Hồi 103: Tình là dây oan
Đạo
Quang hoàng hậu đã có lần khuyên can Hoàng đế chớ đam mê sắc dục. Nhưng tính nào tật ấy,
ngài vẫn mê đắm Nhị Hương như cũ, Bà tức bực lắm, liền trù mưu định kế để ngài
thấy cái oai quyền ghê gớm của bà, để rồi nhờ đó có thể chế phục ngài.
Đêm đó. Đạo Quang hoàng để tới
cung hoàng hậu đúng lúc bà đang đầy lòng oán hận. Rồi chẳng hiểu tại sao lời
qua tiếng lại, hai người đâm ra cãi nhau kịch liệt.
Trong thâm cung vừa tạm yên thì tại Dự Vương phủ lại xảy ra một vụ án tình hi hữu khác. Số là Dự Thân Vương tên gọi Dự Hưng vốn dòng tôn thất rất gần đối với hoàng đế. Theo thể chế của nhà Thanh, khi làm Vương gia thì không được có một chức vụ gì. Do đó Dự Hưng ăn no uống say rồi phởn rốn nằm kềnh ra ngủ, chẳng có gì làm cả. Hưng ngủ chán rồi đi chơi. Từ hang cùng đến ngõ hẻm, bất cứ chỗ nào Hưng cũng đặt chân tới. Vốn hiếu sắc, lại cậy mình có tiền, có thế, hễ thấy cô gái nào sạch nước cản, mặt mui xinh xắn, là Hưng tìm đủ cách đủ lối để ve vãn, tán tỉnh cho bằng được. Nhiều lầu xanh trong kinh thành đều do Vương gia đứng chủ. Bởi thế, người ta mới tặng Hưng cái biệt hiệu "Hoa Hoa thái tuế".
Con a đầu ấy tên gọi Dân Cách, vốn trước theo phúc tấn qua phủ Dự vương. Dân Cách có sắc đẹp lại thêm tính tình hoà nhã. Trong vương phủ, ai nấy cũng đều đối xử tốt với nàng. Dự Vương có cậu công tử lớn tên gọi Chấn Đức, cùng tuổi với Dân Cách. Chẳng biết duyên số thế nào mà đôi trai gái đâm mê nhau, hết sức tâm đầu ý hợp. Thường những lúc vắng người, họ thủ thỉ với nhau không biết bao nhiêu chuyện.
Hồi 104: Một vụ án
cưỡng gian chấn động
Con ả
đầu Dân Cách chẳng bao lâu đã mười tám tuổi. Cách biết vương gia có lòng chẳng
đẹp. Những lúc vắng người, Vương thường buông lời ong bướm trêu ghẹo. Thậm chí
có những lúc Vương vuốt ve, nắn khắp người nàng. Dân Cách nghiêm nét mặt, tỏ ý
không bằng lòng, rồi giật khỏi tay Vương mà chạy ra ngoài. Những trường hợp như
vậy xảy ra đã nhiều lần lắm.
Một
hôm Dự vương có việc phải vào cung. Hôm đó là mồng sáu tháng giêng, hôm mà họ
hàng tôn thất thân thuộc xa gần phải vào triều bái yết đầu năm. Sáng hôm đó Dự
Thân vương đem theo phúc tấn. Hoàng hậu và bà phúc tấn vốn chơi thân với nhau,
hoàng hậu lưu bà phúc tấn lại trò chuyện nên đêm đó bà không trở về phủ.
Dự Thân vương chờ bên ngoài
thấy phúc tấn không trở ra, bỗng nhớ tới người đẹp Dân Cách ở nhà Vương cho đây
là một cơ hội ngàn năm một thuở, thế là bèn thoăn thoắt ra khỏi cung, trở về
phủ. Vào nhà trong, sai bốn ả đầu, bộc phụ, mấy cô hầu thiếp đi mỗi người mỗi
việc hết cả, Vương lẻn vào phòng của phúc tấn. Vương biết rằng Dân Cách thế nào
cũng đang ở đấy dọn dẹp.
Không ngờ khi bước vào phòng,
Vương chẳng thấy một ai. Nhìn kỹ khắp phòng, mới thấy phía dưới bức trướng lụa
rủ thấp có một đôi hài đế trắng, lòng uốn cao, chung quanh thêu hoa khắp cả. Dự
vương hằng ngày đã biết đôi hài này của Dân Cách, lòng bỗng mừng rơn. Ngồi coi
phòng được một lúc lâu rồi, trong cảnh vắng lặng ấy, Dân cách cảm thấy buồn
ngủ. Nàng định về phòng riêng, nhưng thấy phòng bà phúc tấn không còn ai canh
giữ, nên không yên tâm, hơn nữa, bà đã có dặn nàng ở nhà coi giữ phòng cẩn thận.
Nàng bèn leo lên giường bà và ngủ thiếp đi lúc nào không biết.
Dự vương rón rén đóng cửa lại
rồi nhón chân bước cạnh giường. Vương lấy tay khẽ nâng bức trướng lụa lên,
miệng thốt lên một tiếng nhỏ, đầy khoái cảm: "Tuyệt quá!". Thì ra,
Vương thấy Dân Cách đang nằm say ngủ. Đôi môi son tươi như hoa, đôi má điển qua
chút phấn hồng, cặp lông mày lá liễu, tất cả đều làm cho nàng thêm đẹp, thêm
quyến rũ mơ màng.
Dân Cách thấy động, bỗng giật
mình tỉnh dậy thì đã không kịp nữa. Nàng chỉ còn biết kêu khóc, van xin, nhưng
chẳng an thua gì. Tấm thân trinh bạch như đoá trà mi vừa mới nở buổi ban mai đã
bị Vương gia làm ô uế mất rồi.
Dư vương đã thoả mãn thú tính,
bỏ nàng nằm đó, dương dương đắc ý bước ra khỏi phòng. Dân Cách xót xa cho thân
phận, khóc lóc thảm thiết. Nàng cố gượng dậy, chệnh choạng bước ra cài then
cửa, cởi sợi dây lưng, thắt cổ chết ngay trên đầu giường của bà phúc tấn chủ
nàng. Đáng thương cho nàng lúc sắp chết còn kêu lên mấy tiếng:
- Đại công tử ơi! Kiếp này
thiếp không thể hầu hạ chàng được nữa!
Nhà cửa trong Vương Phủ vừa lớn
vừa rộng. Phòng ngủ của phúc tấn lại không phải là chỗ mà bọn đầy tớ vào ra dễ
dàng. Bởi thế, Dân Cách chết treo trong phòng mà chẳng một ai biết.
Mãi cho đến tối hôm đó, bà phúc
tấn mới đem các công tử trở về phủ. Đại công tử vốn nhớ nhung Dân Cách, vội
chạy lên trước, xông vào trang viện, đẩy mạnh cửa phòng. Nhưng cửa đóng, bên
trong có then cài. Chàng đập luôn mấy cái mà chẳng thấy ai thưa. Chàng đâm
nghi, vội quay bước trở ra báo với mẹ. Mẹ chàng lúc đó còn ở thư phòng của cha
chàng để thuật lại chuyện yết kiến hoàng hậu. Bà nghe con kể, lấy làm lạ hết
sức, vội chạy về phòng, trong khi đó Dự vương làm bộ như không biết gì, cũng
lẽo đẽo theo sau. Bọn ả đầu, nữ bộc xô cửa để vào, cánh cửa bị sức mạnh bật
tung ra. Người ta chỉ nghe một tiếng rú hoảng hồn của cả bọn, thì ra họ trông
thấy một thây ma treo lủng lẳng ngay trên đầu giường của phúc tấn. Mọi người
nhìn kỹ lại thì đúng là xác của Dân Cách.
Người đau đớn nhất lúc đó là
Đại công tử. Đứng trước đông người, chả lẽ lại khóc lên hu hu. Chàng chỉ còn
biết mặc cho nước mắt rơi lã chã. Bà phúc tấn thấy con a đầu yêu quý nhất của
mình chết, bất giác nhỏ lệ, sai gia nhân cởi dây, hạ xác khiêng xuống nhà dưới.
Mụ quản sự bước tới nói với bà phúc tấn:
- Trong phủ xảy án mạng. Chiếu
lệ thì phải báo Tôn nhân phủ biết để khám nghiệm rồi mới khâm liệm và đem chôn
được Ngưng giây lát, mụ ta lại tiếp:
- Trong nhà nào màn trướng nào
đồ đạc, tất thảy đều nguyên vẹn. Cần phải mời quan tới khám nghiệm mới được.
Dự vương nghe câu nói này, chột
dạ, liền lên tiếng:
- Chết một con a đầu tôi mọi
chứ có gì mà phải báo với Tôn nhân phủ?
Dự vương phúc tấn thấy con a
đầu yêu quý của mình chết một cách thê thảm nên đoán phải có chuyện oan khuất
chi đây. Bà suy tính mãi, cuối cùng đoan kết rằng vụ án này xảy ra hẳn chỉ do
chồng bà chứ không phải ai khác. Nhưng lòng bà lúc đó chỉ uất ức bới cái chết
của con a đầu, cho nên chẳng tính suy tới lui gì nữa, chạy một mạch tới báo cho
Tôn nhân phủ biết.
Dự vương gây ra chuyện nên
chẳng tiện ngăn cản. Hơn nữa, Vương đinh ninh rằng mình thuộc dòng tôn thất, dù
việc có tới Tôn nhân phủ đi nữa cũng chẳng hề hấn gì.
Ai ngờ vị quản lý Tôn nhân phủ
lại là một tay mặt sắt đen sì, chí công vô tư, tên gọi Long Cách Thân Vương.
Nếu đem so sánh thứ bậc trong họ, thì Long Cách thuộc hàng chú của Dự vương.
Long Cách được báo, bèn đích thân tới Dự vương phủ khám nghiệm. Trông thấy tấm
trướng lục rũ thấp, chăn gối ngổn ngang, ông đã có đôi phần nghi hoặc rồi. Lúc
khám tới cửa mình Dân Cách, thấy nơi đây bị đập nát, chiếc quần lót máu me bê
bết thì ông đã rõ rằng nàng bị cưỡng gian nên quá xấu hổ mà tự vận. Khám nghiệm
xong, Long Cách thân vương suy nghĩ mãi vẫn chưa đoán ra đầu mối. Ông phân vân
tự hỏi; trong Vương phủ oai nghiêm như thế, kẻ nào dám to gan cưỡng hiếp đứa
thị nữ hầu cận bà phúc tấn được? Lúc đầu, ông nghi cho đại công tử của Dự vương
gây ra. Nhưng khi cho gọi tới thẩm vấn ông thấy cậu tỏ ra đau đớn cùng cực thì
bèn quyết ngay rằng cậu chẳng thể là người đã gây nên việc dâm ác này được.
Giữa lúc ông băn khoăn, bỗng tên lính nghiệm xác tới đưa cho ông một chiếc cúc
bằng vàng, trên có khắc chữ "Dự", mà chữ Dự lại chính là tên của Dự
Thân vương.
Đại công tử vừa thấy chiếc cúc
này bèn la lên:
- Chiếc cúc này vốn khâu trên
áo choàng của cha tôi đây mà!
Long Cách thân vương cầm chiếc
cúc xem kỹ quả nhiên thấy những mối chỉ đứt còn sót lại ở chân cúc. Thế là ông
cho gọi con a đầu trông coi về y phục tên là Hỷ Tử tới thẩm vấn Hỷ Tử vốn là
một đứa ngốc nghếch, vừa trông thấy chiếc cúc vàng, vội la lên:
- Trời đất! Thì ra nó rớt tại
nơi đây. Tôi cứ lấy làm lạ tại sao áo Vương gia thiếu mất một cái cúc.
Long Cách thân vương nghe nói
vậy, liền bảo con Hỷ Tử đi lây ngay cái áo choàng đem tới, mới biết chiếc cúc
thứ ba trên ngực áo đã bị mất, là do có sự kéo giật mạnh. Ngoài ra chiếc áo còn
bị rách một mảnh nhỏ ở chỗ khâu giữa thân dính với mảnh tà. Ông hỏi con Hỷ Tử:
- Chiếc áo này, Vương gia mặc
hồi nào?
Hỷ Tử đáp:
- Thưa, hôm qua tôi lấy ra để
Vương gia mặc mà vào cung.
Long Cách thân vương lại hỏi:
- Vương gia quay về phủ hồi lúc
nào?
Hỷ Tử đáp:
- Chiều thì ngài về.
Lại hỏi:
- Mi có chắc lúc ra đi Vương
gia mặc áo này còn đủ cúc chứ?
Hỷ Tử đáp:
- Bộ cúc hoàn toàn đầy đủ,
chẳng thiếu cái nào?
Hỏi:
- Lúc trở về phủ, Vương gia có
mặc chiếc áo này không?
Đáp:
- Có Vương gia mặc đúng chiếc
áo này?
Hỏi:
- Vương gia có chiếc áo này vào
lúc nào?
Đáp:
- Vương gia trở về phủ trước
một người. Khi ngài về tới nơi, tỳ nữ bước tới xin Vương gia cởi bỏ áo ngoài
cho. Nhưng Vương gia lặng thinh, cũng chẳng bảo cởi, vội vã bước vào phòng
ngay.
Long cách bèn tới phòng Dự
Vương, chìa ra chiếc cúc áo và hỏi:
- Chiếc cúc này của Vương gia
phải không?
Tuy đã mất cái cúc này, nhưng
Dự Thân vương quả chưa hề biết. Thấy Long Cách thân vương hỏi, Vương bèn đáp:
- Phải! Chiếc cúc này vốn do
Hoàng thái hậu ban thưởng cho. Năm đó vào cung chúc thọ, bà tự tay ban cho nên
trên đó mới có khắc chữ tên của tôi là thế. Thuần thân vương, Đoạn Thân vương
cũng được bộ cúc như tôi vậy. Vì đó là vật thưởng của thái hậu, nên tôi rất
quý, đem khâu vào chiếc áo choàng. Nay Vương gia đột nhiên hỏi tới chiếc cúc đó
là có ý gì?
Long Cách thân vương nói:
- Vương gia đánh mất một chiếc
cúc, Vương gia đã biết rồi chứ?
Dự Vương nghe xong mắt bỗng
trợn ngược lên, rồi ra vẻ suy nghĩ lung lắm. Long Cách Thân Vương lại hỏi:
- Tôi vừa tìm giúp cho Vương
gia đó!
Dự vương vội hỏi lại:
- Tìm giúp! Tìm ở đâu vậy?
Long Cách Thân Vương đáp:
- Tìm được ngay trong lòng bàn
tay xác chết của con a đầu Dân Cách đấy!
Dự vương vừa nghe xong câu nói,
sắc mặt bỗng biến đổi hẳn, đỏ gay lên được vài giây rồi bỗng biển thành xám
ngoét.
Thì ra lúc cưỡng hiếp Dân Cách,
Vương đã bị nó giật đứt mất một cái cúc mà không hay biết. Nay bỗng thấy Long
Cách thân vương đột ngột nói vậy, lời lẽ Vương đâm ra luống cuống, hết thế che
chống, tay chân Vương run lên, không biết đặt đâu cho yên nữa.
Long Cách thân vương nhìn qua
đã biết Dự Vương phạm tội mười phần mười rồi, ông liền quát:
- Bắt lấy!
Tức thì mười mấy tên sai dịch
xông tới giữ chặt lấy Dự vương và lôi ra khỏi phủ…
Hồi 105: Ai thích làm công chúa nhà Thanh
Đạo Quang hoàng đế đang
bực mình vì việc hoàng hậu giết mất nàng phi Nhị Hương sủng ái của ngài, bỗng
thấy Tôn nhân phủ tâu lên nói Dự vương dâm bức thị nữ Dân Cách, bất giác cả
giận đùng đùng, lập tức cầm bút phê ngay trên tập sớ hai chữ: "Tứ tử"
(cho chết).
Dự vương phúc tấn vốn thân với
hoàng hậu nên vừa được tin này bà vội đem theo công tử vào cung, quỳ trước mặt
hoàng đế và hoàng hậu cầu xin tha mạng cho chồng. Hoàng hậu cũng nói thêm vào
giúp bà phúc tấn. Lại còn có Thuần Thân vương, Thuỵ Thân vương, vì thể diện anh
em, cũng nhất tề hẹn nhau vào cung, cầu xin cho Dự Vương. Bà Dự vương phúc tấn
còn đến cả phủ Long Cách thân vương để cầu xin nữa. Thế là nỗi giận của hoàng
đế hạ xuống ngay.
Ngài giao nội vụ cho đại thần
Tôn nhân phủ họp cùng với Hình bộ đại thần định tội.
Ít hôm sau, toà định tội như
sau: Dự vương bị cách tuột tước vương, phát giao cho Tôn nhân phủ giam cấm ba
năm, mãn án về nhà, không được ra ngoài gây hoạ.
Bà Dự vương phúc tấn chạy đông
chạy tây gỡ tội cho chồng, tiêu hết mất 30 vạn lạng bạc mới còn giữ được cái
đầu đội nón trên cổ Vương ông. Thôi thì tiền mất chẳng kể chi, có điều đằng
đẵng ba năm xa chồng, bà phúc tấn chiếc thân vò võ cô phòng, nghĩ mà thê thảm.
Đạo Quang hoàng hậu biết bà buồn rầu lắm, nên hay cho gọi bà vào cung trò
chuyện. Cũng có khi hậu cho gọi cả đại công tử theo vào cung nữa.
Đạo Quang hoàng hậu thấy mặt
mũi cậu cả khôi ngô tuấn tú, tính tình lại nhu thuận, bèn xin hoàng đế cho tập
tước Dự vương, do đó mọi người mới gọi là Tiểu Dự Thân vương.
Tiểu Dự Thân Vương cũng đã đến
tuổi thanh niên. Hoàng hậu lại làm mai cho cô Cách Cách, con gái Phúc Quận
Vương.
Thế rồi ngày nghênh hôn tới.
Chính hoàng hậu lại cầu xin hoàng đế thả cho Dự vương ra khỏi lao Tôn nhân phủ
trở về nhà. Từ đó, cả nhà Dự Thân vương đều cảm kích và nhớ ơn hoàng hậu.
Bà Dự vương phúc tấn rắp tâm
trèo cao đã từ lâu. Bà đã nhắm Đại công chúa, mặt mũi xinh tươi, tính tình lại
hào sảng. Cứ mỗi lần vào cung gặp công chúa, bà lại tay bắt mặt mừng, hỏi đủ
chuyện, hết sức thân mật.
Theo luật lệ trong cung nhà
Thanh thì khi sinh ra, công chúa sẽ chủ yếu sống với bà bảo mẫu, nếu không phải
là ngày lễ sinh nhật, Vạn thọ thì không được gặp mặt cha mẹ. Một nàng công chúa
từ khi sinh ra cho đến lúc đi lấy chồng, chỉ được gặp cha mẹ có mười mấy lần,
thật tội nghiệp. Uy quyền của người bảo mẫu rất lớn, còn công chúa với cha mẹ
mình thì thương yêu trở nên nhạt nhẽo, thậm chí có công chúa khi gặp cha mẹ
cũng không dám tỏ bày nỗi khổ cực của mình ra nữa.
Duy chỉ có Đại công chúa này là
khác hẳn. Nàng được Đạo Quang hoàng hậu hết sức sủng ái và nuôi nấng từ nhỏ tại
cung nội. Bên cạnh nàng có hai chục thị nữ, tám người bảo mẫu hầu hạ. Nàng tuy
là gái nhưng tính nết con trai. Suốt ngày, nàng cười nói, vui đùa, cưỡi ngựa,
bắn cung. Bà Dự vương phúc tấn đã tính làm mai nàng cho chính con trai bà tên
gọi Phù Trân.
Phù Trân năm đó tuổi đã hai
mươi. Trân tuy là con trai nhưng tâm tính lại như con gái. Chàng có làn da
trắng mịn, thân hình yểu điệu, lại có tính hay mắc cỡ, đụng tẹo là đỏ mặt tía
tai lên.
Bà Dự vương phúc tấn cho người
mai mối xin Đại công chúa cho con trai. Hoàng hậu hỏi ý nàng thì nàng bằng lòng
ngay, chỉ nhờ có một điều là nàng nghe nói anh chàng Phù Trân tính nết rất hiền
lành, nhu thuận. Hoàng hậu nói chuyện cưới gả này với hoàng thượng xong bèn cho
xây cất ngay một toà phò mã phủ.
Đợi đến ngày lành tháng tất,
Đại công chúa từ biệt cha mẹ, lên kiệu hoa về phò mã phủ, làm hôn lễ. Sau đó
hai ông bà bố mẹ chồng tới triều kiến cô dâu. Nhưng sau cuộc triều kiến này,
nàng công chúa bị khoá trái cửa lại, sống một mình lạnh lẽo trong phòng vắng,
chẳng được gặp mặt chồng lấy một lần. Đại công chúa lấy làm lạ. Khi bà Dự vương
phúc tấn tới thăm, nàng bèn hỏi lý do tại sao phò mã không thấy tới. Bà phúc
tấn an ủi nàng và nói:
- Đó vốn là luật lệ của bản
triều ta. Công chúa hãy nhẫn nại ít lâu.
Nghe nói vậy, Đại công chúa
càng nghi hoặc, càng không rõ lý do tai sao. Còn Phù Trân phò mã từ lúc lấy
công chúa, thực quả cũng chưa từng được thấy nàng mặt ngang mũi dọc thế nào.
Suốt ngày chàng bị nhốt trong thư phòng phía ngoài viện, có muốn vào thăm vợ
cũng chẳng được cho nên lòng rất lấy làm hối hận rằng mình đã lỡ phải làm phò
mã, lấy công chúa con vua.
Thời giờ thấm thoắt thoi đưa,
chẳng bao lâu đã năm tháng qua mà vợ chồng công chúa vẫn chưa từng được gặp mặt
lần nào. Nàng vốn là người hào sảng, thẳng thắn, không chịu nổi cái luật lệ kỳ
cục ấy bèn bảo thị nữ cho tuyên triệu phò mã tới.
Nào ngờ lệnh của công chúa bị
ngay chính bọn bảo mẫu ngăn cản. Họ nói:
- Điều đó quyết không được đâu!
Thiên hạ sẽ đồn rầm lên là công chúa không có liêm sỉ gì cả đấy!
Thế là nàng đành khoanh tay,
đợi chờ. Ba tháng sau, nàng lại muốn cho thị nữ đi tuyên triệu phò mã. Bọn bảo
mẫu lại ngăn cản, song lần này họ "mách nước":
- Nếu công chúa nhất sinh tuyên
triệu phò mã tới thì cần phải bỏ ra ít tiền gọi là tiền "che xấu".
Đại công chúa nghe nói vậy, vội
bỏ ra một trăm lạng bạc.
Bọn bảo mẫu chê ít, nàng lại
thêm một trăm lạng nữa. Bọn bảo mẫu vẫn chê ít, nàng lại thêm lên tới năm trăm.
Nhưng bọn bảo mẫu vẫn chê ít mà nói:
- Cung nội sai bọn tôi tới phò
mã phủ để hầu hạ công chúa, một khi để công chúa tuyên triệu phò mã, tức là bọn
tôi đã phải chịu tội thay cho công chúa rồi đó!
Đại công chúa nghe nói tức mình
lắm, thế là lệnh lại bỏ.
Mãi đến ngày mồng một tháng
giêng (ngày Tết Nguyên đán), nàng vào cung chúc tết, gặp cha bèn hỏi:
- Phụ hoàng đem con gả cho ai
vậy?
Đạo Quang hoàng đế nghe đoạn,
lấy làm lạ hết sức, bèn hỏi:
- Phù Trân không phải là chồng
mày sao?
Đại công chúa liền nói với cha:
- Phù Trân là ai vậy? Phù Trân
là người như thế nào? Con lấy chồng đã một năm rồi mà chưa từng được gặp chồng
lần nào!
Đạo Quang hoàng đế hỏi thêm:
- Hai vợ chồng tụi bay sao mà
không gặp mặt nhau?
Đại Công chúa đáp:
- Bọn bảo mẫu không cho phép
con được gặp mặt chồng, thì làm sao mà con gặp được.
Đạo Quang hoàng đế nói:
- Đó là chuyện riêng của vợ
chồng tụi bay, bọn bảo mẫu quyền gì mà can dự vào?
Đại công chúa lại nói:
- Có phải phụ hoàng cho bọn bảo
mẫu tới phò mã phủ để cai quản con không?
Đạo Quang hoàng đế nói;
- Làm gì có chuyện đó bao giờ!
Đại công chúa nhớ lấy lời đó,
cất kín trong bụng, quay về phủ. Nàng trước hết cho gọi bọn bảo mẫu đến, chửi
cho một trận, đuổi hết ra khỏi phủ, rồi tuyên triệu phò mã vào nội viện. Thế là
từ đó, hai vợ chồng đoàn tụ dưới một nếp nhà ấm cúng, vui vẻ, đẻ liền một dây
tám đứa, đủ trai lẫn gái. Từ khi nhà Thanh dựng nước đến lúc đó là hai trăm
năm, sinh con đẻ cái thực chỉ có mỗi mình nàng Đại công chúa này.
Đã từ lâu, các công chúa triều
nhà Thanh đều không được gặp mặt phò mã? Nhiều nàng ốm bệnh tương tư đến chết,
đều do bọn bảo mẫu kiếm chuyện gây trò mà nên. Công chúa chết đi rồi, tức thì
phò mã bị đuổi ra khỏi phủ. Trừ những phòng ốc nhà cửa giao lại cho nội vụ, tất
cả những đồ đạc của công chúa như quần áo, vàng ngọc, trang sức đều bị bọn bảo
mẫu nuốt sạch. Bọn này vì tham lam những của cải đó nên đã nghĩ ra mọi cách,
gọi là để bức tử công chúa. Chuyện thật kỳ quặc song lại có thực dưới triều nhà
Thanh.
Lại nói Đạo Quang hoàng đế bị
hoàng hậu quản thúc ở trong cung và thường bị những tên thái giám tâm phúc của
bà rình rập coi chừng. Ngài chẳng có cách nào tiêu khiển, suốt ngày buồn bã,
chán ngán. Lúc còn trẻ, ngài có tập luyện cung tên cưỡi ngựa, bởi vậy, thường
đem bọn hoàng tử ra ngoài ngự hoa viên tập dượt giải khuây.
Theo lệ trong cung nhà Thanh,
cứ mỗi khi sinh ra, các hoàng tử được bế ra khỏi cung giao cho vú nuôi trông
coi và nuôi nấng. Đúng lệ thì cứ mỗi hoàng tử có tám bảo mẫu, tám vú nuôi, tám
người khâu vá, tám người tắm giặt, bốn đèn đóm và bốn nhà bếp. Khi lên ba thôi
bú rồi thì bỏ bớt bọn vú nuôi, nhưng lại thêm tám tên thái giám, thường gọi là
Ám Đạt để dạy hoàng tử cách ăn uống, tập cách nói năng, trò chuyện, luyện cách
đi đứng, cách cư xử theo lễ đạo. Đến sáu tuổi, bọn này còn dạy hoàng tử đi
giầy, đội mũ, mặc áo, đưa đi theo ban đại thần đứng tại triều đình để sai
khiến.
Hằng ngày cứ canh năm trở dậy,
bọn hoàng tử mặc áo trào phục đi vào cửa Kiều Thanh, khi tới bực cửa lớn, có
thái giám bế vào cửa, đưa mãi vào trước ngự toạ để cùng chầu với bọn Thân
Vương.
Triều bái xong, các hoàng tử
được đưa lên thư phòng đọc sách, làm văn. Đến mười ba tuổi lại có những viên Ám
Đạt giỏi chữ Mãn Châu, dạy cho cách đọc chữ Mãn, rồi mười bốn tuổi, dạy cưỡi
ngựa bắn cung. Trong cung gọi hoàng tử là A Kha Sở, cũng gọi là Thanh cung
(cung xanh). Mãi đến khi Phụ hoàng băng giá, hoàng tử mới được đem mẹ đẻ, con
cái ra khỏi cung, ở bên ngoài. Suốt thời gian làm hoàng tử, trừ những buổi vào
chầu nơi triều đình ra, chỉ được gặp mặt phụ hoàng độ mười mấy lần. Trong lúc
gặp, lại không được nói chuyện. Bởi thế giữa hoàng tử với hoàng đế, tình cảm
thật hết sức lạnh nhạt.
Trên đây là luật lệ chung tại
Thanh cung. Nhưng đặc biệt với Đạo Quang hoàng đế thì lại khác. Ngài thường
triệu hoàng tử vào cung, đem cả đoàn theo bên cạnh mình đi du ngoạn.
Về sau, ngài nhận thấy nơi hoa
viên quá nhỏ, bèn đem theo ngự lâm quân tới khu rừng mộc lan săn bắn.
Đạo Quang hoàng đế rất yêu quý
hoàng tử thứ tư Dịch Trữ và hoàng tử thứ sáu Dịch Hân. Phen nào tuần du ra
ngoài, ngài đem hai hoàng tử này theo bên cạnh. Mục Chương A thấy hoàng đế sủng
ái Dịch Hân hơn cả Dịch Trữ, bèn ngầm liên kết với Hân, thường đưa lễ vật và
dặn bảo Hân:
- Hoàng thượng là một vị thanh
chúa, thông minh anh dũng, Đại A Kha nên cống hiến bản lĩnh phi thường trước
phụ hoàng khiến ngài vui lòng hơn thì ngôi báu coi như đã nằm trong tay mình
rồi.
Dịch Hân nghe lời A, suốt ngày
luyện tập võ nghệ. Bởi thế cứ mỗi lần cưỡi ngựa, bắn cung y như Hân được thưởng
tứ nhiều nhất. Đạo Quang hoàng đế càng ngày càng yêu Hân, Dịch Trữ ở bên cạnh,
lặng lẽ đứng nhìn, cũng biết rằng phụ hoàng yêu Lục hoàng tử hơn mình. Lục
hoàng tử thấy được cha yêu, lại làm bộ kiêu ngạo hơn xưa khiến Trữ thấy khó
chịu lắm. Dịch Trữ cho mời sư phó của mình tên gọi Đỗ Thụ Điền tới thương
lượng. Điền vốn xuất thân nơi Hàn lâm, lòng đầy ứ kế mưu, bèn ri tai Trữ bảo
làm như thế như thế, Trữ nghe lời thày dạy, nhớ kỹ trong lòng chờ ngày thực
hiện.
Cách ít hôm, vùng Nhiệt Hà đầy
nghẹt tuyết, hoàng đế dặn chuẩn bị trước: ngày mai đi săn tại sườn núi phía
tây.
Ngài triệu tập khá đông thân
vương, bối lặc. Mọi người sửa soạn kỹ lưỡng vâng theo, ngày hôm sau, hoàng đế
xuất môn, bên cạnh có bảy vị hoàng tử theo hầu. Khi đến vùng núi phía tây, đoàn
người ngựa bắt đầu khởi sự. Duy chỉ có Tứ Hoàng tử Dịch Trữ kìm cương ngựa đứng
yên bên cạnh cha, không nhúc nhích.
Đạo Quang hoàng đế thấy vậy,
lấy làm lạ bèn hỏi:
- Trữ, con! Sao con không đi
săn hả?
Dịch Trữ ngồi trên ngựa, khom
mình đáp lời cha:
- Con nghĩ rằng đang là mùa
xuân, chim muông đang mùa sinh nở, nên không nỡ giết hại chúng, e trái với đức
nhân hoà của Trời Đất. Con cũng chẳng muốn lấy cái hay về cung kiếm để cạnh
tranh với anh em con làm gì!
Không ngờ mấy lời nói đó của
Trữ đã làm cho Đạo Quang hoàng đế trầm ngâm hẳn đi, lát sau ngài thở dài nói:
- Con ta thật đã có cái độ
lượng của người quân trưởng (ông vua).
Nói đoạn, ngài ra lệnh ngừng
cuộc săn. Cả đoàn Vương gia đang mặc sức đuổi nai bắn hoẵng, bỗng nghe có lệnh
ngừng, lấy làm lạ lắm. Nhưng đó là lệnh vua thì kẻ nào dám trái? Thế là cuộc
săn phút chốc đã êm ru, ông nào ông nấy cuốn cờ dẹp trống, tiu nghỉu trở về.
Hồi 106: Chết mà còn hên
Đêm hôm đó Đạo Quang
hoàng đế trằn trọc không ngủ. Ngài vắt tay lên trán suy nghĩ, nhớ lại lời nói
của Dịch Trữ lúc ban ngày, cho Trữ là người nhân từ quảng đại lắm.
Thế rồi ngài quyết truyền ngôi
cho Dịch Trữ, ngầm viết sẵn tên Trữ vào di chiếu.
Đạo Quang hoàng đế tuy đã bỏ
lệnh săn bắn nhưng thấy ở lại hành cung có vẻ tự do hơn nên chẳng nghĩ gì tới
chuyện hồi kinh. Ngài chỉ mang theo bên mình có một mình nàng Tĩnh phi tên Bác
Nhĩ Tế Cẩm. Tĩnh phi người nhỏ nhắn, xinh tươi, nàng lại nhanh miệng lưỡi, suốt
ngày nói cười. Nhờ nàng, hoàng đế có bầu bạn khiến cũng đỡ buồn.
Một hôm, hoàng đế muốn đi săn.
Tĩnh phi xin theo. Ngũ hoàng tử Dịch Tôn cũng xin luôn. Tôn vốn là con đẻ của
Tĩnh phi, tính tình ương bướng từ nhỏ, giỏi cung kiếm, nên thường được hoàng đế
cho đi cùng. Thế là vợ chồng mẹ con cả thảy bốn người đem một đội lính thần cơ
vào rừng, hết sức thích thú.
Nàng Tĩnh phi nai nịt đồ săn,
bề ngoài trông cũng có vẻ dũng mãnh. Hai mẹ con phóng ngựa khắp rừng, xông bên
này chạy bên kia khiến chẳng mấy chốc đã cách khá xa hoàng đế. Bên ngoài chỉ
còn có vài tên thái giám và ngự tiền thị vệ.
Bỗng một con mang vụt chạy ra
trước mặt, hoàng đế rút tên giương cung bắn tới. Con mang đeo cả mũi tên chạy
đi mất hút. Ngài bảo bọn lính thần cơ đứng lại, chỉ một mình phóng ngựa ra khỏi
rừng. Ngài phóng tầm mắt thìn quanh bốn phía, chẳng thấy con mang đâu mà chỉ
thấy phía xa xa một anh chàng đang sửa soạn tự treo cổ lên cành cây. Ngài thấy
y dùng dây lưng buộc một cái thòng lọng, đút cổ vào, hai cẳng bốc lên không, lủng
lẳng đung đưa.
Đạo Quang hoàng đế bỗng nối
lòng thương. Ngài vội lấy mũi tên lắp vào cung, bắn vút tới. Mũi tên cắt dây
lưng đứt làm đôi khiến anh chàng nọ rớt phịch xuống đất.
Chàng nọ lấy làm lạ, nhìn quanh
bốn phía tìm kiếm, nhưng Đạo Quang hoàng đế núp trong bụi cây, y không nhìn ra.
Thấy không có ai anh ta lại
lượm cái dây lưng lên định thắt cổ nữa. Thấy vậy, Đạo Quang hoàng đế giục ngựa
phóng tới, giật lấy chiếc dây lưng. Lúc đó ngài ăn vận bộ đồ săn nên anh chàng
nọ không biết đó là hoàng đế, y lấy làm giận, hằn học nói:
- Ta muốn tìm cái chết! Cớ sao
ngươi cứ trêu ghẹo ta như vậy?
Đạo Quang hoàng đế hỏi:
- Tại sao ngươi không muốn làm
người nữa mà lại muốn làm ma?
Anh chàng nọ đáp;
- Đói rét suốt đời, chẳng chết
thì còn sống làm gì nữa?
Nói đoạn anh chàng oà lên khóc.
Đạo Quang hoàng đế hỏi:
- Ngươi từ nơi đâu tới đây?
Anh chàng trai nọ gạt lệ nói:
- Tôi vốn người Tứ Xuyên, cũng
có chút công danh, lên kinh để thi tuyển, và đã đậu thứ nhì. Tưởng chẳng bao
lâu nữa thì được bổ dụng, tôi liền đem hết gia quyến lên kinh chờ đợi. Nào ngờ,
đợi chờ luôn ba năm, chẳng thấy tin gì, trong khi đó, người đậu thứ ba, thứ tư,
thậm chí đến người thứ mười lăm đều được bổ dụng cả rồi. Mỗi tôi là người duy
nhất không được Thời gian chờ đợi tại kinh, có chút của, tiêu xài hết sạch, vợ
phải đi khâu thuê vá mướn, con gái phải đi thêu hoa cho người để độ nhật, xem
chừng rồi đây cũng khó sống nổi. Tôi tính tới hỏi xem thì bọn sai dịch ngăn
chặn, không cho vào, tức đến muốn chết! Tôi được tin hoàng thượng xuất tuần
Nhiệt Hà, bèn dối gia đình, lên tới nơi đây tìm một cái chết. Tôi chẳng còn
nghĩ gì hơn, chi mong Vạn tuế gia biết mà thương cho một linh hồn vất vưởng nơi
đất khách quê người, đại phát từ bi, ban cấp cho ít tiền để gia đình tôi có thể
đưa quan tài về được Tứ Xuyên. Cái ơn đức ấy dù tôi có làm quỷ dưới suối vàng
cũng không bao giờ dám quên.
