Hồi 35: Khi 1 bà hoàng hậu đa tình thiếu yêu
Đại Ngọc Nhi vốn là một
vưu vật trời sinh. Lúc lên bảy, nàng có lần theo bọn nô bộc đến mục trường du
ngoạn.
Một vị Lạt ma tăng thấy nàng
bèn nói:
- Vị cách cách này có cái tướng
đại quý.
Bọn nô bộc đứng bên phá lên
cười:
- Vị cách cách của bối lặc Khoa
Nhĩ Bí bọn tôi chẳng cần phải nói cũng đã quý rồi. Hà tất phải nhắc điều đó.
Vị Lạt ma tăng lắc đầu nghiêm
nghị, nói tiếp:
- Ta nói quý là cái quý của bậc
đế vương kia!
Bọn nô bộc lại cười rộ:
- Ông sư này càng nói càng
khùng rồi. Đất Mãn Châu này cũng như miền Nội Ngoại Mông, tìm đâu cho ra một
ông vua chứ? Bộ ông muốn nói vị cách cách của bọn tôi lấy được hoàng đế của nhà
Minh chắc?
Câu chuyện này được nhiều người
truyền tụng sau đó. Mẹ nàng cũng thường lấy đó để đùa cợt nàng. Cho nên đối với
nàng, câu chuyện đế vương coi như một hy vọng tương lai mà nàng thường ấp ủ
trong tâm.
Lúc này trông thấy Hoàng Thái
Cực trước mặt mình, nàng sực nhớ tới phụ thân chàng hiện đã làm hoàng đế rồi,
chàng một ngày kia nhất định phải trở thành Thái tử. Ngoài cao vọng đó ra, nàng
vốn có một đoạn ân tình nồng thắm với chàng. Lúc này đang gặp nạn, nàng lại
càng phải sáng suốt và khôn ngoan hơn. Bởi vậy trong lòng nàng đã phát sinh ra
một chủ ý.
Hai người trò chuyện với nhau
trong cung cấm hồi lâu, bọn cung nữ đứng ngoài không ai dám tự tiện bước vào.
Mãi sau từ phía trong mới có tiếng vọng ra bảo:
- Mau sửa soạn yên cương cho
phúc tấn.
Sau đó, người ta chỉ thấy Hoàng
Thái Cực và Đại Ngọc Nhi dắt tay nhau đi từ trong cung ra. Ngọc Nhi gọi bốn đứa
thị nữ hầu cận cùng lên ngựa theo nàng. Chàng đem nàng về bản doanh của mình,
không cho ai biết. Từ đó Đại Ngọc Nhị trở thành phi tử của Hoàng Thái Cực.
Trong cung ai cũng gọi nàng là Cát Đặc phi tử. Hoàng Thái Cực nể tình nàng, cầu
xin cha tha chết cho Đức Nhĩ Cách Lặc.
Trên đây đều là chuyện đã qua.
Ngày nay tình thế đã đổi khác, Hoàng Thái Cực đã trở thành hoàng đế nước Kim,
bèn sách phong người yêu xưa làm hoàng hậu, hiệu là Hiếu Trang Văn trong khi,
người vợ cả chỉ được phong lam Quan Thư cung thần phi mà thôi.
Văn hoàng hậu thường ở trong
cung Vĩnh Phúc. Thái Tông hoàng đế ngày ngày tới đây ngơi nghỉ. Các phi tần
khác đừng hòng được một đêm ông lâm hạnh. Hoàng Thái Cực tuy làm hoàng đế nhưng
vì quyến luyến cạnh Văn hậu nên việc quốc gia đại sự đều giao cho ba anh là Đại,
Nhị, và Tam bối lặc chia nhau xử lý.
Hồi đó thân vương thứ mười bốn
là Đa Nhĩ Cổn tuổi mới 15, và thân vương thứ mười lăm là Đa Đạc tuổi mới 13.
Văn hậu rất ưa thích hai anh em nhà này nên thường lưu lại trong cung đề bầu
bạn với bà. Thái Tông hoàng đế nhớ đến cái chết thê thảm của bà Nạp Thích lúc
trước thường bị lương tâm cắn rứt nên cũng biệt đãi hai anh em Đa Nhĩ Cổn.
Hơn nữa Cổn mặt mũi khôi ngô
bảnh trai, tính lại khôn ngoan. Văn hậu đối đãi đặc biệt với Cổn cũng chính ở
chỗ đó.
Người em gái bà tên Tiểu Ngọc
Nhi cũng theo bà vào ở trong cung. Nàng cùng tuổi với Cổn. Bởi vậy hai người có
dịp gần nhau, sớm cũng như chiều lúc nào cũng gặp mặt thành thử đâm thân nhau.
Đã thế Tiểu Ngọc Nhi cũng có một sắc đẹp nghiêng thành chẳng thua gì chị. Cả
hai chị em đều có màu da trắng đẹp như ngọc, cho nên cha mẹ nàng mới dùng chữ
Ngọc để đặt tên.
Một hôm, vào buổi trưa hè nhàn
nhã, Văn hậu vừa ngủ trưa dậy, không thấy Đa Nhĩ Cổn và Tiểu Ngọc Nhi đâu.
Bà đoán biết cả hai lúc đó hẳn
tới vườn hoa du ngoạn nên đem theo vài đứa cung nữ đi vào vườn. Đến một cây hòe
cao có bóng rợp che khắp cả một góc, bà nhác thất Tiểu Ngọc Nhi lúc đang ngồi
dưới gốc một cây cổ thụ, trên một phiến đá vuông cạnh bờ hồ và không biết vì lý
do gì đã làm nàng buồn giận mà Đa Nhĩ Cổn phải chắp tay lạy nàng, trong khi
nàng quay mặt đi chỗ khác chẳng thèm để ý đến. Văn hậu thấy thế tức cười, nói
một mình:
- Con nhỏ này kỳ thật! Tính khí
vẫn trẻ con quá!
Bà tìm một phiến đá vuông bên
cạnh hồ ngồi xuống rồi bảo cung nữ gọi hai người lại. Đa Nhĩ Cổn chạy tới trước
mặt bà, được bà kéo vào lòng. Cổn vội quỳ xuống đất ngửa mặt nhìn lên. Văn hậu
đặt hai bàn tay lên vai Cổn, nhìn thẳng vào mặt chàng.
Mãi lúc đó bà mới khám phá ra
Cổn quả lả một trang thiếu niên xinh đẹp, mày chàng xanh, mắt chàng sáng, môi
chàng đỏ, răng chàng trắng, cái gì trong con người của chàng cũng đều đẹp, đều
đáng yêu đáng quý. Thế rồi bà nhịn chẳng nổi nữa, cúi đầu xuống đặt một cái hôn
say sưa lên môi chàng và nói:
- Này thúc thúc! Thúc thúc yêu
nó phải không? Ta gả nó cho thúc thúc nhé?
Đa Nhĩ Cổn vốn tính xảo quyệt
khôn ngoan, nghe lời bà xong liền dập đầu tạ ơn. Lúc đó, Tiểu Ngọc Nhi cũng
đứng bên cạnh bà. Nàng yêu Cổn nên khi thấy chị mình hôn vào miệng người yêu
của mình thì lòng nàng bỗng nhiên nổi ngược máu ghen. Sau đó nàng lại thấy chị
nàng hứa gả nàng cho Đa Nhĩ Cổn thì má nàng bỗng ửng đỏ, rồi vì mắc cỡ nàng
quay người chạy trốn một mạch.
Buổi tối hôm đó, Văn hậu đem ý
định của mình nói cho Thái Tông hoàng đế nghe. Ông xiết bao mừng rỡ lập tức
truyền lệnh cho Nội vụ đại thần xây cất ngay một toà lâu đài cho Thập tứ thân
vương ngay sau Diễn Khánh cung để chuẩn bị cuộc vui mừng.
Qua năm sau, Đa Nhĩ Cổn và Tiểu
Ngọc Nhi đều mười sáu tuổi. Hai người làm đại lễ. Thật là một cuộc vui muôn
phần náo nhiệt. Vợ chồng Cổn - Ngọc từ ngày cưới quả đã được hưởng hạnh phúc
hơn người. Tình ân ái càng sâu như bể cả.
Cũng từ đó tình cảnh của Văn
hậu càng ngày càng sa sút dần. Bà không còn có cô em gái và cậu thiếu niên Đa
Nhĩ Cổn bên cạnh nữa. Thái Tông hoàng đế lúc này cũng thường tới các cung khác,
hẳn ngài đã cảm thấy "ngon ăn mãi cũng chán".
Tình cảnh cô đơn khiến Văn hậu
buồn bực vô cùng. Bà bèn đem bọn cung nữ cưỡi ngựa ra ngoài thành săn bắn làm
vui như hồi còn con gái. Đối với người Mãn, việc săn bắn thường là một trò tiêu
khiển. Bởi vậy Thái Tông hoàng đế thấy bà đi săn cũng chẳng ngăn trở gì.
Ai ngờ bà hôm nay đi săn, mai
đi săn, đi riết rồi gây ra một mối kỳ duyên mà chẳng ai ngờ trước được.
Số là hôm đó, Văn hậu săn bắn
trên một ngọn núi hoa cương, bỗng gặp một con heo rừng. Ngựa của bà là loại
tuấn mã, nên bà bỏ xa đoàn tuỳ tùng. Tới một khu rừng con heo tinh quái chạy
vòng hết gốc cây này tới mỏm đá nọ, khiến bà đã bắn cả chục mũi tên mà vẫn
trật. Bà đuổi mãi tới khi người đã thấm mệt, mồ hôi nhễ nhại ướt đầm cả áo ngoài,
hơi thở đã gấp gấp Giữa lúc đó, con heo rừng bỗng phát cáu, hộc lên một tiếng
rồi quay lại xông thẳng vào bà; con thú hung hăng há cái mõm to tướng đỏ loét
như chậu máu, để lộ những chiếc nanh to và nhọn hoắt. Văn hậu phát hoảng, tay
chân run bắn lên, miệng la hét kêu cứu. Bỗng từ trong rừng sâu hai mũi tên
phóng ra, trúng ngay vào hai lỗ tai con thú, không sai chệch một ly. Chỉ nghe
một tiếng rú ghê rợn, con thú lăn quay ra đất, chết liền.
Bọn cung nữ cũng đã phi ngựa
đuổi tới. Văn hậu lúc đó đã hoàn hồn, bèn bảo bọn chúng đi vào cánh rừng trước
mặt tìm xem ai đã bắn thú cứu bà.
