Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info.

22 thg 11, 2013

Thanh Cung Mười Ba Triều - Hứa Tiếu Thiên - Hồi 149,150.

Hồi 149: Vua đi chơi mắc bệnh kín

Đồng Trị hoàng đế từ khi vi hành ra ngoài, nếm được mùi đời dân dã, thấy thích thế là đường lớn lộ nhỏ, hang cùng ngõ hẻm, không một chỗ nào ngài không đặt chân tới.

Có một hôm, ngài lang thang vào tiệm bán giấy, biển đề là Lưu Lang xưởng để mua ít giấy ngọc bản tiên. Sau khi mặc cả, thành tiền mười hai lạng bạc, ngài móc trong hầu bao ra mấy thỏi vàng trái dưa ra trả cho chủ tiệm.
Không ngờ anh chàng chủ tiệm này quýnh quá, không hiểu vàng trái dưa (quả tử kim) là gì, bèn trả lại, không chịu nhận.

Tên tiểu thái giám mặc kệ, nhận hay không cóc cần, y xách luôn gói giấy đi.

Anh chủ tiệm vội nhảy phóc qua mặt quày tóm lấy áo chú tiểu thái giám, giữ chặt lấy. Một tên phổ ki khác cung từ trong góc phòng xông ra đuổi kịp Đồng Trị hoàng đế, chộp lấy ngực, miệng la quát rùm lên, vu cho tội ăn cắp và quyết đưa vào cửa quan.

Nghe huyên náo ngoài cửa, anh thủ quỹ đang đếm tiền trong phòng trong cũng vội vã chạy ra nhìn hoàng đế một lát rồi lên tiếng hỏi:

- Mi là ai mà dám vào ăn cắp đồ?

Đồng Trị hoàng đế đáp:

- Ta tên Bạt Công, họ Trần, người Giang Tây.

Hoàng đế vừa nói đến đấy bỗng tử đâu không biết, hơn mười tên võ sĩ hùng hùng hổ hổ xông tới đưa những cánh tay rắn như sắt chộp lấy bím tóc cả hai tên chủ tờ tiệm giấy, lật ngửa mặt ra sau quát:

- Bọn bây tới nha môn ngay tức khắc, nghe chưa?

Chủ tớ tiệm giấy chẳng chịu, la ầm lên:

- Thế giới đảo ngược hết rồi! Các ngươi không bắt mấy thằng cướp ngày mà lại đi bắt người lương thiện chúng ta sao?

Bọn võ sĩ nghe chúng chửi hoàng đế là thằng cướp ngày thảy đều vung tay chực đánh thì chính hoàng đế lại đưa tay ra cản. Và bảo hai tên chủ tớ tiệm giấy:

- Các ngươi không tin thì ôm giấy tới nhà lấy tiền, có gì mà phải gây chuyện?

Bọn võ sĩ nghe hoàng đế nói vậy mới chịu bỏ tay ra, chờ đợi.

Chẳng còn cách nào hơn, hai chủ tớ đành ôm hàng hoá lẽo đẽo theo sau. Đi quanh quẩn một hồi, hai anh chàng bước qua cổng thành. Vào trong, lại đi một lúc nữa cả hai nhìn lên bỗng chạm ngay mắt vào cửa ngọ môn của hoàng thành cao vòi vọi.

Thấy quang cảnh kỳ quái, hai chủ tớ tiệm giấy chợt sinh nghi, lại còn thấy hai người khách mua kia lắc lư bước thẳng vào ngọ môn thì bỗng hoảng hồn bạt vía, tay chân run bắn lên, mặt xanh ngắt như chàm đổ, vội ném cả gói giấy xuống đất rồi co giò chạy ngược ra.

Đồng Trị hoàng đế được mẻ cười nôn ruột.

Sáng hôm sau hoàng đế cho tên tiểu thái giám đem trả tiền giấy. Anh chủ và anh thủ quĩ vừa thấy đã lạy lấy lạy để, vừa xin lỗi, vừa lựa lời ngon ngọt nịnh bợ để chạy tội.

Tên thái giám chẳng thèm để ý, trả xong tiền rồi trở về.

Mấy ngày sau, Đồng Trị hoàng đế có chỉ triệu Văn Đạt một mình vào cung đề cập tới chuyện nhậu rượu trên lầu Xuân Yến, nói thêm nhiều chuyện khác nữa trong đó có cả chuyện cho võ sĩ theo dõi quả là điều rất bất tiện.

Văn Đạt dập đầu tâu can gián:

- Hoàng thượng thân đấng vạn thặng chớ nên liều mình trong những cuộc đại hiểm.

Đồng Trị hoàng đế đời nào chịu nghe. Ít hôm sau lại lẻn ra phố du hí như trước.

Một hôm sau khi chuồn qua cửa Hậu Tể môn và đi ngang qua nhà hội quán Hồ Nam, hoàng đế bỗng bảo tên tiểu thái giám:

- Tăng Quốc Phiên ở trong đó, ta vào gặp hắn một tí đã nhé!

Chẳng may Phiên đi vắng, thấy trước mặt có một căn nhà cửa bỏ ngỏ, Đồng Trị liền bước đại vào.

Chủ căn nhà đó họ Úc người Hồ Nam, đậu cử nhân. Lúc đó Úc cử nhân đang nằm bò trên giường ăn cơm, thấy một chàng trai trẻ ngang nhiên bước vào nhà mình chẳng thèm hỏi ai, ngồi phịch xuống chiếc ghế bày trước án thư. Thấy trên mặt án thư có bút giấy chàng ta liền cầm lên viết vẽ lung tung, đoạn chót có hai chữ "Bất diệu".

Úc cử nhân đang tính chạy lại cản thì đúng lúc chàng ta đứng dậy, miệng cười vang, ra đi.

Úc cử nhân thấy vậy lấy làm lạ lắm, vội hỏi nhỏ tên đầy tớ đi theo. Hắn đáp:

- Đấy là ông khách muốn tới thăm Tăng đại nhân nhưng không gặp bởi thế ông tiện bước vào nhà lão gia đó.

Úc cử nhân nghe xong đoán mãi mà chẳng ra ai. Đợi tới chiều tối khi Phiên trở về, Úc cử nhân vội chạy tới hỏi dò, đưa bức thư vẽ viết lung tung cho Phiên xem. Nhưng chính Phiên cũng không đoán nổi.

Qua ngày hôm sau Tăng Quốc Phiên bị triệu vào cung.

Phiên vừa tâu xong mọi việc, Đồng Trị cười hỏi:

- Hôm qua tại sao ông không có mặt tại hội quán?

Phiên lấy làm lạ hết sức, vội dập đầu tâu:

- Hôm qua thần được lệnh của Cung vương gia triệu tới hầu rượu tại vương phủ.

Đồng Trị lại cười nói:

- Cái ông cử nhân Hồ Nam ở đối diện nhà ông có vẻ bộ tịch lắm nhi?

Tăng Quốc Phiên đoán biết rằng hoàng đế hôm qua đã tự ý xuất cung vi hành đi chơi, giật mình đánh thót, không dám đối đáp nữa.

Trở về hội quán, Phiên vội đem chuyện hôm qua báo cho Úc cử nhân hay. Lúc đó Úc cử nhân mới vỡ lẽ ra người khách hôm qua chính là đương kim hoàng đế. Ông hoảng hồn bạt vía, vào thi hội cũng chẳng dám nữa, vội vàng thu xếp khăn gói rồi trốn khỏi Bắc Kinh.

Từ ngày có chuyện lạ lùng này xảy ra, bọn quan lớn quan bé trong kinh thành đều không dám ra ngoài lang thang, chỉ sợ gặp phải hoàng đế mà có khi mất mạng.

Hoàng đế trái lại lấy chuyện ấy làm vui. Ngài càng ngày càng bừa bãi hơn, bất chấp cả thể thống của triều đình. Ngày nào cũng như ngày nào, ngài dẫn dắt tên tiểu thái giảm lẻn ra phố lang thang hết chỗ ngày tới chỗ nọ, gần như không sót chỗ nào.

Ngoài cửa Tuyên Văn môn có một ngôi chùa tên gọi chùa Thổ địa. Trong chùa có một gã đàn ông thủ miếu quét dọn, lau bàn thờ, đốt nhang. Giữa lúc gã thủ miếu đang làm việc bỗng một chàng trai trẻ đội mưa lũn cũn ôm đầu chạy vào phía sau còn có một thằng tiểu đồng nối gót. Hai thầy trò quần áo đều ướt sũng, nước mưa chảy dòng.

Gã thủ miếu vốn có lòng thương người vội đưa cả hai vào nhà sau đốt hoả lò, vừa để hơ khô quần áo vừa để nấu nước pha trà mời khách.

Chàng trai trẻ vừa nhấm nháp chén trà nóng vừa lên tiếng hỏi:

- Chùa này không có vị hoà thượng nào trụ trì sao?

Gã thủ miếu đáp:

- Chùa này chỉ có sư đồ hai người chúng tôi, hoà thượng tôi hiện đang ra ngoài phổ khuyến.

- Ông năm nay bao nhiêu tuổi? Ở chùa này đã mấy năm rồi? Trước kia ông ở đâu?

Gã thủ miếu thấy khách hỏi đến hoàn cảnh của mình bèn cầm đứng cái chổi trong tay, chậm rãi đáp, nét mặt nghiêm trang như cố nhớ lại một chuyện gì trọng đại thuở trước:

- Tôi năm nay ba mươi sáu tuổi. Tôi tới chùa này đã bốn năm. Trước kia tôi vốn làm đày tớ trong nhà Trần đại nhân ở Tây quan đầu. Trần đại nhân mua tôi từ hồi còn nhỏ để làm công việc của một tên thư đồng. Đã hai mươi năm qua tôi hầu hạ Trần đại nhân thật hết sức chu đáo. Nhưng cách đây bốn năm, lỡ một phút sơ ý đánh vỡ mất một cái lọ cổ, Trần đại nhân giận lắm, đánh tôi một trận nên thân, tống tôi ra ngoài. Tôi loanh quanh chẳng biết đi đâu. Nhân được biết vị đài sư phụ miếu Thổ địa này từ trước, nên tôi chạy luôn về đây nhờ vả, làm kẻ thủ miếu lần lữa qua ngày. Khổ cái là chùa miếu nơi đây quá hẻo lánh, đèn nhang cúng viếng cũng tàn lạnh nên bọn tôi thực vô cùng đói khổ.

Chàng trai trẻ nọ lại hỏi:

- Anh làm thư đồng trong nhà Trần đại nhân đã hai mươi năm vậy Trần đại nhân đã lấy vợ cho anh chưa và có trả tiền công cho anh chứ!

Gã thủ miếu đáp:

- Tôi ở đấy hầu hạ đến hai mươi năm trời quả thực chưa từng thấy được một đồng kẽm công! Còn chuyện lấy vợ, ôi chao nói mà làm gì.

Chàng trai trẻ nghe hết câu, vẻ mặt bỗng có ý tức giận, hỏi tiếp:

- Trần đại nhân của anh hiện nay ở đâu?

Gã thủ miếu đáp:

- Đi Quảng Đông làm hải quan đạo đã ba năm.

- Trong nước ta, làm hải quan đạo nơi nào ngon ăn hơn?

Gã thủ miếu cười đáp:

- Chỗ ngon lành béo bở nhất trong nước thực không đâu bằng Quảng Đông.

- Anh có bao giờ mong được đi làm một viên hải quan đạo không?

Gã thủ miếu cười đáp:

- Đại gia nói đùa em đấy chứ? Số kiếp em chỉ làm một tên thủ miếu thôi đại gia ơi! Cơm không đủ no, áo không đủ mặc, em đâu dám vọng tưởng mà bẽ bàng.