Nói đoạn, anh chàng lại khóc hu
hu. Đạo Quang hoàng đế sinh trưởng nơi lầu vàng điện ngọc, đâu có thấu rõ được
cảnh khổ chốn dân gian chỉ còn biết đứng sững mà nhìn anh ta khóc. Khóc một lúc
qua rồi, anh chàng rút ở trong mình ra một tờ sớ đưa cho hoàng đế. Nhưng Đạo
Quang không xem.
Ngài cũng rút trong mình ra một
viên ngọc gọi là "Bạch ngọc ty yên hồ" đưa cho anh nọ, và dặn rằng:
- Ngươi đem vật này tới công
đường của bộ Lại thì thế nào cũng được bổ dụng. Ngươi hãy rời khỏi nơi đây
ngay, vì đây là vùng cấm của hoàng gia, chẳng may bị bắt thì ngươi chỉ có mất
đầu thôi!
Đạo Quang hoàng đế nói xong,
quất ngựa quay mình đi ngay. Anh chàng đàn ông nọ cầm viên "Bạch ngọc ty
yên hồ" trong lòng nửa
tin nửa ngờ. Nhìn vào viên ngọc, thấy nó sáng đẹp, biết là vật trân bảo quý
giá, liền nghĩ rằng nếu không được bổ dụng đi nữa thì bán nó đi cũng sống cũng
được ít lâu. Thế là anh ta bỏ ngay cái ý nghĩ, quyện sinh, vội vàng lên kinh,
mình mặc chiếc áo dài rách rưới thê thảm, xông bừa vào nha môn bộ lại.
Bọn sai dịch tưởng anh ta là
thằng điên vội chạy ra ngăn lại. Anh ta đâu có chịu lép, la rầm lên, khiến
đường quan cũng phải chú ý, sai ngay người ra hỏi. Anh ta nhất định không thèm
nói với người này, nằng nặc đòi gặp cho bằng được đường quan mới chịu.
Vị đường quan nghe nói bèn đích
thân bước ra. Lúc đó anh chàng nọ mới chịu đưa viên "Bạch ngọc ty yên
hồ" ra ("Bạch
ngọc ty yên hồ" vốn là
của nước Việt Nam, Tôn Sĩ Nghị sang Việt Nam cướp được viên ngọc này đem về
dâng cho vua Càn Long).
Vị đường quan xem viên ngọc,
chẳng rõ đầu đuôi ra sao, vội cầm vào đưa cho quan thượng thư. Vị quan thượng
thư này vốn người Mãn tên gọi Dục Minh, thoạt nhìn thấy viên ngọc đã nhận ra là
của hoàng đế, vội cung kính đặt lên bàn rồi cả bọn quỳ xuống lạy lấy lạy để.
Lạy xong, thượng thư Dục Minh trở ra, tiếp rước anh chàng nọ vào trong sảnh rồi
hỏi xem viên ngọc này từ đâu tới thì anh chàng cứ thật thà kể lại và cuộc gặp
gỡ và sự cứu mạng của người thợ săn trong rừng.
Dục Minh nghe xong, bèn bảo cho
anh ta biết người thợ săn đó chẳng ai xa lạ mà chính là đương kim hoàng đế!
Anh ta giật nảy mình, vội bò
mọp xuống đất, dập đầu lạy mãi trước viên ngọc Ty Yên hồ đặt trên bàn. Quan
thượng thư Dục Minh sai người đỡ anh ta dậy, rồi hỏi xem, anh ta muốn gì. Anh
ta giơ tay lên dập đập vào trán nói:
- Tôi mơ tưởng đã hơn mười năm
nay cái chức biên khuyết tại huyện Hoàng Ba tỉnh Hồ Bắc…
Câu nói còn chưa hết, vị thượng
thư Dục Minh đã vội sai viết trát cấp kỳ, viện đường quan viết ngay trát bổ
nhiệm, rồi giao tận tay cho anh chàng kia. Anh kia tay cầm tờ trát, cúi khom
mình lạy chào, bước ra khỏi nha môn để tới nhiệm sở.
Ít lâu sau, khi Đạo Quang hoàng
đế trở về kinh, thượng thư Dục Minh đem viên ngọc Ty Yên hồ hoàn lại cho ngài
thì ngài nói:
- Anh chàng cùng khổ ấy được bổ
nhiệm nơi đâu?
Dục minh hồi tấu:
- Tâu thánh thượng! Bổ nhiệm
làm quan huyện Hoàng Ba.
Đạo Quang hoàng đế cười nói:
- Anh chàng ta kể cũng bạc
phước thật! Chi vì một cái chức quan nhỏ ấy mà tính đổi cả mạng sống!
Sau khi đáo nhiệm, nhờ được ơn
tiến cử của hoàng đế nên thượng ty có biệt nhãn khiến anh ta, đâm cậy thế, vơ
vét quá sá, mà thượng ty cũng chẳng dám cách chức. Sáu năm vơ vét, anh ta đã
nhen nhúm được cái vốn hơn năm mươi vạn lạng bạc. Khi Đạo Quang hoàng đế biết
ra thì câu chuyện đã rồi, đành bỏ qua luôn.
Lại nói Đạo Quang hoàng hậu vốn
là con gái của viên thị vệ Di Linh, tên gọi Nữu Cô Lộc. Di Linh có ra ngoài làm
quan, nhận chức tướng quân tại tỉnh Tô Châu. Nữu Cô Lộc cũng theo cha tới nhiệm
sở. Nàng rất thông minh, lanh lẹn. Tướng quân Di Linh hằng ngày thường qua lại
thăm viếng bọn thân sĩ địa phương. Bọn thân sĩ này cũng thường đưa vợ con vào
nha môn tướng quân để đáp lễ và giao du trò chuyện. Do đó, Nữu Cô Lộc chơi thân
với các cô gái con các vị thân sĩ này. Cùng bạn gái, nàng học hỏi nào thêu thùa
may vá, nào ca hát đàn địch, nào cờ quạt, nào làm thơ viết chữ, tất cả những
việc này nàng đều tinh thông cả.
Nữu Cô Lộc về sau vào cung,
thấy nàng vừa có sắc đẹp, lại tài nghệ hơn người, Đạo Quang hoàng đế phong làm
trưởng phi. Ít năm sau, nàng được phong làm hoàng quý phi. Đến khi bà hậu Đông
Giai chết thì nàng được sắc phong lên làm hoàng hậu.
Hoàng hậu Nữu Cô Lộc ỷ mình
thông minh đứng đắn, việc nào cũng muốn tranh thắng. Bà lại muốn tự mình cai
quản hết sáu cung. Bà lấy quyền hoàng hậu, giám sát luôn cả hoàng đế, không cho
phép hoàng đế tự ý triệu hạnh bất cứ cô nào, bà nào trong đám phì tần cung nữ.
Cũng vì vậy tình nghĩa vợ chồng càng ngày càng hỏng.
Lần này, hoàng đế đem nàng Bác
Nhĩ Tế Cẩm đi Nhiệt Hà, ở lại quá lâu, nên bà tỏ ra khó chịu hết sức. Đến khi
Tĩnh phi trở về cung, bà thấy mặt, liền nói bóng nói gió, khi mỉa mai, lúc nặng
nhẹ, chẳng thèm ý tứ nữa.
Tĩnh phi Bác Nhĩ Tế Cẩm nào
phải vừa; nàng cũng là một tay dám chơi, lại đang được hoàng đế sủng ái, bởi
vậy quyết không nhượng bộ. Song một đằng là phi tử, một đằng là hoàng hậu, danh
phận, thế lực đôi bên chênh nhau quá xa. Tĩnh phi biết vậy, bèn dùng kế hiểm.
Trước hết, nàng tới Hoàng thái
hậu, tỏ lòng ân cần với bà. Hồi đó vì Đạo Quang hoàng đế chuộng sự tiết kiệm,
Hoàng thái hậu phải chịu cảnh cơ cực hết mức trong cung Từ Ninh.
Nhìn rõ điểm đó, Tĩnh phi
thường đưa lễ vật tới dâng cho bà. Thái hậu đâm ra cảm kích, và tỏ ra quý mến
nàng.
Tĩnh phi thấy Hoàng thái hậu đã
cùng đi với mình một đường rồi, bèn rỉ rả kể lại những chuyện xấu của hoàng
hậu.
Thái hậu thấy hoàng hậu thường
cậy mình thông minh tài trí, tính tình lại hiếu thắng, vốn đã chẳng ưa sẵn.
Trước đây hoàng hậu Đông Giai vốn là nội thân của Thái hậu, nay hoàng hậu Nữu
Cô Lộc lại từ quý phi thẳng lên hoàng hậu nên Thái hậu không ưa. Đã thế, Tĩnh
phi lại hay nói ra nói vào, đặt điều nọ thêm điều kia trước mặt thái hậu, khiến
bà càng ngày càng ghét hoàng hậu.
Hoàng hậu cũng biết Thái hậu chẳng ưa mình, lại được Tĩnh phi xúi bẩy thêm vào nên mỗi lần gặp Tĩnh phi là một lần bà hậm hực bực tức, trong khi đó Tĩnh phi khôn khéo, lúc nào cũng tỏ ra kính trọng hoàng hậu hết mình. Cứ mỗi lần được triệu hạnh. Tĩnh phi lại khóc tỉ tê bên cạnh hoàng đế, nói hoàng hậu ghen tuông với mình thế nào, ngược đãi mình ra sao.
Nước mắt đàn bà vốn đã có sức
mạnh ghê gớm, huống hồ đây là nước mắt của một sủng phi thì sức mạnh còn khủng
khiếp hơn nhiều. Việc hoàng hậu bắt hoàng đế phải chịu nước lép với mình đã là
một điều khiến hoàng đế giận ghét bà, nay được nghe Tĩnh phi tỉ tê kể lể, hoàng
đế dần dần đâm ra căm thù hoàng hậu.