Không lâu la gì, hai tay đại
hán từ trong rừng rậm đã chui ra, nhất tề quỳ xuống trước mặt bà. Văn hậu sai
bọn cung nữ hỏi họ xem người ở địa phương nào thì hai tay đại hán vội vàng dập
đầu luôn mấy cái và đáp lại:
- Bọn nô tài tên gọi là Vương
Cao và Đăng Khoa Tử, đều người tỉnh Sơn Đông. Ông nội của bọn nô tài trước đây
buôn bán miền quan ngoại, chẳng may thua lỗ, đành lưu lạc tha hương, kiếm ăn độ
nhật tại vùng Liêu Dương, không có cách trở về quê nữa. Nhờ chút võ vẽ cung
tên, bọn nô tài đi săn bắn làm kế sinh nhai, mong qua cơn túng quẫn. Mỗi khi
săn được dã thú, bọn nô tài lại đem tới thành phủ Thuận bán. Mấy hôm nay thú
rừng ít ỏi nên phải qua miền Thẩm Dương này săn bắn. Chẳng ngờ lạc vào vùng cấm
địa, xúc phạm tới thánh giá của nương nương, kính mong nương nương tha thứ cho
bọn nô tài hèn hạ!
Văn hoàng hậu thấy hai tay thợ
săn người Hán ăn nói lanh lẹn, mặt mũi khôi ngô, trong lòng bỗng xúc động. Vừa
rồi nếu không có hai tên này thì bà đã chết rồi còn gì. Bởi lễ đó, bà lại càng
tỏ vẻ cảm kích bội phần. Bà còn nghĩ tới những lúc rỗi rảnh ở trong cung buồn
như chấu cắn, cả ngày chỉ có bọn cung nữ loanh quanh bên cạnh thật là chán, chi
bằng đem hai tên thợ săn hoạt bát lanh lợi này về để những lúc nhàn hạ chúng kể
chuyện cho mà nghe có phải khoái không. Nghĩ tới đây bà bèn giật giật cương
ngựa cho con ô truy của bà chậm rãi bước ra khỏi rừng.
Khi ra tới bên ngoài, Văn hậu
gọi con cung nữ thân tín nhất của bà lại gần, ghé tai thì thầm những gì chẳng
rõ, rồi bà đứng đấy chờ đợi. Một lát sau, con cung nữ đem hai tên thợ săn Vương
Cao và Đăng Khoa Tử trở ra.
Văn hậu trông thấy họ cũng phải
phì cười, vội lấy tay che miệng cho khỏi ngượng. Thì ra hai tên thợ săn đã cải
trang thành cung nữ để theo bà lẻn vào cung. Từ đó, hai anh chàng thợ săn tha
hồ phè phỡn trong cung cấm, sớm hôm thay phiên hầu hạ bà hậu, rồi những lúc rỗi
rảnh, lại tỉ tê kể lể những chuyện tình tứ nơi làng xóm quê mùa cho bà nghe.
Văn hoàng hậu vốn sinh trưởng nơi lầu son gác tía, nay điện này mai đài khác,
thực quả chưa được nghe những chuyện này bao giờ.
Hơn nữa hai tên cung nữ đực nầy
lại có tài kể chuyện, cho nên bà càng ngày càng cưng chúng. Bà từ đó yên lòng ở
lỳ trong cung, chẳng thèm đi săn để mua vui bán sầu nữa.
Thái Tông hoàng đế bản tính anh
hùng, vui chơi mãi với bọn phi tần cũng đâm chán. Ngài liên tục thiết triều,
bàn tính việc quốc gia đại sự.
Hồi 36: Khoan Ôn Nhân Thánh Hoàng đế
Thấy Đa Nhĩ Cổn có
công, Thái Tông hoàng đế tỏ ra hết sức thân thiết với em. Ngài thường truyền
cho hai vợ chồng Cổn vào cung tiệc tùng. Văn hoàng hậu thấy Cổn đã trở thành
một chàng trai đương sức, càng tỏ vẻ thân mật hơn. Bà thuộc nòi đa tình, thân
thể ngọc ngà xinh đẹp, dù là ai khi nhìn thấy cũng khó thể không động lòng mê
mẩn. Bởi vậy khi bà đưa trái cây cho Cổn, thì Cổn cũng vội đưa tay ra đón lấy
và cố áp chạm vào da trắng muốt của bà. Làn da vừa trắng vừa mịn kia đã gieo
một cảm giác kỳ lạ vào lòng chàng, tim chàng như ngừng đập. Cổn tự nhủ: da thịt
của Tiểu Ngọc Nhi vợ chàng cũng trắng mịn và quyến rũ chẳng khác gì da thịt của
chị nàng - còn gì mê ly hơn nếu ta được dịp du hành trên cả hai làn da tấm ngực
ấy. Cổn chưa chịu để trí tưởng tượng chấm dứt nơi đây. Chàng còn tâm niệm một
điều là quyết làm sao cho kiếp sống này phải có được những phút say sưa cuồng
dại bên tấm thân ngà ngọc của bà chị vợ, thì dù có nát thịt tan xương chàng
cũng cam lòng. Nghĩ tới nghĩ lui, Cổn mất cả tự chủ, đôi mắt chàng cứ chầm chập
nhìn Văn hậu.
Văn hậu thấy đôi mắt Cổn nhìn
bà đến ngây dại thì biết rằng lòng chàng đã có ý tưởng tội lỗi. Bà cũng nhìn
thẳng vào mặt Cổn, thấy hàng mi chàng xanh, mắt chàng đẹp, môi chàng đỏ, răng
chàng trắng vẫn giống in như ngày bà đã vì quá động tình đặt một cái hôn nồng
cháy lên môi chàng dưới bóng cây hòe trong hoa viên. Bất giác lòng bà xao động
mạnh, bứt rứt xốn xang. Bà vội quay mặt đi nhưng làm sao có thể che giấu được
đôi má lúc đó đã ửng hông vì yêu đương, vì thèm muốn, vì xấu hổ! May thay, lúc
đó Thái Tông hoàng đế đang mải nói chuyện với Tiểu Ngọc Nhi nên không lưu ý tới
cuộc ngoại tình thầm kín đó của hai người! Tuy vậy cái tình cảm đó một khi đã
gieo thì làm sao mà diệt, để rồi về sau một đoạn phong tình đã được thêu dệt
tân kỳ, không ai thể ngờ trước được.
Phải chăng đó là duyên phận từ
tiền kiếp của hai người, khó thể cưỡng lại định mệnh? Nhưng đó là chuyện về
sau.
Qua ngày thứ hai, Thái Tông
hoàng đế toạ trào, Võ Anh quận vương là A Tế Cách xuất ban tâu rằng:
- Tâu bệ hạ! Nay có Minh tướng
là đê đốc binh đại nguyên soái Khổng Hữu Đức và Tổng binh quan Cảnh Trọng Minh
đốc vận lương thảo, đem một vạn ba ngàn tám trăm bảy mươi tư tên quân sĩ tới
hàng ta. Quân binh của hai tướng đang đồn trú tại An Đông. Hiện nay có hàng thư
tại đây. Kính xin bệ hạ cho ý chỉ!
Nói đoạn, Cách hai tay dâng bức
hàng thư lên ngự điện.
Thái Tông bóc thư xem. Thư đại
lược nói:
"Trước đây, bản soái vâng
lệnh điều quân Tây viện, nhưng tiền lương thiếu thốn, dọc đường lại bị nhân dân
đóng cửa bãi chợ, cho nên ngày chẳng được ăn đêm chẳng được ngủ đành phải nhịn
tức nuốt hờn. Bản soái hành quân tới Ngô kiều lại bị bọn ác quan ngăn chặn, đến
nỗi quân binh nổi giận, phá tan Tân Thành, đánh chiếm Đăng Châu, sau đó thu
phục thêm nhiều châu quận. Nhưng chẳng bao lâu viện quân khắp nơi kéo tới vây
khốn quân của bản soái suốt nửa năm. Vì lương ít quân của bản soái đành phải bỏ
Đăng Châu, vượt tới Quảng Hải đảo. Bản soái thừa cơ thu phục các đảo Quang Lộc,
Trướng Sơn Thạch Thành. Từ lâu, bản soái đã có lòng ngưỡng mộ Minh Hãn coi như
một tay anh hùng hảo hán trong thiên hạ, có cái chí cái tâm của Nghiêu, Thuấn,
Thang, Võ. Bởi vậy bản soái nguyên đem quân đầu hàng, đặc sai phó tướng Lưu
Thừa Tô, Tào Thiệu Trung làm quang dung, mong Minh Hãn thừa cơ hội tốt này để hoàn
thành đại sự. Đó chính là trời ban phúc cho Mãn mà cũng là cái may lớn cho bản
soái vậy!".
Thái Tông xem xong bức thư, bất
giác cả mừng, lập tức truyền cho Lưu Thừa Tổ, Tào Thiệu Trung hai người vào bệ
kiến. Ngài ngợi khen bọn Lưu, Tào mấy câu, rồi hạ lệnh cho Nhị bối lặc, Tam bối
lặc, bối tử Bắc Lạc Nội, đại thần Đỗ Nhĩ Cách đem đại đội người ngựa tới An
Đông đón tiếp nguyên soái Khổng Hữu Đức.
Minh triều cùng Triều Tiên được
tin Khổng Hữu Đức, Cảnh Trọng Minh đóng quân trên bờ sông An Đông bèn điều động
binh mã kéo tới chặn đánh. Quân Mãn xuất lực cự địch quyết liệt. Hơn nữa quân
của hai tướng Khổng, Cảnh lâm vào tuyệt địa nên liều chết kháng cự, rốt cuộc
được an toàn mà qua sông.
Thái Tông liền truyền dụ cấp
nhà cửa ruộng đất cho cánh quân này ở miền Liêu Dương. Khổng, Cảnh trong lòng
mười phần cảm kích, có ý muốn vào Hưng Kinh triều kiến Thái Tông để bày tỏ lòng
ân. Họ thảo một tờ biểu tạ ơn như sau:
"Hoàng thượng vạn phúc vạn
an. Bọn Đức tới nơi thì quan binh đều đã chuẩn bị. Nhờ được cấp dưỡng, ơn lớn
như trời bể. Bọn Đức có ý muốn tới đô môn để tạ ơn, nghe lời chỉ dụ của hoàng
thượng, được khấu đầu ở cửa khuyết. Biệt bao nỗi run sợ lo âu".
Nghe tin Khổng, Cảnh hai tướng
muốn tiến kinh. Thái Tông hoàng đế bèn đích thân đem theo các bối lặc, đại thần
ra khỏi thành đón rước. Khổng Hữu Đức và Cảnh Trọng Minh khi đi tới hữu ngạn
sông Hỗn Hà, đã được bệ kiến nhà vua. Ngài ngự trong một cái lều lớn toàn bằng
vải đoạn vàng. Khổng và Cánh vào trướng, nằm bò xuống mặt đất, dập đầu, miệng
nói:
- Đa tạ ơn trời của hoàng
thượng.