Chàng trai nói:

- Anh đã nói vậy thì tôi sẽ đưa anh tới một chỗ no cơm ấm áo cho mà xem.

Nói đoạn chàng ta gọi lấy giấy bút, viết mấy chữ rồi thò tay vào trong bọc lấy ra một con dấu đóng lên trên, đưa cho gã thủ miếu, nói:

- Sáng mai, anh cầm tờ giấy này đưa cho quan lãnh binh bộ quân tự nhiên là có chỗ làm tốt cho mình.

Gã thủ miếu tiếp lấy tờ giấy, nửa tin nửa ngờ, chỉ còn biết trố mắt nhìn hai thầy trò chàng thiếu niên mà ngạc nhiên.

Mưa đã tạnh, quần áo của hai thầy trò chàng thiếu niên cũng đã khô. Chàng trai từ biệt ra đi.

Gã thủ miếu cầm tờ giấy mà đợi trời sáng. Quan thống lãnh bộ quân hồi này là Thuần Hiền thân vương nhận tờ giấy của gã thủ miếu. Vương mở ra biết mặt chữ đúng là của hoàng đế, vội cho đặt hương án, mở toang cửa giữa, mời gã thủ miếu vào trong rồi làm lễ Tam quy cửu khấu.

Gã thủ miếu thấy vậy sợ phát chết, đứng như tượng đá, chờ Thuần Hiền thân vương xếp đặt.

Vài ngày sau quan thống lãnh bộ quân bèn thay đổi áo quần mũ mão cho gã thủ miếu, sai người mang theo một bức văn thư đưa gã thủ miếu tới Quảng Đông gặp Trần đại nhân, chủ cũ của gã.

Trần đại nhân sau khi đọc công văn, mặt cắt không còn hạt máu, vội đưa ngay ấn tín hải quan đạo cho gã thủ miết, rồi lặng lẽ ra đi, không kèn không trống như một kẻ trốn chạy.

Thế là từ đó gã thủ miếu nghiễm nhiên thành một ông quan lớn, ông hải quan đạo. Gã thủ miếu cảm kích ân điển của hoàng thượng liền cho kiểm tra hết những tệ tham nhũng tích luỹ từ trước tới nay, giao cho sư gia trong nha môn làm một bản sớ tâu lên. Bộ lại trong triều vội phái người tới điều tra lại, thế là tất cả bọn quan viên đã từng làm hải quan đạo đất Việt đều một loạt bị cách chức.

Gã thủ miếu làm quan một lèo bốn năm tại Quảng Đông không ăn hối lộ, không tham nhũng, không làm một điều gì tệ hại, ấy thế mà gia tài cũng lên tới mười sáu, mười bảy vạn lạng, trở thành một phú ông đích thực. Về sau Đồng Trị hoàng đế biết chuyện, gật đầu khen gã thủ miếu, mà chính là để khen mình.

- Trẫm nhìn người quả chẳng sai tí nào.

Đồng Trị hoàng đế đâm quen lang bang ra phố, một ngày không đi khỏi cung, lòng thấy buồn lắm. Điều làm cho ngài nhớ nhất là ở bên ngoài thành, phía cửa sau có một anh chàng bán chè bà cốt. Mỗi lần ngang đây thế nào ngài cũng cùng tên tiểu thái giám làm một chén rồi mới đi. Nhưng ăn xong chẳng bao giờ trả tiền.

Thâm tâm hoàng đế không bao giờ nghĩ đến chuyện ăn chè xong lại phải trả tiền. Còn đối với anh bán chè thì thấy ngài mặt mũi khôi ngô, quần áo bảnh bao, cử chỉ lại hào hoa phong nhã, nên cho rằng đây là một vị công tử con nhà quan vương nào đó nên không dám đòi.

Ngày một ngày hai, ông vua trẻ xơi của anh hàng chè không biết bao nhiêu chén, thế mà chẳng bao giờ nghĩ tới chuyện trả lấy một xu. Có một hôm hoàng thượng vào ăn, bên cạnh đang có mấy thực khách khác.

Bọn thực khách này ăn xong móc tiền túi ra trả. Hoàng đế nhìn thấy liền hỏi anh hàng chè:

- Anh lấy tiền để làm gì vậy?

Anh hàng chè nghe hỏi bỗng phá lên cười, cười đến bật ngửa ra sau. Cười xong anh ta mới bảo:

- Cậu đúng là một công tử rồi. Tôi không lấy tiền thì năm bảy miệng ăn lấy gì sinh sống?

Hoàng đế lại nói:

- Đã như thế, tại sao anh không lấy bạc mà chỉ thích lấy tiền?

Anh bán chè lại phì cười một lần nữa, đáp:

- Chè tôi rẻ mạt, đáng gì mà dám nói tới bạc. Một lạng bạc giả bằng mấy gánh tiền, làm sao dám lấy?

Hoàng đế lại hỏi:

- Anh bán hàng lấy tiền tại sao lâu nay anh không đòi tiền tôi?

Đến lúc này thì anh bán chè quyết chắc đây đích thị là một quý công tử rồi. Anh ta cố tìm một câu nói đẹp tai:

- Các vị vương gia tới quán ăn cho, quả đã là một điều vinh hạnh, đâu dám đòi tiền nữa.

Hoàng đế nghe xong mười phần thích thú liền bảo:

- Bọn tôi ăn chè của anh đã nhiều, hôm nay tôi tính thưởng anh nhưng túi lại không sẵn. Để tôi viết cho anh một tấm ngân thiếp, sáng mai đem đi mà lấy bạc nhé.

Anh hàng chè nghe nói đến bạc, sướng điên lên, vội chạy vào quán rượu cạnh đường xin một miếng giấy, mượn thêm cái bút cái nghiên. Hoàng đế viết: "Sức cho ty Quảng Sư giao bạc năm trăm lạng".

Viết xong, ngài lấy chiếc dấu nhỏ đóng lên trên rồi bỏ đi luôn.

Anh hàng chè vốn không biết chữ vội đem tấm ngân thiếp vào quán rượu hỏi. Lão thủ quĩ xem xong giật mình đánh thót một cái, miệng lắp bắp bảo anh hàng chè.

- Hôm nay con gặp tay tổ rồi, con ạ.

Đến đây lão thủ quĩ đảo đôi mắt nhìn quanh một vòng rồi ghét sát tai anh hàng chè thì thào:

- Đương kim vạn tuế gia đó!

Anh hàng chè đâu có tin, liền bĩu môi bảo:

- Làm gì có chuyện đó? Lão chỉ nói bậy!

Lão thủ quĩ tỏ bộ mặt nghiêm nghị:

- Trên tấm giấy viết rõ mấy chữ ty Quảng Sư đây này.

Ty Quảng Sư ở trong hoàng cung mà lỵ! Ty này chính là kho bạc của hoàng gia đó, nghe chưa? Để xem mi làm cách nào lấy?

Anh hàng chè nghe rõ đầu cuối hoảng hồn bạt vía vội chạy về nhà cất tấm ngân thiếp mãi tận đáy tráp gối đầu giường, không dám đưa vào cung lấy bạc, chỉ tính mong gặp lại hoàng đế trả tấm ngân thiếp. Nhưng không may chị vợ biết chuyện, thấy món tiền to, sướng quá ngày đêm thúc anh ta đi lĩnh ngay.

Vốn sợ vợ hơn cả sợ vua, thế là hôm sau anh hàng chè liều mạng xông vào cửa cung, tay cầm tấm ngân thiếp hỏi hết người này đến người nọ. Quả nhiên không một ai dám cản, rốt cuộc anh ta tới được ty Quảng Sư đưa tấm ngân thiếp trình lên. Nghe quan ty hỏi, anh hàng chè chỉ còn có cách kể hết sự thực.

Quan ty không dám quyết, vội vào trong trình lên. Vị đường quan xem tấm thiếp, không dám chậm trễ vào tâu ngay Từ Hi thái hậu rõ.

Từ Hi cho đi mời hoàng đế tới. Bà đưa tấm ngân thiếp cho hoàng đế xem. Ngài gật đầu nhận đã thưởng cho anh hàng chè. Thấy việc có thật Từ Hi liền cho đường quan đi lấy tiền trả:

- Ta chớ nên thất tín với dân. Phải trả cho sòng phẳng mới được.

Đường quan được chỉ vội ra ngoài lấy năm trăm lạng bạc trả cho anh hàng chè. Anh ta tưởng phát điên, về nhà làm thịt ngay một con heo lễ trời đất, mời bà con hàng xóm tới ăn khao.

Trong khi đó, Từ Hi thái hậu nghiêm khắc bảo với Đồng Trị hoàng đế:

- Hoàng đế ngày ngày ra ngoài gây chuyện làm mất cả thể thống của hoàng gia. Từ nay về sau không được làm vậy nữa…

Chợt Cung thân vương bước vào. Từ Hi thái hậu liền bảo vương:

- Này, hoàng thúc Lục gia! Hoàng thượng ngày ngày ra ngoài phố gây chuyện, nên khuyên can ngài đi mới được.

Đồng Trị lấy làm khó chịu nên xin phép lui ra. Ngài vừa về tới cung Kiều Thanh, ai ngờ Cung thân vương lại cũng vừa tới xin bệ kiến. Vương quỳ trước hoàng đế dập đầu tâu:

- Vừa rồi Thái hậu ban ý chỉ, hoàng thượng nghe rõ cả rồi. Hoàng thượng ngày ngày ra ngoài du ngoạn, thái hậu cứ cho rằng tại bọn thần tử chúng tôi không biết khuyên can, hoàng thượng nên sửa đổi, một là để hoàng thái hậu khỏi phải lo lắng, hai là để bọn thần tử chúng tôi khỏi bị thái hậu trách mắng. Thân thể của hoàng thượng vốn là vạn thặng chi khu, cần phải hết sức bảo trọng. Câu chuyện Bạch Long Dư hành thích tiên hoàng hồi trước hẳn hoàng thượng còn nhớ. Hoàng thượng tự ý xuất cung, tả hữu chẳng có ai theo hầu, chẳng may có chuyện xảy ra, không những lưỡng cung thái hậu sợ hãi lo âu mà bọn thần tử chúng tôi cũng mang tội suốt đời.

Ngày cả giữa thời thái bình vô sự đi nữa, hoàng thượng cũng phải nên tuân phụ Tổ huấn. Từ xưa các vị hoàng đế đâu có tự ý xuất cung bao giờ.

Nghe Cung thân vương nói đến hai chữ "Tổ huấn", Đồng Trị hoàng đế bỗng cảm thấy tức tối giận dữ trong lòng. Ngài giật bổng người lên như cái lò xo, hậm hực bảo vương:

- Vậy Lục gia thấy trẫm có gì trái Tổ huấn?



Lúc đó hoàng đế đang mặc bộ quần áo long bào màu đen thêu bướm trắng. Cung thân vương liền chỉ vào bộ quần áo mà nói:

- Hoàng thượng mặc bộ quần áo đó thực cũng đã trái Tổ huấn rồi. Bởi vì rằng di chế của tiên tổ không cho phép ăn mặc như vậy.

Hoàng đế nghe đoạn cười nhạt bảo:

- Bộ quần áo này trẫm cắt may giống hệt bộ quần áo của Anh Tải Trưng. Anh Tải Trưng là con trai của Lục gia. Tại sao Lục gia không về nhà dạy con trai mình mà lại tới đây để can ngăn trẫm? Thôi bây giờ Lục gia hãy đi đi! Trẫm sẽ có lệnh sau.

Cung thân vương nhìn nét mặt của Đồng Trị hoàng đế lộ ý giận tức bèn đập đầu thêm mấy cái rồi mới lui ra khỏi cung. Ông vừa quay lưng đì thì hoàng đế cũng hầm hầm bước vào thư phòng viết một đạo chỉ dụ, lấy chiếc bao thơ vàng bỏ vào, rồi cho gọi đại học sĩ Văn Tường tới.

Văn Tường và Cung thân vương vốn là chỗ giao tình mật thiết. Khi Tường vào tới cửa cung thì cũng vừa gặp Cung thân vương đi ra. Hai người liền đem chuyện khuyên can hoàng thượng ra bàn. Cung vương nói thêm:

- Hoàng thượng nghe tôi nói có vẻ không bằng lòng. Tướng quốc vào gặp hoàng thượng cũng nên giúp tôi khuyên can hoàng thượng thêm.

Vừa thấy Văn Tường, hoàng đế trao ngay cho phong thư màu vàng, bảo:

- Trẫm có một đạo chỉ dụ bên trong. Cấm không được tự ý mở ra. Ông đem ngay tới dinh quân cơ cho các đại thần xem, rồi theo đó mà hành động tức khắc.

Văn Tường giơ cao tay đỡ lấy thánh chỉ, liếc mắt nhìn thấy hoàng thượng tức giận ghê gớm, biết có chuyện gì nguy kịch rồi đây, vội quỳ xuống cầu xin hoàng thượng minh dụ.

Mãi rồi hoàng đế mới nói:

- Được! Có nói với ông cũng chẳng ngại gì! Trong đó có đạo chỉ dụ giết Cung thân vương.

Tường như bị sét đánh bên tai, hoảng hồn bạt vía, chỉ còn biết dập đầu, lắp bắp tâu:

- Lục vương gia vốn là cố mệnh đại thần, lại còn là một vị hoàng thúc. Cúi xin hoàng thượng tha cho tội chết.

Hoàng đế thấy Văn Tường cứ quỳ mọp dưới đất dập đầu tâu, không chịu cầm chỉ bèn phất tay áo đứng dậy bước nhanh vào tẩm cung. Văn Tường chỉ còn biết cầm tờ chỉ dụ chạy sang yết kiến Từ Hi. Thái hậu bảo Tường để tờ chỉ dụ lại và hứa tự sẽ tới khuyên can hoàng thượng.

Quả nhiên không thấy đạo chỉ dụ ban xuống nữa. Nhưng từ đó, hoàng đế chán ghét Cung thân vương không để đâu cho hết. Biết vậy nhưng vương mặc kệ, cứ vẫn Cương chính đứng giữa triều đình như cũ, thấy hoàng thượng không giữ "Tổ huấn" vẫn đem hết lời lẽ khuyên can. Cỏn Đồng Trị hoàng đế thì vẫn xuất cung du ngoạn như cũ, bất chấp hết: Tổ huấn, Tây thái hậu, cố mệnh đại thần…

Tại Bắc Kinh có một quán cơm ngon nổi tiếng gọi là Tuyên Đức lâu Một hôm thái tử Vương Cảnh Kỳ rủ thị lang bộ Hộ Vu Đức Diệu lén đánh chén trên lầu. Kỳ và Diệu tính vốn mê hát, Kỳ lên giọng trước ca bài Nhi Hoàng Diệu, sau đó tiếp bài Côn khúc. Trong quán cơm, đặc biệt có cả đờn cầm.

Kỳ và Diệu vừa nhậu vừa ca, ca đến lúc hứng lên liền đem đàn ra hoạ. Trước hết, Diệu thong thả dạo tiếng tơ đồng để hoạ với Kỳ đang cất cao giọng bản Chiết Kinh điệu. Xong một bản Kỳ lại thổi sáo để Diệu ca bản Côn khúc.

Thế rồi cứ hết bản này qua bản khác, thực khách dưới lầu nghe hay quá cũng đổ xô cả lên lầu mà nghe.

Giữa lúc đàn ca đang hay một chàng trai bỗng vén màn bước vào ngồi phịch xuống chiếc ghế đối diện hai tay danh ca, thộn mặt ra nghe, chẳng thèm gọi hỏi rượu thịt:

Nghe thái tử Kỳ hát xong chàng thiếu niên bèn củi đầu chào thị lang Diệu và trịnh trọng yêu cầu đại gia cho thưởng thức lại bài Côn khúc.

Thị lang Diệu thấy anh chàng mặt mày đường bệ, nói năng lịch sự, đàng hoàng, nên chồng tiện từ chối. Ông ca lại bản Chiết chu hội với tất cả say mê của mình.

Giữa lúc ấy bỗng phía dưới có tiếng vó ngựa phi tới. Nhìn ra thì thấy bốn, năm chục tên kỵ mã hộ vệ một cỗ xe sơn màu hồng từ từ đỗ lại dưới lầu. Rồi thấy một ông lão trong xe bước ra. Đó chính là Cung thân vương.

Cung thân vương bước lên lầu, tiến thẳng tới chàng thiếu niên, ghé tai nói nhỏ những gì chẳng ai rõ. Lúc đầu chàng ta lắc đầu quầy quậy, tỏ vẻ không chịu. Nhưng Cung thân vương cố nói, nói mãi, cuối cùng chàng uể oải đạp những bước nặng trịch xuống lầu, uể oải bước lên xe theo đoàn thị mã về cung. Lúc đó Vương thái tử, Vu thị lang mới biết chàng thiếu niên nọ chính là đương kim vạn tuế gia của mình.

Vu thị lang khi nãy được vạn tuế gia cúi chào, bây giờ nghĩ lại mới thấy run sợ, đinh ninh chuyến này thế nào mình cũng sẽ "được" lột da, tước bì để gặp Diệm vương.

Thế là Diệu và Kỳ, ông thị lang, ông thái tử ném hết cả rượu quăng sạch cả đàn, chạy một mạch về nhà, lên cơn sốt liệt giường suốt cả đêm, vợ con hỏi cũng không mở nổi mồm nói lên được tiếng nào.

Qua hôm sau, quả có một đạo thánh chỉ hạ xuống. Bọn Kỳ Diệu đã trối trăng vợ con để đợi chết nhưng không ngờ khi mở chiếu chỉ ra, cả hai nhảy lên vì sung sướng.

Thì ra đó là chiếu chỉ thăng cấp chức quan to hơn cho cả hai. Riêng thị lang Diệu nghĩ quẩn, cho rằng mình nhờ được một bài hát mà lên quan to, tự lấy làm nhục, càng nói ra càng nhục, bèn cáo lão về nhà.

Còn thái tử Kỳ vốn quen đức lý, coi thường dư luận vẫn ở lại nhận chức Lại bộ thị lang, được làm hành tẩu tại điện Hoành Đức, ngày nào cũng được gặp mặt hoàng đế.

Vương Cảnh Kỳ người Bắc Kinh vốn nổi danh trong làng chơi, nhanh nhẹn bặt thiệp nhất chốn đô kỳ. Những ban ca nơi trà thất, bọn gái chơi không một ai là Kỳ không quen thân.

Chính là nhờ Kỳ nên hoàng đế được chỉ lối mách đường rành rọt hơn lúc nào hết, khiến từ đó ngài càng gây rối làm loạn trên khắp kinh thành.

Kỳ khéo léo chiều chuộng hoàng đế, thường đưa vào các thanh lâu sang nhất nhưng lại là những nơi mở lậu. Hoàng đế thích những nơi này chỉ là tại nó bí mật, êm tĩnh, người ngoài khó mà phát giác ra được. Kỳ có quen một nãi nãi (chủ chứa) thường gọi là Chương Tam nãi nãi. Ả vừa trẻ lại vừa đẹp ngụ trong một mật động tại khu phía tây kinh thành. Mặc dầu Chương Tam còn trẻ nhưng đã là một mụ dầu, dìu dắt cả đám đông em út dưới trướng, cũng xinh đẹp mê ly chẳng thua nàng.

Vương Cảnh Kỳ đưa hoàng đế tới đây rồi thì chỉ muốn ở lại đây Ngài luân phiên thưởng thức hết cô này đến cô kia, từ mụ chủ cho đến loại em út mới vào nghề. Ngài không muốn về cung nữa. Khổ cái là Thái hậu ở trong cung biết ngài ham chơi nên tra hỏi luôn, khiến ngài dù cơn thèm chưa đã mà lắm bận đành phải dứt áo ra về. Đi đêm về hôm, chơi bời vô độ, hoàng đế lâm bệnh nặng.

Từ Hi thái hậu được tin vô cùng bối rối. Một mặt bà truyền lệnh cho ngự y vào cung bắt mạch hốt thuốc, một mặt, hạ lệnh cho Tuệ phi phải đêm ngày hầu hạ, luôn bên cạnh giường hoàng đế.

Đồng Trị hoàng đế toàn thân phát nhiệt, nóng như thiêu như đốt, nên bất tỉnh nhân sự. Bởi vậy, tất cả mọi việc đều do Thái hậu và Tuệ phi lo liệu xếp đặt.

Thế rồi cơn sốt hạ, nhưng tức khắc, một cơn sốt khác bỗng phát sinh. Toàn thân ngài mọc đầy mụn lậu.

Bệnh lậu này cực kỳ nguy hiểm. Khắp mình hoàng đế không chỗ nào là không có mụn. Bệnh phát quá nặng, hoàng đế lại mê đi. Trước long sàng của hoàng đế chỉ có mình Tuệ phi săn sóc hầu hạ. Đã từ lâu Hiếu Triết hoàng hậu không được gặp mặt hoàng đế. Do đó, ngày nay, hoàng đế nhuốm bệnh, bà chẳng biết mà đến thăm. Bọn cung nữ cũng như thái giám thì lại đều là người tâm phúc của Từ Hi thái hậu và Tuệ phi, bởi thế, Hiếu Triết hoàng hậu cũng như Từ An thái hậu hoàn toàn không hay biết.

Bệnh tình hoàng đế mỗi ngày một nguy kịch. Từ Hi thấy vậy liền cho Cung thân vương và cả một bang đại thần trong triều vào cung bàn gấp việc lập tự. Mọi việc đều được trù bỉ xong xuôi, chỉ còn chờ lúc hoàng đế ngã xuống là y kế thực hiện.




Không ngờ năm, bảy ngày qua đi, bệnh tình của hoàng đế giảm dần, phút nguy hiểm đã không còn đe doạ ngài nữa.

Hoàng đế đã tỉnh lại như trước, gọi người đòi ăn uống. Việc ăn uống hầu hạ lúc đó đều do một mình Tuệ phi lo liệu. Nhưng hoàng đế vốn không ưa Tuệ phi nên không thèm nói một lời nào với nàng.

Nhân lúc Tuệ phi không có bên, hoàng đế vẫy tay gọi tên tiểu thái giám tới bảo hắn cời chiếc ấn vàng trên chiếc áo lót của mình rồi lẻn đem sang mời hoàng hậu tới. Hiếu Triết tới liền.

Hai người xa nhau đã lâu nay được gặp lại, lòng càng bi thiết, thấy hoàn cảnh của nhau đều bi đát, thảm thê, bất giác cùng ôm lấy nhau khóc lóc.

Lát sau Hiếu Triết hoàng hậu gạt lệ trước, khuyên hoàng đế cũng nên thôi khóc. Hại người kể lể mọi nỗi tương tư, u sầu xa cách cho nhau nghe. Rồi hoàng đế hỏi:

- Hậu ở trong cung cô đơn lạnh lẽo lắm phải không? Tây thái hậu đối đãi với hậu như thế nào?

Vừa nghe tới mấy tiếng Tây thái hậu, Hiếu Triết bất giác đôi dòng lệ lại tầm tã tuôn rơi. Lệ rơi xuống ngay trên bàn tay hoàng đế khiến ngài thật lấy làm bất nhẫn. Ngài giơ đôi tay gầy ốm xanh xao lên kéo hoàng hậu vào lòng.

Một lát, hoàng hậu đứng dậy xin phép ra về nhưng hoàng đế không chịu. Hậu lắc đầu nói:

- Chỉ sợ "bà" biết khiến thần thiếp lại bị trách phạt?

Hoàng đế bảo:

- Bà còn ngủ chưa dậy có gì mà ngại!

Ai ngờ rằng Tuệ phi quay về cung rửa mặt chải đầu xong đã quay lại. Khi bước tới cửa ngoài, nghe tiếng nói xì xào bên trong. Tuệ phi liền hỏi bọn thái giám mới biết chính cung đang trong đó. Tuệ phi không dám vào, vội quay qua cung Từ Hi tâu trình:

- Hoàng thượng bệnh vừa thuyên giảm, gặp hoàng hậu sợ lại nguy hại cho thân thể ngài chăng? Bệnh mà phát lại thực không phải chuyện chơi nữa.

Từ Hi thái hậu bất giác cả giận, nghiến răng ken két rít lên:

- Con yêu hồ khốn nạn! Mi muốn làm mê chết hoàng đế phải không? Ta phải cho mi biết tay!

Thái hậu hầm hầm chạy đến cung Kiều Thanh, đạp tung cánh cửa nhảy vào giữa lúc Hiếu Triết hoàng hậu đang nằm ép bên cạnh giường hoàng đế thì thầm kể lể.

Từ Hi thái hậu thấy vậy, máu hoả tốc lên, bất chấp hoàng hậu hay không hoàng hậu, thể diện hay không thể diện, bỏ mọi lễ nghi phép tắc, xông lại tát luôn một hơi mấy chục cái vào đôi má hoàng hậu, miệng quát tháo ầm ĩ:

- Con yêu hồ khốn nạn! Con khốn nạn! Mi thấy hoàng đế bệnh đã bớt định tới quyến rũ làm cho ngài chết phải không? Khốn nạn! Khốn nạn! Khốn nạn!

Vừa quát vừa đánh, mặc cho hoàng hậu đầu bù tóc rối, miệng ói máu, kêu khóc cả tiếng.

Chưa hết khí tức, Từ Hi thái hậu quát bảo bọn cung nữ đem gậy lại.

Thấy nguy quá, Đồng Trị hoàng đế vội chống gượng đôi tay gầy ngay trên giường, dập đầu xin tha cho hoàng hậu.

Thấy hoàng đế như vậy, bọn cung nữ, thái giám cũng nhất loạt quỳ xuống dập đầu xin tha, đồng thanh nói:

- Lão Phật gia! Lão phật gia!

Hiếu Triết hoàng hậu lúc đó cũng đã quỳ xuống dập đầu câu xin:

- Lão Phật gia! Xin thái hậu thương cho kẻ đã từ cửa Đại Thanh môn bước vào cung mà giữ cho một chút thể diện!

Ai ngờ câu đó càng làm mếch lòng Tây thái hậu khiến bà thêm giận dữ. Tây thái hậu vốn trước không từ cửa Đại Thanh môn vào cung (chỉ có người chọn làm hoàng hậu và có lễ đại hôn mới được qua cửa này). Cho nên câu nói kia của Hiếu Triết hoàng hậu chỉ mang lại thêm hậu quá tai hại cho bà. Theo thể chế của tổ tiên nhà Thanh còn một điều đặc biệt này nữa: Hoàng hậu do cửa Đại Thanh môn mà vào cung thì chi có thể truất phế chứ không thể nhục mạ, đánh đập được. Đã có thể chế thì phải theo. Bởi thế, dù lồng lộn đến đâu Từ Hi thái hậu tới lúc này cũng đã biết mình đi quá trớn, đã phạm pháp. Câu nói của Hiếu Triết hoàng hậu tuy có hậu quả nguy hại về sau nhưng hiện tại nó đã cứu bà. Tây thái hậu tức đến mấy nhưng trước "tổ chế" đành phải ngậm miệng, dừng tay, hầm hầm quay phắt về cung.

Đồng Trị hoàng đế thấy tình cảnh này biết rằng đại sự chẳng còn tốt đẹp gì nữa, vội truyền chỉ triệu quân cơ đại thần là thị lang Lý Hông Tảo vào cung cấp kỳ.

Đồng Trị cho cuộn cao rèm ngoài, gọi Lý Hồng Tảo tới.

Tảo bước vào, thấy hoàng hậu đứng trước long sàng hình như lau nước mắt. Hậu muốn tránh đi nhưng hoàng đế đã nắm lấy tay áo, bảo:

- Hậu khỏi cần phải tránh! Lý sư phó vốn là một lão thần của tiên hoàng mà hậu lại là túc phụ của kẻ môn sinh của sư phó. Hiện nay trẫm có việc khẩn cấp cần bàn với sư phó, hậu có thể ở lại nghe được. Vậy hậu trước hết hãy yết kiến sư phó mong được sư phó giúp đỡ săn sóc cho về sau.

Nói đoạn hoàng đế bất giác nhỏ lệ ròng ròng. Trong khi đó, hoàng hậu bước tới làm theo lời hoàng đế. Lý Hồng Tảo thấy vậy vội vàng bỏ mũ, bò mọp xuống mặt đất, dập đầu lia lịa. Hoàng đế bảo Lý Hồng Tảo:

- Xin sư phó đứng dậy cho! Hiện tại không còn là lúc vua tôi giữ lễ nữa.

Nói đoạn hoàng đế gọi tên tiểu thái giám mang ghế đặt bên cạnh long sàng.

Hoàng đế bảo Lý Hồng Tảo ngồi xuống, giơ tay cầm lấy bàn tay Lý Hồng Tảo và chỉ nói được mỗi một câu.

- Trẫm bệnh sợ không thể lành được!

Hoàng hậu, hoàng đế cùng Lý Hồng Tảo cả ba đều bùi ngùi rơi lệ. Hoàng đế lại tiếp:

- Trẫm chưa sinh được thái tử. Tây thái hậu lại kình địch với hoàng hậu. Trẫm chết đi thử hỏi làm sao yên tâm được. Trẫm e rằng hoàng hậu cũng sẽ chẳng được an lành.

Hoàng đế giơ bàn tay gầy guộc vịn vào vai hoàng hậu, lại cố gượng tiếp:

- Đây không phải lúc khóc lóc. Ta phải gấp rút bàn việc đại sự. Nếu chẳng may trẫm bất trắc có mệnh hệ nào thì việc khẩn cấp nhất là việc lập tự quân. Theo hậu thì hậu muốn lập ai làm tự hoàng đế? Hậu nên nói cho sư phó để quyết định ngay và trẫm có thề bàn với sư phó viết ngay tờ di chiếu.

Hiếu Triết hoàng hậu thấy hoàng đế nói tới đây vội lau khô đôi dòng lệ đang tuôn chảy trên đôi gò má xanh gầy, quỳ xuống tâu:

- Quốc gia nhờ vào đấng quân trưởng. Thần thiếp quyết không mong cái hư danh thái hậu khiến làm hỏng cả đại sự của quốc gia.

Đồng Trị hoàng đế nghe nói khẽ nhếch mép cười gật đầu bảo:

- Hoàng hậu rất hiểu đạo lý, trẫm không phải lo ngại điều gì!

Nói đoạn hoàng đế quay sang thì thào bàn tính mọi việc với Lý Hồng Tảo, cuối cùng quyết định lập Bối lặc Tải Thụ làm Tự hoàng đế.

Đồng Trị hoàng đế vừa suy nghĩ vừa thong thả đọc trong khi Lý Hồng Tảo bò mọp trước giường viết tờ di chiếu.

Tờ di chiếu rất dài, trong đó, gần hết mọi điều đều căn dặn đề phòng những âm mưu của Tây thái hậu.

Tờ di chiếu viết xong, Đồng Trị hoảng đế cầm lấy xem đi xem lại cẩn thận rồi bảo:

- Được lắm! Được lắm!

Hoàng đế lấy chiếc ngọc tỷ đóng lên trên tờ chiếu rồi đưa cho Lý Hồng Tảo cất giấu. Nhưng Tảo chẳng biết giấu vào đâu cho kỹ nên cứ loanh quanh mãi. Về sau Hiếu Triết hoàng hậu đích thân xé rách cái mép ống tay áo của Tảo bỏ vào trong rồi khâu lại cẩn thận.

Đồng Trị hoàng đế nói:

- Sư phó nên về nhà nghỉ đi. Sáng mai trẫm còn muốn gặp mặt sư phó một lần nữa.

Lý Hồng Tảo dập đầu lạy tạ lui ra. Vừa khỏi tẩm cung thì gặp Thuần thân vương Dịch Tôn.

Lý Hồng Tảo gặp Tôn, biết rằng đại sự hỏng rồi, vội bước tới thỉnh an. Thuần thân vương lạnh lùng bảo:

- Sư phó mải mê công việc trong cung với hoàng thượng, dám làm đến cố mệnh đại thần chứ chẳng chơi. Sư phó kể đã vất vả lắm, bởi vậy xin mời tới cung thái hậu nghỉ ngơi đôi chút rồi ta bàn luận.

Nói đoạn Thuần thân vương bất chấp Tảo muốn hay không, nắm lấy tay áo Tảo kéo đi. Tảo hoảng hồn bạt vía, trống ngực đánh thình thình, hai chân khuỵu lại gần như không còn đi được nữa.

Tảo vất vả lắm mới tới được cung của Tây thái hậu. Ngước mắt lên nhìn, thì đã thấy các vương gia có mặt đầy đủ cả đấy rồi: nào Cung thân vương Dịch Càn, nào Thuần thân vương Dịch Hoãn, nào Phu quận vương Dịch Huệ, nào Huệ quận vương Dịch Tường.

May thay Tảo cũng là người khôn ngoan tinh ranh. Vừa thấy Cung thân vương, Tảo vội bước tới gần thỉnh an, cất tiếng nói ngay:

- Nguyên lai Lục gia đều có mặt tại cung cá. Tôi vừa mới được mật chiếu của hoàng thượng, chính giữa lúc chưa có ý kiến gì. Tôi định khi ra khói cung, là phải tìm ngay Lục vương gia để bàn tính việc này đây.

Cung vương nghe xong, bèn nói:

- Mật chiếu gì?

Lý Hồng Tảo không run sợ gì nữa, liền xé toạc cái ống tay áo, kéo tờ mật chiếu của Đồng Trị hoàng đế ra và đưa lên.



Bọn vương gia ngồi đầy nhà nhìn thấy, ai cũng đổi sắc mặt. Giữa lúc đó. Từ Hi thái hậu cũng từ phía trong đi ra.

Cung thân vương chẳng dám giấu giếm, liền đưa tờ mật chiếu trình lên.

Từ Hi thái hậu miệng đọc mật chiếu, hai tay run bắn lên: Bà đọc xong, thì nỗi tức giận cũng đã lên đến cực điểm.



Bà nghiến răng ken két, xé toạc tờ mật chiếu luôn một hơi ra làm trăm mảnh rồi ném xuống đất. Những mảnh giấy vụn bay xuống lả tả. Cặp mắt giận tức của bà như cắm phập vào Lý Hồng Tảo, khiến Tảo hoảng hồn bạt vía, vội quỳ xuống đất dập đầu lia lịa, máu trán chảy ra lênh láng làm hoen ố cả mặt mũi, miệng không ngót lắp bắp, cố nói lên được mấy lời này:

- Thần… Thần… tội đáng chết! Xin lão Phật gia cho thần một cái chết toàn thây…!

Bọn đại thần lúc đó đứng cả hai bên, cũng nhất tề quỳ xuống, cầu xin giùm cho Tảo. Mãi một lúc sau, mọi người mới nghe thái hậu chi lên một tiếng:

- Đứng dậy. Khỉ!

Ai nấy thở phào, hú vía. Lý Hồng Tảo vội dập đầu thêm mấy cái nữa, để tạ ân, rồi mới lấm lét lui ra.

Về tới nhà, Lý Hồng Tảo đâu đã hết lo. Ngay đêm đó Tảo lẻn tới nhà Thôi tổng quản và Lý phái giám cúng cho bọn này năm vạn lạng bạc cầu xin hai tên nói tốt cho mình trước thái hậu.

Chờ cho Lý Hồng Tảo ra khỏi, Từ Hi thái hậu liền mở ngay một cuộc ngự tiền hội nghị giữa bà và các vị vương gia kể trên. Cao hứng thế nào không biết Từ Hi thái hậu cho mời luôn cả Từ An tới dự.

Trước khi bắt đầu Từ Hi thái hậu nho lệ ròng ròng rồi cất tiếng trong uất nghẹn.

Bệnh của hoàng thượng xem ra không thể cứu được thế mà việc lập Tự hoàng đế (vua kế vị) chưa định xong. Đó là một việc vô cùng trọng đại của chúng ta. Xin tất cả các vị giúp tôi suy nghĩ giùm xem nên lập ai?

Từ An thái hậu nghe đoạn nói tiếp ngay:

- Đất nước nhờ các bậc quân trưởng. Phổ Luân và Tải Thụ đều đã trưởng thành, có thể lập làm Tự hoàng đế.

Từ Hi thái hậu nghe xong bất giác mặt biến hẳn sắc, lớn tiếng nói:

- Bà cũng nói trưởng quân, họ cũng nói trưởng quân. Lập xong trưởng quân rồi thử hỏi hai con mụ già tụi mình có còn đất sống nữa không chứ?

Mấy câu nói của Từ Hi đã làm cho Từ An phát hoảng, từ đó chẳng còn dám nói thêm lời nào.

Ngừng một lát Từ Hi thái hậu dõng dạc tiếp:

- Bọn người nhà ta lấy chữ Phổ chẳng có đứa nào có thể lập làm Tự quân được. Theo ý tôi thì thằng con trai lớn của Thuần vương gia là Tải Điềm, năm nay bốn tuổi, rất gần dòng máu với hoàng đế, tưởng có thể lập làm Tự hoàng đế được. Mẹ của Điềm vốn là em gái tôi. Nếu bọn ta lập Điềm làm Tự hoàng đế thì thế nào cũng được chiếu cố tới cẩn thận.

Thuần thân vương lúc đó ngồi ở bên cạnh chẳng dám nói gì Từ Hi lại quay đầu lại bảo Từ An:

- Ý chị thế nào?

Từ An thái hậu chỉ còn biết gật đầu và luôn miệng nói "Được! Được lắm", tỏ vẻ ưng thuận. Từ Hi thái hậu thấy vậy, bèn quay sang bảo bọn vương gia đại thần:

- Các vị nghe cả rồi đấy nhé! Đông thái hậu đã cho chỉ ý lập con trai của Thuần thân vương Dịch Hoàn là Tải Điềm làm Tự hoàng đế rồi đấy nhé? Lục gia hãy mau mau viết chiếu đi.

Nội dung của tờ chiếu tóm lược như sau:

"Từ khi hoàng đế lên ngôi đến nay vẫn chưa có con nối dõi. Bởi thế bất đắc dĩ phải lấy con trai của Thuần thân vương Dịch Hoàn là Tải Điềm thừa kế Văn Tông, nối dòng đại thông.

Đợi khi nào hoàng đế có hoàng tử thì lúc đó hoàng tử sẽ làm tự quân của Đại hành hoàng đế"
.

Chiếu chi thảo xong, tất cả bọn vương gia đại thần đều ký tên vào rồi mới giải tán, ai về nhà nấy.

Đợi cho mọi người đi hết Từ Hi thái hậu mới cho người lén gọi Tuệ phi đến cung dặn dò cặn kẽ hết mọi kế hoạch.

Đó là cắt tuyệt hết cơm ăn nước uống cũng như thuốc men cho Đồng Trị hoàng đế.

Hoàng đế nằm trên giường bệnh, mà chẳng thuốc men cơm nước gì đem vào. Ngài vừa đói lại vừa khát, bèn sai tên tiểu thái giám tâm phúc của mình đi. Nhưng tên này đi đến nửa ngày trời mới trở về, chỉ thấy tay không bước vào. Ngài hỏi thì hắn chán nản tâu:

- Thái hậu truyền dụ cấm không cho đem cơm nước, thuốc thang gì vào cung ta nữa.

Đồng Trị nghe nói giật mình vội bảo tên tiểu thái giám đi đò la lần nữa lúc đó mới biết tờ di chiếu đã bị phát giác, quyền hành hiện nay đều nằm trong tay Tuệ phi và nếu hoàng thượng muốn ăn uống gì tất nhiên phải cầu xin ở Tuệ phi mới được.

Lúc này hoàng đế đã khỏe lên khá nhiều và đã có thể đi lại được Hoàng đế cho mời hoàng hậu tới và yêu cầu bà dùng ấn tử truyền hạ chỉ dụ xuống cho Tuệ phi. Nhưng Hiếu Triết hoàng hậu không chịu nghe. Bà khuyên hoàng đế an tâm tĩnh dưỡng, không nên đi lại nhiều. Nhưng hoàng đế vẫn khăng khăng một mực, thậm chí ngài phải quỳ mọp xuống trước hoàng hậu, không muốn đứng dậy nữa.

Hiếu Triết hoàng hậu thấy vậy đành phải ưng chịu. Hoàng đế gói linh ký của hoàng hậu lại đem đi. Khi đến cung của Tuệ phi ngài ở lại nơi đây một đêm sáng mai mới quay về Kiều Thanh cung.

Nhưng ngài về đến cung chưa được nửa giờ, bọn thái giám trong cung đều la hét ầm lên báo động đi khắp nơi "hoàng thượng đã về chầu giời".

Từ Hi thái hậu là người đầu tiên tới cung truyền dụ cho bọn thái giám tắm rửa, đội mũ, mặc quần áo cho hoàng đế rồi đặt xác ngài trong tẩm cung.

Mọi việc xong xuôi, Từ Hi thái hậu cho người lẻn đi mời Cung thân vương vào cung. Một tên thái giám đi trước dẫn đường mở hết cửa cung này đến cửa cung khác, qua rồi, lại khoá chặt ngay lại.

Hai người đi như vậy qua đến mấy chục lần cửa mới tới tẩm cung của Đồng Trị hoàng đế.

Cung thân vương bước vào chỉ thấy xác của hoàng đế nằm trên long sàng, đứng bên là Từ Hi thái hậu tay cầm một cây đèn cầy cháy leo lét.

Cung thân vương bước tới thỉnh an, Từ Hi thái hậu liền bảo:

- Đại sự đã tới giai đoạn này Lục gia tính giải quyết cách nào?

Cung thân vương vội dập đầu tâu:

- Thần đâu dám không phụng chiếu của thái hậu.

Từ Hi nghe đoạn gật đầu bao:

- Lục gia chịu phụng chiếu thì đại sự đã có cách giải quyết rồi!

Nói đoạn Từ Hi thái hậu cho lệnh triệu gấp ba vị vương gia là Thuần thần vương, Phu quân vương, Huệ quân vương và vài vị đại thần thân tín nữa vào cung để bàn định hậu sự.

Từ An thái hậu cũng có ngồi bàn định. Bà cũng muốn nói, nhưng khốn thay, đến một kẻ tâm phúc tín cẩn cũng không có thì còn biết làm gì hơn.

Từ An thái hậu bước tới cạnh long sàng, thấy thân thể hoàng đế khô đét lại, đầu đã rụng hết cả bím tóc, bất giác lã chã tuôn rơi đôi dòng lệ. Giữa lúc ngắm nhìn, Từ An thái bậu bỗng thấy ở phía dưới chiếc gối lộ ra một tờ giấy: Tò mò, bà cầm lên xem. Bỗng đôi má bà đỏ ửng lên như gấc chín rồi bà ném mạnh tờ giấy nọ xuống sàn nhà.

Từ Hi thái hậu thấy vậy vội hỏi, nhưng Từ An không mở nổi miệng để giải thích nữa. Tên tiểu thái giám vội chạy tới lượm lên dâng Từ Hi. Thì ra đó là một bức hoạ trên vẽ một đôi trai gái đang mùi mẫn yêu đương trong phòng kín. Nhưng điều thú vị hơn lại là một dòng chữ ghi bên cạnh: "Thần, Hoằng đức điện hành tẩu, Hàn lâm viện thị giảng Vương Khánh Kỳ trình lên ngự lãm".

Từ Hi thái hậu xem xong văng tục chửi:

- Tiên sư đểu! Thằng cha họ Vương này đểu thiệt.

Tuy miệng chửi đểu đấy nhưng tay bà vẫn khư khư giữ bức hoạ từ từ đút vào tay áo như có vẻ quý hoá lắm.

Tử khi nãy Cung thân vương đã chạy vội tới phủ Thuần thân vương. Vương bế chú bé Tự hoàng đế bốn tuổi vào cung.

Từ Hi thái hậu tiếp lấy bế xem, và chú bé bèn làm một giấc say sưa trong lòng bà.

Trời đã sáng tỏ. Một tờ thượng dụ đưa xuống cho thần dân tuyên cáo hoàng đế băng hà. Một đạo chỉ dụ khác tiếp theo lập con trai Thuần thân vương Dịch Hoàn là Tải Điềm lên làm hoàng đế, đổi niên hiệu là Quang Tự.

Thuần thân vương thấy con mình vào cung, nét mặt rầu rầu chẳng vui. Mấy hôm sau vương ngả bệnh. Vương dâng lên một tờ sớ từ hết cả chức tước. Tờ sớ viết rằng:

"Thần theo hầu Đại hành hoàng đế đã có mười ba năm. Thần gặp lúc thiên hạ nhiều chuyện nên làm việc chỉnh quân, luyện võ để mong ngày trung hưng, thịnh vượng. Do đó dù có gan não lâm đất thần cũng vẫn cam tâm. Không ngờ trời nọ chẳng thương, mình rồng đã mất.

Hôm trước thần đã chiêm ngưỡng di ảnh, thấy ngũ nội băng liệt, biết khí thế đã quá say khó vững. Tuy vậy song thần vẫn đem hết tâm lực nghe mệnh đế giúp sức lúc gian nan. Thế rồi thần chẳng được nhờ ý chỉ, cho chọn định tự quân trong lúc gấp rút mê muội, thần thực chẳng còn biết làm cách nào.

Kịp đến lúc về tới nhà tâm thần càng lo, lòng thần càng run, cứ như ngây như mộng, khiêu khích, phạm bệnh gan ngày trước, mà đến nổi trở nên phế tật. Bởi thế thần chỉ còn cách khẩn cầu hoàng thái hậu đặc biệt thi ân cho được xin lấy hài cốt này, khiến đã được che chở trong lúc này, mà cũng còn được mát mặt trong lúc khác. Được vậy, thần quả thực đã cảm đức cái ơn đầy đời đời kiếp kiếp vậy!"
.

Lương cung Hoàng thái hậu xem xong tờ sớ, biết rằng Thuần thân vương đã vì con trai vương làm Tự hoàng đế nên theo lệ phải tránh lui về.

Bởi thế hai bà chuẩn tấu, cho dứt hết mọi công việc, giữ lấy tước Thân vương thế tập.


Hồi 150: Bắt đôi gian phu dâm phụ

Lại nói Quang Tự hoàng đế mới bốn tuổi, khi vào cung làm hoàng đế, chỉ có một người bảo mẫu hầu hạ. Mọi việc lớn lao của quốc gia đều do hai bà thái hậu rủ rèm nghe chính sự, gọi là Thuỳ liêm thỉnh chính. Trong khi đó, bên ngoài dao ngôn đồn đãi om sòm, truyền đi khắp nơi, bảo Quang Tự hoàng đế vốn là con tự sinh của Từ Hi thái hậu, gởi nuôi tại nhà Thuần thân vương. Câu chuyện tình duyên kỳ thú đó ra sao?

Nguyên Tây thái hậu rất thích một món ăn gọi là Thang ngoạ quả. Hằng ngày, cứ sáng sớm tinh sương, nội phủ phải đưa ra hai mươi bốn lạng bạc để mua bốn cái Thang ngoạ quả cho thái hậu. Món ăn này do quán ăn tên "Kim Hoa phạn điếm" cung cấp. Trong quán này có một tên làm công họ Sử, tuổi trẻ, tính thích chơi bời lang thang. Sử nghe tên thái giám Lý Liên Anh ca tụng cung phủ đẹp đẽ đâm ra tò mò, mới bảo Anh cho mình theo vào cung dạo chơi một phen. Anh thấy Sử bảnh bao, lanh lẹ, lấy làm thích, bèn ưng chịu, nên thường đưa Sử vào chơi nơi cung cấm. Có một hôm, Sử theo Anh vào cung, vừa đi tới cửa Cảnh Hoà môn thì gặp Tây thái hậu.

Bà thấy Sử bèn hỏi là người ở đâu? Sử cũng như Anh, cả hai đều hoảng hồn bạt vía, vội bò rạp xuống mặt đường, rồi Sử tự khai hết về mình cho Tây hậu nghe. Bà thấy Sử đáng yêu bèn lưu Sử lại trong cung để hầu hạ. Hồi đó Hàm Phong hoàng đế đã chết, vậy mà hoàng thái hậu bỗng có thai, sinh ngay một đứa bé trai giống Sử như đúc. Sau khi sinh đẻ, Tây hậu bèn đưa thằng bé tới phủ Thuần thân vương nhờ nuôi hộ, mặt khác, hạ mật lệnh giết chết ngay Sử để bịt miệng. Từ lúc có con đích thị của mình, Tây thái hậu lúc nào cũng thắc thỏm mong có cơ hội để đưa vào cung. May thay cho bà, Đồng Trị lăn đùng ra chết! Thực là cơ hội ngàn năm một thuở! Thế là thái hậu đưa thằng bé vào cung lập là Tự hoàng đế tức Quang Tự. Ý nguyện của Tây thái hậu đến đây đã đạt, luôn luôn giữ ấu đế bên cạnh mình.

Đồng Trị hoàng đế chết đi, Hiếu Triết hoàng hậu tuy được gia phong tôn hiệu là Gia Thuận hoàng hậu, nhưng suốt ngày đêm chịu cảnh cô quạnh lạnh lùng trong thâm cung, chẳng một ai lui tới hỏi han. Thỉnh thoảng Từ An thái hậu có lại thăm, nhưng hai bên tả hữu, cung nữ thái giám vây quanh để ý dò xét nên cũng chẳng nói được gì.

Người trong cung thấy Hiếu Triết hoàng hậu bị Tày thái hậu ghét, kẻ nào cũng chà đạp thêm đến nỗi về sau, việc ăn uống hằng ngày cũng không đủ nữa.

Hiếu Triết hoàng hậu thấy tình cảnh đó, biết mình bị thái hậu ruồng rẫy, nên đôi ba lần định quyên sinh, nhưng chỉ e ngại liên luỵ tới cha mẹ. Theo quy luật trong cung nhà Thanh nếu hoàng hậu, cung phi trong cung tự tử thì cha mẹ, họ hàng đều bị tử tội hết. Do đó khi lên làm hoàng hậu, dù có bị khổ sở tới đâu cũng đành sống cam chịu mà thôi.

Hiếu Triết hoàng hậu, giữa lúc băn khoăn vô vọng đó, bỗng được ông thân sinh là Sủng ỷ thượng thư đưa vào cho một hộp bánh bột lọc. Ăn xong bà bèn viết bốn chữ "Làm thế nào được?" giấu kín ở dưới hộp bánh rồi cho người đưa ra khỏi cung.

Sủng Y thượng thư nhận được mật thơ của Hiếu Trinh hoàng hậu biết rõ nỗi khó khăn, đau khổ của con mình, bèn viết luôn vào trong tờ giấy nọ một câu: "Minh triết mạc như hoàng hậu" (Minh triết chẳng bằng hoàng hậu ư) rồi lại cho người đưa vào cung.

Hiếu Triết xem xong, giật mình tỉnh ngộ, bèn từ đó lập định chủ ý dứt hẳn ăn uống. Qua đến ngày thứ tám, thật đáng thương cho một bà hoàng hậu trẻ đẹp, nghiêng thành nghiêng nước, phải chết đói trong thâm cung.

Tin này đưa tới, Từ Hi thái hậu chỉ nói vỏn vẹn có mấy tiếng:

- Tao biết rồi!

Nhưng đối với Đông thái hậu thì vừa được tin dữ, bà vội chạy tới cung hoàng hậu ôm lấy thây ma khóc lóe thê thảm một hồi, rồi đích thân sang cung Từ Hi, bàn tính việc tống táng cho hoàng hậu. Nể mặt Đông thái hậu, Từ Hi bèn hạ một đạo ý chỉ cho nội vụ phải lo liệu việc tang ma. Khâm thiên giám chọn ngày an táng, sau đó cho quan tài hoàng hậu theo linh thân của Đồng Trị hoàng đế tới nơi lăng tẩm chôn cất.

Lăng tẩm cô tịch vắng lặng. Người ta chỉ thấy có minh Lý Hồng Tảo tới nơi đây bò mọp trước mộ hoàng đế và hoàng hậu khóc lóc thê thảm, lòng quặn đau khi nhớ tới tờ mật chiếu được hoàng đế và hoàng hậu lúc sinh tiền đã phó thác cho mình… tiếng khóc ấy, chỉ vài giờ sau là tới tai Tây thái hậu.

Hôm sau một đạo chiếu chỉ đưa xuống tống ngay Lý Hồng Tảo sang điện Hoằng Đức làm chức hành tẩu, nghe lệnh sai bảo. Thấy động ổ, bọn đại thần Từ Đồng, Ông Đồng, Hoả Quảng, bình nhật vốn bạn tri kỷ của Tảo tự biết nguy rồi, vội vàng dâng sớ xin về vườn tri sĩ. Nhưng ý chỉ hạ xuống tống khứ mỗi người đi mỗi nơi chờ lệnh sai khiến.

Ngự sử Trân Di lại còn dâng sớ đàn hặc Hàn lâm viện thị giảng Vương Khánh Kỳ, và tổng quản thái giám Trương Đắc Hỷ nói bọn này tâm địa hết sức đê hèn khốn nạn, hùa nhau làm điều gian xảo.

Từ Hi thái hậu xem xong sực nhớ tới bức tranh "Xuân Hoa" (bức tranh vẽ lúc nhà vua đang chơi gái trong phòng kín) tìm thấy ở dưới gối Đồng Trị hoàng đế bèn lập tức hạ dụ cách chức cấp kỳ Vương Khánh Kỳ, còn Trương Đắc Hỷ thì phát vãng lên tận Hắc Long Giang để sung quân.

Ngoài ra còn hai vị trung thần nữa đã từng tranh chấp với hoàng thái hậu về việc lập tự của Đồng Trị hoàng đế. Nguyên nhân việc này như sau: Trong ý chỉ của thái hậu trước đây có câu "đợi khi Tự hoàng đế có hoàng tử thì đương nhiên vị hoàng tử đó kế vị Đại hành hoàng đế". Sợ rằng câu nói đó không có bảo đảm, thái hậu sẽ thất tín trong tương lai, bọn đại thần này liền dâng sớ yêu cầu thái hậu đem việc lập tự này lập thành "thiết khoán" (cũng như giấy cam đoan) mà trong số nội các thị độc học sĩ, Quảng An là người quyết hệt nhất. Tờ sở đó như sau:

"Đại hành hoàng đế (ông vua trước) tuổi còn nhỏ đã đăng vị. Nhờ được Lưỡng cung thái hậu buông rèm cai trị, khiến mười ba năm qua thiên hạ đại định, thần dân trong toàn quốc mới được hưởng phúc thái bình. Song le việc lập tự của Đại hành hoàng đế chưa làm, lỡ một mai thuyền rồng rời bến xa chơi thử hỏi kẻ thần dân hưởng ân huệ bổng lộc biết trông vào đâu mà kêu trời gọi đất. May thay nhờ Lưỡng cung thái hậu giữ yên được chính vị khéo chọn người thừa kế, lấy hoàng thượng làm con nối dõi Văn Tông hiến hoàng đế có hoàng tử thì đương nhiên vị hoàng tử đó kế vị Đại hành hoàng đế. Ngửa trông thần dân ai cũng đều thấy Lưỡng cung hoàng thái hậu nơi thâm cung lo việc cũng như việc nhà, liệu tính thật xa xôi, coi việc lập con tức như lập cháu. Nếu đại hành hoàng đế không có hoàng tử tức có dòng dõi của chính ngài, thì vẫn được kế thừa khỏi phải thay thế. Kế sách nào vẹn toàn đến câu thực cũng chẳng hơn được kế sách do vậy xin sức xuống vương công đại học sĩ, lục bộ cửu khanh tập họp hội nghị để thiết lập và ban bành thiết khoán, coi đó như một mưu hay kế thế"
.

Từ Hi thái hậu xem xong tờ sớ biết rằng Quảng An không tin mình, bất giác cả giận. Bà chẳng những không chịu theo An ban lập thiết khoán, trái lại còn truyền chỉ đưa ông ra mổ xẻ một phen cho đã giận.

Lại bộ chủ sự Ngô Khả Độc thấy hoàng thái hậu không chuẩn y tờ sớ của Quảng An, trong lòng rất lấy làm lo ngại, nhất là Đồng Trị hoàng đế lại bị tuyệt tự. Do đó ông cũng nghĩ nên dâng lên một tờ sớ để đặt ý kiến của mình. Nhưng ông lại sợ địa vị mình thấp hèn, lời nói chẳng đi đến đâu, thể tất thái hậu chàng chịu nghe tới, bèn dùng thi gián kế, tức là dùng thây ma để khuyên can, xin hoàng thái hậu lập tức hạ chiếu lập tự cho Đồng Trị hoàng đế.

Vào lúc đó linh thân (quan tài) của Đế và Hậu (tức Đồng Trị hoàng đế và Hiếu Triết hoàng hậu) đang được chuyển lên Huệ lăng để an táng. Độc liền tới gặp trưởng quan của Lại bộ, xin được một công việc trong việc cúng tế, tất nhiên là được theo chân lên chỗ chôn cất. Đến khi công việc cúng tế xây lăng xong xuôi, Độc quay về kinh, nhưng khi đi qua thành Kế Châu, tạm trú tại miền Tam Nghĩa bên cầu mã Thân Kiều. Độc bèn viết một tờ di sớ để lại rồi uống thuốc độc tự tử, đúng vào nửa đêm ngày mồng năm tháng ba nhuận năm đó.

Qua ngày hôm sau, trưởng quan Lại bộ được tin này liền sai người tới đem xác Độc đi, một mặt dâng tờ di sớ của Độc lên… Trong tờ sớ Độc tự xưng mình là "Tội thần" (người bầy tôi có tội) lời lẽ hết sức thống thiết, ai cũng phải động lòng.

Từ Hi thái hậu xem xong tờ sớ, bèn giao cho Vương Công đại thần đại học sĩ Lục bộ, Cửu khanh, Hàu chiếm khoa đạo hội đồng nghị sự. Kết quả của cuộc đại nghị hôm đó bảo là Ngô Khả Độc chẳng hiểu gì về triều đình và gia pháp, khỏi cần đem ra hội nghị. Thành thử cái chết của Độc là cái chết "độc", cái chết oan, chết mà chẳng được một việc gì. Nếu gọi là được chỉ có một đạo chỉ dụ nhị tuất cho quan hàm ngũ phẩm mà thôi. Sau cái chết tỉa Ngô Khả Độc, chẳng thấy một vị quan nào cả gan dâng sớ về chuyện lập tự cho Đồng Trị hoàng đế nữa.

Lại nói Từ Hi thái hậu từ khi lập Quang Tự lên ngai vàng thì tha hồ thao túng quyền hành. Hằng ngày hai bà thái hậu rủ rèm nghe chính tại triều, nhưng người ta chỉ thấy lời của Từ Hi thái hậu. Ví thử có một vài lời nào đó của Từ An thì thực ra cũng chẳng được ai nghe.

Hồi này tên thái giám Lý Liên Anh đã được Từ Hi thái hậu sủng ái và tin dùng lắm, được thăng lên chức tổng quản.



Anh vốn tên ma đầu khôn ranh, cố tìm cách khai thác thời cơ. Anh biết thái hậu thích nghe hát, thế là y bèn đi rủ một số thái giám khác tập tuồng luyện hát rồi qua mặt Đông thái hậu, đóng tuồng ngay trong cung cấm cho Tây thái hậu xem. Quả nhiên, Tây thái hậu khoái quá! Chỉ tiếc rằng tuồng tích, ca nhạc của bọn thái giám này vốn liếng chẳng có bao, cho nên chỉ hát xướng múa may chưa được mấy hôm đã hết. Hơn nữa tiếng hát của bọn này đâu phải là thứ tiếng lọt mãi được vào tai của một bà Thái hậu xưa kia đã nổi danh về tiếng hát. Lý Liên Anh biết, bèn xin thái hậu cho đi gọi hết bọn đào kép nổi tiếng trong kinh thành vào cung, phối hợp cùng nhau để diễn cho bà xem.

Từ Hi thái hậu nghi ngại bảo:

- Chuyện hát xướng ở trong cung, gia pháp của tổ tiên đâu có cho phép. Lỡ chẳng may Đông thái hậu rõ chuyện, gây thêm nhiều điều phiền phức thì làm sao tiện.

Lý Liên Anh nghe xong nhún vai nói:

- Việc gì mà phải sợ, lão Phật gia chính là tổ tông rồi chứ còn ai nữa. Toàn thể thiên hạ của Thanh triều bọn tôi đều nhờ một tay lão Phật gia chống đỡ. Liệt tổ liệt tông ở trên trời kia hẳn cũng phải cảm kích lão Phật gia nữa là khác. Nay lão Phật gia muốn nghe vài câu hát, một bản tuồng, thử hỏi còn phải sợ ai điều nặng tiếng nhẹ nữa?

Tây thái hậu nghe xong bất giác phì cười, mặt tươi rói, bảo:

- Thằng khỉ! Khéo múa mép lắm! Đã vậy thì bọn mình cho đi đòi ngay một bọn về hát xem sao. Nhưng chớ có trống la ầm ĩ, kéo dài, diễn vài tuồng, ca vài bản giải buồn là đủ rồi nghe không.

Lý Liên Anh lại tâu:

- Cần gì mà giấu giếm! Tốt hơn bọn ta mời ngay Đông thái hậu, hoàng thượng, cả các vị gia gia lại xem, đem trống lớn mà nện, đem chiêng bự ra mà khua một hôm cho đã thèm.

Lúc đầu Từ Hi thái hậu còn e ngại nhưng tên Anh cứ nịnh mãi, khích mãi, xui mãi cuối cùng bà cũng phải gật đầu liều lĩnh thử xem.

Bọn vương công đại thần và luôn cả Từ An thái hậu thảy đều im lặng chấp nhận hành động vi phạm gia pháp này của Từ Hi.

Bọn đào kép trứ danh kinh thành nào là Trình Trường Canh, nào là Cảo Tam Nhi, nào là Dương Nguyệt Lâu, nào là Du Cúc, đều có mặt đầy đủ. Chúng kết hợp lại thành một ban mới, trổ hết tài nghệ bình sinh, cố diễn một tối cho lừng danh để lấy lòng thái hậu.

Tuồng hay quá! Khán giả phía dưới im phăng phắc. Giữa lúc đang diễn một màn tuồng mùi mẫn, tức là màn sư ông Hải Đồ Lê bắt tình mê ly với Phan thị tại núi Thuý Bình, mọi người bỗng thấy Thuần thân vương giơ đôi cánh tay lên trời, quát một tiếng khen "Hay!" chát chúa, đến nỗi khán giả giật bổng người lên chỉ chút xíu nữa là bắn ra khỏi ghế. Từ Hi thái hậu tuy không nói gì, nhưng cũng quay mặt về phía Ngũ vương gia, liếc qua một lượt. Thuần thân vương có lẽ không biết điều đó, bởi thế vương ta bất chấp thiên hạ, quát thêm mấy tiếng "Hay! Hay! Hay!" nữa liên tiếp thành một tràng dài. Cung thân vương ngồi gần đó, thấy chướng quá, vội lẻn tới kéo tay áo của Thuần thân vương mấy cái ra hiệu cảnh cáo, đồng thời ghé tai bảo nhỏ:

- Đây là nơi nội đình. Suồng sã bừa bãi thế không được đâu!

Thuần thân vương nghe xong, cố ý nói lớn để đáp lời Cung thân vương:

- Đây là nơi cung cấm đó sao? Ấy thế mà tôi cứ tưởng rạp hát chứ! Theo gia pháp của tiên hoàng thì trong cung đâu có được hát tuồng bao giờ? Mà lại là vở tuồng "Thuý Bình sơn" nữa thì quá thể. Tôi xem tuồng cứ nghĩ mình đang trong rạp hát, thành thử thấy hay cứ khen tràn!

Nói xong, Thuần thân vương vội chạy tới trước mặt Từ Hỉ thái hậu dập đầu tạ tội. Trong khi đó Từ Hi biết ngay Thuần thân vương có ý chế giễu và đồng thời can gián. Bà vội vàng truyền lệnh đình diễn vở tuồng nay tức khắc.

Từ sau hôm đó, trong cung tự nhiên có một cái lệ là cứ hễ lúc hoàng thái hậu rỗi rảnh, ắt có lệnh gọi bọn đào kéo rạp hát vào cung hát xướng om xòm. Trong đám kép hát, Từ Hỉ thái hậu khoái nhất là Xướng Tu Sinh, Trình Tường Canh và Tiểu Hoa Kiểm Cảo Tam. Một điểm rất đặc biệt là cứ mỗi lần trong cung có đám hát, là y như triệu hết bọn vương gia vào xem.

Thuần thân vương vốn tính ngay chính, đúng mức, tuy thường vào cung hầu cận Tây thái hậu, xem hát, nhưng trong lòng thật chẳng vui thích tí nào.

Có một hôm, Cảo Tam diễn màn tuồng "Tư Chí Thành", Tam đóng vai mụ dầu trong tổ điếm. Một khách làng chơi vừa đặt chân vào tổ điếm, Tam gân cái cổ lên để gọi:

- Con Năm, con Sáu, con Bảy đâu? Ra tiếp khách lẹ, lẹ lên!

Ở Bắc Kinh, loại điếm vào bậc nhì thường lấy số thứ tự mà gọi, chứ không gọi tên cúng cơm. Mấy tiếng gọi vừa rồi đó chính là mấy tiếng gọi em út của mụ dầu chứ chẳng có ý gì châm biếm chế giễu ai.

Không ngờ ngồi phía trước lại là ba vị thân vương: Thuần, Cung, Đôn. Thuần vương liệt hàng thứ năm, Cung vương hàng thứ sáu, Đôn vương đứng vào hàng thứ bảy. Hình như lúc đó Cảo Tam cố ý gọi xách mé tên mấy vị vương gia để đùa chơi thì phải. Đôn và Thuần vương, chẳng dám nói gì, nhưng Cung vương đâu có chịu nhẫn, nổi máu khùng lên, gầm vang một tiếng, quát bảo:

- Quân cuồng nô dám vô lễ thế à?

Tiếng quát vừa dứt, vương truyền lệnh cho bọn thị vệ nhảy phóc lên sân khấu kéo ngay cổ Cảo Tam xuống nọc dài ra trước mặt Hoàng thái hậu đánh luôn một hơi bốn chục hèo, máu tươi bắn ra lênh láng.

Sự kiện xảy ra vừa đột ngột vừa kỳ thú như vậy, thực không ai dè. Nhưng từ đó, Thuần thân vương thường lấy cớ khó ở không chịu vào cung Thái hậu xem hát. Mặt khác Tây thái hậu từ đó cũng không thèm triệu bọn vương gia vào cung xem nữa, để được tự do tự tại mua vui một mình. Về sau hát xướng quen đi, Tây thái hậu chọn anh kép xinh đẹp vừa ý nhất gọi xuống hỏi chuyện, và cho ngồi bên hầu rượu, trong khi bà vừa nhắm rượu vừa xem hát. Không còn ai để phải kiêng kỵ nữa, bà tha hồ nói cười đùa giỡn.

Thế rồi ngày một ngày hai, Tây thái hậu quả nhiên sinh chứng yêu mê luôn vài anh kép hát, giữ lại trong cung, không cho về nữa. Mọi người trong cung ai cũng rõ cả, duy chỉ Đông thái hậu là không biết gì.

Được ít hôm, Từ Hi thái hậu bỗng dưng nhuốm bệnh. Hằng ngày bà vẫn ra toạ triều, nhưng bơ phờ, mỏi mệt. Cuối cùng, bà đành để Từ An thái hậu rủ rèm nghe chính sự một mình.



Từ An thái hậu bèn lấy danh nghĩa hoàng đế, hạ chiếu xuống các tỉnh, tuyên triệu danh y vào cung để điều trị cho Từ Hi thái hậu. Danh y về kinh bắt mạch hốt thuốc đã nhiều, duy chỉ có mỗi một mình Tiết Phúc Thần người Vô Tích xem ra hiểu được bệnh tình của Tây thái hậu. Ông bắt mạch xong, bốc chỉ mỗi một thang thuốc là khỏi bệnh. Từ An mừng lắm, trọng thưởng luôn.

Một hôm, sau giấc ngủ trưa, Từ An một mình tới tẩm cung của Từ Hi, mục đích là thăm hỏi sức khỏe Tây thái hậu, tiện thể bàn tính thêm việc nước, có thế thôi.

Bà đi thẳng vào tiền đường của tẩm cung, trong ngoài vắng hoe, chẳng thấy bóng một ai. Bà đi thêm chút nữa, khi đã tới rèm ngoài mới thấy một con cung nữ đang xếp bằng đôi chân ngồi phía dưới bức rèm.

Thấy Từ An thái hậu bất chợt xuất hiện, sắc mặt nó vụt biến đi, tay chân luống cuống, miệng như sắp kêu gọi để báo động. Từ An thấy vậy vội xua tay bảo nó không được lên tiếng, rồi tự mình vén rèm bước vào.

Trong phòng lúc đó, màn mùng đều bỏ thấp kín bưng, phía trong có tiếng cười khúc khích. Từ An đằng hắng một tiếng.

Từ bên trong có tiếng hổn hển của Tây thái hậu:

- Ai đó?

Từ An đáp ngay:

- Tôi đây!

Miệng vừa đáp xong thì tay bà cũng vén luôn màn để nhìn vào. Bà chỉ thấy Tây thái hậu nằm trong đống chăn nệm vụt ngồi dậy, đôi má bỗng đỏ ửng lên như gấc chín. Đông thái hậu chạy vội lại khẽ đè bà xuống, miệng bảo:

- Muội muội mặt đỏ gay như thiêu như đốt thế kia, chớ nên cử động mạnh.

Giữa lúc đó bà bỗng thấy ở phía đuôi giường một cái bóng nhỏ nhảy vọt qua, lộ hẳn ra cái đôi sam bện dài lê thê. Đông thái hậu nhìn kỹ lại, đôi má cũng tự nhiên đỏ gay lên, xấu hổ cúi gục đầu xuống, một lúc lâu vẫn không nói được câu nào.

Những phút nặng nề trôi qua. Đông thái hậu bỗng biến sắc mặt, nét giận hiện rõ trên khuôn mặt xinh tươi hiền hoà thường nhật. Bà quát lớn:

- Cút ngay ra! Quân khốn nạn!

Anh chàng trần truồng như nhộng nằm phục dưới chân giường khi này không còn chỗ nào núp nữa, đành phải chui ra bò mọp dưới mặt đất, hướng về ngả Đông thái hậu dập đầu lia lịa.

Đông thái hậu quát hỏi tên gian phu lúc đó mới biết hắn vốn là một tên kép hát tại kinh thành được Tây thái hậu tuyên triệu vào cung để "cung phụng" bà ta đã sáu ngày mà vẫn chưa cho về.

Kép hát Kim nói tới đây, bỗng nghe Đông thái hậu quát lớn:

- Câm mồm!

Rồi bà gọi thị vệ kéo cổ Kim ra ngoài, chặt đầu ngay tức khắc. Tây thái hậu thấy chuyện kín của mình bị bại lộ, nửa xấu hổ nửa tức giận. Bà nhìn thấy tên Kim, cục cưng của mình bị thị vệ lôi đi chặt đầu, lòng quả đau đớn muôn phần. Nhưng biết làm sao hơn, dù sao bà cũng vẫn phải e cái thế, cái quyền của một bà chính cung hoàng thái hậu vai vế hơn mình chứ!

Đông thái hậu cầm tay Từ Hi, lựa lời an ủi:

- Muội không nên để tâm đến chuyện này nữa. Chị quyết giữ kín cho em. Tuổi muội muội còn trẻ, làm sao chịu nổi cảnh hiu quạnh lạnh lùng này được. Có điều là bọn xướng ca vô loài vốn tiểu nhân hạ lưu, được cưng chiều lúc này sẽ ỷ thế làm càn lúc khác, chúng hoành hành càn rỡ ở bên ngoài, hoặc có chuyện chi không vừa ý liền mang tâm oán hận rồi đồn nhảm phao xằng làm bại hoại hết danh giá của bọn mình.

Nói đoạn Đông thái hậu liền cho cung nữ đưa rượu thịt lên để hai người ngồi đối ẩm. Đông thái hậu lại tự tay nâng chén mời Tây thái hậu.

Tây thái hậu không ngờ Đông thái hậu lại có một thái độ khoan dung như vậy. Bà nghi ngại lúc đầu, nhưng về sau cũng đổi hẳn bộ mặt, hồi kính Đông thái hậu một chút.

Rượu đã vào được ít chén, hai bà tự nhiên thấy quên hết sự đời quên luôn cả chuyện dâm ô đê nhục vừa rồi, bỗng quay trở lại cái vui hồn nhiên thuở còn con gái xa xưa. Hai bà cười cười nói nói, tưởng như một cặp tri kỷ gắn bó muôn đời. Giữa lúc ngà ngà say, Đông thái hậu gợi chuyện xưa:

- Khi tiên đế còn tại thế, tiên đế đãi ngộ muội biết bao ân tình nồng mặn! Đối với chị ngài cũng tương kính như tân. Nay chị đã già chẳng còn được bao ngày ở trần thế. Muội còn đang xuân, thiết tưởng cũng nên có tâm bảo dưỡng để thân thể được mạnh khỏe thanh tao, một ngày kia hồn về thượng giới còn được hầu hạ tiên đế. Đã hơn hai mươi năm qua, muội cùng chị may được đồng tâm hiệp lực, bên ngoài thì giải quyết triều chính, bên trong thì giữ mực chốn cung đình, tuyệt nhiên từ đó tới giờ chẳng có một câu nửa lời nào xung đột nhau cả. Chỉ có lúc tiên đế lâm chung ngài lưu lại một di chiếu dặn Cung thân vương đề phòng muội muội chuyên chính lộng quyền làm bại hoại quốc sự, có vậy thôi. Nhưng xem ra muội muội lại là con người tài ba, xử lý quốc sự thông minh hơn chị thập bội. Muội muội cần nên cẩn thận dè dặt là hơn. Rồi đây chị về hầu hạ tiên đế, lúc đó có thể yên tâm trao lại tất cả cho muội muội rồi.

Nói tới đây khóe mắt Đông thái hậu bỗng ứa lệ. Tây thái hậu bị một bài diễn thuyết, câu lạnh, chen câu nóng, trong lòng quả đã cảm thấy đau nhức khó chịu. Mặt bà đỏ ửng hết phen này đến phen khác. Cuối cùng bà chỉ còn cách quỳ xuống, miệng thì thào qua tiếng nấc:

- Lời chỉ dạy của tỉ ti quả là lời phế phủ, em thực lấy làm cảm kích muôn phần. Từ nay về sau em xin đặc biệt cẩn thận.

Từ An thái hậu vội nâng Từ Hi đứng dậy, miệng chỉ còn nói thêm được một lời xúc cảm.

- Em mà giữ được như vậy thì nhà Đại Thanh ta quả có phúc lắm.

Đông thái hậu cáo biệt về cung. Trong thâm tâm, bà đinh ninh rằng Từ Hi tất phải thay lòng đổi dạ, đồng tâm nhất đức cùng bà. Bà có biết đâu rằng chuyện tư tình dâm dật bị bại lộ, đã làm cho Tây thái hậu hận bà đến xương tuỷ.

Đợi khi Đông thái hậu đi rồi, Tây thái hậu máu tức còn ngùn ngụt không biết trút vào đâu bèn nhè ngay con cung nữ giữ cửa, hạ lệnh đánh nó đến thập tử nhất sinh.

Chưa hết tức, bà còn kiếm thêm lọ cổ, be xưa, bao nhiều đồ quý giá, bà phá sạch, đập sạch. Giữa lúc đó, may thay có anh hề Lý Liên Anh của bà tới. Anh khuyên giải bà. Bà trở lại bình thường, càng thân thiết với hề Lý Liên Anh hơn.

Rồi chứng từ hôm đó, Từ Hi thái hậu ngày đêm bày mưu tính kế với Lý Liên Anh giết Từ An. Buồn thay, Đông thái hậu không ngờ tới, cứ thản nhiên an nhiên, chẳng khác gì kẻ ngủ trong trống.

Bỗng có vài việc xảy ra gây nên cơn thịnh nộ của Tây thái hậu, có lẽ vào quãng năm thứ sáu thứ bảy niên hiệu Quang Tự, do đó Đông thái hậu thế càng ngày càng cô, nguy hiểm, tới càng gần.

Thứ nhất, đó là việc trí tế ở Đông lăng năm thứ sáu Quang Tự. Đông thái hậu từ sau hôm khuyên răn Tây thái hậu, bèn bàn tính với Cung thân vương, tưởng nhờ đó sẽ diệt bớt uy phong của Tây thái hậu, khiến bà này dẹp bỏ dã tâm buổi trước.

Có một lần, mùa Xuân, Lưỡng cung thái hậu cùng tới Đông lăng làm chủ tế. Đợi đến lúc quỳ bái, Từ Hi thái hậu có ý muốn dời chiếu quỳ hàng lên ngang với Từ An thái hậu. Nhưng Từ An không chịu, hạ lệnh bắt đem ngay chiếu quỳ của Từ Hi lui xuống một bước. Từ Hi thái hậu chống trả, quyết phải được quỳ lạy cùng hàng với Từ An. Cuộc tranh cãi gay go bùng nổ ngay trước mặt vương công đại thần và bá quan văn võ triều đình.

Thế rồi trong lúc cãi vã, máu tức xông lên, Từ An thái hậu nói toạc hết chuyện bỉ ổi của Từ Hi thái hậu trong cung ra. Bà không còn giữ thể diện cho Từ Hi nữa. Bà lớn tiếng bảo Cung thân vương:

- Lúc sinh thời của Hàm Phong hoàng đế, Tây thái hậu chỉ là một Ý phi, mãi sau khi hoàng đế băng hà rồi mới được thăng thái hậu. Vậy ngày nay tế tiên đế quyết chỉ có một thái hậu trước tiên đế chứ không thể có hai. Một hậu và một phi tử, chiếu theo lệ trong lúc cúng tế thì ngôi vị của phi tử phải đặt ở bên dưới lùi xuống một bước. Tại trung ương có hai chiếu quỳ, cái bên tay phải thuộc tôi, còn cái bên tay trái là để dành cho Trung cung nương nương đã mất từ trước. Chính cung nương nương tuy mất trước tiên đế nhưng bà vốn là chính hậu của tiên đế. Bọn ta lúc này không thể nói gì khác hơn về bà.

Từ Hi thái hậu nghe Từ An nói một thôi một hồi, lời lẽ rất đúng, tự nhiên đâm ra hổ thẹn muôn phần. Thẹn quá hoá hận thù. Từ Hi thái hậu nổi tính bướng cố hữu, cãi lại kịch liệt:

- Tôi cùng Đông thái hậu cùng ngồi một chiếu buông rèm nghe chính mẫu nghi thiên hạ, chứ đâu chỉ có mỗi một ngày hôm nay. Ấy thế mà đã từ lâu chẳng thấy bà tranh chấp ganh tị. Hôm nay giữa lúc tế lễ tiên đế tại Đông lăng, bà lại bảo tôi là phi tần này nọ. Nhưng thôi! Nếu Đông hoàng hậu quyết giành lấy phần thắng cái điều tiết lễ nhỏ nhặt này, thì tôi xin chết trước lăng tẩm của tiên đế ngay bây giờ, để mong Đông thái hậu thoả nguyện.

Nói đoạn Từ Hi thái hậu khóc rống lên. Bà vừa khóc vừa kể lể, khiến Từ An thái hậu, vốn người trung hậu và cả nể, đứng trước tình cảnh đó bỗng đâm ra do dự, ngại ngần.


Nguồn: http://vnthuquan.org/


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Blog liên quan : Blog zing | Blogspot | Blog tiếng anh | Facebook
Copyright © 2011 - 2014. Thuy trinh's blog - All Rights Reserved