Giữa lúc ba người đang cùng sát
cánh đi một đường để đối phó với hoàng hậu thì Ngũ hoàng tử bỗng gây chuyện rắc
rối, suýt làm cho Tĩnh phi bị thất sủng.
Sổ là Ngũ hoàng tử Dịch Tôn,
con của Tĩnh Phi, sinh cùng năm cùng tháng, cùng ngày với Dịch Trữ, chỉ sai có
một giờ mà thôi, theo truyền thuyết trong cung nội thì Ngũ hoàng tử sinh ra
trước rồi Tứ hoàng tử mới sinh và như thế chậm mất một giờ. Nhưng Toàn phi ranh
mãnh, bỏ tiền ra mua chuộc mấy bà mụ cố ý cho báo chậm, do đó Tứ hoàng tử được
làm anh mà Ngũ hoàng tử lại bị làm em.
Dịch Trữ tính thô bạo ngay từ
lúc nhỏ, đã lớn mật lại hay làm bậy và chẳng ưa đọc sách chút nào. Ở trong A
Kha Sở, Trữ thường cậy mạnh khiến bọn anh em ai cũng phải chịu lép, cũng vì vậy
mà ai cũng ghét Trữ và để bụng căm giận.
Giận thì giận, ghét thì ghét,
nhưng ai cũng sợ Trữ nổi máu hung lên, nên đành phải chịu vậy.
Ngũ hoàng tử nhờ lúc mẹ mình
được sủng ái nên tuổi tuy còn nhỏ mà đã được phong làm Thuần Quận vương.
Thuần Quận vương danh vị tuy
cao nhưng lại dốt nát, chẳng học hành gì.
Hoàng hậu cũng biết Thái hậu chẳng ưa mình, lại được Tĩnh phi xúi bẩy thêm vào nên mỗi lần gặp Tĩnh phi là một lần bà hậm hực bực tức, trong khi đó Tĩnh phi khôn khéo, lúc nào cũng tỏ ra kính trọng hoàng hậu hết mình. Cứ mỗi lần được triệu hạnh. Tĩnh phi lại khóc tỉ tê bên cạnh hoàng đế, nói hoàng hậu ghen tuông với mình thế nào, ngược đãi mình ra sao.
Hồi 107: Cho thầy uống nước tiểu
Hồi đó Thuần Quận vương cũng
phải theo bọn anh em tới thư phòng dạy tập. Thầy học là đại học sĩ Từ Hồng Lục,
vốn là ông thầy cực kỳ nghiêm khắc. Bọn hoàng tử đều sợ ông, duy có một mình
Dịch Tôn là không, đôi khi còn đám chọc phá cả thầy. Tôn lấy một trái quả để
ngay trên mặt ghế khiến thầy không để ý ngồi trúng ngay vào, đũng quần ố một
đám vàng vàng chẳng khác gì cứt. Lối chơi mất dạy này, Tôn thường hay làm vào
mùa hè.
Tôn
lại bắt một con cóc bỏ vào tráp mực của thầy. Thầy không ngờ, mở nắp ra, tức
thì chú cóc chân đẩy mực, nhảy tung ra dẫm dấu mực lên khắp mặt bàn, mặt ghế,
mặt sách, nhọ nhem be bét hết. Trò chơi này, Tôn hay xài nhất. Ông Lục tuy giận
lắm, nhưng chẳng biết phạt Tôn cách gì!
Có một hôm, bọn Kha (hoàng tử)
trong thư phòng la hoảng rằng Ngũ hoàng tử mất tích. Ông Lục vội cho thái giám
đi tìm. Tìm mãi một lúc lâu chẳng thấy, về sau bỗng thấy Tôn nhảy từ đầu cây
cột điện Chính Đại Quang Minh xuống.
Trong điện Chính Đại Quang Minh
có đặt một ngai vàng. Theo luật lệ nơi cung cấm thì hễ ai qua đây, bắt buộc
phải vòng ra đằng sau chứ không bao giờ được phép đi trong điện, ngoại trừ dịp
có lễ lớn. Thế mà nay Ngũ hoàng tử lại dám phạm cái tội đại bất kính đó. Ông
thầy Lục liền đem "Tổ huấn" ra đánh vào lòng bàn tay ngũ hoàng tử ba
roi. Từ đó Ngũ hoàng tử giận thầy, lúc nào cũng chỉ muốn báo thù.
Hồi đó vào giữa mùa hè. Từ Hồng
Lục học sĩ người mập ú lại thích uống trà. Ông thầy đang giảng sách, bọn hoàng
tử quây chung quanh. Từ học sĩ thấy khát, bèn nâng chén trà kế bên uống một hơi
cạn chén rồi giảng tiếp.
Thấy vậy, Dịch Tôn sinh kế, lén
lại rót gì đó chén trà đặt trên bàn, không có ai ngoài Tứ hoàng tử nhìn thấy.
Một lát sau, ông thầy Lục lại
giơ tay với chén trà uống một ngụm. Nhưng trà chưa qua cổ, ông đã
"ọe" lên một tiếng lớn, phun hết ra ngoài. Ông tức điên lên, mặt hầm
hầm, mắt trợn ngược quát hỏi:
- Đứa nào đổ nước đái vào trà,
hả?
Bọn hoàng tử giật nẩy mình đánh
thót một cái, chẳng cậu nào dám hở răng. Vài phút sau, Tứ hoàng tử nhịn không
nổi nữa, bèn khai ra:
- Tôi thấy Ngũ hoàng tử bưng
chén đặt đó!
Dịch Tôn nghe xong đang tính
che chống, nhưng ông thầy Lục đã quát vang, nhảy phóc tới tóm ngay lấy cổ Tôn.
Tôn hoảng lên, la hét om sòm.
Giữa lúc đó, Đạo Quang hoàng đế
không biết từ đâu xuất hiện, Ngài thấy cảnh đó, vội hỏi:
- Cái gì thế? Ngũ A kha không
thuộc bài hả?
Từ Hồng Lục thấy hoàng đế tới
vội chạy ra đón. Ông nói:
- Ngũ A kha đem cho thần một
chén trà, trong có mùi vị hết sức lạ! Thỉnh hoàng thượng ngửi qua sẽ rõ.
Đạo Quang hoàng đế cầm lấy chén
trà đưa lên mũi, Ngũ hoàng tử biết nguy, vội co cẳng chạy vắt giò khỏi cửa.
Đạo Quang hoàng đế cả giận,
quát một tiếng lớn:
- Bắt nó lại!
Tức thì hai tên thái giám xông
tới tóm cổ ngay Dịch Tôn điệu vào.
Đạo Quang hoàng đế tức giận đến
cực điểm, tuốt ngay cây bội đao, nhè Dịch Tôn chém tới. May thay Từ Hồng Lục
ngăn kịp rồi quỳ xuống xin tha cho Ngũ hoàng tử.
Đạo Quang hoàng đế thấy Từ học
sĩ quỳ trên nền gạch, nguôi cơn giận, vội vực ông dậy. Từ học sĩ thấy hoàng đế
bớt giận bèn bịa chuyện nói tốt cho Ngũ hoàng tử. Dịch Tôn nhân đó vội quỳ
xuống đất, dập đầu luôn mấy cái xin tha tội.
Đạo Quang hoàng đế chưa hết
giận giơ chân đá một phát vào ngực Tôn khiến Tôn ngã quị xuống sàn nhà. Ngài
lại lấy một chiếc hèo lớn đưa cho ông thầy Lục, giục ông đánh mười hèo vào đít
Tôn.
Đạo Quang hoàng đế nghĩ rằng
Dịch Tôn là con đẻ của Tĩnh phi, nay dám làm điều điên rồ ấy, tất hẳn mẹ cũng
có tội. Ngài hầm hầm chạy vội vào cung. Ai ngờ Tĩnh phi đã biết được chuyện này
cách đó ít phút. Nàng vội nhổ hết trâm, buông tóc xoã, tay cầm nào sách, nào
mũ, nào dây lưng, quỳ lạy tại cửa cung. Thấy hoàng đế bước tới, nàng vội dập
đầu, miệng tâu:
- Thần thiếp không biết cách
dạy con, khiến hoàng thượng phải tức giận, tội thật muôn thác. Thần thiếp
nguyện xin đem sách, mũ, dây lưng trả về, chỉ mong hoàng thượng đại phát từ bi
cho thiếp một cái chết.
Nói đoạn, đôi mắt nàng tuôn lệ
như mưa. Lúc mới tới, Đạo Hoàng hoàng đế quả có giận lắm, nhưng thấy tình cảnh
đáng thương của Tĩnh phi thì lòng se lại. Ngài giơ tay vực Tĩnh phi lên, bảo
nàng:
- Yên tâm! Khanh không có tội
chi, chỉ riêng thằng nghịch tử đó có tội thôi! Cần phải cho nó một trận mới
được!
Tĩnh phi bước tới vài bước, đớ
hoàng đế về cung. Lúc vắng người. Tĩnh phi thì thầm cầu xin cho Ngũ hoàng tử.
Qua ngày hôm sau, Đạo Quang
hoàng đế truyền dụ cách hết chức tước của Thuần Quận vương Dịch Tôn, nhốt trong
thâm cung xanh (Thanh cung) ba năm, không cho ra ngoài.
Đạo Quang hoàng đế tuy trừng
phạt nặng Ngũ hoàng tử nhưng lại vẫn sủng ái Tĩnh phi hết sức. Ngũ hoàng tử là
con Tĩnh phi. Tình mẫu tử sâu nặng. Bởi thế Tĩnh phi bỏ ra rất nhiều tiền đút
lót bọn thái giám Thanh cung. Nàng thường đưa quần áo, đồ ăn thức uống vào, nhờ
người trao lời an ủi hoàng tử bảo nhẫn nại chờ ít lâu khi nào hoàng thượng hết
giận, sẽ cầu xin tha tội cho.
Tin này đến tai hoàng hậu. Bà
kết án Tĩnh phi tư thông với bọn thái giám bên ngoài, kết giao với Thanh cung,
rồi dâng một bản sớ lên hoàng đế nói Tĩnh phi không biết an phận thủ thường, cần
phải quản thúc gắt gao.
Đạo Quang hoàng đế đang lúc say
mê Tĩnh phi thấy tờ sớ, cười khẩy một tiếng, vò nát ném vào sọt rác. Từ đó, mối
ác cảm tình giữa hoàng hậu và Tĩnh phi lộ hẳn ra. Suốt ngày Tĩnh phi nghĩ mưu
tìm kế hãm hại hoàng hậu. Nàng vốn thân với bọn thị nữ hầu cận thái hậu, bèn
xui bọn này nói xấu hoàng hậu trước mặt bà. Chúng đặt điều bảo hoàng hậu những
lúc vắng người thường trù rủa thái hậu, mong cho thái hậu chết sớm để nắm trọn
uy quyền trong cung cấn.
Hoàng thái hậu tuổi đã già, đâu
còn sáng suốt để phân biệt phải trái, nay nghe những lời gièm pha đó, đâm ra
nửa tin nửa ngờ. Về sau, một cung nữ cung Từ Ninh qua chơi bên cung hoàng hậu,
vô tình lượm được một thằng bù nhìn trên găm bảy chiếc kim tú hoa; rất lấy làm
lạ. Cung nữ này vốn hầu cận thái hậu. Nó vội cầm thằng bù nhìn lén, đưa về cho
bà coi.
Hoàng thái hậu xem qua thấy
trên thằng bù nhìn viết tám chữ ngày sinh tháng đẻ, lại chính là ngày sinh
tháng đẻ của mình. Bà đùng đùng nổi giận, cật vấn xem bù nhìn lượm được tại nơi
nào.
Con cung nữ thấy thái hậu cả
giận, sợ quá, vội đem chuyện mình sang chơi bên cung hoàng hậu rồi lượm được bù
nhìn ra sao, kể hết đầu đuôi. Thái hậu nghe đoạn, càng tức, nghiến răng hậm hực
nói:
- Tám chữ ngày sinh tháng đẻ
của tao, ngoài hoàng hậu ra chẳng ai được biết. Thằng bù nhìn, chắc do con khốn
nạn đó làm ra! Ni trù rủa mãi chẳng thấy tao chết, nên nghĩ ra trò bùa ngải nầy
để diệt trừ chứ gì? Hừ! Lưới trời lồng lộng, thưa mà không lọt, thằng bù nhìn
đã vào tay tao rồi, con khốn nạn phải chết! Tao phải đích thân tới hỏi tội mới
được!
Miệng nói tay chân bà run lên
vì giận dữ. Bà cầm thằng bù nhìn chống tay đứng dậy hầm hầm bước ra khỏi cung,
kêu đem nhuyễn kiệu lại để tới cung Dực Khôn hỏi tội cô con dâu khốn nạn kia,
con thị nữ hoảng quá. Nó vô tình lượm thằng bù nhìn về, ai ngờ chuyện đâm ra
to. Nó sợ bị tai vạ vội quỳ xuống ngăn thái hậu và nói:
- Xin Thái hậu đừng quá nóng.
Chuyện này nên cho người tra xét kỹ rồi hãy hỏi tội cũng chưa muộn!
Thái hậu vội ngắt lời, hỏi kế
Tĩnh phi. Nàng nhích gần lại bên cạnh, ghé sát tai bà khẽ nói mấy câu. Thái hậu
gật đầu lia lịa. Sau đó bà truyền lệnh cho thị nữ nói lại cho đám cung nữ tuyệt
nhiên không được đề cập tới chuyện xảy ra hôm đó, đứa nào hé miệng sẽ mất mạng.
Được lệnh đó đám cung nữ như
ngậm hột thị cả, hai cung Từ Ninh và Dực Khôn chẳng hề nghe thấy lời nào bàn
tán xì xào.
Đôi khi hoàng hậu Nữu Cô Lộc
tới triều kiến, thái hậu tuyệt nhiên không lộ vẻ gì khác biệt, vẫn dùng lời
ngon lẽ ngọt mà nói.
Hoàng hậu không ngờ, cứ tưởng
rằng thái hậu đã chuyển ý đối với mình, trong lòng rất lấy làm sung sướng.
Ngày lễ Vạn thọ của thái hậu đã
tới. Mục tướng quốc lại dâng lên cho thái hậu ban nữ nhạc của mình để hát chúc
thọ.
Đạo Quang hoàng đế, nhìn gánh
hát, nhớ tới Nhị Hương phi thuở nọ chết một cách đáng thương. Thoạt đầu, ngài
tính lên đài đóng vai Lão lai tử chúc thọ, nhưng khi nhớ tới cái chết của Nhị
Hương phi thì lòng đầy thê thảm, không muốn diễn nữa, bèn bảo tứ hoàng tử Dịch
Trữ diễn thay ngài.
Nhân lúc mọi người không để ý
ngài chuồn ra ngoài trở về cung, sau chân có một thái giám theo hầu. Tên thái
giám thấy ngài chạy vào tẩm cung lôi ra một bức tranh vẽ hình Nhị Hương phi
treo lên đầu giường, thắp nhang lạy mấy cái, miệng gọi phi tử rồi thì thầm nói
với bức ảnh:
- Trẫm đã hại nàng rồi. Bọn chị
em của nàng hiện đang diễn hát tại đây. Nàng ở mãi nơi đâu? Trẫm mỗi khi đi
nằm, thường thấy nàng trong mộng. Tại sao nàng không tới thăm trẫm?
Mấy câu nói nghe có vẻ thảm
thiết quá, khiến tên thái giám đứng sát bên cạnh nghe thấy cũng phải rơi lệ.
Hoàng đế khấn khứa thêm một hồi, rồi lặng lẽ ngồi nhìn bức tranh.
Sau cùng, ngài bảo thái giám
buộc tranh cất đi, rồi trở về chỗ cũ xem hát.
Trên sân khấu, Tứ hoàng tử đang
đóng vai Lão lai tử, tay cầm một chiếc trống nhỏ, vừa gõ vừa nằm dưới đất cất
tiếng hát vang.
Đạo Quang hoàng đế xem thấy
cũng phá lên cười ha hả, chỉ có thái hậu, trong lòng đang có việc không vui,
nên ngồi im lặng, chẳng nói chẳng cười.
Hoàng hậu Nữu Cô Lộc thấy chính
con trai mình diễn hát trên sân khấu, muốn lấy lòng Thái hậu, bèn làm một bài
thơ tứ tuyệt, để chúc thọ Thái hậu ngay lúc đó, rồi đem dâng bà.
Thái hậu cầm thơ xem, luôn mồm
khen hay, lại bảo rót rượu thưởng. Tĩnh phi ngồi phía sau, sửa soạn xong từ lúc
nào, chỉ cần nghe có một câu "thưởng rượu" là vội mang hồ rượu bước
tới. Một con cung nữ đứng cạnh, tay bưng cái khay vàng trong đựng ba chiếc chén
vàng nhỏ xinh. Tĩnh phi rót luôn ba chén rượu đầy.
Hoàng hậu thấy Thái hậu thưởng
rượu, mừng như mở cờ trong bụng, vội quỳ xuống, thẳng ngay cổ, nốc một hơi cạn
luôn ba chén rồi lạy tạ ơn. Một luồng nhiệt khí chạy vuốt từ cồ xuống tới đan
điền hoàng hậu.
Trên sân khấu Tứ hoàng tử diễn
trò cũng vừa xong. Thái hậu cho gọi tới, đích thân chọn một dây chuỗi toàn trân
bảo đeo vào chéo cổ áo cho tứ hoàng tử, lại bảo:
- Ca hát nhiều sợ hơi lạnh lọt
vào bụng, nên uống một chút rượu cho ấm.
Tứ hoàng tử dạ một tiếng, tức
thì bưng rượu uống cạn luôn. Thái hậu ngồi lại một lát nữa, bảo đau lưng không
chịu nổi, bèn bỏ cuộc trở về cung Từ Ninh. Hoàng hậu cùng các phi tần thấy thái
hậu đã về, cũng rút êm cả.
Hoàng hậu vốn không biết uống
rượu, nay nốc liền mấy chén, khi trở về cung, đầu nặng và nhức như búa bổ. Toàn
thân rã rời, bà lăn ra giường ngủ ngay. Sáng mai ra, bà thấy mình phát sốt nóng
như thiêu như đốt, tâm thần mơ hồ bải hoải, chẳng biết bệnh gì.
Qua ngày thứ hai, bệnh tình bà
càng trầm trọng, có cơ nguy đến tính mạng. Đạo Quang đế chỉ vì hoàng hậu ghen
tuông và áp chế quá nên tình nghĩa vợ chồng nhạt nhẽo từ lâu, nay được tin này,
bèn bảo Tứ hoàng tử vào cung thăm mẹ.
Hoàng hậu thấy con bước vào,
tỉnh táo đôi phần, cầm tay mà oà lên khóc, miệng muốn nói song chẳng nói được
câu nào.
Đang khóc, bỗng bà thét lên một
tiếng lớn, đôi mắt trợn ngược, hai tay cào mạnh vào trước ngực khiến mấy lớp áo
đều rách nát, để lộ cả vú ra. Mấy con cung nữ chạy vội tới, kéo chăn che kín
lại cho bà. Hoàng hậu lại thét lên một tiếng nữa, nhảy vọt từ trên giường xuống
đất rồi cứ chân trần như thế, chạy khắp phòng, miệng la hét om sòm, tay xé nát
hết quần áo, thân thể bà gần như loã lồ, phía trên ngực chỉ còn sót lại một
chiếc yếm rách tươm, phía dưới chỉ còn dính có cái quần lót màu hồng, hùng hổ
gạt phắt mấy con cung nữ, chực xông ra ngoài phòng. Tứ hoàng tử thấy thế vội ôm
ghì lấy mẹ. Nhưng không biết lúc đó hoàng hậu lấy sức nơi đâu mà mạnh đến nỗi
chỉ có một cái đẩy mà Tứ hoàng tử đã ngã lăn ra đất.
Bà thoát được tay Tứ hoàng tử,
chạy xông xộc ra ngoài phòng. Bọn thị nữ hầu cận la rầm lên. Tức thì đám cung
nữ đứng chực phía ngoài xông tới, níu bà lại, đưa vội trở vào.
Đôi mắt bà lúc đó đỏ ngầu, thấy
ai là đánh, thấy đồ là đập. Bên ngoài chỉ nghe tiếng đổ vỡ chen lẫn tiếng bọn
cung nữ kêu khóc om sòm vang động cả lên.
Tứ hoàng tử sợ quá, vội chạy ra
khỏi cung, vừa khóc vừa kể cho phụ hoàng nghe, Đạo Quang hoàng đế cũng phát
hoảng, chạy tới cung Dực Khôn, đứng ngoài cửa sổ ngấp ngó nhìn vào. Rồi ngài
truyền ngự y tới. Thấy hoàng hậu thân thể trần truồng, ngây ngây dại dại, viên
y ngự không dám tới chẩn mạch, tất nhiên cũng vô phương cho thuốc. Cả đám thúc
thủ vô sách, đành đóng chặt cửa cung, mặc sức cho hoàng hậu nhảy nhót, phá đồ
phá đạc, kêu khóc nói cười trong đó.
Hoàng hậu phát cuồng luôn ba
ngày, đến khi quá mệt mỏi, tinh thần gần như mất hết, cổ họng la hét cũng khản
đặc lại rồi, bà mới lăn ra giường, nằm im. Bọn cung nữ đem chăn lại đắp cho bà.
Viên ngự y lúc này mới dám tới chẩn mạch, hết thuốc. Uống đã mấy thang, mà
hoàng hậu bệnh tình vẫn như cũ, không có chút nào thuyên giảm. Đêm đến, vào
giữa lúc canh khuya, hậu bỗng thét lên những tiếng hết sức kỳ dị nghe như tiếng
quỷ kêu ma rống.
Ngày hôm sau Hoàng thái hậu đã
biết rõ cả, tới cung Dực Khôn thăm hoàng hậu. Tĩnh phi hẩu cạnh cũng bước vào.
Lúc đó hoàng hậu đang nằm mê
man trên giường, mơ mơ màng màng, chẳng biết gì cả. Bọn cung nữ bưng một chén
thuốc tới. Tĩnh phi vội đưa tay ra tiếp lấy, thổi cho bớt nóng rồi đích thân đố
vào miệng cho hoàng hậu uống thử. Rồi nàng lấy cái trâm vàng gắn trên mái tóc
quậy bát thuốc lên cho đều, xong đưa cho hoàng hậu uống nốt. Thái hậu và Tĩnh
phi còn ngồi lại một lát nữa rồi mới trở gót về cung.
Cách ba ngày sau, Thanh cung
truyền chỉ dụ ra ngoài là hoàng hậu Nữu Cô Lộc đã chết. Nội vụ phủ vội vàng lo
việc tang ma. Lễ bộ cũng vội trù bị việc tế lễ cúng viếng.
Chỉ có thái hậu và Tĩnh phi
khoan khoái trong lòng. Hoàng hậu chết chẳng phải ai hạ thủ mà chính tay hai bà
này đầu độc đó thôi.
Tất cả kế hoạch ám hại hoàng
hậu đều do Tĩnh phi bày ra. Nàng cùng với Thái hậu ước định trong ngày lễ Vạn
thọ sẽ cố tìm cách thưởng rượu cho hoàng hậu. Tĩnh phi đã lén đổi chiếc bầu
rượu trong hoà bảy viên thuốc A Tô Cơ từ trước.
Hoàng hậu uống phải thuốc nầy
đâm ra cuồng loạn như điên. Trong cung nhà Thanh chỉ có bọn tăng Lạt Ma chế
được thuốc này. Thuốc có thể chữa trăm bệnh, nhưng cũng lấy tính mạng người rất
dễ dàng. Đời vua Khang Hi, thái tử Dân Nhung cũng đã bị vua Ung Chính thông
đồng với đại quốc sư cho uống thuốc này, cuối cùng đâm ra si ngốc và bị phế bỏ.
Đạo Quang hoàng hậu cũng bị thuốc này làm cho điên khùng và chết một cách thê
thảm.
Đạo Quang hoàng đế cũng biết
hoàng hậu bệnh một cách quái lạ và chết có vẻ đáng nghi, nhưng vì tính nghĩa vợ
chồng giữa ngài và hậu đã từ lâu không còn gì nên cũng chẳng thèm tra vấn kỹ.
Hơn nữa, ngài còn cho rằng hậu chết đi như nhổ được cái đinh trước mắt.
Đạo Quang hoàng đế thấy tuổi
mình đã già, nên chẳng có ý muốn lập hoàng hậu kế nữa. Ngài chỉ phong nàng Bắc
Nhĩ Tề Cẩm làm quý phi mà thôi. Từ đó, hai người tha hồ tự do hú hí với nhau
trong cung cấm, chẳng còn phải e ngại điều gì nữa.
Từ khi Nhị Hương phi chết, Đạo
Quang hoàng đế đâm ra chán nản, làm biếng, chẳng nhòm ngó gì tới triều chính.
Ngài tín nhiệm Mục Chương A, nhất nhất mọi việc đều giao cho A xử lý.
Mục Chương A tính chỉ ham tiền,
thích làm tiền, ngoài ra chẳng còn biết gì nữa. Người Anh làm trời làm đất gì ở
Quảng Đông, A đều giấu biệt, chẳng hề cho hoàng đế biết một tin tức gì.
Tổng đốc Lưỡng Quảng Dịch Sơn
vốn là tay tâm phúc của Mục tướng quốc. Vừa đáo nhiệm, Sơn đem ngay thuỷ quân
đánh tàu chiến của người Anh. Tàu Anh phản công bằng đại bác như mưa rào, khiến
thuỷ quân của Sơn tan tác tơi bời.
Đã thế, quân Anh còn bảo Trung
Quốc vô cớ gây hấn, hè nhau kéo lên bờ bắn phá tan nát hết các pháo đài của
Trung Quốc dọc bờ bể. Dịch Sơn thấy quân mình đại bại, không biết làm cách nào,
đành quay ra giảng hoà với người Anh. Người Anh bắt nhượng Hương Cảng nhưng
Trung Quốc không chịu. Thế là thuỷ quân Anh xông lên bờ, nào súng lớn, nào súng
nhỏ nhả đạn tới tấp vào Phúc Kiến và Hạ Môn. Tổng đốc Hạ Môn không đề phòng gì
cả, bị quân Anh đánh thốc vào mãi tới miền nội trì. Ngoài ra, còn có vài chiến
thuyền ngoại quốc khác nhả đạn đại bác tấn công miền Định Hải, Ninh Ba nữa.
Tổng đốc Chiết Mân vội phi báo
tổng binh trấn Định Hải là Cát Vân Phi, tổng binh trấn Xứ Châu là Trịnh Quốc
Hồng, tổng binh trấn Thọ Xuân là Vương Tích Minh, chia ba lộ quân trấn thủ các
nơi. Không ngờ hai tổng binh Trịnh và Vương, khi tới Định Hải lại án binh bất
động, đứng nhìn quân của Cát Vân Phi bị quân Anh vây khắp bốn phía, tấn công
kịch liệt khiến Trúc Sơn thất thủ, Phi trúng đạn đại bác lủng ngực chết ngay
dưới chân đồi hoang. Quân Anh đem thây ma Cát Vân Phi về dinh tạm cất. Cát tổng
binh đem theo một ái thiếp trong quân. Khi nghe tin chồng tử trận, người ái
thiếp khóc lóc, chết đi sống lại nhiều phen. Dứt tiếng khóc nàng bèn quỳ trước
mặt bọn tỳ nữ và binh sĩ, dập đầu liền liền. Bọn binh sĩ thấy vậy cũng vội vàng
quỳ xuống đáp lễ không thôi. Bà Như phu nhân cất tiếng khóc, khẩn khoản mọi
người đưa bà tới đồn quân Anh để cướp thây chồng mang về. Bọn binh sĩ thấy bà
này có lòng trung liệt như vậy, lấy làm cảm động, nguyện liều mạng giúp chủ
mẫu.
Đêm đó trời tối như mực, đồn
quân Anh đóng trên bờ. Bà Như phu nhân đi đầu, đem toán lính lặng lẽ tới đồn
quân Anh, xông vào đánh cho chúng một trận liểng xiểng, cướp được xác chồng
mang về làm ma chay tống táng đàng hoàng…
Nguồn: http://vnthuquan.org/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét