Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info.

8 thg 11, 2013

Tổng quan về Sơn La

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:

Vị trí địa lý:
Sơn La phía Bắc giáp Yên BáiLai Châu, phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh Louangphabang, Houaphan của Lào, phía Đông giáp Hòa BìnhPhú Thọ, phía Tây giáp Điện Biên. Đường biên giới với Lào dài 250 km.
Diện tích:14.174,4 km2
Địa hình: Sơn La có độ cao trung bình 600 m so với mặt nước biển. Địa hình chia thành 3 vùng sinh thái: vùng dọc trục quốc lộ 6, vùng hồ sông Đà và vùng cao biên giới.Sơn La có hai cao nguyên: Mộc Châu (cao 1.050 m) và Nà Sản (cao 800 m).Về địa hình, Sơn La gồm 3/4 là đồi núi và cao nguyên, đất đai tương đối màu mỡ, thích hợp với các loại cây công nghiệp, cây lâu năm.
Dân tộc: Thái, Việt (Kinh), H’Mông, Mường, dao…

ĐƠN V HÀNH CHÍNH

Sơn La có 01 thành phố và 10 huyện:
  • Thành phố Sơn La
  • Quỳnh Nhai
  • Mường La
  • Thuận Châu
  • Phù Yên
  • Bắc Yên
  • Mai Sơn
  • Sông Mã
  • Yên Châu
  • Mộc Châu
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH:

Phần lớn tỉnh Sơn La ngày nay (gồm thành phố Sơn La, huyện Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Thuận Châu) trước năm 1479 là lãnh thổ của vương quốc Bồn Man (gồm Tương Dương, Kỳ Sơn của Nghệ An, Quan Hoa, Quan Sơn, Mường Lát của Thanh Hóa, tỉnh Hủa Phan của Lào và phần lớn Sơn La). Năm 1479 Sơn La chính thức được sát nhập vào Đại Việt thời vua Lê Thánh Tông và thuộc xứ Hưng Hóa
  • 24 tháng 5 năm 1886: thành lập châu Sơn La (thuộc phủ Gia Hưng, tỉnh Hưng Hoá), tách từ tỉnh Hưng Hóa thành cấp tương đương với tỉnh.
  • 9 tháng 9 năm 1891: thuộc Đạo Quan binh 4.
  • 27 tháng 2 năm 1892: thành lập tiểu quân khu Vạn Bú gồm 2 phủ và 8 châu.
  • 10 tháng 10 năm 1895: thành lập tỉnh Vạn Bú, tỉnh lỵ ở Vạn Bú (tức Tạ Bú).
  • 23 tháng 8 năm 1904: đổi tên thành tỉnh Sơn La, tỉnh lỵ chuyển về nơi ngày nay là thành phố Sơn La.
  • Sau năm 1946, tỉnh Sơn La cùng với hai tỉnh Lai Châu và Phong Thổ (do Pháp lập ra) lập thành "Xứ Thái tự trị”nằm dưới sự chỉ đạo của Pháp. Bạc Cầm Quý làm tỉnh trưởng Sơn La.
  • 1948-1953: thuộc Liên khu Việt Bắc. Lúc này tỉnh Sơn La có 6 huyện: Mường La, Thuận Châu, Phù Yên, Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu.
  • 1953-1955: thuộc Khu Tây Bắc
  • 1955-1962: bỏ cấp tỉnh, thuộc Khu tự trị Thái Mèo.
  • 1962-1975: tái lập tỉnh, thuộc Khu tự trị Tây Bắc (đổi tên từ Khu tự trị Thái Mèo), có 7 huyện: thêm huyện Quỳnh Nhai và Sông Mã, còn huyện Phù Yên chuyển sang tỉnh Nghĩa Lộ mới thành lập.
  • Sau khi giải thể Khu tự trị Tây Bắc, tỉnh Sơn La nhập thêm 2 huyện của tỉnh Nghĩa Lộ giải thể là Phù YênBắc Yên.
VĂN HÓA L HỘI

Tỉnh Sơn La có 12 dân tộc cư trú. Mỗi dân tộc đều có những nét riêng trong đời sống, văn hóa truyền thống. Dân tộc Thái có tiếng nói, chữ viết riêng với hơn 500 bản sách chữ thái cổ, có những bản trường ca nổi tiếng như: “xống trụ xôn xao” (tiễn dặn người yêu). Có nghề dệt thổ cẩm truyền thống với trên 30 loại hoa văn độc đáo, in đậm bản sắc dân tộc. Dân tộc H’mong có múa hát cùng với nhiều loại nhạc cụ độc đáo; kỹ thuật rèn đúc khoan nòng súng kíp rất cao. Dân tộc Khơ Mú có điệu múa tăng bu, hun mạng và tài đan mây tre. Dân tộc xinh mun có tết hoa ban… tất cả hợp thành di sản văn hóa phong phú, đa dạng của cộng đồng các dân tộc ở Sơn La.

MT S L HI

LỄ HỘI HOA BAN

Đây là lễ hội của dân tộc Thái còn có tên gọi khác là hội Xên bản, Xên mường, được tổ chức hàng năm vào tháng 2 âm lịch khi hoa ban bắt đầu nở trắng núi rừng ở vùng tây bắc. Lễ hội mang tính chất cầu mùa, cầu phúc. Họ gửi gắm vào đó những ước vọng lớn lao về cuộc sống bình yên, no ấm nơi bản mường, đồng thời là dịp thi tài vui chơi, hát giao duyên đêm trăng. Ở Sơn La vào ngày hội Hoa Ban, nam nữ thanh niên rủ nhau đi hái hoa mừng xuân, vui chơi, ca hát, đánh đàn tính, thổi khèn, múa xòe, trao và đón nhận tình yêu.

TRÒ TUNG CÒN TÌM BẠN, TÌM DUYÊN (DÂN TỘC TÀY)

 Trò tung còn là một trò chơi thường được tổ chức trong lễ hội mùa xuân đây không chỉ là một trò giải trí mà là một hình thức giao duyên mang màu sắc nghi lễ, tín ngưỡng cộng đồng được tổ chức hàng năm sau ngày mùng 3 Tết Nguyên Đán để cầu chúc một năm mới no đủ, trai gái thành đôi. Bãi chơi là một khu đất phẳng ở gần bản. Quả còn được khâu bằng nhiều múi vải màu sắc rực rở, bên trong nhồi thóc và hạt bông. Ở giữa bãi đất có một cây tre trên treo một vòng tròn bằng tre dán giấy hồng. Theo lệ mỗi nhà đều có một mâm cơm đem ra bản để cúng trời đất, trên mâm còn có hai quả còn. Sau phần lễ nghi là bắt đầu trò chơi. Mọi nhà đều tung còn lên. Lúc này trông những quả còn bay lên như cánh én mùa xuân. Tung còn đã trở thành đặc trưng văn hóa truyền thống của người Tày cũng như của nhiều dân tộc ở Việt Nam.

HỘI PANG – CẨU NÓ (DÂN TỘC KHƠ MÚ, XINH MUN)

 Hội mở hàng năm vào khoảng tháng 3, tháng 4 âm lịch Đây là hội uống rượu cần, có hát xướng và các trò vui.

TẾT CƠM MỚI (DÂN TỘC KHƠ MÚ, SƠN LA)

 Tết được tổ chức sau vụ gặt tháng 10 âm lịch. Đây là dịp vui của cả bản sau một thời gian lao động mệt nhọc. Tết cơm mới thể hiện sắc thái văn hóa dân tộc đậm nét. Ngoài ra họ còn có nhiều nghi lễ liên quan tới nông nghiệp.

DI TÍCH - DANH THNG

THÁC DẢI YẾM

Thác nước Bản Vặt, một địa danh gắn liền với lịch sử cư trú rừ rất xa xưa của tộc người Thái ở vùng đất Mường Sang xưa, Mộc Châu ngày nay. Có thể nói đây là một cảnh quan sinh thái tuyệt đẹp được thiên nhiên ban tặng cho chủ nhân vùng đất này. Ngoài tên gọi dân dã trên, thác nước này còn có tên gọi khác như thác Nàng, thác Dải Yếm, nhằm ví vẻ đẹp của thác nước như xuân sắc của người con gái tuổi trăng tròn.

Theo tiếng Thái thì “Vặt” nghĩa là nơi người đã cứu dân trong vùng khỏi tai họa sinh sống. Đến với Bản Vặt du khách sẽ được nghe kể về truyền thuyết hình thành nên bản. Du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp diệu kỳ mà tạo hóa ban tặng cho chủ nhân của vùng đất này, được đắm mình vào khung cảnh hoang sơ, u tịch, huyền bí đến mê mẩn lòng người như được trở lại quá khứ thủa khai thiên lập địa, được thỏa sức tưởng tượng ra bao nhiêu kỳ thú tùy theo trí tưởng tượng của mỗi người. Điểm khởi nguồn của dòng Suối Vặt là từ hai khe nước Bó Co Lắm và Bo Tá Cháu, chảy từ hang đá ở địa đầu bản Vặt, một bản của dân tộc Thái có thể nói là có lịch sử lâu đời nhất ở vùng đất này khi tộc người Thái đến định cư ở đây.
Từ nguồn nước trong núi đùn lên, tạo thành suối Vặt và chảy về đến thác nước, nơi du khách sắp xuống thăm quan có độ dài gần 5 km, lượng nước của suối có quanh năm, khi chảy đến đây dòng chảy bị chặn lại bởi một bức tường đá vôi, nước tràn ứ lên, chảy ngược lại, lượng nước ở đây cứ dâng lên và tràn về phía bờ thấp hơn và đổ xuống phía dưới và tạo thành thác nước và hòa vào dòng chảy của suối Bó Sập một dòng suối lớn bắt nguồn từ Bản Bó Sập giáp biên giới Việt Lào chảy về đất Yên Châu.


NHÀ TÙ VÀ BO TÀNG SƠN LA

Vị trí: Nhà tù và Bảo tàng Sơn La nằm ở thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La.
Đặc điểm: Nhà tù Sơn La do người Pháp xây dựng năm 1908 trên đồi Khau Cả. Nơi giam giữ nhiều chiến sỹ cách mạng Việt Nam.
Ban đầu là một nhà tù nhỏ hàng tỉnh, được mở rộng quy mô vào những năm 1930 - 1940. Giai đoạn từ 1930 - 1945 tại đây giam cầm hơn một ngàn tù nhân, trong đó có nhiều vị là cán bộ chủ chốt của cách mạng Việt Nam như Lê Duẩn, Trường Chinh, Văn Tiến Dũng, Lê Thanh Nghị, Nguyễn Lương Bằng, Song Hào, Xuân Thủy...

Đến với di tích Nhà tù Sơn La, thăm các xà lim ngầm, xà lim chéo, trại ba gian cùng với hàng trăm hiện vật, du khách sẽ chứng kiến hoàn cảnh sống cơ cực của tù nhân, càng khâm phục ý chí kiên cường của họ trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù dân tộc. Du khách sẽ không khỏi xúc động đứng trước cây đào mang tên Tô Hiệu, bên tường đá nhà ngục cây đào luôn xanh tươi - biều tượng cho ý chí bất khuất của người cộng sản.Bên cạnh khu di tích nhà tù là Nhà Bảo tàng tổng hợp của tỉnh Sơn La, nơi trưng bày nhiều hiện vật quí giới thiệu truyền thống lịch sử, văn hoá của cộng đồng 12 dân tộc đoàn kết cùng nhau xây dựng Sơn La thành tỉnh giàu có của Việt Nam.
Di tích nhà tù Sơn La được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng năm 1962. Hàng năm đón hơn trăm nghìn lượt du khách đến tham quan.

HỒ CHIỀNG KHOI
Thuộc Bản Pút, Xã Chiềng Khoi, Huyện Yên Châu, Tỉnh Sơn La. Từ trung tâm thị trấn huyện Yên Châu về phía Nam 4 km, Hồ Chiềng Khoi có diện tích 40 ha hiện ra như một con nhện khổng lồ. Theo cách giải thích của người dân bản địa, Chiềng Khoi có nghĩa là vùng đất rộng lớn, bằng phẳng và ở trên cao. Tương truyền rằng, xưa kia Chiềng Khoi là vùng đất thiếu nước, đất đai khô cằn, người dân nơi đây tuy chịu thương, chịu khó nhưng cuộc sống vẫn chật vật, khó khăn vì thiếu nước. Trên mảnh đất này có một chàng trai tên là Khoi, chàng có sức khoẻ phi thường. Thân chàng đen và bóng như thân gỗ lim, tay chàng to như mặt quạt. Thấy nhân dân cực khổ chàng bèn dời núi, khơi các dòng nước từ các hướng chảy về đây, hình thành nên hồ Chiềng Khoi.
HANG THM TÉT TÒONG

Vị trí: Hang Thẩm Tét Toòng thuộc xã Chiềng An, thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La.
Đặc điểm: Hang dài trên 150m, phân ra nhiều khúc đoạn với thế giới thạch nhũ muôn hình muôn vẻ.

Hang Thẩm Tét Toòng cách trung tâm thị xã Sơn La khoảng 2km. Phía trên hang là những dãy núi trùng điệp trải dài có những rừng cây xanh ngát. Lòng hang là dòng nước trong xanh ngày ngày tuôn trào đổ thác trắng xoá, những hàng cột đá chen chúc nhau, nép mình dọc hai bên vách thẳng đứng như những thân cây trúc.
Vào mỗi buổi sáng, khi có ánh nắng ban mai, từ cửa hang nhìn vào là cả thế giới huyền ảo những màu sắc lấp lánh của thạch nhũ nhấp nhô muôn hình, muôn vẻ.

HANG THM KÉ

 Di chỉ khảo cổ học được phát hiện năm 1965, tại xã Chiềng An, thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La. Hang cao hơn mặt bằng 40m cửa quay về phía Đông Bắc. Hiện vật là 1 văn bia cổ. Văn bản được khắc trong một khuôn đục rãnh hình chữ nhật, dài 1,2m rộng 0,8m không có trang trí hoa văn, ở độ cao 5m, trên vách đá phía bên trái cửa hang. Chữ khắc chân phương nét sâu gọn. Niêu hiệu Đại Bảo năm thứ nhất (Canh Thân 1440).
HANG DƠI
Nằm về phía Đông-Bắc của thị trấn với diện tích là 6.915 m2. Từ Hà Nội lên thị xã Sơn La theo quốc lộ 6 di tích nằm ngay trung tâm thị trấn Mộc Châu, ở dãy núi bên tay phải cách đường quốc lộ 6 là 165 m. Từ quốc lộ 6 lên tới hang ta phải leo 240 bậc là tới cửa hang. Đường tới hang được tạo dáng uốn khúc, uyển chuyển làm dịu đi nỗi mệt khi du khách phải đi lên cao.
Tương truyền rằng: Từ thủa xa xưa có một con rồng thiêng bay về biển đông. Khi bay qua vùng đất này, thấy núi non hùng vĩ đất đai trù phú, khí hậu mát mẻ, cảnh trời thanh bình rồng muốn cư ngụ tại đây bèn hạ xuống ẩn mình trú ngụ tại nơi đây. Ngày nay dãy núi uốn lượn bao quanh thung lũng có những màu sắc huyền bí : trắng ngần trong lúc ban mai, xanh biếc vào buổi trưa, rực hồng trong buổi chiều, tím biếc khi hoàng hôn, đó chính là thân rồng.
Khi rồng chết rồng đã cảm ơn mảnh đất đã nuôi dưỡng rồng và dã nhả ra 7 viên ngọc để trả ơn mảnh đất đã nuôi dưỡng mình (đó chính là 7 quả núi nhỏ dưới thung lũng ngày nay) miệng rồng quy về hướng Nam nhìn xuống “7 viên ngọc” đây cũng chính là cửa Hang Dơi.
CAO NGUYÊN MỘC CHÂU

Cao nguyên Mộc Châu nằm ở độ cao 1050 m so với mặt biển, cách Hà Nội gần 200 km về phía Tây Bắc theo quốc lộ 6. Đây là cao nguyên lớn trải dài khoảng 80 km, rộng 25 km, với 1600 ha đồng cỏ.
Có thể nói Mộc Châu là nơi tập trung nhiều nhất tài nguyên du lịch của Sơn La và vùng núi Tây Bắc - Bắc Bộ. Khí hậu là tài nguyên du lịch đặc biệt có tính đặc thù của Mộc Châu. Ở giữa cao nguyên Mộc Châu là một vùng tiểu khí hậu với mùa hè mát mẻ có nhiệt độ trung bình là 200C và mùa đông khô ráo hơn các vùng khác.
Sản phẩm du lịch tiêu biểu của cụm du lịch Mộc Châu là du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí; du lịch tham quan các cảnh quan, danh thắng; du lịch điền giã; du lịch văn hoá, lễ hội các dân tộc; và du lịch đường sông.
Đến với Mộc Châu du khách sẽ được tham quan các di tích lịch sử, động Sơn Mộc Hương, rừng thông, chùa Chiền Viên, thác Dải Yếm, đỉnh Phiêng Luông, và các bản văn hóa của người Mông, người Dao ở Vân Hồ, với những câu hát điệu múa khèn, với các món ăn dân tộc, đặc sản, ẩm thực và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang đậm bản sắc văn hoá lâu đời.
Động Sơn Mộc Hương nằm sát ngay trung tâm huyện lỵ, đi theo tuyến đường tương đối cheo leo qua những vườn mận, vườn mơ sẽ tới cửa động. Từ cửa động có thể quan sát cả thị trấn Mộc Châu. Bên trong động là những cấu trúc nhũ, tạo cho người xem cảm giác như lạch vào thế giới thần tiên.
Đi theo tuyến đường huyện lỵ 2 km, du khách có thể đến một khu đồi thông già có quang cảnh đẹp trên những đồi bát úp thấp. Nơi đây rất gần thị trấn, đường giao thông thuận tiện nên rất thích hợp cho loại hình cắm trại, picnic. Trong tương lai tại đây có thể xây dựng một sân golf lý tưởng.


DINH THNG YÊN CHÂU
Yên Châu là một huyện vùng cao biên giới của tỉnh Sơn La có 47km đường biên giới giáp huyện Xiềng Khọ và huyện Sốp Bâu tỉnh Hủa Păn nước Cộng hoà DCND Lào. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 85.755 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 11,1%, đất lâm nghiệp chiếm 39.6%. Địa giới hành chính gồm 15 xã, thị trấn.
Địa hình toàn huyện chia cắt thành 2 tiều vùng rõ rệt. Vùng dọc quốc lộ 6 và vùng cao biên giới. Có 6 xã vùng cao đặc biệt khó khăn và 8 xã, 1 thị trấn vùng dọc Quốc lộ 6. Toàn huyện có 8 xã hưởng chính sách từ chương trình 135 của Chính phủ. Dân số tính đến 30/12/2005 năm là 63.005 người với 5 dân tộc chủ yếu là dân tộc Thái, Kinh, Mông, Xinh Mun và Khơ Mú. Dân tộc thiểu số chiếm gần 80% dân số toàn huyện.Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều. Do các yếu tố về vị trí địa lý, địa hình, độ cao đã phân chia huyện thành 2 vùng khí hậu khác nhau.

NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SƠN LA

Nhà máy thủy điện Sơn La là nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á. Nhà máy được khởi công xây dựng ngày 2 tháng 12 năm 2005, tại xã Ít Ong, Mường La, Sơn La.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Blog liên quan : Blog zing | Blogspot | Blog tiếng anh | Facebook
Copyright © 2011 - 2014. Thuy trinh's blog - All Rights Reserved