. Năm 1948, phần lãnh thổ do Đế quốc Anh chiếm đóng trên bán đảo Malaysia được lập thành Liên bang Malaya, sau này dành độc lập năm 1957. Đất nước Malaysia đã được hình thành vào năm 1963 khi mà các thuộc địa của thực dân Anh gồm Singapore và các bang Đông Malaysia là Sabah và Sarawak nằm ở bờ biển phía bắc của Borneo sáp nhập thành liên bang. Những năm đầu của lịch sử đất nước đã chứng kiến sự toan tính kiểm soát Malaysia của người Indonesia, việc Philipin đòi lại phần lãnh thổ Sabah, và việc Singapore tách khỏi liên bang vào năm 1965. Trong suốt quãng thời gian 22 năm cầm quyền của Thủ tướng Mahathir Bin Mohamad (1981 tới 2003), Malaysia đã thành công trong việc đa dạng hóa nền kinh tế chuyển từ phụ thuộc vào việc xuất khẩu các nguyên liệu thô sang mở rộng lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và du lịch.

1.6 Xã hội đa văn hoá

Được gọi bằng cái tên “Châu Á thu nhỏ”,Malaysia là một quốc gia đa dân tộc với dân số hơn 24 triệu dân bao gồm người Malaysia, người Hoa, người Ấn và các dân tộc khác sinh sống hòa hợp với nhau. Nhiều người đến từ những quốc gia khác đă chọn Malaysia để học tập, làm việc và kinh doanh. Bahasa Melayu là quốc ngữ tại đây nhưng tiếng Anh, tiếng Quan Thoại và tiếng Tamil lại được sử dụng rộng răi. Hồi giáo là quốc giáo của Malaysia, nhưng hiến pháp thừa nhận sự tự do thờ bái và tín ngưỡng đối với tất cả các dân tộc.
Thiên Chúa giáo, Ấn giáo và Phật giáo và những tôn giáo khác cũng được được người dân sùng bái tự do. Chính quyền Malaysia nhấn mạnh việc chia sẻ quyền lợi giữa những nhóm chủng tộc và Chính phủ bảo đảm sự chung sống dung hoà giữa các dân tộc, khiến Malaysia được mọi người biết đến như một quốc gia kiểu mẫu về ḥa b́nh và ổn định.

1.7 Ngôn ngữ

Bahasa Melayu là ngôn ngữ quốc gia, mặc dù tiếng Anh được sử dụng rộng rãi. Các phương ngữ như tiếng Quan Thoại và tiếng Trung Quốc, đặc biệt là tiếng Quảng Đông và Phúc Kiến, cũng như các phương ngữ Ấn Độ như Tamil và Tiếng Hin-di đều rất phổ biến trong các cộng đồng Trung Quốc và Ấn Độ.

 CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG DU LỊCH MALAYSIA

2.1 Tài nguyên tự nhiên

2.1.1 Địa hình
Địa hình Malaysia có nhiều đặc điểm địa hình tương tự ở cả Tây và Đông với những đồng bằng ven biển xen giữa những đồi rừng dày đặc và núi non, điểm cao nhất là Núi Kinabalu ở độ cao 4.095,2 mét (13.435,7 ft), cao nhất Đông Nam Á, trên đảo Borneo.
Hình thành nên một hệ thống các đảo, rừng rậm, sông ngòi đa dạng để phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, khám phá và mạo hiểm..v…v còn có những vùng đất trũng nằm trong vành đai bão như bang Sabah nằm ở phía đông nam và nhiều đảo, bãi tắm tuyệt đẹp, những dải đá ngầm như Belais ở ngoài khơi Miri và Lucosina Shoals ở biển Đông là các khu lặn biển cực kỳ lý thú
Sông ngòi Kinabatangan là con sông dài nhất Malaysia và dọc hai bờ sông về phía hạ nguồn là nơi tập trung động vật hoang dã lớn nhất của đất nước này. Đi thuyền trên sông, bạn có thể nhìn thấy đời sống tự nhiên của đười ươi, khỉ lông đỏ và lông bạc, voi, cá sấu, rái cá và khỉ Proboscis sinh sống trong khu vực đầm lầy ven sông.
Tài nguyên tự nhiên còn ban cho quốc gia này hệ thống các rừng rậm với sự phong phú và đa dạng sinh học, đặc biệt là ở bang Sarawak.

2.1.2 Khí hậu

Khí hậu địa phương là khí hậu xích đạo đặc trưng bởi những cơn gió mùa tây nam (tháng 4 tới tháng 10) và đông bắc (tháng 10 tới tháng 2).

2.1.3 Hệ thống sinh vật

Malaysia là một trong những nước ở khu vực Đông Nam Á có sự đa dạng về hệ sinh học với những hệ thống các rừng rậm, rừng nguyên sinh và những bãi tắm đẹp và quyến rủ trên các đảo, đặc biệt là bang Sabah còn biết đến là một khu bảo tồn  động vật hoang dã toàn cầu với sự đa dạng và chủng loại và số lượng các loài sinh vật tại cụm các công viên và các bãi tắm đẹp như Perhentians, Tioman, Đảo Langkawi,Penang,Labuan, Sipadan, Redang, Đảo Rawa , Pangkor.


2.2 Tài nguyên nhân văn

2.2.1 Lễ hội

Do có sự đa dạng về tôn giáo và sắc tộc nên Malaysia cũng là một nước có nhiều lễ hội của các dân tộc và tôn giáo khác nhau
Người Malaysia có nhiều ngày lễ hội suốt cả năm. Một số ngày lễ được liên bang coi là ngày nghỉ lễ công cộng và một số ngày lễ khác chỉ được tổ chức tại từng bang riêng biệt. Các lễ hội khác thuộc các nhóm sắc tộc và tôn giáo riêng biệt, nhưng không phải ngày lễ công cộng.
-        Ngày lễ Hari Merdeka” (Ngày độc lập)
-        Lễ Hari Raya Puasa ( của người Hồi Giáo)
-        Lễ của Người Hoa

2.2.2 Văn hóa

a) Trang phục truyền thống
Baju Kurung là trang phục truyền thống Mã Lai tên gọi chung cho trang phục truyền thống của cả nam lẫn nữ theo đạo hồi ở Malaysia. Baju Kurung bao gồm một chiếc váy hoặc một chiếc xà rông kéo dài từ hông đến gót chân và một chiếc áo tay dài có độ dài đến hông hoặc đầu gối, thường một bộ Baju Kurung hoàn chỉnh đi kèm với 1 khăn trùm đầu hoặc khăn dài được vắt qua vai, có khi trùm lên đầu.
Baju Kurung’ cho người phụ nữ Malay ở Malaysia và ‘Baju Melayu’ cho người đàn ông Malay ở Malaysia. Họ thường mặc quần áo truyền thống của họ khi có sự kiện đặc biệt như ‘Hari Raya’ hay đi cầu nguyện vào thứ sáu hàng tuần. Đó là văn hoá của Malaysia
b) Kiến trúc
Malaysia vốn nổi tiếng với một lối kiến trúc độc đáo mà dường như bất cứ du khách nào cũng có thể nhận thấy ngay khi đặt chân đến đất nước này. Đó là kiến trúc mái vòm với những cột tháp đặc trung của nhà thờ hồi hồi giáo. Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu của người dân thì ở Malacca đã có những nhà máy sản xuất ra mái vòm có thể lắp ráp lại nhanh chóng khiến phong cách của kiến trúc này ngày càng lan rộng và trở nên phổ biến.
           
Bên cạnh đó Malaysia còn nổi tiếng với những công trình Hồi Giáo, bảo tàng quốc gia cũng như các khu phố người Hoa hay thành phố “Mèo” nằm tại bang Sarawak…v..v Những nét văn hóa này đã và đang tô điểm thêm cho quốc gia thịnh vượng và phát triển này, và cũng phần nào đóng góp vào một “ Truly Asia” của khu vực.
c) Làng văn hóa Sarawak
Diện tích 17 mẫu với 150 cư dân sinh sống, đây là nơi lưu giữ văn hóa của các tộc người trong bang và hằng năm diễn ra Liên hoan âm nhạc thế giới rừng nhiệt đới.



CHƯƠNG 3: ĐIỂM DU LỊCH NỔI TIẾNG MALAYSIA

3.1.Thủ đô Kuala Lumpur

Thủ đô Kuala Lumpur: được xây dựng vào thế kỷ 19, nằm ở phía tây đảo Malaysia, diện tích 244 km2, dân số khoảng hơn 1,5 triệu người. Đây là thành phố đa sắc tộc, đa tôn giáo nhưng rất hòa hợp với nhiều điểm tham quan hấp dẫn, từ các khu phố cũ xung quanh quảng trường Merdeka tới khu vực của người Hoa, người Ấn Độ và Mã Lai sinh sống.
Nhà thờ, chùa đền, miếu đứng bên nhau chan hòa. Phía Bắc thành phố có ngôi miếu nằm trong động đá vôi Batu, nơi thờ rất linh thiêng của đạo Hindu. Kuala Lumpur không chỉ nổi tiếng về cảnh đẹp, mà còn là nơi có nhiều món ăn độc đáo.

3.2.Toà tháp đôi Petronas

Tháp đôi Petronas, hay Petronas Towers, là tên một cao ốc tại Kuala Lumpur, Malaysia. Công trình do kiến trúc sư người Argentina, César Pelli, thiết kế, và được hoàn thành vào năm 1998.Tòa tháp đôi này đã từng là tòa nhà cao nhất thế giới khi đo từ tầng trệt lên đến đỉnh cao nhất của tháp trước khi bị Taipei 101qua mặt về chiều cao vào ngày 17/10/2003 Petronas Towers có 88 tầng, mọc trên khu đất từng là một trường đua xe. Kết cấu tòa nhà phần lớn là bê tông cốt thép có khả năng chịu lực cực tốt. Bề mặt hai tòa tháp hoàn toàn bằng kính và thép, được thiết kế theo mô tuýp nghệ thuật đạo Hồi, tôn giáo chính tại Malaysia.
Tháp đôi Kuala Lumpur là biểu tượng ấn tượng mà mọi người đều nhận ra đó là Malaysia ở bất cứ đâu.



3.3. Bảo tàng quốc gia Malaysia

Bảo tàng Quốc gia của Malaysia hay còn gọi là Muzium Negara, nằm gần hồ Perdana Gardens thuộc Jalan Damansara ở Kuala Lumpur, là bảo tàng lớn nhất Malaysia là một tòa nhà ba tầng được xây dựng theo kiểu cung điện Malaysia.Bảo tàng được khánh thành vào tháng 8/1963, bao gồm phòng trưng bày hình ảnh, hiện vật lịch sử, phòng nhạc cụ truyền thống, phòng triển lãm văn hóa, phòng trưng bày thể thao thế giới và một phòng trưng bày lịch sử tự nhiên của Malaysia. Bảo tàng là nơi cung cấp một cái nhìn tổng quan về lịch sử và văn hóa Malaysia, với cấu trúc nguy nga được xây dựng theo phong cách Rumah Gadang, một khía cạnh của kiến trúc Minangkabau. Mặt tiền bảo tàng mang đậm phong cách Mã Lai truyền thống và các tính năng hiện đại.

3.4. Cao nguyên Genting

Khu nghỉ mát cao nguyên Genting được tạo dựng bởi Tan Sri Lâm Ngô Đồng vào cuối thập niên 1960. Cách Kuala Lumpur 55 km về phía bắc. Có độ cao 2000m so với mặt nước biển nên có khí hậu mát mẻ quanh năm. Đây còn được gọi bằng tên không chính thức là Las Vegas của Malaysia vì đây là nơi duy nhất có sòng bạc hợp pháp.

 Cao nguyên Genting còn được biết đến bởi các danh hiệu như " Thành phố trong mây" hay "Thành phố giải trí (City of Entertainment)" vì ở cao nguyên này mọi người có thể thấy mây và đôi khi mây bay thấp hơn so với độ cao của cao nguyên Genting.

3.5. Thành phố biển Kota Kinabalu

Thành phố Kota Kinabalu nằm trên đảo Borneo (hòn đảo lớn thứ 3 trên thế giới, thuộc chủ quyền của ba nước Brunei, Indonesia và Malaysia).
Trong thành phố có khá nhiều nhà thờ với đặc trưng mái hình củ hành và màu vàng nổi bật mà từ rất xa bạn đã có thể nhận ra. Những dãy hành lang dài, thoáng và rất rộng. Gian thờ với trần nhà cao và rộng, trang trí đơn giản, nền nhà được trải những tấm thảm đẹp như những bức tranh. 
Trong số những nhà thờ Hồi Giáo ở đây, Majid Bandaraya, ngôi đền thờ nằm ngoại ô Kinabalu sẽ để lại cho bạn ấn tượng về sự đồ sộ của công trình. 
Một trong những điểm thú vị khác mà hầu như bất kì vị khách du lịch nào cũng muốn thử là tham quan công viên quốc gia Kinabalu với hệ động thực vật phong phú và đa dạng và núi Crocker Range (4.101m) là ngọn núi cao nhất Đông Nam Á.

3.6. Thành phố Putrajaya

Khởi công từ tháng 8/1995, với số tiền hơn 8 tỷ đô la Mỹ, thành phố Putrajaya của Malaysia được xem là công trình đô thị tiêu biểu cho khu vực Đông Nam Á với sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại và truyền thống. Gần 40% diện tích của thành phố này được giành cho cây xanh, bóng mát Được mệnh danh là “thành phố vườn thông minh”,
Putrajaya, cách thủ đô Kuala Lumpur 25 km về phía nam, là trung tâm hành chính mới của Malaysia.

3.7 Lake Garden

Nằm ở phía Nam trung tâm thủ đô Kuala Lumpur ,Vườn hồ Kuala Lumpur được xây dựng vào năm 1880, là một trong những công viên cổ nhất của đất nước hoa dâm bụt này. Đây là nơi người Anh đã từng xây những biệt thự trong thời gian thuộc địa do có những ngọn đồi và đường mòn độc đáo, nhiều cây xanh lại có hồ, được coi là lá phổi xanh của thành phố.Dấu tích kiến trúc xưa của người Anh vẫn còn đó và văn hoá ẩm thực của họ vẫn còn đây.
3.8 Thánh đường quốc gia

Từ khu vực Lake Garden, du khách có thể đi bộ đến Thánh đường quốc gia. Đây là thánh đường lớn nhất Đông Nam Á, với kiến trúc độc đáo mang dấu ấn của nghệ thuật Hồi giáo. Mái vòm chính của thánh đường được thiết kế với hình dáng 18 ngôi sao, tượng trưng cho 13 bang của Malaysia và năm cột trụ chính của đạo Hồi; mái ngói hình chiếc dù mở tượng cho khát vọng của một đất nước độc lập, sảnh chính có thể chứa đến 5000 người. Khi đến Thánh đường quốc gia, du khách nên lưu ý ăn mặc trang trọng, kín đáo.
3.9 Quảng trường Merdeca

Quảng trường Mardeca còn được gọi là “Quảng trường Độc Lập”, là nơi tham quan lí tưởng đối với những du khách có hứng thú với lịch sử KL nói riêng và của Malaysia nói chung. Đây là nơi thủ tướng đầu tiên của Malaysia - Tunku Abdul Rahman, tuyên bố Malaysia là một quốc gia độc lập vào ngày 31-08-1957, khi lá cờ Anh được hạ xuống đánh dấu kết thúc chế độ thực dân Anh. Ngày nay, lá cờ Malaysia bay phất phới trên cột cờ cao 100m, như là một biểu tượng của ngày độc lập lịch sử đó.
 3.10. Phương tiện đi du lịch ở Malaysia:
Từ Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh có các chuyến bay của các hãng hàng không Malaysia Airlines, Singapore Airlines, Vietnam Airlines và Thai Air International tới Kuala Lumpur.
Dễ dàng đi tham quan xung quanh Kuala Lumpur vì hệ thống giao thông của thành phố khá hiện đại và phong phú loại hình giao thông như xe buýt, xe taxi, tàu hỏa.
Tuy nhiên sự ách tắc giao thông xảy ra thường xuyên. Vì vậy chọn lựa phương tiện đi lại là tàu hỏa là tốt nhất nếu bạn dự định khám phá thành phố trong giờ cao điểm.
Taxi luôn có mặt ở khắp các con đường trong thành phố với màu vàng đặc trưng. Vì vậy bạn có thể bắt tắc xi đi xung quanh thành phố dễ dàng.
Xe buýt là sự lựa chọn rẻ nhất để đi lại xung quanh thành phố. Điểm dừng xe buýt được đặt cố định ở khắp mọi ngóc ngách của Kuala Lumpur.
Tuy nhiên vào giờ cao điểm buổi sáng, buổi tối, xe buýt có thể bị cản trở bởi tắc đường và đông đúc. Bạn nên tránh thời gian này.
Xe buýt thường được tô màu trắng với những sọc đỏ và sử dụng một khe để bạn có thể đút tiền xu vào để lấy vé. Một số công ty tư nhân khác phục vụ một số tuyến đường xung quanh KL bao gồm Metrobus và Setara Jaya
Hệ thống tàu hỏa bắt đầu từ Sentul Timur ở phía Bắc KL và đầu hướng Nam qua Masjid Jamek và Pudu.
Tàu hỏa khởi hành mỗi chuyến từ 6-10 phút và hoạt động từ 6h sáng đến 11h30 tối.
3.11.Thời gian thích hợp đi du lịch Malaysia:
Kuala Lumpur nằm ở tọa độ 3,13 độ về phía Bắc đường xích đạo nên tạo cho thành phố này có thời tiết ấm áp mang tính chất nhiệt đới biển. Thời tiết nóng ẩm quanh năm với lượng mưa và cường độ phụ thuộc vào thời gian trong năm. Điều này đem lại cho Kuala Lumpur có khí hậu lý tưởng, phù hợp cho tất cả các du khách du lịch quanh năm. Du khách có thể đến tham quan và khám phá Kuala Lumpur trong suốt cả năm vào bất cứ mùa nào.
Nhiệt độ trong ngày thường dao động khoảng 29-35 độ C, ban đêm là 26-29 độ C. Trong mùa mưa thời tiết có thể lạnh hơn vì thành phố được bao bọc bởi núi, thung lũng. Khí hậu ở đây có thể mát hơn so với hầu hết các khu vực khác ở Malaysia và Kuala Lumpur cũng ít bị ảnh hưởng của gió mùa thổi từ phía Đông hay phía Tây.
Mùa mưa xảy ra chủ yếu giữa tháng 10 đến tháng 3, trong khi tháng 5 đến tháng 7 thường là tháng hanh khô. Sáng sớm hay có nắng kéo dài cho tới chiều, buổi tối có thể thấy mưa và thỉnh thoảng có một vài cơn bão. Độ ẩm không khí cao nên cơ thể dễ đổ mồ hôi trong ngày khi đi bộ nhiều. Sự cân bằng về thời tiết làm cho Kuala Lumpur trở thành một trong những thành phố có khí hậu ổn định nhất để đi du lịch tại bất kỳ thời điểm nào trong năm.

CHƯƠNG 4 : MỘT SỐ  LƯU Ý KHI ĐẾN MALAYSIA


4.1 Thủ tục xuất nhập cảnh

Trong những năm gần đây nhằm đẩy mạnh ngành du lịch phát triển và tạo mối quan hệ với Việt Nam nên Malaysia có một ưu đãi đặc biệt cho du khách Việt Nam là nếu du lịch trên đất nước này dưới 30 ngày thì không cần xin visa, trên 30 ngày thì có thể tới lãnh sự quán tại các thành phố để xin rất dễ dàng và chi phí cũng không quá cao.
Hộ chiếu còn hạn từ 6 tháng trở lên kể từ ngày khởi hành.
Không chấp nhận hộ chiếu nhòe, chỉnh sửa.
Hộ chiếu phải có dấu của Cục Xuất Nhập Cảnh tại nơi cấp hộ chiếu.
Lưu ý : Khi làm thủ tục tại các cửa khẩu xuất nhập cảnh vào nước này, khi nhân viên công vụ đã kiểm tra hộ chiếu và làm thủ tục để bạn nhập cảnh Malaysia. Bạn có trách nhiệm tự kiểm tra lại một lần nữa hộ chiếu của mình xem nó đã được đóng dấu nhập cảnh hay chưa, nếu thấy đã có dấu cho phép nhập cảnh thì mới yên tâm tiếp tục hành trình vào Malaysia

4.2 Tâm lý giao tiếp với người Malaysia

4.2.1.Tặng quà

- Bạn không nên mở quà trước mặt người tặng
- Nên tặng quà bằng hai tay- Thông thường, trong văn hoá của người Malaysia, nam giới tặng quà cho nữ giới thường dễ xảy ra hiểu nhầm. Do vậy, nếu đồng nghiệp nam muốn tặng quà cho một đồng nghiệp nữ thì nên giải thích rằng vợ mình đã gửi tặng nước hoa, khăn quàng cổ hay những món quà tương tự cho họ.- Không nên gói quà bằng giấy màu trắng vì màu này được xem như là màu của sự chết chóc. Ngoài ra, cũng nên tránh gói quà bằng giấy màu xanh, đen hay vàng

4.2.2. Cách xưng hô

- Đọc chính xác tên riêng của người Malaysia là rất khó. Do vậy, bạn nên lặp lại tên và chức vụ của người đó và sau đó hỏi xem bạn đã phát âm chính xác chưa.- Khi gặp các doanh nhân Malaysia, bạn nên xưng hô tên lẫn chức vụ. Nếu không có các chức danh như giáo sư, tiến sĩ, kĩ sư…thì có thể dùng “Mr.” hoặc “Mrs.” cộng với tên.


4.2.3.Văn hóa giao tiếp


Phong tục và những điều cấm kỵ: khi gặp nhau người Malaysia thường có thói quen sờ vào lòng bàn tay người kia, sau đó chắp hai bàn tay với nhau. Người Malaysia rất kỵ việc xoa đầu và lưng người khác. Chủ đề tốt nhất bàn luận ở Malaysia là công việc buôn bán, thành tựu xã hội, bóng đá, lịch sử... tránh nói đến chủng tộc và chính trị, mức sống, mức thu nhập.
- Người Malaysia thường mặc áo dài bằng vải hoa, nam giới mặc áo sơ mi không cổ và không được để hở cánh tay, đùi ở những nơi công cộng. Phụ nữ thường mặc áo dài tay. Vì thế, du khách đến Malaysia được khuyến cáo nên chọn lựa những trang phục lịch sự, kín đáo, đặc biệt khi đến những nơi thờ tự.
- Khi đến thăm các gia đình ở Malaysia, bạn nên gọi điện thông báo trước. Để giày dép phía ngoài trước khi vào nhà và không nên từ chối khi được mời bánh ngọt, vì nếu từ chối sẽ bị cho là mất lịch sự. Và hãy nhớ, khi cho hoặc nhận tiền, quà hãy dùng tay phải! Tay trái bị xem là không sạch sẽ, vì thế khi ăn uống bạn cũng nên nhớ chỉ sử dụng tay phải và phải rửa tay trước khi ngồi vào bàn ăn.
- Trong giao tiếp người Malaysia rất tuân thủ giờ giấc, coi trọng mũ áo chỉnh tề. Vì vậy nếu bạn có những cuộc hẹn với người Malaysia vì bất cứ mục đích gì thì tốt nhất là bạn nên đến thật đúng lúc.
- Khi gặp nhau, người Malaysia có thói quen sờ vào lòng bàn tay của nhau, sau đó chắp tay lại. Tuy nhiên, họ rất kiêng kỵ việc xoa đầu và lưng người khác. Một lưu ý quan trọng khác là người Malaysia không bắt tay người khác giới đồng thời tránh những đụng chạm kể cả ngẫu nhiên giữa những người không cùng giới.
- Chủ đề tốt nhất để bàn luận ở Malaysia là công việc buôn bán, thành tựu xã hội, lịch sử nền văn minh Malaysia, cách nấu nướng món ăn ở các vùng của Malaysia, bóng đá. Không nên bàn luận về chính trị, chủng tộc, mức sống với người Malaysia.

4.2.4. Trong ăn uống


- Người Mã Lai chiếm đa số dân số Malaysia. Người Malaysia là những người theo đạo Hồi chính thống, họ không uống rượu và không ăn thịt heo vì đây là những điều cấm kỵ theo tín ngưỡng đạo Hồi. Người  Malaysia chỉ ăn những thực phẩm được nấu nướng theo nguyên tắc của đạo Hồi và những món ăn được gọi chung là Halal.
- Nhiều người Malaysia và Ấn Độ thích ăn bằng tay vì thế việc đựng thức ăn trong lòng bàn tay và việc người ta sản xuất rất nhiều các loại hóa chất để rửa tay trước và sau khi ăn không có gì là lạ ở đất nước này.
- Khi ăn uống không dùng tay trái vì phong tục người Malaysia chỉ dùng tay phải để ăn uống. Đa số người dân Malaysia theo đạo Hồi vì vậy họ rất giữ nghiêm giáo quy. Họ không mời khách uống rượu mà chỉ mời trà, cà phê hoặc nước ngọt, họ kiêng ăn thịt lợn, thịt chó.
 Đa số người Malaysia không ăn thịt lợn, không uống rượu. Họ chỉ dùng thức ăn nấu theo nguyên tắc của đạo Hồi (những món phù hợp tín ngưỡng gọi là Halal, còn không hợp gọi là Haram). Họ luôn rửa tay trước khi vào bàn ăn, dùng tay phải để bốc thức ăn (vì tay trái bị xem là không sạch). Khi ở nhà dân (homestay), khách có thể được thưởng thức đặc sản rừng, bánh truyền thống, thịt gà, thịt bò nấu theo kiểu Hồi giáo...
Du khách nên mặc quần áo gọn gàng, không hở hang, cởi giày trước khi vào nhà hoặc nơi cầu nguyện. Đừng đưa tay ra bắt tay phụ nữ theo đạo Hồi trừ khi họ chủ động. Xoa lưng, vỗ vai người khác cũng là điều không nên làm.Nếu có ý định ở trải nghiệm homestay, nên mang một chút quà từ quê hương để tặng gia chủ.Khi ra về, du khách cùng chủ nhà trồng cây hương liệu để in dấu kỷ niệm.

4.3 Phong tục cưới hỏi của người Malaysia:

Nghi lễ trong đám cưới được hy vọng sẽ giúp đôi vợ chồng có cuộc sống hạnh phúc trong tương lai. Tuy nhiên ở nhiều nơi, người ta lại nghĩ ra những phong tục hết sức kỳ lạ mà khi nghe tên có thể bạn sẽ bất ngờ.
Đối với những người Tidong ở Malaysia thì đám cưới là ngày đầu tiên của một cuộc hành trình mệt mỏi như địa ngục. Theo đó, cô dâu và chú rể sẽ phải ngừng việc đi vệ sinh 3 ngày trước đám cưới. Người ta tin rằng điều đó sẽ giúp đôi vợ chồng trẻ có cuộc sống tương lai hạnh phúc hơn.
Những cặp vợ chồng sắp cưới ở Tidon, Malaysia, sẽ không được phép tắm hoặc đi vệ sinh trong suốt 72 giờ trước đám cưới.Họ sẽ bị bỏ đói và chỉ được uống một chút nước. Những người thân trong gia đình sẽ trông chừng để đảm bảo rằng cô dâu – chú rể sẽ không “ăn gian”.Người dân tại khu vực này tin rằng nếu hai vợ chồng vẫn khỏe mạnh bình thường sau những thử thách này sẽ có thể đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống mà họ sẽ phải trải qua.

4.4 Kinh nghiệm đi du lịch Malaysia

Đi du lịch Malaysia dưới 30 ngày, du khách không cần xin visa. Ở Malaysia, máy ảnh, đồng hồ, bút mực, máy radio-cassette cầm tay, nước hoa, mỹ phẩm, bật lửa được miễn thuế. Du khách mang theo hàng thuộc diện phải nộp thuế (bao gồm quần áo, phụ kiện quần áo, đồ trang sức, túi xách tay, rượu mạnh...) phải đặt cọc một số tiền để tạm nhập. Khi rời khỏi Malaysia, du khách xuất trình món hàng đó và biên lai thu tiền cọc, sẽ được trả khoảng 50% số tiền thu ban đầu.
Giờ Malaysia trước 1 tiếng đồng hồ so với giờ Việt Nam. Cửa hàng bách hóa và siêu thị thường mở cửa từ 10 giờ sáng đến 22 giờ, còn cửa hiệu nhỏ thường mở cửa từ 9 giờ 30 phút đến 17 giờ. Ở Thủ đô Kuala Lumpur và hầu hết các thành phố lớn đều có cửa hàng mở cửa 24/24 giờ.Tiền Malaysia là Ringgit Malaysia (RM). Đến Malaysia, du khách nên đổi tiền RM tại sân bay hoặc các ngân hàng. Tại các siêu thị, các điểm vui chơi đổi tiền giá chênh lệch nhiều. Thẻ tín dụng chỉ được sử dụng ở các thành phố lớn và một số tỉnh nông thôn.
Phương tiện đi lại ở Malaysia chủ yếu là taxi. Đi taxi, du khách lưu ý là yêu cầu lái xe bật đồng hồ để tính tiền.
Đa số người dân Malaysia theo đạo Hồi. Khi vào thăm nhà thờ Hồi giáo, du khách phải để giày, dép ở ngoài. Một số nhà thờ Hồi giáo cung cấp khăn, áo choàng cho khách khi vào. Gặp nhau, người Malaysia thường có thói quen sờ vào lòng bàn tay của người kia, sau đó chắp hai bàn tay lại. Dùng tay phải khi ăn, đưa hay nhận đồ vật bởi vì họ cho rằng tay trái không trong sạch. Ở Malaysia, màu vàng là màu chuyên dùng của vương công quý tộc, khách không nên mặc quần áo màu vàng trong các hoạt động chính thức hoặc tham quan hoàng cung.

 4.5 Một số điều lưu ý

Phong tục và những điều cấm kỵ

Khi gặp nhau người Malaysia thường có thói quen sờ vào lòng bàn tay người kia, sau đó chắp hai bàn tay với nhau. Người Malaysia rất kỵ việc xoa đầu và lưng người khác. Người Malaysia thường mặc áo dài bằng vải hoa, nam giới mặc áo sơ mi không cổ và không được để hở cánh tay, đùi ở những nơi công cộng. Nữ thường mặc áo dài tay. Chủ đề tốt nhất bàn luận ở Malaysia là công việc buôn bán, thành tựu xã hội, bóng đá, lịch sử... tránh nói đến chủng tộc và chính trị, mức sống, mức thu nhập.

Tập quán trong nhận thức:

Người Malaysia thường nhận thức sự vật theo cách nhìn truyền thống của văn hóa Hồi giáo. Những thông tin được họ xử lý ít nhiều có chi phối bởi tình cảm và tâm lý xã hội riêng của họ. Do vậy, họ rất chú trọng đến quan hệ cá nhân trong đánh giá vấn đề.
Lịch thiệp là một trong những đòi hỏi cơ bản để thành công ở Malaysia. Cũng do lịch thiệp, người Malaysia ít khi nói "không". Do vậy, khi họ nói "vâng" thì chữ này hàm ý nhiều nghĩa, từ nghĩa "đồng ý" đến "có thể", đến "mong ngài hiểu cho tôi là tôi không thể". Chữ "vâng" hàm ý "không" rõ nhất là "Yes, but…" (Vâng, nhưng…).
Cần chú ý rằng, ở Malaysia người ta không bao giờ biểu lộ cảm xúc giận dữ nơi công cộng. Họ quan niệm rằng ai không kiểm soát được cảm xúc thì không thể tự chủ được. Những người như vậy thường chưa đủ tin cậy.

Điều tạo ra sự yên tâm:

Niềm tin tôn giáo giúp người Malaysia vững vàng và ổn định trong đời sống. Gia đình với mối quan hệ chặt chẽ giữa bên nội và bên ngoại là hạt nhân của xã hội. Xã hội được củng cố bởi luật pháp và luật đạo (Hồi giáo) và hai bộ luật này hầu như không có mâu thuẫn. Để tránh những căng thẳng tâm lý không cần thiết, người Malaysia sống tôn trọng chính quyền, củng cố các giềng mối gia đình và luôn đúng mực trong các cư xử xã hội.

Quan niệm về bình đẳng:

Malaysia là một liên bang và hầu hết các tiểu bang đều có tiểu vương (Sultan) riêng. Sự phân biệt giữa hoàng tộc và thứ dân khá rõ. Hoàng tộc thường được cư xử tôn kính với nhiều nghi thức tỉ mỉ và cách xưng hô cầu kỳ.
Ở Malaysia, người Malay chiếm đa số và nắm quyền điều hành quốc gia, nhưng về kinh tế thì người Malaysia gốc Hoa lại chi phối nhiều hơn. Đây là một xã hội nam quyền còn rất mạnh.

Thông tin cần biết khi đi du lịch Malaysia:

Đa số người Malaysia không ăn thịt lợn, không uống rượu. Họ chỉ dùng thức ăn nấu theo nguyên tắc của đạo Hồi (những món phù hợp tín ngưỡng gọi là Halal, còn không hợp gọi là Haram). Họ luôn rửa tay trước khi vào bàn ăn, dùng tay phải để bốc thức ăn (vì tay trái bị xem là không sạch). Khi ở nhà dân (homestay), khách có thể được thưởng thức đặc sản rừng, bánh truyền thống, thịt gà, thịt bò nấu theo kiểu Hồi giáo...
Du khách nên mặc quần áo gọn gàng, không hở hang, cởi giày trước khi vào nhà hoặc nơi cầu nguyện. Đừng đưa tay ra bắt tay phụ nữ theo đạo Hồi trừ khi họ chủ động. Xoa lưng, vỗ vai người khác cũng là điều không nên làm. Nếu có ý định ở trải nghiệm homestay, nên mang một chút quà từ quê hương để tặng gia chủ. Khi ra về, du khách cùng chủ nhà trồng cây hương liệu để in dấu kỷ niệm.
Du khách nên kiểm tra tỷ giá trên Internet hoặc báo chí có sẵn trên máy bay trước khi quyết định đổi tiền tại sân bay, khách sạn hoặc ngân hàng. Ngân hàng mở cửa từ 9h30 đến 15h. Các khách sạn thường cộng 10% phí dịch vụ và 5% thuế trong hóa đơn nên không cần boa cho nhân viên. Cả khách sạn và nhà dân sử dụng phích cắm có ba chấu (hai chấu ngang và một chấu dọc). 
Người Việt Nam đi du lịch Malaysia trong vòng 30 ngày không cần visa. Dù có đường bay đến nhiều thành phố tại châu Á nhưng từ bang Sabad chưa có đường bay thẳng đến Việt Nam, vì vậy du khách thường quá cảnh tại Thủ đô Kuala Lumpur.  
Sabah có khoảng 2 triệu dân thuộc 30 dân tộc với 80 ngôn ngữ. Thời tiết quanh năm là mùa hè với nhiệt độ ban ngày 21 - 33 độ C. Từ thủ phủ Kota Kinabanu (thường gọi là KK), sau hai giờ xe là đến khu vực rừng nhiệt đới, nơi có công viên quốc gia Kinabalu - công viên đầu tiên của Malaysia được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Du khách có thể leo lên ngọn Kinabalu cao 4.095 m so với mặt nước biển, ngâm mình trong suối nước nóng trong lòng rừng già. Người Nhật Bản phát hiện và khai thác suối nước nóng trong thời chiến và khi tiếp quản, người Malaysia vẫn giữ phong cách Nhật Bản để phục vụ du khách.
Khi đến các trung tâm mua sắm của Malaysia, chắc hẳn những ai đã vội vàng đổi tiền ở sân bay sẽ tiếc ngẩn ngơ bởi đổi tiền ở các trung tâm mua sắm như Parkson Plaza, BB Plaza… thì được những 380 ringgit cho 100 USD, thay vì chỉ có 350 ringgit như ở sân bay Kuala Lumpur. Hàng hóa bán trong siêu thị có niêm yết giá, nhưng đừng mua vội. Bởi vì có thể những gian hàng khác cũng có các món hàng tương tự với giá mềm hơn nhiều. Những món hàng bình dân dễ tìm thấy nhất ở các trung tâm mua sắm tại Kuala Lumpur là hoa tai, vòng đeo tay, đeo cổ khá mốt, giá mỗi chiếc không quá 10 ringgit. China Town là khu mua sắm bình dân khá hấp dẫn ở Kuala Lumpur, hầu như khách du lịch nào cũng tìm đến. Hàng hóa ở China Town khá “thường” song lại được “hét” giá cực cao, du khách đừng quên trả giá ở mức thấp nhất mà mình có… can đảm nói ra, vì thông thường người bán chào giá cao gấp 4 – 5 lần.
Về ăn uống, thức ăn Malaysia khá nhạt, sẽ không hợp khẩu vị cho du khách nào quen ăn mặn. Mì gói Malaysia cũng không tiện dụng cho khách vì trong một vài nhãn mì của Malaysia còn có cả nước cốt dừa. Nếu không thích những món ăn không hợp khẩu vị tại khách sạn, du khách có thể xuống phố dùng vài món ăn Trung Hoa, giá trung bình 7 – 10 ringgit/món.
Trong hầu hết các khách sạn ở Malaysia, ổ cắm điện chỉ dùng phích cắm ba chấu vuông, nếu có nhu cầu sạc pin cho máy móc, điện thoại mang theo, du khách đừng quên điều này. Đi taxi ở Malaysia, du khách đừng quên trả giá. Giá truy cập Internet không dây ở Kuala Lumpur khá rẻ, trung bình 8 ringgit/giờ và thông thường, mỗi ngày khách sạn cho khách sử dụng miễn phí giờ đầu tiên.

4.6 Phương tiện di chuyển

Đi bằng xe buýt:

Xe buýt là phương tiện đi lại tương đối rẻ ở Malayxia. Xe buýt chạy theo tuyến và giá vé được tính theo khoảng cách. Giờ chạy của xe buýt tương đối thất thường và thường không đúng lịch. Tuy nhiên, xe buýt Putra đáng tin cậy hơn. Giá vé xe buýt ở Malaysia tương đương với giá xe buýt ở Việt Nam, có tuyến đi 80km hết 3RM ( 13000 VNĐ ).
Đối với những người muốn khám phá những nơi khác của Malayxia vào ngày nghỉ cuối tuần ngắn, đi lại bằng xe buýt đường dài là một lựa chọn dễ dàng. Giá vé bắt đầu ở mức 35 ringgít (RM), do vậy chi phí này thật dễ dàng và vừa phải để sinh viên đến các bang khác nếm thử đồ ăn địa phương hoặc để thăm quan thành phố.

Đi bằng taxi:

Taxi ở các thành phố lớn thường tính tiền theo đồng hồ. Giá cước cho 2 km đầu tiên là 2 ringgít (RM) và 10 xu cho mỗi 200m tiếp theo. Đi taxi 1km hết trung bình chưa đến 1RM, tức là khoảng 4.000 Việt Nam đồng. Một phần là do giá xe rẻ, một phần là do giá nhiên liệu rẻ. Các phương tiện công cộng ở đây được chạy bằng gas thay vì xăng dầu, mỗi lần nạp ga hết khoảng 6-7RM (30.000 VND) đi được 150km, tức là 200VND/1km, rẻ hơn cả chạy xe máy ở Việt Nam). Khi đi taxi, bạn cũng cần phải trả giá và nếu sau 21h, bạn nhớ trả thêm cho tài xế 1RM.

Đi bằng tàu lửa:

Đi từ nơi này đến nơi khác có thể là điều khó khăn ở Kuala Lumpur do giao thông đông đúc ở đất nước này. Một cách tránh tắc đường là sử dụng hệ thống tàu hỏa hạng nhẹ hỗ trợ cho thành phố. Kuala Lumpur có hệ thống tàu điện ngầm 4 làn; STAR chạy suốt 27 km từ phía bắc đến phía nam và một tuyến khác chạy về phía đông còn PUTRA kết nối điểm đông bắc thành phố với phía tây. Bạn nhớ giữ lại vé khi lên tàu để khi xuống trạm, xuất trình vé mới ra khỏi trạm được.

Đi bằng monorail:

Monorail (tàu lửa 1 đường ray), tàu cao tốc, tàu điện ngầm. Bạn nên sử dụng monorail, vừa rẻ, nhanh, lại được ngắm nhìn toàn cảnh Kuala Lumpur từ trên cao. Giá vé tùy thuộc vào từng chặng, khoảng từ 1RM (Ringgit Malaysia) trở lên. Tàu chạy nhanh, khoảng 40-50 km/h và đỗ ở rất nhiều ga. Từ bất kỳ điểm nào của thành phố, bạn cũng có thể đi được đến tất cả các nơi khác tại Kulalumpua bằng tàu điện với giá tương đương 8.000 đồng cho cả trăm km. Đỗ xịch tại ga khoảng 2 phút, hệ thống tự động sẽ báo cho trung tâm điều khiển của tàu rằng mọi hành khách đã lên xuống an toàn. Tất cả các cửa tàu tự động đóng lại liền một lúc. Từ một điểm bất kỳ, bạn chỉ cần chọn đúng tuyến đường mình đi và ngồi thoải mái trong toa tàu sạch bong và dàn điều hoà mát lịm, bạn có thể đi đến từng đường phố của Kuala Lumpur, đặc biệt là những điểm quan trọng như trung tâm thành phố, khu liên hợp thể thao quốc gia... Tại mỗi ga, loa tự động sẽ thông báo tên ga cho hành khách. Nhưng nếu có đi quá thì cũng đừng lo vì chỉ khoảng vài phút sau lại có tàu chạy ngược lại ngay.
Tiện lợi nhất phải nói đến hệ thống bán vé tại các nhà ga. Mỗi ga chính chỉ cần 1 người bán vé. Hoàn toàn không có cảnh người soát vé đi kiểm tra từng hành khách giống như các hệ thống xe buýt khác. Hành khách mua vé đi chuyến tàu nào sẽ được người bán vé đăng ký vào mạng máy tính của đường sắt và phát cho khách một chiếc thẻ. Chỉ bằng chiếc thẻ này, hành khách mới có thể mở được cửa vào sân ga. Toàn bộ việc kiểm soát nằm ở mấu chốt là chiếc cửa tự động. Nhà ga chẳng phải mất công kiểm soát từng người để tìm ra kẻ trốn lậu vé.
Tiện lợi và hiện đại nhưng giá cho các chuyến đi rất rẻ. Chỉ với khoảng 2 ringit, bạn có thể mua thẻ vào nhà ga và nếu không xuống hẳn ở ga nào thì bạn có thể đi cả ngày mà không mất thêm đồng nào. Nếu xuống ở một ga chính nào đó bạn sẽ phải mua vé khác cũng chỉ với khoảng 2 ringit.


Đi bằng xe hơi

Phương tiện đi lại hầu hết là xe hơi, xe máy cũng có nhưng mà thưa thớt - chỉ có dân lao động là xài xe máy. Malaysia có một số hãng xe nội địa tự sản xuất, chất lượng cũng ổn nhưng mà ngoài đường cũng không thiếu những con hàng hiệu. Về đêm, thành phố Kuala Lumpur náo nhiệt chẳng kém gì các đô thị lớn khác.

Đi bằng đường hàng không

Có hơn 40 hãng hàng không bay đến Malayxia. Tất cả các chuyến bay đều khởi hành và hạ cánh tại Cảng Hàng không Quốc tế Kuala Lumpur hiện đại (KLIA) nằm ở Sepang, cách Kuala Lumpur, thành phố thủ đô, 50km hoặc một giờ lái xe về phía nam.

Đi bằng đường biển

Có một vài cảng biển vào Malayxia, đó là Penang, Port Klang, Kuantan, Kuching và Kota Kinabalu. Có dịch vụ phà vùng duyên hải từ Penang đi Butterworth, chở cả hành khách và xe cộ từ đất liền ra đảo. Bên cạnh đó, có nhiều chuyến phà từ đất liền ra đảo và từ đảo vào đất liền trên khắp đất nước.
Tàu nhanh và xuồng nhỏ trên sông là một cách đi lại phổ biến tại Sabah và Sarawak, đặc biệt đến những địa điểm hẻo lánh hơn. Cũng có các chuyến thăm quan trên biển và trên sông do các đại lý du lịch địa phương thực hiện.
Có các dịch vụ giao thông trên biển trong nước từ Cảng Klang (Selangor) đến Kuantan (Pahang) và đến Sabah hoặc Sarawak. Bên cạnh đó còn có các chuyến đi vào mùa nghỉ đưa hành khách đến các nước láng giềng.
  
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.www.skydoor.net
2.www.dulichmalaysia.net
3.wikipedia.org



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Blog liên quan : Blog zing | Blogspot | Blog tiếng anh | Facebook
Copyright © 2011 - 2014. Thuy trinh's blog - All Rights Reserved