Thái Tông vội bước xuống, đích
thân nâng hai người dậy. Ngài còn giơ tay ra ôm choàng ngang lưng họ. Bọn đại
thần đứng hai bên thấy vậy ngạc nhiên, mặt biến sắc. Cái ôm đó chính là một
hình thức lễ nghi của người Mãn, tỏ lòng vô cùng kính trọng. Nay Thái Tông dùng
đến lễ nghi đó khiến cho bọn đại thần ngạc nhiên vì không hiểu tại sao ngài xem
trọng bọn hàng tướng này đến thế.
Cuộc kiến lễ đã xong. Thái Tông
hoàng đế ban yến ngay trong trướng. Ngài hạ thánh chỉ phong Khổng Hữu Đức làm
Đồ nguyên soái và Cảnh Trọng Minh làm Tổng binh quan. Hai người lãnh chỉ tạ ơn.
Ngày hôm sau, Thái Tông hoàng
đế trở về kinh. Khổng, Cảnh hai người cũng được đi theo. Suốt mấy ngày, các bối
lặc, đại thần luân phiên nhau thế ngài để tiếp đãi hai người. Cứ môi ngày bãi
trào trở về quán khách, Khổng Hữu Đức lại cùng với Cảnh Trọng Minh đàm luận đến
ơn đức của Thái Tông mà chưa có cách gì đền đáp. Ít hôm sau, Khổng nghĩ ra được
một cách mà y cho là đắc sách lắm. Tức thì Khổng cho mời một số lớn bối lặc,
đại thần khắp Mãn Châu, Mông Cổ lại quán khách, thương nghị về việc tôn hiệu
cho hoàng đế. Thế là cả bọn nghe theo, rồi giao cho Phạm Văn Trình thảo biểu
văn.
Tờ biểu còn được viết ra ba thứ
chữ Mãn, Mông, Hán.
Sáng sớm tinh sương Thái Tông
thiết triều. Lại bộ kiêm Thạc mặc cẩn Căn Đại Thanh, bối lặc Đa Nhĩ Cổn bưng tờ
biểu viết chữ Mãn, Khoa Nhĩ Bí quốc, Thổ Thạc Đồ Tế Nông bưng tờ biểu viết chữ
Mông. Còn Khổng Hữu Đức bưng tờ biểu viết chữ Hán. Cả ba vị đại thần nhất tề
quỳ xuống trước điện, đợi thị vệ quan bưng biểu văn lên đặt trên long án. Thái
Tông cầm tờ biểu lên đọc. Biểu rằng:
"Chư
bối lặc, đại thần, văn võ các quan, cùng các bối lặc nơi phiên ngoại, cung duy
Thánh thượng, nhờ trời phò trợ, ứng vận mà hưng nghiệp. Giữa lúc thiên hạ hỗn
loạn, ngài hữu đức, theo trời; kẻ nào nghịch lại thì dùng binh mà ra oai, kẻ
nào thuận theo thì lấy đức mà vỗ về. Lòng khoan hậu, tính ôn nhu của ngài phổ
độ tới muôn phương. Ngài chinh phục Minh triều, ngài thống nhất Mông Cổ - Ngài
còn thâu được ngọc tỷ, khiến Nội Ngoại (Mông) hợp một tên. Trên thì hợp ý trời,
dưới thì thoả lòng dân. Bởi vậy thần dân ngưỡng vọng lòng tôn kính dâng tôn
hiệu. Nghi lễ mọi thức đều đã hoàn bị. Rất mong thánh thượng doãn tứ, để thần
dân khỏi thất vọng".
Thái Tông hoàng đế xem biểu bèn
nói:
- Hiện nay thời cuộc chưa yên.
Lúc này chinh là lúc dùng binh, làm gì rảnh rỗi mà nghĩ tới điều đó.
Các bối lặc, đại thần nhất tề
khuyến giá. Mọi người đồng thanh nói:
- Xưa nay thường nói: danh có
chính thì ngôn mới thuận. Hoàng thượng công trùm hoàn vũ. Nay hoàng thượng dùng
binh đánh Minh quốc thì trước hết phải có tôn hiệu, rồi sau hạ chiếu thư chiến
đấu với Minh triều mới phải.
Thái Tông hoàng đế nghe bọn
triều thần nói có lý, bèn gật đầu ưng chịu. Thế là ngài cho chọn ngày tốt, tế
cáo trời đất, vâng chịu tôn hiệu "Khoan
ôn nhân thánh hoàng đế", đổi quốc hiệu ra Đại Thanh, cải nguyên Sùng
Đức năm thứ nhất.
Ngày hôm sau, Thái Tông đem
theo bọn bối lặc tới tế cáo nơi Thái Miếu, tôn ông Thuỷ tổ làm Trạch Vương, ông
Cao tổ làm Khánh Vương, ông Tằng tổ làm Xương Vương, tôn ông nội làm Phúc
Vương, tôn vua Thái tổ Nỗ Nhĩ Cáp Tề làm Võ hoàng đế. Và từ đó miếu thì gọi
Thái miếu, lăng thì gọi Phúc lăng. Nhà vua lại phong Khổng Hữu Đức làm Cung
Thuận Vương. Cảnh Trọng Minh làm Hoài Thuận Vương, các bối lặc, đại thần ai
cũng được gia phong quan tước. Mặt khác ngài còn phong Duệ Thân Vương Đa Nhĩ
Cổn làm Thống soái tiến quân tới sông Đại Lăng kịch chiến ba ngày ba đêm phá
tan thành này, bắt được tướng Minh là Tổ Đại Thọ. Thọ bị bắt nhưng lại được thả
ra cho trở về nước để giúp Thanh triều làm nội ứng. Cổn lại tiến quân vây chặt
Cẩm Châu.
Tin thất thủ liên tiếp báo về
Minh triều, Hy Tông hoàng đế bèn phong Hồng Thừa Trù làm kinh lược sứ, đem bọn
Vương Phác, Tào Loan Giao, Mã Khoa, Ngô Tam Quế, Lý Phụ Minh, Đường Thông, Bạch
Quảng Án, Vương Đình Thân, tám viên quan tổng binh cùng với hơn hai trăm viên
tham tướng thu bị và mười ba vạn người ngựa tới Cẩm Châu. Minh quân đóng doanh
tại phía bắc thành Tùng Sơn trên ngọn núi Nhú Phong. Đa Nhĩ Cổn được tin quân
Minh binh thế lớn mạnh, sợ một mình địch không nổi bèn cho kỳ bài quan về Hưng
Kinh cầu viện.
Thái Tông hoàng đế được tin đó
lập tức điều động binh mã, thân hành chỉ huy kéo rốc tới Cẩm Châu, giao mọi
việc quốc chính ở Hưng Kinh cho Trịnh Thân Vương Tế Nhĩ Cáp Lãng trông nom.
Chẳng bao lâu, đại binh của Thái Tông đã kéo tới phía tây bờ sông Liêu Hà. Đa
Nhĩ Cổn đi tiếp giá và thuật lại cho Thanh đế biết quân của Hồng Thừa Trù đã
tấn công doanh trại của hữu dực quân do Thổ Tạ Đồ Thân Vương trấn đông nhưng đã
bị đẩy lui.
Thái Tông nghe xong, im lặng
chẳng đáp, cưỡi ngựa đem theo một số đông thân vương, đại thần tới chân núi
Tùng Sơn để xem tình hình quân Minh. Khi về đến doanh ngài bèn hạ lệnh cho đại
quân tản khai bao vây suốt một đoạn đường từ Tùng Sơn đến Hạnh Sơn, mặt khác
đóng doanh trại từ Ô Cần Hà thẳng ra mai bờ bể, chặn con đường lớn.
Binh tướng Minh triều thấy bị
quân Thanh bao vây kín khắp, kẻ nào kẻ ấy hoang hốt lo âu, đều có ý trốn chạy.
Qua ngày thứ hai, vào giữa lúc còn mờ sương, tám viên quan Tổng binh của Minh
triều đều mang quân bản hộ đánh trống thổi tù và xông thẳng xuống tấn công mặt
trận do Cát Bố Thập Hiền chỉ huy.
Cát Bố Thập Hiền đã được mật kế
của Thái Tông hoàng đế từ trước, chỉ im lặng đợi chờ, không trương cờ, không
nổi trống. Hiền chờ quân Minh tiến sát đến cửa doanh, lúc đó mới phất ngọn cờ
hồng, tức thì tứ phía trong doanh trại, vạn cây cung đều dương, vạn chiếc tên
cùng bắn. Chỉ trong nháy mắt tiền đội tiên phong của Minh quân đã gục chết, ít
nhất là bốn, năm trăm. Quân Minh hoảng sợ vội quay mình chạy trốn. Người ngựa
phía sau không hay biết gì, vẫn tiến lên, phút chốc trở thành đại loạn. Quân
Minh cứ thế tự đạp lên nhau, chết không biết bao nhiêu mà kể. Quân Thanh thừa
thế đuổi theo Võ Anh quận vương, A Tế Cách, bối tử Bác Lạc Nội, đại thần Đỗ Nhĩ
Cách bốn mặt giáp công quân Minh, đuổi đánh tới mãi Tháp Sơn, mười hai kho quân
lương của Minh binh cất ở núi Bút Giá đều bị quân Thanh cướp mất.
Bọn quan tướng nhà Minh bị thua
một trận liểng xiểng hoảng sợ quá định chuồn về nước, vội triệt thoái bảy doanh
bộ binh đóng ở Tùng Sơn. Nhượng hồng kỳ binh của quân Thanh liền bố trí chặn
đường. Hôm sau, Hồng Thừa Trù truyền lệnh dốc toàn lực đánh phá đoàn quân này.
Hai bên tử chiến.
Giữa lúc kịch đấu một mất một
còn, Minh quân bỗng thấy một chi quân mã, dương cao chiếc tán vàng phía dưới có
một người oai phong lẫm liệt, với trên một con ngựa cao lớn. Quân Minh giật
mình kinh sợ, vội trốn chạy về bản doanh. Thái Tông hoàng đế truyền lệnh đánh
chiêng thu quân, một mặt triệu tập chư tướng vào lều nghị sự. Nhà vua nói:
- Trẫm xét thấy quân Minh cờ
quạt trong trại không được chỉnh tề. Đêm nay thế nào chúng cũng bỏ trốn!
Nói đoạn, Ngài liền truyền cho
Tả dực Tứ kỳ Bãi Nha Thích hợp với quân Mông Cổ của A Lễ Cáp, quân của Bố Cát
Thập Hiền, bày thành trận tràng xà, dài suốt tới bờ bể, chặn đường rút lui của
quân Minh.
Hồi 37: Khi người đẹp nỗi máu ghen
Đêm đó, vừa qua canh
một, gió bấc bỗng nổi lên đập cành lá phần phật, tiếng sóng bể xô vào những mỏm
đá ỳ ầm.
Trong ngự doanh của quân Thanh,
những bó đuốc chưng cao sáng rực như ban ngày. Thái Tông hoàng đế ngồi trên ghế
có trải tấm da beo. Rất nhiều mãnh tướng chia hai hàng tả hữu. Ở giữa đặt một
chiếc bàn lớn trải rộng lên trên là tấm bản đồ Thái Tông đang chỉ bản đồ cho
chúng tướng rõ tình hình thì một viên tướng từ ngoài chạy vào cấp báo:
- Người ngựa của quân Minh đang
âm thầm di động, e rằng đêm nay chúng cướp trại, xin vạn tuế bảo trọng!
Thái Tông nghe xong cười nhạt
nói:
- Lũ chuột ấy thì làm gì có cái
can trường đó!
Câu nói đó chưa nói xong lại đã
thấy thám mã vào cấp báo:
- Quân Minh đã bỏ trốn. Tổng
binh Ngô Tam Quế, Vương Pháp, Đường Thông, Ma Khoa, Bạch Quảng Án, Lý Phụ Minh
đem quân mã bộ xông qua mặt trận Cát Bố Thập Hiền để chạy trốn rồi!
Thái Tông chỉ nói một tiếng:
"đuổi!", tức thì bọn mãnh tướng đứng hai bên tử hữu nhất tề chạy ra
khỏi lều, đem quân truy kích về ngả bờ biển, ào ào như một trận cuồng phong.
Thái Tông lại sai bọn tướng Mông Cổ Cố Sơn Ngạch Chân, A Lai Khố Lỗ Khắc, Nhĩ
Hán Sát Cáp Nhị đem bản bộ binh tới Hạnh Sơn mai phục, hễ thấy địch quân là đem
tận lực đánh giết, không được đuổi xa, cũng không được tự ý hồi quân. Ngài còn
hạ lệnh cho Duệ Quận Vương Đa Nhĩ Cổn, Bối Tử La Thác Công Chuẩn Tế đem Tư Kỳ
Bài nha thích binh cùng với binh của Thồ Tạ Đồ Thân Vương tiến gấp tới Cẩm
Châu, chặn ngang đường lui của địch quân ở ngoài thành, trên con đường đại lộ
Tháp Sơn. Lại sai Đạt Tề Kham Tân, Đạt Lý Nạp Lâm xuất lĩnh đội pháo thủ tới
Bút Giá Sơn bảo vệ lương thảo. Cũng sai Chinh hoàng kỳ A Lễ Cáp Siêu Cáp, Trấn
quốc tướng quân tôn thất Ba Bố Hải Độc, Chương Kinh Đồ Lại đem quân triệt đường
địch binh ở Tháp Sơn. Lại sai thêm Anh Võ quân vương A Tế Cách đi bọc hậu, nếu
thấy quân địch muốn trốn qua Tháp Sơn thì đem quân Ba Bố Hải Đồ Lại theo đường
Ninh Viên thẳng tới Liên Sơn mà truy kích. Lại sai Bối Tử Bác Lạc đem quân từ
đồn Tang Cát Nhĩ chặn đánh địch quân. Lúc đó thám mã cũng đã cho tin Trung lang
Trương Nhược Kỳ của Minh triều đã lén từ cửa sông Tiểu Lăng mà trốn đi nên nhà
vua lại sai Thượng hoàng kỳ Mông Cổ Cô Sơn Mai Lặc, Chương kinh Hổ Sát Cáp Nhĩ,
bộ hạ Ba Đặc Ba đem quân tiến lên trận tiền truy sát.
Các lộ binh mã được lệnh đều
nhất nhất hành động. Thương thay cho quân Minh bị quân Thanh truy sát, thây nằm
như rạ khắp cả đồng ruộng, máu chảy thành sông, thây chất cao như núi. Tên nào
còn sống sót thì chạy đông chạy tây, tan tác như gà mất mẹ.
Thái Tông hoàng đế thấy quân
mình thắng lợi, thuận thế sai Đa Nhĩ Cổn, A Tế Cách điều động chủ lực quân tiến
vây Tháp Sơn, đồng thời cho mười khẩu hồng y đại bác tăng sức đánh phá. Thành
Tháp Sơn bị phá. Nhiều tướng Minh bị bắt sống, như Phó tướng Vương Hy Hiền,
tham tướng Thôi Định Quốc, Đô Tư Dương Trọng Trấn. Tổng binh Ngô Tam Quế và
vương phác vội chạy trốn qua ngã thành Hạnh Sơn như hai con chuột mất hang.
Thái Tông hoàng đế ngầm sai
quân binh đào hào bốn mặt, rồi vây kín. Đêm đó, Minh tổng binh Tào Loan Giao
cho lệnh triệt thoái cánh quân ở Nhũ Phong Sơn Quân của Giao kéo lại xông lầm
vào doanh trại của Thái Tông. Nhà vua cưỡi ngựa, cầm đao, thân tự đốc chiến.
Giao bị thương bỏ trốn về thành Tùng Sơn.
Lại nói Cát Bố Thập Hiền đem
quân mai phục ở Hạnh Sơn qua ngày thứ ba, quả thấy bụi bốc tung trời ở trước
mặt rồi một đội Minh binh chạy tới. Hiền cho thám sát thì biết đó là quân bản
bộ của tống binh Ngô Tam Quế và Vương Phác định trốn chạy qua Ninh Viễn. Hiền
án binh bất động, đợi cho một nửa số quân Minh qua khỏi, tức thì phát khởi hiệu
pháo phục binh nhất tề đứng dậy xông tới, như một đàn sói nhảy vào đàn dê. Quân
Minh chết mất đến ba bốn ngàn, những kẻ sống sót chạy tan mát hết. Ngô Tam Quế
đem một số tàn binh trốn về địa phận Cao Kiều. Bỗng có tiếng còi nổi lên inh
ỏi, quân Thanh mai phục trỗi dậy, đi đầu là một viên đại tướng cầm ngang ngọn
giáo chặn đường. Viên tướng đó chính là Đa Đạc Đạc hú lên một tràng lớn vang
động ca sơn cốc, khiến quân Minh giật mình hoảng sợ, chạy bừa vào cả doanh trại
quân Thanh. Ngô Tam Quế cùng Vương Phác đơn thân độc mã, nhờ ngựa tốt mà trốn
mất dạng.
Thật là một cuộc tàn sát khủng
khiếp. Quân Thanh từ đầu tới cuối đã giết quân Minh đến năm vạn ba ngàn bảy
trăm tám chục người, bắt được đến bảy ngàn bốn trăm bốn chục con ngựa sáu mươi
sáu con lừa còn khôi giáp thì cũng đến chín ngàn ba trăm bốn mươi sáu bộ.
Đêm hôm đó, Thái Tông hoàng đế
hạ lệnh mở tiệc khao quân. Giữa lúc đang nói cười ầm ĩ, bối lạc Nhạc Thác đứng
dậy nói:
- Tâu hoàng thượng, xin cho
phép thần đêm nay đem một cánh quân đánh lấy thành Tùng Sơn.
Thái Tông lắc đầu:
- Không được! Tướng sĩ của ta
liên tiếp chiến đấu bao ngày đã mệt. Đêm nay, hãy ngơi nghỉ cho lại sức. Hơn
nữa, người cũng chớ nên coi thường thành Tùng Sơn. Trẫm được biết trong thánh,
tướng sĩ Minh triều rất nhiều: nào là Hồng Thừa Trừ. Khâu Dân Ngưỡng, Trương
Đẩu, Diêu Cung. Vương Sĩ Trinh, nào là Tổng binh Vương Đình Thần, Tào Loan
Giao, Tổ Đại Lạc. Bọn đại tướng tên tuổi ấy còn điều động dưới trướng đến ba
vạn người ngựa để kiên thủ thành trì. Trong số này, đặc biệt có vị Hồng kinh
lược là người mà trẫm quý nhất. Trẫm nghe nói y vốn là tay tài tử của Trung
nguyên, lại am tường mọi việc, từ phong tục đến triều chính của Trung Quốc.
Trẫm muốn thôn tính Trung nguyên, trước hết phải thuyết hàng vị kinh lược đại
thần này mới có thể thành công được.
Thái tông nói vừa xong, từ dưới
trướng một vị đại thần bước lên nói:
- Việc đó dễ lắm! Thần vốn có
đôi phần giao tình với phó tướng Hạ Thừa Đức ở Tùng Sơn. Thần xin thân đi vào
thành thuyết hàng họ Hạ trước, sau đó nhờ y giúp thần thuyết hàng Hồng kinh
lược, há chẳng hay sao?
Thái Tông quay mặt trông ra,
thì đó là bối lặc Đa Đạc.
Nhà vua bất giác cả mừng, liền
nói:
- Ngự đệ chịu thân hành đi
thuyết hàng, đó thực là cái may lớn cho nhà Đại Thanh ta.
Sau đó khuyến hàng thư được
thảo lẹ. Đạc cầm thư đem theo năm trăm danh sĩ tiến vào thành Tùng Sơn. Hà Thừa
Đức được thư có ý đầu hàng, nhưng Hồng kinh lược thì nhất định không, dù chết
không chịu. Họ Hồng nói:
- Thành có thể phá, đầu có thể
rơi nhưng kinh lược nhà Đại Minh Không thể hàng Thái Tông được tin hồi báo,
nhăn trán suy nghĩ. Ngài sai quân sư Phạm Văn Trình lại viết một phong thư
khuyên hàng, rồi sai họ Phạm đích thân cầm đi. Cứ như thế, liên tiếp gởi đi đến
sáu bức mà vẫn không lay chuyển được lòng họ Hồng. Ông hạ lệnh đóng cửa thành, cự
tuyệt cả sứ…
Thái Tông vô kế khả thi, chỉ
còn cách buộc cáo thị khuyên hàng vào mũi tên bắn vào trong thành. Tờ cáo thị
đại lược nói:
"Ta đem quân tới, biết
viện quân của ngươi sắp sửa kéo ra. Nhưng ta đã vây khôn Tùng Sơn, từ nam cho đến
bể, từ bắc cho đến núi, mọi đường đi đều bị cắt đứt. Ta lại còn chia quân đóng
chặn các bộ. Quân của người, kẻ bị chết thì xác nằm khắp đồng, kẻ bị hất xuống
bể thì máu đỏ mặt nước. Nay viện binh của ngươi đã tuyệt, đó là ý trời muốn
giúp ta. Bọn ngươi sớm hàng, ta không sát hại. Hơn thế nữa, ta quyết sẽ bảo
toàn lộc vị cho bọn ngươi. Bọn ngươi nên suy nghĩ kỹ!".
Vây hãm mãi tới ngày mồng một
tháng chín, Thái Tông thấy Hồng Thừa Trừ không có ý hàng bèn đem theo tất cả
nội ngoại chư vương, bối lặc, bối tử đài thần đốt nhang vái trời rồi sai Duệ
Quận Vương Đa Nhĩ Cổn, Túc Quận Vương Hào Cách quay về giữ Thịnh Kinh, đồng
thời hạ lệnh nhổ trại hướng phía Tùng Sơn tiến phát. Khi lâm hành, nhà vua còn
truyền lệnh hễ ai gặp Hồng kinh lược thì phải bắt sống chứ không được giết.
Ngài lại đích thân dẫn pháo đội Hồng y đại bác tới bắn phá Tùng Sơn. Hồng Thừa
Trừ chỉ huy quân sĩ trung thành liều chết chống cự. Hai quân tương trì mãnh
liệt không phân cao thấp. Bỗng có một phi kỵ chạy như gió cuốn vào ngự doanh,
quân canh giữ cửa liền giữ lại.
Viên tướng nhảy xuống ngựa,
bước vội vào trướng đặt bức văn thư lên mặt ngự án.
Thái Tông xem xong, bất giác
giật nẩy mình. Thì ra đó là bức văn thư báo tang. Bà nguyên phối Quan Thư cung
thần phi vừa mới mất. Tuy Thái Tông chỉ sủng ái có Văn hậu nhưng thần phi với
ngài từ khi kết tóc xe tơ đã có một phen ân ái cũng không kém phần tha thiết
say sưa. Tình thương cảm trỗi dậy, ngài oà lên khóc. Tức khắc, ngài giao phó
binh sư lại cho các vị bối lặc, đêm ngày chạy vội về Thịnh Kinh.
Bà thần phi lúc trẻ cũng mười
phần xinh đẹp, nếu có thua là chỉ thua cái phong lưu thế thái của Văn hậu mà
thôi. Bởi vậy Thái Tông cũng thường lâm hạnh nhất là khi nghĩ tới cái ân nghĩa
vợ chồng buổi ban đầu. Những lúc đó, Văn hậu nhìn thấy không khỏi ấm ức, nổi
máu ghen.
Thái Tông xuất quân lần này,
lúc lâm biệt, bà Thái phi vẫn còn khỏe mạnh như thường, chẳng có chút gì gọi là
bệnh hoạn đáng lo ngại. Nào ngờ, nhà vua mới đi có mấy hôm mà bà đã mất. Đại
học sĩ Hy Phúc Cương Lâm, Mai Lặc Chương Kinh Lãng Tăng Cơ, được tin bà Thần
phi chết, vội chạy vào cung xem xét, thì thấy mặt bà vẫn tươi đẹp, thân thể vẫn
mập mạp bình thường, không có gì tỏ ra bạo bệnh đến nỗi phải chết cả. Lâm xem
rồi, tỏ vẻ lo âu, bèn nói:
- Hoàng thượng viễn chinh.
Trong cung có đại biến. Nay mai trở về, Hoàng thượng hỏi ta, ta biết trả lời
cách nào?
Lãnh Tăng Cơ đứng cạnh bèn nói:
- Việc đó quá dễ mà! Ta hãy gọi
bọn cung nữ ở Quan thư cung tới, thẩm vấn chúng xem Thần phi chết lúc nào, và
có ai ở cạnh đó. Ta sẽ bắt kẻ đó điều tra thì tất nhiên rõ chuyện.
Mấy lời nói đó truyền lẹ tới
tai Văn hậu ở Vĩnh Phúc cung.
Bà giật mình hoảng sợ chân tay
luống cuống cả lên. Bà vội sai một tên tiểu cung nữ đi mời vị Đại học sĩ vào
cung, mặt khác cũng truyền lệnh cho Duệ thân vương Đa Nhĩ Cổn vào cung gấp. Thế
rồi mấy câu nói thì thầm bên tai đã khiến vụ án tày trời kia chỉ như đống tro
tàn trước gió.
Hồi 38: Quan Kinh Lược chỉ khoái gái
Qua ngày thứ hai, Đa
Nhĩ Cổn sai Lãnh Tăng Cơ rời thành đi đón rước Thái Tông hoàng đế. Cơ vốn là
tay tâm phúc của Cổn, y gặp Thái Tông tự nhiên có nhưng lời che đậy khôn khéo…
Mặt khác Hy Phúc Cương Lâm đà được Văn hậu dặn trước nên chỉ xem xét qua loa thi
hài Thần phi rồi cho khâm liệm và nhập quan ngay.
Về tới nhà, Thái Tông chỉ còn
thấy một cỗ quan tài nằm đó. Ngài không muốn hỏi gì thêm mà chỉ cốt lo tang sự
cho xong. Văn hậu còn quỉ quyệt hơn nửa bằng cách làm cho nhà vua vui thích mà
quên đi nỗi bi thương đó. Bà đem đủ các thứ nghệ thuật quyến rũ mê ly để cung
phụng nhà vua. Bên cạnh người đẹp như tiên nga giáng thế lại được thoả mãn đủ
thanh sắc, Thái Tông hoàng đế quả quên đi lúc nào không biết mọi nỗi bi thương.
Ngài cùng Văn hậu cười nói, như không có việc gì buồn bã vừa xảy ra. Văn hậu
biết Thái Tông tính thích săn bắn chim muông, lại một dịp để hai người ôn lại
mảnh tình xua, khiến Đế và hậu bỗng có lại những phút ân ái của buổi ban đầu.
Đêm đó, hai người nằm ngủ ngay tại trong lều săn, tận hưởng những khoái lạc
trời ban. Rồi từ đó, không còn ai có thể làm cho Đế và Hậu rời xa nhau được
nữa.
Thái Tông hoàng đế đi săn đã
qua ngày thứ tư, bỗng thấy người con trai cả Túc Quận Vương Hào Cách mặt hớn hở
chạy vào trướng, thỉnh an rồi bẩm báo:
- Phụ hoàng, có chuyện mừng
lớn! Số là thành Tùng Sơn đã bị con đánh phá tan hoang.
Nhà vua nghe xong, mặt tươi như
hoa nở, kéo vội tay cạu con trai ngồi xuống hỏi han mọi việc. Hào Cách nói:
- Số là phó tướng Hạ Thừa Đức
giữ thành Tùng Sơn cho người qua báo: y giữ mặt Nam thành ước hẹn đêm đó bắc
thang lên bờ thành mà bò vào, y sẽ từ bên trong tiếp sức. Bởi vậy đêm khuya,
con đem đại đội nhân mã tới mặt Nam, quả nhiên lọt được vào thành và đã bắt
được Kinh lược Hồng Thừa Trù, Tuần phủ Khâu Dân Ngưỡng, Tổng binh Vương Đình
Ngưỡng -Tào Loan Giao, Tổ Đại Lạc, Du Kích Tổ Đại Danh, Tổ Đại Thành, cả một
bọn quan chức của Minh triều đồng thời còn giết chết Minh binh đến ba ngàn sáu
mươi ba tên, bắt sống đàn bà trẻ con đến một ngàn hai trăm bốn mươi chín người,
thu được khôi giáp cung tên đến hơn một vạn năm ngàn bộ, hồng y pháo điểu
thương đủ cỡ lớn nhỏ đến ba ngàn hai trăm bảy mươi ba khẩu. Xin phụ hoàng mau
về kinh định đoạt.
Thái Tông hoàng đế nghe xong
mừng quá, phá lên cười ha hả, rồi hạ lệnh trở về Thịnh Kinh. Khi ngài về tới
cung, các đại thần lân lượt xin vào khai báo quán tình. Ngài đều lấy lời hay ý
đẹp an ủi khen lao. Ngài lại dặn dò không được ngược đãi người Hán, chuẩn y tấu
chương của bối lặc Nhạc Thốt. Tấu chương xin rằng: "Hán quan hàng nhất
phẩm, thì đem các nàng cách cách con các bối lặc mà thưởng cho làm vợ. Hán quan
hàng nhị phẩm thì đem các tiểu thư con các đại thần mà gả cho làm vợ".
Thái Tông hoàng đế lại hạ đạc
dụ: đưa Hồng Thừa Trù đến khách quán, đối xử một cách đặt biệt, hằng ngày phải
đem bày yến tiệc để khoản đãi, lại chọn bốn cung nữ tuyệt đẹp tới hầu hạ đê tuỳ
nghi sai khiến.
Lại nói Hồng Thừa Trù vốn là
một vị trung thần của Minh Triều. Ông còn là một danh tướng. Nay bị quan Thanh
bắt, ông liều một thác. Không ngờ khi đưa tới Thịnh Kinh, ông chẳng thấy Thái
Tông truyền cho bệ kiến mà cũng chẳng thấy đem giết. Những viên quan tổng binh
tay chân của ông kẻ thì bị giết, kẻ thì hàng, mấy hôm thôi đã không thấy một ai
bên cạnh.
Ngẫm tới bản thân, ông thấy
mình ở khách quán, hàng ngày ăn thì sơn hào hải vị, nằm thì nệm gấm gối hoa.
Ông cho rằng Thanh triều đối với mình vẫn còn có ý dụ hàng. Ông quyết tuyệt
thực để tìm cái chết, nhất định không ăn lấy một hột cơm, suốt ngày chỉ quay
mặt về phía tây ngồi như tượng gỗ.
Thái Tông hoàng đế sai người
tới khuyên ăn, ông cự tuyệt. Khuyên hàng, ông cũng chẳng nghe. Thái Tông nhịn
đã quá mức, phát cáu. Ngài bèn truyền lệnh khoá trái cửa phòng, đuổi hết cung
nữ ra ngoài. Hồng Thừa Trù không ăn uống đã mấy bôm. Tin này truyền tới tai
Thái Tông ngài rất lấy làm lo rầu nói với bọn đại thần:
- Hồng kinh lược chẳng chịu đầu
hàng, thế là cái mộng đánh chiếm Trung nguyên của trẫm không thể thành được
nữa.
Ngài bèn hạ thánh chỉ:
- Hễ có ai kỳ mưu xảo kế thuyết
được Hồng kính lược đầu hàng, sẽ được thưởng vàng vạn lạng.
Thánh chỉ vừa mới hạ, kẻ nào
cũng ngốt của, xun xoe lập mưu định kế. Trong số đại thần, nhiều ông định đến
thăm Hồng để chực khuyết thuyết, nhưng Hồng kinh lược chẳng thèm tiếp.
Đã bốn ngày không ăn uống, Hồng
kinh lược đói đến cái độ ốm o, trông không còn ra người nữa. Đa Đạc mới nghĩ ra
một kế. Đạc cho gọi thư đồng của Hồng, tên gọi Kim Thăng, vừa dỗ vừa doạ để hắn
nói cho biết lúc binh sinh Hồng kinh lược thường ưa thích cái gì nhất. Thăng
lúc đầu không chịu nói. Về sau, Đạc dặn bọn thị nữ trong phủ cho hắn ăn uống no
say rồi đùa giỡn khiêu khích hắn. Trong đám thị nữ có một đứa khá sạch mắt,
nước da trắng, mặt xinh, miệng tươi. Thăng xem chừng khoái lắm. Thế là con thị
nữ khôn ngoan này liền lấy sắc để nhử hắn. Đêm rồi, trong chiếc chăn êm ấm, mùi
mẫn đó, Thăng nói toẹt tính tình của chủ. Thì ra Hồng kinh lược nhà ta tính chỉ
có thích gái mà thôi.
Tin đó truyền ra. Đạc vội chạy
tới tâu với Thái Tông hoàng đế. Nhà vua tức khắc ra lệnh chọn luôn một lúc năm
cung nữ tuyệt đẹp, thêm bốn cô gái Hán cũng tuyệt đẹp mới bắt được ở Tùng Sơn
đưa vào quán khách. Không ngờ, Hồng kinh lược vẫn ngồi lý như tượng gỗ, chẳng
thèm để mắt tới một cô nao.
Thái Tông hoàng đế nóng lòng
sốt ruột, cả ngày chỉ ra thở vào than, rờ tay bút tóc, vô kế khả thi. Văn hoàng
hậu ở bên cạnh thấy thái độ kỳ quặc của nhà vua chẳng hiểu tại sao, bèn hỏi.
Lúc đó, Thái Tông mới đem chuyện Hồng Thừa Trù không chịu hàng ra nói với bà.
Văn hậu nghe xong mỉm cười nói:
- Thần thiếp nghĩ rằng họ Hồng
tuy thích gái nhưng những loại gái tầm thường y chẳng ham đâu. Về việc này xin
bệ hạ khỏi lo. Hãy phó thác cho thần thiếp. Thần thiếp xin trong ba ngày thế
nào cũng làm y qui hàng cho bệ hạ coi Thái Tông nói:
- Đâu có được! Khanh là người
mà trẫrn sủng ái nhất. Khanh còn là một vị quốc mẫu. Nếu làm vậy điêu tiếng bay
ra ngoài, thử hỏi trẫm còn mặt mũi nào mà nhìn thiên hạ nữa.
Văn hậu nghe xong lại nói:
- Bệ hạ mưu việc lớn cho quốc
gia mà còn tiếc một người đàn bà ư? Hon nữa tiện thiếp đi phen này là để biện
sự cho bệ hạ, tình nghĩa vợ chồng của chúng ta vẫn còn đó chứ có mết đi đâu mà
ngại. Nếu bệ hạ sợ câu chuyện lộ ra ngoài có hại cho thể diện của bệ hạ thì ta
nên làm một cách bí mật.
Văn hậu nói tới đây thì Thái
Tông hoàng đế nhìn thẳng vào mặt bà. Ngài nghĩ rằng với gương mặt này, kẻ có
tim sắt gan đá cũng phải động lòng. Ngài thở dài nói:
- Thôi được, Hậu cố làm sao cho
kín đáo, chớ để thiên hạ chê cười trẫm.
Văn hậu được thánh chỉ bèn trở
về cung, trang điểm lộng lẫy. Bà búi tóc cao lên, thoa loại phấn hồng thanh
cao, tô loại son tươi quý giá, cài những cành trâm toàn giác ngọc lưu ly óng
ánh muôn màu. Thật là một trang giai nhân chim sa cá lặn, đổ nước nghiêng
thành, có một không hai trên nhân thế. Trang điểm xong xuôi, Văn hậu lấy một cỗ
xe, đem theo một cung nữ thân tín, lặng lẽ qua cửa ngách sau cung mà ra đi.
Bà tới quán khách, cho đánh xe
lọt hẳn vào bên trong khu vườn. Rồi bỗng người ta thấy phủ dụ của hoàng đế niệm
yết tại cổng quán, trên viết rõ rằng: "Bất
luận quan hay dân, cấm không được bén mảng tới quán khách!".
Văn hậu bước vào quán, thấy
Hồng Thừa Trù quả thật khôi ngô tuấn tú. Hồng đang ngồi xếp bằng trên ghế. Tính
đến hôm đó, Hồng đã không ăn đến bốn ngày. Bởi vậy cơn đói hành hạ làm cho Hồng
mắt hoa đầu nặng, thần trí hôn trầm.
Văn hậu bảo cung nữ đỡ Hồng từ
ghế xuống giường rồi đi ra ngoài. Tứ bề im lặng, không còn một bóng người lảng
vảng.
Văn hậu lúc đó mỏi bước lên
giường co chân ngồi xuống. Bà đưa hai tay ra nâng người Hồng kinh lược lên rồi
đặt ngồi vào lòng mình. Hồng Thừa Trù nhắm nghiền hai mắt, hôn hôn mê mê, lúc
đầu mặc kệ cho ai muốn làm gì thì làm nhưng tới lúc này ông bỗng có cảm giác
mình đang ngồi ở một chỗ vừa ấm lại vừa êm, có gì đó khác lạ. Rồi mùi hương
phấn thơm tho ngào ngạt đập vào mũi ông khiến ngũ quan bị kích thích quá mạnh.
Ông vốn thuộc loại đa tình trời sinh. Không gì có thể làm ông xúc động duy chỉ
có nữ sắc là có thể buộc chân và xâu mũi ông mà thôi. Bởi vậy dù đến lúc sắp
chết, cái thói đa tình vẫn ám ảnh ông như ma men. Huống hồ cái hương vị tiết ra
từ làn da thớ thịt của Văn hậu lại là thứ hương vị đặc biệt chỉ mình bà có,
thành ra Hồng kinh lược thấy trống ngực nổi lên thình lình, máu nóng chay ngược
lên đầu ào ạt.
Ông mở choàng mắt giật mình
bàng hoàng; một trang giai nhân tuyệt thế, tình tứ muôn phần, đang nhìn ông mà
chúm chím cười. Thật là cái cười giá đáng ngàn vàng, cái cười của Dương Quý
Phi, Bao Tự, của Tây Thi, mà trong đời ông mãi đến nay mới được thấy. Hồn phách
Hồng kinh lược lúc này đã nhu bị thần tình câu trói. Ông không chịu nổi nữa
đành thốt hỏi:
- Nàng là ai vậy?
Hồng kinh lược chỉ thấy cặp môi
thắm của người đẹp rung động rồi bật lên tiếng cười ròn rã nhưng thật êm tai
quyến rũ. Dứt tiếng cười người đẹp õng ẹo đáp:
- Kinh lược thật là một vị
trung thân tuẫn quốc! Kinh lược muốn chết thì cứ chết đi, hỏi thiếp là ai để
làm gì?
Hồng kinh lược nghe giọng nói
của người đẹp thỏ thẻ chẳng khác gì tiếng oanh hót đầu xuân, bất giác tâm thần
mê mẩn.
Tự nhiên, ông ngồi ngay người
lại, hỏi tiếp:
- Ta tuẫn quốc là tuẫn với nước
ta, có liên quan gì tới nàng?
Văn hậu hói:
- Thiếp lòng vốn từ bi, thấy
kinh lược chịu khổ nơi đây, thiếp bèn xin tới đây cứu kinh lược sống thoát bể
khổ đó thôi!
Hồng kinh lược nghe đến đây,
cười nhạt nói:
- Nàng cũng dám tới đây để
khuyên ta hàng nữa sao? Ta đã quyết. Chỉ vài ngày nữa là ta có thề mãn nguyện
rồi. Nàng tuy đẹp thật nhưng ta chỉ nghe nàng khi nàng nói tới chuyện khác. Còn
việc khuyên hàng thì ta chẳng bao giờ muốn nghe đâu! Thôi nàng đi đi!
Văn hậu nghe nói lại mỉm cười
xích người sát lại bên Hồng kinh lược rồi lên tiếng thì thầm dịu dàng:
- Thiếp tuy chỉ là một đứa con
gái, một mụ đàn bà nhưng cũng biết kính trọng cái khí tiết của kinh lược. Ý của
kinh lược đã quyết, đâu có dám tới để phá hoại cái chí khí của kinh lược. Chỉ
tại thiếp thấy tình cảnh của kinh lược thật đáng thương mà…
Văn hậu nói mới tới chữ
"mà" thì Hồng Thừa Trù ngạc nhiên ngắt lời:
- Nàng thương ta cái gì?
Văn hậu nói tiếp:
- Thiếp xét thấy kinh lược quả
xứng đáng một trang nam nhi. Khi còn ở nhà thì năm thê bảy thiếp, kêu tớ gọi
hầu, nệm êm chăn ấm, áo gấm mũ cao, rượu nồng dê béo, thử hỏi còn ai tôn quý
hơn kinh lược nữa? Thế mà nay, kinh lược vò võ, tứ cố vô thân, muốn chết mà
chẳng chết được! Trong vài ngày nữa kinh lược tin chắc có thể chết được cho
xong một kiếp người, nhưng đối với thiếp thiết tưởng vài giây đó dài lắm mà khổ
lắm, làm sao chịu nổi! Đem so với năm ngày đã qua, hai ngày sắp tới có lẽ còn
bi đát khủng khiếp hơn nhiều. Trời ơi! Một người tài hoa đáng yêu như kinh lược
mà bị cái cảnh đó, há chẳng đáng thương sao?
Trong khi Văn hậu nói, hơi thớ
và mùi hương phấn xông vào mũi Hồng kinh lược, tự nhiên ông cảm thấy thư thái
trong lòng, tim ông lại một phen hồi hộp ước mong. Nhưng vụt nhớ tới bổn phận
tới danh dự không những của riêng mình mà của cả một dân tộc, ông vội nhắm mắt
lại, cố xua đuổi những ý tưởng nguy hại. Ông định lấy tay đấy người đẹp ra xa
nhưng tiếc thay tay ông mềm như bún, không còn chút khí lực nào.
Mắt nhắm nghiền nhưng đầu óc
vẫn tỉnh táo, Hồng kinh lược lại nghe thấy tiếng oanh thỏ thẻ, lần này còn pha
lẫn những tiếng nấc, tiếng khóc da diết thiết tha, chứng tỏ một tấm lòng quý
yêu ông vô cùng tận:
- Hàng thì kinh lược chẳng chịu
hàng, chết thì kinh lược chẳng chết lẹ được, biết làm sao bây giờ? Thiếp có một
chén thuốc độc nơi đây, kinh lược hãy uống đi, có thể chết ngay được để khỏi
phải chịu khổ. Thiếp vì thương kinh lược nên mới tới đây cứu kinh lược thoát
khỏi bể khổ đó thôi.
Hồng Thừa Trù lúc đó đã đói lả,
xót xa khố sở đến cùng độ, nghe nói có rượu độc, mừng quá, vội mở mắt nhìn thấy
người đẹp tay đang bưng một cái chén, bên trong dựng một thứ rượu màu vàng
nhạt. Ông vội đưa tay ra giật lấy chén rượu độc đưa lên miệng uống ừng ực một
hơi cạn chén, không còn sót lại một giọt. Văn hậu thu lại chiếc chén, để lên
bàn, quay mình lại, đặt ông nằm xuống ngay ngắn cho ông đợi chết.
Sau đó, Văn hậu cũng nằm xuống
cạnh Hồng kinh lược, không khác gì đôi vợ chồng mới cưới. Hổng kinh lược cố
nhắm mắt để ngủ mà chẳng ngủ được, muốn chết ngay đi mà chẳng chết được. Mùi
hương ngào ngạt mỗi lúc một nhiều xông vào mũi khiến Hồng kinh lược càng xao
xuyến bâng khuâng. Rồi cứ mỗi lúc con lợn lòng của ông trỗi dậy thì ông lại cố
đè xuống.
Không biết đã bao lần như vậy,
ông cố sức thoát ra cái lưới tình đang vây quanh ông. Dần dần, ông thấy mình
tỉnh táo hơn và có vẻ khỏe lên. Ông trằn trọc mãi mà chẳng ngủ được.
Văn hậu thấy tình cảnh khó khăn
của Hồng kinh lược, bèn gợi chuyện. Lúc đầu Hồng kinh lược lờ đi, chẳng thèm để
ý tới bà. Sau, Văn hậu lại lên tiếng hỏi ông:
- Quan kinh lược ơi! Trong phủ
ngài có đến mấy dì mấy mợ? Dì nào, mợ nào trẻ nhất, thưa ngài?
Hồng kinh lược nghe mấy câu hỏi
đó bỗng ông bồi hồi, tưởng nhớ tới cả một bầu tâm sự xa xôi. Lòng ông càng xao
xuyến, càng sôi động, chẳng khác gì một nồi nước sôi không bớt lửa. Ông cảm
thấy khó chịu quá. Người đẹp bên cạnh ông lại hỏi tiếp:
- Phen này kinh lược lìa nhà
muôn dặm tìm chữ trung nơi quán khách, thôi cũng đành đi! Nhưng kinh lược có
nghĩ tới người đẹp của kinh lược từ đây chỉ còn biết tìm kinh lược trong cơn
mộng điệp nơi thâm khuê, dưới ánh trăng thu hay bên khóm hoa xuân mà thôi
không?
Hồng kinh lược nghe tới đây
không còn cầm lòng đặng, oà lên khóc, hai tay vươn ra ôm người đẹp vào lòng.
Hồi 39: Hồng Kinh Lược mê gái xin hàng
Người đẹp khuyên can an
ủi mãi Hồng kinh lược mới thôi khóc. Ông thở dài nói:
- Việc đã đến nước này thực
chẳng còn mong gì nhiều! Có điều lạ là thuốc độc uống vào mà sao không chết
chớ?
Lời nói này khiến cho người đẹp
lúc đó đang rúc đầu vào lòng ông, cất tiếng cười khanh khách. Hồng kinh lược
ngạc nhiên hỏi tại sao thì nàng vội lấy tấm khăn hồng che miệng, vừa cười vừa
nói:
- Thuốc độc đâu mà thuốc độc?
Sâm đó, ông ơi! Thiếp thấy kinh lược đã đói quá đến không chịu nổi, cầu sống
chẳng được mà cầu chết cũng không xong nên mới cho kinh lược uống sâm thang để
tiếp sức cho đó! Sâm này vốn là loại sâm tốt do bộ lạc Cát Lâm tiến cống. Sâm
thang này uống vào, dù có nhịn ăn đến sáu, bảy ngày trời cũng vẫn sống. Thế là
từ nay kinh lược không chết được nữa đâu nhé.
Nói xong, nàng lại cười lên
khanh khách, tiếng cười giòn tan mà êm tai lạ thường, khiến bất cứ ai khó tính
đến đâu cũng không thể giận nàng được. Hồng kinh lược nghe nàng nói một hồi,
mặt lúc thì hồng lên, lúc lại trắng bệch ra. Quả nhiên, ông thấy tinh thần càng
ngày càng khoái sảng hơn, trong lúc đó người con gái lại ghé miệng sát tai ông
thì thầm thiết tha:
- Kinh lược đại nhân ơi! Thiếp
vẫn thấy kinh lược nên đầu hàng là phải! Vừa là để bảo toàn tính mệnh, vừa
chẳng mất địa vị phong hầu, các bà, các dì ở nhà khỏi cảnh lạnh lùng cô độc mà
lại không phụ tấm lòng thiếp đã hết mình khuyên giải và an ủi kinh lược…
Nói tới đây, người đẹp bỗng
ngồi phắt dậy, một tay nâng cao mớ tóc mai cho cặp mắt xinh đẹp tình tứ đủ chỗ
liếc sang Hồng kinh lược như để dò xét, cặp má đã hổng lại càng hồng thêm. Nàng
cúi thấp dần xuống, đưa hẳn đôi má sát vào má ngài. Hồng kinh lược đến lúc này
mắt đã đỏ ngầu, chứng tỏ sự rối loạn cùng cực trong lòng ông. Ông vội thu góp
tinh thần và ý chí còn lại, nhẩy vọt xuống đất, quát một tiếng lớn rồi bảo:
- Ngươi là con dâm phụ nơi đâu
dám tới đây để dụ hoặc lão phu?
Người đẹp nghe đoạn chẳng luống
cuống chút nào, ngồi xếp bằng cạnh giường, đưa tay vào bọc lấy ra một chiếc ấn
vuông bằng vàng, ném vào lòng viên kinh lược họ Hồng. Hồng kinh lược lượm lên
xem, bỗng thần sắc biến cải,đôi chân ông mềm đi như bún. Ông vội, quỳ xuống
đất, trước mặt người đẹp, dập đầu liên hồi mà nói:
- Ngoại thần tội đáng chết.
Mong ơn cao này của nương nương, ngoại thần tình nguyện đầu hàng, xin được làm kẻ
hầu hạ nương nương trước phượng giá thì may lắm?
Nguyên lại trên chiếc kim ấn có
khắc hai hàng chữ, một hàng chữ Mãn và một hàng chữ Hán. Hàng chữ Hán có sáu
chữ "Tỷ báu của cung Vĩnh Phúc". Hồng kinh lược đến lúc đó mới
biết người con gái ngồi trên giường mình chính là người đẹp số một miền quan
ngoại và cũng là đệ nhất quý phụ đất Mãn Châu: Hiến Trang Văn hoàng hậu. Hồng
kinh lược vẫn không thôi dập đầu lia lịa, miệng cầu mong tha tội. Văn hậu thò
cánh tay trắng như ngọc ra, kéo Hồng kinh lược từ dưới đất lên giường cùng
ngồi. Lúc đó, kinh lược họ Hồng mới chú ý tới y phục của bà thì thấy bà vận một
bộ áo váy kỳ bào màu hồng thắm, có giải vàng óng ánh. Chính bộ áo vừa đẹp vừa
quý phái này đã bị nước mắt nước mũi ông làm hoen ố một mảng lớn. Ông càng cảm
thấy xấu hổ khó coi. Ông lại bò rạp xuống giường, dập đầu mãi. Nhưng rồi từ đó
kẻ tò mò không còn nghe được hai người nhỏ to trò chuyện gì nữa…
Chẳng mấy chốc trời sáng, Hồng
kinh lược đang mơ màng bỗng giật mình tỉnh dậy. Ông nhìn quanh thì không thấy người
con gái đẹp tối qua nữa. Ông bàng hoàng, bâng khuâng như người đang trong giấc
mộng. Quả thật việc này khó hiểu vô cùng đối với ông. Bỗng bốn đứa cung nữ từ
ngoài vào đem nước rửa mặt cho ông, rồi dâng lên một nồi cháo yến. Bên ngoài
đưa vào một số danh thiếp. Rồi Duệ Quận Vương, Đa Nhĩ Cổn, Trịnh Thân Vương Tế
Cáp Lãng, Túc Quân Vương Hào Cách, Bối lặc Nhạc Thác, Bối Tử La Thác, Đại học
sĩ Hy Phúc, Cương Lâm, Mai Lặc Chương Kinh, Lãng Tăng Cơ, tất cả đều đích thân
lại bái vọng. Đa Nhĩ Cổn nói:
- Hoàng thượng mười phần mong
nhớ kinh lược. Thế nào cũng xin mời kinh lược vào cung bệ kiến.
Một lát sau, trong cung có lệnh
truyền ra. Tuyên chiếu đưa vào quán. Hồng kinh lược bốn bên đầu được hót tóc
cẩn thận, chỉ để lại một lọn tóc trên đỉnh, tết thành bím nho nhỏ, dài dài. Ông
mặc bộ áo hồng đính hoa của hoàng đế ân thưởng, đường bệ bước ra khỏi quán,
trèo lên ngựa. Phía sau có một bọn bối lặc, đại thần tháp tùng, rầm rầm rồ rộ
kéo vào Đại Thanh môn.
Ngoài cửa lúc đó đã có bọn hàng
tướng nhà Minh như Tổ Đại Thọ, Đổng Hiệp, Tổ Đại Lạc, Tổ Đại Bật, Hạ Thừa Đức,
Cao Huân, Tổ Trạch Viễn, đứng chờ từ trước. Khi thấy Hồng kinh lược tới, cả bọn
đều tiến lên đón, sau đó cùng theo gót họ Hồng qua cửa Đại Thanh, vào điện Đốc
Cung, rồi điện Cần Chánh. Hai bên điện, ngự quân đứng thành hàng, uy nghiêm.
dũng mãnh. Hồng kinh lược quỳ xuống trước điện, làm lễ "Tam quy cửu khấu",
miệng tung hô: Hoàng đế vạn tuế!
Hành lễ xong, Thái Tông hoàng
đế tuyên triệu Hồng Thừa Trù lên điện. Phía trái ngai vàng, có đặt một chiếc
bàn sơn son thiếp vàng, trên bày một hồ lô vàng, một chén vàng, bình vàng đựng
nước, một lư hương, hai thẻ nhang thơm. Đằng sau, có bốn tên thị vệ đứng hầu,
mình mặc bộ áo màu xanh lục, thắt đai vàng, đầu đội lương mão.
Thái Tông hoàng đế đưa tay cho
họ Hồng ngồi xuống. Ngài hỏi về chính giáo, lễ chế, về phong tục quần chế, rất
tỉ mỉ, cẩn thận. Hồng Thừa Trù trả lời từng điểm rành mạch, lưu loát. Hai người
trò chuyện bàn bạc đến mấy tiếng đồng hồ, lúc đó hoàng đế mới hồi cung.
Một đạo thánh chỉ truyền xuống,
phong Hồng kinh lược là Nội viện Đại học sĩ, được ban yến ngay tại Sùng Chính
điện.
Từ đó về sau, Thái Tông hoàng
đế thường vì quốc gia đại sự, truyền triệu Hồng kinh lược học sĩ tiến cung. Văn
hậu cũng ngồi một bên. Khi thấy Văn hậu, Hồng học sĩ bò rạp mình xuống đất,
miệng xưng tội thần, và dập đầu đôi ba lần tỏ vẻ cung kính đến cùng độ. Văn hậu
thấy vậy, chỉ mỉm cười, không nói câu gì.
Bởi vì hậu có công khuyên Trù
đầu hàng, nên Thái Tông hoàng đế cũng biệt đãi bà. Nhiều lúc chính ngài chỉ
Hồng học sĩ mà bảo là:
- Hồng học sĩ hàng hậu chứ thực
chẳng phải hàng trẫm.
Thế là mọi người đều phá lên
cười. Tuy nói vậy chứ thực ra người ta đã thấy có điểu khác lạ trong tâm hồn
của nhà vua. Nghĩa là sau khi họ Hồng đầu hàng thì Thái Tông hoàng đế cũng nhạt
tình với Văn hậu. Văn hậu cũng đoán biết rõ tâm ý nhà vua cho nên trong lòng
bà, nỗi oán hận càng ngày càng tăng mà không biết thổ lộ cùng ai. Bà chỉ còn
biết đem Vương Cao, Đặng Khoá Tử, hai người bầu bạn với bà, vào rừng săn bắn
giải khuây.
Có một hôm, giữa lúc đi săn về,
Văn hậu gặp Duệ vương Đa Nhĩ Cổn. Hậu cho gọi Cổn tới trừng mắt nhìn Vương nói:
- Lão Cửu! Mạnh giỏi chứ? Tại
sao mấy hôm nay không vào cung?
Đa Nhĩ Cổn làm bộ ngạc nhiên
nói:
- Trời! Cung cấm là nơi nào mà
thần dám tự tiện? Không có lệnh truyền triệu đâu dám vào?
Văn hậu nghe Cổn nói chẩu mỏ xì
một tiếng, vừa cười vừa mắng yêu Cổn:
- Rõ nỡm chưa! Lại còn làm bộ
ngớ ngẩn với bà! Người đã là em rể ta, lại còn là em chồng ta thì còn gì mà
phải giữ lễ với tiếng!
Nói xong, Văn hậu lấy roi ngựa
khẽ đập một cái vào đầu Duệ vương, nói tiếp:
- Thằng khùng kia, cút đi cho
rảnh mắt bà!
Duệ vương cúi đầu xá, rồi dắt
ngựa quay đi, tai còn nghe Văn hậu dặn thêm ở phía sau:
- Ngày mai không vào cung, coi
chừng đôi giò của ngươi nghe không?
Đa Nhĩ Cổn lúc đó đã nhảy lên
lưng ngựa, nghe hậu nói vậy định quay ngựa lại. Cũng lúc đó, Cổn bỗng thấy hai
đầu ngựa đã tiến lên, đi song hàng với con ngựa của hậu, bên trái là ngựa của
Vương Cao, bên phải là ngựa của Đặng Khoá Tử.
Ba người vừa đi vừa tỏ vẻ thân
mật, có những cử chỉ khiến Cổn đâm nghi. Bất giác một nỗi hờn ghen xông lên tận
đỉnh, Cổn tự nhủ:
- Hai con rận lạc! Vô phúc cho
tụi mày rồi! Đợi sáng mai, ta sẽ lượm hết tụi mày đi!
Ngày hôm sau, Đa Nhĩ Cổn quả
nhiên vào cung tìm gặp ông anh thì thầm cho biết câu chuyện bọn Vương Cao hôm
qua. Thì ra Thái Tông hoàng đế đã lâu cũng có lòng nghi bọn Cao rồi. Trước đó
mấy hôm, khi vào cung Vĩnh Phúc ngài thấy ở một nơi xa, hoàng hậu đang cùng
Đặng Khoá Tử ôm nhau. Nhưng ngài cho rằng mình mắt hoa trông nhầm, nên cũng bỏ
đi không nói tới. Nào ngờ hôm nay nghe Cổn mách, ngài nhớ lại chuyện hôm trước
mà lòng càng nghi già, và cuối cùng thì tin là thật. Ngài đột nhiên cả giận, tự
nhủ: hai thằng lưu manh nếu để ở trong cung thì còn ra thể thống gì nữa, nhân dịp
này nên lượm chúng đi cho xong.
Ngài tức tốc hạ lệnh thị vệ vào
cung truyền gọi Vương Cao và Đặng Khoá Tử. Văn hậu giữa lúc đang cùng Cao, Tử
đùa giỡn, thấy lệnh gọi, vội hỏi sự thể nhưng bọn cung nữ đều không ai rõ
chuyện. Cao và Tử đành theo thị vệ ra bệ kiến Thái Tông, quỳ xuống dập đầu lạy.
Thái Tông không nói chẳng rằng, chỉ đưa một lệnh tiễn cho Đa Nhĩ Cổn lôi bọn
Cao ra ngoài thành chém đầu tức khắc. Đến khi Văn hậu được tin thì đã trễ,
không có cách gì cứu nổi. Nhưng sau đó bà đã rõ rằng Cổn vì yêu mình nên đã
giết bọn Cao. Từ đó Văn hậu không còn có bầu bạn, lòng những âu sầu.
Thái Tông hoàng đế hồi đó, có
chuyện lôi thôi với Triều Tiên, thành thử ngài bận bíu suốt ngày, lúc nào cũng
cùng với bọn bối lặc, đại thần bàn tính việc chinh phạt. Hoàng hậu vì thế càng
cảm thấy lạnh lẽo đơn chiếc.
Tại sao Thái Tông hoàng đế phải
xuất binh chinh phạt Triều Tiên? Câu chuyện xảy ra như sau: Vua Triều Tiên là
Nhân Tổ, phản đối việc tôn hiệu Thái Tông. Đó là lý do thứ nhất. Lý do thứ nhì
là chuyện khuyên Triều Tiên nên đầu hàng. Khi Hàn thị, phi tử của Nhân tổ chết,
Thái Tông hoàng đế sai Anh Nga Nhĩ Đại, Mã Phúc Thái đi điếu rồi nhân dịp
khuyên Nhân Tổ đầu hàng xưng thần. Tổ không những đã không chịu hàng, lại còn
mai phục quân sĩ ở khách quán định ám sát sứ thần của Đại Thanh. Đại và Thái
may thoát chết chạy về, kể hết mọi nội cho Thái Tông nghe. Nhà vua cả giận, lập
tức điểm đủ mười vạn người ngựa, cùng bọn bối lặc, đại thần ngự giá thân chinh
đi đánh Triều Tiên.
Văn hoàng hậu được tin hoàng đế
đích thân xuất sư, bèn nghĩ ra một chuyện. Bà chờ khi hoàng đế bãi chầu về
cung, liền tự mình tới gặp. Văn hậu bèn hỏi:
- Bệ hạ xuất chinh phen này
giao cho ai làm giám quốc?
Thái Tông nói:
- Trẫm đã đem mọi việc triều
chính giao cho Hồng học sĩ. Y tuy mới về hàng nhưng thực có thể ỷ cậy được. Còn
mọi việc trong cung cấm thì đã có hậu chủ trương. Hậu hãy chiếu theo cung cách
biện lý như lần trước, khi trẫm xuất quân đánh Phủ Thuận.
Văn hậu nghe xong, liền tâu:
- Lần này không thể chiếu theo
cách biện lý của lần trước được! Bởi vì thần thiếp gần đây bệnh liên miên,
không thể chịu đựng được tân khổ. Xin bệ hạ cử một người thân tín giám quốc thì
hơn.
Thái Tông hoàng đế tỏ vẻ do dự,
lát sau mới nói:
- Tìm ai làm được giám quốc bây
giờ? A Mẫn, Mảng Cổ Nhĩ Thái cũng đều bệnh cả rồi!
Văn hậu nghe xong cười nhạt
nói:
- Bệ hạ cho hai người đó là
những người đáng trông cậy ư? Riêng thần thiếp thì thì lại rất sợ họ đó!
Thái Tông hoàng đế ngạc nhiên
hỏi:
- Hai người đó thế nào?
Văn hậu đáp:
- Bệ hạ sắp xuất quân. Hai người
đó ra thế nào cứ xin bệ hạ tới hỏi xem. Tóm lại thiếp vẫn phải xin bệ hạ cử
người giám quốc thì lúc đó thiếp mới chắc được hoàn toàn vô sự.
Thái Tông hoàng đế vì trong
lòng còn bận nhiều việc nên cũng chẳng muốn hỏi cho ra lẽ, ngài chỉ nói:
- Nhưng cử ai được bây giờ?
Bỗng Văn hậu bật người lên như,
cái lò xo, vội nói:
- Có rồi! Có rồi! Đa Nhĩ Cổn!
Bệ hạ đã chẳng thường ca tụng hắn có lòng trung nghĩa là gì? Hơn nữa, hắn lại
là em rể của thần thiếp. Nếu để hắn giám quốc, nhất định chẳng có chuyện gì xảy
ra. Hắn cũng có thể trông coi cả mọi việc trong cung cấm, khiến thẩn thiếp khỏi
nghi kỵ lo âu.
Thái Tông hoàng đế nghe xong,
vỗ tay nói:
- Ừ phải! Trẫm quên khuấy mất
tên Lão cửu đó nhỉ! Cho gọi hắn vào ngay.
Bọn cung nữ được lệnh, ba chân
bốn căng chạy đi. Chẳng mấy chốc Đa Nhĩ Cổn đã vào cung. Thái Tông hoàng đế
giao cho Cổn làm giám quốc tại kinh đô, đồng thời đề phòng A Mẫn, Mãng Cổ Nhĩ
Thái. Ngài còn dặn dò mọi việc đến năm, ba lần rồi mới ra khỏi cung, nhẩy lên
ngựa, hối thúc quân mã lên đường thẳng tới địa giới Triều Tiên…
Nguồn: http://vnthuquan.org/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét